Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

THIẾT KẾ CHỢ






Năm 1929, Đà Lạt có dân số hơn 2000 người, Công sứ Chassaing cho xây dựng một ngôi chợ bằng gỗ, mái lợp tôle, có tên gọi là Chợ Cây ( tại vị trí khu Hoà Bình hiện nay), thay cho khu họp chợ hiện hữu ở Ấp Ánh sáng. Chợ và khu vực chung quanh đã tạo nên một trung tâm rất sôi động của sinh hoạt thành phố lúc bấy giờ. Năm 1937, một trận hoả hoạn lớn xảy ra, thiêu rụi chợ với hàng quán chung quanh. Sau đó, Công sứ Lucien Auger cho xây dựng lại ngôi chợ mới bằng gạch khang trang (
KTS. Louis-G. Pineau ), đáp ứng nhu cầu mua bán sinh hoạt cho hơn 6.500 người dân. Công tác này được nhà thầu SIDEC đảm nhận. Chợ Đà Lạt hoàn thành, đã một thời được xem như là biều tượng của thành phố cao nguyên. Ngay mặt tiền ngôi chợ, trên tường đầu hồi (fronton) có gắn nổi huy hiệu (armes) thành phố hình tròn, tạc hình một đôi thanh niên nam nữ người dân tộc, người nữ mang gùi, người nam tay cầm ngọn giáo nhắm vào một con cọp. Bên dưới có một câu cách ngôn bằng tiếng Latin chiết tự khéo léo thành danh xưng Dalat: Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem (Elle donne aux unes la jolie, aux autres la Santé) có nghĩa là cho người này niềm vui, cho người khác sức khoẻ.Họa báo Châu Á mới (L’ Asie nouvelle illustrée) số 56- 1957 đã có bài viết về ngôi chợ: “Ngôi chợ này tuy kiến trúc giản dị, nhưng rất độc đáo”. Ngôi chợ đã trở thành biểu tượng của Đà Lạt, một hình ảnh quen thuộc trong ký ức của những người từng sống lâu năm ở đây.

 Sau năm 1954, Đà Lạt trở nên đông đúc với số dân hơn 53.000 người. Năm 1958, Thị trưởng Trần Văn Phước cho chỉnh trang lại khu vực trung tâm thương mại. Vùng đất trống dưới thung lũng được tính toán xây dựng một ngôi chợ mới có 2 tầng và một sân thượng. Vào lúc đó, đây là ngôi chợ Lầu đầu tiên ở Việt Nam! Công trình do KTS Nguyễn Duy Đức thiết kế, nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu đảm nhận thi công.

Khi KTS Ngô Viết Thụ từ Pháp về, ông được mời tham gia đồ án chỉnh trang tổng thể khu vực thung lũng từ cầu Ông Đạo trở vô. Ông thiết kế bổ sung một cầu thang lớn nối từ khu Hòa bình vào tầng lầu của chợ, các dãy phố buôn bán và hệ thống đường giao thông bao quanh.

Riêng về ngôi chợ cũ, cùng thời gian đó, được thiết kế cải tạo thành Rạp hát Hòa Bình với các cửa hàng thương mại dịch vụ chung quanh. Đồ án thiết kế do hai KTS Huỳnh Kim Mãng và Lâm Du Tốt thiết lập.









 






Construites par Louis-G. Pineau vers 1935.
Incendiées dans les années 1950.
Remplacées en 1962
 



Đề tài NCKH: Siêu thị - Yêu cầu kỹ thuật để thiết kế (Supermarket - Technical requirements for desig
17/09/2008
Viện kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn

Tiêu chuẩn “Siêu thị” được áp dụng để thiết kế xây dựng mới và cải tạo siêu thị độc lập, bao gồm : siêu thị tổng hợp và siêu thị chuyên ngành trong toàn quốc nhằm đáp ứng hoạt động mua bán hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng.  
1. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn
- Áp dụng để xây dựng mới và cải tạo loại siêu thị được xây dựng độc lập :
-       Siêu thị tổng hợp;
-       Siêu thị chuyên ngành.
2. Quy định chung
- Căn cứ vào diện tích kinh doanh, danh mục hàng hoá kinh doanh và cấp công trình, siêu thị được xếp hạng như sau, xem bảng 1.
Bảng 1. Xếp hạng siêu thị
SIÊU THỊ
CÁC TIÊU CHÍ  ĐỂ XÁC ĐỊNH HẠNG SIÊU THỊ
DANH MỤC HÀNG   HÓA KINH DOANH (SỐ TÊN HÀNG)
DIỆN TÍCH KINH DOANH (M2)
CẤP CÔNG TRÌNH
Hạng 1
Siêu thị tổng hợp
20.000
6.000
Cấp I
Siêu thị chuyên ngành
2.000
1.000
Hạng 2
Siêu thị tổng hợp
10.000
2.000
Cấp III
Siêu thị chuyên ngành
1.000
600
Hạng 3
Siêu thị tổng hợp
4.000
500
Cấp IIIII
Siêu thị chuyên ngành
500
400

Trong đó:
- Cấp công trình lấy theo TCVN 2748:1991 ;
- Nếu siêu thị không đạt được cả 3 tiêu chí thì hạng siêu thị sẽ được xác định theo tiêu chí ở loại thấp hơn.
- Siêu thị chỉ nên thiết kế từ 1 đến 3 tầng. Trường hợp quỹ đất hạn hẹp, với siêu thị loại 1 và loại 2 nên kết hợp với các mục đích kinh doanh khác.
3. Yêu cầu về quy hoạch, khu đất xây dựng và thiết kế tổng mặt bằng siêu thị
-Bán kính phục vụ quy định cho từng hạng như sau:
- Hạng 1: không quy định bán kính phục vụ nhưng khoảng cách tối thiểu giữa 2 siêu thị hạng 1 là 5km.
- Hạng 2: có bán kính đến 2500m.
- Hạng 3: có bán kính đến 1000m.
- Tiêu chuẩn diện tích tối thiểu theo bảng 2.

Bảng 2. Tiêu chuẩn diện tích khu đất xây dựng siêu thị
LOẠI SIÊU THỊ
DIỆN TÍCH KINH DOANH (M2)
DIỆN TÍCH ĐẤT XÂY DỰNG
SIÊU THỊ (M2)
Siêu thị tổng hợp
6.000
5.000
5.000
4.000
4.000
3.000
3.000
2.200
2.000
1.100
1.000
600
500
300
Siêu thị chuyên ngành
1.000
600
800
450
600
300
400
250
- Tỷ lệ diện tích đất xây dựng các hạng mục trong siêu thị được quy định trong bảng 3.
Bảng 3. Tỷ lệ diện tích đất xây dựng các hạng mục trong siêu thị
TT
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
TỶ LỆ
1
Diện tích xây dựng nhà siêu thị chính (và các hạng mục công trình có mái khác).
55%
2
Diện tích đường giao thông nội bộ và bãi xe.
≥30%
3
Diện tích sân vườn, cây xanh.
≥15%
Trong đó:
-  Cho phép tăng mật độ xây dựng lên 70%nhà siêu khi XD trong trung tâm thành phố ;
- Tỷ lệ diện tích bãi để xe có thể giảm xuống nếu gần bãi đỗ xe công cộng của khu vực
- Chú ý đến khả năng tiếp cận và sử dụng của người tàn tật; theo quy định trong TCXDVN 264: 2002
4. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế kiến trúc
- Cơ cấu các bộ phận chức năng của siêu thị.
- Ban quản lý siêu thị;
- Bộ phận kinh doanh;
- Bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình trong siêu thị.
-  Tiêu chuẩn diện tích các bộ phận chức năng trong nhà siêu thị chính được quy định trong bảng 7.
Bảng 7. Tiêu chuẩn diện tích các bộ phận chức năng trong nhà siêu thị chính
TT
LOẠI KHÔNG GIAN
ĐƠN VỊ
TIÊU CHUẨN
GHI CHÚ
1
Diện tích bầy bán hàng
% Diện tích khu mua hàng của khách
≤ 35
Theo quy mô siêu thị
2
Diện tích giao thông mua hàng của khách
≥ 65
3
Bộ phận làm việc hành chính
Phòng làm việc của trưởng - phó BQL.
m2/phòng
≥12
Số lượng xác định theo quy mô siêu thị
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ
m2/phòng
≥12
Phòng tiếp khách
m2/phòng
≥12
Phòng họp
m2/nhân viên
≤ 0,1
1 phòng
Phòng thông tin điều hành
m2/phòng
≥10
1 phòng
Phòng quản lý kỹ thuật công trình
m2/phòng
≥10
1 phòng
Phòng kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm
m2/phòng
≥12
Thích hợp với các siêu thị có quy mô lớn
Phòng quản lý chất lượng hàng hoá
m2/phòng
≥12
4
Bộ phận kinh doanh, dịch vụ
Cửa hàng ăn uống, giải khát
m2
Không quy định
Tùy theo điều kiện thực tế
Khu vui chơi, giải trí
m2
Phòng trông giữ trẻ
m2
≥12
Phòng trông giữ đồ
m2
≥12
Phòng sửa chữa, bảo dưỡng hàng hóa
m2
≥12
Thông tin, thương mại
m2
Không quy định
Quảng cáo
m2
Ngân hàng, tín dụng
m2
Bưu chính, viễn thông
m2
5
Bộ phận phụ trợ
Khu vệ sinh
200người
1 xí, 1 rửa, 1tiểu
Nên tính tỷ lệ nữ>nam
Kho chứa hàng


Tùy theo tính chất siêu thị
Nhà trực, bảo vệ
m2/phòng
≥8
Tùy thuộc quy mô siêu thị
6
Bộ phận chức năng KT CT
Trạm biến áp và trạm máy phát điện dự phòng
m2
Không quy định
Tùy theo công suất tính toán và giải pháp công nghệ
Trạm bơm nước
m2
Phòng kỹ thuật điện, nước
m2
Phòng kỹ thuật thông gió, điều hòa không khí
m2
Phòng kỹ thuật thông tin, điện tử, PCCC
m2

-  Tổ chức giao thông trong siêu thị:
     - Giao thông chính (lối đi chính) có chiều rộng 3,6m.
     - Giao thông phụ (lối đi phụ) có chiều rộng 1,2m.
     - Khoảng cách giữa 2 lối đi chính £20m theo cả 2 phương dọc và ngang.
-  Giải pháp thiết kế kết cấu nhà siêu thị chính
Bảng 8. Phân loại hệ kết cấu chịu lực nhà siêu thị chính
HỆ KẾT CẤU CHỊU LỰC
1 TẦNG
LỚN HƠN (HOẶC BẰNG) 2 TẦNG
Tường, cột chịu lực
Gạch, BTCT, thép
BTCT
Dầm
BTCT, thép
BTCT, thép
Dầm đỡ sàn

BTCT
Sàn

BTCT
Kết cấu mái
BTCT, thép
BTCT, thép

Bảng 9. Chiều cao thông thuỷ tối thiểu của không gian mua hàng của khách
DIỆN TÍCH KHU MUA HÀNG CỦA KHÁCH
<400m2
400m2 - 1500m2
>1500m2
CHIỀU CAO THÔNG THUỶ
³3m
³3,3m
³3,6m

5-  Yêu cầu về thiết kế nội thất trong siêu thị
- Căn cứ vào các yếu tố sau:
- Đặc tính của loại hàng ;
- Kiểu dáng trưng bày tiếp thị ;
- Mức độ thao tác của chủ hàng khi giới thiệu và chuyển giao hàng cho khách ;

6- Yêu cầu về cấu tạo kiến trúc và vật liệu hoàn thiện.
- Phải đảm bảo độ bền, an toàn; dễ kiểm soát, duy tu, bảo dưỡng.
-  Sử dụng vật liệu ít bị mài mòn, không sinh ra bụi, không gây ồn, không bị lún và bong rộp,  chịu nước, không thấm, không trơn trượt, dễ cọ rửa và có

7. Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật
- Hệ thống cấp thoát nước.
+ Tuân theo TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế và TCVN 4474:1987 - Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
+Nếu sử dụng nước giếng khoan phải đảm bảo theo QĐ số 1329/2002/BYT-QĐ của Bộ Y tế
- Rãnh thoát nước phải có hố ga, lưới chắn rác, nắp đậy ;
- Hệ thống điện chiếu sáng và điện động lực
- Tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn TCXD 29:1991 - Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế ;  TCXD 16:1986 - Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế. ; 14 TCN 18:1984.
- Lắp đặt các thiết bị phân phối đầu vào, các bảng, hộp, tủ điện; khí cụ bảo vệ - điều khiển phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn TCXD 27:1991.
- Hệ thống thông tin, camera quan sát và biển hiệu quảng cáo.
- Bao gồm các hệ thống:
+ hệ thống loa thông báo công cộng;
            + tổng đài điện thoại số, điện thoại để bàn, điện thoại kéo dài;         
+  máy fax;
+ hệ thống internet; dịch vụ điện thoại công cộng…
+ hệ thống camera quan sát
- Hệ thống thông gió và điều hoà không khí.
+ Tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 5687:1992 - Thông gió điều tiết không khí, sưởi ấm - Tiêu chuẩn thiết kế.
+ Tổ chức thông gió cưỡng bức cho khu vực các ngành hàng tươi sống, dịch vụ ăn uống… cần có biện pháp hút thổi không khí
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy.
-Tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2622:1995 - Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế và TCVN 6161:1996 - Phòng cháy chữa cháy cho Siêu thị và Trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế; TCVN 5760:1993- Hệ thống chữa cháy tự động
- Hệ thống thu gom rác thải
- Cách ly với các không gian hoạt động của siêu thị
- Có xe thu gom rác vào hàng ngày.
- Có các biện pháp phân loại rác thải.
8. Yêu cầu duy tu và bảo dưỡng siêu thị
- Có chế độ bắt buộc và định kỳ duy tu bảo dưỡng các hệ thống kỹ thuật;
- Có cán bộ chuyên trách đảm nhận quản lý và vận hành.

Nguồn: Viện kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn
http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1688&Itemid=217

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế

Ngày 28/12/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN công bố Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế thay thế TCXDVN 361:2006
Nhằm bảo đảm cho các chợ  được xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp từ thành thị đến nông thôn tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy …, nhất là trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Tiêu chí số 7 về chợ nông thôn). Ngày 28/12/2012, Bộ Khoa học & Công nghệ đã ban hành Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN công bố Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9211:2012 Chợ -Tiêu chuẩn thiết kế thay thế Tiêu chuẩn TCXDVN 361:2006.
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế xây dựng mới và cải tạo chợ trong các đô thị, khu vực nông thôn và miền núi. Các loại chợ được quy định trong tiêu chuẩn này bao gồm: Chợ tổng hợp, Chợ chuyên doanh, Chợ dân sinh, Chợ đầu mối và Chợ truyền thống văn hoá. Tiêu chuẩn chỉ đề cập đến loại chợ được tổ chức tại địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng hoạt động mua bán hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.
Tiêu chuẩn quy định: Khi thiết kế xây dựng mới hay cải tạo chợ phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới chợ và quy hoạch chi tiết của khu vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khả năng xây lắp cung ứng vật tư - vật liệu xây dựng và truyền thống văn hoá địa phương; Việc phát triển không gian kiến trúc chợ phải theo cấu trúc hợp lý và phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng loại chợ khác nhau; Khi tính toán thiết kế xây dựng chợ cần dựa vào bán kính phục vụ, quy mô dân số khu vực và các điều kiện thực tế khác; Trong các hạng mục công trình chợ có nhiều ngôi nhà thì nên thiết kế ở cùng một cấp công trình; Khi thiết kế loại chợ như chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ truyền thống văn hoá, hoặc chợ có những đặc thù riêng biệt thì có thể đề xuất về vị trí, quy mô, hình thức kinh doanh và phải được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt;Thiết kế chợ phải được thoả thuận về yêu cầu phòng cháy chữa cháy và đánh giá tác động môi trường của các cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình hoạt động của chợ; Thiết kế chợ phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường: thoát nước thải, thu gom rác thải kết hợp chặt chẽ với giải pháp thiết kế kỹ thuật của các công trình lân cận (như: tổ chức đường giao thông bao gồm cả lối thoát người khi có sự cố, hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, báo cháy,  thông tin liên lạc và các yêu cầu khác tùy theo loại chợ) phù hợp với các quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.
http://sct.binhdinh.gov.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1796

Nội dung chi tiết của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế: xem nội dung tại file đính kèm

Bản vẽ thiết kế mẫu chợ nông thôn mới

Thực hiện Công văn số 1568/UBND-NL1 ngày 25/5/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc thiết kế mẫu định hình một số công trình hạ tầng kỹ thuật xây dựng nông thôn mới; Thông báo kết luận số 38/TB-VPĐP ngày 25/02/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban chỉ đạo Chương trình NTM tỉnh tại cuộc họp thường kỳ tháng 02 năm 2013, theo chức năng nhiệm vụ, Sở Công Thương đã phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thành phương án thiết kế mẫu công trình chợ nông thôn phục vụ xây dựng nông thôn mới sau khi lấy ý kiến góp ý từ Sở Xây dựng Hà Tĩnh. Thiết kế mẫu được công bố trên Website của Sở Công Thương tại địa chỉ: www.socongthuonght.gov.vn (bao gồm hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và hồ sơ tiên lượng dự toán công trình mẫu). Tùy theo điều kiện thực tế và nguồn kinh phí tại địa phương có thể chủ động thay đổi, thêm bớt một số hạng mục cho phù hợp, hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm các nội dung cơ bản sau: - Diện tích xây dựng: + Khu vực đồng bằng: ≥ 3.000 m2 + Khu vực miền núi: ≥ 1.500 m2 - Diện tích sử dụng/điểm kinh doanh: ≥ 3 m2 - Diện tích xây dựng/điểm kinh doanh: ≥ 16 m2 - Diện tích xây dựng nhà chợ chính: ≤ 40% - Diện tích mua bán ngoài trời: ≥ 25% - Diện tích đường giao thông nội bội và bãi để xe: > 25% - Diện tích sân vườn, cây xanh: ≥ 10% - Các hạng mục phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật khác: Khu vực vệ sinh, Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nhà trực bảo vệ, phòng chống cháy nổ... Để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương chủ động trong việc xây dựng hoàn thành tiêu chí chợ nông thôn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giảm bớt các chi phí tư vấn thiết kế công trình, đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã và UBND các xã có nhu cầu hướng dẫn xây dựng, nâng cấp chợ đạt chuẩn theo quy định liên hệ: Phòng Quản lý Thương mại - Sở Công Thương Số 02, đường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh SĐT: 0393 854 962

Dự toán và bản vẽ thiết kế mẫu chợ NTM

Cho mau.rar
Các thao tác trên Tài liệu
Thiet ke mau cho.PDF — PDF document, 10879Kb 
http://socongthuonght.gov.vn/tu-van-dich-vu/ban-ve-thiet-ke-mau-cho-nong-thon-moi/view 

DAY CHUYEN TO CHUC MAT BANG TTTM.pptx - Google ...

https://docs.google.com/presentation/d/.../embed?hl=vi&loop...TTTM-DÂY CHUYỀN
https://docs.google.com/presentation/d/1exhrEzMIH2aot9Da7ujp_chlRYRB5gGbUuZWRiAbBig/embed?hl=vi&loop=true&size=l&start=true#slide=id.p31 

TCN 58 – 1997 : PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHỢ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, YÊU CẦU AN TOÀN TRONG KHAI THÁC
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản về an toàn phòng cháy (PCCC) trong quản lý, khai thác chợ và trung tâm Thương mại.



»» Tải tiêu chuẩn TCN58-1997 tại đây 



















 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.