Cà Mau: Tinh thần nơi chốn- "The spirit of place"- "Genius Loci".
Nơi đây Đất Mũi Cà Mau,
Rừng vàng Biển bạc Đất bồi phù sa.
Nức lòng lữ khách gần xa,
Dừng chân cột mốc địa đầu phương Nam.
TCH
http://www.youtube.com/watch?v=-c4chkNE1L8&feature=share
Nơi đây Đất Mũi Cà Mau,
Rừng vàng Biển bạc Đất bồi phù sa.
Nức lòng lữ khách gần xa,
Dừng chân cột mốc địa đầu phương Nam.
TCH
http://www.youtube.com/watch?v=-c4chkNE1L8&feature=share
Mốc
tọa độ quốc gia GPS 0001 (cây số 0) nằm trong khu du lịch sinh thái mũi
Cà Mau, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà
Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km.Mốc tọa độ này được xây dựng vào
tháng 1 năm 1995. Đây là một cột mốc lớn, được xây dựng rất đẹp, có
hình dạng ngôi sao sáu cánh ở giữa có một cái lỗ hình vuông là tâm của
cột mốc.
Wikipedia.
Dưới thời Việt Nam Cộng hoà tỉnh Cà Mau mang tên An Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Quản Long. Dân số tính đến năm 1971 là 279.113. Có 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, gồm người Kinh chiếm 97,16%, người Khmer chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc ít người khác.
Diện tích: 5.211 km², rừng: 100.600 ha, ruộng lúa: 130.513 ha, cây công nghiệp: 33.591 ha, vườn: 8.334 ha. Diện tích nuôi thủy sản: 204.381 ha
Bờ biển: Bờ tây giáp vịnh Thái Lan dài 145 km; bờ phía đông giáp biển Đông dài 104 km.
Cà Mau là quê hương của hổ tướng Dương Công Trừng, Ngô Văn Lựu và Ngô Công Quý (nhà Nguyễn), tri huyện Nguyễn Hiền Năng nổi tiếng thanh liêm, 2 anh hùng kháng Pháp Ðỗ Thừa Luông & Ðỗ Thừa Tự, tiết phụ Nguyễn Thị Nương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, nữ văn sĩ Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật hài nổi tiếng Bác Ba Phi. Đất mũi Cà Mau – nơi cực Nam của đất nước là vùng đất được khai phá vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII gắn liền với cuộc sống quần tụ của ba dân tộc: Việt, Hoa, Khmer. Do vậy có sự giao thoa những nét sinh hoạt văn hoá đa sắc tộc thể hiện qua nhiều phong tục, tập quán phong phú và đặc sắc.
Cà Mau là vùng đất ngập nước rộng lớn thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài các tuyến tới hàng ngàn km. Chính vì vậy giao thông đường thủy giữ vai trò chủ yếu trong quan hệ giao thương. Điều kiện tự nhiên tạo cho Cà Mau một tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái.
Du khách đến với vùng cực Nam này là đến với rừng ngập mặn, rừng tràm, biển đảo, các cụm dân cư, sân chim và các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Trước hết phải nói tới rừng ngập mặn với hệ động thực vật vô cùng phong phú. Đặc biệt bãi bồi đất mũi là vùng giao lưu của triều biển Đông và biển Tây, như một hiện tượng tự nhiên, hàng năm mở rộng ra biển tới vài trăm hecta. Cây mắm, cây bần, cây đước cứ theo thế mà phát triển mở rộng dần diện tích rừng ngập mặn đem lại nguồn lợi to lớn về tôm cá và nhiều loại thủy sinh khác. Sắp tới, cũng trên bãi bồi này một sản phẩm du lịch độc đáo chỉ có ở Đất Mũi sẽ ra đời, đó là các trò chơi trượt bùn, bắt cua, nghêu sò rất hấp dẫn với giới trẻ. Nếu thích biển đảo, xin mời du khách tới bãi Khai Long để tiến ra Hòn Khoai - một địa danh lịch sử. Bạn cũng có thể thoả mãn cảm giác mạnh nếu ngồi trên bo bo xuất phát từ thành phố Cà Mau lướt sóng theo dòng sông Trẹm để tới Hòn Đá Bạc. Đặc sản nơi đây là hàu sống, cua đá, cá bống mú, cá nâu. Dãy hàng quán trên bờ với các món ăn dân dã, đón bạn cùng những nụ cười hiền lành, chất phác, những ánh mắt thân thiện của người dân nơi đây.Nằm sâu trên đất liền là các loại rừng ngập nước với rừng tràm và các trảng cỏ ngập nước theo mùa. Với 239 loài thực vật cổ rừng tràm và rừng ngập mặn, 36 loài thú thuộc 17 họ, 194 loài chim, 260 loài cá và nhiều loài lưỡng cư, bò sát, trong số đó có những loài quý hiếm như: khỉ đuôi dài, rái cá lông mượt, mèo cá, sóc chuột lửa, cá sấu hoa cà, rùa, kỳ đà hoa, trăn gấm... U Minh Hạ là bảo tàng quý về hệ sinh thái. Hoa tràm nở quanh năm tạo nên đặc sản mật ong rừng có giá trị dinh dưỡng cao. Từ xa xưa nghề nuôi ong lấy mật đã là truyền thống của cư dân vùng này. Vào mùa mưa loài cá lóc theo con nước đổ về, sinh trưởng nơi đầm lầy, rất to và chắc thịt. Theo quy hoạch, trên toàn bộ 30.000 ha rừng U Minh Hạ có những khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng được đưa vào chương trình du lịch sinh thái . Gần đây, lâm ngư trường Sông Trẹm còn đưa vào một số loài thú quý hiếm để nuôi, phát triển và thuần dưỡng như: nai rừng, cá sấu, gấu, đà điểu... làm pong phú thêm hệ động vật và phục vụ du khách. Đất Mũi Cà Mau đang và sẽ là một điểm hẹn lý tưởng cho du khách bốn phương theo đủ các loại hình du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ cuối tuần, nghiên cứu khoa học.
Đến với vùng đất cực Nam bạn có thể theo đường quốc lộ 1A (cách Hà Nội 2246 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 347 km), hoặc xuôi thuyền theo hệ thống sông ngòi, có thể lướt tầu cao tốc ven biển hay bằng đường hàng không đến sân bay Cà Mau giữa lòng thành phố trẻ.
Đài tưởng niệm khu di tích Hải Yến - Bình Hưng
Biệt khu Hải Yến
Từ cảng Cà Mau, tôi đi tàu cao tốc ra Đất Mũi với giá $130.000/ lượt, khoảng 2g30' thì đến Rạch Cái Tàu sau khi ghé qua nhiều trạm rước khách(Đầm Cùng, Năm Căn, Nhưng Miên,Ông Trang, v.v...). Trời nắng cháy da. Tôi đón xe ôm vô khu du lịch Đất Mũi, lệ phí vô cửa:$10.000/ người. Khu này có nhà hàng, nhà trọ nhưng nổi bật nhất là Cột Mốc QG và con tàu ghi tọa độ, gần đó là mấy cây do các vị lãnh đạo Đảng & Nhà Nước trồng làm kỷ niệm. Trở ra chợ Đất Mũi ăn trưa, có món vọp hấp lá gừng là độc đáo nhưng 1 trái dừa giá $15.000 thì quả là ....đập đổ. Rời Đất Mũi trở về Cà Mau khoảng 5g chiều.
Hồng Anh Thư Quán
Đình Tân Hưng
Di tích cấp quốc gia có Đình Tân Hưng, Hồng Anh Thư Quán, Biệt khu Hải Yến Bình Hưng (của Nguyễn Lạc Hoá) và nhiều di tích từ thời Nguyễn Ánh bôn tẩu đến đây như Ao Ngự và ấp Giá Ngự, kinh Chắc Băng, kinh Cạnh Ðền.
Đường bộ: quốc lộ 1A và quốc lộ 63 cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng.
Đường thủy: Cà Mau có các (9) sông lớn như: sông Cửa Lớn, sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Ông Đốc, sông Trẹm, sông Cái Tàu, sông Ðầm Chim, sông Ðầm dơi, sông Bạch Ngưu... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Saigon. Hệ thống sông rạch chủ yếu:Sông Bảy Hạp đổ ra biển Tây dài hơn 50 km, Sông Cửa Lớn dài 58 km, Sông Ông Đốc dài hơn 60 km, Sông Cái Tàu dài 43 km, Sông Trẹm từ Cái Tàu đổ về Kiên Giang dài 36 km, Sông Đồng Cùng dài khoảng 36 km, Sông Bạch Ngưu chảy qua địa phận Cà Mau 30 km, Sông Mương Điều dài 45 km (đổ ra biển Đông). Ngoài ra, còn nhiều sông, rạch nối các hệ thống sông trên. Có đầm Bà Tường (hay Thị Tường) y như hồ Tây ở Hà Nội. Trong Công viên 19-5 tại thành phố Cà Mau có một khu rừng rộng hơn 18 ha, với đủ loại cây cối, chim thú… Hơn 10.000 loài chim đã chọn nơi này làm "mảnh đất lành", bay về làm tổ, sinh con đẻ cái.
Đường không: đường bay từ sân bay Cà Mau đi Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng và nâng cấp, sẽ rút ngắn thời gian đi lại giữa Cà Mau, các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng.
Rừng U Minh rộng 20 vạn ha, có rừng tràm và rừng ngập mặn với nhiều chim thú và nhiều "đặc sản", dược liệu, mật ong.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 11,9% (năm 2006) GDP đạt 12.664 tỷ đồng
GDP đầu người 10,240 triệu đồng (năm 2006)
Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2002 còn 13,7%; tỷ lệ nhân dân sử dụng điện: 55% (năm 2002).
Cà Mau đang xây dựng tổ hợp công nghiệp khí – điện – đạm có tổng số vốn dự kiến trong giai đoạn 1 lên đến 1,4 tỉ USD. Tổ hợp công nghiệp này gồm một đường ống dẫn khí dài 289 km trên biển và 43 km trên bờ nối từ mỏ PM–3/CAA có công suất vận chuyển 2 tỷ m³ khí/năm vào khu nhà máy; hai nhà máy điện có tổng công suất 1500 MW và một nhà máy phân đạm với công suất 800.000 tấn/năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 11,9% (năm 2006) GDP đạt 12.664 tỷ đồng
GDP đầu người 10,240 triệu đồng (năm 2006)
Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2002 còn 13,7%; tỷ lệ nhân dân sử dụng điện: 55% (năm 2002).
Cà Mau đang xây dựng tổ hợp công nghiệp khí – điện – đạm có tổng số vốn dự kiến trong giai đoạn 1 lên đến 1,4 tỉ USD. Tổ hợp công nghiệp này gồm một đường ống dẫn khí dài 289 km trên biển và 43 km trên bờ nối từ mỏ PM–3/CAA có công suất vận chuyển 2 tỷ m³ khí/năm vào khu nhà máy; hai nhà máy điện có tổng công suất 1500 MW và một nhà máy phân đạm với công suất 800.000 tấn/năm.
Cà
Mau có nhiều món ăn ngon: từ bánh ú nước tro, tôm khô, khô cá khoai,
cháo Tống miền Tây (cá lóc với rau đắng) đến các món nhậu bình dân khác.
Tôm khô
Bánh ú nước tro.
Ði
canô khoảng 110km, qua chợ nổi Cà Mau, ghé chợ Năm Căn - trạm trung
chuyển giao thương quan trọng ở “mũi tàu đất nước”, qua rạch Tàu, vô
rạch ông Trang để thấy những cánh đò ngược xuôi thương hồ, những cánh
ghe mỏng manh mang biết bao nhiêu phận đời lam lũ sông nước... Trở lại
đây để nhớ lại ngày tôi phải trốn chui trốn nhủi xuống ghe vượt biên và
rồi bắt đầu cuộc sống của một "thuyền nhân - tị nạn" để bây giờ về đây
nghe ngươi ta gọi mình là "Việt Kiều". Nhìn Cà Mau mùa nước nổi mêng
mông với những bãi bồi và rừng nước mặn của một miền đất tận cùng phương
Nam vươn dần ra biển lớn. Vừa nghe như một điệu buồn trong cái không
gian văn hoá đời sống sông nước nhiều niềm vui mà cũng lắm ngậm ngùi của
dân miệt này. Hàng năm, Mũi Cà Mau được bồi đắp thêm từ 100 – 150 mét
nhưng người dân ở đây sao vẫn còn nghèo quá; nhất là mỗi mùa biển động
lại thấy có thêm cảnh mẹ góa, con côi. Thanh niên đi biển về cũng chỉ
ăn chơi, chẳng thấy tương lai vì ngay cả bữa cơm ngày mai cũng chưa
biết là có hay không nữa.
Về
Đất Mũi, U Minh, Ngọc Hiển, Năm Căn…, bạn sẽ có dịp thưởng thức nhiều
đặc sản hiếm: cá thòi lòi kho tiêu, đọt choại xào tép, rắn bông súng
nướng mọi, cá kèo chiên muối ớt… Dân sành điệu về tới vùng này thì phải
có món "tôm tít".
Tôm tích là quà đặc biệt của biển dành riêng cho bạn bè từ đất liền ra thăm đảo. Thịt tôm tích vừa ngon, ngọt, hiền lành vừa đậm đà hương biển, khác xa với mùi vị của tôm sú và tôm hùm. Để có một bữa tiệc tôm tích thật hấp dẫn, trước hết phải có ...rượu ngon và chọn cho được những con tôm còn nhảy xoi xói. Con càng lớn, càng có giá trị. Loại 4-6 con/kg mới thật sự là "đẳng cấp". Cách chế biến tôm tích không cầu kỳ lắm, chỉ cần hấp (bia hay rượu), luộc hoặc nướng, chấm muối tiêu chanh hoặc nước mắm me cũng đủ ...quấc cần câu. Những người khéo tay và có "tâm hồn" ăn uống còn bày cách ép mỏng những con tôm tít đem phơi khô, coi đó là món ngon hảo hạng dùng đãi khách hoặc biếu bạn bè. Tôm luộc xong, nếu là tôm lớn người ta đặt nguyên con lên dĩa và dùng dao cắt ra từng khoanh cho dễ bóc vỏ. Nếu đem nướng, phải quạt cho than hồng, luôn trở đều, vỏ tôm vừa chín vàng, bốc lên mùi thơm phức là được nhưng đã nhất là... cứ dùng tay bóc vỏ, cặp thêm miếng rau thơm, nhai lên cảm thấy dai dai, ngọt lịm. Nếu là tôm nhỏ để nguyên con cắn nghe giòn giòn. Thịt tôm tích màu đỏ hồng, thơm phưng phức, mềm mại nhưng không bở. Dân sành điệu dùng món này thường kèm thêm rau sống, cà chua, chuối chát, dưa leo và nếu như có thêm chút mù tạt càng ngon. Thịt tôm tích nếu đem cuốn với bánh tráng, rau sống, chấm nước mắm chua cay, chưa chắc có món cuốn nào bì kịp. Nếu như có thêm chai rượu đế hoặc vài lon bia thì bữa tiệc càng thêm hứng thú. Tại Rạch Gốc và Tam Giang (Cà Mau), người ta khai thác tôm tích bằng lưới cào hoặc đóng đáy. Sau khi lưới được tôm, bà con ngư dân thường bảo quản trong thùng ướp lạnh trước khi đưa đến nhà hàng. Nếu không, thịt tôm sẽ bủn mất ngon. Tại một vài bãi biển du lịch, nhiều người còn tổ chức những chuyến săn bắt tôm tích bằng cách móc mồi vào lưỡi câu để nhử bắt thật hấp dẫn. Trước đây, tôm tích, nghêu, sò, ốc hương là những món ăn dân dã được bày bán ở các vùng biển Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang), Đất Mũi, Khai Long, Năm Căn (Cà Mau)… Từ khi ngành du lịch phát triển, giá hải sản leo thang, đặc biệt là tôm tích có lúc lên đến 200.000 đồng/kg (loại 1) nên nó đã đi vào thực đơn của các nhà hàng đặc sản nổi tiếng ở Cà Mau.
Tôm tích là quà đặc biệt của biển dành riêng cho bạn bè từ đất liền ra thăm đảo. Thịt tôm tích vừa ngon, ngọt, hiền lành vừa đậm đà hương biển, khác xa với mùi vị của tôm sú và tôm hùm. Để có một bữa tiệc tôm tích thật hấp dẫn, trước hết phải có ...rượu ngon và chọn cho được những con tôm còn nhảy xoi xói. Con càng lớn, càng có giá trị. Loại 4-6 con/kg mới thật sự là "đẳng cấp". Cách chế biến tôm tích không cầu kỳ lắm, chỉ cần hấp (bia hay rượu), luộc hoặc nướng, chấm muối tiêu chanh hoặc nước mắm me cũng đủ ...quấc cần câu. Những người khéo tay và có "tâm hồn" ăn uống còn bày cách ép mỏng những con tôm tít đem phơi khô, coi đó là món ngon hảo hạng dùng đãi khách hoặc biếu bạn bè. Tôm luộc xong, nếu là tôm lớn người ta đặt nguyên con lên dĩa và dùng dao cắt ra từng khoanh cho dễ bóc vỏ. Nếu đem nướng, phải quạt cho than hồng, luôn trở đều, vỏ tôm vừa chín vàng, bốc lên mùi thơm phức là được nhưng đã nhất là... cứ dùng tay bóc vỏ, cặp thêm miếng rau thơm, nhai lên cảm thấy dai dai, ngọt lịm. Nếu là tôm nhỏ để nguyên con cắn nghe giòn giòn. Thịt tôm tích màu đỏ hồng, thơm phưng phức, mềm mại nhưng không bở. Dân sành điệu dùng món này thường kèm thêm rau sống, cà chua, chuối chát, dưa leo và nếu như có thêm chút mù tạt càng ngon. Thịt tôm tích nếu đem cuốn với bánh tráng, rau sống, chấm nước mắm chua cay, chưa chắc có món cuốn nào bì kịp. Nếu như có thêm chai rượu đế hoặc vài lon bia thì bữa tiệc càng thêm hứng thú. Tại Rạch Gốc và Tam Giang (Cà Mau), người ta khai thác tôm tích bằng lưới cào hoặc đóng đáy. Sau khi lưới được tôm, bà con ngư dân thường bảo quản trong thùng ướp lạnh trước khi đưa đến nhà hàng. Nếu không, thịt tôm sẽ bủn mất ngon. Tại một vài bãi biển du lịch, nhiều người còn tổ chức những chuyến săn bắt tôm tích bằng cách móc mồi vào lưỡi câu để nhử bắt thật hấp dẫn. Trước đây, tôm tích, nghêu, sò, ốc hương là những món ăn dân dã được bày bán ở các vùng biển Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang), Đất Mũi, Khai Long, Năm Căn (Cà Mau)… Từ khi ngành du lịch phát triển, giá hải sản leo thang, đặc biệt là tôm tích có lúc lên đến 200.000 đồng/kg (loại 1) nên nó đã đi vào thực đơn của các nhà hàng đặc sản nổi tiếng ở Cà Mau.
Sau hơn một giờ
đồng hồ đi bằng tàu cao tốc, du khách sẽ đến được với cửa biển Rạch
Gốc (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài các cảnh quan
thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ thì chắc chắn những ai đến đây cũng sẽ
rất thích thú với một món ăn mà từ lâu đã trở thành đặc sản của địa
phương: ba khía. Ba khía Rạch Gốc đã có tiếng từ xưa đến nay vì
chỉ có con ba khía vùng này mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Khoảng
tháng 7, tháng 8 Âm lịch hàng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía này
ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống
ba khía ở các nơi khác. Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối
ngay tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được.
Muối ba khía không nên mặn quá, cũng không muối lạt quá. Vì nếu mặn thì
thịt sẽ xẵng lại, còn nếu lạt quá thì thịt mau bủng, ăn mất ngon.Ba
khía muối cho vừa ăn, bẻ ngoe, càng ra rồi trộn chung với tỏi, ớt băm
nhỏ. Sau đó, nặn thêm chanh vào tạo vị chua cho bùi rồi thưởng thức.
Còn cái mai của ba khía thì bỏ cơm nóng vào, trộn đều với gạch son, ăn
rất đặc biệt. Vị mặn, ngọn, chua, cay hòa với mùi thơm của tỏi và thịt
của ba khía chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách. Ngoài ra, ba khía còn
được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Nước chấm được
chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần đặc biệt; gồm sả băm nhuyễn,
trộn chung với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay rồi bỏ thêm chút gia
vị cho vừa ăn. Với cách ăn này, thịt của ba khía rất ngọt, thơm do hòa
với hơi cay của ớt, sả và chút chua, nồng của cơm mẻ; ba khía luộc ăn
cùng với nước chấm sẽ là một món ăn không thể quên đối với du khách.
Với hai món ăn độc đáo từ ba khía Rạch Gốc của vùng đất mũi, du khách
nên đến tận địa phương vào những ngày tháng 7, tháng 8 Âm lịch này để
được thưởng thức một cách trọn vẹn.
Ngoài
món cá rô, cá lóc nướng trui, cá trê vàng nướng vỉ ăn với nước mắm
gừng hay món gỏi ong, cháo ong, ong mật chiên giòn,v.v…, nếu bạn đã đến
U Minh thì đừng quên thưởng thức Lẫu mắm. Món ăn dân dã nhưng
hương vị đậm đà, ngon hết biết! Nguyên liệu chính của món Lẫu mắm U
Minh cũng là mắm sặc (nhưng phải là mắm ngon). Mắm được nấu rả thịt,
lược kỹ xương, nêm nếm bột ngọt, đường cho vừa ăn rồi cho vào lẫu. Để
cho dậy mùi người ta còn bổ sung thêm một ít lá sã bằm mịn, phần gốc sã
đập giập cho vào lẫu. Bí quyết làm cho nước lẫu có vị béo, thơm và sánh
người ta cho vào một ít sữa bò thay đường. Lẫu mắm hạp với nhiều loại
thịt hay cá tùy thích nhưng lẫu mắm U Minh nhất định phải được nấu với
cá đồng. Ngon nhất là lươn, cá rô mề, cá lóc bự hoặc cá trê trắng mới
trúng sách. Ngòai cá ra, lẫu mắm có thể được bổ sung thêm thịt cua đồng,
ốc lác, thịt ba rọi,...Nhưng điều thú vị nhất khi ăn món lẫu mắm là
được thưởng thức rất, rất nhiều lọai rau đồng. Lẫu mắm là món quy tụ
nhiều loại rau hoang dã nhất. Có thể đúng khi nói rằng, không có món ăn
nào trên thế giới lại được ăn kèm với nhiều lọai rau như lẫu mắm. Đặc
biệt, lẫu mắm của xứ U Minh không thể nào thiếu đọt chọai, rau the, nhãn
lòng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác,v.v…. Người ăn sẽ được
thưởng thức hương vị: ngọt, bùi, chua, chát, đắng, cay, của nhiều, rất
nhiều lọai rau đồng sẵn có ở vùng đất U Minh. Lẫu mắm đã trở thành món
không thể thiếu ở nhiều nhà hàng sang trọng trong cả nước. Về nguyên tắc
chế biến đều giống nhau. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có sự khác biệt bởi
việc sử dụng loại thịt cá nào và dùng rau nào ăn kèm cho hợp với phong
thổ của quê hương. Song, dù bạn là người xứ nào nhưng với bữa tiệc lẫu
mắm ở rừng U Minh chắc chắn sẽ là dư vị đậm đà, dung dị và nó gợi lại
những ấn tượng quá khứ và kỷ niệm của lớp lớp tiền nhân thời khai hoang
mở cõi. Lẩu cá dứa: Cá dứa là loại cá da trơn giống cá tra, cá
bông lau nhưng sống ở môi trường nước mặn và lợ. Ở Cà Mau, vùng gần các
cửa sông Rạch Gốc, Bồ Đề, Cửa Lớn là nơi có nhiều cá dứa sinh sống.
Ngư dân đánh bắt cá dứa bằng lưới cào, câu lưỡi, đăng mé. Cá dứa có
trọng lượng trung bình khoảng trên dưới 5kg, ít thấy cá to hơn. Cá dứa
mua về rửa sạch, mổ bụng, bỏ ruột, cắt khoanh để ra dĩa. Bắc nửa nồi
nước đun sôi, cho tí muối và cơm mẻ tán nhuyễn làm chất chua. Rau nhút,
bạc hà, cà, khóm, giá sống, lèo nèo... xếp ra mâm.Bỏ khứa cá dứa vào
trụng trong lẩu, chín tới đâu vớt ra ăn tới đó, cá không nên để lâu
trong nồi sẽ bị nát. Rau nhúng dốt hay nhừ tùy ý thích của người
dùng.Nước chấm có thể dùng muối ớt hay nước mắm nguyên chất. Lẩu cá dứa
vừa ngon, bổ và giá bình dân, khoảng 50.000đ/kg.
Trong
các loài hải sản đang có mặt ở biển Cà Mau, con hàu được xếp vào hàng
sơn hào hải vị. Hàu có nhiều món, mỗi món một hương vị riêng nhưng hàu
tái ở Cà Mau vẫn làm nhiều thực khách sành ăn khó mà từ chối. Ngoài sức
hấp dẫn về hình thức, món ăn nầy còn cung cấp nguồn dinh duỡng cao và
tinh khiết đến bất ngờ. Món hàu tái mù tạt là một trong những
số đó. Sau khi tách bỏ vỏ, lấy ruột hàu mang về rửa lại nhiều lần bằng
nước sạch, tiếp tục rửa qua nước củ gừng để hàu bớt tanh. Nguyên liệu
đi kèm là mù tạt, một ít lá chanh non, ngò gai xắc mỏng, xì dầu, ớt
hiểm. Món ăn này rất đơn giản, không cầu kỳ nấu nướng. Vì vậy, nó luôn
giữ nguyên vị biển khiến thực khách ghiền hải sản ưa thích. Bây giờ đến
cách ăn. Cho một ít mù tạt vào chén nước tương có sẵn lá chanh, ngò
gai. Nặn thêm một lát chanh tươi. Gắp hàu bỏ vào. Dùng đũa lật qua lật
lại, hàu đã chín. Tùy khẩu vị mỗi người mà nướng chín hay ăn tái như
người Nhật. Thưởng thức món hàu tái mù tạt, thực khách thử thách khả
năng ăn cay của mình. Một cảm giác cay nồng lâng lâng chuyển từ miệng,
lên mắt như lúc ăn wasabi. Hàu tái cung cấp nhiều khoáng chất, dưỡng
chất cần thiết cho sức khỏe và nhất là mang lại cho người ăn một cảm
giác cay cay sảng khoái ...rất khó tả.
Khu du lịch biển Khai Long
nằm ở phía đông nam mũi Cà Mau, vừa được đưa vào khai thác du lịch.
Đến đây, du khách sẽ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp hoang sơ và mới mẻ với bãi
biển trong xanh được bao bọc giữa bốn bề hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Khai Long có diện tích 150 ha, có bãi cát rộng mênh mông với chiều dài
3km, hằng năm cát cứ lấn dần ra biển như muốn nối liền với đảo Hòn
Khoai. Không to lớn như
những đảo biển khác trong nước, hòn Khoai và hòn Đá Bạc là hai hòn đảo
có diện tích khiêm nhường nằm ở ngoài khơi tỉnh Cà Mau. Theo nhiều tài
liệu ghi nhận, tuổi của hai đòn đảo này có đến hơn 180 triệu năm (thuộc Jura giữa - Trung sinh).
Hòn Khoai là một thắng cảnh đẹp của Cà Mau, nằm ngoài biển Ðông, cách đất liền nơi gần nhất thuộc xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển chừng 15 km. Đây là cụm đảo nhỏ với diện tích gần 5 km2. Có lần vượt biên bị lạc ra Hòn Khoai nên tôi đã bị bắt và kéo về nhốt ở Cây Gừa. Hòn Khoai là một đảo đá có đồi và rừng gần như còn nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, nhiều nhất là gỗ sao và một quần thể động thực vật phong phú, phong cảnh thiên thiên hoang dã luôn cuốn hút khách du quan. Thuở xưa, Hòn Khoai còn có tên là Hòn Giáng Hương, Hòn Ðộc Lập. Thời Pháp thuộc gọi đảo là Poulo Obi mà trên bản đồ hành chính Việt Nam, nó chỉ là một chấm nhỏ nằm phía nam mũi Cà Mau. Tuy nhiên, người địa phương vẫn quen gọi là Hòn Khoai vì hình dạng của nó trông giống như củ khoai khổng lồ. Nhưng cũng có nhiều tài liệu kể lại rằng, cách đây đã lâu lắm rồi, nhiều người từ đất liền ra đây làm rẫy và trồng cây ăn trái. Ðến nay vẫn còn đây đó những bụi khoai mì, khoai mỡ... Có lẽ vì vậy mà nó mang tên Hòn Khoai chăng? Ngư dân địa phương còn dựa vào trí tưởng tượng và hình dáng của mỗi hòn đảo mà đặt tên như Hòn Tượng, Hòn Ðồi Mồi, Hòn Ðá Lẻ... Ðường lên đảo uốn theo hình trôn ốc bám theo sườn đồi, cây cối mọc um tùm che rợp lối đi. Mít và xoài ở đây rất nhiều và không ít cây đã thành cổ thụ. Trên đảo còn có nhiều cây là vị thuốc chữa trị được một số bệnh. Ở đây còn có nhiều loại hoa rừng mọc xen trong kẹt đá phô đủ mầu sắc. Du khách còn nghe tiếng róc rách của khe nước chảy, tiếng chim hót trong bụi cây, thật là chốn thần tiên ngoài biển cả.Bờ biển Hòn Khoai có nhiều long tu (rong biển hình râu rồng) đóng quanh những tảng đá. Loại rong này ăn rất mát và bổ. Ở đảo còn có nhiều chim quý, ngoài những bầy chim nhạn, chim én còn có chim cao các. Giống chim này lông đen, mỏ vàng, trên mỏ lại có thêm cái mỏ thứ hai như chim hồng hoàng vậy. Từ lâu, ngư dân vùng Rẫy Chệc, Rạch Tàu, Rạch Gốc thường ra Hòn Khoai để lấy nước ngọt. Không hiểu vì đâu, từ một mạch đá, suốt đêm ngày chảy ra một dòng nước trong mát lạ lùng và ngọt như nước mưa. Hòn Khoai còn là một vị trí đèn biển quan trọng ở biển Ðông và vịnh Thái-lan. Sau khi chiếm nước ta, thực dân Pháp đã xây dựng một hệ thống đèn biển từ Cần Giờ, Côn Ðảo, Phú Quốc, Hòn Khoai nhằm phục vụ cho các loại tàu biển đi lại an toàn. Riêng ở đỉnh cao nhất của Hòn Khoai, tại độ cao 318 m, năm 1920 người Pháp xây dựng ngọn hải đăng mà cho đến nay kiến trúc này vẫn còn khá nguyên vẹn. Ngọn hải đăng hình khối vuông mỗi cạnh dài 4 m, cao 14,50 m, được xây bằng đá hộc và xi-măng. Tháp hải đăng Hòn Khoai được xem là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam. Trước đây ngọn hải đăng này sử dụng bầu đèn chạy bằng dây cót nay được thay thế bằng bầu đèn hiện đại quay từ trường qua kính hội tụ có độ chiếu sáng xa đến 35 hải lý.Hòn Khoai chẳng những là danh lam thắng cảnh của Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Tại đây, năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân ta được sự chỉ huy của Phan Ngọc Hiển đã đánh chiếm Hòn Khoai từ tay giặc Pháp. Với những đặc điểm khí hậu mát mẻ, thời tiết tốt, phong cảnh đẹp, có rừng, có biển, ngày nay Hòn Khoai rất thích hợp với các loại hình du lịch về nguồn, dã ngoại, nghiên cứu, nghỉ ngơi. Năm 1994, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận Hòn Khoai là di tích - thắng cảnh cấp quốc gia. Ra chơi ngoài các hòn sẽ thấy rất nhiều vích (rùa biển) lên bờ đẻ trứng.
Hòn Khoai là một thắng cảnh đẹp của Cà Mau, nằm ngoài biển Ðông, cách đất liền nơi gần nhất thuộc xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển chừng 15 km. Đây là cụm đảo nhỏ với diện tích gần 5 km2. Có lần vượt biên bị lạc ra Hòn Khoai nên tôi đã bị bắt và kéo về nhốt ở Cây Gừa. Hòn Khoai là một đảo đá có đồi và rừng gần như còn nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, nhiều nhất là gỗ sao và một quần thể động thực vật phong phú, phong cảnh thiên thiên hoang dã luôn cuốn hút khách du quan. Thuở xưa, Hòn Khoai còn có tên là Hòn Giáng Hương, Hòn Ðộc Lập. Thời Pháp thuộc gọi đảo là Poulo Obi mà trên bản đồ hành chính Việt Nam, nó chỉ là một chấm nhỏ nằm phía nam mũi Cà Mau. Tuy nhiên, người địa phương vẫn quen gọi là Hòn Khoai vì hình dạng của nó trông giống như củ khoai khổng lồ. Nhưng cũng có nhiều tài liệu kể lại rằng, cách đây đã lâu lắm rồi, nhiều người từ đất liền ra đây làm rẫy và trồng cây ăn trái. Ðến nay vẫn còn đây đó những bụi khoai mì, khoai mỡ... Có lẽ vì vậy mà nó mang tên Hòn Khoai chăng? Ngư dân địa phương còn dựa vào trí tưởng tượng và hình dáng của mỗi hòn đảo mà đặt tên như Hòn Tượng, Hòn Ðồi Mồi, Hòn Ðá Lẻ... Ðường lên đảo uốn theo hình trôn ốc bám theo sườn đồi, cây cối mọc um tùm che rợp lối đi. Mít và xoài ở đây rất nhiều và không ít cây đã thành cổ thụ. Trên đảo còn có nhiều cây là vị thuốc chữa trị được một số bệnh. Ở đây còn có nhiều loại hoa rừng mọc xen trong kẹt đá phô đủ mầu sắc. Du khách còn nghe tiếng róc rách của khe nước chảy, tiếng chim hót trong bụi cây, thật là chốn thần tiên ngoài biển cả.Bờ biển Hòn Khoai có nhiều long tu (rong biển hình râu rồng) đóng quanh những tảng đá. Loại rong này ăn rất mát và bổ. Ở đảo còn có nhiều chim quý, ngoài những bầy chim nhạn, chim én còn có chim cao các. Giống chim này lông đen, mỏ vàng, trên mỏ lại có thêm cái mỏ thứ hai như chim hồng hoàng vậy. Từ lâu, ngư dân vùng Rẫy Chệc, Rạch Tàu, Rạch Gốc thường ra Hòn Khoai để lấy nước ngọt. Không hiểu vì đâu, từ một mạch đá, suốt đêm ngày chảy ra một dòng nước trong mát lạ lùng và ngọt như nước mưa. Hòn Khoai còn là một vị trí đèn biển quan trọng ở biển Ðông và vịnh Thái-lan. Sau khi chiếm nước ta, thực dân Pháp đã xây dựng một hệ thống đèn biển từ Cần Giờ, Côn Ðảo, Phú Quốc, Hòn Khoai nhằm phục vụ cho các loại tàu biển đi lại an toàn. Riêng ở đỉnh cao nhất của Hòn Khoai, tại độ cao 318 m, năm 1920 người Pháp xây dựng ngọn hải đăng mà cho đến nay kiến trúc này vẫn còn khá nguyên vẹn. Ngọn hải đăng hình khối vuông mỗi cạnh dài 4 m, cao 14,50 m, được xây bằng đá hộc và xi-măng. Tháp hải đăng Hòn Khoai được xem là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam. Trước đây ngọn hải đăng này sử dụng bầu đèn chạy bằng dây cót nay được thay thế bằng bầu đèn hiện đại quay từ trường qua kính hội tụ có độ chiếu sáng xa đến 35 hải lý.Hòn Khoai chẳng những là danh lam thắng cảnh của Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Tại đây, năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân ta được sự chỉ huy của Phan Ngọc Hiển đã đánh chiếm Hòn Khoai từ tay giặc Pháp. Với những đặc điểm khí hậu mát mẻ, thời tiết tốt, phong cảnh đẹp, có rừng, có biển, ngày nay Hòn Khoai rất thích hợp với các loại hình du lịch về nguồn, dã ngoại, nghiên cứu, nghỉ ngơi. Năm 1994, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận Hòn Khoai là di tích - thắng cảnh cấp quốc gia. Ra chơi ngoài các hòn sẽ thấy rất nhiều vích (rùa biển) lên bờ đẻ trứng.
Cũng như nhiều nơi khác, lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc
cũng là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng, gió hoà, ngư dân may mắn
làm ăn phát đạt an khang. Lễ được tổ chức khá lớn, có hàng chục ngàn
người trong tỉnh và vùng lân cận đến cúng viếng, tham dự lễ. Trong đó
có nhiều ngư phủ của các tỉnh miền Trung và phía Nam đang khai thác cá
ngoài khơi cũng nhớ ngày về dự. Nghinh Ông là lễ hội dân gian lớn nhất ở
Cà Mau có nguồn gốc xa xưa của người Chăm được người Việt tiếp thu,
phát triển. Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc gắn liền với tín ngưỡng và đền
thờ cá Ông ở thị trấn Sông Đốc. Theo các bậc cao niên, lễ hội Nghinh
Ông Sông Đốc có từ đầu thế kỷ XX. Đối tượng suy tôn ở đây là cá Ông -
được vua triều Nguyễn sắc tặng Nam Hải đại tướng quân. Cửa biển Sông
Đốc nằm ở biển Tây (tiến ra xa là vùng vịnh Thái Lan) là nơi hay xuất
hiện cá voi, nhiều khi bị thương rất nặng dạt vào bờ được nhân dân cứu
chữa, nếu không qua khỏi, bà con ngư dân thường cúng vái và xây cất đền
thờ để gìn giữ xương cốt. Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc được tổ chức
trong ba ngày: 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hàng năm. Trong đó, ngày 15
diễn ra nghi lễ chính bắt đầu từ 14 giờ. Chủ lễ cùng ban trị sự lăng
trang trọng thỉnh lư hương lên kiệu (long đình), được 8 học trò lễ
khiêng và theo hầu. Những học trò lễ được chọn thường là những nữ sinh
con em ngư dân ở thị trấn Sông Đốc. Các đội trống lân, cờ ngũ sắc, đội
binh khí: kích, kiếm, bát xà mâu; đoàn múa mâm… ăn mặc lễ phục xếp
thành hai hàng dài từ chánh điện ra tới ngoài sân. Khi diễu hành, bà
con trong vùng cũng nhập đoàn đi theo. Trước đó đã có hàng trăm chiếc
tàu đánh cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh được trang trí cờ hoa neo
đậu dưới bến sông. Chủ lễ trực tiếp rước lư hương lên tàu đã được trang
trí rất công phu, lộng lẫy và lớn nhất (có khi được kết từ ba chiếc
tàu lại). Tàu do chức sắc Lăng Ông và ngư phủ bầu chọn. Ra tới cửa
biển, nhiều tàu khác tiếp tục được nhập vào đoàn diễu hành. Hàng trăm
tàu đủ mọi kích cỡ, công suất, kiểu trang trí tạo ra một khung cảnh đầy
màu sắc sống động cả một vùng cửa biển rộng lớn. Tiếng sóng nước,
tiếng động cơ ầm ầm vang xa. Hàng ngàn người đủ mọi sắc áo đứng ngồi
trên boong tàu vẫy cờ hoa.Trên đường diễu hành, nếu gặp cá Ông phun
nước (Ông dội) thì đoàn tàu quay trở về ngay. Nếu không gặp thì đoàn
tàu tiếp tục ra khơi và sau đó chủ lễ vái đọc lời nguyện cầu. Thường
thì cách đất liền một, hai hải lý, chủ lễ sẽ làm lễ “xin keo”. Xin được
keo tức là đã gặp “Ông” và rước “Ông” về. Tại Lăng sẽ tiếp tục diễn ra
các nghi lễ, cúng bái đến tận khuya. Điện thờ được bày rất nhiều mâm
(xôi, hoa quả, heo…) - chủ yếu là ngư dân tự nguyện hiến cúng. Nhân dịp
này ngư dân trong vùng, khách thập phương đến thắp hương, cúng tiền và
hiện vật thờ tự rất đông… . Số tiền này niêm yết công khai, sau đó
dùng vào việc tổ chức, khánh tiết và xây dựng tu bổ đền.
Nghề hầm than và đóng đáy trên sông
là những nghề thủ công có mặt từ lâu đời ở Năm Căn – Cà Mau, để lại
nhiều dấn ấn khó phai mờ trong ký ức và tình cảm của người dân bản xứ và
tạo sự bất ngờ thú vị cho khách thập phương mỗi khi tận mắt chứng kiến
hoạt động của làng nghề. Năm Căn xưa(tức huyện Năm Căn và Ngọc Hiển
bây giờ) là trung tâm của nghề hầm than bởi đây là quê hương của rừng
ngặp mặn với đước là nguyên liệu chính và tốt nhất để làm than. Lúc cực
thịnh (cách đây vài chục năm), rừng đước Năm Căn có hàng chục xóm hầm
than như: Vàm Đầm, Xóm Thủ, Xóm Lớn, Hàng Vịnh, Ông Định, Nhưng Miên,
Tắt Biển..., mỗi tháng cho ra lò hơn 6.000 tấn than. Tuy nhiên, do rừng
ngày càng thu hẹp và bây giờ chẳng mấy ai dùng than nữa nên hiện tại
chỉ còn một vài lò trong số đó được phục hồi. Đỏ lửa thường xuyên nhất
trong các xóm lò than (hiện đã vào hợp tác xã) là Vàm Ông Định(Tân Ân
Tây), Xóm Thủ (Tam Giang tây), Vàm Đầm (xã Tam Giang). Muốn hành nghề
hầm than, nhất thiết phải có lò, thợ giỏi. Xây lò là cả một nghệ thuật,
vât liệu xây lò là gạch thẻ và đất bùn. Lò hầm than có hình bầu tròn
như chiếc nón cối úp trên đất. So với ngày trước, hầu hết lò than hiện
nay có kích thước nhỏ hơn. Chiều cao của lò trên dưới 3 thước, đường
kính 4 – 5 thước. Phía trước lò có một cái cửa vừa một người chui vào
dùng để vô củi và ra than, đồng thời là nơi chụm củi đốt lò. Hai bên
hông và phía cuối đối diện với cửa lò, có xây ba cái ống khói, cách
khỏang đều nhau để khói bay ra. Củi hầm than là củi đước. Những thanh
củi có chiều dài 1 thước, đường kính từ một tất trở lên gọi là củi đòn.
Nhưng lọai này hiện nay rất hiếm. Khi vô lò, củi được dựng đứng chồng
từng lớp lên nhau. Củi càng chồng khít, thì chất lượng và sản lượng
than thu được càng cao. Đến sát nóc, người ta chừa ra một khỏang trống
vài tấc để chứa dưỡng khí.Hầm than là công việc năng nhọc, đòi hỏi sự
kiên nhẫn và kinh nghiệm. Sau khi hoàn tất việc chất củi, trong những
ngày đầu, người thợ chỉ được đốt lửa ngọn. Dân gian gọi là "lữa dương".
Thân lò bị nung nóng hấp cho củi trong lò tiết ra chất nước làm cho
củi khô. Thời gian này kéo dài hay ngắn tùy theo củi khô hay ướt. Ba
đến bốn ngày sau, người đốt lò nhìn vào khói bay ra để biết củi còn hay
hết chất nước. khi thấy hết khói trắng, người đốt lò không đốt củi
nữa, mà chỉ dùng sức nóng trong lò. Kế tiếp, người thợ thu hẹp cửa lò
lại, dùng "lửa âm" (lửa trong tàn tro) giử nóng cho lò ở nhiệt độ nhất
định không thay đổi. Hơi nóng trong lò bốc lên nóc, rồi dội trở xuống
chân lò. Củi bắt đầu thành than, phía trên trước, sau đó chín lần xuống
dưới. Giai đọan này, khói tỏa ra màu ngũ sắc trong rất đẹp mắt.Sau sáu
đến bảy ngày, khói màu ngũ sắc bắt đầu lợt và biến thành xanh biếc.
Lúc này, mùi khói chuyển từ hăng khét khó ngửi, sang mùi thơm như khoai
lang nướng. Vậy là than đã chín! Người thợ bít hẳn cửa lò, chờ 3 – 4
ngày sau lò nguội hẳn thì lấy than ra. Than sẽ được để nguyên, hoặc cưa
ngắn để tiện cho việc vận chuyển. Điều này tùy thuộc nhu cầu khách
hàng tiêu thụ. Năng suất mỗi lò thu được trên dưới một tấn than, trị
giá từ một triệu tám đến hai triệu rưỡi. Sau khi trừ chi phí nguyên
liệu, vận chuyển, lợi nhuận thu được trên dưới một triệu đồng. Đa phần
người làm than là dân nghèo nên khỏang thu nhập này thực sự đáng kể.
Thu nhập của người dân sẽ tăng lên, nếu gắn với khai thác du lịch nhưng
khả năng này vẫn còn bỏ ngõ. Hầm than là nghề cực nhọc, vất vả nhưng
những người thợ lò vẫn quyết chí bám nghề. Đây là một nghề truyền thống
độc đáo của vùng đất Cà Mau. Không biết các công ty du lịch Cà Mau có
hổ trợ cụ thể gì cho những người làm than này không? Một chế độ bảo
hiểm y tế? phụ cấp? Chính quyền cũng chỉ biết quản lý và "vắt" chứ chưa
hề có biện pháp giúp đỡ nào !
Mũi Cà Mau, nơi tiếp giáp của 2 dòng hải lưu Bắc – Nam và Tây – Nam, với 2 chế độ thủy triều khác nhau (bán nhật triều và nhật triều), đã tạo nên một vùng lắng động phù sa rộng lớn hàng chục ngàn héc-ta nằm dọc theo bờ biển phía Tây – Nam tỉnh Cà Mau. Bởi thế, từ thuở khai hoang lập ấp, ông cha ta đã gọi vùng đất nầy là Bãi bồi Mũi Cà Mau. Tạo hóa đã hào phóng ban phát cho Mũi Cà Mau một khả năng kỳ diệu và độc đáo mà không nơi nào có được: Đó là khả năng "Đất nở ra, rừng biết đi và biển sinh sôi" khi mà con người cứ tiếp tục sinh đẻ và khai phá ! Theo tài liệu của kỹ sư Phạm Đình Đôn (Phó Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam bộ), vùng đất bãi bồi ven biển từ Mũi Cà Mau đến cửa sông Bãi Háp trong vòng hơn 60 năm qua đã lấn biển 8.318 héc-ta. Trung bình mỗi năm Mũi Cà Mau được mở rộng về phía Tây – Nam hơn 136 héc-ta. Tốc độ bồi diễn ra ngày càng nhanh. Đặc biệt là trong những năm gần đây, có năm bồi ra biển hơn 100 mét. Dấu tích của quá trình chinh phục biển khơi của Mũi Cà Mau đã để lại bao làng xóm thân thương: Xóm Ông Trang, xóm Rạch Tàu, xóm Mũi… Đến Mũi Cà Mau, khách tham quan sẽ thỏa thích mục kích trước một thực tế sinh động với vô số loài đặc hữu của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Diện tích rừng phòng hộ ven biển tầng tầng, lớp lớp chạy dài 254 ki-lô-mét bởi mắm, đước, sú, vẹt, trang, bần… như tấm áo chòang xanh bao quanh Mũi Cà Mau. Cùng với sự phong phú đa dạng của thảm thực vật ngập triều, bãi bồi Mũi Cà Mau còn được xem là vương quốc của các loài giáp xác, nhuyễn thể thuộc hệ sinh thái mặn. Nơi đây đã tìm thấy 69 lòai cá, tôm, cua, ghẹ,… cùng nhiều loài thân mềm như: hàu, sò huyết, sò lông, vọp, ốc len, điệp, bàn mai…Tất cả đều có thể được chế biến thành món khoái khẩu cho khách tham quan khi đến Mũi Cà Mau.
Người
Đất Mũi có quyền tự hào về xứ sở quê hương mình bởi vùng đất địa đầu
cực Nam của Tổ quốc được thiên phú những tiềm năng rừng và biển vừa kỳ
vĩ, vừa bao la. Sự hoang sơ của vùng đất cực Nam nầy cần được chính
quyền địa phương khai quật một cách hợp lý.
Các làng nghề mang tính đặc thù của địa phương, như: vót đủa đước, khắc tượng gỗ
đước, làm khô,… cùng lúc với những nhà máy thủy hải sản đông lạnh xuất
khẩu mang nhãn mác Đất Mũi đang được tổ chức, xây dựng để vừa tạo công
ăn việc làm cho dân, vừa đáp ứng nhu cầu cho khách tham quan. Ngoài
ra, các nghề nuôi thủy sản truyền thống (hàu, nghêu, sò, vọp, ốc len…)
cũng đang được người dân đầu tư phát triển. Mong rằng đây sẽ là những
nghề và là những sản phẩm hấp dẫn khách mỗi khi đến Mũi Cà Mau tham
quan du lịch (!?). Vùng đất chót vót phía Nam của Tổ quốc Việt Nam hiện
đã được quy họach thành khu du lịch, nhằm hướng tới khai thác một cách
bền vững tiềm năng sinh thái đa dạng và đặc thù của Mũi Cà Mau. Với vị
trí địa lý "tận cùng thiên địa", Mũi Cà Mau chắc chắn sẽ có sức hút
rất mạnh mẽ đối với khách tham quan và nghiên cứu khoa học trong nước
cũng như nước ngoài. Nhiều ý tưởng táo bạo, nhiều công trình tầm cỡ
đang triển khai để khi quốc lộ IA nối liền Thành phố Cà Mau với Mũi Cà
Mau thì đời sống người dân Cà Mau sẽ khá hơn. Nghe nói tỉnh đã và đang
đầu tư trên 14 tỷ đồng cho các công trình nhà hàng Đất Mũi, cầu xuyên
rừng, biểu tượng Mũi Cà Mau, v.v…. Sắp tới sẽ tiếp tục đầu tư, xây dựng
đền thờ Đất Mũi, đường nội bộ khu công viên, bờ kè chắn sóng, hứa hẹn
nhiều điều lý thú và hấp dẫn khách đến với Mũi Cà Mau. Tuy nhiên, muốn
biến ý tưởng thành hiện thực đòi hỏi ý chí quyết tâm từ các nhà quản
lý, ngành chức năng. Hiện tại còn nhiều điều phải được xúc tiến nhanh
chóng để Mũi Cà Mau có thể vươn lên xứng tầm và tiềm năng của Cà Mau.
Hai trong nhiều việc phải làm đó cần phải nói đến việc tổ chức các
trường học và dạy nghề để sớm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của cư dân địa phương; phải có các loại hình dịch vụ cho cư dân địa
phương vừa tạo công ăn việc làm, vừa tạo ra những sản phẩm du lịch đặc
trưng cho vùng Đất Mũi. Điều nầy đang
là dự định của ngành du lịch và chính quyền địa phương. Mũi Cà Mau
không chỉ là điểm đến của khách địa phương, khách trong nước mà nơi đây
còn có sức hút lớn đối với kiều bào nước ngòai về thăm quê hương, khách
nước ngoài tìm đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang dã, đa dạng của hệ
sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau. Nơi đây được nhiều bạn bè quốc tế
ví là ...Amazon Cà Mau. Người Việt mình đến ở Cà Mau từ thuở khai hoang
trên 400 năm nhưng tới nay, Cà Mau vẫn luôn là “vùng đất xa lạ hoang
dã” trong tâm tưởng của chúng ta bởi Cà Mau luôn tiến dần ra biển. Cà
Mau là vùng ngập nước mặn, cây rừng bạt ngàn xanh tươi quanh năm, cảnh
quan đặc biệt không nơi nào có. Cà Mau mang trong nó những địa danh như
Ðầm Dơi, Chà Là, Bảy Háp, U Minh, Năm Căn, Cái Nước, mũi Ba Quan, vàm
Rạch Gốc, sông Trèm Trẹm, Cái Tàu, Cái Ngay, Cái Bát, Rẫy Chệc&
những tên nghe còn hoang dã và lạ tai.
Rừng Cà Mau có nhiều loại cây nghe cũng lạ tai. Nào là cây gừa, cây tràm (dùng đóng cừ làm nhà), cây đước cây vẹt (dùng làm than), nhum, mốp (làm nón cối), cây vông (làm guốc vông), su, cây đà (nhuộm áo quần, thuộc và nhuộm da bò), kè, cóc, mắm... Riêng cây mắm có nhiều ấn tượng đối với con người Cà Mau. Cây mắm là loại cây đặc trưng, gắn liền với lịch sử khẩn hoang Cà Mau. Bởi cây mắm là loại cây rể bám sâu dưới đất mặn, giữ đất không bị lở và còn có tác dụng làm giảm phèn rửa mặn đất. (Ðọc thêm truyện Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc).
Thân mắm dùng làm củi. Củi mắm chuyên dùng để đốt lò hầm than đước, than vẹt, cung cấp chất dốt cho người Sài Gòn và các thành thị miền Nam hàng thế kỷ, trước khi có bếp lò dầu hôi, lò điện, lò ga. Rừng mắm Rạch Gốc, Rẫy Chệc ở Cà Mau bạt ngàn, xưa thuộc loại rừng cấm. Trái mắm chín rụng làm mồI nuôi ba khía. Mắm ba khía Cà Mau có tiếng ngon là nhờ ăn toàn trái cám.
Vào mùa mưa, đầu tháng 7, trái mắm bắt đầu chín và rụng cho đến hết tháng 8. Ðây là lúc con ba khía Rạch Gốc mập và chắc thịt, có gạch son đầy mai. Lúc nầy người ta bắt đầu đi bắt ba khía gọi là ngày Hội Ba Khía, giống như ngày Hội Còng Lột mùng 5 tháng 5 ở Gò Công vậy.
Thuở xưa, ba khía chưa là đặc sản thì chỉ có người nghèo mới ăn mà thôi. Người dân các nơi chưa biết ăn ba khía. Tới mùa trái mắm rụng, người địa phương chèo ghe vô rừng bắt ba khía. Rửa sạch từng con một, cho vào lu nước muối. Ðộ 7 ngày sau thành ba khía muối. Sau mới có tên là mắm ba khía. Mãi sau nầy mới có thương lái đem Ghe Mũi Nhọn (tên gọi bấy giờ) đến Cà Mau thâu gom ba khía và họ làm mắm tại chỗ. Ghe Mũi Nhọn là ghe dùng đi xa, làm theo kiểu ghe đi biển của người Hoa Nam, người Hoa phản Thanh phục Minh Thời Mạc Cửu đến Hà Tiên. Tiếng GHE cũng do đọc trại từ tiếng “Kha”, “Ca” theo âm giọng người Hoa Nam rồi biến âm thành GHE như ngày nay.
Rừng Cà Mau có nhiều loại cây nghe cũng lạ tai. Nào là cây gừa, cây tràm (dùng đóng cừ làm nhà), cây đước cây vẹt (dùng làm than), nhum, mốp (làm nón cối), cây vông (làm guốc vông), su, cây đà (nhuộm áo quần, thuộc và nhuộm da bò), kè, cóc, mắm... Riêng cây mắm có nhiều ấn tượng đối với con người Cà Mau. Cây mắm là loại cây đặc trưng, gắn liền với lịch sử khẩn hoang Cà Mau. Bởi cây mắm là loại cây rể bám sâu dưới đất mặn, giữ đất không bị lở và còn có tác dụng làm giảm phèn rửa mặn đất. (Ðọc thêm truyện Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc).
Thân mắm dùng làm củi. Củi mắm chuyên dùng để đốt lò hầm than đước, than vẹt, cung cấp chất dốt cho người Sài Gòn và các thành thị miền Nam hàng thế kỷ, trước khi có bếp lò dầu hôi, lò điện, lò ga. Rừng mắm Rạch Gốc, Rẫy Chệc ở Cà Mau bạt ngàn, xưa thuộc loại rừng cấm. Trái mắm chín rụng làm mồI nuôi ba khía. Mắm ba khía Cà Mau có tiếng ngon là nhờ ăn toàn trái cám.
Vào mùa mưa, đầu tháng 7, trái mắm bắt đầu chín và rụng cho đến hết tháng 8. Ðây là lúc con ba khía Rạch Gốc mập và chắc thịt, có gạch son đầy mai. Lúc nầy người ta bắt đầu đi bắt ba khía gọi là ngày Hội Ba Khía, giống như ngày Hội Còng Lột mùng 5 tháng 5 ở Gò Công vậy.
Thuở xưa, ba khía chưa là đặc sản thì chỉ có người nghèo mới ăn mà thôi. Người dân các nơi chưa biết ăn ba khía. Tới mùa trái mắm rụng, người địa phương chèo ghe vô rừng bắt ba khía. Rửa sạch từng con một, cho vào lu nước muối. Ðộ 7 ngày sau thành ba khía muối. Sau mới có tên là mắm ba khía. Mãi sau nầy mới có thương lái đem Ghe Mũi Nhọn (tên gọi bấy giờ) đến Cà Mau thâu gom ba khía và họ làm mắm tại chỗ. Ghe Mũi Nhọn là ghe dùng đi xa, làm theo kiểu ghe đi biển của người Hoa Nam, người Hoa phản Thanh phục Minh Thời Mạc Cửu đến Hà Tiên. Tiếng GHE cũng do đọc trại từ tiếng “Kha”, “Ca” theo âm giọng người Hoa Nam rồi biến âm thành GHE như ngày nay.
Hòn Đá Bạc
http://dulichmoisinh.blogspot.com/2011/08/long-xuyen-chau-oc-soc-trang-bac-lieu.html
Theo Công ước Ramsar được thông qua vào năm 1971 tại thành phố Ramsar (Iran), khu đất ngập nước để được công nhận là khu Ramsar cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn. Trong đó, có những tiêu chuẩn về những loài động thực vật quí hiếm, đặc trưng, điển hình đóng vai trò hỗ trợ cho các hệ sinh thái đang bị đe dọa hay các loài có nguy cơ bị nguy hiểm...
Việt Nam gia nhập công ước này năm 1989.
----------------------------------------
Hòn Khoai
Đảo Hòn Khoai – Viên ngọc của vùng biển Tây Nam
13 Tháng Sáu 2013
(VOV5) - Hòn Khoai là tên một cụm đảo, nằm cách đất liền khoảng 20km, thuộc Thị trấn Năm Căn, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Được đánh giá là một trong những hòn đảo đẹp nhất miền cực nam của Tổ quốc với không khí trong lành, bãi biển xanh trong cùng khu rừng nguyên sinh… Hòn Khoai còn được nhắc đến với di tích cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Thầy giáo Phạm Ngọc Hiển và Ngọn Hải đăng hơn 100 tuổi trên đảo. Tất cả đã tạo cho Hòn Khoai một sức hút hấp dẫn khách du lịch…
Nghe âm thanh tại đây:
Hòn Khoai được biết đến là một quần đảo bao gồm 5 hòn đảo sát nhau: Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn Tương với tổng diện tích hơn 4 km2. Trong đó đảo cao nhất có độ cao 318m. Hòn Khoai trước đó còn có tên là Giáng Hương hay hòn Độc Lập, thời Pháp thuộc gọi là đảo Poulo Obi… còn người dân địa phương vẫn gọi là Hòn Khoai vì hình dạng của nó trông giống như một củ khoai khổng lồ… Hòn Khoai không những là danh lam thắng cảnh của tỉnh Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Ngày 13/12/1940, người thầy giáo, chiến sỹ cách mạng Phan Ngọc Hiển đã chỉ huy nghĩa quân nổi dậy chiếm đảo Hòn Khoai, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của quân và dân vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Ngoài những bãi cát đẹp, bãi biển Hòn Khoai còn có những bãi đá với những viên đá tròn như những quả trứng khổng lồ nằm tĩnh lẵng trước những đợt sóng biển. Để lên tới những đỉnh đồi trên đảo, du khách phải đi hai chặng qua những con đường đất và leo dốc núi, xẻ rừng xuyên qua những khóm hoa rừng, những cây cổ thụ hay thảm rừng nguyên sinh, xung quanh là tiếng chim hót líu lo… Anh Nguyễn Anh Tuấn, một cán bộ công tác lâu năm trên đảo Hòn Khoai, cho biết hiện tại Hòn Khoai chưa có người dân sinh sống mà chủ yếu là các cán bộ, chiến sỹ Hải quân, Lực lượng Biên phòng, Trạm hải Đăng Hòn Khoai và Trạm Kiểm lâm Hòn Khoai với nhiệm vụ chính là phối hợp với nhau để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên biển và trong khu vực đảo, nhất là sẵn sàng cứu giúp ngư dân đi đánh bắt hải sản xa bờ gặp nạn, giông bão để trú ẩn… Anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Đảo Hòn Khoai có một hệ thống rừng nguyên sinh, trong đó có nhiều loài thực vật phong phú. Mới đây, các Đoàn khảo sát đã ra và thống kê trên đảo có hơn 1.400 loại thực vật có thể làm thuốc, ngoài ra nhiều loại động vật như rắn, sóc, kỳ đà, chim… Do vậy Hòn Khoai mang một giá trị rất lớn về Hệ động thực vật. Hòn Khoai mang vẻ đẹp của một rừng nguyên sinh, khí hậu rất trong lành, rất tốt cho việc nghỉ dưỡng, du lịch”.
Trên đỉnh cao nhất của Hòn Khoai, hiện nay vẫn còn một cây hải đăng do người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19 và là một vị trí đèn biển quan trọng ở biển Tây Nam và vịnh Thái Lan. Riêng ở đỉnh cao nhất của Hòn Khoai, tại độ cao 318m, năm 1920, người Pháp cho xây dựng ngọn hải đăng mà cho đến nay kiến trúc này vẫn còn khá nguyên vẹn. Ngọn hải đăng có hình khối vuông, được xây bằng đá xanh và xi măng. Anh Nguyễn Hoài Nam, Trạm Trưởng Trạm Hải đăng Hòn Khoai cho biết: “Tháp hải đăng Hòn Khoai được xem là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam. Trạm Hải đăng do người Pháp xây dựng và gắn liền với chiến công lịch sử của Liệt sỹ Phan Ngọc Hiển và tỉnh Cà Mau. Diện tích của ngọn Hải Đăng gần 400m2, độ cao của ngọn hải đăng là 318m so với mặt biển, độ cao của tháo là gần 15m. Đứng trên ngọn hai đăng có thể nhìn được xa hơn 40 hải lý và bao quát được một khung cảnh rất đẹp của biển. Với nhiệm vụ quản lý và bảo tồn khu di tich lịch sử của đảo, chúng tôi thường xuyên bảo quản khu di tích đồng thời tạo quang cảnh xanh sạch đẹp, để du khách trong và ngoài nước có dịp đến thăm quan trên đảo và di tích lịch sử này”.
Ngoài khám phá thiên nhiên, thăm quan các di tích lịch sử trên đảo, du khách đến với Hòn Khoai còn được thưởng thức các đặc sản của biển ngày trên bờ biển hoặc trên những bãi cỏ giữa rừng, nơi có những tán cây cổ thụ, nghe tiếng chim, tiếng sóng biển rì rào… Chị Trần Tuyết Loan, một du khách ở Hà Nội đã từng đến Hòn Khoai đầu năm nay, chia sẻ: “Được khám phá một hòn đảo hoang sơ như Hòn Khoai thực sự tôi rất ấn tượng. Nhất là được hiểu thêm về những di tích lịch sử trên đảo. Tuy đường lên vất vả nhưng đoàn chúng tôi được hít thở bầu không khí trong lành, thoáng đãng, được nghe chim hót, được ngắm phong cảnh rừng thay lá mới. Rất mong Hòn Khoai sau này sẽ được nhiều du khách đến hơn nữa nhưng Hòn Khoai cần phải giữ được nét hoang sơ và bảo tồn được cảnh quan vốn có”.
Hiện Hòn Khoai đang được đầu tư phát triển để trở thành khu du lịch sinh thái. Năm 2009, tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định quy hoạch khu du lịch sinh thái Hòn Khoai và kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện các dự án như xây dựng khách sạn, các khu dịch vụ du lịch, bãi tắm trên biển… Hy vọng rằng với đặc điểm khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, có rừng, có biển, Hòn Khoai sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước trong tương lai./.
NGHIÊN CỨU QH HÒN KHOAI-2006
ĐẢO DU LỊCH SINH THÁI HÒN KHOAI
KTS TCH
Khu vực lập quy hoạch cách đất liền khoảng 14,6 km về phía Tây Nam huyện Ngọc Hiển; gồm 05 hòn đảo: Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Khô, Hòn Quy và Hòn Đá Lẻ.
Cụm đảo Hòn Khoai với các đảo nhỏ nằm gần nhau trong một hệ thống hết sức sinh động giữa biển khơi, với tổng diện tích khoảng 577ha, trong đó Hòn Khoai có diện tích lớn nhất khoảng 420ha với độ cao hơn mặt biển khoảng 300m.
Đảo Hòn Khoai là một thắng cảnh xinh đẹp nên thơ và hữu tình với các loài cây đa dạng xanh tươi.. Đảo Hòn Khoai là chứng tích lịch sử Nam Bộ với ngọn Hải Đăng trên biển gắn liền với Khởi nghĩa Hòn Khoai và người anh hùng Phan Ngọc Hiển của Cà Mau hào hùng trong kháng chiến.
Theo quy hoạch, Khu du lịch sinh thái Cụm đảo Hòn Khoai có quy mô khoảng 561 ha, trong đó bao gồm diện tích đất rừng, thả thú hoang dã chiếm 87%; khu vực quân sự, quản lý rừng, dịch vụ hàng hải chiếm 1,7% và khu di tích lịch sử chiếm khoảng 1,1%.
Bản đồ quy hoạch khu du lịch sinh thái đảo Hòn Khoai, Cà Mau.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch sinh thái Cụm đảo Hòn Khoai, huyện Ngọc Hiển, tỉ lệ 1/5000.
Quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái đảo Hòn Khoai, Cà Mau
Cụm đảo Hòn Khoai với các đảo nhỏ nằm gần nhau trong một hệ thống hết sức sinh động giữa biển khơi, với tổng diện tích khoảng 577ha, trong đó Hòn Khoai có diện tích lớn nhất khoảng 420ha với độ cao hơn mặt biển khoảng 300m.
Đảo Hòn Khoai là một thắng cảnh xinh đẹp nên thơ và hữu tình với các loài cây đa dạng xanh tươi.. Đảo Hòn Khoai là chứng tích lịch sử Nam Bộ với ngọn Hải Đăng trên biển gắn liền với Khởi nghĩa Hòn Khoai và người anh hùng Phan Ngọc Hiển của Cà Mau hào hùng trong kháng chiến.
Theo quy hoạch, Khu du lịch sinh thái Cụm đảo Hòn Khoai có quy mô khoảng 561 ha, trong đó bao gồm diện tích đất rừng, thả thú hoang dã chiếm 87%; khu vực quân sự, quản lý rừng, dịch vụ hàng hải chiếm 1,7% và khu di tích lịch sử chiếm khoảng 1,1%.
Dự kiến khu du lịch sinh thái này sẽ mời gọi các nhà đầu tư có tâm huyết để thực hiện các dự án như khu trung tâm dịch vụ du lịch; khu vui chơi giải trí, cắm trại, nghỉ dưỡng, khu thể thao, bãi tắm trên biển…
Khi khu du lịch đầu tư xây dựng hoàn thành sẽ liên kết được các khu du lịch khác trong và ngoài tỉnh với nhau, tạo nên một mạng lưới du lịch sinh thái với những sản phẩm du lịch Phong Phú, đa dạng.
KhuDoThiMoi.Com - Theo UBND Tỉnh Cà Mau
Nông dân miền Tây khấm khá nhờ đặc sản dưa bồn bồn
Dọc quốc lộ 1A ở ở huyện Cái Nước (Cà Mau), hàng trăm gia đình
quanh năm sống với nghề trồng bồn bồn và làm dưa chua đặc sản để bán
cho du khách.
Bồn bồn còn được gọi là cỏ nến, là loài thực vật sống ở vùng đất ngập nước phát triển trong ao hồ hoặc mé sông – nơi có dòng chảy chậm. Ở miền Tây bồn bồn mọc nhiều tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu. |
Dọc quốc lộ 1A ở huyện Cái Nước (Cà Mau), nông dân trồng bồn bồn kết hợp với mô hình nuôi tôm, cá mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn độc canh con tôm hay trồng lúa. Bồn bồn có vai trò điều hòa sinh thái nên nông dân không cần sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc chữa bệnh cho tôm, cá trong ao có trồng bồn bồn. |
Mùa mưa miền Tây bắt đầu từ tháng 5 cũng là mùa thu hoạch bồn bồn kéo dài đến cuối năm. Sau khi nhổ bồn bồn mang về nhà, người dân cắt lấy phần có lõi non từ dưới gốc lên khoảng 30 cm.Sau đó dùng dao nhỏ chẻ dọc theo 1/3 thân cây bồn bồn để tách lấy lõi non bán với giá 20.000-25.000 đồng một kg. |
Nông dân xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết, bình quân một ha bồn bồn mỗi tháng thu hoạch được khoảng 1,4-1,5 tấn lõi non, trừ chi phí thuê người nhổ và lột lấy lõi thu lãi khoảng 20 triệu đồng. |
Những hộ không đất sản xuất thì mua lõi bồn bồn mang về làm sạch thêm một lần nữa, tức cắt bỏ phần đầu hoặc một ít gốc già cứng để làm dưa chua hoặc bán lại lõi non bồn bồn tươi sống cho du khách mang về xào tép, nấu canh chua. |
Dưa bồn bồn được bán kèm với mắm ruốc dọc theo quốc lộ 1A là 2 loại đặc sản của huyện Cái Nước, Cà Mau. |
Những cọng dưa được ngâm với nước vo gạo ủ 2-3 ngày có vị chua, giòn, giá 40.000 đồng mỗi kg. |
Mắm ruốc giá 30.000-40.000 đồng mỗi hủ lớn, nhỏ. Mắm có vị mặn đậm đà, thơm mùi ruốc biển được du khách mua về trộn thêm chanh đường để ăn cùng dưa bồn bồn. |
Dưa bồn bồn còn chấm với cá kho ăn cơm rất ngon. Nếu dùng không hết, dưa bồn bồn được ngâm trở lại tô nước vo gạo ủ chua để dành ăn nhiều ngày. |
-------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.