Kiến trúc cảnh quan đường phố
http://xaydungqh.blogspot.com/2011/10/nhung-via-he-ep-nhat-sai-gon.html?zx=7818eed1915aa276
Năm 1994, tôi đã viết 1 bài về kiến trúc cảnh quan đường phố
Saigon với vài ý kiến về hiện trạng(existing) kiến trúc cảnh quan
đường phố Saigon lúc bấy giờ và vài góp ý thô thiển về hướng thiết kế,
quy hoạch và xây dựng một kế hoạch phát triểntu bổ, chấn chỉnh kiến
trúc cảnh quan đường phố Saigon nói riêng và VN nói chung. Đến nay,
năm 2011, trong lần về VN mới đây(6-2011), tôi thấy có nhiều thay đổi
nhưng vẫn tồn tại đó đây những xốc xếch, chệch choạc mà thiết nghĩ các
KTS trong & ngoài nước cần lên tiếng. VN hôm nay đã quan tâm nhiều
hơn đến cảnh quan của một đô thị văn minh khi kinh tế phát triển &
đời sống được cải thiện nhưng ý thức tự giác của người dân vẫn kém nên
mô hình của một thành phố "sạch - đẹp - gọn gàng" mà tôi mơ ước cho VN
vẫn là hướng phấn đấu cần nhiều quyết tâm và chính sách cụ thể hơn.
Đừng , vội
chạy khi chưa tập đứng, tập đi cho vững vàng, tránh vấp ngã bởi những
quy hoạch & quản lý rất ư lỏng lẻo, bừa bãi, tùy tiện, chưa kể biết
bao lãng phí, tham nhũng, thiếu khả thi, lộn xộn, manh mún...
Trên cùng một quãng đường cũng có thể thấy được sự xô bồ, hỗn loạn theo
kiểu mạnh ai nấy làm, cái gì cũng muốn khoe... Khi ngoại quốc đổ xô đầu
tư vào thì VN càng lai tạp theo kiểu "tá pín lù"(melting pot hay salad
bar?); rõ nhất là hiện tượng "trăm hoa đua nở" với đủ loại, đủ kiểu, đủ cỡ biển quảng cáo, bảng hiệu, street
furniture, banner, billboard; chưa kể quần áo treo phơi y như cờ xí !
Đúng là đi ra đường ở VN mới thấy có cả một rừng luật nhưng ai cũng chỉ
thích xài luật rừng! Tự do lái xe ẩu, tự do xả rác, đái bậy, ai muốn làm
gì thì làm miễn là đừng làm chính trị, chống đối, phê bình, chỉ
trích... Xem ra vấn đề xây dựng cho VN ngày càng khá hơn là con đường
còn nhiêu khê lắm !
Kiến trúc đường phố:
Kiến
trúc cũng tựa như con người, có khai sinh, có chân dung và có cuộc
đời. Người ta ngắm nó từ lúc còn là bản vẽ. Người ta khắt khe với nhau
từng phân tấc về độ nhô, độ lùi của nó. Ở các hội nghị bàn về kiến
trúc, người ta rao giảng cho nhau về cái đẹp, về sự hợp lý với khí hậu,
kể cả những vấn đề về phong thủy và văn hóa dân tộc. Tốn kém và mất
công lắm nó mới được phê duyệt. Ấy thế mà chỉ sau vài tháng, bao nhiêu
sự khắt khe của những người tác thành nên công trình kiến trúc ấy đã
chẳng còn ý nghĩa. Trên bộ mặt của nó, người ta tùy tiện treo biển hiệu
quảng cáo. Có ngôi nhà đội trên đầu nó cả chục cái két nước bằng Inox
cũng để quảng cáo. Toàn cảnh đường phố có vẻ rất dân chủ, phóng túng và
dễ dãi. Chẳng ai biết đâu là bộ mặt thật, bộ mặt giả của kiến trúc
ngôi nhà.
Những không gian dị biệt
Chỉ
cần nhìn thoáng qua, người ta đã thấy bộ mặt kiến trúc đường phố Việt
Nam lộn xộn, sắp xếp thiếu trật tự, thiếu sự hài hoà, việc sử dụng đất
đô thị tùy tiện...
Tại
Hội nghị triển khai công tác năm 2006 của ngành xây dựng, Phó Thủ
tướng Vũ Khoan nhận xét: "Từ trên máy bay nhìn xuống, tôi có cảm tưởng
như ông trời vô tình ném xuống một nắm đá vụn và đống đất đá ấy trở
thành Hà Nội của chúng ta". Còn KTS Nguyễn Ngọc Dũng thì miêu tả: "Từ
máy bay nhìn xuống, TP. HCM là hình ảnh của một đống hộp quẹt nằm lung
tung không theo đường lối rõ ràng".
Thực
ra, không cần nhìn từ trên cao, người ta đã có thể nhận thấy nhiều
điểm "không giống ai" trong bộ mặt kiến trúc của hai thành phố lớn này.
Ở khắp các đường phố của TP. HCM, ta đều bắt gặt trên đó cuộc "diễu
binh" của đủ loại phong cách kiến trúc của thế giới. Từ kiểu bố cục
Phục hưng mực thước, đến Cổ điển Pháp uy nghi, hoặc phong cách
Art-Nouveau các kiểu cột, lan can ban công, cầu thang và chi tiết kiến
trúc bằng gang và sắt được uốn cong như phô diễn sự giàu có của chủ
nhân…
Ở
Hà Nội nhan nhản những căn nhà siêu mỏng, siêu méo! Ở những chỗ quẹo,
ngã rẽ thường có những ngôi nhà hình tam giác, hình tứ giác không đều
nhau, hình cái nêm hoặc một hình thù kỳ dị nào đó chưa được đặt tên.
Thảm hại nhất ở những đường phố mới mở. Mỗi ngôi nhà là một cá thể độc
lập. Màu mè sơn quét chẳng ai giống ai, cái nâu, cái vàng, cái xanh,
cái đỏ... miễn là tuân thủ nguyên tắc: khác màu nhà bên cạnh!
Cái
gọi là "tum" và ban công cũng được sáng tạo theo cách gợi nhớ tới...
vườn treo Babylon. Thậm chí, kiến trúc công trình còn pha tạp, nặng về
hình thức, chắp vá, hơn nữa một số công trình xây dựng đang phá vỡ cảnh
quan thiên nhiên, xem nhẹ văn hoá thẩm mỹ đô thị, bắt chước kiến trúc
ngoại lai. Chẳng hạn, khu Mỹ Đình với "tháp đôi" lổn nhổn mái Mansard
(từ thế kỷ 16, 17 ở châu Âu); Với mỹ từ "điểm nhấn cửa ngõ không gian
Thủ đô", khu The Manor có bố cục xa lạ chẳng kể gì đến khí hậu; Khu
Ciputra nghênh ngang hàng chục chú ngựa tung vó với đường nét kiến trúc
cóp nhặt.
Ngoài
các yếu tố thẩm mỹ trong thiết kế công trình, theo KTS Vũ Anh Tú, Khoa
Quy hoạch, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, kiến trúc cảnh quan đường phố
còn bị phá vỡ bởi nhiều yếu tố, trong đó có việc bố trí hệ thống dây
điện, điện thoại... nhằng nhịt như mạng nhện, làm cho bộ mặt đường phố
trở nên rối ren hơn.
Hiện đại hay... hại điện
Tả
diện mạo kiến trúc của những đường phố mới hiện nay, nhiều người đã
phải dùng tới cụm từ "lẩu thập cẩm". Theo KTS Võ Thành Lân, nguyên nhân
là do ai cũng muốn có kiến trúc hiện đại. Nhưng khi hỏi thế nào là
hiện đại thì thường nhận được câu trả lời: "Tùy các anh, miễn sao cứ
hiện đại cho tôi là được...!?".
KTS
Võ Thành Lân cho biết các "thượng đế" nhìn chung đều quan niệm kiến
trúc hiện đại là loại kiến trúc chưa từng có tại Việt Nam, hoặc là
những khuôn mẫu mà họ đã nhìn thấy đâu đó trong sách báo - đó là loại
kiến trúc sử dụng nhiều nhôm, kính và các vật liệu ngoại nhập. Nói riết
thành quen, hiện đại là khác hôm qua, hiện đại là nhập khẩu!!! Và thực
tế, nhiều người có tiền thích xây những thứ... khác người.
Thực
ra, hiện đại đâu chỉ là bê tông, kính, thép, nhà chọc trời... mà còn
là cách xử sự với thiên nhiên, với cái truyền thống, là tổ chức không
gian sống và vẻ mỹ quan theo khuynh hướng tự nhiên và phong cách văn
hóa riêng biệt của cộng đồng cư dân sở tại. Những cái đó tạo nên sự
khác biệt. Brugge (Bỉ) khác Lille (Pháp), tuy cả hai đều thơ mộng.
Những nơi này đều có cái ta cho là giống nhau - sự hiện đại, nhưng nó
có rất nhiều khác biệt được tạo ra bởi những cái có từ lâu đời mà những
trào lưu mới trong kiến trúc và quy hoạch đô thị không động chạm đến.
Ví
dụ, London vẫn bảo tồn tháp đồng hồ Big Ben, cung điện Buckingham,
chiếc xe buýt hai tầng hiện đại mà cũng rất cổ xưa; taxi đồng loạt sơn
màu đen, kiểu dáng không thay đổi từ khi nó xuất hiện đến bây giờ;
tượng đài, cột điện cho tới biển báo giao thông cũng đều sơn màu đen…
Tất cả đều là những hình ảnh được lưu giữ qua năm tháng. Nếu không có
những thứ dường như cũ kỹ này, liệu những tòa cao ốc cực kỳ hiện đại có
làm cho London nổi tiếng như bây giờ?
Hay
như Singapore, ai bảo là thành phố này không hiện đại? Tuy nhiên,
khách du lịch say sưa khám phá đất nước này không phải vì những kiến
trúc cao tầng mà là khu phố Tàu (China town) với những dãy phố lầu được
sơn màu rực rỡ, khác hẳn và thú vị hơn nhiều những khu phố Tàu ở
London, Paris, Malacca; là khu phố của người Malaysia (khu Geylang) có
phần hơi nghèo nàn cũ kỹ- một tương phản với vẻ xa hoa, lộng lẫy và vô
cùng hiện đại của khu trung tâm giải trí và thương mại nằm bên bờ vịnh
Marin... Thực ra, người Singapore biết gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của
quá khứ, làm nó tươi mới trong đời sống đương đại, làm mềm mại vẻ đơn
điệu của các tòa cao ốc và quan trọng là tạo được sự hòa nhập với hiện
tại.
Cần nhạc trưởng và quy hoạch chi tiết
Người
ta thường ví kiến trúc đô thị như dàn nhạc giao hưởng, nhạc công với
nhạc cụ khác nhau cùng hoà tấu. KTS trưởng cũng như một nhạc trưởng
trong dàn nhạc. Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Văn
Hải đã thẳng thắn nói rằng quản lý kiến trúc đường phố hiện nay của ta
thiếu vai trò của KTS trưởng và thiếu quy hoạch kiến trúc cảnh quan
đường phố chi tiết.
Ở
nhiều nước, sau khi hoàn thành đồ án quy hoạch và các quy định về kiến
trúc đường phố ở một khu vực nào đó, người ta sẽ giao cho KTS trưởng
tập trung quản lý việc thực hiện. Vị KTS này sẽ phải quan tâm đến kiến
trúc của từng ngôi nhà và tổng thể dãy phố… đúng quy định và hài hòa
với cảnh quan thiên nhiên. Trường hợp điển hình nhất là vị KTS người
Pháp Haussmann, trong khoảng 15 năm (1853-1868), ông đã biến Paris từ
một đô thành Trung cổ xấu xí thành một thủ đô hiện đại, lộng lẫy.
Còn
Amsterdam là một thành phố thật lạ lùng về quy hoạch cũng như cảnh
quan. Bốn mặt là sông nước, nhưng nhờ có luật quy hoạch, thành phố vẫn
đẹp và hài hòa. Thành phố mở rộng về phía Nam và Đông bằng các kiến
trúc hiện đại, nhưng vẫn giữ được đặc trưng chung của một thành phố cổ
kính...
Tại
Mỹ và phương Tây, kiến trúc cảnh quan đường phố đẹp và hài hòa về tổng
thể là do họ có luật lệ quy định khắt khe về cách thức quảng cáo cũng
như xây dựng nhà cửa theo quy hoạch kiến trúc. Hơn nữa, bản thân mỗi
người dân biết trân trọng làm đẹp cho ngôi nhà của mình, tức là làm
tăng giá trị văn hóa của cả tuyến phố đó.
Ở
Việt Nam, KTS Võ Thành Lân cho rằng tình trạng kiến trúc đường phố lộn
xộn, manh mún là do lỗi trong quy hoạch và quản lý. Nếu không quy
hoạch theo kiểu phân lô, không cấp phép để dân xây nhà vô tội vạ... thì
không có tình trạng này. Ông Lân cũng đưa ra một ví dụ ở Trung Quốc,
nếu một cá nhân có tiền muốn xây nhà riêng rất khó khăn, nhưng nếu một
cộng đồng cùng nhau tham gia xây một khu chung cư 10 tầng, 20 tầng, Nhà
nước sẵn sàng ủng hộ.
Theo
khái niệm về hình ảnh đô thị của Kevinlynch thì từ khu vực tới điểm
nhấn trong không gian đô thị Hà Nội đều thấy bóng dáng hình ảnh của
kiến trúc tự xây (chiếm khoảng 60%). Rất nhiều người nước ngoài có
chuyên môn khi đến Hà Nội đã ngỡ ngàng trước hình ảnh này và lầm tưởng
Hà Nội là thành phố không có quy hoạch!
Đối
với những không gian dị biệt tồn tại từ lâu, cách xử trí của các đô
thị trên thế giới có hai xu hướng, một là phá bỏ hoàn toàn, hai là tái
hoà nhập vào đô thị với sự đồng lòng tích cực của cộng đồng địa phương.
Nếu như "Thành phố bóng tối" của Hong Kong được dỡ bỏ theo xu hướng
thứ nhất thì khu dân cư Christiania ở Copenhagen (Đan Mạch) lại theo xu
hướng thứ hai.
Theo
KTS Lân, để gắn liền kiến trúc với việc quảng cáo, ta có thể tham khảo
mô hình của các nước như thiết kế nhà hàng có con cá lớn ở trên nóc,
quán cà phê có hình chiếc cốc, quán ăn mang phong cách miền Tây nước Mỹ
với dáng nhà xiêu vẹo, toà nhà kinh doanh túi xách da có hình dáng túi
xách, hay đơn giản hơn là hàng chữ, biểu tượng điêu khắc gắn liền trên
công trình... Cách làm này sẽ dễ hơn cho các nhà quản lý bởi khi duyệt
phương án kiến trúc, họ sẽ duyệt luôn cả hình thức quảng cáo xét trên
các khía cạnh tác động đến kiến trúc đường phố, khắc phục nhược điểm
hiện nay là để cho các cơ quan văn hoá thông tin cấp duyệt quảng cáo
trong khi bản thân họ không có các kiến thức cần thiết về lĩnh vực này.
Hà Nội: Khu
Phố cổ (KPC) Hà Nội là một khu vực có lịch sử lâu đời, là trung tâm về
văn hóa, kinh tế thương mại cũng như du lịch của thủ đô Hà Nội. Khu
Phố cổ Hà Nội đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia năm 2004 và
đang được UBND Thành phố Hà Nội đề nghị xếp hạng di sản văn hóa thế
giới. Các tuyến phố trong khu vực có những đặc trưng riêng gắn liền với
phường nghề thủ công truyền thống trong lịch sử. Mạng lưới các tuyến
phố trong khu vực này đã được hình thành từ rất lâu đời và có những nét
độc đáo tạo nên cảnh quan hấp dẫn như trong câu ca dao xưa: “ Ba mươi
sáu mặt phố phường – Hàng Giấy, Hàng Bạc, Hàng Đường, Hàng Ngang…”Tuy
nhiên, có thể thấy một thực trạng hiện nay là cảnh quan không gian
tuyến phố bị suy giảm nghiêm trọng, không gian công cộng bị chiếm dụng
tối đa vào những mục đích kinh doanh, môi trường đô thị bị ô nhiễm do
các hoạt động giao thông và sự quá tải của hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Tại
KPC chưa có những công cụ quản lý hữu hiệu như khung hướng dẫn về TKĐT
cho không gian đường phố để lưu giữ, phát triển cácđặc trưng vốn có
của từng tuyến phố.Như
vậy, sự xuống cấp của môi trường vật thể trong KPC cùng với sự mai một
dần các giá trị văn hóa lích sử đe dọa phá vỡ cấu trúc phát triển bền
vững của khu vực và gây ra tình trạng mất cân bằng về kinh tế và xã
hội, phá vỡ mối liên hệ chặt chẽ đã từng được tạo nên giữa cư dân khu
vực và không gian sống xung quanh họ. Hơn nữa, sự suy giảm lớp vỏ vật
thể tạo nên cảnh quan KPC sẽ ảnh hưởng tới thái độ và cách hành xử của
người dân cũng như các cấp chính quyền trong việc gìn giữ, bảo tồn và
khôi phục những giá trị văn hóa vốn có của một khu vực lịch sử đáng
trân trọng.
Do
vậy, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tổng quan và cụ thể hiện
trạng cảnh quan không gian đường phố KPC thông qua một tuyến phố thí
điểm. Trên cơ sở đó xác định nguyên nhân của sự suy giảm các yếu tố vật
thể của không gian đường phố, các cơ hội phát triển trong khu vực. Từ
đó thiết lập các chiến luợc hành động trong đó có khung hướng dẫn thiết
kế đô thi không gian đường phố trong KPC Hà Nội. Đây có thể được coi
là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ, khôi phục lớp vỏ vật thể của
không gian đô thị này lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể của khu
vực.
Để
thực hiện đánh giá này, nhóm điều tra đã sử dụng rất nhiều phương pháp
nghiên cứu bao gồm tổng hợp và khai thác các tài liệu thứ cấp; Phương
pháp nhân học (quan sát, chụp ảnh, hỏi chuyện người dân, thảo luận nhóm
với các đối tượng sống trong khu vực); phương pháp đánh giá có sự tham
gia của cộng đồng và các phương pháp bổ trợ khác.Nguồn: Bộ môn Kiến trúc công nghiệp – Khoa Kiến trúc và quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng
Ngổn ngang “mặt tiền”
Trong
chiến lược nhằm xây dựng Thủ đô văn minh hiện đại, các giải pháp tích
cực về mỹ quan cho mặt tiền các con đường, ngõ phố Hà Nội hiện vướng
vào không ít bất cập...
Thành phố sẽ không còn dây?
Từ
nhiều năm nay, việc giải quyết vấn nạn “mạng nhện” giăng vô tội vạ
trên đường phố đã được UBND TP. Hà Nội rất quan tâm và việc hạ ngầm tất
cả các tuyến cáp, đường dây điện ở Hà Nội trước năm 2010 cũng đã được
Thủ tướng Chính phủ quyết định trong Nghị định chi tiết một số điều về
pháp lệnh Thủ đô. Tuy nhiên, thực tế, hệ thống dây cáp điện, cáp viễn
thông trong các quận nội thành cũ đang được ngầm hóa lại chưa có triển
vọng như mong muốn.
Nếu
các nước phát triển thường xây hạ tầng ngầm trong lòng đất trước, rồi
mới xây dựng nhà ở, khu dân cư và các công trình kiến trúc, thì Việt
Nam lại làm ngược lại. Hầu hết đường dây hạ ngầm đều nằm ở khu vực
trung tâm, mật độ giao thông lớn, nhiều cửa hàng kinh doanh sầm uất nên
ảnh hưởng trục tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người dân. Ngoài ra, hệ
thống ngầm của Hà Nội cũng rất phức tạp, không kém gì trên không với
cống thoát nước, ống nước, dây điện...
Mạnh ai nấy làm
Rất
nhiều khu phố Hà Nội càng trở nên ngột ngạt bởi với những ngôi nhà mọc
lên lấp đầy mọi khoảng trống, dường như không còn chỗ cho cây xanh,
cho vui chơi và cho ánh sáng. Bất chấp mọi nguy hiểm, nhiều ban công
nhà còn vươn ra đường dây điện cao thế để lấn chiếm thêm được chút ít
không gian. Điều đáng nghĩ là nhà nước đã giao quyền sử dụng đất cho
người dân, đồng nghĩa với việc giao quyền cho họ được tự thiết kế, tự
xây với kiểu kiến trúc theo ý muốn trên hàng nghìn miếng đất khác nhau.
Và rồi chúng ta lại hy vọng vào một quy chế nghiêm ngặt nào đó khiến
tất cả họ tuân thủ và tạo nên sự tương đồng trong thiết kế xây dựng?
Đúng
ra, sự thống nhất về kiến trúc đô thị không phải là cái mà tất cả
người dân đều cần. Phần lớn họ chỉ quan tâm đến ngôi nhà của mình, nếu
khác biệt nổi trội được lại càng tốt. Có lẽ, việc thay đổi cách đầu tư
xây dựng cần phải được giải quyết ở tầm vĩ mô liên quan đến chế tài
pháp, trong đó có pháp lệnh về nhà ở và quyền sử dụng đất... Nếu không
thay đổi được tư duy này thì chúng ta sẽ phải chấp nhận mãi dòng kiến
trúc tự xây nham nhở, lộn xộn như hiện nay.
Tứ Minh
Kiến trúc cảnh quan và môi trường văn minh hiện đại của các khu đô thị mới
Những
nhu cầu về một cuộc sống văn minh hiện đại trong đô thị được hình
thành thông qua các giải pháp quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan, của các đơn vị ở khu đô thị mới.
Đô
thị mới hình thành và phát triển đã giải quyết được nhiều chỗ ở cho cư
dân đô thị, đồng thời với việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội của đô thị đồng bộ, hoàn chỉnh hơn. Những nhu cầu về một
cuộc sống văn minh hiện đại trong đô thị được hình thành thông qua các
giải pháp quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, của các đơn vị ở khu đô thị mới.
Thực tiễn của quá trình lập phê duyệt và thực thi các đồ án xây dựng
khu đô thị mới cũng có nhiều vấn đề, Bộ Xây dựng, chính quyền các
thành phố, các cơ quan tư vấn và quản lý đã có nhiều đánh giá, có một
số văn bản hướng dẫn, điều chỉnh để làm cho các khu đô thị mới của
chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng
cao hơn của cuộc sống.
Các
khu đô thị mới thường được nghiên cứu ở các vị trí rất khác nhau trong
quy hoạch đô thị và với các quy mô cũng rất khác nhau.
Ví
dụ Hà Nội: Khu Trung hoà Nhân Chính 14,28 ha, Khu Trung Yên 37,0 ha,
Khu Trung Hoà 32,8 ha, Khu Nam Thăng Long với diện tích 355 ha, Khu Bắc
Linh Đàm 16,4 ha, Khu Định công 35 ha và nhiều khu đô thị với quy mô
nhỏ hơn.
Nhiều
khu đô thị có vị trí đan xen liền kề với các khu dân cư, làng xóm lâu
đời trong cơ cấu đô thị. Vấn đề hình thành một khu ở mới với kiến trúc
hiện đại, quy mô lớn cần phải có những giải pháp quy hoạch không gian
tốt, tạo ra được sự chuyển hoá giữa khu đô thị mới và những khu ở kiểu
làng xóm lâu đời để có thể chung sống với nhau trong suốt quá trình
phát triển. Sự đấu nối của hệ thống hạ tầng kỹ thuật: giao thông, hệ
thống cấp thoát nước, cấp điện chiếu sáng... là những vấn đề cần được
quan tâm của quá trình nghiên cứu.
Các
không gian trống, không gian công cộng, cây xanh vườn hoa trong các
khu đô thị mới của chúng ta vẫn còn rất hạn chế và nếu có thì việc
thiết kế để khai thác và sử dụng chưa đem lại những hiểu quả cho các
khu đô thị, nhiều khi nhà quy hoạch tận dụng những mảnh đất không xử lý
được về kiến trúc,
để bố trí các vườn hoa, cây xanh, trong khu ở, những diện tích này
chính vì thế được bố trí phân tán, manh mún. Loại không gian này thiếu
tính liên kết, không có cơ hội để tổ chức thành những khu vực có giá trị
về cảnh quan kiến trúc và phục vụ tốt cho cư dân đô thị hoạt động nghỉ
ngơi, giải trí, những hoạt động bên ngoài công trình ở của cộng đồng,
đặc biệt cho người già, trẻ nhỏ của đơn vị ở. Không tạo thành những
không gian tĩnh, ở đó có những hoạt động đi bộ, ngồi chơi, thư giãn một
cách an toàn, dễ chịu và sinh động.
Vấn
đề chỗ để phương tiện giao thông cá nhân của người dân trong khu đô
thị mới cũng chưa được tính toán đầy đủ và khoa học, xe máy, xe ôtô của
các gia đình, chỗ để xe của khách, đặc biệt các khu đô thị bố trí các
loại nhà ở cao tầng, hỗn hợp có các văn phòng, hệ thống cửa hàng dịch
vụ, cửa hàng tự chọn, ăn uống, giải khát, thậm chí văn phòng làm việc
của các công ty... tập trung một lượng người rất cao ở các đô thị mới
với những hoạt động kinh doanh làm việc và giao dịch, gây ra sự lộn sộn
chồng chéo giữa các luồng giao thông, ồn ào. Điều này không đảm bảo
môi trường yên tĩnh, thuận tiện cho các khu ở, xe cộ thiếu chỗ gửi, chỗ
đỗ dẫn đến lấn chiếm các vỉa hè, các không gian trống dành ch
Xem xét ở nhiều khía cạnh, từ giải pháp quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan,
đến thực tiễn triển khai xây dựng theo quy hoạch và công tác quản lý
vận hành của một vài khu đô thị trên, nhà đầu tư đã tuân thủ khá nghiêm
ngặt những yêu cầu của quá trình đầu tư. Các tiêu chuẩn đó là về chất
lượng của các công trình xây dựng, tổ chức cảnh quan, môi trường, chăm
sóc và bảo trì, quản lý tốt các hoạt động trong khu đô thị mới, đặc biệt
về văn minh, lối sống và ý thức của cư dân đô thị cũng như những hoạt
động của đô thị. Các đồ án khu đô thị mới ít có sự điều chỉnh và thay
đổi trong quá trình triển khai xây dựng. Tạo được một môi trường ở mới
tốt, một không gian đô thị hiện đại, một nếp sống đô thị văn minh, đây
cũng là những điều mà chúng ta mong muốn. Hy vọng rằng những vấn đề còn
tồn tại trong việc chúng ta đầu tư xây dựng các khu đô thị mới sớm được
khắc phục, có được những nghiên cứu tốt hơn nữa về quy hoạch và các
giải pháp xây dựng, các công trình kiến trúc, các công trình dịch vụ có
chất lượng cao, có được quá trình quản lý, vận hành với những đội ngũ
có tính chuyên nghiệp và trách nhiệm cao, đảm bảo cân bằng được quyền
lợi, trách nhiệm của nhà đầu tư và lợi ích của cả cộng đồng cư dân đô
thị.
Theo Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Dubai
Singapore
Ý kiến:
o các nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giao lưu, và các tuyến đi bộ của cộng đồng trong đơn vị ở.
Trong
các khu đô thị mới mặc dù đã có những quy định, các tiêu chuẩn về các
công trình hạ tầng kỹ thuật nhưng hệ thống đường dây, đường ống các
loại chưa được bố trí ngầm trong các tuy nen kỹ thuật, các trạm hạ thế
vẫn chiếm giữ những vị trí trên các vỉa hè đường phố gây ra những trở
ngại, những hình ảnh hết sức phản cảm cho đô thị mới thậm trí mất an
toàn cho những cư dân sinh sống tại các khu đô thị gọi là văn minh và
hiện đại này.
Trong
nhiều khu đô thị mới đã được xây dựng, theo đánh giá nhẫn xét của các
nhà chuyên môn và của cộng đồng, thì nhiều nhận xét tốt được dành cho
khu đô thị mới ở phía Nam sài gòn đó là Phú Mỹ Hưng. ở phía Bắc là Nam
Thăng Long, Siputra (Hà Nội), thậm chí Phú Mỹ Hưng còn được ngành xây
dựng trao chứng chỉ đô thị kiểu mẫu của Việt Nam.
Ý kiến:
KS. Quốc Huỳnh, Hải Phòng: Kiến
trúc đường phố nước ta hiện nay giống như mặt của các đồng tiền có
mệnh giá khác nhau, được ban hành vào các thời điểm lịch sử khác nhau
tuỳ theo túi tiền của gia chủ và thời điểm ra đời của ngôi nhà. Để mặt
phố bớt luộm thuộm và nhốn nháo, theo tôi, phải giao nó cho các nhà
kiến trúc sư và mỹ thuật thiết kế và quy hoạch thống nhất theo các mẫu
chuẩn cho từng khu vực. Sau đó, cơ quan quản lý xây dựng thực hiện
việc cấp phép theo các mẫu trên và giám sát chặt chẽ việc thực hiện.
Các khu phố hiện có lên kế hoạch sửa mặt tiền và yêu cầu tất cả nhân
dân phải chấp hành. Việc này chưa đến nỗi quá khó chỉ cần quyết tâm và
nghiêm túc là làm được.
KTS. Nguyễn Luận, Giám đốc Trung tâm Truyền thông kiến trúc: KTS
chúng tôi thường gặp phải tình trạng, mình thiết kế một đằng, người
ta làm một nẻo. Nhiều khi KTS nhìn đứa con của mình mà không dám nhận
vì nó đã bị thay đổi quá nhiều so với thiết kế ban đầu. Tôi đã từng bỏ
những công trình mà người ta cứ muốn tôi thiết kế theo ý người ta,
trong khi bản thân họ lại chẳng hiểu gì về kiến trúc.
Ông Trần Chí Dũng, Q. Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. HCM: Hiện
nay trong nhiều đồ án quy hoạch các khu đô thị đã có thiết kế đô thị,
khống chế không gian kiến trúc, nhưng công tác quản lý sau quy hoạch
chưa chuẩn nên thành phố vẫn còn nhiều khu nhà mới chưa đẹp. Ở nhiều
nước trên thế giới, sau khi hoàn thành đồ án quy hoạch và các quy định
về thiết kế đô thị ở một khu vực nào đó, người ta sẽ giao cho một kiến
trúc sư trưởng tập trung quản lý việc thực hiện quy hoạch này. Kiến
trúc sư trưởng sẽ phải quan tâm đến việc xây dựng của từng ngôi nhà,
vườn cây, cột đèn... đúng quy định và hài hòa với cảnh quan thiên
nhiên.
KTS. Tadao Ando, Nhật Bản: Thông
thường chính quyền địa phương quyết định phương hướng phát triển
thành phố nhưng kiến trúc sư cần đưa ra quan điểm và đề xuất riêng.
Tất cả các đô thị trên thế giới đều phải đối mặt với vấn đề làm thế
nào để vừa tiếp tục phát triển mà vẫn giữ được những nét riêng.
Nguyễn Hiền, Tcty Viettel: Chỉnh
trang bộ mặt đô thị là cần thiết, nhưng không phải lúc nào cũng thành
công. Tôi sống ở Hà Nội đã được gần 10 năm và chứng kiến Hà Nội xây
dựng thêm nhiều đường mới mà khi khởi công người ta mô tả là sẽ rất
đẹp, hiện đại và không mắc phải những sai lầm cũ rồi vẫn là vấn đề “khổ
lắm, nói mãi”. Khi cầu vượt Ngã Tư Sở khánh thành, chúng ta đã thấy
những ngôi nhà siêu mỏng và và giờ đây lặp lại với con đường đắt nhất
hành tinh cùng không ít ngôi nhà cũng siêu mỏng.
Mai Xuân Thành, Hà Nội: Tôi
nghĩ rằng để có một bộ mặt phố tương đối đồng đều thì các nhà quy
hoạch tuyến phố phải công bố các mẫu thiết kế chuẩn hoặc các quy tắc để
trên cơ sở đó từng hộ gia đình, cơ quan quyết định thiết kế, màu sắc
phù hợp với mình và khung cảnh chung. Mẫu thiết kế này phải được cơ
quan quản lý kiến trúc đô thị phê duyệt trước khi thi công. Để tránh
rối rắm cho dân, phải quy dịnh cụ thể về hồ sơ xin duyệt và thủ tục
duyệt thiết kế. Cần có tư tưởng bao trùm về kiến trúc của tuyến phố để
kiến trúc sư nắm được trước khi thiết kế cho thân chủ.
Kinh nghiệm từ nước ngoài
Pháp: “Kinh
đô ánh sáng” Paris ngày nay hấp dẫn du khách bốn phương bởi những đại
lộ dài hun hút, những tượng đài, cung điện và công trình kiến trúc
hoành tráng và tinh tế. Ít ai biết
được rằng giữa thế kỉ 19, Paris vẫn chỉ là một thành phố mang hơi
hướng Trung cổ với các khu nhà ổ chuột, hậu quả của hàng thế kỷ phát
triển tùy tiện.
Ấy
vậy mà chỉ trong khoảng 15 năm (1853-1868), nhà quản lý đô thị lỗi
lạc của nước Pháp, Nam tước Georges Eugène Haussmann đã biến Paris xấu
xí thành một thủ đô hiện đại và tráng lệ với những đại lộ thẳng tắp
chạy xuyên qua thành phố. Dọc theo những đại lộ ấy mọc lên những nhà
hát, nhà thờ mới, khu đô thị cao tầng cùng rất nhiều công viên tươi
đẹp.
Ngay
từ thế kỷ 17, với Chỉ dụ 1607 và Sắc lệnh 1667, chính quyền thành phố
đã ban hành các quy chuẩn đầu tiên về quy hoạch và quản lý đô thị ở
Paris. Trong đó, có những quy tắc vẫn còn được áp dụng tới tận ngày nay
như giới hạn về chiều cao của tòa nhà mặt phố hay xử lý những tòa nhà
mặt phố nhô ra nhằm tạo ra những dãy phố dài và ngăn nắp.
Dù
vậy, bộ mặt của thành phố này chỉ thực sự thay đổi như ngày nay nhờ
dự án cải tạo Paris mang tên Haussmann, dự án tái quy hoạch và hiện
đại hóa Thủ đô Paris của Pháp thời Napoleon đệ Tam. Dự án này bao trùm
lên tất cả các khía cạnh về quy hoạch đô thị của Paris như kiến trúc
đường phố, không gian xanh, hệ thống dẫn và thoát nước.
Với
Sắc lệnh ngày 26/3/1852, Haussmann đã đưa ra các công cụ luật pháp
giúp xúc tiến dự án cải tạo Paris như Quyền trưng dụng “vì mục đích sử
dụng công”, theo đó chính quyền được phép trưng dụng các toà nhà nằm
dọc con đường được dự kiến xây dựng. Quyền này đã cho phép Haussmann
xóa bỏ mọi chướng ngại như phá hủy hàng nghìn ngôi nhà cũ kĩ và điều
hàng vạn dân cư ra khỏi trung tâm thành phố để xây dựng các công trình
kỳ diệu như Đại lộ Champs Elysée, Quảng trường Concorde và Quảng
trường Trocadero… Ông cũng có quyền buộc chủ các ngôi nhà mặt tiền
phải tu sửa nhà 10 năm/1 lần.
Sau
đó, năm 1859, ông tiếp tục ban hành quy định về đô thị hóa, cho phép
mặt tiền các tòa nhà chỉ được cao tối đa 20m trong những con phố rộng
20m mà Haussmann đang xây dựng (trước đó chiều cao tối đa là 17,55 m).
Các mái nhà phải được làm nghiêng một góc 45o và mặt tiền của các nhà
nằm trên cùng một con phố phải tuân thủ cùng một kích thước.
Không
chỉ làm nên bộ mặt mới của Paris ngày nay, thời còn quản lý Bordeaux,
Haussmann cũng ghi dấu bằng những công trình kiến trúc tuyệt vời có
giá trị đến tận ngày nay, điển hình là khu quảng trường Bourses được
UNESCO xếp hạng di sản thế giới.
Trung Quốc: Năm
1949, nước CHND Trung Hoa được thành lập, mọi việc quy hoạch và xây
dựng đều thụ động theo sự sắp xếp của Nhà nước. Năm 1980, Trung Quốc
chuyển sang nền kinh tế thị trường, công tác quy hoạch và xây dựng bước
đầu bị xáo trộn và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước. Ngay sau
đó, Trung Quốc lập ngành mới - thiết kế đô thị (TKĐT) nhằm quản lý có
hiệu quả công tác xây dựng. Năm 1986, họ cử một số cán bộ đầu ngành
sang Mỹ học tập về TKĐT. Cũng trong năm đó, Thẩm Quyến tổ chức hội nghị
đầu tiên về TKĐT để tập hợp các phương án thiết kế quy hoạch, chọn ra
những phương án xuất sắc nhất.
Năm
1987, Thẩm Quyến đã có quy hoạch tổng thể chi tiết về tu bổ và TKĐT,
nhưng phải đến năm 1990, Trung Quốc mới áp dụng quy hoạch này trên
toàn quốc. Trong quy hoạch và TKĐT, Thẩm Quyến đã xây dựng một khung
kết cấu của thành phố, bao gồm hệ thống giao thông, kết cấu không
gian, hình thái kiến trúc, nét đặc sắc của khu vực… và coi đó như
những tiêu chí để quản lý thành phố. Thẩm Quyến lấy 4 địa điểm chính:
khu trung tâm Phúc Điền, khu Thành Hoa Kiều, khu thương nghiệp Đông
Môn và khu thương nghiệp Bắc Hoa Cương làm chất xúc tác thúc đẩy sự
phát triển của thành phố.
Trong
TKĐT, Thẩm Quyến còn đưa ra những quy định cụ thể từ hình thức kiến
trúc, chiều cao công trình, vật liệu, màu sắc, khoảng lùi của công
trình… bằng các bản vẽ, hệ thống văn bản và điều lệ quản lý kèm theo.
Hàng
năm, Thẩm Quyến còn tiến hành các nghiên cứu quy hoạch mang tính
chuyên đề, những kế hoạch quản lý quy hoạch cần thực thi trong năm,
những bản báo cáo công việc đã làm trong công tác quy hoạch. Đồng thời,
Thẩm Quyến còn tăng cường công bố rộng rãi các bản vẽ quy hoạch và
xây dựng trên phương tiện truyền thông nhằm lấy trưng cầu dân ý. Vì
vậy, hệ thống quy hoạch của thành phố không chỉ liên tục được cải tiến
mà còn luôn được nhân dân ủng hộ.
Kết
quả là từ một làng chài nhỏ bé 20 năm trước, Thẩm Quyến giờ đã trở
thành một trong những thành phố phát triển vào bậc nhất của Trung Quốc,
làm thay đổi thế giới quan của những người hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng và quy hoạch. Từ đó, TKĐT được nhân rộng ra ở các thành phố
khác của Trung Quốc như Đại Khánh, Chu Hải hay Thiên Tân...
Mỹ:
City hay Urban planning & zoning là 1 bộ phận quan trọng của tất
cả thành phố ở Mỹ nhằm bảo đảm việc quy họach, thiết kế & xây dựng
phải theo đúng luật (cập nhật hóa thường xuyên), theo City
Ordinances, Codes(như UBC) & nhiều regulations khác, để đảm bảo an
toàn, trật tự, vệ sinh & mỹ quan thành phố và thực hiện đúng
Master Plan. Cái hay của dân chủ Mỹ là public hearing tạo điều kiện cho
mọi công dân tham gia xây dựng thành phố, tránh độc tài, chủ quan, hạn
chế phần nào sai sót, lãng phí, tham nhũng và nhất là giúp cho thành
phố ngày càng tốt đẹp hơn qua các kế hoạch tu bổ, phát triển &
chỉnh trang(improvements & developments). Cảnh quan luôn được coi
trọng như thiết kế & quy hoạch.Kiến
trúc cảnh quan đường phố ở Mỹ không đặc sắc, cầu kỳ nhưng đã là khuôn
mẫu cho nhiều nơi khác học hỏi và rút kinh nghiệm từ sự chặt chẽ, khoa
học và rành mạch.
Vỉa
hè được lát bằng đá hoa cương, sạch sẽ, nhiều hoa và cây cảnh xung
quanh tạo cảm giác thoải mái cho người đi bộ và khách nghỉ chân. VnExpress.net ghi lại hình ảnh những vỉa hè đẹp nhất TP HCM.
Vỉa hè trên đường Bà Huyện Thanh Quan với hàng dừa kiểng che bóng mát kế bên trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai rất sạch đẹp, mát mẻ. Nhiều bạn thường ra đây để ngồi học bài. | ||||
Đường Trương Định trên địa bàn quận 3 cũng được nhiều người chọn để đi bộ vì rộng và nhiều hoa cảnh, cây xanh. | ||||
Để có được những vỉa hè xanh, sạch đẹp như thế các công nhân công viên cây xanh phải thường xuyên chăm sóc. | ||||
Vỉa hè trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được lát bằng đá hoa cương với rất nhiều hoa cảnh được đánh giá là vỉa hè đẹp và sang trọng nhất Sài Gòn. | ||||
Đây còn là vỉa hè thân thiện với người khuyết tật vì có gờ hướng dẫn người khiếm thị di chuyển và lối lên xuống cho xe lăn. | ||||
Vỉa hè trên đường Lý Tự Trọng mát rượi nhờ hàng me xanh rì hai bên đường và bóng tre vàng bên trong TAND TP HCM rũ xuống. | ||||
Vỉa hè trên đường Pasteur (quận 1) bên cạnh Sở GTVT thành phố được trồng một hàng trúc ngả bóng mát xuống đường. Nhiều người cho rằng, cảm giác tản bộ trên đoạn vỉa hè này như đang đi ở đường quê, rất mát mẻ và thoải mái. | ||||
Đại lộ Lê Duẩn kéo dài từ Dinh Độc Lập đến Thảo Cầm Viên cũng có vỉa hè lát bằng đá hoa cương, rất sạch sẽ được nhiều người Sài Gòn yêu thích để đi bộ và tập thể dục. | ||||
Không chỉ người Sài Gòn mà rất nhiều du khách nước ngoài khi đến TP HCM cũng rất thích tản bộ trên những vỉa hè xanh - sạch - đẹp này. | ||||
Dù
vỉa hè được xây dựng rất đẹp và dành riêng cho người đi bộ, tuy nhiên
vẫn còn nhiều người chạy xe máy lên khiến chúng bị hư hỏng, xuống cấp.
NGHỊ ĐỊNH
Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
_________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương IQUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị
định này quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt
động liên quan đến không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các
tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có hoạt động liên quan đến
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên lãnh thổ Việt Nam phải
tuân thủ quy định của Nghị định này.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
1.
Chính phủ thống nhất quản lý và phân cấp quản lý không gian, kiến
trúc, cảnh quan đô thị. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn
(sau đây gọi là chính quyền đô thị) quản lý toàn diện không gian, kiến
trúc, cảnh quan đô thị trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản
lý. Cơ quan có chức năng quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị ở địa
phương có trách nhiệm giúp chính quyền đô thị quản lý không gian, kiến
trúc, cảnh quan đô thị.
2.
Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải tuân thủ
theo quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị. Đối với những khu vực đô thị, tuyến phố chưa có quy
hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc
đô thị thì thực hiện việc quản lý theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy
hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải phù
hợp với các quy định trong Nghị định này.
3.
Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô
thị đến không gian cụ thể thuộc đô thị; phải có tính kế thừa kiến trúc,
cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng
thời tôn trọng tập quán, văn hoá địa phương; phát huy các giá trị
truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc,
cảnh quan đô thị.
4.
Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải căn cứ vào
quy hoạch, thiết kế đô thị được cấp có thẩm quyền duyệt và phải được
chính quyền đô thị quy định cụ thể bằng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến
trúc đô thị.
Điều 4. Quy định về sử dụng, khai thác không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
Mọi
tổ chức, cá nhân sinh sống, hoạt động thường xuyên và không thường
xuyên trong đô thị có quyền hưởng thụ không gian, cảnh quan, kiến trúc
đô thị; đồng thời phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và
chấp hành pháp luật liên quan về khai thác, sử dụng không gian, cảnh
quan, kiến trúc đô thị.
Điều 5. Thi tuyển thiết kế kiến trúc
Các
công trình công cộng có quy mô lớn, công trình có yêu cầu kiến trúc
đặc thù, có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong đô thị thì phải thực
hiện việc thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc theo
quy định hiện hành trước khi lập dự án đầu tư xây dựng.
Khuyến khích việc tổ chức thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến
trúc đối với các công trình khác trong đô thị.
Chương IINỘI DUNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ
Điều 6. Quy định chung đối với không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
1. Đối với không gian đô thị:
a)
Không gian tổng thể và các không gian cụ thể trong đô thị được quản lý
theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b)
Quản lý không gian đô thị hiện hữu theo các khu vực cơ bản sau: khu
vực đô thị mới phát triển; khu vực bảo tồn; khu vực khác của đô thị;
khu vực giáp ranh nội, ngoại thị;
c)
Đảm bảo tính liên hệ, kết nối chặt chẽ về không gian, cảnh quan cho
những vùng giáp ranh giữa nội thành, nội thị với ngoại thành, ngoại
thị;
d)
Kết hợp điều kiện địa hình, hệ thống cây xanh, mặt nước, hệ thống giao
thông hiện có tạo ra không gian nối kết liên thông trong đô thị, thông
gió tự nhiên, cải thiện môi trường đô thị;
đ)
Thiết kế đô thị cần khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra
giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không
gian và bảo vệ môi trường đô thị.
2. Đối với cảnh quan đô thị:
a)
Cảnh quan đô thị do chính quyền đô thị trực tiếp quản lý. Chủ sở hữu
các công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị có trách nhiệm bảo vệ, duy
trì trong quá trình khai thác, sử dụng;
b)
Việc xây dựng, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc tại các
khu vực cảnh quan trong đô thị đã được chính quyền đô thị xác định quản
lý cần hạn chế tối đa việc làm thay đổi địa hình và bảo đảm sự phát
triển bền vững của môi trường tự nhiên;
c) Đối với những khu vực có cảnh quan gắn với di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, khu vực bảo tồn,
chính quyền đô thị phải căn cứ Luật Di sản văn hóa và các quy định
hiện hành, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức nghiên cứu, đánh giá về giá trị trước khi đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác phù hợp.
3. Đối với kiến trúc đô thị:
a)
Các công trình kiến trúc trong đô thị khi xây dựng mới, cải tạo, chỉnh
trang, nâng cấp phải phù hợp với quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị
được duyệt, tuân thủ giấy phép xây dựng và các quy định tại quy chế
quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị của địa phương;
b) Không được chiếm dụng trái phép không gian đô thị nhằm mục đích tăng diện tích sử dụng công trình;
c) Diện tích, kích thước khu đất xây dựng công trình hoặc nhà ở phải
đảm bảo phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại
quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị của địa phương mới được cấp
phép xây dựng;
d)
Đối với các công trình xây dựng được cấp phép xây dựng mới bên trong
khu vực đã được công nhận là di sản văn hóa phải nghiên cứu hình thức
kiến trúc phù hợp, sử dụng vật liệu tương đồng về màu sắc, chất liệu
với công trình di sản của khu vực;
đ)
Mặt ngoài công trình kiến trúc đô thị không được sử dụng màu sắc, vật
liệu gây ảnh hưởng tới thị giác, sức khoẻ con người, yêu cầu về vệ
sinh và an toàn giao thông.
Điều 7. Quy định đối với không gian khu mới phát triển
Khu mới phát triển gồm các khu đô thị mới, khu mở rộng, cải tạo, chỉnh trang đô thị phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1.
Không gian, cảnh quan và các công trình kiến trúc phải được quản lý
theo đồ án quy hoạch đô thị được duyệt và các quy định của Quy chế quản
lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
2.
Các công trình xây dựng phải có hình thức kiến trúc, mầu sắc, vật liệu
sử dụng tuân thủ theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị của
khu vực. Khuyến khích xây dựng các khu đô thị mới kiểu mẫu.
Điều 8. Quy định đối với không gian khu vực bảo tồn
Khu vực bảo tồn có trong danh mục bảo tồn hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1.
Không gian khu vực bảo tồn phải được giữ gìn, phát huy giá trị đặc
trưng của không gian, kiến trúc, cảnh quan vốn có của khu vực.
2.
Không gian, cảnh quan, cây xanh, mặt nước xung quanh và trong khuôn
viên các công trình kiến trúc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng
cảnh phải tuân thủ các quy định pháp luật về di sản văn hóa và phải
được quản lý và kiểm soát chặt chẽ.
3.
Việc thay đổi địa hình, cảnh quan tự nhiên như: san, lấp các khu đất,
đồi núi, hồ, ao, cây xanh, mặt nước đều phải tuân thủ theo quy hoạch đô
thị, thiết kế đô thị được duyệt.
4.
Trong khu vực bảo tồn, chiều cao tối đa của công trình xây mới phải
tuân theo các quy định kiểm soát chiều cao theo quy hoạch đô thị; mặt
đứng các hướng, hình thức, vật liệu, màu sắc của mái, cổng, tường, rào
cần được duy trì hình thức kiến trúc và cảnh quan vốn có của khu vực.
5.
Đảm bảo hài hòa, thống nhất giữa các công trình xây dựng mới, sửa
chữa, tôn tạo với những công trình bảo tồn về hình thức kiến trúc, vật
liệu sử dụng, màu sắc cho mái và trang trí mặt ngoài nhà.
Điều 9. Quy định đối với không gian khu vực khác của đô thị
1.
Các đô thị cũ, khu vực trung tâm đô thị có mật độ xây dựng cao khuyến
khích tăng diện tích cây xanh, diện tích dành cho giao thông (bao gồm
cả giao thông tĩnh), không gian công cộng, giảm mật độ xây dựng. Chính
quyền đô thị có quy định cụ thể mật độ xây dựng tối đa, tỷ lệ tối thiểu
về cây xanh, đất dành cho không gian công cộng theo quy chuẩn, tiêu
chuẩn hiện hành; quy định lộ trình và kế hoạch thực hiện trong Quy chế
quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
2.
Khu vực đô thị có tính chất đặc thù như: du lịch, thể dục - thể thao,
văn hoá phải thể hiện tính đặc trưng của khu vực, tạo ra các không gian
mở, đảm bảo cơ cấu không gian, phù hợp chức năng sử dụng.
3.
Khu vực ven biển, sông, kênh, rạch, xung quanh hồ trong đô thị; đồi,
núi, rừng cây; khu cảnh quan đặc biệt phải giữ được tính đặc trưng, mỹ
quan, môi trường đô thị và đảm bảo phát triển bền vững.
4. Khu phố có các khu ở, nhà ở trên mặt phố đang xuống cấp, chính quyền đô thị phải xây dựng kế hoạch cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới theo quy định hiện hành; đồng thời có phương án hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.5. Khu vực đô thị gần đường sắt, đường sông, đường cao tốc, khu vực sân bay, đê điều, đường dây truyền tải điện, căn cứ quân sự, việc xây dựng mới, chỉnh trang công trình kiến trúc đô thị phải tuân thủ theo quy định an toàn đối với hành lang bảo vệ giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt, hàng không, đê điều, đường dây truyền tải điện, độ cao tĩnh không và tuân thủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.Điều 10. Quy định đối với không gian khu vực giáp ranh nội, ngoại thị
1.
Khu vực giáp ranh nội, ngoại thị do chính quyền đô thị xác định phạm
vi, ranh giới để quản lý trong Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô
thị.
2.
Không gian cây xanh, mặt nước, các khu vực đặc thù sinh thái phải được
bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo; không được lấn chiếm, sử dụng sai mục đích;
khuyến khích tăng chỉ tiêu cây xanh, mặt nước.
3.
Các di tích lịch sử - văn hóa, công trình có giá trị kiến trúc tiêu
biểu, truyền thống trong khu vực phải được bảo vệ theo quy định của
Luật Di sản văn hóa và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
4.
Đối với nhà vườn nông thôn có giá trị đặc trưng kiến trúc truyền thống
do chính quyền đô thị xác định để bảo vệ, hạn chế tối đa việc chia nhỏ
khu đất hiện hữu thành những khu đất nhỏ hơn. Khi xây dựng mới các
công trình trong khuôn viên nhà vườn loại này phải được
phép của cơ quan có thẩm quyền và phải phù hợp với các quy định quản lý
quy hoạch, kiến trúc của khu vực.
5. Các công trình xây dựng mới phải đảm bảo gìn giữ và phát huy truyền thống
văn hoá địa phương, hài hòa với cảnh quan khu vực. Hạn chế xây dựng
nhà ở có mật độ cao, nhà cao tầng, nhà ống mái bằng, nhà liền kế kiểu
nhà phố.
Điều 11. Quy định đối với cảnh quan tuyến phố, trục đường, quảng trường
1.
Khuyến khích việc kết hợp các khu đất thành khu đất lớn hơn để xây
dựng công trình hợp khối đồng bộ; tạo lập các không gian công cộng,
cảnh quan đô thị và nâng cao chất lượng, môi trường đô thị; các công
trình phải đảm bảo khoảng lùi theo quy định.
2.
Chiều cao công trình, khối đế công trình, mái nhà, chiều cao và độ
vươn của ô văng tầng 1, các phân vị đứng, ngang, độ đặc rỗng, bố trí
cửa sổ, cửa đi về phía mặt phố đảm bảo tính liên tục, hài hòa cho kiến
trúc của toàn tuyến.
3.
Tại các tuyến phố chính, trục đường chính của đô thị, khu vực quảng
trường trung tâm thì việc dùng màu sắc, vật liệu hoàn thiện bên ngoài
công trình phải đảm bảo sự hài hoà chung cho toàn tuyến, khu vực và
phải được quy định trong giấy phép xây dựng; tùy vị trí mà thể hiện rõ
tính trang trọng, tính tiêu biểu, hài hoà, trang nhã hoặc yêu cầu bảo
tồn nguyên trạng.
4.
Các tiện ích đô thị như ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết
tật, cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan,
an toàn, thuận tiện, thống nhất, hài hoà với tỷ lệ công trình kiến
trúc.
5. Hè phố, đường
đi bộ trong đô thị phải được xây dựng đồng bộ, phù hợp về cao độ, vật
liệu, màu sắc từng tuyến phố, khu vực trong đô thị; hố trồng cây phải
có kích thước phù hợp, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, đặc biệt đối
với người khuyết tật; thuận tiện cho việc bảo vệ, chăm sóc cây.
6.
Đối với cảnh quan khu vực quảng trường, công trình xây dựng mới phải
đáp ứng về tương quan tỷ lệ; thể hiện rõ tính chất, ý nghĩa của từng
không gian quảng trường.
Điều 12. Quy định đối với cảnh quan công viên, cây xanh, cảnh quan nhân tạo
1.
Cây xanh trong đô thị phải được trồng, chăm sóc, duy trì, bảo vệ, phân
loại và bố trí theo quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn và pháp luật hiện
hành.
2.
Cây cổ thụ trong đô thị, trong khuôn viên các công trình, trong các
vườn tự nhiên, biệt thự, nhà vườn, chùa, đền, am, miếu, nhà thờ, các di
tích lịch sử - văn hoá, công trình công cộng đô thị được bảo vệ, quản
lý theo quy định của pháp luật.
3.
Khuyến khích trồng các loại cây phù hợp với chức năng của các khu vực
và tính chất của đô thị, khu vực đô thị, đảm bảo môi trường sinh thái;
lựa chọn loại cây trồng có sự phối hợp màu sắc hài hoà, sinh động tạo
nét đặc trưng riêng cho khu vực và cho đô thị.
4.
Đối với cảnh quan nhân tạo như ao, hồ, suối, tiểu cảnh, cây xanh, giả
sơn phải được thiết kế hợp lý, xây dựng phải đồng bộ, hài hòa cảnh
quan, môi trường và phù hợp với chức năng, đặc điểm vùng miền, tính
chất của đô thị, khu vực đô thị.
Điều 13. Quy định đối với cảnh quan tự nhiên
1. Đối với cảnh quan tự nhiên trong đô thị phải được bảo vệ nghiêm ngặt, phải duy trì đặc trưng địa hình tự nhiên của khu vực.
2.
Khu vực cảnh quan tự nhiên, thảm thực vật, hệ sinh thái tự nhiên, gò,
đồi, bờ biển, cửa sông, mặt nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến chất lượng môi trường và sự phát triển bền vững của đô thị phải
được khoanh vùng, chỉ dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo vệ.
3.
Cấm mọi hoạt động xâm hại hoặc làm biến dạng cảnh quan, danh thắng,
thay đổi diện mạo tự nhiên. Hạn chế tối đa việc san lấp và thay đổi các
đặc điểm địa hình tự nhiên của đô thị (như hồ, sông, suối, kênh, rạch,
đầm trũng, gò đồi...).
Điều 14. Quy định đối với tổ hợp kiến trúc đô thị
Đối
với tổ hợp kiến trúc hoặc nhóm công trình kiến trúc trong đô thị có
mối liên hệ chặt chẽ, đồng bộ về công năng và kỹ thuật giữa các hạng
mục công trình, khi xây dựng mới phải đảm bảo:
1.
Chiều dài tối đa của tổ hợp kiến trúc, nhóm công trình phải tuân thủ
quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành, bảo đảm thông gió tự nhiên
cho khu vực, thuận tiện cho giao thông và công tác phòng cháy, chữa
cháy.
2.
Chiều cao công trình phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý trong không gian, tuân
thủ giấy phép xây dựng, không được xây dựng, lắp đặt thêm các vật thể
kiến trúc khác cao hơn chiều cao cho phép của công trình.
3. Khoảng lùi của công trình phải phù hợp đồ án quy hoạch đã được phê duyệt và các quy định tại Quy chế
quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Khuyến khích tăng khoảng lùi, tạo
không gian, tăng diện tích cây xanh, giảm mật độ xây dựng.
4. Công trình xây dựng mới tại góc đường phố phải đảm bảo tầm nhìn, an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông.
Điều 15. Quy định đối với nhà ở đô thị
1.
Đối với nhà ở tại khu phố cũ, biệt thự, nhà vườn có khuôn viên riêng
trong đô thị có trong danh mục bảo tồn phải giữ gìn hình ảnh nguyên
trạng, đảm bảo mật độ xây dựng, số tầng, độ cao và kiểu dáng kiến trúc.
2.
Nhà ở mặt phố xây dựng mới không đồng thời thì các nhà xây sau ngoài
việc phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt còn phải căn cứ vào cao
độ nền, chiều cao tầng 1, chiều cao ban công, chiều cao và độ vươn của ô
văng, màu sắc của nhà trước đó đã được cấp phép xây dựng để tạo sự hài
hòa, thống nhất cho toàn tuyến.
3.
Đối với nhà chung cư, nhà ở tập thể đã quá niên hạn sử dụng, đã xuống
cấp thuộc danh mục nhà nguy hiểm, chính quyền đô thị phải có phương án
di chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, cải tạo, xây dựng mới
theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo khả
năng kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, điều kiện vệ
sinh môi trường, nâng cao chất lượng đô thị.
Điều 16. Quy định đối với công trình đặc thù
1.
Những công trình kiến trúc đô thị mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa quốc
gia hoặc của địa phương, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, tượng đài
danh nhân, những biểu
tượng văn hoá đô thị thì chính quyền đô thị phải có quy định quản lý
riêng và là một nội dung quy định trong quy chế quản lý quy hoạch, kiến
trúc đô thị.
2.
Đối với nhà ở tại khu phố cổ có giá trị kiến trúc đặc trưng hoặc đã
được xếp hạng về lịch sử, văn hóa thì chính quyền đô thị phải tổ chức
nghiên cứu, đánh giá trên căn cứ khoa học và có giải pháp bảo tồn.
3.
Các công trình mang tính đặc thù khác như đài phun nước, tiểu cảnh,
trang trí trong vườn hoa, công viên... phải có quy mô, hình dáng, chất
liệu phù hợp với cảnh quan, điều kiện thực tế và thể hiện được đặc
trưng văn hoá mỗi vùng, miền.
Điều 17. Quy định đối với những loại công trình kiến trúc khác
1.
Nhà công sở, công trình thể thao, văn hoá, trường học, bệnh viện, cơ
sở y tế xây dựng mới trong khu dân cư đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô
thị được duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý
quy hoạch, kiến trúc đô thị, khi cấp giấy phép xây dựng phải căn cứ
quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kết nối hạ tầng,
thuận tiện cho việc tập kết, giải toả người và phương tiện giao thông.
2.
Các công trình chợ, siêu thị xây dựng mới trong đô thị phải có bãi đỗ
xe, được bố trí theo quy hoạch đô thị được duyệt, đáp ứng đủ diện tích
theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, an toàn, thuận tiện; đảm bảo trật tự, vệ
sinh và mỹ quan đường phố.
3.
Công trình công nghiệp, nhà xưởng sản xuất đang tồn tại trong các khu
đô thị có ảnh hưởng xấu đến môi trường phải di dời hoặc chuyển đổi chức
năng sử dụng.
4.
Công trình phục vụ an ninh, quốc phòng trong đô thị khi thay đổi chức
năng, mục đích sử dụng phải được cấp có thẩm quyền cho phép; việc xây
dựng không được làm ảnh hưởng đến an toàn và cảnh quan, môi trường đô
thị.
5.
Vật quảng cáo độc lập ngoài trời hoặc gắn với các công trình kiến trúc
đô thị phải tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo.
Điều 18. Quy định đối với công trình cấp năng lượng, chiếu sáng đô thị
1.
Chính quyền đô thị phải có biện pháp cải tạo hoặc xây dựng mới thay
thế các trạm biến thế ảnh hưởng đến mỹ quan, khuyến khích sử dụng công
nghệ mới, đảm bảo an toàn, tiện dụng và mỹ quan.
2.
Dây cấp điện trong đô thị phải được bố trí hợp lý trên nguyên tắc thay
dây trần bằng dây có bọc cách điện, tiến tới ngầm hoá toàn bộ.
3.
Chiếu sáng nơi công cộng hoặc chiếu sáng mặt ngoài công trình phải đảm
bảo mỹ quan, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, phù hợp với các
quy định hiện hành.
4.
Trạm bán xăng, dầu, trạm cung cấp hơi đốt phải được bố trí theo quy
hoạch được duyệt; hình thức, màu sắc công trình đảm bảo mỹ quan, có
khoảng cách hợp lý và an toàn so với khu dân cư hoặc nơi tập trung đông
người.
Điều 19. Quy định đối với công trình cấp, thoát nước, vệ sinh đô thị
1.
Công trình cấp, thoát nước, vệ sinh đô thị phải được thiết kế, xây
dựng, lắp đặt đồng bộ, sử dụng vật liệu thích hợp, đúng quy cách, bền
vững, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho
người và phương tiện giao thông.
2.
Bờ hồ, bờ sông trong đô thị cần được kè mái (cần có giải pháp hình
thức kè mái, đảm bảo mỹ quan, môi trường), phải có giải pháp kiến trúc
hợp lý cho khu vực có rào chắn, lan can; cấu tạo miệng xả nước bảo đảm
an toàn, vệ sinh, phù hợp với cảnh quan toàn tuyến.
3.
Nhà vệ sinh công cộng trên các khu phố, đường phố phải bố trí hợp lý,
đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan, thuận tiện cho mọi đối tượng sử
dụng.
4. Thùng thu rác trên các tuyến phố phải được bố trí hợp lý, đồng bộ, đảm bảo mỹ quan, có kích thước, kiểu dáng thích hợp, sử dụng thuận tiện và dễ nhận biết.
Điều 20. Quy định đối với công trình giao thông trong đô thị
1. Các công trình giao thông và công trình phụ trợ giao thông trong đô
thị phải được thiết kế đồng bộ bảo đảm thuận lợi cho người và phương
tiện tham gia giao thông; có hình thức kiến trúc, màu sắc bảo đảm yêu
cầu mỹ quan, dễ nhận biết và thể hiện được đặc thù của đô thị đó, phù
hợp với các công trình khác có liên quan trong đô thị.
2.
Công trình giao thông có quy mô lớn, vị trí quan trọng, ảnh hưởng mỹ
quan đô thị (cầu qua sông, cầu vượt, cầu cho người đi bộ...) phải tổ
chức thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc theo quy
định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng.
Điều 21. Quy định đối với công trình thông tin, viễn thông trong đô thị
1.
Tháp truyền hình khi xây dựng mới trong đô thị phải chọn vị trí xây
dựng thích hợp về cảnh quan, đảm bảo bán kính phục vụ, phù hợp quy
hoạch đô thị được duyệt.
2.
Cột ăng-ten, chảo thu, phát sóng phải lắp đặt đúng vị trí được cơ quan
quản lý đô thị cho phép và đảm bảo an toàn, mỹ quan theo quy định của
pháp luật.
3.
Dây điện thoại, dây thông tin, truyền hình cáp, internet phải được
thay thế bằng tổ hợp dây có cùng tính năng kỹ thuật; xây dựng kế hoạch
dỡ bỏ các thiết bị và đường dây không còn sử dụng, tiến tới ngầm hoá
toàn bộ.
4.
Công trình viễn thông công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động, hộp kỹ thuật thông tin, thùng thư, trạm điện thoại công
cộng, thiết bị thông tin trên vỉa hè phải được bố trí theo quy hoạch
đô thị, thiết kế đô thị được duyệt, phù hợp với kích thước hè phố và có
kiểu dáng, màu sắc phù hợp, hài hoà, dễ sử dụng, không cản trở người
đi bộ.
Chương III
QUY CHẾ QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC ĐÔ THỊĐiều 22. Những quy định chung
1.
Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị áp dụng đối với tổ chức,
cá nhân thực hiện việc đầu tư xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị và
phải phù hợp với các đồ án quy hoạch đô thị, quy định quản lý theo đồ
án quy hoạch đô thị và đồ án thiết kế đô thị được duyệt.
2.
Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị gồm những quy định quản lý
không gian cho tổng thể đô thị và những quy định về cảnh quan, kiến
trúc đô thị cho các khu vực đô thị, đường phố và tuyến phố trong đô thị
do chính quyền đô thị xác định theo yêu cầu quản lý.
3.
Chính quyền đô thị các cấp tổ chức lập, phê duyệt, công bố, ban hành,
tổ chức thực hiện Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị theo quy
định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 24 Nghị định này.
4.
Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị là cơ sở để cơ quan quản
lý kiến trúc, quy hoạch, xây dựng làm căn cứ quản lý đầu tư xây dựng,
cấp phép xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc,
thiết kế cảnh quan trong đô thị và làm căn cứ để xác lập nhiệm vụ quy
hoạch, thiết kế đô thị đối với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô
thị được duyệt.
Điều 23. Nội dung Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
1. Nội dung Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc tổng thể đô thị:
a)
Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc tổng thể đô thị được quy định
trên cơ sở đồ án quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b)
Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc tổng thể đô thị bao gồm các quy
định quản lý chung cho toàn đô thị; xác định địa bàn các khu vực đặc
thù, khu vực có yêu cầu ưu tiên quản lý, khu vực cần những quy chế đặc
thù; quy định đối với những khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị
được duyệt;
c)
Quy định về quản lý thực hiện theo quy hoạch được duyệt; quản lý cảnh
quan, kiến trúc đô thị cho từng khu vực theo tính chất như: khu vực mới
phát triển, khu vực bảo tồn; khu vực khác của đô thị; khu vực giáp ranh nội, ngoại thị, các khu vực có yêu cầu quy chế quản lý riêng;
d)
Quy định trách nhiệm của chính quyền đô thị và các cơ quan chuyên môn
liên quan trong việc tổ chức, chỉ đạo, theo dõi, thực hiện quy hoạch đô
thị; xác định các khu vực, tuyến phố ưu tiên chỉnh trang; xây dựng kế
hoạch thực hiện quy hoạch những nơi chưa có quy hoạch, khu vực cần điều
chỉnh quy hoạch, thiết kế đô thị.
2. Nội dung Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu vực cụ thể:
a)
Lập sơ đồ phân bố quản lý các khu vực đô thị theo từng giai đoạn, các
bản vẽ minh họa cho nội dung quản lý cho khu vực, đường phố, tuyến phố
như khu trung tâm, khu hành chính - chính trị, khu thương mại, dịch vụ,
văn hoá - thể thao, giáo dục, đào tạo, khu bảo vệ di sản, quảng
trường, công viên, mặt nước, trục phố chính, cửa ngõ thành phố do chính
quyền đô thị xác định theo yêu cầu quản lý;
b)
Nội dung quy định quản lý phải phù hợp với quy hoạch phân khu, quy
hoạch chi tiết được duyệt, thiết kế đô thị và các quy định tại Nghị
định này;
c)
Các quy định cụ thể về quản lý quy hoạch, kiến trúc cho từng khu vực,
tuyến phố trong đô thị theo tính chất, đặc điểm địa lý, điều kiện kinh
tế - xã hội của đô thị;
d)
Các nội dung khác như: quy định cụ thể về chiều cao công trình, cốt
nền, chiều cao tầng 1 của nhà ở liền kề mặt phố; hình thức kiến trúc,
vật liệu, màu sắc mặt ngoài và mái của công trình. Đối với khu vực chưa
có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị đã được phê
duyệt và ban hành thì căn cứ theo quy hoạch chung, định hướng phát
triển chung của đô thị, quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng và yêu
cầu, điều kiện thực tế để nghiên cứu, lập quy chế quản lý.
3. Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được lập dựa trên yêu
cầu thực tế của đô thị như điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và đặc
tính của đô thị.
4.
Các biện pháp khuyến khích tham gia, đóng góp cho việc quản lý làm
tăng hiệu quả sử dụng không gian, công trình, cảnh quan đô thị; các
giải pháp cấm, hạn chế, khuyến khích đối với từng hành vi, biện pháp
kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang cảnh quan và công
trình hiện có.
5. Nội dung Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị phải được điều
chỉnh phù hợp với nội dung quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, điều
chỉnh quy hoạch đô thị cục bộ.
Điều 24. Lập, phê duyệt, ban hành, công bố Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
1. Lập, phê duyệt Quy chế:
a)
Đối với đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị của Thủ
tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các thành phố tổ chức lập, phê duyệt,
ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; khi lập quy chế
phải lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan; trước khi phê duyệt quy
chế phải có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng;
b)
Ủy ban nhân dân các thành phố là đô thị loại 2, loại 3 và các thị xã
tổ chức lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị cho đô thị đang
quản lý, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c)
Ủy ban nhân dân các thành phố là đô thị loại 2, loại 3 và Ủy ban nhân
dân cấp huyện tổ chức lập, phê duyệt và ban hành Quy chế quản lý quy
hoạch, kiến
trúc đô thị cho các thị trấn thuộc quyền quản lý, phù hợp với quy chế
quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đã được phê duyệt theo điểm a khoản
này (nếu có).
2.
Ban hành, công bố Quy chế: Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
phải được in thành ấn phẩm, phát hành rộng rãi và công bố trên các
phương tiện thông tin đại chúng tại trụ sở Ủy ban nhân dân, cơ quan
quản lý quy hoạch, kiến trúc ở địa phương của các thành phố, thị xã,
thị trấn, quận, phường trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày
phê duyệt.
3.
Thời gian lập quy chế đối với các đô thị loại 1 trở lên không quá 12
tháng; đối với đô thị loại 2 trở xuống không quá 9 tháng.
4.
Nội dung các quy định cho khu vực đô thị cụ thể, đường phố, tuyến phố
cần phải lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và ý kiến
cộng đồng tại khu vực có quy định trong quy chế.
5.
Chi phí cho việc lập, công bố Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô
thị lấy từ nguồn sự nghiệp - kinh tế của địa phương. Chi phí được tính
theo loại đô thị, đối với các khu vực đô thị tính theo diện tích, các
tuyến phố tính theo độ dài.
6.
Bộ Xây dựng quy định cụ thể và ban hành mẫu Quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị; quy định cách tính chi phí lập, lấy ý kiến, công bố,
in ấn, phổ biến Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; hướng dẫn
những nội dung cần thiết khác để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Chương IVTRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN ĐÔ THỊĐiều 25. Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ đầu tư, người sử dụng
1.
Tuân thủ các quy định thuộc Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô
thị do chính quyền đô thị ban hành và các quy định quản lý đô thị liên
quan khác; bảo vệ gìn giữ hình ảnh, tình trạng hiện có của công trình
kiến trúc đang sở hữu, đang sử dụng; khi công trình hư hỏng, phải sửa
chữa kịp thời.
2.
Khi xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc đô thị
phải thực hiện đúng quy hoạch đô thị và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến
trúc đô thị được duyệt. Chỉ sau khi được phép của cơ quan có thẩm
quyền mới được thay đổi về kiến trúc, chức năng sử dụng, kết cấu chịu
lực của công trình; thêm hoặc bớt các bộ phận, thay đổi hình thức và
chất liệu lợp mái nhà, màu sắc công trình, chất liệu ốp, chi tiết hoặc
các bộ phận thuộc mặt ngoài công trình. Nếu không tuân thủ Quy chế quản
lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, vi phạm trong xây dựng sẽ bị xử phạt
hành chính và phải dỡ bỏ theo quy định pháp luật.
3.
Khi cho tổ chức hay cá nhân thuê công trình để sử dụng, chủ sở hữu
phải có hợp đồng, trong nội dung hợp đồng phải ghi đủ các yêu cầu, nội
dung ở các khoản 1, 2 Điều này. Tổ chức, cá nhân thực tế đang sử dụng
nhưng không phải là chủ sở hữu không gian, cảnh quan, công trình tại đó
cũng phải tuân thủ đầy đủ các nội dung ghi tại các khoản 1, 2 Điều
này.
Điều 26. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế1. Tuân thủ các điều kiện năng lực, kinh nghiệm, hành nghề theo quy định của pháp luật.
2.
Tổ chức tư vấn thiết kế, tác giả phương án thiết kế, chủ nhiệm đồ án
thực hiện giám sát tác giả theo quy định pháp luật; chịu trách nhiệm
liên quan về mỹ quan, độ bền vững, an toàn và tính hợp lý trong sử
dụng, phù hợp với môi trường, kiến trúc, cảnh quan, đô thị.
3. Tuân thủ các quy định về quản lý đô thị theo quy hoạch được duyệt, quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn thiết kế.
Điều 27. Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng
1. Nhà thầu xây dựng công trình kiến trúc đô thị có trách nhiệm hoàn
thành đúng thiết kế, đúng thời hạn và các quy định đã cam kết trong hợp
đồng.
2. Trong quá trình thi công, hoàn thiện, sửa chữa, bảo trì công trình
phải có biện pháp hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân
cư, đến không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực nơi có công trình do
mình xây dựng.
3. Có trách nhiệm cùng với chủ đầu tư trong việc lập biện pháp bảo vệ trong cả quá trình thi công, phá dỡ; tái tạo môi trường, không gian, cảnh quan bị hư hại do thi công công trình gây ra.
4. Tuân thủ các quy định tại giấy phép xây dựng và các quy định về kiến trúc đô thị hiện hành có liên quan.
Điều 28. Vai trò tư vấn phản biện trong quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
1.
Chính quyền đô thị phải lấy ý kiến của Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch
địa phương, của các hội nghề nghiệp liên quan khi lập Quy chế quản lý
quy hoạch, kiến trúc đô thị.
2.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong việc nghiên cứu, đề xuất các
giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, góp phần làm đẹp không gian, kiến
trúc, cảnh quan đô thị và hạn chế các hành vi vi phạm.
Điều 29. Giám sát cộng đồng đối với việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
1.
Đại diện của cộng đồng dân cư hoặc cá nhân được quyền: giám sát các
hoạt động của chính quyền đô thị, của tổ chức, cá nhân trong việc thực
hiện các quy định pháp luật về xây dựng, quản lý quy hoạch, kiến trúc
đô thị; trong việc bảo vệ, khai thác, sửa chữa, chỉnh trang các công
trình kiến trúc và cảnh quan đô thị theo quy định của pháp luật hiện
hành; phản ảnh các hành vi vi phạm quy định quản lý quy hoạch, kiến
trúc đô thị trong khu vực với chính quyền đô thị trực tiếp quản lý.
Chính quyền đô thị có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, tiếp thu và phản
hồi các ý kiến giám sát của cộng đồng.
2.
Căn cứ để giám sát là các tài liệu văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, đồ án quy
hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, mô hình được lập
trên tỷ lệ quy hoạch chi tiết đã phê duyệt, Quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị đã ban hành, hồ sơ dự án, bản vẽ thiết kế đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt và công bố.
Điều 30. Quản lý về duy tu, bảo trì công trình, cảnh quan đô thị
1.
Chính quyền đô thị quy định quy trình, thời hạn duy tu, bảo trì công
trình kiến trúc, cảnh quan đô thị theo quy định pháp luật về xây dựng,
đảm bảo an toàn trong sử dụng và duy trì mỹ quan đô thị.
2.
Khi công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị bị xuống cấp, hư hỏng trước
thời hạn quy định bảo trì, chính quyền đô thị hoặc cơ quan được ủy
quyền có trách nhiệm thông báo và chỉ đạo chủ sở hữu hoặc người đang sử
dụng, cơ quan quản lý công trình kịp thời khắc phục, sửa chữa.
Điều 31. Quản lý, lưu trữ tài liệu liên quan đến không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
1.
Các văn bản pháp lý, hồ sơ, bản vẽ, mô hình, thuyết minh, quy chế quản
lý quy hoạch, kiến trúc đô thị (sau đây gọi tắt là tài liệu) bao gồm:
- Tài liệu về quy hoạch, thiết kế đô thị, kiến trúc cảnh quan khu vực;
- Tài liệu về liên quan đến công trình, kiến trúc đô thị;
- Các tài liệu liên quan khác.
2.
Các tài liệu được quản lý, lưu giữ tại cơ quan quản lý nhà nước về xây
dựng, kiến trúc, quy hoạch; các tổ chức tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu
xây dựng, chủ sở hữu, cơ quan quản lý khu vực cảnh quan, công trình
kiến trúc đô thị. Việc quản lý, lưu trữ và khai thác sử dụng được thực
hiện theo quy định pháp luật về lưu trữ.
Chương VTRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHÔNG GIAN,KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊĐiều 32. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1.
Bộ Xây dựng giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về không gian,
kiến trúc, cảnh quan đô thị và thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương
hướng dẫn thi hành, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện Nghị
định này;
b)
Hướng dẫn các địa phương thực hiện các văn bản của Chính phủ về quản
lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị; trả lời các yêu cầu của địa
phương, tổ chức, cá nhân về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
trong phạm vi chức năng;
c)
Kiểm tra, thanh tra về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị; trả lời các khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định này.
2.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương thực
hiện quản lý nhà nước về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Điều 33. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1.
Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về không gian, kiến
trúc, cảnh quan đô thị; tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định
này và xử lý các sai phạm liên quan trên địa bàn quản lý.
2.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc triển khai việc thực hiện
quy hoạch đô thị được duyệt, đề xuất yêu cầu về nội dung của Quy chế
quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị căn cứ quy định tại
các Điều 22, 23 Nghị định này và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan đô thị theo chức năng, nhiệm vụ.
3.
Tổ chức lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị cho các đô thị
theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 24 Nghị định này và có
trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, giám sát, tổ chức việc thực hiện Quy
chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
4.
Quy định trách nhiệm cho các cơ quan chức năng trực thuộc về quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị tại địa bàn; phân cấp và quy
định nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị, cá nhân trực tiếp theo dõi, giám sát,
thực hiện việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
5.
Trực tiếp xem xét, quyết định theo thẩm quyền về các nội dung liên
quan đến quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị như: chủ
trương đầu tư xây dựng công trình; cơ chế hỗ trợ người dân; nội dung dự
án, quy trình xây dựng; quản lý, khai thác, bảo trì, sửa chữa, cải tạo
công trình, cảnh quan đô thị.
6.
Thông báo cho chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng tình trạng xuống cấp, hư
hỏng của cảnh quan, kiến trúc đô thị; xử lý các thông tin phản ảnh của
người dân về việc thực hiện Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng mới, sở hữu,
sử dụng công trình kiến trúc đô thị; xử lý các trường hợp vi phạm Quy
chế quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị theo quy định pháp
luật.
7. Tổ chức phổ biến và thực hiện các văn bản, quy định của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
8.
Phân công, tổ chức, theo dõi việc thực hiện Nghị định này và các quy
định của quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị tại địa bàn quản
lý.
Điều 34. Kiểm tra, thanh tra, báo cáo và xử lý vi phạm
1.
Thanh tra xây dựng các cấp có nhiệm vụ kiểm tra tình hình thực hiện
Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị trên địa bàn; phát hiện và
xử lý các vi phạm theo thẩm quyền tại địa bàn phụ trách; báo cáo chính
quyền đô thị và cơ quan quản lý trực tiếp.
2.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị; vi phạm các quy định tại Nghị định này thì tùy theo
mức độ vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương VITỔ CHỨC THỰC HIỆNĐiều 35. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2010.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý kiến trúc đô thị.
Điều 36. Quy định xử lý chuyển tiếp
Đối
với những đô thị đã ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị trước
khi Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục áp dụng. Sau 12 tháng thì
chính quyền đô thị xem xét, điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với các quy
định tại Nghị định này.
Điều 37. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.