Biệt điện Trần Lệ Xuânhttps://pierredeloubresse.wordpress.com/
Công trình được khởi công năm 1958 trong một khuôn viên diện tích 13.000m2 được thiết kế nằm trên một quả đồi giữa rừng thông vây quanh.Toàn bộ khuôn viên khu biệt thự rộng trên 13 ngàn mét vuông. Biệt thự Bạch Ngọc được trang bị hồ bơi nước nóng. Phía sau biệt thự Lam Ngọc là vườn hoa Nhật Bản. Biệt thự Lam Ngọc còn có đường hầm thoát hiểm và hầm trú ẩn.
Vườn hoa Nhật Bản
Biệt điện Trần Lệ Xuân gồm ba biệt thự:
Madame Nhu palace consists of three villas:
Biệt thự Bạch Ngọc: nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân .
Biệt thự Hồng Ngọc: Trần Lệ Xuân dự định dành cho cha của mình, ông Trần Văn Chương.
Biệt thự Lam Ngọc: nơi nghỉ cuối tuần của riêng gia đình Trần Lệ Xuân.
Biệt thự Lam Ngọc.
Biệt thự Bạch Ngọc
Phòng trưng bày trong biệt thự Lam Ngọc.
Biệt điện Trần Lệ Xuân tọa lạc trên đồi Lam Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km, được khởi công xây dựng vào năm 1958 với diện tích khoảng 13.000m².
Khu biệt điện từng là “đệ nhất trời Nam” này gồm 3 biệt thự là Bạch Ngọc, nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá; Lam Ngọc nơi nghỉ cuối tuần của gia đình Lệ Xuân và Hồng Ngọc là biệt thự bà xây tặng cha mình.
Tất cả các biệt thự được xây dựng theo kiến trúc pháp cùng đồ nội thất xa xỉ thể hiện sự giàu sang của gia đình này.
Ấn tượng nhất của khu biệt điện là khu vườn thiết kế theo phong cách Nhật, hồ nước với bản đồ Việt Nam có cả dải phân cách vĩ tuyến 17 và hồ bơi nước ấm lộ thiên.
Hiện nay, biệt điện Trần Lệ Xuân là trụ sở của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV. Nơi tái hiện sinh động cuộc đấu tranh kiên cường trong cuộc chiến giành độc lập của Tây Nguyên và là nơi bảo quản khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn từng được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Biệt Thự Trần Lệ Xuân / Bà Ngô Đình Nhu
Biệt thự Trần Lệ Xuân xa hoa lộng lẫy trước đây, nay là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng được trùng tu, phục chế nguyên vẹn, mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng của sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa và du lịch.Kho Mộc bản quý hiếm. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, năm 1960, Mộc bản được chuyển từ Huế về Đà Lạt do chi nhánh Văn khố Đà Lạt quản lý. Mộc bản là những bản in chữ Hán khắc vào gỗ, kích thước trung bình 0,43m x 0,27m, dày từ 2 - 4 cm, mỗi tấm nặng chừng 300 - 400g.thực sự ngỡ ngàng khi bước vào kho chuyên dụng lưu giữ tài liệu Mộc bản triều Nguyễn tại biệt thự Trần Lệ Xuân. Nơi đây đang lưu giữ trên 30.000 tấm Mộc bản được khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm (khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi các chuẩn mực xã hội, điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo; lưu truyền công danh sự nghiệp của vua, chúa, các sự kiện, các biến cố lịch sử… hầu hết các bản thảo đều được Hoàng đế “Ngự lãm”, phê duyệt trước khi cho những người thợ tài hoa khắc lên gỗ.
Năm Tự Đức thứ hai (1849), triều Nguyễn đã cho dựng Tàng bản đường để bảo quản Mộc bản. Mộc bản, Châu bản và sách Ngự lãm là kho tư liệu quý, là nguồn sử liệu phong phú, chân xác về xã hội phong kiến triều Nguyễn. Hiện tại, Mộc bản đã được in dập ra giấy dó - bản gốc và bản dập Mộc bản đã được chỉnh lý hoàn chỉnh và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý và phục vụ khai thác khối tài liệu quý hiếm này. Mộc bản triều Nguyễn, ngoài giá trị về mặt nội dung, mỗi tấm Mộc bản còn được đánh giá như một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.
Ngày nay, sau khi Mộc bản triều Nguyễn và các tài liệu lưu trữ được di chuyển từ Huế về Đà Lạt, Sài Gòn thì được sắp xếp theo trình tự gồm 9 vấn đề chính: Lịch sử, Địa lý, Chính trị - Xã hội, Quân sự, Pháp chế, Văn hóa - Giáo dục, Tôn giáo - Tư tưởng - Triết học, Ngôn ngữ văn tự, Văn thơ, Tồn nghi và được lưu giữ trong kho chuyên dụng bảo mật. Các cơ quan chức năng và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Mộc bản triều Nguyễn là di sản văn hóa thế giới.
Hướng mở cho du lịch Đà LạtDưới thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, biệt thự Trần Lệ Xuân là biểu tượng của vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy cùng danh tiếng và quyền uy của chủ nhân. Đến nay, tại số 2 Yết Kiêu - Đà Lạt, khu biệt điện này đã được giữ gìn và phục chế lại gần như nguyên vẹn, tọa lạc trên đồi thông thơ mộng với diện tích khoảng 13.000m2 với ba ngôi biệt thự, một hồ bơi, một vườn hoa được thiết kế theo kiểu Nhật Bản, cùng nhiều hạng mục lý thú khác. Có thể nói đây là khu nghỉ dưỡng xa xỉ vào bậc nhất trong giai đoạn đầu chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1954 - 1963). Giới nghiên cứu đánh giá khu biệt điện này là một quần thể kiến trúc mang phong thái quý tộc với nhiều tên gọi hoa mỹ thể hiện quyền uy của chủ nhân nó.
Biệt thự Trần Lệ Xuân và những điều chưa biết
Hồ bơi trong khu biệt điện Bạch ngọc ( có nước nóng thời Trần lệ Xuân )
Biệt thự Bạch Ngọc
Đỗ Mậu - một tướng quân đội Sài Gòn - viết qua hồi ký như sau: “Tướng Đôn và bà Nhu là đôi bạn chí thân từ năm 1948. Tướng Đôn biết rõ sự nghiệp và cuộc đời của bà Nhu cũng như ngôi nhà của bà ta tại Đà Lạt. Tướng Đôn quên kể cái vườn hoa rộng lớn có thể được gọi là bát ngát trong sân trước, quên cả rừng thông trên ngọn đồi của lâu đài được sắp đặt và vun xới công phu, quên cả cái hồ sen hình địa đồ Việt Nam mà bà Nhu đã mời kỹ sư Nhật Bản đến Việt Nam hai lần để thiết kế và xây cất cái hồ đặc biệt đó”. Trên thực tế, bây giờ người ta vẫn gọi khu biệt thự ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt là khu biệt thự Trần Lệ Xuân. Khu này được xây dựng trên một quả đồi có tên là Lam Sơn với diện tích hơn 13.000m2 đất, với các hạng mục chính như sau:
Biệt thự Bạch Ngọc và hồ bơi nước nóng, nơi giải trí của gia đình Lệ Xuân. Tọa lạc ngay trên một quả đồi, khu biệt điện hiện lên lộng lẫy hơn khi có một hồ bơi nước nóng với sức chứa hơn 300m3 nước để xua đi cái lạnh của thành phố cao nguyên này. Nơi đây còn là một không gian đầy lãng mạn, từ vọng lâu của biệt điện có thể phóng tầm mắt ngắm những đồi thông xanh ngắt chập chùng.
Biệt thự Lam Ngọc
Biệt thự Lam Ngọc được trang bị hiện đại bậc nhất thời đó. Có phòng làm việc, hội họp, phòng nhảy, phòng trang điểm của Lệ Xuân, nhà được trang bị lò sưởi kiểu Pháp. Trong biệt thự này có đường hầm thoát hiểm nội bộ và hầm trú ẩn với nắp hầm được làm bằng một loại thép đặc biệt đạn bắn không thủng, bên dưới hầm được thiết kế rộng rãi, đủ chỗ cho hơn mười người trú ẩn. Biệt thự Hồng Ngọc thường gọi là biệt thự Trần Văn Chương. Ngôi biệt thự này Trần Lệ Xuân xây cho bố đẻ là Trần Văn Chương khi ấy đang làm đại sứ của chính quyền ở Mỹ. Công trình chưa hoàn thành thì bị lật đổ. Vườn hoa Nhật Bản nằm phía sau biệt thự Lam Ngọc (do kỹ sư Nhật thiết kế nên gọi là vườn hoa Nhật Bản). Trong vườn hoa Nhật Bản có hồ nước, khi bơm nước đầy hiện rõ hình bản đồ Việt Nam. Và hai khu nhà dành cho đơn vị bảo vệ, canh gác. Vườn hoa Nhật Bản có thác nước, nhiều loài hoa đẹp và được chăm sóc rất công phu.
Biệt thự Hồng Ngọc
Sau cuộc đảo chính 1-11-1963, tài sản gia đình họ Ngô bị tịch thu, khu biệt thự Trần Lệ Xuân được dùng làm khu bảo tàng sắc tộc Tây nguyên. Sau 30-4-1975, khu biệt thự này được giao cho Sở Du lịch Lâm Đồng quản lý. Năm 1984, tỉnh Lâm Đồng giao lại cho Cục Lưu trữ nhà nước (nay là Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước) quản lý để làm nơi bảo quản khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn. Kể từ tháng 8-2006, khu biệt thự Trần Lệ Xuân trở thành trụ sở chính của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV. Ngày nay, biệt thự Trần Lệ Xuân không còn bí ẩn nữa khi được trùng tu, tôn tạo để giữ lại vẻ đẹp diễm lệ xưa. Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, cơ quan chủ quản khu biệt điện, đã khai trương khu trưng bày triển lãm tài liệu lưu trữ quốc gia ngay trong khuôn viên biệt điện, mở cửa đón các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước, những người quan tâm đến lịch sử và văn hóa Việt Nam.(st)
Biệt thự Lan Ngọc
Biệt thự Hồng Ngọc
Nơi đây đã lưu trử Mộc bản của Triều Nguyễn qua bao thời kỳ.
Hình ành Mộc bản Triều Nguyễn
Mộc bản nầy đã phục chế lại sự giúp của Nam Hàn (còn bản gốc vẩn lưu ở TT lưu trử quốc gia)
Trong khu Biệt điện có những hầm trú ẩn khi bên ngoài có biến động
và 1 tủ lạnh cổ
Từ trên balcon chụp xuống
Trong khu Biệt thự có 1 vườn hoa Nhật Bản, khi bôm nước vào thì rỏ bản đồ Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.