Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

JAPAN


Share Japanese Gardens.pdf - 59 MB
LSKT NHẬT BẢN
http://www.mediafire.com/file/5btv4vodk45xpc7/NGH%25E1%25BB%2586_THU%25E1%25BA%25ACT_KI%25E1%25BA%25BEN_TR%25C3%259AC_NH%25E1%25BA%25ACT_B%25E1%25BA%25A2N_%25281%2529.pdf/file



Kiến trúc Nhật Bản
Kiến trúc Nhật Bản có một lịch sử rất lâu đời. Nó được bắt đầu vào thế kỷ thứ năm trước Công Nguyên.
Một số bằng chứng của kiến trúc Nhật Bản thời tiền sử được tìm thấy là những ngôi nhà đất nung và nhà hầm được xây dựng bởi các bộ tộc đồ đá của Nhật Bản, được gọi là Jomon. Kể từ thời điểm đó kiến trúc Nhật Bản đã có những thay đổi đáng kể. Kiến trúc đương đại Nhật Bản được ra đời, đồng thời có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.
Kiểu nhà Tateana thời Jomon

Người Jomon cất nhà

Kiến trúc truyền thống ở Nhật Bản
Vì có khí hậu ôn hòa nên kiến trúc truyền thống của Nhật Bản đa phần có cấu trúc bằng gỗ. Phần lớn những ngôi nhà cổ và những nhà thờ tại Nhật đều được xây dựng bằng gỗ. Những cách thức và kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng không chỉ phản ánh khí hậu của Nhật Bản mà còn thể hiện được nguồn gốc sâu xa trong sự phát triển của văn hóa Nhật Bản. Ngoài ra, những vật liệu xây dựng như đất, đá và gạch cũng được người Nhật sử dụng trong giai đoạn này. Kiến trúc bằng gỗ, được gọi là Kansai, đã được phát triển đầy đủ trong suốt thế kỷ thứ 8 bằng cách thêm các yếu tố trang trí và một loạt các chi tiết thiết kế. Trong giai đoạn này, các kiến trúc sư Nhật Bản đã sản sinh ra một phong cách kiến trúc tinh tế và đầy kỹ thuật mà sau này đã trở thành duy nhất và đặc trưng của đất nước Nhật Bản.
Những nhà thờ chẳng hạn như đền thờ Phật và đền thờ Shinto là những minh chứng rõ nét nhất cho kiến trúc truyền thống của Nhật. Đền Ise có lẽ được biết đến nhiều nhất. Đặc điểm của ngôi đền là cột làm từ cây bách và mái nhà được làm bằng mái tranh truyền thống. Thiết kế này mang đến cảm giác tinh khiết và giản dị. Minh chứng điển hình khác là một ngôi đền thờ Phật được gọi là Phoenix Hall. Nguyên là căn biệt thự của một nhà quý tộc, tòa nhà được chuyển đổi thành một ngôi đền. Nó đại diện cho kiến trúc đỉnh cao của Nhật Bản chú trọng nhiều đến sự thông thoáng với hiên nhà mở và mái nhà trung tâm được xây cao.
Thần cung Ise (伊势神宫, Ise Jingū, Y Thế Thần Cung) là một đền Thần đạo thờ phụng Thiên Chiếu Đại Thần Amaterasu-Ōmikami, nó nằm ở thành phố Ise, tỉnh MieNhật Bản. Tên chính thức được đơn giản là Jingū (神宫, Thần Cung), Thần cung Ise trong thực tế là cụm lớn nhiều đền bao quanh vào hai ngôi đền chính, Naikū (内宫, Nội Cung hay Đền Nội) và Gekū (外宫, Ngoại Cung hay Đền Ngoại).

Đền Nội, Naikū (chính thức được gọi là "Kotai Jingū"), nằm ở thị xã Uji-tachi, phía nam trung tâm thành phố Ise, và được dành riêng cho việc tôn thờ Thiên Chiếu Đại Thần Amaterasu. Đền Ngoại, Gekū (chính thức được gọi là "Toyouke Daijingu"), có vị trí khoảng sáu km tính từ Naikū và dành riêng cho thần Toyouke-Ōmikami, vị thần nông nghiệp và công nghiệp[1]. Bên cạnh Naikū và Gekū, còn có 123 đền khác ở Thành phố Ise và các khu vực lân cận, 91 trong số đó kết nối với Naikū và 32 đền khác kết nối với Gekū [2].
Giữa thế kỷ 14 và 20, kiến trúc Nhật Bản thiết lập ra những tiêu chuẩn dành cho các tòa nhà trong nước. Một số những tiêu chuẩn vẫn còn được giữ cho đến ngày nay. Loại hình nhà phố truyền thống của người Nhật được gọi là “Machiya”. Những ngôi nhà này chủ yếu nằm ở Kyoto thuộc quận Takayama. Để đáp ứng điều kiện sống ngày càng nâng cao, vật liệu xây dựng cho Machiya được lựa chọn cẩn thận. Vật liệu phổ biến nhất là gỗ nhằm góp phần vào việc làm đẹp ngôi nhà. Ngoài ra còn có các loại nhà nông thôn, thường được biết đến là gassho-zukuri. Đây là những loại nhà nhỏ nhưng nhìn rất lãng mạn và ấm cúng.
Machiya (町屋/町家) are traditional wooden townhouses found throughout Japan and typified in the historical capital of KyotoMachiya(townhouses) and nōka (farm dwellings) constitute the two categories of Japanese vernacular architecture known as minka (folk dwellings). Machiya originated as early as the Heian period and continued to develop through to the Edo period and even into the Meiji periodMachiyahoused urban merchants and craftsmen, a class collectively referred to as chōnin (townspeople). The word machiya is written using two kanjimachi (町) meaning "town", and ya (家 or 屋) meaning "house" (家) or "shop" (屋) depending on the kanji used to express it.

Let's learn more concretely about the characteristics and structure of the Gassho-style houses.

At first glance, it appears as if all three villages, Suganuma, Ainokura and Ogimachi, which are registered with The World Heritage are the same. However, all of the Gassho-style houses of these villages are different. The Gassho-style houses are based on their own building structures according to their regions characteristics.























Construction of the Thatched Roof



Lâu đài Himeji-jo - Ảnh: www.japan-guide.com
Cuộc chiến tranh giữa giai cấp phong kiến và quý tộc ở Nhật khiến cho nhiều cung điện và lâu đài mọc lên. Mặc dù rất nhiều tòa nhà sang trọng đã bị phá hủy nhưng vẫn còn lại một vài lâu đài. Những tòa lâu đài đẹp nhất còn xót lại và còn giá trị tham quan là lâu đài Himeji-jo và cung điện August Imperial. Himeji-jo được xây dựng vào năm 1390, còn được gọi là Lâu đài Cò trắng và cung điện August Imperial đã được xây dựng lại 10 lần do hỏa hoạn. 
Kiến trúc hiện đại
Khi Nhật Bản mở cửa vào năm 1868, kiến trúc phương Tây bắt đầu thay thế những tòa nhà truyền thống của Nhật. Các kiến trúc sư ở Nhật Bản bắt đầu kết hợp các phương pháp xây dựng truyền thống với thiết kế châu Âu. Họ cũng áp dụng những vật liệu xây dựng mới như bê tông và thép.
Sau Thế chiến I, dưới ảnh hưởng của Le Corbusier, Mies van der Rohe và Frank Lloyd Wright, kiến trúc Nhật Bản bắt đầu có những đóng góp của mình với ngành kiến trúc đương đại. Các kiến trúc sư Nhật Bản như Tange Kenzo hoặc Arata Isozaki đã tạo ra một phong cách độc đáo và phát triển thiết kế hiện đại mang tính quốc tế. Sân vận động thể thao quốc gia được hoàn thành vào năm 1964 là một ví dụ điển hình cho sự pha trộn phong cách mới với các đặc tính kiến trúc truyền thống của Nhật Bản.

Sân vận động thể thao quốc gia - Ảnh: www.japantimes.co.jp
Các kiến trúc sư của Nhật Bản những năm 1960 như Shinohara Kazuo, Kurokawa Kisho và Maki Fumihiko đã bắt đầu một phong trào kiến trúc mới gọi là Metabolism. Kiến trúc Nhật Bản trong giai đoạn này kết hợp các hình thức cố định của các tòa nhà với không gian linh hoạt. Hội trường Centential được xây dựng bởi Shinohara tại Viện Công nghệ Tokyo là một ví dụ điển hình của kiến trúc đương đại kết hợp phong cách thanh lịch Nhật Bản. Các công trình của Kurokawa là sự pha trộn lối xây dựng truyền thống mang chút ảnh hưởng hiện đại, trong khi Maki thì nhấn mạnh các yếu tố của thiên nhiên.
Trong những năm 1980, các kiến trúc sư Nhật Bản thế hệ thứ hai đã khám phá những thiết kế hiện đại và hậu hiện đại và bắt đầu có những đóng góp vào sự phát triển của kiến trúc đương đại. Các kiến trúc sư như Ando Tadao, Hasegawa Itsuko và Toyo Ito bắt đầu nhận được những đánh giá cao trên toàn thế giới. Ví dụ, Ando đã phát triển một phong cách kiến trúc hoàn toàn mới và được coi là một trong những kiến trúc sư có ảnh hưởng nhất hiện nay. Các công trình của ông thường kết hợp sự giản lược mang tính hình học với các cấu trúc bê tông và kính để tương phản hình ảnh xã hội hiện đại.
Trần Đình Phú
(Lược dịch)


Kiến trúc Nhật Bản – Bài học lớn về Kiến trúc hiện đại bản địa cho Việt Nam ?


TRÊN NỬA THẾ KỶ QUA, KIẾN TRÚC NHẬT BẢN ĐÃ ẢNH HƯỞNG MẠNH MẼ TRÊN NHIỀU THẾ HỆ KIẾN TRÚC SƯ NƯỚC TA. TRƯỚC TIÊN Ở MIỀN NAM TRONG NHỮNG NĂM 1960-1970 RỒI LAN DẦN RA CẢ NƯỚC SAU 1975 CÙNG VỚI ĐÀ HỘI NHẬP CỦA ĐẤT NƯỚC VÀO KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI. NGÀY NAY, PHẢI NÓI KHÔNG MỘT KIẾN TRÚC SƯ (KTS) NÀO MÀ LẠI KHÔNG BIẾT ĐẾN NHỮNG TÊN TUỔI LỚN CỦA KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN, NHƯ KENZO TANGE, FUMIHIKO MAKI, TADAO ANDO… PHẢI CHĂNG KIẾN TRÚC NHẬT BẢN LÀ BÀI HỌC LỚN TRONG XU THẾ TÌM KIẾM MỘT NỀN ‘KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI BẢN ĐỊA’ PHÙ HỢP CHO VIỆT NAM?

Phương châm: “Khoa học Phương Tây, Tâm hồn Nhật Bản”

Thế hệ kiến trúc chúng tôi vào cuối những năm 1950 ở Sài Gòn chỉ được đào tạo theo giáo trình hoàn toàn theo khuôn mẫu Trường Mỹ thuật Pháp (Beaux-Arts). Các thầy là người Pháp, người Việt được đào tạo ở Pháp về, hoặc từ trường Mỹ thuật Đông Dương Hà Nội cũ di cư vào Nam. Nghệ thuật kiến trúc thời đó lấy phương Tây làm trung tâm. Nội dung phần cổ điển học hầu như chỉ nói về kiến trúc Hy Lạp-La Mã, các nước Tây Âu như Italia, Pháp, Anh… Người ta chỉ nhắc qua kiến trúc cổ Trung Hoa, Ấn Độ và đề cập sơ sài một vài công trình cổ Việt trong môn lịch sử kiến trúc. Chúng tôi mù tịt về kiến trúc VN, Châu Á, cũng như hiểu biết rất mơ hồ về Nhật Bản.
Chỉ vào đầu những năm 1960 khi lên các lớp cao hơn, do yêu cầu phải thiết kế những đồ án kiến trúc hiện đại, qua tham khảo sách báo kiến trúc Âu Mỹ, chúng tôi mới phát hiện và tiếp cận được một trào lưu kiến trúc hiện đại rất sáng tạo của người Nhật.
Một nền kiến trúc mà cổ truyền thì rất gần gủi kiến trúc VN, và bước vào thời đại mới là những công trình hiện đại rất độc đáo, từng làm thế giới ngỡ ngàng và thán phục, nhưng sao chúng vẫn phảng phất đường nét và đặc điểm phương Đông.
Tò mò tìm hiểu sâu hơn qua tham khảo giáo trình kiến trúc đại học Nhật Bản, tôi nhìn thấy họ làm rất khác ta. Chương trình học những năm đầu cho sinh viên kiến trúc nặng về văn hóa-mỹ thuật Nhật Bản và nghiên cứu đào sâu kiến trúc gỗ truyền thống dân gian. Sinh viên Nhật được học rất kỷ về kỹ thuật xây lắp bằng gỗ và nghệ thuật cảnh quan. Các năm học sau mới học lịch sử và kỹ thuật kiến trúc phương Tây.
Chính đó là lý do tại sao KTS Nhật Bản vừa được trang bị vốn văn hóa dân tộc vững vàng, vừa nắm bắt tường tận kỹ thuật phương Tây. Công trình họ thiết kế rõ ràng không thua kém ai mà vẫn đậm nét châu Á.
Thì ra, cả trong đào tạo kiến trúc, người Nhật Bản đã áp dụng triệt để phương châm: “kỹ Tây – hồn Nhật”, trước học văn hóa-mỹ thuật Nhật Bản và Châu Á, sau đó mới tiếp thu có chọn lọc văn hóa, kỹ thuật phương Tây.







Khu tưởng niệm Hiroshima

Kiến trúc hiện đại và các tên tuổi lớn KTS Nhật Bản

Gây ấn tượng nhất đối với chúng tôi suốt nửa thế kỷ qua là các công trình của cây đại thụ của kiến trúc Nhật Bản cũng như của thế giới là KTS Kenzo Tange. Ông hoàn toàn được đào tạo tại Nhật Bản và là nhà thiết kế kiến trúc tiền phong đã thành công đưa bản sắc Nhật Bản vào kiến trúc mới. Trên nửa thế kỷ qua ông đã thực sự để lại dấu ấn lớn trong nền kiến trúc hiện đại với nhiều công trình xây dựng tại khắp nơi trên thế giới. Khởi đầu là Khu tưởng niệm Hiroshima, Toà thị chính Karaiusi từ những năm 1950, đến Nhà thi đấu Olympic Tokyo 1962, Nhà thờ Saint-Mary, Triển lãm Osaka những năm 1960-70, rồi Toà thị chính Tokyo kiểu hậu-hiện đại. Hướng về thế kỷ 21 với đề xuất Quy hoạch xây dựng vùng Vịnh Tokyo, Quy hoạch tổng thể hậu-công nghiệp cho quần đảo Nhật Bản…
Ông đã sang Việt Nam mấy lần vào những năm 1990 khi tham gia quy hoạch khu trung tâm Nam Sài Gòn.

KTS VIỆT MỚI CHỈ MỚI NẮM BẮT ĐƯỢC BÓNG DÁNG BÊN NGOÀI CÁC MẪU HÌNH KIẾN TRÚC NHẬT – NHIỀU KHI SAO CHÉP MỘT CÁCH THÔ THIỂN – VÀ CHƯA THỰC SỰ NẮM BẮT ĐƯỢC CÁI HỒN KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI NHẬT.









Công trình sân vận động Olympic Tokyo 









Toà thị chính Tokyo

Tiếp nối ông là cả một thế hệ vàng KTS Nhật Bản tiếp cận nhiều hơn với thế giới theo hướng hậu-hiện đại quốc tế. Đan cử như KTS Fumihiko Maki – đào tạo ở Mỹ, hành nghề ở Nhật Bản và khắp thế giới – với nào Toà nhà Tepia, Cung thể dục thể thao trung tâm Tokyo. Thế hệ tiếp nối gồm cả các KTS Sachio Otani, Arata Isozaki… Các công trình của họ nhanh chóng trở thành điển hình kiến trúc được nghiên cứu học hỏi khắp thế giới những năm cuối thế kỷ 20.








Một đám cưới tại Nhà thờ trên nước do Taodao Ando thiết kế

Sáng chói gần đây là KTS Tadao Ando – tự học kiến trúc và rất sáng tạo trong thiết kế, giải Pritzker 1995 – với các công trình Nhà dãy Sumiyoshi, Nhà thờ trên mặt nước, Nhà thờ Ánh sáng, Nhà triển lãm Nhật Bản tại Expo’92 ở Sevilla – Tây Ban Nha, và khá nhiều công trình xây dựng lớn ở Mỹ và trên thế giới… Ando cách đây không lâu có đến nói chuyện ở Hà Nội.







Gian hàng Nhật Bản tại Expo‘92 Sevilla

Đối với miền Nam VN những năm 1960-70, phải nói không có KTS thiết kế công trình nào ở Sài Gòn mà không chịu ảnh hưởng ít nhiều của kiến trúc mới Nhật Bản. Tuy vậy, khi nhìn lại các công trình này, tôi có cảm tưởng KTS Việt mới chỉ mới nắm bắt được bóng dáng bên ngoài các mẫu hình kiến trúc Nhật – nhiều khi sao chép một cách thô thiển – và chưa thực sự nắm bắt được cái hồn kiến trúc hiện đại Nhật.
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, giới kiến trúc cả nước nói nhiều đến tính ‘hiện đại và dân tộc’ trong kiến trúc, mong muốn được học hỏi cách làm của người Nhật. Các lớp KTS trẻ háo hức đi tìm hướng phát triển kiến trúc hiện đại, mơ ước thực hiện cả các công trình hậu-hiện đại, cho nên họ dễ tiếp thu các hình mẫu kiến trúc Nhật Bản, vừa gần gủi về mặt văn hóa vừa không kém hiện đại kiểu phương Tây. Nhưng phải chăng ta cũng mới chỉ nhìn ra được cái ngọn của vấn đề, mà chưa nghiên cứu kỷ làm cách nào người Nhật đã đào tạo KTS của họ. Phải chăng đó là cả một quá trình giáo dục văn hóa-mỹ thuật vừa truyền thống vừa hiện đại rất riêng của người Nhật. Trong khi giáo trình của chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ, lấy phương Tây làm trung tâm, với truyền thống đào tạo kiểu Nga, kiểu Pháp!
Vấn đề này từ lâu vẫn là một ám ảnh đối với những người nghiên cứu kiến trúc như chúng tôi. Thực ra KTS Nhật Bản đã quan niệm ra sao về tính ‘hiện đại’ trong kiến trúc, làm cách nào họ bắt kịp và cả vượt người trong trào lưu kiến trúc hiện đại và cả hậu-hiện đại thế giới?

Bài học lớn về một nền “kiến trúc hiện đại bản địa”

Có nhiều dịp gặp gỡ thảo luận với giới kiến trúc Nhật Bản, tôi đã được nghe họ đề cập nhiều về quan niệm “hiện đại” khá độc đáo. Các nhà nghiên cứu văn hóa Nhật cho rằng “hiện đại” nguyên là một khái niệm của phương Tây để chỉ một tiến trình lịch sử liên tục diễn ra ở châu Âu và sau đó ở Mỹ. Nó đặt nền tảng trên truyền thống Hy Lạp-La Mã và phát triển xuyên suốt ở phương Tây từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Cho nên, đối với giới học thuật phương Tây tất cả các truyền thống nào không lấy châu Âu làm trung tâm đều xa lạ với tính hiện đại và thường bị gọi là ‘các truyền thống khác’.
Ở nhiều cấp độ khác nhau, các nước Châu Á đã kinh qua con đường chông gai tiến tới hiện đại. Hiện đại hóa và phát triển kinh tế là những yếu tố cần thiết để hội nhập vào nền văn hóa thế giới. Người Châu Á phải xem xét lại giai đoạn thuộc địa để điều chỉnh lại những sự sai lệch vô tình hoặc cố ý. Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và VN đã phải chuyển hóa nhiều trong nội bộ để đạt được tính hiện đại mang bản sắc riêng.
Riêng Nhật Bản là nước duy nhất đạt được tính hiện đại do bản thân không bị đè nặng bởi truyền thống quá khứ hoặc di sản thuộc địa như hầu hết các nước Châu Á khác. Cho nên về tất cả các mặt văn hóa, tinh thần và nghệ thuật, Nhật Bản chẳng những đã tiếp cận mà còn đóng góp tích cực vào nền văn hóa thế giới. Nhật Bản đã dẫn đầu trong con đường hóa giải sự khống chế văn hóa và mỹ thuật của phương Tây.
Không ít nhà kiến trúc, quy hoạch đô thị Nhật ngày nay đã được sắp ngang hàng hoặc cao hơn nhiều đồng nghiệp phương Tây về cả các mặt lý thuyết lẫn thực hành. Họ đã thành công cải thiện chất lượng công trình kiến trúc, môi trường đô thị: chúng hoạt động khá hữu hiệu và mang đặc điểm Nhật Bản. Theo gương Nhật Bản, tại khắp Châu Á ngày nay đang xuất hiện một xu thế “Phục hưng” rất sinh động với những giấc mơ và tầm nhìn mới. Trong đó có tầm nhìn về quy hoạch đô thị và kiến trúc.
Suốt nửa sau của thế kỷ 20, kiến trúc Nhật Bản đã có công đi đầu trong việc xác định bản sắc riêng trong kiến trúc hiện đại thế giới. Những KTS lớn Nhật Bản Tange, Kurokawa, Maki, Ando… trong trào lưu ‘Chuyển hóa luận’ (Metabolism) đã thành công tạo ra một luồng gió mới. Theo gương họ, nhiều thế hệ KTS thuộc Thế giới thứ ba kém phát triển đã nghiêm túc soi xét lại kiến trúc hiện đại phương Tây nhắm tìm kiếm một nền ‘kiến trúc hiện đại bản địa’ phù hợp với hoàn cảnh đất nước mình.
Ở nước ta, xu hướng này được khởi đầu ở miền Bắc từ những năm 1960 và ở miền Nam từ trước 1975 với tên gọi ‘kiến trúc hiện đại nhiệt đới hoá’. Đó là đúc rút từ kiến trúc truyền thống những nguyên tắc cốt lõi về tỷ lệ, sử dụng vật liệu địa phương, về bố cục hình khối chặt chẽ theo công năng, điều kiện địa hình và thời tiết khí hậu địa phương… để đưa vào công trình hiện đại. Xu hướng này được nhiều nhà sáng tác coi như một trong những hướng tìm tòi đúng và có nhiều triển vọng.







KTS Nguyễn Hữu Thiện – Thư viện Sài Gòn

Các KTS Việt ngày nay đã phần nào đạt được kết quả trong cách xử lý không gian và hoạ tiết phù hợp với khí hậu và thẩm mỹ của người xứ nóng, tạo nên những hình ảnh vừa mới lạ, vừa dễ gần.
Dù chưa hình thành rõ như một hệ thống, dù còn phải được tiếp tục vun đắp qua nhiều thử nghiệm hơn nữa, song xu hướng này sẽ ngày càng rõ nét hơn, tiệm cận tốt hơn với mục tiêu đi tìm bản sắc kiến trúc Việt trong giai đoạn tới. Nó có thể tìm đến sự giao hoà giữa con người với môi trường sinh thái và hình khối công trình, là sự tương đồng với những tư tưởng kiến trúc theo ‘chủ nghĩa vùng’ của các KTS Correa (Ấn Độ), Fathy (Ai Cập) cuối thế kỷ vừa qua. Và nếu được chăm sóc, đầu tư chiều sâu thì có khả năng đây có thể sẽ trở thành một trong những xu thế sáng tạo chính thống thời gian tới.
Ảnh (c)internet
Tác giả: KTS. Nguyễn Hữu Thái
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc, tháng 12/2013)
https://i0.wp.com/kienviet.net/wp-content/uploads/2011/04/17-_fill_300_p22579.jpg?resize=300%2C300&ssl=1
Trong suốt chiều dài lịch sử, kiến trúc Nhật Bản đã phát triển theo nhiều phong cách đa dạng và độc đáo. Nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản” là một cái nhìn tổng quát về nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản trong bối cảnh văn hóa và lịch sử từ cổ đại đến ngày nay. Tác giả trình bày, dẫn chứng và lý giải kèm theo những hình ảnh, biểu đồ minh họa từ chỗ ở buổi đầu là hầm hố đến lâu đài, nhà ở, phòng trà; sau đó là đền chùa Phật giáo, các điện Thờ Thần đạo, các nhà hát và thành quách… Tất cả đều bắt nguồn từ những cấu trúc từ thời tiền sử cho đến những biệt thự, cao ốc đầy đủ tiện nghi tân kỳ và hiện đại vào cuối thế kỷ 20.
Sự đan xen những phong cách kiến trúc suốt 12.000 năm được phân tích đầy đủ để nêu bật những thay đổi chính yếu trong nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản. Chặng đường dài thay đổi được tạo ra từ nhiều yếu tố: sự thâm nhập của văn hóa Phật giáo từ Triều Tiên và Trung Hoa, sự ảnh hưởng của kiến trúc bản địa, sự phát triển của chế độ phong kiến, ảnh hưởng văn hóa phương Tây và sự thích ứng hài hòa của phong cách kiến trúc thế giới thể hiện ở những cao ốc hiện đại.
Thông qua tất cả những thay đổi này, phong cách kiến trúc truyền thống, vốn bị kềm chế, đã phát triển trong sự tương phản rõ ràng để cuối cùng dẫn đến một phong cách truyền thống cởi mở hơn, phản ánh đầy đủ những đặc trưng căn bản đa dạng của nền văn hóa Nhật Bản.
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Phát triển của kiến trúc truyền thống Nhật Bản
Những nguyên tắc cơ bản của thuật kiến trúc Nhật Bản
Những nền văn hóa tiền Phật giáo
Những ảnh hưởng từ Triều Tiên và Trung Hoa
Phát triển bản sắc văn hóa
Võ sĩ đạo (Đạo của Chiến binh)
Tập quyền
Nhật Bản buổi giao thời
 Mã sách: MT-KT11
Tác giả
DavidMichiko YoungDịch giả Lưu Văn Hy
Nhà xuất bản
Mỹ thuật 
Số trang: 224
Kích thước: 14,5 x 20,5cm
Trọng lượng:550 g
Năm xuất bản: Quý I/ năm 2007



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.