Ấp Ánh sáng
Chỉnh trang đô thị- cần đi lên từ gốc rễ!
Những ký ức xưa.
DALAT- Dòng suối năm xưa của người Lat
Trước năm 1954
Ấp Ánh Sáng thuở ban đầu với 35 nóc gia,
NAG Nguyễn Bá Mậu.
DALAT 1967
-----------------
Hiện trạng:
Ngày nay sẽ biến đổi theo Dự án:
Mô hình Khu trung tâm.
-----------------
Ấp Ánh Sáng
Trong
những năm 1930, vì sự hà khắc của triều đình và tình trạng đất đai cằn cỗi,
những đoàn người Thừa Thiên - Huế đầu tiên đã tìm vào Đà Lạt để kiếm kế sinh
nhai. Sau đó, họ về lại quê nhà đùm túm vợ con và rủ thêm người thân thích lên
vùng đất tốt tươi, thiên nhiên ưu đãi con người này để sinh cơ lập nghiệp. Họ
tập trung cư ngụ quanh khu vực trung tâm thành phố và dọc theo Hồ Lớn để trồng
rau và buôn bán, rồi sau đó hình thành ấp Ánh Sáng vào năm 1952. Một trong
những người sáng lập là ông Cao Minh Hiệu, thị trưởng của Đà Lạt, và cái tên ấp
Ánh Sáng là do ông đặt ra từ phong trào Ánh Sáng của nhóm Tự Lực văn đoàn.
Nhiều cụ già kể lại: Vào năm 1930, nơi đây chỉ có từ 5 đến 6 gia đình người
làng Kế Môn, Phước Yên vào sinh sống với những căn chòi tranh vách lá đơn sơ.
Ba
anh em ông Cao Quang Kỳ, Cao Quang Chướng và Cao Xá là những bậc tiền bối đã có
công khai sơn phá thạch vỡ hoang vùng đất này. Sau đó, hàng chục hộ gia đình từ
Thừa Thiên - Huế thấy việc sinh sống ở đây có nhiều thuận lợi và dễ dàng nên
mới kéo nhau về đây làm ăn ngày một đông đảo.
Năm
1946, do chiến tranh, nhiều gia đình bà con Thừa Thiên - Huế ở ấp Ánh Sáng nói
riêng và dân Đà Lạt nói chung phải tản cư đi nơi khác. Cuối năm 1947, họ mới
dần dà hồi cư về nơi cũ. Đến năm 1952, khi thành lập và đặt tên chính thức là
ấp ánh Sáng, lúc bấy giờ cũng chỉ mới có 36 nóc nhà của 36 gia đình được xây
dựng trên một lô đất bằng phẳng ven sườn đồi theo hình chữ A mái ngói, vách gỗ
rộng 7,5m, dài 12m, chia thành hai dãy cách nhau một lối đi, mỗi nhà cách nhau
4m tạo thành một khu phố nhỏ xinh xắn. Đến năm 1953 thì dòng điện được chính
thức đưa về cho bà con ấp ánh Sáng sử dụng.
Mấy
năm sau, do những biến cố chính trị, nhiều người dân Thừa Thiên - Huế quá lo
lắng trước cảnh chiến tranh ác liệt ở quê nhà nên kẻ trước người sau, kéo nhau
vào Đà Lạt và họ đều tập trung về ấp ánh Sáng làm cho ấp này phát triển lên tới
hàng trăm hộ.
Năm
1955-1956, một số hộ ở ấp ánh Sáng bị giải toả để làm chợ mới rủ nhau về Thái
Phiên, xin cấp đất làm vườn. Một số khác lên ở dọc khu Hoà Bình để buôn bán.
Người Thừa Thiên - Huế vào Đà Lạt mang theo cả phong tục và tập quán cưới hỏi,
ma chay, đình đám, hội hè, cách ăn mặc chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi lễ nghi cung
đình của triều đình Huế vào thành phố cao nguyên.
Người
Thừa Thiên - Huế thường làm nhà thờ họ, tế tự, giỗ chạp theo chu kỳ nhằm thắt chặt
mối tình tương thân tương ái giữa không chỉ những người đồng hương trên quê mới
mà còn gắn bó với bà con dòng họ chốn quê nhà.
Họ
thường rất kỹ tính trong mọi việc, từ cung cách làm ăn đến sinh hoạt hàng ngày.
Chiếc áo dài, chiếc nón bài thơ xứ Huế cũng từ đó có điều kiện du nhập và trở
thành phong cách của nữ sinh Đà Lạt .
Hiện
nay, Ấp Ánh Sáng đang được giải tỏa để xây dựng lại cho Đà Lạt đẹp hơn. Ấp Ánh
Sáng Đà lạt sẽ là kỉ niệm đẹp của người dân Đà Lạt, của du khách khi đến thăm
thành phố này. Những người con gốc Huế, những món ăn Huế và những bản sắc mang
đậm chất Huế tại Đà lạt sẽ mãi là những đặc trưng của thành phố hoa.
Vietnam Discoveries (Sưu tầm và tổng hơp)
Ấp Ánh Sáng
http://vietnamdiscoveries.com/en/dalat/place/culture/anh-sang-hamlet-59.html
-----------------------------------------
Dự án ấp Ánh Sáng:
Tổng thể mặt bằng công trình quy hoạch khu ở và công viên ấp Ánh Sáng
được quy hoạch có diện tích 7,6 ha, địa hình tương đối bằng phẳng,
hơi dốc về phía Tây - giáp với cầu Bá Hộ Chúc đường Nguyễn Văn Cừ - Bà
Triệu, có độ chênh trung bình từ 1,5m đến 2m. Hiện trạng kiến trúc qua
khảo sát chủ yếu là nhà cấp 3, cấp 4, tường xây mái tôn và nhà gỗ, hầu
hết được xây dựng tự phát. Nhiều nhà đã cũ kỹ, xuống cấp, nằm trong
đường hẻm chật chội không có khả năng triển khai lực lượng cứu hộ
trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Tổng số nhà trong khu vực quy hoạch
434 căn với diện tích xây dựng là 3,4 ha, trong đó 312 nhà có hộ khẩu
thường trú và 122 hộ có nhà thuộc diện tạm trú. Phần giáp khu nhà ở và
suối Cam Ly có diện tích 3 ha được sử dụng cho mục đích nông nghiệp.
Hiện số diện tích đất nông nghiệp này đang bị thu hẹp do xây dựng nhà
trái phép, tạm bợ. Hệ thống cấp thoát nước không đồng bộ, giao thông
nội khu không bảo đảm an toàn. Hơn nữa ấp Ánh Sáng nằm ngay vị trí
trung tâm thành phố, có tầm nhìn rất rộng về mặt thẩm mỹ đối với các khu
vực xung quanh từ các hướng nhìn khác nhau như: cầu Ông Ðạo, đường
Phạm Ngũ Lão, đường Trần Hưng Ðạo từ trên cao xuống và đường Nguyễn
Chí Thanh... Từ các yếu tố này cho thấy cần có một giải pháp để cải
tạo khu vực ấp Ánh Sáng trở thành một khu vực đô thị đẹp, hiện đại phù
hợp với vị trí mặt tiền của trung tâm thành phố.
Trong một cuộc họp bàn về kế hoạch
giải tỏa, biện pháp thực hiện và đưa ra phương án quy hoạch ấp Ánh
Sáng gần đây, Công ty Tư vấn xây dựng Lâm Ðồng đã đưa ra các đề xuất
giải pháp thiết kế đối với khu dân cư và khu vực xây dựng, khu công
viên thiếu nhi ấp Ánh Sáng. Trong đó có hai phương án xây dựng khu dân
cư bao gồm: phương án 1 có tổng diện tích xây dựng là 2,1 ha, thiết
kế nhà chung cư nguyên đơn 5 tầng, 10 tầng và 15 tầng, độ cao tăng dần
theo hướng nhìn từ hồ Xuân Hương. Với phương án thiết kế này, tổng số
căn hộ toàn khu lên đến 464 hộ. Phương án 2 xây dựng một khu chung cư
nguyên đơn 5 tầng, có lợi thế khống chế về số tầng cao, diện tích mỗi
căn hộ từ 40 đến 80m2, tổng số căn hộ là 192. Riêng khu công viên
thiếu nhi có tổng diện tích xây dựng là 5,5 ha, trong đó bao gồm các
khu chức năng: khu văn hóa, khu thể thao, khu vui chơi thiếu nhi, khu
nghỉ tĩnh.
-------------
Tên dự án:Trung tâm thương mại Ánh Sáng Đà Lạt
Địa chỉ: Công viên Ánh Sáng, P. 1, Thành phố Đà Lạt, Việt Nam
Loại: Toà nhà tổ hợp (khách sạn 4 sao, khu tổ hợp thương mại và chung cư)
Quy mô dự án: (GFA m2):130,000m2
Giải thưởng:Thiết kế hàng đầu BCI 2009 tại Việt Nam
Trung tâm thương mại Ánh Sáng Đà Lạt là một toà nhà tổ hợp nằm trong trung tâm thành phố Đà Lạt thơ mộng, phía Nam Việt Nam.
Dự án có một trung tâm thương mại hai tầng, một khách sạn 4 sao và 5
khu chung cư, phối hợp hài hoà với thành phố tạo nên một không khí cởi
mở, sống động và sáng sủa, làm tăng chất lượng cuộc sống đô thị cho
Đà Lạt. Ý tưởng thiết kế bắt nguồn từ việc kết hợp thiên nhiên với
thành phố, nơi các cửa hiệu hấp dẫn và sống động được đặt trong một
công viên yên tĩnh và thanh bình. Khu vực xây dựng nằm trên một quả
đồi nhìn ra hồ Xuân Hương và được bao bọc xung quanh là những cây
thông với không gian tuyệt đẹp.
Khách sạn 4 sao, có mặt tiền ấm cúng và nhẹ nhàng, nhìn ra hồ và có 186
phòng cao cấp, một nhà hàng hạng sang, phòng đa năng, khu vực spa,
khu vực rèn luyện sức khoẻ và một bể bơi có mái che. Khu vực dân cư
được thiết kế với các căn hộ đạt tiêu chuẩn cao, kết hợp hài hòa vị
trí hoàn hảo có cảnh quan rộng lớn và ánh sáng tự nhiên.
Dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2013.
http://www.highend.vn/vn/home/Projec...annel=Products
-------------------------
Vấn đề.
|
Phân tích theo phương pháp SWOT
S:
- Có một quá khứ rõ ràng.
- Địa điểm trung tâm.
W:
- Tăng áp lực vào khu Trung tâm,
- Nhà cao tàng ở chỗ thấp nhất của khu vực: Nghịch lý cần bàn về hình ảnh đô thị miền cao nguyên.
- Vốn đầu tư lớn quá; Không biết có không?
- Sản phẩm của dự án chưa phù hơp với nhu cầu thực tế; Có cũng được mà không cũng chẳng sao!
- Đồng thuận chưa cao?
O:
- Chỉnh trang hiện trạng lộn xộn, Bộ mặt Trung tâm thành phố đẹp hơn!
- Phát triển bền vững theo thời đại.
- Cư dân được "an cư lạc nghiệp".
- Dự án là cơ hội có thêm lý do là điểm đến của Dalat.
T:
- Sự bảo thủ, trì trệ.
- QH treo lâu quá. | | -
|
|
|
-------------
KÝ ỨC VỀ ẤP ÁNH SÁNG – “KHU PHỐ CỔ” GIỮA LÒNG ĐÀ LẠT 19 THÁNG NĂM, 2023 Share Với người Đà Lạt, ấp Ánh Sáng là một cái tên quen thuộc, gần gũi suốt 70 năm qua. Với du khách Đà Lạt cách đây 10 năm trở về trước, đây là một địa điểm ẩm thực không thể bỏ qua, với những tiệm Mì Quảng, Bún Bò Huế ngon nhất Đà Lạt nằm hai bên con đường đá gồ ghề lồi lõm. Ấp Ánh Sáng một thời được xem là phố cổ giữa lòng Đà Lạt, dù chỉ thành lập cách đây 70 năm, nhưng bên trong đó đậm nét cổ xưa, tạo ấn tượng sâu đậm với du khách Đà Lạt. Cư dân sống ở ấp Ánh Sáng đa số là người dân ở Trung kỳ di cư lên từ những năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ trước. Ban đầu họ sống phân tán khắp nơi, chỉ có vài gia đình người Huế (gốc từ làng Kế Môn, Phước Yên) sống ở vị trí ấp Ánh Sáng ngày nay, dựng chòi trồng rau. Trong đó, 3 anh em tên là Cao Quang Kỳ, Cao Quang Chướng và Cao Xá được xem là những người đầu tiên khai phá khu này. Khu vực ấp Ánh Sáng thập niên 1940, khi đó là những vườn rau với 3 cái nhà nhỏ Năm 1945, tình hình chính trị rối ren, chiến tranh nổ ra, giao thông khó khăn nên việc di dân bị ngưng lại. Năm 1946, dân chúng Đà Lạt tản cư, trên vùng đất ấp Ánh Sáng chỉ còn lại vài gia đình bám trụ lại. Mãi đến cuối năm 1947, dân bắt đầu hồi cư cùng một số người từ Thừa Thiên – Huế trở lại nơi này, cho đến năm 1952 đã có 36 gia đình cư ngụ. Nhờ sự giúp đỡ của thị trưởng Cao Minh Hiệu và trưởng khu phố 1 Cao Quang Tể, vào năm 1952, ấp Ánh Sáng chính thức được thành lập. Cái tên ấp Ánh Sáng là do ông thị trưởng Cao Minh Hiệu đặt ra từ phong trào Ánh Sáng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Lễ thành lập ấp Ánh Sáng năm 1952. Người mặc đồ trắng là thị trưởng Đà Lạt Cao Minh Hiệu Khi đó, ấp Ánh Sáng chỉ là vài căn chòi nhỏ đơn sơ, vì vậy điều cần làm đầu tiên sau khi lập ấp là cất nhà khang trang cho dân theo đúng quy chuẩn. Với tiếng máy gầm của 2 xe ủi đất hoạt động liên tục trong 20 ngày đêm, vườn đồi ven suối trở thành dãy đất bằng phẳng, 36 ngôi nhà dần dần được dựng lên, hình thành nên một khu phố nhỏ xinh xắn, mỗi hộ được chia một lô đất 12m x 7,5m, nhà chữ A, mái ngói, vách gỗ, hệ thống hai dãy nhà cách nhau một lối đi, nhà cách nhau 4m. Chỉ một năm sau (1953), điện được kéo về cho người dân ấp Ánh Sáng sử dụng. Ấp Ánh Sáng sau khi được xây dựng năm 1952 với dãy nhà theo cùng quy cách. Ảnh chụp vào cuối thập niên 1950, khi Chợ Mới Đà Lạt đã được xây dựng ở bên phải hình Những mái nhà ở ấp Ánh Sáng nằm ở góc trái bên dưới. Lúc này chưa có Chợ Mới Đà Lạt, nên có thể hình được chụp vào giữa thập niên 1950 Ngay sau khi ấp được xây dựng thì Đình ấp Ánh Sáng – nơi cư dân thờ “thần điền bổn thổ” (Thành Hoàng) – cũng được thành lập. Người Thừa Thiên – Huế thường làm nhà thờ họ, tế tự, giỗ chạp theo chu kỳ nhằm thắt chặt mối tình tương thân tương ái giữa không chỉ những người đồng hương trên quê mới, mà còn gắn bó với bà con dòng họ chốn quê nhà. Thời gian sau đó, miền Trung trở thành vùng chiến sự khốc liệt, đặc biệt là sau biến cố Mậu Thân, người dân ở Trị-Thiên vào Đà Lạt khá đông, ấp Ánh Sáng hính thành dãy nhà thứ 3. Khu vực vòng cung chính giữa hình chính là ấp Ánh Sáng vào thập niên 1950 Sau năm 1975, nhiều làn sóng di cư tiếp tục diễn ra, ấp Ánh Sáng ngày càng đông đúc, chật chội, nhà cửa bắt đầu xây lộn xộn chứ không còn theo đúng quy cách như xưa. Ấp Ánh Sáng thời điểm nhà không còn xây theo quy cách Đà Lạt là thành phố du lịch, và rất nhiều du khách khi đến Đà Lạt đều nhớ đến con đường ấp Ánh Sáng nhấp nhô đá lát đường với các hàng bún Bò Huế mang hương vị cao nguyên, nằm rải rác trên con đường chật chội. Các loại bún bò và mì Quảng ở Đà Lạt bao giờ cũng đặc biệt vì có thêm loại rau Đà Lạt luôn luôn tươi ngon để ăn kèm. Khu vực ấp Ánh Sáng trong ảnh Đà Lạt thập niên 1960 Những dãy nhà của ấp Ánh Sáng vào những năm cuối thập niên 1960. Con đường bên trái hình, dọc theo ấp Ánh Sáng là đường Thành Thái (nay là đường Nguyễn Chí Thanh) Từ cầu Ông Đạo nhìn về phía dãy nhà của Ấp Ánh Sáng (bên trái hình) Năm 2002, lần đầu tiên việc quy hoạch và giải tỏa ấp Ánh Sáng được đưa ra, nơi này dự định xây trung tâm thương mại, cao ốc, làm dấy lên nhiều ý kiến dư luận. Suốt từ đó cho đến nhiều năm sau, người dân ấp Ánh Sáng sống trong tình trạng bị “quy hoạch treo”. Dự án giải tỏa ấp Ánh Sáng vẫn giậm chân tại chỗ, kế hoạch chỉnh trang đô thị bị trì trệ, đồng thời gây ra nhiều phiên toái trong cuộc sống của người dân. Vấn đề mấu chốt khiến dự án bị kéo dài suốt nhiều năm là không thống nhất được tiền đền bù đất để giải tỏa. Số tiền đền bù ít ỏi từ ngân sách địa phương vốn đã eo hẹp nên không đáp ứng được nhu cầu tái định cư của các hộ dân. Các căn nhà cũ trong ấp đã xuống cấp, dột nát nhưng chỉ có thể sửa tạm để ở. Ấp Ánh Sáng dù lưu dấu kỷ niệm với nhiều người, nhưng dù sao nó cũng đã trở nên nhếch nhác chật chội ngay giữa lòng đô thị. Vào năm 2008, Công ty Đất Đà Lạt được cấp giấy chứng nhận đầu tư để xây dựng Khu trung tâm thương mại Ánh Sáng. Bản vè khu cao ốc – trung tâm thương mại Ấp Ánh Sáng sau khi hoàn thành Vài năm sau đó, một bên đường ấp Ánh Sáng mới được di dời để mở rộng đường Ánh Sáng, khu vực của một bên đường đã giải tỏa đó hiện tại là công viên hoa, nhưng 2 dãy nhà còn lại của ấp Ánh Sáng vẫn còn cho đến nay (2023) do chưa thỏa thuận được phương án bồi thường với các hộ dân còn lại. Con đường nhỏ ấp Ánh Sáng năm xưa chính thức lùi vào dĩ vãng. Ấp Ánh Sáng hiện nay, một bên đã giải tỏa đang là công viên hoa Cùng xem lại một số hình ảnh ấp Ánh Sáng lúc chưa giải tỏa làm lại đường.
Ảnh của kenh14.vn:
Đông Kha – chuyenxua.net
nguồn chuyenxua.net
https://chuyenxua.net/ky-uc-ve-ap-anh-sang-khu-pho-co-giua-long-da-lat/?fbclid=IwAR3Gy6pzKZfZxy7I0Fy5JC47HExuP8_EIuH40744L-kv9OPlWxBVzQPguZc