Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Thủy điện Ankroet

Nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam
  27/10/2013
Lịch sử phát triển của thủy điện Việt Nam không thể quên cái tên Ankroet (hay Suối Vàng) – Nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam.

Nhà máy Thủy điện Ankroet đầu tiên của Việt Nam nằm tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, được khởi công xây dựng từ năm 1943, hoàn thành năm 1944. Công trình này nhằm cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt của người dân Đà Lạt trên cơ sở khai thác nguồn thủy năng của vùng cao nguyên LangBian. Nhà máy thủy điện Ankroet nằm ở phía thượng nguồn sông Đa Dung, là phụ lưu cấp 1, bờ phải của sông Đồng Nai, có công suất 2.300kW.

 
Các hình ảnh về Nhà máy thủy điện Ankroet ngày nay
Nhà máy thủy điện Ankroet lúc bấy giờ thuộc quyền quản lý của Sở Công chánh Đông Dương, các hạng mục chính của nhà máy gồm có:
- Hồ đập Đan Kia: Cao trình đỉnh đập đất: 1427m; cao trình đỉnh tràn đập đá: 1421,8m; diện tích lưu vực: 141km2; đường hầm đáy đập đá đường kính 1,6m, dài 160m với cao trình 1410,8m.
- Hồ đập Ankroet nhận nước từ hồ Dankia và cung cấp cho nhà máy qua đường thủy đạo. Cao trình đỉnh đập đá: 1410,72m; diện tích lưu vực: 145km2.
- Thủy đạo bao gồm: đường hầm bêtông cốt thép đường kính 1,6m, dài 482m, cao trình 1406,72m; giếng điều áp bê tông cốt thép đường kính 3,8m; đường ống thép đường kính 1,5m/1,3m, dài 50m; van cầu đường kính 1,3m; đường ống thủy áp bằng thép đường kính 1,3m, dài 182m; nhà máy hầm xả cao trình 1321m.
- Nhà máy có 2 tổ máy công suất 300 kW/máy do hãng Bell của Mỹ sản xuất.
- Đường dây trung thế gồm: Đường dây 31,5kV, Suối Vàng - Đơn Dương, dài  44km; đường dây 15kV, Suối Vàng - Đà Lạt (trạm Thi Sách) dài 12km; đường dây 31,5kV, Suối Vàng – Đơn Dương, cung cấp điện cho thị trấn Dran và một số khu vực trên tuyến đường dây đi ngang qua như: Đa Thành, Tùng Lâm, Thánh Mẫu, Trại Mát, Xuân Thọ, Cầu Đất, Trạm Hành; đường dây 15kV Suối Vàng - Đà Lạt cung cấp điện cho nhà Dòng Chúa Cứu Thế, Domaine de Marie và khu vực lân cận.
Nguồn: www.dalat.gov.vn
---------------------------
Tua bin thuỷ điện của Mỹ, được lắp đặt ở nhà máy thuỷ điện đầu tiên của Việt Nam, vừa được chuyển từ Lâm Đồng ra Hà Nội.
tua-bin-2-5597-1410146672.jpg
Đưa tua bin cổ nhất Việt Nam đi trưng bày.
Ông Thái Đắc Toàn, Giám đốc điện lực Lâm Đồng cho biết, đơn vị này và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa chuyển một trong hai tổ máy phát điện đầu tiên của Việt Nam, được lắp đặt tại nhà máy thủy điện Ankroet (Suối Vàng, Đà Lạt), ra Hà Nội. Chiếc tua bin hiệu C.E.M - LEHAVRE này do hãng Bell của Mỹ sản xuất đầu thập niên 40 của thế kỷ 20.
Tổ máy này sẽ được trưng bày tại nhà Truyền thống của Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay.
Nhà máy thủy điện Ankroet được người Pháp xây dựng ở Đà Lạt năm 1943 và hoàn thành vào năm 1944 có 2 tổ máy, được vận hành bởi 2 tua bin. Công suất thiết kế ban đầu của hai tổ máy này chỉ 600kw, đủ để cung cấp điện cho Đà Lạt lúc đó. Năm 1960, để phục vụ cho việc xây dựng thủy điện Đa Nhim ở Đơn Dương, người Nhật đã nâng công suất lên 3100kw. Đến thập niên 90 của thế kỷ 20, chúng tiếp tục được nâng công suất lên 4400kw cho đến khi dừng hoạt động năm 2005, sau 61 năm vận hành.
Hiện, chiếc tua bin thủy điện cổ còn lại được cất giữ ở Đà Lạt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.