Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT


NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT.

(Tham khảo tại: Địa chí Đà Lạt- chương 7-

  QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC

QUY HOẠCH

1.   QUY HOẠCH QUA CÁC THỜI KỲ
1.1   Thời kỳ trước năm 1945
1.1.1 Chương trình xây dựng đầu tiên
Khi còn ở Hà Nội, Toàn quyền Paul Doumer đã cho thiết lập một “Chương trình xây dựng đầu tiên cho Đà Lạt” với chức năng:
- Đà Lạt sẽ trở thành nơi nghỉ dưỡng cho những kiều dân và công chức với đường giao thông thuận lợi và dễ dàng.
- Đà Lạt là một trung tâm hành chính  và doanh trại quân đội quan trọng, sẽ quy tụ một phần quân đội dự bị để được huấn luyện có đầy đủ sức khỏe, phòng khi cần đến.
Theo chương trình này, Đà Lạt sẽ là một thành phố hoàn chỉnh với đầy đủ các công trình kiến trúc, các trụ sở hành chính, các trường học, doanh trại quân đội,…

Những đường nét ban đầu của thành phố tương lai đã được vạch ra dựa theo những con đường mòn có sẵn của người dân tộc ở trong vùng. Bố cục chính của thành phố được sắp xếp dọc theo bờ phía nam suối Cam Ly trong vùng cao nguyên rộng lớn với cao độ trung bình 1500m. Vùng phía bắc suối Cam Ly được dành cho doanh trại quân đội.

Năm 1902, Toàn quyền Paul Doumer thuyên chuyển về Pháp, tất cả các chương trình phát triển bị đình trệ, lãng quên và kinh phí bị cắt. Những công trình xây dựng tại Đà Lạt bị ngưng lại, chỉ còn mươi căn nhà gỗ nghèo nàn, đơn sơ. Thời gian này kéo dài khoảng hơn 10 năm.
1.1.2 Đồ án quy hoạch đầu tiên - Paul Champoudry (1906)





1906

Năm 1906, ông Paul Champoudry - Thị trưởng  Đà Lạt - đã thiết lập một họa đồ tổng quát cho Đà Lạt kèm theo Dự án chỉnh trang  và phân lô cho thành phố trong tương lai.

Do ông Champoudry đã có ít nhiều kinh nghiệm về vấn đề đô thị (ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thành phố Paris), nên đồ án thiết lập đã phân định được quy mô diện tích, ranh giới giữa những khu đất có chức năng khác nhau và ấn định vị trí  cho các công trình tương lai. Đây là một áp dụng của phương pháp quy hoạch “zonning” (quy hoạch phân khu chức năng) hiện đại, thành phố tương lai được bố trí thành các khu chức năng như sau:
Những đường nét ban đầu của thành phố tương lai đã được vạch ra dựa theo những con đường mòn có sẵn của người dân tộc ở trong vùng. Bố cục chính của thành phố được sắp xếp dọc theo bờ phía nam suối Cam Ly trong vùng cao nguyên rộng lớn với cao độ trung bình 1500m. Vùng phía bắc suối Cam Ly được dành cho doanh trại quân đội.
Đã có bản đồ cụ thể bố trí các công trình: dinh Toàn quyền, toà công sứ, khu công chính, đồn cảnh sát, bệnh viện, nhà ở công chức, khu giải trí, trường học, doanh trại quân đội. Nguồn nước được dự trù cho 10.000 dân (tương lai lên đến 40.000 dân), được lọc bằng phương pháp ozon. Điện được cung cấp từ một nhà máy điện diesel.

- Trại lính nằm ở phía bắc cao nguyên, hữu ngạn  suối Cam Ly. Thành phố tương lai nằm ở phía nam, tả ngạn suối Cam Ly, nơi có nhiều ngọn đồi nối tiếp nhau, tương đối cao ráo, cho phép dễ dàng xây dựng các công trình cần thiết của đô thị.
- Trung tâm dịch vụ công cộng và hành chính hợp thành một khu để thuận tiện phục vụ, bảo đảm an ninh, đồng thời dễ tạo dựng bộ mặt đô thị khang trang.
- Trung tâm thương mại được thiết lập gần chợ và gần trung tâm thành phố. Trong vùng này còn có khách sạn và khu giải trí (casino).
- Nhà ga được dự trù không xa vị trí hiện nay và gần đó có trụ sở bưu điện và các công trình phục vụ đô thị khác.
- Đường sá được thiết kế với bề rộng 20m cho đường chính, 16m cho đường hạng hai và 12m cho các nhánh đường phụ.
Một phần lớn đồ án này đã được thực hiện và hình thành hệ thống khung sườn chính cho thành phố hiện nay. Tuy nhiên chưa có những quy định có  tính pháp lý bắt buộc để hướng dẫn cho sự phát triển thành phố.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, thực dân Pháp tăng cường mở rộng khai thác thuộc địa trên quy mô lớn với mục đích nhanh chóng ổn định và phát triển kinh tế ở chính quốc bị kiệt quệ nặng sau chiến tranh. Người Pháp sang Đông Dương nhiều hơn và mở rộng các hoạt động kinh tế. Người ta không dừng lại ở những vị trí từng công trình, mà đã bắt  đầu ý thức phải nghiên cứu tổng thể các công trình, kể cả thiết kế các đồ án mở rộng trong tương lai của các đô thị cùng với việc áp dụng những nguyên tắc thiết kế đô thị hiện đại thịnh hành trên thế giới.
1.1.2 Đồ án quy hoạch - Jean O'neill (1919)
Thành phố phân khu- KIẾN TẠO NGUỒN NƯỚC


 
PLAN 1

PLAN 2




Trước sự chuyển biến này,  Toàn quyền Đông Dương nhận thấy  cần phải có một “Chương trình chỉnh trang tổng quát” cho Đà Lạt để quản lý, điều hành việc phát triển xây dựng thành phố một cách hợp lý và thẩm mỹ. 
1920

1.1.3 Đồ án quy hoạch Hébrard (1923)
Năm 1921, Toàn quyền Maurice Long đã giao trách nhiệm cho kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết lập đồ án với nhiệm vụ thiết kế: Phát triển Đà Lạt từ một nơi nghỉ dưỡng  thành một thủ đô hành chính Đông Dương khi cần thiết, bao gồm các công sở của chánh quyền trung ương, ngoài ra còn phải đáp ứng đủ các nhu cầu của việc thiết lập các doanh trại quân đội.
Sau hai năm nghiên cứu, đến năm 1923, KTS Hébrard hoàn tất công tác, đồ án  được Toàn quyền phê duyệt và ban hành áp dụng vào tháng 8-1923. Theo đó, Đà Lạt sẽ là một thành phố nghỉ mát trên cao (station d’altitude) kiểu mẫu; thành phố được thiết kế theo quan điểm của các nguyên tắc về “Quy hoạch thành phố vườn“ và “Quy hoạch thuộc địa”. Lần đầu tiên các vấn đề phức tạp để phát triển  đô thị Đà Lạt đã được đặt ra, được nghiên cứu một cách tổng hợp và nhiều giải pháp có ý nghĩa trong định hướng phát triển thành phố đã được đề xuất.
Vấn đề bảo vệ, tôn tạo cảnh quan và bố cục không gian mỹ cảm cho thành phố được tác giả quan tâm đặc biệt. Ý tưởng chính xuyên suốt là: Xây dựng cho được một “thành phố trong cây cỏ và cỏ cây trong thành phố”, một thành phố sinh thái không có ống khói của ngành công nghiệp.
Trên một vùng thiên nhiên rộng lớn của cao nguyên Lang Biang, thành phố được bố trí, sắp đặt trong một phạm vi có diện tích vừa phải khoảng 30.000 ha (bề ngang 7km theo hướng đông - tây, bề sâu 4,3 km theo hướng bắc - nam). Đây là một diện tích hợp lý cho một thành phố vườn với quy mô dân số từ 30.000 đến 50.000 dân (lúc đó dân số  Đà Lạt khoảng 1.500 người). Việc cho phép xây dựng chỉ gói gọn trong ranh giới này.
Ngoài phạm vi của thành phố là cảnh quan của đồi núi và rừng thiên nhiên được giữ gìn như lúc ban sơ với con đường vòng Lâm Viên vừa là đường giới hạn vừa là đường giao thông phục vụ nhu cầu du lịch, ngoạn cảnh và săn bắn, không được  phép làm nhà ở.
Nét nổi bật của đồ án là cách giải quyết vấn đề tạo dựng cảnh quan cho thành phố nghỉ dưỡng du lịch. Dòng suối tự nhiên Cam Ly được tôn tạo tích cực để trở thành một trục cảnh quan trung tâm hấp dẫn cho thành phố, với hệ thống các hồ cảnh nhân tạo lớn nhỏ, uyển chuyển theo địa hình, có các tuyến đường dạo bao quanh, men theo sườn dốc, nối kết liên lạc với nhau theo sơ đồ hình mạng nhện.
Bố cục chính của thành phố nghỉ mát và thủ đô tương lai được tổ chức quanh trục cảnh quan này, mỗi hồ là một trung tâm cảnh quan của các công trình trong một phân khu chức năng.
Nối với quốc lộ là trục đường xương sống của thành phố kéo dài từ nhà ga xe lửa đến thác Cam Ly, dựa theo đường đỉnh của địa hình khu vực (đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ,… ngày nay). Tầm nhìn từ trục đường này lướt qua hồ Xuân Hương, đồi Cù, rừng dự trữ thiên nhiên,... hướng về phía núi Lang Biang ở cuối chân trời đặc biệt rất sinh động và ấn tượng.
Trung tâm công cộng của thành phố được ưu tiên bố trí trên một đoạn của trục lộ này gồm có Trung tâm hành chính địa phương với các công trình sắp xếp xung quanh một quảng trường công cộng: Toà thị sảnh, Ngân khố, Bưu điện, Cảnh sát, Công chánh,…
Ngoài ra còn có Nhà thờ, Trường học, Thư viện, Khách sạn hạng 2, khu Thương mại người Âu, Văn phòng du lịch,…
Xa hơn về phía tây nam, trên ngọn đồi cao là Dinh Toàn quyền, Cao ủy phủ và cạnh đó là Viện điều dưỡng (khu Dinh 3).
Khu vực phân lô biệt thự cho người Pháp được bố trí phía nam suối Cam Ly (đường Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Cô Giang, Phan Chu Trinh, Hoàng Văn Thụ, Huyền Trân Công Chúa ngày nay) được phân lô thành 3 hạng:
- Hạng 1: từ 2.000m2 đến 2.500m2.
- Hạng 2: từ 1.000m2 đến 1.200m2.               
- Hạng 3: từ 500m2 đến 600m2.          
Khu vực dân cư dành cho người Việt Nam được bố trí một số về phía đông khu trung tâm và phần lớn được bố trí tập trung ở các khu vực có dòng chảy tự nhiên thuộc hạ lưu hồ (giới hạn bởi đường phân thủy qua đồi dinh thị trưởng đổ về suối Phan Đình Phùng) gồm có: chợ, trường học, bệnh viện, chùa, công viên, lò sát sinh, các khu  nhà phố thương mại, các khu  nhà ở,…
Khu dân cư này được dự trù với nhiều nhà biệt lập với luật lệ hạn chế những dãy nhà liền căn, loại nhà chỉ được cho phép xây cất trong khu thương mại (phân khu chức năng rõ rệt).



ZÔNE DE CONSTRUCTIONS-


      DALAT- SANATORIUM DU LANG-BIAN
Tổng thể Trạm Nghỉ dưỡng trên cao Dalat
Về công trình kỹ thuật, đường xe lửa và nhà ga được bố trí gần lối vào của quốc lộ 20B, cạnh đó là khu vực dự kiến dành cho Khách sạn, Kho hàng, khu Tiểu công nghệ và Công xưởng.
Các giải pháp về cấp nước, cấp điện, thoát nước, Khu xử lý rác, Nghĩa địa, Lò sát sinh,… cũng được qui định sao cho phù hợp với quy mô của thành phố.
Lộ giới và khoảng cách bắt buộc từ ranh giới đất đến công trình (khoảng lùi) đã được quy định cho từng cấp hạng đường. Luật lệ xây dựng trong nội thị Đà Lạt được áp dụng chặt chẽ với các quy định về sử dụng đường và quy định về xây cất công trình...
Sau gần 10 năm áp dụng, tình hình có nhiều biến đổi, cuộc khủng hoảng năm 1933-1935 xảy ra, tình hình kinh tế tài chính khó khăn khiến người ta phải xem xét lại giá trị áp dụng của đồ án Hébrard. Những vấn đề mới được đặt ra:
Vì lý do kinh tế, việc thực hiện đồ án rất tốn kém (chủ yếu là hệ thống cảnh quan chuỗi hồ).
Nét đẹp cảnh quan từ tầm nhìn toàn cảnh bị đe dọa bởi ý định phân lô xây dựng biệt thự ven Hồ Lớn ở trung tâm (phía trên một phần đồi Cù hiện nay).




Cần có một đồ án chỉnh trang mới, chính xác, cụ thể hơn, kèm theo những quy định có hiệu lực pháp lý để hướng dẫn mọi công tác xây dựng, nhất là những sáng kiến tư nhân khi họ có yêu cầu xây dựng công trình, nhà cửa.
Station d'Altitude du Lang Bian
Réseau des routes et Chemins tourisques de la Commune de Dalat


1928
Bản đồ được thiết lập bởi Sở Lâm nghiệp Dalat, dưới thời  Ô. Helgouach Chassaing, Thị trưởng Dalat (1926-1930).

1.1.4 Đồ án quy hoạch Pineau (1933)
Vào năm 1933, kiến trúc sư Louis Georges Pineau (1898 - 1987) trình bày một nghiên cứu mới về “Chỉnh trang thành phố Đà Lạt” có quan niệm thực tế hơn Hébrard: Trước mắt Đà Lạt chưa là thủ đô hành chính hay là thủ đô nghỉ hè của Đông Dương, chương trình phát triển đựợc giới hạn lại, chỉ chỉnh trang một nơi nghỉ dưỡng với mức phát triển tương đối vừa phải. Những nguyên tắc định hướng cho nghiên cứu này là vấn đề bảo vệ cảnh quan thành phố:
-  Mở rộng hơn nữa hồ nước và các công viên.
-  Thiết lập những khu vực xây dựng phù hợp với cảnh trí và phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương.
 - Bảo vệ “tầm nhìn toàn cảnh cao nguyên với cảnh quan tuyệt vời” bằng cách đề nghị thành lập một vùng bất kiến tạo rộng lớn hình rẽ quạt có gốc từ Đà Lạt hướng về núi Lang Biang, trong đó là công viên rừng săn bắn hoặc là công viên rừng quốc gia.
Những ý tưởng của đồ án Pineau rất có giá trị, đặc biệt hấp dẫn và đã được những người kế nhiệm quan tâm nghiên cứu trong các dự án chỉnh trang thành phố Đà Lạt kế tiếp.
Trong thời gian này, Đà Lạt  thay đổi rất ít, cuộc khủng hoảng đã lên đến cao độ, ngân sách bấp bênh, tình thế chung không được ổn định. Công việc của Pineau đương nhiên bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy vậy cũng có một số công tác được thực hiện gắn liền với việc chỉnh trang các công trình hiện hữu và cảnh quan được giữ gìn với những khoáng địa (đất trống) rộng rãi, để chờ đón một khả năng tốt hơn trong tương lai.


Đồ án quy hoạch Pineau (1932-1933)
đồ án quy hoạch năm 1932-1933- KTS L.G. Pineau


Hiện trạng sử dụng đất đai năm 1932

1932 map- PARC ET ESPACES LIBRE- Công viên và Khoáng địa

ZÔNE IMPROPRES À LA CONSTRUCTION- KHU VỰC XÂY CẤT


Các điểm và đường ngoạn cảnh

Zônes non aedificandi- Vùng bất trúc tạo.


Hiện trạng sử dụng đất đai năm 1932

Đường sá

Tiết kế cảnh quan Dinh Bourgery- Dinh 1.


1930

1.1.5 Đồ án quy hoạch Mondet (1940)
Vào những năm 1940, kiến trúc sư Mondet trình bày một “Tiền dự án chỉnh trang và phát triển Đà Lạt”. Kiến trúc sư Mondet nhận xét rằng:
“Đà Lạt kéo dài quá mức từ tây sang đông, về cơ cấu chưa tạo thành một thể thống nhất. Điều này được lý giải vì người ta cảm thấy dễ dàng xây dựng dọc theo các con đường chính. Có một sự e ngại quá đáng khi người ta muốn bảo vệ cảnh quan bằng biện pháp mở rộng vùng cấm xây dựng quá lớn ở trung tâm thành phố. Đó là một nghịch lý cần xem xét. Muốn phát triển thành phố mà lại ngăn cấm xây dựng”.
Do vậy, kiến trúc sư Mondet đã đề nghị  một  phương án không kéo dài thành phố nữa mà tổ chức hợp nhóm lại, mở rộng ra bằng cách ưu tiên sử dụng những lô đất gần trung tâm và được phát triển chung quanh một trục. Những khoáng địa được dành cho tương lai chiếm một phần quan trọng ở ngay trung tâm đô thị. Sự phân lô được tính toán khoảng 6.000 lô, trong đó khu người Âu khoảng 1.000 lô, kể cả các lô có sẵn. Khu người bản xứ đáp ứng khoảng 5.000 lô, khu ngoại ô gồm những khoáng địa rộng lớn được phân tách khoảng 1.500 – 2.000 lô.
Ngoài ra công tác chỉnh trang cụ thể những công trình hiện có được chia thành 4 phần :
- Giao thông tổng quát.
- Cải tạo vệ sinh môi trường.
- Khoáng địa và kế hoạch trồng cây.
- Trung tâm công cộng.





Thành phố trở nên chật hẹp với sự phát triển quá độ và vô trật tự, một vài khu vực dân cư được dựng lên một cách gấp rút, tạm bợ, mặc dù Đà Lạt đã là một thành phố xinh đẹp, hài hòa với những viễn cảnh rộng rãi và những khu vực được xây dựng hoàn hảo.
Trước tình hình này, Toàn quyền Decoux quyết định phải thiết lập ngay một “Chương trình chỉnh trang và phát triển Đà Lạt” có hiệu lực pháp lý để điều chỉnh sự phát triển của thành phố theo một trật tự hợp lý và hài hòa.
Theo tinh thần nghị định ngày 3-9-1941, công tác này được giao cho Sở Quy hoạch Đô thị và Kiến trúc Trung ương nghiên cứu thực hiện.
Trong lúc đó, những biện pháp bảo vệ được áp dụng để chờ đợi ngày công bố  đồ án chỉnh trang: bãi bỏ những nhượng địa  trong vùng nội thành, giám sát khai thác hầm đá, bổ sung các quy định về phân lô ở vùng vành đai và trong tỉnh Lang Bian, bãi bỏ vùng ngoại ô.

1.1.6 Đồ án Lagisquet (1943)
Ngày 27-4-1943, đồ án chỉnh trang mới của Đà Lạt do kiến trúc sư Lagisquet chủ trì nhóm nghiên cứu đồ án đã được Toàn quyền Decoux chấp thuận và ban hành áp dụng.
“Chương trình chỉnh trang và phát triển  Đà Lạt” đã được nghiên cứu theo nguyên tắc tổng quát hướng dẫn việc thiết lập các tài liệu, những quy định có tính chất pháp lý để phát triển thành phố một cách hài hoà, từ tổng thể đến chi tiết các thành phần. Chính nhờ sự tham khảo những nguyên tắc này mà các vấn đề khác nhau đặt ra cho Đà Lạt  đã có được lời giải đáp hấp dẫn.
Người ta đã thấy rằng Đà Lạt có một hình thể kéo dài quá mức, kéo dài từ tây sang đông trên một đường mảnh mai. Khu gia cư không có bề sâu, thành phố thiếu sức sống, không có trung tâm hoạt động và hấp dẫn  để thu hút dân chúng. Những khu vực thương mại, những trung tâm hành chánh thì phân tán và hầu như không đáp ứng được nhu cầu hiện thời.
Trái lại, theo họa đồ chỉnh trang mới Đà Lạt sẽ được tổ chức thành một thể thống nhất, tập trung xung quanh hai trục đường khung sườn của thành phố. Sự phát triển được dự trù  về phía nam, tây và tây bắc thành phố (thuộc hạ lưu Hồ Lớn).
 Đồ án Lagisquet (1943)




 

 
Khu dân cư được dự trù phát triển thật rộng rãi. Diện tích xây dựng khoảng 180 ha, sẽ được mở rộng đến 300%, gồm khoảng 2.200 lô đất. Những khu gia cư sắp xếp thứ tự xung quanh một trung tâm đã được chọn lựa. Trên bờ phía nam của Hồ Lớn có những khách sạn, khu giải trí, khu thương mại,... Những cực phát triển được sắp xếp gần đó sẽ tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh.
Trung tâm hành chính được bố trí phân tán hay tập trung lại tùy theo chuyên ngành, được sắp xếp xung quanh hồ tạo nên một điểm nhấn trung tâm lớn và lộng lẫy sẽ làm nổi bật cảnh trí chung của thành phố.
Ở phía bắc, tòa thị sảnh mới vươn lên trên nền cây xanh che phủ những biệt thự sáng sủa với đường nét giản dị. Phía tây là khu thương mại sống động, phía nam có những khách sạn lớn, một khu giải trí (casino), có thể phản chiếu ánh đèn trên mặt hồ trong suốt vào ban đêm. Về phía đông, tháp chuông của trường Lycée Yersin, tòa nhà  vĩ đại  của văn  phòng Toàn quyền,  giới hạn đường chân trời, tạo thành một điểm sáng. Nhà thờ, dinh Toàn quyền, trụ sở hành chánh nổi lên ở chân trời thứ hai.
Tác giả đồ án cũng  quan tâm giải quyết vấn đề gia cư cho dân lao động Việt Nam. Những cư dân này chỉ được bố trí ở những khu có tính cách phụ thuộc. Những vùng rộng lớn đã được sung dụng  tùy theo tính chất khác nhau của các tầng lớp cư dân. Trước hết, một khu thương mại quây quần  xung quanh chợ, tiếp theo là khu biệt thự song lập  và nhà liên kết đặc biệt dành cho thợ thủ công, người lao động mà công việc của họ cần được bố trí gần trung tâm thành phố.
Một vùng đất rộng được xác định cho những thôn ấp Việt Nam với dáng dấp nông thôn và tiểu thủ công. Ở đó sẽ quần tụ những người làm nghề thủ công, sản xuất nhỏ hay trồng trọt. Khu vực này được ấn định ở vành đai  thành phố. Những tính chất của vùng này đã được chỉ định, cho phép mỗi cư dân  có một khoảnh đất để làm ăn  sinh sống, vừa nuôi sống gia đình vừa đóng góp sản phẩm  thặng dư cho thành phố.
Như thế, đặc tính của thành phố vườn cũng sẽ được thấy rõ trong vùng này. Những gia cư sẽ biểu hiện tính cách nông thôn và những điều khoản được dự trù để ngăn chặn những chuồng trại lợp tôn rỉ.  Đất đai được sung dụng cho dân lao động làm nông nghiệp có diện tích đủ tiếp nhận một số dân gấp 5 lần dân số đương thời (gần 11.000 ha).
Cuối cùng, đồ án cố gắng đánh dấu đặc tính riêng của Đà Lạt là thành phố nghỉ dưỡng, thành phố trường học, trung tâm tuyển chọn huấn luyện thanh niên, trung tâm văn hoá,…
Một khu bệnh viện được dự trù ở tây nam thành phố để đảm đương nhiệm vụ phục vụ cho yêu cầu  lúc bấy giờ. Các trường học được phân đều trong thành phố tùy theo điều kiện thích hợp. Những cơ sở chính có đủ đất để phát triển. Những không gian mới đã được dành cho những trường học trong tương lai. Một khu thể thao với khoáng địa rộng lớn được chỉnh trang dành cho sân vận động, sân golf, sân thể thao, sân chơi các loại,... Một nơi cắm trại dành cho thanh niên được phát triển về phía tây.
Trung tâm văn hoá được thiết lập ngay ở trung tâm thành phố có thể bao gồm Trường Viễn Đông Pháp và cả nhà bảo tàng.
1.2 Thời kỳ 1945 - 1954
Năm 1945, Đà Lạt đã có trên 1.000 biệt thự với muôn vàn kiểu dáng khác nhau, đa số được thiết lập theo trường phái kiến trúc địa phương Pháp, sử dụng vật liệu tại chỗ như gạch, ngói, đá, gỗ,... Mỗi biệt thự đều được phân lô có sân vườn rộng rãi thành từng khu vực (cité), tạo nên một tổng thể duyên dáng rất đặc thù.
Công việc xây dựng trong giai đoạn này kể như không có kết quả bao nhiêu ngoài một số khu nhà ở và một số trường học.



1947 MAP

1952 MAP

1.3 Thời kỳ 1954 – 1975
Sau Hiệp định Genève (1954), người Pháp ra đi khỏi Việt Nam, đất nước tạm thời bị chia cắt, Đà Lạt  bắt đầu bước phát triển mới với dân số đông hơn.



1.3.1 Giai đoạn 1954 - 1963
Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, vấn đề chỉnh trang Đà Lạt được đặc biệt quan tâm. Với các điều kiện tự nhiên độc đáo, Đà Lạt được xác định không còn là nơi nghỉ mát dành riêng cho giới thượng lưu, tư sản, mà là cho mọi người dân đến đây để định cư làm ăn sinh sống.
Thành phố được định hướng trở thành thành phố nghỉ mát nổi tiếng, một trung tâm giáo dục lý tưởng từ bậc tiểu học – trung học đến đại học, một nơi huấn luyện quân sự tốt, một vùng đất ẩn cư để đào tạo và phát triển cơ sở tôn giáo, cũng như là nơi sản xuất đặc sản rau hoa quả cung cấp cho toàn vùng và xuất khẩu.
Trong khi chờ đợi thiết lập đề án chỉnh trang mới cho Đà Lạt, đồ án Lagisquet (1943) kèm theo một “Chương trình địa dịch” đã được chính quyền đương thời dựa theo, nghiên cứu biên soạn lại cho phù hợp với điều kiện thực tế để giải quyết nhu cầu xây dựng, công nhận và đảm bảo tính liên tục của quyền tư hữu đất đai, nhà cửa. Công tác xây cất các cơ sở công cộng được tính toán trên các  phần đất công sản còn lại. Có thể kể đến một số công trình mới đã được xây dựng trong giai đoạn này như sau:
Khu Chợ Mới Đà Lạt và quảng trường trước chợ, Khu Hội trường Hòa Bình, Giáo hoàng Chủng viện, Viện Đại học Đà Lạt, Trường Võ bị Đà Lạt, Trường Đại học Quân sự, Thao trường, Lữ quán Thanh niên, Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử,...
Có thể nói bộ mặt thành phố Đà Lạt  đã được bổ sung bằng các công trình mang dáng dấp hiện đại do các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế.


1960







1.3.2 Giai đoạn 1963 – 1975
Đà Lạt ít nhiều chịu tác động của tình hình chính trị không ổn định với sự can thiệp  Mỹ, các tướng lĩnh Sài Gòn thi nhau tranh giành quyền lực. Nhất là vào năm 1965, Mỹ trực tiếp đưa quân tham chiến tại Việt Nam, tiến hành xây dựng trước tiên các cơ sở hạ tầng phục vụ ý đồ quân sự: các trung tâm huấn luyện quân sự, thiết lập trạm radar trên núi Lang Biang, một trạm khác ở Cầu Đất, sân bay Cam Ly, sân bay Liên Khương. Bên cạnh đó, nhiều công trình dân dụng cũng được đầu tư xây dựng: Làng cô nhi SOS, Trung tâm trẻ khuyết tật, Trường Kỹ thuật Lasan, Trường Don Bosco, Trường Phao- lồ,... Các công trình dịch vụ thương mại, các khách sạn, nhà hàng mọc lên ở khu trung tâm thành phố.
Các dự án quốc tế đầu tư  xây dựng như: Dự án cải tạo nguồn nước mới cho thành phố lấy từ hồ Dankia do Đan Mạch tài trợ; Dự án khai thác du lịch “Trung tâm nghỉ mát hồ Suối Vàng“ ở Dankia do công ty Sanyei -(Hongkong) thiết lập,…
Đáng chú ý, vào năm 1967, vấn đề bảo vệ môi sinh của Đà Lạt (qua tiến trình bồi lắng nhanh hồ Xuân Hương) đã được  các  học giả đương thời lên tiếng báo động. Đến năm 1973, đề án quy hoạch chỉnh trang Đà Lạt  đã được cơ quan chuyên môn lập xong có đề ra biện pháp bảo vệ môi sinh ven sông suối ở Đà Lạt, nhất là các lưu vực đổ về hồ Xuân Hương. Ở các vùng này, theo khuyến cáo, chỉ được trồng cây gây rừng,  không được khai thác trồng rau làm nông nghiệp, vì đó là tác nhân gây ra  ô nhiễm và bồi lấp các hồ ở hạ lưu.
Trong khi đó, việc xây cất bất hợp pháp xảy ra dưới nhiều hình thức đã làm mất vẻ mỹ quan của thành phố. Có hai hình thức chủ yếu:
Một số quan chức có quyền thế trong chính quyền Sài gòn tranh thủ thời cơ chiếm đất trục lợi.
Loại nhà tạm bợ gỗ tôle xuất hiện sau Tết Mậu Thân (1968)  và nhiều nhất vào cuối năm 1971 do thương phế binh ngụy đòi hỏi quyền lợi đua nhau lấn chiếm, đa số ở ngay khu vực trung tâm.
Đồng thời với sự chiếm đất làm nhà cũng có người chiếm đất làm vườn như khu ấp Ánh Sáng, khu Thao Trường,...
Đây là một hiện tượng xã hội của sự phát triển đô thị đặt ra những vấn đề nan giải trong công tác chỉnh trang bảo vệ nét đặc thù,  vẻ thẩm mỹ của thành phố Đà Lạt và vẫn còn tồn tại cho đến nay.
1963

1967








1.4 Thời kỳ từ năm 1975 đến nay
1.4.1 Giai đoạn 1975 – 1985
Năm 1977, Đoàn Quy hoạch Bộ Xây dựng đã được cơ quan chuyên môn Trung ương cử vào để thiết lập quy hoạch chung cho thành phố Đà Lạt. Công trình để lại cho thành phố là hồ sơ “Sơ phác quy hoạch chung thành phố Đà Lạt” bao gồm tài liệu thuyết minh và các sơ đồ kèm theo.
Từ năm 1983, cơ quan chuyên môn địa phương là Uỷ ban Xây dựng cơ bản tỉnh Lâm Đồng được giao nhiệm vụ phối hợp với các ban ngành, nghiên cứu tiếp quy hoạch chung cho  Đà Lạt với các vấn đề thực tế mới phát sinh.
Đến tháng 3-1985, đoàn cán bộ quy hoạch Trung ương đã tiếp tục đến Đà Lạt  phối hợp với địa phương để thiết lập “Luận chứng kinh tế kỹ thuật quy hoạch và cải tạo thành phố Đà Lạt”.
1.4.2 Giai đoạn từ năm 1985 đến nay
Quy hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2010 do Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn (Bộ Xây dựng) lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 620/TTg ngày 27-10-1994.
Theo quyeát ñònh naøy, thaønh phoá Ñaø Laït coù caùc chöùc naêng vaø tính chaát ñoâ thò:
-  Trung taâm nghæ döôõng - du lòch cuûa caû nöôùc, coù yù nghóa lieân quoác gia.
-  Trung taâm vaên hoaù, tænh l tænh Laâm Ñoàng vaø ñaàu moái giao löu kinh teá quan troïng cuûa tænh.
- Trung taâm giaùo duïc, ñaøo taïo vaø nghieân cöùu khoa hoïc - kyõ thuaät cuûa tænh vaø vuøng phía Nam.






Từ khi quy hoạch chung Đà Lạt được phê duyệt, chính quyền địa phương đã cho tiến hành quy hoạch chi tiết các khu chức năng chính của thành phố như khu trung tâm, các khu nhà ở, quỹ đất xây dựng nhà ở, chỉnh trang các khu du lịch,… Đồng thời hệ thống kỹ thuật hạ tầng cũng được nâng cấp một bước với các dự án đầu tư về cấp thoát nước, giao thông, cải tạo lưới điện, bưu điện,…
Tình hình phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao đã tác động ít nhiều đến việc xây dựng và phát triển thành phố theo quy hoạch được duyệt từ năm 1994.
Đến ngày 27-5-2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020 theo Quyết định số
409/QĐ-TTg.

Theo quyết định này, thành phố Đà Lạt được bổ sung chức năng và có 5 tính chất cơ bản:
- Là trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ và đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng, là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng.
- Là một trong những trung tâm du lịch, đặc biệt là  tham quan,  nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo và sinh thái của vùng và cả nước.
- Là một trong những trung tâm đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của cả nước.
- Là khu vực sản xuất chế biến rau và hoa chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng.










Đây là cơ sở quan trọng để Đà Lạt được chỉnh trang, xây dựng và phát triển có định hướng, xứng danh là thành phố du lịch xinh đẹp và thơ mộng trên cao nguyên.


Biên soạn: KTS TRẦN CÔNG HÒA.


 LINK:

http://www.dalat.gov.vn/web/books/diachidalat/phan4/chuong2.htm
http://trchoa-archiblog.blogspot.com/2010/12/%C4%91%E1%BB%8Ba-ch%C3%AD-%C4%91%C3%A0-l%E1%BA%A1t-qh-kt.html
-------------
TỔNG LUẬN

Đà Lạt từ lâu đã trở thành một địa danh quen thuộc với nhiều người Việt Nam và trên thế giới.
Đến Đà Lạt từ phía đông, sau khi vượt qua những tháp Chàm cổ kính, rêu phong, du khách gặp đèo Ngoạn Mục - một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đường lượn quanh co, uốn khúc giữa muôn ngàn trùng điệp của núi rừng. Nếu đến từ phía nam bằng đường bộ, du khách sẽ được phóng tầm mắt, thỏa sức chiêm ngưỡng những đồi trà, cà phê, nương dâu bạt ngàn nhấp nhô lượn sóng. Qua khỏi đèo Prenn, ẩn mình, uốn lượn dưới rừng thông xanh thẳm, Đà Lạt chợt hiện ra như một bức tranh thủy mặc với muôn ngàn màu sắc rực rỡ.
Đà Lạt là nơi tập trung của nhiều loại rau quả, đặc biệt là rau ôn đới. Đà Lạt còn nổi tiếng bởi hàng ngàn biệt thự ẩn mình lặng lẽ dưới ngàn thông xanh và sau những dãy dã quỳ. Khí hậu trong lành và mát mẻ, thiên nhiên thơ mộng của Đà Lạt không những tạo cho cây trái nơi đây bốn mùa rực rỡ, mà khiến cho các đời chủ nhân của thành phố không chỉ muốn tô điểm cho một nơi du lịch nghỉ dưỡng, mà nhiều lần quy hoạch thành phố thành trung tâm giáo dục, trung tâm nghiên cứu khoa học và có một thời thành “thủ đô mùa hè” của Đông Dương.
Từ những người phu, người làm công… từ khắp mọi miền của Tổ quốc đến nhập cư, những người dân Đà Lạt góp phần tạo dựng  nên Đà Lạt thành một vùng văn hóa du lịch đa sắc màu. Rời Đà Lạt, nhiều người vẫn còn lưu luyến mãi phong thái hiền hòa, thanh lịch và mến khách rất riêng của cư dân Đà Lạt. Trong không gian tĩnh lặng, thiên nhiên và cảnh quan như thực như mơ ấy, tình người vừa có nét đôn hậu, chất phác của người Việt lại vừa mang nét lịch sự, thanh nhã của người phương Tây, lắng lại trong lòng du khách một niềm thổn thức:
“…Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
   Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
     Và để xem trời giải nghĩa yêu…”
                                  (Hàn Mặc Tử)
Đà Lạt trở nên nổi tiếng và được vinh danh là “thành phố sương mù”, “tiểu Paris”, “thành phố ngàn thông”, “thành phố ngàn hoa”, “xứ hoa Anh Đào”, “thành phố học đường”. Có người gọi Đà Lạt là Đa Lạc (nhiều niềm vui) hay giải thích là viết tắt từ câu tiếng La tinh “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” (cho người nay niềm vui, cho người kia sự mát mẻ) mà thành DALAT.
Hệ thống giao thông đường bộ đối ngoại của Đà Lạt, mạng lưới giao thông vận tải vùng Tây Nguyên là một bộ phận của hệ thống mạng lưới vận tải chung của cả nước. Quốc lộ 20 dài 293km vẫn là tuyến quan trọng nhất nối thành phố Đà Lạt với quốc lộ 1 (tại ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai) về Thành phố Hồ Chí Minh và nối với quốc lộ 27 tại Dran để về Phan Rang (110km). Quốc lộ 28 nối  Phan Thiết với quốc lộ 20 để về Đà Lạt (150km). Đường Trường Sơn Đông với 671 km đang thi công, xuất phát từ Quảng Nam, qua 7 tỉnh nối với tỉnh lộ 722 đến Đà Lạt. Tỉnh lộ 723 nối trực tiếp Đà Lạt với Nha Trang rút ngắn 98km so với lộ trình cũ Đà Lạt – Phan Rang – Nha Trang (dài 228km). Tỉnh lộ 725 từ sân bay Cam Ly đi qua xã Tà Nung (Đà Lạt), qua Nam Ban, Đinh Văn (Lâm Hà), Đinh Trang Thượng (Di Linh), Tân Rai (huyện Bảo Lâm) về Lộc Bắc và điểm cuối là thị trấn Đạ Tẻh.
Sân bay Liên Khương đã được xác định có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, chính trị của Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như của c khu vực Nam Tây Nguyên. Hiện nay, Hàng không Việt Nam  có một chuyến bay hàng ngày từ Tân Sơn Nhất đi Liên Khương và ngược lại. Tuyến Liên Khương – Nội Bài và ngược lại có 4 chuyến/tuần. Năm 2006, Bộ Giao thông - Vận tải đã phê duyệt quy hoạch tổng thể cảng hàng không Liên Khương giai đoạn 2015 đạt cấp 4D và sân bay quân sự cấp II, với chức năng sử dụng chung quân sự và dân sự, vận chuyển nội địa và có hoạt động bay quốc tế.
Đà Lạt - Lâm Đồng nằm trên đường phân thủy của dãy Trường Sơn, khu vực rừng đầu nguồn của sông Đồng Nai, nơi cung cấp nguồn nước cho nhiều trạm thủy điện: Ankroët, Đa Nhim - Sông Pha, Đại Ninh, Trị An và đang xây dựng Đồng Nai 1-2. Đà Lạt - Lâm Đồng là lá phổi của miền Đông Nam Bộ với hai Vườn Quốc gia nổi tiếng Cát Tiên - Cát Lộc và Bi Đúp -  Núi Bà.
Năm 1996, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Việt Nam và UBND tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng thời kỳ 1996 – 2010. Ngày 18 - 1 - 2002, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết số 10/NQ-TW khẳng định: “…xây dựng và phát triển Đà Lạt thành khu du lịch lớn của cả nước, tiến tới là khu du lịch có tầm cỡ quốc tế”.
Hoạt động du lịch - nghỉ dưỡng của Đà Lạt, ngay từ những năm đầu khi đô thị mới được hình thành, luôn được các nhà quản lý chú ý đầu tư phát triển. Từ những cơ sở nhỏ lẻ ban đầu, đến nay, sau 115 năm hình thành và phát triển, du lịch Đà Lạt ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Đà Lạt, vùng khí hậu trong lành
Mục đích đầu tiên của người Pháp khi xây dựng Đà Lạt là nhằm tìm một địa điểm phù hợp để xây dựng một khu vực nghỉ dưỡng cho số quân nhân trong bộ máy cai trị của Pháp tại Việt Nam và Đông Dương. Đà Lạt được chọn vì trước hết đây là vùng đất thoả mãn được các yêu cầu của người Pháp: một vùng có khí hậu trong lành, mát mẻ. Với độ cao trung bình 1.500m so với mặt nước biển, Đà Lạt cả bốn mùa đều ôn hoà, nhiệt độ không bao giờ xuống quá thấp hoặc lên quá cao. Đà Lạt - Lâm Đồng nằm ở vùng Nam Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng  5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm lớn (1.739 mm). Đà Lạt có cán cân bức xạ tương đối lớn cùng với độ cao địa hình tạo nên vùng tiểu khí hậu có nhiệt độ thấp hơn so với các tỉnh lân cận: nhiệt độ trung bình trong một trăm năm qua chỉ xê dịch trên dưới 18°C, so với Thành phố Hồ Chí Minh thấp hơn gần 9ºC. Đà Lạt là nơi có rừng thông chuyên biệt và rừng thường xanh nhiệt đới. Thông xuất hiện ở khắp mọi nơi trong thành phố và là bộ lọc khổng lồ, tạo ra không khí trong lành mát mẻ. Chính những điều kiện trên đây góp phần quan trọng để Đà Lạt trở thành một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng. Không khí luôn trong sạch, ít hơi nước, làm cho hô hấp dễ dàng, hồng cầu có điều kiện để tái sinh nhanh. Ở Đà Lạt, người ta có cảm giác ăn uống ngon hơn và nhất là hoạt động trí óc ít mệt mỏi hơn.
Khí hậu và thiên nhiên Đà Lạt ngay từ đầu đã hấp dẫn những người làm công tác quy hoạch, từ “trạm nghỉ dưỡng vùng cao”, mảnh đất trên cao nguyên Lâm Viên này được dự phóng ngay từ ngày đầu khảo sát là sẽ trở thành thủ phủ Đông Dương để tránh cái rét giá buốt gió mùa đông bắc, cái nóng nực và oi bức của mùa hè ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Từ ý tưởng quy hoạch “Thành phố châu Âu” đầu tiên của Paul Champoudry (1905) đến “Thành phố phong cảnh” của Jean O’Neil (1919) và Ernest Hébrard (1923), Jacques Lagisquet đã quy hoạch Đà Lạt thành "thủ đô mùa hè" (1942-1944). Hệ quả của cách nhìn đó kéo theo việc phát triển Đà Lạt thành nơi sinh hoạt trí thức, mở ra hàng loạt trường học danh tiếng, trung tâm nghiên cứu, tu viện các dòng tu và nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa phong phú.
Cảnh quan Đà Lạt ngoạn mục
Trước hết, thiên nhiên Đà Lạt thơ mộng là nhờ rừng thông và sự đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới ẩm. Tổng diện tích rừng và đất rừng của thành phố Đà Lạt có 25.646ha (chiếm gần 73,9%). Ở độ cao trên 900 mét trở lên xuất hiện cây lá kim (thông ba lá, thông hai lá, thông năm lá), nhưng càng xuống thấp có nhiều loài cây lá rộng, cây bụi, dây leo và các loại thực vật phụ sinh khác. Rừng thông 3 lá có diện tích 14.628 ha. Do điều kiện tự nhiên, đặc biệt là địa hình và khí hậu, một thảm thực vật rất đa dạng đã được tạo ra với các kiểu rừng khác nhau, phong phú về số loài. Do sự chia cắt các dãy núi cao, nhiều loại thực vật cổ xưa và nhiều loài quý hiếm được bảo tồn, dùng làm hương liệu, dược liệu. Những loài có giới hạn sinh thái rộng hầu như phổ biến ở nhiều vùng, ngược lại những loài có giới hạn sinh thái hẹp chỉ có những vùng tiểu khí hậu nhất định. Rừng Đà Lạt là nơi thích hợp cho nhiều hoa dại, hoa rừng và các loài lan sinh sống và phát triển. Rừng còn cung cấp nhiều loại cây cảnh thường xanh. Đà Lạt có điều kiện tốt nhất cho các loài động vật về sinh sống, tạo nên tính đa dạng sinh học cho khu hệ động vật vùng Đà Lạt. Nhiều loài chim đặc hữu, nhiều loài thú mới được phát hiện ở Việt Nam cũng thấy phân bố ở Đà Lạt, nhiều loài động vật làm cảnh, giải trí, làm dược liệu cũng thấy hiện diện nơi này... Theo đánh giá chung, khu hệ động vật Đà Lạt và vùng phụ cận có đến 2/3 số lượng loài động vật quý hiếm của toàn vùng Tây Nguyên, một số loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ tổn thất về đa dạng sinh học và sự diệt vong của các loài động, thực vật ở Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nó chung vẫn còn rất cao do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả các chương trình phát triển đô thị, phát triển du lịch… Du lịch sinh thái ở Đà Lạt sẽ thật sự hấp dẫn hơn nếu cảnh quan môi trường được giữ gìn, bảo tồn tốt hơn các khu rừng nguyên sinh vẫn còn những nét độc đáo riêng của nó, tài nguyên trong các cánh rừng vẫn phong phú và đa dạng.
Thứ đến, với độ dốc cao và ngắn, những dòng chảy trên cao nguyên Lâm Viên đã tạo ra những thác nước nổi tiếng, dâng cho Tổ quốc những cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú. Du khách khi đến với thành phố Đà Lạt xinh đẹp không thể nào không bị quyến rũ khi đối mặt với những dòng thác bạc nổi tiếng như: thác Prenn, thác Cam Ly, thác Datanla, thác Hang Cọp,… Ba thác đầu đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích thắng cảnh. Ngoài ra, gần các con đường đến Đà Lạt, chúng ta còn có thể  ngắm nhiều thác đẹp nổi tiếng khác như: thác Damri, thác Mười tầng (Bảo Lộc), thác Bobla (Di Linh), thác Bảo Đại, thác Pông Gua, thác Gu Ga, thác Liên Khương (Đức Trọng), thác Bảy tầng (Lạc Dương).
Và cuối cùng, chính con người đã xây dựng nên một bảo tàng mỹ thuật kiến trúc ngoài trời giữa khung cảnh hoang sơ nhưng kỳ vĩ này ở cuối mảnh đất Tây Nguyên. Kiến trúc công trình là tiện nghi sinh hoạt của con người cũng là điểm nhấn, nét chấm phá của phong cảnh. Cảnh quan của thành phố Đà Lạt là một bức tranh có sự phối hợp hài hòa của bốn yếu tố hình khối: địa hình đồi núi, mặt nước suối hồ, cây xanh và không gian kiến trúc. 
Địa hình là sườn của bức tranh, do đó việc bảo vệ các đường cong của đồi núi, giữ các điểm cao là những hình dạng căn bản của cao nguyên, kiểm soát chặt chẽ việc san ủi mặt bằng không cho thay đổi địa hình trong các tầm nhìn cảnh quan chính của thành phố làm cho bức tranh phố núi thêm sinh động. Thành phố có một không gian đủ thoáng rộng với địa hình nhấp nhô vừa phải nên nhiều du khách thừa nhận Đà Lạt quyến rũ và duyên dáng hơn nhiều đô thị vùng cao khác. Du khách dạo chơi trên đường phố Đà Lạt uốn lượn vòng vèo theo độ dốc không khỏi ngỡ ngàng và hứng khởi khi bất chợt bắt gặp sau mỗi khúc quanh một cảnh trí lạ mắt thấp thoáng trong rừng thông, nhìn sang bên kia sườn đồi lại thấy nhà cửa và cây cối xếp chồng lên nhau trông thật ngộ nghĩnh. Đêm xuống, khi thành phố lên đèn, thành phố giống như cây thông Noël được thắp nến.
Mặt nước tô điểm cảnh vật tác động đến nội tâm con người. Bên cạnh các thác nước nói trên, Đà Lạt còn có nhiều thắng cảnh trữ tình, thơ mộng, được xếp hạng là di tích thắng cảnh khác như hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện - Thung Lũng Tình Yêu, hồ Tuyền Lâm và xa hơn, hồ Đan Kia – Suối Vàng, ở các huyện lân cận có hồ Đa Nhim, hồ Đại Ninh…Thành phố hiện nay đang sử dụng hàng loạt biện pháp bảo vệ lưu vực các suối chính chống sự ô nhiễm và bồi lắng: nhà máy và hệ thống xử lý nước thải được hoàn thiện trong năm 2008; tiếp tục đầu tư khôi phục, chỉnh trang các suối hồ đã bị bồi lấp để tăng diện tích mặt nước (hồ Than Thở, hồ Mê Linh, hồ Vạn Kiếp, Đập I Đa Thiện).
Cây xanh là màu nền chính của cảnh và là bộ lọc không khí và tiếng ồn. Với tầm nhìn rất rộng, kế tục tư tưởng của O’Neil là xây dựng một thành phố phong cảnh, Hébrard phác thảo một đồ án thành phố vùng cao nguyên dưới chân rặng núi Lang Biang hùng vĩ. Ngoài phạm vi thành phố là cảnh quan của đồi núi và rừng thiên nhiên được giữ gìn như lúc ban sơ, với con đường vòng Lâm Viên làm đường giao thông phục vụ cho nhu cầu du lịch, ngoạn cảnh và săn bắn. Ý tưởng của tác giả là thiết lập một thành phố hoa viên: thành phố trong rừng và rừng trong thành phố và suối Cam Ly được tôn tạo thành một chuỗi hồ nhân tạo lớn nhỏ có các trục đường bao quanh men theo sườn các thung lũng, mỗi hồ là nhân của một phân khu chức năng.
Phía Đông Bắc được bố trí một trung tâm hành chính trung ương ở xung quanh hồ nhân tạo. Trục đường Đông - Tây từ nhà ga đến thác Cam Ly (dọc các con đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú… ngày nay), ở đây bố trí các cơ sở quan trọng, trung tâm công cộng và hành chính của thành phố, ngoài ra còn có ngân khố, bưu điện, cảnh sát, công chánh, trường học, thư viện, khách sạn, khu thương mại người Âu, văn phòng giao dịch… phía Tây Nam là các dinh Toàn quyền nằm rải rác trên các đồi, nằm cạnh đó là Viện điều dưỡng.
Những ý tưởng chủ đạo đó tạo cho Đà Lạt tầm nhìn thoáng đãng về phía Lang Biang hùng vĩ. Các công trình kiến trúc nhà ở chỉ thấp thoáng rải rác trong rừng thông, tránh tình trạng phá vỡ cảnh quan Đà Lạt. Đà Lạt soi bóng xuống “những tấm gương khổng lồ” rất nên thơ và ngoạn mục, Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch trên cao.
Mặc dù những năm gần đây, bộ mặt kiến trúc của Đà Lạt đang có nhiều biến động, nhất là khu vực trung tâm Hoà Bình, nhưng với hàng ngàn ngôi biệt thự kiểu dáng khác nhau, ẩn mình giữa ngàn thông và hoa thắm, Đà Lạt vẫn là thành phố châu Âu đặc biệt của xứ sở nhiệt đới này. Các biệt thự với nhiều kiểu dáng khác nhau, hoà trong vẻ kiều diễm của muôn sắc hoa. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã phải thốt lên:
"…Ôi màu xanh, màu xanh, màu xanh
Thắm trong mưa, màu xanh kỳ lạ quá
Đường trong cây thấp thoáng nhà trong lá
Bất chợt mưa, bất chợt nắng vàng…"
 Nét đẹp quy hoạch của Đà Lạt
Đà Lạt đẹp lạ lùng: cái thiên tạo và nhân tạo như hòa thành một thể thống nhất. Nói cách khác, người ta xây dựng Đà Lạt giống như vẽ một bức tranh. Quả vậy, khác với nhiều thành phố khác, Đà Lạt hình thành theo ý tưởng hội họa trong quy hoạch và được phát triển bằng một thể chế đặc biệt với những luật định nghiêm ngặt.
Ngay từ khi phát hiện ra Đà Lạt, người Pháp đã bắt tay vào quy hoạch, thiết kế ban đầu xây dựng cơ sở vật chất cho một trung tâm nghỉ dưỡng, chính trị sau này. Đà Lạt giai đoạn này được đặt một trạm hành chính với thể chế cũng rất đặc biệt, có một hội đồng thành phố và một thị trưởng. Vốn là một trắc địa viên và từng tham gia Hội đồng Thị chính Paris, Champoudry với vốn kinh nghiệm của mình đã phác thảo một họa đồ quy hoạch và phân lô cho một đô thị Đà Lạt. Dự án được ông thiết lập theo phương pháp “phân lô” (zoning) (1905). Điều đó thể hiện ranh giới giữa những phân khu có chức năng khác nhau, trong đề án có phần đất dự trữ cho các công trình tương lai cho trung tâm công cộng và hành chính, trung tâm thương mại… Trục lộ chính được thiết kế với mặt đường rộng 20m và các đường loại hai rộng từ 12 -16m. Từ khi hình thành, thành phố đã được quy hoạch theo dạng một đô thị châu Âu.
Nhìn chung, với dự án ban đầu, Đà Lạt có chức năng hành chính hơn là nghỉ dưỡng. Tuy nhiên Đà Lạt thời kỳ này là nơi nghỉ mát sơ sài dành cho người Pháp, sản phẩn du lịch chính là săn bắn.
Đến năm 1916, Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Chính quyền Đông Dương nhận thấy cần phải có một đồ án chỉnh trang tổng quát. Sau đề án của O’Neil (1919), Toàn quyền Maurice Long đã mời từ Pháp sang kiến trúc sư Ernest Hébrard - một trong những kiến trúc sư nổi tiếng đã từng tham gia trùng tu thành phố cổ Salonique ở Hy Lạp. Ý tưởng phố núi phong cảnh với chuỗi hồ nhân tạo được phân lô thành các khu chức năng đã biến Đà Lạt thành một công viên khổng lồ. Quy hoạch cho phép các kiến trúc sư mặc sức sáng tạo nhưng vẫn không phá hỏng nét đẹp chủ đạo nói trên. Bên cạnh các kiểu phong cách kiến trúc châu Âu, đặc biệt của Pháp trong các khu công sở, biệt thự, nhà thờ, trường học trên các khu trung tâm và trục lộ chính, người ta không quên quy hoạch những đình chùa mái cong cổ kính cùng với những ngôi nhà kiểu “làng An Nam” xưa. Đà Lạt hoa nở suốt bốn mùa: mùa xuân là vườn cảnh hoa lan và anh đào, mùa hè thu khoe muôn sắc nhiều loài hoa và khi mùa mưa kết thúc cả thành phố vàng rực sắc hoa Dã Quỳ.
Sau hơn 10 năm phát triển, đồ án Hébrard được Pineau nghiên cứu chỉnh trang lại vào năm 1933. Đồ án chỉnh trang của Pineau, với ý tưởng quy hoạch thành phố khách sạn có vẻ thực tế hơn vì trước mắt Đà Lạt chưa thể trở thành thủ đô hành chính mà chỉ phát triển thành một nơi nghỉ mát: khách sạn và biệt thự thi nhau mọc lên.  Pineau đã đề ra biện pháp bảo vệ cảnh quan thành phố: mở rộng hồ nước và các công viên, xây dựng phải phù hợp với cảnh trí và điều kiện của khí hậu Đà Lạt, dự trù nhiều khoảng trống, mở rộng về phía Bắc cho cư dân về sinh sống, thị xã kéo dài từ  phía Tây đến Đông Bắc nằm bao quanh hồ. Bảo vệ tầm nhìn toàn cảnh cao nguyên về phía rặng núi Lang Biang bằng cách xác lập một vùng bất kiến tạo với tầm nhìn rộng rãi.
Đến năm 1940, Đà Lạt được kiến trúc sư Mondet chỉnh trang tiếp. Dự án này có phần nào giữ lại quan điểm của Hébrard. Các công trình xây dựng thường bám dọc các trục đường lớn, xây dựng và phát triển nhưng vẫn bảo vệ được cảnh quan. Chính vì vậy Mondet đề ra phương án không kéo dài thành phố, mà tổ chức hợp nhóm lại và mở rộng ra bằng cách ưu tiên sử dụng những lô đất gần trung tâm. Thời kỳ này để lại nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu.
Chiến tranh thế giới xảy ra, dòng người ồ ạt kéo lên Đà Lạt, điều đó tạo cơ hội cho Đà Lạt phát triển với tốc độ nhanh hơn. Trước tình hình này chính quyền Đông Dương quyết định lập ngay một “đề án chỉnh trang và phát triển Đà Lạt” để thực hiện ý đồ của những người tiền nhiệm: biến Đà Lạt thành thủ đô mùa hè của Đông Dương. Đồ án quy hoạch được giao cho kiến trúc sư J. Lagisquet. Về cơ bản, Lagisquet giữ nguyên tư tưởng của Hébrard cho một thành phố phong cảnh, nhưng phát triển Đà Lạt theo bề sâu, xây dựng khu trung tâm hành chính, khu thương mại, khu vực khách sạn, bệnh viện, trường học…. Mở rộng các đường chính Đông - Tây,  tạo lập những con đường, ngã phố nhiều chiều để tránh sự nguy hiểm và tạo sự thoải mái. Trước đó Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định và một số biện pháp như bãi bỏ việc sang nhượng đất đai, kiểm soát các hầm đá, quy định về phân lô chia đất được áp dụng một cách nghiêm ngặt nhằm phục vụ cho mục đích quy hoạch. Việc chỉnh trang thành phố Đà Lạt đã được thực hiện theo một bản đồ kèm theo một Chương trình địa dịch, đã góp phần cho việc giữ gìn vẻ đẹp kiến trúc cảnh quan Đà Lạt đến tận sau này.
Vùng đất hoa trái bốn mùa
Khí hậu mát mẻ ở Đà Lạt là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại rau xuất xứ từ châu Âu. Trừ một số ít giống rau nhập từ miền Bắc, hầu hết các giống rau Đà Lạt đều nhập từ Nhật, Mỹ, Đài Loan, Đức, Hà Lan, Pháp… Các loại cây ăn trái ở đây có hồng, táo tây, mận, đào và dâu tây với chất lượng cao. So với các vùng phụ cận thì rau Đà Lạt vẫn có ưu thế riêng, có nhiều chủng loại có phẩm cấp “vượt trội, điều này đã được ghi nhận thực tế tại các thị trường tiêu thụ. Cây công nghiệp có trà, cà phê:  trà Cầu Đất, nhất là trà Ô Long, cà phê chè có giá trị xuất khẩu cao. Ngày nay, quy mô sản xuất, công nghệ, giống, năng suất cây trồng của ngành rau Đà Lạt đã có một bước tiến vượt trội so với ba, bốn mươi năm trước; thị trường tiêu thụ rau cũng được mở rộng hơn. Trên địa bàn thành phố hiện có 10 doanh nghiệp, 15 hợp tác xã, 200 trang trại và 11.330 hộ nông dân sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, trong đó có một số doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất rau sạch và rau an toàn nhằm vươn ra thị trường nước ngoài.
Đà Lạt có nhiều loài hoa: hoa dại, hoa rừng, hoa trồng vườn cảnh và cắt cành. Thành phố Đà Lạt là nơi có khí hậu trong lành và mát mẻ, có nắng ấm sương mờ, biên độ nhiệt khá điều hòa quanh năm, rất thích hợp cho các loài hoa ôn đới. Đà Lạt có khoảng hơn 400 loài hoa. Nhiều loài có nguồn gốc từ các nước châu Á, châu Âu và châu Phi. Đà Lạt còn là nơi trồng được rất nhiều loại hoa hiếm thấy như: mai anh đào, phượng tím, forget-me-not, hoa cẩm chướng, hoa cẩm tú cầu, hoa pensée, hoa mimosa,… Mỗi loại hoa có rất nhiều giống, như hoa hồng có 25 giống, cúc 60 giống, đồng tiền 20 giống... Đặc biệt, lan Đà Lạt rất phong phú: gần 300 loài, trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam và nhiều loài cho hoa đẹp về màu sắc, hương thơm rất đa dạng, được nhiều người ưa chuộng.  
Các vườn rau, hoa và trái cây ngày càng đòi hỏi sự phát triển công nghệ sau thu hoạch, các ngành tiểu thủ công, chế biến nông sản và đã cho ra thị trường nhiều mặt hàng nổi tiếng: những chai rượu vang Đà Lạt cùng các gói mứt, kẹo, các giỏ trái cây, rau hoa đặc sản Đà Lạt.  
Đà Lạt, nơi hấp dẫn cho sinh hoạt trí thức
Do đặc điểm khí hậu quanh năm ôn hoà, mát mẻ, thành phố được bao bọc và xen lẫn giữa ngàn thông trùng điệp, Đà Lạt luôn giữ được cái tĩnh lặng rất phù hợp với công việc học tập và nghiên cứu khoa học. Từ chức năng du lịch và nghỉ dưỡng, các nhà quy hoạch mong muốn biến Đà Lạt thành đô thị thủ đô và hệ quả tất yếu đã hình thành một trung tâm văn hóa lớn: giáo dục và khoa học cùng phát triển theo.
Ngay từ những năm đầu sau khi được thành lập, Đà Lạt đã được chú ý đến việc xây dựng các trường học. Petit Lycée (1927), Grand Lycée (1935). Sau này trường Grand Lycée lấy tên là Lycée Yersin vào ngày 28-6-1935. Nhiều trường trung tiểu học quy mô nhỏ cũng được xây dựng như trường Couvent des Oiseaux (1935). Với hệ thống trường quan trọng đó, Đà Lạt là nơi thu hút con em từ nhiều nơi đến đây học tập, kể cả các nước ở Đông Dương, Thái Lan, các giới quan chức gửi con em lên đây học tập.
Tính đến năm 1945, Đà Lạt được coi là một trong bốn trung tâm giáo dục có uy tín của khu vực (bên cạnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn).
Sau này, chính quyền của Bảo Đại cũng như Sài Gòn đều có kế hoạch phát triển hệ thống giáo dục Đà Lạt khá quy mô. Ngoài chức năng du lịch nghỉ dưỡng, họ muốn dựng Đà Lạt thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo giáo dục nổi tiếng nhất bấy giờ. Hệ thống trường ở Đà Lạt như Lycée Yersin, Couvent des Oiseaux, Bảo Long  (Trần Hưng Đạo), Phương Mai (Bùi Thị Xuân), Adran, Vin Đại học Đà Lạt, Trưng Võ bị Quốc gia, Giáo hoàng Học viện... không những thu hút giáo viên giỏi, mà còn hấp dẫn  sinh viên, học sinh nhiều nơi trong và ngoài nước đến học tập, tu nghiệp.
Sau 1975, giáo dục Đà Lạt chững lại ít nhiều vì những  lý do khác nhau. Đến nay, hệ thống giáo dục ở Đà Lạt đã được thiết lập lại tương đối hoàn chỉnh từ các trường mầm non đến đại học. Đà Lạt còn mở lại và thêm một số trường trung cấp, cao đẳng và đại học như: Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học dân lập Yersin Đà Lạt, Học viện Lục quân Đà Lạt, Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng Cán bộ tại chức Lâm Đồng, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt, Trường Trung     học Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng, Trường Trung học Y tế,…
Trong tương lai, Đà Lạt được định hướng phát triển thêm một số trường đại học mới.
Cơ sở nghiên cứu khoa học đầu tiên được xây dựng trên cao nguyên Lang Biang vào năm 1898 là Trạm Khí tượng và Trạm Thực nghiệm Nông nghiệp. Năm 1936, theo đề nghị của bác sỹ Yersin, Viện Pasteur Đà Lạt (hiện nay là Công ty Vắcxin Pasteur Đà Lạt) được thành lập. Đến năm 1947, Trạm Thực nghiệm Lâm học Manline đi vào hoạt động. Tháng 4-1961, Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt được khởi công xây dựng và hoàn thành vào tháng 12-1962. Một số cơ sở khác cũng đã được thành lập như: Trung tâm sơn cước, Phòng Thống kê địa phương, Trung tâm Văn hóa Pháp, Hội Việt - Mỹ, Chi nhánh Văn khố quốc gia, Thư viện Đà Lạt ... Sau năm 1975, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt mới có điều kiện thuận lợi để phát triển quy mô hơn và nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học lần lượt được thành lập: Trung tâm Nghiên cứu Cây Thực phẩm Đà Lạt, Viện Sinh học Tây Nguyên, Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Nông nghiệp Đà Lạt, Trung tâm Trồng và Chế biến Cây thuốc Đà Lạt, đặc biệt là các trường cao đẳng, đại học đóng tại địa bàn.
Với 151 cơ sở thờ tự tôn giáo và tín ngưỡng (50 đình đền, 56 chùa và tịnh xá, 43 nhà thờ, tu viện và 3 thánh thất Cao Đài), gần 100 trường học tạo một không khí trang nghiêm của sinh hoạt trí thức và tu tập. Lực lượng giáo viên, công nhân viên chức các cấp học của Đà Lạt hiện có hơn 3.000 người với gần 70 ngàn người đi học làm cho tỷ lệ người đi học cao nhất nước: ba người có một người đi học. Cố học giả Trần Bạch Đằng đã phải khen ngợi đây là “thành phố trí thức, thành phố học đường”.
Đà Lạt , trung tâm  dịch vụ và du lịch
Ngay sau khi được chọn là nơi nghỉ dưỡng, Đà Lạt đã nhanh chóng được quan tâm xây dựng. Đầu tiên là hệ thống đường giao thông được thiết lập để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển đến Đà Lạt, và sau đó là khách sạn, biệt thự… Năm 1935, một công ty du lịch được thành lập với 80 nhân viên chứng tỏ sự phát triển bề thế ngành du lịch lúc bấy giờ.
Đầu năm 1940, J. Lagisquet chủ trì xây dựng đồ án chỉnh trang và phát triển thành phố Đà Lạt. Đến năm 1942 đồ án được hoàn thành và một năm sau được phê duyệt cùng với việc ban hành chức năng chủ yếu của Đà Lạt là "trung tâm hành chính trung ương, trạm nghỉ mát vùng cao, thành phố nghỉ dưỡng..."
Nhìn chung, từ năm 1945 đến 1954, do tình hình chính trị có nhiều biến động nên việc xây dựng và phát triển Đà Lạt dường như bị chững lại. Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn đã lập kế hoạch phát triển Đà Lạt với quy mô lớn, trong đó có chú ý đến việc thiết lập ở đây một số công trình văn hoá, cơ sở giáo dục và khoa học, cho phép xây dựng một số biệt thự và cơ sở nghỉ mát.
Sau ngày giải phóng, kinh tế du lịch phát triển chậm lại, nhưng từ năm 1986 đến nay, thành phố Đà Lạt đã được tỉnh và Trung ương đầu tư xây dựng trên nhiều lĩnh vực. Đây cũng là giai đoạn mà Đảng bộ và người dân thành phố Đà Lạt triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ VI "Đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch và dịch vụ, trong đó tập trung đầu tư xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế  động lực…" và đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII đã khẳng định: "Du lịch và dịch vụ là kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế thành phố Đà Lạt". Dự án VIE/89/003 của tổ chức du lịch thế giới cũng xác định: "Đà Lạt là hạt nhân thuộc một trong bốn vùng du lịch của cả nước".
Thực hiện sự chỉ đạo trên, du lịch Đà Lạt đã có những bước chuyển mình đáng kể. Trước hết, đó là việc Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở này, các cấp, các ngành đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc triển khai các hoạt động du lịch và phục vụ du lịch, đồng thời tỉnh đã ban hành một số quy định phù hợp để kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch (xây dựng các khách sạn, cơ sở ăn uống và một số dịch vụ khác). Nhằm phát triển có hiệu quả hoạt động du lịch, tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt đã và đang có nhiều kế hoạch và biện pháp để kêu gọi vốn đầu tư vào Đà Lạt. Năm 2000, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã phối hợp với Tổng cục Du lịch và các ngành hữu quan tiến hành quy hoạch khu du lịch hồ Tuyền Lâm; cụm du lịch Đa Thiện; cụm du lịch Dankia - Suối Vàng; cụm du lịch thác Prenn; cụm du lịch thác Cam Ly,… Đến nay một số dự án được phê duyệt hiện đang triển khai thực hiện. Từ một đô thị loại III, đến nay Đà Lạt đã trở thành một đô thị loại II của cả nước, với việc phát triển một cách có hệ thống và toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc phòng và văn hoá xã hội. Đà Lạt đã và đang có những bước đi mạnh mẽ và vững chắc trên con đường hướng tới một đô thị du lịch và nghỉ dưỡng hiện đại của cả nước. Cùng với việc mở rộng và hiện đại hoá sân bay Liên Khương là việc xây dựng đường cao tốc Liên Khương – Prenn. Hệ thống các đường giao thông, cung cấp điện, nước,… được cải tạo, nâng cấp đủ để đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư đồng bộ và khá hoàn chỉnh.
Chính nhờ sự phát triển theo định hướng này một cách nhất quán trong các thời kỳ mà việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và tỷ trọng của ngành du lịch và dịch vụ tăng nhanh: đến năm 2007 chiếm xấp xỉ 70% GDP của thành phố. Rau, hoa Đà Lạt không còn là thương phẩm bình thường cho thị trường nói chung mà còn là đặc sản du lịch và du lịch làng nghề. Các ngành thủ công mỹ nghệ như dệt thổ cẩm, chạm lửa, tranh thêu, đan dệt len cung cấp nhiều sản phẩm hấp dẫn khách hàng với chất nghệ thuật và thẩm mỹ cao. Các hoạt động dịch vụ như vận chuyển, lưu trú, ăn uống… sẽ phát triển khi hệ thống trường học nội trú, trường đại cũng như các loại hình du lịch phong phú hơn.
Hiện tại, du khách lên Đà Lạt có thể tham quan thắng cảnh rừng, thác, di tích, làng dân tộc bản địa, làng rau – hoa, chùa chiền hoặc có thể giải trí bằng cách đi cắm trại, đi câu, cưỡi ngựa, voi, đi cáp treo. Trong tương lai, Đà Lạt phát triển du lịch sinh thái - văn hóa: du lịch nghiên cứu - khảo sát, dã ngoại vùng ven và văn hóa dân tộc bản địa, tham gia lễ hội tổ chức định kỳ, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên. Ở Đà Lạt loại hình du lịch thể thao và thể thao mạo hiểm cũng khá phong phú như : đi bộ, đi xe đạp, đi xe máy, đi ngựa, leo núi, đi xuồng độc mộc, vượt ghềnh bằng xuồng cao su, dù lượn. Hiện nay Đà Lạt có sân golf được đánh giá là sân golf đẹp nhất Đông Nam Á. Thành phố còn có hàng chục sân tennis đạt yêu cầu, các sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông,... Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, liên hoan, triển lãm, hội chợ, hội thao… là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sau này khi sự hội nhập ngày một gia tăng.        
Đà Lạt một vùng văn hóa đa sắc màu
Từ một thành phố mà buổi ban đầu theo miêu tả của bác sĩ Yersin là "vùng đất dân cư thưa thớt, với một vài làng người Lạch được tập trung ở chân núi…" và chỉ sau một thời gian ngắn, dân số của Đà Lạt đã tăng lên một cách đáng kể. Khi nghiên cứu về dân tộc học ở vùng Đông Nam Á lục địa, Georges Condominas đã nhận xét: “Tất cả các nước Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Có thể ở những nơi khác cũng có các quốc gia đa dân tộc, nhưng ở khu vực này, các nhóm tộc người chen chúc dày đặc, cho nên trông cái bản đồ dân tộc - ngôn ngữ của Đông Nam Á giống như một bức khảm …” Đất Tây Nguyên lưu giữ một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú. Tất cả từ cái ăn cái mặc đến nhà cửa,… đều là sản phẩm của núi rừng, của văn hóa rừng: rượu cần, tượng nhà mồ, nhà rông… cùng bài ca, điệu nhảy, dàn cồng chiêng hoành tráng tạo nên một không gian văn hóa huyền ảo của nơi “xứ sở của thần linh”. Ngôn ngữ, văn học dân gian, phong tục tập quán… và cả “sự hoang sơ nguyên thủy” của vùng đất này đã, đang và sẽ vẫn còn là những vấn đề hấp dẫn cho nhiều nhà nghiên cứu và du khách tìm đến chiêm ngưỡng và khám phá.
Là một thành phố trẻ, dân cư Đà Lạt có nguồn gốc rất phong phú, đa dạng. Vùng đất này (Lâm Đồng và cả Tây Nguyên) đã là nơi tụ cư lâu đời của nhiều nhóm tộc người bản địa và nhiều dân tộc đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc và thế giới. Trước hết, ta phải kể đến văn hóa của cư dân bản địa đầu tiên trên vùng đất Tây Nguyên này. Những khai quật khảo cổ Núi Voi (Đức Trọng), Đạ Đờn (Lâm Hà), Đại Lào (Bảo Lộc) chứng minh rằng: các cư dân Nam Á cổ có mặt tại đây từ thời kỳ đồ đá. Có thể họ là chủ nhân của nền văn hóa Phù Nam với di chỉ khảo cổ Cát Tiên. Thứ đến văn hóa Chămpa cũng đóng góp không ít: nghề trồng lúa nước và một số phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, tháp cổ Đơn Dương, nghề kim hoàn, làm gốm ở Tu Tra. Người Pháp, sau đến người Mỹ là những người mang những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những nét đẹp lạ lùng nhưng hấp dẫn của nền văn minh phương Tây. Cuối cùng là nhóm cư dân các dân tộc từ khắp mọi miền của Việt Nam mang sắc thái văn hóa quê hương mình đến cùng tô điểm cho bức khảm văn hóa Đà Lạt ngày thêm rực rỡ.
Đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Tin Lành và đạo Cao Đài với 63% số hộ và 67% số nhân khẩu là tín đồ đã góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa thêm thắm sắc màu.
Đà Lạt “buồn” với những người hiếu động và trẻ trung, nhưng đủ tĩnh lặng cho ai cần ngồi với chính mình để nghe tiếng “tơ lòng” ngân nga cất tiếng hát: Đà Lạt chính là nguồn thi hứng cho các nghệ sỹ. Đà Lạt trước hết là bài thơ đẹp của mỹ thuật kiến trúc, là đề tài nhiều sáng tác thơ ca, hội họa và nhiếp ảnh. 
Sống tại một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, nơi tập trung nhiều nhà tu hành, người dân Đà Lạt đã từ lâu hình thành nên một phong cách của văn hóa dịch vụ. Người nông dân Đà Lạt vốn gốc từ các miền quê nghèo đến làm thuê, làm phu, công nhân đồn điền,... dần chuyển sang trồng rau hoa, cây công nghiệp, mất đi thói quen tiểu nông “tự cung tự cấp”, thành thạo trong ứng dụng khoa học kỹ thuật, chấp nhận sự khắc nghiệt của của thị trường. Tuy lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 38%, nhưng đa số các hộ gia đình nông dân Đà Lạt ít có hộ thuần nông, tham gia nhiều ngành nghề khác nhau. Đó là chưa kể họ sống trong một đô thị rất đặc biệt: phải tiếp xúc với giới công chức, trí thức, tăng lữ, và du khách các hạng, lâu dần “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”, để thay vào đó họ mang nét lịch sự của công dân thành phố du lịch và dịch vụ. Nét thanh lịch của họ không tao nhã, lịch lãm đậm nét như của người Tràng An, không ngọt ngào, kiểu cách của xứ Huế, nhưng chất phác, thuần hậu, bộc trực của người con rừng núi và thôn quê pha trộn với nét thẳng thắn, lịch thiệp của văn hóa Pháp. Họ là người Cơ Ho Lạch rất mến khách: mời bạn đến nhà uống rượu cần, xem biểu diễn cồng chiêng, nhưng có người có thể nói tiếng Anh, tiếng Pháp và nhảy với bạn những điệu van, tăng gô một cách thành thục. Người dân Đà Lạt không còn là nông dân khép kín trong lũy tre làng xưa, họ mang nhiều nét quảng giao hơn, phóng khoáng hơn của những người xa xứ đến chinh phục miền đất mới. Là những trí thức, công chức, giáo chức, nhà tu hành…, người dân Đà Lạt góp phần không khí trí thức cho thành phố thêm phần thơ mộng. Chính văn hóa Đà Lạt đã góp phần tạo cho nền du lịch hai tính chất thiết yếu: an ninh và bầu không khí thân thiện, tôn trọng lẫn nhau.
Cần cù và sáng tạo trong lao động, nhân dân Đà Lạt cũng rất dũng cảm trong đấu tranh cách mạng. Dòng máu anh hùng đó vốn bắt nguồn từ truyền thống yêu nước của cha anh, được phát huy và tôi luyện qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc đấu tranh giành thống nhất nước nhà. Vì những đóng góp to lớn đó, thành phố Đà Lạt được phong tặng "Thành phố Anh hùng".
Phát triển bền vững Đà Lạt
Một trăm mười lăm năm hình thành và phát triển, từ trạm nghỉ dưỡng vùng cao, Đà Lạt hôm nay là một trong ba thành phố còn sót và giữ lại được vẻ đẹp duyên dáng như xưa so với 40 trạm vùng cao cùng thời ở Nam Á.
Những kết quả của khảo sát và nghiên cứu khoa học về cảnh quan thiên nhiên đã giúp cho những nhà quản lý, những người tham gia thiết kế quy hoạch Đà Lạt qua nhiều thời kỳ có một định hướng đúng đắn cho sự phát triển của thành phố. Nhưng trước hết và xuyên suốt mọi tư tưởng – Đà Lạt là một vùng du lịch và nghỉ dưỡng lý tưởng ở Việt Nam và với cái nhìn lạc quan hơn, là ở Viễn Đông. Đà Lạt còn là vùng lý tưởng cho sinh hoạt trí thức, từng bước phát triển thành trung tâm văn hóa giáo dục và nghiên cứu khoa học. Nền kinh tế công nghiệp, thương nghiệp và thậm chí cả nông nghiệp được xem xét khá dè dặt trong quá khứ, bởi một vấn đề nhức nhối được đặt ra là làm thế nào phát triển đô thị nhưng không được đánh mất chức năng chủ đạo: bảo đảm cân bằng sinh thái và giữ môi trường Đà Lạt nguyên vẹn với trạng thái tự nhiên. Những ý muốn Đà Lạt thành “trung tâm hành chính”, “thành phố công nghiệp”, “đô thị hiện đại” hay “vùng kinh tế toàn diện” dễ dàng trở nên lạc hậu khi nền kinh tế thị trường ngày đang được mở rộng, khi dịch vụ trở thành chủ đạo và quan trọng. Du lịch là một ngành công nghiệp tổng hợp không khói : tất cả sản phẩm của các ngành kinh tế khác thông qua dịch vụ du lịch đều được nâng giá.
Xuất phát từ quan niệm đúng đắn đó, chúng ta mới có cách nhìn Đà Lạt một cách biện chứng hơn từ nhiều khía cạnh. Đó là phải thấy được không gian du lịch nghỉ dưỡng Đà Lạt không còn bó hẹp trong phạm vi hành chính của nó, mà là vùng đất bao gồm khu vực nội thị và khu vực ngoại vi rộng hơn, chí ít là cả cao nguyên Lang Biang. Chính khu vực ngoại vi đó là vành đai che chở, là cái nôi nuôi dưỡng tài nguyên thiên nhiên du lịch tuyệt mỹ của Đà Lạt. Những sự cắt xén địa giới Đà Lạt từ thập niên 60-70, những đợt khai thác rừng “ngoài Đà Lạt” từ đấy và về sau này đã gây cho chúng ta ở hiện tại và trong tương lai những hậu quả tai hại khó lường.
*
Hình ảnh của thành phố Đà Lạt được gắn liền với khí hậu mát mẻ, với sương mù, với các quả đồi và rừng thông nhấp nhô trải dài đến tận chân trời, với hình ảnh phẳng lặng của mặt nước hồ và các thắng cảnh nổi tiếng như thác Cam Ly, thác Prenn, hồ Than thở, Thung lũng Tình yêu, hồ Xuân Hương, Đồi Cù, Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm và các công trình kiến trúc… tất cả đã tô điểm thành bức tranh phong cảnh đầy cảm xúc cho con người, tạo nên sức hút lãng mạn cho du khách. Nhiều người thừa nhận vẻ đẹp có một không hai của thành phố như một di sản văn hóa,  nhưng chỉ có một số ít người mới nhận ra được tính chất di sản kiến trúc đô thị  tuyệt vời của Đà Lạt nằm trong các di tích thắng cảnh và di tích kiến trúc được công nhận ở cấp quốc gia. Thành phố được xây dựng với kiến trúc đa dạng, đa phong cách và với quy định về tỷ lệ xây dựng công trình “dưới 20%, không được xây cao hơn ngọn cây, cách đường 50 m, trồng hoa, hàng rào thưa và xây không quá  cao, san ủi không được phá vỡ địa hình v.v...”. Tất cả đã tạo cho Đà Lạt đạt được hệ tỷ lệ xích không gian tinh tế. Mất đi hệ tỷ lệ xích này sẽ làm tan vỡ di sản đô thị Đà Lạt.
 Cư dân Đà Lạt trong hơn 100 năm qua cũng đã tạo dựng cho mình một phong cách văn hóa du lịch dịch vụ: hiền hòa, thanh lịch, mến khách. Du khách lên Đà Lạt đâu chỉ tham quan thắng cảnh mà còn chiêm ngưỡng phong thái của người Đà Lạt, đâu phải thưởng thức đặc sản mà ngắm nhìn những ánh mắt và nụ cười hiền lành của họ, không phải thuê phòng trọ mà là đi tìm những giấc mơ đẹp cho mình. Triết lý phát triển Đà Lạt là phải giữ gìn và bảo vệ hình ảnh đó của Đà Lạt trong con mắt và tâm trí mọi người. Hình ảnh đó có thể gói gọn trong mấy câu sau: “Môi trường trong lành, Cảnh quan ngoạn mục, Hoa trái bốn mùa, Tình người ấm áp”.
Trong hơn 100 năm qua, Đà Lạt đã được phát triển để trở thành một thành phố nghỉ mát và du lịch nổi tiếng. Nhiều đồ án quy hoạch được thiết lập và định hướng cho sự phát triển, biến đổi vùng cao nguyên hoang vu trở thành một thành phố có tương đối đủ các cơ sở hạ tầng phục vụ đô thị. Bước ban đầu, thành phố Đà Lạt có cường độ phát triển thấp, quy mô thành phố được giới hạn và không lớn, thành phố có cơ cấu tổ chức đơn giản với mật độ dân số và mật độ xây dựng thấp, tỷ lệ không gian đô thị nhỏ so với không gian của cảnh quan tự nhiên, thành phố như hoà lẫn trong đồi núi và rừng thông. Quy mô hợp lý này của thành phố đã tạo cho con người được sự gần gũi với thiên nhiên, bảo đảm được sự cân bằng sinh thái. Trong giai đoạn này ngành du lịch đã được hình thành và trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước, thu hút nhiều du khách và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố .
Những định hướng và quy hoạch phát triển Đà Lạt gần đây vẫn kế tục được triết lý chung cho thành phố. Tuy nhiên bài toán đặt ra cho thành phố là với năm chức năng của đô thị loại hai nói trên, Đà Lạt vẫn phải là thành phố - trung tâm du lịch nghỉ dưỡng vùng cao và các chức năng khác (trung tâm hành chính, giáo dục, khoa học…) như là hệ quả tất yếu của sự phát triển. Với sự gia tăng dân số Đà Lạt  một cách nhanh chóng và sự phát triển cao của ngành du lịch - dịch vụ và nông nghiệp; với cơ cấu đô thị phức tạp hơn, có thêm chức năng của thành phố tỉnh lị như đã nói trên, quá trình đô thị hoá đã chuyển qua bước phát triển có cường độ cao hơn tác động đến quy mô của thành phố Đà Lạt. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư và phân bổ đất đai thay đổi, một phần dân cư đáng kể tham gia vào hoạt động du lịch - dịch vụ. Mật độ dân số và mật độ xây dựng tăng cao, với các công trình tập trung dày đặc trong khu vực trung tâm.  Sự phát triển về công nghệ và giao thông đã tạo điều kiện mở rộng thành phố về không gian, thành phố không ngừng mở rộng về diện tích, diện tích các khu nhà ở và đất sản xuất nông nghiệp phát triển tăng lên đã làm thu hẹp phạm vi của đồi núi, rừng thông tự nhiên ảnh hưởng đến không gian cảnh quan chung của thành phố. Không gian đô thị với các công trình xây dựng phát triển ngày càng lớn so với cảnh quan thiên nhiên, quy mô thành phố được mở rộng không giới hạn, cùng với hiện tượng ô nhiễm môi trường về rác thải - nước thải, suối, hồ bị bồi lắng, lấn chiếm đã tạo nên một môi trường mới có nguy cơ đánh mất “tỷ lệ xích” trong cấu trúc của thành phố phong cảnh, làm giảm cảm xúc với thiên nhiên của con người và giảm sự hấp dẫn đối với du khách.
Về mặt quy hoạch, vấn đề xác định quy mô hợp lý của các thành phố từ lâu đã là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quy hoạch. Qua thực tế về sự phát triển các đô thị trên thế giới cho thấy rằng quy mô thành phố quá lớn hoặc quá nhỏ đều có những mặt không hợp lý. Nếu quy mô quá nhỏ thì không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đời sống cư dân và tổ chức quản lý. Tuy nhiên, nếu quy mô quá lớn sẽ tạo nên những hiện tượng xấu ở nhiều phương diện của đô thị như về cơ cấu sử dụng đất đai; các vấn đề về sản xuất, giao thông và nhất là môi trường cảnh quan tự nhiên của thành phố bị ảnh hưởng.
Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với Đà Lạt khi mà quá trình đô thị hoá ở mức cao với quy mô thành phố lớn hơn đã đặt ra những vấn đề thử thách cho sự phát triển cân đối của thành phố, tác động bất lợi đến khí hậu - cảnh quan tự nhiên là nền tảng mang tính đặc thù riêng của ngành du lịch, nghỉ dưỡng - một ngành kinh tế mà sự tham gia của nhiều thành phần, đặc biệt của người dân, mang tính quyết định trong sự  phát triển thành phố.
Do đó, xem xét sự phát triển du lịch Đà Lạt không thể tách rời với các giải pháp quy hoạch xác định quy mô hợp lý của thành phố và các giải pháp  bảo vệ, tôn tạo môi trường cảnh quan tự nhiên. Giải pháp có tính nguyên tắc là tổ chức thành phố  theo một đồ án quy hoạch chung trong đó đã xác định được một giới hạn nhất định về quy mô thành phố, có hướng giải quyết không gian nhằm bảo đảm sự phát triển hài hoà cân đối của thành phố với thiên nhiên.


TỔNG LUẬN - Địa chí Đà Lạt

https://www.google.com.vn/search?q=+%C4%90%E1%BB%93+%C3%A1n+quy+ho%E1%BA%A1ch+-+Jean+O%27neil+%281919%29&ie=utf-8&oe=utf-8&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a&gws_rd=cr&ei=gkmDUqGCNeztiAfZwIHACA 
-------------------------------------

Đà Lạt năm xưa - Website Khoa 2

cntyk2.free.fr/doc/QuehuongDatnuoc/DaLat%20nam%20xua.pdf

Đà Lạt năm xưa - Website Khoa 2

 

The History of the Development of Dalat
(No.11, Vol.3, Dec 2013 Vietnam Heritage Magazine)
http://www.vietnamheritage.com.vn/pages/en/141213121635765-The-history-of-the-Development-of-Dalat.html
At the end of the nineteenth-century, Dalat was still a deserted place without a single Vietnamese person. The
founding of Dalat owed itself to the initiative of the French. In a report for the Governor-General, Resident Mayor A. Berjoan stated, ‘Dalat occupies a special favorable position in the Far East. Dalat’s climate, scenic landscape, and capacity for expansion make it an advantageous place with which no other can compare… Dalat can and must become a recreational site in the Far East’s immense mountain region.’
Just as the Americans founded Banguio (1,800m) in the Philippines, the British Ootacamund (2,200m) in South India, and the Dutch Tosari in Java, the French established the city of Dalat at an altitude of 1,500m, chiefly so that colonial administrative officials could go up there for rest and recreation rather than take leave back in their motherland.
Dalat truly had the conditions to become Southeast Asia’s major vacation centre. It lay on the expansive Langbian Plateau. The city had readily traversable roads, a cool, crisp climate, and fertile soil, sufficient humidity and abundant rain that provided enough for fresh trees and profuse organisms. By air, Dalat is about 250km from Saigon and no more than 100km from towns and critical ports, especially Cam Ranh, on the coast of the East Sea.
Dalat can be seen as having had gone through the following stages:
Stage 1 — During the period when it was discovered by the French (1893-1899): This was from the time that Dalat was discovered by doctor Yersin until Governor-General P. Dourmer decided to establish a rest and recreation site for the French in Indochina on the Langbian Plateau.
Stage 2 — During its founding (1900-1914): This was the stage when P. Dourmer decided to select Dalat rather than Dankia in the Ankroet area and on through the successive years, in which Dalat was neglected once P. Doumer left Indochina.
Stage 3 — During the period of its rebirth (1915-1922): This stage began when the first World War erupted and Dalat suddenly awoke after a period of dormancy and continued up to the time when it officially became a city with the outline and organization of a city.
Stage 4 — During the period when it developed into a city (1923-1939): The stage began when Dalat had a construction design by the architect Hébrard that was ratified for implementation by the Governor-General of Indochina and continued until Dalat saw other transformations.
Stage 5 – Dalat during the period when it flourished under French colonialism (1940-1954): Dalat became the summer capital of Indochina.
The place name ‘Dalat’ is an appellation that emerged from inquiring local people. This was attested to by Mr Cu-nhac, a person who was in the first exploration team and did research in order to establish Dalat, as well as the person who assumed the responsibility of the first official posts in restructuring Dalat, in addition to upper Dong Nai Province. He replied in an interview conducted by Baudrit that was published in Revue Indochine, no. 180 as follows:
‘All the way up to this year, the pristine setting has not changed. In the place where the lake was in the past, the small stream of the Lat tribe coursed through and people called the stream ‘Da-Lat’ (da or dak has meanings that all relate to water). Thus Dalat means the water of the Lat people or the stream of the Lat people.
Then Dalat’s founders settled on a cleverly parsed Latin motto: ‘Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem,’ which means ‘give this fellow happiness and another health.’
Dr. Yersin said that he received a letter from Governor-General P. Doumer sometime around 1899, requesting that the doctor search for a site in the region south of Annam [present day Central Vietnam], where the doctor had already made discoveries, in order to establish a vacation place that met the following conditions; convenient altitude, sufficient area, guaranteed supply of water, temperate climate and ready accessibility.
Langbian Plateau was the place that had the sufficient conditions and, naturally, Dr. Yersin recommended establishing a place for vacationing in Dankia.
In the beginning, the French set up a few experimental bases in Dankia, which is about 13km to the northwest of Dalat.
Nevertheless, after continuing to explore Dankia and Dalat in 1900, Governor-General P. Doumer selected Dalat.
In 1914, the road from Phan Thiet [on the central coast] to Dalat through Djiring crossing was opened and automobiles could reach Dalat for the first time in only half a day’s journey.
Dalat during the period of its founding was not yet a city, but rather just a cursory vacation spot reserved for the French.
As for administrative establishments, at that time, only a few wooden buildings were set up, like the Governor-General’s residence, the hospital, the envoy’s residence, and the Indochinese Guard building. In 1907, the first tavern was established, which later became the Hotel de Lac and which today is the Information Office.
P. Duclaux, a person who had ridden a horse from Vinh [in Central Vietnam] to Saigon in 42 days and stopped by Dalat, described the scenery of Dalat in 1908 in the journal Indochine as follows:
‘Dalat! Eight or ten thatched cottages with Vietnamese people, a stilt house for long-distance travelers made of crude boards, a small water fountain, a marketplace, and a rudimentary post office atop a hillock secluded behind a fence in the middle of the pine forest, and a few brick buildings of Dalat’s administrative centres…’
Duclaux said that at that time, Dalat had extremely numerous tigers. The tigers always threatened and even hunters could secure nothing. The tigers pounced on many Westerners and caught livestock, dogs, and horses. Besides that, wolves frequently went about in vicious packs. If going out on the road alone right when dusk lingered, it was extremely dangerous. Duclaux himself, when he came to Dalat and went to eat dinner at a military post and then left to go back, had Canivey give him four armed military guards.


Postcards from the early years of Dalat (Philippe Chaplain Collection)

In 1920, the road from Phan Rang [on the central coast] up to Dalat was finally completed and work also began to set up a section of railroad from Xom Gon up to Dalat.
In 1916, Governor-General Roume decided to build a majestic hotel with all the amenities. It would be the Hotel du Langbian Palace. In 1922, the Langbian Palace hotel was opened for business.
Around 1918, an electric power plant was built. Then in 1920, a water plant was also built.
In 1923, Dalat at last actually became a city, when people started to carry out the plan by the architect Hébrard. The plan was entrusted by Governor-General M. Long to the architect himself to carry out. Hébrard had a broad vision. According to his design, the city could develop to a population of 300,000 residents, or possibly even more than that and, hypothetically, Dalat would become the capital of the Indochinese Union (French Indochina).
In 1926, public secondary schools began construction; Le Petit Lycée and Le Grand Lycée. Le Petit Lycée was completed in 1927 and Le Grand Lycée in 1935. On June 28, 1935, the two schools were given the single joint appellation, Lycée Yersin [now the Pedagogical College of Dalat].
In 1923, Dalat had only about ten wooden buildings. By 1938, Dalat had up to 398 villas and by 1945 up to 1,000 villas. In 1931, Dalat Cathedral was built and later completed in 1942. In 1929, the marketplace in Anh Sang Hamlet was moved to a location in the modern Hoa Binh area.
Starting in 1923, Dalat’s population was about 1,500 people. By 1938, the population had risen to 9,500 people and by 1939 it reached 11,500 people, among them 600 Frenchmen.
When World War II occurred, it created a favorable opportunity for Dalat to transform itself again. The war made it impossible for the French to return to their mother country on holiday and they flocked to Dalat. The war also made it impossible for commodities from France to be brought over to Indochina. The French administration in Indochina had to apply a policy of self-sufficient production. Dalat was a suitable place for the production of temperate zone produce.
Dalat was moreover the place that possessed the most abundant potential for hydroelectric power. Around 1942, after a trip for an on-site survey of Ankoet Falls, Governor-General Decoux decided to build a hydroelectric power plant and, in 1944, the hydroelectric plant began operations.
In 1942, a large-scale program for vegetable cultivation was implemented. Formerly, Dalat had to purchase vegetables from neighboring areas like Don Duong. After the program, in 1944, Dalat not only had sufficient vegetables for consumption, but also surplus vegetables to sell, especially in the winter.
With these developments, Dalat crossed over into a stage of prosperity and reached the pinnacle of its prosperity under French colonization in 1944. For nearly half of the year, Dalat was the real capital of Indochina as the Governor-General and virtually all important government offices relocated to work in Dalat. By April 1944, Dalat had up to 5,600 Westerners, a record number.
[In 1954, the French left Indochina, and Dalat began a new period of development.]
*Historian, Dr Han Nguyen wrote the article in Vietnamese and printed in Tap San Su Dia (Review of History and Geography), edition Spring 1972.
By Han Nguyen*
Others:

 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.