Thiết kế Nhà thờ Ka Đơn giành giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu 2011
Bản thiết kế Nhà thờ Ka Đơn có tựa đề "Sự trở lại của hồn địa" (Return of Genius Loci) của các kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương và Nguyễn Tuấn Dũng vừa giành được Giải thưởng Kiến trúc Thánh Châu Âu Lần IV - 2011 (dành cho các luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ nghiên cứu thiết kế Kiến trúc và Nghệ thuật Thánh).
Ngày 04/10/2011 tại trụ sở của Quỹ Frate Sole tại Pavia (Ý), 5 đồ án tốt nhất được ban giám khảo lựa chọn trong số 35 đồ án gửi tham gia dự thi từ khắp Châu Âu đã có buổi thuyết trình và vinh danh, gồm 3 giải thưởng đầu tiên thuộc về ba tác giả người Ý, một luận văn đến từ Ba Lan, và luận văn cao học Thiết kế Nhà thờ Ka Đơn (xây dựng lại trung tâm Giáo xứ Ka Đơn - Giáo phận Đà Lạt, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam) của KTS Vũ Thị Thu Hương và KTS Nguyễn Tuấn Dũng từ Trường Đại học Kĩ thuật Berlin. Thiết kế Nhà thờ Ka Đơn được nhận chứng chỉ vinh danh đồ án có tính chất đặc biệt.
Thuyết trình đồ án tại lễ trao giải
Đón nhận giải thưởng
Sau đây là phần giới thiệu tóm tắt thiết kế Nhà thờ Ka Đơn của các KTS Vũ Thị Thu Hương và NguyễnTuấn Dũng chia sẻ với bạn đọc Ashui.com:
Sự trở lại của hồn địa
(Return of Genius Loci)
Giấc mơ của chúng tôi là một Nhà thờ vùi vào núi đồi nên thơ này, duy chỉ tháp chuông vươn mình đưa thánh giá vượt lên.
"Vậy hình ảnh nào để tôi có thể dựng lên dâng Người khi chính con người là tạo vật của Chúa?
Đền thờ như thế nào tôi có thể xây lên khi không một sản phẩm nào có thể sánh được với thế giới mà Người tạo ra?“(*)
Đền thờ như thế nào tôi có thể xây lên khi không một sản phẩm nào có thể sánh được với thế giới mà Người tạo ra?“(*)
Nơi chốn, Mái nhà quê / Mái nhà Chúa cho một dân tộc
Nhà ở truyền thống của người Churu, một tộc người sinh sống tại vùng Đơn Dương - Lâm Đồng.
Kế thừa nền tảng truyền thống nào chúng ta kiến tạo tương lai?
Ước vọng nhập hồn quê hương vào mỹ ảnh ngôi nhà Chúa đã kiến tạo nên một mái nhà thờ trong suốt, có thể chạm tay vào thiên nhiên ngay trong lòng Chúa, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhà ở truyền thống của người Churu, một tộc người sinh sống tại vùng Đơn Dương - Lâm Đồng.
Kế thừa nền tảng truyền thống nào chúng ta kiến tạo tương lai?
Ước vọng nhập hồn quê hương vào mỹ ảnh ngôi nhà Chúa đã kiến tạo nên một mái nhà thờ trong suốt, có thể chạm tay vào thiên nhiên ngay trong lòng Chúa, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sự trong suốt: Tâm hồn của nơi chốn
Sự trong suốt được định nghĩa qua cảm nhận sự giao thoa đồng thời của nhiều lớp không gian.
Không có gì huy hoàng hơn tạo vật của Chúa, những gì hiện hữu trên mảnh đất này. Đấy là tất cả những gì chúng ta được hưởng thụ và có thể dâng lên Người.
Cảnh vật huy hoàng: nền đất đỏ, núi non trải dài, nắng, gió, không khí, vầng trăng và ánh sao được sử dụng như trang sức cho Nhà thờ.
Cùng với tiết tấu và nhịp điệu của hệ cột và phần “rèm” nan gỗ, không gian trong Nhà thờ thấm đẫm thiên nhiên. Nhà thờ không chia cắt tầm nhìn ra cảnh vật xung quanh mà chính là một phần của cảnh vật nơi đây.
Sự trong suốt được định nghĩa qua cảm nhận sự giao thoa đồng thời của nhiều lớp không gian.
Không có gì huy hoàng hơn tạo vật của Chúa, những gì hiện hữu trên mảnh đất này. Đấy là tất cả những gì chúng ta được hưởng thụ và có thể dâng lên Người.
Cảnh vật huy hoàng: nền đất đỏ, núi non trải dài, nắng, gió, không khí, vầng trăng và ánh sao được sử dụng như trang sức cho Nhà thờ.
Cùng với tiết tấu và nhịp điệu của hệ cột và phần “rèm” nan gỗ, không gian trong Nhà thờ thấm đẫm thiên nhiên. Nhà thờ không chia cắt tầm nhìn ra cảnh vật xung quanh mà chính là một phần của cảnh vật nơi đây.
Sự trở lại của hồn địa!
Mái nhà một dân tộc
Bức màn chuyển tiếp từ không gian trần thế vào thế giới tâm linh là hàng cột xếp gần nhau bao quanh phòng thánh lễ.Mái nhà thờ phủ thấp dài như muốn mỗi người cúi đầu chuẩn bị tâm hồn trước khi bước vào Nhà Chúa. Đặt bước qua khỏi „bức màn” này, không gian phòng thánh lễ cao vút và cảnh vật bên ngoài hòa quyện vào nhau, chỉ còn mái nhà rộng lớn chính là sự che chở của Người.
Nơi đây, dưới mái hiên lớn, vươn rộng của Nhà thờ, trẻ em có thể học hành và chơi đùa trong cả hai mùa mưa nắng.
Bên trong Nhà thờ, hình dạng mái được cộng hưởng với tiết tấu cột làm tăng thêm tính linh thiêng của không gian thánh lễ.
Bức màn chuyển tiếp từ không gian trần thế vào thế giới tâm linh là hàng cột xếp gần nhau bao quanh phòng thánh lễ.Mái nhà thờ phủ thấp dài như muốn mỗi người cúi đầu chuẩn bị tâm hồn trước khi bước vào Nhà Chúa. Đặt bước qua khỏi „bức màn” này, không gian phòng thánh lễ cao vút và cảnh vật bên ngoài hòa quyện vào nhau, chỉ còn mái nhà rộng lớn chính là sự che chở của Người.
Nơi đây, dưới mái hiên lớn, vươn rộng của Nhà thờ, trẻ em có thể học hành và chơi đùa trong cả hai mùa mưa nắng.
Bên trong Nhà thờ, hình dạng mái được cộng hưởng với tiết tấu cột làm tăng thêm tính linh thiêng của không gian thánh lễ.
Tổ chức không gian tập trung sự hiển linh và mở rộng không gian thánh lễ
1. Phòng thánh lễ chính 2. Phòng sinh hoạt đa năng 3. Phòng giáo lý 4. Phòng áo lễ 5,6,7. Nhà xứ (hiện trạng) 8. Tháp chuông |
Cùng với sự cơ động của các phòng giáo lý, phòng sinh hoạt đa năng và mái hiên rộng bao quanh, không gian thánh lễ có thể mở rộng để đón nhận hơn 3.000 người dự lễ. Nhịp điệu của hệ cột nhà thờ định nghĩa sự mở rộng không gian thánh lễ từ cung thánh ra khỏi đường ranh giới của mái hiên.
Bàn thờ tập trung sự hiển linh.
Nhà thờ không có viền bao và giới hạn.
Mảnh đất linh thiêng! Ngọn đồi chính là Nhà Chúa!
Bàn thờ tập trung sự hiển linh.
Nhà thờ không có viền bao và giới hạn.
Mảnh đất linh thiêng! Ngọn đồi chính là Nhà Chúa!
KTS Nguyễn Tuấn Dũng và KTS Vũ Thị Thu Hương
Nhà tổ chức FONDAZIONE FRATE SOLE Via Paratici, 21 27100 Pavia Italia tel. +39 (0)0382 322 679 email: segreteria@fondazionefratesole.org www.fondazionefratesole.org Lm. Costantino Ruggeri (1925 - 2007) người sáng lập và chủ tịch của Quỹ Frate Sole vừa là họa sĩ, điêu khắc gia, nhà thiết kế tranh kính “, batisseur d’eglises” , mặc dù thực sự có lẽ đầu tiên và trước hết, một tu sĩ dòng Phanxicô và một linh mục. Lm. Costantino, trong những lời của Mario Sironi, người lính của hai lực lượng: Đức tin và Nghệ thuật. Quỹ Frate Sole “Quỹ đã được tạo ra với mục đích nâng cao nhận thức về nhu cầu của không gian nhà thờ hoàn mĩ và khuyến khích sự cống hiến trong quá trình kiến tạo không gian thánh lễ. Nhà thờ nên được kiến tạo để thể hiện phẩm chất đích thực trong nghệ thuật và sự linh thiêng, và không gian thiêng liêng - kết quả của sự kết hợp hiệu quả của các yếu tố này - nên có đủ khả năng thể hiện được màu nhiệm Thiên Chúa“.
Mục đích của giải thưởng: khuyến khích sự quan tâm, nghiên cứu trong lĩnh vực kiến trúc Thánh từ trong quá trình Đại học nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật và sự linh thiêng trong quá trình phát triển một không gian thiêng liêng nâng cao tâm hồn phù hợp tinh thần phụng vụ của Cộng đoàn.
Đối tượng tham dự giải thưởng: Cuộc thi được mở cho tất cả các sinh viên tốt nghiệp đã thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình, có thể một cá nhân hay theo nhóm, hoàn thành không trước ngày 01/04/2008 và không sau ngày 15/04/2011 trong bất kỳ Khoa Kiến trúc tại Châu Âu hoặc bất kỳ Khoa Xây dựng Kỹ thuật Ý. Theo yêu cầu của cuộc thi, kiến trúc sư và kỹ sư đã thực hiện một luận án Tiến sĩ hoặc một luận văn Thạc sĩ về Kiến trúc Thánh với chủ đề thiết kế một Nhà thờ được mời tham dự giải thưởng này. Tất cả các dự án có làm người hướng dẫn, cộng tác viên của luận án, một hoặc nhiều thành viên của ban giám khảo vẫn sẽ được chấp nhận, mặc dù bị loại khỏi cuộc thi. Tất cả những ứng viên không thuộc các thể loại đề cập ở trên sẽ được loại trừ: mở rộng không gian phụng vụ, phục chế - cải tạo và tất cả các đồ án đã từng tham gia giải thưởng châu Âu trước đó với cùng một dự án. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.