Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Đà Lạt - Et la carte créa la ville...


Đà Lạt - Et la carte créa la ville...

Đà Lạt - Et la carte créa la ville...
Da Lat expo cover
Organisée dans le cadre des festivités célébrant le 120e anniversaire de la fondation de la ville de Đà Lạt, lesquelles coïncident avec « l'Année croisée France-Vietnam 2013 », cette exposition a été conçue par le centre de l'École française d'Extrême-Orient (EFEO) au Vietnam en collaboration avec la Direction d'État des Archives du Vietnam et le musée de la province Lâm Đồng.

L'ambition de cette exposition est de mettre en dialogue les questions de préservation patrimoniale et de prospectives urbanistiques en proposant aux visiteurs une lecture cartographique de l'histoire de la ville. Si plusieurs évocations essentiellement photographiques, ont été consacrées à l'architecture coloniale de cette station d'altitude, l'histoire urbaine n'a été jusqu'alors que partiellement abordée et illustrée.

Les documents cartographiques, iconographiques et les écrits mobilisés proviennent de différents centres de documentation et d'archives implantés au Vietnam (Direction d'État des Archives du Vietnam -centres n°2 & n°4-, Musée et service de la Construction de la province de Lâm Đồng), en France (Archives nationales d'Outre-mer, Photothèque de l'EFEO, Archives de l'Institut Pasteur, Archives des Missions Etrangères de Paris, Fonds iconographique de la Nouvelle Association des Amis du Vieux Huê -avec l'accord de Jean Cousso-, Archives de l'Institut français d'Architecture -fonds Pineau avec l'accord d'Elisabeth Pineau-, Institut Géographique National, Cabinet d'urbanisme Interscene, Archives de la Congrégation Notre-Dame -couvent des Oiseaux-, archives privées de Paul Veysseyre -avec l'accord de Jacques Veysseyre-, collection privée d'Eric Jennings), en Suisse (International Congress of Modern Architecture Zurich) et au Japon (Centre of Asian Area Studies, Rikkyo University, avec l'accord de son directeur Makoto Ueda).
Présentation de l'exposition: Partie 1, Partie2, Partie 3, Partie 4
http://www.efeo.fr/base.php?code=802

Tổ chức như là một phần của lễ hội kỷ niệm 120 năm thành lập thành phố Đà Lạt, mà trùng với "Những năm  Pháp-Việt Nam 2013", triển lãm được thiết kế bởi trung tâm của Trường Pháp Viễn Đông (EFEO) tại Việt Nam phối hợp với Cục Lưu trữ Việt Nam và bảo tàng tỉnh Lâm Đồng.

Tham vọng của cuộc triển lãm này là đưa vào đối thoại các vấn đề về bảo tồn di sản và quy hoạch đô thị bằng cách cung cấp cho khách truy cập đọc bản đồ lịch sử của thành phố. Trong khi một số vấn đề nhiếp ảnh cơ bản đã được dành cho kiến ​​trúc thuộc địa của khu nghỉ mát miền núi này, lịch sử đô thị chỉ được thảo luận và minh họa một phần.

Các tài liệu bản đồ, mang tính biểu tượng và huy động đến từ các trung tâm lưu trữ và tài liệu khác nhau tại Việt Nam (Tổng cục Lưu trữ Nhà nước Việt Nam - n ° 2 & n ° 4-, Bảo tàng và Dịch vụ Xây dựng của Việt Nam). tỉnh Lâm Đồng), Pháp (Archives quốc gia ở nước ngoài, Hình EFEO, Lưu trữ của Viện Pasteur, Lưu trữ của Thừa sai Hải ngoại Paris, bộ sưu tập hình tượng của Hiệp hội mới của người bạn của -với Cũ Huế sự đồng ý của John Cousso-, Lưu trữ pháp của Viện Kiến trúc -Funding Pineau với thỏa thuận Elizabeth Pineau, Viện National Geographic, Văn phòng kế hoạch Interscène Thánh Archives Our Lady of -couvent Birds-, tài liệu lưu trữ riêng của Paul Veysseyre -với sự đồng ý của Jacques Veysseyre-, bộ sưu tập cá nhân Eric Jennings), Thụy Sĩ (hội nghị quốc tế về kiến ​​trúc hiện đại Zurich) và Nhật Bản (Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Diện tích, Rikkyo Unive với sự đồng ý của giám đốc Makoto Ueda).

THIẾT KẾ RESORT-HOTEL

RESORT

http://trelang.wordpress.com/2010/03/14/tieu-chu%E1%BA%A9n-x%E1%BA%BFp-h%E1%BA%A1ng-khach-s%E1%BA%A1n/

Resort Việt Nam, đối thủ đáng gờm tại khu vực ASEAN ?

(Nguồn: Vụ Khách sạn – Tổng cục du lịch | TueLang’s Blog)
Đặc điểm chung của resort
Resort thường được xây dựng theo hướng hoà mình vào thiên nhiên, với sân vườn, đồi núi, có không gian và cảnh quan rộng, thoáng, xanh và hạn chế mật độ xây dựng, xa khu dân cư. Nhiều resort thường hướng đến những kiến trúc cổ xưa để đưa khách về gần với thiên nhiên, tránh xa cái ồn ào của cuộc sống đô thị như bố trí những ngôi nhà cổ với mái ngói; tường gạch; cột, kèo bằng gỗ và có gam màu tối, mang vẻ cổ kính, tự nhiên Tuy nhiên, hệ thống các phòng ốc bên trong của resort được thiết kế thành từng căn hộ biệt lập, với những thiết bị hiện đại, tiện nghi. Resort khác với các cơ sở lưu trú thông thường bởi hệ thống dịch vụ liên hoàn, tổng hợp, không chỉ đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng của mà còn phát triển các dịch vụ của khách hàng như hội thảo, hội nghị, dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, luyện tập thể thao… Do vậy có khả năng thu hút nhiều đối tượng khách và kéo dài thời gian lưu trú của họ.
Bài cùng chuyên đề:

Hiện nay, mức đầu tư xây dựng một resort tốn kém hơn rất nhiều so với xây dựng một khách sạn cùng tiêu chuẩn. Theo một khảo sát của Vụ Khách sạn – Tổng cục Du lịch, tỷ suất đầu tư cho một phòng của resort trung bình là 1,6 tỷ đồng/phòng hạng 5 sao; 1 tỷ đồng/phòng hạng 4 sao; 500 triệu đồng/phòng hạng 3 sao. Giá trị nhất của resort là ở cảnh quan thiên nhiên và môi trường trong lành. Vì vậy, thiết kế xây dựng resort luôn giữ lại tối đa cây xanh. Thậm chí, việc xây dựng còn phải dựa theo địa hình, không được tàn phá thiên nhiên mà phải hoà vào thiên nhiên. Do resort mang lại những giá trị và dịch vụ hoàn hảo hơn cho khách nên giá dịch vụ tại các resort cũng khá đắt so với giá phòng khách sạn cùng tiêu chuẩn, thường từ 40$ đến 300$/phòng, tuỳ loại phòng và hạng resort. Diện tích một phòng tại resort thường từ 50m2 đến hơn 160m2, tương đương với một căn hộ, có sức chứa từ 2 đến 5 người. Lượng khách đến resort chủ yếu là khách nước ngoài, Việt kiều và những người Việt trung niên thành đạt, người có thu nhập khá,…
Resort Việt Nam, đối thủ đáng gờm tại khu vực ASEAN ?
Trên Bangkok Post, tác giả Danross cảnh báo các nhà kinh doanh resort Thái Lan nói riêng và châu Á nói chung rằng: “Resort Việt Nam sẽ là đối thủ đáng gờm đối với các quốc gia khu vực ASEAN”. Khi Danross viết những dòng này, Việt Nam cũng đang ở thời kỳ bùng nổ việc xây dựng các resost.
Các chuyên gia du lịch quốc tế khi đánh giá tiềm năng du lịch biển Việt Nam nếu so với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore thì du lịch biển Việt Nam không hề thua kém, thậm chí vượt trội về tài nguyên.
Và họ cũng dự báo, với hàng loạt các resort thanh lịch, hiện đại đang hoạt động hoặc xây dựng khắp bờ biển và vùng cao, Việt Nam đang nỗ lực trở thành một quốc gia du lịch cao cấp tại châu Á chỉ trong vài năm gần đây.
Có lợi thế trên 2.000 km chiều dài bãi biển, cùng một nền văn hóa đa dạng và sự ổn định về chính trị an ninh, nên du lịch biển luôn là một thế mạnh của du lịch Việt Nam. Chính vì thế, trong vài năm gần đây, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đông, trong khi khách du lịch trong nước có nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí tăng cao, đã kéo theo một dãy hi vọng lớn lao cho ngành kinh doanh resort Việt Nam.
Năm 1997, resort đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động, đó là Coco Beach Resort do một cặp vợ chồng người châu Âu đầu tư, khai thác tại bãi biển Mũi Né, Phan Thiết. Quy mô Coco Beach resort không lớn, chỉ với 34 phòng ngủ. Sau đó là một loạt các resort ven các bãi biển, đặc biệt những tuyến điểm như Phan Thiết, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Lạt,… ra đời.
Theo thống kê của Vụ khách sạn Tổng cục du lịch, tính đến thời điểm tháng 3 năm 2010, tại Việt Nam đã có 98 resort đăng ký đưa vào hoạt động với 8.150 phòng, trong đó 60 resort đã được xếp hạng (6 năm sao, 27 bốn sao, 20 ba sao, 3 hai sao và 4 một sao). Tuyến điểm tập trung nhiều nhất các khu resort phải kể đến Mũi Né (Bình Thuận) với 68 resort hiện đang hoạt động.
Có thể liệt kê những thương hiệu resort khá nổi tiếng như: Furama, Nam Hải (Đà Nẵng), Sài Gòn – Phú Quốc (Kiên Giang), Ana Mandara, Six Senses Hideaway, Vinpearl Land, Evason Hideaway (Nha Trang), Victoria, Sài Gòn – Mũi Né, Palmira, Blue Ocean, Coco Beach, Sea Horse, Phú Hải Resort (Phan Thiết), Life Resort (Quy Nhơn), An Bình Resort, Long Hải Resort (Bà Rịa – Vũng Tàu), Hội An Riverside, Victory (Quảng Nam), Bãi Tràm Hideaway (Phú Yên),…
Và hiện nay đã có hàng chục dự án khác đã và đang được triển khai. Những tên tuổi như Raffles, Four Seasons và Banyan Tree đều đang lên kế hoạch mở các resort tại Đà Nẵng. Công ty Banyan Tree của Singapore đang lên kế hoạch xây dựng một quần thể 7 resort rộng 300 hécta, trị giá  270 triệu USD ở ngay phía bắc Đà Nẵng. Dự án này có tên là Laguna Vietnam – một gợi ý nhắc nhở tới resort Laguna Phuket (Thái Lan). Ông Paul Chong – Phó giám đốc phát triển kinh doanh của Banyan Tree nói: “Tôi nghĩ Đà Nẵng sẽ trở thành tương tự như Phuket trong một ngày gần đây”.
Mỗi resort đều có thế mạnh riêng, từ việc thiết kế, sản phẩm, dịch vụ, phong cách phục vụ cho đến những chương trình khuyến mãi, quảng bá, nhưng có điểm chung là tạo sự đa dạng, phong phú loại hình du lịch, vui chơi giải trí tại Việt Nam. Chính hệ thống resort dày, tiềm năng phục vụ tốt đã góp phần tăng giờ lưu trú cho khách du lịch, một bài toán luôn làm đau đầu các nhà quản lý Việt Nam nhiều năm nay…
Thực tế trong hơn 10 năm qua, các resort được hình thành và đưa vào khai thác đã trở thành những lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao, góp phần đưa du lịch từng bước vươn lên, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các địa phương.
Cạnh tranh trong thị trường nội địa bắt đầu khốc liệt
Sự “bùng nổ” về số lượng không kiểm soát trong việc phát triển resort tự phát dường như đã chuẩn bị nảy sinh một “cuộc chiến” cạnh tranh dữ dội sẽ diễn ra rất gần. Dấu hiệu của tình trạng cạnh tranh nội địa trong kinh doanh du lịch ở lĩnh vực khu nghỉ dưỡng đã bắt đầu chớm thể hiện ở “thủ đô resort Việt Nam”. Mũi Né (Bình Thuận) đang là một điểm nóng trong việc tiếp cận, thu hút và giữ chân khách. Ông Trần Ngọc, Giám đốc Sài Gòn – Mũi Né Resort cho biết: “Tại tuyến điểm Mũi Né, mức độ cạnh tranh giữa các resort hiện nay đã bắt đầu gay gắt”. Nếu như trước đây khi số lượng các resort còn ít, không đủ phòng kinh doanh, thì hiện nay vào những ngày bình thường công suất phòng tại các resort cũng chỉ đạt khoảng 30%, cuối tuần khoảng 60-80%.
Tình trạng này cũng diễn ra cục bộ trong các ngày lễ, Tết tại các resort tại Bà Rịa – Vũng Tàu, tuy ở mức độ thấp hơn.
Điều này đã có dấu hiệu dự báo nhưng các nhà quy hoạch, quản lý du lịch hình như vẫn còn chưa nhận thức hết… Nếu vấn đề trầm trọng sẽ dẫn tới một nguy cơ lãng phí đầu tư rất lớn !
Bùng nổ resort vẫn tiếp tục
Thế nhưng xu thế bùng nổ resort vẫn tiếp tục ! Theo lời một lãnh đạo Tổng cục Du lịch, hiện nay có không dưới 50 dự án resort xin giấy phép, đã và đang khởi công và đưa vào hoạt động, nhất là những tuyến điểm mới tại Phú Quốc, Cam Ranh, Hội An, Đà Nẵng, Côn Đảo.
Mới đây tại Hội An, 2 resort là Falm Garden và Gold Sand đã chính thức mở cửa đón khách. Thêm đó dự án Disney Land quy mô lớn do tập đoàn du lịch Hoa Kì đầu tư tại Mũi Né đã được cấp phép, trong khi dự án xây thêm một resort quy mô lớn trên diện tích 200ha tại Phú Quốc cũng đang được Saigontourist kêu gọi đầu tư thực hiện.
Vấn đề quan trọng và đang trở nên cấp bách hiện nay là Việt Nam vẫn còn thiếu tầm trong công tác quản lý, thiếu chuyên nghiệp trong quảng bá tiếp thị hình ảnh du lịch biển và lợi thế kinh doanh resort đến với du khách quốc tế.
Tình hình kinh doanh resort Việt Nam chỉ ở giai đoạn sơ khai trên nhiều phương diện: quy hoạch, thiết kế và xây dựng, xây dựng sản phẩm, quảng bá xúc tiến, đào tạo…
Câu chuyện Phan Thiết chờ nhật thực toàn phần ?
Sự kiện nhật thực toàn phần ngày 24-10-1995 đã thu hút một lượng khách trong nước cũng như quốc tế đến Mũi Né. Từ đấy, một resort của người Pháp hình thành và đến năm 1997 đưa vào hoạt động. Năm 1998 resort đầu tiên của miền Trung là Furama (Đà Nẵng) khai trương.
Năm 2005, Luật Du lịch ra đời và có hiệu lực vào ngày 1-1-2006. Ở đấy không có một dòng nào nói đến loại hình du lịch là resort. Và lại đến đúng một năm rưỡi sau, vào ngày 1-6-2007, Nghị định 92, nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch mới được ban hành. Trong đó ở điều 17 nêu ra 08 loại cơ sở lưu trú, nhưng cũng không có khái niệm tương đương resort. Mãi đến ngày 13 tháng 3 năm 2010 Tổng cục du lịch mới mở Hội nghị để ra Thông tư 88 hướng dẫn thực hiện Nghị định 92 thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch. Ở Thông tư 88, đề mục Tiêu chí phân loại cơ sở lưu trú du lịch mới có khái niệm Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort). Mất hơn 2 năm cho một loại hình du lịch đã ra đời và phát triển trên 10 năm rồi mới được cơ quan công quyền công nhận đã cho thấy sự “sên bò” của các cơ quan quản lý liên quan…
Thế nhưng, như vậy có vẻ chưa đủ, đến nay cơ sở để đánh giá, xếp loại, thẩm định về mặt quản lý nhà nước là bộ tiêu chuẩn xếp loại thì vẫn chưa có (?). Việc thẩm định xếp hạng cho các resort thì lại căn cứ theo tiêu chuẩn của khách sạn, chất lượng, kích thước phòng, trang thiết bị và chất lượng phục vụ của nó. Do đó đã xảy ra tình trạng một số cơ sở lưu trú đã tự phong resort nhưng các cơ quan quản lý địa phương cũng chưa biết cách chế tài để xử lý (?).
Nhìn lại tiến trình trên cho thấy phản ứng khá chậm của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động du lịch trong thực tế… Sự chậm trễ này nếu đặt trong sự bùng nổ việc hình thành, phát triển resort trong 5 năm trở lại đây đã đem đến nhiều hệ luỵ khó có thể giải quyết trong ngày một ngày hai… !
Các địa phương vẫn chờ bộ Tiêu chuẩn xếp loại các cơ sở lưu trú ? Như chờ đến nhật thực chăng ?
Quy hoạch resort, bài toán vẫn còn bỏ ngỏ
Điều kiện để xây dựng một khu resort là chúng phải gắn liền với thiên nhiên, biệt lập với các khu dân cư và cần nhất là yên tĩnh. Phần lớn các resort có tính khai phá cho các địa phương ven biển miền Trung đều đảm bảo tiêu chí này, nhưng trong cơn lốc dựng resort hiện nay, nhiều nơi ressort lại bắt đầu chen chúc nhau. Chẳng hạn tại Mũi Né, các resort dày đặc bám theo trục đường 709B với lượng khách du lịch chen chúc vào các ngày nghỉ đã khiến khu vực này như là một khu phố resort. Một Giám đốc khách sạn ở đây nói với chúng tôi rằng tình trạng này buộc Công ty phải có giải pháp tìm bến mới. Ông nói điều này khi chúng tôi gặp ông đang ngắm nghía khu vực ven biển huyện Bắc Bình… Cũng vậy, Quy Nhơn Resort (Bình Định) vì được quy hoạch trên một bờ biển hẹp, quá gần với khu dân cư nên du khách bị ảnh hưởng của tiếng ồn và những hình ảnh không mấy thân thiện với môi trường dọc bãi biển.
Tình trạng chạy theo cơn lốc làm du lịch bằng resort khiến các quyết định cấp phép của các địa phương được bung ra vội vã trong khi bài toán tổng thể trong phát triển bền vững chưa được đặt ra, các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chưa đáp ứng. Khi hàng loạt resort ra đời và hoạt động dẫn đến thiếu điện, thiếu đường, thiếu các khả năng cung cấp nhu yếu cần thiết. Tại thủ đô resort Mũi Né, tình trạng bị cắt điện (có khi luân phiên, có khi bất thường) khiến nhiều resort khó khăn. Và thế là buộc họ phải tự phát xây dựng các trạm biến áp lớn nhỏ khác nhau, sử dụng nguồn điện riêng tự có với máy phát điện từ 200-400KW. Hệ quả là khi cả khu vực bị cắt điện cùng thời điểm thì thủ đô resort không còn không khí yên bình do tiếng nổ của máy phát điện. Trớ trêu thay là mùa hè, mùa nghỉ của du khách cũng trùng hợp với tình trạng thiếu điện thường xuyên ?
Trong khi Việt Nam ồ ạt cấp phép dự án nhưng đến nay vẫn còn thiếu những thương hiệu resort quy mô mang tầm quốc tế ? Những tên tuổi như Furama hay Victoria đã được Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA) xếp vào top 10 resort xuất sắc nhất khu vực vẫn còn quá ít.
Theo TS. KTS Lê Trọng Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch thì công tác đầu tư xây dựng, khai thác và kinh doanh resort tại nhiều địa phương đang bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập. Đầu tiên là sự thiếu quy hoạch tổng thể phát triển các vùng, khu vực có tiềm năng trên địa bàn, nên đã gây nên hiện tượng lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng tràn lan tại cùng một khu vực.
Từ đó xuất hiện các resort có cùng tính chất hoạt động, vừa đơn điệu vừa giống nhau về sản phẩm làm ảnh hưởng đến tính khả thi và phát triển vững bền của dự án. Chất lượng quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch chi tiết, trong đó các yếu tố sản phẩm, tài nguyên du lịch, thị trường khách, yếu tố kinh tế, tài chính, xã hội chưa được nhìn nhận, phân tích thấu đáo, nên kéo theo một số dự án thành dự án treo, gây thiệt hại cho nhà đầu tư và cả địa phương có dự án…
Trong khi đó, để xây dựng và phát triển các khu du lịch chất lượng cao, tương xứng với tiềm năng du lịch theo đúng yêu cầu và mục tiêu đặt ra thì đòi hỏi những giải pháp mang tính đồng bộ, lồng ghép, phối hợp đa ngành từ quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, quản lý đất đai, kiến trúc, bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý kinh doanh đến quản lý an toàn, trật tự xã hội.
Điều đáng nói là hầu hết các resort chỉ được đầu tư xây dựng với quy mô chỉ từ 3 – 20 ha, và thuộc loại hình cụm nhà nghỉ, khách sạn có tính chất du lịch nghỉ dưỡng là chính; các hoạt động vui chơi giải trí, các dịch vụ du lịch cần thiết khác đều như vắng bóng. Các sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đầu tư phát triển, nên còn trùng lặp, đơn điệu, tạo ra sự bất cân đối trong cung – cầu dịch vụ du lịch, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của các hệ thống
resort trong cùng tuyến điểm. Nhiều resort được bê tông hóa, và xây dựng với mật độ xây dựng quá cao, kiến trúc công trình không tương xứng với yêu cầu kinh doanh du lịch đã góp phần làm biến dạng cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là các bãi biển, khu vực đa dạng sinh học, các danh lam thắng cảnh, gây nguy cơ suy giảm và cạn kiệt tài nguyên du lịch tự nhiên. Nhiều resort đã không có biện pháp xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường chung quanh nhất là môi trường biển…
Một số nhà đầu tư tự thương lượng mua đất của cư dân địa phương xây resort và không theo một quy hoạch nào. Các resort cái thì quá lớn, cái thì chỉ khoảng 1 ha. Do quỹ đất nhỏ, nhiều resort đã lấn biển, làm cho bãi biển ngắn đi và không còn cảnh quan thiên nhiên. Mũi Né đã xuất hiện resort kiểu “da beo”, lớn nhỏ không đồng bộ.
Chuyện còn trớ trêu hơn khi gần đây, hơn chục chủ dự án đầu tư vào các khu du lịch nghỉ dưỡng bãi biển ở Tiến Thành và Thuận Quý (Bình Thuận) bất ngờ thấy bên bờ rào resort nhà mình lại có Công ty đến khởi công khai thác mỏ titan ! Sự tồn vong của những khu resort bạc tỉ này rõ là bị đe dọa nghiêm trọng. Bởi vậy, ngay sau khi dự án khai khoáng này khởi công, ông Chris Duffy – Tổng Giám đốc liên doanh Life Resort – đã tuyên bố ngừng đầu tư vào dự án Life Resort ở tỉnh Bình Thuận, vì theo ông: “Khu nghỉ dưỡng này sẽ không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc tế, khi bên cạnh nó là một dự án khai thác khoáng sản”. Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận xác nhận là Công ty Hợp Long đã được Bộ Tài nguyên – Môi trường cấp phép, nên tỉnh… đành chịu (!?)
Phát triển resort ồ ạt là một hiểm họa cho môi trường sinh thái tự nhiên ven biển
Hầu hết các resort đã đi vào hoạt động ven biển Trung Bộ và Nam Trung Bộ đều có một điểm chung là mật độ xây dựng rất dày. Từ các vệt biển tại Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, đến Nha Trang, Cam Ranh Phan Rang, Phan Thiết, Bà Rịa – Vũng Tàu… đều có mật độ xây dựng dày đặc với những khối bê tông 2-3 tầng của resort được ấn xuống bãi cát dài ven biển. Bức tranh resort Việt Nam hiện nay rất loang lổ.
PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển cho biết, trên 100 km bờ biển Quảng Nam có 80 dự án đầu tư vào du lịch, dẫn đến hệ quả là khu vực dọc biển bị “phân lô”. Ông nói: “Hội chứng xây dựng resort là một kiểu khai thác thiên nhiên sấn sổ, mang danh là du lịch sinh thái nhưng thực chất là phá hoại sinh thái”. TS Dinh phân tích: “Ở những bãi biển bình thường, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thường không có ảnh hưởng lớn. Song vùng cồn cát là một hệ sinh thái rất nhạy cảm, chỉ một can thiệp nhỏ có thể mang lại hậu họa lớn, như xói mòn, trượt cát, sụt lở và phá hủy cảnh quan”.
Việc xây dựng các khu nhà nghỉ sát biển cũng can thiệp vào chu trình bồi lấp của cát biển ven bờ, đẩy nhanh quá trình hoang mạc hóa, phá hủy môi trường và rút ngắn tuổi thọ công trình. Bờ biển bị xói lở, đất đai sẽ bị hoang mạc hóa trên diện rộng, hủy hoại hệ thống phòng thủ tự nhiên ven biển, đặt vùng duyên hải nước ta trước những thảm họa tự nhiên…
Việc quy hoạch xây dựng resort chỉ đơn thuần là phân lô, xé lẻ bờ biển và chia cho các khu resort thực sự là sự phá hoại tài sản thiên nhiên vô giá. Mũi Né là một bài học đắt giá. Đà Nẵng cũng vậy, phố và resort chen lấn dọc biển khiến biển không còn trong tầm mắt của con người. Nguy hại nhất là việc chặt phá cây rừng để san lấp mặt bằng hoặc tạo dựng cảnh quan cho các resort sẽ để lộ ra những vùng cát yếu trước sức tấn công của gió, dẫn đến hiện tượng cát bay. Những chỗ trống đó cũng trở nên bất ổn hơn, có thể sụt lở bất cứ lúc nào do thổ nhưỡng không ổn định. Thiên nhiên đã định hình từ hàng triệu năm nay có nguy cơ vì sự can thiệp thô bạo của con người. Và tất nhiên luật “nhân quả” sẽ “hiện tiền” !
Tại Mũi Né, thủ đô resort đang hứng chịu hiểm họa môi trường. Rác của ngư dân Việt Nam và cả ngư dân các nước lân cận đã thải xuống biển theo các dòng hải lưu mang lên bờ, rác và nước thải chưa qua xử lý từ 50% các resort, các nhà hàng phục vụ du khách đổ thẳng ra biển đang khiến môi trường biển vốn thanh khiết giờ đã thay đổi. Nguồn nước ngầm tại đây cũng có nguy cơ bị ô nhiễm từ các hầm nước thải, nhưng hầu hết các resort đều sử dụng nước giếng khoan…
Mặc dù, hàng năm các nhà quản lý, các chủ resort luôn quan tâm đến bảo vệ môi trường nhưng nhìn chung hiểm họa môi trường trong lành đang bị xâm hại khó thể kiểm soát hết. Sài Gòn Mũi Né Resort (Bình Thuận) đã chú ý công tác bảo vệ và gìn giữ môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp, đâu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải với công nghệ xử lý tự động, hiện đại. Sun Spa Resort (Quảng Bình) đã chú trọng ngay đến môi trường đô thị. Hệ thống xử lý chất thải ô nhiễm được đầu tư và vận hành tốt. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào hệ thống bơm để tưới cây hoặc xả vào hệ thống nước mưa. Toàn bộ khu resort dùng gaz và điện để đun nấu nên không gây ô nhiễm môi trường. Những điển hình như vậy chưa nói hết câu chuyện ô nhiễm môi trưòng do resort gây ra…
White Sand Beach Resort - Doc Let - Vietnam
 Hoạt động của các resort ở Việt Nam có những đặc điểm sau:
1. Về hình thức tổ chức kinh doanh: Các resort được xây dựng chủ yếu theo hình thức liên doanh nước ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nhờ vậy, các tập đoàn chuyên kinh doanh resort đã đem tới kinh nghiệm quản lý tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động của các khu resort.
2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Các resort được xây dựng ở các vùng biển hoặc các nơi có tài nguyên du lịch nên kiến trúc của các khu resort thường là các khu nhà thấp tầng, mang tính gần gũi với môi trường, gần gũi với thiên nhiên. Diện tích các resort thường từ 1ha – 40ha và diện tích ngày càng được mở rộng đến 300ha. Resort thường có không gian tự nhiên rộng rãi trong đó diện tích xây dựng thường chiếm tỷ lệ nhỏ.
3. Về cách thức tổ chức quản lý: Thường áp dụng theo tiêu chuẩn của các tập đoàn nước ngoài, trong đó một số resort đã áp dụng bộ phận chuyên trách quản lý công tác môi trường.
4. Về chất lượng lao động: Hầu hết các resort là cơ sở lưu trú có hạng sao cao nên chất lượng tuyển chọn nhân lực được chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ của cơ sở.
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, hoạt động của resort còn bộc lộ những hạn chế sau:
1. Các resort có vị trí gần các nguồn tài nguyên du lịch nên thường ở xa khu trung tâm, xa thành phố lớn do đó, hạn chế khả năng tiếp cận tới nguồn nước sạch cũng như khả năng cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng, chi phí vận chuyển thực phẩm và nước uống cao.  
2. Công suất hoạt động của các resort chưa cao, chịu ảnh hưởng rõ rệt của tính thời vụ trong kinh doanh do khách du lịch thường đi nghỉ vào thời điểm hè.
3. Ở một số resort, tỷ lệ người lao động địa phương còn cao nên gặp khó khăn trong vấn đề đào tạo nghề cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ. 
4. Các resort chưa triệt để đầu tư và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý rác thải.
5. Đầu tư ở các vùng xa trung tâm nên gặp khó khăn trong việc vận chuyển nguyên liệu xây dựng, chọn được thợ xây dựng nên ảnh hưởng tới chất lượng và tính chuyên nghiệp trong cơ sở vật chất của các resort đặc biệt là resort thuộc hình thức sở hữu tư nhân.
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn


TỔNG CỤC DU LỊCH
 Số:02/2001/QĐ-TCDL
     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
     Ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm2001
QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH
Về việc bổ sung, sửa đổi Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH
Bài cùng chuyên đề:

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 20/CP ngày 27-12-1992 và Nghị định số 53/CP ngày 7-8-1995 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch;
- Căn cứ Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24-8-2000 về cơ sở lưu trú du lịch;
- Căn cứ Quyết định số 107/TCDL ngày 22-6-1994 của Tổng cục Du lịch về việc ban hành tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch;
- Nhằm hoàn thiện tiêu chuẩn, bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và hiện trạng các khách sạn trong tình hình hiện nay;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khách sạn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định tiêu chuẩn và biểu điểm xếp hạng khách sạn theo 5 hạng (từ 1 đến 5 sao), đã được bổ sung, sửa đổi trên cơ sở tiêu chuẩn và biểu điểm ban hành tại Quyết định số 107/TCDL ngay 22-6-1994 của Tổng cục Du lịch.
Điều 2. Tiêu chuẩn này có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông, bà Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ của Tổng cục Du lịch, Giám đốc Sở Du lịch (Sở Thương mại – Du lịch), Giám đốc các khách sạn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH
Phó Tổng cục trưởng
(đã ký) Vũ Tuấn Cảnh
QUY ĐỊNH
Về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2001/QĐ-TCDL
ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Tổng cục Du lịch )

Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
Khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao: là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
1.Vị trí, kiến trúc
2.Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ
3. Dịch vụ và mức độ phục vụ
4. Nhân viên phục vụ
5. Vệ sinh
Khách sạn hạng càng cao, yêu cầu chất lượng phục vụ, trang thiết bị tiện nghi, số lượng các dịch vụ càng phải đầy đủ, hoàn hảo, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách.
A- YÊU CẦU CHUNG
1. Vị trí, kiến trúc
- Vị trí : Khách sạn phải được xây dựng cách bệnh viện, trường học ít nhất 100 mét căn cứ vào ranh giới giữa hai cơ sở; không được nằm trong hoặc liền kề khu vực quốc phòng, an ninh và các mục tiêu cần được bảo vệ theo quy định hiện hành.
- Thiết kế kiến trúc:
- Dây truyền phục vụ giữa các bộ phận và trong từng bộ phận dịch vụ trong khách sạn : được bố trí hợp lý, bảo đảm thuận tiện, một chiều.
- Bảng tên; hạng khách sạn; phù hiệu khách sạn (nếu có) : được đặt ở nơi dễ thấy (kể cả ban ngày và ban đêm).
- Cửa ra, vào của khách sạn : được bố trí thuận tiện, tối thiểu phải có 2 cửa, cửa dành riêng cho khách và cửa dành riêng cho cán bộ, công nhân viên phục vụ trong khách sạn.
- Chỗ để xe : Khách sạn phải bố trí chỗ để xe cho khách.
- Buồng : Diện tích tối thiểu của buồng ngủ, phòng vệ sinh (m2)
+ Buồng ngủ:
+ Buồng 2 phòng: 22 m2
+ Buồng đơn: 9 m2
+ Buồng đôi: 14 m2
+ Buồng 3, 4 giường:18 m2
+ Phòng vệ sinh:4 m2
Các khách sạn phục vụ khách với mục đích nghỉ dưỡng (nghỉ biển, nghỉ núi…) nên có diện tích để đặt thêm giường thứ 3 (trong trường hợp khách yêu cầu).
+ Sảnh : Sảnh đón tiếp (nơi có cửa ra, vào chính của khách sạn) phải đủ rộng để đón khách, phù hợp với quy mô của khách sạn.
+ Phòng vệ sinh ở các khu vực công cộng (khu vực đón tiếp, phòng ăn…) có phòng cho nam và nữ riêng.
2. Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ:  
- Hệ thống điện :
+ Độ chiếu sáng đảm bảo theo yêu cầu của từng khu vực.
+ Đèn cấp cứu để đề phòng khi có sự cố xảy ra.
+ Cung cấp điện đầy đủ 24/24 giờ cho sinh hoạt và phục vụ.
- Hệ thống nước :
+ Nước đủ cho sinh hoạt và phòng cháy, chữa cháy 24/24 giờ.
+ Cấp nước nóng : 24/24 giờ.
+ Hệ thống xử lý nước thải và chất thải, đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
- Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy : Có hệ thống báo cứu hoả và phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
- Phòng vệ sinh công cộng : có trang bị máy hơ tay, hoặc khăn tay, giấy lau tay.
3. Dịch vụ và mức độ phục vụ
Các dịch vụ được qui định theo từng hạng khách sạn và phải luôn sẵn sàng phục vụ.
4. Nhân viên phục vụ
- Về nghiệp vụ : Những người quản lý và nhân viên phục vụ phải qua đào tạo và bố trí theo đúng nghiệp vụ chuyên môn.
- Về sức khoẻ : Những nhân viên phục vụ phải qua kiểm tra sức khoẻ (có giấy chứng nhận).
- Về trang phục : Những người quản lý và nhân viên phục vụ phải mặc đồng phục đúng theo quy định của khách sạn đối với từng chức danh và từng bộ phận dịch vụ trong thời gian làm việc tại khách sạn.
5. Thực hiện các biện pháp để bảo đảm yêu cầu về vệ sinh trong các lĩnh vực sau :
+ Vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh khách sạn
+ Vệ sinh các khu vực trong khách sạn.
+ Vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ khách.
+ Vệ sinh thực phẩm.
+ Vệ sinh cá nhân (đối với nhân viên phục vụ)
B-YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỪNG HẠNG
I-Yêu cầu về vị trí, kiến trúc 
Các chỉ tiêu 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
1. Vị trí  - Giao thông thuận tiện
- Môi truờng, cảnh quan đảm bảo vệ sinh
- Giao thông thuận tiện
- Môi truờng, cảnh quan đảm bảo vệ sinh
- Giao thông thuận tiện
- Môi truờng cảnh quan sạch, đẹp
- Giao thông thuận tiện
- Môi truờng cảnh quan sạch, đẹp
- Giao thông thuận tiện
- Môi truờng cảnh quan sạch, đẹp
2. Thiết kế kiến trúc - Thiết kế kiến trúc đạt tiêu chuẩn, có thể sử dụng thiết kế mẫu - Thiết kế kiến trúc đạt tiêu chuẩn, vật liệu xây dựng tốt - Kiến trúc, xây dựng đẹp, vật liệu xây dựng tốt, nội ngoại thất được thiết kế  hợp lý - Kiến trúc, xây dựng kiểu dáng đẹp, vật liệu xây dựng chất lượng cao,  nội ngoại thất được thiết kế  hợp lý, đẹp - Kiến trúc cá biệt, kiểu dáng đẹp, vật liệu xây dựng cao cấp. Nội ngoại thất được thiết kế đẹp, trang nhã, toàn cảnh được thiết kế thống nhất
3. Qui mô khách sạn (số lượng buồng) - Có tối thiểu 10 buồng - Có tối thiểu 20 buồng - Có tối thiểu 50 buồng - Có tối thiểu 80 buồng - Có tối thiểu 100 buồng
4. Không gian xanh - Chậu cây xanh đặt ở những nơi công cộng - Có sân trời, chậu cây xanh ở những nơi công cộng - Có sân, vườn cây xanh (Không bắt buộc đối với các khách sạn ở trung tâm thành phố) - Không bắt buộc đối với các khách sạn ở trung tâm thành phố) - Có sân và vườn rộng (Không bắt buộc đối với các khách sạn ở trung tâm thành phố)
5. Khu vực gửi xe - Có nơi gửi xe cho khách ngoài khu vực khách sạn - Có nơi gửi xe cho khách ngoài khu vực khách sạn - Có nơi gửi xe cho khách ngoài khu vực khách sạn - Nơi gửi xe trong khu vực khách sạn, đủ cho 30 % tổng số buồng (Không bắt buộc đối với các khách sạn xây dựng trước ngày 1/1/1995 ) Nơi gửi xe trong khu vực khách sạn, đủ cho 50 % tổng số buồng (Không bắt buộc đối với các khách sạn xây dựng trước ngày 1/1/1995 )
6. Các loại phòng ăn, uống  - Phòng ăn
- Bar thuộc phòng ăn
- Phòng ăn
- Bar thuộc phòng ăn
- Các phòng ăn
- Bar
- Các phòng ăn Âu, Á
- Các phòng tiệc
- Phòng ăn đặc sản
- Bar
- Bar đêm (có sàn nhảy và dàn nhạc)
- Các phòng ăn Âu, Á
- Các phòng tiệc
- Các phòng ăn đặc sản
- Các bar
- Bar đêm (có sàn nhảy và dàn nhạc)
7. Khu phục vụ hành chính - Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc
- Phòng nghiệp vụ chuyên môn
- Phòng trực (chung cho tất cả các buồng  trong khách sạn)
- Phòng cho nhân viên phục vụ :
+ Phòng thay quần áo
+ Phòng tắm, vệ sinh- Kho để đồ
- Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm
Khu bếp:
Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2 m, sàn lát vật liệu chống trơnCó hệ thống thông gió tốt
- Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc
- Phòng nghiệp vụ chuyên môn
- Phòng trực (chung cho tất cả các buồng trong khách sạn)
- Phòng cho nhân viên phục vụ :
+ Phòng thay quần áo
+ Phòng tắm, vệ sinh- Kho để đồ
- Khu bếp, kho bảoquản thực phẩm
Khu bếp :
Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2 m sàn lát vật liệu chống trơn.Có hệ thống thông gió tốt
- Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc
- Phòng tiếp khách
- Các phòng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật
- Phòng trực tầng
- Phòng cho nhân viên phục vụ :
+ Phòng thay quần áo riêng cho nam và nữ
+ Phòng tắm, vệ sinh riêng cho nam và nữ- Khu giặt là
- Kho để đồ
- Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm
Khu bếp :
+Tường phải ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2 m, sàn lát vật liệu chống trơn
+Khu vực chế biến thức ăn nóng, nguội được tách riêngCó hệ thống thông gió tốt
- Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc
- Phòng tiếp khách
- Các phòng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật
- Phòng trực tầng
- Phòng cho nhân viên phục vụ :
+ Phòng thay quần áo riêng cho nam và nữ
+ Phòng tắm, vệ sinh riêng cho nam và nữ
+ Phòng ăn cho nhân viên phục vụ
- Khu giặt là
- Kho để đồ
 - Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm
Khu bếp :
+ Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2 m, sàn lát vật liệu chống trơn
+ Khu vực chế biến thực ăn nóng, nguội, bếp bánh riêng biệt
+ Trang bị đủ kho lạnh, các kho đủ thông thoáng
+ Có cửa cách âm, cách nhiệt và cách mùi, phòng đệm giữa bếp và phòng ăn.
Có hệ thống thông gió tốt
- Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc
- Phòng tiếp khách
- Các phòng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật
- Phòng trực tầng
- Phòng cho nhân viên phục vụ :
+ Phòng thay quần áo riêng cho nam và nữ
+ Phòng tắm, vệ sinh riêng cho nam và nữ
+ Phòng ăn cho nhân viên phục vụ
- Khu giặt là
- Kho để đồ
- Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm
Khu bếp :
+Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2 m, sàn lát vật liệu chống trơn
+ Khu vực chế biến thức ăn nóng, nguội riêng biệt
+ Trang bị đủ kho lạnh, các kho đủ thông thoáng
+ Có cửa cách âm, cách nhiệt và cách mùi, phòng đệm giữa bếp và phòng ăn.
Có hệ thống thông gió tốt

II- Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi
Các chỉ tiêu 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
1. Yêu cầu về chất lượng mỹ thuật các trang thiết bị trong các khu vực (tiếp tân, buồng, phòng ăn, bếp và các dịch vụ khác ) - Chất lượng đảm bảo
Bài trí hài hoà (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ :
- Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh sáng lượng khá
- Chất lượng khá. Bài trí hài hoà (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ :
- Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng bộ, chất lượng tốt
- Đồng bộ, chất lượng tốt.
Bài trí hài hoà (Tham khảo phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ :
- Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng
- Đồng bộ, chất lượng cao.
Bài trí hài hoà, thuận tiện (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ :
- Trang trí nội thất đẹp, hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng bộ, chất lượng cao.
- Đồng bộ, hiện đại, chất lượng cao, trang trí nghệ thuật, hấp dẫn (khuyến khích mang tính dân tộc). (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ :
- Trang trí nội thất đẹp, hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng bộ, hiện đại chất lượng cao
2. Yêu cầu về thảm - Có thảm trải toàn bộ trong buồng ngủ - Có thảm chất lượng cao trải toàn bộ trong buồng ngủ, hành lang, cầu thang. - Có thảm trải chất lượng cao trải toàn bộ trong buồng ngủ, hành lang, cầu thang
3. Thiết bị điều hoà thông thoáng trong các khu vực chung - Đảm bảo thông thoáng ở các khu vực - Đảm bảo thông thoáng ở các khu vực - Có điều hoà nhiệt độ ở các khu vực công cộng - Có điều hoà nhiệt độ ở các khu vực công cộng - Có điều hoà nhiệt độ trung tâm ở các khu vực công cộng
4. Hệ thống lọc nước - Có hệ thống lọc nước, có thể uống trực tiếp. - Có hệ thống lọc nước, có thể uống trực tiếp
5. Thang máy - Từ 4 tầng trở lên có  thang máy riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ và hàng hoá - Từ 4 tầng trở lên có thang máy riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ và  hàng hoá - Từ 3 tầng trở lên có  thang máy riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ và hàng hoá - Từ 3 tầng trở lên có  thang máy riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ và hàng hoá
- Có thang máy phục vụ khách bị tàn tật
- Từ 3 tầng trở lên có thang máy riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ và  hàng hoá
- Có thang máy phục vụ khách bị tàn tật
6. Trang thiết bị buồng ngủ Xem Phụ lục số 1 - Như 1 sao
Có thêm :
Đồ vải :
+ Tấm phủ chăn
+ Tấm phủ giưòng
Đồ điện :
+ Chuông gọi cửa
+ Ti vi cho 90 %
tổng số buồng, có ăng ten vệ tinh
+ Điều hoà nhiệt độ cho 90 % tổng số buồng
+ Tủ lạnh cho 90 % tổng số buồng
Các loại khác
:
+ Bàn chải đánh giầy, bàn chải quần áo
- Như 2 sao
Có thêm :
Đồ gỗ :
+ Bàn salon, 2 ghế
+ Bàn trang điểm, ghế
Đồ điện :
+ Ti vi cho 100% tổng số buồng
+ Điều hoà nhiệt độ cho 100 % tổng số buồng
+ Tủ lạnh (mini bar) cho 100% tổng số buồng
+ Thiết bị báo cháy
Các loại khác :
+ Tranh treo tường
+ Bộ đồ ăn hoa quả, dụng cụ mở bia, rượu
+ Mút đánh giầy
- Như 3 sao
Có thêm :
Đồ điện :
+ Bảng điều khiển cạnh giường (điều khiển các đồ điện)
+ Ti vi mầu với mạch VIDEO cho 100% tổng số buồng, có trung tâm phát hình của khách sạn.
+ Radio casette hoặc hệ thống nhạc trung tâm của khách sạn
+ Máy FAX cho những buồng đặc biệt
+ Ổ khoá điện từ dùng thẻ
7. Trang thiết bị phòng vệ sinh - Xem Phụ lục số 2 - Như 1 sao - Như 2 saoCó thêm :
+ Bồn tắm nằm (hoặc phòng tắm kính) cho 50 % tổng số buồng
+ Điện thoại
+ Máy sấy tóc
+ Màn che bồn tắm
+ Mũ tắm
+ Nước gội đầu
+ Dao cạo râu
+ Bông ngoáy tai
+ Túi ny lông để bỏ giấy vệ sinh phụ nữ
- Như 3 saoCó thêm :
+ Bồn tắm nằm (hoặc phòng tắm kính) cho 100 % tổng số buồng
+ Áo choàng sau khi tắm
- Như 4 saoCó thêm :
+ Bồn tắm nằm (cho 100% số buồng)và phòng tắm kính (cho 30% tổng số buồng
+ Dầu xoa da
+ Cân kiểm tra sức khoẻ
+ Thiết bị vệ sinh cho phụ nữ (biđê)
+ Băng vệ sinh phụ nữ

III-Yêu cầu các dịch vụ trong khách sạn và mức độ phục vụ
Các chỉ tiêu 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
1. Phục vụ buồng - Thay ga, gối giường ngủ 1 lần/ 2 ngày
- Thay khăn mặt, khăn tắm 1 lần/1 ngày
- Vệ sinh phòng hàng ngày, niêm phong thiết bị vệ sinh và cốc
- Nhân viên trực buồng 24/24h 
- Như 2 sao
Có thêm :
- Đặt phong bì, giấy viết thư, bản đồ thành phố
- Đồng bộ, chất lượng tốt.
Bài trí hài hoà (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ :
- Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng bộ
- Như 3 sao
Có thêm :
- Thay khăn mặt, khăn tắm 2 lần/ 1 ngày
- Đặt hoa tươi (hàng ngày)
- Đặt quả tươi (hàng ngày)
- Đặt báo, tạp chí (hàng ngày)
- Như 4 sao
Có thêm :
- Vệ sinh phòng 2 lần/ 1 ngày
2. Phục vụ ăn uống - Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 22 giờ
- Các loại dịch vụ ăn, uống : phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc với số lượng các món ăn hạn chế và các món ăn dễ chế biến; phục vụ một số loại nước giải khát thông dụng
- Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 22 giờ
- Phục vụ ăn, uống tại buồng nếu khách có yêu cầu
- Các dịch vụ ăn, uống: phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc với số lượng món ăn phong phú hơn và các loại món ăn chế biến đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với các khách sạn 1 sao; phục vụ một số loại nước giải khát
- Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 24 giờ
- Phục vụ ăn uống tại buồng nếu khách có yêu cầu
- Các dịch vụ ăn, uống : phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc với số lượng phong phú, chế biến được các món ăn có kỹ thuật cao, đảm bảo chất lượng tốt; phục vụ nước giải khát các loại (do khách sạn tự pha chế)
- Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 24 giờ
- Phục vụ ăn uống  tại buồng nếu khách có yêu cầu
- Phòng ăn đặc sản phục vụ từ 6 – 24 giờ
- Các dịch vụ ăn uống : phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc cao cấp; phục vụ nước giải khát các loại (do khách sạn tự pha chế). Món ăn, đồ uống chất lượng cao, thực đơn thường xuyên thay đổi
-  Phục vụ ăn sáng tự chọn
- Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát 24/24 giờ
- Phục vụ ăn uống tại buồng nếu khách có yêu cầu
- Phòng ăn đặc sản phục vụ từ 6 – 24 giờ
- Các dịch vụ ăn uống : phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc cao cấp, có đặc sản Việt Nam, quốc tế; phục vụ nước giải khát các loại (do khách sạn tự pha chế).  Món ăn, đồ uống chất lượng cao, thực đơn thường xuyên thay đổi
- Phục vụ ăn sáng tự chọn
3. Các dịch vụ bổ sung khác -Đón tiếp
(Reception) trực 24/24 giờ
- Nhận giữ tiền và đồ vật quý (tại lễ tân)
- Đổi tiền ngoại tệ
- Dịch vụ bưu điện gửi thư cho khách
- Đánh thức khách
- Chuyển hành lý cho khách từ xe lên buồng ngủ
- Giặt là
- Dịch vụ y tế, cấp cứu : có tủ thuốc với các loại thuốc cấp cứu thông dụng
- Điện thoại công cộng
- Điện thoại trong phòng: Gọi được liên tỉnh và Quốc tế thông qua điện tín viên
- Như 1 sao
Có thêm :
- Nhận giữ tiền và đồ vật quý (có phòng an toàn)
- Quầy lưu niệm, mỹ phẩm
- Lấy vé máy bay, tầu xe
- Như 2 sao
Có thêm :
- Cho thuê văn hoá phẩm, dụng cụ thể thao
- Phòng họp
- Phòng khiêu vũ
- Dịch vụ xe taxi (có xe ô tô của khách sạn)
- Các dịch vụ : Bán tem, gửi thư, fax, rửa ảnh, đánh máy, photocopy
- Dịch vụ thông tin
- Điện thoại trong buồng : Gọi được liên tỉnh, thành phố trực tiếp từ phòng
- Bể bơi (vùng biển)
- Xe đẩy cho người tàn tật
- Như 3 sao
Có thêm :
- Cửa hàng lưu niệm, bách hoá, mỹ phẩm (thay quầy lưu niệm mỹ phẩm)
- Phòng cắt tóc nam, nữ
- Lấy vé xem nhạc, kịch
- Giặt là lấy ngay trong ngày
- Đánh giầy, sửa chữa giầy.
- Chụp ảnh, quay Video
- Phòng hội nghị có phiên dịch
- Dàn nhạc
- Dịch vụ dịch thuật
- Câu lạc bộ giải trí
- Phòng tập thể thao
- Phòng xông hơi, xoa bóp
- Phòng y tế nhỏ
- Bể bơi
- Sân tennis (vùng biển )
- Như 4 sao
Có thêm :
- Phòng chiếu phim hoặc hoà nhạc
- Phòng hội nghị với các thiết bị phục vụ hội nghị và thiết bị dịch thuật
- Cho thuê ô tô (khách tự lái)
- Thông tin : Bưu điện và quầy thông tin
- May đo
- Dịch vụ thẩm mỹ
- Sân tennis
- Dịch vụ cho người tàn tật (tiện nghi, phòng cho người tàn tật, người phục vụ)
- Trông giữ trẻ

IV-Yêu cầu về nhân viên phục vụ 
Các chỉ tiêu 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
1. Chuyên môn, nghiệp vụ,   hình thức Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc)
- Trình độ văn hoá :  Đại học
- Trình độ chuyên môn :
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn tối thiểu 3 tháng
+ Đã công tác tại khách sạn tối thiểu 1 năm
- Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng (bằng B), đủ khả năng giao tiếp
- Hình thức bên ngoài : không có dị tật, có khả năng giao tiếp
Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc)
- Trình độ văn hoá :  Đại học
- Trình độ chuyên môn :
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn hoặc quản lý kinh tế du lịch tối thiểu 3 tháng (nếu không phải là đại học chuyên ngành)
+ Đã công tác tại khách sạn tối thiểu 1 năm
- Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng(bằng B), đủ khả năng giao tiếp
- Hình thức bên ngoài : không có dị tật, có khả năng giao tiếp
Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc)
- Trình độ văn hoá :  Đại học
- Trình độ chuyên môn :
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn hoặc quản lý kinh tế du lịch tối thiểu 6 tháng (nếu không phải là đại học chuyên ngành)
+ Đã tham gia công tác quản lý (từng phần) trong khách sạn tối thiểu 2 năm
- Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng (bằng C), giao tiếp thông thạo
- Hình thức bên ngoài :  không có dị tật, phong cách giao tiếp lịch sự, sang trọng
Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc)
- Trình độ văn hoá:  Đại học
- Trình độ chuyên môn :
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn hoặc quản lý kinh tế du lịch tối thiểu 1 năm (nếu không phải là đại học chuyên ngành)
+ Đã tham gia công tác quản lý (từng phần) trong khách sạn tối thiểu 3 năm
- Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng ở mức độ thông thạo
- Hình thức bên ngoài :  không có dị tật, phong cách giao tiếp lịch sự, sang trọng
Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc)
- Trình độ văn hoá: Đại học
- Trình độ chuyên môn :
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn hoặc quản lý kinh tế du lịch tối thiểu 1 năm (nếu không phải là đại học chuyên ngành)
+ Đã tham gia công tác quản lý (từng phần) trong khách sạn tối thiểu 3 năm
- Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng ở mức độ thông thạo
- Hình thức bên  ngoài : không có dị tật, phong cách giao tiếp lịch sự, sang trọng
Đối với nhân viên phục vụ : - Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản) : 90%
- Ngoại ngữ : Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng trong phạm vi giao dịch
- Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục vụ)
Đối với nhân viên phục vụ : - Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản) : 95%
- Ngoại ngữ : Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng trong phạm vi giao dịch
- Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục vụ)
Đối với nhân viên phục vụ : -Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản) : 100%
- Ngoại ngữ : Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng ở mức độ thông thạo
- Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục vụ)
Đối với nhân viên phục vụ : -Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản) : 100%
Ngoại ngữ : Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng ở mức độ thông thạo
Riêng tiếp tân viên, điện thoại viên, Maitre d’ Hotel (mét-đô-ten) : biết 1 ngoại ngữ thông thạo và 1 ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp
- Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục vụ)
Đối với nhân viên phục vụ : -Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản) : 100%
- Ngoại ngữ : Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng ở mức độ thông thạo
Riêng tiếp tân viên, điện thoại viên, Maitre d’ Hotel (mét-đô-ten) : biết 2 ngoại ngữ ở mức thông thạo
- Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục vụ)
- Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục vụ)
2. Chất lượng và thái độ phục vụ - Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ tốt - Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ tốt - Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ tốt - Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ rất tốt, tận tình, chu đáo luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của khách - Chất lượng phục vụ hoàn hảo, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của khách.


Phụ lục 1
TRANG THIẾT BỊ NỘI THẤT BUỒNG KHÁCH SẠN 1 SAO
1- Đồ gỗ 
- Giường ngủ
- Bàn đầu giường
- Tủ để quần áo
- Bàn và ghế ngồi làm việc (có thể đặt thêm gương để làm bàn trang điểm)
- Bàn trà, ghế
- Hộp màn (trong trường hợp có muỗi)
- Giá để hành lý
2- Đồ vải 
- Đệm mút có vải bọc
- Ga trải giường
- Gối
- Chăn len có vỏ bọc
- Ri đô che cửa 2 lớp (vải mỏng màu sáng, vải dầy màu tối )
3- Đồ điện 
- Điện thoại
- Đèn đầu giường
- Đèn bàn làm việc
- Đèn phòng
- Ti vi cho 80 % số buồng
- Điều hoà nhiệt độ cho 80 % số buồng (còn lại dùng quạt điện )
- Tủ lạnh cho 80 % số buồng
4- Đồ sành sứ, thuỷ tinh 
- Bộ ấm chén uống trà (nếu khách có yêu cầu )
- Phích nước (nếu khách có yêu cầu )
- Cốc thuỷ tinh
- Bình nước lọc
- Gạt tàn thuốc lá
5- Các loại khác 
- “Mắt thần” trên cửa buồng
- Dây khoá xích (khoá an toàn cho phòng ngủ)
- Mắc treo quần áo (để trong tủ )
- Dép đi trong nhà (mỗi giường một đôi )
- Sọt đựng rác
- Túi kim chỉ
- Túi đựng đồ giặt là
- Cặp da đựng : các ấn phẩm quảng cáo dịch vụ trong khách sạn và giá cả, danh bạ điện thoại, nội quy khách sạn, nội quy về số lượng trang thiết bị, bảng không quấy rầy

Phụ lục 2
TRANG THIẾT BỊ PHÒNG VỆ SINH KHÁCH SẠN 1 SAO
(Trong buồng ngủ của khách)
 
- Chậu rửa mặt (Lavabo)
- Bàn cầu bệt có nắp
- Vòi tắm hoa sen di động
- Vòi nước nóng, lạnh (hoà được vào nhau)
- Giá kính trên lavabo ( hoặc bệ đá )
- Gương soi (trên Lavabo)
- Giá treo khăn mặt, khăn tắm
- Khăn mặt và khăn tắm
- Mắc treo quần áo khi tắm
- Xà phòng tắm
- Cốc đánh răng
- Bàn chải đánh răng, kem đánh răng
- Hộp đựng giấy vệ sinh và cuộn giấy vệ sinh
- Sọt đựng rác nhựa có nắp

Phụ lục 3
CHẤT LƯỢNG TRANG THIẾT BỊ CỦA TỪNG HẠNG KHÁCH SẠN
(Dùng để tham khảo)
Loại trang thiết bị Khách sạn loại 1, 2 sao Khách sạn loại 3, 4, 5 sao
 I- Buồng
1- Đồ gỗ Có thể dùng đồ bán sẵn, không bị sứt, xước …, đồng mầu với các trang thiết bị khác trong phòng (không nên dùng bàn, ghế nhựa) Gỗ chất lượng cao (tẩm, ướp, sơn, ép…)ép. Thiết kế kiểu dáng đẹp, đồng bộ về màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ và đồng màu với các trang thiết bị khác trong phòng, thể hiện được sự sang trọng, lịch sự
2- Đồ vải - Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng, không để xảy ra tình trạng bị ố, thủng…
- Ri đô 2 lớp : Lớp dầy có thể dùng bằng vải thun- Tấm phủ giường có thể dùng vải thun
(Ri đô, tấm phủ giường phải cùng gam mầu, phù hợp với mầu trang thiết bị khác và mầu của tường)- Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông trắng, không để xẩy ra tình trạng bị ngả mầu
- Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng, không để xảy ra tình trạng bị ố, thủng…
- Ri đô 2 lớp : Lớp dầy có thể dùng bằng vải thun- Tấm phủ giường có thể dùng vải thun (Ri đô, tấm phủ giường phải cùng gam mầu, phù hợp với mầu trang thiết bị khác và mầu của tường)
- Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông trắng, không để xẩy ra tình trạng bị ngả mầu.
- Đệm : Dùng loại dầy 20 cm, độ đàn hồi tốt
- Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng
- Ri đô 2 lớp : Lớp dầy có thể dùng bàng vải thô, cứng; lớp mỏng bằng ren trắng.
- Tấm phủ giường bằng vải thô dầy (hoặc trần bông)
- Thảm mịn, có khả năng chống cháy (Ri đô, tấm phủ giường, thảm trải phải cùng gam mầu, phù hợp với mầu trang thiết bị khác và mầu của tường)
- Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông trắng, có in chìm biểu tượng và tên  của khách sạn
3- Đồ điện Có thể sử dụng điều hoà (2 chiều) riêng cho từng phòng,  không có tiếng ồn, không bị rò rỉ; vô tuyến có thể dùng loại 14 Inch; tủ lạnh 50 lít.
Các loại đồ điện luôn đảm bảo hoạt động tốt.
Nên dùng điều hoà trung tâm, vô tuyến từ 21 Inch trở lên, tủ lạnh nhỏ 50 lít.
Các loại đồ điện nên sử dụng đồ của các hãng có chất lượng tốt  và rất tốt.
4- Đồ sành sứ, thuỷ tinh - Cốc, tách có thể sử dụng loại bán sẵn, nhưng cần đảm bảo sự đồng bộ
- Lavabo, bồn tắm, bàn cầu có thể sử dụng hàng sản xuất tại địa phương, không để tình trạng bị ố, nứt.
- Cốc, tách nên sử dụng loại men trắng, có in biểu tượng, tên của khách sạn
- Lavabo, bồn tắm, bàn cầu nên dùng men trắng của những hãng  sản xuất có chất lượng tốt và rất tốt.
 II- Phòng ăn
1- Đồ vải Khăn trải bàn bằng vải coton trắng Khăn trải bàn bằng vải coton trắng
2- Dụng cụ ăn, uống - Bát, đĩa, chén… có thể dùng đồ bán sẵn, đảm bảo đồng bộ, không để tình trạng bị sứt - Bát, đĩa, chén… nên dùng loại men trắng, có in biểu tượng, tên của khách sạn. Có lưu ý tới tính chất của  từng loại phòng ăn mà sử dụng cho phù hợp
- Thìa, dĩa nên dùng bằng Inox (nên có một số lượng nhất định thìa, dĩa bằng bạc để dùng trong những bữa tiệc sang trọng)
- Đũa ăn nên dùng bằng nhựa
3- Đồ gỗ (bàn ghế) Có thể dùng đồ bán sẵn (không nên dùng đồ nhựa) Dùng gỗ có chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp. Đặc biệt đối với ghế ngồi ăn nên dùng ghế bọc đệm, màu sắc trang nhã, hài hoà, thể hiện được sự sang trọng, lịch sự.
 III- Tiếp tân (chủ yếu là đồ gỗ) - Bàn ghế trong khu vực tiền sảnh có thể dùng đồ mua sẵn - Quầy tiếp tân nên dùng bằng gỗ chất lượng cao (tẩm, ướp, sơn, ép…) kiểu dáng đẹp.
- Bàn ghế trong khu vực tiền sảnh  nên  dùng bàn, ghế salon, đệm bọc vải thô, màu sắc, hài hoà, trang nhã
 IV- Bếp - Bàn sơ chế, chế biến, dụng cụ nấu luôn đảm bảo sạch sẽ. - Bàn để sơ chế, chế biến nên bọc bằng Inox
- Dụng cụ nấu luôn đảm bảo độ mới, sạch.

Tiêu chuẩn khách sạn 6 – 7 sao

Khách du lịch thường quen với khách sạn 4 sao, 5 sao nhưng cũng có khách sạn quảng cáo là 6 sao, 7 sao…
Có gì đặc biệt ở đó? Ai công nhận?
Xem hình
 
Bài cùng chuyên đề:

Thế giới hiện chưa có một tiêu chuẩn cụ thể, đồng nhất và chính thức nào về việc phong sao khách sạn.
Tiêu chuẩn Úc, hoạt động theo AAA Tourism thì khách sạn 5 sao phải có dịch vụ phòng, dịch vụ concierge (như vé máy bay, gửi đồ, cung cấp bản đồ, gọi xe cho khách), phải có các trang thiết bị đẹp, có nhiều loại phòng… Ở Anh thì ETC (English Tourism Council’s) cũng quy định chung chung phòng phải rộng, nhân viên chuyên nghiệp, không gian sang trọng…
Mỗi nước có những tiêu chuẩn riêng và những tiêu chuẩn ấy vẫn chỉ là một sự cố gắng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng và nâng cao tiêu chuẩn về sản phẩm du lịch nước mình. Ở Việt Nam, Tổng cục Du lịch có ban hành quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn từ năm 2001.

Trên thế giới có một số khách sạn 6 sao và 7 sao, đương nhiên là cũng không theo những tiêu chuẩn đồng nhất nào. Những khách sạn ấy được hiểu là đã được xây dựng rất sang trọng, khác biệt để mọi người có thể thưởng lãm, ngắm nhìn nhưng không thể bắt chước. Các trang thiết bị độc đáo, mắc tiền, có thể đặt thủ công từng thứ một như chiếc giường trị giá hàng chục ngàn USD, những chiếc gối lông êm mượt hay tấm thảm dệt tay từ sợi thiên nhiên.
Khách sạn đang được quảng cáo là 6 sao và sẽ tiến đến 7 sao Buri Al Arab ở Dubai. Đây là một khách sạn được xây dựng trên một vịnh biển, theo mô hình một chiếc thuyền buồm ngự trị trên những lượn sóng biển. Khách sạn cao 321m, bao gồm 202 suite (chỉ có phòng thượng hạng). Khách sẽ được đón trên một chiếc Roll – Royce, được mời chọn lựa trong danh sách 13 loại gối thượng hạng để bảo đảm một giấc ngủ ngon và thực đơn của nhà hàng sẽ được lập ra bởi yêu cầu của khách. Một số phòng có thang máy riêng, cầu thang dát vàng, phòng chiếu phim, thảm lông báo…
Khi nguyên thủ quốc gia hay chính khách đến Việt Nam, mỗi khách sạn 5 sao thường lựa ra một người phục vụ (người này được phép lên tầng nhưng chưa chắc được tiếp xúc với khách) gọi là butler. Butler thường phải vượt qua rất nhiều vòng kiểm soát gắt gao về tay nghề và cả lý lịch bởi các nhân viên an ninh, lãnh sự. Ở khách sạn Buri Al Arab, butler có mặt 24/24 giờ và mỗi vị khách đều là nguyên thủ quốc gia.
Campuchia cũng có khách sạn 6 sao Amansara ở đường Norodom Sihanouk, giá phòng 700 USD/đêm, bao gồm tiền xe và tài xế đưa bạn đến các đền đài Angkor. Một điều không thể thiếu ở khách sạn 6 sao là công tác check-in phải chất lượng cao, và đội ngũ tiếp tân luôn thường trực nụ cười trên môi. Xếp hàng chờ nhận phòng ở quầy tiếp tân là điều không thể chấp nhận ở các khách sạn này. Check-in phải tiến hành từ trước khi khách đến khách sạn.
Đương nhiên những tiêu chuẩn trên không được định ra bởi bất cứ một tổ chức quốc tế hay hiệp hội khách sạn nào, nhưng các khách sạn 6 và 7 sao sẽ tự đặt ra để tự đáp ứng khách hàng của mình bằng trang thiết bị, dịch vụ cực kỳ độc đáo. Và đôi khi, cái “sao” (star rating) là một phần trong tiếp thị nhằm định vị khách hàng, vị trí trên thị trường và cả… giá cả nữa!
Một chuyên gia nhận xét: Khách sạn 6 sao chính là sự kết hợp của design và sự xa xỉ.
* Xếp hạng khách sạn căn cứ vào đâu?
Khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao: là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
1. Vị trí, kiến trúc
2. Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ
 3. Dịch vụ và mức độ phục vụ
4. Nhân viên phục vụ
5. Vệ sinh
* Quy định về thiết kế kiến trúc
Khách sạn 4 sao: Kiến trúc, xây dựng kiểu dáng đẹp, vật liệu xây dựng chất lượng cao, nội ngoại thất được thiết kế hợp lý, đẹp.
Khách sạn 5 sao: Kiến trúc cá biệt, kiểu dáng đẹp, vật liệu xây dựng cao cấp. Nội ngoại thất được thiết kế đẹp, trang nhã, toàn cảnh được thiết kế thống nhất.
* Quy định về chất lượng và thái độ phục vụ
Khách sạn 4 sao: Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ rất tốt, tận tình, chu đáo luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của khách.
Khách sạn 5 sao: Chất lượng phục vụ hoàn hảo, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của khách.
(Ban hành theo Quyết định số 02 /2001/QĐ-TCDL 27/4/2001 của Tổng cục Du lịch).
Champa resort&Spa -Giao thoa văn hóa kiến trúc Chăm - Việt
http://nhavietdng.vn/cms/index.php?option=com_content&view=article&id=167:champa-resort-aspa-giao-thoa-vn-hoa-kin-truc-chm-vit-&catid=66:cong-trinh-resort&Itemid=59

Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp đẹp của dải đất bờ biển miền trung, với bàn tay xếp đặt tài tình của kiến trúc sư đã làm nổi bạt cái bản sắc của kiến trúc bản địa với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh. Điều thú vị là sự vay mượn hình thức kiến trúc tôn giáo cổ, thể hiện trong công trình du lịch nghỉ dưỡng như thể loại resort đương đại có vẻ rất hợp lý qua việc cách tân hình khối và sử dụng vật liệu, mầu sắc tinh tế. Không gian và hình thức thẩm mỹ của Resort đã đem lại sự thư giãn lý tưởng cho du khách, mặt khác vẫn thể hiện sự sinh động của văn hóa bản địa kết hợp nhuần nhuyễn với bối cảnh thiên nhiên núi dốc, với những dãy đá nổi bật trên bờ biển cát vàng.
-----------------

Biệt thự khu nghỉ dưỡng độc đáo

Nguồn : Sưu tầm
Khu resort được thiết kế kiến trúc độc đáo, lấy cảm hứng từ yếu tố tự nhiên "lá", các biệt thự sang trọng nằm gần các bãi biển tuyệt đẹp, nó có một điểm tuyệt vời. Được thiết kế với kết cầu bền vững, mái nhà đón nước mưa để sử dụng trong nhà, và nội thất được sử dụng các chất liệu tự nhiên như gỗ, đá và vải . Nội thất được trang trí với đồ gỗ nhỏ gọn, bọc hoàn hảo và vị trí chiếu sáng dễ chịu tạo cảm giác một bầu không khí mát và yên tĩnh.
http://my.opera.com/tuvanthietkekientruc/blog/?startidx=50


----------------
Những khu nghỉ mát ở Đông Dương Nov 25, '09 3:50 PM
for everyone
Theo tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 07/2009

Cảm hứng từ hình khối kiến trúc đền tháp Chàm và văn hóa Chămpa ,đặc trưng bởi đường nét kiến trúc đậm văn hóa Chăm, kèm theo các tiện nghi sang trọng và hiện đại, khu nghỉ dưỡng Champa resort & spa là một quần thể công trình nghỉ dưỡng tiêu chuẩn cao đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí và khám phá văn hóa của du khách trong những năm gần đây.

Champa Resort and Spa nằm trên khu đất rộng 14 ha trải dài theo bờ biển, lưng công trình tựa vào núi, tiếp giáp với đường ven biển, cảnh quan tuyệt đẹp từ Sông Cầu đến Quy Nhơn. Toàn bộ Resort bao gồm khu khách sạn 64 phòng nghỉ và spa đều được thiết kế từ những chất liệu của văn hóa kiến trúc Chămpa như: các thức vòm, kiểu dáng mái cho đến vật liệu đất nung, mạch vữa xám để trần, các tượng trang trí và phù điêu. Sự đồng điệu của resort là hoàn toàn hợp lý với bối cảnh tự nhiên và văn hóa đặc trưng địa phương. Người kiến trúc sư đã chắt loại và tái hiện được vẻ đẹp của nền văn minh Chămpa đã mất, chỉ còn sót lại qua những di tích nổi tiếng quanh vùng như Tháp Ðôi, Tháp Bánh ít, Tháp Dương Long...





Khu nghỉ dưỡng nước nóng ở vùng núi nước Áo / aqua dome

aqua-dome-designboom-06
Kienviet.net – Tọa lạc tại khu nghỉ mát trên núi vùng Austrian, công trình được tổ hợp từ các khu nghỉ dưỡng có kiến trúc góc cạnh phản ánh hình dáng những ngọn núi nơi đây.
g9
Hồ bơi nước nóng lộ thiên hình cái bát ngửa nổi cao trên mặt đất.
Hồ bơi nước nóng lộ thiên hình cái bát ngửa nổi cao trên mặt đất.
Khu du lịch này có thể chứa 350.000 lượt du khách mỗi năm.
Một tòa tháp hình nón ở trung tâm kết nối với 3 hồ bơi xung quanh.
Một tòa tháp hình nón ở trung tâm kết nối với 3 hồ bơi xung quanh.
Ngoài ra còn có một hồ bơi dài 25m dành riêng cho trẻ em. Tổng cộng 2.200m2 cơ sở vật chất này nằm trên một khu vực có nguồn nước nóng từ một hồ chứa nằm sâu khoảng 1.865m dưới mặt đất.
aqua-dome-designboom-04
Không gian nội thất sang trọng , hoàn hảo, và đương nhiên cảnh quan tuyệt vời bên ngoài là không thể bỏ qua. Từ các khu nhà nghỉ dưỡng có thể ngắm nhìn quan cảnh tuyệt đẹp xung quanh.
aqua-dome-designboom-06

Nhìn từ hướng nam…
Nhìn từ hướng nam…
Nhìn từ phía Bắc của khu phức hợp…
Nhìn từ phía Bắc của khu phức hợp…
Khu nghỉ mát nằm trong một thung lũng xanh mát…
Khu nghỉ mát nằm trong một thung lũng xanh mát…

Gam màu trung tính ,thư giãn được chọn trang trí trong các Spa
Gam màu trung tính ,thư giãn được chọn trang trí trong các Spa
VIệc sử dụng vật liệu đá và gỗ là tinh thần xuyên suốt trong nội thất của khu phức hợp.
VIệc sử dụng vật liệu đá và gỗ là tinh thần xuyên suốt trong nội thất của khu phức hợp.
Không gian nội thất có tầm nhìn ra cảnh quan xung quanh
Không gian nội thất có tầm nhìn ra cảnh quan xung quanh
Một khu vực ngồi nghỉ giải lao
Một khu vực ngồi nghỉ giải lao
Một khu nghỉ khác được ốp gỗ trần
Một khu nghỉ khác được ốp gỗ trần

Poster Khách Sạn Lang-Bian Palace – Dalat
Đây là một tài liệu trích từ Công Báo pháp được phát hành vào dịp triển lãm thuộc địa tại Pháp Quốc vào năm 1931, mời các bạn đọc qua để biết thêm sự tìm tòi nghiên cứu của bác sĩ Gaide tại Đông Dương thời thuộc địa – không đề cập đến những tên tây thuộc địa khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động của dân bản xứ - còn có những tìm tòi nghiên cứu của một số bác sĩ, khoa học gia đã biến những nơi trên Đông Dương thành những khu nghỉ mát nổi tiếng.
Bài viết của bác sĩ Gaide, Tổng thanh tra Y tế và Vệ Sinh tại Đông Dương.

Những khu nghỉ mát ở Đông Dương

Từ khi chiếm đóng Đông Dương, hầu như giới chức thẩm quyền của quân đội có ý muốn giảm bớt quân số, chỉ giử lại số quân trú đóng ở các thành phố vì khí hậu nhiệt đới đã làm suy yếu sức khoẻ và gởi đi an dưởng một số quân ở những nơi có điều kiện khí hậu như ở chính quốc… Vì thế, Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa đã ấn định vào năm 1904 những chỉ đạo về việc thành lập những khu nghỉ mát ở miền biển và cao nguyên.
Cũng vì thế theo quyết định vào năm 1905, một tổ chức được thành lập tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) dành cho những người dưởng bệnh thiếu máu và những người cần phục hồi sức khoẻ của vùng Nam phần (Cochinchine) và trạm nghỉ mát vùng biển Sầm Sơn cho những người thuộc vùng Bắc phần (Tonkin). Củng cùng lúc đó, những công việc tìm kiếm được khởi công và đã chọn lựa các trại nghỉ mát vùng cao như vùng núi Tam Đảo ở Bắc phần và vùng cao nguyên Đà Lạt về phía nam Trung phần (Annam).
Nhờ vào phát triển kinh tế ở thuôc địa, công việc nới rộng hệ thống đường sá và việc tìm kiếm những danh lam thắng cảnh, những địa danh khác cũng được khám phá như những thắng cảnh đã tìm được lúc ban đầu và dần dần được chiếu cố với nhiều khách châu âu vảng lai tấp nập, hoàn thành mục tiêu mà những khu nghỉ mát nầy được thành lập, nói cách khác là giảm được số người buộc phải trở về cố hương và bảo đảm cho họ những ngày ngụ cư lâu dài. Thế là vùng cao nguyên Lang Bian (Lâm Viên), núi Bana và dảy Bockor trở thành những trạm nghỉ mát vùng biển và vùng núi.
Chính quyền chịu trách nhiệm trước hết về việc xây cất những khách sạn mà người khai thác và quản lý được trợ giúp tài chánh lúc ban đầu sau đó thì tự túc điều hành công việc. Những mảnh đất đai chung quanh được phân phối miễn phí đã nhanh chóng mọc lên những ngôi nhà vi-la xinh xắn. Những nhà nghỉ mát nầy được thăm viếng đi lại thường xuyên do một đội ngũ xe khách với sự trợ giúp tài chánh của chính quyền đưa đón.


Sau đây là lời bình phẩm của Bác sĩ Gaide về những nhà nghỉ mát (vào năm1931).
Sầm Sơn
Việc thành lập nhà nghỉ mát vùng biển nầy tiến hành cùng một lúc với nhà nghỉ mát tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu).
Photobucket

Bải đá thuộc khu nghỉ mát Sầm Sơn.
Sau một vài lần thử nghiệm vào những năm 1905 và 1906, khu dưỡng bệnh mà những căn nhà đã bị một trận bảo lớn phá hủy và bị bỏ quên. Thật vậy, những người bệnh nhân sốt rét nặng và bị nhiễm trùng đường ruột không thích hợp với không khí sống động ở vùng biển nầy: một số bệnh nhân không những lành mà cơn bệnh lại trở nên trầm trọng hơn buộc họ phải bỏ dở thời gian nghỉ ngơi.
Photobucket

Bải biển Sầm Sơn vào thập niên 30.
Từ đó Sầm Sơn chỉ được coi là một nơi nghỉ mát. Tắm trong làn nước trong sạch, với gió thổi từ vũng lớn và trải dài theo bờ cát trắng mịn ; Sầm Sơn là một trong những bải biển đẹp nhất ở Đông Dương.
Bải biển nầy tiện ích cho một số người mà nguồn thu nhập vừa phải muốn đến nghỉ ngơi một thời gian ở bờ biển, không cần thiết phải đối đầu với tầng lớp thượng lưu.
Le Bockor – Khu nghỉ mát ở Kam-pu-chia
Khu nghỉ mát ở Kam-pu-chia, Le Bockor được mở cửa từ năm 1917 do ộng cựu công sứ Baudoin trông coi, cách thành phố Kampot 42 kí-lô-mét trên vịnh Xiêm La. Nằm trên dảy núi Voi ở cao độ 1000 mét, Bockor được lợi thế ở sự kết hợp giửa núi và biển và một thứ khí hậu hoang sơ làm cho một số khách vãng lai một cách thích thú.
Photobucket

Khu nghỉ mát Bockor với khách sạn Grand Hôtel.
Khu nghỉ mát được xây dựng trên vùng núi đá, thon gọn nhưng cũng đủ có một số mặt bằng để xây những căn nhà nho nhỏ với khoảng vườn, khu chơi ngoài trời, sân đánh tennis, v.v. Vị trí khu nghỉ mát thường bị gió thổi mạnh. Người ta chọn địa điểm nầy vì có một cái nhìn thật hoành tráng về phong cảnh chung quanh. Những công trình chính là khách sạn Grand Hôtel, dảy nhà Công Sứ ngự trị trên bờ núi thẳng đứng, đối diện về phiá tây nam và vùng nước rộng mênh mông vòng quanh bán đảo mà chỉ có vài đám mây mỏng thỉnh thoảng che khuất cái nhìn. Đó là «Bờ biển ngọc mắt mèo» được gọi theo mầu sắc chung quanh khu nghỉ mát nầy.
Photobucket

Khách Sạn Grand Hôtel vừa mới hoàn thành xây dựng.
Những nơi cần thăm viếng:
Khu Bellevista có cái nhìn hoành tráng khi thời tiết trong sáng cho phép, nhìn thấy được toàn bộ bờ biển Kam-pu-chia, từ vùng biên giới nam Việt Nam đến biên giới Xiêm La.
6 ki-lô-mét đàng sau lưng Bockor là một thác nước: nước chảy vào một động đá mà người ta không thể đo được chiều sâu.
Khu nghỉ mát Bockor được lai vảng trong mùa khô, tối đa là 6 tháng từ tháng 11 cho đến hết tháng 4.
Bockor hiện nay được nhiều người châu âu cư ngụ ở Kam-pu-chia, ở Nam phần Việt Nam cũng như một vài người thái thăm viếng giúp cho việc xây dựng thêm dể dàng một hải cảng, là khu cảng Réam (sau nầy mở rộng thành cảng Kompong Som và đổi thành tên Shihanoukville) và khu nghỉ mát nho nhỏ. Trên dảy núi trong nhưững vùng được thiên nhiên che chở, khu nghỉ mát chính được xây dựng trên cây số 22 nằm trên vùng cao.
(Bockor được xem là một vị trí chiến lược và bị Khmer Đỏ chiếm đóng trong nhiều năm trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, nay bị bỏ hoang).
Cap Saint Jacques - Vũng Tàu
Là khu nghỉ mát đầu tiên được xây dựngnên do sự chú ý của nhiều người kể từ khi chiếm đóng bán đảo Đông Dương.
Photobucket

Hình chụp Vũng Tàu từ trên không vào năm 1937.
Sau nhiều lần thử nghiệm với những đoàn lính mệt mỏi với các bệnh thổ tả và kiết lỵ, vùng Cap bị bỏ rơi cho đến cuối năm 1904. Kể từ đó, một thông tư gợi ý xây dựng một nhà điều dưỡng cùng một với lúc với những công trình vệ sinh hoá toàn khu vực. Nhưng thiếu hụt tài chánh, việc xây cất khu nhà điều đưỡng đang dở dang bị hủy bỏ.
Năm 1912, chính quyền mua lại một phần của khu nhà điều dưởng và trang bị lại thành một khách sạn nghỉ mát dành cho các công chức.
Photobucket

Bải trước hay bải dừa (Baie de Cocotiers) ở Vũng Tàu vào thập niên 30.
Cap Saint Jacques nối liền với Sài Gòn trên 123 ki-lô-mét đường bộ thật tốt. Ngày nay nó đã trở thành nơi tắm biển được ưa chuộng nhất của cư dân Sài Gòn và cũng là một cứ điểm quân sự quan trọng. Bải tắm nằm giữa một vũng xinh đẹp được gọi là «bải dừa» (còn gọi là bải trước), giửa 2 ngọn đồi mà khung cảnh hoà hợp với thiên nhiên. Cap được gió mát thổi vào muà mưa đem lại mát mẻ suốt muà hè.
Bana
Với cao độ 1467 mét, núi Bana được xem là hoành sơn phiá đông của dẩy núi An-nam-mít (Trường Sơn). Nằm dọc theo đường chim bay, 25 ki-lô-mét từ bải biển Tourane (Đà Nẳng). Người ta có thể đến bằng 28 ki-lô-mét đường bộ, sau đó nhờ vào những người khiêng kiệu đi suốt 20 ki-lô-mét trong muà nghỉ hè từ tháng 5 qua đến tháng 9.
Chính vào năm 1900 mà ông Doumer đã giao phó cho Đại Úy Debay nhiệm vụ khảo sát khu vực để thiết lập một nhà dưởng bệnh với khoảng cách tối đa trong chu vi 150 ki-lô-mét từ Tourane và Huế.
Photobucket

Hình chụp xưa và nay của khu nghỉ mát Bana.
Bởi nhiều lý do mà nguyên nhân chính là khu vực quá nhỏ hẹp, không đủ chổ để xây một khu nhà dưởng bệnh rộng lớn, dự tính nầy bị hủy bỏ. Vào năm 1919, một khu dưởng bệnh nhỏ hơn được xây dựng và bao phủ chung quanh bởi những căn nhà chòi dọc theo con đường núi.
Trạm nghỉ mát được xây trên chỏm núi dài ngoằn nghèo với cao độ 1400 mét dọc theo những nhà chòi nơi mà người ta có một cái nhìn ra quang cảnh hùng vỉ xinh đẹp và cũng là điểm thu hút chính của khu nghỉ mát. Quang cảnh được nới rộng từ xa ở phiá bắc với những núi đồi và phiá nam với phong cảnh đầy thu hút quyến rũ. Khi trời đẹp, người ta có thể thấy toàn bộ bải Tourane với vùng cát trắng chứa đầy những chiếc ghe bập bềnh trên làn sóng như những đốm đen li ti, đáng được để ý đến.
Tam Đảo
Tam Đảo được biết đến vào năm 1904. Người ta tìm ra một vòng đai núi ở cao độ 912 mét còn được gọi là Thác Bạc, phù hợp cho việc xây dựng một khu nghỉ mát miền cao. Từ Hà Nội, người ta có thể đến Tam Đảo một cách dể dàng, hoặc bằng đường sắt đến Vĩnh Yên (54 ki-lô-mét), hoặc bằng xe ô-tô (85 ki-lô-mét với 3 giờ đi đường).
Photobucket

Khu nghỉ mát Tam Đảo nhìn từ trên không.
Khách sạn ngay trên lối vào, nằm cheo leo trên một mỏm núi nơi mà thác nước tẻ ra 3 dòng cao 130 mét.
Thời gian tốt nhất để nghỉ ngơi tại Thác Bạc từ tháng 6 đến giửa tháng 9.
Photobucket

Khu nhà nghỉ mát tại Tam Đảo.
Khí hậu ở Tam Đảo thuộc loại khí hậu cao nguyên trung bình, rất trường lực và sống động, nếu như Tam Đảo không đem lại nhiệt độ mát mẽ như các vùng cao nguyên có độ cao hơn thì ngược lại khu nghỉ mát nầy lại thích hợp thường thường cho những trẻ con và người lớn bị chứng thiếu máu.
Chapa (Sapa)
Khu nghỉ mát nầy được thành lập vào năm 1915. Được thiết kế để đón nhận lần đầu tiên là những người lính đến nghỉ ngơi hoặc nghỉ bệnh.
Photobucket

Khu nghỉ mát Chapa vào thập niên 30.
Chapa nằm giửa vùng núi có tính chất như dảy núi Alps (Alpes) trên cao độ 1500 đến 1600 mét. Qua cửa ngỏ đường bộ từ Lào Cai hoặc đường sắt với 33 ki-lô-mét đường mà xe có thể lưu thông được. Đường dốc lên tới trạm nghỉ mát xuyên qua khu rừng tre khổng lồ và những rừng trống mọc đầy những cây chuối hoang. Dưới khu rừng mọc đầy cây dương sỉ tạo nên phong cảnh đẹp cho du khách chiêm ngưởng.
Đồ Sơn
Photobucket

Bải biển Đồ Sơn nhìn từ trên không.
Photobucket

Thuyền buồm đánh cá ở Đồ Sơn vào thập niên 30.
Khu nghỉ mát nầy sau một thời náo nhiệt lúc ban đầu dần dần đả bị bỏ quên vào khoảng năm 1904 và 1905, được thay thế bởi khu Sầm Sơn. Tuy nhiên khu nghỉ mát nầy còn được chiếu cố đến bởi vị trí địa lý và thuận lợi hơn cho những cư dân âu châu trên miền Bắc phần, đặc biệt là những cư dân ở Hải Phòng (cách đó 22 ki-lô-mét).
Photobucket

Điểm thu hút khách du lịch ở Đồ Sơn là di chuyễn bằng kiệu.
Photobucket

Một toán phu kiệu đang nghỉ ngơi.
Là một bán đảo hẹp mà toàn bộ phong cảnh chạy dài từ bắc đến nam chắn giửa là những tảng núi nhỏ nhô ra như những nắm vú, ngăn cách nhau bởi những bải cát nhỏ. Người ta di chuyễn từ bải nầy qua bải kia bằng nhửng kiệu ghế được những phụ nữ khuân vác. Khách du lịch lấy làm tiếc vì phương tiện di chuyễn nầy đã biến mất chỉ còn lại qua những hình ảnh trên bưu thiếp mà trước đó đã là một ưu điểm thu hút rất nhiều du khách.
Đà lạt
Chính vào năm 1897 mà miền cao nguyên Lang-Bian được bác sĩ Yersin khám phá và sau chuyến thăm viếng của Toàn Quyền Paul Doumer, ông ta đã quyết định thiết lập khu an dưởng cho tất cả cư dân âu châu. Một sứ mạng đặc biệt còn được gọi là «Mission du Lang Bian» được giao phó cho Đại Úy Guynet vào tháng 4 năm 1899 để xây dựng một con đường từ Lang Bian đổ xuống vùng biển (Cảng Ninh Chử  gần Phan Rang). Ngươi Bác sĩ trong nhiệm vụ nầy là ông Tardif, đã quyết định chọn Đà Lạt thay vì chọn Dankia là nơi xây cất khu an dưởng trong tương lai.
Photobucket

Thành phố Đà Lạt nhìn từ trên không về phía khách sạn Lang Bian Palace.
Nhưng không may vì nhiều lý do, dự tính nầy bị hủy bỏ và không được theo đuổi nữa. Mãi đến năm 1916, Toàn Quyền Roume mới chấp thuận trích ngân qủy một số tiền để xây dựng khu nghỉ mát miền núi.
Việc xây 2 con đường song song đã giúp cho sự thiết lập trạm nghỉ mát một cách nhanh chóng, đặc biệt là việc xây cất một khách sạn rộng lớn đầy đủ tiện nghi và một khách sạn thứ hai được xây tiếp đó với nhũng dẩy nhà phụ và những biệt thự dành cho công nhân viên chức hành chánh.
Photobucket

Lang Bian Palace (nay là Hôtel Sofitel) là một trong những biểu tượng của Đà Lạt.
Và như thế kể từ năm 1930, thành phố Đà Lạt được xem là một thành phố xinh xắn, sạch sẻ và được trông nom đặc biệt của Sở Y tế Vệ Sinh.
Với một đường sắt đặc biệt có răng cưa sẽ hoàn tất nay mai, từ Krongpha đến Đà Lạt - Đường đến cao nguyên Lang Bian sẽ hoàn toàn được bảo đảm bởi con đường sắt nầy nằm trong tầm tay của người đông dương và du khách. Thật vậy, Đà Lạt đã là một khu nghỉ mát miền cao nguyên to lớn đầy tiện nghi của vùng Đông Dương, sẽ trở thành một cách hiển nhiên là thành phố nghỉ mát hiện đại và dể chịu nhất của Viển Đông.
«…Avec l'achèvement très prochain du chemin de fer à crémaillère - de Krongpha à Dalat même -  l'accès du plateau complètement réalisé par la voie ferrée sera mis à la portée de tous les indochinois et même des étrangers. En effet; Dalat, qui est déjà la plus grande station d'altitude et la plus confortable de l'Indochine, deviendra sans doute la plus  moderne et la plus agréable de tout l'Extrême Orient.»
(Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được khởi công xây dựng từ đầu thế kỷ trước – là một loại đường sắt chế tạo đặc biệt răng cưa leo núi đưa du khách lên cao độ gần 1.500 mét từ đồng bằng, hoàn thành vào năm 1932 và khai thác đến năm 1972 tạm ngưng vì chiến tranh, được khởi động lại sau khi miền nam VN được giải phóng năm 1975 và tái sử dụng được vài tháng - bị chính quyền cách mạng ra lệnh ngưng và phá bỏ tuyến đường từ năm 1976 – Xem loạt bài từ Krong Pha (Việt Nam) đến Furka (Thụy Sĩ) đăng trên blog).
Nguồn: Belle Indochine - CAOM  - Hoài Anh.
http://fbuis.multiply.com/journal/item/87/87
---------------------------------------------------------------------------------------------

KHACH SAN .rar

  506,265 KB
http://www.4shared.com/rar/QCb4a7WM/KHACH_SAN_1.html 
http://www.4shared.com/rar/QCb4a7WM/KHACH_SAN_1.html
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hotels & Resorts design.part1.rar

http://www.4shared.com/get/KBfdIXZv/Hotels__Resorts_designpart1.html 

Hotels & Resorts design.part2.rar

http://www.4shared.com/get/cLurDgNK/Hotels__Resorts_designpart2.html

 

ECO-RESORTS: PLANNING AND DESIGN FOR THE ...

f3.tiera.ru/1/genesis/575-579/.../10b9b876054c92fd03276476272cb121
should be utilised in the resort plan and design to work with the environment rather than against it. 2. Eco-resorts: Planning and Design for the Tropics ...

http://f3.tiera.ru/1/genesis/575-579/576000/10b9b876054c92fd03276476272cb121