Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Dalat hình ảnh xưa!


Dalat hình ảnh xưa!

 Tham khao!

__________________

LANGBIANG 1905


 NAI VÀNG NGƠ NGÁC!

DALAT MAP 1920: Có 3 KS;
1-Grand Hotel
2-Hotel du Parc
3-Langbian Palace

MỞ ĐƯỜNG XE LỬA LÊN CAO NGUYÊN

PAVILLON ( NHẢ NGHỈ MÁT) CỦA T P CHỢ LỚN (UBND TP)- NHÌN TỪ DINH THỐNG SỨ NAM KỲ(UBND T)









Lac de la Grenouillière env de DALAT INDOCHINE Vietnam 1938 -







M12 - Caserne COURBET à DALAT INDOCHINE Vietnam 1938







M12 - Vallée et cultures env de DALAT INDOCHINE Vietnam 1938







M12 - Pont et IleLac de la Grenouillière env de DALAT INDOCHINE Vietnam 1938







  Marché halle couvert de DALAT INDOCHINE Vietnam 1938







DALAT / CARTE PHOTO NADAL







M12 - Marins Marine Nationale près d'un kiosque envrions de DALAT INDOCHINE Vietnam 1938








M10 - Marins français à cheval - environ DALAT Indochine Vietnam 1938







M8 - DALAT Indochine Vietnam - Ferme de DANKYA 1938







M10 - GARE DE DALAT Indochine Vietnam 1938







DALAT (1936-1938) LE CERCLE DES FONCTIONNAIRES







DALAT VERS 1936-1937 LAC ET VILLAS









DALAT 1941 VERS ANKROET








M12 - Caserne COURBET à DALAT INDOCHINE Vietnam 1938

http://nam64.multiply.com/journal/item/3671/3671


Chợ Cũ Dalat (1952) nay là Hội trường Hòa Bình- Rạp 3-4

Dalat toàn cảnh- góc nhìn từ KS Palace

Chợ Dalat

Cercle sportif- Thao trường-sân tennis


  Hotel du Parc- Đường Trần phú- Trạm xăng Shell

Lac des Soupirs- Hồ Than thở

Thủy Tạ- Cầu Nhật bản- Đồi Dinh Tỉnh trưởng ở hậu cảnh


Dinh Thống Sứ Nam Kỳ (theo chữ ghi trong ảnh) và giờ là UBND Tỉnh


Hồ Dalat  xưa kia, nhìn từ sườn đồi  Dinh Tỉnh trưởng.


Ngã ba Trần Phú- Hà Huy Tập- Ngân khố cũ- nay là Cục Thuế Tỉnh

Nhà thờ Con gà

Chợ cũ Dalat- Huy hiệu TP ở đầu hồi có danh xưng DALAT



Palace (sau 1954)


KS Lang-Bian Palace trước 1954

Toàn cảnh Dalat nhìn từ Dinh Toàn Quyền- Dinh 2

Làng bản xứ-Annam

Ngân khố cũ- Cục thuế -gần KS Palace- Đường Trần Phú

Toàn cảnh Khu trung tâm Dalat chụp từ ks Palace(1931)

Toàn cảnh khu Nhà đèn- phía xa xa là Trường Petit Lyceé

Trận lụt năm Thìn (23-10-1924)- Đập hồ lớn bị vỡ, ngập lụt ấp Ánh sáng.Cảnh trước Trường Mê Linh- đường Bà Triệu- Phạm Ngũ Lão.

Trận lụt năm Thìn (23-10-1924)- Đường Hải Thượng trước Trường Việt Anh.

Chợ cũ (Khu Hòa Bình) nhìn từ đồi Dinh Tỉnh trưởng


KS Palace nhìn từ Trụ sở Ùy ban ND.


Toàn cảnh Dalat nhìn từ đồi Dinh Tỉnh trưởng- Đường Phan Bội Châu -Lê Thị Hồng Gấm ở cận cạnh. Tòa nhà xưa vẫn còn đó số 3 PBC

Hồ xuân hương- Đường Yersin- nhìn từ Khách sạn Công đoàn (Dưỡng đường BS Sohier).

Đập cũ- Cầu Qua Thủy tạ (trước)


Bưu thiếp du lịch Dalat, nhìn tấm hình Grand Hotel (thứ 2 từ trên xuống) có thể thấy đập nước cũ, đảo Thủy Tạ chưa được hình thành.

Hotel du Lac- nay là khu vực đường nhỏ Chu Văn An nối Trần Phú và Hồ Tùng Mậu

Palace ngày xưa có hai cánh kiểu  villa, giờ đã thành 2 cánh phụ liền kề

Vườn dạo Khách sạn

Hotel Du Lac- Nay đã xây lên KS Hàng không đường HTM



Thác camly

Những nữ sinh người Pháp ở Dalat với môn TT đấu kiếm


Nhà Hành chánh Trường Petit Lyceé



Một Cô giáo?








Trường Lyceé Yersin

Le Pavillon de la Cochichine- Tòa nhà Thống sứ Nam kỳ- UBND Tỉnh.

Nhà thờ Con Gà mới khánh thành


Câu lạc bộ La Rotonda- Khu cư xá Hồ Mê Linh-  Xí nghiệp Thực phẩm tiếp quản

Trung tâm Dalat: Ấp ánh sáng- Rạp hat- Chợ cũ- nhìn từ Tháp chuông Nhà thờ Con gà

Cầu gỗ vào Thủy Tạ (La Grenouillere)- Hậu cảnh là Khu công chánh-đồi Dinh TT


Đường Phan đình Phùng-Nhà đèn- Petit Lycee

Lễ Noel ở Nhà thờ xưa, trước khi xây phần trước và tháp chuông

Khách sạn Hoa viên- Hotel du Parc


Khách sạn Palace

Đường Trần Phú, Dalat Hotel -Café de la Poste,

Đập nước Ankroet

Một tòa nhà cũ trong Khu trại Hải quân(Tỉnh đội)

Lối vào Dalat từ đường Prenn cũ (đường Mimosa).


Tòa nhà Công sứ Đồng Nai Thượng theo kiễu Nhà sàn Thuộc địa - sau là Ks Annam- nay đã tháo dỡ để xd Đài Truyền hình Lâm Đồng



Thiên đường miền cao nguyên

Một tiệm bán hoa


Hình thứ nhất: Chính diện Khách sạn Palace- Hướng Tây
Hình thứ hai: Cảnh quan cao nguyên Langbiang -Đường đi Dilinh
Hình thứ ba: Khách sạn Langbian Palace


Tháp chuông Nhà nguyện khu Trừơng dòng Franciscain, ở gần Dinh 1.


Khu Nhà phụ trợ Tòa Thị chính- Hotel du Lac

Làng người Việt- ấp Ánh Sáng
----------



Chùa Linh Sơn- 1948







Sông đa nhim



Bên kia Bờ Hồ nhìn qua Hotel du Lac- Hotel Palace













----------
LINK:http://dalathoa.com/diendan/threads/8635-Dalat-va-nhung-hinh-anh-chua-duoc-cong-bo-
----------
http://phapluattp.vn/201003150358965p1021c1088/noi-niem-voi-da-lat-tu-mot-bo-anh-quy-vua-phat-hien.htm

Nỗi niềm với Đà Lạt từ một bộ ảnh quý vừa phát hiện

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Tam Thái vừa ra mắt tập sách ảnh Ngày xưa Langbian... với hơn 250 hình ảnh và những thông tin sưu khảo về lịch sử cao nguyên Langbian cũng như quá trình hình thành thành phố Đà Lạt.
Công trình này bắt đầu từ cách đây năm năm, trong một lần Tam Thái tình cờ bắt gặp một bộ phim phổi mang những hình ảnh về Đà Lạt từ hơn 50 năm trước...


Khu trung tâm Đà Lạt bên hồ lớn năm 1925


Nghệ sĩ nhiếp ảnh Tam Thái vượt sông La Ngà trong một chuyến sáng tác năm 1985
Khi được đề nghị kể lại duyên cớ gặp gỡ và quá trình thương lượng bộ ảnh tài liệu về Đà Lạt, Tam Thái nói anh không sinh ra, không lớn lên, không ăn nhờ đất Đà Lạt, nhưng cũng như mọi người Việt Nam khác, anh yêu mến Đà Lạt, yêu mến cao nguyên. Riêng anh, tình yêu mến đó còn là một trăn trở khi nhìn thấy và nhận thấy núi rừng cao nguyên ngày một tàn phai, kiến trúc tuyệt vời của Đà Lạt ngày một nát tan, đất đai ngày một nát vụn...
Yêu thì phải bảo vệ. Vì vậy trong khi tò mò tìm hiểu quá khứ đáng trân trọng và ưu ái mà những người khai phá Đà Lạt đã dành cho nó, anh được gặp một số tư liệu phim ảnh của Đà Lạt hơn 50 năm về trước.
Đó là một hộp phim phổi, đen trắng, được gia chủ giữ gìn cẩn thận vì là kỷ vật của người thân đã khuất. Tò mò nhìn qua những hình ảnh phim âm bản như thế, anh nhận ra rất có thể đây là những hình ảnh sớm nhất về Đà Lạt mà ngày nay trở thành vô giá, vì không tìm lại được nơi thực tế tại vùng đất cao nguyên đã có nhiều thay đổi này. Chủ bộ phim cũng quý Đà Lạt nên mới giữ nó. Nhưng giữ để mà sở hữu.
Thấy cần giới thiệu nó cho mọi người cùng xem, Tam Thái bắt đầu tiến hành một cuộc thương lượng, kỳ kèo đến nhiều tuần lễ. Cuối cùng khi chủ bộ phim (yêu cầu giấu tên) thấy anh mua không phải để làm lợi riêng đã đồng ý nhượng lại. Đây là vật kỷ niệm của người thân quá cố, họ không phải vì ham tiền mà bán.
Sau khi sở hữu, Tam Thái đem hết phim đó làm ảnh 13x18cm. Và đã dành hơn một năm rưỡi để tra cứu, biên soạn, cộng với cái vốn những cuộc điền dã của người làm báo để hình thành bộ sách. Khi những hình ảnh này đến với nhiều người, ắt sẽ có người chia sẻ và biết đâu sẽ có người tìm cách... vực dậy cao nguyên.
Qua tìm hiểu, sưu khảo và nhất là xem những hình ảnh tư liệu ấy, Tam Thái nhận thấy nhiều công trình ở Đà Lạt hôm nay về chất lượng và mỹ quan còn thua xa những công trình Đà Lạt đã thực hiện cách đây nửa thế kỷ.
Trong thời dân số Đà Lạt mới chỉ có khoảng 1.000 người (1920), những nhà thiết kế thành phố đã quy hoạch rõ ràng nơi nào là trường, chợ, công sở, khu dân cư, công viên và cả “không gian nhìn ngắm”... một cách rất khoa học và hợp lý. Nhờ đó mà suốt ba phần tư thế kỷ Đà Lạt đã phát triển trong nền nếp. Người nghệ sĩ tự hỏi tại sao 20 năm gần đây phố xá, công trình xây dựng lại quá lộn xộn? Gần như chỗ nào đất trống là cứ xây. Ở nội thị đã vậy, ra ngoại thị nhà cửa bát nháo chen nhau khắp núi đồi...
Thiếu trình độ, quản lý kém hay không có tâm? Ngoại trừ dọc đèo Prenn, còn các vùng khác hiện nay thông đã bị đốn phá trầm trọng. Thử đi về phía tây bắc thành phố mà xem. Thiếu thông không phải là Langbian. Giống Sài Gòn là không còn Đà Lạt. Càng yêu thiên nhiên cao nguyên, càng yêu bản sắc vùng cao, càng yêu kiến trúc xứ lạnh, càng yêu Đà Lạt thì cần phải sống vì Đà Lạt.
Con người cũng cần gốc rễ như cây để tồn tại. Người Kinh ở Đà Lạt đều là gốc ở đồng bằng mà đến. Người Bắc giữ giọng Bắc, người Huế giữ tiếng Huế, Quảng giữ gốc Quảng... hình như ai cũng yêu Langbian “theo cái nhìn của mình”. Nếu tất cả cùng nhìn ra phải cùng làm gì cho cao nguyên thì hẳn “mình và đất nước, hai bên cùng có lợi”. Nhà quản lý Đà Lạt cũng cần lập đề án bảo tồn những công trình kiến trúc điển hình của thời Pháp, lấy đó làm di sản kiến trúc cho Đà Lạt.
Biệt thự giữa đồi thông năm 1952
Chợ Đà Lạt năm 1953
Biệt thự Đà Lạt năm 1951
* Bên một bức ảnh chụp cảnh Di Linh, anh ghi “Nếu là thầy, xin hãy bảo các em: đất nước ta nghèo và đẹp”, hình như anh có kỷ niệm hay những trăn trở gì với Di Linh?
- Ngày xưa Djirinh không phải như Di Linh trơ trọi bây giờ. Lúc người Pháp qua, tập trung khai thác B’lao để lập đồn điền trà mà không muốn tiến công vào xứ Djirinh, dù Di Linh gần với Đà Lạt hơn, tiện quản lý hơn. Sở dĩ vậy phần lớn là muốn dành Di Linh làm vùng du lịch săn bắn.
Dĩ nhiên, ta sẽ tưởng tượng ra ngay là rừng ở Djirinh lúc ấy bạt ngàn (có thể hình dung thêm qua bức ảnh trong sách Ngày xưa, Langbian..., trang 49). Vậy thì rừng xưa đâu? Ăn không lo của kho cũng hết. Ngày nay ta không còn rừng vàng biển bạc. Nếu làm thầy, tôi không thể dạy các em những bài học lý thuyết hão huyền, say sưa với lòng tự hào quá khứ... Nghèo và dở không là chuyện xấu. Phải nhìn nhận để rồi vươn lên. Lỡ sai cũng phải nhận là hình như ta đã có một thời lấy việc phá rừng làm thành tích.
Ngày xưa, Langbian... gồm hơn 250 bức ảnh tư liệu in trên giấy couché. Đây là những bức ảnh của một nhóm tác giả Việt Nam chụp Đà Lạt từ những năm 1920-1950. Do vậy, những nội dung trong ảnh ngày nay đã trở thành tư liệu quý hiếm, một số công trình, cảnh vật đã biến mất trên thực tế và chỉ còn trong những bức ảnh này.
Tác giả Tam Thái trình bày sách theo tuyến nội dung: Đường đến Langbian, thập niên 1950; Vài nét cảnh quan thành phố cao nguyên thập niên 1950; Toàn cảnh Đà Lạt 1952; Trên 150 bức ảnh từ phim gốc chụp những biệt thự châu Âu kiều diễm nhất ở Đà Lạt vào thập niên 1950; Tác phẩm hội họa về Đà Lạt thập niên 1950; Hình bóng Đà Lạt thập niên 1920. Bên cạnh đó là những trang sưu khảo về lịch sử Đà Lạt có giá trị học thuật, đồng thời tác giả cũng cập nhật một số thông tin về rừng, về lũ của cao nguyên Langbian đến tháng 7-2009.
Theo LAM ĐIỀN (TTCT)
http://picasaweb.google.com/tranconghoakts07/DALATARCHI?authkey=Gv1sRgCOuqutj4r4GzKg#
Box.net
http://www.box.net/files/5/f/55154330#/files/3/f/55154330
http://www.facebook.com/media/set/?set=a.1177415413558.19027.1773319139

------------

Imperial heights: Dalat and the making and undoing of French Indochina

 Bởi Eric Thomas Jennings
http://books.google.com.vn/books?id=7xl5Otm3jC4C&lpg=PA103&ots=3G9FjCrJXI&dq=dalatarchitect&hl=vi&pg=PA25#v=onepage&q&f=false

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.