Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

CAM RANH

 


Quân cảng Cam Ranh - Việt Nam

Trong những ngày gần đây mọi người đang tích cực bầu chọn cho Vịnh Hạ Long vào Top 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Chắc hẳn khi nhắc tới các vịnh đẹp nhất trên thế giới người ta thường nhắc đến Vịnh Hạ Long hoặc Vịnh Nha Trang, nhưng thực tế ở Việt Nam còn có một vịnh khác được xếp vào hàng những vịnh đẹp và quan trọng nhất trên thế giới đó chính là Vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa, tại sao một địa danh nổi tiếng và quan trong như thế thì rất ít người Việt Nam được biết đến đó, câu trả lời thật đơn giản bởi ai cũng biết Vịnh Cam Ranh thuộc quân cảng Cam Ranh, một trong những quân cảng thuộc loại tốt nhất, quan trọng nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

1.Đặc điểm và vị trí địa lý của quân cảng Cam Ranh

Vịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới lad San Francisco của Mỹ, Rio de Janéro của Brazil và Cam Ranh của Việt Nam.Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc trưng duyên hải Trung Bộ, có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước. có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến tàu ngầm và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm,
Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng hải, năm 1905 nhiều khu trục hạm của Nga đã vào Vịnh Cam Ranh để tránh bão
Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh . Ngoài ra đây là một Quân cảng cơ động nhất cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng hoạt động do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ. Vịnh Cam Ranh có thể hoàn toàn kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, vì vậy chúng ta cũng có thể tin tưởng về khả năm dành lại Hoàng Sa Trường Sa bằng quân sự là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế nhờ có quân cảng Cam Ranh mà nước ta vẫn kiểm soát đáng kể một vùng biển Đông rộng lớn.
“...Cam Ranh mở rộng ra cả vùng biển Đông. Nó cách Hong Kong 690 dặm, Manila 690 dặm, Singapore 698 dặm... Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lý tưởng, còn đô đốc Courbet thì nói đó là một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương... Tất cả tàu nước ngoài cỡ lớn đi Trung Hoa, Nhật Bản hoặc từ đó quay trở về có thể dừng lại ở Đông Dương vì phải đi qua trước vịnh Cam Ranh để nhìn rõ ngọn hải đăng ở mũi Padaran.... "
(Trích bài viết của nhà báo Robert Réallon, đăng trên báo Le Petit Parisien, và được trích đăng lại trên L’Ami du Peuple Indochinois số 16 -1-1934)
Không chỉ có ưu điểm về Hải Quân mà Cam Ranh còn ưu thế vượt trội về không quân và lục quân phia Tây Nam là tuyên phòng thủ Tây nguyên, phia nam là cửa ngõ Sài Gòn với sân bay Tân Sân Nhất, các lực lượng không quân và tăng thiết giáp tạo cho Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Có lúc sân bay Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.
Chứa được cùng một lúc nhiều máy bay chiến đấu máy bay vận tải, tàu chiến, tàu ngầm, các phương tiện chiến tranh khác, và đặc biệt có thể chứa hàng vạn thuy quân lục chiến. Nếu kinh tế Việt Nam phát triển chúng ta có thể xây dựng Cam Ranh thành một quân cảng quân sự bậc nhất trong hành lang tây Thái Bình Dương. Mà thực tế thì ngày nay quân cảng Cam Ranh đã góp phần quan trọng đối với an ninh của Viêt Nam, duy trì hòa bình ổn định các nước trong khu vực và thế giới. Trường Sa tạm thời vẫn an toàn bởi chính phủ ta vẫn duy trì cảng quân sự ở đây, mặc dù Trung Quốc đang rất muốn chúng ta mở cửa biến Cam Ranh thành cảng kinh tế. Trung Quốc thừa hiểu khả năng phòng thủ của Việt Nam như thế nào, chúng ta vẫn kiểm soát được biển Đông khi mà Quân cảng Cam Ranh vẫn được duy trì và tăng cường sức mạnh.

2.Lịch sử vùng Vịnh

- Trong Cuộc chiến tranh Nga - Nhật dành kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên, Nga Sa Hoàng đã tung hạm đội Baltique vào cuộc do Bắc Băng Dương đóng băng hạm đội phải đi vòng qua Ấn độ Dương. Rời biển Nga ngày 16-10-1904, Ngày 8-4-1905, người ta phát hiện ra nó ở ngoài khơi Singapore, Ngày 12-4 hạm đội đến vịnh Cam Ranh và đậu lại gần một tháng để chờ tiếp viện. Ngày 8-5, tàu tiếp viện đến: một tàu bọc thép cũ, tàu Nicolar 1, một tuần dương hạm cũ và ba tàu tuần duyên, hơn bảy tàu tiếp viện. Từ lúc này Rojestvenski chỉ huy 45 chiến hạm và nhiều tàu tiếp viện và ông có thể phái một phần đi Thượng Hải. Như vậy là từ năm 1905 Quân Cảng Cam Ranh đã có thể tiếp nhận được một hạm đội mạnh nhất thế giới rồi.
- Trước thế kỷ 20, Cam Ranh còn là một vùng đất rất ít người ở. Năm 1939, toàn quyền Đông Dương Pháp ban hành nghị định thành lập địa lý hành chính Ba Ngòi. Năm 1965, thị xã Cam Ranh được thành lập do cắt một phần đất của quận Cam Lâm. Đến năm 1970, thị xã Cam Ranh tiếp tục được củng cố với hai quận Bắc và Nam.
- Năm 1935 và 1954, Nhật Bản và Pháp cũng đã từng đóng quân ở Cam Ranh
- Ngày 18-10-1946, thị xã Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Hồ Chủ tịch và cao ủy Pháp D’Argenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và nhà báo nước ngoài. Có thể thấy rằng từ rất sớm Cam Ranh đã có vị trí cực kỳ quan trọng trong mắt các nhà chiến lược quân sự.
- Từ năm 1965 - 1972, Mỹ đóng quân ở đây và Mỹ đã chi hơn 300 triệu USD để cải tạo mở rộng cảng, xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự tổng hợp và căn cứ hậu cần cho lực lượng hải-lục-không quân và tên lửa của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Cam Ranh có những kho lớn chứa máy bay, có sân bay có thể dành cho máy bay quân sự cỡ lớn như B-52 hạ cánh. Trên thế giới hầu như không có căn cứ quân sự nào có quy mô và tính năng tổng hợp lớn như Cam Ranh.
- Sau năm 1975, Cam Ranh được tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và huyện cho đến năm 2000. Thị xã Cam Ranh được tái lập năm 2000 trên cơ sở thị trấn Ba Ngòi có diện tích tự nhiên 690km2, dân số khoảng 209.000 người, thu nhập bình quân đầu người/năm 2002 là 3.263.200 đồng. Hiện có 27 phường, xã với năm hồ, công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt tiêu dùng và tưới tiêu.
- Năm 1978, Liên Xô thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn kết thúc năm 2004, nhưng đã rút sớm hai năm.
- Từ đó đến nay thì cả Mỹ và Trung Quốc đều nhòm ngó đến Quân cảng Cam Ranh và Mỹ đã ngỏ ý muốn thuê lại cảng này. Đến nay Quân cảng Cam Ranh vẫn hoàn toàn năm trong sự kiểm soat của chúng ta. Cảng Cam Ranh mãi mãi vẫn là bến bờ thân yêu nối liền giữa Hoàng Sa - Trường Sa với Việt nam.

3.Cam Ranh niềm tự hào của Việt Nam


Chúng ta tự hào về một Vịnh Hạ Long được bình chọn làm 7 kỳ quan của thế giới, chúng ta cũng tự hào về Vịnh Cam Ranh trong hàng trăm năm qua đã bị các nước lớn xâm chiếm, tranh dành nhưng cuối cùng nứơc ta vân giữ vững chủ quyền ở đây, đánh đuổi được ngoại xâm ra khỏi đây.Ngày nay cũng vậy còn Trường Sa còn Cam Ranh thì chúng ta hoàn toàn hy vọng một ngày nào đó Hoàng Sa phần còn lại của Trường Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam. Trừng nào lãnh thổ đất nước còn chưa toàn vẹn thống nhất thì trừng đó chúng ta còn tiếp tục đâu tranh. Hãy góp phần tích cực xây dựng nước ta mạnh về kinh tế mạnh về quốc phòng.

  


 



 http://www.vietnam.ttu.edu/graffiti/graffiti_maps.php





 

 Cam Ranh peninsula Aerial Khánh Hòa 1967-68 - Photo by Steve Schlah.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ CAM RANH

17/9/2012
 .
  • Tên tiếng Anh: Cam Ranh International Airport (CRIA)
  • Địa chỉ:             Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, P. Cam nghĩa, Tp.Cam Ranh
  •  Điện thoại:        (058) 3989988 / 3989918: (058) 3989921
  • Fax:                  (058) 3989908 / 3989906;
  • E-mail:              Camranh@vietnamairport.vn
  • AFTM:              VVCRZTZX
  • SITA:                 CXRKLVNCXRKLXH
  • Mã IATA:           CXR 
1. Vị trí:
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh tọa lạc ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, thuộc địa giới Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, có tọa độ 11°59’43.66B -109°13’06.29Đ, là giao điểm của tim đường CHC 02/20 & tim đường W3;
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh cách TP. Nha Trang 35km phía Bắc, cách Tp Cam Ranh 10km phía Nam. Mức cao của điểm quy chiếu Cảng HKQT Cam Ranh so với mực nước biển trung bình là 13,1m, nhiệt độ bình quân 26.5°C.
2. Quá trình hình thành và phát triển:
Sân bay Cam Ranh trước đây do quân đội Hoa kỳ xây dựng và được sử dụng là căn cứ không quân Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh. Năm 1973, sau hiệp định Paris, Hoa kỳ trao căn cứ này lại cho không lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau năm 1975, sân bay Cam Ranh tiếp tục được sử dụng vào mục đích quân sự cho tới năm 2004.
Ngày 19/05/2004, sân bay Cam Ranh đón chuyến bay dân sự đầu tiên, bay từ Hà Nội thay thế cho sân bay Nha Trang nằm trong nội thị Thành phố Nha Trang bị hạn chế về diện tích và vì lý do an toàn.
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh ngày nay là cảng hàng không dân sự chính, phục vụ cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
Nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của ngành hàng không, ngày 16/08/2007, Chính phủ đã ra Quyết định nâng cấp Cảng hàng không Cam Ranh trở thành Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (cùng với Cảng hàng không quốc tế Phú Bài - Huế).
Đến năm 2012, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã đạt được lượng khách thông qua 1 triệu lượt khách/năm, có tốc độ tăng trưởng hành khách cao và và dự kiến đạt 2,5 triệu lượt khách/năm 2015.
3. Năng lực phục vụ:
Nhà ga hành khách mới Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh được thiết kế hiện đại kết hợp với nét đặc trưng truyền thống của địa phương, thân thiện với môi trường, có diện tích: 13.995m2; diện tích sân đỗ ô tô và đường giao thông: 33.920m2 được khánh thành và đưa vào khai thác sử dụng tháng 12/2009; công suất 800 hành khách/giờ cao điểm; Trong đó, ga quốc nội 600 hành khách/giờ cao điểm, ga quốc tế 200 hành khách/giờ cao điểm. Với dây chuyền công nghệ 1,5 cao trình, sử dụng 2 cầu ống lồng dẫn khách;
Sân bay đạt cấp 4D (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới - ICAO); đủ năng lực phục vụ đáp ứng các loại tàu bay: B-767/ Boeing-777; Airbus-330 và tương đương.
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh không chỉ là cửa ngõ giao thương lý tưởng, cầu nối quan trọng giúp các nhà đầu tư, du khách đến Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung Bộ thuận tiện hơn, mà còn là cửa ngõ giao thông hàng không quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng. Nhà ga mới đi vào khai thác đã mở ra cơ hội phát triển về nhiều mặt cho Khánh Hòa và các tỉnh lân cận, cũng như thu hút các nhà đầu tư.
Năm 2007, Cam Ranh phục vụ 500.000 lượt khách thông qua, xếp thứ 5 về sản lượng hành khách trong hệ thông các cảng hàng không Việt Nam, đạt 36.08% so với năm 2006.
Tháng 06/2008, cảng hàng không Cam Ranh được trang bị hệ thống trang thiết bị phụ trợ đáp ứng năng lực phục vụ các chuyến bay ban đêm, sản lượng phục vụ hành khách cả năm là683.000 lượt, đạt 36.03% so với năm 2007.
Năm 2011, đạt 1.000.000 lượt khách, giữ vị trí thứ 4 trong hệ thống cảng hàng không Việt Nam tính theo số lượng khách thông qua.
Với tỷ lệ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh được đánh giá là một trong những cảng hàng không có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của ACV.
4. Định hướng phát triển:
Đánh giá cao vị trí chiến lược của CHKQT Cam Ranh, ngày 14-7-2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch CHKQT Cam Ranh giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với khả năng tiếp nhận các loại máy bay: Airbus 320, 321, 300-600, Boeing 767, 777, 747 và tương đương; sử dụng 2 đường cất, hạ cánh; năm 2020 mở rộng sân đỗ máy bay đảm bảo 32 chỗ đỗ; năm 2030 mở rộng đạt 36 chỗ. Nhà ga hành khách giai đoạn đến năm 2030 mở rộng đạt 3.800 hành khách/giờ cao điểm, tương đương 8 triệu hành khách/năm, với tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng.
Định hướng này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đến việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội không những của Khánh Hòa mà còn của khu vực Nam Trung Bộ và từng bước thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế.
4. Cơ sở hạ tầng:
Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh có 01 đường cất hạ cánh (CHC) chính 02/20, ngoài ra còn có 01 đường CHC song song với đường CHC 02/20 bằng đất nện không sử dụng được.

4.1. Đường cất - hạ cánh (CHC) 02/20:
Dải bay (Runway strip):  Chiều dài, chiều rộng: 3.648m x 150m (75m cho mỗi bên đường CHC).
Lề đường cất hạ cánh:  Chiều rộng 7,5m (cho mỗi bên) và mặt đường bằng bê tông nhựa.
Hướng địa lý: 018° - 198°
Độ lệch từ: 0°
Ký hiệu đường cất hạ cánh: 02/20.
Mã hiệu theo Phụ ước 14 ICAO: Code 4D.
Chiều dài: 3.048m.
Chiều rộng: 45,72m.
Độ dốc dọc trung bình (tính từ đầu đường CHC 20): 0.25%.
Độ dốc ngang điển hình: ± 0.1%.
Tọa độ ngưỡng đường CHC 02: 11°59'06.3163''N – 109°12'53.3551''E. 
Tọa độ ngưỡng đường CHC 20: 12°00'40.2136''N - 109°13'25.9076''E. 
Loại mặt đường, sức chịu tải công bố theo phương pháp ACN/ PCN: PCN 42/R/B/X/T.
Các cự ly công bố:
- Đường CHC 02:
Cự ly chạy cất cánh (TORA): 3.048m;
Cự ly chạy hãm (ASDA): 3.048m;
Cự ly cất cánh (TODA): 3.250m;
Cự ly hạ cánh (LDA): 3.048m
- Đường CHC 20:
Cự ly chạy cất cánh (TORA): 3.048m;
Cự ly chạy hãm (ASDA): 3.048m;
Cự ly cất cánh (TODA): 3.350m;
Cự ly hạ cánh (LDA): 3.050m.
4.2. Đường lăn:
4.2.1. Đường lăn song song:
Đường lăn P2 nằm song song với đường CHC 02/20 về phía Tây sân bay:
Loại mặt đường: Bê tông xi măng;
Cho phép được tiếp nhận các loại tàu bay có ACN bằng PCN công bố (42/R/B/X/T) của đường CHC (PCN thực tế của đường lăn song song 37/R/B/X/T).
Chiều dài: 3.048m;
Chiều rộng: 23m;
Những đường lăn nối giữa P2 và đường CHC 02/20 tính từ Nam ra Bắc có: W1, W2, W3, W4,W5 và W^; mặt đường bê tông xi măng (riêng W3 là bê tông nhựa), cho phép được tiếp nhận các loại tày bay có CAN bằng PCN công bố (42/R/B/X/T) của đường CHC (PCN thực tế của W2, W3, W4 là 37/R/B/X/T), riêng W3 chỉ sử dụng cho tàu bay hạng nhẹ.
Kích thước:
+ W1 = W6 = 216 x 23m;
+ W2 = W5 = 370 x 23m;
+ Kết cấu bằng bê tông xi măng

4.2.2.  Đường lăn vào sân đỗ TT huấn luyện phi công cơ bản: AC1; AC2
4.3. Sân đỗ:
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh có 2 sân đỗ nằm về phía Tây đường CHC 02/20:
4.3.1: Sân đỗ số 1:
(Trung tâm huấn luyện phi công cơ bản) có kích thước: 600m x 280m.
4.3.2. Sân đỗ số 2 :
(Khai thác hàng không dân dụng) có kích thước: 1.325m x 235m, kết cấu bê tông xi măng.
- Trong sân đỗ của HKĐ, trước mắt bố trí tạm thời một phân sân đỗ chia thành 5 vị trí đậu cho các loại tàu thủy bay khác nhau, có hệ thống đường lăn trên sân đỗ để tàu bay lăn.
- Loại tàu bay khai thác: Sử dụng cho tàu bay có sải cánh từ 40m trở xuống, tương đương với A320/321.
- Phần còn lại của sân đỗ sẽ được Cảng hàng không Quốc Tế Cam Ranh bố trí sắp xếp để sử dụng cho tàu bay đỗ trong trường hợp đã sử dụng hết 5 vị trí đỗ hiện nay.
- Loại tầng phủ, sức chịu tải của hệ thống sân đỗ: bê tông xi măng, cho phép đưpưck tiếp nhận các loại tàu bay có CAN bằng PCN công bố (42/R/B/X/T) của đường CHC (PCN thực tế của sân đỗ: (34/R/B/X/T)
4.4. Nhà ga hành khách:
Nhà ga hành khách 1.5 cao trình, tổng diện tích sàn xây dựng: 13.995m2
- Tổng diện tích sân đỗ ô tô và đường giao thông: 33.920m2
- Năng lực thông qua: 800 hành khách/ giờ cao điểm
- Năng lực phục vụ đáp ứng tàu bay đến Code 4D (đáp ứng loại tàu bay: ATR72, A320,-321, B737,B767,B777,B330).
- Năng lực thiết bị: Hệ thống quầy Checkin; bảng thông tin chuyến bay, hệ thống thiết bị kiểm tra an ninh soi chiếu, kiểm tra hải quan, công an cửa khẩu, hệ thống băng chuyền hành lý, khu dịch vụ...
4.5. Nhà ga hàng hóa:
Hiện tại đang sử dụng chung với nhà ga hành khách.
4.6. Hệ thống trang thiết bị bảo đảm hoạt động bay:
a) Đài DVOR/DME:
Tên đài: CRA
Toạ độ (theo WGS84): 11o 59'40''N - 109o13'12''E
Tần số: 114.4 MHz CH 91X
b) Đài NDB:
Tên đài: CR
Vị trí: Cách tim đường CHC 02/20 375m về phía Tây, cách đâu thềm 02 1635m.;
Toạ độ (theo WGS-84): 12o00'62.96''N-109o12'59.08''E 
Tần số: 414 KHz
c) Hệ thống thông tin khí tượng hàng không:
- Thiết bị khí tượng:
+ Hệ thống quan trắc tự động AW11.
- Bản tin khí tượng:
+ Bản tin Báo cáo thời tiết thường lệ tại sân bay (METAR) 30 phút/lần
+ Bản tin dự báo khuynh hướng (TREND) hiệu lực 02 giờ
+ Bản tin dự báo sân bay (TAF) hiệu lực 09 giờ, ngày phát 03 lần (0024, 0606, 1212, 1818).
+ Bản tin METREPORT: cập nhật 01 phút/lần bằng minh ngữ chữ tắt.
- Dữ liệu khí tượng:
Nhiệt độ năm 26.3oC
Lượng mưa năm 1441mm
Độ ẩm năm 82%
Gió thịnh:
Hướng NE (33%), N (32%) vào tháng 1.
Hướng SE (58%) vào tháng 7
Gió trung bình 2.3m/s
d). Ngoài ra Cảng mới được đầu tư 2012, bổ sung lắp đặt thêm hệ thống ILS/AWOS, giúp máy bay HCC chính xác trong mọi điều kiện thời tiết.


5. Định hướng phát triển:
Đánh giá cao vị trí chiến lược của CHKQT Cam Ranh, ngày 14-7-2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch CHKQT Cam Ranh giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với khả năng tiếp nhận các loại máy bay: Airbus 320, 321, 300-600, Boeing 767, 777, 747 và tương đương; sử dụng 2 đường cất, hạ cánh; năm 2020 mở rộng sân đỗ máy bay đảm bảo 32 chỗ đỗ; năm 2030 mở rộng đạt 36 chỗ. Nhà ga hành khách giai đoạn đến năm 2030 mở rộng đạt 3.800 hành khách/giờ cao điểm, tương đương 8 triệu hành khách/năm, với tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng.
Định hướng này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đến việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội không những của Khánh Hòa mà còn của khu vực Nam Trung Bộ và từng bước thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế.
6. Lĩnh vực hoạt động:
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh hiện cung cấp các dịch vụ hàng không và phi hàng không:
6.1. Dịch vụ điều hành bay:
- Cung cấp các khả năng phục vụ tốt nhất cho công tác điều hành bay, sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm cao, cam kết đảm bảo an toàn bay.
- Cung cấp hệ thống dẫn đường hàng tuyến hiện đại (NDB) của Nautel kết hợp với hệ thống liên lạc đối không VHF. Dịch vụ khí tượng với hệ thống quan trắc tự động AW11 của Vaisala nhằm đảm bảo tính chính xác về khí tượng cục bộ hỗ trợ công tác điều hành bay được an toàn.
6.2. Dịch vụ mặt đất:
Hệ thống kỹ thuật phục vụ máy bay tại sân đậu hoạt động ổn định với qui trình tối ưu, bao gồm:
  • Xe chờ khách tại sân đỗ;
  • Xe khởi động điện GPU;
  • Xe kéo Container dolly, hành lý rời;
  • Xe khách VIP;
6.3. Dịch vụ khấn nguy:
Đội khấn nguy của Cảng hàng không Cam Ranh thường trực 24/24h với hệ thống cứu hỏa hiện đại của E-ONE TITAN và cứu thương của Mercedes – Benz, đảm bảo khả năng phong tỏa và kiểm soát hiện trường trong thời gian ngắn nhất.
6.4. Dịch vụ hành khách:
Nhằm cung ứng chất lượng và quy trình phục vụ thuận tiện cho mỗi hành khách khi đến với cảng hàng không Cam Ranh cùng sự tận tâm và hệ thống dịch vụ đa dạng, hiện đại và đồng bộ:
  • Thủ tục cho khách đi máy bay nhanh chóng và giản đơn;
  • 100% hành lý được kiểm tra an ninh chặt chẽ;
  • Hệ thống phòng đợi sang trọng, lịch sự ở tất cả các hạng ghế.
  • Dịch vụ cho hành khách cần trợ giúp đặc biệt, trẻ em đi một mình.
  • Hệ thống xe đón và đưa khách ra vào máy bay.
6.5. Dịch vụ cung ứng nhiên liệu:
- Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, cung ứng nhiên liệu đầy đủ, cùng với quy trình tra nạp chặt chẽ là một yêu cầu thường xuyên và nghiêm ngặt nhằm phục vụ an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay. Hệ thống tra nạp của Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đảm bảo phục vụ hầu hết các loại máy bay thương mại với những tiêu chuẩn được đảm bảo nhất.
6.6. Dịch vụ cung cấp suất ăn:
- Tất cả các suất ăn trên máy bay đều được kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt, đảm bảo các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
7. Các tuyến bay và các hãng HK hoạt động:
HIện nay, tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh có 3 hãng hàng không nội địa và 4 hãng hàng không nước ngoài đang hoạt động, cụ thể:
Hãng hàng không khai thác
Điểm đến
Jestar Pacific Airlines
HAN. Theo mùa: SGN
Vietnam Airlines
ĐAN, HAN, SGN, Korean, Siemriep
S7 Airlines
Theo mùa: Vladivosktock
Vladivosktock Airlines
Theo mùa: Khabarosvk, Vladivostocks
VietJet Airlines
SGN. Theo mùa: HAN
Asiana Airlines
Incheon
Korean Airlines
Incheon
Norwind Airlines
Ulan-Ude; Nga, Maxcova
7.1. Chuyến bay nội địa (hãng khai thác: VNA, Vietjet, Jetstar)
Cam Ranh - Hà Nội: 03 chuyến/ngày (sử dụng tàu bay A-320/A-321/B-767), cao điểm 06 chuyến/ngày;
Cam Ranh - Đà Nẵng: 02 - 03 chuyến/ngày (sử dụng tàu bay ART72);
Cam Ranh - Sài Gòn: 04 chuyến/ngày (sử dụng tàu bay A320/A321/ART72); cao điểm 08 chuyến/ngày;
7.2. Các chuyến bay quốc tế (hãng Asiana, Korean, Norwind): bình quân 02 chuyến/ngày, Từ tháng 10/2012, Hãng Norwind bay 03 chuyến/ngày (tuyến bay: Nga - Cam Ranh)
8. Phòng bán vé máy bay:
8.1. Đại lý bán vé Cảng HKQT Cam Ranh
Địa chỉ : 13A Hoàng Hoa Thám- Tp Nha trang
Điện thoại : +84583822135, Fax : 058.3823797
Hotline : 0917.969.737
8.2. Văn phòng chi nhánh Vietnam Airlines tại Nha Trang
Địa chỉ : 91- Nguyễn Thiện thuật – Tp Nha trang
Điện thoại : +84583526768, Fax : 0583.525.956
5.3. Phòng vé giờ chót VNA tại sân bay Cam Ranh :
Điện thoại : +84.58.2241606, Fax : 0583.525.956

Tin tức từ tờ Spunik của Nga cho hay, các chuyên gia quân sự Mỹ đang thể hiện sự quan tâm to lớn đối với cảng Cam Ranh của Việt Nam. Trong những năm chiến tranh, Mỹ đã từng xây căn cứ quân sự tại Cam Ranh. Tuy nhiên, quốc gia đầu tiên nhận ra vị trí chiến lược quân sự của Cam Ranh không phải là Mỹ, mà là Nga.
Báo Nga đưa một số chi tiết lịch sử mới về quân cảng Cam Ranh - Ảnh 1
Quân cảng Cam Ranh
Điều đó diễn ra vào năm 1905, khi đội tàu chiến hơn một trăm chiếc ​​thuộc Hải đội Thái Bình Dương của Đế chế Nga hướng tới vùng Viễn Đông tham gia chiến tranh Nga-Nhật. Đội tàu Nga đã vào bến Cam Ranh trong 12 ngày để bổ sung thực phẩm mà những chiếc tàu vận tải chở ra. Trên bờ khi đó chỉ có một làng nhỏ với những ngôi nhà tường đất thô sơ, nhưng đã có trạm bưu điện, trên biển có những chiếc thuyền nan. Đôi khi có thể nghe tiếng voi gầm khi xô cột điện, và buổi tối vọng tới tiếng gầm của hổ.
Sau 60 năm, Mỹ vào Cam Ranh và bắt đầu xây căn cứ quân sự, cảng và sân bay. Khi thua trận tại Nam Việt Nam, người Mỹ đã mang theo tất cả mọi thiết bị sân bay và cảng, kể cả hệ thống ống nước và thiết bị điện. Năm 1979, Liên Xô và Việt Nam đã ký thỏa thuận về việc sử dụng Vịnh Cam Ranh làm căn cứ tạm thời cho tàu và máy bay của Hải quân Liên Xô.
Khi đó, các chuyên gia Liên Xô đã xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng từ đầu. Ví dụ, chỉ trong năm 1987 Liên Xô đã bàn giao 440 tòa nhà cho phía Việt Nam. Và tất cả các cơ sở xây dựng đó do Việt Nam sở hữu, không phải là tài sản của Liên Xô. Năm 2002, Nga đã tặng tất cả các cơ sở đó cho Việt Nam và Cam Ranh trở thành một trong những căn cứ quan trọng của lực lượng hải quân nước nhà.
Khả năng Nga trở lại Cam Ranh được đề cập trong cuộc gặp năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ hai nước. Một năm sau đó Nga và Việt Nam ký thỏa thuận về việc thành lập tại đó trạm liên doanh bảo dưỡng và sửa chữa tàu ngầm. Trong năm 2014, phía Việt Nam đơn giản hóa thủ tục cho tàu Nga cập cảng Cam Ranh. Cảng Cam Ranh cũng là nơi tiếp nhận bốn chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số sáu tàu do Việt Nam đặt mua của Nga.
Tuy nhiên, phía Mỹ từng đề nghị Việt Nam cấm Nga sử dụng sân bay Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay Nga vì có thể “gia tăng căng thẳng trong khu vực.”
Bộ Ngoại giao Nga coi quan điểm như vậy của Mỹ là “lạ lùng.” Báo Spunik viết: Hoạt động không quân Nga cũng như sự hợp tác của Liên bang Nga với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng được thực hiện trong sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế và các hiệp định song phương, không nhằm chống lại bất cứ ai khác, không đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trả lời phỏng vấn của đài “Sputnik”, chuyên gia quân sự Việt Nam Đại tá Lê Thế Mẫu cho biết: Chúng tôi hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của Cam Ranh cho đất nước.
Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba. Nói về khả năng Cam Ranh trong việc giám sát hoạt động quân sự trên biển Đông, Hải quân Việt Nam đủ khả năng để xử lý nhiệm vụ đó.
Báo Nga đưa một số chi tiết lịch sử mới về quân cảng Cam Ranh - Ảnh 2
Tàu ngầm Việt Nam trên cảng Cam Ranh
Mới đây, Nhật báo Nhật Bản Asahi cũng cho hay, vịnh Cam Ranh là một địa điểm lý tưởng Washington muốn từ đây theo dõi Bắc Kinh.
Bán đảo Cam Ranh chạy từ Bắc xuống Nam và được bao quanh bởi rất nhiều đảo to nhỏ khác nhau, biến Cam Ranh trở thành một cảng nước sâu tránh gió rất tuyệt vời. Bên cạnh lối ra vào nhỏ hẹp, Cam Ranh còn được các dãy núi cao khoảng 400m vây quanh nên không những gió bão không thể xâm nhập mà địa thế cao điểm này có thể khống chế cả khu vực xung quanh cảng một cách rất dễ dàng.
Nhờ thế, quân cảng này trở thành một pháo đài vô cùng lợi hại, khó công, dễ thủ. Cửa vào Cam Ranh tuy nhỏ nhưng tổng diện tích mặt nước rộng 98 km2, nước sâu phổ biến ở mức 16-25m, nơi sâu nhất có thể lên đến 32m, cho phép đồng thời khoảng 40 tầu chiến cỡ lớn cùng neo đậu, kể cả tàu sân bay.
Ngoài ra, vịnh Cam Ranh còn có thể cho phép triển khai hệ thống giám sát điện tử để kiểm soát toàn bộ khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông của Việt Nam).
(Theo Người Đưa Tin)

(An Ninh Quốc Phòng) - Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tại căn cứ Cam Ranh năm 1968, cựu nhân viên quân sự Mỹ Alfred Eisenstaedt đã ghi lại nhiều hình ảnh hiếm có ở căn cứ có vai trò hết sức quan trọng đối với quân đội Mỹ này.

 Ấp Trường Đông, một khu dân cư gần căn cứ Cam Ranh năm 1968.
Ấp Trường Đông, một khu dân cư gần căn cứ Cam Ranh năm 1968.
Những ngôi nhà ở ấp Trường Tây.
Những ngôi nhà ở ấp Trường Tây.
Một góc căn cứ hải quân Mỹ trên bãi Hòn Lương, Cam Ranh.
Một góc căn cứ hải quân Mỹ trên bãi Hòn Lương, Cam Ranh.
Căn cứ không quân Mỹ ở Cam Ranh.
Căn cứ không quân Mỹ ở Cam Ranh.
Toàn cảnh khu căn cứ không quân.
Toàn cảnh khu căn cứ không quân.
Máy bay F-4 Phantoms của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh.
Máy bay F-4 Phantoms của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh.
Khí tài của máy bay F-4 Phantoms.
Khí tài của máy bay F-4 Phantoms.
Trực thăng Kaman H-43 Huskie của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh.
Trực thăng Kaman H-43 Huskie của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh.
Máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Herculeses của Mỹ tại Cam Ranh.
Máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Herculeses của Mỹ tại Cam Ranh.
Tên lửa phòng thủ bờ biển của Mỹ ở Cam Ranh.
Tên lửa phòng thủ bờ biển của Mỹ ở Cam Ranh.
Kho bãi của Mỹ ở Cam Ranh.
Kho bãi của Mỹ ở Cam Ranh.
Các căn cứ của quân đổi Mỹ nằm trải dài nhiều km dọc bờ vịnh Cam Ranh.
Các căn cứ của quân đổi Mỹ nằm trải dài nhiều km dọc bờ vịnh Cam Ranh.
 Các trại lính trong căn cứ.
Các trại lính trong căn cứ.
Các khu vực của căn cứ Cam Ranh được kết nối bằng hệ thống đường nhựa.
Các khu vực của căn cứ Cam Ranh được kết nối bằng hệ thống đường nhựa.
Tàu vận tải Mỹ neo đậu trên bãi Đỏ, Cam Ranh.
Tàu vận tải Mỹ neo đậu trên bãi Đỏ, Cam Ranh.
 Tàu đổ bộ của Mỹ ở bãi Đỏ, Cam Ranh.
Tàu đổ bộ của Mỹ ở bãi Đỏ, Cam Ranh.
Một góc nhìn toàn cảnh khu căn cứ của Mỹ ở bãi Đỏ, Cam Ranh.
Một góc nhìn toàn cảnh khu căn cứ của Mỹ ở bãi Đỏ, Cam Ranh.
Khu cảng hàng hóa.
Khu cảng hàng hóa.
Cận cảnh một khu vực đóng quân của lính Mỹ ở Cam Ranh.
Cận cảnh một khu vực đóng quân của lính Mỹ ở Cam Ranh.
Cồn Xứng - một doi đất hẹp đâm ra vịnh Cam Ranh.
Cồn Xứng – một doi đất hẹp đâm ra vịnh Cam Ranh.
Bãi container của Mỹ ở căn cứ Cam Ranh.
Bãi container của Mỹ ở căn cứ Cam Ranh.
Cửa Bé ở Cam Ranh.
Cửa Bé ở Cam Ranh.
23
Hải đăng đổ nát trên mũi Hòn Lương, vịnh Cam Ranh.
Hải đăng đổ nát trên mũi Hòn Lương, vịnh Cam Ranh.
Điểm đóng chốt của quân Mỹ ở Hòn Lương.
Điểm đóng chốt của quân Mỹ ở Hòn Lương.
 Khu căn cứ Mỹ trên bãi Đỏ, Cam Ranh.
Khu căn cứ Mỹ trên bãi Đỏ, Cam Ranh.
Sân bay Cam Ranh Tây.
Sân bay Cam Ranh Tây.
Toàn cảnh vùng vịnh Cam Ranh.
Toàn cảnh vùng vịnh Cam Ranh.
-------------------------------
http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=21298

Trường Sa cách đất liền VN chỗ gần nhất là Cam Ranh, khoảng 230 - 250 hải lý.

Đây cũng chính là một vấn đề cho UNCLOS 1982, vốn chỉ quy định lãnh hải 200 hải lý. Thực tế, HS _ TS bị tranh chấp mạnh mẽ, tuyên bố chủ quyền toàn phần bởi 3 nước ở xa nhất: Trung - Đài - Việt, trong khi 3 nước ở gần nhất: Phi - Mã - Brunei chỉ tuyên bố chủ quyền một phần. 

Để hiểu tính pháp lý của biển đảo VN, chúng ta cần nắm vững các khái niệm sau:

1- Đường cơ sở (Baseline): Là đường chạy theo bờ biển khi thủy triều xuống, nhưng khi đường bờ biển bị thụt sâu, có đảo ven bờ, hoặc đường bờ biển không ổn định, có thể sử dụng các đường thẳng làm đường cơ sở. Đây là cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải.

2- Nội thủy (Internal waters): còn gọi là vùng nước nội địa , nằm bên trong đường cơ sở

3- Lãnh hải (Territorial sea): từ đường cơ sở trở ra, quy định chiều rộng 12 hải lý

4- Vùng tiếp giáp lãnh hải (Continuous zone): tiếp liền với lãnh hải, không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở.

5- Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive economic zone): tiếp liền lãnh hải, phạm vi không được vượt quá 200 hải lý.

6- Thềm lục địa (Continental shelf): khái niệm này khá phức tạp, nhưng thềm lục địa VN không rộng hơn 200 hải lý.




Cũng cần lưu ý, Phi và Indo là quốc gia quần đảo, có quy định riêng về lãnh hải.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.