Tỉ lệ & Nhịp điệu: hai yếu tố của cái đẹp
Có
một hiện tượng tưởng như chẳng có một ý nghĩa gì quan trọng lắm mà ta
thường chứng kiến trong đời thường, và khiến cho ta phải ngạc nhiên, đó
là hiện tượng một đứa bé mới chỉ ở tuổi vừa biết nói thôi, nhưng đã biết
thích thú khi nhìn thấy một bông hoa, hay một vật thể có màu sắc, mà
chắc hẳn người lớn đã bảo cho nó là “đẹp”. Đứa bé đã biết lồng cái cảm
giác mà nó có được trước hiện tượng nó nhìn thấy với lời khen “đẹp” mà
nó nghe được từ người lớn, cũng như khi nó ngắt được một bông hoa dại,
nhặt được một hòn cuội, một vỏ sò, vỏ hến, hay khi nó được phép dùng bút
chì màu để vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy.
Nhịp điệu của những hàng cột ở đền Louxor (Ai Cập), xây dưới triều Aménophis III, 1401-1363 tr. C.N.)
Điều
này cho thấy, không phải tự nhiên mà đứa bé nhận biết được cái đẹp, bởi
vì cái đẹp thật ra không nằm ở trong bông hoa, mà nằm ở trong đầu óc
con người (Kant). Ở đây, nó nằm trong khái niệm “đẹp” mà người lớn đã
“truyền đạt” cho đứa bé qua câu khen cửa miệng kia. Vô hình trung, đó
chính là một hình thức “giáo dục”, một cách “khai tâm” cho đứa bé. Thực
ra, người lớn cũng chỉ lặp lại những điều mà chính họ đã “đồng thuận”
với nhau về cái đẹp. Cũng như bao đứa trẻ khác, nó thường hay hỏi tại
sao, hỏi vậy thôi, nhưng rồi nó cũng quên đi. Dù thế nào, mỗi lần như
thế cũng là một cuộc “trải nghiệm” đối với chính nó về cái “đẹp”. Có
được “thao luyện” như thế, thì khi nhìn thấy những bông hoa khác tương
tự, nó mới lại biết.
Cái đẹp của tỉ lệ và của nhịp điệu
Cái đẹp của tỉ lệ và của nhịp điệu
Đứng
trước một lăng mộ cổ Ai Cập ở Karnak, hay ở Louxor (thiên niên kỷ II
tr. C.N.), hoặc đứng trước một ngôi đền Hy Lạp cổ, như đền Parthenon
ở Athènes (Athínai, thế kỷ V tr. C.N.), một người dù không hiểu biết gì
mấy về khái niệm tỉ lệ, cũng vẫn có thể thấy được một vẻ đẹp toát ra từ
những công trình kiến trúc này, mỗi công trình có một vẻ đẹp riêng: ở
Karnak hay Louxor, đó là một vẻ đẹp hoành tráng, thâm nghiêm; ở Athènes,
hay ở Paestum, cái đẹp của những hàng cột tuy cũng trang nghiêm không
kém, nhưng gần gũi với kích thước của con người hơn. Sự khác nhau giữa
hai phong cách kiến trúc này chủ yếu là ở kích thước, tỉ lệ, hình dạng,
rồi đến vật liệu, cùng các chi tiết chạm khắc, xẻ rãnh trên mặt cột để
làm cho cây cột sinh động dưới ánh mặt trời.
Karnak (Ai Cập - thiên niên kỷ II tr. C.N.)
Lại
có những người, tuy chưa biết đến khái niệm nhịp điệu, nhưng đứng trước
những công trình kiến trúc hiện đại như cung Opera ở Sydney (Úc), hay
viện bảo tàng Guggenheim ở Bilbao (Tây Ban Nha), đều thấy rằng có một
cái gì đó mới mẻ về mặt thẩm mỹ làm cho họ xúc động. Nhưng thực ra, họ
không cảm nhận hết được cái đẹp ấy, một khi mà họ chưa lần đến ngọn
nguồn của nó, để biết rằng cái lộ trình nghệ thuật và nhất là kỹ thuật
đã dẫn đến sự sáng tạo ra những tác phẩm độc đáo ấy tính ra đã dài đến
vài ngàn năm nay.
Có
người thấy cung Opera ở Sydney, nhìn chung là đẹp, song cũng có một số
khuyết điểm về mặt thẩm mỹ. Điều này cũng có những nguyên nhân của nó.
Lẽ ra toà nhà này còn đẹp hơn nhiều. Chỉ vì vào những năm 1956-57, điều
kiện kỹ thuật và tài chính đã không cho phép Nhà nước Úc thực hiện y
chang dự án thiết kế đã chiếm giải nhất này của Jorn Utzon, kiến trúc sư
người Đan Mạch, do đó đã đề nghị sửa đổi, song Jorn Utzon đã phản đối,
và cuối cùng đã phải rút lui khỏi dự án, bỏ ngang công trình đang được
thi công dở dang. Sau đó, công trình đã được tiếp tục bởi những kiến
trúc sư khác, nhưng những người này đã không thực hiện đúng nguyên tác
của Jorn Utzon.
Sydney Opera
Thoạt
tiên, trên những bản vẽ của Jorn Utzon, các vòm bê tông mỏng đã được
quan niệm mỏng hơn, với những đường cong khác nhau, những hình khối cũng
bay bướm hơn, nhịp điệu phong phú hơn. Song, vì kỹ thuật tính toán kết
cấu vòm mỏng lúc đó chưa phát triển đến độ có thể cho phép thực hiện
những công trình có những kích thước khổng lồ như vậy với một giá có thể
chấp nhận được. Cũng như, thời đó chưa có những phương tiện máy tính
điện tử tối tân để nghiên cứu, tính toán, vẽ một cách chính xác và nhanh
chóng các hình khối trong không gian ba chiều, cho nên dự án của Jorn
Utzon cuối cùng đã phải thay đổi giữa chừng: các vòm bê tông mà chúng ta
nhìn thấy hiện nay có cùng một đường vòng cung hình cầu, và đã bị xén
cụt đi một phần, do đó trông đơn điệu và cục mịch hơn, cho thấy mối quan
hệ mật thiết giữa tỉ lệ và nhịp điệu: chỉ cần thay đổi tỉ lệ, là nhịp
điệu cũng thay đổi, đôi khi bị mất hẳn đi.
Điều
này cho thấy rằng quan niệm về nhịp điệu của Jorn Utzon ở cung Opera -
Sydney, tuy rằng đã có một bước tiến nhảy vọt, so với công trình Nhà ga
hàng không ở New York của Eero Saarinen vào đầu những năm 60, nhưng vẫn
còn bị hạn chế, vì chưa hội đủ một số điều kiện, chủ yếu là điều kiện kỹ
thuật và tài chính.
Một
thí dụ khác về cái đẹp của nhịp điệu trong kiến trúc: đó là viện bảo
tàng Guggenheim ở Bilbao, do kiến trúc sư Frank O. Gerhy thiết kế
(1991-97), mà hầu hết mọi người có đôi chút kiến thức về nghệ thuật đều
công nhận là đẹp và độc đáo.
Viện Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao
Nếu ở cung Opera ở Sydney, cảm hứng của Jorn Utzon khi ông vẽ những bức phác thảo đầu tiên có thể chỉ là nhịp điệu thuần tuý (của các đường cong), nhưng cũng có thể đó là hình tượng của những cánh hải âu tung bay, hay những cánh buồm căng gió - vì công trình nằm sát ngay trên mặt biển - thì cảm hứng của Frank O. Gerhy là gì khi ông quan niệm về hình khối chung của viện bảo tàng Guggenheim ở Bilbao?
Thực
ra, trong các tác phẩm trước đó, tác giả cũng vẫn thường hay bố trí các
hình khối và không gian kiến trúc theo chức năng, cho nên nhịp điệu
chung toát ra từ những công trình kiến trúc của ông thường hơi có vẻ lộn
xộn, song bao giờ cũng sinh động (Vitra Center, ở Bâle, Thụy Sĩ, 1988 -
1994). Điều này không có gì là khác thường cả, vì trong kiến trúc đương
đại, đã từng có một lúc, vào những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, có cả
một trào lưu đi theo xu hướng này (xu hướng chức năng, hay biểu hiện),
nhưng đồng thời cũng có một trào lưu khác coi kiến trúc chủ yếu là cái
vỏ ngoài bao che cho những chức năng được bố cục một cách kín đáo hơn ở
bên trong.
Frank
O. Gerhy chắc hẳn đã phải dung hoà cả hai xu hướng này, cho nên ông đã
chỉ nhịp điệu hoá một số bộ phận của công trình mà thôi để tránh những
khó khăn, rắc rối về mặt thực hiên. Cách làm ấy của ông ở Bilbao, thực
ra cũng hoàn toàn phù hợp với quan niệm vốn có của ông về sự tương phản
đôi khi chỉ cần rất nhẹ nhàng giữa các hình khối kiến trúc, để đạt được
hiệu quả thẩm mỹ tối đa.
Nếu ta quan sát những mô hình nghiên cứu và những phác thảo vẽ bằng máy vi tính của Frank O. Gerhy, ta sẽ thấy rằng ông đã không lạm dụng trình độ kỹ thuật cũng như khả năng của máy vi tính điện tử, để thiết kế những hình khối quá rắc rối cho việc thực hiện. Mặt khác, ông đã không ngần ngại sử dụng những hình khối vuông, và thay đổi vật liệu, để khai thác sự tương phản giữa các hình khối – đây cũng là một khái niệm thẩm mỹ gần gũi với khái niệm nhịp điệu. Nhờ ở máy vi tính tối tân, các giao điểm của các hình khối đã được thể hiện một cách chính xác, rõ ràng, trong không gian ba chiều, điều mà cách đây hơn 40 năm Jorn Utzon đã không có được để thực hiện cho đến cùng những ý tưởng thẩm mỹ của mình.
Nguồn gốc và định nghĩa của hai khái niệm tỉ lệ và nhịp điệu
Nếu ta quan sát những mô hình nghiên cứu và những phác thảo vẽ bằng máy vi tính của Frank O. Gerhy, ta sẽ thấy rằng ông đã không lạm dụng trình độ kỹ thuật cũng như khả năng của máy vi tính điện tử, để thiết kế những hình khối quá rắc rối cho việc thực hiện. Mặt khác, ông đã không ngần ngại sử dụng những hình khối vuông, và thay đổi vật liệu, để khai thác sự tương phản giữa các hình khối – đây cũng là một khái niệm thẩm mỹ gần gũi với khái niệm nhịp điệu. Nhờ ở máy vi tính tối tân, các giao điểm của các hình khối đã được thể hiện một cách chính xác, rõ ràng, trong không gian ba chiều, điều mà cách đây hơn 40 năm Jorn Utzon đã không có được để thực hiện cho đến cùng những ý tưởng thẩm mỹ của mình.
Nguồn gốc và định nghĩa của hai khái niệm tỉ lệ và nhịp điệu
Từ
khi nghệ thuật kiến trúc ra đời, con người đã biết vận dụng khái niệm
tỉ lệ để có được sự cân xứng, hài hoà giữa các bộ phận của một công
trình, hoặc một tổng thể công trình. Cả hai khái niệm đều được sử dụng
cả trong các nghệ thuật điêu khắc và hội hoạ.
Người
Ai Cập cổ đại (thiên niên kỷ II - III tr. C.N.) đã tìm ra những con số
vàng, tỉ lệ vàng, và đã sáng tạo ra một thang tỉ lệ, dựa trên sự hài hoà
của các bộ phận trên cơ thể con người (bàn tay có kích thước bằng 1/9
chiều cao của cơ thể, v.v.). Còn người Hy Lạp cổ đại (thế kỉ VII-IV tr.
C.N.) cũng đã biết áp dụng tỉ lệ một cách chính xác vào hệ thống thức
cột, và vào các tác phẩm điêu khắc (Phidias, thế kỷ V tr. C.N.).
Không
những thế, cả hai nền văn hoá cổ đại này đều đã biết đến khái niệm nhịp
điệu. Người Ai Cập cổ đại thể hiện khái niệm này chủ yếu trên những bức
phù điêu, với nhịp điệu song song thẳng đứng của những cây cói ở bờ
sông Nil, và những chuỗi người và vật di chuyển theo chiều ngang (như
trong nền nghệ thuật ở Lưỡng Hà, thiên niên kỷ III tr. C.N.).
Trong
kiến trúc, đó là nhịp điệu của những hàng cột và gối cột vĩ đại ở
Karnak, Louxor, v.v. (Ai Cập). Người Hy Lạp cổ đại, đương nhiên đã chịu
ảnh hưởng của nền kiến trúc cổ đại Ai Cập, nhưng đã có những đóng góp
nhất định về tỉ lệ và nhịp điệu, với những hàng cột ở các ngôi đền ở
Acropole, Athènes (Hy Lạp) và ở một vài nơi khác, đã từng là thuộc địa
cũ của đế quốc Hy Lạp, như: Paestum (Ý, gần Salerme), Agrigente (đảo
Sicile, nay thuộc Ý).
Nhìn
từ góc độ thẩm mỹ, tỉ lệ là quan hệ so sánh về mặt kích thước giữa các
bộ phận của một tổng thể, trong thiên nhiên cũng như trong nghệ thuật.
Chẳng hạn như cơ thể con người là một tổng thể. Nếu cơ thể đó lành mạnh,
cơ bắp phát triển đều đặn, thì nó thường có những tỉ lệ cân xứng, hài
hoà, giữa những bộ phận của nó. Tỉ lệ thay đổi, thì hình dạng cũng thay
đổi.
- Ảnh bên : Nhịp điệu thẳng đứng của những cây cói trên một bức phù điêu thể hiện cảnh đi săn của Ti, vua Ai Cập (thiên niên kỷ III tr. C.N.)
Điều
này chỉ là logic. Song, chúng ta sẽ thấy rằng, tỉ lệ có thể thay đổi
đến mức tạo ra nhịp điệu, một yếu tố thẩm mỹ khác. Thí dụ điển hình nhất
là các tác phẩm hội hoạ của El Greco, hoạ sĩ người Tây Ban Nha
(1541-1614), trên đó hình dạng các nhân vật được cố ý kéo dài ra. Cũng
như các nhân vật gầy đét và dài lòng thòng của Giacometti (điêu khắc),
hoặc ngược lại, các nhân vật béo mũm mĩm của Botero, họa sĩ người
Colombia (Nam Mỹ), hoặc các bức tượng phụ nữ khổng lồ của Niki de Saint
Phalle, tất cả những tác phẩm này đều giàu nhịp điệu và tạo nên một
không khí sinh động, đượm chất tinh nghịch, hài hước.
Vậy, nhịp điệu là gì? Tại sao nó lại là một yếu tố của cái đẹp?
Nhịp
điệu là biểu hiện của sự chuyển động, của sự sống của một vật thể. Nó
thể hiện cái cốt lõi (hay cấu trúc) của một vật thể trong sự chuyển động
theo một hướng nhất định, thường là do một một áp lực nào đó thúc đẩy.
Nó cũng nói lên cái bản chất, hoặc cái thần của vật thể đó.
Chẳng
hạn như: những cây cói mọc ở bờ sông Nil (Ai Cập), thân thẳng đứng, mọc
song song, sát nhau, mặc dầu đứng im nhưng cũng tạo nên một nhịp điệu
thẳng đứng, cũng như cây tre trước gió, lá tre bị thổi bạt theo một
hướng, cũng tạo nên nhịp điệu. Mỗi loài hoa, mỗi loài cây cỏ, đều có một
cấu trúc đặc thù, do đó mỗi loài đều có một hình dạng và một nhịp điệu
riêng biệt. Cấu trúc của cây táo, chẳng hạn, khác với cấu trúc của một
cây sung; hình dạng và nhịp điệu của cây đa khác với hình dạng và nhịp
điệu của cây gạo, v.v...
Cả
hai khái niệm tỉ lệ và nhịp điệu đều đã được người Ai Cập biết đến ngay
từ lúc khởi đầu của các nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, muộn
nhất là ở thiên niên kỷ II tr. C.N., mặc dầu những khái niệm này chưa
được lý thuyết hoá một cách rõ ràng, ngoại trừ những con số vàng (hay tỉ
lệ vàng – còn được gọi là proportio divina, chữ của Luca Pacioli, một
nhà tu hành người Ý, 1509 – Từ này rất có thể đã được chính Leonardo da
Vinci sử dụng cùng vào thời kỳ này. Tỉ lệ vàng cho phép chia một đoạn
thẳng ra làm hai phần không bằng nhau, theo một tỉ lệ chính xác; xuất xứ
của nó là hình tam giác vuông, mà một cạnh dài bằng 1/2 cạnh kia...
Chúng ta sẽ không đi sâu thêm vào chi tiết này, chỉ cần biết rằng, tỉ lệ
vàng đã được áp dụng rất nhiều trong kiến trúc và điêu khắc, không chỉ ở
Ai Cập mà còn ở Hy Lạp vào thời cổ đại.
Ngoài
ra, người Ai Cập cũng đã sáng tạo ra một thang tỉ lệ, kẻ ô vuông, lấy
cơ thể của con người làm điểm xuất phát: chiều dài của bàn tay người
bằng 2 ô vuông. Chiều cao của thân thể con người bằng 18 ô vuông.
Về
nhịp điệu, người Ai Cập cổ đại đã biết đến nhịp điệu của những đường
song song thẳng đứng, cũng như những chuỗi người và vật di chuyển theo
chiều ngang. Còn nhiều khái niệm thẩm mỹ quan trọng khác đã có ảnh hưởng
đến các nền nghệ thuật của nhiều nền văn hoá đến sau, như cách thể hiện
trên một mặt bằng thẳng đứng những hiện vật lẽ ra nằm ngang trên một
mặt bàn, vì luật viễn cận khiến cho vật đằng trước che lấp vật đằng sau,
con mắt người nhìn theo chiều ngang, không thể thấy rõ hết được.
Trong
nền kiến trúc cổ đại Hy Lạp, tỉ lệ đã được quy ước hoá đến cao độ.
Chúng ta biết rằng, kiến trúc của các ngôi đền cổ Hy Lạp đã được thiết
kế dập theo những kích thước chuẩn, đã được đo đạc, tổng hợp, điều chỉnh
và ghi chép lại rất tỉ mỉ từ những công trình kiến trúc cổ được coi là
đẹp, từ tỉ lệ của các thức cột, đến các mô típ trang trí ở mặt tiền. Tuy
nhiên, hệ thống tỉ lệ này cũng không phải là bất di bất dịch. Ở thời kỳ
cổ điển (thế kỷ V tr. C.N.), tỉ lệ của các thức cột có khác với tỉ lệ ở
thời kỳ sơ khai (thế kỷ VI - VII tr.C.N.). So sánh ngôi đền Parthénon
(thế kỷ V tr.C.N.), ở Acropole, Athènes, với ngôi đền ở Paestum (thế kỷ
VII tr. C.N.), thuộc địa cũ của Hy Lạp (nay thuộc nước Ý), người ta
thấy vẻ đẹp của hai ngôi đền khác hẳn nhau. Đối với con mắt của người
ngày nay, thì cái đẹp sơ khai đôi khi lại độc đáo, đậm đà hơn cái đẹp cổ
điển, trong kiến trúc cũng như trong điêu khắc.
Tỉ lệ đã đóng một vai trò quan trọng trong các nền kiến trúc Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Trong kiến trúc Ai Cập, do tính chất hoành tráng và thiêng liêng của các công trình, các thức cột cũng được quan niệm trong tinh thần này. Các nghệ sĩ Ai Cập đã sáng tạo ra những hàng cột vĩ đại, với những gối cột dựa theo mẫu mực có sẵn trong môi trường thiên nhiên của vùng sông Nil: đó là hình tượng cây cói thân thẳng, mọc ở bờ sông này, cây cói mà người Ai Cập cổ đại dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra giấy.
Tỉ lệ đã đóng một vai trò quan trọng trong các nền kiến trúc Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Trong kiến trúc Ai Cập, do tính chất hoành tráng và thiêng liêng của các công trình, các thức cột cũng được quan niệm trong tinh thần này. Các nghệ sĩ Ai Cập đã sáng tạo ra những hàng cột vĩ đại, với những gối cột dựa theo mẫu mực có sẵn trong môi trường thiên nhiên của vùng sông Nil: đó là hình tượng cây cói thân thẳng, mọc ở bờ sông này, cây cói mà người Ai Cập cổ đại dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra giấy.
Người
Hy Lạp cổ đại chắc hẳn đã học được ở nền văn hoá Ai Cập quan niệm về
các thức cột này, nhưng đã khai thác nó một cách khác, với những tỉ lệ
khiêm tốn hơn, phù hợp với kích thước con người hơn, lược bỏ những ý
nghĩa tượng trưng có tính chất thần bí, đồng thời kiến trúc của người Hy
Lạp cổ cũng logich hơn, sáng sủa và tiện dụng hơn. Những hàng cột xung
quanh các ngôi đền Hy Lạp, tạo ra một không gian cách ly và che mưa
nắng, chính là một mẫu mực cho các nền kiến trúc ở phương Tây sau này
trong nhiều thế kỷ.
Đền Parthénon, trên đỉnh Acropole (Athènes, Hy Lạp, thế kỷ V tr.C.N.)
Truyền thống thức cột sẽ còn đeo đẳng nền kiến trúc ở phương Tây mãi cho đến tận ngày nay, với phong cách tân cổ điển.
Nền
kiến trúc Hy Lạp - La Mã, mà ta quen gọi là Hy-La, đã được chuẩn hoá
đến triệt để. Người đầu tiên đã có công sắp xếp, ghi chép lại các tiêu
chuẩn và quy ước là Vitruvius, một kiến trúc sư người La Mã sống ở thế
kỷ I tr. C.N. Đến thế kỷ XVI, những tiêu chuẩn và quy ước này lại được
Vignole, một kiến trúc sư người Ý cải biên lại, và tác phẩm của Vignole
sau này sẽ là ngọn đuốc soi đường cho nhiều thế hệ kiến trúc sư cổ điển ở
phương Tây, trong suốt mấy thế kỷ.
Tầm quan trọng của yếu tố nhịp điệu
Tầm quan trọng của yếu tố nhịp điệu
Nền
kiến trúc của Ai Cập cổ đại và của hai nền văn hoá Hy-La cổ đại, với
những thức cột, và nói chung, với những hình khối vuông góc - thi thoảng
về sau này mới có những vòm cuốn - sở dĩ đã lưu truyền được mãi cho đến
chúng ta, chủ yếu là do, trong nhiều thế kỷ, kỹ thuật và khoa học xây
dựng chưa phát triển, vật liệu duy nhất là gỗ, đá, gạch, đất, v.v... Vòm
cuốn xây bằng những vật liệu truyền thống và kỹ thuật sơ khai chỉ đạt
được những kích thước rất giới hạn. Do đó, hình khối và thẩm mỹ kiến
trúc trong những thời kỳ này đã phụ thuộc hoàn toàn vào giới hạn của vật
liệu xây dựng và của các phương tiện kỹ thuật. Người ta không làm sao
thoát ra khỏi được sự khống chế của những điều kiện tự nhiên, cho nên kỹ
thuật xây dựng chủ yếu là kỹ thuật rầm cột (tải trọng được truyền xuống
tới móng theo đường thẳng đứng, theo hệ thống rầm cột và tường chịu
lực), và thẩm mỹ kiến trúc, nhất là ở những công trình có kích thước
lớn, chủ yếu là thẩm mỹ của góc vuông và của đường thẳng “thước thợ”.
Colosseum
Bởi
vậy, đem khái niệm tỉ lệ áp dụng vào hệ thống thức cột và các không
gian kiến trúc bên ngoài và bên trong của một công trình, là điều duy
nhất mà người xưa có thể làm được vào những thời ấy về mặt thẩm mỹ.
Nếu
tỉ lệ là một yếu tố của cái đẹp tĩnh, thì nhịp điệu là yếu tố của cái
đẹp động, nó nói lên sự chuyển động, và một cách chung hơn, sự sinh
động, hay sự sống. Cái đẹp của cây đa là cái đẹp tĩnh, cái đẹp của ký
hiệu. Trong khi cái đẹp của cây tre trước gió, là cái đẹp của nhịp điệu.
Tuy
nhiên, những hàng cột, dù cho là ở Karnak (Ai Cập), hay ở Acropole,
Athènes (Hy Lạp), với những đường rãnh được khắc trên mặt cột để bắt
nắng một cách sinh động, đều là những biểu hiện bước đầu của sự áp dụng
khái niệm nhịp điệu trong kiến trúc.
Khái
niệm nhịp điệu ngày càng phổ biến cùng với sự phát triển của các nền
kiến trúc ở phương Tây, bắt đầu từ thời trung cổ, trải qua các nền kiến
trúc Roman, và nhất là Gothic, với những hàng cột chống thẳng đứng cao
vút, cùng các đường vòm cong ở bên trong nhà thờ, và các vòm chống ở bên
ngoài. Kiến trúc Gothic có thể được coi là nền kiến trúc giàu nhịp điệu
nhất, ở bên ngoài cũng như bên trong, nhờ ở chính cái cấu trúc của nó.
Kiến trúc Baroque và Rococo cũng là những nền kiến trúc giàu nhịp điệu, và mặc dầu đó chỉ là nhịp điệu của các chi tiết trang
trí, chứ không phải là của cấu trúc, nhưng nó đã đem đến cho các công
trình một sự sinh động mà ít nền kiến trúc nào có thể đạt được.
Capitol, Rome - scheme by Michelangelo
Nhịp
điệu cũng là một nét nổi trội trong các nền kiến trúc Hồi giáo, sử dụng
vòm cuốn một cách phổ biến, như ở các nước Trung Cận Đông, Ấn Độ Hồi
giáo, Bắc Phi, Tây Ban Nha (đặc biệt là Andalousie, vùng ảnh hưởng mạnh
nhất của nền văn hoá Hồi giáo của người Ả Rập trong nhiều thế kỷ).
Phải
chờ đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khái niệm nhịp điệu mới thực sự
có điều kiện để nảy nở và để được áp dụng một cách rộng rãi trong hội
hoạ, điêu khắc, cũng như trong kiến trúc, một mặt với sự ra đời của nền
hội hoạ hiện đại, mặt khác, trong lãnh vực kiến trúc, với sự ra đời của
các vật liệu mới (bê tông, sắt thép, v.v.) và các kỹ thuật xây dựng mới,
với cách tính toán kết cấu theo những phương pháp hiện đại, sau này lại
còn nhờ vào những máy vi tính tối tân nhất và những hiểu biết khoa học
mới nhất về vật liệu xây dựng.
Kỹ
thuật vòm mỏng bằng bê tông cốt sắt cũng như các kỹ thuật cấu trúc nhẹ
bằng khung sắt thép ngày càng phát triển trong những thập niên cuối của
thế kỷ XX. Lần đầu tiên, người ta đã thực hiện được những công trình mà
trước đây không bao giờ mơ tưởng tới được, những công trình mà trong đó,
nhịp điệu là nét nổi bật nhất.
Ở
trên, chúng ta đã nêu lên hai thí dụ điển hình là: cung Opera ở Sydney,
tác phẩm của KTS Jorn Utzon (1956-76) và viện bảo tàng Guggenheim ở
Bilbao, do KTS Gerhy thiết kế (1991-97). Đương nhiên, trong nền kiến
trúc đương đại không chỉ có hai tác phẩm ấy.
Islamic architecture
Có
thể nói rằng, trong kiến trúc, về phương diện thẩm mỹ thuần tuý, cả hai
khái niệm tỉ lệ và nhịp điệu đã được người xưa khám phá ra ngay từ thời
cổ đại ở các nền văn hoá Lưỡng Hà, Ai Cập, và Hy Lạp, nhưng về phương
diện kỹ thuật, thì từ kỹ thuật rầm cột đến kỹ thuật kết cấu vòm mỏng
bêtông, hay kết cấu khung sắt thép nhẹ, nhân loại đã phải trải qua trên
dưới 3.500 năm.
Điều
không thể tưởng tượng được, mặc dầu suy cho cùng, thì cũng chỉ là
logic, là cái nền kiến trúc dựa trên các thức cột và tỉ lệ ấy, đã kéo
dài ngần ấy thế kỷ dưới nhiều hình thức biến tướng, và trải qua nhiều
thời kỳ nghệ thuật, mà đến nay vẫn chưa chấm dứt được! Sở dĩ như vậy, là
vì trong kiến trúc, không chỉ có vấn đề thẩm mỹ như hội hoạ, hay điêu
khắc, mà còn có vừa cả vấn đề kỹ thuật lẫn kinh tế.
Ngay
cả ngày nay, hoạ hoằn lắm, người ta mới có được một vài công trình mà
thẩm mỹ thiên về nhịp điệu. Nhưng đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ,
vì những lý do kỹ thuật và kinh tế kể trên.
Nhìn
dưới góc cạnh này, cung Opera ở Sydney do Jorn Utzon thiết kế quả là đã
đi quá cái mức có thể thực hiện được so với trình độ kỹ thuật ở thời
của Jorn Utzon. Ngược lại, ở viện bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, tác phẩm
của Frank O. Gerhy, tác giả đã dung hoà được thẩm mỹ hiện đại và kỹ
thuật tân tiến một cách chừng mực hơn để đạt hiệu quả tối ưu.
Văn Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.