Thành nhà Hồ
Theo sử sách, đá được dùng để ghè đẽo thành những khối đá vuông vắn xây thành nhà Hồ được lấy từ đá khu vực núi Nhồi (Thanh Hóa) |
Cổng thành phía Đông của thành đá giáp với làng Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) |
Từ 4 cổng chính của thành được người dân địa phương sinh sống xung quanh mở đường theo hình dấu cộng (+) để thuận tiện cho việc đi lại và thông thương. |
Theo người già ở xã Vĩnh Tiến cho biết: Trong quá trình canh tác làm ruộng trong nội thành, thỉnh thoảng vẫn lật lên những mảnh gốm, viên gạch có từ thế kỷ 14 và đã giao nội cho Ban quản lý di tích Thành Nhà Hồ. |
Chiều dài và chiều rộng nội thành khoảng hơn 1km. Trong triều đại nhà Hồ (từ năm 1400 - 1407) đã từng là kinh đô của nước Việt. Qua thời gian và giặc giã tàn phá nay là ruộng canh tác của người dân sinh sống xung quanh. |
Cổng phía bắc Thành Nhà Hồ. |
Thành được xây dựng trên bình đồ gần vuông, chiều dài của tường thành đông, tây là 877m và nam, bắc có chiều dài 880m. |
|
Dấu tích còn lại của đôi rồng đá được đặt ở chính giữa đường vào cung điện dưới triều nhà Hồ (1400 - 1407). Tương truyền sau khi Hồ Quý Ly thất thủ trước giặc Minh (1407), gặc Minh đã tràn vào nội Thành đốt phá cung điện và chặt đầu rồng. |
Kết cấu của tường thành bên trong là hào đất, bên ngoài đá xếp. Theo các sử gia cho biết: Việc đắp hào đất bên trong sẽ thuận tiện cho việc di chuyển các khối đá khổng lồ để xếp tường thành tạo sự vững chãi cho tường thành và thuận tiện cho việc phòng thủ khi có chiến tranh. Đây là công trình kiến trúc quân sự vĩ đại của Nhà bác học Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quý Ly) còn sót lại cho đến ngày nay. |
Bên ngoài tường thành, là lưu vực phù sa của sông Mã, với những cánh đồng mầu mỡ là nơi lý tưởng để xây dựng kinh đô nước Đại Ngu dưới triệu đại nhà Hồ năm 1400 (Đại Ngu là tên một loài hoa thơm, lý tưởng của Hồ Quý Ly là muốn xây dựng một quốc gia phong kiến để lại tiếng thơm cho đời sau ) |
Để di chuyển và xếp những viên đá xanh khổng lồ thì kiến trúc sư Hồ Nguyên Trừng đã cho làm các con lăn bằng đá. Sau khi thành xây xong hàng triệu con lăn như thế này lưu lạc trong nhân dân và được Ban quản lý di tích Thành Nhà Hồ sưu tầm và trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu về lịch sử xây dựng Hồ Thành. |
Các viên đạn đá được thiết kế bởi nhà quân sự Hồ Nguyên Trừng dùng để phòng thủ khi có giặc tấn công Hồ Thành. |
Chiều
27-6 (theo giờ Pháp), tại cuộc họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế
giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc
(UNESCO), di tích Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã được công nhận là Di sản
Văn hóa Thế giới.
Thành Tây Đô (hay còn gọi là thành nhà Hồ, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á
và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.
Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng
Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế
kỷ nhưng tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.
Góc Đông Nam |
Góc Đông Bắc |
Tường thành phía Đông Bắc |
Tường thành phía Đông Nam |
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Một góc thành Tây Đô
Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Cổng thành phía Đông
Thành
Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự
hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc
biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý
nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy
bộ. Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.
Đôi Rồng trên trục đường cửa Nam - Bắc của thành
Bên
trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc -
Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội
ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m,
mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây -
Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa
Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Các
cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa
chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các
phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn).
Các
cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích còn
lại hiện nay là 4 cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt
là Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích
đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài
3,62 m.
Thành
Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy
giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với
nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính
nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững.
Được
xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt
Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ
nền độc lập dân tộc, Thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của
một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh
giá cao.Cổng Nam |
Cổng Bắc |
Cổng Đông |
Cổng Tây |
Khu di tích thành nhà Hồ với trung tâm là thành nhà Hồ, nằm ở phía tây huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Khu di tích này nằm giữa sông Mã và sông Bưởi,
thuộc địa giới hành chính các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Long,
Vĩnh Yên, Vĩnh Quang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, thị trấn Vĩnh Lộc, một
phần xã Vĩnh Phúc (huyện Vĩnh Lộc) và một phần xã Thạch Long (huyện Thạch Thành). Ngoài thành nhà Hồ, được gọi là thành trong, khu di tích này có:
- Hào thành
- La Thành
- Đàn Nam Giao
- Đền thờ nàng Bình Khương
- Đình Đông Môn
- Nhà cổ
- Đền Tam Tổng
- Hồ Mỹ Đàm
- Hang Nàng và núi An Tôn
- Chùa Giáng
- Đền thờ Trần Khát Chân
- Chùa Du Anh
- Động Hồ Công
Thành nhà Hồ đã được xếp hạng di tích quốc gia
từ năm 1962. Mặc dù có nhiều dự án tôn tạo nhưng vẫn chưa được triển
khai và thiếu công tác nghiên cứu cơ bản, các cổ vật đang bị phân tán
và tòa thành bị tôn tạo "không đúng cách".
Tháng 6 năm 2011, thành Tây Đô đã được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Đầu
thế kỷ 20, nhà nghiên cứu người Pháp L.Bezacier, chuyên nghiên cứu về
văn hóa Đông Dương, đã nhận xét về thành nhà Hồ như sau: “Thành cổ
này là một mẫu mực độc nhất về việc sử dụng những khối đá vôi to lớn,
được đẽo gọt và ghép một cách rất tài tình...”.
Công trình kiến trúc độc đáo
Thành
nhà Hồ được xây bên ngoài bằng đá nguyên khối, bên trong chủ yếu được
đắp đất. Thành có bình đồ kiến trúc hơi vuông với hai mặt nam - bắc
dài hơn 900m, hai mặt đông - tây dài hơn 700m, độ cao trung bình 7-8m,
có nơi như ở cửa phía nam cao tới 10m.
Những
phiến đá xanh dùng xây tường thành được đẽo vuông vức, công phu, có
tấm rất to (ở cửa Tây): dài 5,1m, rộng 1,59m, cao 1,3m. Chúng được xếp
chồng lên nhau, không cần chất kết dính mà vẫn bền vững sau hơn 600
năm. Các phiến đá ở bốn cổng thành Đông, Tây, Nam, Bắc được xếp theo
hình múi cam, tất cả đều có kích thước rất lớn.
Ngày
trước cổng thành có hai cánh cửa dày, nặng và chắc, thể hiện qua dấu
vết còn lại đến hôm nay là những lỗ đục vào đá và chỗ lắp ngưỡng cửa;
cửa được đóng mở nhờ bánh xe lăn, khóa bằng chốt ngang. Điều đáng ngạc
nhiên là một công trình kiến trúc đồ sộ, vững chắc như vậy mà theo
tương truyền của nhân dân địa phương, thành chỉ được xây trong vòng ba
tháng.
Hướng đến di sản văn hóa thế giới
Thành
nhà Hồ được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm
1962. Tiến sĩ Đỗ Quang Trọng, giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản thành
nhà Hồ, cho biết: “Dù đã trải qua hơn 600 năm tồn tại nhưng di tích này
là kinh đô cổ nhất ở nước ta vẫn còn tương đối nguyên vẹn kiến trúc
bề mặt, trong khi còn nhiều hiện vật, di vật nằm trong lòng đất chưa
được khai quật.
Từ
năm 2004 đến nay, các nhà khảo cổ học đã khai quật khu vực nền vua
(thuộc nội thành), La thành, đàn tế Nam Giao, cửa phía Nam của thành,
phát hiện toàn bộ sân trước, sân sau của khu vực Ngọ Môn cùng hàng
nghìn di vật, hiện vật rất có giá trị của triều đại nhà Hồ...”.
Được
sự ủy quyền của Chính phủ, tháng 9-2009 UBND tỉnh Thanh Hóa đã hoàn
tất hồ sơ di sản thành nhà Hồ và trình UNESCO. Trong quá trình vận động
đề cử thành nhà Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới, ngày 22 và
23-1-2011 UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Vụ Văn hóa đối ngoại -
UNESCO (Bộ Ngoại giao) đã có buổi làm việc, giới thiệu thành nhà Hồ với
đoàn ngoại giao 21 quốc gia thành viên thường trực Ủy ban Di sản thế
giới của UNESCO; qua đó nhiều câu hỏi của đại diện đoàn ngoại giao
Indonesia, Myanmar, Trung Quốc... đã được đặt ra với chính quyền tỉnh
Thanh Hóa về việc bảo tồn, phát huy giá trị thành nhà Hồ nếu như được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Phát
biểu tại buổi làm việc, bà Katherine Muller Marin, trưởng đại diện
UNESCO tại Việt Nam, chia sẻ: “Trong quá trình vận động đề cử, theo
tôi, chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần cam kết có trách nhiệm đầu tư, bảo
tồn, tôn tạo, phát huy di sản này, đặc biệt là nâng cao đời sống của
người dân quanh khu vực. Riêng cá nhân tôi rất có ấn tượng về di sản
thành nhà Hồ, nhất là đàn tế Nam Giao, giếng Vua ở quần thể di tích
này”.
Ông Phạm Sanh
Châu, vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại - UNESCO, cho rằng: “Cần phải nêu
bật giá trị to lớn của di sản thành nhà Hồ; trong đó tập trung giới
thiệu về sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền, giữa Nho giáo và Phật
giáo ở khu vực này; giới thiệu những cải cách vượt bậc của Hồ Quý Ly
trong lĩnh vực kinh tế, kiến trúc. Việc xây dựng hồ sơ thành nhà Hồ,
đề cử trở thành di sản văn hóa thế giới là cách chúng ta tri ân triều
đại nhà Hồ nói chung và vua Hồ Quý Ly nói riêng...”.
Cũng
theo ông Phạm Sanh Châu, triển vọng thành nhà Hồ được công nhận là di
sản văn hóa thế giới trong năm 2011 là rất khả quan. Chúng ta nhiều
hi vọng sẽ có được kết quả tốt nhất tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy
ban Di sản thế giới tổ chức ở Bahrain tháng 6-2011.
Đã
có hẳn một dự án 400 tỷ đồng "ngấp nghé" (dù bây giờ chưa hiểu thực
hư thế nào) cho nó. Năm ngoái, Tổng cục Du lịch công bố một dự án du
lịch Thành nhà Hồ trị giá 92,7 tỷ đồng, mà một trong ba hạng mục đầy
hứa hẹn là thành lập một khu bảo tàng cho di tích để thu thập cổ vật
lưu lạc trong dân... Lại từng có một dự án 20 ngàn đô giao cho Bảo
tàng tỉnh để tôn tạo một số khu vực tường thành bị đổ.
Nhưng
đến bây giờ, 400 tỷ đồng vẫn chưa thấy đâu. Bảo tàng Thành nhà Hồ
(chỉ của Tổng cục Du lịch) không biết đã gom góp được những cái gì
(!?). Còn dự án 20 ngàn đô kể trên thì đúng là... tiền mất tật mang!
Chẳng thế mà ông Ngô Hoài Trung, Giám đốc Sở VH-TT Thanh Hóa quả
quyết, nếu có tiền tôn tạo, thể nào họ cũng phải "chữa" cho bằng được
những chỗ mà xưa đã trót bảo tồn "không đúng cách". Số là, lần đó Bảo
tàng tỉnh Thanh Hóa đã đục những viên đá xù xì và kích thước nhỏ hơn
rất nhiều so với đá gốc của thành để xếp lên lớp cũ, kết quả tạo nên
một sự tương phản ngớ ngẩn giữa chúng với những viên đá khổng lồ nhẵn
thín của người xưa (như tấm đá to ở cửa phía tây, kích thước lên tới
5,1 x 1,5 x 1,3 m).
Còn
những gì thực đang diễn ra đối với khu thành quý này có thể tạm hình
dung như sau. Theo con số chính xác do tỉnh Thanh Hóa đưa ra, 132 hộ
dân hiện đang cư trú trong khu vực giữa Hoàng Thành và La Thành tính từ
hào trở vào. Toàn bộ phần hào đã bị dân lấn và lấp gần hết. Trong nội
thành, hơn 70 hecta đất đã được cấp sổ đỏ cho dân canh tác. Đến Thành
nhà Hồ một hai tháng tới, có thể thấy đồng lúa ngút mắt. Và thấp
thoáng giữa màu xanh ấy là một chiếc lều con con. Ấy là vì trong mấy
chục hộ canh tác, lại có một hộ không trồng màu mà tận dụng chiếc ao
có sẵn nuôi cá để tăng gia, thế là phải làm một cái lều để trông cá!
Xây
dựng năm 1397, chỉ trong vòng 6 tháng, Thành nhà Hồ giữ vai trò kinh
đô nước Đại Việt trong 3 năm cuối cùng của triều Trần. Tên chính thức
của nó là Tây Đô, để phân biệt với Thăng Long - Đông Đô. Tiếp đó, nó
trở thành kinh đô của nước Đại Ngu trong vỏn vẹn 7 năm, 1400-1407. Đây
là tòa thành duy nhất của VN xây bằng đá, và giữ kỷ lục là công trình
được người VN thiết kế xây dựng nhanh nhất; với Hoàng Thành bằng đá
bên trong và La Thành bằng đất bao bên ngoài. Giữa hai lớp thành là
một hào rộng. Mỗi chiều thành dài 900m, được ghép bằng những khối đá
lớn. Tính trung bình chiều cao tường thành là 5-6m, có nơi lên tới
10m. Trải qua 6 thế kỷ nhưng kiến trúc trên mặt đất của Thành vẫn còn
khá nguyên vẹn. Đặc biệt, thành vẫn còn nguyên cả 4 cổng, lớn nhất là
cổng phía nam với ba vòng cuốn, rộng 38m, cao 10m. Ngoài ra xung quanh
thành còn có những di tích liên quan, như núi Đồ Sơn, Ly Cung, Đàn Tế
Nam Giao.
|
Vào
những ngày không phải làm ruộng, công việc của nhiều người rất có thể
là... thử đào xem trong thành có cổ vật gì quý có thể bán được không!
Anh Lê Văn Sự, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Vĩnh Lộc, kể: "Tôi
thấy dân làm ruộng nhặt được nhiều di vật cổ vật lắm. Cách đây mấy
năm, có anh đào được một cái đầu rồng, nhưng thấy rồi, anh ta lại lấp
đất lại, đưa ra tối hậu thư là ai muốn mua hoặc muốn "chuộc" thì phải
trả giá trước rồi anh ta mới chỉ chỗ cho. Sau bảo tàng tỉnh phải "bồi
dưỡng" cho gia đình anh ta 800 ngàn để lấy về chiếc đầu rồng bằng đá
xanh đó. Ngoài ra, các viên bi dùng để lăn đá ngày xưa, các phiến đá có hoa văn... thì trong dân còn nhiều".
Các
đầu nậu công khai vào trong dân tìm mua cổ vật. Dân đào được nhiều
trống đồng, nhất là ở khu vực Bến Trác (phía bắc thành). Chỉ một số ít
sau được thu hồi đưa về bảo tàng. Còn thì nhiều vụ dân vào đào trộm
ban đêm, rất khó bắt. Chính anh Sự đã nhiều lần phải đưa công an đi
phục trong thành mới thu được một số cổ vật.
Với
bốn cổng, Thành nhà Hồ vô hình chung tạo thuận lợi cho sự hình thành
hai con đường cắt hình chữ thập đi qua thành. Lâu nay người ta vẫn
biến nó thành đường dân sinh, thậm chí cả quốc lộ cũng có thời kỳ chạy
qua đó. Đáng mừng là cách đây vài tháng, Bộ Giao thông đã đầu tư cho
một con đường uốn mãi phía ngoài thành, tránh cho những bức tường khỏi
rung lên sau mỗi chuyến xe hàng lớn ầm ầm chạy qua.
Nhiều
đoạn thành bị sụt, nghiêm trọng nhất là ở phía đông bắc. Nơi đây
thành gần như không còn chiều cao vốn có. Các kiến trúc gờ cuốn không
còn, các cửa thành bằng gỗ bị nước mưa rò rỉ. Như để điểm thêm một nét
đặc tả vào bức tranh hoang phế đó, cây cối mọc lan trên nhiều đoạn
mặt thành.
Theo
Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN, đành rằng ở VN
có nhiều công trình không được nghiên cứu cơ bản một cách bài bản;
nhưng cũng không thể kéo dài việc này, nếu có, đến 20 năm. Bởi vì bảo
vệ những kết quả khai quật đã được phát lộ là việc rất khó thực hiện ở
nước ta. Riêng đối với Thành nhà Hồ, hiện dân đã cư trú trong thành,
đất canh tác trong nội thành thậm chí đã được chính quyền địa phương
cấp sổ đỏ. Điều đó không những phương hại trực tiếp, mạnh mẽ đến di
tích mà còn rất phiền phức cho công việc giải phóng mặt bằng sau này
khi chúng ta bắt tay vào khai quật và bảo tồn.
Trong
viễn cảnh ấy, trước mắt thành nhà Hồ cần được giữ gìn, bảo vệ nghiêm
ngặt như một báu vật quốc gia bởi theo các nhà khoa học, trong lòng
đất dưới di sản này còn chứa đựng trong đó một kho hiện vật khổng lồ
liên quan đến nhà Hồ - một triều đại còn rất nhiều bí ẩn cần được
nghiên cứu trong tương lai.
Trong
thành nay vẫn còn nhiều hiện vật: những viên gạch đất nung dùng để
xây dựng đoạn tường gạch bên trên tường thành bằng đá xếp, nhằm tạo độ
cao để từ trong thành dễ quan sát bên ngoài; các viên bi đá được dùng
kết hợp với con lăn để vận chuyển những khối đá lớn khi xây tường
thành; những viên ngói đầu đao, đầu rồng với hoa văn tinh xảo dùng để
trang trí bộ mái cung điện bên trong thành; cùng nhiều đạn đá, chông
sắt bốn cạnh, mũi dao, mũi tên, đinh đóng thuyền... và các đồ gốm gia
dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.