Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Lời khẩn cầu của rừng-La prière de la forêt

Lời khẩn cầu của rừng

Đà Lạt xưa không chỉ nổi tiếng với thác Cam Ly, rừng Tình Ai, hồ Than Thở, thác Prenn, hồ Xuân Hương, vòng Săn bắn, mộ ông bà quận công Nguyễn Hữu Hào, các trại ấp trồng rau nên thơ; xa hơn là thác Gougah, Suối Vàng... mà còn được ghi nhận như là nơi cư dân có sự quan tâm tốt đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Xin cung cấp một tư liệu là một bức ảnh (+) do một cư dân Đà Lạt đương thời (năm 1942) ghi lại về một tấm bảng gỗ cao độ 1,2 m rộng 0,8 m đặt tại một gốc thông lớn ngay đầu con đường dẫn lên mộ ông bà Nguyễn Hữu Hào (thân phụ và thân mẫu của Nam Phương hoàng hậu, vợ cựu hoàng Bảo Đại). Tấm bảng gỗ trong bức ảnh này (xem ảnh) gồm hai mảnh; mỗi mảnh do hai, ba miếng gỗ thông ghép lại. Trên đó ghi một bài thơ (?) bằng tiếng Pháp mang nội dung rất thú vị về vấn đề bảo vệ môi trường.
Xin ghi lại như là một phản hồi ủng hộ bài Đà Lạt nóng báo TS ngày 6-3-2007.
Loi khan cau cua rung


(+) Bức ảnh do ông Lương Hòe chụp. Trước năm 1943, ông Hòe là cư dân Đà Lạt; hiện ông ở tại xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Việt Báo (Theo_TuoiTre) 
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Loi-khan-cau-cua-rung/40190560/157/
"Arbre, quel est ton nom?"
 
 

"Je suis la chaleur de ton foyer, par les froides nuits d'hiver,
 Je suis l'ombrage ami, lorsque brûle le soleil d'été.
Je suis la charpente de ta maison, la planche de ta table.
 Je suis le lit dans lequel tu dors et le bois dont tu fais tes navires.
Je suis le manche de ta houe et la porte de ton enclos.
Je suis le bois de ton berceau et de ton cercueil.
Je suis l'arbre à pain, l'ombrage de ta justice.
 Je suis le calme et la détente lorsque tu es stressé.
Je suis l'ami, le paysage, le compagnon de vie.
 Je suis l'attache de ton sol, la source de ton air.
Je suis, tu es, nous sommes, création du vivant.
Ecoute ma prière. Respecte-moi. Aime-moi."

 adaptation d'un ancien texte yougoslave, La prière de la forêt. 
http://le-blog-du-bucheron.over-blog.com/article-la-priere-de-la-foret-69352879.html 

La Prière de la Forêt




Je viens de lire dans les numéros 320 et 322 de la revue Xua và Nay (Hier et aujourd'hui) - une revue sur l'histoire - deŭ articles sur la ville de Dalat (sud Vietnam). On y a publié la photo d'un panneau montrant le poème "Prière de la Forêt". Le panneau devait exister dans les années 1930. Vu les ravages du temps et des évènements, il n'existe plus depuis longtemps, mais un ancien habitant de Dalat, M. Luong Hoe (encore vivant, 95 ans) en a copié le texte dans son carnet. Le texte a été reproduit dans la revue. Nul ne connait ni le nom de l'auteur, ni son origine.

Par intérêt à la culture francaise, j'ai essayé de chercher par le moteur de recherche Google et je suis tombé sur 2 sites reproduisant ce poème. Je suis très heureŭ de lire le texte en clair et avoir la confirmation de son existence.

Les deŭ administrateurs des sites aŭquels je me suis adressé, m’ont répondu qu’il s’agit d’un poème soit recopié d’une revue sans mention de l’auteur, soit transmis oralement par un vieŭ bûcheron voilà une vingtaine d'années. Une seule indication, c’est qu’il figure sur la porte d’entrée du pavillon yougoslave, à l’exposition universelle de 1937 à Paris.

Il est intéressant de noter que le souci de la protection de l’environnement date depuis plus de 70 ans.

J’ai le plaisir de vous présenter la photo du panneau représentant le poème et sa transcription faite par l’ancien habitant de Dalat (identique au texte figurant sur le site internet)




LA PRIÈRE DE LA FORÊT


Homme !
Je suis la chaleur de ton foyer
par les froides nuits d’hiver,
l’ombrage ami
lorsque brûle le soleil d’été.
Je suis la charpente de ta maison,
le plancher de la table.
Je suis le lit dans lequel tu dors
et le bois dont tu fais les navires.
Je suis le manche de la houe
et la porte de ton enclos.
Je suis le bois de ton berceau
et de ton cercueil.
Ecoute ma prière,
Ne me détruis pas !
-------------------------------------------------------


TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ “LỜI NGUYỆN CỦA RỪNG”
 
Trần Đăng Hồng
 
Khi còn là sinh viên tôi đã thích bài thơ “La prière de la forêt” – “Lời nguyện của rừng”, mặc dầu tôi chỉ là sinh viên canh nông. Ở Miền Nam vào thập niên 50 và 60, bất cứ sinh viên hay chuyên viên thủy lâm nào cũng thuộc bài này.
 
Homme !
Je suis la chaleur de ton foyer
par les froides nuits d’hiver,
l’ombrage ami
lorsque brûle le soleil d’été.
Je suis la charpente de ta maison,
le plancher de la table.
Je suis le lit dans lequel tu dors
et le bois dont tu fais les navires.
Je suis le manche de la houe
et la porte de ton enclos.
Je suis le bois de ton berceau
et de ton cercueil.
Ecoute ma prière,
Ne me détruis pas !
 
 
            Tại Pháp, bài này xuất hiện đầu tiên trên một bích chương của Nam Tư (Yougoslavia) trong một triển lảm quốc tế tại Paris năm 1937. Tuy nhiên, theo các nhân chứng của giới chuyên viên Thủy Lâm Việt Nam, thì bài thơ này đã xuất hiện tại Việt Nam vào những năm đầu của thập niên1930. Bài thơ này được ghi trên bảng gỗ và được trưng bày ở hai nơi, một ở cổng chính Nha Thủy Lâm Miền Nam ở đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu), và Sở Thủy Lâm Đà Lạt có dựng một tấm bảng gỗ to ghi bài thơ này ở Cam Ly, trên đường vào Trung Tâm Thực Nghiệm Lâm Học Manline, cạnh phần mộ của ông Nguyễn Hữu Hào, tức thân phụ của Hoàng Hậu Nam Phương, Ba vợ của Vua Bảo Đại. Cụ Lương Hòe ở Đà Lạt, nay đã 98 tuổi, còn giữ bức ảnh của bảng gỗ này:  
image
Bảng gỗ ghi bài thơ tại Đà Lạt
 
Sau khi xuất hiện ở Pháp năm 1937, bài này được dịch sang tiếng Anh:
 
THE PRAYER OF THE FOREST
Man, I am the warmth of your home in the cold winter night, and the protective shade when summer’s sun is strong.
I am the framework of the roof to your house and the top of your table, the bed in which you sleep and the timber with which you fashion your boat.
I am the handle to your hoe and the door to your hut.
I am the wood of your cradle and the boards of your coffin.
I am the bread of your kindness and the flower of beauty.
Hear my prayer: “Destroy me not”!
Trong chuyến tham quan Ấn Độ năm 1960, Gs Lê Văn Ký, trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao và trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn, cũng thấy bài thơ này trưng bày tại nhà ăn sinh viên thuộc Trung tâm nghiên cứu và giáo dục lâm nghiệp Dehra Dun (Forest Research Institute and College).
            Vậy ai là tác giả của bài thơ nỗi tiếng này. Trong chuyến tham quan các Trung tâm nghiên cứu và Trường đại học lâm nghiệp ở Liên bang Đức năm 1962, tại Trường Đại học Freiburg, GS Lê Văn Ký đọc trong một tờ báo Lâm nghiệp cũ tại thư viện một bài thơ tựa đề “Das Gebet des Waldes” (Lời cầu nguyện của rừng) mà tác giả là Hannes Tuch.
O Mensch,
Ich bin deiner Wande Warme,
Wenn der Winter wind Weht
Bin schirmender Schatten, Wenn die Sommer Sonn Sengt!
Ich bin der huntende Helm deines Hauses,
Die Tafel des Tisches!
Ich bin das Bett, das dich Birgt,
Bin das Holz deiner Segelnden Schiffe!
Ich bin der Wachter des Wassers,
Der Hirte der Hindin,
Bin der Stab, der dich Stutzt,
Und der Wehrer des Windes!
Ich bin der Arm deiner Axt,
Das Tor und die Tur deines Hauses.
Ich bin die Wand deiner Wiege und das Brett deiner, Bahre.
Bin raunende Rune,
Und das Klingende Klangholz der Klampfr,
Ich bin das Brot und die Gute!
Erhor meine bitte:
Zerstore mich nicht!
 
Hannes Tuch là một cán sự lâm nghiệp, sinh ngày 2.11.1906, sống ở Kreis Warburg, Westphalie, Tây Đức. Ông còn là thi sỉ và nhà sưu tầm đồ cổ và sản xuất các loại mặt nạ, v.v. GS Ký có liên lạc với Hannes Tuch và được xác định ông là tác giả của bài thơ nỗi tiếng quốc tế này.
Như vậy từ bài gốc tiếng Đức này, bài thơ được dịch ra làm nhiều ngôn ngữ, mà đọc giả chính là giới sinh viên và chuyên viên Thủy Lâm trên khắp thế giới với tôn chỉ chính là bảo vệ rừng.
 
           
Tại Việt Nam, bài thơ tiếng Pháp này được phỗ biến trong giới chuyên viên Thủy Lâm, nói lên tôn chỉ nghề nghiệp là bảo vệ rừng. Bài này cũng được nhiều người dịch ra tiếng Việt, nhưng nỗi tiếng nhất là của B.B, tức Kỹ sư Thủy Lâm Bùi Bá, khoảng năm 1952. Ông sinh năm 1918 và mất vào năm 1991, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nông Lâm Brévié Hà Nội năm 1940, cùng thời với GS Lê Văn Ký. Kỹ sư Bùi Bá theo kháng chiến chống Pháp, sau 1954 ở lại Miền Bắc, đã giữ chức Vụ trưởng Vụ Lâm nghiệp thuộc Bộ Lâm nghiệp và sau đó là chuyên viên cao cấp tại Bộ ở Miền Bắc. Bài dịch của Kỹ sư Bùi Bá như sau:
 
Người có biết những đêm đông giá lạnh, ta bốc hơi ấm lửa hun nồng
Người có biết, những ngày nắng gắt, ta cho tàng mát rượi ánh thiều nung,
Người có biết, dưới sườn nhà đồ sộ, ta cho người dầu dải nắng mưa chan;
Người có biết, trên nếp giường êm ấm, người nương ta an giấc điệp mơ màng
Người có biết, kìa con thuyền vượt sóng, ta đưa người du ngoạn khắp năm châu,
Người có biết, nọ chuôi cày xới đất, ta vun cây cho nẩy nở hoa màu
Chính ta đã rước người vào cuộc thế, trong chiếc nôi âu yếm mẹ đưa ru
Rồi ta sẽ tiển người khi vĩnh biệt, làm áo quan ấm áp giấc nghìn thu
Người hởi người, nghe lời ta cầu nguyện,
Chớ hại ta mà vủ trụ u sầu.
Để ta sống, ta điều hoà mưa nắng, hoa xinh tươi cây cối nẩy thêm tươi,
Để ta sống, ta ngăn luờng vủ bảo; chận cát bay làn gió bốc tung trời
Để ta sống, ta đùn mây quyện gió, gieo mưa tuôn đầm ấm cỏi trần gian
Để ta sống, ta cản dòng nước lủ, cứu nhân dân cơn thuỷ nộ lầm than
Ta là Mẹ của muôn nền hưng thịnh, làng hưng phong xây dựng nước hưng phong
Ta tô điểm non song nên gấm vóc, cây xanh cao lá biếc lớp trùng trùng
 
Vì sống ở Miền Bắc, Kỹ sư Bùi Bá không dám để tên thật, mà chỉ để với bút hiệu B.B, chỉ có thân hữu lâm nghiệp thân thiết mới biết tác giả là Bùi Bá. Bài này bị vào quên lãng ở Miền Bắc, ngay cả chuyên viên Thủy Lâm cũng không ai nhớ đến. Mãi đến 1957, sau khi Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc ở Miền Nam được thành lập (1955), Kỹ sư Thủy Lâm lão thành Nguyễn Hữu Đính ở Huế gửi tặng trường bảng Danh từ Lâm Học Pháp Việt, cùng với bài thơ “Lời cầu nguyện của rừng” của Kỹ sư Bùi Bá. Hai tài liệu này được KS Đính mang từ Bắc về, sau khi đi dự một hội nghị về lâm nghiệp ở miền Bắc trước khi đất nước chia đôi 1954. Kễ từ đó, bài thơ “Lời cầu nguyện của rừng” của Bùi Bá được phổ biến rộng rãi trong giới sinh viên và chuyên viên Lâm Nghiệp ở Miền Nam.
Mãi tới 1982, KS Bùi Bá ghi thêm 2 câu thơ dịch từ 2 câu thơ đầu của bài thơ nỗi tiếng “La Forêt” của Claude Adhémar André Theuriet (8 October 1833 - 23 April 1907);
 
La forêt
Au plus profond des bois,la Patrie a son coeur;
Un peuple sans forêt est un peuple qui meurt,
C'est pourquoi tous, ici, lorsqu'un arbre succombe,
Jurons d'en replanter un autre sur sa tombe...
Thành:
Người hởi!
Hồn Tổ Quốc ngự giữa rừng sâu thẩm
Rừng điêu tàn là Tổ Quốc suy vong
 
André Theuriet còn có bài thơ bất hủ “Không có quá khứ thì chẳng có tương lai” (Sans passé il n’y a pas d’avenir).
Năm 1996, nhân khi thấy tình trạng phá rừng quá trầm trọng ở Việt Nam, nhà văn Võ Hồng dịch bài “La prière de la forêt” mà Ông đã thấy năm 1945 trên bảng gỗ tại Cam Ly Đà Lạt để kêu gọi và nhắn nhủ thanh niên Việt Nam hãy ý thức bảo vệ rừng (Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 21/7/1996). Tiếng gọi của ông bay vào hư vô.
Ở Pháp có câu nói: “Rừng có trước con người, sa mạc đi theo sau con người” (Les forêts précèdent les peuples, les déserts les suivent”. Thật là chí lí! Con người chính là nguồn hủy diệt rừng và sa mạc hóa đất đai.
Tôi thuộc loại “hâm mộ” bài thơ dịch của KS Bùi Bá, mặc dầu tôi là dân Canh Nông, và tôi đắc ý nhất về 2 câu thơ cuối cùng này “Hồn Tổ Quốc ngự giữa rừng sâu thẩm, Rừng điêu tàn là Tổ Quốc suy vong ».  Có lẽ KS Bùi Bá đã thấy hay đã tiên đoán trước sự việc nên mới thêm 2 câu này sau 30 năm (1952 – 1982). Chắc chắn ông có chủ ý.
Đã đành rằng “con người” hủy diệt rừng. Nhưng ai là “con người” phá hủy rừng nhiều nhất. Thật đáng thương cho các dân tộc thiểu số sống trong rừng, họ không có tiếng nói, họ bị xua đuổi để sống trong chốn đèo heo gió hút, để nhường lại mảnh đất phì nhiêu nơi đồng bằng cho “con người” mạnh hơn họ, để nay lại phải mang tiếng là kẻ phá hoại rừng với kỹ thuật “đốt rừng làm nương rẫy” trong đời sống du canh của họ. Nhưng, so với các kỹ thuật canh tác khác, đây là một kỹ thuật rất “bạn” (friendly) với thiên nhiên, vì chỉ 2-3 vụ canh tác, họ dời đi nơi khác và đất rẫy được thành rừng trở lại.
Các tường trình mới đây cho biết chính các nhà đại tư bản, bản xứ hay nước ngoài, thỏa hiệp với cơ cấu chánh quyền địa phương hay trung ương, khai phá tài nguyên dưới rừng mới thật sự là nguồn phá hủy rừng. Như ở Phi Châu, Angola chẳng hạn, Trung quốc đã làm chủ hầu hết các cánh rừng bạt ngàn, ủi đào, tàn phá môi trường để khai thác quặng mỏ. Tại rừng Amazon Nam Mỹ các công ty dầu lửa, mỏ vàng, uranium, v.v. xô đuổi dân tộc thiểu số vốn quen sống trong rừng, để khai thác tài nguyên tiềm tàng dưới rừng. Tại Indonesia, các nhà đại tư bản phá rừng để trồng cây “dừa dầu” (oil palm) để sản xuất xăng sinh học. Các chính phủ này cũng nhân danh phát triển kinh tế, nhân danh gia tăng lợi tức GDP cho quốc gia và dân chúng, nhưng thật sự chỉ có một thiểu số hưởng lợi. Đại đa số dân chúng chỉ hưởng hậu quả của phá hủy môi trường thiên nhiên và vẫn nghèo đói. Sự cách biệt giàu nghèo trong xã hội ở những quốc gia này càng ngày càng cách biệt.
 
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyen Xuan Thu (2009) – La prière de la forêt. http://www.ipernity.com/blog/xuanautuno32/120851
2. GS Lê Văn Ký & KS Huỳnh Minh Bảo (1998). Về bài thơ Lời cầu nguyện của rừng. http://onthay.tumblr.com/post/190695955/ve-bai-tho-loi-cau-nguyen-cua-rung
3. Võ Hồng (1996). Lời cầu nguyện của rừng.Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 21/7/1996
 
Các bài cùng chủ đề của tác giả:
1.      Rừng và tài nguyên VN.http://www.trandang.net/Default.aspx?g=posts&t=291
2.      Flora and fauna of Vietnam:
3.      Tản mạn cùng thầy cô:
http://www.trandang.net/Default.aspx?g=posts&t=82
 
Reading, 9/2010
Trần Đăng Hồng
http://myweb.tiscali.co.uk/hbtdp/_private/Tan%20man%20ve%20bai%20tho%20Loi%20Nguyen%20Cua%20Rung%20-%20Tran%20Dang%20Hong.htm



V bài thơ Li cu nguyn ca rng
Tác giả: HUỲNH MINH BẢO, LÊ VĂN KÝ
Trong ngành lâm nghiệp hầu như ai cũng biết hoặc nghe nói đến bài thơ Lời cầu nguyện của rừng của tác giả B.B, nhưng chưa được biết xuất xứ và chưa có được trọn vẹn bài thơ này. 
http://www.dalat.gov.vn/web/Portals/0/TULIEU-SACH/rungchieu.jpgB.B tức kỹ sư Bùi Bá, sinh năm 1918 và mất vào năm 1991, tốt nghiệp Trường Cao đẳng nông lâm Brévié Hà Nội năm 1940. Ông đã giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ lâm nghiệp thuộc Bộ lâm nghiệp và sau đó là chuyên viên cao cấp tại Bộ. 
Được biết giáo sư Lê Văn Ký, hiện giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Thủ Đức) biết rõ xuất xứ về bài thơ Lời cầu nguyện của rừng, và được phép của giáo sư, chúng tôi xin đăng tải về nguồn gốc bài thơ mà giáo sư đã sưu tập được (*). 
Trường Quốc gia Nông - Lâm - Mục khai giảng vào tháng 12 năm 1955 gồm có ba ngành Nông - Lâm - Súc. Năm 1957, anh Nguyễn Hữu Đính, kỹ sư thủy lâm lão thành ở Huế, có gửi tặng trường bảng Danh từ lâm học Pháp Việt cùng với bài thơ Lời cầu nguyện của rừng của anh Bùi Bá; hai tài liệu này anh Đính đã mang từ Bắc về khi đi dự một hội nghị về lâm nghiệp ở miền Bắc. Sau đây là nguyên văn bài thơ: 
Người hỡi! 
- Người có biết, những đêm đông giá lạnh, ta bốc hơi ấm lửa hun nồng; 
- Người có biết, những ngày nắng gắt, ta cho tàn mát rượi ánh thiêu nung; 
- Người có biết, dười sườn nhà đồ sộ, ta cho người dầu dãi nắng mưa chan; 
- Người có biết, trên nếp giường êm ấm, người nương ta an giấc điệp mơ màng; 
- Người có biết, kìa con thuyền vượt sóng, ta đưa người du ngoạn khắp năm châu; 
- Người có biết, nọ chuôi cày xới đất, ta vun cây cho nảy nở hoa màu. 
- Chính ta đã rước người vào cuộc thế, trong chiếc nôi âu yếm mẹ đưa ru. 
- Rồi ta sẽ tiễn người khi vĩnh biệt, làm áo quan ấm áp giấc nghìn thu. 
Người hỡi người, nghe lời ta cầu nguyện, 
Chớ hại ta mà vũ trụ âu sầu. 
Để ta sống, ta điều hòa mưa nắng, hoa xinh tươi cây cối nẩy thêm tươi. 
Để ta sống, ta ngăn luồng vũ bão; chận cát bay làn gió bốc tung trời. 
Để ta sống, ta đùn mây quyện gió, gieo mưa tuôn đầm ấm cõi trần gian. 
Để ta sống, ta cản dòng nước lũ, cứu nhân dân cơn thủy nộ lầm than. 
Ta là Mẹ của muôn nền hưng thịnh, làng hưng phong xây dựng nước hưng phong. 
Ta tô điểm non sông nên gấm vóc, cây xanh cao lá biếc lớp trùng trùng 
(Ta bảo vệ chiến khu và chiến sĩ, chống xâm lăng ta kháng chiến oai hùng) 
Người hỡi! 
Hồn Tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm, 
Rừng điêu tàn là Tổ quốc suy vong! 
B.B 
Vì lý do an ninh nên tác giả phải viết tắt là B.B và câu cuối (Ta bảo vệ chiến khu và chiến sĩ...) lúc ấy là một hàng chấm chấm. Mãi đến năm 1982, trong dịp anh Bùi Bá đến dự Hội thảo trên Trường Đại học nông nghiệp 4 ở Thủ Đức, tôi trình bày việc bài thơ Lời cầu nguyện của rừng đã được phổ biến rộng rãi ở miền Nam từ năm 1957, thì anh mới thêm câu ấy vào cho bài thơ nguyên thủy. 
Đọc kỹ bài thơ Lời cầu nguyện của rừng, thấy rằng phần trên (10 câu đầu) là phỏng dịch từ bài La Prière de la Forêt:
 - Homme, je suis la chaleur de ton foyer par les froides nuits d'hiver. 
- L'ombrage ami lorsque brule le soleil d'été. 
- Je suis la charpente de ta maison, la planche de ta table. 
- Je suis le lit dans lequel tu dors et le bois dont tu fais tes navires. 
- Je suis le manche de ta houe et la porte de ton enclos. 
- Je suis le bois de ton berceau et de ton cercueil. 
- Je suis le pain de la bonté et la fleur de la beauté. 
écoute ma prière: Ne me détruis pas. 
Còn hai câu thơ cuối là dịch từ hai câu thơ của André Theuriet: 
Au plus profond des bois, la Patrie a son coeur 
Un peuple sans forêt est un peuple qui meurt. 
Các ngành lâm học Pháp đều biết bài Prière de la Forêt. Chúng tôi, kỹ sư thủy lâm Việt Nam cũng có nghe nói đến bài thơ ấy. Cụ thể là một ông giám đốc thủy lâm người Pháp lúc đó có gắn bằng chữ gỗ bài Prèire de la Forêt ở cửa vào Nha thủy lâm miền Nam ở đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) và Sở thủy lâm Đà Lạt có dựng một tấm bảng to sơn bài thơ này ở Cam Ly trên đường vào Trung tâm thực nghiệm lâm học Manline, cạnh phần mộ của ông Nguyễn Hữu Hào. 
Năm 1960, trong chuyến đi tham quan Trung tâm nghiên cứu và giáo dục lâm nghiệp Dehra Dun (ấn Độ) (Forest Research Institute and College), tôi thấy trên tường nhà ăn sinh viên có ghi bài thơ tiếng Anh Prayer of the Forest, xem lại là dịch nguyên văn bài thơ Prière de la Forêt. 
Năm 1962, trong chuyến tham quan các Trung tâm nghiên cứu và Trường đại học lâm nghiệp ở Liên bang Đức, tại Trường Đại học Freiburg, tình cờ tôi gặp trên một tờ báo Lâm nghiệp cũ một bài thơ tựa đề Das Gebet des Waldes (Lời cầu xin của rừng). Tôi mang bài thơ nhờ giáo sư Prodan dịch dùm ra tiếng Pháp thì thấy đúng bài Das Gebet des Waldes là bài Prière de la Forêt. 
Sau đây là nguyên văn bài Das Gebet des Waldes.  
O Mensch, 
Ich bin deiner Wande Warme, 
Wenn der Winter wind Weht 
Bin schirmender Schatten, Wenn die Sommer Sonn Sengt! 
Ich bin der huntende Helm deines Hauses, 
Die Tafel des Tisches! 
Ich bin das Bett, das dich Birgt, 
Bin das Holz deiner Segelnden Schiffe! 
Ich bin der Wachter des Wassers, 
Der Hirte der Hindin, 
Bin der Stab, der dich Stutzt, 
Und der Wehrer des Windes! 
Ich bin der Arm deiner Axt, 
Das Tor und die Tur deines Hauses. 
Ich bin die Wand deiner Wiege und das Brett deiner, Bahre. 
Bin raunende Rune, 
Und das Klingende Klangholz der Klampfr, 
Ich bin das Brot und die Gute! 
Erhor meine bitte: 
Zerstore mich nicht! 
Hannes Tuch
 Bà quản thủ thư viện Trường Đại học lâm nghiệp Freiburg theo lời yêu cầu của tôi đã truy tầm và cho biết Hannes Tuch là một cán sự lâm nghiệp, sinh ngày 2.11.1906, sống ở Kreis Warburg, Westphalie, Tây Đức. Ông còn là một nhà sưu tầm đồ cổ và sản xuất các loại mặt nạ v.v... 
Tôi theo địa chỉ biên thơ cho ông Hannes Tuch, cho ông biết bài thơ của ông đã được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Việt để phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Ông ta trả lời rất vui mừng đồng thời lưu ý một điều là bài thơ ông làm theo lối cổ "Stabreim" của xứ Saxon: ba hay bốn từ trong một câu bắt đầu bằng một chữ cái:  
Mensch: Ich bin deiner Wande Warme Wenn der Winterwind Weht, Bin Schirmender Schatten wenn die Sommer Sonn Sengt. 
Như vậy đã rõ là để viết bài thơ tuyệt tác Lời cầu nguyện của rừng, anh Bùi Bá đã lấy ý từ bài Prière de la Forêt của Pháp; còn bài Prière de la Forêt không có âm vần, không có tên tác giả, là dịch gần như nguyên văn từ bài Das Gebet des Waldes của Hannes Tuch, một nhà lâm nghiệp, thi sĩ của Đức... 
Sau đây là bài thơ tiếng Anh: Prayer of the Forest dịch nguyên văn từ bài Prière de la Forêt: 
THE PRAYER OF THE FOREST 
Man, I am the warmth of your home in the cold winter night, and the protective shade when summer’s sun is strong. 
I am the framework of the roof to your house and the top of your table, the bed in which you sleep and the timber with which you fashion your boat. 
I am the handle to your hoe and the door to your hut. 
I am the wood of your cradle and the boards of your coffin. 
I am the bread of your kindness and the flower of beauty. 
Hear my prayer: "Destroy me not". 
 Người ghi: HUỲNH MINH BẢO 
GS. LÊ VĂN KÝ 

Nguồn: Khoa học phổ thông, 1998, số 450
  http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/phanvantu/V%E1%BB%81%20b%C3%A0i%20th%C6%A1%20L%E1%BB%9Di%20c%E1%BA%A7u%20nguy%E1%BB%87n%20c%E1%BB%A7a%20r%E1%BB%ABng.doc

Lời Cầu Nguyện Của Rừng

                                                                     Kính dâng lên Thầy Lê Văn Ký

                                                                                                    Phí Minh Tâm QGNLM K2

Trong chuyến đưa các con về thăm Việt Nam hè năm 2004, tôi có dành một ngày đi Cao Lảnh thăm Cô Thầy Lê Văn Ký.  Anh Phan Ngọc Châu và Nguyễn Ngọc Điệp, con rễ của Thầy Cô,  hướng dẫn cho tôi. Tôi rất vui mừng thấy Thầy Cô, tuy đã lớn tuổi, nhưng vẫn còn mạnh khỏe, nhanh nhẹn và minh mẩn.  Cô chặt nước dừa cho chúng tôi uống.  Thầy cho biết vẫn còn đánh quần vợt đều đều.  Trong dịp nầy, Thầy Cô có tuyên bố nhận tôi làm con và ghi vào gia phả.  Thầy còn cho tôi làm Anh Hai.  Khi tôi nhắc còn Lê Vinh Qui thì thứ mấy, Thầy không trả lời nên ngôi thứ vẫn chưa nhứt định. (1)

      
 
(1) Tháng 7 năm 2005, tôi có về thăm Thầy Cô mà bây giờ tôi đã gọi là Ba Má. Trong một buổi họp gia đình, Ba Má có cho tôi một tập gia phả soạn thảo rất công phu trong đó có tên tôi và các con.

Trong bửa ăn trưa, tôi được ngồi gần Thầy. Thầy đã truyền cho tôi một số các câu thơ đối như: Nhị nữ song hành, Ngưu nữ tại điền trung,…và một bài thơ có tính cách dạy dỗ hơn của Trần Tế Xương mà tôi còn nhớ như sau:

Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được cái nào hay cái nấy
Họa chăng chừa rượu với chừa trà.

Thầy còn nói cho tôi biết lịch sử của bài thơ “Lời Cầu Nguyện Của Rừng”.  Trước khi từ giả, Thầy có cho tôi bài Thầy viết về bài thơ nầy.

Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục được thành lập tại Blao năm 1955.  Mãi đến năm 1957, bài thơ “Lời Cầu Nguyện Của Rừng” mới phổ biến trong các sinh viên theo học tại Trường lúc bấy giờ.  Bài thơ do Ông Nguyễn Hữu Đính, một kỷ sư Thủy Lâm lão thành ở Huế, gởi tặng cho Trường cùng với bảng danh từ Lâm Học Pháp Việt.  Chỉ biết là Ông Đính mang bài thơ nầy về khi đi dự một hội nghị về Lâm nghiệp ở Miền Bắc.  Bài thơ như sau:

Lời Cầu Nguyện Của Rừng
Người hởi !
Người có biết, những đêm đông giá lạnh, ta bốc hơi ấm lữa hun nồng
Người có biết, những ngày hè nắng gắt, ta cho tàng mát rượi ánh thiêu nung
Người có biết, dưới sườn nhà đồ sộ, ta che người dầu dãi nắng mưa chan
Người có biết, trên nếp giường êm ấm, người nương ta an giấc điệp mơ màng
Người có biết, kìa con thuyền vượt sóng, ta đưa người du ngoạn khắp năm châu !
Người có biết, nọ chuôi cày xới đất, ta vun cây cho nẫy nở hoa màu.
Chính ta rước ngươi vào cuộc thế, trong chiếc nôi âu yếm mẹ đưa ru.
Rồi ta sẽ tiễn người khi vĩnh biệt, làn áo quan ấm áp giấc ngàn thu.
Người hởi người, nghe lời ta cầu nguyện: Chớ hại ta mà vũ trụ u sầu...

Để ta sống ta điều hòa mưa nắng, hoa xinh tươi cây cối nẫy thêm tươi.
Để ta sống ta ngăn luồng vũ bảo, chận cát bay làn gió bốc tung trời !
Để ta sống ta đùn mây quyện gió, gieo mưa tuôn đầm ấm cỏi trần gian.
Để ta sống, ta cản dòng nước lũ, cứu nhân dân cơn thủy nộ lầm than.
Ta là nguồn phát sinh trăm con nước, nguồn thành khe, khe suối kết thành sông
Ta là mẹ của muôn nền hưng thịnh, làng hưng phong xây dựng nước hưng phong.
Ta tô điểm non sông nên gấm vóc, cây xanh cao cho lá biếc lớp trùng trùng.
……………………………………………..
Người hởi !
Hồn tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm
Rừng điêu tàn là Tổ quốc suy vong.
                       B.B.

Phân tích dưới khía cạnh lịch sử, ta thấy bài thơ trên gồm có 4 phần:

Phần 1
Câu 1 đến câu 10  là dịch từ một bài chữ Pháp Prière de la Forêt, tác giả vô danh, chớ không phải là André Theuriet như một vài tài liệu nêu ra.  Các nhà lâm học Việt Nam đều biết đến bài thơ nầy.  Khi thời Pháp, một bản gỗ sơn bài Prière de la Forêt được gắn ở cửa vào Nha Thủy Lâm Nam Kỳ (Direction des Eaux et Forêts de la Cochinchine) ở đường Richaud, Sàigòn, nay là đường Nguyễn Đình Chiểu. Sở Thủy Lâm Đàlạt có dựng một tấm bản gỗ viết bài thơ nầy đặt trên đường vào Trung Tâm Thực Nghiệm Lâm Học, cạnh lăng Cụ Nguyễn Hữu Hào. 

Prière De La Forêt


Homme: Je suis la chaleur de ton foyer par les froides nuits d'hiver.
L'ombrage ami lorque brûle le soleil d'été.
Je suis la charpente de ta maison, la planche de ta table.
Je suis le lit dans lequel tu dors
Et le bois dont tu fais tes navires
Je suis le manche de ta houe et la porte de ton enclos
Je suis le bois de ton berceau et de ton cercueïl.
Je suis le pain de la bonté et la fleur da la beauté
Ecoute ma prière: ne me détruis pas !


Hình trên đây là hình bản gỗ chữ Pháp đặt dựa một gốc cây thông và có lẻ là tấm bản gỗ nói trên. Tôi mua tấm ảnh nầy khi đi viếng Đàlạt năm 1954, hơn 2 năm trước khi lên học Trường Blao. Bài thơ chữ Pháp trên bản gỗ cũng như những bài thơ chữ Pháp trước đây mà tôi thấy không có câu: Je suis le pain de la bonté et la fleur da la beauté. Bài dịch của Bùi Bá cũng không có câu nầy.  Câu nầy hình như  đưọc thêm sau nầy cho phù hợp với nguyên bản chữ Đức.

Phần 2
Gồm 7 câu từ câu 11 đến câu 17 là phần sáng tạo của tác giả.  Không có tài liệu nào cho thấy đây là bản dịch.

Phần 3
Người hởi !
Hồn tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm
Rừng điêu tàn là Tổ quốc suy vong.

Hai câu nầy là dịch từ 2 câu thơ sau đây của André Theuriet (1833-1907), một thi sỉ Viện Hàn Lâm Pháp:

Au plus profond des bois, la patrie a son coeur
Un peuple sans forêt est un peuple qui meurt.
 André Theuriet

Phần 4
Phần nầy gồm:  hàng dấu chấm chấm và hai chữ B.B.

Hai chữ B.B. hầu như ai cũng biết là chữ viết tắc của Bùi Bá.  Theo Hồ Phùng, Ông Bùi Bá là một Kiểm Soát Viên Thủy Lâm, trước làm Hạt Trưởng Thủy Lâm Năm Căn (Cà Mau).  Đến năm 1945 ra Bắc và ở lại ngoài đó sau năm 1954. Năm 1982, trong một khóa hội thảo tại Trương Đại Học Nông Nghiệp ở Thủ Đức, Ông Bùi Bá có thêm một câu cho bài thơ, đặt vào chỗ hàng dấu chấm.  Câu đó như sau:

Ta bảo vệ chiến khu và chiến sĩ, chống xâm lăng ta kháng chiến oai hùng

Không biết rõ câu nầy có trong bài thơ nguyên thủy, hay Ông Bùi Bá mới viết thêm sau nầy cho đầy đủ.  Một điều chắc chắn là trước đây các anh chị em Thủy Lâm Miền Nam không hề biết đến câu nầy.


Bản Anh Ngữ

Năm 1960, trong chuyến thăm viếng Trung Tâm Nghiên Cứu và Giáo Dục Lâm Nghiệp (Forest Research Institue and College) ở Dehra Dun, India, Giáo Sư Lê Văn Ký cho biết có thấy trên tường nhà ăn sinh viên có ghi bài thơ tiếng Anh: Prayer of the Forest là bản dịch nguyên văn bài Prière de la Forêt.  Tiếc là tôi không có được bản dịch tiếng Anh nầy.  Bản tiếng Anh dưới đây là một bản dịch không biết ai là tác giả và hình như dịch từ bản chữ Pháp hoặc từ nguyên bản chữ Đức:

Prayer of the Forest

Ye: I am the warmth of your home in cold winter nights
And the cool shade when summer's sun burns!
I am the frame of your house and the top of your table
I am the bed in which you sleep
And the timber with which you make your boat.
I am the handle of your hoe and the door of your hut.
I am the wood of your cradle and the boards of your coffin.
I am the bread of kindness and the flower of beauty
Listen to my prayer : Destroy me not!

Năm 2004,  anh Hồ Phùng, tốt nghiệp Khóa 6 Trường Cao Đẳng Thủy Lâm, Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp có gởi cho tôi bài thơ mà anh đã dịch ra Anh ngữ.

Petition of the Trees

Listen, O people,
Do you know that during the bitter cold winter nights,
I warm you?
Do you know that on intolerably hot summer days,
My canopy shades you with its cool shadow?
Do you know that while you are under the roof of a house,
I protect you from the hot sunshine and the rain?
Do you know that while you lie on a comfortable bed,
I lull you to sleep and help you dream?
Do you know that while the wooden ship
is pitching on the roaring waves,
I carry you safely as you travel around the world?
Do you know the wooden plow you use to cultivate the land,
I help trees grow?
I welcomed you into life
And held you as a child while your mother rocked you to sleep.
And then I bid you farewell as you left this life
Warm in your coffin, eternally sleeping.
My beloved mankind, Hear Me!
Don't harm me. For if you harm me,
The universe will be filled with sorrow.
Let me live,
In order to help harmonize the seasons
So that the flowers and trees will grow in abundance.
Let me live,
So that I can restrain the rain and typhoon,
Hold back the drifting sands and prevent them from being blown
Into the sky and shrouding it.
Let me live,
Because I can push the winds toward the clouds
So that the two will embrace and create rain
That brings harmony to the world.
Let me live,
I will suppress the floods and
Save the people from disaster, which brings hardship and misery.
I am a source of water,
Rising from underground springs and flowing from behind rocks
Creating gentle streams that turn into rivers.
I am a seed of prosperity.
Villages that thrive make the country more prosperous.
I embellish home and country with rich,
Tall, vibrant trees with deep green leaves on rolling mountains.
Listen People,
Deep within the forest lies the country's soul!
By destroying the forest, the very soul of the country is endangered!

Cũng theo anh Phùng, bản dịch Anh ngữ nầy đã được một số bộ lạc Mỹ Da Đỏ tại Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ cảm kích, đem ra phổ biến; có nơi còn cho đọc bài thơ trước khi khai mạc các buổi họp nhằm nhắc nhở người Mỹ chú trọng đến sự tương quan giữa môi sinh, môi trường và nhu cầu hòa hợp thiên nhiên trong đời sống của con người.


Bản Đức Ngữ

Năm 1962, trong chuyến thăm viếng các Trung Tâm Nghiên Cứu và các trường Đại Học ở Liên Bang Đức, tại Đại Học Freiburg, Giáo Sư Ký tình cờ có đọc được trên một tờ báo lâm nghiệp cũ bài Das Gebet des Waldes của Hannes Tuch như dưới đây:

Das Gebet des Waldes
                           O Mensch,
Ich bin deine wandernde Waerme,wenn der Winter wind Weht
Bin dein schirmender Schatten, wenn die Sommer Sonne senkt !
Ich bin der huntente Helm deines Hauses,Die Tafel des Tisches !
Ich bin das Bett, das dich Birgt,
Bin das Holz deiner segelnden Schiffe!
Ich bin der Waechter des Wassers
Der Hirte der Hindin,
Bin der Stab, der dich Stuetzt,
Und der Wehrer des Windes !
Ich bin der Arm deiner Axt ,
Das Tor und die Tuer deines Hauses .
Ich bin die Wand deiner Wiege und das Brett deiner, Bahre.
Bin eine raunende Rune,
Und das klingende Klangholz der Klampf
Ich bin das Brot und die Guete !
Erhoer meine bitte:
Zerstoere mich nicht !
                                                                      Hannes Tuch

Theo bà Quản Thủ thư viện trường Đại Học Lâm Nghiệp Freiburg, Hannes Tuch là một chuyên viên lâm nghiệp, sinh ngày 2-11-1906 sống ở Kreis Warburg, Westphalei, West Germany.  Ông còn là một thi sĩ, một nhà sưu tầm đồ cổ và sản xuất các mặt nạ… Khi được Giao Sư Ký tiếp xúc, Ông Hannes Tuch còn cho biết thêm là bài thơ của Ông làm theo lối thơ cổ của vùng Saxon, xài 3 hay 4 từ trong một câu bắt đầu bằng một chữ cái:

Ví dụ: Ich bin deine wandernde Waerme,wenn der Winter wind Weht
          Bin dein schirmender Schatten, wenn die Sommer Sonne senkt

Như vậy bài Lời Cầu Nguyện Của Rừng của Bùi Bá một phần dịch và một phần lấy ý từ bài Prière de la Forêt của Pháp.  Còn bài Prière de la Forêt của Pháp không vần, không tác giả gần như dịch nguyên văn từ bài Das Gebet des Waldes của Hannes Tuch, một nhà lâm nghiệp thi sĩ người Đức.


Tài Liệu Trên Internet

Tôi tò mò tìm kiếm trên Internet các bản Lời Cầu Nguyện Của Rừng.  Tôi không tìm được bản chữ Anh nào, được vài bài chữ Pháp y như trên, một bài chữ Corse giống như chữ Ý, vài bài chữ Đức như bài dưới đây tác giả vô danh.  Đặc biệt không có bài chữ Đức nào lời giống y như bài ký tên Hannes Tuch.

Das Gebet des Waldes (1)

Mensch! Ich bin die Wärme deines Heimes in kalten Winternächten,
der schirmende Schatten, wann des Sommers Sonne brennt.
Ich bin der Dachstuhl deines Hauses, das Brett deines Tisches.
Ich bin das Bett, in dem du schläfst.
Ich bin das Holz, aus dem du deine Schiffe baust.
Ich bin der Stiel deiner Haue, die Türe deiner Hütte.
Ich bin das Holz deiner Wiege und deines Sarges.
Ich bin das Brot der Güte, die Blume der Schönheit.
Erhöre mein Gebet:
Zerstöre mich nicht!
Autor unbekannt
(1)  Bài thơ chữ Đức trên Internet nầy giống như dịch từ bản chữ Pháp và không có ghi tên tác giả.


Prichera Di A Furesta

Òmu
So u calore da to casa per e to frede notte d'imbernu
L’ombra amigha quandu brusgia u sole d'estate
So a t'intempiada di a to casa
U  legnu di a to taula
So lettu indi tu dormi
E u legnu di u to batellu
So u manicu di a to banga
E u purtellu di u to chjosu
So u legnu di u to begulu  
E quellu di a to cascia si morte
Ascolta a mio prichera u mi brusgia micca.(3)

(3)  Trong bài thơ trên đây của đảo Corse, chữ brusgia trong câu chót là ĐỐT (bruler) không phải PHÁ (détruire) như trong bản chữ Pháp.


Tài liệu tham khảo:

1.      Về bài thơ “Lời Cầu Nguyện Của Rừng “, Lê văn Ký, Giáo Sư Lâm Nghiệp
2.      Về bài thơ “Lời Cầu Nguyện Của Rừng “, Hồ Phùng, Kỷ Sư Thủy Lâm
3.      Lời Cầu Nguyện Của Rừng, Lê Quang Thưởng, Kiểm Sự Thủy Lâm
4.      Các tài liệu trên internet.
http://www.advite.com/NLMB/QGNLM/BaicacKhoa/loicaunguyen/loicaunguyen.htm
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.