Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

URBANISM,


QHDT

CÁC PHONG TRÀO QUY HOẠCH Nguồn: "Urban Planning and Design Standards"
Tác Giả: Carl Abott, Ph.D., Portland State University, Portland, Oregon Ng ư ời D ịch: N.A.L.

1. TRUYỀN THỐNG CẢNH QUAN Frederick Law Olmsted Học thuyết đầu tiên của Mỹ về quy hoạch đô thị ra đời từ việc quy hoạch cảnh quan và thiết kế công viên vào nửa sau thế kỉ 19. Frederick Law Olmsted, một nhân vật nổi bật, lập luận rằng, sự phát triển của thành phố là điều tất yếu và mang lại lợi ích cho xã hội, và việc kết hợp công viên, cảnh quan thiên nhiên vào cấu trúc đô thị có thể giúp giảm nhiều ảnh hưởng tiêu cực mà sự phát triển của đô thị gây ra. Giống như nhiều trí thức Mỹ vào thời điểm đó như Ralph Waldo Emerson và Henry Đavi Thoreau, Olmsted đánh giá cao vai trò của thiên nhiên. Ông hy vọng, việc ứng dụng mang tính sáng tạo trong thực hành kiến trúc phong cảnh có thể giảm bớt áp lực ở các thành phố đông dân và thúc đẩy tính thân thiện, trong sáng trong các mối quan hệ xã hội. Olmsted đã áp dụng lý thuyết của mình vào thực tế ở Công Viên Trung Tâm của thành phố New York (Central Park-NY- h.1 ) do ông cùng với Calvert thiết kế. Với ý đồ cho phép mọi người thoát khỏi thành phố, bản thiết kế năm 1857 cho tới nay vẫn là bản thiết kế phong cảnh mang tính kinh điển. Sau đó, Olmsted đã thiết kế nhiều công viên lớn ở nhiều thành phố, bao gồm Mount Royal ở Montreal, Belle Isle ở Detroit và Prospect ở Brooklyn. Tránh xa các yếu tố, chuẩn mực chính thống và đối xứng, Olmsted sử dụng những đồng cỏ uốn cong, các hồ nước có hình dáng tự do, và những lối đi quanh co để tạo ra cảm giác đồng quê trong thành phố.


Hình 1: C entral P ark - NY

Mặc dù không thể thuê được Olmsted, song vào những thập niên cuối của thế kỉ 19 hầu hết các thành phố ở Mỹ đều đã dành ra một diện tích đất khá lớn để làm công viên. Một số công viên quan trọng như Piedmont ở Atlanta, Balboa ở San Diego và Forest ở St.Louis đã được phát triển thành các địa điểm cho các cuộc triển lãm, hội chợ và sau đó tái tạo để tiếp tục phục vụ cộng đồng. Quy hoạch công viên Với sự dẫn đầu bởi Olmsted, việc phát triển công viên đã đưa người Mỹ tới việc quy hoạch mang tính hệ thống viên ở cấp độ vùng. Các nhà lãnh đạo địa phương nhận ra rằng, để có được những dải công viên rộng, họ có thể mua đất ở các vùng xa xôi của thành phố, kết nối chúng bằng các con đường với hai hàng cây và những đại lộ. Vào những năm 1870, Chicago đã quy hoạch một loạt các công viên ngay gần hồ và sâu trong thành phố và đi kèm với những đại lộ nỗi liền các công viên này. H.W.S. Cleveland, tác giả cuốn “Landscape Design as Applied to the Wants of the West” (1873), đã thiết kế một hệ thống hoàn chỉnh tương tự cho Minnepolis và St.Paul vào những năm 1880; George Kessler thiết kế cho thành phố Kansas vào những 1890s và các hệ thống công viên ở Dallas và Houston và những năm đầu của thế kỉ 20; và John Olmsted thiết kế cho Portland, Oregon những năm 1900. Thành công rực rỡ nhất trong trường phái này là việc quy hoạch hệ thống công viên (Emerald Necklace - h.2) cho Boston và các khu vực liền kề, do Uỷ ban Công viên Vùng Đô Thị dưới sự lãnh đạo của Charles Eliot (thành lập năm 1893) quy hoạch. Hệ thống này bao gồm các bản quy hoạch của Olmsted cho Fenway và cho tới năm 1902 đã phủ một diện tích rộng 15 nghìn mẫu, 10 dặm đường nước và 22 dặm đại lộ có cây hai bên.

h ì nh 2: Boston Emerald Necklace - m ột ph ần trong h ệ th ống c ông vi ên v ùng đ ô th ị B oston



Các hệ thống công viên cấp vùng trong những năm đầu thế kỉ 20 như Cook County, Illinois, Forest Preserve và Denver ở Colorado, các công viên núi đã mở rộng việc thiết kế không gian mở cáp vùng sang thời đại của ô tô. Các hệ thống công viên cũng là những phần xuất hiện thường xuyên trong các bản quy hoạch “thành phố đẹp” được thực hiện bởi Daniel Burnham, Edward Bennett và các kiến trúc sư khác. Tất các quy hoạch như vậy đều đòi hỏi các nhà lãnh đạo địa phương suy nghĩ về sự tăng trưởng dân số trong tương lai, về việc sử dụng đất, việc lưu thông ở cấp vùng và thu mua đất trước khi cần dùng (thường là nên chọn các khu vực mà hiện nay chúng ta thường coi là những khu vực nhạy cảm về môi trường như đồi dốc, đầm lầy, vùng đất quanh hồ và dòng chảy của suối). Tổng hợp lại, có một vài nguyên tắc mang tính hướng dẫn cho các nhà quy hoạch công viên mới - Thích ứng các yếu tố thiết kế với cảnh quan tự nhiên - Tạo ra một “vùng nông thông” hơn là một cảnh quan chính thống - Những dải công viên rộng có tầm quan trọng trong việc tạo cảm giác thoát khỏi thành thị - Thiết kế hệ thống toàn thành phố bao gồm các công viên rộng được nối liền bằng các đại lộ, đường với giải cây xanh - Nhận thức rõ giá trị của việc thu/mua/giữ đất công viên trước sự tăng trưởng mở hơn của thành phố. Các vùng ngoại ô được quy hoạch Olmsted cũng là một nhân vật trọng yếu trong sự phát triển của các vùng ngoại ô cao cấp được quy hoạch theo phong cách “lãng mạn” hay “giống như tranh vẽ”. Hệ thống đường tàu vận hành thường xuyên ra đời ở các thành phố lớn trong những năm 1850 đã giúp các tầng lớp thượng lưu có cơ hội sống trong các cộng đồng mới với mật độ dân số thấp ở bên ngoài những thành phố đông đúc. Một số khu vực ngoại ô thành lập đầu tiên gần đường tàu là các khu với hệ đường chạy thẳng cắt qua các làng nông thôn trước đó. Tuy nhiên, các khu ngoại ô khác lại được thiết kế một cách có ý thức theo truyền thống “tạo công viên” với những lô đất rộng, những đường dạo, và các con phố ngoằn nghèo thích ứng với cảnh quan. Những khu ngoại ô như vậy sớm xuất hiện từ những năm 1850 bao gồm Llewellyn Park, New Jersey và Lake Forest, Illinois. “Khu đơn vị ở ngoại ô kiểu mẫu” mang tính kinh điển được Olmsted thiết kế năm 1868 cho Riverside, Illinois, rộng 1600 mẫu dọc sông Des Plaines, cách Chicago 11 dặm về phía Tây. Mục tiêu là nhằm tạo ra một quảng cảnh thôn quê, trong đó các con đường và cây cối tạo ra một “sự thuần khiết, tĩnh lặng riêng biệt”. Các yếu tố thiết kế của các “khu ngoại ô lãng mạn” vẫn là phần quan trọng trong ngôn ngữ quy hoạch ngoại ô, có nhiều điểm chung với các mục tiêu nâng cao nhận thức mang tính xã hội của trường phái Thành phố Vườn (Garden City). Sự phát triển nổi bật các khu dân cư hay ngoại ô, với việc cung cấp dịch vụ bán lẻ, trường học và nhà thờ đã đặc biệt nở rộ vào cuối thế kí 19, ví dụ như Chestnut Hill ở Philadelphia, Roland Park ở Baltimore và Inman Park ở Atlanta. Đầu thế kỉ 20 cũng có một loạt các công trình như vậy như Shaker Heights gần Cleveland và Quận Country Club của thành phố Kansas. Mặc dù nhiều quận này đã được sát nhập vào trung tâm thành phố, song vẫn có thể dễ dàng nhận diện sắc thái của trường phái kiến trúc quy hoạch lãng mạn với những con đường cong ngắt quãng các đường ngang dọc kẻ ô. Tham khảo Cleveland, H.W.S.1873. Landscape Design as Applied to the Wants of the West. Armherst, MA: University of Massachusetts Press. Cranz, Galen. 1982, The Politics of Park Design: A History of Urban Parks in America. Cambridge, MA: MIT Press. Rogers, Elizabeth Barlow. 1972, Frederick Law Olmsted’s New York, New York: Praeger, in association with the Whitney Museum of American Art. Roper, Laura Wood. 1973, FLO: A Biography of Frederick Law Olmsted. Baltimore, MD: Jonhs Hopkins University Press. Rosenweig, Roy, Elizabeth Blackmar. 1992. The Park and the People: A history of Central park. Ithaca, NY: Cornell University Press. Schuyler, David. 1986, The New Urban Landscape Redefinition of City Form in Nineteenth-Century America. Baltimore, MD: Johns Hopkins University Press. Scott, Mel. 1969. American City Planning since 1890: A History of Commemorating the fiftieth anniversary of the American Institute of Planners. Berkerly, CA: University of California Press. Urban Planning and Land Policies. Volume II of Supplementary Report of the Urbanism Committee to the National Resources Committee. 1939. Washington, Dc: US. Government Printing Office.
-----------
2. K Ỹ THU ẬT H Ạ T ẦNG CHO Đ Ô TH Ị Vệ Sinh và Sự Sống Còn Các thành phố trong những giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, điển hình như hầu hết những thành phố ở Anh và Mỹ đầu thế kỉ 19, là những cái bẫy chết chóc. Tại đây, sự ô nhiễm môi trường, hoả hoạn và bệnh dịch tàn phá người nghèo. Lịch sử của các đô thị ở Mỹ ở thời kỳ đầu cũng bị đánh dấu bằng một loạt các dịch: sốt Rickettsia, sốt vàng và bệnh dịch tả. Các căn bệnh này đã có thể cướp đi sinh mạng của 5, 10 hay thậm chí là 15% số dân thành phố trong một năm. Mặc dù, những nhà quan sát đã biết rằng, các hố chất thải của người bị dò rỉ và những đường phố với chất đống rác thải thối rữa, chất thải của gia súc, các con ngựa chết chắc chắn là có hại cho con người, nhưng phải tới tận bản báo cáo của John Griscom năm 1845 về “Tình trạng vệ sinh của dân cư lao động ở New York” và một bản báo cáo tương tự về tình trạng ở Massachuset của Lemuel Shattuck năm 1850, mối quan hệ trực tiếp giữa các điều kiện sống bẩn thỉu và bệnh tật mới được chỉ rõ. Shattuck cũng là người đặt sáng lập Hiệp hội thống kê Mỹ. Hiệp hội này làm rõ sự kết nối giữa sự phát triển của y tế cộng đồng như một lĩnh vực riêng và sự gia tăng các phân tích về xã hội đô thị. Đáp ứng lại sự đồng thuận ngày càng tăng của giới khoa học, năm 1866 thành phố New York đã thông qua điều luật sức khoẻ cộng đồng có hệ thống đầu tiên, căn cứ vào những dữ liệu thu được trong một cuộc điều tra từng khu nhà. Điều luật này đã giúp cắt giảm tới 90% tỉ lệ tử vong khi dịch tả bùng phát so với tình trạng nếu như điều luật này chưa ra đời.. Nước và Hệ Thống Nước Thải Nước là biện pháp được người ta nghĩ tới để chống lại tình trạng mất vệ sinh và hoả hoạn. Philadelphia đã khai trương các công trình nước đầu tiên của thành phố vào năm 1801, chủ yếu là nhằm rửa đường và chống hoả hoạn. Boston cũng tiến về hướng tây vì nước, còn New York thì tiến về phía Bắc, khai trương công trình nước Croton Aqueduct từ hạt Westchester tới Manhanttan năm 1842 trong một lễ khánh thành rất lớn. Chicago, nơi không hề có lấy một dòng suối nào để có thể lấy nước, đã kéo dài hàng dặm đường ống tới Hồ Michigan để lấy nước sạch không bị ô nhiễm từ dòng chảy từ thành phố. Ban đầu các hệ thống nước thuộc các hạt này được thiết kế vì mục đích công cộng, nhưng cho tới những năm 1860 và 1870, các hệ thống nước này đã bắt đầu phục vụ nhu cầu của các hộ gia đình như nấu nướng, tắm giặt và cả thiết bị vệ sinh giật nước mới được sử dụng rộng rãi. Tới những thập kỉ sau của thế kỉ 19, các ngôi nhà và căn hộ mới đều được xây dựng có phòng tắm riêng, sử dụng nguồn nước của thành phố. Tuy nhiên, giải pháp để giải quyết một vấn đề thường tạo ra vấn đề khác. Việc tăng cường sử dụng nước cũng không phải là ngoại lệ. Nước chảy quá tự do vào các hộ gia đình, những cơ sở kinh doanh thì cũng phải chảy ra, và tất nhiên, lượng nước ra đã bị ô nhiễm từ rất nhiều chất thải khác nhau. Điều đó có nghĩa là các thành phố cần phải có các hệ thống cống rãnh. Bài học từ những nỗ lực tiên phong của các thành phố châu Âu như Hamburg và London đã cho thấy giải pháp chung là một hệ thống nối liền thoát nước cho cả đường phố và các toà nhà. Ban đầu hầu hết các thành phố dựa vào độ dốc để thoát nước, nhưng ở Chicago quá bằng phẳng. Vì nhờ đã quen làm việc lớn từ những năm 1860, các quan chức của thành phố Chicago đã thông qua đề xuất của Ellis Chesbrough nâng toàn bộ thành phố lên, để các cống rãnh ngay trên hoặc dưới bề mặt, bao phủ hệ thống cống rãnh này và lấp đầy xung quanh chúng. Các toà nhà mới được dựng lên theo độ cao nền mới; các toà nhà cũ hoặc chuyển lớp nền cũ thành tầng hầm hoặc nâng toàn bộ kiến trúc. Bản thiết kế hệ thống thoát nước toàn vùng đầu tiên là Hệ thống cống rãnh của vùng đô thị Boston năm 1875.
H ình 1: S ơ đ ồ x ử l ý n ư ớc th ải - ngu ồn http://www.ccc.govt.nz/WasteWater/TreatmentPlant/FlowDiagram.asp



Cầu và Đường Giao thông vẫn gây ra một số vấn đề kĩ thuật. Các con đường đầu tiên của thành phố là đường đất, đôi khi được rải sỏi, nhưng gần như luôn bốc mùi hôi thối do chất thải động vật và rác rưởi ở những vũng nước tù đọng. Thậm chí với các hệ thống thoát nước điều áp, các bề mặt mềm vẫn không thể sạch được. Trong suốt các thập niên giữa thế kỉ 19, các thành phố đã tiến hành xây dựng thử nghiệm lát đường bằng các khối gỗ, đá sỏi, đá dăm và nhựa đường. Các kĩ sư khác cũng thử tìm cách nối liền các con sông, nơi thường có các thành phố, tạo thành những công trình kỉ niệm như Cầu Cincinati-Covington bắc qua sông Ohio (1867), cầu Eads bắc qua sông Missiippi ở St.Louis (1874) và cầu Brooklyn bắc qua sông Đông giữa Brooklyn và thành phố New York (1887). Kỹ Thuật và Quy Hoạch Kết hợp cùng nhau, các nỗ lực thiết kế và xây dựng hạ tầng đô thị có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành của các thành phố ở Mỹ. Các kĩ sư- những người bắt đầu xây dựng và quản lý một loạt các dự án công trình công cộng đô thị như hệ thống cấp nước, cống rãnh, đường phố, cầu, các tiện nghi công viên- được coi là những nhà quy hoạch thành phố đầu tiên. Cùng với các kiến trúc sư phong cảnh và các nhà thiết kế công viên, họ là một trong số những người đầu tiên suy nghĩ một cách toàn diện về hình mẫu phát triển tương lai và các tiện nghi cần thiết để phục vụ cho sự phát triển đó. Công việc của họ đã mở đường cho việc phát triển quy hoạch sử dụng đất như là một chuyên ngành liên quan và tạo điều kiện thuận lợi cho sự đan xen tiếp tục giữa kĩ thuật dân dụng và quy hoạch với các vấn đề như bảo vệ môi trường và giao thông. Tham khảo Quy hoạch các tiện nghi phục vụ cộng đồng Xử lý nước thải Cung cấp nước.
---------------------
3. CÁC THÀNH PHỐ VƯỜN Ebenezer Howard và Các Thành Phố Vườn Của “Ngày Mai” Ebenezer Howard, một chuyên gia tốc kí trong toà án ở Luân Đôn, từ lâu đã rất quan tâm tới sáng chế máy móc và đã chuyển hẳn sang các chu kì đầy sáng tạo này. Sinh ra tại Anh năm 1850, trước khi trở về nước Anh một cuộc sống bình lặng của giới trung lưu ông sống ở miền Tây nước Mỹ ở những năm đầu tuổi 20. Cũng như hàng nghìn độc giả khác, Howard đã bị cuốn tiểu thuyết viễn tưởng mang tên “Nhìn lại phía sau” (Looking Backward) năm 1889 của Edward Bellamy, một nhà tư bản công nghiệp ở Massachusetts lôi cuốn. Cuốn tiểu thuyết này chứa đựng một lòng tin đầy lạc quan đối với công nghệ và mối quan hệ hợp tác trong xã hội. Đặc biệt quan tâm tới tình trạng quá đông đúc của Luân Đôn, nơi ông sinh sống vào năm 1898 Howard đã xuất bản cuốn sách mang tên Ngày mai: Một con đường hoà bình dẫn tới Cải cách thực sự (Tomorrow- A peaceful Path to Real Reform). Năm 1902, tác phẩm này được tái bản với tên gọi Các thành phố vườn của “ngày mai” (Garden Citíe of To-morrow) Trong tác phẩm này, Howard đã giải quyết một câu hỏi đơn giản và cơ bản là, ‘trong một diện tích đất rộng 6000 mẫu (2.400.000 m2), chúng ta sẽ làm thế nào để sử dụng nó một cách tốt nhất?”. Câu trả lời của ông là một bản đề xuất phi tập trung hoá triệt để các thành phố công nghiệp.Quá thấu hiểu và ghê sợ tình trạng khốn khó trong các khu nhà ổ chuột đầy rẫy ở Luân đôn, Howard đã đưa ra ý tưởng về một mạng lưới các thành phố vệ tinh tương đối độc lập, giúp ngăn chặn những người di cư vào Luân đôn. Các thành phố “vườn” đầu tiên sẽ ngăn không để cho thành phố trung tâm bị phình ra vì đông dân. Các đô thị này sau này thậm chí còn khiến các vùng xung quanh bẩn thỉu phía Đông Luân Đôn sẽ dần không còn người ở, trong khi đó điều kiện sinh sống của những phần còn lại của đô thị lại được cải thiện đáng kể. Theo ngôn từ của Howard, “khi nhanh chóng xây dựng thành phố vườn này, các đô thị khác tất yếu sẽ phải xây dựng theo, dòng người di cư vào các đô thị vốn cũ, đông đúc và đầy các khu ô chuột nhộn nhạo sẽ phải xem xét lại- và dòng người sẽ di chuyển theo hướng ngược lại, tới các đô thị mới, sáng sủa, đẹp và trong lành.
Thành phố Vườn hướng tới mục tiêu hài hoà cả đô thị và nông thôn, cả con người và tự nhiên: vừa đủ lớn để tạo thuận lợi cho sự tập trung dân cư, nhưng cũng đủ nhỏ để duy trì sự gần gũi với nông thôn. Giống như Frederick Law Olmsted, Howard muốn tích hợp những lợi thế của cả đô thị và nông thôn. “Cả đô thị và vùng nông thôn đều không thể hiện đầy đủ mục đích của tự nhiên. Xã hội loài người và vẻ đẹp của tự nhiên là để phục vụ, thưởng thức cùng nhau. Hai thế giới đó phải là một…. Đô thị và nông thôn phải sống gần nhau và từ sự kết hợp đầy thú vị này sẽ mang lại niềm hy vọng mới, một cuộc sống mới và một nền văn minh mới”. Howard quan tâm tới cả kinh tế chính trị và kiến trúc đô thị, nhưng mảng kiến túc đô thị gây được sự chú ý hơn cả. Ông đã hình dung một tập hợp các đô thị nằm tự do bao quanh một đô thị trung tâm, nối với nhau và nối với thành phố trung tâm bằng các đường tàu. Khi vòng tròn đầu tiên của các đô thị bao quanh thành phố trung tâm được lấp đầy, ông mường tượng tới việc phát triển vọng tròn thứ hai. Trong mọi trường hợp, các đô thị này sẽ được tách biệt với thành phố trung tâm và các đô thị vệ tinh khác nhờ những vùng đất nông nghiệp chưa phát triển- những vùng đất nông nghiệp trên danh nghĩa, cũng như trên thực tế là một vành đai xanh cho các đô thị. Với mỗi thành phố Vườn, Howard đề ra một diện tích rộng khoảng 1000 mẫu (400.000 m2) cho phần hạt nhân với khoảng 30 nghìn dân, được bao quanh bởi một diện tích đất nông nghiệp rộng khoảng 5000 mẫu (2.000.000 m2) với 2000 dân và cung cấp rau, quả, các sản phẩm sữa cho đô thị. Trung tâm đô thị tốt sẽ có các dịch vụ như công viên, thư viện, nhà hát, bệnh viện, toà thị chính, và khu mua sắm. Sáu (6) khu đơn vị ở riêng biệt đều phải lấy một trường học làm trung tâm. Các địa điểm công nghiệp phục vụ cho sự tự tồn tại của đô thị sẽ được đặt ở rìa đô thị để tránh khói ô nhiễm vào trung tâm đô thị.


Howard vừa là một người theo chủ nghĩa xã hội vừa là một người có tầm nhìn rộng về phát triển đô thị. Ông hy vọng đô thị sẽ thuộc sở hữu chung, đại diện cho cộng đồng. Việc tăng giá trị đất đai sẽ giúp tăng khả năng tài trợ cho các dịch vụ và tiện nghi công cộng. Người dân ở các đô thị tự họ sẽ quyết định họ cần dịch vụ nào và mức thuê dịch vụ đó ra sao. Các yếu tố kinh tế trong tư tưởng của Howard cho thấy ảnh hưởng của Henry George, một người Mỹ - cuốn sách Tiến bộ và Nghèo đói (Progress and Poverty) của Henry George lập luận cần phải đánh “chỉ một loại thuế (single tax)” lên đất bởi sự tăng giá trị của đất là khoản lợi nhuận không làm mà có, và sự tăng giá trị này là sản phẩm của việc quy mô xã hội tăng lên chứ không phải do hành động của của một cá nhân. Những khía cạnh kinh tế và chính trị này trong tầm nhìn của Howard mặc dù rất quan trọng đối với bản thân ông, song lại không có ảnh hưởng lớn như tư tưởng vĩ đại của ông rằng, “những món quà miễn phí của Tự Nhiên” có thể được thiết kế để trở thành một phần cấu thành của đô thị phi tập trung. Ghi chú:
1. http://www.henrygeorge.org/denigris.htm - gi ải th ích th êm v ề single t ax 2. http://www.library.cornell.edu/Reps/DOCS/howard.htm - s ách G arden Cit ies of T omorr ow ở tr ên int ernet
3. c ần d ịch c ác s ơ đ ồ b ản v ẽ.
---------------------------------------
Các Thành Phố Vườn Ở Anh Howard đã khích lệ nhiều người đi sau và đầu thế kỉ 20 những ý tưởng của ông đã hai lần được mang ra thực hiện. Letchworth, cách Luân Đôn 35 dặm, đã được xây dựng với diện tích 4000 mẫu vào năm 1905. Các kiến trúc sư Barry Parket và Raymond Unwin đã điều chỉnh sơ đồ của Howard cho phù hợp với địa điểm thực tế với thành công lớn. Rất nhiều cư dân của đô thị cũng làm việc tại đó, các địa điểm xây nhà khá rộng rãi (đối với tiêu chuẩn Anh); và các vành đai xanh giúp cho đô thị tách xa khỏi các khu lân cận. Welwyn cũng tiếp bước vào năm 1919 và cũng là một sự thành công về cả tài chính và thiết kế. Khái niệm Thành phố Vườn đã có ảnh hưởng về mặt dài hạn trong chương trình “các đô thị mới” - tâm điểm quy hoạch của Anh sau chiến tranh thế giới thứ II. Chính phủ Anh đã định ra một vành đai xanh bao gồm các khu vực hạn chế phát triển xung quanh các khu ngoại ô hiện có ở London trong những năm 50 và 60, xây dựng các thành phố vệ tinh như Hemel Hempstead bên ngoài khu vực đó. Các đô thị mới có xu hướng rộng hơn đáng kể so với đề xuất của Howard và các đô thị này phải được thiết kế xung quanh cả ô tô lẫn tàu.

h ình 1: th ành ph ố v ư ờng Letchw orth - h ình ph ải l à trung t âm khu đ ô th ị v ới qu ảng tr ư ờng

Các Thành Phố Vườn Ở Mỹ Cùng thời với Welwyn, một khu phố được quy hoạch sớm ở Mỹ cũng chịu ảnh hưởng từ những ý tưởng của Howard là Forest Hills Village, được xây dựng ở Queens, New York năm 1913. Công trình này do Quỹ Russell Sage xây dựng và là một khu phố biểu trưng cho nhà ở thiết kế tối ưu giành cho tầng lớp trung lưu. Cũng theo trào lưu mới nổi này là một số khu thành phố dành cho những người làm trong lĩnh vực quốc phòng do liên bang tài trợ cũng được xây dựng trong suốt chiến tranh thế giới thứ nhất như Làng Yorkship ở Camden, New Jersey và Làng Hilton ở Newport News, Virginia. Một ứng dụng ở quy mô lớn là Radburn, New Jersey, được xây dựng ở khu vực ngay khi đi qua cây cầu George Washington mới từ New York năm 1928. Do Henry Wright và Clarence Stein thiết kế, Radburn nhằm hướng tới mục tiêu “Đô thị cho một kỉ nguyên Môtô”. Bản quy hoạch sử dụng nhiều yếu tố thiết kế mà hiện nay phổ biến trong các khu phố được quy hoạch. Các khu đất lớn, một đơn vị quy hoạch dân cư lớn không bị đường xe cộ xâm lấn, tạo đường đi liên tục cho người đi bộ từ mỗi toà nhà tới một khu giải trí lớn trong trung tâm và người đi bộ sử dụng đường hầm chui tại các nút giao thông chính. Những nhà thiết kế có ý định xây dựng Radburn cho khoảng 25 nghìn dân cư, nhưng chỉ một phần của công trình được xây dựng do cuộc Đại Suy thoái bùng nổ, làm cạn kiệt nguồn tài chính. Tuy nhiên Radburn đã và vẫn là một khu dân cư đô thị thành công.

h ình 2: Radb urn - h ình b ên ph ải l à thi ết k ế đi ển h ình m ột sup erblock
Chính Phủ Liên Bang và Các Đô Thị Vành Đai Nếu Cuộc đại suy thoái đã làm ngừng việc mở rộng Radburn, New Jersey, thì nó lại tạo ra lực đẩy cho nhiều thành phố vườn được chính phủ liên bang tài trợ và xây dựng trong giai đoạn 1935-1939. Cơ quan tái định cư, một cơ quan được thành lập theo Thoả thuận mới (New Deal- tên một loạt những chương trình hồi phục và cải cách kinh tế Mỹ trong giai đoạn Đại suy thoái)- do Rexford Tug-well đứng đầu đã áp dụng các nguyên tắc quy hoạch của Thành phố Vườn và Radburn để phát triển 3 đô thị vành đai xanh mới là Greenhills, Ohio, gần Cincinati; Greendale, Winconsin, gần Milwaukee; và Greenbelt, Maryland, gần Washington DC. Đô thị thứ tư, nằm ở New Jersey đã không được xây dựng. Giống như mô hình của Howard, những đô thị này vừa là những thử nghiệm quy hoạch và xã hội, kiểm tra tính khả thi của một phương án xoá bỏ khu ổ chuột, giải quyết khủng hoảng nhà ở, và chỉ ra các khả năng tổ chức mang tính hợp tác (cooperative organization). Với những kiến trúc sư và các nhà quy hoạch bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ kinh tế, các đô thị vành đai xanh có được tài năng thiết kế hàng đầu tham gia. Mỗi đô thị được thiết kế cho 4000 cư dân. Mỗi nơi có một trung tâm cộng đồng, một vành đai xanh bao quanh, và các khu phố lớn tách riêng đường đi của các phương tiện giao thông và người đi bộ. Greendale được xây dựng với những ngôi nhà tách biệt, Greenhills và Greenbelt lại được thiết kế với những dãy nhà phố và nhà căn hộ. Những cư dân đầu tiên ở đây được rà soát một cách cẩn thận vì các quan chức của Cơ quan Tái định cư muốn đảm bảo thành công của dự án. Greenbelt, mặc dù không được đặt tên, đã nổi bật lên như một ví dụ cho điều phải làm trong “Thành Phố”. “Thành phố” là một bộ phim tài liệu tham gia Hội chợ quốc tế ở New York năm 1939, do Lewis Mumford viết kịch bản, Pare Lorenz phụ trách hìnnh ảnh và Viện Quy Hoạch Mỹ tài trợ. Sau chiến tranh thế giới, Quốc hội Hoa Kì đã tư nhân hoá các đô thị song Greenbelt vẫn duy trì bản sắc đặc trưng nhất của nó.
Ảnh Hưởng Của Các Thành Phố Vườn
Thành phố Vườn của Howard và những nỗ lực ban đầu đưa ý tưởng của ông vào thực tế đã ảnh hưởng nhiều mặt lên sự hành nghề quy hoạch: - Nhiều khu đô thị do liên bang đầu tư được xây dựng (như Norris, Tennessee và Los Alamos, New Mexico) để phục vụ cho việc xây đập hay nhu cầu quân sự phản ảnh một số các nguyên tắc thiết kế của Howard. - Ý tưởng chuyển hướng phát triển đô thị sang các thành phố vệ tinh tự kiểm chế lại nổi lên ở Mỹ trong phong trào “các đô thị mới” những năm 1960 và 1970. - Vành đai xanh, toàn bộ hay một phần, tiếp tục trở thành mục tiêu và phương tiện quản lý tăng trưởng quan trọng trong nhiều khu phố. - Những khái niệm thiết kế như sự phân tác người đi bộ/phương tiện giao thông và các đơn vị ở để lại ảnh hưởng lên quy hoạch ngoại ô và các khu nghỉ mát. Phát triển các đơn vị quy hoạch đa chức năng (Planned Unit Developments- PUDs) và Phát triển quy hoạch xoay quanh các nút thông công cộng (Transit-oriented developments-TODs)là các cách mới hơn triển khai những nguyên tắc thiết kế khu phố toàn diện mà Howard đã đúc kết. Ghi chú: http://en.wikipedia.org/wiki/Planned_Unit_Development - xem thêm về PUDs http://en.wikipedia.org/wiki/Transit-oriented_development - xem thêm về TODs Tham khảo Bellamy, Berward, 1898. Looking Backward 2000-1889. Boston and New York: Houghton, Mifflin and Co. George, Henry.1892. Progress and Poverty, 4 th ed, New York: Appleton and Co. Howard, Ebenzer. (1902)1946. Garden Citíe of Tomorrow. Reprint, London: Faber and Faber.
-----------------------------
THÀNH PHỐ ĐẸP Nghệ Thuật Công Cộng Nhiều người Mỹ ở cuối thế kỉ 19 đã nhận ra rằng đô thị của họ rất xấu - hoặc chí ít thì thô ráp, xù xì và không được chau chuốt. Dưới một loạt các tên khác nhau, người dân trong hàng trăm thị trấn nhỏ và thành phố lớn đã lập ra những tổ chức nhìn chung có thể được gọi là những nhóm “làm đẹp xã hội”. Đôi khi mục tiêu của họ khá khiêm tốn: chỉ là trồng cây ở quảng trường trống trải ở thị trấn, loại bỏ đống dây điện và dây điện thoại loằng ngoằng sắp bắt đầu bao quanh các đường phố, lát phần đường đi bộ để người đi bộ không bị lầy lội, hay xây dựng sân chơi, các thiết bị vui chơi ngoài trời cho công viên chưa phát triển của thành phố. Những người khác quan tâm tới việc dựng tượng, đài kỉ niệm, và các công trình nghệ thuật công cộng. Còn có một nhóm người khác lại hoạt động để thay thế các toà nhà công cộng vốn thiếu thốn bằng các thư viện, toà thị chính, trường học, toà án. Năm 1901, Charles Mulford Robinson đã tóm tắt và đẩy mạnh những nỗ lực đó trong tác phẩm “Cải thiện các thị trấn và thành phố - The Improvement of Towns and Cities”. Các tổ chức nâng cấp công viên và đô thị của những năm 1890 đã hợp nhất lại thành Hiệp hội Công Cộng Mỹ (American Civic Association) năm 1904. Hiệp hội này xác nhận (có lẽ là hơi lạc quan) có tới hơn 2000 chi nhánh tại địa phương. Các Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Cũng trong những thập niên này, các thành phố dọc bờ biển của Mỹ tổ chức các hội chợ, triển lãm quốc tế - công việc đòi hỏi sự xây dựng tập hợp hài hoà các khu nhà triển lãm sắp xếp sao để phù hợp với sự lưu thông của hàng chục nghìn khách tham quan. Khu triển lãm quốc tế Columbia ở Chicago xây dựng năm 1893 đã trở thành một tiêu chuẩn. Trên các mặt bằng được kiến tạo từ những bờ cát của Hồ Michigan, thể theo một kế hoạch của Frederick Law Olmsted, một “Thành Phố Trắng – White City” với những tòa nhà triển lãm ấn tượng mọc lên xung quanh các hồ nước và các đài nước phản chiếu. Kiến trúc cổ điển mới và hình thức thiết kế bắt chước những thủ đô của châu Âu và thể hiện ước vọng mang tính tòan cầu của đất nước. Các khu triển lãm khác cũng lần lượt ra đời sau đó từ năm 1897 tới năm 1915 ở Omaha, Nebraska; Buffalo, New York; Saint Louis, Missouri; Portland, Oregon; Norfolk, Virginia; Seattle, Washington; và San Diego và San Francisco, California. Những khu triển lãm này rất đa dạng cả về phong cách kiến trúc lẫn tham vọng, nhưng mỗi khu triển lãm đều thực hiện quy hoạch một cách toàn diện cho một vùng đất rộng chưa phát triển.

h ình 1: Chicago Expo - 1893

Washington DC và Các Trung Tâm Công Cộng Trung tâm quan trọng bậc nhất của đời sống mang tính công cộng ở Mỹ là Washington D.C, nơi mà bản quy hoạch hoành tráng của Pierre-Charles L’Enfant đã ngày càng bị gạt sang một bên. Một cuộc triển lãm do Viện các kiến trúc sư Mỹ thực hiện đã tạo ra động lực cho Thượng nghị sĩ James McMillan của Michigan đảm bảo nguồn tài trợ cho một ủy ban các nhà chuyên gia tư vấn về tương lai phát triển của thành phố liên bang Washington D.C. Sau khi tìm hiểu các thủ đô phong kiến của châu Âu, Ủy ban McMillan năm 1902 đã đưa ra một bản quy hoạch tái tạo lại hạt nhân công cộng của Washington. Đây là bản quy hoạch nhìn chung đã được tuân thủ trong thế kỉ tiếp theo. Với bản quy hoạch của Ủy ban McMillan như một hình mẫu, và với các ý tưởng của Kỉ Nguyên Tiến bộ về các chức năng tích cực của chính quyền trong tư tưởng, các thành phố khác cũng thực hiện quy hoạch và xây dựng các trung tâm đô thị của mình. Sắp xếp có hệ thống các tòa nhà công cộng xung quanh công viên và các quảng trường. Các ví dụ nổi bật là San Francisco, Cleveland, và Denver (phải mất tới bốn lần Denver mới thống nhất được bản thiết kế thành phố như ngày hôm nay).

h ình 2: quy ho ạch McMillan - Washington DC - 1902 Các Bản Quy Hoạch Thành Phố Đẹp Ở một số thành phố, thiết kế lại các trung tâm đô thị chỉ là một yếu tố trong các quy hoạch “thành phố đẹp” tổng thể. Các ví dụ nổi tiếng nhất là những bản quy hoạch mà Daniel Burnham và đồng nghiệp của ông Edward Bennett đề xuất cho San Francisco (1907) và Chicago (1909) (h ình 3) . Bản Quy hoạch Chicago, với những bản vẽ lộng lẫy, được tài trợ bởi Câu lạc bộ thương mại của các doanh nhân mang tư tưởng văn minh đô thị của thành và bản tóm tắt của đề xuất quy hoạch này đã trở thành giáo trình trong chương trình của trường học công những năm 1920. Bennett, Virgil Bogue và các nhà đô thị khác đã đưa ra những bản quy hoạch tương tự cho Harrisburg, Pennsylvanila; Portland, Oregon; Seattle, Washington; và các thành phố khác (các đề xuất này thường được thực hiện với nguồn tài trợ từ tư nhân thành thị). Cụm từ “Thành Phố Đẹp” đã gắn liền với những bản quy hoạch này vì ba lý do: (1) mối quan hệ của chúng tới việc nâng cấp và phong trào làm đẹp đô thị; (2) nguồn gốc của chúng trong việc quy hoạch mang tính hoành tráng cho các địa điểm hội chợ quốc tế và Washington, D.C; (3) và bản đồ và hình vẽ của chúng có thể khiến một thành phố Mỹ bình thường trông giống như thành phố Vienna hay Paris tương lai. Theo từ ngữ của nhà sử học William Wilson, bản quy hoạch Chicago là một cách “lý tưởng hóa bằng hình ảnh sự hài hòa đô thị”.

h ình 3: Chicago Plan - 1909 - Daniel B urnham

Trên thực tế, các quy hoạch như của Burnham và Bennett cũng là những bản quy hoạch đô thị trung tâm tổng thể đầu tiên. Những nhà quy hoạch này đã đưa cấu trúc của những yếu tố sau đây cho toàn khu đô thị: - Sân ga, bến cảng - Những khu vực công nghiệp - Các đường chính, bao gồm cả quốc lộ mới chạy hướng tâm và bao quanh - Những khoảng trống đô thị và quảng trường - Những địa điểm cho các tòa nhà công cộng - Công viên Burnham đã cảm thấy thách thức cần phải quy hoạch và thiết kế cho toàn bộ thành phố. Những ý tưởng này nhanh chóng được John Nolen lặp lại. John Nolen là người đã viện dẫn “sự chú trọng ngày càng tăng vào tính thống nhất hữu cơ của một thành phố” trong các tác phẩm như Quy Hoạch Thành Phố (1916). Mặc dù một số nhà phê bình khi đó và bây giờ đánh dấu một sự phân chia giữa “Thành Phố Đẹp” của những năm 1900 với thành phố “Hiệu Quả” của những năm 1910 và 1920, song cả hai đều có nhiều điểm chung hơn là những điểm khác biệt trong mục tiêu và tham vọng. Tài liệu tham khảo Nolen, John. 1916. City Planning. New York:D. Appleton and Co. Robinson, Charles Mulford. 1901. The Improvement of Towns and Cities. New York: G. P.Putnam Wilson, William H.1989. The City Beautiful Movement. Baltimore, MD: Johns Hopkins Press.
http://columbus.gl.iit.edu/ - s ách v à ảnh ch ụp tri ển l ãm Chicago 1893
------------------------------

QUY HOẠCH MANG TÍNH THỰC TẾ Hội thảo Quốc Gia về Quy Hoạch Đô Thị M ỹ (NCCP) và Các Vấn Đề về Tắc Nghẽn Giao Thông vào 1909 đánh dấu bước chuyển đổi ngành Quy Hoạch từ một phong trào mang tính cộng đồng thành một ngành chuyên môn. Cuộc hội thảo trên đã hội tụ được các kiến trúc sư, kiến trúc cảnh quan, các chuyên gia về nhà ở, và các người ủng hộ thành phố đẹp. Năm tiếp theo, NCCP đã tiếp tục phát triển. Các cuộc họp của tổ chức này đã là tiền đề cho hội nghị hàng năm của Hiệp hội quy hoạch Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.