Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

QUY HOẠCH PHÚ QUỐC

Để dành Phú Quốc cho thế hệ tương lai quyết định

Posted by on Tháng Mười Hai 4, 2012 in Quy hoạch 


Phu-Quoc-Tourist-Map
Tham luận(*) này của tôi được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và phân tích đồ án quy hoạch chung Phú Quốc đã được phê duyệt và thực tế thực hiện quy hoạch cho tới nay. Trên cơ sở đó, ý kiến tập trung chủ yếu vào những vấn đề chính của công tác quy hoạch (QH) để cùng suy nghĩ tiếp xem nên giữ cái gì, thay đổi cái gì để có được một định hướng hiệu quả hơn. Và đương nhiên, đây là ý kiến chủ quan, cá nhân, mong góp vào trao đổi.
Trước hết, chúng ta đều biết Phú Quốc là một hòn đảo rất đặc biệt ở Việt Nam, có một vị trí thuận lợi về nhiều mặt trong khu vực, và có nhiều tiềm năng về sinh thái, cảnh quan, nhân văn xã hội v.v. Với tiềm năng này, Phú Quốc được nhà nước cũng như tỉnh đặc biệt ưu tiên và đặt kỳ vọng rất lớn. Cả nước xôn xao về quốc đảo, đặc khu Phú Quốc từ hàng chục năm nay. Quy hoạch toàn đảo lần đầu tiên đã được phê duyệt từ năm 2005, với đầy khí thế phát triển. Tới nay, hầu như toàn bộ diện tích trên đảo đã được phủ kín bởi quy hoạch chi tiết. Hàng ngàn dự án đầu tư với mọi cấp độ đã đổ dồn về đăng ký ở đảo, trong đó hàng trăm dự án đã được phê duyệt, mấy trăm dự án đang nằm chờ mà hết chỗ. Tuy nhiên, thực tế là sau hơn một chục năm khởi động, số tiền thực sự đổ vào Phú Quốc chưa đáng để. Các dự án đã phê duyệt gần như không được triển khai. Về cơ bản Phú Quốc chưa có được những bước tiến như mong muốn. Vậy vấn đề nằm ở đâu?

1- Vấn đề nằm ở mục tiêu tổng thể không khả thi:
Trong báo cáo ngày 14/02/2008, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng (nay là Chủ tịch Quốc hội) khẳng định mục tiêu tương lai của Phú Quốc là: “Phát triển du lịch ở đẳng cấp cao, trở thành trung tâm kinh tế mạnh tầm cỡ khu vực, dựa vào khai thác dịch vụ tài chính, ngân hàng, giải trí, thương mại…”. Mục tiêu này được coi như đề bài cho quy hoạch Phú Quốc hiện nay (mặc dù đồ án có vi chỉnh mục tiêu, nhưng cũng không thực sự đi từ phân tích hiện trạng, và không thoát khỏi ý tưởng chủ đạo của mục tiêu ban đầu). Việc định hướng mục tiêu trên chủ yếu dựa vào hai lý do:
- Thứ nhất là, Phú Quốc có vị trí địa lý và diện tích khoảng như Singapore, vậy cũng có thể đảm nhiệm vai trò tương tự Singapore, tức là trung tâm thương mại, dịch vụ, tiền tệ quốc tế;
- Thứ hai là, Phú Quốc có xuất phát điểm tương tự như Kosamui của Thái Lan, cả về thời gian lẫn tài nguyên, vậy có thể định hướng tương tự Kosamui về hình thức và số lượng khách du lịch.
Tuy nhiên, cả hai lập luận này đều không có cơ sở.
- Vị trí và diện tích của Phú Quốc không thể nói lên điều gì khi so sánh với Singapore. Sự khác biệt là quá lớn. Singapore là một quốc đảo, với gần 4 triệu dân, từng có một vai trò đặc biệt trong hệ thống thông thương quốc tế của Anh Quốc ở Đông Nam Á. 4 triệu dân đó là người tàu, đa số làm chủ hai ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới là tiếng Anh và tiếng Trung, có quan hệ thân cận, ruột thịt với hai đại cường quốc là Trung Hoa và Anh Quốc cũng như những “dây mơ rễ má” của hai hệ thống này. Trình độ văn hóa và chuyên môn của họ thuộc loại cao trên thế giới. Mức thu nhập bình quân đầu người của họ gấp hơn 20 lần dân Phú Quốc. Lượng khách du lịch quốc tế của họ gấp 3 lần cả nước Việt Nam. Vì vậy, tiềm lực kinh tế xã hội thực sự của 100 ngàn ngư dân, nông dân Phú Quốc có thể nói chỉ tương đương với khoảng 5 ngàn dân Singapore là cùng. Như vậy, cho dù có cùng vị trí địa lý và độ lớn, tiềm lực thực của Phú Quốc hiện tại chỉ có thể tính tương đương với 1/100 của Singapore. Với thực lực đó, Phú Quốc không thể chen vào thị trường của Singapore được. Mục tiêu “trung tâm thương mại, ngân hàng, dịch vụ tài chính quốc tế” của Phú Quốc rất cần được xét lại.
- Về tiềm năng du lịch, Phú Quốc được so sánh với Kosamui của Thái Lan, vì Kosamui có cùng xuất phát điểm mà đã đạt 3 triệu lượt du khách/năm. Nhiều ý kiến tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy Phú Quốc thực tế không đạt nổi 1/10 mức của Kosamui. Trên thực tế, thành công của Kosamui lại không phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện nội tại trên đảo, mà là kết quả kinh doanh du lịch toàn quốc của Thái Lan. Tổng lượng du lịch của Thái Lan vốn đã hơn hẳn Việt Nam, gấp gần 4 lần. Mặt khác, chuỗi du lịch của Thái Lan rất chặt chẽ, phối hợp các loại hình từ đại đô thị Bangkok, tới các điểm du lịch miền núi như Chieng Mai, Chieng Rai, rồi vài điểm ở bờ biển. Mỗi loại sản phẩm du lịch chỉ có 1-2 điểm, đều rất đặc sắc, có những sản phẩm bổ trợ cho nhau. Vì vậy, tour du lịch Thái Lan sẽ liên kết được tất cả các điểm này, và điểm nào cũng đông khách. Trong khi đó, ở Việt Nam, lượng khách du lịch vốn ít ỏi lại bị lôi kéo tới hàng mấy trăm điểm trên núi, các khu rừng quốc gia, vườn bảo tồn, lại mấy trăm điểm dưới biển, vài chục đô thị lớn nhỏ. Phú Quốc tuy có tính đặc biệt là đảo, nhưng sản phẩm du lịch cũng không có gì khác cơ bản so với hàng trăm điểm khác trong đất liền, vì vậy không thể nói tiềm năng của Phú Quốc tương đương Kosamui. Tuy nhà nước và tỉnh chấp thuận mức ưu đãi tối đa cho Phú Quốc, nhưng lại không thể khống chế các điểm khác không được phát triển để chỉ tập trung vào vài điểm như ở Thái Lan hay Malaysia. Hoạt động miễn thuế chủ yếu chỉ được gói gọn trong một khu vực như khu dutyfree chứ không thể bao gồm tất cả mọi hoạt động kinh tế trên đảo.

Vị trí các khu dân cư hiện hữu trên đảo. Nguồn: Phân Viện QH Miền Nam & WTGA - Điều chỉnh Quy hoạch Chung Xây dựng Đảo Phú Quốc tới năm 2030
Vị trí các khu dân cư hiện hữu trên đảo. Nguồn: Phân Viện QH Miền Nam & WTGA – Điều chỉnh Quy hoạch Chung Xây dựng Đảo Phú Quốc tới năm 2030

2- Vấn đề nằm ở quy trình quy hoạch duy ý chí:
Theo phương pháp quy hoạch hiện nay trên thế giới, mỗi đồ án quy hoạch đều bắt đầu bằng khâu phân tích hiện trạng và bối cảnh vùng rất kỹ lưỡng. Trên cơ sở đã làm rõ những tiềm năng, thách thức của khu vực quy hoạch, nhà quy hoạch mới cùng các bên tham gia đưa ra quyết định về tầm nhìn dài hạn hay là mục tiêu chung của khu vực đó. Như vậy, tầm nhìn được đưa đã gắn liền với hiện trạng cũng như đã là cam kết của các bên tham gia về một mục tiêu chung. điều này có thể nói là cốt yếu nhất cho tính sát thực và khả thi của mục tiêu.
Trong trường hợp Phú Quốc nói riêng và đại đa số các quy hoạch đô thị ở Việt Nam nói chung, mục tiêu tổng thể thường được áp đặt từ ý chí chính trị trung ương. đây là cách tiếp cận mang nặng tinh thần kinh tế kế hoạch cũ, chưa được thay đổi trong khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường. Mục tiêu cho trước này rất có thể thiếu thực tế, và cho dù có thực tế đi chăng nữa cũng không thật sự khả thi, vì nó không phải kết quả của đồng thuận giữa các bên có trách nhiệm thực hiện sau này.
Do mục tiêu đã cho trước, mọi việc phân tích bối cảnh, điều kiện hiện trạng, tiềm năng, thách thức v.v. đều được làm một cách hình thức, cố gắng biện minh cho mục tiêu này, chứ không còn là những nghiên cứu khách quan, nhằm tìm ra hướng đi, tầm nhìn hợp lý cho Phú Quốc nữa. Có thể nói, hiện nay chúng ta chưa có một bản phân tích thực sự có giá trị về điều kiện hiện trạng của Phú Quốc.
Từ mục tiêu chính trị cho trước ở trên, chứ không phải từ phân tích những tiềm năng thực sự, các nhà quy hoạch đưa ra định hướng về khách du lịch khoảng 3 triệu người một năm. Và để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho từng ấy khách, dân số đảo sẽ cần khoảng 500 – 600 ngàn người. Trên cơ sở lượng khách, số dân, loại hình du lịch, xác định quy mô diện tích cho đô thị và các công năng khác trong tương lai của Phú Quốc. Như vậy cho thấy rõ, một sai lầm trong định hướng mục tiêu ban đầu sẽ nhân rộng dần trong toàn bộ quy hoạch mà không hề có một cơ chế kiểm soát nào. Từ đó ta thấy giải pháp quy hoạch là một mô hình lý thuyết được xây dựng trên một nền móng hoàn toàn có thể thiếu thực tế và không ngạc nhiên gì khi thấy phương án quy hoạch không thể được thực thi.
Việc định hướng quy mô quá lớn sẽ dẫn đến việc dàn trải tiềm lực kinh tế vốn đã ít ỏi. Những giá trị văn hóa xã hội hiện hữu, tuy nhỏ nhoi nhưng thực ra có thể củng cố, phát huy, thì bị coi là không đáng kể, có thể xóa sạch, vì rõ ràng với quy mô ghê gớm kia thì những thứ tài sản hiện hữu có đáng gì. Cái mới chưa thấy đâu, nhưng cái mất thì rõ ràng rồi vậy. Ngoài ra, toàn bộ diện tích đất, nhất là dải ven biển quý giá nhất, đã bị chia xẻ, tư hữu hóa hết cho các dự án ảo, trong khi đó có thể có người thực sự làm được việc thì không còn đất để làm. Cái ấn tượng hoang sơ, vốn là một nét hấp dẫn của Phú Quốc, nhanh chóng mất đi chỉ riêng với ý đồ quy hoạch, trong khi đó, cái hiện đại, cao cấp còn chưa thấy đâu.
Vị trí các quy hoạch đã phê duyệt. Nguồn: Phân Viện QH Miền Nam & WTGA - Điều chỉnh Quy hoạch Chung Xây dựng Đảo Phú Quốc tới năm 2030
Vị trí các quy hoạch đã phê duyệt. 
3- Vấn đề ở chỗ các giải pháp quy hoạch chưa tốt: 
Cho dù mục tiêu đề ra có là không tưởng, nhưng nếu các giải pháp quy hoạch đều rất tốt thì kết quả thu được vẫn có thể tốt. Trong gần một thế kỷ qua, ngành thiết kế đô thị đã tích lũy được một số kinh nghiệm và bài học quý báu, có thể coi là những tiêu chí cơ bản cho mọi đô thị tốt. Những tiêu chí này ví dụ như là: “phát triển bền vững”, ”ý thức về biến đổi khí hậu”, “giảm khí thải và ô nhiễm”, “tiết kiệm nước”, “tiết kiệm năng lượng”, “bảo tồn thiên nhiên”, “tham gia cộng đồng”, “quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng”, “tạo khu công cộng có tác động lẫn nhau”, “láng giềng sáng tạo”, “phát triển thận trọng”, “hạn chế dàn trải”, “giữ đất nông nghiệp” v.v. Tất cả những tiêu chí này đều đã được nêu lên thành nguyên lý quy hoạch trong đồ án quy hoạch Phú Quốc. Tuy nhiên, những giải pháp hiện nay được đưa ra chưa thuyết phục là đã ý thức được hay đạt được các tiêu chí trên.
- Chỉ riêng việc quy hoạch liền một lúc 5 khu sân Golf, với tổng diện tích gần 1000 ha, đã là một giải pháp đủ để phá hủy tất cả các khẩu hiệu nêu trên cùng một lúc.
- Đất nông nghiệp trước mắt giảm từ 12000 ha xuống còn khoảng 6000 ha, và bản thân 6000 ha đó được định nghĩa luôn là dự trữ phát triển đô thị. Lý do được nêu ra là đã đủ đất nông nghiệp, nếu xét theo tiêu chuẩn mỗi người nông dân một sào bắc bộ như ở miền bắc hiện nay. Trong khi đó, số lượng nông dân Phú Quốc được dự tính sẽ tăng gấp 6 lần hiện tại vào thời điểm 2030, và thu nhập đầu người của họ cũng phải gấp hàng chục lần hiện nay. Muốn như vậy, năng suất nông nghiệp trên cùng diện tích đất phải tăng gấp hàng trăm lần hiện tại. Làm thế nào để đạt năng suất này?
- Đồ án nhận định vấn đề phát triển của Phú Quốc trong quá khứ là các dự án quá nhỏ lẻ, manh mún, không hoành tráng, cần tập trung vào số ít hơn các dự án cực lớn. Có lẽ đây là một nhận định phi lý nhất về hiện trạng kinh tế và nguy hiểm nhất về mặt xã hội học. Nó phản lại tất cả những nhận thức tiến bộ về lĩnh vực xã hội học và kinh tế học đô thị mà chính đồ án cũng hô hào như “đa dạng”, “đô thị nén”, “bản sắc”, “lịch sử”, “tham gia cộng đồng” v.v.
- Casino được coi là một giải pháp thần diệu, có khả năng thu hút khách nhiều tiền đặc biệt, làm tăng lượng du khách tới mấy chục phần trăm. Chúng ta cần biết rằng Casino là một dịch vụ được cho phép gần như khắp thế giới. Nhưng trên thực tế, dân cờ bạc chỉ thích tập trung ở một số điểm như Las Vegas, Monte Carlo, Macao v.v. Những nơi khác có mở ra cũng chẳng mấy khách. Việc cho phép mở Casino không hề đảm bảo người ta sẽ đến đó chơi.
- Mặc dù đồ án phân tích quy hoạch cũ năm 2005 là quá dàn trải, đánh giá tiềm năng phát triển hơi quá lạc quan, cần phải thận trọng hơn. Nhưng trong đồ án này, tất cả các khu đô thị đều mở rộng hơn nhiều so với đồ án 2005. Tất cả mọi khu đô thị đều có diện tích phình ra gấp từ 15-25 lần quy mô hiện trạng.
- Về các giải pháp từ phân khu chức năng tới quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan chưa thấy nổi rõ được những lý luận nào nhằm đạt được những khẩu hiệu nêu trên. Nhìn chung, quy hoạch vẫn dựa trên những công thức cũ về “trục hoành tráng”, “khu cao cấp”, “ khu phức hợp” v.v. với một hỗn hợp đủ các thể loại cấu trúc đô thị thường gặp trong mọi đồ án hiện nay. Và nhìn chung, quy hoạch vẫn nặng về các chỉ tiêu, viễn cảnh tưởng tượng kiểu thời bao cấp như “nơi đây sẽ là”, “phải trở thành” v.v. mà không tập trung giải quyết câu trả lời cho các vấn đề: Làm thế nào để những điều đó có thể trở thành hiện thực? Làm thế nào để tăng trưởng kinh tế, thu hút nhà đầu tư?, làm thế nào để có được công bằng xã hội? Giải pháp gì cho người dân hiện hữu? Ai sẽ là công dân tương lai của Phú Quốc, làm sao thu hút được họ về? Không gian đô thị tương lai sẽ hấp dẫn ở chỗ nào?
Phân vùng chức năng. Nguồn: Phân Viện QH Miền Nam & WTGA - Điều chỉnh Quy hoạch Chung Xây dựng Đảo Phú Quốc tới năm 2030
Phân vùng chức năng. Nguồn: Phân Viện QH Miền Nam & WTGA – Điều chỉnh Quy hoạch Chung Xây dựng Đảo Phú Quốc tới năm 2030
Kiến nghị:
- Cần phải nghiêm túc xem xét lại từ mục tiêu chiến lược của đảo.
- Phải đánh giá nghiêm túc và khách quan tiềm năng, thách thức hiện trạng, trong bối cảnh khu vực, từ đó mới đề ra được chiến lược chính cho đảo là gì. đánh giá hiện trạng không nên quá dàn trải, nếu những đánh giá này không dẫn đến giải pháp quy hoạch, mà tập trung vào đánh giá sức chịu tải môi trường và độ thích hợp của từng vùng đất (capability and suitability assessment)
- Về phần xác định tiềm năng điều quan trọng nhất là không phải những gì có thể thực hiện đều nên thực hiện, cần phải tìm ra những lỗ hổng của thị trường. Cần phải thay đổi hoàn toàn tư duy kinh tế kế hoạch, cho là ta có thể làm gì thì thị trường sẽ theo như vậy bằng tư duy kinh tế thị trường, tức là chỉ những gì thị trường thiếu, và cần, và ta có khả năng đáp ứng, thì mới là tiềm năng thực sự.
- Sau đó, cần tập trung vào đề xuất và thực hiện một số giải pháp, một số dự án có tầm chiến lược quan trọng, không nên dàn trải ra rất nhiều tiêu chí, rất nhiều khu vực. Những giải pháp được đề ra cần bám thật sát vào những nguyên lý quy hoạch đã được đút rút từ kinh nghiệm quốc tế để có tính khả thi và hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn Singapore đưa ra tiêu chí chính là quy hoạch lấy nước ngọt làm trung tâm. 70% diện tích quốc đảo được quy hoạch thành lưu vực (khu vực chứa nước mưa - catchment area). Tuy thế họ vẫn phải nhập 40% nước. Phú Quốc đã có quy hoạch thêm nhiều hồ chứa. Nhưng hồ chứa chưa phải tất cả, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến quy hoạch một khi lấy nước ngọt làm trung tâm.
Về nguyên tắc, chúng ta đang ở trong một giai đoạn quá độ, và những kiến thức cũng như kinh nghiệm của chúng ta về lĩnh vực quy hoạch theo hướng hiện đại, từ khâu lập quy hoạch tới quản lý, thực hiện đều còn rất mỏng. Không có lý do gì để quyết định đặt nền móng cho 100 năm sau tại thời điểm này cả. Có lẽ nên cố gắng để dành càng nhiều càng tốt những mảnh đất và tài sản nguyên vẹn cho quyết định của những thế hệ tương lai.
Phó Đức Tùng
  • Chú thích: (*) Tham luận phản biện quy hoạch Phú Quốc cho Hội thảo “Kiến trúc du lịch biển Việt Nam” do Hội Kiến trúc sư Việt Nam và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức ngày 16/11/2012. 
  • Tiêu đề bài viết do Ashui.com đặt. 
Minh họa quy hoạch thị trấn Dương Đông. Nguồn: Phân Viện QH Miền Nam & WTGA - Điều chỉnh Quy hoạch Chung Xây dựng Đảo Phú Quốc tới năm 2030
Minh họa quy hoạch thị trấn Dương Đông. Nguồn: Phân Viện QH Miền Nam & WTGA – Điều chỉnh Quy hoạch Chung Xây dựng Đảo Phú Quốc tới năm 2030

 

Phú Quốc

http://www.quangcaosanpham.com/images/picture/big_202767_51_1156993507Phu20Quoc22%5B1%5D.jpg
Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km.
http://www.sinhcafe.travel/sites/sinhcafetravel/uploads/Image/sinhcafetravel/BanDoPhuQuocSmall.jpgVị trí địa lý
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
Các đơn vị hành chính trực thuộc, Phú Quốc được chia thành 8 xã, 2 thị trấn là:
1.Thị trấn Dương Đông
2.Thị trấn An Thới
3.Xã Dương Tơ
4.Xã Cửa Cạn
5.Xã Gành Dầu
6.Xã Cửa Dương
7.Xã Bãi Thơm
8.Xã Hòn Thơm
9.Xã Hàm Ninh
10.Xã Thổ Châu 
Mã số điện thoại để gọi tới Phú Quốc: 077 (trong nước) hoặc +8477 (từ nước ngoài)
Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi Phú Quốc do người Hoa đến đây lập nghiệp đặt, có nghĩa là "vùng đất giàu có".
Theo dòng lịch sử
*Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.

*1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
*Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).
*Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu.
*Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.
*Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh.
*Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.
*Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên.
*Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu).
*Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam), nói chung là toàn bộ vùng biển ven duyên quanh đảo Phú Quốc, Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.
Dân cư
Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 79.800 người, với mật độ trung bình là 135 người/km², thấp hơn mật độ trung bình của cả nước 253 người/km².
Các khu dân cư chính:
*Thị trấn Dương Đông
*Thị trấn An Thới
*Xóm Hàm Ninh
*Xóm Cửa Cạn
*Hòn Thơm 
Văn hóa, tôn giáo
Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có một thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông.
Trên đảo có duy nhất một nhà thờ đạo Thiên chúa ở thị trấn An Thới, đó cũng là nơi trước đây tập trung dân di cư từ miền bắc vào năm 1954.
Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.
http://www.dulichphuquoc.com/wp-content/uploads/2010/02/Phu-Quoc-1.jpg
Khí hậu - Thủy văn
Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau. Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5. Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng. (Cả năm trung bình là 3000 mm). Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt 4000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.
http://www.hangkhonghanoi.com/trung-tam-dich-vu-hang-khong-quoc-te/international-air-services-center/uploads/spaw2/images/phu-quoc1_1.jpgThời gian nào tốt nhất?
Mùa khô của Phú Quốc từ tháng 10 đến tháng 3 là mùa đẹp nhất, tuy nhiên vì mùa này là mùa cao điểm nên giá khách sạn, khu resort đều tăng. Bạn nên đặt phòng trước ít nhất một tháng để đảo bảo có phòng. Việc đặt trước vé máy bay cũng hoàn toàn cần thiết
http://sba.vn/upload/fckeditor/New_Phu_Quoc_Airport_Vietnam%5B1%5D(1).jpg  Air Mekong sẽ xây dựng một sân bay quốc tế gần Dương Tơ
Ở đâu?
Nhìn chung các khách sạn ở Phú Quốc không nhiêu nên ban sẽ không mất nhiều công sức để chọn cho mình một khách sạn vừa túi tiền.

Giá khách sạn ở Phú Quốc như thế nào?
Các khách sạn 2 sao giao động từ 250.000 VND/đêm đến 500.000 VND/đêm tùy loại phòng và tùy khách sạn. Các khách sạn, khu resort 3 sao thì giá phòng từ 650.000 VND/đêm đến 1.500.000 VND/đêm tùy loại phòng và tùy khách sạn. Nếu bạn có túi tiền rủng rỉnh thì các khách sạn và khu resort 4 sao sẽ là lựa chọn dành cho bạn, giá phòng giao động từ 90 USD/đêm đến 400 USD/đêm. Các khu resort 4 sao được đánh giá cao về chất lương dịch vụ và phòng ốc tiện nghi có thể nói đến như Khu Nghỉ Dưỡng La Veranda, Khu Nghỉ Dưỡng Sasco Blue Lagoon và Khu Nghỉ Dưỡng Làng Cổ Ven Biển (Long Beach Ancient Village) hay Chen La Resort & Spa
http://phuquocquetoi.com/wp-content/uploads/phu-quoc-que-toi-5.jpg
Miền Nam đảo chắc là nơi người Việt từ đất liền ra Phú Quốc hơn 300 năm trước. Ở đó có những bến cảng nối với đất liền và các con đường từ những cảng này tỏa ra, lan dần lên phía Bắc. 
Tàu cao tốc cập cảng An Thới
Đường nhựa trên đảoCon đường đất vàng xói lở
Từ các bến cảng phía Nam tới thủ phủ là thị trấn Dương Đông, ở Trung Tây đảo là những con đường nhựa, có lẽ đã lâu đời như những dải lụa vắt ngang các quả đồi, vòng vèo quanh sườn núi.
phu quoc que toi 33 Phú Quốc điểm đến lý tưởng
Hầu như không có ôtô, thi thoảng có thì cũng chỉ là xe hạng nhẹ. Xe máy cũng không nhiều, chủ yếu là dân du lịch đi loanh quanh, thế nên đường nhựa vẫn bền, phẳng lặng với thiên nhiên còn hoang sơ...
http://phuquocquetoi.com/wp-content/uploads/phu-quoc-que-toi-83.jpg
Suối Tranh và suối Đá Bàn là hai con suối nổi tiếnghttp://img.news.zing.vn/img/138/t138113.jpghttp://files.myopera.com/n_august/blog/suoitranh.JPG
chó PQ có xoáy trên lưng http://www2.vietbao.vn/images/vietnam2/khoa_hoc/20530189_images871233_ChoPQ.jpg
http://www.dulichanz.com/Images/phu_quoc_southern_islands.jpg
http://phuquocquetoi.com/wp-content/uploads/phu-quoc-que-toi-54.jpg
Dọc bờ Tây là những bãi biển thơ mộng và hoang vắng 
Từ thị trấn Dương Đông, chúng tôi chọn cách đi xẻ vào hướng Đông Bắc, qua bãi Thơm rồi vòng bọc ngược lại bờ Tây. Những con đường đỏ quạch len lỏi trong rừng rồi mở ra những đường đất vàng xói lở, lách qua những quả đồi kẹp những dòng suối. Nhiều đoạn dốc trơn trượt vì nền đất cứng, lở loét khoét vào lòng đất.
Cầu bằng cừ tràmCầu nhỏ khó đi
Ở đó có những chiếc cầu như được bắc tạm bằng cừ tràm, cũ chòng chành như bao đời nay vẫn thế. Nhưng khi ngoặt sang mũi Gành Dầu và bọc lại từ cực Tây Bắc về là thấy dấu vết chuẩn bị cho một cuộc đầu tư đang vùng dậy. Những cây cầu sắt giống y chang nhau được đánh theo số, đặt ngang trên những con suối. Đường được ủi thẳng, rộng, thông thống xuyên rừng rồi ào ra, cặp sát biển.

 Những chiếc cầu sắt giống nhau trên đường
Băng qua rừng quốc gia, chúng tôi cặp sát bờ Bãi Dài, nơi được cho là một trong những bãi biển hoang sơ nhất trên thế giới. Biển xanh, cát trắng, nắng vàng, chỉ có những cành cây khô ngả vào cát lặng và những đàn dê hoang dại, ngẩn ngơ. Trên một đoạn đường ven biển đã được quy hoạch thẳng như đường băng nổi lên một cụm nhà, không to nhưng khang trang và rõ là có mắt kiến trúc đàng hoàng. Đó là khu ngọc trai. Chỉ có hai người nước ngoài và vài nhân viên người Việt làm việc. Hai người đàn ông to lớn, đến từ New Zealand. Họ nói đó là cơ sở đầu tư 100% vốn nước ngoài, làm từ nuôi trồng đến chế tác thành phẩm.
Một quán cà phê trên bãi biển
Chúng tôi bọc ra bãi Gành Dầu ở Tây Bắc đảo. Cảnh ở đó không phải là biển mênh mông nữa, mà bị chắn tầm mắt bởi những hòn đảo và cả bờ biển Campuchia, nào núi Tà Lơn, nào hòn Nần... Bằng mắt thường nhìn thấy được cả khu du lịch của họ, một vệt dài vàng vàng do khoét vào núi. Những chiếc tàu cắm cờ Việt Nam và cờ Campuchia giao thoa trên biển, ghé vào bán hải sản cho những chiếc bè bán đồ nhậu trên biển. Đi xuồng chừng vài trăm mét ra một nhà bè. Ông chủ đon đả mời, nào câu kéo, nào các loại hải sản nuôi sẵn dưới bè. Khách còn đang lúng túng lựa chọn, ông ngoắc mấy cái thuyền câu cả của người Việt lẫn người Campuchia vào, tha hồ chọn, tươi rói đủ loại... Nhà bè phục vụ lấy công và bán đồ uống, từ bia Sài Gòn đến rượu mạnh, rượu sim (như rượu vang, ngâm từ sim rừng địa phương), hay rượu mỏ quạ (một loại rượu quốc lủi của Phú Quốc)...Chôm chôm là tên một loại trái cây quen thuộc ở các tỉnh phía Nam nhưng ở Phú Quốc lại là tên của một món ăn từ hải sản. Người ta lấy cơ gân to như ngón tay của loại sò lớn, xắt ra, ướp, làm tái, trộn với rau.
Món ngon và lạ là cà xeo. Đó là một loại hải sản cứng như thịt gà, được ướp ngũ vị rồi nướng, trở thành món dai dai, giòn, ngọt mà vẫn bùi, thơm. Chủ quán giải thích đó là món theo hương vị của ngư dân Campuchia ở vùng này, ngay cả cái tên cũng đã rất Khmer...http://files.myopera.com/hoacomay70/blog/livecantho_goicatrich06.jpg
Gỏi cá trích Phú Quốchttp://www.metinfo.vn/blog/wp-content/uploads/2010/04/GoicatrichCT.jpg
http://www.xaluan.com/images/news/Image/2007/07/31/1185873771.img.jpg
Chó Phú Quốc nổi tiếng săn bắt khôn lanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.