Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Nhà kính DALAT


Triển vọng mới từ mô hình nhà kính lùn!




 Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 19/09/2013
Ngày cập nhật: 23/9/2013
Là một địa phương đứng đầu cả nước về sản xuất NNCNC, những năm qua, diện tích nhà lưới, nhà kính của Lâm Đồng đã không ngừng phát triển. Thế nhưng, để đầu tư những giàn nhà lưới, nhà kính tiêu chuẩn đòi hỏi người nông dân phải bỏ ra một khoản chi phí ban đầu không nhỏ. Với việc đầu tư những nhà kính có kích thước cao và trên một diện tích rộng như hiện nay đòi hỏi cần có nhiều vốn, đồng thời có phần ảnh hưởng xấu đến mỹ quan của một thành phố du lịch, cũng như dễ sập đổ khi mưa gió. Mới đây, người canh tác rau hoa Đà Lạt đã cải tiến và đưa vào sản xuất loại nhà kính lùn có nhiều ưu điểm vượt trội đã mở ra triển vọng mới cho NNCNC Đà Lạt.
Mô hình nhà kính lùn đang mở ra hướng đi mới cho NNCNC Đà Lạt (Trong ảnh là mô hình trồng dâu tây thủy canh trong nhà kính lùn của Công ty Bio Fresh - Tp Đà Lạt)
Đặc điểm của nhà kính lùn là có từng vòm kính độc lập với chiều cao 1,5m, rộng 93cm đủ cho một giàn dâu tây, hoặc tương tự một luống rau, hoa nên rất thoáng, cung cấp đủ không khí, ánh sáng cho sự sinh trưởng phát triển của cây. Với việc được thiết kế thấp, nhỏ gọn với những vòm độc lập, nhà kính lùn giảm được chi phí đầu tư so với nhà kính truyền thống và có thể di chuyển một cách dễ dàng theo địa điểm canh tác. Với việc thiết kế nhỏ gọn như vậy thì nhà kính lùn có sức chống chịu tốt hơn khi có thiên tai cũng như thời gian sử dụng bền lâu hơn nhà kính thường.
Công ty Sinh học sạch Bio Fresh (Tp Đà Lạt) là một trong những đơn vị đầu tiên áp dụng dạng nhà kính này trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Sau thời gian trồng dâu tây thủy canh tại Đạ Nghịt, huyện Lạc Dương trong mô hình nhà kính lớn nên công ty đã cải tạo sáng chế ra loại nhà kính lùn này. Theo đại diện của Công ty Sinh học sạch Bio Fresh - Đà Lạt cho biết thì chi phí đầu tư làm 0,1 ha nhà kính lùn mất khoảng 140 triệu đồng, trong khi đó, làm nhà kính cao quen thuộc như trước đây có giá khoảng 180 triệu đồng/0,1ha. chị Nguyễn Thanh Thủy - Công ty Sinh học sạch Bio Fresh - Tp Đà Lạt chia sẻ: “Áp dụng mô hình sản xuất trong nhà kính lùn này không chỉ tiết kiệm được chi phí mà năng suất chất lượng sản phẩm cũng được tăng lên. Mặt khác, với nhà kính lùn này thì công nhân làm việc trong đó cũng thoải mái hơn, không phải chịu nóng bức, ngột ngạt như làm việc trong nhà kính cao, kín, rộng trước đây”. Chị Thuỷ cho biết thêm, với việc ứng dụng nhà kính lùn vào canh tác dâu tây có hệ thống tưới nhỏ giọt và chăm sóc theo tiêu chuẩn châu Âu, chất lượng và năng suất của loại cây này đã tăng lên rõ rệt. Hiện 0,1ha trồng dâu trong nhà kính lùn này cho sản lượng 100 kg dâu/ngày, quả dâu chín mọng, to đều và cho vị ngọt thanh. Với loại dâu Maradoubis nổi tiếng của Pháp, có giá bán trung bình khoảng 180 ngàn đồng/1 kg đang được người tiêu dùng hết sức ưa chuộng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với việc trồng dâu cung cấp dâu tươi cho các khách sạn lớn và chế biến mứt dâu theo công nghệ sạch, hướng tới "Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên Đà Lạt", Công ty Sinh học sạch Bio Fresh - Tp Đà Lạt còn dành riêng một diện tích dành cho khách du lịch tham quan vườn dâu, hái và ăn tại vườn, được nhiều du khách quan tâm, tỏ ra rất hứng thú.
Anh Ngô Tiến - một du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Lên Đà Lạt là tôi muốn đi tham quan các mô hình sản xuất NNCNC trong nhà kính. Nhà kính cao rộng, liên kết một khối như trước đây tôi thấy nhiều rồi nhưng với nhà kính lùn này thì lần đầu tiên tôi mới trông thấy, rất dễ thương và đây cũng là nét độc đáo của Đà Lạt”.
Hiện nhà kính lùn đã được đăng ký độc quyền sáng chế bởi Công ty Sinh học sạch Bio Fresh (Tp Đà Lạt) và trong thời gian tới, tiếp tục được khuyến khích nhân rộng tại Đà Lạt.
Mô hình vườn dâu thực nghiệm tại số 17 đường vòng Lâm Viên (Hiệp Lực) đã đóng cửa. Hiện đã chuyển sang Khu du lịch Hồ Than Thở, đường Hồ Xuân Hương, phường 10, thành phố Đà Lạt.
DUY NGUYỄN
http://www.vietlinh.com.vn/

Thiên đường dâu sạch




 (LĐ online) - Dây tây Đà Lạt - ngon, điều không cần bàn cãi. Chẳng thế, mà rất nhiều gian thương đã phải cất công đi ngược ra biên giới phía bắc lấy hàng xe tải dâu tây không nguồn gốc xuất xứ (đương nhiên kém chất lượng), về ngược lại Đà Lạt "tẩm ướp" hương vị (dù có thể chỉ là sương khói nơi đây) rồi phát tán đi khắp nơi với giá ngang ngửa của dâu sạch Đà Lạt. 
Tránh sao khỏi điều tiếng cho người trồng dâu Đà Lạt, khi những người bán buôn lọc lừa kia, chỉ vì miếng ngon béo bở mà đánh mất lương tri. Ở Đà Lạt, người dân sinh sống nơi đây vẫn hàng ngày ăn một thứ dâu tây sạch, do chính tay những người nông dân chân chất và vô cùng tử tế vun xới trồng nên.
Nếu ai đó còn hồ nghi, hãy thử đến đây, dù chỉ một lần, đặt chân đến vườn dây tây, và cũng chỉ một giờ thử làm nông dân để biết được hương vị của những trái dâu ấy là kết tinh của tất cả những gì đẹp nhất mà tạo hóa ban cho Đà Lạt. Nếu ai đó còn ngại bùn đất vấy bẩn "xiêm y", thì chính những nông dân tử tế của Đà Lạt sẽ không ngần ngại nói với bạn rằng: Không có chân lấm tay bùn giữa những vườn dâu sạch và đẹp như vườn địa đàng ấy đâu. Thiên đường dâu sạch ấy có tên BioFresh.
Chị Nguyễn Thanh Thủy - Công ty Sinh học sạch BioFresh (Tp.Đà Lạt) chia sẻ: "Dâu tây ở đây được trồng theo phương pháp thủy canh trong mô hình nhà kính lùn, không chỉ tiết kiệm chi phí, giảm sức lao động, đem lại sự thoải mái cho người nông dân mà năng suất chất lượng sản phẩm còn được nâng lên. Trong diện tích 0,1ha tại vườn thường cho sản lượng 100kg dâu/ngày, quả dâu chín mọng, to đều và có vị ngọt thanh. Dâu tây tại đây là giống Maradoubis nổi tiếng của pháp, có giá bán 180.000 đồng/1 kg và được du khách thăm quan hết sức ưa chuộng".
Thêm một địa chỉ nữa để cho bạn chọn lựa trong những dịp đến Đà Lạt, đến với Tuần lễ Văn hóa Du lịch đó là vườn dâu của anh Vũ Nhuần - 24 Vạn Kiếp (khu phố Hà Đông, phường 8, Tp.Đà Lạt). Dâu siêu sạch ở đây cũng được trồng theo phương pháp thủy canh, trong nhà kính kình lùn, những tiêu chí đủ để cho ai lo ngại về sức khỏe có thể yên tâm "thở phào" để mặc sức thưởng thức mà chẳng cần phải trải qua công đoạn ngâm rửa.  
Và còn rất nhiều những nhà vườn tin cậy khác nữa, những vườn dâu sạch, những trái dâu tây chín mọng mang thương hiệu Đà Lạt đang được nuôi trồng chăm sóc bằng mồ hôi mặn ngọt của những người nông dân tử tế ở mảnh đất này, đang sẵn sàng chờ đón các bạn đến hái tại vườn, để thưởng thức và để làm nông dân.

Vườn dâu Biofresh tại Hồ Than Thở Đà Lạt

Mô hình vườn dâu thực nghiệm tại số 17 đường vòng Lâm Viên (Hiệp Lực) đã đóng cửa. Hiện đã chuyển sang Khu du lịch Hồ Than Thở, đường Hồ Xuân Hương, phường 10, thành phố Đà Lạt.

Đăng Lộ - Văn Báu 

Biofresh Đà Lạt




  Từ nhiều năm qua, dâu tây là một trong những lọai đặc sản gắn liền với thương hiệu Đà Lạt.Du khách đến thành phố ngàn hoa tham quan và nghỉ duỡng thường tìm mua dâu tây về làm quà cho người thân và bạn bè.
Do nhu cầu ngày càng mở rộng nên người sản xuất ở Đà Lạt đã đầu tư một nguồn kinh phí đáng kể để trồng dâu tây. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là giống dâu tây nào đạt chất lượng và quy trình trồng như thế nào để đạt giống dâu sạch.
Với lòng ấp ủ mong muốn tìm ra một giống dâu tây sạch, công ty Biofresh chúng tôi đã tìm tòi và nghiên cứu đưa giống dâu Mara Des Bois từ Pháp về Việt Nam. Cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia dâu tây hàng đầu của Pháp, mô hình vườn dâu tây Mara Des Bois đã hình thành.
Tuy là một công ty mới hình thành từ năm 2010 nhưng công ty chúng tôi tự hào là nhà cung cấp dâu tây siêu sạch tại thị trường Việt Nam và là thành viên chính thức của tổ chức PUM.
Sản phẩm của công ty Biofresh được trồng trong nhà kính, trên dàn cao cùng hệ thồng tưới tiêu khép kín theo tiêu chuẩn Châu Âu luôn luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất.Sản lượng trung bình 18 tấn/năm và sẽ còn tiến xa trong tương lai.
Bên cạnh sản phẩm dâu tây tươi, công ty chúng tôi còn sản xuất các loại sirô, rượu, mứt và mật ong thiên nhiên. Chúng tôi mong muốn thỏa mãn được nhu cầu của quý khách hàng: khách sạn, nhà hàng, café, cửa hàng bán lẻ………

Với niềm tin và lòng tự hào về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng,công ty Biofresh hy vọng được hợp tác, chia sẻ với quý khách hàng những sản phẩm tốt nhất và chất lượng tốt nhất.
Mô hình vườn dâu thực nghiệm tại số 17 đường vòng Lâm Viên (Hiệp Lực) đã đóng cửa. Hiện đã chuyển sang Khu du lịch Hồ Than Thở, đường Hồ Xuân Hương, phường 10, thành phố Đà Lạt.
CÔNG TY TNHH SINH HỌC SẠCH (BIOFRESH CO., LTD.) 
Trụ sở : 48 Võ Trường Toản , P.8 Tp.Đà Lạt.
Điện thoại : 063. 3552024 Fax : 063. 3552024 Hot line :
Email: biofresh2011@yahoo.com
Website : www.biofresh.com.vn
Cổng thông tin hướng nghiệp ngôi nhà xanh



Thăm vườn dâu treo tại phố núi Đà Lạt
Thứ Sáu, 26/07/2013 18:49 (GMT+7)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đánh giá : 0 phiếu

Vườn dâu treo theo phương pháp thủy canh đã xuất hiện vài năm trở lại đây tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Trước đây, nông dân Đà Lạt trồng dâu đại trà theo từng luống dưới đất.
Du khách chụp ảnh tập làm nông dân hái dâu
Hiện nay một số nhà vườn đã áp dụng công nghệ trồng dâu treo theo phương pháp thủy canh trong nhà kính để tránh chuột, hạn chế sâu bệnh, giảm tối đa bệnh tật cho dâu (tránh việc dùng thuốc trừ sâu).Vườn dâu trồng trên giàn cao cách ly mặt đất 1 mét, được tưới và bón phân bằng hệ thống tưới ống cắm nhỏ giọt.Tại đây, nông dân còn nuôi ong để quá trình thụ phấn cho hoa dâu được dễ dàng và dâu thuần chủng không bị lai tạp.
Theo chân hai bạn trẻ Bích Ly và Anh Dũng, chúng tôi đến tham quan vườn dâu treo Biofresh (17 Vòng Lâm Viên, P.8, TP. Đà Lạt). Hai vị khách trẻ tuổi này tranh thủ chụp ngay những bức ảnh bên những chậu dâu tươi đỏ mọng trước khi được nông dân thu hoạch.
Khi được hỏi vì sao vẫn còn một số dãy chưa có chậu dâu, chị Nguyễn Thị Thu Thủy chủ nhân của khu du lịch này vui vẻ trao đổi với khách: “Chúng tôi đang di chuyển nông trại 1,5ha dâu treo trong nhà kính từ Đạ Nghịt, huyện Lạc Dương ra đây để tiện cho du khách tham quan mô hình mới này. Mô hình dâu treo với hệ thống tưới tiêu khép kín đã được chúng tôi tìm tòi, nghiên cứu và phát triển đã ba năm nay”.
Cầm trên tay hộp mứt dâu xinh xắn, chị Thủy “khoe” đây là thành phẩm của công nghệ Trồng-Thu hoạch-Chế biến các giống dâu Mara Des Bois, Chalalotte thành đặc sản Đà Lạt theo quy chuẩn Pháp.
Anh Nguyễn Thành Trung đang chiết nhánh dâu con (ngó), bên dưới máng dâu treo anh Trung cho trồng bắp cải
Không quy mô như nông trại của Biofresh, vườn dâu treo của anh Nguyễn Thành Trung (35 Hồ Xuân Hương, P.9) là nhiều dãy máng “đất” phủ vải nhựa có đục lỗ bên trên để trồng dâu.Bên dưới những máng dâu treo là những cây bắp cải.Anh Trung cho biết trồng dâu trên giàn như vậy hạn chế được 80% một loại côn trùng nguy hiểm là nhện dâu. Khi phát hiện ra chúng, ta chỉ việc phun nước làm nhện sẽ rơi xuống đất tự chết (khỏi phải phun thuốc như trồng dưới đất).
Vườn dâu treo của Nguyễn Lâm Thanh để trên giá đỡ là những cột tre
Không dùng từng chậu hay máng treo, vườn dâu treo của anh Nguyễn Lâm Thanh (46 Đa Phú) gồm xơ dừa, kết hợp với các chế phẩm sinh học tất cả được nhồi vào từng bao nylon (dài 1,2m) được khoét lỗ.Cách ly hoàn toàn khỏi mặt đất, các bao giá thể được đặt trên hệ thống giàn tre hai tầng với hệ thống tưới tự động chất dinh dưỡng và phân bón. Giống dâu của Lâm Thanh là giống New Zealand có vị ngọt, đặc cơm mặc dù năng suất không cao như trồng ngoài trời, nhưng anh vẫn không có dư để bán đại trà vì đã có mối đặt hàng.
Vườn dâu treo của Biofresh được thu hoạch vào mỗi buổi sáng. Vườn dâu gồm những chậu nhựa có thể dễ dàng khi di chuyển đến địa điểm khác hoặc cách ly ngay nếu bị sâu bệnh
Những khách hàng kỹ tính đã bắt đầu chú ý đến sản phẩm dâu sạch trồng theo công nghệ cao trong nhà kính. Mặc cho giá của nó cao gấp 4-5 lần ngoài chợ, nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn để bán vì các sản phẩm trên đã được các khách hàng cao cấp, khách sạn, nhà hàng, hệ thống siêu thị – đa số ở TP.HCM bao tiêu hết.Mặc dù không thể cung ứng sản phẩm hết cho các khách tham quan tại chỗ, nhưng các nhà vườn trên đều rất nhiệt tình đón du khách vào tham quan, chụp ảnh, trao đổi phương cách trồng thủy canh, vườn treo…
Những vườn dâu sạch trên, ngoài việc đáp ứng nhu cầu làm thực phẩm đầy chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe mọi người, còn trở thành điểm thú vị cho du khách tham quan khi đến với phố núi Đà Lạt.
Dâu tươi đóng gói
Giống dâu của Nhật
Giống dâu của New Zealand
Chị Nguyễn Thị Thu Thủy với chậu dâu giống Mara des Bois
Thu hoạch dâu tươi vào mỗi buổi sáng
Mứt dâu thành phẩm BioFresh
Thu hoạch, cân đóng gói và dán nhãn sản phẩm dâu Mara des Bois

http://www.doanhnhansaigon.vn/online/dien-dan-doanh-nhan/di-nghi-viet/2013/07/1075724/tham-vuon-dau-treo-tai-pho-nui-da-lat/

Dốc ’hầu bao’ cho nông nghiệp công nghệ cao




Từ bỏ cách làm nông nghiệp truyền thống, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân và nông dân Lâm Đồng sẵn sàng dốc hầu bao đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Điều gì đã khiến cho "làn sóng đầu tư" bùng lên trên vùng đất nam Tây Nguyên này?
Từ du khách thành nhà đầu tư
Du khách thăm khu du lịch hồ Than Thở, TP Đà Lạt đều ngỡ ngàng trước vườn treo dâu tây rực rỡ của Công ty TNHH Sinh học sạch Biofresh. Chủ doanh nghiệp là ông Nghiêm Văn Minh, một Việt kiều đã định cư ở Pháp hơn 40 năm. Với phong cách trầm tĩnh, giọng nói ôn tồn và cặp kính trắng, ông chủ Biofresh có dáng vẻ một nhà khoa học hơn là doanh nhân.
Vốn là chuyên gia về phần mềm ở Pháp, không hiểu nhiều về lĩnh vực nông nghiệp, nhưng những chuyến về thăm quê Đà Lạt đã thổi bùng sự đam mê trồng dâu tây nơi ông Minh. Ông tâm sự, nước Pháp là quê hương đích thực của dâu tây, nhưng Đà Lạt lại là mảnh đất màu mỡ để trồng loại cây này. Quyết tâm sản xuất sạch đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, ông Minh đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của những chuyên gia hàng đầu về dâu tây, mứt, si-rô ở Pháp và Hà Lan. Công ty nhập công nghệ chế biến dâu tây tiên tiến nhất từ Hà Lan, xây dựng thương hiệu dâu tây Mara des bois - loại dâu tây thơm ngon nhất nước Pháp. Sau khi các sản phẩm mứt làm từ dâu tây được một số khách sạn năm sao tin dùng, đến nay sản phẩm không đủ để bán. Gia đình ông Minh đã đầu tư hơn một triệu USD vào dự án và tiếp tục xin địa phương giao thêm 10 ha để trồng dâu tây.
Trao đổi về lý do đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp "khó nhằn" này, ông Minh bày tỏ: Những lần về nước, tôi thấy bà con bên mình làm nông nghiệp vất vả quá. Nông dân suốt ngày còng lưng trên đồng còn quả dâu tây lúc nào cũng lấm đất, lại phun thuốc hóa học độc hại nữa. Nông dân ở châu Âu làm vườn nhàn không hà, mà giàu lắm. Tôi quyết định đầu tư vào đây với mục đích chính không phải lợi nhuận, mà là gây dựng một mô hình sản xuất tiên tiến để bà con mình làm theo. Mô hình này cũng rất tốt cho du lịch. Ông chỉ tay vào vườn treo dâu tây với hệ thống điều chỉnh ánh sáng và tưới tự động: Tôi có thể bê cả mảnh vườn này đặt trên hè phố Đà Lạt cho du khách chiêm ngưỡng...
Những nhà đầu tư NNCNC đổ về Lâm Đồng ngày càng nhiều. Riêng khối doanh nghiệp FDI đã đầu tư hơn 500 triệu USD.Trong tổng nguồn vốn hơn 13 nghìn tỷ đồng được huy động thực hiện Chương trình NNCNC giai đoạn 2011-2014 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ chiếm 2,54%. Nguồn vốn từ doanh nghiệp 35,26% và nguồn vốn đầu tư lớn nhất đến từ những người nông dân 56,53%.
Cuốn nông dân theo dòng đầu tư
Dòng chảy đầu tư của khối tư nhân vào NNCNC đã làm thay đổi quan niệm của người nông dân Lâm Đồng. Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng Vũ Văn Tư nhận định: "Nông dân đã nhận thức được giá trị của các sản phẩm NNCNC.Nông sản được sản xuất theo lối truyền thống khó có thể cạnh tranh với sản phẩm NNCNC cả về chất lượng, giá cả, thị trường".
Chúng tôi chứng kiến điều này khi về thăm cơ sở vườn ươm Thiên Sinh tại xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, chuyên sản xuất các loại rau xà lách, su hào, bắp cải, rau dền, cà chua... Trước đây mọi khâu sản xuất đều được làm bằng tay, nhưng giờ đây những nông dân chân lấm tay bùn đã học được cách sử dụng các loại máy thả hạt, máy vào đất, máy trộn, máy nâng... Số lao động giảm một nửa trong khi năng suất và chất lượng sản phẩm tăng lên. Chủ cơ sở Nguyễn Thị Mỹ Linh cho biết, mỗi năm gia đình đầu tư khoảng 5-6 tỷ đồng cho sản xuất, trong đó có đầu tư ươm trồng theo công nghệ mới. Hơn 70 lao động làm việc trong cơ sở đã chuyển từ sản xuất truyền thống sang áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, xuất hàng đúng ngày, cơ giới hóa nhiều khâu sản xuất. Người lao động ở đây có mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng.
Là một nông dân thứ thiệt, anh Bùi Ngọc Cung, thôn Hải Dương, xã Lạc Lâm đầu tư hơn 1 tỷ đồng cho khu vườn 4.000 m 2 của gia đình để trồng ớt ngọt. Trước đây anh trồng ớt trong nhà lưới màn thì vốn đầu tư rất ít, thu lãi ba, bốn trăm triệu đồng mỗi vụ, ba năm hai vụ. Nay anh quyết tâm chuyển sang trồng giá thể công nghệ cao, sử dụng khung sắt cỡ lớn, mái nhựa, hệ thống tưới tự động, phấn đấu có những mảnh vườn 2 tỷ đồng/ha như những nông dân cùng huyện Đơn Dương. Anh cho biết, do đất nông nghiệp đem lại thu nhập cao, ổn định, nên giá chuyển nhượng ở xã Lạc Lâm trung bình 60 triệu đồng/100 m 2 , tuy nhiên rất ít nông dân muốn bán đất vườn. Ở thôn Hải Dương, không ai muốn ly hương, thậm chí còn phải thuê thêm lao động. Hiện nay, bình quân mỗi ngày có khoảng 1.500 lao động từ các địa phương khác đến huyện Đơn Dương làm nông nghiệp.
Tiếp xúc với những nông dân Lâm Đồng, chúng tôi thấy đã có những thay đổi cơ bản về quan niệm sản xuất nông nghiệp. Đó là diện tích không cần phải lớn, quan trọng là trồng cây giá trị cao và ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, là liên kết làm ăn để chuyên môn hóa từng khâu. Nếu như sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn sản xuất sạch thì người nông dân cũng không phải lo đầu ra. Và càng ứng dụng công nghệ cao thì càng lãi lớn, năng suất và giá trị nông sản đã tăng khoảng 30% khi áp dụng công nghệ cao. Nhờ tư duy đó, so với 10 năm trước, doanh thu bình quân trên đơn vị diện tích canh tác của Lâm Đồng tăng 4,5 lần, đạt 122 triệu đồng/ha. Diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ cao chiếm 15% diện tích canh tác nông nghiệp toàn tỉnh và đang tiếp tục mở rộng. Không khó tìm thấy những mảnh vườn, mảnh ruộng đem lại doanh thu từ 500 triệu đến 2,5 tỷ đồng/ha/năm cho người nông dân.
Dòng đầu tư vào NNCNC ở Lâm Đồng vẫn rất mạnh mẽ, đây đó đã thấp thoáng bóng dáng những chủ doanh nghiệp là nông dân, không chỉ biết làm nông nghiệp mà còn biết tính toán để làm giàu, trở thành những ông chủ, bà chủ nông dân.

Nguồn: Báo Nhân Dân
http://dalatngaynay.com/nd_dlth.aspx?muc=1604&mboardname=dlda

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.