KTS Nguyễn Bá Lăng
Nguyễn Bá Lăng (1920-14 tháng 6, 2005) là một kiến trúc sư Việt Nam. Ông được biết đến qua một số công trình kiến trúc quy mô ở Việt Nam cùng những tác phẩm nghiên cứu về kiến trúc cổ truyền Việt Nam.
Thân thế
Ông sinh quán ở Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Bắc Việt, lúc đầu học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương rồi di cư vào Nam theo hoc ở Trường Cao đẳng Kiến trúc ở Đà Lạt và Sài Gòn, tốt nghiệp năm 1961.Ngay từ năm 1950 ông đã làm việc cho Sở Quốc gia Bảo tồn Cổ tích thời Quốc gia Việt Nam ở ngoài Bắc cho đến năm 1955.
Về mặt kiến trúc, ông được nhắc đến là người đầu tiên dùng vật liệu hiện đại bê tông để thực hiện một công trình mang dáng nét kiến trúc truyền thống Việt Nam.[1]
Từ năm 1956 đến 1975, ông làm tòng sự tại Viện Khảo cổ Sài Gòn chuyên về kiến trúc và mỹ thuật cổ truyền, kiêm cơ quan bảo trì của Viện.
Ông rời Việt Nam năm 1974 và định cư tại Pháp. Ông mất, thọ 85 tuổi.[2]
Công trình kiến trúc
1950-1955
- Trùng tu Trấn Ba Đình ở Đền Ngọc Sơn và tu sửa Đền Lý Quốc Sư (hợp tác với kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức)
- Tu sửa Đền Tú Uyên, đền Voi Phục và đền Quan Thánh ở Hà Nội
- Dựng lại cầu Thê Húc năm 1953
- Lập họa đồ và trùng tu Chùa Một Cột năm 1955 sau khi Liên Hoa Đài bị phá sập năm 1954[3]
1955-1975
- Chùa Xá Lợi năm 1958[4]
- Xây đền thờ và Bảo tàng Kalong Chàm ở Phan Rí năm 1960
- Chùa Vĩnh Nghiêm 1966-74[5]
- Chù An Quốc trong cư xá sĩ quan Chí Hòa, Sài Gòn năm 1972-1975
- Viện Đại học Vạn Hạnh
- Thiết kế trùng tu Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức ở thị xã Tân An[6]
- Nới rộng thêm bảo tàng Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (thành phố Hồ Chí Minh))[7] Viện Bảo tàng Huế và Bảo tàng Chàm ở Đà Nẵng
- Miếu Bà Chúa Xứ trên núi Sam, Châu Đốc năm 1973-1975 hợp tác với kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng
Sau năm 1975
- Chùa Quan Âm tại Paris (Champigny sur Marne), Pháp
- Chùa Tịnh Tâm tại Sèvres, ngoại ô Paris
- Liên Hoa đài tại Làng Mai, Pháp
- Việt Nam Phật quốc tự, Bồ Đề Đạo Tràng, Lâm Tỳ Ni, Ấn Độ
Tác phẩm nghiên cứu
Chùa xưa tích cũKiến trúc Phật giáo Việt Nam Tập I và II
Chú thích
Kiến trúc xưa của Việt Nam Nguyễn Bá Lăng | |||||
Giáo Sư
Nguyễn Bá Lăng
|
|||||
Mục lục
|
|||||
Những địa danh kiến trúc | Nam định & Hà nam | ||||
Bắc Ninh | Nghệ an & Lạng sơn | ||||
Cổ loa & Phúc yên | Phúc yên | ||||
Hà đông | Quảng Nam | ||||
Hà đông & Thái bình | Sơn tây | ||||
Hà Nội | Thái Bình | ||||
Huế | Hưng yên & Hải dương | ||||
Từ trên một thế kỷ nay, Việt Nam trải qua bao
cuộc đổi thay, nhưng hồn xưa dân tộc vẫn ẩn hiện đó đây trong nếp sống và cảnh
sắc thân thương, thắm thiết chung quanh:
Làng thôn nổi lên giữa chốn bình điền hoặc kề
bên một giòng nước thì cũng vẫn là những ốc đảo yên lành mà biết bao giòng đời,
thế hệ nối nhau kế tiếp sinh trưởng và hãnh diện về nơi quê cha đất tổ của mình.
Trong làng có nhiều dòng họ. Mỗi họ có nhà thờ
tổ tiên mình nhưng quanh đi quẩn lại thường cùng tơ vương huyết thống và đùm bọc
lẫn nhau. Trai gái lớn lên trong khung cảnh xóm làng thương nhau trong nền nếp
luân thường:
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ,
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau.
Làng là những đơn vị gia cư tụ họp trên một địa
bàn ít nhiều sít sao tùy theo mật độ và dọc theo những lề đường thành xóm ngõ.
Đơn vị nào cũng có sân ở nhà chính bước ra, và
có nhà phụ thuộc vườn ao hay không tuỳ theo rộng hẹp và là nhà ngói, sân gạch
cây mít nếu là nhà giầu, nhà tranh vách đất nếu là nhà nghèo. Nhưng nghèo mà
lòng dạ tốt thì:
Nhà tranh với tấm lòng vàng
Yêu anh em chỉ mơ màng thế thôi.
Làng xưa luôn luôn có lũy tre bao quanh, để
phòng thủ cho kín đáo mà cũng để xử dụng vật liệu vào vào nhiều nhiều việc ở
nông thôn. Cũng vì phòng thủ canh gác mà ở nơi đường đi vào làng phải làm cổng.
Trên cổng có khi xây chòi gác. Và cổng làng thường khi trở thành hình ảnh sắc
diện của làng với bóng đa cổ thụ với hồ sen trong, là chỗ dừng chân nghỉ mát thú
vị.Những nơi có đường lớn đi ngang bên làng , thì nơi xóm ngõ đổ ra cũng xây
cổng, cổng này nhỏ hơn cổng làng nhưng nhiều khi cũng xinh sắn, độc đáo như
chào mời khách lạ bước vào một xóm ngõ ấm cúng bên trong.
Dìa làng có dòng sông nhỏ; Muốn băng qua, các cụ
xưa đã bắc mấy nhịp cầu đá xinh xinh. Cầu được đặt làm tại những nơi làm đá thường
là đá xanh rồi được chở về sắp ghép những chân, những đà, những phiến đá nhẵn
mặt cầu , toàn bộ bằng đá thành một cây cầu đẹp vững vàng, tiện nghi, và nếu có
thêm cây bia, 1 cụm trúc hay 1 gốc bàng mọc ở bên thì dễ trở thành một cảnh nên
thơ.
Nếu gần rừng sẵn gỗ thì lại là kiểu cầu "Thượng
gia hạ trì" làm bằng gỗ to dài cao hơn.
Cầu có mái lợp ngói; dưới bắc sàn, giữa là lối
đi, 2 bên là ghế ngồi dài có lan can nhỏ dùng làm lưng tựa . Trưa hè thi nơi đây
trên sông nước hiu hiu gió mát là chỗ nghỉ ngơi lý tưởng cho nông dân làm đồng
vất vả, cũng là chỗ dừng chân thật thoải mái cho khách bộ hành. Cầu vươn cong
cong trên những hàng chân cột gỗ nhưng đến gian chính giữa thì được chế tác
thành trang thờ thần sông.
Ngày thường đình vắng vẻ u tịch, nhưng vào ngày
tế thần thì cửa đình rộng mở, lễ vật đem dâng, hương hoa đầy đủ, rồi trống cái
rộn ràng, bát âm hoà tấu, kèn tầu réo rắt nổi lên phụ hoà điệu Lưu thuỷ, Kim
tiền rung rinh vấn vít. Nhạc ngưng để đông tây xướng: Hưng, bái vái Bình thân
phục vị...
Rồi trống lại nổi, bát âm và kèn tiếp theo.
Quan viên áo thụng lam, hia mũ chỉnh tề, lên gối,
xuống gối trịnh trọng lễ thần, nhất nhất theo quy cách tế tự trang nghiêm:
Lễ nghĩa tương tiên, thiên hạ đại phong tục;
Tôn ty hữu tự, hương đảng tiểu triều đình.
(Câu đối ở đình làng Dỵ Sử, H.Mỹ Hào. T. Hưng
Yên )
Đất ở hai bên và trước mặt đình thường trống
rộng nên cũng thường được họp chợ.
Chợ họp trong những quán tranh, quán ngói và đông
nhất là ở ngoài trời dưới bóng những tàn đa hoặc tàn bàng cổ thụ.
Chợ huyện một tháng sáu phiên
Gặp cô hàng sén kết duyên châu trần.
Vùng nào cũng có chợ, nhưng kiểu chợ độc đáo nhất
là chợ làng Yên Phụ ở gần thị xã Bắc Ninh. Chợ là những dẫy quán ngói bắt vần
vây quanh 3 cạnh sân đình nhưng chừa nơi chính giữa đi vào là 1 gian cổng cao,
tường hồi xây cấp tai tượng và khung bảng tên đình. Ở góc 2 bên đầu dẫy đặc
biệt ở đây là có làm một mái lầu với 4 góc duyên dáng gần bên những tàn đa cổ
thụ tạo thành 1 cảnh sắc chợ quê rất đỗi mỹ miều, thân yêu.
Chùa được thiết lập ở nơi tĩnh lặng trong làng;
Khởi sự có khi là 1 am cỏ do 1 Phật duyên nào
đó, sau đó chùa được làm lớn rộng dần ra.
Chùa có thượng điện là nơi bầy nhiều tượng Phật
trên những bệ thờ từ ngoài thấp, vào trong cao dần lên. Mặt ngoài là nhà ngang
Tiền đường còn gọi là chùa Hộ vì có đắp 2 pho tượng Hộ Pháp ngồi cao lớn gần đụng
mái chùa ờ 2 đầu. Ở đây cũng có 1 số bàn thờ nhỏ và rực rỡ nhất vẫn là ban thờ
Tam bảo mở ra ở gian giữa với hoành phi câu đối, cửa vòng , hương án rực rỡ vàng
son và kỷ bầy chuông mõ, nơi sư phụ ngồi tụng lễ. Chùa giầu có, đắp 8 pho tượng
Kim cương ở vách 2 bên đầu hồi và tượng 18 La hán ở vách hành lang, 2 bên đầu
dẫn xuống nhà tổ quây bọc lưng chùa.
Tăng phòng, phương trượng tiếp khách thường cùng
ở nơi này. Khung cảnh êm đềm yên tĩnh nhìn ra mấy gốc cây cau xoè tầu lá, cây
ngọc lan phô vòm lá xanh dầy đốm điểm nụ hoa trắng ngà, khóm sói mộc toả hương
thơm nhẹ nhàng bên tường hoa vây quanh thượng điện, và gốc đại (hoa sứ) ngả lượn
thân cành bên một cây hương.
Còn gác chuông thì vươn góc mái cong lên cầu khẩn
4 phương trời:
Khói hương bén quyện mái chùa,
Tiếng chuông giải thoát vẳng khua sớm chiều.
Những vị trụ trì viên tịch thì được xây mộ tháp
ở vườn chùa. Tháp thường có 3 từng, xây vuông hay bát giác bằng gạch Bát tràng
như để phô diễn lâu bền cùng thời gian.
Y Đền thờ anh hùng, danh nhân
thường được dựng ở những địa điểm lịch sử như
Hùng vương ở Lâm Thao. T. Phú thọ. An Dương vương ở Cổ Loa, Hai Bà Trưng ở Hát
Giang (Sơn Tây), Trần Hưng Đạo ở Kiếp Bạc (T. Hải Dương) vv...
Kể từ thời đầu Lê Trung hưng, nhiều người có
công với đất nước được thờ ở đình làng như một thành hoàng.
Đền thờ khác chùa là không có những nhà phụ quây
bọc chung quanh chính điện, mà chỉ có dựng ở 2 sân trước là tả hữu vu và nhà bia
ghi kể công trạng vị thần.. Ở cổng đền thường có đắp voi quỳ, ngựa đứng với yên
cương thường khi nổi tròn trên mặt tường ở 2 bên, và có dựng bia hạ mã để cảnh
giác kỵ mã và khách đi đường biết nơi thờ phụng tôn nghiêm.
Miếu xưa hơn cả là văn miếu Hà Nội. Miếu lập
dựng ra từ triều Lý Thánh Tôn (T.K.11). Văn miếu này được sửa chữa thay đổi
nhiều lần; khu điện chính Đại Thành như ngày nay được thấy ở đây là kiến trúc
làm lại thời Lê Trịnh, T.K 18, Khuê văn các thì dựng hồi đầu triều Nguyễn, T.K.
19, Văn miếu môn (cổng chính) thì xây dưới triều Đồng Khánh cuối thế kỷ 19.
Kể từ khi Nho học thịnh đạt dưới triều Lê thì
văn miếu, văn từ, văn chỉ được xây dựng ở rất nhiều nơi đến cả những làng xã có
người học hành đỗ đạt và đến triều Nguyễn thì từ Trung ra Bắc, vào Nam, mỗi tỉnh
đều có xây văn miếu; huyện thì văn chỉ; làng xã thì văn từ.
Ảnh hưởng kiến trúc Huế được nhận thấy ở những
điện Đại Thành (điện chính), ở một số văn miếu tỉnh như Sơn Tây, Hải Dương. Điện
thờ chính ở những nơi này làm trùng thiềm điệp ốc (gồm 2 nhà giáp mái lại với
nhau) và làm 2 tầng mái, cổ diêm là khoảng cách giữa 2 tầng mái xây gạch bít kín
rồi đắp ô trang trí và góc mái cũng ít cong như cung điện Huế. Ảnh hưởng Huế tuy
vậy chỉ thế thôi, ngoài ra mỗi văn miếu biểu lộ đường nét sắc thái của địa
phương, rõ rệt nhất là ở cổng chính và ở lầu trống lầu khánh vv...
Việt Nam không có những công trình xây cất to
lớn vĩ đại mà hầu hết chỉ là vừa tầm thước con người.
Về vật liệu xây cất thì cũng như các dân tộc Á
đông, người Việt Nam ưa dùng thảo mộc tre gỗ hơn gạch đá vì coi vật liệu này vui
tươi gần gũi với đời sống con người hơn. Khác với Trung hoa ưa mầu sắc loè loẹt,
trong kiến trúc Việt Nam thường để nguyên mầu gỗ mà thưởng thức những vân thớ
của gỗ trò, của gỗ lim núi đá chẳng hạn và gỗ mít đã được bào soi, đánh bóng
bằng lá chuối khô.
Kiến trúc dân sự Việt Nam không cao lớn, không
những thế lại còn bị chi phối bởi một số sắc luật của triều đình như nhà cửa của
dân chúng không được làm rộng, cao lớn, không được đắp chạm rồng vv... Vì vậy mà
nghệ nhân đã dồn sự khéo tay và sáng kiến vào việc thực hiện những thành phần
kiến trúc đa dạng khác nhau và những chi tiết trang trí mới lạ, chẳng hạn như
rồng năm móng là dành cho nhà vua thì nhà dân chạm trúc hoá long, mai hoá long,
hoạ tiết mới lạ hơn.
Kiến trúc Việt Nam luôn luôn đi sát với thiên
nhiên. Đình chùa điện miếu luôn luôn được dựng kế bên vòm bóng xum xuê của cổ
thụ: đa, đề, thông, muỗm (soài). Những cây này được trồng ngay khi khởi sự xây
cất công trình. Nhà dân thì có cây trồng bên cạnh hoặc có vườn .
Ngày xưa khi dự tính thực hiện một kiến trúc
gì, người ta đều phải để ý đến khoa phong thuỷ về thế đất, về hướng nhà sao cho
đất lành, nước thuận, khí hoà thì sẽ được an ổn, tốt lành, thịnh vượng.
Về hình khối kiến trúc thì Việt Nam cũng như các
nước Á đông có đặc điểm là ưa đường nét cong duyên dáng mà được thấy rõ nhất là
cái mái cong. Tuy nhiên cái nét mái cong không phải là ở đâu cũng giống nhau.
Mái ở miền bắc Trung hoa, Đại Hàn, Nhật bản chỉ hớt cong nhè nhẹ ở nơi góc mái.
Từ miền sông Dương tử trở xuống miền Hoa Nam thì góc cong vút lên đến nhọn hoắt
và dốc mái cũng võng xuống, ở miền Phúc kiến thì đường sống nóc võng xuống ở
giữa để bật lên ở 2 đầu nóc. Mái cong Trung hoa trông cầu kỳ nhưng trông vẫn
mỏng nhẹ.
Mái Việt Nam làm dốc thẳng, nóc hơi vươn lên ở 2
đầu và 4 góc cong lên một cách trầm hùng do hai thanh tầu đao gỗ gặp nhau ghép
lại rồi những lớp ngói chồng chất lên tạo thành góc đao. Góc đao đình trông vững
mạnh, cao dầy là tiêu biểu thành công nhất cho loại góc mái cong này.
Mái cong Á đông nói chung và Việt Nam nói riêng
đã làm cho kiến trúc không khác biệt với cây cỏ, phong cảnh thiên nhiên mà còn
hoà quyện, bổ túc cho cảnh sắc chung quanh.
Nhà dân chúng không làm mái cong, mà nhà tranh,
nhà lá làm 4 mái, đường khối không bao giờ thẳng băng cứng nhắc, còn nhà gạch
xây tường hồi bít đốc, nhưng trang trí thêm bằng những đấu cái, đấu con, cấp tai
tượng, gờ chỉ, cửa thông gió, mái hắt vươn cong ở đầu hồi, cửa sổ đắp hoa thị
hay chữ thọ ở gian bên, cột trụ nanh, con cá miệng máng ở đầu hiên là những hình
ảnh quen thuộc mật thiết với tầu cau, giàn trầu, giàn hoa lý, cây đu đủ, cây ổi,
cây chanh, cây khế, cây bưởi, cây mít và cả với bụi tre trồng làm hàng rào.
Những khung cảnh quen thuộc của Việt nam xưa ấy
từ giữa thế kỷ 19 thì bắt đầu thay đổi do ảnh hưởng của Tây phương. Trước hết là
việc xây cất những kiến trúc công sở bằng gạch và có tầng gác ở các thành phố.
Những kiến trúc đó đã ảnh hưởng đến việc xây cất của dân bản xứ như bắt đầu xây
cất bằng gạch nhiều hơn: xây mặt hàng hiên bằng gạch có vành cuốn, cột đắp,
tường hoa chắn mái trang trí hoa lá, gờ chỉ ít nhiều theo kiểu Tây phương. Dần
dần ảnh hưởng Tây phương lan đến cả miền thôn giã trong việc xây cất hoàn toàn
bằng gạch, bằng xi măng cho đến cả đền chùa cũng bị ảnh hưởng. Đây cũng là định
luật cải biến, tiến hoá tự nhiên trong nếp sống của loài người...và sự thu nạp
thêm văn hoá ngoại lai cũng có điều tốt là làm đổi mới phong phú văn hoá của xứ
mình.Nhưng điều đáng buồn là khi quá ham mới mà quên cũ, coi rẻ những gì mà
người xưa để lại, kể cả những gì là tinh hoa, cao đẹp cũng không cần biết đến mà
còn phá bỏ đi. Riêng về lãnh vực kiến trúc, những di sản cổ truyền sở dĩ đến nay
không còn được bao nhiêu vì những lý do sau đây:
Lão hoại : kiến trúc Việt Nam phần lớn là làm
bằng thảo mộc nên dù là những danh mộc: tứ thiết như đinh, lim, sến, táu cũng ít
khi tồn tại được tới 8, 9 trăm năm ở một xứ nhiệt đới và ẩm thấp như nước ta. Mà
dù có bảo vệ, trùng tu, thì thường người ta cũng ít có ý thức tôn trọng đường
nét nguyên thủy. Nhiều thắng tích chỉ còn lại cái tên, chứ kiến trúc đã hoàn
toàn đổi khác, mặc dù gọi là trùng tu hay tái thiết.
Chiến tranh: Việt Nam là một trong những xứ chịu
nhiều chiến tranh. Mà đã chiến tranh là binh hoả tàn phá; như quân Nguyên Mông
đã đốt phá sạch cung điện của vua Trần, Chế Bồng Nga thì mấy lần vượt biển ra
cướp phá Thăng Long, Trịnh Mạc quần thảo nhau dằm nát từ An trường ra Đông Đô
vv...
Chủ trương huỷ diệt: Nhà Minh đô hộ Đại Việt,
chủ trương Trung Hoa hóa bằng cách xoá hủy văn hoá Đại Việt: Thu đốt sách vở và
các tài liệu văn bút, hủy hoại bi ký, đập phá đền, đình, chùa, tháp. Vì thế sau
cuộc đô hộ của nhà Minh 20 năm, di sản văn hoá và kiến trúc thời Lý Trần và
trước đó chẳng còn lại được bao nhiêu
Đố kỵ triều đại và cá nhân
Người Việt xưa hầu như không có óc quí giá, bảo
vệ cổ tích và ý thức được tài sản chung của dân tộc nên mới nẩy ra nhiều trường
hợp là một triều đại mới nổi lên là phá huỷ những công trình của triều đại trước
như Trịnh xoá Mạc, Lê Chiêu Thống đốt phủ chúa Trịnh và những gì có liên quan,
Gia Long phá huỷ cung điện Phú Xuân mà Nguyễn Huệ đã ở và kể cả gần đây như
trong cuộc tiêu thổ kháng chiến chống Pháp.
Tác giả vì cái duyên tiềm ẩn từ buổi thiếu thời,
sống trong khung cảnh của 1 vùng quê có phố chợ, có những ngôi đình thời Lê, có
chùa cổ, có đền thờ uy linh, có nghè miếu lập trên gò đống um tùm, cây cao bóng
cả soi bóng xuống mặt nước kế bên. Đến tuổi thanh niên thì ngày nghỉ rảnh rỗi,
đạp xe đi thăm danh lam chung quanh Hà-Nội, nhất là vùng Bắc Ninh và vùng Sơn
Tây. Khi vào học kiến trúc thì sở thích là tìm hiểu, nghiên cứu kiến trúc Việt
Nam và Á đông. Tới lúc ra đời làm việc thì cũng hoạt động trong ngành bảo tồn cổ
tích và nghiên cứu kiến trúc và mỹ thuật cổ truyền trong lãnh vực này. Trong
thời gian này thực hiện được việc trùng tu đền Lý Quốc sư, trấn Ba Đình, cầu Thê
Húc (đền Ngọc Sơn), đền Voi Phục, đền Tú Uyên, chùa Một Cột ở Hà Nội. Sau đó, từ
năm 1955, làm việc tại Viện Khảo cổ (Sài Gòn), phụ trách việc trùng tu các cổ
tích Huế, bảo tồn trùng tu cổ tích, nghiên cứu kiến trúc và mỹ thuật cổ truyền
Việt Nam và Á đông vv...
Ngoài ra cũng thực hiện một số kiến trúc mới
nhưng tiếp tục phong dạng của kiến trúc Chàm và Việt cổ truyền như chùa Vĩnh
Nghiêm ở Sài Gòn, miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, Cổng lên tháp Chàm Po Kluang
Garai ở Phan Rang.
Rồi thời sự đưa đẩy, tác giả phải rời nơi chôn
nhau cắt rốn ra đi, thì càng đi xa lòng càng da diết nhớ quê hương, nên khao
khát tìm kiếm những hình ảnh nhắc lại khung cảnh cũ của quê hương. Rồi hình nào
in chụp không rõ thì vẽ lại. Tác giả cũng may mắn còn giữ lại được một số hình
mà tác giả đã vẽ tại chỗ hồi trước năm 1942-1943. Tranh lâu ngày nhầu nát, tác
giả phải tu sửa hoặc vẽ lại một số hình.
Ngoài ra tác giả cũng vẽ lại một số đình, chuà,
những kiền trúc đã in đậm vào cảm quan trí nhớ của tác giả.
Nay nhân lúc nhàn hưu và thời cơ duyên thuận,
tác giả gom góp lại những hình vẽ, viết những lời gìới thiệu để đem in phổ biến,
những mong đóng góp được phần nào cho việc lưu truyền hình ảnh và cảnh sắc cổ
truyền đất nước Việt Nam.
Ngày sinh nhật năm 78 tuổi
Đầu thu năm Mậu Dần.
Paris 08/1998
L'architecture vietnamienne à travers les
dessins
Il y a beaucoup de changements au Viêt-nam depuis
un siècle et demi mais l'âme du peuple persiste toujours dans la vie
traditionnelle et dans le cadre familial du pays.
Les villages, qu'ils surgissent au milieu des
rizières ou à côté des cours d'eau, restent toujours des îlots de paix où les
générations continuent leur vie en se glorifiant du berceau de leurs ancêtres.
Un village est composé de plusieurs familles.
Chaque famille possède sa propre maison de culte des ancêtres mais toutes les
familles sont plus ou moins consanguines et elles s'entraident. Les jeunes gens,
vivant dans un cadre familial, s'aiment dans les valeurs morales.
Le village est la réunion de plusieurs domiciles
qui se répartissent en hameaux sur un terrain plus ou moins grand ou plus ou
moins serré.
Chaque domicile possède au moins une cour devant
la maison principale, une cuisine ou des dépendances sur les côtés, un jardin ou
un espace planté et même une mare si le terrain est plus grand. La maison sera
construite en brique et couverte de tuiles si on est aisé; sinon elle est
couverte en paille.
Néanmoins on se réjouit de vivre avec un homme
de bon coeur, même dans une paillote.
Les anciens villages sont entourés d'une haie de
bambous pour se protéger et pour se servir du matériel à diverses utilisations.
Pour la garde et la protection de la commune, on construit aux entrées du
village des portiques en maçonnerie. Ces derniers sont quelquefois surélevés
d'un pavillon de garde. Souvent, à l'ombre du vieux banian et à côté d'un étang,
ces portiques deviennent l'image représentative du village et la place de repos
idéal pour les villageois, en été.
Si une route passe à côté du village, on y
construit aussi des portiques qui s'ouvrent sur les hameaux.
Si un cours d'eau coule dans le voisinage; on le
franchit par un joli pont en pierre, qui est un assemblage de planches de pierre
sur pilotis et de traverses de calcaire bien moulurées et ornées de belles
sculptures. Si la région est riche en bois, on aura un pont couvert, légèrement
curviligne, doté de bancs sur les côtés et quelquefois d'un autel du génie de la
rivière à la travée centrale. C'est un centre de repos idéal en été pour les
passants et pour ceux qui travaillent en pleins champs.
Les arêtiers du đinh sont garnis de moulages ou
de céramiques d'ornement représentant de dragons et des animaux fantastiques qui
s'animent à l'aurore et au coucher du soleil.
Les anciens đinh sont munis de planchers en bois
qui servent de sièges de réunion pour les notables et les hommes du village. Les
colonnes du đình sont volumineuses, elles atteignent quelquefois un mètre de
diamètre. La charpente est ornée d'une profusion de sculptures, exprimant
souvent la vie populaire du pays. Mais ce qui attire le plus est toujours
l'autel du génie tutélaire, au fond de la travée centrale, qui resplendit avec
ses nombreuses sculptures sur bois, laquées et dorées, ses objets de culte en
cuivre, ses oriflammes, ses parasols aux vives couleurs...
Le đình est silencieux les jours ordinaires.
Mais aux jours de fête, il est largement ouvert, on y apporte des offrandes de
culte, on y allume les cierges, on y brủle des encens parfumés, on frappe un
gros tambour, on joue une musique cérémonieuse. Les officiants, bien coiffés,
bien chaussés et vêtus de robes bleues, se prosternent alors et font diverses
actes de culte. Puis, de nouveau, on frappe le tambour, on joue de la musique
et la clarinette reprend...
Le terrain est souvent libre au devant et sur
les deux côtés du đình. On s'en sert pour y tenir un marché. Le marché se tient
sous des pavillons, couverts de chaume ou de tuile, ou à l'air libre, à
l'ombrage des vieux banians, ou des badamiers. Chaque région a son propre marché
mais le marché de Yên Phụ, près de la ville de Bắc Ninh, est le plus remarquable
par son architecture. Ce sont des galeries de tuiles qui entourent les trois
côtés de la cour du đình du village et dont l'entrée se fait par un portique
dominant la galerie frontale.
Des toits à quatre pans triangulaires surgissent
au-dessus des toitures aux deux angles des galeries. Les angles des toitures qui
se retroussent harmonieusement, à l'ombrage des banians, constituent de beaux et
pittoresques tableaux de marchés de village.
Dans les grandes pagodes, on peut compter le
long du mur de pignons de la salle de prière, huit statues de guerriers qui sont
les protecteurs du bouddhisme et dix-huit arhats le long des murs des galeries
latérals conduisant au pavillon postérieur où l'on rend culte aux bonzes et
religieux décédés. Un enclos est ainsi crée autour du sanctuaire. Des plantes
d'agréments odorantes plantées là contribuent à créer une atmosphère suave à la
pagode.
Des prières se font entendre à l'aurore et au
coucher du soleil, accompagnés du son d'une cloche qui résonne longuement. Cette
dernière est suspendue dans le pavillon à double toiture, dont les angles se
retroussent comme des mains jointes faisant la prière aux quatre directions de
l'espace.
Les tombeaux des bonzes, qui ont l'apparence de
tours, sont élevés dans les jardins de la pagode. Ils ont généralement trois
niveaux, de forme carrée ou octogonale et couronnés par une toiture curviligne.
Dès les premiers temps de la Restauration des
Lê, ceux qui ont rendu de grands services à l'état sont vénérés dans les đình
comme génies tutélaires du village.
La composition architecturale des temples
diffère de celle des pagodes par l'absence des galeries qui entourent le
sanctuaire. Mais le temple est doté de pavillons latéraux qui bordent la cour
antérieure et présente des portiques ornés de sculptures de chevaux et
d'éléphants en haut relief.
Nous devons pareillement considérer les temples
de la littérature dont le plus célèbre est celui de Hanoi. Ce dernier a été créé
sous les Lý au 11e siècle, mais l'architecture actuelle du bâtiment principal
date de la restauration au 18e siècle. Les stèles de pierre ont été commencées à
être élevées à la fin du 16e siècle; le pavillon à l'étage Khuê Văn date du
début du 19e siècle et le portique à la fin du siècle.
A partir du 16e siècle, depuis que le
Confucianisme était devenu prépondérant, les temples de la littérature furent
élevés partout où il y avait des érudits. Sous les Nguyên, chaque province avait
son propre temple. L'influence de l'architecture de Huê se voit même au Nord,
dans les bâtiments principaux des temples provinciaux de Hai Dương et de Sơn
Tây, où le reste des constructions conserve en revanche son style régional.
Le Viêt-nam ne possède pas de constructions
colossales. Ses édifices sont plutôt à l'échelle humaine et ont pour base le
bois, comme chez les autres peuples de l'Asie orientale. Contrairement aux
Chinois qui aiment des couleurs vives dans leurs architectures, les Vietnamiens
préfèrent la couleur naturelle du bois, et la texture de certains genres de
bois...
Les maisons du peuple sont limitées en
dimensions et en décors. Le dragon, par exemple, ne figure jamais dans une
construction du peuple. Alors on simule le décor sous forme d'un pêcher ou d'un
bambou en bas relief ayant l'allure d'un dragon.
L'architecture vietnamienne ne s'éloigne jamais
de la nature. Les temples, les pagodes, les palais, les grandes constructions se
placent toujours à l'ombre de grands arbres. Ces derniers sont plantés dès la
fondation des monuments. Les habitations du peuple ont toujours, à proximité,
des espaces de verdure ou un jardin.
Autrefois, lorsque l'on projetait de construire
un bâtiment, d'établir une habitation ou un mausolée, il fallait faire attention
au choix du terrain, à son orientation, selon les principes de la géomancie,
pour avoir des conditions favorables à la vie humaine.
Les anciens peuples de l'Asie orientale
préfèrent, dans l'architecture, les lignes adoucies qu'aux lignes rectilignes.
La toiture aux angles retroussés en est un exemple typique. Pourtant, ces
toitures ne sont pas tous identiques d'un pays à l'autre. En Chine du Nord, au
Japon, les angles des toitures se relèvent à peine tandis que dans la vallée du
Yangtsé, ils se retroussent hardiment. Le faîtage des toits de Foukien s'incurve
nettement. Ce toit chinois paraît mince, élégant à côté du toit vietnamien qui
apparaît plus épais, plus solide avec une bordure en bois qui soutient les
dernières tuiles du bord du toit. Aux angles des toitures du Nord Viêt-nam, les
deux planches de la bordure s'engrennent en s'incurvant et déterminent la courbe
retroussée de l'angle de la toiture.
Les toits aux angles retroussés de
l'architecture extrême orientale ne s'éloignent pas, en somme, de la nature
ambiante par leurs formes arrondies. Au Viet-nam, même les paillotes n'ont pas
une silhouette rectiligne. Lorsqu'elles sont en briques, les habitations ont des
pignons qui dépassent la toiture en ornement et qui sont munis d'ouvertures
d'aérations traitées en décors. Les pignons sont quelquefois prolongés en avant
par des pylônes d'apparat, qui se familiarisent avec la pergola des plantes
grimpantes avec des aréquiers, des papayers, des arbres fruitiers plantés devant
ou à proximité de la maison.
Le cadre familier de l'ancien Viêt-nam commence
à changer, depuis le milieu du 19e siècle, à cause de l'emprise occidentale.
Les bâtiments à étage et en maçonnerie
construits dans les villes ont influencé la construction locale en dur.
Les architectures en bois commencent à
s'envelopper de murs en briques et à être dotées d'une façade véranda à arcades,
aux balustrades et piliers décorés en style occidental. On construit de plus en
plus en briques, en fer et en ciment, même à la campagne. C'est une évolution
naturelle de la vie humaine si on adopte une nouvelle et bonne chose. La culture
étrangère enrichit donc la culture nationale. Ce fait est cependant reprochable
lorsque les gens sont trop épris des nouveautés et ne font plus attention à
l'héritage des ancêtres, même s'il s'agit de meilleur chose.
Dans le domaine de l'architecture
traditionnelle, il ne reste pas beaucoup de vestiges. Les causes en sont les
suivantes.
a - La vieillesse: L'architecture vietnamienne
est, généralement, réalisée en bois. Sous un climat tropical chaud et humide,
même les bons bois ne durent pas 8 à 900 ans.
Si on fait une restauration, l'architecture
originelle n'est souvent pas respectée. Plusieurs anciens monuments ne
conservent ainsi que leur nom, car l'architecture a été modifiée au cours des
restaurations
b - La guerre - Le Viêt-nam est un des pays qui
a subit le plus grand nombre de guerre. La guerre est
dévastatrice. Les Mongols ont détruit tous les palais des Trần. Chế
Bồng Nga a franchi la mer pour venir plusieurs fois piller Thăng long. La guerre
civile entre les Trịnh et les Mạc a dévasté le pays de An-trường (Thanh-hoá) à
Đông Đô (Hà-nội).
c- Anéantissement: Sous la domination chinoise
des Ming, afin d'annexer totalement le Viêt-nam, les Chinois anéantissement la
culture et les monuments du Viêt-nam. Après leurs 20 ans d'occupation, il ne
reste que quelques vestiges de monuments des Lý et des Trần.
e - Haine individuelle et haine des dynasties
Il semble que les anciens Vietnamiens n'ont pas
l'esprit de conserver les antiquités et les biens d'état. Il n'est pas rare de
constater qu'une nouvelle dynastie, une fois au pouvoir, détruit les vestiges de
la dynastie renversée. C'est, par exemple, ce qu'ont fait les Trịnh contre les
Mạc puis Lê Chiêu Thống contre les Trịnh en brủlant leur palais et tout ce
qu'ils ont construit.
Gia long, qui combattait les Tây Sơn, détruisit
les palais Phú Xuân où Nguyễn Huệ a résidé. Récemment, dans la stratégie de
terre brủlée en 1947, plusieurs vestiges d'histoire et de culture ont été
détruits.
Peut être par prédestination, l'auteur a passé
son enfance dans un cadre semi-urbain où se trouvent d'anciens monuments:
pagodes, temples, đình qui datent du 18e siècle dont la vie traditionnelle est
vivante.
Lorsqu'il était jeune, il faisait des
excursions dans les sites célèbres, aux environs de Hanoi, surtout à Sơn tây et
Bắc Ninh. Etudiant en architecture, il a étudié l'architecture vietnamienne et
les architectures extrême orientales...
Il a commencé à travailler en 1949 au service
des Bâtiments civils puis au service de conservation des Monuments historiques à
Hanoi où il a continué à étudier et à faire des recherches sur l'architecture
traditionnelle. Il a réalisé la reconstruction du temple Lý quốc Sư, le pavillon
Trấn Ba đình et le pont Thê Húc au temple Ngọc Sơn, le temple Voi Phục (Eléphant
agenouillé), le temple Tú Uyên et la pagode Một Cột (Pilier unique). De 1955 à
1975, il a travaillé à l'Institut des Recherches archéologiques où il a été
chargé de la conservation et la restauration des monuments historiques à Hué et
des autres monuments du Sud Viêt-nam. Il a en outre réalisé des architectures
nouvelles, inspirées du classique vietnamien tels que la pagode de Vĩnh Nghiêm à
Saigon, le temple Bà Chúa Xứ (Divinité locale ) à Châu Đốc.
A partir de 1975, vivant à l'étranger, toujours
nostalgique du pays, il n'a pas cessé de récupérer les anciennes images du
Viêt-nam. Il a redessiné des photos et des images qui n'étaient pas clairs,
nets. L'auteur a la chance de conserver ses dessins faits sur place de 1941 à
1943. Il a fait des dessins de mémoire de certains sites et monuments dont il se
rappelle bien l'architecture.
Maintenant à la retraite et ayant des moyens
opportuns, l'auteur rassemble ces dessins et les commente afin de les faire
publier, souhaitant que ses illustrations puissent contribuer dans certaines
mesures à la connaissance à l'architecture traditionnelle du Viêt-nam, à sa
conservation et à son développement.
------------------------------------------------ http://bao-toquoc2.blogspot.com/2011/12/giao-su-nguyen-ba-lang_912.html Giáo Sư Nguyễn Bá Lăng
Kiến trúc xưa của Việt Nam
[ Trang 003 ]
Bắc Ninh
― Chi tiết trang trí trên mái chùa Bút Tháp:
Con kìm là 1 đầu rồng trang trí nơi đầu nóc mái thường tận cùng bằng 1 vòng uốn lên cao và cuộn hình bồ dục về phía sau.
Ở đây trên nóc chùa Bút Tháp , con kìm lại cuộn về phía trước và có 3 tia lửa bốc lên.
― Détails de décorations sur les toits de Bút Tháp
La tête de dragon qui décore le bord de la faîtière des toitures des temples et des pagodes se termine généralement par une courbe convexe. Ici, à Bút Tháp, la courbe est concave et surélevée par trois flammes en pointe.
― Nơi góc mái cong gồm trước hết là đầu đao, 2 cạnh đao gặp nhau và bắt khớp vững chắc vào nhau thành ấu tầu. Đoạn có thanh gỗ mỏng đặt lên trên gọi là lá mái, đỡ hàng ngói chiếu ( ngói phẳng dẹt ). Ở đao góc mái cong V.N xếp nhiều tầng ngói chiếu rồi mới lợp ngói mũi hài, khiến góc mái càng vươn cao và càng cong. Sau cùng mới đặt đường bờ.
Đường bờ tận cùng ở nơi góc mái bằng những hình đắp hay gắn sành trang trí hình hoa lá cuộn lại là lá lan hay con giồng vươn theo đường cong thành 2 hay 3 nấc. Nếu hoa lá thì thường là lá lan đắp . Và ở đợt cong tận cùng thường đắp 1 đầu rồng nhỏ hay chỉ là 1 đầu mây cuộn.
― L'angle retroussé de toiture est constitué d'abord par la rencontre rectangulaire de deux petites planches de bois qui s'engrènent puis par une mince lame de bois qui se pose au-dessus pour servir de support au premier rang de tuiles plates. Ces tuiles plates s'accumulent en plusieurs assises à l'angle tant que l'angle se retrousse sous les tuiles de couverture. Enfin c'est l'arêtier avec des décorations en grès ou en plâtre qui s'harmonisent avec la courbe de l'angle.
― Đình Xuân Quan - H.Văn giang - T. Bắc ninh
Làng Xuân quan ở trên bờ tả ngạn sông Nhĩ.
Đình làng thờ Triệu Đà, dựng ở gần bến đò nơi mỗi lần đi tuần du ông thường qua sông ở đây. Kiến trúc đình như hiện nay có tính cách là quy mô 1 ngôi đền hơn là đình, được xây cất lại khoảng giữa T.K 19 và chịu ảnh hưởng kiến trúc Huế ở phần chính điện vì người đứng hưng công là viên cai tổng đã từng theo các quan lớn vào làm việc 1 thời gian dài ở Huế.
Ở đây là những toà nhà song hành dài bằng nhau làm mái trùng thiềm cổ đẳng (2 tầng mái), điệp ốc (2 mái nhà ghép lại với nhau). Hai dẫy nhà hành lang kèm 2 bên sườn cũng được trang trí và trổ cửa sổ theo hình dạng và những hoạ tiết Huế.
Riêng mặt tiền khu đình nhìn từ sân trước là 1 bố cục độc đáo hài hoà, đường bệ, gồm:1 cổng chính 3 gian, trên có lầu, với hai tầng mái cong.
2 cổng phụ xây cách 1 khoảng tường với 2 tầng mái đắp.
Rồi toà cổng bên lầu chuông, lầu trống xây ở 2 bên đầu sân.
Cổng xây với tường cánh gà và trụ góc xoè ra ở 2 bên. Trên xây lầu có đường diễu bọc quanh. Lầu có 2 tầng mái nhô lên như đứng chầu ở 2 bên sân. Và sân này cũng còn 1 giải tường hoa thấp xây ngăn cách với phần ngoài.
Sắc thái kiến trúc Huế pha trộn ở nơi đây được nhận thấy rõ ở cách trang trí nội ốc, nơi kèo xà, cửa gạch, ở những thiên tĩnh (khoảng trống giữa những nếp nhà) có bầy những đá non bộ, những cửa sổ hoa bằng gỗ chạm thủng, những ví kèo chạm nhiều hình triện có giát lá, những ván gió chạm nổi văn phòng tứ bảo (cuốn thư, ống bút, nghiên mực, triệu quạt) có tô mầu thuốc rực rỡ. Với hậu cung có những cây bài vị bằng gỗ to lớn, cổ rụt được sơn son thiếp vàng cũng đáng lưu ý.
― Dinh de Xuan Quan - D.Văn Giang - P.Bắc Ninh
Le village de Xuân Quan se trouve sur la rive gauche du Fleuve Rouge.
Le đinh dédié à Triệu Đà est construit près de l'embarcadère où il passait le fleuve au cours de voyages de visite du pays.
Le đinh actuel a l'apparence d'un temple plutôt qu'un đình. Il est reconstruit dans la première moitié du 19e siècle et subit l'influence de l'architecture de Hué dans ses principaux bâtiments, parce que le maître d'oeuvre a travaillé longtemps à la capitale des Nguyễn.
Ce sont des constructions à double toiture et le rapprochement de deux toitures pour en déverser l'eau de pluie sur une même gouttière. Les galeries latérales sont décorés et ont des ouvertures traitées en style Hué.
Cependant la façade de l'ensemble du monument est une composition originale et solennelle. Elle se compose d'un pavillon à étage de trois travées et à double toiture, accompagné de deux portes en maçonnerie de briques aux deux côtés puis de deux hautes portes à mirador qui se regardent des deux bouts de la cour d'esplanade. La cour est limitée en avant par une balustrade qui la sépare des gazons du parc.
― Cầu đá, làng Vân - H.Văn Lâm, T.Hưng Yên.
Vừa ra khỏi cổng làng là chục nhịp cầu đá băng qua con sông lượn bên ria làng.
Làng Vân, H.Văn Lâm, T.Hưng Yên là 1 làng chuyên làm đồ đồng, chế tạo mâm thau, nồi đồng, lư đỉnh, siêu, ấm.
Giữa làng là 1 dẫy hồ ao, đến cuối là đình làng. Con đường chính lượn quanh ven bờ và các xóm ngõ đổ ra. Lũy tre xanh vây kín quanh làng kể cả ven bờ sông và chỉ chừa lại cổng làng mở ra cầu đá 10 nhịp băng qua sông để đi sang chợ họp không xa làng.
― Vân est 1 village qui se spécialise par la fabrication des objets en cuivre: plateau, marmite, objets de culte: brủle parfum, etc..
Une série de mares occupe le centre du village. La voie principale du village contourne ces mares et conduit à l'unique porte du village. A peine sorti de la porte on franchit une rivière par un pont en pierre de 10 travées pour aller au marché qui n'est pas loin du village.
― Làng Trằm Khúc, H.Văn Lâm, T.Hưng Yên
Một lẫm thóc vách phên trát, mái dạ tròn. Sàn gỗ có cửa mở để hứng thóc.
Lẫm thóc này được dựng bên sân, xa nhà 1 khoảng cách để đề phòng hoả hoạn.
― Village de Trầm Khúc, D.Văn Lâm, P.Hưng Yên
Un grenier s'érige dans la cour devant la maison afin d'éviter la propagation de l'incendie. Sa paroi est en torchis, sa couverture en chaume. Son plancher est sur pilotis.
― Đình làng Xuân Đào, H.Mỹ Hào, T. Hưng Yên.
Đình dựng trên gò nhô ra sông có đường đi bên kia sông có cầu bắc qua đi vào đình, có đò đánh cá, có rặng nhãn, tầu cau và có những bụi tre xanh phơ phất trong tĩnh lặng của buổi ban mai.
― Đình de Xuân Đào, D.Mỹ Hào, P.Hưng Yên.
Le đình s'élève solitaire sur une éminence de terrain qui fait saillie sur la rivière où flotte une barque de pêche.
Des marchands vont au marché à l'ombre des bambous et un piéton en marche sur le pont dans le calme du matin.
― Nghè Bóng làng Thứa, H.Mỹ Hào, T.Hưng Yên;
Nghè lập trên 1 gò cây cao bóng cả như 1 cánh rừng nhỏ có cả gốc lim, cây lá mật (ngọt) và cây ràng ràng. Bên dưới mọc chen chúc những cây móc, cọ.
Một sập thờ đá với lưng dựa và tay ngai được xây trên đỉnh gò, 2 bên trước mặt là 2 hương án tế với đôi phỗng, đôi nghê và đôi voi quỳ đều tạc bằng đá. Tường hoa thì chồng hoa thị.
Tam quan xây nguy nga với 3 nếp lầu trang trí cửa sổ chữ thọ và đứng trấn trên nhiều bậc thềm gạch cao. Tam quan xây khoảng năm 1910.
Còn 1 khoảng sân nữa với tường và bình phong mới đi ra đường cái và con ngòi lượn vòng trước mặt.
bên trái Tam quan, 1 miếu thờ chư vị được xây nép dưới chân gò nghè và xa hơn chút nữa là quán nước phục vụ khách đi đường.Gò cây nghè Bóng đã bị quân Pháp dũi huỷ năm 1949.
― L'autel boisé du village de Thứa.
L'autel s'établit sur un mamelon boisé de grands arbres et de nombreux fougères en bas. Il se compose d'un grand trône en maçonnerie d'un grand lit de camps en pierre, des tables d'offrandes, des balustrades en maçonnerie, des statues d'orants, des éléphants agenouillés, des chimères en pierre. Une cours dallé et d'un grand portique à trois ouvertures et à étages qui se signale de loin en blanc sur les feuillages verts et touffus du bois.
Situé au bord de la route Hanoi Haiphong, le portique est séparé quand même de la route par une petite esplanade et des murs de délimitation.
Un petit temple est construit près de là et plus loin une auberge est prête à recevoir des passants.
Nhớ quê.
Quê cũ Mỹ Hào, quê cũ ơi.
Bao năm xa cách chốn chân trời
Bóng nghè thấp thoáng qua hồn mộng
Phố chợ ồn ào vẳng tiếng hơi
Eo óc tiếng gà trưa nắng hạ
Trăng khuya sáo nhạc điệu chơi vơi
Ngòi xưa uốn bọc hàng tre biếc
Cố lý xa vời biết mấy mươi!
Đường Hồng Châu xe qua ngựa lại
Gò cây xanh rủ bóng nghè xinh
Tam quan ánh nước lung linh
Một toà cổ miếu mấy bình hương hoa
Quán tranh khói tỏa nóc nhà
Nẻo vào phố chợ một toà tháp cao
Men đường uốn lượn giòng đào
Theo hàng trúc biếc lần vào xóm thôn.
- Village natal nostalgique
Mỹ hào mon pays natal
dont je suis séparé de longues années,
son sacré bosquet apparaît vaguement dans mes rêves.
Le brouhaha de son marché résonne légèrement du lointain
Le chant du coq se fait entendre à midi
Le cerf volant avec sa flủte joue sa musique languissante toute la nuit au clair de lune
L'arroyo en contournant les haies de bambou s'infiltre dans les hameaux du village.
Le bosquet sacré se tient au bord de la route Hồng Châu
Il mire son portique blanc environné de feuillages verts
Le cours d'eau qui contourne devant lui
Au pied du bosquet, un petit temple brille avec ses chandeliers et ses baguettes d'encens
et une auberge laisse échapper la fumée au-dessus de son toit de paille en attendant ses clients passants.
― Đại Bi Tự (chùa làng Thứa)
Chùa thờ tiền Phật, hậu thánh (thánh Pháp Vân)
Quy mô 1 ngôi chùa cổ với đầy đủ tượng pháp. Ở chính điện, tượng thánh Pháp vân ở hậu cung, tượng Hộ Pháp và bát vị Kim cương ở tiền đường, tượng thập bát La hán ở 2 dẫy hành lang.
Chánh điện tiền đường được xây lại tương đối mới, còn hành lang và hậu đường là kiến trúc còn lại từ T.K 17.
Trên nóc nhà hậu nối lên gác chuông, cột kèo vách sàn còn nguyên từ T.K 17 với đường nét đơn giản nhưng duyên dáng như những gác chuông cất dựng trên mái nhà hậu cung của thời này.
― La pagode Thứa se remarque par le culte de Bouddha en avant et le culte du Saint (divinité des nuages) en arrière.
Les deux géants et les huit statues de gardiens se tiennent au pavillon antérieur, les dix-huit arhats aux galeries latérales.
Le pavillon antérieur et le sanctuaire sont des reconstructions récentes tandis que les galeries et le pavillon postérieur sont des architectures du 17e siècle. Sur les toits du pavillon postérieur surgit un petit clocher en bois à quatre angles retroussées, d'apparence rustique mais gracieuse.
― Đình chùa làng Thứa - H.Mỹ Hào - T.Hưng Yên
Mái hậu cung đình với ngói mũi hài rêu bạc. Con giống sành mốc xanh bạc như đồng lên nước (Di chỉ kiến trúc T.K 18).
Tam quan và tháp chùa là kiến trúc tương đối mới xây khoảng năm 1935-1940.
― Vue aérienne des toits du đinh et de la pagode du village Thứa, chef lieu du district de Mỹ Hào.
Au premier plan, c'est la toiture du sanctuaire du đình couvert de tuiles en écailles et agrémentée de poteries figurant des chimères sur les arêtiers et de feuille stylisée à l'extrémité des coins de toiture. Les tuiles et les décors en céramique prennent avec le temps la couleur verdâtre des moisissures en contraste avec le clocher et la tour de la pagode qui sont relativement nouveaux.
― Cổng ngõ Tháp, Làng Dỵ Sỹ - H.Mỹ Hào - T.Hưng yên
Làng lập ở bên quốc lộ số 5: Hà nội, Hải Dương - Hải Phòng
Các ngõ đều đổ ra phố lập ở 2 bên rìa quốc lộ.
Từ năm 1940, tình hình chính trị có nhiều biến đổi, an ninh ở thôn quê không được bảo đảm nên ở làng Dỵ Sử (làng Thứa), các xóm ngõ phải lo chuyện phòng thủ, đầu ngõ mở ra đường phố đều có cây cổng. Cổng Ngõ Tháp vì vậy được thực hiện năm 1942 nhưng đến đầu năm 1947 bị quân đội viễn chinh Pháp đóng đồn ở đây phá huỷ.
― Portique de hameau au village Dy Sy, D.Mỹ Hào, P.Hưng Yên
Le village se trouve sur le bord de la route nationale nổ5 (Hanoi-Haiphong).
Le hameau se donnent sur la rue qui longe la grande route. De 1940, des évènements menacent la vie quotidienne. Il faut élever des portes de contrôle à l'entrée de chaque hameau. Le hameau de Tháp doit en conséquence élever son portique d'entrée en 1942 par l'étudiant Nguyên Bá - lăng. Ce portique a été démoli en 1947 par les corps expéditionnaires français.
― Nhà ông ngoại - L.Dỵ Sỹ, H. Mỹ Hào, T.Hưng Yên.
Nhà gỗ 5 gian: 3 gian chính và 2 gian buồng. Cột gỗ vuông, kèo hiên chạm mai hóa long. Tường hồi xây tam cấp uốn lượn quai xanh vành chảo.
1 đầu hiên xây bể chứa nước mưa, 1 đầu xây miếu thờ thổ địa.
― La maison du grand-père maternel est une construction en bois à trois travées centrales plus deux chambres. Les colonnes sont section carrée et les boiseries de la véranda sont sculptées de dragons investis en prunier
Les murs de pignons s'élèvent en gradins arrondis.
Une citerne est construit à un bout devant la façade, un autel s'élève à l'autre côté.
― Đền thờ Đoàn Thượng tướng quân. Bần Yên Nhân -H. Mỹ Hào - T.Hưng Yên
Đoàn Thượng tướng quân là 1 trung thần cuối triều Lý. Sau khi tử trận được mai táng tại làng Yên Phú và dựng đền thờ ở ngã ba sông tại đây.
Tướng quân người làng Hồng Thị, H.Trường Tân ( phủ Thượng hồng, Hải Đông xưa ) , là con của bà vú nuôi vua Lý Huệ Tông. Nhà Lý mất, ông vạch ranh giới của châu mình để tự chiếm giữ , chống nhà Trần. Thái sư nhà Trần là Trần Thủ Độ, bề ngoài giả bộ hoà với ông, nhưng ngầm bảo Nguyễn Nộn đem binh đánh úp.
Ông bị đao chém trúng, đầu chưa đứt hẳn, ông bèn cởi dây lưng mà cột đầu lại, chạy đến làng Yên Phú (nay thuộc H.Mỹ Hào, Hưng Yên), gặp 1 cụ già áo mão chững chạc, chắp tay đứng bên lề đường mà thưa rằng: -"Tướng quân trung liệt nghĩa khí, thượng đế đã chọn người rồi đó". Đoạn chỉ một cái gò ở ấp bên cạnh mà nói -"Đó là chỗ huyệt thực của tướng quân vậy, xin người chớ quên". Đoàn tướng quân nhận chịu, đến chỗ ấy, xuống ngựa, gối giáo mà nằm. Một lát, kiến mối đùn đất lên, chôn lấp ông. Dân làng bèn lên cốt mà thờ phụng. Sau bị nước lụt, miếu đổ, tượng trôi đến làng Yên Nhân. Làng này dựng đền mới để thờ.
Trong đền có đôi câu đối của bà Đoàn Thị Điểm:
Thanh miếu tuế thời hương, lăng cốc bất khai canh hoàn cực.
Hồng châu kim cổ lộ, cương thường sức khởi vãng lai nhân.
(Khói hương thanh miều hằng năm, tiết nghĩa nêu cao đời tỏ rạng,
Đường xá Hồng Châu muôn thuở, cương thường bật sáng khách gần xa)
Cồng đền nhìn ra quốc lộ số 5 Hà nội-Hải Phòng và dựng ngay sát 1 cây cầu.
Cổng gồm 1 nhà 1 gian 2 chái, 2 cổng phụ xây gạch và 2 cây trụ ở ngoài cùng. Trong cổng chính có đắp 4 tượng quan đứng chầu mặc giáp phục, đeo binh khí và đội 1 kiểu mũ quan võ bằng đầu kín gáy. Mặt tiền toàn khu cổng được trang trí phong phú và tô mầu thuốc ngũ sắc.
Đền này đã bị hoàn toàn phá huỷ trong cuộc chiến 1947-1948.
V.T.C năm 1942
― Temple de Đoàn Thượng
Đoàn Thượng est un chef militaire fidèle à la dynastie de Ly dont il servait les derniers monarques.
Mort au champ de bataille, il est enterré au village Yên Phú et un temple est élevé en son honneur au confluent de deux rivières près de là. Le portique du temple, se dresse sur le trottoir de la route Hanoi-Haiphong à côté d'un pont. C'est un pavillon d'une travée plus deux penchants accostés de deux portes auxiliaires et deux pylônes d'apparat. Dans le pavillon se tiennent debout les statues de quatre gardiens armés et portant un casque militaire dont le haut est en plan. L'ensemble de cette entrée de temple est richement décoré.
― Đình Hiến Phạm - H.Yên Mỹ - T. Hưng Yên
Đại đình bình đồ chữ nhật nằm, kiểu cổ có sàn gỗ và con bọ đỡ dầm sàn, chấn song vây quanh dưới mái rộng vươn cong nơi đầu góc. Phía trước đại đình xây thêm nhà tiền tế. Dọc theo tường, 2 bên nhà tiền tế dựng nhiều bia đá chứng tỏ làng Hiến Phạm văn học. Làng là tổ quán của bà Đoàn Thị Điểm và họ Đoàn.
― Le đình de Hiến Phạm - D.Yên Mỹ - P.Hưng Yên.
C'est une assemblée de deux bâtiments rectangulaires. La grande salle de réunion plus vielle est munie de planchers sur pilotis et des claires-voies en bois.
Le bâtiment qui précède est la salle des prosternations, il y a de nombreuses stèles de pierre le long des murs latéraux. Ils ont tous deux de grands toits qui se retroussent aux angles. Hiến Phạm est le village natal de la poétesse Đoàn Thi Điểm.
― Chùa Thanh Xá - H.Mỹ Hào - T.Hưng Yên.
Chùa thờ Phật và thánh Pháp Vũ (Tứ Pháp)
Đặc biệt là tam quan ở đây làm tới 3 tầng mái cong và ở bậc thềm còn đôi sấu đá cổ.
Làng Thanh Xá là quê hương của họ Lê khoa bảng và Lãn Ông là tổ sư y học Việt Nam về T.K 18.
― Pagode de Thanh Xá, D.Mỹ Hào, P.Hưng Yên
C'est un temple dédié à Bouddha et au saint Pháp vũ (Génie de la pluie)
Il est à remarquer que le portique de la pagode est une construction à triple toiture et qu'il reste une paire de chimère en pierre aux marches d'entrée. Thanh Xá est le village natal de Lê Lãn Ông (18e siècle), célèbre maître de la médecine vietnamienne.
― Đền Thiên đế dựng ở làng Liêu Trung, H. Yên Mỹ, T.Hưng Yên, trên một gò cây muỗm cổ thụ , lá cành xanh tốt và nhìn xuống 1 giếng nước và dòng sông Nghĩa trụ. Tương truyền đền xây trên nhà đất của Trương Ba, vua cờ thời Trần? Đền dựng trên gò cao, đại bái và chính điện đều 5 gian 2 chái, mái cong trùng thiềm nên từ dưới đường đứng nhìn lên càng thấy vẻ nguy nga và óng chuốt của ngôi đền. Nhưng toà đại bái và điện chính làm bằng gỗ theo kiến trúc cổ truyền đã được tu sửa hồi đầu T.K 20. Duy cổng đền rất có thể là di vật của thời Mạc do Mạc Ngọc Liễn? là người đã công đức cho xây cất lại ngôi đền . Cổng làm kiến trúc 3 gian có hiên trước, hiên sau, mái trùng thiềm, tường hồi bít đốc. Tường xây gạch Bát tràng để trần miết mạch nhưng phần bên trên xây cấp tai tượng và đắp hổ phù nổi trên mặt gạch lộ vẻ dữ dằn, dọa nạt, nhưng phải công nhận là bố cục hình đắp khéo léo ,mỹ thuật.
Từ đại bái nối vào chính điện làm kiểu chữ công. Hai bên là giải vũ. Hai bên hông chánh điện mở những cửa sổ trồng gạch chữ thọ gài hoa, giắt lá khéo đẹp.
― Le temple de Thiên đế édifié au village Liêu Trung, D.Yên Mỹ, P.Hưng Yên est dédié à Indra, dieu des échecs sur l'emplacement de la maison de Trương Ba, roi des échecs au temps des Trần (14e s), après la rencontre de celui-ci avec le dieu.
Le temple est construit sur un mamelon boisé et se mire dans un étang et une rivière qui coule devant. De la route, on admire le double toit du temple qui se retrousse aux angles derrière l'imposant et original portique aux pignons décorés en haut relief d'une face de dragon. Ce portique aurait été un oeuvre de don d'un général des Mac. Mac ngọc Liễn au 16e siècle.
― Đình Trai trang - H.Yên Mỹ - T.Hưng Yên
Là 1 trong 3 đình đẹp ở sở tại, H.Yên Mỹ - T.Hưng Yên.
Hậu cung làm 1 mái góc cong vươn ngay trên tường xây gạch Bát tràng để trần mầu nâu tím miết mạch mầu xám tro. Đặc biệt ở đây là trổ cửa sổ vuông trồng gạch kiểu hoa hồi với 4 góc uốn vuông chữ triện.
― Le đình de Trai Trang - D.Yên Mỹ - P.Hưng Yên est un des trois fameux đình de Yên Mỹ. Le sanctuaire est un pavillon dont la toiture se relève aux angles et dont les murs sont de beaux appareillages de briques apparentes.
Il est à remarquer que les fenêtres des murs latéraux sont une composition de maçonnerie d'un beau et original dessin.
|
|||||