Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

1930 Dalat Plan


Louis Georges Pineau (1898-1987) tốt nghiệp bằng thiết kế đô thị (urbanisme) năm 1927, tốt nghiệp bằng kiến trúc sư vào năm 1928. Ông đến Đông Dương vào năm 1930, là kiến trúc sư hạng nhất của Nha Công chánh Đông Dương (Travaux publics de l'Indochine) từ 1930 đến 1945, và từ 1941 đến 1944 là Phó giám đốc của Trung tâm Kiến trúc và Thiết kế đô thị Hà Nội (Service central d'architecture et d'urbanisme de Hanoï). Vào lúc được giao trách nhiệm quy hoạch lại đô thị Đà Lạt, ông cho biết “chỉ có một phần nhỏ của đồ án (Hébrard) được thực hiện – bao gồm cả việc phân lô và con đường tản bộ xung quanh hồ.”
Trong đồ án mới, Pineau đặc biệt phê phán việc phân lô để làm nhà ở phía bắc hồ lớn. Ông viết: “Đồ án Hébrard – được dự kiến cho một thành phố lớn, đã có một khuyết điểm là chuyển đổi nhiều địa điểm thuận lợi cho việc cư trú thành các lô đất làm nhà khá dày. Thắng cảnh biến mất giữa các công trình kiến trúc; những khu đất phân lô đó bao quanh toàn bộ hồ; nếu sử dụng một cách diễn đạt của kiến trúc sư, có thể nói hồ đã đánh mất kích thước (perdait son échelle) của mình do nằm cạnh các công trình kiến trúc và trở thành một vũng nước hẹp và bị thu nhỏ.”
Ông đề ra giải pháp như sau : “Để chống lại nguy cơ đó, phần đất dành cho sân golf hiện nay được gia tăng và nối liền với hồ bởi một công viên. Tất cả phần còn lại của vùng đất phía bắc hồ (rất may là bao gồm các khu đất công của thị xã, lại gặp khó khăn trong việc xây dựng) được bao gồm trong một vùng bất kiến tạo rộng lớn (une vaste zone non œdificandi). Vùng đó tạo thành một góc lớn hơn 90 độ - có đỉnh là trung tâm của trạm nghỉ dưỡng và kéo dài đến tận các đỉnh của dãy Langbian – nghĩa là đến chân trời. Đó là khởi đầu của một công viên quốc gia – nơi bảo vệ hàng loạt các loài phong lan đa dạng đang biến mất nhanh chóng nếu chúng ta không chú ý giữ gìn, cũng như các loài thú như Nai cà-tông[1] và gấu – đang chịu cùng chung số phận.”[2]


Dalat, 1933 - Concours de beauté

Notice : Photographie de M. Le Grauclaude. Un concours de beauté a été organisé, pour le plus grand plaisir du souverain, parmi les jeunes montagnardes. La carte porte la mention Dalat, mais la photo a peut-être été prise à Ban Me Thuot. Sur le 3ème voyage de SM. Bao Dai en Annam en 1933, voir AP0608. http://www.aavh.org/index.php?s=dalat&page=2







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.