Hoàng triều cương thổ – đi ngược giòng thời gian
Năm 1949 Bảo Đại mua lại của Robert Clément Bourgery một ngôi nhà, xây năm 1940, ông cho sửa sang lại làm cơ quan hành chánh của Hoàng triều cương thổ .
Dinh I , nằm trên một ngọn đồi với cảnh quan đẹp và thơ mộng, độ cao 1550m có rừng thông bao quanh. Diện tích khu vực khoảng 60 ha . Đường Trần Quang Diệu. Theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu sẻ đến Dinh I .
Quelle : Wikipedia
Dinh II , được gọi là Dinh Bảo Đại II , nhưng thật ra không phải của Bảo Đại . Không có tài liệu nào có thể xác thực là Bảo Đại là sở hửu ngôi nhà nầy. Dinh II nằm trên một ngọn đồi thông ở độ cao 1.540m so với mực nước biển, cạnh đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2 km về hướng Đông-Nam. Được xây dựng vào năm 1933, có tới 25 phòng bài trí rất sang trọng. Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux, nên còn gọi là dinh Toàn quyền. Dinh II là nơi ở và làm việc của Jean Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10.
Dinh III, được xây trong khoảng từ năm 1933 đến 1938 là nơi gia đình Bảo Đại sinh sống và làm việc ở thành phố Đà Lạt. Dinh III do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế, nằm giữa rừng Ái Ân, trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam.
Ngày nay ba ngôi nhà nầy được gọi là Dinh Bảo Đại I , II và III . Ba ngôi nhà nầy chịu ảnh hưởng kiến trúc của Pháp . Hầu như tất cả các biệt thự ở Đà Lạt đều có kiến trúc của Pháp . Ngoại trừ Phi Ánh Villa , ngôi nhà nầy lại chịu ảnh hưởng kiến trúc của Tây Ban Nha .
Năm 1949, Bảo Đại mua biệt thự của ông Basier ở đường Graffeuille gần Trại Hâm làm nhà riêng cho bà Mộng Điệp. Biệt thự nằm trong khu rừng thông ở góc đường Hùng Vương – Trần Quang Diệu gần Dinh I. Về sau – trong những năm 1980-90, nơi đây được biết đến là khu nhà tập thể số 14 Hùng Vương, Đà Lạt hiện tại biệt thự 14 Hùng Vương đã bị phá bỏ hoàn toàn và một công sở hoàn toàn mới được mọc lên.
Dinh Phi Ánh có dạng biệt thự đôi, được xây dựng bằng đá granite, tọa lạc tại số 1A và 1B đường Quang Trung, P.9, TP. Đà Lạt. Được Bảo Đại mua vào năm 1940 .
Dinh Bảo Đại III, đả có nhiều du khách đến tham quan , chụp hình và quay phim . Dinh II và Dinh I thì chưa thấy nói tới nhiều . Biệt thự Phi Ánh và Cung Nam Phương Hoàng Hậu thì hầu như. chỉ có một ít người ở Đà Lạt biết đến mà thôi.
Biệt thự Phi Ánh, Đà Lạt
Đây là ngôi biệt thự duy nhất bằng đá có lối kiến trúc Tây Ban Nha duy nhất từ trước đến nay tại Đà Lạt. Biệt thự Phi Ánh gồm hai khối nhà nối liền nhau bằng một hành lang bán nguyệt, với phần tường bên ngoài được xây hoàn toàn bằng đá granit . Số 1A và 1B đường Quang Trung, Đà Lạt – cách ga Đà Lạt vài trăm thước. Sau năm 1975 được sử dụng làm chung cư , sau đó cho mướn làm nhà hàng Phù Đổng , cuối cùng là Trà Sửa Trân Châu . Bây giờ thì đang sửa sang lại .
Cung của Nam Phương Hoàng Hậu , Đà Lạt
Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan vợ chánh của Bảo Đại nhưng không được Bảo Đại tặng một căn nhà nào cả. Cung nầy nằm trên một ngọn đồi cao giữa rừng thông thoáng đãng ven đường Hùng Vương, hướng nhìn ra tứ bề. Nay thuộc khuôn viên Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Ông Nguyễn Hữu Hào – đại điền chủ giàu có của xứ Gò Công (nay là Tiền Giang) xây để tặng cho con gái của mình là Nguyễn Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng Hậu – Hoàng Hậu cuối cùng của Việt Nam. Bởi thế, dinh thự này có đến hai tên: Dinh Nguyễn Hữu Hào và cung Nam Phương hoàng hậu.
Năm 1933 trong một cuộc phỏng vấn Hoàng hậu Nam Phương: “Cuộc hôn nhân của tôi và Hoàng thượng là một sự tình cờ. Vì hai người đã gặp nhau trong một bữa dạ hội ở dinh Đốc lý Darles tại thị xã Đà Lạt vào năm 1933. Lúc ấy tôi mới 20 tuổi, tôi không để ý gì đến Hoàng thượng, nhưng Hoàng đế đã chú ý tới tôi…”.
An Định Cung , Huế
Quelle: Wikipedia
Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát – Thị xã Huế, nay tại số 97 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Huế là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là Thái tử đến khi làm Vua, sau này được Vĩnh Thuỵ thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.
Trong nhửng ngày cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn , gia đình Bảo Đại ở tại Cung An Định . Từ năm 1955, cung An Định bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu và trưng dụng làm khu chung cư cho một số gia đình công chức tại địa phương .
Bạch Dinh, Vủng Tàu
Nơi đây, Hoàng đế Minh Mạng từng cho xây dựng Pháo đài Phước Thắng tại nơi đây để kiểm soát cửa biển Cần Giờ. Sau khi chiếm được quyền cai trị Đông Dương, Toàn Quyền Pháp đã cho san phẳng pháo đài để xây dựng một dinh thự dùng làm nơi nghỉ mát cho các Toàn quyền Đông Dương.
Đề án được chính Toàn quyền Paul Doumer phê chuẩn và chính ông cũng là người đặt tên cho dinh thự này là Villa Blanche, theo tên của con gái ông là bà Blanche Richel Doumer. Công trình được khởi công vào năm 1898, mãi đến năm 1902 mới hoàn thành. Do màu sơn bên ngoài cũng như tên gọi Villa Blanche nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh tức là biệt thự trắng.
Bạch Dinh nằm ở độ cao 27,7m mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi, dưới chân là biển. Khách du lịch có thể tắm ở Bãi Trước, Bãi Dâu, thả bộ trên đường Trần Phú vừa ngắm Bạch Dinh. Sau lưng là Núi Lớn, bao quanh một màu xanh của rừng Sứ và rừng Gia Tỵ giữa thiên nhiên tươi đẹp.
Biệt điện Bảo Đại , Nha Trang
gồm 5 tòa biệt thự mang phong cách kiến trúc thời Pháp, tọa lạc trên đỉnh núi Chutt (núi Chụt theo cách gọi của người dân địa phương, hay núi Cảnh Long) thuộc phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 6km về phía nam.
Tòa nhà được xây dựng năm 1923, để làm nơi ăn ở cho các nhà Hải dương học, chuẩn bị cho việc thiết lập một viện nghiên cứu biển vùng Đông nam Á. Theo thứ tự từ mỏm núi Chụt vào, 5 biệt thự ấy có tên là: Les Agaves (Xương Rồng), Les Frangipaniers (Bông Sứ), Les Bouguinvilles (Bông Giấy), Les Flamboyants (Phượng Vĩ), Les Badamniers (Cây Bàng). Biệt thự nào trồng cây nấy quanh vườn để dễ nhớ, dễ tìm. Sau khi khánh thành 5 biệt thự này, người Pháp tiến hành xây Viện Hải dương học Nha Trang năm 1925.
Biệt điện Bảo Đại , Buôn Ban Mê Thuột
Năm 1926, Paul Giran-một công sứ pháp tại Đắk Lắk, đã cho xây dựng ngôi Biệt Điện này với gạch và vôi kiên cố và hoàn thành vào năm 1927. Từ đó dân địa phương gọi nơi này là Tòa công sứ.
Tháng 11-1947 sau khi được chính phủ Pháp bảo lãnh, Vĩnh Thụy (Bảo Đại) về nước với danh nghĩa là Quốc trưởng. Bảo Đại đã đến đây và làm việc ở khu vực này khoảng 8 tháng (từ tháng 11-1947 đến khoảng tháng 5-1948). Những năm 1949-1954 hàng năm Bảo Đại thường tới đây vào đầu mùa mưa để nghỉ ngơi và săn bắn. Do đó ngôi nhà này có tên gọi là Biệt Điện Bảo Đại.
Biệt điện Bảo Đại, Đắk Lắk
Cách trung tâm Buôn Ma Thuột 52km về hướng đông nam. Theo con đường xoắn ốc với những rừng thông và bóng cây Kơnia cổ thụ quanh năm xanh ngát là tới Biệt Điện Bảo Đại. Biệt Điện Bảo Đại (người dân địa phương xưa kia còn gọi là Dinh Bảo Đại) nằm bên Hồ Lăk tọa lạc trên ngọn đồi cao 70m so với mặt nước hồ Lăk, 600m so với mặt nước biển – nơi đây Vua Bảo Đại – ông Vua cuối cùng của triều đình Nhà Nguyễn cho xây dựng vào năm 1951 để làm nơi dừng chân khi lên Buôn Ma Thuột nghỉ mát, ngắm cảnh và săn bắt.
Đứng trên sân Dinh Bảo Đại, nhìn toàn cảnh hồ Lăk được bao bọc bởi thị trấn Liên Sơn, các buôn MNông, cánh đồng lúa hay dãy núi Voi, Chư Yang Sin …tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành, mát dịu trên đồi cao, nghe tiếng chim hót vọng xen lẫn với hương hoa của núi rừng Tây Nguyên như mùi hoa sữa, hoa đại, hoa bằng lăng trong dịp nở … thấy những dáng cây cổ thụ, đặc biệt là thân cây hoa sữa to mà Bảo Đại đã mang từ Hà Nội vào trồng thử nghiệm để sánh với bóng cây Kơnia huyền thoại trên Tây Nguyên.
Vua Bảo Đại rất yêu thích hương và sắc cây hoa sứ , vì vậy xung quanh các biệt điện đều trồng nhiều cây hoa sứ , còn được gọi là hoa đại .
Biệt điện Bảo Đại, Đồ Sơn
Biệt thự Bảo Đại ở Hải Phòng nằm trên đỉnh đồi Vung, cao 36m so với mặt nước biển, thuộc khu II Đồ Sơn. Biệt thự đuợc vua thuốc phiện xây vào năm 1928. Toàn quyền Đông Dương Pàquiere mua lại cái biệt điện nầy và tặng cho vua Bảo Đại . Từ đó ngôi nhà này được gọi là biệt thự Bảo Đại.
Quelle:Wikipedia
Đồ Sơn là một bải biển nổi tiếng ở Hải Phòng , trong truyện ” Trống Mái ” , 1936 , nhà văn Khái Hưng có viết về bải biển nầy . Thời Đông Dương không có đường xe đi thẳng tới Đồ Sơn , muốn tới phải mướn người khiêng .
Một trong những thú vui của tôi khi đi du lịch , là được qua đêm trong lâu đài , biệt thự , nhà củ . Cái thú vui nầy nẩy ra sau khi tôi đã qua đêm trong ba cái tu viện ( monastery) củ ở Đức .
Có nhiều bạn bè Việt và bạn bè ngoại quốc thường hỏi tôi rằng . Khi đi chơi sao không đến ở khách sạn năm sao , sáu sao mà qua đêm cho đầy đủ tiện nghi hơn . Tôi trả lời như sau :
Nhiều người ta đi cả mấy chục ngàn cây số tới Trung Quốc để coi cái gì . Xin thưa để coi vạn lý trường thành , để coi cấm tử thành . Có người đi tới Ai Cập để coi kim tự tháp , thung lủng của các vua ( valley of the kings ) . Lại có người tới Paris để xem tháp Eiffel, điện Versailles. Chung quanh nhửng chổ đó đều có khách sạn năm sao , sáu sao . Nhưng đâu có ai nói là tôi tới Trung Quốc vì cái khách sạn năm sao nầy , hay tôi tới Paris vì cái khách sạn sáu sao nọ.
Tiện nghi chỉ có khi mình ở trong nhà , ra khỏi nhà là thiếu tiện nghi . Không có khách sạn nào tiện nghi bằng cái nhà của mình cả.
Hoa Kỳ có hai ngôi nhà , ai củng muốn tới tham quan : Mount Vernon , Fair fax County , Virginia và toà nhà Bạch Ốc . Ai củng tới đó chiêm ngưởng , nhưng chỉ được đứng xem , hoặc vô tham quan , nhưng đâu có được qua đêm mặc dầu sẻ sẳng sàng trả tiền .
Có lẻ các bạn sẻ hỏi : ” ngủ đêm trong đó có gì đặc sắc mà phải ca ngợi lên ” , có bạn khác thì nói , hay là : ” ngủ trong đó sẻ có cảm tưởng sẻ làm vua , tổng thống một đêm ” .
Khắp thế giới có biết bao nhiêu khách sạn , năm , sáu sao . Những khách sạn nầy được xây, lúc đầu đẹp , mới . Đẹp tùy theo con mắt người nhìn, Beauty is in the eye of the beholder. Có người nhìn tranh Piscaso nói là đẹp, lại có người nói, không biết ông nầy vẻ cái gì , khó hiểu quá. Sau hai mươi năm nhửng khách sạn nầy sẻ củ và xấu, không ai vô ngủ đêm nửa. Nhửng khạch sạn đó đến và đi , không ai luyến tiếc .Nhừng khách sạn năm sao , sáu sao củng không thể so sánh được với Dinh Thống Sứ Bắc Kỳ, Dinh Thống Sứ Trung Kỳ, Dinh Thống Sứ Nam Kỳ, Hotel Adlon Kemspinki Berlin, Grand Hotel Heiligendamm.
Dinh Thống Sứ Bắc Kỳ
Dinh Thống Sứ Trung Kỳ
Dinh Thống Sứ Nam Kỳ
Dinh Thống Sứ Nam Kỳ xin coi ” Sài Gòn – Trở về với dỉ vảng “
Grand Hotel Heiligendamm, Germany
Nhửng ngôi nhà củ, lâu đài , biệt điện thì không . Đó là nhửng cái mốc của lịch sử , dấu ấn của thời gian . Trong lúc còn khách tham quan thì không khí trong đó , nó ồn ào , nó náo nhiệt . Khi khách ra về hết chỉ còn có một mình , đứng trong đó. Lúc đó bạn sẻ cảm thấy hai câu thơ của bà Huyện Thanh Quang :
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
thắm thía như thế nào . Ban đêm nằm ngủ , bạn sẻ cảm thấy thời gian ngừng lại , không khí trong bốn bức tường đọng lại . Đó là cái thời gian , cái không khí trăm năm về trước , nó đọng lại . Bạn sẻ nghe nhửng tiếng động chung quanh, tiến gào của gió qua khung cửa sổ. Một cảm tưởng không bao giờ quên được và củng không thể nào mua được.
Khách sạn năm , sáu sao nếu có nhiều tiền tôi vô ngủ sáu đêm , nếu có tiền vừa vừa tôi ngủ ba đêm , nếu ít tiền tôi ngủ một đêm . Nhưng điện Versailles, Cấm tử thành , ai cho tôi vô mặc dầu tôi sẻ trả tiền để được vô ngủ.
Tôi có diểm phúc , mà có lẻ chỉ có được một lần thượng đế ban cho tôi , tôi qua đêm trong Hoàng triều cương thổ . Nước tôi nghèo không có tiền xây những cung điện như Versailles , Cấm tử thành , Kim tự tháp . Nhưng nhửng cái biệt điện đó , nó là nhân chứng lịch sử , dấu ấn thời gian lịch sử dân tộc tôi . Cuộc hành trình của tôi bây giờ ngắn lại , tôi chỉ còn có hiện tại và quá khứ .
“Nước chảy về nguồn , lá rụng về cội ” . Tôi sinh ra thời chinh chiến, đất nước chia đôi . Vì chiến tranh tôi không có cơ hội để đi và xem nhửng cảnh đẹp của quê hương. Sống theo thăm trầm của Văn Lang tôi ra đi , tha phuơng cầu thực nơi đất khách quê nguời . Ngày hôm nay , đất nước không còn chiến tranh ước vọng của tôi là đi khắp nẻo đường của quê hương , theo tôi nghỉ : ” mình chỉ yêu quê hương và dân tộc khi mình biết rỏ về lịch sử , địa dư của quê hương mình ” .
Khi ra đi về cỏi vỉnh hằng , mình không đem theo được nhửng mình đang sở hửu . Một cái mà mình có thể đem theo được, đó là Kỷ Niệm . Một lần trở về quá khứ đó là một nguyện ước sau nhiều năm tha phương cầu thực nơi đất khách quê người. Một lần đi ngược giòng thời gian theo bước chân của vị Vua cuối cùng của triều Nguyễn , theo giòng lịch sử Lạc Việt thật một hạnh phúc mà thượng đế đả ban cho tôi .
Tháng ba năm 2014 tôi bắt đầu cuộc hành trình đi ngược giòng thời gian . Đà Lạt là điểm khởi hành vì nơi đó có nhiều dấu ấn thời gian nhất.
Đà Lạt
Dinh Bảo Đại I , đuờng Trần Quang Diệu , nằm trên một ngọn đồi thông với độ cao 1550m , cách trung tâm Đà Lạt chừng 4km hướng Đông Nam . Tổng số diện tích khoảng 60ha . Biệt thự nầy của Robert Clément xây vào năm 1940 , nhìn xuống thung lủng . Vua Bảo Đại mua lại tháng 8 năm 1949 . Một con đuờng trải nhựa dẩn lối vào Dinh , hai bên hai hàng cây tràm thân cao vút . Tòa nhà gồm một tầng hầm , tầng trệt và tầng lầu . Tầng lầu là các phòng ngủ xung quanh một hành lang .
Khi tôi lên Đà Lạt không tham quan được , đóng cửa để sửa chửa . Chỉ chụp từ ngoài .
Dinh Bảo Đại II , đường Trần Hưng Đạo , nằm trên đồi thông với độ cao 1539m , diện tích khoảng 26ha , có 25 phòng . Từ sân thượng nhìn ra phía trước là rừng thông , hồ Xuân Hương , đồi Cù và núi Lang Biang . Biệt thự nầy là biện thự mùa hè của toàn quyền Decoux , xây từ năm 1933 – 1937 , gồm tầng trệt với phòng ăn và tầng lầu là các phòng ngủ .
Nhà gác của ngự lâm quân
Đi thêm khoảng 800m quẹo trái
Cửa vào chính và vườn hoa
phòng ăn
tầng lầu là các phòng ngủ
Dinh Bảo Đại III , đường Triệu Việt Vương , nằm trên một đồi thông với độ cao 1539 m , xây từ năm 1933 – 1938 , gồm có tầng hầm , tầng trệt : phòng khách , phòng làm việc và tầng lầu là các phòng ngủ . Từ phòng ngủ của Vua Bảo Đại có một cửa ra sân thượng gọi là Lầu Vọng Nguyệt.
Cung Nam Phương Hoàng Hậu
nằm trên một ngọn đồi cao giữa rừng thông thoáng đãng ven đường Hùng Vương, hướng nhìn ra tứ bề. Nay thuộc khuôn viên Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Đây là dinh thự do ông Nguyễn Hữu Hào – đại điền chủ giàu có của xứ Gò Công (nay là Tiền Giang) xây để tặng cho con gái của mình là Nguyễn Thị Lan, tức Nam Phương hoàng hậu – hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam. Bởi thế, dinh thự này có đến hai tên: Dinh Nguyễn Hữu Hào và cung Nam Phương hoàng hậu. Dinh nầy xây vào đầu năm 1930. Với tổng diện tích sử dụng khoảng 500 m2, tòa nhà gồm 3 tầng và một tầng hầm .
phòng thái tử Bảo Long
tầng hai
phòng Công chúa Phương Mai
Villa Phi Ánh, 1A và 1B đường Quang Trung
Biệt thự làm bằng đá granit, mang dáng vẻ cổ kính, thanh lịch, gồm 2 tòa nhà nối nhau bằng một hành lang vòng cung được xây dựng vào năm 1928, mô phỏng kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha nên nhìn bề ngoài có nhiều điểm khác biệt với các ngôi biệt thự kiến trúc Pháp hiện có ở Đà Lạt.
Điều dễ nhận thấy ngôi biệt thự này có rất nhiều cửa sổ nhỏ xung quanh tường nhà, toàn bộ ngôi biệt thự có hàng chục cửa sổ và cửa ra vào hình dạng không giống nhau.
Vào năm 1940, Vua Bảo Đại đã mua lại biệt thự này từ một công chức Pháp để tặng cho thứ phi Phi Ánh. Cũng từ đó, biệt thự có tên là biệt thự Phi Ánh.
Vủng Tàu
Bạch Dinh , Villa Blance
Đứng tại bải trước nhìn theo hướng mặt sẻ thấy một toàn nhà màu trắng bên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu.
Trên nền của Pháo Đài Phước Thắng , Toàn Quyền Paul Doumer cho xây cho con gái ông là bà Blanche Richel Drummer một biệt thự đặt tên là Villa Blanche . Công trình được khởi công vào năm 1898, mãi đến năm 1902 mới hoàn thành. Do màu sơn bên ngoài cũng như tên gọi Villa Blanche nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh.
Nơi đây cũng là nơi chính quyền thuộc địa Pháp làm nơi giam lỏng vua Thành Thái từ ngày 12 tháng 9 năm 1907 đến năm 1916.
Có hai lối lên Bạch Dinh. Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây giá tỵ, dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp cổ xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ cao niên.
Bạch Dinh cao 19m, có ba tầng, mang đậm sắc thái kiến trúc của Pháp thời cuối thế kỷ 19.
Tầng hầm dùng cho việc nấu nướng. Tầng trệt dùng làm khánh tiết. Tại đây còn bài trí những hiện vật cổ xưa dùng để trang trí nội thất như: Song bình Bách điểu chầu phụng, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải định năm 1921, cặp ngà voi Châu Phi dài 170 cm, bộ tam đa ngũ thái Phúc – Lộc – Thọ.
tầng một
tầng hai
mặt sau
Lầu vọng nguyệt
Nguồn :
1/- From Indochine to Indochic: The Lang Bian/Dalat Palace Hotel and French Colonial Leisure, Power and Culture*
ERIC T. JENNINGS , University of Toronto
2/- Imperial Heights : Dalat and the Making and Undoing of French Indochina
ERIC JENNINGS , University of California Press 2011 , ISBN 9780520266599
3/- L’ Indochine Française : Bref aperçu de son histoire et des représentations coloniales
Pierre- Jean Simon , Université de Haute – Bretagne , Rennes II
còn tiếp
-----------------------------------
Số phận những người con của Nam Phương hoàng hậu
Hoàng hậu Nam Phương cùng vua Bảo Đại, Đức Từ cung, Hoàng tử Bảo Long và các quan lại triều Nguyễn. |
Nước còn cau mặt với tang thương
Lối xưa xe ngựa, hồn thu thảo.
Nền cũ lâu đài, bóng tịch dương....
............
.............
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường
(Bà Huyện Thanh Quan).
Số phận những người con của Nam Phương hoàng hậu
Sinh ra đã được định phận sẽ làm vua, nhưng Bảo Long từng chán đời đến mức đăng lính lê dương để tìm cái chết trên chiến trường, và nhiều lần bán báu vật hoàng gia để sống.
Nam Phương hoàng hậu |
Bước vào năm 2014 là tròn đúng 100 năm Ngày sinh Nam Phương Hoàng hậu và cũng tròn 80 năm ngày bà được phong Hoàng hậu của vương triều phong kiến cuối cùng Việt Nam.
Trong lịch sử Việt Nam, Nam Phương là bà hoàng hậu đặc biệt không chỉ vì sau bà, vĩnh viễn không còn người phụ nữ nào được phong danh hiệu này nữa, mà còn vì trong suốt sự tồn tại của vương triều Nguyễn, bà là người phụ nữ duy nhất được phong hậu khi còn sống.
Dòng bài này có sử dụng tư liệu từ các nguồn: Hồi ký “Một nửa đời hư” (Vương H ồng Sển); Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn (Phạm Khắc Hòe); Hỏi chuyện đời bà “thứ phi” Mộng Điệp với Cựu hoàng Bảo Đại (Nguyễn Đắc Xuân); Chuyện nội cung cựu hoàng Bảo Đại (Nguyễn Đắc Xuân).
Kỳ cuối: Số phận những người con của Nam Phương hoàng hậu Nam Phương hoàng hậu sinh với vua Bảo Đại 5 người con: 2 hoàng tử là Bảo Long, Bảo Thắng, 3 công chúa là Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung. Sang Pháp định cư ngày từ những ngày thơ ấu nên cuộc đời họ hầu như đều diễn ra trên đất khách. Các hoàng tử, công chúa này hoặc có số phận đáng buồn, hoặc có cuộc sống hết sức bình thường.
*-Bảo Long – thái tử bất đắc chí
7 phát súng thần công đã được bắn khi Bảo Long chào đời vào năm 1936, cả hoàng tộc mừng rỡ đón người sẽ kế vị ngai vàng. 9 năm sau đó, vua cha thoái vị, chế độ phong kiến sụp đổ, nhưng với hy vọng khôi phục vương triều, Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu vẫn chú tâm đào tạo Bảo Long như một ông vua tương lai. Thế nhưng, cuộc đời của vị hoàng tử này lại là một chuỗi tháng năm bất đắc chí.
Khi sang Pháp sống, Bảo Long 11 tuổi. Thái tử được gửi vào trường College des Roches tại Maslacq, thành phố Paul – một trong những ngôi trường nổi tiếng nhất ở Pháp. Mang dòng máu hưởng thụ của cha, lại thêm gia đình có điều kiện, vị hoàng tử trẻ sớm thể hiện sở thích ăn chơi. Cậu học sinh này có thể đòi mẹ mua cho một chiếc xe hơi thể thao đời mới rất đắt tiền hiệu Jaguar XK 120 như đòi mua một cái áo. Có điều, chuyện đi lại sau đó của hoàng tử không được như ý khi cậu trở thành mục tiêu của một cuộc bắt cóc. Bảo Long thoát nạn do nhà chức trách ra tay kịp thời, nhưng sau đó hoàng tử 14 tuổi luôn phải ra đường với cả đoàn xe hộ tống của an ninh Pháp.
Tốt nghiệp trường Roches, thái tử được đưa vào chính ngôi trường đã dạy Bảo Đại “nghề làm vua”, trường Lycee Condoreet, nhưng chưa tốt nhiệp thì vào quân đội Pháp. Vào năm 1953, Bảo Đại phong cho con trai trưởng là Hoàng Thái tử để chuẩn bị cho tương lai, rồi cử con sang London dự lễ đăng quang của nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị.
18 tuổi, Bảo Long tuân lệnh cha, vào trường võ bị Saint Cyr ở Coetquidan (Pháp). Sau khi tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy, vì thích cưỡi ngựa, chàng thanh niên đăng ký học thêm ngành thiết kỵ của trường Saumur, và rồi xảy ra biến cố: ở quê nhà, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm lật đổ, phải lưu vong, và con trai cả của ông nghiễm nhiên cũng thành kẻ lưu vong, với thứ giấy tờ có giá trị duy nhất là hộ chiếu ngoại giao của công dân Liên hiệp Pháp. Lại thêm, vì trước đó đăng ký học quân sự ở Pháp với tư cách người của quân đội Việt (để không bị gửi ra mặt trận chiến đấu) nên giờ đây, Bảo Long không được công nhận là sỹ quan của quân đội Pháp.
Những chuyện này dập tắt hy vọng về sự nghiệp của hoàng thái tử. Bảo Long trở nên chán đời, u uất, thu hẹp giao tiếp, rồi. Khi tốt nghiệp, chàng trai nộp đơn tình nguyện vào binh đoàn lê dương của Pháp sang chiến trường Algerie, cho dù vì chuyện này mà bị người Việt và các thành viên hoàng tộc phê phán. Trong thời gian ở châu Phi, hoàng tử chỉ huy một đội trinh sát và xông pha với một thái độ không tiếc thân, nhờ thế mà được thưởng 2 huy chương, được phong Trung tá danh dự của Trung đoàn Ngự lâm quân và Đại tá danh dự của Vệ binh Hoàng gia. Cả đến khi bị thương nên được cho giải ngũ sau gần chục năm chinh chiến, Bảo Long vẫn tỏ ý muốn ở lại để ra trận, có chết cũng chẳng hối tiếc.
Từ giã binh nghiệp, Bảo Long làm việc cho một ngân hàng. Không chỉ bất đắc chí trong sự nghiệp, đường tình ái và hôn nhân của Bảo Long cũng tẻ nhạt, trái ngược với ông bố lừng lẫy tình trường. Thái tử cuối cùng của nhà Nguyễn lấy một quả phụ người Pháp có hai con riêng, làm nghề trang trí nội thất ở Paris. Họ không có đứa con chung nào.
Có lẽ vì tuyệt vọng nên càng về sau, Bảo Long càng ăn chơi, tiêu tán dần số tài sản lớn mà người mẹ giàu có để lại. Thậm chí ông còn nhiều lần bán đấu giá những báu vật hoàng gia được thừa kế từ hoàng hậu Nam Phương, trong đó có thẻ bài, vương miện, kim khánh, kiếm báu, các bức ảnh hiếm, các cổ vật… Và đến cuối đời thì món gì còn lại ông cũng đem bán hết để lấy tiền tiêu xài.
Cũng vì chuyện báu vật triều Nguyễn mà Bảo Long có mâu thuẫn với cha mình. Năm 1980, Bảo Đại xuất bản cuốn hồi ký “Con rồng An Nam”, hỏi mượn Bảo Long quốc ấn để đóng vào bìa sách (món này vốn do hoàng hậu Nam Phương cất giữ, khi hoàng hậu qua đời thì thái tử được thừa kế). Bảo Long kiên quyết không đồng ý. Từ hồi cựu hoàng lấy bà đầm Baudot, quan hệ giữa ông và con cái đã xấu đi vì các hoàng tử, công chúa sợ những vật báu gia truyền về tay người nước ngoài. Đến chuyện Bảo Đại mượn quốc ấn không được này, cha và con trai coi như chấm dứt quan hệ, Bảo Long từ đó rất hiếm khi gọi điện thăm hỏi cha.
Vợ chồng Vua Bảo Đại cùng hai con đầu lòng là thái tử Bảo Long và công chúa Phương Mai trong buổi dạo chơi vườn hoa tại cung Nam Phương Hoàng hậu ...
Bảo Long qua đời lặng lẽ ở Pháp năm 2007, ở tuổi 71, sau cái chết của cha mình chẵn 10 năm.
Những người con khác của Nam Phương
Những người con khác của Nam Phương
*- Sau cái chết của Bảo Long, hoàng tử Bảo Thắng, con út của hoàng hậu Nam Phương, trở thành người thừa kế danh vị vốn đã không còn giá trị thực tế và những vật còn lại của hoàng tộc. Vị hoàng tử có vóc dáng mập mạp này sinh năm 1943, sang Pháp khi mới hơn 3 tuổi, từng học trường Couvent des Oiseaux ở Pháp (ngôi trường mà hoàng hậu Nam Phương từng học thời con gái).
Hoàng tử Bảo Thắng sống ở Paris, thích vẽ tranh, chơi nhạc và không lập gia đình. Vậy là, cũng như ông anh cả Bảo Long, hoàng tử út không con cái. Vậy là cả hai người con trai chính thức của Bảo Đại đều không sinh được kẻ nối dõi. Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, suýt nữa đã tuyệt tự, bởi hai hoàng nam mà “thứ phi” Mộng Điệp sinh ra cho ông đều chết sớm. May còn người con trai do “thứ phi” Phi Ánh sinh ra vào năm 1951 là Bảo Ân (hiện sống ở Mỹ) lại có con trai và cháu đích tôn.
Trong ba con gái của hoàng hậu Nam Phương, công chúa cả Phương Mai sinh năm 1937 là người liên tục gặp bất hạnh trong hôn nhân, lấy mấy đời chồng vẫn không hạnh phúc. Phương Mai từng cưới một người Pháp gốc Do Thái và sinh được một con trai là Benjamin Phương. Người chồng này sớm bỏ rơi bà, mà nguyên nhân được cho là ông ta thất vọng khi nhận ra vợ mình tuy con vua cháu chúa nhưng chẳng có của nả gì cho ông ta đào mỏ, ngay cả ông bố vợ hoàng đế cũng thường xuyên trong tình trạng không xu dính túi.
Tại điện Kiến Trung, Hoàng hậu Nam Phương đã lần lượt hạ sanh 5 người con gồm có: -Thái tử Bảo Long, sinh ngày 4-1-1936 - Công chúa Phương Mai,
Nguyễn Phúc Bảo Long – con trai đầu lòng của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương, ra đời vào ngày 4 tháng Giêng 1936 tại điện Kiến Trung trong Đại Nội ...
*- Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì công chúa Phương Mai từng kết hôn với một phi công, sau đó anh ta để lại một giọt máu rơi cho bà nuôi. Người chồng tiếp theo có gốc gác hoàng tộc Italy, cũng chết sớm và để lại cho bà mấy đứa con.
*- Tốt số nhất là công chúa Phương Liên, sinh năm 1938. Bà cưới một người đàn ông Pháp làm trong ngành ngân hàng tên là Bernard Soulain, hai vợ chồng làm việc ở Hong Kong. Do xa xôi, công chúa ít có dịp về Pháp thăm cha mẹ, nhưng vì thu nhập khá nên thỉnh thoảng Phương Liên có gửi ít tiền cho Bảo Đại tiêu xài.
*- Còn công chúa út Phương Dung, sinh năm 1942, sinh sống khá chật vật với đồng lương của một cô giữ trẻ ở Paris. Chuyện chồng con của nàng công chúa kém may mắn này đến nay vẫn là điều bí ẩn.
Những Bức Ảnh Lịch Sử Của NAM PHƯƠNG Hoàng Hậu
Trước khi lấy vua Bảo Đại năm 19 tuổi, Hoàng hậu Nam Phương từng ba năm liền đoạt giải hoa hậu Đông Dương.
Hoàng hậu Nam Phương (1914 - 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc sinh thời, bà là người phụ nữ nức tiếng xứ An Nam về lòng nhân từ và nhan sắc. Ảnh: Hoàng hậu Nam Phương mặc hoàng phục, bức ảnh được biết đến nhiều nhất của bà.
Từ bé, Nguyễn Hữu Thị Lan đã có nhan sắc vượt trội, cao lớn và xinh đẹp hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Không chỉ đẹp, bà còn xuất thân từ gia đình quý tộc giàu có và là một người nết na, thùy mị, học thức cao. Năm 18 tuổi, bà đỗ tú tài toàn phần tại trường Couvent des Oiseaux – Pháp.
Trước khi lấy vua Bảo Đại năm 19 tuổi, Nguyễn Hữu Thị Lan từng ba năm liền đoạt giải hoa hậu Đông Dương.
Nam Phương trong Lễ tấn phong Hoàng hậu, ngày 21/3/1934.
Nét quý phái của Hoàng hậu Nam Phương trong Âu phục, đầu thập niên 1950.
Chân dung Nam Phương Hoàng hậu trên một con tem.
Chân dung Nam Phương Hoàng hậu trên con tem phát hành năm 1952.
Hoàng hậu Nam Phương trong trang phục truyền thống.
Chân dung Hoàng hậu Nam Phương trước năm 1945.
Hoàng hậu Nam Phương với Hoàng tử Bảo Long và Công chúa Phương Mai.
Nam Phương Hoàng hậu và 5 người con tại biệt thự Thorenc khoảng năm 1950.
Hoàng hậu Nam Phương cùng vua Bảo Đại, Đức Từ cung, Hoàng tử Bảo Long và các quan lại triều Nguyễn.
Hoàng hậu Nam Phương và Hoàng tử Bảo Thắng.
Nam Phương Hoàng hậu cùng các con trai và linh mục Eugene Larouche tại Dòng Chúa Cứu Thế ở Huế năm 1947.
Hoàng hậu Nam Phương ngồi xe kéo trong Đại Nội, Huế.
Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại đứng xem cuộc diễn hành ở xứ Chùa Tháp chào mừng Hoàng gia Việt năm 1942.
Nam Phương Hoàng hậu và cựu hoàng Bảo Đại ở Paris năm 1955.
Nam Phương Hoàng Hậu và vua Bảo Đại tại Pháp năm 1938.
Nam Phương Hoàng hậu và các con.
----------------------------
Le Tombeau de Dalat
Dà Lat : un lieu autrefois touristique le tombeau de Pierre Nguyen Huu-Hào, père de la première épouse de l'empereur Bao Daï.
Pierre Nguyen Huu-Hào était catholique, originaire de Gò Công dans le delta du Mékong.
Aujourd'hui ce tombeau est à l'abandon, semblant comme attendre désespérément une visite derrière ses hautes herbes et ses pins majestueux.
Pierre Nguyen Huu-Hào était catholique, originaire de Gò Công dans le delta du Mékong.
Aujourd'hui ce tombeau est à l'abandon, semblant comme attendre désespérément une visite derrière ses hautes herbes et ses pins majestueux.
http://saigon-vietnam.fr/dalat_fr.php
---------------
---------------
Tìm hiểu Hoàng triều Cương thổ (15.4.1950-11.3.1955)
Cùng chia sẻ
Hoàng triều Cương thổ (Hán-Việt: 皇朝疆土, tiếng Pháp: Domaine de la Couronne) ban đầu là tên gọi để chỉ vùng đất Tây Nguyên Việt Nam hiện nay gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đồng Đắk Nông và Lâm Đồng. Qua Dụ số 6, Hoàng triều Cương thổ chính thức thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1950, Giải thể vào ngày 11 tháng 3 năm 1955.
Thủ đô: Đà Lạt
Tôn giáo: Tín ngưỡng cổ truyền
Chính thể:Tự trị
Tiền tệ: Đồng
Tại vùng này thì Bảo Đại, ngoài danh nghĩa Quốc trưởng ra vẫn giữ vai trò Hoàng đế.
Qua Dụ số 6 ngày 15 tháng 4, 1950. 5 tỉnh thuộc Xứ Thượng Nam Đông Dương chuyển giao thành Hoàng triều Cương thổ ở Trung phần là: Đồng Nai Thượng, Lang Biang,Pleiku, Darlac, Kontum. (Xứ Thượng Nam Đông Dương: (tiếng Pháp: Pays Montagnard du Sud Indochinois, viết tắt là PMSI) là một đơn vị hành chính tự trị của Liên bang Đông Dương tại khu vực Tây Nguyên ngày nay. Đơn vị hành chính này tồn tại từ 27 tháng 5 năm 1946 đến 1950 thì sát nhập vào Hoàng triều Cương thổ theo Dụ số 6 của Quốc trưởng Bảo Đại.)
* Ngoài ra Dụ số 6 còn ấn định một khu vực khác ở Bắc phần gồm các tỉnh sau đây cũng thuộc Hoàng triều cương thổ:
1. Hòa Bình (Khu Tự trị Mường)
2. Phong Thổ (Khu tự trị Thái)
3. Lai Châu (Khu tự trị Thái)
4. Sơn La (Khu tự trị Thái)
5. Lào Kay (Khu Tự trị Mèo)
6. Hà Giang (Khu Tự trị Mèo)
7. Bắc Kạn (Khu Tự trị Thổ)
8. Cao Bằng (Khu Tự trị Thổ)
9. Lạng Sơn (Khu Tự trị Thổ)
10. Hải Ninh (Khu tự trị Nùng)
11. Móng Cái (Khu tự trị Nùng)
Tuy nhiên, khu vực phía bắc này không được thực hiện vì nằm ngoài tầm kiểm soát của Quốc gia Việt Nam.
Theo Anhxua
Cùng chia sẻ
Hoàng triều Cương thổ (Hán-Việt: 皇朝疆土, tiếng Pháp: Domaine de la Couronne) ban đầu là tên gọi để chỉ vùng đất Tây Nguyên Việt Nam hiện nay gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đồng Đắk Nông và Lâm Đồng. Qua Dụ số 6, Hoàng triều Cương thổ chính thức thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1950, Giải thể vào ngày 11 tháng 3 năm 1955.
Thủ đô: Đà Lạt
Tôn giáo: Tín ngưỡng cổ truyền
Chính thể:Tự trị
Tiền tệ: Đồng
Tại vùng này thì Bảo Đại, ngoài danh nghĩa Quốc trưởng ra vẫn giữ vai trò Hoàng đế.
Qua Dụ số 6 ngày 15 tháng 4, 1950. 5 tỉnh thuộc Xứ Thượng Nam Đông Dương chuyển giao thành Hoàng triều Cương thổ ở Trung phần là: Đồng Nai Thượng, Lang Biang,Pleiku, Darlac, Kontum. (Xứ Thượng Nam Đông Dương: (tiếng Pháp: Pays Montagnard du Sud Indochinois, viết tắt là PMSI) là một đơn vị hành chính tự trị của Liên bang Đông Dương tại khu vực Tây Nguyên ngày nay. Đơn vị hành chính này tồn tại từ 27 tháng 5 năm 1946 đến 1950 thì sát nhập vào Hoàng triều Cương thổ theo Dụ số 6 của Quốc trưởng Bảo Đại.)
Tôn giáo: Tín ngưỡng cổ truyền
Chính thể:Tự trị
Tiền tệ: Đồng
Tại vùng này thì Bảo Đại, ngoài danh nghĩa Quốc trưởng ra vẫn giữ vai trò Hoàng đế.
Qua Dụ số 6 ngày 15 tháng 4, 1950. 5 tỉnh thuộc Xứ Thượng Nam Đông Dương chuyển giao thành Hoàng triều Cương thổ ở Trung phần là: Đồng Nai Thượng, Lang Biang,Pleiku, Darlac, Kontum. (Xứ Thượng Nam Đông Dương: (tiếng Pháp: Pays Montagnard du Sud Indochinois, viết tắt là PMSI) là một đơn vị hành chính tự trị của Liên bang Đông Dương tại khu vực Tây Nguyên ngày nay. Đơn vị hành chính này tồn tại từ 27 tháng 5 năm 1946 đến 1950 thì sát nhập vào Hoàng triều Cương thổ theo Dụ số 6 của Quốc trưởng Bảo Đại.)
* Ngoài ra Dụ số 6 còn ấn định một khu vực khác ở Bắc phần gồm các tỉnh sau đây cũng thuộc Hoàng triều cương thổ:
1. Hòa Bình (Khu Tự trị Mường)
2. Phong Thổ (Khu tự trị Thái)
3. Lai Châu (Khu tự trị Thái)
4. Sơn La (Khu tự trị Thái)
5. Lào Kay (Khu Tự trị Mèo)
6. Hà Giang (Khu Tự trị Mèo)
7. Bắc Kạn (Khu Tự trị Thổ)
8. Cao Bằng (Khu Tự trị Thổ)
9. Lạng Sơn (Khu Tự trị Thổ)
10. Hải Ninh (Khu tự trị Nùng)
11. Móng Cái (Khu tự trị Nùng)
Tuy nhiên, khu vực phía bắc này không được thực hiện vì nằm ngoài tầm kiểm soát của Quốc gia Việt Nam.
2. Phong Thổ (Khu tự trị Thái)
3. Lai Châu (Khu tự trị Thái)
4. Sơn La (Khu tự trị Thái)
5. Lào Kay (Khu Tự trị Mèo)
6. Hà Giang (Khu Tự trị Mèo)
7. Bắc Kạn (Khu Tự trị Thổ)
8. Cao Bằng (Khu Tự trị Thổ)
9. Lạng Sơn (Khu Tự trị Thổ)
10. Hải Ninh (Khu tự trị Nùng)
11. Móng Cái (Khu tự trị Nùng)
Tuy nhiên, khu vực phía bắc này không được thực hiện vì nằm ngoài tầm kiểm soát của Quốc gia Việt Nam.
Theo Anhxua
Chuyện Đà Lạt không phải ai cũng biết: Thủ phủ 'Hoàng triều cương thổ'
01/01/2018 22:00 GMT+7
TTO - Đà Lạt dù là vùng đất được phát hiện muộn (năm 1893) nhờ công của bác sĩ Yersin nhưng thành phố nhỏ này luôn được đặt ở một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia cho dù thời thế đã vần chuyển bao lần.
Chính quyền thời Pháp thuộc từng xác định mảnh đất cao nguyên nhỏ bé này là thủ phủ Đông Dương và ra sức quy hoạch, xây dựng. Cựu hoàng Bảo Đại có một thời gian ngắn "làm chủ" vùng đất này và biến nó thành "đất của vua".
Ai muốn đặt chân đến lãnh thổ này (Đà Lạt) phải xin phép Nha công an Hoàng triều cương thổ thuộc Văn phòng Quốc trưởng ở Hà Nội và Sài Gòn
Ông NGUYỄN HỮU TRANH
"Đất của vua"
Cựu hoàng Bảo Đại được Pháp đưa về nước năm 1949, cho lập chính phủ mới và làm quốc trưởng "Quốc gia Việt Nam".
Một năm sau, ông ra dụ số 6/QT/TG, lập Hoàng triều cương thổ đặt dưới quyền quản trị của khâm mạng (Nguyễn Đệ nhận chức vụ ấy) nhưng mọi quyết định đều do Khâm sứ Trung kỳ chuẩn phê.
Dụ này cũng xác định Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ và cao nguyên miền Nam. Mấy tháng sau, Bảo Đại bổ nhiệm đại tá Didelot làm đại diện cho quốc trưởng tại các tỉnh sơn cước Tây Nguyên: Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Kon Tum, Pleiku, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng và gọi là "Hoàng triều cương thổ", tức đất của nhà vua.
Như vậy, Hoàng triều cương thổ trải dài trên khắp các tỉnh Tây Nguyên.
Khi về nước, ông Ngô Đình Diệm được Bảo Đại cử làm thủ tướng của chính phủ "Quốc gia Việt Nam". Được Mỹ hậu thuẫn, ông Ngô Đình Diệm đã tổ chức truất phế Bảo Đại, lập ra chính phủ "Việt Nam cộng hòa" do ông làm tổng thống.
Ngày 24-3-1955, đại diện quốc trưởng Bảo Đại đã đọc tuyên bố chấm dứt chế độ "Hoàng triều cương thổ" tại buổi lễ tổ chức trước Tòa hành chánh Kon Tum, với sự hiện diện của hàng ngàn đồng bào Thượng (dân tộc thiểu số).
Như vậy, Hoàng triều cương thổ vỏn vẹn chỉ tồn tại có 4 năm 11 tháng.
Đến Đà Lạt phải có "visa"
Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Hữu Tranh, nguyên cán bộ Sở Khoa học kỹ thuật Lâm Đồng. Ông Tranh là người đã sống qua thời "Hoàng triều cương thổ" và có hơn 30 năm tổng hợp tư liệu và nghiên cứu về Đà Lạt.
Khi hỏi đến thời kỳ Hoàng triều cương thổ, ông hào hứng kể: "Năm 1952, lúc ấy tôi mới 13 tuổi đã lên Đà Lạt đi học. Thời đó học sinh giỏi sẽ được nhà trường giới thiệu đưa lên Dinh Bảo Đại dự lễ vạn thọ của cựu hoàng và nhận quà do Bảo Đại tận tay trao".
Theo ông, cuộc sống ngày đó ở Đà Lạt rất bình yên. Ai muốn đặt chân đến lãnh thổ này phải xin phép Nha công an Hoàng triều cương thổ thuộc Văn phòng Quốc trưởng ở Hà Nội và Sài Gòn.
Thời Pháp thuộc thì phải có giấy khám sức khỏe, phải có bảo lãnh. Thời Hoàng triều cương thổ không cần giấy khám sức khỏe, nhưng bắt buộc phải có người ở Đà Lạt bảo lãnh và phải có công ăn việc làm mới cho nhập cư. Nếu người được bảo lãnh mà phạm pháp thì chính quyền bắt ngay người bảo lãnh.
"Luật pháp nước Nam thời đó có nhiều thứ để bàn nhưng luật lệ ở Đà Lạt có nhiều điểm riêng biệt và nghiêm lắm nên tệ nạn trộm cắp, cướp giật rất khó xảy ra. Ngoài đường người ăn xin, giang hồ đầu trộm đuôi cướp không có.
Cờ bạc, rượu chè say xỉn công khai không xảy ra. Đường sá thì sạch sẽ. Chẳng hạn như chợ Đà Lạt (nay là khu Hòa Bình) thì khoảng 4 giờ chiều mọi người buôn bán đã xịt nước xung quanh rửa chợ sạch bong" - ông Tranh kể.
Nhà lề cửa lối
Chúng tôi hỏi ông Tranh: "Chuyện xây nhà, lấn đất ra sao?", ông cười bảo: "Nhà cửa phải lề lối nghiêm túc, mà muốn xây nhà khó lắm.
Thông thường những năm đó chỉ có thầu khoán đứng ra xin phép, xây dựng nhà cửa rồi bán lại. Thời thuộc Pháp, nhà cửa phải theo mẫu kiến trúc.
Thời Hoàng triều cương thổ của quốc trưởng Bảo Đại, các thầu khoán xây nhà theo mẫu quy định, giống nhau trên từng con đường đã được xem xét.
Chẳng hạn đường Duy Tân (nay là 3-2) chỉ có nhà 3 tầng liền nhau, đường Phan Đình Phùng chỉ có 2 tầng, đường Võ Tánh (nay là Bùi Thị Xuân) hai bên là nhà gỗ.
Dọc theo đường Hai Bà Trưng là khu cư xá của các công sở ở Đà Lạt. Tất cả nhà dân thường làm một kiểu giống nhau, chỉ có một số con đường như Trần Hưng Đạo, Yersin, Trần Bình Trọng, Lê Hồng Phong bấy giờ... là mỗi nhà mỗi kiểu.
Nhà dân cũng phải làm theo mẫu của ban kiến thiết lập ra. Ngay cả làm hàng rào, màu sơn hàng rào cũng phải được chính quyền cho phép".
Ông Nguyễn Văn Kỳ (91 tuổi, ở đường Lê Hồng Phong, TP Đà Lạt) là công chức làm việc cho quốc trưởng Bảo Đại trong việc đánh morse (truyền điện tín).
Ông kể thời kỳ này, người Việt từ miền xuôi lên đây lập nghiệp rất khó khăn vì Hoàng triều cương thổ chú trọng đến việc phát triển đồng bào dân tộc và cư dân người Kinh hiện hữu.
Cũng như thời kỳ Pháp thuộc, ở Đà Lạt và các vùng trong Hoàng triều cương thổ khi đốn cây, xây dựng nhà đều phải được chính quyền cấp phép, không ai được tự tiện chặt phá rừng, kể cả cây hoa trồng ven đường.
Sau khi giải tán Hoàng triều cương thổ, chế độ Ngô Đình Diệm cho phép người Kinh lên Tây Nguyên sinh sống làm ăn tự do và bãi bỏ nhiều quy định có tính đặc thù khiến trật tự được xây dựng từ thời Pháp thuộc cho đến Hoàng triều cương thổ bị phá bỏ mau chóng.
Giữ những gì còn lại
Giữa năm 2014, Thủ tướng đã phê duyệt "Điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050".
Theo đó, Đà Lạt tương lai sẽ có diện tích gấp 10 lần hiện tại. Quy hoạch này xác định những vùng đất tương đồng với Đà Lạt về mặt thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện phát triển kinh tế để mở rộng môi trường đầu tư cho Đà Lạt và vùng phụ cận; đồng thời tạo nên những đô thị vệ tinh hỗ trợ cho sự phát triển của Đà Lạt, bảo vệ Đà Lạt hiện hữu theo hướng thành phố di sản, thành phố du lịch xanh.
Đồ án do ThS.KTS Thierry Huau và nhóm chuyên gia quy hoạch tại Pháp thực hiện với sự phản biện của các cơ quan chuyên môn quy hoạch trong nước.
Trong lần trao đổi với chúng tôi, ông Thierry Huau cũng nhấn mạnh về việc hình thành trục di sản tại Đà Lạt hiện hữu và tương lai để giữ được Đà Lạt - những gì còn lại.