Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

NUDE NATUREL


Tục tắm tiên xưa và nay.



Nếu như ngày nay,
nhiều người Việt xa lạ với tục tắm truồng thì hồi đó nó rất phổ biến như
một thói quen sinh hoạt hằng ngày mà không ai phải ngượng, cũng không
có gì xấu hổ hay tục bậy cả.
Tục này tùy từng vùng còn tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20 mới mất dần.
Nhưng có gì lạ đâu? Đã tắm thì phải 'cởi' đồ, có điều sự lạ ở đây là cái
'cởi' trong nhà tắm khác cái 'cởi' ở nơi công cộng hay giữa cảnh trời
bao la. Vậy thế nào là tục tắm tiên, tắm truồng?

Xưa kia, mỗi làng thường chỉ đào một giếng khơi lớn dùng để tắm giặt và
một giếng sâu để lấy nước ăn, tất nhiên ngoài hai giếng chung này mỗi
giáp hay mỗi gia đình nếu khá giả đều có thể đào giếng nhỏ riêng nhưng
đa phần sinh hoạt của làng thường kề cận bên chợ làng hoặc giếng chung -
tức là giếng làng...




< Vét giếng ăn của làng (ảnh xưa).



Cái giếng ăn của làng được thiết kể rất cẩn thận: từ đáy lên trên thành
được xếp bằng những khối đá, gần lên miệng xây bằng gạch và vun cao
thành rồi be bờ láng nền rất kỹ bằng vôi mật để nước trên bề mặt không
ngấm xuống dưới.



Miệng giếng tuy nhỏ nhưng lòng giếng khá rộng. Hồi xưa, người ta đã biết
xác định nguồn nước sạch vĩnh viễn là cần thiết nên có những giếng ăn
sâu từ 7 đến 15 thước hoặc hơn nữa.





< Giếng khơi dùng tắm giặt, bây giờ người ta không xài nữa.



Còn giếng khơi dùng tắm rửa hay giặt giũ có thể làm theo hình tròn hay
hình vuông có thành lan can thấp lại có bậc lên xuống giếng từ hai phía
đối nhau.



Có khi người ta làm giếng hình tròn nhưng lan can lại xây vuông. Cứ đến
chiều tối, khi trâu bò về chuồng rồi thì nhiều người dân ra giếng vệ
sinh thân thể.





Đàn ông và đàn bà, từ già đến trẻ, chia làm hai bên đứng tắm. Họ có thể
cởi trần truồng hoàn toàn, dùng gầu bằng mo cau hay bằng thùng gỗ cột
dây thừng quăng xuống giếng múc nước dội lên người.



< Tập quán thường ngày nên người ta không thấy gì đáng mắc cỡ (ảnh xưa - triển lãm ảnh tại Hà Nội).



Trong thật tế thì người ta cũng làm hai nơi tắm có ngăn phên vách nhưng
thường chủ yếu chỉ để... vắt quần áo chứ chả ai tắm trong đó mà cứ tự
nhiên ngồi đứng đối diện nhau. Đàn ông thường tắm trần trụi hoàn toàn và
nếu có liếc sang bên nữ cũng không có vấn đề gì.



Đàn bà từ trung niên tới già và trẻ con cũng tắm truồng, thanh niên thì người thì cởi áo rồi kéo váy trùm lên ngực là xong...





Vậy nhưng không ít cô cậu cứ 'một tòa thiên nhiên', chả cần phải che đậy
làm gì do quan niệm xưa: chuyện tắm không mặc đồ bên giếng làng không
phải chuyện gì khác thường cả.



< Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm, lộ
cái khuôn vàng dưới đáy khe... (thơ Hàn Mặc Tử - ảnh trên bưu thiếp xưa,
triển lãm ảnh tại Hà Nội)
.



Đường kính của giếng khơi lớn này tới hàng chục thước nên hai bên đứng
cách nhau khá xa. Tuy nhiên bên này, bên kia vẫn có thể vừa tắm vừa trò
chuyện, cười nói... âu như cũng là lẽ thường tình.



Người ta cho rằng từ trẻ con đã nhìn thấy người lớn khỏa thân nên những
ức chế tình dục có thể được giải tỏa, nhất là trong một xã hội rất khắt
khe với việc ngoại tình hay quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.

Vì vậy trong những vùng có tục tắm tiên, tắm truồng này hầu như không có những chuyện bậy bạ lăng nhăng.





< Tắm tiên giữa trời đất tại Nghĩa Lộ.



Những làng gần sông nước thì nơi bờ sông trở thành bãi tắm cộng đồng vào
mỗi chiều tà, sau khi xong việc đồng áng. Nước lớn, người ta cởi áo
quần vắt trên bờ rồi xuống sông hòa mình với dòng nước. Mùa cạn, mực
nước xuống thấp, họ cứ thế tồng ngồng xuống bậc múc nước lên bờ dội tắm,
xem đó là việc tự nhiên, ai cũng thế.



Năm 1944, người chú họ xa của tôi rời Hà Nội về vùng xa Phú Thọ dạy học
trường làng và ở nhờ nhà người quen cũ. Lúc ấy, 'cụ chú' mới chỉ là một
thanh niên mặt mày sáng sủa vừa tròn 23 cái xuân xanh (ông cụ vừa mất
năm rồi).





Làng quê hẻo lánh thưa thớt dân, lúp xúp những mái nhà giữa chập chùng
đồi núi. Chiều ra đứng cạnh cửa sổ, ông giật mình vì thấy chị chủ nhà
đứng trần trụi, không mảnh vải che thân bên giếng, tay thoăng thoắt kéo
nước lên dội tắm ào ào. Ông ngại ngần lật đật quay ngoắc vào, cho rằng
do chị nhiều tuổi (thật ra chị mới ngoài ba mươi), đã có chồng con nên
không cần giữ kẻ... thành ra cứ tự nhiên tắm táp hay dám chừng do tính
tình chị ta... gàn dở!



< Tắm tiên: một tục lệ phóng khoáng đang mất dần...



Giấc chập choạng tối, ông ở trần mặc xà lỏn ra giếng. Dội nước được dăm
phút thì thấy cô con gái tuổi chừng đôi tám (ngày xưa, từng này tuổi là
chuẩn bị về nhà chồng) con gái lớn của chị chủ nhà vắt khăn ra giếng
tắm.





Thấy ông, cô gái trố mắt ngạc nhiên hỏi 'sao chú tắm mà... mặc quần?'.
Rồi cô gái thật tự nhiên thoát y hết cả, vắt đồ lên dàn tre phơi gần đó
và múc nước dội thật vô tư. Tay cô kỳ cọ, miệng luyên thuyên hỏi đủ thứ
chuyện thành thị mặc cho ông trong lòng ngượng chín người.



< Thiếu nữ tắm trần thi thoảng vẫn nhìn thấy ở các bản làng.



Hóa ra tập quán bao đời nay ở nơi đó vẫn vậy: các cô có thể ngại ngùng
đỏ mặt khi trai làng tán tỉnh nhưng tắm truồng ngoài giếng trong vườn
nhà lại là chuyện đương nhiên như ai cũng phải thế, chả ai săm soi áy
náy gì!







Ở miền núi, nơi có nguồn nước chảy ra thành vũng lớn tự nhiên có cây mọc
hay đá chắn làm đôi bên là trở thành bến tắm, nam nữ cứ trần trụi xuống
hòa mình giửa dòng nước theo bên của mình. Có bản thì kín đáo hơn, các
cô xuống nước đến đâu thì cởi đến đó, chiếc váy dài nâng dần lên theo cơ
thể, rồi đội lên đầu hay đặt trên các hòn đá.



Đôi khi cả bản tắm chung một con suối dài thì đoạn trên phía thượng
nguồn nhường cho phụ nữ, đoạn dưới là cho đàn ông. Nếu ít người thì trai
gái có thể tắm cùng trong một đoạn, vẫn trao đổi câu chuyện nương rẫy
bình thường nhưng tuyệt đối người nam không đụng chạm đến người nữ vì sẽ
bị bản làng trừng phạt nặng lắm.





< Tiền nhân vẫn tắm thật vô tư (ảnh xưa trong triển lãm ảnh HN).



Tập tục phóng khoáng nhưng trong sáng này đến những năm 1945 gần như
biến mất ở Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng nhưng ở các vùng Thanh Hóa,
Hòa Bình, Phú Thọ vẫn còn kéo dài đến những năm 1965.



Ở Nam Hà, tại một vùng sông nước: đến tận những năm 1990, các nữ sinh
địa phương cứ chiều đến là kéo quần lụa trùm lên bộ ngực rồi nhảy ùm
xuống sông, khi đã ở dưới nước thì cởi bỏ áo. Hiện ở Mai Châu có một vài
nguồn suối tắm như vậy, tuy nhiên trừ những người già và trẻ con còn
phần đông thanh niên bây giờ đã kín đáo hơn ngày xưa.





< Người ta dùng ống tre dẫn nước từ núi về nơi tắm giặt tại Tây nguyên (ảnh xưa).



Tắm tiên và tắm truồng có lẽ là tập tục rất lâu đời của thổ dân Nam Á
xưa. Nhiều tộc Nam Á cổ xưa cả đàn ông để mình trần và chỉ quấn một cái
váy. Đàn ông Việt cổ cũng ở trần cả ngày và đóng độc một chiếc khố, phụ
nữ đôi khi cũng bận như vậy, nhất là trong các sắc tộc Tây Nguyên. Vài
sắc tộc phụ nữ quấn ba khoang: váy, khăn che ngực và khăn đầu. Trong y
phục Mường, ba khoang này trở thành khăn che đầu và váy với cạp cao có
hai phần gọi là “Rang trên” và “Rang dưới” cộng thêm chiếc áo khóm ngắn.
Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, rừng và sông hồ dày đặc, con người thuần
phác sống tự do phóng khoáng, ngày nào cũng làm tiên chả vui sao?





Nhiều năm nay: nét văn hóa ấy mai một dần. 'Một đống' văn mình từ vùng
cao tràn về đến những bản làng xa xôi nhất với các kiểu cách trang sức,
xúng xính áo quần như mốt thành thị.



Áo mông váy xòe vẫn còn đấy nhưng miệng các cô chăm chú liếng thoắt qua
điện thoại di động, trai vùng cao săm soi lau rửa chiếc xe gắn máy mới
cóng - nhà nhà cơi rộng, đường dẫn nước về cho từng căn khiến nhà tắm
riêng của từng hộ cũng thành chốn không thể thiếu: nét văn hóa tắm tiên,
tắm truồng ngày xưa phai nhạt gần như mất hẳn.





< Săn ảnh: cái chính là làm sao cho
có được bức ảnh đẹp và cách gì để người xem ảnh đó dưới cái nhìn nghệ
thuật và trong sáng..
.



Dân phượt lê lết mọi ngóc ngách vùng cao, vừa tìm kiếm bản sắc văn hóa -
lại vừa thưởng lãm cảnh đẹp thiên nhiên đôi khi được tưởng thưởng bằng
cảnh hiếm hoi của gái bản làng tắm ven suối... tạo ra những bức tranh
đơn sơ nghệ thuật vô cùng nhưng những cảnh ấy bây giờ ít lắm.



Ít vì đại đa phần người ta về nhà tắm, ít vì người vùng xuôi cứ hay tò
mò ngắm nghía, quay phim... rồi những cái đầu 'trục trặc' ở thành thị
lại bàn tán linh tinh trong ý nghĩ đen tối, thui chột cả một nét văn hóa
đẹp.





< Tắm truồng tại mó nước nóng Tú Lệ.



Vậy nên tục lệ trên dần phai nhòa, các cô gái cùng tắm tiên bên giếng
làng giờ chỉ còn sót lại một đôi chốn ở Tây nguyên. Tắm tiên nơi công
cộng cũng còn vương lại tại vài mó nước nóng ở Nghĩa Lộ, Tú Lệ...



Còn
chuyện sơn nữ tắm tiên giữa rừng núi ngày hiếm hoi nên muốn có được một
tác phẩm nhiếp ảnh đẹp để đời thì ngày nay các tay săn ảnh nghệ thuật
phải dàn dựng cùng người mẫu. Ảnh có thể đẹp thật, thanh thoát cả lòng
nhưng cái hồn thì làm sao có thể sánh được sự đơn sơ, và trong sáng
không vương chút bụi trần của những cô gái khỏa trần dưới dòng suối giữa
núi rừng vùng cao ngày ấy?



< Tắm tiên ở bãi sông Hồng.



Có lẽ Trời xui đất khiến: người thành thị bây giờ lại tự tìm đến cái thú
tắm tiên, ví dụ như ở bãi sông Hồng, ở các bãi biển hoang sơ và những
đảo vắng người...

Người ta chán văn minh hay người ta luyến tiếc muốn tìm lại một chút gì đó của thời xưa cũ?

Chả biết được...



Du lịch, GO! - Biên tập từ nguồn thông tin của Phan Cẩm Thượng, cụ Lương Văn Bằng, ảnh sưu tầm.

 


http://dulichgo.blogspot.com/2012/08/tuc-tam-tien-xua-va-nay.html#more





Kỳ thú Tú Lệ: Thăm ruộng lúa và tắm tiên.





Tú
Lệ là một thung lũng nằm giữa ba ngọn núi cao là: Khau Phạ, Khau Thán,
Khau Song, đây cũng là nơi cư trú của hơn một ngàn hộ dân, chủ yếu là
đồng bào dân tộc Thái.
“Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò”, câu ca ấy đã vượt
ra khỏi ranh giới vùng đất đất Yên Bái để đến với người dân các vùng
miền trong cả nước và gợi lên sự háo hức trong tâm hồn những kẻ lữ hành.



Từ thị xã Văn Chấn, trung tâm của cánh đồng Mường Lò, theo Quốc lộ 32
lên Mù Cang Chải, trước lúc vượt sừng trời (đèo Khau Phạ), Tú Lệ đột
ngột hiện ra với mùi lúa nếp chín thơm ngào ngạt. Xã Tú Lệ nằm trọn
trong lòng thung lũng khá rộng, với 172 ha ruộng nước.

Gần 20 năm trở về trước, xã Tú Lệ được mệnh danh là vương quốc của cây
thuốc phiện. Thuốc phiện được trồng khắp cánh đồng Tú Lệ, nhà nào cũng
trồng thuốc phiện. Vào những mùa Anh túc nở, thung lũng Tú Lệ mang một
vẻ đẹp huyền bí. (Bài có nhiều ảnh khổ lớn, bạn nhấn hình để xem)



Tú Lệ như một cô gái miền sơn cước vô cùng xinh đẹp:



Nhưng vẻ đẹp của loài hoa Anh túc càng rực rỡ bao nhiêu thì cuộc sống
người dân Tú Lệ càng khốn khó bấy nhiêu. Thuốc phiện không những chẳng
đem lại cơm ăn áo mặc, chẳng làm cho bà con người Thái ở Tú Lệ đổi đời
mà nó còn kéo theo đói nghèo và cùng cực, bởi số người nghiện thuốc
phiện cứ theo đó mà tăng lên.



Đường đi Tú Lệ:

Sau
này từ chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, cán bộ từ huyện đến xã mà
đứng đầu là các già làng, trưởng bản đã tích cực vận động nhân dân nhổ
bỏ cây thuốc phiện.



Thế
rồi, những cánh đồng thuốc phiện dần dần được chuyển sang trồng lúa,
trồng ngô, trồng đậu tương. Từ khi quốc lộ 32 được nâng cấp, xã vùng cao
này đã có nhiều đổi thay, trung tâm xã trở thành một thị tứ sôi động,
là điểm đến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.







Đó cũng là điều kiện để các mặt hàng nông sản được khách thập phương
biết đến, dọc quốc lộ nhiều khách sạn mọc lên, gà đồi, nếp thơm là món
ăn ưa thích của nhiều du khách. Bây giờ thì cây Anh túc chỉ còn lại
trong ký ức xưa của người già trong xã.







Dân đi bụi, dân phượt ở miền Bắc một thú vui khá kỳ lạ “Đi thăm lúa”.
Khắp ở trên mọi nẻo đường của Tây Bắc, Đông Bắc, bất cứ nơi nào có núi,
có ruộng bậc thang, có mùa gieo hạt, có tháng lúa xanh, tuần lúa chín,
hay ngày cơm mới, là có những bước chân háo hức lên đường…



Ruông bậc thang ở Tú Lệ:





Cái thú vị đầu tiên đó là vùng đất này không quá xa xôi cách trở, ôtô và
xe máy đều có thể đến và đi một cách dễ dàng. Những thung lũng, cánh
đồng, biển lúa hầu hết đều nằm hai bên đường của quốc lộ 32 từ Nghĩa Lộ
đi Mù Căng Chải. Tú Lệ thích hợp cho một chuyến đi từ 2 - 2,5 ngày cuối
tuần, rất dễ thu xếp vào bất kỳ một quãng thời gian nào quanh năm.



Khoảnh ruộng còn làm đồng, khoảnh khác xanh mơn mởn:





Cái thú vị tiếp theo đó là cảnh sắc mỗi mùa một nét gợi cảm riêng biệt,
thú vị và không bao giờ gây nhàm chán. Mùa làm đất thì long lanh sắc
nước, bờ be đất nâu một màu trù phú. Mùa gieo mạ, lúa xanh như tấm thảm,
xanh từng mảnh rời rạc tạo thành những điểm nhấn ấn tượng.



Phía khác lại là lúa nếp chín vàng:



















< Cạnh ruộng lúa chín: dòng suối khoáng quanh co chảy ngang thng lũng thật nên thơ.



Mùa lúa xanh, xanh ngát đến tận trời. Mùa lúa chín lại vàng ươm rạt rào
như sóng biển. Mùa gặt náo nức rộn ràng, mùi cơm mới theo gió bảng lảng
trên chái nhà. Nhìn ngày mùa mới tươi tắn cũng thấy cuộc sống căng tràn
nhựa sống và mang màu sắc của bình yên.



Đẹp nhất là những cánh đồng lúa mê mải được ôm trọn bởi ba dãy núi ven một dòng suối mênh mang tinh khiết uốn lượn chảy ngang.







Đỉnh dốc Hai Bà Cháu là một trong những địa điểm lý tưởng nhất để ngắm
nhìn toàn cảnh thị trấn Tú Lệ. Những chái nhà lợp gỗ pơmu nằm san sát,
biển lúa dập dờn như cánh sóng, suối Tú Lệ như một dải lụa mềm của một
vị thần tiên lỡ tay đánh rơi khi bay ngang qua vùng trời này.



< Tắm tiên ở bể suối khoáng.



Cái thú vị khác nữa là những món đặc sản không thể bỏ qua cùng phong tục
tắm suối khoáng độc đáo của người dân vùng cao mà phần sau bài viết sẽ
đề cập tới.



< Em bé ở vùng cao.



Quãng đường tuyệt đẹp trên quốc lộ 32, xuyên qua những thị tứ xinh xắn
của đất Yên Bái. Từ Nghĩa Lộ đến Văn Chấn bắt đầu những con đường đèo
dốc quanh co.



Dòng suối khoáng chảy réo rắc quanh năm:





Văn Chấn rồi Tú Lệ, những thửa ruộng tuyệt đẹp trải dài suốt hai bên con
đường. Kia là đỉnh đèo Khau Phạ với mênh mang những lúa và lúa, bản
làng êm ả dưới rặng cây, những con đường đất đỏ vạch ngoằn ngoèo trên
núi, bát ngát và khoáng đạt vô cùng.



Tú Lệ thật thanh bình...





Rồi từ chợ trung tâm, có một lối rẽ chạy thẳng xuống ngầm bắc trên dòng
Tú Lệ. Đột nhiên, bạn thấy mình đang đứng sững giữa cánh đồng bao la
thẳng cánh chim bay.







Các thửa ruộng ở Tú Lệ phần lớn gieo trồng một vụ. Một bộ phận nhân dân
trong thời gian gần đây lại chuyển sang gieo trồng hai vụ, tuy nhiên
không quá nhiều. Chính điều đó làm bức tranh Tú Lệ trở nên đa sắc đủ vần
điệu.







Cùng trên một mảnh đất lành, nhưng có thửa ruộng đã gặt, thửa đang xanh
và thửa mới chỉ được gieo trồng cấy mạ. Điều này sẽ làm bạn cảm thấy
ngạc nhiên và cực kỳ thú vị, giống như một ngày có cả bốn mùa, một vụ
lúa có đủ công đoạn từ làm đất, gieo trồng, lớn lên, chín hạt đến gặt
hái và thơm mùi gạo mới. Tất cả chỉ gói gọn trong một ngày!







Tại Tú Lệ, những thửa ruộng của bản làng người Thái đã thơm hương ngào
ngạt. Nếu vào đúng mùa gặt, bạn sẽ thấy những cô gái Thái, Mông, Dao đeo
gùi hối hả từ chợ về nhà hay vội vã cày ải, nhặt cỏ, gặt lúa trên thửa
ruộng nhà mình và bạn cũng sẽ được ăn những bát cơm gạo mới.



Những cô gái Tú Lệ:





Còn nếu đến sớm hơn một chút, hãy thưởng thức thử món cốm thơm được làm
từ gạo nếp Tú Lệ trứ danh. Mùa táo mèo cũng thường trùng với mùa lúa
chín. Những trái táo chua chua chát chát ngâm rượu ngon tuyệt.



Giũ bỏ mệt nhọc bằng việc tắm suối nước nóng sau một ngày trên trên rẫy:





Cuối chiều, khi những cô gái chàng trai người dân tộc Thái trở về nhà
sau một ngày làm đồng rộn rã là lúc dòng suối nước nóng giữa những cánh
đồng đông người nhất. Người Thái tắm dưới suối, thật tự nhiên trong
thiên nhiên tươi đẹp.



Tắm
ở đầu nguồn là một trong những phong tục độc đáo của phụ nữ Thái và nếu
có lần nào đó lên vùng Tây Bắc, nơi có nhiều người Thái sinh sống, ta
sẽ dễ dàng gặp những phụ nữ tắm suối - tại Nghĩa Lộ, Tú Lệ cũng vậy.







Người dân ở Tú Lệ đến nay vẫn giữ một nét sinh hoạt truyền thống hồn nhiên và độc đáo là tắm suối và tắm nước khoáng.



Bé cũng tắm khoáng:





Nơi đây đã được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều nguồn nước khoáng
nóng, nên khi ở dưới xuôi mới chỉ làm quen với dịch vụ tắm nước khoáng
nóng với giá không rẻ thì người Thái ở Nghĩa Lộ đã tắm nước khoáng nóng
miễn phí từ hàng trăm năm nay.



Người ta kỳ cọ cho nhau:





< Bể tắm được xây cạnh suối.



Ở nhiều nơi trong xã: nước khoáng nóng từ lòng đất chảy ra các con suối và được chị em tranh thủ khi trời mùa thu đã lạnh.



Có những điểm chính quyền địa phương xây một số bể đón nguồn nước nóng để người dân tắm cho ấm.



Bạn cũng có thể hòa mình vào dòng nước ấm đấy:





Ở Tú Lệ có hai bể tắm nước khoáng nóng ngay cạnh dòng suối mát và bên bờ
là ruộng nương chín vàng. Một bể tắm rất nóng và một bể tắm âm ấm: tắm
nóng nhiều hay ít là tùy ý mỗi người.



< Không thích tắm trong bể thì cũng có thể tắm ngay ngoài suối.



Mỗi khi chiều xuống, sau một ngày lao động vất vả thì những cô gái Thái
lại kéo nhau xuống dòng suối Tú Lệ, tự nhiên trút bỏ xiêm y và trở thành
những nàng tiên giữa trời đất.



Người
thì ngâm mình dưới dòng nước, cô khác ngồi kỳ cọ hay giặt giũ trên hững
viên đá cuội khổng lồ nằm tràn trên hai bờ. Nước trong văn vắt, reo vui
như tiếng cười của con trẻ.



< Du khách đến đây cũng chả từ chối "món khoáng nóng" tuyệt vời này.



Có người tắm nước khoáng một cách thời thượng, cũng có người mặc váy
thay đồ theo phương pháp truyền thống. Thậm chí có cô cô giũ bỏ xiêm y
bên trên triền đá để ngâm trọn vẹn thân ngà ngọc trong dòng nước ấm cũng
không vấn đề gì vì đó cũng là chuyện đã có hàng trăm năm qua.



< Nước khoáng nóng là phương thuốc giữ gìn sức khỏe kỳ diệu của người dân Tú Lệ.



Nước khoáng hơi rít tóc, nhưng vẫn có thể gội đầu và rất tốt cho sức
khỏe, người ta nói thế và có lẽ đúng vì người dân Tú Lệ hiếm có bệnh vặt
như dân thành thị.



< Kỳ cọ bằng những viên đá cuội tròn, có sẳn trong ồ nước khoáng nóng.



Trong các bể nước khoáng hay ngay trên các dòng suối khoáng nóng có
những viên đá cuội tròn, các chị các cô đang kỳ lưng cho nhau. Áo váy họ
để ngay trên thành bể hay các hòn đá; có cô ngồi “lộ thiên” giặt giũ
bên bể.



Vào mùa lạnh cuối năm: các suối và giếng khoáng bốc hơi nghi ngút,
thoảng mùi H2S và lưu huỳnh với nhiệt độ trung bình khoảng 45°C, rất tốt
cho sức khỏe.



< Có thể tắm cả vào ban đêm vì nước nóng đến 45° mà.



Lữ khách tới đây cũng có thể cùng tắm, các chàng trai cũng được phép tắm
chung, được hòa mình vui đùa giữa thiên nhiên, nghỉ ngơi hay thư giãn
trong làn nước nóng thoang thoảng mùi hăng hăng của lưu huỳnh giữa thiên
nhiên cùng tiết trời hanh hanh lạnh.



< Khách và chủ hòa đồng: cùng tắm khoáng trong dòng nước quí trời cho.



Bạn cũng có thể vọc nước, trò chuyện với các chị, các cô gái xinh xắn má
đỏ hây hây nhưng tuyệt đối phải giữ khoảng cách và không được có những
hành vi xấu, nếu không sẽ bị trai bản và chính quyền địa phương trừng
phạt.







Xứ người có chuyện tắm hồ giữa băng giá thì xứ ta cũng có chốn tắm
khoáng giữa tiết lập đông giữa bao cô gái xinh đẹp, tỉnh táo cả người -
cái rét, cái mệt lặng lờ trôi theo dòng nước cả!




Lệ còn nổi tiếng một đặc sản mà không nơi nào sánh được: Nếp thơm Tú Lê
là của trời cho mà không ở vùng cao nào có được, vì vậy hàng năm xe ô
tô từ khắp mọi miền đất nước lên Yên Bái rồi vào Văn Chấn ngược lên Tú
Lệ mua gạo nếp về gói bánh chưng, thổi xôi thờ cúng tổ tiên và đãi khách
trong ba ngày Tết.



Còn
với những du khách đã từng đến Tú Lệ được thưởng thức các món ăn được
chế biến từ gạo nếp Tú như: Cốm, cháo cốm vịt, xôi nếp ngũ sắc, cơm
lam... nhấp thêm chén rượu nếp trong tiếng “Khắp mời lẩu” (hát mời rượu)
của các thiếu nữ trong vùng hay điệu xoè nồng hậu mới thấm hơn cái hồn
của xứ Thái và ý nghĩa sâu xa của câu ca:



“Mường Lò gạo trắng nước trong /Ai đi đến đó lòng không muốn về".




lẽ chưa một nhiếp ảnh gia nào dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư khi qua
nơi này đều không khỏi hồi hộp và rung động khi đứng trước một cô gái
khỏe khoắn và duyên dáng như Tú Lệ. Cánh đồng bản Pha, bản Thái, Cao Phạ
không biết đã bao lần được ghi hình vào trong máy ảnh, dù là mùa xanh,
mùa trắng, mùa nắng hay mùa vàng…



Những cô gái ở Tú Lệ:





Tú Lệ có thể ví như một cô gái miền sơn cước vô cùng xinh đẹp. Đẹp ngay
từ dốc ba tầng nơi bắt đầu địa giới của vùng, cao ngất trời mây bên vách
đá chênh vênh, núi rừng hoang dại và đầy vẻ kiêu kỳ bí ẩn. Đẹp từ những
mảnh ruộng nằm lẻ loi trên sườn núi đá, những ngôi nhà nhỏ bằng gỗ cheo
leo thoáng ẩn thoáng hiện giữa đỉnh trời.



< Ru con.



Khi những cành hoa ban trên sườn núi Khau Phạ xốn xang trang điểm cho
mùa xuân màu trắng tinh khôi, cũng là lúc con suối Mường Lùng bắt đầu
chắt chiu những dòng nước ngọt lành thấm vào cánh đồng Mường Lò.



< Đồng lúa chín vàng.



Sự ngọt ngào của dòng suối không chỉ làm nên vị thơm của chè, nấm hương,
lúa nếp mà còn làm nên sự ngọt ngào của tình đất, tình người.



Mùa
xuân, núi rừng Tây Bắc như đoán được ánh mắt đầy háo hức của những viễn
khách đang ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thiếu nữ Thái da trắng hồng mịn màng,
mái tóc đen suôn mềm mại đang ngồi giã cốm, đồ xôi ngũ sắc, thổi cơm
lam trong nếp nhà sàn. Con người, sản vật, phông tục của mảnh đất Tú Lệ,
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đó sẽ là một nơi đến khóa phai nhòa.



Tú Lệ đã đi vào câu ca, đi vào huyền thoại với gạo trắng nước trong, với
giống lúa Nếp thơm ngon và những người con gái Tú Lệ cũng đẹp nức tiếng
như hạt nếp trắng trẻo, tròn trịa ở đây vậy.








Lên Suối Chiến ngắm sơn nữ khỏa trần







Cứ thắc mắc rằng
vì sao làn da người con gái Thái ở Tây Bắc lại căng mịn và tràn sức
sống. Để lý giải chúng tôi đã có cuộc thâm nhập vào tận cùng của nơi
này.




Người Thái ăn theo nước, người Mông ăn theo mây, người Dao theo lửa...
Đúc kết về tục của đồng bào các dân tộc đến nay vẫn nguyên giá trị. Lâu
nay, dòng sông Đà là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống
của người Thái vùng Tây Bắc.



Điểm khởi nguồn mà chúng tôi tìm đến là dòng khoáng nóng dưới chân đèo
Sam Sip. Đây là mạch nguồn khoáng nóng phun từ lòng đất lên nuôi dưỡng
biết bao cô gái Thái đẹp như hoa ban rừng độ bung nở ở Mường Chiến,
Mường La. Vùng đất được ví như Đà Lạt của Tây Nguyên, như Sa Pa của Tây
Bắc.





Nơi tiên cảnh của vùng Mường La có dòng suối Chiến vắt qua mây để đưa
nguồn nước hợp lưu với dòng sông Đà kỳ bí. Khi chúng tôi đến Mường Chiến
để tìm về điều kỳ diệu nào đã làm nên cái đẹp của các cô gái Thái ở đây
thì được thầy giáo Vũ Duy Thi, Hiệu trưởng trường THCS Ngọc Chiến cho
biết: “Trước tiên tôi thấy khí hậu ở đây tuyệt vời. Ít khi nóng quá 30
độ C. Tôi đi vùng cao Sìn Hồ dạy học đã nhiều năm, tôi thấy những cô gái
Thái ở ven sông Đà đều có nước da trắng hồng. Ở Mường Chiến cũng vậy,
các cô gái Thái có nét đẹp hoang sơ lắm…”.





Đến đây sẽ không thể tìm được nhà nghỉ, phòng trọ nhưng  có thể vào bất
cứ gia đình nào. Họ quý khách như người thân, giúp có nơi ăn ngủ thịnh
soạn cùng gia đình ở gian nhà sàn pơ mu trang trọng nhất.



Còn dòng Suối Chiến thì sao? đây là nguồn nhỏ hòa vào sông Đà ở đoạn
Mường La. Nơi ấy, có dòng nước nóng ngàn đời tuôn chảy để nuôi dưỡng
những nét đẹp chứa chất hương rừng gió núi của cô gái Thái. Tôi đã ghi
nhận thực tế từ Mường So, Phong Thổ đến Mường Chiến, Mường La và dòng
“tiên nữ” sông Đà vào các buổi trưa và chiều hè oi nóng.





Những cô gái Thái luôn chọn dòng nước tự nhiên để phục hồi sức lao động
sau khi từ nương trở về. Họ e ấp nhưng không e ngại, ngay cả khi sự có
mặt của những người miền xuôi. Bởi những dòng suối đó là “vùng trời” của
phong tục bà con đồng bào Thái.



Những dòng sông nhỏ của ven trời Tây Bắc đều bắt vào dòng sông “tiên nữ”
- sông Đà. “Em soi tóc trên cầu Nậm Cản. Tóc em bay xõa sóng sông
Đà...”. Nậm Cản còn đó một bản nằm bên bờ sông Đà thuộc huyện Mường Lay,
Lai Châu. Từ xa xưa đến nay, cùng với Mường So, Phong Thổ thì Nậm Cản
được mệnh danh là nơi “tiên nữ chỏa mình”.





Người miền xuôi khi được nhìn thấy những cô gái vùng vẫy dưới nước sông
Đà thấy đẹp và lạ lẫm. Họ để mình trần xuống nước nhưng lại không phàm
tục. Người Thái bao giờ cũng có chiếc váy tắm riêng để tắm suối. Khi làn
nước ngập đến đâu thì váy nâng lên đến đấy. Họ cứ thế cho đến khi nước
ngập chỉ còn lại búi tóc trên mặt nước. Và mỗi khi tắm xong, người con
gái lên đến đâu thì váy từ từ buông xuống cho đến khi lên bờ, chì còn để
lại cho người thấy những mơ mộng trong tâm tưởng…



Tiên cảnh ấy trên Sông Đà đã có từ bao đời nay, và đến khi người xuôi
biết tục đẹp này của đồng bào Thái đã gọi đó là dòng tiên sa.





Giờ thì tiên cảnh nơi dòng sông Đà đã hiếm dần. Và có thể những người
con gái Thái sẽ đẹp trong câu kể vào tương lai không xa. Có những bản đã
phải chuyển đi nơi ở mới để cho dòng điện ngày mai. Có những bản vén
lên cao trên núi để cho nước dâng vào thủy điện. Những sinh hoạt đã đổi
thay, những phong tục phải theo cuộc sống mới. Dòng “tiên nữ” đã vặn
mình đổi thế, nước về xuôi cho những nguồn sáng của tương lại. Người
Thái hy sinh và họ chấp nhận hy sinh vì việc chung lớn của đất nước.
Song cũng không khỏi chạnh lòng về dòng nước gắn với đồng bào cả ngàn
năm giờ trở thành đoản khúc.





Bà Đỗ Thị Tấc làm ở Hội VHNT tỉnh Lai Châu, chuyên tâm nghiên cứu về văn
hóa và cái đẹp của đồng bào Thái cũng tiếc than với dòng sông Đà bằng
những lời gửi gắm: “Tôi đã đi mòn chân cửa núi. Tôi đã đi bạc tóc của
người. Nhưng cửa nước tôi không ngăn nổi. Tuổi ơi dưới đáy cũng sao
trời…”. Vì sự phát triển ngày mai, con sông “tiên nữ” đã vặn mình đổi
dòng, tích nước nhấn chìm biết bao nét đẹp văn hóa…



Mỗi
khúc sông, khúc suối đều mang trong mình một truyền thuyết về sự kỳ
diệu của thiên nhiên. Đi từ điều thường nhật trong cuộc sống, tắm sông
là nét đẹp văn hóa, nó chỉ có giá trị ở nơi gắn bó với con người bao đời
qua.



Đối với đồng bào Thái ở ven sông Đà, tắm suối, gội đầu là nét sinh hoạt
vùng, và nét sinh hoạt đó chỉ giữ nguyên giá trị ở nơi họ sinh ra. Đồng
bào Thái ven sông Đà hy sinh cho dòng điện đồng nghĩa với hy sinh nét
đẹp văn hóa của đồng bào mình. Tục mà ngàn đời qua họ vẫn cho rằng đó là
nét văn hóa linh thiêng không thể thiếu.





Quỳnh Nhai, Sơn La là vùng đất để hội tụ những ngày lễ tắm và gội đầu
lớn nhất vùng của người Thái. Đây là vùng có dòng sông Đà trữ tình nhất,
và dễ dàng cho các cô gái Thái buông suối tóc chảy theo dòng sông để
hóa tất thành “tiên nữ” vui chơi. Giờ cả thị trấn Quỳnh Nhai đã trở
thành đáy của lòng hồ thủy điện Sơn La.



Những quá khứ đẹp về cuộc sống, về nét đẹp mà chỉ có đồng bào Thái ở ven
sông Đà còn thuần khiết đã không còn nữa. Năm ngoái, cuộc thi té nước
gội đầu ở Mường So, Phong Thổ như một lễ lớn để chỏa tất cả những hy
sinh của đồng bào Thái xuống dòng sông Đà. Đó là cách hy sinh, nhưng đó
cũng là cách để tạ lỗi với vị “thần tiên nữ” vì sự đoản khúc giữa thiên
nhiên sông Đà với những nét sinh hoạt bao đời bị mất đi.



Du lịch, GO! - Tổng hợp từ ANTĐ và nhiều nguồn khác







http://dulichgo.blogspot.com/2012/07/len-suoi-chien-ngam-son-nu-khoa-tran.html

Tục tắm tiên của người vùng cao













Đến
Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những
đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận và
cả những mó nước yên bình kín đáo, nơi những cô gái dân tộc Thái thả
mình vào dòng nước thiên nhiên mát lạnh.

Thật khó tưởng tượng nổi khi trên các khe nước, suối nguồn của Mường Pồn, Mường Lay, Mường Tè, thị xã Lai
Châu mất đi bóng dáng của con gái Thái đi "tắc nặm" (vác nước), "pây
áp nậm" (đi tắm suối)? Nếu thế thì khác gì núi rừng Tây Bắc không còn
hoa ban. Người Thái rất coi trọng những nguồn nước xung quanh họ và coi
đó như một sản vật linh thiêng mà thần linh ban tặng. Những nét sinh
hoạt của người Thái đều gắn liền với dòng nước từ giã gạo, ăn uống,
giết mổ và cả việc tắm táp.
Con gái Thái rất kín đáo nhưng giỏi
giang, nếu bạn lên Lai Châu sẽ gặp không ít các cô gái Thái lái máy cày
làm đất trên cánh đồng Mường Thanh, hướng dẫn thăm hầm Ðờ Cát và giao
dịch đổi ngoại tệ cho du khách ở sân bay Ðiện Biên Phủ.

Một
hình ảnh rất ấn tượng khác đôi khi gặp là các cô gái Thái mặc đẹp đi
lao động và vai trần, váy cạp lửng bầu vú khi về nhà. Dù đi xúc cá hay
vác xẻng vạt bờ ruộng thì lúc về nhìn họ vẫn sạch sẽ tinh tươm, duyên
dáng bởi suối mát đã đem lại sảng khoái và tôn lên vẻ đẹp của họ sau một buổi lao động.
Ðầu mỗi bản Mường ven lối mòn đều có ống bương dẫn nước từ khe suối và mỗi con suối đều có bến tắm riêng dành cho phụ nữ - không che
chắn, nhưng có lẽ đã thành lệ: không có người đàn ông nào dám bước vào
thế giới riêng dành cho phụ nữ. Trước đây lúc đi tắm, con gái Thái
thường vác theo ống bương nước lá thơm để tráng người - bây giờ đã được thay thế bằng xà phòng thơm. Gái đẹp 3 miền
Vào
chiều tà nóng nực dọc suối Nậm Lay - con suối từ Mường Tùng chảy dọc
Mường Lay và thị xã Lai Châu thường hay gặp cô gái váy cuốn đội đỉnh đầu
tắm tiên phơi mình trên dòng suối mát. Nếu bạn "vô tình" phải lội qua
gần chỗ tắm, họ sẽ thả váy xuống dần theo mực nước - cạp váy lửng lên
bờ.
Thật là tài tình, ngay từ những bước đầu tiên lội
xuống dòng nước suối trong vắt, chiếc váy xoè dần được nâng lên theo
nhịp chân bước. Nước dâng lên đến đâu, chiếc váy được vén dần lên đến
đó cho đến khi toàn bộ cơ thể đều được dòng suối nhẹ nhàng bao bọc lấy
thì váy áo sẽ nằm trên đỉnh đầu. Dòng nước trong vắt chảy nhẹ nhàng chỉ
vừa đủ để khiến mặt suối lăn tăn gợn sóng như muốn ngăn những ánh mắt
tò mò của những chàng trai bản vô tình đi ngang.

khi các cô gái có thể vừa tắm vừa trò chuyện với những người trai bản
bơi lội trong mó nước gần đó mà không hề e sợ phơi lộ những bí mật tạo
hóa ban tặng. Đến khi tắm xong, váy áo rất hiếm khi bị ướt mà cơ thể
thì đã được tắm táp thoả thích trong dòng nước mát. Váy áo lại được thả
dần xuống theo bước chân cô gái Thái lên và tới gần bờ thì trang phục
đã gần như chu chỉnh hoàn toàn, váy được khéo léo cuốn lên ngang ngực.
Lúc
này mái tóc mới được quan tâm đến, cô gái cúi gập người bên suối mà rũ
tóc, quay tóc trong làn nước trong lành tinh khiết như pha lê. Sau
này, khi làn sóng ăn mặc hiện đại tràn đến những thôn bản người Thái,
họ vẫn giữ thói quen nguyên cả người xuống tắm chứ không một tòa thiên
nhiên như những dân tộc khác quanh miền Tây Bắc.
Tắm
tiên ở Tây bắc có lẽ là một nghệ thuật mà người con gái dân tộc Thái
được học ngay từ khi bắt đầu biết khép nép thẹn thùng. Vẻ đẹp chân
chất, trong sáng đến mức thánh thiện của các cô gái Thái đã trở thành
nguồn đề tài và cảm hứng vô tận cũng như làm nên sức sống cho bao tác
phẩm thơ, ca, nhạc, họa…
Your Ad Here
Nhiều
áng văn thơ, ca khúc như: Tiễn dặn người yêu - (trường ca dân tộc
Thái), Nhớ vợ, Em tắm, đều lấy bối cảnh sông suối để ca ngợi vẻ đẹp của
người con gái Thái. Bài thơ Em tắm của Bạc Văn Ùi, dân tộc Thái, được
bình chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ hai mươi:
Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của mẹ, của cha
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường

một nơi khác: người Thái ở Tú Lệ (Yên Bái) ngày nay vẫn giữ nét sinh
hoạt truyền thống tắm hồn nhiên bên dòng suối Tú Lệ và trở thành những
nàng tiên giữa trời đất.
Lữ khách tới đây cũng có thể
cùng tắm, các chàng trai cũng được phép tắm chung, được hòa mình vui
đùa giữa thiên nhiên, nghỉ ngơi hay thư giãn. Tuy nhiên tuyệt đối phải
giữ khoảng cách và không được có những hành vi xấu, nếu không sẽ bị
trai bản và chính quyền trừng phạt.
Không
chỉ ở Tây Bắc mà ở nhiều vùng cao khác, cả ở Tây nguyên: phụ nữ vẫn
khỏa trần tắm suối sau buổi lao động cực nhọc trên rẫy. Ở nhiều nơi vào
buổi chiều tà, hàng chục sơn nữ bỏ công cụ lao động trên những tảng đá
lớn rồi hồn nhiên trút xiêm y như chốn không người. Các sơn nữ phơi làn
da trắng ngần ngồi trên tảng đá, khua chân dưới nước, nói cười rổn
rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích,
đó thực là một bức họa thiên nhiên tuyệt tác. Nhìn từ xa mọi thứ đều mờ
ảo trước mắt, chỉ có làn da của các sơn nữ là nổi bật giữa cảnh hoang
sơ chập choạng trong bóng chiều tà... khiến dòng suối già nua, trầm mặc
cũng trở nên lung linh, huyền ảo. Nếu tình cờ xuất hiện người lạ, các
sơn nữ vơ vội quần áo mặc ngay dưới nước hoặc núp sau những tảng đá.
Văn
minh ngày nay đã vào tận những bản làng xa xôi hẻo lánh cộng với những
ánh mắt tò mò của người miền xuôi khiến nhiều phong tục, tập quán của
đồng bào mất đi, trong đó, tục tắm suối cũng mai một rất nhanh.

cũng phải: người miền xuôi tò mò, trố mắt nhìn đăm đăm rồi chụp ảnh
phổ biến trong cộng đồng kèm với những dòng bàn tán không mấy hay ho.
Chính
cái sự quá đà này đã khiến người vùng cao ngày nay kín đáo hơn, tránh
né hơn khi tắm tiên. Giờ đây, tìm được một con suối, nơi mà các thiếu
nữ khỏa tấm thân ngọc ngà trong làn nước trong mát hiếm dần.

lẽ tắm suối đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc cần bảo tồn.
Suy cho cùng thì loại trừ suy nghĩ dung tục, có lẽ “tắm tiên” là phương
pháp tốt nhất để con người hòa mình với thiên nhiên một cách trọn vẹn
nhất, ai tắm mà không phải khỏa thân?
Ở thành phố:
người đông đúc, nhà san sát nhau nên trong một cắn hộ có đầy đủ các
tiện nghi từ nhà vệ sinh, nhà bếp đến nhà tắm... thì giữa chốn rừng núi
bao la ít người: nhà tắm là một con suối trong vắt chảy từ đỉnh cao
khác gì một phòng tắm đầy đủ tiện nghi giữa thiên nhiên hoang sơ hùng
vĩ?
< Tắm tiên không chỉ ở Tây bắc.
Nếu
trân trọng phong tục cổ truyền, nếu biết nhìn sự việc dưới ánh mắt
nghệ thuật, biết chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc, Tây nguyên
trong một chiều các cô sơn nữ tắm tiên thì bạn sẽ thấy lòng mình trong
sáng, thanh cao hơn như được hòa mình cùng đất trời và người của vùng
cao huyền thoại.
Du lịch, GO! tổng hợp

----------------------
Nguồn trích dẫn (0):
Huyền thoại tắm tiên... (Phần 1)
Huyền thoại tắm tiên... (phần 2)
Hành trình đi tìm sơn nữ tắm tiên
http://dulichgo.blogspot.com/2011/01/tuc-tam-tien-cua-nguoi-vung-cao.html


Triễn lãm và tranh luận ảnh phụ nữ xưa...







Thiếu nữ Đà Lạt xưa ở trần trong đời thường...



Những bức ảnh "độc" về thiếu nữ người Lạch xưa sống ở trần tại vùng đất
Đà Lạt ngày nay đã được nhà nhiếp ảnh nghiệp dư Lê Phỉ (82 tuổi, hiện
trú tại đường Hai Bà Trưng, TP Đà Lạt) ghi lại với những khoảnh khắc rất
đời thường cách đây tròn 60 năm.



< Bên mái hiên nhà...



Theo cụ Phỉ, thời đó người Lạch - một tộc người có mặt đầu tiên ở Đà Lạt
- vẫn còn sinh sống ở những vùng ven Trung tâm TP Đà Lạt ngày nay. Hằng
ngày, họ vào rừng săn bắn, kiếm củi gùi ra trung tâm TP Đà Lạt bán cho
người Kinh lấy tiền mua thực phẩm.







Tây nguyên huyền diệu

Tư liệu ảnh quý về Tây nguyên ngày xưa



< Theo điệu kèn bầu...







< Theo cụ Lê Phỉ, người Lạch ở Đà Lạt xưa kia xem việc không mặc áo là bình thường.



Thời điểm này, những chàng trai, cô gái người Lạch coi chuyện không mặc
quần áo là điều bình thường, họ thả sức ngắm nhìn cơ thể gợi cảm của
nhau, trai gái yêu nhau thường ra rừng tâm sự, nhưng tuyệt nhiên không
có chuyện “ăn cơm trước kẻng”.





< Một thiếu nữ tỏ ra e ngại trước ống kính
máy ảnh, vội vã bỏ chạy khỏi dòng suối đang tắm (Không hẳn họ e ngại vì
bị chụp ảnh - cái sợ ngày ấy do quan niệm máy ảnh có thể 'bắt hồn').




Vào mỗi buổi chiều, trên đầu nguồn con suối Lạch dẫn về hồ Xuân Hương
ngày nay lại nhộn nhịp tiếng cười đùa, trêu chọc của những thiếu nữ,
chàng trai. Họ khỏa thân tắm chung hồn nhiên như những đưa trẻ lên 3 mà
không phút bận tâm chuyện mình đang không một mảnh vài che thân.





< Cô gái nhỏ ở trần ngồi dệt lụa và rất tự
tin trước ống kính. Cụ Phỉ cho biết, bức hình này cụ chụp tại một gia
đình thuộc ngoại ô Đà Lạt vào sau năm 1954.






< Một phụ nữ tai căng tròn, đang địu con (cháu) trên lưng được cụ Phỉ chụp tại khu vực giáp ranh giữa TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương ngày nay.





< Chàng trai người Lạch đeo khuyên tai,
cầm tẩu hút thuốc trông dáng vóc uy nghi như một tù trưởng được miêu tả
trong các sử thi Tây Nguyên.






< Thời bấy giờ, nam nữ người Lạch đều có một tẩu hút thuốc.



     


< Thời bấy giờ, nam nữ người Lạch đều có một tẩu hút thuốc.






< Một con voi đưa người qua suối Lạch về bản.



Tranh luận về ảnh khỏa thân thời Pháp thuộc



“Chất lượng ảnh đã giảm sút do bị chụp lại nhiều lần, song những gì còn
lại vẫn cho thấy bản gốc rất đẹp” - nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nói về những
bức ảnh nude thời Pháp thuộc.





Không phải nhân học hình ảnh



Những bức ảnh phụ nữ Việt khỏa thân này nằm trong số hàng nghìn bức ảnh
về Việt Nam dưới thời Pháp thuộc của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp
Pierre Dieulefils (1862-1937).



Sau đó, chúng được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe
Chaplain mua và lưu giữ. Ông Philippe Chaplain đã cho Tạp chí Xưa và Nay
mượn bộ sưu tập của mình.



Theo quan điểm của ông Hữu Bảo, những bức hình đó rất chuẩn về bố cục
lẫn ánh sáng, đường nét, đồng thời sinh động. Các ảnh này đã được trưng
bày trong triển lãm Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa do Tạp chí Xưa và Nay
phối hợp với Thư viện Hà Nội tổ chức hồi đầu năm 2010.





Tuy nhiên, những ảnh nude này cũng gây tranh cãi. Những tranh luận về
nhóm ảnh khỏa thân chủ yếu xoay quanh việc các nhân vật trong ảnh liệu
có bị ép buộc cởi đồ để chụp những bức hình hở hang như thế hay không.



Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng đó là những tấm hình dàn dựng phi thực
tế trong chủ ý dã tâm của người Pháp. Người dân do đó phải tuân thủ mệnh
lệnh “bắt cởi phải cởi, bắt chết phải chết” của chủ.



Ý kiến ngược lại cho rằng những bức ảnh đó chỉ là tác phẩm của những
người muốn Á Đông hóa, An Nam hóa đề tài nude - một đề tài mỹ thuật hàn
lâm vốn luôn được mến chuộng. Bố cục của các tác phẩm cũng được phân
tích là quen thuộc và nhan nhản trong nghệ thuật cổ điển. TS Đào Thế Đức
- thư ký tòa soạn Tạp chí Xưa và Nay, nói: “Giờ đây, nếu nhìn tổng thể
những bức ảnh đó, chúng ta cũng không thể nói đích xác chúng được bố trí
hay không và bố trí đến đâu”.



Tuy
nhiên, theo TS Đức, đó chắc chắn không phải là những tư liệu nhân học
hình ảnh. Ông cho biết: “Nhân học hình ảnh phải do người dân tự thể
hiện. Nhờ đó, những bức ảnh, thước phim cho thấy rõ người dân thực sự
muốn thể hiện mình ra sao. Nó hoàn toàn không phải cái nhìn của người
ngoài cuộc. Trong khi điều thấy rõ trong những bức ảnh này chính là cái
nhìn của phương Tây về phương Đông. Qua cái nhìn đó, phương Đông trở nên
hơi kỳ quặc, lạ lẫm, thậm chí có phần nào lạc hậu”.



TS Đức cho rằng những tác phẩm này không chỉ không do người dân tự chụp
mà còn ít khả năng do người Việt chụp. Nó chính là những bức ảnh do
người Pháp chụp với tinh thần Tây phương dễ nhận thấy. “Thời đó, chắc
chỉ có mấy ông Tây mới bắt đàn bà con gái lột trần ra chụp ảnh như vậy
thôi”.



Hoàn toàn không gợi dục



Song, điều kỳ lạ là những bức nude trên hoàn toàn không có tính gợi dục.
“Tôi đã nói chuyện với một số người trong triển lãm, nhưng không ai cho
rằng những tác phẩm này dung tục cả”, ông Hữu Bảo cho biết. Tuy nhiên,
những tạo hình khó có thể coi là như trong cuộc sống thông thường. Một
người mẫu gánh nước nhưng yếm lại trật ra hở ngực. Mấy phụ nữ cùng ngồi
quanh tẩu thuốc và cũng hở ngực một cách lạ thường.



Bản thân TS Đào Thế Đức cũng khá ngạc nhiên vì sự “cởi trói” của những
mẫu nữ trong khuôn hình. “Chúng ta có văn hóa phồn thực. Nhưng sự phồn
thực này nằm trong các nghi lễ, mà phần nhiều được nhà nghiên cứu Toan
Ánh ghi lại thành sách. Tuy nhiên, nếu ngoài nghi lễ phồn thực thì mọi
chuyện lại rất khe khắt. Chính vì thế, nếu người phụ nữ có thai sau lễ
hội phồn thực làng La thì không sao, thậm chí còn được coi là may mắn.
Nhưng nếu bình thường, người phụ nữ đó chắc chắn khó thoát khỏi hình
phạt gọt đầu bôi vôi”.



Một
vài khuôn mặt lặp lại của thiếu nữ nude tại một số bức ảnh dạng tư liệu
khác khiến nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nghĩ đến việc đây chính là người mẫu.
Tuy nhiên, tại sao họ lại dám chụp những bức ảnh không có điểm gì chung
với Nho giáo như vậy, điều này cũng còn bí ẩn. Nhưng dù sao đi nữa,
những ảnh nude này vẫn mang giá trị tư liệu đặc biệt. Nhất là khi chúng
còn được người Pháp dùng làm bưu thiếp - một phương tiện truyền tải
thông tin, quảng bá nghệ thuật và tuyên truyền tư tưởng vào thời thuộc
địa.



“Rõ
ràng đây là những hình tư liệu quý. Giờ đây, điều dễ thấy nhất là về
nhân chủng học người Việt đã thay đổi quá nhiều”, ông Hữu Bảo đánh giá.
Cũng theo nhiếp ảnh gia này, “trong những bức hình nude thời đó những
khuôn mặt người Việt to và bè hơn chứ không thanh thoát như bây giờ. Ở
một vài khuôn hình, chúng ta còn thấy khuôn mặt họ hơi nhô ra và có nét
gãy. Căn cứ vào các đồ vật để so sánh, chiều cao của họ cũng chỉ khoảng 1
m 50.



Rõ ràng nếu đặt trong tương quan với chúng ta bây giờ, những bức nude
này cho thấy sự khác biệt thú vị. Và cũng vì thế, tôi rất thích cách thể
hiện của tác phẩm. Bằng cách chọn những phụ nữ rất dung dị, họ không vệ
nữ hóa ảnh nude mà chọn cách thể hiện đúng người Việt, theo tinh thần
Việt, theo đúng tỷ lệ của người Việt. Đây chính là cách mà danh họa
Nguyễn Phan Chánh vẽ Tiên Dung - Chử Đồng Tử sau này. Nếu nói đến eo
thon, tỷ lệ vàng thì không phải. Nhưng toàn bộ tác phẩm nói lên được một
tinh thần Việt Nam và dễ được chấp nhận”.



Trong những bức ảnh đó, các thiếu nữ nhìn thẳng không e ngại. Nhưng họ
cũng không hề có các tạo dáng khó, phô diễn đường cong lựa theo ánh
sáng. Chúng gợi một cảm giác mộc mạc, chân phương, dễ mến. “Đây là phong
cách chụp rất phổ biến của những bức ảnh nude chụp vào thế kỷ 19”,
nhiếp ảnh gia Ngô Xuân Phú - cũng là người đã theo học nhiếp ảnh tại Hà
Lan trong 2 năm, cho biết.



Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Khắc Lịch (Bee), Trinh Nguyễn (báo Thanhnien) và nhiều nguồn ảnh cổ khác.








































































http://dulichgo.blogspot.com/2012/06/trien-lam-va-tranh-luan-anh-phu-nu-xua.html



Ngực trần sơn nữ





Đến
tận đầu thế kỷ XX, đa số phụ nữ các tộc người thiểu số cư trú lâu đời
trên vùng đất Trường Sơn – Tây Nguyên hùng vĩ vẫn còn giữ tục để ngực
trần khi ở nhà, ra rẫy. Điều này đã được chứng minh qua những bức ảnh
của các nghệ sĩ và các nhà dân tộc học người Pháp, người Việt… cho thấy.




Trong các lễ hội, từng đoàn thiếu nữ mang ùi (váy) sặc sỡ, ngực để trần,
cài những đoá hoa rừng lên gùi, lên tóc, ánh mắt long lanh, say sưa
nhảy múa trong tiếng chiêng, tiếng cồng thẳm sâu, huyền bí. Để tăng thêm
vẻ duyên dáng, hấp dẫn, các sơn nữ còn đeo nhiều sợi dây cườm ngũ sắc
trước ngực.



Thời gian gần đây ở các buôn làng vùng sâu vùng xa, phụ nữ trung niên
vẫn để ngực trần trong khi các cô gái trẻ mặc áo cánh ngắn, bó sát người
làm nổi bật bộ ngực tròn và vòng eo thon thả.



Lúc
tắm suối, sơn nữ chỉ mặc váy còn ngực để trần, tuy nhiên mỗi khi có
bóng người lạ, các cô lập tức trùm váy che kín thân thể. Hiếm hoi lắm
mới bắt gặp các cô gái ở trần đi tắm suối hoặc lấy nước về, chân thoăn
thoắt leo lên các bậc thang làm nhún nhẩy đôi vú tròn mọng… trông thật
thanh thoát, hồn nhiên.



Trong chuyến công tác ở sóc nhiều vợ Brum Tong – một cái sóc nhỏ bé nằm
lọt thỏm giữa thung lũng ba bên bốn bề là rừng lồ ô thuộc huyện Cát
Tiên, chúng tôi được già làng Điểu Mốt cho biết: Do khí hậu mùa khô nóng
bức nên mọi người thích cởi trần cho thoải mái, mát mẻ.



Về chuyện có đến 60 – 70% đàn ông trong sóc có 2 – 3 vợ trở lên, già
nói: Theo phong tục của người S’tiêng hễ ai có nhiều trâu, chóe thì được
bắt thêm vợ.

Mình bắt được 3 vợ và sinh 18 đứa con, nhiều nhất sóc này nhưng ở sóc Bù
Khiêu phía bên kia sông Đồng Nai có ông Điểu K’Chá bắt tới 7 vợ và có
hơn 30 đứa con. Tuy nhiên, sau khi tham quan, học tập tại Hà Nội, mình
đã vận động bà con xây dựng buôn làng văn minh, no ấm hơn, không bắt
nhiều vợ và đẻ nhiều con nữa.



< Phụ nữ Tây nguyên giã gạo.



Các già làng người M’nông thì kể: Trước kia các loài thú dữ như sói,
cọp… thường quanh quẩn quanh làng. Sau nhiều lần giáp mặt, nhận thấy
chúng rất sợ phụ nữ để ngực trần và đeo nhiều dây cườm, do đó mỗi khi đi
rừng, đi rẫy, để phòng thú dữ, phụ nữ thường đi trước với bộ ngực trần,
còn nam giới đi sau mang theo giáo mác, xà gạc. Có lẽ vì ảnh hưởng của
tục này mà ngày nay ở đây người vợ luôn đi trước chồng.



Còn theo các nhà dân tộc học, tục để ngực trần có thể xuất phát từ quan
niệm thẩm mỹ “tốt khoe, xấu che” và ý niệm về phồn thực, sự sinh sôi,
nảy nở sung túc, tốt tươi của đồng bào thiểu số.



< Biểu tượng cặp nhũ hoa thường xuất hiện tại khắp mọi nơi.



Mặt khác, cùng với cặp ngà voi và vành trăng non thì đôi vú (biểu tượng
của chế độ mẫu hệ) trở thành mô típ quen thuộc trong nghệ thuật kiến
trúc, điêu khắc:



Ven các dòng sông lớn như Sêrêpốk, K’Rông nô, K’Rông Ana, Đồng Nai… có
thể bắt gặp những chiếc thuyền độc mộc mà trên đầu mỗi con thuyền được
khắc nổi đôi ngà voi hay cặp nhũ hoa.



Trên
cầu thang, cột hiên, cột cái của nhà sàn cũng có những đôi vú được chạm
nổi, nhô ra đến 10 cm, khá tinh tế, sinh động. Bởi theo quan niệm của
người bản địa, ai được chiêm ngưỡng hoặc chạm vào sẽ gặp nhiều may mắn,
hạnh phúc.



Ngày nay, những gia đình giàu có ở Tây Nguyên vẫn xây nhà theo kiểu cổ
truyền với những nhà sàn rất dài, hiên rộng, nhiều cầu thang. Nhà sàn
của đại gia đình ông K’Lợi (Di Linh, Lâm Đồng), ông Ha Brê (Lâm Hà, Lâm
Đồng)… dài hàng chục mét, có 3 - 4 thế hệ cùng chung sống và có từ 35
đến hơn 50 thành viên.



< Tượng nhà mồ trên Tây Nguyên.



Với tộc người Êđê, nhà được gọi là dài khi đánh chiêng ở đầu hồi nhà bên
này thì người ở đầu hồi kia chỉ nghe tiếng một cách yếu ớt. Bốn cột
chính của nhà dài, những xà ngang chính như quá giang, dầm ngang được
làm bằng những loại gỗ tốt như ê răng, đinh hương, cẩm lai, dổi… chạm
khắc nồi bung, nồi bảy, con rùa, kỳ đà hoặc đôi ngà voi, vành trăng non,
những kỷ hà… và dĩ nhiên không thể thiếu đôi vú - biểu tượng của sự
giàu có, uy thế…



Đặc
biệt, để làm cầu thang, người ta đẽo cong một đoạn cây gỗ để phần đầu
uốn về phía trước như dáng con thuyền cưỡi sóng rồi khắc từ 5 - 7 bậc
thang; đầu cầu thang khắc đôi vú và vành trăng non.



Không hẹn mà gặp, tại triển lãm tranh, tượng, cồng chiêng... với chủ đề
Tây Nguyên huyền diệu vừa tổ chức tại TP. Đà Lạt, tất cả các tỉnh đều có
tranh hoặc tượng về ngực trần sơn nữ, trong đó, nhiều bức được sáng tác
trong năm 2005.






ràng, dẫu có sự giao lưu rộng rãi với nhiều dân tộc khác nhưng các tộc
người thiểu số Tây Nguyên vẫn giữ được các phong tục, tập quán tốt đẹp;
đời sống tâm linh phong phú, giàu bản sắc, hồn hậu, trong sáng.



Đây là nguồn đề tài vô tận để các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước sáng
tạo nên những tác phẩm văn học – nghệ thuật ấn tượng, có giá trị thẩm mỹ
cao.



Du lịch, GO! - Theo Kim Anh - Tien Phong, ảnh sưu tầm.















http://dulichgo.blogspot.com/2012/01/nguc-tran-son-nu.html

--------------------------

Ngọc Quyên

Thứ hai - 21/03/2011 
Với
mục đích kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường sống đang ngày càng bị
hủy hoại, Ngọc Quyên đã thực hiện bộ ảnh nude toàn thân giữa không gian
bao la của cao nguyên Mộc Châu. Thông điệp mà cô muốn nhắn nhủ qua bộ
ảnh, con người hãy yêu và chăm sóc thiên nhiên như chính bản thân mình.
Người
đẹp Sài Gòn cho biết, ý tưởng chụp ảnh nude của cô, bắt nguồn từ việc
cô chứng kiến nhiều nghệ sĩ nổi tiếng châu Á, đã quyết định chụp ảnh
nude toàn thân hoặc bán thân để kêu gọi công chúng quan tâm đến các vấn
đề xã hội và con người đang nhức nhối như ung thu, nạn đói hay bảo vệ
động vật và môi trường. Cô cũng nói, trong vai trò người mẫu, cô không
có nhiều cơ hội được mời làm đại sứ hay tham gia vào các hoạt động bảo
vệ môi trường như các hoa hậu... Ngọc Quyên quyết định thực hiện bộ ảnh
nude giữa thiên nhiên, với mục đích, đánh động sự quan tâm của mọi
người đến môi trường sống xung quanh, một thế giới đang ngày càng bị
tàn phá bởi chính con người.



Để
thực hiện bộ ảnh, Ngọc Quyên, nhiếp ảnh gia Tô Thanh Nghiệp cùng
chuyên gia trang điểm Thanh Phước đã lặn lội vào những khu vực hoang
vắng của Mộc Châu (Sơn La). Họ chọn địa điểm là nơi giao hòa của dòng
suối, thác nhỏ và những đồi núi trập trùng. Ngọc Quyên nói: "Đến đây,
tôi cảm nhận được một điều, vẻ đẹp nguyên bản của thiên nhiên chỉ tồn
tại khi chúng ta có ý thức quan tâm và bảo vệ".

Vốn
từng không ít lần từ chối các đề nghị chụp ảnh nude với những mục đích
khác, nên với bộ ảnh có thể gây tranh cãi này, Ngọc Quyên vẫn giữ niềm
tin vào ý tưởng của mình, cô hy vọng, nó có sự tác động mạnh mẽ đến
mọi người. Cô tin mình đã nổi tiếng, để không cần lợi dụng những chuyện
như thế này, để đánh bóng tên tuổi.



Thanh Nghiệp, tác giả của những bức ảnh nói, bộ ảnh nude với người mẫu
Ngọc Quyên là một bước thể nghiệm mới của anh trong việc khai thác vẻ
đẹp hình thể của các người mẫu. Anh tin rằng, thời trang có thể bị lỗi
mốt, nhưng vẻ đẹp hình thể của con người sẽ tồn tại mãi với thời gian.
Nhiếp ảnh gia cũng chia sẻ về một dự án sách ảnh mới của mình, nếu bộ
ảnh nude của Ngọc Quyên nhận được sự quan tâm và đồng tình từ người xem, sắp tới, anh sẽ phát hành một tác phẩm ảnh về chuyên đề này.





Tác giả bài viết: Tô Thanh Nghiệp
Nguồn tin: Ngôi Sao
http://nghean24h.vn/news/Thoi-trang/Bo-anh-nude-cua-nguoi-mau-Ngoc-Quyen-10339/


Trong khi dư luận còn đang xôn xao những ý kiến trái chiều về bộ hình nude 100% của Ngọc Quyên thì hôm nay, trên một số trang web tiếp tục đăng tải những bức ảnh khác trong cùng seri mà Ngọc Quyên vừa thực hiện.

khá nhiều ý kiến trái ngược nhau, từ những người mẫu, những nhà tâm
lý, phụ huynh học sinh… về sự kiện Ngọc Quyên chụp nude để kêu gọi bảo
vệ môi trường. Người ủng hộ, người phản đối… Còn Ngọc Quyên thì vẫn rất
vững vàng, vì cô đã chuẩn bị trước tâm lý để “hứng đòn”. Mục đích cao
đẹp của Ngọc Quyên đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, việc Ngọc Quyên chụp
ảnh nude chắc chắn vẫn là đề tài tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận.
Một số bức ảnh trong serie ảnh nude của Ngọc Quyên:
clip image001 thumb107 Bộ ảnh nude 100% tiếp theo của siêu mẫu Ngọc Quyên
clip image002 thumb90 Bộ ảnh nude 100% tiếp theo của siêu mẫu Ngọc Quyên
clip image003 thumb56 Bộ ảnh nude 100% tiếp theo của siêu mẫu Ngọc Quyên
clip image004 thumb53 Bộ ảnh nude 100% tiếp theo của siêu mẫu Ngọc Quyên
clip image005 thumb48 Bộ ảnh nude 100% tiếp theo của siêu mẫu Ngọc Quyên
Theo Vnmedia





quyen4 Ngọc Quyên nude 100%


quyen5 Ngọc Quyên nude 100%


quyen6 Ngọc Quyên nude 100%


quyen7 Ngọc Quyên nude 100%
Theo Xzone












http://www.ymoi.com/2011/03/bo-anh-nude-100-tiep-theo-cua-sieu-mau-ngoc-quyen/
-------------------

chụp ảnh nude...vì môi trường

Nghĩ vui: ta trèo non lội suối cũng chỉ do chút chí hướng thích khám phá thiên nhiên, khoái chu du trên mọi nẻo đường... cái mà người ta gọi nôm na là đi phượt - còn những bạn trong bài viết này cũng vượt suối lên rừng nhưng chỉ với mục đích tìm... hậu cảnh cho chuyến săn ảnh số cùng người mẫu.

Từ hồi Ngọc Quyên chụp ảnh khỏa thân gọi là "bảo vệ môi trường" đến nay thì trong cách nói của báo chí VN mình: cụm từ "Bảo vệ môi trường" có thêm một ý nghĩa khác ngoài nghĩa đen đơn thuần xưa nay.

Nghe buồn cười nhưng bây giờ hễ nói tới chụp ảnh bảo vệ môi trường, đặc biệt hơn là nếu cụm từ nằm trong ngoặc kép thì đương nhiên người xem phải hiểu đó là chụp ảnh nude và gắn mác "bảo vệ môi trường" theo cung cách... dí dỏm.

Người người đi chụp, nhiều đoàn đi các nơi hoang vắng để thi thố tài năng... khiến lĩnh vực này trở thành một hiện tượng.

Điểm sáng là từ đó cũng tạo ra vô số những bức ảnh nghệ thuật tuyệt đẹp không mang sự trần tục ra đời, son song đó cũng lắm cái trớ trêu cười ra nước mắt.

Hóa ra chộp ảnh kiểu "bảo vệ môi trường" cũng có cái vô duyên nhưng cũng lắm cái tuyệt tác hữu duyên - chỉ cười thầm chuyện vô tình chung cụm từ "bảo vệ môi trường" bổng có thêm nghĩa "phụ".

Bài viết dưới đây của nữ phóng viên Hương Linh trên báo Tiền Phong nói về chuyến hành trình đi chộp kiểu "Bảo vệ môi trường" của cô ấy, xin được post lên đây để các bạn xem giả sầu.

Ảnh minh họa mình lấy từ nhiều nguồn, trong đó có VNphoto.net: một forum nổi tiếng về lĩnh vực ảnh nghệ thuật.

Do quan niệm Á Đông thì nude dù mang mác nghệ thuật nhưng vẫn là một khía cạnh nhạy cảm, vì vậy mình cũng không dám đưa lên nhiều. Ai biết thưỡng lãm thì sang đó coi vậy.

Tôi đi chụp ảnh nude...vì môi trường

< Mẫu cực nhọc, người chụp cũng vất vả chả kém: chuyện trượt té, ướt máy... cũng là việc thường tình.

Là một nữ phó nháy 9X mới vào nghề, tôi được theo chân đàn anh trong một buổi chụp hình dã ngoại mà chúng tôi gọi là... vì môi trường như cách nói của người mẫu Ngọc Quyên.

Nhập cuộc

Đoàn chúng tôi 4 tay máy cùng người mẫu bon bon đến rừng quốc gia Ba Vì. Khu nhà đổ giữa rừng là địa điểm lí tưởng cho những bộ ảnh nude bởi khung cảnh nhiều chất thơ, lại vắng người qua lại. Chúng tôi đi vào ngày thường nên không gặp một bóng người. Kate, người mẫu gốc Thụy Điển, tỏ ra khá vui vẻ và thân quen với nhóm chụp ảnh.

< Và tất cả cũng chỉ mong có được những bức ảnh đẹp.

Kate có gương mặt tươi sáng có thần thái, luôn miệng nói về ý tưởng trong những shoot hình. Kate đã có con, hiện là giáo viên trường đại học quốc tế tại Hà Nội. Đây không phải lần đầu Kate làm mẫu nude, cô hào hứng khi nói về ảnh nude và những kỉ niệm trong các buổi chụp trước.

Đến điểm chụp, bố trí ánh sáng xong, người mẫu rất tự nhiên cởi bỏ đồ và tạo dáng. Khu nhà đổ giữa rừng tối âm u, chỉ có ánh flash lóe liên hồi và tiếng màn chập máy ảnh.

Kate diễn rất tốt. Sự tự tin giúp cô phô diễn những đường nét cơ thể. Hầu như người chụp ít phải can thiệp vào tạo hình của cô, trừ những shoot hình quá khó hoặc góc máy đặc biệt.

Ngước lên đã thấy tay máy tên Hùng treo người tít trên ngọn cây và chỉ bảo hiểm bằng dây đeo máy ảnh buộc người vào thân cây. Các tay máy khác hoặc đã leo lên cây, hoặc đứng chênh vênh trên mái nhà. Tường gạch mục nát mỏng manh của căn nhà đã nứt vằn vện, nhưng các tay máy chẳng mảy may quan tâm. Tôi chỉ biết lắc đầu, chọn cho mình chỗ đứng trên một bệ lò sưởi xem chừng chắc chắn và an toàn.

< Bạn nhìn dáng của mẫu, ánh sáng và bóng soi dưới nước để thấy cái đẹp của ảnh nghệ thuật.

Chúng tôi di chuyển đến một căn nhà đổ khác gần đấy. Kate vẫn ...vì môi trường, vừa đi vừa nói về những tư thế mà cô muốn chụp. Nơi chụp thứ hai ẩm thấp, dương xỉ mọc um tùm. Đang chụp, bị vắt cắn, Kate sợ xanh mặt, vội mặc quần áo và đề nghị đi về dù buổi chụp đang dang dở.

Về đến Hà Nội, Hùng hứa sẽ cho tôi tham gia những buổi chụp tiếp theo đền bù lần chụp Kate bị đứt quãng.
Trên đường về, dừng chân ở quán cà phê ở trung tâm Hà Nội, Hùng nói: “Em cứ chỉ một cô gái bất kỳ và cho anh 3 ngày, anh có thể dẫn cô đó đi chụp nude”.

Tưởng Hùng chỉ chém gió, tôi chỉ đại một cô nom khá trẻ và sành điệu ngồi gần bàn. Hùng nháy mắt: “Em nhớ kỹ mặt và chuẩn bị máy móc nhé, 3 ngày sau đi chụp”.

Hùng mon men làm quen. Ba ngày sau, nhóm chụp ảnh lần trước lại tụ họp và người mẫu đúng là cô gái hôm trước. Thấy vẻ sửng sốt của tôi, mấy gã chỉ cười, còn cô gái ngồi khép nép trên xe, hỏi gì đáp nấy. Khi biết cô gái tên Mai đã 18 tuổi lẻ 4 tháng, tôi mới thở phào an tâm. Đây là lần đầu Mai chụp ảnh nude nên rất ngượng ngùng.

Cả nhóm phải hùa vào động viên mãi cô mới bắt đầu quen ống kính và trút bỏ xiêm y, miệng liên hồi nhắc: “Anh chị đừng chụp rõ mặt em nhé”. Gật gật thế, chứ tránh làm sao được những pha thấy mặt, nhất là trong không gian studio chật hẹp. Chụp Mai khó hơn và ồn ào hơn bởi cô lúng túng dùng tay che tất cả những phần nhạy cảm khiến tạo dáng cứng nhắc và ngượng ngập, các tay máy liên tục thay nhau nhắc “Em bỏ tay thấp xuống đi”, “Em xoay người về đây đi”...

Hùng thi thoảng cho Mai xem những shoot hình đẹp (đương nhiên không thấy mặt người mẫu) để khích lệ và bảo cô tạo những dáng khó hơn, độc hơn. Tàn cuộc, Mai lại liên tục xin xóa những tấm hình lộ mặt. Mấy gã ai cũng nói lèo lèo: “Rồi rồi, đã xóa”, và thao tác máy cho Mai thấy. Cô gái yên tâm ra về.

Sau những lần vác máy theo đàn anh, tôi bắt đầu tự tìm người mẫu cho mình. Chụp nude nhiều, nên đi đâu, lê la chỗ nào hễ thấy cô gái nào đặc biệt, tôi có thể hình dung khuôn hình nude của mình sẽ thế nào…
Người mẫu nude không thể thay quần đổi áo như mẫu thời trang, bởi cơ thể và thần thái mỗi người chỉ khai thác mạnh được ở một ý tưởng. Mỗi khi có được những ý tưởng hay và khó, tôi lại bắt đầu đi tìm người mẫu thích hợp. Khi là bạn học cùng lớp, khi là một chị bạn đi phượt cùng, hoặc một người lạ...

Danh sách mẫu nude của tôi ngày càng dài ra, nhưng cũng chỉ ở hạng học việc và chưa ảnh nude nghệ thuật nào của tôi bán được giá cao. Trong khi đó, tay máy tự do như Hùng đang có những tấm hình nude nghệ thuật được trả giá 3 – 5.000 USD sau khi đăng trên các diễn đàn về ảnh ở Việt Nam.


Điều lạ là hầu hết bạn trẻ, đặc biệt thế hệ 9X, đều đồng ý khi tôi ngỏ lời. Có bạn đồng ý ngay lập tức, nhưng cũng có bạn, tôi mất cả tháng thuyết phục.

Tai nạn

< Trèo non, lội suối, băng rừng..., xem ra các cô người mẫu chân yếu tay mềm vất vả không kém đoàn chụp theo sau. Chuyện trầy xước, vắt đeo hay muỗi tấn công là chuyện khó tránh.

Không phải cô gái nào cũng đam mê chụp nude và sẵn lòng công khai. Kate chia sẻ, ở Thụy Điển nếu muốn được chụp nude, người mẫu buộc phải đưa ra tất cả giấy tờ để xác nhận đủ tuổi, đồng thời ký cam kết tự nguyện chụp để tránh phiền nhiễu về sau cho cả đôi bên. “Ở Việt Nam dễ quá, chỉ cam kết miệng, khi có chuyện biết giải quyết như thế nào?”, Kate nói.


Cũng liên quan chuyện cam kết miệng, đang xôn xao vụ hotgirl T.L kiện nhiếp ảnh gia vì tội sàm sỡ cô trong khi chụp hình. Trước đó, nhiếp ảnh gia hứa chụp ảnh nude nhưng sẽ không chụp mặt. “Studio rất tối, anh lấy lý do bôi dầu bóng lên người cho bắt ánh sáng đẹp để sờ soạng khắp người em.

Đã cam kết không chụp mặt, nhưng anh vẫn chụp. Em đòi xem lại cũng không được. Sau đó, anh còn lấy những bức hình lộ mặt để ép em chụp tiếp”, T.L kể với tôi.

< Khi mẫu là "nền" trong chủ đề.

Cuộc tranh cãi nảy lửa giữa đôi bên chưa có hồi kết đã có thêm 2 cô gái khác cùng tố cáo nhiếp ảnh gia nọ là yêu râu xanh. Điều đáng nói, không phải cô gái nào cũng đủ dũng khí để lên tiếng như T.L.
Tai nạn đến với người mẫu đã biết nhiều, nhưng rắc rối với nhiếp ảnh gia cũng không ít. Huy Thành, một tay máy khá nổi ở Hà Nội, kể về sự cố nhớ đời. Sau khi chụp xong, người mẫu tuổi teen của anh tỏ ra rất thoáng, đồng ý cho công khai những bức hình của cô trên trang ảnh cá nhân.

Tuy nhiên, sau mấy hôm, bạn trai người mẫu gọi điện cho Huy Thành mắng xối xả, dọa sẽ kiện lên tòa án, thậm chí còn đe: “Cho một trận biết tay, chừa cái thói dụ dỗ con gái nhà lành”. Không có bất cứ bằng chứng nào về sự đồng ý của người mẫu, Huy Thành lẳng lặng gỡ tất cả ảnh xuống, coi như một bài học ghi tâm khắc cốt.

Thấy tôi thắc mắc mãi về Mai, từ một người lạ mà chỉ sau 3 ngày đã đồng ý chụp nude, Hùng bật mí: “Việc rủ rê bạn nữ chụp ảnh...vì môi trường đều có bài. Ban đầu nhẹ nhàng cho các cô xem ảnh khỏa thân nghệ thuật của một số nhiếp ảnh gia nổi tiếng, để họ hình dung được thế nào là ảnh khỏa thân. Rồi tán dương rằng “anh thấy em rất hợp với kiểu chụp thế này”, hoặc “thân hình chuẩn như em mà không chụp, mấy năm nữa tàn phai đi thì lại tiếc”… Hầu hết các cô đồng ý.
Trường hợp khó hơn thì các chiêu trò lại cao hơn, tùy vào cá tính mỗi cô. Nói chung Hùng chưa từng thất bại. Nghe giọng cười tự mãn của Hùng, tôi mới hiểu tại sao anh có gia tài ảnh nude đồ sộ như thế.

“Thực sự bây giờ tìm người mẫu nude không khó. Nhiều cô gái còn tự liên hệ với nhiếp ảnh gia để được chụp hình khỏa thân, không phải vất vả đi thuyết phục như trước. Cái khó của người làm ảnh nude nghệ thuật bây giờ là biết từ chối những cô gái đến với ảnh không vì nghệ thuật, mà vì mưu cầu phô trương cá nhân. Còn cái khó của người mẫu có nhiệt huyết bây giờ là tìm được một nhiếp ảnh gia thực sự chứ không phải là những con yêu râu xanh”, nhiếp ảnh gia Lê Hải chia sẻ.

Cái nhìn về ảnh khỏa thân với nhiều bạn trẻ ngày một thoáng hơn, đặc biệt sau khi xuất hiện hàng loạt triển lãm ảnh nude nghệ thuật. Mong muốn lưu giữ hình ảnh đẹp của bản thân là nhu cầu chính đáng của bạn trẻ.

Tuy nhiên, là một tay máy chuyên chụp ảnh nude, tôi chiêm nghiệm rằng chụp thế nào để giữ mình là tuỳ thuộc vào bản lĩnh và cách nhìn nhận ở mỗi bạn trẻ.

Ảnh khỏa thân nghệ thuật đẹp bao giờ cũng gợi lên sự trong sáng, cuốn hút của dáng đẹp người phụ nữ hòa lẫn với phối cảnh, ánh sáng... để tạo ra một chủ đề. Nhưng lạy Trời: có nhiều cách khác để bê tha nên xin đừng lợi dụng và lạm dụng để làm vẫn đục chữ nghệ thuật thì đau lòng lắm thay!












































Du lịch, GO! - Theo Hương Linh, báo Tiền Phong - ảnh minh họa từ nhiều nguồn, trong đó có ảnh từ VNphoto.net
http://dulichgo.blogspot.com/2012/01/toi-i-chup-anh-nudevi-moi-truong.html#more

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.