Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

LANDSCAPE-Vườn Nhật

Vườn Nhật

Category: LANDSCAPE, Tag: Đồ họa Thiết kế,Nghệ thuật Thiết kế
02/06/2012 09:40 pm

Nghệ thuật thiết kế vườn Nhật Bản

Vườn Nhật Bản hình thành từ việc tô điểm cho những khu nhà vườn và nó dần phát triển thành một bộ môn nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa Nhật.

Với người Nhật, khu vườn không chỉ dùng để tô điểm cho căn nhà đâu mà còn được họ coi như một nghệ thuật cao quý cần được lưu giữ vào bảo tồn. Và khu vườn chính là tuyệt tác của những nghệ nhân làm vườn.
 
Nghệ thuật thiết kế vườn Nhật Bản - Archi
 

Thiết kế sân vườn Nhật Bản dựa trên ba nguyên tắc sau: tỉ lệ thu nhỏ, chủ nghĩa tượng trưng và cảnh quan. Cảnh đồi núi, sông được thu nhỏ lại bằng việc sử dụng đá, cát và sỏi.

Sân vườn được thu lại theo một tỉ lệ nhỏ đại diện cho quang cảnh và những địa điểm nổi tiếng trong một không gian nhỏ và đẹp. Cảnh đồi núi và sông được thu nhỏ lại bằng cách dùng đá, cát và sỏi.

Chủ nghĩa tượng trưng được sử dụng hầu hết trong mỗi sân vườn Nhật Bản. Cát hay sỏi được cào tạo ra dáng những con sông, một khối đá và đá cuội có thể biểu tượng cho những hòn đảo nhỏ.

Vay mượn cảnh quan nghĩa là sử dụng thu nhỏ một cảnh quan và cây trồng đã tồn tại để bổ sung cho vườn. Thiết kế vườn làm theo cách này cũng có nghĩa là một phong cảnh hiện hữu sẽ là phần của thiết kế chung.

Một khu vườn Nhật cơ bản thường bao gồm các yếu tố: hồ nước, đá, cây và những thực vật nhỏ hơn. Theo những nghệ nhân làm vườn, khu vườn là sự mô tả thiên nhiên một cách chính xác nhất và cũng thể hiện được lòng kính trọng của con người đối với tự nhiên.

Thậm chí nhìn vào khu vườn Nhật, bạn còn có thể thấy được cả 4 mùa trong đó. Phong cách thiết kế khu vườn Nhật Bản có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu nhất vẫn là 3 phong cách truyền thống: Karesansui, Chaniwa và Tsukiyama.
 
Nghệ thuật thiết kế vườn Nhật Bản - Archi
 

Mọi thứ từ cây cối cho đến những đồ vật đặt trong khu vườn đều có xu hướng thiên về tâm linh, một thứ tâm tưởng thuộc về nơi linh thiêng, cao quý.

Nhìn vào khu vườn truyền thống của Nhật, chúng ta sẽ thấy một không gian yên ắng, thanh bình. Nhưng điều đó không khiến người ta cảm thấy nhàm chán, ngược lại càng khiến chúng ta tò mò hơn, và sẽ ngắm nhìn khu vườn lâu hơn, kỹ hơn, để rồi tìm ra được sự cầu kỳ và tinh tế trong thiết kế của khu vườn, đồng thời khám phá ra chính bản thân và tâm hồn mình.
 
 
Nghệ thuật thiết kế vườn Nhật Bản - Archi
 
Nghệ thuật thiết kế vườn Nhật Bản - Archi
 
 
Nghệ thuật thiết kế vườn Nhật Bản - Archi
 
 
Nghệ thuật thiết kế vườn Nhật Bản - Archi
 
 
-----------------------------------------------------------------------------------------
Vẻ đẹp Thiền trong Vườn cảnh Nhật Bản

Nhật Bản có rất nhiều vườn cảnh nổi tiếng nhưng tất cả đều được xây dựng trong sân của các Thiền viện, trà thất và nhà ở. Đó là những nét khác lạ của vườn Nhật so với các vườn kiểu khác trên thế giới. Nhưng giá trị quan trọng nhất của vườn cảnh Nhật không phải là vị trí mà là thẩm mỹ Thiền nằm sâu trong nó. Những khu vườn này dù nhỏ, dù lớn, dù mang nhiều phong cách khác nhau nhưng đều có một đặc điểm chủ đạo là chịu ảnh hưởng của tư tưởng Thiền. Chính giá trị thẩm mỹ Thiền ẩn dấu trong từng chi tiết đã khoác lên vườn cảnh một vẻ đẹp đơn sơ mà cuốn hút khiến cả thế giới đang ra sức học hỏi vẻ đẹp đó.

 
1. Các loại vườn cảnh
Nhật Bản có lịch sử tạo vườn hơn 1300 năm. Theo ghi chép của Nihon Shoki, ngay dưới triều Thiên hoàng Suiko (592 - 626) ngôi vườn đầu tiên của Nhật đã được hình thành. Đó là vườn của Tể tướng Sagano Umako được thiết kế có "một hồ nước nhỏ đào ở sân trong, ở giữa có hòn đảo nhỏ".

Nghệ thuật làm vườn phát triển thời Nara, những loài hoa dại như cây anh đào, hoa mận, hoa đỗ quyên, cây đuôi diều hay các loại cây cỏ khác đã được đem về trong vườn để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên của chúng. Trong tập thơ Manyoshu có rất nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của các hoa viên có trồng nhiều những hoa này.

Cuốn sách nổi tiếng bàn về việc thiết kế vườn cảnh do Tachibanano Toshitsumi viết vào nửa sau thế kỷ XI cho chúng ta thấy người Nhật đã phát triển được một phong cách thiết kế vườn riêng biệt. Họ bố trí ao hồ, những hòn đảo tí hon và các mô đất để tượng trưng cho biển, đảo và núi. Các hòn đảo trong một cái ao phải được đặt lệch nhau với những đường nét uốn éo trông giống như những mảng sương mù. Người Nhật tạo ranh giới giữa đất và nước bằng những hòn cuội nhỏ, tượng trưng cho một bãi biển bằng cát. Bờ biển phải luôn có vẻ hoàn chỉnh và ngay cả khi mặt nước chỉ lên xuống chút xíu.

Ngoài ra tác giả cuốn Sakuteiki còn nhắc nhiều đến nguyên lý thẩm mỹ là "nguyên lý sức căng thẩm mỹ". Nguyên lý này được tạo ra thông qua cách bố trí các hòn đá sao cho "đúng vị trí chúng cần phải có", những hòn quan trọng được đặt trước rồi hòn thứ hai, hòn thứ ba "đúng chỗ của nó"... Về sau các nhà thiết kế vườn của Nhật Bản luôn luôn tuân theo quy tắc này, đặc biệt là trong bố trí các hòn đá trên con đường nhỏ dẫn đến trà thất.

Thời kỳ quý tộc Fujiwara đã thiết kế vườn kiểu hoa viên Shindenshiki trong những dinh thất xây dựng theo kiểu kiến trúc Shindenzukuri (tẩm điện).

Vào thời Kamakura, mối giao lưu quan hệ văn hoá Nhật Bản và Trung Quốc được khôi phục. Các nhà làm vườn rất say mê ứng dụng những khuynh hướng mới nhất của Trung Quốc, trong đó có tranh Suibokuga (tranh thuỷ mạc). Dựa vào phong cách vẽ tranh, các nhà làm vườn đã cố lựa chọn các hòn đá, khối đá có hình thù đặc biệt tượng trưng cho núi non mọc lên trên một bãi cát trắng tượng trưng cho biển cả. Đó là kiểu vườn Karesansui (sản thuỷ khô).

Thời Muromachi, vườn "cảnh khô" sử dụng đá và cát trắng tạo thành rất được thịnh hành tuy vẫn sử dụng kỹ thuật Sakuteiki thời Fujiwara với thực vật, nước và đá là chủ yếu.

Tuy nhiên hai Thiền sư có ảnh hưởng rất lớn đến giới võ sĩ lúc bấy giờ đồng thời cũng nổi tiếng là những nhà thiết kế vườn tài ba là Muso và Soami đã xây dựng được kiểu hoa viên mới gọi là hoa viên Kaiyushiki (vườn dạo). Ngoài ra còn có kiểu Hirasansui (hoa viên bằng phẳng). Hai kiểu vườn này ngày càng nhỏ dần, có tính biểu tượng nhiều hơn và mang lại phong vị của tranh cảnh vật đen trắng đương thời.

Thời đại Edo cùng với sự phát triển trà đạo, hoa viên được phân chia thành ba loại đó là vườn trà Chaniwa, vườn bằng Hiraniwa và vườn cảnh tản bộ gọi là Kayusansui. Kiểu vườn Hiraniwa là kiểu vườn được thiết kế cho kiểu nhà Shoin (thư viện) phải được thưởng ngoạn từ phía trong nhà.

Mặc dù trong lịch sử Nhật Bản có rất nhiều kiểu vườn như vậy nhưng những kiểu vườn mang đậm tư tưởng Thiền nhất chỉ có loại vườn khô Karesansui và vườn trà Chaniwa.

Vừơn Karesansui




Vườn Chaniwa



2. Tính thẩm mỹ Thiền trong vườn cảnh

Có thể nói vườn Nhật Bản mang đặc trưng riêng, đó là nơi "thiên nhiên được nghệ thuật sắp xếp mang lại ý nghĩa tượng trưng". Cái vi mô trong vườn gợi lên vũ trụ vĩ mô. Một hòn đá, một gốc cây cũng đã gợi cảm. Nó không đáp ứng nhu cầu lý tính như kiểu vườn Pháp nó muốn gây cảm xúc sâu lắng. "Nó bao gồm đủ cả đất, đá, cát, nước, cỏ cây và loài vật... để người cảm thông với vũ trụ. Vườn Nhật theo mẫu vườn Trung Quốc nhưng đi sâu hơn nữa vào tính tượng trưng, tính trầm tư (Thiền). Đó là một loại hình điêu khắc trên mặt đất, tôn trọng mặt đất nguyên thuỷ". Chính vì vậy, Thiền sư thường dùng vườn để làm nơi ngồi trầm tư, thiền định.

Vườn Karesansui, mà đại diện nhất là khu vườn nằm trong chùa Ryoanji, người làm vườn dùng đá, sỏi, cát trắng để diễn tả về biển, núi và gợi lên vẻ đẹp đơn giản của Thiền. Kiểu vườn Chaniwa tiêu biểu là vườn của Thiền viện Daisen. Người thiết kế vườn chủ yếu sử dụng vật liệu đá với đủ hình dáng sù sì, góc cạnh, kích cỡ... và các loại cây bụi để diễn tả một dòng suối khô. Kiểu vườn này thoạt trông có vẻ rất phức tạp, thô kệch, tầm thường nhưng đó chính là giá trị thẩm mỹ Thiền cao nhất của khu vườn. Cả hai loại vườn này đều đòi hỏi người ngắm cảnh phải ngồi trầm tư, mặc định tập trung tư tưởng, thông qua trực giác để hiểu ý nghĩa sâu sắc hàm chứa bên trong những hình dáng đơn giản hay thô kệch kia.

Những vườn có phong cách giống vườn chùa Ryoan thường nhấn mạnh vẻ đẹp qua sự đơn giản nhưng thực chất không phải như vậy. Một lớp sỏi hoặc cát trắng được trải rộng ra toàn bộ khu vườn để diễn tả biển. Những đường lăn tăn, gợn sóng gợi lên hình ảnh những con sóng ngoài khơi. Những đường cong nhỏ, mảnh, sít lại gần nhau diễn tả mặt biển êm, ít sóng; những đường cong lớn, rộng lại gợi lên mặt biển dữ dội, đầy sóng to gió lớn. Trên một mặt phẳng nhỏ bé như vậy, người làm vườn tạo rất nhiều kiểu sóng khác nhau để tạo ra, gây cảm giác về biển cả rộng lớn. Nhật Bản là một quốc đảo, được bao bọc tứ phía là biển vì vậy hình ảnh biển đối với việc thiết kế vườn có ý nghĩa rất lớn.

Và chắc chắn do chịu ảnh hưởng bởi những suy nghĩ cảm giác về vị thế của nước mình là một hòn đảo nổi giữa biển mà việc bài trí các hòn đá để gợi lên hình ảnh các hòn đảo đá trở thành phổ biến. Những hòn đá có hình dáng sù sì, gồ ghề được sắp xếp một cách hài hoà với các độ cao thấp khác nhau nên vẻ đẹp tự nhiên của những hòn đá mọc lên một cách độc lập giữa biển. Những hòn đá này được xếp thành những nhóm ba, năm, bảy hoặc chín. Đó là những con số mà theo triết lý Phật giáo được cho là những con số may mắn. Vườn chùa Ryoaji nổi tiếng vì cách sắp xếp đá rất khéo léo tạo nên một bố cục không gian kỳ diệu của nó. Ngoài ra trên mặt biển cát trắng xoá thường nổi lên những hòn đảo Kameshima (đảo rùa) và Tsurushima (đảo hạc). Rùa và hạc là biểu tượng cho sự trường thọ, lâu dài theo triết lý Phật giáo. Loại vườn này không có cây, hoa, cỏ, nước hay bất kỳ yếu tố nào khác ngoài cát và đá nhưng nó vẫn gợi lên được hình ảnh những ốc đảo nhỏ trên mặt biển mênh mông.

Vườn kiểu Chaniwa cũng là một loại Karesansui nhưng là khu vườn nhỏ mà khách có thể tạm nghỉ ngơi khi đi tham quan. Nổi bật nhất trong vườn trà là con đường Roji. Mặc dù là con đường nhỏ chạy xuyên qua khu vườn dẫn khách từ cổng vào trà thất nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Roji bắt nguồn từ kinh Phật, ngụ ý chỉ chốn sạch sẽ, ngăn nắp. Vì vậy các trà sư, Thiền sư phải tìm tòi, thiết kế sao cho con đường này trở thành con đường thoát tục, mang không khí Thiền. Nó trở thành vật ngăn cách trà thất với thế giới xô bồ, ồn ào bên ngoài.

Các chi tiết bên trong vườn được bố trí hài hoà trong một màu xanh bát ngát được tạo ra bởi rêu ở bên dưới đất và cây xanh ở bên trên. Vào mùa thu khi lá của một cây rụng sớm trở nên đỏ, héo rụng xuống, chúng thường được quét vun vào một gốc cây tạo nên một sự tương phản không gay gắt mà trái lại còn làm nổi bật lên cảm giác về một cuộc sống tạm thời.

Các vườn trà đều có hàng rào đan từ tre, tranh, rơm, rạ... Đơn điệu, trùng lặp là điều tối kỵ trong thẩm mỹ của người Nhật. Vì vậy, màu vàng của tre không chỉ làm cho khu vườn bớt đơn điệu còn gợi lên vẻ đẹp thanh bần của một nhà tranh được bao bọc bởi một hàng tre ở nông thôn. Toàn bộ vườn trà toát lên một vẻ đẹp gin dị hài hoà với thiên nhiên. Cây cỏ hoa lá cùng với các sự vật trong vườn cảnh nếu tách riêng ra thì có vẻ rất tầm thường nhưng dưới bàn tay sắp xếp tài tình của các nhà làm vườn Nhật Bản ở trong vườn trà chúng lại là những yếu tố gắn bó mật thiết với nhau làm tôn lên vẻ đẹp của nhau và cùng nhau nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên, dung dị, không chút phô trương, đầy giá trị thẩm mỹ quan Thiền.

Từng chi tiết, từng chi tiết cứ mỗi khi đi qua sự vật nào đó của vườn trà như cổng giữa Nakakuguchi, con đường Roji, Tsukubai, Tobiishi..., thì cảm giác khiêm nhường thoát tục của khách dường như cứ được nhân lên.

Thật vậy, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của giá trị thẩm mỹ Thiền do các trà sư, Thiền sư đem lại nên không chỉ vườn cảnh mà trà thất, nơi diễn ra tiệc trà cũng mang những yếu tố thẩm mỹ thiền sâu sắc.

Qua vẻ đẹp Thiền trong kiến trúc một số vườn cảnh Nhật Bản chúng ta hiểu thêm quan niệm về cái đẹp của người Nhật trong lối sống và thưởng thức nghệ thuật.
Thongtinnhatban.net
http://leh.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ur=leh&ids=1620
------------------------

Nét đẹp quyến rũ kỳ lạ của vườn Thiền Nhật Bản
Văn Học và Nghệ Thuật - Kiến Trúc Phật Giáo
Viết bởi Nguyễn Phương Lâm   

Vườn cảnh truyền thống của Nhật Bản mang đặc trưng nổi bật là tập hợp ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay của con người. Nhiều vườn Nhật có cách bài trí với những hàm ý sâu xa của phong cách Thiền.
Nghệ thuật làm vườn Nhật đã phát triển từ lâu. Những loài hoa như anh đào, mận, đỗ quyên, cây đuôi diều hay các loại cây cỏ khác đã được đem về trồng trong vườn để có thể tận hưởng được vẻ đẹp tự nhiên. Cái vi mô trong vườn gợi lên vũ trụ vĩ mô.
Những khu vườn Nhật luôn có sắc vẻ thanh thoát, giản dị và gần gũi với thiên nhiên.

Vườn Nhật Bản mang đặc trưng riêng, là nơi "thiên nhiên được nghệ thuật sắp xếp mang lại ý nghĩa tượng trưng". Vườn Nhật theo mẫu vườn Trung Quốc nhưng đi sâu hơn nữa vào tính tượng trưng, trầm tư (Thiền). Đó là một loại hình điêu khắc trên mặt đất, tôn trọng mặt đất nguyên thuỷ. Chính vì vậy, thiền sư thường dùng vườn để làm nơi ngồi trầm tư, thiền định.
Trùng lặp là điều tối kỵ trong thiết kế những khu vườn Nhật.

Qua bàn tay con người, một tảng đá trong vườn Nhật có thể được làm như một quả núi, đất đắp thành những quả đồi, hay những cây được uốn làm cho giống cây cổ thụ... xung quanh một hồ nước nhân tạo có những đảo giả. Một hòn đá, một gốc cây không đáp ứng nhu cầu lý tính như kiểu vườn Pháp nhưng gây cảm xúc sâu lắng, bao gồm đủ cả đất, đá, cát, nước, cỏ cây và loài vật... để con người cảm thông với vũ trụ.
alt
alt
alt
Hài hoà giữa mặt nước và cảnh quan - tất cả như thoát tục và tĩnh lặng đến lạ kỳ.

Người thiết kế vườn chủ yếu sử dụng vật liệu đá với đủ hình dáng sù sì, góc cạnh, kích cỡ... và các loại cây bụi để diễn tả một dòng suối khô. Kiểu vườn này thoạt trông có vẻ rất phức tạp, thô kệch, tầm thường nhưng đó chính là giá trị thẩm mỹ thiền cao nhất của khu vườn. Cả hai loại vườn này đều đòi hỏi người ngắm cảnh phải ngồi trầm tư, mặc định tập trung tư tưởng, thông qua trực giác để hiểu ý nghĩa sâu sắc bên trong những hình dáng đơn giản hay thô kệch bên ngoài.
Những khu vườn Nhật nhấn mạnh vẻ đẹp qua sự đơn giản nhưng thực chất không hẳn. Một lớp sỏi hoặc cát trắng được trải rộng ra toàn bộ khu vườn để diễn tả biển. Những đường lăn tăn, gợn sóng gợi hình ảnh những con sóng ngoài khơi. Những đường cong nhỏ, mảnh, gần nhau diễn tả mặt biển êm, ít sóng. Những đường cong lớn, rộng gợi lên mặt biển dữ dội, sóng to gió lớn. Trên một mặt phẳng nhỏ, người làm vườn sẽ tạo nhiều kiểu sóng khác nhau để gây cảm giác về biển cả rộng lớn. Kiểu bài trí này cũng tương tự hình ảnh quốc đảo Nhật Bản, được bao bọc tứ phía là biển nên hình ảnh biển đối với việc thiết kế vườn rất có ý nghĩa.
alt
alt
alt
Vườn khô chỉ ngoài cát và đá ra, không cỏ không cây và không hoa nhưng vẫn gợi được hình ảnh những ốc đảo nhỏ giữa biển.

Do chịu ảnh hưởng bởi vị thế của nước mình là một hòn đảo nổi giữa biển, nên việc bài trí các hòn đá để gợi hình ảnh hòn đảo đá trở thành phổ biến. Những hòn đá có hình dáng sù sì, gồ ghề được sắp xếp một cách hài hoà với các độ cao thấp khác nhau nên vẻ đẹp tự nhiên của những hòn đá mọc lên một cách độc lập giữa biển. Những hòn đá này được xếp thành những nhóm theo số lẻ (3, 5, 7, 9...). Đó là những con số theo triết lý Phật giáo rất may mắn. Loại vườn này không có cây, hoa, cỏ, nước hay bất kỳ yếu tố nào khác ngoài cát và đá nhưng nó vẫn gợi lên được hình ảnh những ốc đảo nhỏ trên mặt biển mênh mông.
Vườn kiểu Chaniwa là khu vườn nhỏ mà khách có thể nghỉ ngơi khi đi tham quan. Nổi bật nhất trong vườn này là con đường Roji, là con đường nhỏ chạy xuyên qua khu vườn dẫn khách từ cổng vào trà thất nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng. Roji bắt nguồn từ kinh Phật, ngụ ý chỉ chốn sạch sẽ, ngăn nắp. Vì vậy các trà sư, thiền sư phải tìm tòi, thiết kế sao cho con đường thoát tục, mang không khí thiền. Nó trở thành vật ngăn cách trà thất với thế giới xô bồ, ồn ào bên ngoài.
Các vườn trà đều có hàng rào đan từ tre, tranh, rơm, rạ... Đơn điệu, trùng lặp là điều tối kỵ trong thẩm mỹ của người Nhật.

Các chi tiết bên trong vườn được bố trí hài hoà trong một màu xanh được tạo ra bởi rêu ở bên dưới đất và cây xanh ở bên trên. Vào mùa thu, khi lá của một cây rụng sớm trở nên đỏ, héo, chúng thường được quét vun vào một gốc cây tạo nên một sự tương phản không gay gắt mà còn làm nổi bật lên cảm giác về một cuộc sống tạm thời.
alt
alt
alt
Từng chi tiết, từng chi tiết cứ mỗi khi đi qua sự vật nào đó của vườn trà như cổng giữa Nakakuguchi, con đường Roji, Tsukubai, Tobiishi..., thì cảm giác khiêm nhường thoát tục của khách dường như cứ được nhân lên.

Vì vậy, màu vàng của tre không chỉ làm cho khu vườn bớt đơn điệu còn gợi lên vẻ đẹp của một nhà tranh được bao bọc bởi một hàng tre ở nông thôn. Toàn bộ vườn trà toát lên một vẻ đẹp giản dị hài hoà với thiên nhiên. Cây cỏ hoa lá cùng với các sự vật trong vườn cảnh nếu tách riêng thì rất tầm thường nhưng dưới bàn tay sắp xếp của các nhà làm vườn Nhật Bản thì chúng lại là những yếu tố gắn bó mật thiết với nhau, làm tôn lên vẻ đẹp của nhau và cùng nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên, dung dị, không phô trương.
Qua vẻ đẹp Thiền trong kiến trúc một số vườn cảnh Nhật Bản chúng ta hiểu thêm quan niệm về cái đẹp của người Nhật trong lối sống và thưởng thức nghệ thuật.

Chịu ảnh hưởng sâu sắc của giá trị thẩm mỹ thiền do các trà sư, thiền sư đem lại nên không chỉ vườn cảnh mà trà thất, nơi diễn ra tiệc trà cũng mang những yếu tố thẩm mỹ thiền sâu sắc.
 
KTS Nguyễn Phương Lâm

http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-va-nghe-thuat/kien-truc-phat-giao/1498-net-dep-quyen-ru-ky-la-cua-vuon-thien-nhat-ban.html
http://kientruc.vn/gioi_thieu_cong_trinh/net-dep-quyen-ru-cua-vuon-nhat/585.html

Những mẫu thiết kế sân vườn Nhật Bản đẹp

Những mẫu sân vườn Nhật Bản có được vẻ đẹp là nhờ việc kết hợp và trộn lẫn những thành phần khác nhau như sau: cát, đá sỏi, nước, các mẩu trang trí (đèn lồng, chậu rửa mặt, và rào tre), cây cỏ thiên nhiên và môi trường xung quanh. Một phần vẻ đẹp của sân vườn Nhật Bản đến từ cách thể hiền diển đạt biểu tượng của niềm tin tôn giáo vào đạo Phật và đạo thần Nhật Bản (Shinto).
Thiết kế sân vừon Nhật Bản dựa trên ba nguyên tắc sau: tỉ lệ thu nhỏ, chủ nghĩa tượng trưng và quang cảnh vay mượn. Sân vườn được thu lại theo một tỉ lệ nhỏ đại diện cho quang cảnh và những địa điểm nổi tiếng trong một không gian nhỏ và đẹp. Cảnh đồi núi và sông được thu nhỏ lại bằng cách dùng đá, cát và sỏi. Chủ nghĩa tượng trưng được sử dụng hầu hết trong mỗi sân vườn Nhật Bản. Cát hay sỏi được cào tạo ra dáng những con sông, một khối đá và đá cuội có thể biểu tượng cho những hòn đảo nhỏ. Vay mượn cảnh quan nghĩa là sử dụng thu nhỏ một cảnh quan và cây trồng đã tồn tại để bổ sung cho sân vườn. Thiết kế sân vườn làm theo cách này cũng có nghĩa là một phong cảnh hiện hữu sẽ là phần của thiết kế chung.
Có vài kiểu mẫu khác nhau trong thiết kế sân vườn Nhật Bản
Karesansui: Mẫu sân vườn cát và đá
Cha Niwa or Roji: Sân vườn trà đạo
Tsubo Niwa: Sân vườn nhà
Tsukiyama: Sân vườn dành cho đi dạo. Đây là loại sân vườn lớn.
Kaiyu-Shikien: Sân vườn dành cho đi dạo. Loại sân vườn này nay hầu hết đều là công viên.
freshhome-garden-japan-01
freshhome-garden-japan-02
freshhome-garden-japan-03
http://freshhome.wordpress.com

Ấn tượng nghệ thuật sắp đặt trong những khu vườn từ Nhật Bản

Đây là một nét đẹp đặc trưng khác mang đậm dấu ấn của văn hoá Nhật Bản đấy các bạn ạ!
  Vườn cảnh Nhật Bản là kiểu vườn truyền thống mang những đặc trưng riêng, nơi mà thiên nhiên được sắp đặt theo ý đồ nghệ thuật nhằm mang lại ý nghĩa tượng trưng. Nghệ thuật vườn Nhật Bản có nguồn gốc lâu đời, bắt nguồn từ Trung Quốc du nhập vào Nhật  từ thời đại Asuka (thế kỉ 6 đến thế kỉ 8) cùng với Phật giáo và Đạo giáo. Kể từ đó, nó được những nghệ nhân Nhật Bản phát triển theo phong cách riêng, độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc.


Vườn Honbo tại Osaka
 
 
Nét đẹp của một khu vườn Nhật Bản được kết hợp từ nhiều yếu tố đặc trưng: đá, nước và cây cảnh. Đá có ý nghĩa quan trọng trong vườn Nhật, là bộ khung và nền tảng của khu vườn. Đá hiện diện ở nhiều hình dạng khác nhau như đá giậm bước, móng cầu, tường, thạch đăng và thuỷ bồn. Đi kèm với đá, nước là một yếu tố không thể thiếu. Người ta thường lấy hồ nước làm trung tâm, tạo các địa hình tự nhiên như gò và núi rồi dùng thực vật cùng đá để làm những cảnh sắc tô điểm thêm hoặc phục vụ cho ý đồ sắp đặt theo một ý tưởng nào đó.

Có nhiều phong cách khác nhau tuy nhiên nổi bật trong đó có các loại như: vườn khô Karesansui, vườn trà Chaniwa hay vườn đi dạo Kaiyushiki.


 


Vườn khô Karesansui

 
 
Vườn đá của Nhật Bản (karesansui) hay còn gọi là sân vườn thiền định (Zen garden) do ảnh hưởng đặc trưng mang phong cách Thiền tông và được áp dụng nhiều trong các thiền viện, trà thất. Không giống như những kiểu vườn truyền thống khác, vườn kiểu Karesansui không có sự hiện diện của yếu tố nước, đó đơn giản là sự sắp xếp của đá, sỏi, cát thành những hình gợi nên cảm giác sông, hồ, biển cả với núi đá, hòn đảo nhô lên. Kiểu vườn này thoạt trông có vẻ đơn giản, bình thường nhưng giá trị thực của nó đòi người ngắm cảnh phải ngồi trầm tư, mặc định và từ từ thấu hiểu ý nghĩa sâu xa hàm chứa bên trong những những hình dáng đơn giản kia.

 
 


Vườn Daizen Ji tại Kyoto
 
 



Vườn trà Chaniwa

 
 
Không cầu kỳ và bí ẩn như Karesansui mà mang vẻ tôn nghiêm, trầm mặc, vườn trà Chaniwa được thiết kế cho phù hợp với những nơi có tổ chức nghi lễ thưởng trà (Chanoyu). Bố cục của một khu vườn Chaniwa bao gồm trung tâm là trà thất chính với con đường mòn nhỏ bằng đá dẫn đến đó gọi là nobedan, điểm xuyết với những bụi hoa và cây cảnh xanh mướt. Ngoài nobedan, Chaniwa có thêm những đặc trưng khác như đèn đá, bể nước bằng đá hay hàng rào truyền thống làm bằng tre, nứa...
 




 
 
Vì chanoyu là một nghi thức trang trọng và chỉ những người khách được mời mới được buớc vào trà thất nên Chaniwa không phải là khu vườn để ai cũng có thể thoải mái vào thăm quan.



 


Vườn Ritsurin tại Takamatsu
 

Vườn đi dạo Kaiyushiki là kiểu vườn thiết kế trên một khoảng không rộng lớn bắt buộc người xem phải dạo bước tản bộ qua khắp khu vườn mới thấy hết được vẻ đẹp của nó. Mỗi khu được sắp xếp mang những vẻ đẹp độc đáo với những điểm nhấn đặc biệt.

 
 



Vườn Korakuen tại Okoyama

 
 
Vườn Nhật theo thời gian đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng của Nhật Bản được ưa chuộng trên toàn thế giới. Không chỉ riêng ở Nhật Bản mà ở nhiều nơi khác trên thế giới cũng có vườn Nhật. Cùng dạo bước ngắm một số khu vườn Nhật tuyệt đẹp khác trên thế giới nhé:


 


Vườn Nhật ở Cowra, Úc


 


Vườn Hamilton ở Wakaito, New Zealand


 


Portland, Mỹ


 


Vườn trà ở San Francisco, Mỹ


 


Một góc vườn Nhật tại Hà Lan
 http://designs.vn/tin-tuc/An-tuong-nghe-thuat-sap-dat-trong-nhung-khu-vuon-tu-Nhat-Ban_5057.html

Sân vườn Nhật Bản

Sân vườn Nhật Bản truyền thống cũng có nhiều phong cách thiết kế: sân vườn Karesansui, sân vườn Tsukiyama và sân vườn Chaniwa. Mẫu sân vườn Karesansui là loại sân vườn đá, hay sân vườn khô, hay còn gọi là sân vườn thiền định (Zen garden). Đây là loại sân vườn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Phật giáo thiền phái, và được sử dụng trong các ngôi đền Nhật Bản.
Loại sân vườn Karesansui đã xuất hiện từ thời Muromachi (1392-1568). Loại sân vườn này không sử dụng đến ao hay suối nước. Nó là biểu tượng của phong cảnh thiên nhiên như đồi, núi, biển, sông, hồ qua việc sử dụng và bố trí đá, sỏi, cát trắng, rong rêu và các loại cây được gọt tỉa.
Trong thiết kế sân vườn Karesansui, việc sắp đặt đá (stone) là quan trọng. Do vậy, phải đặt đá đúng chỗ để cho được góc nhìn đẹp nhất. Nếu một viên đá có phẩn đỉnh trông xấu, bạn đừng đặt nó ngay giữa vườn, hãy đặt nó vào một bên sân vườn. Nên chú ý sắp đặt đá theo chiều ngang hơn là chiều đứng. Nếu các viên đá được sắp đặt càng ra xa, hãy bố trí cho chúng chạy nối tiếp nhau. Nếu các viên đá dựa vào nhau, bạn nên sắp đặt cho chúng hỗ trợ nhau.
freshhome-san-vuon-nhat-ban_01
freshhome-san-vuon-nhat-ban_02
freshhome-san-vuon-nhat-ban_03
freshhome-san-vuon-nhat-ban_04
freshhome-san-vuon-nhat-ban_05
freshhome-san-vuon-nhat-ban_06
Xem thêm:
Những hình ảnh đẹp về thiết kế cảnh quan, thiết kế sân vườn, thiết kế tiểu cảnh của công ty mylanscapes
Clovelly – Thiết kế sân vườn hiện đại của Secret Garden
Hixton – Cảm hứng thiết kế cảnh quan sân vườn đương thời
Mẫu thiết kế sân vườn sang trọng
Giấy dán tường của công ty Miraentuinterior
Sân vườn Nhật Bản
Sân vườn của công ty The Garden Builders
Sân vườn đẹp của công ty Secret Gardens
http://freshhome.wordpress.com/2009/03/17/nh%E1%BB%AFng-m%E1%BA%ABu-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-san-v%C6%B0%E1%BB%9Dn-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-d%E1%BA%B9p/


Vườn cảnh Nhật Bản là kiểu vườn truyền thống mang những đặc trưng riêng, nơi mà thiên nhiên được sắp đặt theo ý đồ nghệ thuật nhằm mang lại ý nghĩa tượng trưng. Nghệ thuật vườn Nhật Bản có nguồn gốc lâu đời, bắt nguồn từ Trung Quốc du nhập vào Nhật từ thời đại Asuka (thế kỉ 6 - 8) cùng với Phật giáo và Đạo giáo. Kể từ đó, nó được những nghệ nhân Nhật Bản phát triển theo phong cách riêng, độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc.


Vườn Honbo tại Osaka

Nét đẹp của một khu vườn Nhật Bản được kết hợp từ nhiều yếu tố đặc trưng: đá, nước và cây cảnh. Đá có ý nghĩa quan trọng trong vườn Nhật, là bộ khung và nền tảng của khu vườn. Đá hiện diện ở nhiều hình dạng khác nhau như đá giậm bước, móng cầu, tường, thạch đăng và thuỷ bồn. Đi kèm với đá, nước là một yếu tố không thể thiếu. Người ta thường lấy hồ nước làm trung tâm, tạo các địa hình tự nhiên như gò và núi rồi dùng thực vậtcùng đá để làm những cảnh sắc tô điểm thêm hoặc phục vụ cho ý đồ sắp đặt theo một ý tưởng nào đó.

Có nhiều phong cách khác nhau tuy nhiên nổi bật trong đó có các loại như: vườn khô Karesansui, vườn trà Chaniwa hay vườn đi dạo Kaiyushiki.


Vườn khô Karesansui

Vườn đá của Nhật Bản (karesansui) hay còn gọi là sân vườn thiền định (Zen garden) do ảnh hưởng đặc trưng mang phong cách Thiền tông và được áp dụng nhiều trong các thiền viện, trà thất. Không giống như những kiểu vườn truyền thống khác, vườn kiểu Karesansui không có sự hiện diện của yếu tố nước, đó đơn giản là sự sắp xếp của đá, sỏi, cát thành những hình gợi nên cảm giác sông, hồ, biển cả với núi đá, hòn đảo nhô lên. Kiểu vườn này thoạt trông có vẻ đơn giản, bình thường nhưng giá trị thực của nó đòi người ngắm cảnh phải ngồi trầm tư, mặc định và từ từ thấu hiểu ý nghĩa sâu xa hàm chứa bên trong những những hình dáng đơn giản kia.


Vườn Daizen Ji tại Kyoto

Vườn trà Chaniwa

Không cầu kỳ và bí ẩn như Karesansui mà mang vẻ tôn nghiêm, trầm mặc, vườn trà Chaniwa được thiết kế cho phù hợp với những nơi có tổ chức nghi lễ thưởng trà (Chanoyu). Bố cục của một khu vườn Chaniwa bao gồm trung tâm là trà thất chính với con đường mòn nhỏ bằng đá dẫn đến đó gọi là nobedan, điểm xuyết với những bụi hoa và cây cảnh xanh mướt. Ngoài nobedan, Chaniwa có thêm những đặc trưng khác như đèn đá, bể nước bằng đá hay hàng rào truyền thống làm bằng tre, nứa...



Vì chanoyu là một nghi thức trang trọng và chỉ những người khách được mời mới được buớc vào trà thất nên Chaniwa không phải là khu vườn để ai cũng có thể thoải mái vào thăm quan.


Vườn Ritsurin tại Takamatsu

Vườn đi dạo Kaiyushiki là kiểu vườn thiết kế trên một khoảng không rộng lớn bắt buộc người xem phải dạo bước tản bộ qua khắp khu vườn mới thấy hết được vẻ đẹp của nó. Mỗi khu được sắp xếp mang những vẻ đẹp độc đáo với những điểm nhấn đặc biệt.


Vườn Korakuen tại Okoyama

Vườn Nhật theo thời gian đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng của Nhật Bản được ưa chuộng trên toàn thế giới. Không chỉ riêng ở Nhật Bản mà ở nhiều nơi khác trên thế giới cũng có vườn Nhật. Cùng dạo bước ngắm một số khu vườn Nhật tuyệt đẹp khác trên thế giới nhé:


Vườn Nhật ở Cowra, Úc

Vườn Hamilton ở Wakaito, New Zealand

Portland, Mỹ

Vườn trà ở San Francisco, Mỹ

Một góc vườn Nhật tại Hà Lan


Theo PLXH
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/du-lich/34991/-dao-buoc--trong-vuon-canh-nhat-ban.html

Vẻ đẹp Thiền trong Vườn cảnh Nhật Bản

Nhật Bản có rất nhiều vườn cảnh nổi tiếng nhưng tất cả đều được xây dựng trong sân của các Thiền viện, trà thất và nhà ở. Đó là những nét khác lạ của vườn Nhật so với các vườn kiểu khác trên thế giới. Nhưng giá trị quan trọng nhất của vườn cảnh Nhật không phải là vị trí mà là thẩm mỹ Thiền nằm sâu trong nó. Những khu vườn này dù nhỏ, dù lớn, dù mang nhiều phong cách khác nhau nhưng đều có một đặc điểm chủ đạo là chịu ảnh hưởng của tư tưởng Thiền. Chính giá trị thẩm mỹ Thiền ẩn dấu trong từng chi tiết đã khoác lên vườn cảnh một vẻ đẹp đơn sơ mà cuốn hút khiến cả thế giới đang ra sức học hỏi vẻ đẹp đó.
  1. Các loại vườn cảnh
Nhật Bản có lịch sử tạo vườn hơn 1300 năm. Theo ghi chép của Nihon Shoki, ngay dưới triều Thiên hoàng Suiko (592 - 626) ngôi vườn đầu tiên của Nhật đã được hình thành. Đó là vườn của Tể tướng Sagano Umako được thiết kế có "một hồ nước nhỏ đào ở sân trong, ở giữa có hòn đảo nhỏ".

Nghệ thuật làm vườn phát triển thời Nara, những loài hoa dại như cây anh đào, hoa mận, hoa đỗ quyên, cây đuôi diều hay các loại cây cỏ khác đã được đem về trong vườn để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên của chúng. Trong tập thơ Manyoshu có rất nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của các hoa viên có trồng nhiều những hoa này.

Cuốn sách nổi tiếng bàn về việc thiết kế vườn cảnh do Tachibanano Toshitsumi viết vào nửa sau thế kỷ XI cho chúng ta thấy người Nhật đã phát triển được một phong cách thiết kế vườn riêng biệt. Họ bố trí ao hồ, những hòn đảo tí hon và các mô đất để tượng trưng cho biển, đảo và núi. Các hòn đảo trong một cái ao phải được đặt lệch nhau với những đường nét uốn éo trông giống như những mảng sương mù. Người Nhật tạo ranh giới giữa đất và nước bằng những hòn cuội nhỏ, tượng trưng cho một bãi biển bằng cát. Bờ biển phải luôn có vẻ hoàn chỉnh và ngay cả khi mặt nước chỉ lên xuống chút xíu.

Ngoài ra tác giả cuốn Sakuteiki còn nhắc nhiều đến nguyên lý thẩm mỹ là "nguyên lý sức căng thẩm mỹ". Nguyên lý này được tạo ra thông qua cách bố trí các hòn đá sao cho "đúng vị trí chúng cần phải có", những hòn quan trọng được đặt trước rồi hòn thứ hai, hòn thứ ba "đúng chỗ của nó"... Về sau các nhà thiết kế vườn của Nhật Bản luôn luôn tuân theo quy tắc này, đặc biệt là trong bố trí các hòn đá trên con đường nhỏ dẫn đến trà thất.

Thời kỳ quý tộc Fujiwara đã thiết kế vườn kiểu hoa viên Shindenshiki trong những dinh thất xây dựng theo kiểu kiến trúc Shindenzukuri (tẩm điện).

Vào thời Kamakura, mối giao lưu quan hệ văn hoá Nhật Bản và Trung Quốc được khôi phục. Các nhà làm vườn rất say mê ứng dụng những khuynh hướng mới nhất của Trung Quốc, trong đó có tranh Suibokuga (tranh thuỷ mạc). Dựa vào phong cách vẽ tranh, các nhà làm vườn đã cố lựa chọn các hòn đá, khối đá có hình thù đặc biệt tượng trưng cho núi non mọc lên trên một bãi cát trắng tượng trưng cho biển cả. Đó là kiểu vườn Karesansui (sản thuỷ khô).

Thời Muromachi, vườn "cảnh khô" sử dụng đá và cát trắng tạo thành rất được thịnh hành tuy vẫn sử dụng kỹ thuật Sakuteiki thời Fujiwara với thực vật, nước và đá là chủ yếu.

Tuy nhiên hai Thiền sư có ảnh hưởng rất lớn đến giới võ sĩ lúc bấy giờ đồng thời cũng nổi tiếng là những nhà thiết kế vườn tài ba là Muso và Soami đã xây dựng được kiểu hoa viên mới gọi là hoa viên Kaiyushiki (vườn dạo). Ngoài ra còn có kiểu Hirasansui (hoa viên bằng phẳng). Hai kiểu vườn này ngày càng nhỏ dần, có tính biểu tượng nhiều hơn và mang lại phong vị của tranh cảnh vật đen trắng đương thời.

Thời đại Edo cùng với sự phát triển trà đạo, hoa viên được phân chia thành ba loại đó là vườn trà Chaniwa, vườn bằng Hiraniwa và vườn cảnh tản bộ gọi là Kayusansui. Kiểu vườn Hiraniwa là kiểu vườn được thiết kế cho kiểu nhà Shoin (thư viện) phải được thưởng ngoạn từ phía trong nhà.

Mặc dù trong lịch sử Nhật Bản có rất nhiều kiểu vườn như vậy nhưng những kiểu vườn mang đậm tư tưởng Thiền nhất chỉ có loại vườn khô Karesansui và vườn trà Chaniwa.

Vừơn Karesansui





Vườn Chaniwa



2. Tính thẩm mỹ Thiền trong vườn cảnh

Có thể nói vườn Nhật Bản mang đặc trưng riêng, đó là nơi "thiên nhiên được nghệ thuật sắp xếp mang lại ý nghĩa tượng trưng". Cái vi mô trong vườn gợi lên vũ trụ vĩ mô. Một hòn đá, một gốc cây cũng đã gợi cảm. Nó không đáp ứng nhu cầu lý tính như kiểu vườn Pháp nó muốn gây cảm xúc sâu lắng. "Nó bao gồm đủ cả đất, đá, cát, nước, cỏ cây và loài vật... để người cảm thông với vũ trụ. Vườn Nhật theo mẫu vườn Trung Quốc nhưng đi sâu hơn nữa vào tính tượng trưng, tính trầm tư (Thiền). Đó là một loại hình điêu khắc trên mặt đất, tôn trọng mặt đất nguyên thuỷ". Chính vì vậy, Thiền sư thường dùng vườn để làm nơi ngồi trầm tư, thiền định.

Vườn Karesansui, mà đại diện nhất là khu vườn nằm trong chùa Ryoanji, người làm vườn dùng đá, sỏi, cát trắng để diễn tả về biển, núi và gợi lên vẻ đẹp đơn giản của Thiền. Kiểu vườn Chaniwa tiêu biểu là vườn của Thiền viện Daisen. Người thiết kế vườn chủ yếu sử dụng vật liệu đá với đủ hình dáng sù sì, góc cạnh, kích cỡ... và các loại cây bụi để diễn tả một dòng suối khô. Kiểu vườn này thoạt trông có vẻ rất phức tạp, thô kệch, tầm thường nhưng đó chính là giá trị thẩm mỹ Thiền cao nhất của khu vườn. Cả hai loại vườn này đều đòi hỏi người ngắm cảnh phải ngồi trầm tư, mặc định tập trung tư tưởng, thông qua trực giác để hiểu ý nghĩa sâu sắc hàm chứa bên trong những hình dáng đơn giản hay thô kệch kia.

Những vườn có phong cách giống vườn chùa Ryoan thường nhấn mạnh vẻ đẹp qua sự đơn giản nhưng thực chất không phải như vậy. Một lớp sỏi hoặc cát trắng được trải rộng ra toàn bộ khu vườn để diễn tả biển. Những đường lăn tăn, gợn sóng gợi lên hình ảnh những con sóng ngoài khơi. Những đường cong nhỏ, mảnh, sít lại gần nhau diễn tả mặt biển êm, ít sóng; những đường cong lớn, rộng lại gợi lên mặt biển dữ dội, đầy sóng to gió lớn. Trên một mặt phẳng nhỏ bé như vậy, người làm vườn tạo rất nhiều kiểu sóng khác nhau để tạo ra, gây cảm giác về biển cả rộng lớn. Nhật Bản là một quốc đảo, được bao bọc tứ phía là biển vì vậy hình ảnh biển đối với việc thiết kế vườn có ý nghĩa rất lớn.

Và chắc chắn do chịu ảnh hưởng bởi những suy nghĩ cảm giác về vị thế của nước mình là một hòn đảo nổi giữa biển mà việc bài trí các hòn đá để gợi lên hình ảnh các hòn đảo đá trở thành phổ biến. Những hòn đá có hình dáng sù sì, gồ ghề được sắp xếp một cách hài hoà với các độ cao thấp khác nhau nên vẻ đẹp tự nhiên của những hòn đá mọc lên một cách độc lập giữa biển. Những hòn đá này được xếp thành những nhóm ba, năm, bảy hoặc chín. Đó là những con số mà theo triết lý Phật giáo được cho là những con số may mắn. Vườn chùa Ryoaji nổi tiếng vì cách sắp xếp đá rất khéo léo tạo nên một bố cục không gian kỳ diệu của nó. Ngoài ra trên mặt biển cát trắng xoá thường nổi lên những hòn đảo Kameshima (đảo rùa) và Tsurushima (đảo hạc). Rùa và hạc là biểu tượng cho sự trường thọ, lâu dài theo triết lý Phật giáo. Loại vườn này không có cây, hoa, cỏ, nước hay bất kỳ yếu tố nào khác ngoài cát và đá nhưng nó vẫn gợi lên được hình ảnh những ốc đảo nhỏ trên mặt biển mênh mông.

Vườn kiểu Chaniwa cũng là một loại Karesansui nhưng là khu vườn nhỏ mà khách có thể tạm nghỉ ngơi khi đi tham quan. Nổi bật nhất trong vườn trà là con đường Roji. Mặc dù là con đường nhỏ chạy xuyên qua khu vườn dẫn khách từ cổng vào trà thất nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Roji bắt nguồn từ kinh Phật, ngụ ý chỉ chốn sạch sẽ, ngăn nắp. Vì vậy các trà sư, Thiền sư phải tìm tòi, thiết kế sao cho con đường này trở thành con đường thoát tục, mang không khí Thiền. Nó trở thành vật ngăn cách trà thất với thế giới xô bồ, ồn ào bên ngoài.

Các chi tiết bên trong vườn được bố trí hài hoà trong một màu xanh bát ngát được tạo ra bởi rêu ở bên dưới đất và cây xanh ở bên trên. Vào mùa thu khi lá của một cây rụng sớm trở nên đỏ, héo rụng xuống, chúng thường được quét vun vào một gốc cây tạo nên một sự tương phản không gay gắt mà trái lại còn làm nổi bật lên cảm giác về một cuộc sống tạm thời.

Các vườn trà đều có hàng rào đan từ tre, tranh, rơm, rạ... Đơn điệu, trùng lặp là điều tối kỵ trong thẩm mỹ của người Nhật. Vì vậy, màu vàng của tre không chỉ làm cho khu vườn bớt đơn điệu còn gợi lên vẻ đẹp thanh bần của một nhà tranh được bao bọc bởi một hàng tre ở nông thôn. Toàn bộ vườn trà toát lên một vẻ đẹp gin dị hài hoà với thiên nhiên. Cây cỏ hoa lá cùng với các sự vật trong vườn cảnh nếu tách riêng ra thì có vẻ rất tầm thường nhưng dưới bàn tay sắp xếp tài tình của các nhà làm vườn Nhật Bản ở trong vườn trà chúng lại là những yếu tố gắn bó mật thiết với nhau làm tôn lên vẻ đẹp của nhau và cùng nhau nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên, dung dị, không chút phô trương, đầy giá trị thẩm mỹ quan Thiền.

Từng chi tiết, từng chi tiết cứ mỗi khi đi qua sự vật nào đó của vườn trà như cổng giữa Nakakuguchi, con đường Roji, Tsukubai, Tobiishi..., thì cảm giác khiêm nhường thoát tục của khách dường như cứ được nhân lên.

Thật vậy, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của giá trị thẩm mỹ Thiền do các trà sư, Thiền sư đem lại nên không chỉ vườn cảnh mà trà thất, nơi diễn ra tiệc trà cũng mang những yếu tố thẩm mỹ thiền sâu sắc.

Qua vẻ đẹp Thiền trong kiến trúc một số vườn cảnh Nhật Bản chúng ta hiểu thêm quan niệm về cái đẹp của người Nhật trong lối sống và thưởng thức nghệ thuật.
Thongtinnhatban.net

http://leh.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ur=leh&ids=1620
 Vườn Nhật trong kiến trúc hiện đại

Trong vườn Nhật, đất là vật liệu làm nền cho cho những chất liệu căn bản như đá, nước và cây cối. Những chất liệu thiên nhiên này với những hình dạng khác nhau kết hợp nên khu vườn.
Vườn Nhật không thể thiếu chất liệu đá.
Đá có ý nghĩa quan trọng trong vườn Nhật. Nó như là bộ xương, là nền tảng của khu vườn. Nhiều chất liệu sử dụng trong vườn được thực hiện từ đá như đá giậm bước, móng cầu, tường, thạch đăng lung, thuỷ bồn. Đá được bố trí nằm riêng lẻ hay kết hợp với cây cỏ làm thành phông nền cho khu vườn.
Đá có chức năng phân chia những khu vực trong vườn thành những không gian thân mật, riêng tư. Khi lựa chọn đá cũng cần lưu ý. Giá trị nhất là những tảng đá có hình dạng thanh nhã, kết cấu hấp dẫn, gân đẹp, có vẻ sần sùi già nua và hoàn toàn tự nhiên, nếu có bám rêu và địa y thì càng thêm giá trị.
Đi kèm với đá, nước là một chất liệu thống trị trong vườn Nhật. Một hồ nước nhỏ đơn sơ cũng có thể thể hiện được sinh động nét lung linh, huyền ảo. Những lối đi quanh co cũng góp phần gắn kết khu vườn lại với nhau.
Sự cân bằng trong kiến trúc vườn Nhật.
Việc lựa chọn và trồng những cây thích hợp cả về chủng loại và kích cỡ là rất cần thiết. Đối với vườn Nhật thì thiết kế cây trồng có nghĩa bao gồm cả việc định dạng kích thước và hình dáng của từng cây trong khu vườn. Khu vườn càng nhỏ thì yêu cầu càng chặt chẽ.
Giống như sự cân bằng, tính đồng nhất là trọng tâm của nghệ thuật kiến tạo vườn Nhật. Khu vườn phải tạo cho người ngắm một cảm giác đồng nhất, chan hoà và không tách biệt với thiên nhiên. Hình dáng kiến trúc của ngôi nhà và dáng vẻ tự nhiên của khu vườn như hoà quyện được vào nhau. Tính đồng nhất cũng góp phần bổ sung cho khu vườn những dáng vẻ mới, hấp dẫn thể hiện được khoảng không và chỗ kín đáo, sự phù du và vĩnh cửu, sự mềm mại và cứng rắn.
Tiểu cảnh vườn Thiền được bố trí trước nhà.
Ở Việt Nam, muốn làm kiểu vườn Nhật cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc như trên. Đối với đá, có rất nhiều chủng loại cho bạn lựa chọn như sỏi cuội to, đá granite, đá thấm thuỷ, đá hộc để trang trí cho khu vườn. Đẹp nhất là sỏi cuội to và đá granite. Ở khu vực nước nên dùng đá thấm thuỷ để tạo điều kiện mọc rêu làm tăng tính tự nhiên cho khu vườn.
Cỏ Nhật được trồng làm nền cho khu vườn. Tuy nhiên, cần lưu ý, cỏ nhật chỉ thích hợp với diện tích rộng và không chịu bóng. Khu vực dưới các tán cây, bàn ghế không nên trồng cỏ nhật vì dễ bị chết. Nên trồng thay thế bằng các loại cỏ tre, rau má, chua me đất… Cây bụi cắt xén có thể trồng các loại như mẫu đơn đỏ, hồng vàng hoặc hoa ngâu. Ngoài ra, có thể điểm thêm các loại cây như hoa sưa, tường vi cho khu vườn thêm sinh động.
Những ngôi nhà với đường nét kiến trúc đơn giản, hài hoà rất phù hợp với phong cách của vườn Nhật. Bản thân gia chủ cũng là người trọng sự giản dị, thanh cao và triết lý thì mới có thể yêu nét đơn sơ của vườn Nhật. Làm vườn Nhật không cần diện tích rộng nhưng muốn đẹp đòi hỏi phải có sự tư vấn của kiến trúc sư hoặc có bàn tay chuyên nghiệp của người làm vườn chứ không thể là của những người nghiệp dư.
KTS Nguyễn Thị Thanh Tùng
Công ty Greenscape Việt Nam
  Vườn đá và những lưu ý


Vườn đá là một phong cách được ưa chuộng ở châu Âu. Đá tự nhiên và đá nhân tạo được bố trí xen kẽ với các loại cây tạo nên một lối đi đá, tường đá hay bờ suối đá. Trong các vườn phương Đông, đá đóng vai trò quan trọng, là bộ khung, xương sống, nền tảng của khu vườn.
 Vườn đá gợi khung cảnh biển cả của Nhật.
Vườn đá có thể gợi khung cảnh núi cao, thác nước, sông suối, biển cả… Tùy loại khung cảnh để chọn chất liệu đá và bố trí cây cỏ cho phù hợp. Núi cao dùng đá khối và cây bon sai hoặc cây cao. Thác nước dùng đá khối kết hợp cùng cây leo, dương xỉ, hoa bụi. Suối nhỏ dùng sỏi cuội kết hợp cây thủy sinh như lau, sậy, thủy trúc. Biển cả dùng đá khối, đá tảng kết hợp sỏi giả sóng, rêu hoặc cây bụi nhỏ.
Muốn có một vườn đá như ý, bạn cần chọn những tảng đá có vẻ lâu năm và hoàn toàn tự nhiên. Bề mặt xù xì, góc cạnh gồ ghề, có bám rêu và địa y thì càng thêm giá trị. Đá lấy ở địa phương hoặc những vùng lân cận thường dễ dàng hòa hợp với phong cảnh thiên nhiên.
Nước dùng đá khối kết hợp cùng cây leo, dương xỉ, hoa bụi.
Khi tính toán bố trí đá cho khu vườn, bạn cần lưu ý, đá thường được đặt thành nhóm chứ ít khi nằm riêng lẻ. Một nhóm đá cũng thường ít khi đứng một mình trong khu vườn. Đá thường được kết hợp với cây cỏ. Trên thực tế, đôi khi cây cối góp phần định dạng hay tăng thêm hình dáng của những tảng đá kế cận.
Đá dẹt tạo lối đi.
Với những nhóm đá đặc biệt được bố trí một nơi đặc biệt trong khu vườn thì cần phải dùng thuần một loại đá để tạo cảm đó là những tảng đá có sẵn từ trước. Nếu có nhiều tảng chồng lên nhau thì phải bố trí sao trông chúng có vẻ ăn khớp tự nhiên cho dù chúng tỏa ra nhiều hướng đi chăng nữa. Đá dùng để làm lòng suối khô có thể trông khác nhau một cách hợp lý và phải hòa hợp với khu vườn. Không bao giờ để đá lộ hẳn trên mặt đất, phải chôn chúng sâu ở mức độ cần thiết để chúng có thể thể hiện được vẻ vững chãi. Việc dùng những tảng đá nhỏ và cây trồng chung quanh chân đá sẽ càng làm tăng thêm vẻ chắc chắn.
Cân nhắc nét đặc trưng của khu vườn cùng tầm vóc của nó để chọn đá thích hợp. Một hay hai tảng đá khá lớn trong sân vườn sẽ tạo ấn tượng khu vườn lớn hơn thực tế. Tầm vóc của đá cũng quyết định kích cỡ của những chất liệu kề cận chúng. Muốn kiến tạo phong cảnh thành một cảnh quan đặc trưng phải dùng đá thích hợp.
 Dùng đá dẹt làm thác.
Với việc thi công đá, tùy thuộc vào khả năng thiết kế và thi công mà trông cảnh quan đá có được tự nhiên hay không. Nên bố trí vào một số vị trí thích hợp của vườn hơn là sử dụng chất liệu đá là chủ yếu để tạo phong cách vườn đá. Với một không gian không đủ rộng, nơi mà phong cách chủ đạo là vườn đá không thật sự thích hợp, một bức tường đá tự nhiên sẽ thành một nền đá lý tưởng cho các cây sống trên đá leo lên. Với một núi đá hoặc việc thể hiện một ý tưởng vườn đá bên đồi, hãy thử áp dụng ý tưởng tạo một số khối đá với phong cách giống nhau lặp lại ở một số vị trí. Phần cảnh quan này sẽ hỗ trợ cho việc hướng tầm mắt dẫn đến khu cảnh chính, ví dụ một núi đá với dòng suối chảy róc rách xuống một hồ thấp bên dưới chẳng hạn.
 Vườn đá gợi khung cảnh núi cao của châu Âu.
Cần lưu ý khi chọn chất liệu đá. Đá để trưng bày dùng đá cuội, đá granite, đá hộc... Đá để trồng cây dùng đá thấm thủy. Hình dạng đá cũng phụ thuộc công năng. Đá xây tường, kè dùng khối chữ nhật; đá thác dùng loại dẹt (tạo thềm nước) kết hợp đá cuội cho thành suối, đá khối cho bờ suối; đá làm cầu lấy đá khối xây móng; đá dậm bước dùng đá dẹt.
Tư vấn: Công ty Greenscape Việt Nam
Theo Dothi.net
--------------


Vẻ Đẹp Vườn Nhật Bản

Du lịch Nhật Bản - Du lịch Nhật Bản

Vườn Nhật là kiểu vườn cảnh truyền thống của đất nước mặt trời mọc. Nó mang đặc trưng nổi bật đó là một tập hợp ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay sắp xếp của con người.

Đó là một tảng đá được làm trông dáng như một quả núi, hay đất đắp thành những quả đồi hoặc nh
ững cây được uốn làm cho giống như cây cổ thụ…, xung quanh là một hồ nước nhân tạo có những hòn đảo giả. Ở trong vườn, cây, cỏ, lá, hoa, đá, nước và cá đều được coi trọng, thiếu một thứ có lẽ sẽ không còn là vườn Nhật.

Ở vườn Nhật cũng có những yếu tố mang đậm nét tiêu biểu, đó là trà thất, thạch đăng lung, thủy bồn, cá cảnh... Đặc biệt ở vườn Nhật yếu tố thời gian luôn là vấn đề tiên quyết, thời gian ở đây như được ngưng đọng và rêu phong phủ kín những lối về.

Vườn Nhật mang đậm ảnh hưởng của Thiền. Nhiều vườn Nhật có cách bài trí với những hàm ý sâu xa của Thiền tông. Một phần vẻ đẹp của sân vườn Nhật Bản diển đạt biểu tượng của niềm tin tôn giáo vào đạo Phật và đạo thần Nhật Bản (Shinto).
 

Các loại vườn Nhật Bản

Vườn đá ( Karesansui), kiểu vườn Nhật Bản mà người ta dùng đá, sỏi, cát sắp xếp lại tạo thành những hình gợi nên cảm giác sông, hồ, biển cả với núi đá, hòn đảo nhô lên, thường được người phương Tây thường gọi kiểu vườn này là vườn Thiền. Ngoài ra còn các loại vườn: Cha Niwa or Roji: Sân vườn trà đạo, Tsubo Niwa: Sân vườn nhà, Tsukiyama: Sân vườn dành cho đi dạo (Đây là loại sân vườn lớn), Kaiyu-Shikien: Sân vườn cũng dành cho đi dạo, loại sân vườn này ngày nay hầu hết đều là công viên.

Hiện có ba vườn Nhật nổi tiếng nhất Nhật Bản, đó là Vườn Kenroku ở thành phố Kanazawa (Ishikawa), Vườn Koraku ở thành phố Okayama và Vườn Kairaku ở thành phố Mito. Ở Nhật Bản, ba vườn này nổi tiếng vì độ lớn của chúng. Đối với người nước ngoài, những vườn Nhật nổi tiếng là những vườn ở các ngôi chùa và cung điện cổ của Nhật như vườn chùa Jisho, cung điện Nijo, chùa Rokuon, chùa Ryoan. ..

Nguyên tắc thiết kế

Thiết kế vườn Nhật Bản dựa trên ba nguyên tắc: tỉ lệ thu nhỏ, chủ nghĩa tượng trưng và quang cảnh vay mượn.

Sân vườn được thu lại theo một tỉ lệ nhỏ đại diện cho quang cảnh và những địa điểm nổi tiếng trong một không gian nhỏ và đẹp. Cảnh đồi núi và sông được thu nhỏ lại bằng cách dùng đá, cát và sỏi.

Chủ nghĩa tượng trưng được sử dụng hầu hết trong mỗi sân vườn Nhật Bản. Cát hay sỏi được cào tạo ra dáng những con sông, một khối đá và đá cuội có thể biểu tượng cho những hòn đảo nhỏ.

Vay mượn cảnh quan nghĩa là sử dụng thu nhỏ một cảnh quan và cây trồng đã tồn tại để bổ sung cho vườn. Thiết kế vườn làm theo cách này cũng có nghĩa là một phong cảnh hiện hữu sẽ là phần của thiết kế chung.
http://www.duhocnhatban.edu.vn/component/content/article/59-du-lich-nhat-ban/267-ve-dep-vuon-nhat-ban.html

Thiết kế vườn Nhật Bản cho nhà bạn

Nếu bạn may mắn sở hữu một khu vườn tương đối rộng và yêu thích cảm giác tĩnh lặng, thiền định thì một khu vườn theo phong cách Nhật Bản sẽ là lựa chọn hợp lý nhất.

Vườn Nhật Bản là một trong những phong cách thiết kế vườn phổ biến nhất trên thế giới. Kiểu vườn này đặc biệt chú trọng vào việc tạo ra một không gian bình yên và tĩnh lặng, rất phù hợp cho việc nghỉ ngơi, thư giãn.


Việc thiết kế một ngôi vườn theo phong cách này đòi hỏi người thiết kế phải nắm được 5 nguyên tắc cơ bản sau:

1. Đặt rêu ở lối vào và dọc theo hai mặt của vườn. Những tấm thảm rêu này sẽ vừa tạo cho bạn cảm giác được chào đón khi bước vào khu vườn nhưng đồng thời như một lối dẫn vào không gian tách biệt. Rêu có thể làm cho khu vườn của bạn như rút lui hẳn khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của bên ngoài, và giúp cho quá trính phục hồi năng lượng sau khi hoàn thành những công việc khó khăn.



2. Để làm cho không gian có vẻ bí ẩn và lôi cuốn bạn có thể đặt những chiếc đèn đá tại một số vị trí trong khu vườn. Bạn cũng có thể đặt một vài giỏ treo xung quanh chỗ đặt đèn để tạo sự chú ý. Những chiếc đèn đá này giúp cho thiết kế sân vườn Nhật Bản có được sự ấm áp và khác biệt..


3. Tạo ra những “khu vườn khác” bên trong không gian của vườn chính. Điều này có nghĩa là bạn có thể thêm những vườn khô và vườn đá nhỏ, chúng được sử dụng như không gian thiền định.


4. Nhà uống trà là một trong những không gian không thể thiếu được trong các khu vườn Nhật. Đó có thể chỉ là một căn nhà nhỏ hết sức đơn giản làm nơi thư giãn với hoặc quây quần cùng gia đình hoặc bạn bè của bạn.


Để tạo những tầm nhìn tuyệt vời cho nhà trà, các cửa sổ nên được hướng ra những cảnh yên bình trong vườn, như vườn đá Nhật Bản, lồng đèn hay vườn Zen. Hãy trang trí ngôi nhà với một số loại cây, hoặc hoa đẹp mắt để tạo sự hài hòa với thiên nhiên bên ngoài.

5. Thác phun nước bằng tre và những hồ nước nhỏ, những đồ thủ công chất lượng cao được sắp xếp một cách có tính toán, chủ đích. Đài phun nước mang lại cho bạn cảm giác bình yên bởi âm thanh tự nhiên, nhẹ nhàng mà chúng đem lại. Những tiếng róc rách và hình ảnh dòng nước trôi êm đềm sẽ tạo ra một khung cảnh thiền định cho khu vườn của bạn. Những hồ nước nhỏ này còn đại diện cho sự tinh khiết và trầm lắng.




http://archi.vn/khong-gian-dep/ngoai...o-nha-ban.html

Link: http://agriviet.com/home/threads/66437-Vuon-Nhat-Ban-Truoc-va-sau?s=77c40946d389b4b257e0677e721ddaa0#ixzz1oArIZiUu

Phong cách Zen
Với cuộc sống bận rộn hiện nay thì việc tạo được một không gian thư giãn và mời gọi chúng ta là điều cần thiết trong mỗi ngôi nhà.
Tạo ra một không gian với nhiều loại sợi tự nhiên, màu sắc và đồ dùng nội thất lấy cảm hứng từ thiên nhiên là những điều mà phong cách Zen (hay còn gọi là Thiền) hướng tới.
Nếu bạn đang trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và làm việc quá sức, thì không gian này sẽ giúp bạn giải thoát mình khỏi trạng thái đó, mang lại cho bạn cảm giác tĩnh lặng và thư thái.
Một số đặc điểm của phong cách Zen :
  • Cái tên của nó cũng đã phản ánh được phần lớn những đặc điểm nổi bật của phong cách. Zen - Thiền – sự đơn giản trong kiến trúc, trong cách bài trí nội thất và tinh tế trong kết nối không gian. Đơn giản hoá kiến trúc, nhưng không phải vì thế mà kém phần hiện đại. Cái đơn giản của Zen nằm ở chính trong bản chất nội tại của chất liệu đồ vật kết hợp với sự trang trí của con người. Nó khác với cái đơn giản hiện đại đầy tính ứng dụng với các vật liệu nhân tạo là chính của phương Tây.
  • Chất liệu: Zen đề cao giá trị tinh khiết, nét đẹp tự nhiên của vật liệu và sử dụng chúng dưới dạng thô sơ, gần như không qua gọt dũa hoặc nếu có cũng rất ít. Các chất liệu chủ yếu thường dùng là gỗ, các loại sợi tự nhiên như đay, cỏ các loại sỏi, đá với hình dạng nguyên sơ.
 
Phong cach Zen
 

  • Màu sắc: Zen mô phỏng theo những sắc màu của thiên nhiên. Những màu sắc này sẽ giúp tâm trí của bạn được giải toả khỏi căng thẳng, mang lại sự thư thái và làm giàu trí tưởng tượng, sáng tạo của bạn. Các gam màu nhẹ nhàng như màu xanh da trời, xanh nước biển, vàng kem, trắng đen, nhằm tạo nên một không gian sinh hoat trong lành. 
  • Ánh sáng: Zen được biết đến với các không gian mà ở đó “màu sắc pha trộn bóng tối” – ánh sáng được sử dụng một cách gián tiếp hay dùng ánh sáng của đèn lồng để tạo cảm giác trầm tĩnh.
Cách kết nối không gian: tạo ra một dòng chảy của sự tĩnh lặng, các không gian liên thông với nhau một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng và chính sự ngăn cách cách được hạn chế và làm mềm đi. Có khi sự ngăn cách chỉ là ước lệ qua những tấm rèm, hoặc bình phong bằng gỗ, giấy.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ để bạn có thể thêm những nét thiền cho ngôi nhà của mình
Phong cach Zen
Thêm yếu tố thiền cho không gian bên ngoài ngôi nhà: Sử dụng nhiều chất liệu gỗ và vật liệu tự nhiên có thể sẽ làm cho phần ngoại thất bên ngoài ngôi nhà của bạn thân thiện và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn. Nếu có điều kiện, bạn hãy bố trí một khu vườn thiền nhỏ bên ngoài để thư giãn một cách thật sự với thiên nhiên bên ngoài. Chất thiền cũng được thể hiện qua những cây xanh tươi tốt, các tác phẩm điêu khắc Châu Á, và những tảng đá lớn đặt giữa các bãi cát hoặc sỏi trắng.
Liên kết trong và ngoài nhà: Trang trí nội thất theophong cách này chủ yếu dựa vào việc tạo sự liên kết giữa các không gian hoạt động ngoài trời và trong nhà. Bằng cách sử dụng các chất liệu tự nhiên như nứa, cỏ, gỗ, tre và cây cối để làm mờ ranh giới trong và ngoài nhằm xoá bỏ ranh giới cứng nhắc giữa các khoảng trong nhà, cho bạn cảm giác gần gũi, hoà nhập với thiên nhiên. Tận dụng lợi thế của những khung cửa sổ lớn trong nhà để mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài và giúp ánh sáng, không khí tươi mới tràn vào trong nhà dễ dàng hơn.
 
Phong cach Zen
 
Mang sự thư giãn vào không gian của bạn: Cụm từ "nội thất Zen" thường mang lại cho bạn cảm giác như trong các spa sang trọng và khu nghỉ dưỡng, gợi lên cảm giác thư giãn, và dành không gian nội thất giúp mọi người tìm thấy sự bình an của nội tâm. Vì vậy, bạn hãy tìm những đồ nội thất tạo cho bạn cảm giác tương tự cho nhà của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm đồ nội thất theo phong cách này cho mình thì bạn có thể dành thời gian nghiên cứu thêm về các không gian spa, các khu resort qua internet hoặc đến tận nơi để trải nghiệm và học hỏi cho ngôi nhà của mình.
 

Tư vấn thiết kế : www.thietkeviet.com.vn
http://thietkeviet.com.vn/tuvan.aspx?tid=7&id=82
---------------

Đá và sỏi trong vườn Nhật Bản

Tháng Sáu 28th, 2010 § Để lại phản hồi
 
 
 
 
 
 
Rate This
Trang trí vườn là một nghệ thuật, cách bài trí khu vườn luôn thể hiện một phần tính cách của gia chủ.
Ngoài cây, cỏ, hoa lá thì những chậu nước làm từ đá mang phong cách Nhật Bản được xem là biểu tượng của sự tinh khiết cả về tinh thần lẫn thể chất, chúng đóng một vai trò đặc biệt và rất thích hợp sử dụng trong một không gian sân vườn nhỏ. Tuy nhiên, bạn nên quan tâm đến cách bố trí chậu nước. Không nên đặt chậu nước tại vị trí có quá nhiều bóng tối, và cũng sẽ vô nghĩa nếu chậu nước nằm tách biệt với các thành phần trang trí khác trong sân.
Cách bài trí những hòn đá cuội, viên sỏi xung quanh các chậu đá tạo một điểm nhấn trong phong cách trang trí này, tạo sự mềm mại, uyển chuyển xen lẫn cái oai phong của những chiếc chậu đá trong không gian yên tĩnh của khu vườn. Dòng nước nhỏ chảy ra từ những chiếc ống tre tạo nên những âm thanh róc rách như cùng đồng ca với âm thanh của đất trời.
Tại Việt Nam, đá và sỏi là những vật liệu không khó để có nếu như không muốn nói là rất dễ tìm và chọn cho mình một khối đá, viên sỏi có hình thù đặc biệt. Tùy theo sở thích, bạn có thể tự tạo cho khu vườn của mình luôn hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên.
DiaOcOnline.vn
http://dolgroupdesign.wordpress.com/2010/06/28/da-va-s%E1%BB%8Fi-trong-v%C6%B0%E1%BB%9Dn-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n/
--------------
Vườn cảnh khô Nhật Bản
 
Thể hiện quan cảnh một địa mạo biến thiên của thiên nhiên từ xa xưa để lại dấu vết tang thương, những hòn đá nằm trơ ra đây đó ngổn ngang dọc lòng suối đã cạn khô, cành cây khô gãy vắt ngang bờ, gai gốc dây leo chằng chị, đem lại cho người thưởng ngoạn cảm giác tịch liêu, hồi cố sự thay đổi của thế nhân, mà hoài niệm cảnh “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo”.
Tính biểu hiện của “ Vườn Cảnh Khô” ( Karesansui ) Nhật Bản là mô phỏng phong cảnh tự nhiên trong khu vườn nhà ( đình viên ), một trong những thủ pháp độc đáo của các tay viên nghệ ( nghệ nhân vườn cảnh ) thể hiện quan cảnh một địa mạo biến thiên của thiên nhiên từ xa xưa để lại dấu vết tang thương, những hòn đá nằm trơ ra đây đó ngổn ngang dọc lòng suối đã cạn khô, cành cây khô gãy vắt ngang bờ, gai gốc dây leo chằng chị, đem lại cho người thưởng ngoạn cảm giác tịch liêu, hồi cố sự thay đổi của thế nhân, mà hoài niệm cảnh “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo”.

Vườn cảnh khô là một loại hình thiết kế lợi dụng địa  thế địa hình hoàn toàn khu vườn nhà, dành riêng một phần phía sau nhà chẳng hạn, kiến tạo một cảnh trang trí hoang vu – tàn sơn thặng thủy. Như chúng ta biết vườn cảnh Nhật Bản là từ các yếu tố quan trọng yếu cấu thành những bộ phận khác nhau, và cũng lại là doa các bộ phận khác nhau tố thành vườn cảnh. Dùng thủ pháp mô phỏng biểu hiện một phần hoang vu cô quạnh phối hợp phần còn lại của khu vườn nhà, hoa cỏ xanh tươi, đồi khe róc rách nước, đổ vào chiếc ao con, những chiếc đèn đá bên bờ chờ đêm đến thắp lên ngọn lửa vàng hắt bóng xuống mặt ao; “Cỏ cây chen đá lá chen hoa”, cây cối cỏ hoa cắt tỉa tươm tất khéo gọn, triển hiện một cảnh quan tự nhiên hài hào đầy sức sống tươi mới. Chủ yếu của thủ pháp tạo dựng vườn cảnh khô nhằm mượn ý ( tá ý ) câu “ tân trần đại tạ” ( mới cũ thay nhau), một sự lý về vạn vật vô thường.
 
Từ sau khi các Thiền sư Vinh Tây ( 1141-1215 C.N Tăng lữ Nhật Bản), Đạo Nguyên ( 1200-1253) đem Thiền Tông truyền vào Nhật Bản, bắt đầu thấy có vườn Cảnh Khô trong các Tự viện Thiền Tông, dần dần vườn Cảnh Khô được phổ biến rộng ra theo Thiền học. Vào những thời kỳ này vườn Cảnh Khô thạnh hành chủ yếu ở các Thiền viện, vì nó biểu hiện được tính cách bộc trực giản phác của Thiền.
 
Bắt đầu từ thời đại Khiêm Thương (ước 1125-1573 C.N) hậu kỳ, trải qua các thời đại Thất Định (ước C.N 1336-1573), Đào Sơn (ước 1573-1602) đến thời đại Giang Hộ (ước 1603-1715 C.N) Sơ kỳ khoảng 300 năm là thời kỳ toàn thạnh của loại hình vườn Cảnh Khô Nhật Bản. Riêng trong thời đại Thất Định, giới quý tộc sùng thượng u nhã, hoa lệ, như vị Tướng quân Mạc Phủ đời thứu 3 Túc Lợi Nghĩa Mãn (C.N 1358-1408) và Túc Lợi Nghĩa Chánh (C.N.1435-1490) Thất Định Mạc Phủ Tướng quân đời thứ 8, tạo dựng hai tòa gác vàng son chói lọi là Kim Các Tự và Ngân Các Tự ở Kinh Đô (Kyoto). Vào thời này các quý tộc rất yêu chuộng những bộ môn văn hóa nghệ thuật Nhật Bản, họ luôn sáng tạo, đẩy mạnh, hoàn thiện các bộ môn nghệ thuật bắn cung, kiếm thuật,  ca vũ kỹ, cắm hoa, uống trà, hình thành nên bộ môn văn hóa nghệ thuật “ Đạo” mà ngày nay chúng ta vẫn đang được hưởng dụng những sắc hương rực rỡ trang nhã của những bông hoa trong vườn hoa nghệ thuật này của Nhật Bản. Giờ chúng tôi xin trở lại bộ môn nghệ thuật vườn Cảnh Khô, từ sơ kỳ của nó ở thế kỷ 12 đến thế kỷ 13 có nhiều cải biến. Theo tạp chí “Nipponia” số 8, 1999 viết “… Vào thời Kamakura ở thế kỷ 13, những người thiết kế vườn Nhật mê say ứng dụng những khuynh hướng mới nhất của Trung Quốc. Thời đó Trung Quốc chuộng nhất là loại tranh Suiboku-ga ( tranh thủy mạc, tranh vẽ bằng mực Tàu) đơn sắc. Rập theo phong cách vẽ tranh này, các nhà làm vườn tuyển chọn những khối đá có hình thù đặc biệt, tượng trưng cho núi non mọc lên trên những bãi cát trắng - tượng trưng cho biển. Đây là phong cách Kasesansui (cảnh khô), một phong cách trở nên lý tưởng thời Muromachi (thế kỷ 14-15). Phong cách Karesansui chủ yếu thịnh hành ở các thiền viện, vì nó diễn tả được cái tinh thần khắc khổ của thiền được theo đuổi thời bấy giờ.
http://sonthuy.vn/san-pham-dich-vu/tieu-canh-san-vuon/692-vuon-canh-kho-nhat-ban.html

Japanese Gardens.pdf
http://www.mediafire.com/?1j43mku2nmf

 

Vườn Nhật | Japanese Gardens



Vườn Nhật đã có từ hàng trăm năm với sự kết hợp đơn giản những thành phần tự nhiên như nước, đá, cátthực vật để tạo nên một không gian yên tĩnh, một nơi trú ẩn mang tính Thiền. Cách những thành phần khác nhau được sử dụng trong mối quan hệ tương quan với nhau đem lại một phiên bản thu nhỏ của thiên nhiên. Thiết kế của những khu vườn này đều dựa trên 3 nguyên tắc: tỉ lệ thu nhỏ, tính tượng trưng và tầm nhìn vay mượn.
large-japanese-garden-1-600x401
Japanese gardens have been around for hundreds of years and combine simple, natural elements such as water, stone, sand and plants to create a tranquil, Zen sanctuary. The way these various elements are employed in relation to one another brings about a miniaturized version of nature. The designs of these gardens are based on three principles: reduced scale, symbolization, and borrowed view.
Bài cùng chuyên đề:
Vườn đá
Đá không nước và những khu vườn cát miêu tả cảnh của núi non và sông ngòi. Cát và sỏi được cào cẩn thận thành những kiểu đặc trưng để tượng trưng cho các con sông trong khi các hòn đá tượng trưng cho núi non. Các nhóm bố cục có thể được thực hiện một cách ngẫu nhiên hoặc theo những kiểu mẫu nhưng truyền thống cho rằng đá phải được bố trí với số lẻ. Việc đặt những phiến đá trong khung cảnh hiện tại cho ảo giác như ta có thể nhìn thấy những ngọn núi từ phía xa.
Rock Gardens
Waterless rock and sand gardens portray scenes of mountain views and rivers. The sand and gravel is raked into careful patterns to symbolize rivers while the rocks represent mountains. The grouping can be done randomly or in patterns but tradition says stones should be placed in odd numbers. Placing these gardens in existing scenery brings about the illusion of seeing mountains from a distance. 
japanese-garden-forest-2-600x452
Bạn không cần một không gian lớn ngoài trời để bố trí một khu vườn đá cho ngôi nhà của bạn. Dưới đây bạn có thể nhìn thấy một khu vườn đá nhỏ qua lớp kính mà vẫn có thể hợp nhất không gian sống với thiên nhiên. Lưu ý các kiểu mẫu được làm cẩn thận trong cát và làm thế nào mà chúng tạo nên ảo ảnh của một con sông, bạn cũng có thể mua một khu vườn đá nhỏ đặt trên bàn giống như ảnh bên dưới và thanh toán online.
You don’t need a large outdoor space to add a rock garden to your home. Below you can see a glass enclosed rock garden in this home that unifies the living space with nature. Note the careful patterns in the sand and how they create the illusion of a river. If you are looking for something smaller, you can buy the desk-top rock garden seen below which can be found and purchased online.
 in-home-japanese-garden-3-600x329
japanese-garden-sand-detail-4-600x400
desk-top-japanese-garden-5-600x437
Vườn rêu
Vườn Nhật thường sử dụng rêu bởi tính linh hoạt và khả năng phục hồi cao của nó. Rêu vẫn có thể tồn tại và luôn giữ màu xanh ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt nhất, như lạnh và hạn hán nghiêm trọng. Rêu vẫn luôn là một thành phần quan trọng trong khu vườn Nhật Bản bởi vì nó được coi như là một loài thực vật hòa bình.
Như bạn có thể thấy trong thiết kế dưới đây, những đường rêu giao nhau xen kẽ với những phiến đá vuông tạo nên hiệu ứng bàn cờ bắt mắt.
Moss Gardens
Japanese gardens often utilize moss because of its versatility and resilience. Moss is able to survive and remain green even in harsh conditions, including severe cold and drought. Moss has remained a crucial element in Japanese gardens because it is considered a peaceful plant.
As you can see in this design, square sections of moss are alternated with square stones to create a chessboard effect.
 japanese-moss-garden-6-600x456
moss-garden-square-pattern-7-600x390
Rêu cũng có thể được trải rộng ra khắp không gian khu vườn cho dù xung quanh nó được bao bọc bởi một phần hoặc toàn thể nước.
Moss can also be spread out throughout the garden space whether it is surrounding a structure or a body of water.
 moss-garden-home-courtyard-8-600x380
Bóng râm cần thiết cho rêu phát triển mạnh, nhưng chỉ một vài loại ánh sáng mặt trời là tốt. Rêu nên được trồng trong một khu vực ẩm ướt thích hợp, bóng râm, độ ẩm và độ pH từ 5.0-5.5. Để phát triển vườn rêu của riêng bạn, ba bước cần thực hiện dưới đây sau khi mua rêu sống về nhà:
  1. Chọn một vị trí tốt trong khu vườn nhà bạn với độ phủ râm trung bình – nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  2. Độ pH của đất phải được kiểm tra, và sau đó nếu cần thiết đưa đến mức mong muốn với bột lưu huỳnh lỏng trộn với nước, phun trên đất nơi rêu sẽ được mọc lên.
  3. Do rêu thích độ ẩm, việc phun sương thường xuyên là rất quan trọng sau khi cấy rêu và nên tiếp tục ít nhất trong 3 tuần đầu tiên.
Adequate shade is required for moss to really flourish, but some sunlight is fine. Moss should be grown in an area with adequate moisture, shade, humidity, and a soil pH of 5.0-5.5. In order to grow your own moss garden, three steps should be taken after purchasing living moss, which can also be found online.
  1. Select a great location for your garden with medium to dense shading – direct sunlight should be avoided.
  2. The pH of the soil should be tested, and then if necessary brought up to the desired level with liquid sulfur powder suspension mixed with water, sprayed on the soil where moss will be placed.
  3. Since moss loves humidity, regular misting is important after transplanting moss which should continue for at least the first three weeks.
Ao cá chép
Ao cá chép là một thành phần rất phổ biến trong vườn Nhật. Chúng đại diện cho hồ hoặc biển, mang lại màu sắc và cuộc sống cho khu vườn. Như chúng ta có thể nhìn thấy trong bức ảnh bên dưới, ao cá chép có thể rất lớn trong một khuôn viên giải trí hoặc nhỏ đủ để phù hợp với một sân sau.
Koi Fish Ponds
Koi ponds are another very common element of Japanese gardens. They represent lakes or seas, bringing color and life to the garden. As you can see in the photos below, Koi ponds can be very large in a recreational area or small enough to fit in a backyard.
 waterfall-koi-pond-10-600x447
rock-feature-koi-pond-11-600x391
small-koi-pond-12-600x450
japanese-koi-pond-13-600x400
Cây cầu
Một thành phần phổ biến khác là cây cầu. Chúng được dùng để nối kết các vùng đất vì vậy mà 1 người có thể di chuyển tự do khắp khu vườn. Cây cầu có thể được làm bằng gỗ hoặc bằng đá và có thể đơn giản hoặc phức tạp. Vài cây cầu trong những bức ảnh dưới đây có màu đỏ tươi trong khi một số khác là đá không trang trí.
Bridges
Another common element is a bridge. They are used to connect the land so one can move about the garden freely. Bridges can be made of wood or stone and can be simple or elaborate. Notice some of the bridges in the following photos are bright red while some are unadorned stone.
 large-koi-pond-with-bridge-14-600x800
japanese-koi-pond-red-bridge-15-600x449
koi-pond-lush-garden-16-600x452
small-koi-pond-rock-bridge-17-600x399
japanese-garden-stone-bridge-18-600x337
large-koi-pond-bridge-autumn-19-600x452
Shishi-odoshi: Đặc trưng tre nước Nhật Bản
Những tính năng độc đáo của nước được đặt trong khu vườn để xua đuổi chim và động vật có thể làm hại khu vườn. Một ống tre được sử dụng với một nguồn nước đưa dần vào ống từ một đầu nhẹ hơn chảy đến một đầu nặng hơn để nâng ống lên khỏi mặt đất và trút hết nước từ ống tre ra ngoài. Khi gốc của nó quay trở về trên phiến đá, nó sẽ tạo nên tiếng kêu vang gây sợ hãi cho các loài trên.
Shishi-odoshi: Japanese Bamboo Water Feature
These unique water features are placed in gardens to scare away birds and animals that may do damage to the garden. A bamboo tube is used with a water source which trickles into the lighter end causing the heavier end to lift off the ground, emptying the tube. When it comes back down on the rock, the crashing sound is the scare tactic.
 bamboo-water-feature-20-600x736
japanese-bamboo-water-feature-21-600x399
small-bamboo-water-feature-22-600x393
japanese-water-feature-bamboo-rocks-23-600x392
Đèn lồng Nhật Bản
Bạn hầu như có thể tìm thấy mọi hình dạng và kích cỡ khác nhau của đèn lồng Nhật Bản, nhưng chúng thường được tạc ra từ trong đá. Chúng được đặt cẩn thận trong vườn ở những vị trí được lựa chọn, thường là trên các đảo hoặc gần các công trình quan trọng, để mang đến ánh sáng và làm tăng thêm vẻ đẹp cho không gian.
Japanese Lanterns
You can find all different shapes and sizes of Japanese lanterns, but they are typically always created in stone. They are carefully placed within the garden at select locations, usually on islands or next to important buildings, to provide light and add beauty to the space.
 japanese-garden-lantern-24-600x445
japanese-stone-lantern-25-600x399
japanese-garden-tall-lantern-26-600x885
Việc tạo nên một khu vườn Nhật trong nhà bạn không đòi hỏi 1 không gian thật rộng lớn; chỉ cần sử dụng những thành phần được nêu trên, không quan trọng chúng lớn hay nhỏ.
Creating a beautiful Japanese garden in your home doesn’t require a huge amount of space; it only requires the use of these elements, no matter how large or small they may be.
TL-KV dịch
(Source: home-designing.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.