HỘI KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG KIẾN TRÚC
-------
(Tài liệu tham khảo)
BÁO CÁO SƠ BỘ
NHẬN DẠNG KIẾN TRÚC VIỆT NAM 2010-2015
I. Bối
cảnh kinh tế-xã hội và kiến trúc VN 2010-2015
1.
Khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung
và năng lượng nói riêng tác động đến mọi ngành trong đó có xây dựng, kiến trúc.
2.
Môi trường sinh thái tự nhiên và nhân
văn đang bị phá vỡ, cùng với hậu quả tiêu cực của Biến đổi khí hậu ngày càng
nghiêm trọng đã làm thay đổi quan điểm phát triển kiến trúc. Thế giới hướng tới
Kiến trúc xanh (KTX), Kiến trúc Phát triển bền vững.
3.
Thời hạn hội nhập ASEAN với cam kết quốc tế mở cửa thị trường
tư vấn dịch vụ tới gần đã có tác động nhất định đến hoạt động tư vấn kiến trúc ở
nước ta.
4.
Tốc độ xây dựng chậm, bất động sản đóng
băng tạo khoảng lặng để giới kiến trúc nhìn nhận lại.
5.
Trong thời gian qua, ở nước ta, mặc dù
còn khó khăn về kinh tế và bất cập
trong môi trường tư vấn kiến trúc, nhưng Kiến trúc VN có những bước tiến nhất định,
trong đó lớp KTS trẻ có những đóng góp đáng kể và đang ngày càng khẳng định tài
năng và triển vọng phát triển.
II. Những
vấn đề trọng tâm của kiến trúc VN 2010-2015
Trên cơ sở tiếp tục phát triển từ giai đoạn trước, kiến trúc VN giai đoạn
2010-2015 đang đối diện với các nội dung chính:
1.
Sự hội nhập nhanh chóng các xu hướng
đương đại trên thế giới và khu vực trong
thiết kế Quy hoạch và Kiến trúc.
2.
Các yếu tố công nghệ, kỹ thuật và vật liệu
xây dựng mới, tiên tiến được áp dụng trong Kiến trúc, xây dựng.
3.
Kiến trúc xanh.
4.
Kiến trúc nông thôn mới.
5.
Nhu cầu thể hiện yếu tố bản địa trong kiến
trúc các vùng miền.
6.
Vấn đề Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
kiến trúc, đô thị.
Trong
bối cảnh nêu trên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
và hội nhập với khu vực, thế giới, Đại hội VIII Hội KTSVN năm 2010 đã khẳng định
và tập trung vào 2 nội dung chính: Phát triển KTX và Kiến trúc nông
thôn mới.
III.
Nhận xét sơ bộ về các xu hướng chính của kiến trúc VN 2010-2015
1. Quy hoạch và kiến trúc hiện
đại:
-
Quy hoạch và Kiến trúc hiện đại đang định hình là xu hướng chính, có những bước
tiếp cận với thế giới về ứng dụng công nghệ, kỹ thuật xây dựng và vật liệu mới.
-
Kiến trúc hiện đại chiết trung đang chuyển hướng sang KTX, Kiến trúc Phát triển
bền vững.
-
Biểu hiện hình thức: Giảm nhiều việc sao chép kiến trúc truyền thống và kiến
trúc cổ điển phương Tây. Tuy nhiên nhại kiến trúc Pháp vẫn còn ở một số dạng
công trình, nhất là nhà ở tư nhân.
-
Kiến trúc hiện đại mang đặc trưng bản địa VN còn chưa rõ.
2. Quy hoạch và kiến
trúc xanh:
-
Quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồng về KTX
-
Khẳng định xu hướng KTX đơn giản trong quy hoạch, kiến trúc đô thị và nông thôn
là phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nước ta hiện nay.
-
Bước đầu xuất hiện một số công trình KTX ứng dụng công nghệ cao, làm tiền đề
cho các bước phát triển KTX trong giai đoạn tới.
3. Kiến trúc nông thôn mới:
-
Được quan tâm nghiên cứu và triển khai vào thực tiễn.
-
Có những thành công bước đầu (như nhà chống lụt, bão miền Trung,...).
-
Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại.
4. Kiến trúc bản địa:
-
Xuất hiện những biểu hiện tích cực của xu hướng Kiến trúc VN hiện đại kết hợp
truyền thống thể hiện ở sự thích ứng với điều kiện tự nhiên và đặc điểm văn hóa
địa phương.
-
Có nhiều công trình tạo dấu ấn kiến trúc của các địa phương, thể hiện sự đa dạng
của xu hướng kiến trúc bản địa.
5. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến
trúc, đô thị:
-
Can thiệp vào di sản kiến trúc, đô thị thiếu cơ sở khoa học phổ biến trong thời
gian qua.
-
Bước đầu khẳng định tính chuyên nghiệp trong công tác bảo tồn và phát huy giá
trị di sản kiến trúc, đô thị.
IV.
Nhận xét:
1. Định hình rõ nét các xu hướng kiến
trúc hiện đại.
2. Lý luận, phê bình và phản biện kiến trúc: có
thành công, nhưng vẫn còn những hạn chế. Phê bình mới làm được ở “phần khen”,
ít ở “phần chê”.
3.
KTX được khẳng định là xu hướng phát triển cần thiết và tất yếu của kiến trúc
VN hiện đại.
4. Kiến trúc VN giai đoạn 2010-2015, mặc dù còn
nhiều hạn chế, song có thể ghi nhận, đây là lần đầu tiên trong định hướng lý luận
và hành nghề kiến trúc, chúng ta đã bước đầu hòa nhập chung vào những vấn đề
đương đại của kiến trúc thế giới – KTX, Kiến trúc bền vững.
Tài
liệu tham khảo:
1. 15 năm Giải thưởng KT quốc gia
(2009),
2.
Nửa thế kỷ KTVN (2000), Nhìn nhận và đánh giá các xu hướng KT thời kỳ đổi mới
(2009),
3. Các đề tài nghiên cứu khoa học, kỷ yếu
hội thảo, báo cáo, bài báo,…
4. Văn kiện Đại hội VIII với Tuyên ngôn
Kiến trúc 2010-2015.
5. Báo cáo của các Hội KTS.
Chủ
nhiệm đề tài
PGS.TS.KTS
Nguyễn Quốc Thông
----------------------------
HỘI KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG KIẾN TRÚC
-------
Hà Nội, 27/6/2014
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI
KIẾN TRÚC VIỆT NAM 2010-2015
-
Cơ quan giao nhiệm vụ: Hội KTSVN
-
Đơn vị thực hiện: Hội đồng Kiến trúc, Hội KTS VN
-
Cố vấn: Kts Nguyễn Tấn Vạn
-
Chủ nhiệm: Pgs.Ts.Kts Nguyễn Quốc Thông
-
Ban chủ nhiệm: Pgs.Ts.Kts Trần Trọng Hanh, Gs.Ts.Kts Nguyễn Việt Châu, Ts.Kts
Ngô DoãnĐức, Pgs.Ts.Kts Doãn Minh Khôi, Ts.Kts Nguyễn Trí Thành, kts Lê Thành
Vinh, Pgs.Ts.Kts Nguyễn Nam,
-
Thư ký: Kts Nghiêm Hồng Hạnh,
ThS.Kts Lê Hữu Trúc
-
Thời gian thực hiện: tháng 6/2014-1/2015
I.
MỤC TIÊU
-
Đánh giá thực trạng kiến trúc VN 2010-2015 (5 năm) từ thực tiễn kiến trúc tại
các địa phương để thống nhất cách nhìn nhận và định hướng phát triển kiến trúc của Hội KTSVN
-
Tạo đợt sinh hoạt chuyên môn của Hội KTS các địa phương theo khu vực-một dạng
hoạt động liên kết vùng, hướng tới Đại hội KTSVN lần IX.
-
Làm cơ sở để xây dựng Báo cáo tổng kết Nhiệm kỳ VIII và Xuất bản tài liệu của Hội
KTSVN
II.
YÊU CẦU
-
Khảo sát, đánh giá thực tiễn kiến trúc VN 2010-2015 tại các địa phương (Hội KTS các địa phương thực hiện có sự phối hợp, hướng dẫn của chủ
trì các chuyên đề)
-
Tổng hợp kết quả khảo sát và ý kiến chuyên gia về Kiến trúc VN 5 năm thành các
báo cáo
III.
NỘI DUNG
1. Chuyên đề 1:
Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và kiến trúc VN 2010-2015 (Có đề
cương chi tiết)
Chủ
trì: Pgs.Ts.Kts Nguyễn Quốc Thông
Tham
gia: ThS.Kts Lê Hữu Trúc
2. Chuyên đề 2:
Lý luận và phê bình kiến trúc VN 2010-2015. (Có đề cương chi tiết)
Chủ
trì: Gs.Ts.Kts Nguyễn Việt Châu
Tham
gia: Kts Trần Huy Ánh, ThS Kts Đoàn Khắc Tình,
3. Chuyên đề 3:
Quy hoạch đô thị VN 2010-2015. (Có
đề cương chi tiết)
Chủ
trì: Pgs.Ts.Kts Trần Trọng Hanh
Tham gia: Th.S.Kts Lã
Thị Kim Ngân, Ts.Kts Lê Trọng Bình, Ts Vũ Chí Đồng, Nguyễn Chế Hưng, Đại diện Vụ
QH-KT, BXD
4.
Chuyên đề 4: Quy hoạch và kiến trúc nông thôn VN 2010-2015. (Có
đề cương chi tiết)
Chủ
trì: Ts.Kts Ngô Doãn Đức
Tham gia: Nguyễn
Đình Thi, Nguyễn Thúc Hoàng, Đinh thị Hải Yến, Nguyễn Kim Anh
5. Chuyên đề 5: Kiến
trúc công cộng VN 2010-2015. (Có đề cương chi tiết)
Chủ
trì: Pgs.Ts.Kts Doãn Minh Khôi
Tham gia: Ts Nguyễn
Quang Minh, Kts Huỳnh Văn Sáu, Kts Nguyễn Tuấn Khanh, Kts Tô Hùng, Kts Nguyễn
Thị Tuyết Mai.
6.
Chuyên đề 6: Kiến trúc Nhà ở VN 2010-2015. (Có đề cương chi tiết)
Chủ trì: Ts.Kts
Nguyễn Trí Thành
7.
Chuyên đề 7: Bảo tồn di sản kiến trúc, đô thị VN 2010-2015. (Có
đề cương chi tiết)
Chủ
trì: Kts Lê Thành Vinh
8.
Chuyên đề 8: Kiến trúc công nghiệp VN
2010-2015. (Có đề cương và kế hoạch chi tiết)
Chủ trì: Pgs.Ts.Kts
Nguyễn Nam
9.
Báo cáo tổng hợp.
Chủ
trì: Pgs.Ts.Kts Nguyễn Quốc Thông
Tham
gia: ThS.Kts Lê Hữu Trúc
IV.
KẾ HOẠCH
A.
KHẢO SÁT THỰC TIỄN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1. Tiêu chí khảo sát, đánh giá:
1.
Tính hiện đại: là sự sáng tạo trong ngôn ngữ kiến
trúc, ứng dụng công nghệ, sử dụng vật liệu, thể hiện một xu hướng kiến trúc nhất
định.
2.
Tính bản địa: thể hiện trong giải pháp thích ứng với
điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của địa phương.
3.
Tính nhân văn: được cộng đồng tiếp nhận, có giá trị
nâng cao nhận thức và định hướng thẩm mỹ kiến trúc của cộng đồng.
2. Lĩnh vực khảo sát:
1. Quy hoạch và kiến trúc nông thôn
(Chủ trì: Ts.Kts Ngô Doãn Đức)
2.
Kiến trúc công cộng (Chủ trì: Pgs.Ts.Kts Doãn Minh Khôi)
3.
Kiến trúc nhà ở (Chủ trì: Ts.Kts Nguyễn Trí Thành)
3. Thời gian và phương thức khảo sát,
đánh giá sơ bộ:
-
Thời gian: Từ tháng 6-9/2014
-
Phương thức:
+
Làm việc qua mạng Internet (E.mail)
+
Ban chủ nhiệm gửi Nội dung khảo sát đến Chủ tịch các Hội địa phương để triển
khai thực hiện khảo sát
+
Chủ trì các chuyên đề trực tiếp trao đổi, phối hợp với chủ tịch các Hội địa
phương trong khảo sát và đánh giá sơ bộ kiến trúc.
+
Ý kiến đánh giá sơ bộ được gửi cho KTS phụ trách tọa đàm khu vực và đồng thời gửi
cho chủ nhiệm đề tài.
B.
TỌA ĐÀM KHU VỰC
1. Thời gian:
Tháng 10/2014.
2. Địa điểm:
Tọa đàm tại 3 địa phương đại diện cho các khu vực:
1.
Khu vực phía Bắc: Đồng bằng và trung du, miền núi
(Phụ
trách: Ts.Kts Ngô Doãn Đức)
2.
TP. Hà Nội
(Phụ
trách: Ts.Kts Nguyễn Trí Thành)
3.
Khu vực phía Nam: TP. Hồ Chí Minh và đồng bằng Nam bộ
(Phụ
trách: Pgs.Ts.Kts Doãn Minh Khôi)
3. Yêu cầu:
-
Kts phụ trách cùng với Chủ tịch Hội địa phương chủ nhà xây dựng nội dung,
chương trình và quyết định thời gian, địa điểm
tổ chức tọa đàm.
-
Trao đổi và thống nhất đánh giá về kiến trúc của địa phương và khu vực
-
Kết quả đánh giá là cơ sở để các Hội KTS địa phương viết báo cáo.
-
Báo cáo kết quả tọa đàm gửi chủ nhiệm đề tài.
3.
BÁO CÁO TỔNG HỢP
1. Báo cáo của chủ trì các chuyên đề:
Nửa đầu 11/2014
2. Dự thảo báo cáo tổng hợp kết quả
nghiên cứu: Nửa cuối 11/2014
3. Hội thảo mở rộng và chuyên sâu: Đại Lải,
12/12/2014
4. Hoàn thiện báo cáo kết thúc đề tài:
1/2015
Chủ
nhiệm
Pgs.Ts.Kts
Nguyễn Quốc Thông
---------------------------------
NHẬN DẠNG KIẾN TRÚC ĐÀ LẠT.
Từ 2010 đến 2015, có một số công trình đa7c5 trưng như sau:
- Trụ sở Hành chính.
- Trung tâm Hành chính tập trung.
- Trường học
- Thương mại dịch vụ:
- Quãng trường trung tâm.
- Khách sạn- Resort.
- Kiến trúc Biệt thự.
- Nhà ở kiểu phố.
- Nhà Ga hàng không: Sân bay Liên Khương.
Đường Trần Phú Đà Lạt
Dự án Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng
Tập
đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long (Thang Long TLE Group) đang trong
quá trình thi công lắp đặt hệ thống thang máy bao gồm 10 thang
Mitsubishi cho công trình “Trung tâm Hành chính Tỉnh Lâm Đồng” – Một
trong những dự án trọng điểm của Tỉnh Lâm Đồng với tổng kinh phí đầu tư
lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
Toàn cảnh khu Trung tâm tài chính Tỉnh Lâm Đồng
Với
vị trí đắc địa, tọa lạc ngay tại trung tâm Thành phố Đà Lạt. Khu hành
chính tập trung Tỉnh Lâm Đồng được đánh giá là một trong những bước đi
chiến lược của Tỉnh, mang lại nhiều lợi ích lớn về mặt kinh tế cũng như
xã hội. Xây dựng một môi trường làm việc khang trang, hiện đại, đáp ứng
tốt yêu cầu công việc của các cấp sở ngành. Bên cạnh đó, dự án cũng tạo
thuận lợi cho việc giao dịch hành chính của Tỉnh với các tổ chức, doanh
nghiệp… đồng thời tạo điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan độc đáo cho Thành
phố Đà Lạt.
Công
trình có chiều cao 12 tầng, trong đó có 3 tầng hầm với tổng diện tích
sàn xây dựng 46.774 m2 nằm trong khuôn viên rộng 40.000m2. Đáp ứng nhu
cầu văn phòng làm việc cho 19 đơn vị cấp sở và 24 đơn vị trực thuộc.
Để
góp phần tạo nên không gian sang trọng hiện đại cho tòa nhà cũng như
đảm bảo sự an toàn thoải mái cho người sử dụng, Tập đoàn Thang máy Thiết
bị Thăng Long đã cung cấp 10 bộ thang máy Mitsubishi Nexiez MR có xuất
xứ từ Thái Lan.
4 thang máy Nexiez MR tải trọng 1000 kg, tốc độ 105 m/phút, 9 điểm dừng
2 thang máy Nexiez MR tải trọng 1000 kg, tốc độ 90 m/phút, 8 điểm dừng
2 thang máy Nexiez MR tải trọng 1000 kg, tốc độ 60 m/phút, 5 điểm dừng
1 thang máy Nexiez MR tải trọng 1350 kg, tốc độ 60 m/phút, 4 điểm dừng
1 thang máy Nexiez MR tải trọng 550 kg, tốc độ 60 m/phút, 5 điểm dừng
Đây
là dòng thang máy công nghệ cao, tiêu hao ít năng lượng, thân thiện với
môi trường và vận hành êm ái. Thang Long TLE Group tự hào khi đã trở
thành nhà thầu chính thức cung cấp toàn bộ hệ thống thang máy cho dự án
này, góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển chung của Tỉnh Lâm Đồng.
Với chữ “TÍN” trong tôn chỉ kinh doanh, Tập đoàn Thang máy Thiết bị
Thăng Long luôn không ngừng nỗ lực đế mang đến sự hài lòng nhất cho
khách hàng.
Toàn cảnh khu Trung tâm tài chính Tỉnh Lâm Đồng
Với vị trí đắc địa, tọa lạc ngay tại trung tâm Thành phố Đà Lạt. Khu hành chính tập trung Tỉnh Lâm Đồng được đánh giá là một trong những bước đi chiến lược của Tỉnh, mang lại nhiều lợi ích lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội. Xây dựng một môi trường làm việc khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu công việc của các cấp sở ngành. Bên cạnh đó, dự án cũng tạo thuận lợi cho việc giao dịch hành chính của Tỉnh với các tổ chức, doanh nghiệp… đồng thời tạo điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan độc đáo cho Thành phố Đà Lạt.
Công trình có chiều cao 12 tầng, trong
đó có 3 tầng hầm với tổng diện tích sàn xây dựng 46.774 m2 nằm trong
khuôn viên rộng 40.000m2. Đáp ứng nhu cầu văn phòng làm việc cho 19 đơn
vị cấp sở và 24 đơn vị trực thuộc.Để góp phần tạo nên không gian sang
trọng hiện đại cho tòa nhà cũng như đảm bảo sự an toàn thoải mái cho
người sử dụng, Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long đã cung cấp 10 bộ
thang máy Mitsubishi Nexiez MR có xuất xứ từ Thái Lan.
Đây là dòng thang máy công nghệ cao, tiêu hao ít năng lượng, thân thiện với môi trường và vận hành êm ái. Thang Long TLE Group tự hào khi đã trở thành nhà thầu chính thức cung cấp toàn bộ hệ thống thang máy cho dự án này, góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển chung của Tỉnh Lâm Đồng. Với chữ “TÍN” trong tôn chỉ kinh doanh, Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long luôn không ngừng nỗ lực đế mang đến sự hài lòng nhất cho khách hàng.
Ai
đến Đà Lạt về đều hỏi mình đó là cái chung cư gì vậy? Hỏi được rồi nhé,
toà nhà đồ sộ này là trung tâm hành chính của tỉnh Lâm Đồng. Và công
trình nhà nghỉ của hãng Shell do thầy Nhạc thiết kế sau đó làm nhà thiếu
nhi bị đập, cái hồ đá ngày bé vẽ tranh, câu cá bị lấp, thêm một đồi
thông được bê tông hoá. Ai cho tui mua một vé tuổi thơ!
Khu nhà nghỉ mát của Hãng Shell gồm 3 ngôi lẫn khuất trong rừng thông- KT Dalat mới, KTS Nguyễn Quang Nhạc- 1981- Nay không còn nữa! thay vào là Trung tâm Hành chính Lâm Đồng.
DALAT CENTER!
( click vào hình để xem rõ hơn.)
1. Vị trí
- Dự án Dalat Center tọa lạc tại khu C chợ Đà Lạt, tiếp giáp
với khu B Dalat. Được xây dựng trên khu đất của chợ rau, cá, củ quả
Đàlạt.- Vị trí dự án mằm ngay trung tâm của thành phố Đà Lạt, cạnh khu Hòa Bình, Cách Hồ Xuân Hương: 400m
- Phía Tây Nam: giáp khu B chợ Đà lạt.
- Phía Tây Bắc: giáp khu dân cư hiện hữu.
- Phía Đông Bắc: giáp đường Phan Bội Châu.
- Phía Đông Nam: giáp đường Phan Bội Châu.
2. Giao thông:
- Từ phía khu vực rạp Hòa Bình dọc theo đường Phan Bội Châu.
- Từ phía Nam Hồ Xuân Hương dọc theo đường Lê Thi Hồng Gấm ra Phan Bội Châu.
- Từ quảng trường chợ Đà lạt dọc theo hai bên hông đường Nguyễn Thị Minh Khau khu A và kh B chợ dalat.
(click vào hình để xem rõ hơn)
* Điểm nổi bật:
- Dự án nằm tại khu trung tâm thành phố Đà lạt, tiếp giáp hai trực đường chính là Phan Bội Châu Và Nguyễn Thị Minh Khai nên rất thuận tiện trong việc giao thông.- Dự án được xây dựng các dịch vụ khép kín khu chợ truyền thống, khu thương mại dịch vụ và khu căn hộ khách sạn cao cấp.
- Nằm sát bên khu A và Khu B chợ Đà lạt nới mua sắm chủ yếu của dân cư và khách du lịch.
- Dự án nằm trong khu quy họach cải tạo của thảnh phố Dalạt và là dự án đầu tiên được quy họach tổng thể trở thành khu trung tâm thương mại hiện đại và đa năng.
- Hiện tại Dalạt đang đẩy mạnh xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng và thỉ trường bất động sản tại dalat đang trong giai đọan đầu nên có rất nhiều cơ hội cho các dự án căn hộ nghĩ dưỡng tại trung tâm thành phố.
* Mặt cắt:
3. Đặc điểm dự án:
a. Với qui mô dự án : 5.032 m2
Chỉ tiêu | Số lượng | ĐVT |
Diện tích đất ở | 5.032 | m2 |
Chiều cao | 49 | m |
Số tầng hầm | 4 | Tầng |
Tâng thương mại dịch vụ | 11 | Tầng |
Mất độ xây dựng | ||
Hầm | 100 | % |
Khối đế | 60 | % |
Căn hộ – khách sạn | 40 | % |
- Hầm: 04 tầng Xây dựng chợ truyềnt hống với khỏan 1035 quầy.
- Khối đế: 03 tầng xây dựng khu thương mại – dịch vụ.
- Khu cao tầng: xây dựng 02 block căn hộ và khách sạn cho thuê.
c. Tiến độ thự hiện dự án:
- Khu chợ cũ đã được giải tỏa
- Ngày 11/1/2011 tiến hàng lễ động thổ.
Xây dựng trong vòng 18 tháng
( click vào hình để xem rõ hơn)
Phương thức thanh toán:
Vui lòng liên hệ Chuyên viên tư vấn Địa Ốc Sacomreal để chọn vị trí tốt nhất:
letoan
0907.988.476
toanhome@gmail.com
http://dalatcenter.wordpress.com/
-------------------------------
Sự cố sụt lún tại khu C chợ Đà Lạt: Người dân đã bắt đầu “thông”
Cập nhật lúc 15:23, Thứ Ba, 03/04/2012 (GMT+7)
Thời
gian gần đây, dư luận rộ lên chuyện sụt đất, nứt tường nhà nhiều hộ dân
trên đường Phan Bội Châu và Nguyễn Thị Minh Khai (Đà Lạt) do việc thi
công công trình khu C chợ Đà Lạt gây ra. Chính quyền và cơ quan chức
năng của TP Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng đã nhiều lần khảo sát hiện trường,
tìm hiểu nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục. Đến nay (đầu tháng
4/2012), khi hiểu ra vấn đề, các hộ dân đã bắt đầu trở lại yên tâm.
Cọc dựng thành tường chắn cùng với dây neo xuyên trong lòng đất có phụt bê tông gia cố độ kết cấu đất là kỹ thuật hiện đại của Tập đoàn Samwoo (Hàn Quốc) trong chống sụt lở ở các công trình xây dựng. |
DÂN HOANG MANG
Công trình Đà Lạt center - khu C chợ Đà Lạt - được xem là một trong những “điểm nhấn” quan trọng của TP Đà Lạt trong tương lai. Theo kế hoạch, công trình xây dựng có quy mô mặt bằng tầng trệt 5.000m2 với 4 tầng hầm và 10 tầng cao, tổng vốn đầu tư lên đến 900 tỷ đồng nằm ngay trung tâm TP Đà Lạt này được khởi công vào tháng 1.2011 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay - 2012 - để đầu năm tới (2013) được chính thức đưa vào hoạt động.
Sau 10 tháng công trình được triển khai thi công, đến tháng 11.2011, hiện tượng nghiêng lún, nứt tường nhà dân bên cạnh công trình đã xảy ra khiến cho không ít hộ dân tỏ ra khá lo lắng. Một trong những ngôi nhà bị nghiêng lún và nứt tường nghiêm trọng là ngôi nhà cấp 4 số 45 đường Phan Bội Châu của bà Vương Thị Lan (bà Lan cho ông Nguyễn Hữu Quyền thuê để kinh doanh hàng ăn). Cùng với căn nhà 45 Phan Bội Châu, hàng chục ngôi nhà khác cũng trên trục đường này và cả trên đường Nguyễn Thị Minh Khai cũng bị nghiêng lún, nứt tường. Trong gần nửa năm qua, cơ quan chức năng TP Đà Lạt đã nhiều lần nhận đơn của các hộ dân có nội dung do thi công công trình Đà Lạt center gây thiệt hại cho người dân sống lân cận công trình. Và, ít nhất một lần Công ty Len Nguyễn - chủ đầu tư Đà Lạt center - phải hầu tòa theo đơn kiện của người dân. Bà Dương Thị Hoài Thu - Tổng GĐ Công ty Len Nguyễn - cho biết: “Mặc dầu mọi sự cố đã được chúng tôi tính toán dưới góc độ chuyên môn trước khi khởi công xây dựng công trình nhưng khi sự cố xảy ra, chúng tôi cũng phải nghiêm túc cùng với các cơ quan chức năng của TP Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng và đại diện các hộ dân bị thiệt hại ngồi lại để tìm hướng giải quyết sao cho quyền lợi chính đáng của người dân được đảm bảo ở mức cao nhất”.
SỰ CỐ KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI
Việc xây dựng tiếp khu C trong khuôn viên chợ Đà Lạt với quy mô hiện đại là chủ trương chung của tỉnh. Theo giới chuyên môn, với một công trình xây dựng có quy mô khá lớn như công trình Đà Lạt center thì sự cố xảy ra trong quá trình thi công là điều không thể tránh khỏi. Cho đến lúc này, sự cố của Đà Lạt center chỉ mới nghiêng sụt, nứt tường các nhà dân bên cạnh suy cho cùng cũng mới chỉ là sự cố… nhỏ! Hơn nữa, việc nghiêm túc tìm nguyên nhân để khắc phục kịp thời của chủ đầu tư ngay sau khi sự cố xảy ra cũng là một vấn đề đáng nói. Ông Nguyễn Đăng Chính - Trưởng ban Quản lý dự án Đà Lạt center - cho biết: “Ngay sau khi sự cố nứt tường nhà dân xảy ra, chủ đầu tư và các đơn vị hữu trách cùng chính quyền địa phương đã “ngồi lại” để bàn thảo và tìm giải pháp khắc phục. Ngay sau đó, hai đơn vị chuyên ngành của nước ngoài đã được mời tham gia khắc phục sự cố là Tập đoàn Bauer của Đức và Tập đoàn Samwoo của Hàn Quốc sang để khảo sát. Cuối cùng, Len Nguyễn đã chọn Samwoo”.
Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn trên lĩnh vực xây dựng, chúng tôi được biết: Công trình khu C chợ Đà Lạt được xây dựng ngay dưới chân đồi Dinh Tỉnh trưởng, nằm phía sau dãy nhà trên đường Phan Bội Châu. Kết quả khảo sát của Tập đoàn Samwoo (Hàn Quốc) cho thấy bên trong quả đồi có những khoảng trống. Khi khoan cọc bằng thiết bị hạng nặng để xây dựng Đà Lạt center thì cả quả đồi phía sau khu dân cư trên đường Phan Bội Châu bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Và, hệ quả kéo theo của sự ảnh hưởng này là các công trình xây dựng (nhà dân) dọc theo đường Phan Bội Châu xảy ra hiện tượng nghiêng lún, nứt tường là điều không thể tránh khỏi.
Tất nhiên, không phải chỉ vì sự cố đó mà dừng lại công trình “điểm nhấn” của Đà Lạt mà vấn đề quan trọng là khắc phục như thế nào để giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại gây ra cho người dân. Theo ông Nguyễn Đăng Chính - Trưởng ban Quản lý dự án và một số cán bộ chuyên môn của Sở Xây dựng Lâm Đồng thì hiện nay, kỹ thuật chống sụt lún ở các công trình xây dựng lớn của Tập đoàn Samwoo Hàn Quốc là một trong những kỹ thuật hiện đại nhất thế giới. “Thông thường, với hiện tượng sụt lún như vậy, các nhà thi công thường hay dùng các cọc đỡ để chống đỡ. Nhưng kỹ thuật Samwoo thì khác: Dùng cọc tường vây dựng cọc thành tường chắn cùng với cắm dây neo xuyên trong lòng đất và phụt bê tông (mỗi cọc phụt trung bình 1 tấn xi măng) để tăng độ cố kết của đất. Cho đến lúc này, công việc đã cơ bản hoàn thành.
Theo một nguồn tin khác, chỉ tính riêng việc khắc phục sự cố này, chủ đầu tư cũng đã phải chi ra 97 tỷ đồng. Song, vấn đề lớn hơn là “an dân”! Một người dân sống trên đường Phan Bội Châu có nhà bị nứt bộc bạch: “Do chủ dự án lúc đầu chưa giải thích cặn kẽ nên chúng tôi mới “rối” đến vậy; giờ thì hiểu ra phần nào đó, chúng tôi đã bắt đầu trở lại yên tâm!”. Theo ông Chính, ngoài việc di dời và bồi thường cho một số hộ dân thì sau khi công trình được hoàn tất, chủ dự án sẽ tính toán toàn bộ những thiệt hại để đền bù một cách thỏa đáng cho người dân. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là một lời hứa nghiêm túc và sẽ được thực hiện vào đầu năm 2013 tới - khi công trình “điểm nhấn” của Đà Lạt, công trình Đà Lạt center, chính thức được hoàn thành và đưa vào hoạt động.
KHẮC DŨNG
Khu ký túc xá sinh viên
Lâm Đồng: 6,77 m2/sinh viên
09/12/2009 12:09 SA
Hôm qua ngày 07/12, UBND
tỉnh Lâm Đồng khởi công xây dựng làng sinh viên lớn nhất trong lịch sử
hình thành đô thị Đà Lạt đến nay, nằm trên ngọn đồi tách biệt rộng 30ha,
cách trung tâm thành phố 5km thuộc phường 7.
Phối cảnh Khu ký túc xá sinh viên đang được xây dựng tại Đà Lạt |
Dự
án có tên “Ký túc xá sinh viên tập trung” được Chính phủ đầu tư với
tổng nguồn vốn 778,8 tỉ đồng này sẽ xây dựng bảy khu cho sinh viên với
33 khối nhà lưu trú cao 1-14 tầng, đi kèm các công trình khép kín: câu
lạc bộ đa năng, thư viện tổng hợp, trạm y tế, khu luyện tập & thi
đấu thể thao, công viên, nhà khách, khu dịch vụ…
Sau
khi hoàn thành, vào năm 2015 chính quyền địa phương sẽ cho lập một ban
quản lý để điều hành việc tổ chức cho sinh viên lưu trú, chỉ trả tiền ở
với mức tượng trưng; cùng đó mở một tuyến xe buýt vào ra làng sinh viên
nói trên.
Hiện
trên địa bàn thành phố du lịch Đà Lạt chỉ có 2.995 trong tổng số 42.408
sinh viên (7%) được ở trong Ký túc xá của hai trường đại học và bốn
trường cao đẳng. Dự kiến đến năm 2015 số sinh viên đến Đà Lạt học tập sẽ
lên 60.000.
Theo
UBND tỉnh Lâm Đồng, dự án ký túc xá trên sẽ giải quyết chỗ lưu trú cho
hơn 33.000 sinh viên, với mỗi sinh viên được sử dụng 6,77m2.
Nguồn: tuoitre online
Kiến trúc đô thị Đà Lạt: Giao hòa tân cổ
01/04/2014
Bên
cạnh các công trình kiến trúc Pháp cổ và cách tân cổ điển, TP Đà Lạt
(tỉnh Lâm Đồng) hiện nay còn trở nên đa dạng hơn nhờ những công trình
mang nét kiến trúc của cư dân bản địa và những công trình hành chính,
quảng trường hiện đại do các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế. Dù chịu ảnh
hưởng bởi nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, nhưng hầu hết các công
trình của Đà Lạt đều hòa hợp với thiên nhiên, tạo nên những nét chấm phá
trong bức tranh cảnh quan TP.
Nhà thầu đang xây lắp khối hình hoa dã quỳ tại cung nghệ thuật.
Nhà thầu đang xây lắp khối hình hoa dã quỳ tại cung nghệ thuật.
Những biểu tượng hiện đại của TP
Trải qua một thời gian dài xây dựng TP,
phong cách kiến trúc của các công trình ở Đà Lạt đã có nhiều thay đổi,
từ phong cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản, đến phong cách tân
cổ điển, phong cách kiến trúc địa phương Pháp và phong cách kiến trúc
hiện đại.
Là một trong số ít những công trình cấp
đặc biệt được xây dựng tại TP Đà Lạt, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng
đang được xây dựng trên đường Trần Phú, gồm có 9 tầng nổi và 3 tầng
hầm, bán hầm, với đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Khu hành chính tỉnh Lâm Đồng
được đánh giá là một trong những bước đi chiến lược của tỉnh, mang lại
nhiều lợi ích lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội; xây dựng một môi
trường làm việc khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu công việc của
các cấp sở ngành. Bên cạnh đó, dự án cũng tạo thuận lợi cho việc giao
dịch hành chính của tỉnh với các tổ chức, doanh nghiệp… đồng thời tạo
điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan độc đáo cho TP Đà Lạt.
Quảng trường trung tâm Đà Lạt tọa lạc phía
mạn phải của Hồ Xuân Hương, được triển khai xây dựng trên khuôn viên
7,3ha bao gồm 4 khối công trình lớn là nhà hát, công viên, quảng trường
và khu thương mại dịch vụ, trưng bày triển lãm, ngoài ra còn có khu quán
bar, cà phê, dịch vụ giải khát siêu thị, đường giao thông, hệ thống
chiếu sáng và một hạng mục phụ trợ vụ khác.
Khối nhà chính của dự án có hình dáng của
một bông hoa cúc quỳ - là công trình biểu tượng của TP Đà Lạt. Ngoài ra,
biểu tượng một nụ hoa lớn là ước mong cho lớp trẻ - những người chủ
tương lai sẽ nối tiếp bước chân những người đi trước với truyền thống
“tre già - măng mọc”. Công trình được thiết kế nhằm tạo điểm nhấn cho
trung tâm TP Đà Lạt. Đây sẽ là nơi tổ chức các lễ hội chính trị, văn hóa
của TP Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng; đồng thời, phục vụ nhu cầu vui chơi
giải trí, dịch vụ thương mại, hội chợ triển lãm, sinh hoạt văn hóa của
nhân dân và du khách.
Quản lý chặt chất lượng công trình
Vừa là đại diện quản lý nhà nước công
trình xây dựng tại địa phương, vừa là chủ đầu tư của dự án trung tâm
hành chính của tỉnh Lâm Đồng, ông Nguyễn Dũng - Phó giám đốc Sở Xây dựng
cho biết, hiện tại, công trình trung tâm hành chính tỉnh đã thi công
được 70% khối lượng, dự kiến 30/4 hoàn thành và 30/6 đưa vào sử dụng.
Trong quá trình thi công công trình, chúng tôi quản lý chất lượng theo
Luật Xây dựng cũng như các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Với dự án Quảng trường TP Đà Lạt, theo
nhận định của BQLDA Quảng trường thì, hiện tại, ở gói thầu xây lắp chính
gồm khán đài, mặt bằng tầng 1 và tầng 2, khối bông hoa tại cung nghệ
thuật, nụ hoa, sân quảng trường… đã được nhà thầu Cty TNHH Xây dựng
Thuận Việt - TP.HCM thực hiện được gần 60% khối lượng và đang tập trung
xây dựng dàn không gian và hệ mái lợp của khối nụ và khối hoa; tiếp tục
hoàn thiện bên trong hầm ở những vị trí công cộng. Nhìn chung, các gói
thầu xây dựng khối công trình chính, sân quảng trường, hoa cây cảnh, lắp
đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước và PCCC, xây dựng hệ
thống giao thông… đã triển khai thi công với khối lượng và chất lượng.
Nhận định về công tác quản lý chất lượng
của công trình, BQLDA Quảng trường TP cho biết, đã lập kế hoạch quản lý
chất lượng cho từng giai đoạn. Từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự
án (chuẩn bị thi công và xây lắp hoàn thành) đến khi nghiệm thu bàn
giao đưa công trình vào sử dụng đều theo đúng các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo hiệu lực quản
lý dự án. Vì có một số biến động về giá cả và nguyên vật liệu, tiền
lương; thay đổi vật liệu bổ sung khối lượng cho phù hợp với điều kiện
của dự án nên đã dẫn đến dự án có một số điều chỉnh.
Bên cạnh đó, BQLDA còn chỉ định thầu cho
các đơn vị tư vấn độc lập để thực hiện công tác kiểm định, chứng nhận về
đảm bảo an toàn và chất lượng công trình, quan trắc biến dạng công
trình, thực hiện kiểm toán độc lập cho từng gói thầu của dự án.
baoxaydung.com.vn
Tổng mặt bằng toàn khu.
Mô hình kiến trúc tỷ lệ 1/1000
Cổng vào dự án
Tổng mặt bằng khu nhà điều hành và quảng trường trung tâm.
Phối cảnh nhà điều hành.
Mô hình chi tiết công trình nhà điều hành.
Phối cảnh khu hồ trung tâm nhìn về phía dãy phòng thí nghiệm.
Tổng mặt bằng khu vực hồ trung tâm, nhà kính trưng bày giới thiệu sản phẩm KHCN kết nối với khu vườn hoa, khu dịch vụ, khu phòng thí nghiệm và đập nước.
Mô hình minh họa
Góc nhìn trên cao từ hướng đường 723 mới.
Khu nhà kính trưng bày giới thiệu sản phẩm KHCN được bố trí ở trung tâm hồ nước, kết nối với các khu vực xung quanh qua cầu đi bộ.
Tổng mặt bằng khu đập nước và khu suối dẫn nước tạo cảnh quan cho 2 bên vườn thử nghiệm.
Mô hình minh họa khu đập nước và hồ trung tâm.
Khu trung tâm hội thảo quốc tế, đào tạo chuyển giao công nghệ và các cụm khu nhà khách, dịch vụ.
Mô hình minh họa khu trung tâm hội thảo quốc tế, đào tạo chuyển giao công nghệ
Mô hình minh họa các cụm khu nhà khách, dịch vụ.
Dự án được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn I xây dựng cơ sở hạ tầng và phòng thí nghiệm khởi công vào tháng 11/2007 và hoàn thành vào cuối năm 2009. Giai đoạn II từ năm 2010-2011 xây dựng Tổ hợp sinh học phóng xạ tạo giống cây trồng bằng đột biến và các công trình phục vụ chuyển giao công nghệ. Với mục tiêu xây dựng Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân công nghệ cao thành một đơn vị ứng dụng kỹ thuật hạt nhân tiên tiến về công nghiệp, nông nghiệp và công nghệ sinh học của cả nước. Trung tâm sẽ được trang bị hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, thiết bị và công nghệ được đầu tư đồng bộ ngang tầm khu vực và quốc tế.
Trong chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình của Việt Nam đến năm 2020 dựa theo quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ngày 3/1/2006 do Thủ tướng Chính phủ ban hành có nêu một số mục tiêu chủ yếu:
Chủ nhiệm dự án: ThS.KTS Nguyễn Cao Lãnh
Thiết kế kiến trúc: Hà Văn Đức, Bùi Lê Huyền, Vũ Triều Linh và các cộng sự
Thực hiện mô hình kiến trúc:
Hà Văn Đức, Bùi Lê Huyền, Vũ Triều Linh, Trương Quốc Ngữ, Nguyễn Thị Quỳnh Hòa, Trần Minh Hà, Nguyễn Ngọc Bích, Cao Thị Minh Ngọc.
Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân công nghệ cao
Dự
án Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân công nghệ cao sẽ được xây dựng
trên diện tích 117 ha tại khoảnh 2 và 4, tiểu khu 151, phường 12, thành
phố Đà Lạt.
Dự
án đầu tư chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng, các phòng thí nghiệm Đánh
dấu nguyên tử, Địa vật lý hạt nhân, Hóa lý, Công nghệ sinh học phóng
xạ; Xây dựng tổ hợp công nghệ tạo đột biến bằng bức xạ trên cơ sở các
thiết bị lớn như Vườn Gamma, Nhà Gamma, Công nghệ gene và tạo giống cây;
xây dựng các công trình phụ trợ khác phục vụ bảo tồn nguồn gene, thử
nghiệm, nhân giống và chuyển giao công nghệ. Đây còn là nơi nghiên cứu
của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đào tạo đội ngũ các nhà nghiên
cứu ứng dụng, nơi thực tập của sinh viên các trường đại học.
Dự
án có tổng kinh phí đầu tư 423,9 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước
cấp, nguồn vốn được huy động từ các tổ chức, cá nhân và nguồn vốn vay
ngân hàng.Tổng mặt bằng toàn khu.
Mô hình kiến trúc tỷ lệ 1/1000
Cổng vào dự án
Tổng mặt bằng khu nhà điều hành và quảng trường trung tâm.
Phối cảnh nhà điều hành.
Mô hình chi tiết công trình nhà điều hành.
Phối cảnh khu hồ trung tâm nhìn về phía dãy phòng thí nghiệm.
Tổng mặt bằng khu vực hồ trung tâm, nhà kính trưng bày giới thiệu sản phẩm KHCN kết nối với khu vườn hoa, khu dịch vụ, khu phòng thí nghiệm và đập nước.
Mô hình minh họa
Góc nhìn trên cao từ hướng đường 723 mới.
Khu nhà kính trưng bày giới thiệu sản phẩm KHCN được bố trí ở trung tâm hồ nước, kết nối với các khu vực xung quanh qua cầu đi bộ.
Tổng mặt bằng khu đập nước và khu suối dẫn nước tạo cảnh quan cho 2 bên vườn thử nghiệm.
Mô hình minh họa khu đập nước và hồ trung tâm.
Khu trung tâm hội thảo quốc tế, đào tạo chuyển giao công nghệ và các cụm khu nhà khách, dịch vụ.
Mô hình minh họa khu trung tâm hội thảo quốc tế, đào tạo chuyển giao công nghệ
Mô hình minh họa các cụm khu nhà khách, dịch vụ.
Dự án được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn I xây dựng cơ sở hạ tầng và phòng thí nghiệm khởi công vào tháng 11/2007 và hoàn thành vào cuối năm 2009. Giai đoạn II từ năm 2010-2011 xây dựng Tổ hợp sinh học phóng xạ tạo giống cây trồng bằng đột biến và các công trình phục vụ chuyển giao công nghệ. Với mục tiêu xây dựng Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân công nghệ cao thành một đơn vị ứng dụng kỹ thuật hạt nhân tiên tiến về công nghiệp, nông nghiệp và công nghệ sinh học của cả nước. Trung tâm sẽ được trang bị hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, thiết bị và công nghệ được đầu tư đồng bộ ngang tầm khu vực và quốc tế.
Trong chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình của Việt Nam đến năm 2020 dựa theo quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ngày 3/1/2006 do Thủ tướng Chính phủ ban hành có nêu một số mục tiêu chủ yếu:
"Đẩy
mạnh hướng nghiên cứu về đột biến phóng xạ để tạo giống cây trồng, ứng
dụng đồng vị đánh dấu để nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng, thổ nhưỡng và
vật nuôi. Sản xuất các chế phẩm phục vụ nông nghiệp bằng công nghệ bức
xạ. Bảo vệ rau quả, bảo vệ sức khỏe và sinh sản động vật sử dụng công
nghệ tiệt sinh sâu bệnh, côn trùng bằng bức xạ (SIT). Mở rộng ứng dụng
công nghệ chiếu xạ và các kỹ thuật phân tích hạt nhân để bảo đảm chất
lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm. Xây dựng một số trung tâm nông nghiệp
hạt nhân theo vùng. Nghiên cứu và ứng dụng năng lượng bức xạ trong sinh
học phân tử, công nghệ gen, tế bào học và khoa học sự sống".
Thiết kế kiến trúc: Hà Văn Đức, Bùi Lê Huyền, Vũ Triều Linh và các cộng sự
Thực hiện mô hình kiến trúc:
Hà Văn Đức, Bùi Lê Huyền, Vũ Triều Linh, Trương Quốc Ngữ, Nguyễn Thị Quỳnh Hòa, Trần Minh Hà, Nguyễn Ngọc Bích, Cao Thị Minh Ngọc.
E.T Architect & Associates
Nguôn tham khảo: http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=621011
---------------------
Dánh giá kiến trúc Đà Lạt
Cơ
sở ban đầu để tiến hành việc lập báo cáo đánh giá kiến trúc địa phương Tỉnh Lâm
Đồng 2010-2015 là các văn bản chỉ đạo của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, bao gồm:
Đề cương đề tài Kiến trúc Việt Nam 2010-2015, Báo cáo sơ bộ nhận diện KTVN
2010-2015 (tài liệu tham khảo), và nội dung khảo sát tại các địa phương trong
Tỉnh. Nội dung hành nghề KTS được tiến hành thông qua hoạt động thực tiễn của
KTS là Hội viên và các KTS đang hành nghề trong các tổ chức tư vấn thiết kế,
hành nghề tự do, và tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong Tỉnh.
Giai
đoạn được nghiên cứu đánh giá là từ năm 2010-2015, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước nói chung và địa phương đang lúc
khó khăn, vốn đầu tư toàn xã hội giảm, vốn đầu tư công trong đó vốn XDCB bị cắt
giảm theo yêu cầu điều hành, cân đối nền kinh tế của đất nước.
Là
một tổ chức “chính trị - xã hội - nghề nghiệp” chuyên ngành kiến trúc, việc
nhận định, nhận diện, đánh giá đúng các xu hướng phát triển kiến trúc, qui
hoạch là việc
phải làm, để biết rõ tình hình kiến trúc và sáng tạo kiến trúc đang như thế
nào? Các nhóm giá trị nào về kiến trúc và qui hoạch đã được xác lập trong thời
gian qua? hiệu quả đóng góp ra sao? để kịp thời thông tin nhân rộng các xu
hướng tích cực và góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng Tỉnh nhà. Bên cạnh
đó, KTS, Hội viên được xác định là nhân tố sáng tạo chủ lực cho nền kiến trúc
của địa phương với môi trường hành nghề cạnh tranh gay gắt đã và đang hoạt động
nghề nghiệp như thế nào? đang có thuận lợi, khó khăn gì cũng rất cần được xem
xét.
A. NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC ĐỊA PHƯƠNG LÂM
ĐỒNG
I. TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐÔ THỊ TẠI LÂM ĐỒNG.
Lâm
Đồng là tỉnh thuộc vùng Nam Tây Nguyên (Tây Nguyên có 5 tỉnh: Kontum, Gia Lai,
Daklak, Đắc Nông, Lâm Đồng), có tổng diện tích tự nhiên là 9.777,395km2 gần
bằng 1/5 diện tích toàn vùng Tây nguyên. Sơ lược về mặt địa hình gồm có
phần cao nguyên và phần bình nguyên: cao nguyên Lang Biang (1500m), cao nguyên
DRan- Liên Khương (1000m), Cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh (800-1000m), các Bình
nguyên là Đa Huoai – Cát Tiên (300m). Đặc điểm các phần cao nguyên là rừng núi,
nơi đầu nguồn của nhiều hệ thống sông suối đổ về Đông Nam bộ và duyên hải miền
Trung, với độ dốc cao, các dòng chảy đã tạo ra nhiều thác nước, nhiều hồ là
tiềm năng lớn về thuỷ điện.
Thổ nhưỡng phù hợp để phát triển nghề rừng và
trồng các loại cây công nghiệp dài ngày. Khí hậu ôn hoà, cảnh quan phong phú đa
dạng phù hợp cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.
Giao
thông có tầm quan trọng đặc biệt thúc đẩy cho các đô thị lớn phát triển
là quốc lộ 20 (nối từ quốc lộ 1 đến Đà Lạt) và quốc lộ 27 (nối từ Phan Rang –
Lâm đồng - đi Đắc Lắc), Tỉnh lộ 723( Đà lạt- đi Nha Trang).
Tỉnh
Lâm Đồng có 2 thành phố (Đà Lạt- đô thị loại 1, Bảo Lộc - đô thị loại 3), và 12
thị trấn. Hai đô thị có sức phát triển
mạnh, tốc độ xây dựng nhanh là thành phố Đà Lạt và Thành phố Bảo Lộc, số các đô
thị cấp thị trấn còn lại vẫn mang nặng
bộ mặt của các thị tứ đang trong thời kỳ xây dựng.
II.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG.
Những
năm sau đổi mới, kinh tế thị trường và chính sách mở cửa hoà nhập với thế giới
và khu vực đã kích thích mạnh mẽ sự phát triển về các mặt của địa phương. Việc
đầu tư xây dựng của nhà nước và các thành phần kinh tế đã diễn ra trên
khắp các địa bàn của Tỉnh, tập trung là tại các đô thị trong Tỉnh, đáng ghi
nhận là tại thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, 2 khu công nghiệp và các thị trấn Huyện
lỵ.
Kiến
trúc tất cả các thể loại công trình đã góp phần nhanh chóng làm thay đổi hình
ảnh đô thị, nông thôn: từ kiến trúc các công trình công cộng, các công
trình tôn giáo, kiến trúc các công trình công nghiệp, kiến trúc các công trình
phục vụ tại các khu du lịch, kiến trúc nhà ở, … đã lộ diện nhiều hình, nhiều vẻ
về nghệ thuật kiến trúc, đã hình thành nên một số khuynh hướng kiến trúc, xu
hướng sáng tác, cần phải được ghi nhận đánh giá để xem xét tác động của nó đối
với kiến trúc đô thị, nông thôn của Tỉnh nhà.
Cũng
từ năm 1986 đến nay, do nhịp độ đẩy mạnh đầu tư công nghiệp, nhiều cơ sở sản
xuất công nghiệp (công nghiệp chế biến) đã được xây dựng, hình thành nên
bộ mặt của các điểm công nghiệp (1 cơ sở sản xuất độc lập), các cụm công nghiệp
(nhiều cơ sở sản xuất), và gần đây tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực đầu tư hai khu
công nghiệp với quy mô lớn tại TX Bảo Lộc và huyện Đức Trọng, có thể liêt kê ra
đây các loại kiến trúc công nghiệp tiêu biểu: Dâu tằm tơ Bảo Lộc - các XN chè
của Tổng công ty chè Lâm Đồng - các cơ sở sản xuất chè của tư nhân - các
cơ sở sản xuất nấm, sản xuất gas - Nhà máy cơ khí, nhà máy sứ, nhà máy
phân bón vi sinh - Cơ sở sản xuất hoa Hasfarm....Tỉnh Lâm Đồng với mạng lưới
giao thông còn đơn giản, việc phân bố các vùng nguyên liệu cho sản xuất công
nghiệp gần như hình thành nằm hai bên các quốc lộ chính (xương sống) như quốc
lộ 20 và quốc lộ 27, các cơ sở sản xuất công nghiệp đã đương nhiên tận dụng lợi
thế gần như duy nhất là đường giao thông và nguồn điện nên việc xây dựng gần
như bố trí dọc hai bên đường, kiến trúc công nghiệp đã có ý nghĩa nhất định
trong việc tạo ra hình ảnh mới tại các vùng đô thị và kể cả ở nông thôn cũng
rất cần phải xem xét, đánh giá…
Do đặc điểm về độ cao, địa hình, địa mạo, khí
hậu và nhiều nhân tố khác đã tạo cho Lâm Đồng nhiều vùng cảnh quan hấp
dẫn và đã trở thành điểm mạnh cho việc đầu tư các dự án du lịch nên việc xây
dựng và việc hình thành thể loại kiến trúc phục vụ du lịch đã ngày càng có ý
nghĩa to lớn trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường, khai thác cảnh quan phục vụ
cho công cuộc phát triển kinh tế của địa phương, việc đầu tư xây dựng trong
thời gian qua chứng tỏ đã và sẽ có loại kiến trúc riêng cho loại không gian
này. Hiện, xây dựng chưa nhiều nhưng đang rất cần xem xét toàn diện để định
hướng tốt cho tương lai, tạo sức hấp dẫn mới về nghệ thuật kiến trúc cho một
tiềm năng dồi dào và đang được chú ý mở rộng ngày càng nhiều.
Bên cạnh những mảng công trình kiến trúc lớn
có tính chất chi phối các đô thị, các vùng không gian dọc các quốc lộ,
các khu du lịch… có tỷ lệ lớn, còn phải kể đến hàng loạt các loại công trình
khác như các công trình của nước ngoài đầu tư (sân golf, khách sạn, nhà máy…)
cũng đã đóng góp không ít vào sự phát triển chung về nghệ thuật kiến trúc của
Tỉnh, mà lâu dài tỷ trọng của nó sẽ dần chi phối nhiều không gian lớn và có ý
nghĩa cho sự tồn tại của các đô thị trong tỉnh.
Hiện
nay là thời kỳ kiến trúc phản ảnh ngày càng rõ tính kinh tế thị trường, tự do
sáng tác, biểu hiện rất sát với thị hiếu và nhu cầu, phản ảnh rõ trình độ thẩm
mỹ và khả năng kinh tế của địa phương. Các mặt tốt và chưa tốt của kiến trúc
trong thời kỳ “bùng nổ xây dựng” đã bộc lộ chân thực hơn.
III.
CÁC XU HƯỚNG SÁNG TÁC KIẾN TRÚC.
Trên
cơ sở tiếp tục từ các giai đoạn trước, kiến trúc cả nước và Lâm Đồng giai đoạn
2010-2015 đã đối diện với các vấn đề:
Sự hội
nhập nhanh chóng các xu hướng đương đại trên thế giới và khu vực thông qua hội
nhập kinh tế và tiếp nhận nguồn thông tin từ nhiều hướng, nhiều phía trong và
ngoài nước.
Các
yếu tố công nghệ, kỹ thuật và vật liệu xây dựng mới, tiên tiến đã và đang từng
bước được áp dụng trong kiến trúc và XD.
Nhu cầu thể hiện các yếu tố bản địa trong kiến
trúc, và đi tìm bản sắc kiến trúc cho địa phương.
Vấn
đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc, đô thị, quy hoạch.
Vấn đề (đã và đang trong quá trình)
tìm tòi nghiên cứu, thể hiện kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững.
Từ năm 2010 đến nay, bộ mặt kiến trúc
đô thị và nông thôn của Tỉnh Lâm Đồng có nhiều khởi sắc. Những công trình Kiến
trúc tiêu biểu có thể chia làm 2 loại chính: Công trình công cộng và Công
trình nhà ở tư nhân. Cách phân loại tạm thời như trên dựa trên đặc
điểm về nguồn vốn đầu tư của công trình và về các quy định quản lý áp
dụng cho từng thể loại. Điều này có lợi điểm giúp chúng ta dễ dàng đánh giá,
nhận dạng sáng tác Kiến trúc thời gian
qua.
1.
Kiến trúc Nhà ở-
Khách sạn:
1.1-Nhà ở:
(Khảo sát điển hình tại TP Đà Lạt). Đây là
loại hình kiến trúc theo quy định do người dân tự thiết kế, tự đầu tư, có
hoặc không có sự tư vấn thiết kế của các KTS. Bàn về các xu hướng thiết kế
trong mảng nhà ở này cũng có nghĩa là nói về các xu hướng thẩm mỹ đa dạng, phức
tạp của người dân.
a. Biệt thự:
Trên những lô đất bình quân khoảng 500m2,
người dân có khuynh hướng thiết kế xây dựng những ngôi biệt thự nhỏ xinh xắn và
gom mọi sinh hoạt vào ngôi biệt thự mà không phân chia riêng ra những diện tích
phụ trợ như những biệt thự của Tây Âu. Vật liệu truyền thống có rất nhiều ở Đà
Lạt này trở thành chủ lực trong trang trí nội, ngoại thất các biệt thự. Điểm
đặc biệt của các biệt thự là mái dốc lợp ngói và các loại cửa đều toàn bằng gỗ.
Người dân cũng tiếp tục triển khai khuynh hướng dùng sàn gỗ. So với các kiểu
biệt thự cổ, một số biệt thự mới hiện nay có dáng vẻ hào nhoáng màu mè hơn vì
in dấu ấn cá tính của gia chủ đậm đà hơn sự tư vấn của đồ án thiết kế. Điều
đáng mừng cho Đà Lạt là xu hướng sử dụng các kiểu bố cục mái dốc rất sinh động.
Kết quả này phải ghi nhận là đã có sự phát huy rất lớn từ những qui định của địa phương trong xây dựng nhà ở, cụ thể là phải sử dụng
mái dốc.
b.
Nhà ở biệt lập:
Thời gian đầu phát triển, nhà biệt lập
chủ yếu là những căn nhà bình thường xây dựng độc lập trên một khỏang đất tương
đối rộng hoặc gắn liền với vườn cây. Thời gian sau, khi nền kinh tế phát triển
tương đối, các nhà biệt lập được chăm chút hơn, đầu tư nhiều hơn về giải pháp
kiến trúc cũng như trang trí nội, ngọai thất; một số nhà biệt lập có dáng dấp
như biệt thự thu nhỏ tuy không có phần nhà phụ, nhà xe, nhà cho gia nhân như
các biệt thự xưa. Thời gian gần đây, do giá đất cao nên khả năng mua đất không
được nhiều, các nhà biệt lập được xây dựng trên những lô đất không được rộng
lắm ( khỏang 250 m2 đến 300 m2 nên thiếu không gian cho sân vườn và mất tầm
nhìn vì quá gần nhau. Chủ trương của Tỉnh Lâm Đồng là tất cả các nhà biệt lập chỉ được xây dựng
2 tầng và có mái dốc lợp ngói. Có thể nói thêm, đây là một bước hướng dẫn đúng
và kịp thời của Thành phố Đà Lạt để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến
vẻ đẹp cảnh quan kiến trúc vốn có của Thành phố Đà Lạt.
c.
Nhà liên kế có sân vườn:
Đây là dạng nhà ở thuần túy ở những khu dân cư
hiện hữu hay mới xây dựng trên các khu đất nhỏ. Trước nhà được quy định chừa
lại một khoảng sân nhỏ để trồng cây, hoa hay làm sân bãi tùy ý, giữa các sân
vườn có hàng rào nhẹ. Đây là lọai hình hiện nay được ưa chuộng ở các khu
dân cư cần chỉnh trang nhưng không thể phát triển thêm diện tích nhà và
đất; quy định cho xây dựng cao không quá 3 tầng và khuyến khích các chủ
đầu tư lợp chung bằng mái ngói. Có một số nhà liên kế có sân vườn ở căn bìa có
khuynh hướng tách riêng tường và cải tạo lại mang dáng dấp nhà biệt lập tuy mặt
tiền không được rộng lắm. Vấn đề đáng nói chung của hai lọai nhà liên kế và
liên kế có sân vườn hiện nay là độ cao từng tầng và cách trang trí, sử dụng vật
liệu trang trí ở mặt nhà thường ít thống nhất với nhau thậm chí đối chọi, đủ
màu sắc, kiểu cách. Và về mặt quản lý, chưa có quy định pháp lý nào điều chỉnh
việc này một cách triệt để.
d. Nhà liên kế
phố:
Tại trung tâm Thành phố Đà Lạt và các
đường phố thương mại chính trong Thành phố, trung tâm khu vực của các
phường xã, hiện đang có xu hướng phát triển nhanh lọai hình nhà ở đặc biệt này.
Đây là điều tất yếu trong thời buổi kinh doanh dịch vụ đang phát triển mạnh.
Các khu nhà phố thương mại trươc đây thường là một dãy nhà nhiều căn, (do các
nhà kinh doanh điạ ốc xây dựng nhà ở kết hợp với cửa hàng buôn bán) cao không
quá 2 tầng và lợp chung một mái, thường là mái ngói cho ta cảm quan thống nhất
hài hoà của khung cảnh đường phố. Về sau này, khi làm ăn khá giả, có điều kiện
phát triển nâng cấp, mỗi người dân có xu hướng nâng tầng và tự do tô điểm mặt
nhà theo sở thích. Và trong tình hình như thế, các xu hướng thiết kế tiến bộ dù
có tài giỏi đến mấy cũng khó mà tự hào về sự đóng góp của mình cho cảnh quan
chung của phố thị.
e. Chung cư, nhà
ở tập thể:
Những năm gần đây, Tỉnh Lâm Đồng đã cho xây
dựng một số chung cư, tuy chưa đáp ứng nổi nhu cầu chung nhưng cũng dần hình
thành một nếp suy nghĩ chọn lựa mới khi cần giải quyết nhu cầu ăn ở và cách
sống của cư dân, nhất là bộ phận công chức, hay người độc thân.
Qua một số chung
cư đã được xây dựng tại TP Đà Lạt, dễ nhận thấy xu hướng biểu hiện chung nhất
là loại kiến trúc đơn giản, sắp xếp sao cho được nhiêu người ở và tiết kiệm về
tài chính nhiều nhất. Biểu hiện về mặt nghệ thuật kiến trúc không có gì đặc sắc
đáng kể, ngoài việc sư dụng mái dốc ít, nhiều theo các qui định tại địa phương.
Riêng Ký túc xá Tập trung ở Phường 7 đang là vấn đề cần bàn vì tại sao đến nay chỉ có 1 SV ở?
1.2. Khách sạn:
Du
lich, nghỉ dưỡng là một thế mạnh kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Lạt, cho nên
các loại hình khách sạn ở Đà Lạt phát triển rất nhanh. Các khách sạn xây dựng
mới đa số có hình thái kiến trúc hiện đại, mở cửa lớn, có mái dốc và sử dụng
nhiều kính. Đa phần còn lại là những căn nhà liên kế, nhà phố của người dân đầu
tư xây dựng nhiều tầng để cho thuê phòng trọ, phòng ngủ, cứ kẻ bảng hiệu và
quen gọi chung là khách sạn. Với qui mô XD ngày càng nhiều, loại hình khách sạn
tại các đường phố, khu phố đã tạo ra sự khang trang, sức sống mới cho các nơi
này.
1.3. Kiến trúc tại các khu Du lịch:
Với xu hướng phát triển du lịch sinh thái,
loại tiện nghi phục vụ nhu cầu trú ngụ của du khách về gần thiên nhiên cũng
đang được chú ý phát triển ở Lâm Đồng, đặc biệt ở những nơi có thắng cảnh thiên
nhiên đẹp. Xu hướng thiết kế thể loại công trình này có nét đặc sắc riêng. Bên
cạnh phong cách kiến trúc Tây phương, hiện đại, những không gian cư trú truyền
thống dân giã, những mái nhà sàn dân tộc, thường là những nguồn cảm hứng cho
sáng tạo công trình
2. Kiến trúc công trình công cộng:
Các công trình
công cộng có qui mô lớn của Tỉnh và TW hầu hết được XD tại TP Đà Lạt, đã dược phát triển theo một phong
cách mới: từ sự vận dụng các kiểu kiến trúc địa phương nước Pháp kết hợp với
nhu cầu sinh hoạt, lối sống của người Việt để phù hợp với địa hình, khí hậu và
vật liệu xây dựng ở Đà Lạt. Để thêm hình ảnh cho sinh động, báo cáo đề cập cụ
thể một số công trình đã xây dựng.
2.1. Kiến trúc công trình Giáo dục.
a. Trường Đại
học Đà Lạt:
Trường
Đại học Đà Lạt là một trong những trường đẹp nhất trong cả nước với cách bố trí
rất đặc trưng Đà Lạt: hơn 40 công trình lớn nhỏ nằm ẩn khuất trong khuôn viên
cây xanh gần 30 ha rất thích hợp cho việc học tập, nghiên cứu khoa học.
Trong
những nam gần đây, đáp ứng nhu cầu to lớn của xã hội, trường đã không ngừng mở
rộng quy mô đào tạo. Và để kịp thời thích ứng với quy mô đào tạo mới này, nhà
trường tiếp tục nâng cấp, cải tạo một số hạng mục đã xuống cấp. Hiện nay công
trình Thư viện mới với diện tích sàn 8.424 m2... đã hoàn thành đưa vào sử dụng
có nét duyên kiến trúc rất riêng.
b. Trường Kỹ
thuật Đà Lạt.
Dựa
trên cơ sở trường Petite Lycée cũ được xây dựng từ năm 1927, Trường Kỹ thuật Đà
Lạt được nâng cấp mở rộng để đáp ứng nhu cầu sử dụng mới theo tinh thần tôn
trọng, học tập nét đẹp của kiến trúc hiện hữu, cố gắng lập lại một số chi tiết
vào kiến trúc mới như kiểu lợp mái, console, trụ hành lang, kiểu cửa cuốn
vòm... tạo thành một tổng thể thống nhất chấp nhận được. Đây là một giải pháp
an toàn thường được áp dụng đối với các công trình nâng cấp cải
tạo, mở rộng qui mô.
2.2. Kiến trúc công trình Văn hoá.
Mặc
dù về số lượng so với các thể loại công trình khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nhưng
các công trình văn hoá với tính chất đặc biệt “ văn hoá” của nó đã bộc lộ nhiều
vẻ về nghệ thuật kiến trúc. Các công trình văn hoá đã định hình dần một số xu
hướng nghệ thuật. Điểm lại các công trình văn hoá đã và đang được xây dựng tai
Tỉnh trong thời gian qua:
a.Nhà văn hóa lao động Tỉnh Lâm Đồng.
Tổ hợp công
trình đang được xây dựng, bố cục hình tròn, vị trí cạnh hồ Xuân hương, mái bán
cầu, không chủ ý phát triên chiều cao.
Loại kiến trúc hiện đại. Do có nền cảnh quan rừng thông bao quanh nên sự
hòa nhập vào không gian hồ không gây cảm giác lấn át.
b. Quãng trường Đà Lạt-
Quảng trường
trung tâm Đà Lạt tọa lạc phía mạn phải của Hồ Xuân Hương, được triển khai xây
dựng trên khuôn viên 7,3ha bao gồm 4 khối công trình lớn là nhà hát, công viên,
quảng trường và khu thương mại dịch vụ, trưng bày triển lãm, ngoài ra còn có
khu quán bar, cà phê, dịch vụ giải khát siêu thị, đường giao thông, hệ thống
chiếu sáng và một hạng mục phụ trợ vụ khác.
Khối
nhà chính của dự án có hình dáng của một bông hoa cúc quỳ - là công trình biểu
tượng mới của TP Đà Lạt. Ngoài ra, biểu tượng một nụ hoa lớn là ước mong cho
lớp trẻ - những người chủ tương lai sẽ nối tiếp bước chân những người đi trước
với truyền thống “tre già - măng mọc”. Công trình được thiết kế nhằm tạo điểm
nhấn cho trung tâm TP Đà Lạt. Đây sẽ là nơi tổ chức các lễ hội chính trị, văn
hóa của TP Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng; đồng thời, phục vụ nhu cầu vui chơi giải
trí, dịch vụ thương mại, hội chợ triển lãm, sinh hoạt văn hóa của nhân dân và
du khách.
Công
trình rất chủ động trong việc sư dụng các hình khối mới, mềm mại, vui tươi,
dáng vẻ hiện đại tô điểm thêm cho không gian hồ Xuân hương. Sự hội nhập giữa
kiến trúc mới trên nền cảnh cũ khá thành công.
2.3. Kiến trúc công trình Thương
mại.
Chợ Đà Lạt- Dalat Center đã hoàn thành và đưa vào sữ dụng phần đế
của tổ hợp công trình. Theo thiết kế đã được phê duyệt sẽ còn 9 tầng dành cho hoạt động khách sạn và văn phòng. Loại hình kiến trúc
hiện đại. Mặt đứng công trình sẽ chú ý việc xanh hóa…Tổ hợp này đang tìm cách
hòa nhập với cảnh quan và các hoạt đông thương mại nhộn nhịp tại đây
2.4. Kiến trúc công trình Nhà làm việc.
a. Trụ sở UBND
Tỉnh Lâm Đồng:
Đây
là khu vực có vị trí cao và đẹp nhất trục đường chính của Thành phố Đà Lạt. Từ
đây, tầm nhìn bao quát cả toàn vùng. Về phía Bắc, trãi dài đến núi Lang Biang;
về phía Nam,
là cảnh quan rừng thông bạt ngàn. Kiến trúc công trình theo dáng dấp kiến trúc
Thuộc địa với tầng trệt xây toàn bằng đá là các phòng phụ thuộc, tầng chính ở
bên trên có cầu thang ngoài trời dẫn lên và hành lang có cột bao quanh. Để đảm
bảo hoạt động qua nhiều thời kỳ, Trụ sở UB Tỉnh đã được nâng cấp cải tạo
mở rộng nhiều lần theo xu hướng: Giữ nguyên kiến trúc toà nhà chính cũ, chỉ làm
thêm các công trình phụ thuộc ở bên cạnh và phía sau.
b. Trụ sở
Tỉnh Uỷ Lâm Đồng:
Qui mô đất đai dành cho khu vực này bao gồm
gần 10 biệt thự cũ nằm cạnh nhau. Thiết kế quy hoạch tạo tiền đề căn bản
và thiết kế kiến trúc cẩn thận, thực sự đã để công trình Trụ sở Tỉnh Uỷ
đạt được những thành công nhất định. Hình thức kiến trúc cân đối mạnh mẽ với
nghệ thuật xử lý chi tiết vừa phải theo xu hướng Tân Cổ điển đã tạo cảm xúc tốt
cho người tham quan.
c.
Trung tâm Hành chính tập trung Tỉnh Lâm Đồng.
Trải
qua một thời gian dài xây dựng TP, phong cách kiến trúc của các công trình ở Đà
Lạt đã có nhiều thay đổi, từ phong cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản,
đến phong cách tân cổ điển, phong cách kiến trúc địa phương Pháp và phong cách
kiến trúc hiện đại.
Là
một trong số ít những công trình cấp đặc biệt được xây dựng tại TP Đà Lạt,
Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng đang được xây dựng trên đường Trần Phú vôn
đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, được đánh giá là một trong những bước đi chiến lược
của tỉnh, mang lại nhiều lợi ích lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội; xây dựng
một môi trường làm việc khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu công việc
của các cấp sở ngành. Bên cạnh đó, dự án cũng tạo thuận lợi cho việc giao dịch
hành chính của tỉnh với các tổ chức, doanh nghiệp… đồng thời tạo điểm nhấn kiến
trúc, cảnh quan độc đáo cho TP Đà Lạt.
Công
trình có chiều cao 12 tầng, trong đó có 3 tầng hầm với tổng diện tích sàn xây
dựng 46.774 m2 nằm trong khuôn viên rộng 40.000m2. Đáp ứng nhu cầu văn phòng
làm việc cho 19 đơn vị cấp sở và 24 đơn vị trực thuộc.
Tuy nhiên hình ảnh thực tế đã khiến dư
luận có nhiều băn khoăn. Điểm nhấn mới này thu hút mọi góc nhìn, đã trở nên một
điểm nhấn dữ dội về khối tích cũng như hình dạng, và tương phản mạnh với bao
cảnh chung quanh.
Giải thích điều này, có thể có 2 nguyên
nhân:
-
Về quy hoạch: Có khả năng tồn tại việc thiếu kiểm soát các tầm nhìn quan trọng
về toàn cảnh xuất phát từ trung tâm TP hoặc thiếu QH kiểm soát bao cảnh cho
từng vùng nhìn chi tiết trong QH TP. Đã có nhiều tổng kết kinh nghiệm cho QH Đà
Lạt về việc lựa chọn đất để XD các tổ hợp công trình lớn và phát triển chiều
cao nhưng chưa được đúc kết áp dụng.
Về
kiến trúc: Có khả năng xảy ra việc thiếu kiểm soát mối quan hệ giửa các mặt
đứng của công trình với bên ngoài để tạo nên sự thân thiện cần có. Cần tiếp tục
nghiên cứu xử lý thỏa đáng vấn đề này. Tại Đà Lạt, kinh nghiệm đúc kết cho thấy
phải giải quyết đầy đủ và có trách nhiệm với ít nhất là 5 mặt đứng công trình.
d.Kiến trúc các nhà làm việc có qui mô vừa
khác.
Thời gian qua,
hàng loạt các công sở, Trụ sở đã được
cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình
hình mới: hiện đại hoá công sở. Xu hướng thiết kế thể loại công trình này có
những điểm chung: hình khối cân đối, sảnh vào trang trọng, đường bệ ở trục
chính, mái dốc lợp ngói, có sảnh đón che mưa che nắng tuỳ theo mức độ quan
trọng của công trình.
2.6. Kiến trúc công trình phục vụ giao thông:
Trong
thời kỳ đổi mới, hệ thống giao thông trên toàn Tỉnh được cải tạo
nâng cấp, phương tiện giao thông đã được tư nhân hóa nên việc cạnh tranh giữa
các thành phần kinh tế trong lĩnh vực giao thông ngày càng phong phú, đa dạng
và luôn đổi mới. Công trình kiến trúc như: nhà ga sân bay, nhà ga hành
khách (bến xe) ở một số địa phương xây dựng mới với quy mô diện tích sử dụng
lớn.
a. Nhà ga quốc
tế sân bay Liên khương:
Theo khuynh hướng Kiến trúc hiện đại, Nhà ga được thiết
kế dựa trên ý tưởng từ một đóa hoa cúc quỳ, loài hoa có sắc vàng kiêu hãnh và sức
sống mãnh liệt, đặc trưng của cao nguyên Đà Lạt. Phần mái được thiết kế màu
vàng giống màu vàng thật của hoa cúc quỳ, nhìn từ xa hay trên cao nhà ga này
như một đóa hoa khổng lồ. Nhà ga mới có diện tích sàn xây dựng 12.400 m2 gồm một
trệt một lầu, được trang bị hệ thống thiết bị phục vụ khách hàng hiện đại nhất.
Ga quốc tế và quốc nội nằm về 2 cánh của nhà ga, kết nối với nhau bởi sảnh
chính lớn và thềm đón khách đi, đến. Công suất nhà ga có thể đáp ứng 1,5 đến 2
triệu khách mỗi năm, phục vụ 580 khách quốc nội, 250 khách quốc tế giờ cao điểm.
Kiến trúc thành công nhờ thỏa mãn công năng, có sức biểu
hiện lôi cuốn, qui mô khá đồ sộ của công trình vẫn tìm được sự gần gũi, thân
thiện với mọi người nhờ qui hoạch hợp lý
trong một không gian rộng, thoáng và có cây xanh.
b. Bến xe Đà
Lạt (bến xe Phương Trang):
Nằm ngay bên đường chính đi vào TP Đà Lạt, Là công
trình kiến trúc mới khá đồ sộ, đường nét hiện đại,vật liệu mới… Điều bất ngờ nhất
là khối công trình chính đã che chắn toàn bộ tầm nhìn toàn cảnh của một góc TP.
Nhiều ý kiến khác nhau cho rằng chủ đầu tư muốn tìm cách phô diễn kiến trúc cho
riêng thương hiệu của mình. Cần có một sự giải thích hợp lý hơn về việc quản lý
QH, kiến trúc của khu vực để minh chứng
thêm rằng: địa điểm bền vững, nhưng việc bố trí tổng mặt bằng có vấn đề, kiến
trúc có vấn đề thì yếu tố Xanh trong kiến trúc mà chúng ta muốn tiếp cận sẽ không
còn ý nghĩa.
c.
Kiến trúc nhà ga xe lửa Đà Lạt: Không có gì thay đổi, chủ yếu là sơn
lại cho sạch sẽ, tạo bộ mặt khang trang để đón khách du lịch đi thăm quan
bằng đường sắt từ Đà lạt đi Trại mát. Trong tương lai sẽ khôi phục tuyến đường
sắt Đà Lạt - Tháp Chàm.
2.7.
Kiến trúc công trình Tôn giáo.
a. Kiến trúc
công trình Phật giáo:
Nét độc đáo trong các kiến trúc Phật giáo ở Lâm đồng thể hiên rõ trong việc
chọn lựa địa điểm xây dựng công trình có không gian thiên nhiên đẹp và yên
tĩnh. Kiến trúc ngôi chùa luôn có mái cong mềm mại hài hoà với khung cảnh
sơn thuỷ hữu tình của của tự nhiên. Kiến trúc chùa thường theo khuynh hướng
hiện đại hoá đường nét kiến trúc chùa xưa: về hình thức là nét kiến trúc dân
tộc, về công năng, cấu trúc thì hiện đại. Mái nhà nhờ hệ kết cấu khung cột BTCT
với console đỡ mái vươn rộng ra tạo hiệu quả đặc biệt của kiến trúc Á Đông. Các
đầu đao hơi nhẹ vút lên một cách vừa phải trông rất thanh thoát mềm mại, mô típ
trang trí giản dị, không rườm rà, thể hiện phong cách kiến trúc mới có tính dân
tộc và hiện đại.
b. Kiến trúc Nhà
thờ Thiên chúa giáo.
Các kiến trúc liên quan đến Thiên chúa giáo là những công trình có tầm cỡ xuất
hiện sớm ở Lâm Đồng. Nhà thờ, Nhà nguyện luôn là nơi linh thiêng gắn liền với
đời sống tinh thần của bà con giáo dân. Về mặt quy hoạch không gian đô
thị, Nhà thờ là điểm mốc cần thiết, thường ở vị trí đẹp của các điểm dân cư
đông giáo dân. Quy mô, diện mạo kiến trúc nhà thờ phản ảnh mức độ sung túc của
khu vực dân cư đó. Kiến trúc Nhà thờ thường thể hiện nguyện vọng hướng thượng
bằng cách phát triễn chiều cao. Các KTS thiết kế nhà thờ thường đi theo xu
hướng hiện đại hoặc chiết trung có đầy cảm hứng sáng tạo.
3. Kiến trúc công trình công nghiệp.
Tổng
quát nhìn nhận về xu hướng biểu hiện và xu hướng sáng tác kiến trúc đối
với các công trình công nghiệp có thể tóm tắt như sau:
Biểu hiện về mặt hình thức của các kiến trúc
công nghiệp trong thời gian qua phù hợp với xu hướng phát triển kiến trúc công
nghiệp: theo công năng, dây chuyền công nghệ là chính, mạnh dạn sử dụng không
gian lớn, kết cấu thép lắp ghép, có chu ý chút ít về nghệ thuật đối với khối
kiến trúc nhà văn phòng.
Tuỳ
loại sản xuất công nghiệp mà hình thức có thay đổi cho phù hợp, phản ánh khá
trung thực về ngành nghề và yêu cầu cao về mặt công nghệ cũng như nhu cầu
thương mại.
Địa điểm bố trí mặc dù khá tự do trên toàn
vùng nhưng chưa ảnh hưởng lớn đến bộ mặt các vùng và các đô thị.
5. Kiến trúc nông thôn mới:
Loại
trừ kiến trúc nông thôn bám sát các quốc lộ, Tỉnh lộ. Do nhu cầu tận dụng khai
thác quốc lộ, Tỉnh lộ để đẩy mạnh hoạt động thương mại, từ đó bộ mặt kiến trúc mang hình ảnh nhà phố nông thôn(che
mái sân trước), thấp tầng. Rải rác một vài biệt thự 2-3 tầng cùng kiểu thức
trong các đô thị nhưng màu mè hơn.
Kiến
trúc nông thôn mới bao gồm các công trình công cộng và nhà ở. Đề cập khảo sát riêng
về nhà ở tạm thời phân định thành hai
loại:
a.Nhà ở
của người Kinh:
Dân cư chủ yếu là người miền Trung và người
miền Bắc, sinh sống bằng nghề trồng rau và cây trái, và chăn nuôi . Nhà cửa chủ
yếu làm dạng ba gian hai chái, mái dốc lợp tôn (thay cho rơm), vách ván ( thay
cho vách đất). Nhà thường nhỏ và thấp (có thể do trời lạnh). Trong ba gian nhà
chính, gian giữa luôn là bàn thờ (cho dù là Lương hay Giáo), các phòng khác nằm
2 bên và phía sau, chái dùng làm bếp, nhà ăn, phòng ngủ hay để dụng cụ sản
xuất. Mỗi nhà thường có khuôn viên đất rộng trồng cây xanh, hoa và làm các công
trình phụ như nhà chăn nuôi, vệ sinh. Nhà ở hầu như chưa có bóng dáng bàn tay
KTS. Nhìn chung xu hướng biểu hiện rõ nét nhất là cố giữ nguyên vẹn hình thức và
nội dung căn nhà “truyền thống” ở quê hương xứ sở cũ của mình.
Trong phạm vi nông thôn mới, công tác QH XD
đã thực hiện xong, tuy nhiên việc xây dựng vẫn còn chậm. Tại địa phương, Sở Xây
dựng đang chủ động cung cấp các thiết kế phù hợp để hướng dẩn khung cho việc
XD. Hiện tại, với một số kiến trúc nhà ở nông thôn mới đã XD, có xu hướng sử
dụng mẩu kiểu dáng tại các đô thị của
địa phương
b. Nhà ở vùng đồng bào dân tộc:
Điểm thay đổi cơ bản của các kiểu nhà trong
vùng đồng bào dân tộc hiện nay là vật liệu lợp và nền nhà. Bà con thích lợp
ngói hoặc tôn để đảm bảo sử dụng lâu dài, còn nền nhà thì sàn ván hạ thấp dần,
không còn nuôi gia súc gia cầm dưới sàn nhà và tại một số khu định canh định
cư, bà con dân tộc đã làm nhà trên nền đất láng xi măng hoặc lát gạch các lọai.
Đây là một bước tiến đáng hoan nghênh trong vùng đồng bào dân tộc kèm theo sự
cung cấp nhiều hơn các dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nhà nước, giúp bà con
nâng cao đời sống và cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường. Rõ ràng kiến trúc
nhà ở dân tộc miền núi đã bị mai một, có xu hướng biểu hiện “ kinh hoá” dần,
đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục suy nghĩ!
IV. TỔNG HỢP, PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ CÁC XU HƯỚNG.
1. Các xu hướng biểu hiện trong kiến trúc.
Khảo sát tổng quan các công trình kiến trúc
khác nhau đã được xây dựng tại Tỉnh Lâm Đồng, một số xu hướng chung nhất cùng
đồng hành tồn tại được ghi nhận như sau:
Xu hướng “Hiện đại” là chủ yếu, các
công trình loại này thường xuất hiện bởi các KTS trẻ đi theo con đường hiện
đại, mang tính tiên phong, thử nghiệm, không còn bị hình thức cũ ám ảnh.
Xu hướng” Dân tộc”: hoài cổ, gắn kết
hình thúc cổ cho môt nội dung mới. Ví dụ như: Chùa Phước Huệ- Chùa Trại Mát,
Chùa Thiên Vương Cổ Sát...
Xu hướng chủ nghĩa hình thức hiện diện
ở nhiều thể loại công trình khác nhau, kể cả cổ điển giả tạo.
Xu
hướng Công năng , hình thức đơn giản hiện đại: các Cơ sở công nghiệp, một số
trường học, Bệnh viện Bảo Lộc, Bệnh viện Đà Lạt...
Xu hướng Trung dung: học tập nét đẹp
xưa, có chọn lọc, cải biên áp dụng mới.
Xu hướng Hỗn tạp: chú trọng hình thức
cầu kỳ, muốn nổi bật, thể hiện sự khác lạ không bình thường. Chủ yếu biểu hiện
ở mảng nhà nhân dân tự xây.
Xu hướng sao chép của những người không
có chuyên môn: tập trung ở các công trình nhà ở gây ra sự hỗn loạn trên qui mô
lớn cho bộ mặt các đô thị.
2. Các
tác động của các xu hướng kiến trúc tại Lâm Đồng.
a.Các xu hướng tích cực:
Xu hướng Hiện đại, Xu hướng Công
năng, Xu hướng Trung dung, qua kiểm nghiệm thực tế đã có sự tác động tốt
cho sự phát triển kiến trúc của địa phương. Tuy nhiên, để đạt được điều này bản
thân người sáng tạo kiến trúc phải liên tục rút kinh nhiệm, đặc biệt chú trọng
đến vấn đề văn hoá địa phương, định hướng của Quy hoạch chung, có quan điểm rõ
ràng, có phương pháp làm việc khoa học và đủ bản lĩnh... Kiến trúc đương
đại của Việt Nam
ta có hai khuynh hướng chính tuỳ theo công năng: Phong cách truyền thống với
nét cổ xưa thường được biểu hiện ở các công trình văn hoá, xã hội. Còn ở các
công trình thương mại, kinh tế, các KTS thường chọn lựa tìm kiếm giải pháp mới.
Giải pháp này đòi hỏi các tác giả phải thông hiểu ứng dụng kỹ thuật xây dựng
hiện đại, vật liệu xây dựng mới.
b. Các
xu hướng cần đầu tư nghiên cứu:
Xu hướng Hiện đại học tập nước ngoài, trí
tưởng tượng vô biên. Tuy nhiên cần cảnh giác khuynh hướng sùng ngoại, lai căng,
mất bản sắc.
Xu
hướng Trung dung cần vận dụng thêm, đi sâu tìm hiểu nét đẹp của kiến trúc địa phương
và kiến trúc truyền thống của cư dân bản địa. Xu hướng này gần gũi với chiến
lược Kiến trúc xanh của Hội KTS VN và dễ tiếp cận với xu hướng hiện đại mà
không làm mất bản sắc kiến trúc của khu vực và địa phương.
Cần lưu ý rằng có một nguyên nhân sâu xa
và chi phối mạnh mẽ, toàn diện đến các xu hướng sáng tác là vấn đề Quy hoạch đô
thị: L ư ạ ch ọn đ ịa đi êm, Phân lô nhà phố; chia nhỏ lô
đất nhà biệt lập, biệt thự; cho san ủi địa hình...
3. Các
tác động đến sáng tạo tác phẩm của KTS:
Thời
kỳ nào cũng vậy, xã hội xác nhận chủ thể sáng tạo kiến trúc là KTS. KTS sáng
tạo nghệ thuật kiến trúc không thể thoát ly bởi tác động từ các yếu tố chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của đất nước nói chung và của địa phương nói
riêng và hình thành nên các xu hướng. Các nhóm giá trị đã được xác lập trong
kiến trúc, QH thời gian qua mặc dù còn
khiêm tốn, nhưng cơ bản vẫn giữ được
định hướng. Cần mổ xẻ và nhìn nhận cả về chủ quan và khách quan:
a. Về
chủ quan:
Với trí tuệ, tình yêu nghề nghiệp, sức sáng
tạo mạnh mẻ, đóng góp của KTS trẻ là không thể phủ nhận, tuy nhiên do chưa được
trang bị đầy đủ các kiến thức về xã hội, tự nhiên … đã ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình sáng tạo và hành nghề.
Hầu hết các sáng tác kiến trúc chạy theo yêu
cầu của chủ đầu tư, kể cả thị hiếu thẩm mỹ kiến trúc, chưa thấy rõ bản lĩnh
nghề nghiệp của kiến trúc sư qua vai trò tư vấn chuyên môn.
Khả năng giải quyết về tổng mặt bằng cho công
trình, cụm công trình chưa được chú ý đúng mức, chưa kể việc một số KTS còn rất
lúng túng “trong việc ứng dụng các qui luật bố cục, thẩm mỹ” để giải quyết các
mối quan hệ của tổng mặt bằng. Còn nhiều bất cập trong sữ lý mối quan hệ giữa
công trình với bao cảnh, toàn cảnh.
Còn chạy theo xu hướng chú trọng hình thức,
chưa đào sâu tìm hiểu bản chất, nội dung, ý tưởng của vấn đề.
Các KTS ở ngoài Tỉnh khi tham gia thiết
kế công trình ở địa phương thường dễ bị chủ quan trong nghiên cứu giải pháp
thiết kế cho thật phù hợp với điều kiện tại chỗ.
b. Về khách
quan.
Việc đào tạo của KTS của các trường đại học
chưa toàn diện cả về quan điểm, phương pháp, bản lĩnh nghề nghiệp.
Vấn
đề tiền lương, chi phí sáng tác ở góc độ tổng thể vẫn chưa thật ổn định.
Những
người không phải là KTS tham gia giành giật công việc thiết kế để mưu cầu lợi
ích cá nhân.
Các văn bản quản lý nhà nước, cách thức lý
giải qui hoạch đô thị và cách tác động của các cơ quan chủ đầu tư, cơ quan quản
lý kiến trúc qui hoạch vẫn còn nhiều bất cập.
Trình độ dân trí, kiến thức về thẩm mỹ, kiến
thức về sử dụng của người dân còn chưa đồng bộ và thiếu vắng sự trang bị, định
hướng của nhà nước.
Qui hoạch chung, QH phân khu, Qui hoạch chi
tiết, Thiết kế đô thị… của nhà nước vẫn chưa đáp ứng kịp thời cho việc quản lý
Về thời gian: các chủ đầu tư thường hay thúc
ép các KTS sáng tác gấp đồ án để trình xin vốn đầu tư; do đó thời gian để
KTS đầu tư nghiên cứu công trình không nhiều, dẫn đến việc tìm tòi về nội
dung, mỹ thuật của đồ án không sâu, nên chất lượng cũng không cao.
Về
nhà ở, vẫn còn tình trạng xem nhẹ việc đặt hàng cho KTS, thiết kế chủ yếu
để xin được giấy phép xây dựng, còn thực tế xây dựng thì lại làm theo ý mình và
nhà thầu.
Kinh
phí đầu tư và tiêu chuẩn quy phạm cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc
sáng tác của KTS.
Do chủ quan hoặc
có sự dể dãi của cơ quan xét duyệt, một số thiết kế chưa thật tốt cũng đã
được triễn khai XD.
------------------
B. VỀ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ Ở LÂM ĐỒNG:
I. Kiến trúc sư tỉnh Lâm Đồng:
Tính đến thời điểm tháng 12/2013, toàn
tỉnh có 201 đơn vị tư vấn xây dựng được cấp Giấy đăng ký kinh doanh; trong đó
trên địa bàn TP. Đà Lạt có 121 đơn vị, TP. Bảo Lộc có 31 đơn vị; có 37 KTS được
cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế[1].
Bắt đầu
nhiệm kỳ 2010-2015, Hội KTS LĐ có 39 Hội viên, 1 KTS-HV-UVBCH Hội đã qua đời
trong tháng 4/2014. Đến thời điểm tháng 11/2014, Hội KTS Lâm Đồng đã có 56 Hội
viên của Hội KTS VN. Trong đó, có 26 KTS hành nghề kiến trúc tại các đơn vị tư
vấn trong tỉnh Lâm Đồng, 16 KTS tham gia công tác quản lý Nhà nước, còn lại một
số KTS hoạt động tự do, một số tham gia
công tác giảng dạy tại Khoa Kiến trúc trường Đại học Yersin Đà Lạt.
Hiện nay,
KTS sử dụng chứng chỉ hành nghề do các Sở
xây dựng trên toàn quốc cấp để hành nghề, không phải thực hiện việc dăng ký
hành nghề KTS nên chưa thể thống kê hết được số lượng KTS đang hoạt động tại
tỉnh Lâm Đồng. Qua khảo sát, tạm ghi nhận con số khoảng 100 KTS tại Lâm Đồng,
không kể các KTS ngoài Tỉnh đến địa phương theo các hợp đồng khác. Thực tế là trong
khoảng 5 năm gần đây có nhiều đơn vị đăng ký hành nghề tư vấn, nhưng lại ít đơn
vị có đủ năng lực để thiết kế các công trình kiến trúc quy mô lớn cũng như các
đồ án quy hoạch.
KTS hành nghề ở địa phương tăng dần qua
các năm nhờ được bổ sung từ các cơ sở đào tạo KTS trong cả nước. Riêng tại TP
Đà Lạt- tỉnh Lâm Đồng có hai cơ sở đào tạo KTS là: Trường Đại học Yersin (đã có
5 khóa tốt nghiệp với khoảng 150 KTS-trong đó có 16 KTS đã được tuyển dụng làm
việc tại Nhật Bản), trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tại Đà Lạt (cơ sở 2), giửa năm
2015 khóa KTS vùng tây nguyên đầu tiên(40 sinh viên) sẽ ra trường. Nhìn chung số
lượng sinh viên tốt nghiệp KTS hàng năm tương đối lớn…
Như
chúng ta đã biết, giai đoạn 2010-2014 tình hình kinh tế địa phương còn khó
khăn, đầu tư XD của toàn xã hội giảm mạnh, công trình xây dựng, QH XD không
nhiều, dẫn đến môi trường hành nghề cho KTS Tỉnh đầy tính cạnh tranh: Mức lương
hiện nay tại các đơn vị tư vấn không cao, công việc gặp khó khăn trong các mối
quan hệ phức tạp, bị chi phối bởi nguồn vốn, những quy chế, quy phạm… bởi những
ràng buộc liên đới đến đô thị và cộng đồng. Môi trường làm việc chưa thuận lợi, từ đó các KTS giảm dần việc sáng
tác kiến trúc mà chuyển qua các ngành nghề khác: thi công xây dựng công trình,
buôn bán VLXD, trang trí nội thất, chạy lo dự án… kể cả việc chuyển đổi hẳn
sang một ngành nghề khác.
Thử tìm vài nhận
định về lực lượng KTS hiện nay…“Lực lượng Kiến trúc sư trẻ hiện nay tuy đông nhưng rất manh mún, tự
phát, thiếu định hướng nghề nghiệp đúng đắn” - đó là nhận định của nhiều KTS lão làng. Thực tế thế nào?. Một KTS trẻ mới ra trường làm việc ở một công ty trung bình khoảng 2
năm (kể cả những KTS sinh ra và lớn lên tại địa phương), sau khi tích lũy được
một số kinh nghiệm thì chuyển qua một công ty khác, tìm kiếm một môi trường
thích hợp hơn, mở văn phòng tư vấn riêng
hoặc vào các cơ quan nhà nước làm công tác quản lý,
các KTS còn lại tạm chia thành hai nhóm:
nhóm chấp nhận mức lương thấp để đầu quân vào xưởng kiến trúc của các đàn anh để
tích lũy thêm kinh nghiệm; nhóm còn lại hành nghề tự do “gặp đâu đánh đó”.
Liên quan đến tiền
lương, chi phí thì sao?, đã có phát biểu từ chính các KTS…“Hiện nay giá thành
trung bình thiết kế một căn nhà phố từ 40.000-60.000 đồng/m2 nhưng
có rất nhiều người sẵn sàng làm với giá 30.000 đồng, thậm chí thấp hơn. Hồ sơ
xin phép chỉ ở mức 10.000- 15.000 đồng/m2. Và dĩ nhiên với giá đó
thì mức độ đầu tư chất xám cũng sẽ tương ứng”!.
Một KTS đã từng phá
giá tiết lộ: “Giá nào cũng làm được cả. Chỉ cần vào máy, mở thư viện: cắt, dán,
chỉnh sửa lại mặt đứng chút xíu là xong một công trình”. Một bộ hồ sơ nhà phố
vào một tay “chuyên nghiệp” kiểu đó không cần đến một ngày là xong toàn bộ hồ
sơ kiến trúc, kết cấu, khai triển... nhưng nhiều khi vẫn phải tìm cách kéo dài
thời gian với chủ nhà để được xem là đã rất “tư duy”. Đó là chưa kể các ông chủ
có tiền chẳng nể mặt các KTS, thuê thiết kế một đàng, xây một nẻo.
II. Hành nghề kiến trúc sư
Xem xét từ nhiều góc độ, môi trường hành
nghề kiến trúc đã ngày càng rộng mở: Đất nước hòa bình và vẫn đang trong thời
kỳ đẩy mạnh việc đầu tư phát triễn, nguồn thông tin đa chiều và phong phú,
phương tiện và nhân lực dồi dào tuy nhiên cũng cạnh tranh khốc liệt. cũng như
mọi ngành nghề kinh doanh khác, tuân theo luật cung – cầu. Hành nghề KTS mà chủ
yếu là cung cấp dịch vụ tư vấn kiến trúc cũng phải linh hoạt theo từng hoàn
cảnh, thời điểm.
KTS
và hành nghề thiết kế thì có nhiều việc cần bàn, nhưng nhiều nhất là việc làm ở
đâu, chất lượng sản phẩm thiết kế, chất lượng công trình xây dựng và chi phí
thiết kế. Thử lược qua vài lỉnh vực hành nghề chính của KTS:
1. Lĩnh
vực thiết kế nhà ở tư nhân
Nhiều KTS sẵn sàng ra ra mức giá cao khi
nhiều việc, và khi không có việc sẵn sàng hạ đến mức phá giá để có được hợp
đồng. Nhiều khách hàng chuẩn bị xây nhà đi thăm dò chi phí thiết kế không khỏi
thắc mắc vì sao chi phí lại chênh lệch nhiều đến vậy.
Tiếp theo là chuyện chuyên môn- chuyện tư
vấn thiết kế, khi chi phí thiết kế hạ đến mức phá giá thì chất lượng thiết kế chắc
chắn sẽ bị ảnh hưởng. Dân gian có câu “ Tiền nào của đó”, nhưng thiết kế không
phải là một món hàng hóa sẵn sàng bán ngay khi cần, khi đó công trình đẹp hay
xấu là do ai? Câu trả lời đơn giản nhất là do người thiết kế - tức là KTS.
Nhiều khách hàng, khi đến văn phòng tư
vấn thiết kế mang theo các tạp chí “Nhà đẹp” hoặc dẫn KTS đến nhiều nơi và yêu
cầu sao chép hình thức công trình, hoặc quá nặng nề trong vấn đề phong thủy.
Tất cả những việc đó đã biến KTS thành thợ vẽ, phủ nhận những giá trị tốt đẹp
và vai trò của KTS, công trình xấu không biết do lỗi của ai, nhưng bộ mặt đô
thị và xã hội phải gánh chịu.
Người dân ở địa phương ít có thói quen
dành chi phí cho việc thiết kế kiến trúc ngoại thất cũng như nội thất công
trình, họ thường dừng lại ở mức thiết kế xin phép. Sau khi có giấy phép xây
dựng, Chủ đầu tư thường hợp đồng với thi công xây dựng nhà theo ý chủ nhà, công
trình xây sẵn, hoặc không cần bản vẽ thiết kế, không cần kiến trúc sư.
2. Lĩnh vực lập dự án đầu tư xây dựng và thiết
kế kỹ thuật thi công.
Hiện nay, hầu hết các dự án có qui mô về
QH và kiến trúc lớn đều do các đơn vị tư vấn lớn, hoạt động chuyên nghiệp ngoài
tỉnh thực hiện. Các dự án nầy có nguồn vốn từ nơi khác đến hoặc thuộc các công
trình phải tham gia thi tuyển, mà việc thi tuyển thì năng lực của các đon vị
tại địa phương đang có giới hạn.
Các đơn vị tư vấn có uy tín trong Tỉnh đều có
KTS là người địa phương, có kinh nghiệm giải quyết kiến trúc gắn với cảnh quan
tự nhiên, phù hợp địa hình, thể hiện hồ sơ kỹ thuật sát với hiện trạng, phối
hợp tích cực với chủ đầu tư và các ban ngành chức năng, tuy vậy các đơn vị này vẫn ở quy mô vừa và nhỏ. Thời
gian gần đây, 1vài đơn vị tư vấn đã có những liên danh, cục bộ theo vụ việc với
Tỉnh ngoài để tăng năng lực đáp ứng việc thi tuyển QH và dự thầu giám sát kỹ
thuật. Về tổng thể là chưa có được mô
hình liên doanh, liên kết rõ ràng nào để tăng thêm năng lực thực sự cho các đơn
vị tư vấn tại địa phương. Bên cạnh đó lực lượng KTS giỏi còn quá ít và hoạt động tản mạn cũng
là lý do khiến các đơn vị tư vấn trong Tỉnh thường không nhận được các công
trình có quy mô lớn.
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày
26/11/2013 của Quốc hội và Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều
của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
mới ban hành tạo thuận lợi cho
các đơn vị tư vấn vừa và nhỏ nhưng cũng tạo không ít khó khăn trong việc tư vấn
thiết kế kỹ thuật cho các công trình đã lập dự án khi hạn mức chỉ định thầu
giảm xuống còn 500 triệu; Theo đó không có quy định quyền tác giả cho các công
trình đã được thẩm định thiết kế cơ sở (Phần việc này gần như phải đầu tư rất
nhiều công sức để hoàn chỉnh hồ sơ nhưng thiết kế phí rất thấp), nên xác suất
trúng thầu ở giai đoạn sau cũng không hơn gì các đơn vị khác.
3. Lĩnh vực quy hoạch
Ngoài việc thực hiện khá thuận lợi các quy hoạch xây dựng nông thôn và
nông thôn mới và quy hoạch thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Riêng tại Đà
Lạt các đơn vị tư vấn gặp không ít khó khăn khi lập các quy hoạch phân khu và
các quy hoạch khác trên địa bàn thành phố Đà Lạt vì phải chờ đợi một bước tổng
của “tổng hợp” từ Quyết định số 409/QĐ-Ttg ngày 27/5/2002 của Thủ tướng chính
phủ V/v phê duyệt quy hoạch chung xây dựng TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020
và Quyết định số 443/QĐ-UBND ngày 14/2/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây
dựng TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020 còn hiệu lực cho đến khi có
Quyết định số 704/QĐ-Ttg ngày 12/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP
Đàlạt đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050 và Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày
03/04/2014 của UBND tỉnh Lâm đồng V/v Phê duyệt sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011-2015) của thành phố Đà Lạt. Vì vậy, các loại đồ án quy hoạch nói trên của thành phố Đà Lạt phải tiếp tục chỉnh lý và
tiếp tục chờ phê duyệt, dẫn đến việc chậm thanh quyết toán ảnh hưởng đến hoạt
động của các công ty tư vấn.
KẾT LUẬN- KIẾN
NGHỊ:
1. Với nội dung
nhận diện, đánh giá kiến trúc:
Từ bức tranh kiến trúc đô thị, nông thôn
Lâm đồng, chúng ta đã từng bước nhận diện ra các xu hướng KT chủ đạo và các
nhóm giá trị được xác lập, bên cạnh là những tồn tại chủ quan do chính lực
lượng chúng ta góp phần. Tự hào với
những thành tựu, nhưng vẫn có những băn khoăn cần đề xuất- kiến nghị với
các ngành, các cấp chung tay tháo gở:
Cần có kế hoạch tổng kết kiến trúc ở tầm
vĩ mô và ở cấp độ địa phương. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phê bình về kiến trúc
nhằm tìm ra những giải pháp cho việc phát triển kiến trúc trong tương lai.
Về những tác động cần thiết từ góc độ quản
lý nhà nước: Để cho bộ mặt kiến trúc đô thị ngày càng phát triển có nề nếp,
khang trang hơn; đảm bảo được về mặt trật tự đô thị, cần phải có các tiêu chí
về quản lý quy hoạch - kiến trúc để cho các nhà sáng tác kiến trúc
tuân thủ khi thiết kế. Mặc dù nhà nước có cho phép người dân tự thiết kế và
chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn công trình nhà ở của mình, song
dưới góc độ của cơ quan quản lý nhà nước đề nghị các công trình kiến trúc từ
nhà ở nhân dân đến các công trình dân dụng, công nghiệp của nhà nước hoặc của
các thành phần kinh tế khác đều phải được những người thiết kế có chuyên môn
thiết lập và được các tổ chức quản lý ở các địa phương thường xuyên hoạt động
kiểm tra theo dõi việc xây dựng không giấy phép, sai giấy phép, sai thiết kế để
có biện pháp ngăn chặn xử lý từ đầu, không để cho công trình hoàn thành rồi mới
xử lý vi phạm sẽ làm ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị, đến dư luận không
tốt trong nhân dân.
Về
vấn đề đạo đức nghề nghiệp KTS: Từ trong môi trường giáo dục, ngoài vấn đề
truyền đạt kiến thức chuyên môn, cần phải quan tâm hướng dẫn thêm về đạo đức
nghề nghiệp cho người KTS tương lai có bản lĩnh, có quan điểm rõ ràng, và có
phương pháp làm việc khoa học. Hội Kiến trúc sư cũng nên có các hình thúc hỗ
trợ sinh hoạt nghề nghiệp cho các KTS hành nghề theo đúng định hướng chung.
Vai trò tư vấn, phản biện của Hội KTS cần được
sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước. Qui trình và cách thức phản biện cũng phải rà
soát lại để tránh những lỗ hổng như đã từng xảy ra, và đặc biệt là cần phân
định trách nhiệm rõ ràng.
Riêng với điều kiện đặc thù tự nhiên của Đà Lạt – Lâm Đồng, những người
tham gia hoạt động sáng tạo kiến trúc cần thống nhất cao nguyên tắc không phá
vỡ địa hình cảnh quan hiện hữu của đô thị, nghiên cứu kiến trúc trên cơ sở định
hướng hiện đại, có bản sắc (yếu tố lịch sử văn hoá địa phương), yếu tố vùng
miền và phải là kiến trúc xanh theo 4 tiêu chí mà Hội KTS đã công bố.
2. Với nội dung
hành nghề của KTS:
Bức tranh hành nghề KTS hiện nay tại địa
phương còn nhiều bất cập và chưa thể là tác phẩm hoàn thiện ngay được. Tuy vậy,
các vấn đề mấu chốt còn tồn tại đã được tìm thấy. KTS vẫn là nồng cốt cho việc
hành nghề kiến trúc.
Xã hội phát triễn, cuộc sống thay đổi, pháp
luật thay đổi là điều tự nhiên...Tự hoàn thiện mình cả về năng lực sáng tạo và
năng lực hội nhập và có hoài bảo về nghề nghiệp, các KTS đã và sẽ khẳng định
vai trò và vị thế của mình trước xã hội. Vai trò của KTS được phát huy, các
khách hàng tìm đến với KTS nhiều hơn, đa dạng hơn.
Ai cũng biết, trong hoàn cảnh hành nghề
khó khăn, mong muốn và vận động để có sự thay đổi tốt hơn là cũng là tự nhiên, nhưng
không phải một sớm một chiều mà có được kết quả, mọi sự nỗ lực phải xuất phát
từ nhiều phía. Sẽ có kiến trúc sư giỏi không nếu hoạt động đào tạo yếu kém? sẽ
có công trình tốt không nếu không có ông chủ thông minh? sẽ có thiết kế tốt
không nếu chi phí dành cho KTS là rẻ mạt? Sẽ có môi trường hành nghề tốt không
nếu như cơ chế, pháp lý không chặt chẽ?..Tất cả là một tập hợp và có quan hệ đa
chiều, ràng buộc lẫn nhau.
Tập thể Hội KTS Lâm Đồng cam kết thúc đẩy sáng
tạo vì một nền niến trúc có trách nhiệm, theo xu hướng hiện đại và có bản sắc.
Sáng tạo kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững cho cả đô thị và nông thôn, góp
phần cho sự nghiệp XD và phát triễn kinh tế xã hội Tỉnh Lâm Đồng và hướng mọi nỗ lực để KTS góp phần xây dựng các đô thị lành
mạnh, đô thị hạnh phúc như thông điệp của Liên hiệp Hội kiến trúc sư quốc tế(UIA)
nhân kỷ niệm ngày kiến trúc thế giới 10-2014.
Lâm Đồng, tháng 11/2014
kiểm định an toàn, kiểm định chất lượng
Trả lờiXóa