Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

KTS Võ Đức Diên


KIẾN TRÚC SƯ VÕ ĐỨC DIÊN MỘT ĐỜI PHIÊU LÃNG

Kiến trúc sư Võ Đức Diên đáng được gọi là một “khách lãng du” hơn là một “kiến trúc sư – công chức”. Năm 1944, lúc còn rất bé, tôi cùng gia đình ở ngõ Trúc Lạc, một con phố nhỏ gắn bó với đường Cổ Ngư, Tây Hồ và Hồ Trúc Bạch, rất gần với khách sạn Westlake Sofitel bây giờ, còn kiến trúc sư Võ Đức Diên sống trong một ngôi nhà ở cuối ngõ. Tôi vẫn còn nhớ, ông hay mặc quần màu sẫm, áo sơ mi trắng, thắt cà vạt sẫm và mỗi lúc khởi động (quay maniven) chiếc xe ô tô Citroen của mình, ông thường sắn hai ống tay áo lên… Hình ảnh về con người ông động lại trong tôi chỉ có thế. Nhưng cuộc đời và tác phẩm kiến trúc của ông cho đến bây giờ vẫn gợi lên trong tôi sự tò mò và những điều muốn tìm hiểu. Võ Đức Diên đã từng tham gia thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam năm 1948 tại Thản Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Nếu tôi không nhầm thì trong bức ảnh kỷ niệm buổi lễ đó, ông mặc bộ đồ giống như bộ bà ba đen. Điều đó có nghĩa là Võ Đức Diên cũng đã ra đi kháng chiến, và sau này ông cũng đã “bỏ cuộc” để không đi chọn con đường mà Tạ Mỹ Duật, Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Ngọc Chân, Nguyễn Văn Ninh…đã đi. Họ đã là những người “Người ra đi đầu không ngoảnh lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy…” (Thơ Nguyễn Đình Thi). Vì sao ông quay trở lại Hà Nội phồn hoa với những buổi “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”…tôi không biết nữa nhưng rất có thể một trong những lý do “quay về phía bên kia” của ông là do ông “ham chơi” và thích kiếp “lãng du”. Cái tính chất này trong con người ông, mọi người đã thấy ở ông từ năm 1945, khi ông quyết định dẹp bỏ Văn phòng Kiến trúc sư của mình để theo Ban kịch Anh Vũ. Lại được biết, sau khi “dinh tê” rồi, đã có lúc ông lang thang theo một đoàn kịch đi từ Huế, trôi nổi suốt một dải đất miền Trung… Sinh năm 1906, mất năm 1961, vì bệnh tim, thọ có 55 tuổi, dù có ít may mắn hơn các kiến trúc sư trọn vẹn cả đời đi theo cách mạng, nhưng Võ Đức Diên cũng đã làm được “không ít việc” cộng với một số “khiếm khuyết” mà chúng ta – những người thuộc phái “chính thống”, cho là như vậy: Kiến trúc sư Võ Đức Diên đã là một người giỏi giang và nổi tiếng trong suốt quá trình học và cho đến khi tốt nghiệp khoa Kiến trúc trường Beaux – Arts Hà Nội. Tác phẩm Nhà Thuỷ Tạ, toạ lạc bên hồ Hoàn Kiếm, tác phẩm đầu tay của ông (thiết kế năm 1937), cho đến nay vẫn là một tác phẩm kiến trúc đẹp của Hà Nội, dù cho nó có bị cơi nới lên tầng “xây chen” bên phải, bên trái.
Nhà hàng Thuỷ Tạ ven hồ Hoàn KiếmNhà hàng Thuỷ Tạ ven hồ Hoàn Kiếm
Năm 1959, ông hoàn thành thiết kế và xây dựng khu nhà triển lãm trong Hội chợ Lâm Viên (Đà Lạt). Công trình rất hài hoà với khu đất, với địa hình, đến nỗi hết thời điểm triển lãm mà người ta đã “không nỡ phá đi” (theo Tạp chí Xây dựng mới của Kiến trúc sư Đoàn miền Nam dưới thời Mỹ - Nguỵ). Năm 1960, Nhà triển lãm Nam Việt Nam trong Hội trợ New Delhi của ông đã được trao Giải Nhất, đồng hạng với Toà nhà triển lãm Liên Xô (theo tạp chí Xây dựng mới). Năm 1961, ông hoàn thành tác phẩm cuối cùng: “Lữ quán Thanh niên và Lao động Đà Lạt”, một tác phẩm kiến trúc Modernisme (theo trào lưu hiện đại) chính hiệu của Việt Nam. Về văn nghiệp, Võ Đức Diên là người sáng lập Tạp chí Xây dựng mới, với sự tham gia của 30 kiến trúc sư khác của miền Nam, trước và sau những năm 1960, Tạp chí này là diễn đàn ngôn luận của cả thế giới kiến trúc miền Nam dưới thời Mỹ - Nguỵ. Tuy “Xây dựng mới” chỉ ra được có hơn một chục số, nhưng theo tôi đây là những tài liệu rất quý để chúng ta tạo dựng lại bộ mặt và quan niệm, cũng như đóng góp của giới kiến trúc miền Nam trong một giai đoạn lịch sử. Tờ Tạp chí đã đăng rất nhiều mẫu nhà ở cho các tầng lớp nhân dân và liệu chúng ta có cần phân biệt rạch ròi lắm không cái chất nhân văn của những ngôi nhà (dù có sự khác biệt nhất định) giữa hai bờ sông được gọi là “chiến tuyến” của một đất nước? Về mặt tư liệu học, chúng tôi cho rằng với những số Tạp chí Xây dựng Mới, chúng ta có thể lấp bớt “những khoảng trắng” đối với một số vấn đề nghệ thuật và kỹ thuật kiến trúc đương thời mà đến nay vẫn cần được xem xét. Võ Đức Diên được khẳng định và được giới kiến trúc miền Nam lúc đó cảm phục là không chạy theo đồng tiền, “không hề có ý muốn dùng nghề làm phương tiện làm giàu”. Tất nhiên có trớ trêu khi ông được bổ nhiệm làm một chức gì đó trong Bộ máy Nguỵ quyền. Nhưng sự việc, như một cái vòng luẩn quẩn, bởi “đồng bào nạn nhân trong gây hấn của Bình Xuyên và đồng bào nạn nhân của các cuộc hoả hoạn vẫn nhớ đến ông”. Kiến trúc sư Võ Đức Diên sống và hành nghề ở miền Nam, nhưng theo nghiên cứu và suy ngẫm của tôi, thì ở ông có một cái gì đó rất tương đồng với KTS. Nguyễn Ngọc Chân ở miền Bắc chúng ta. Từ nét mặt, phong cách kiến trúc, điều kiện làm việc…đều “hao hao”. Về tư tưởng, nhờ có tạp chí của Võ Đức Diên mà nhân vật miền Nam lúc đó biết được quan điểm kiến trúc tiến bộ của Le Corbusier và Frank Lloyd Wright và cũng biết được Nguyễn Gia Đức và Ngô Viết Thụ là những người như thế nào trong giới kiến trúc đương thời. Bức ảnh chụp Võ Đức Diên trước khi mất ít lâu trông nét mặt ông rất bình thản, rất “phục thiện”. Nhưng giới kiến trúc miền Nam lúc đó cho biết tâm hồn ông cũng rất “sắc mắc” (bức xúc) về những cái mà ngày nay ta gọi là “những cặp phạm trù đối lập”, trong kiến trúc là: “lộng lẫy hay trang nhã, trẻ trung hay chín chắn, huênh hoang hay nhã nhặn”, còn trong ngôn ngữ của cuộc sống (theo chúng tôi) đó là những cặp phạm trù của “thẳng và cong”, trắng và xám, thiện và ác, vui và buồn, lạc thú và khổ đau”…Không biết có thực như vậy không, nhưng về mặt triết học cũng như về mặt mỹ học, có một sự hoà quyện, ghép đôi giữa những cặp phạm trù này.
PGS-TS -KTS Đặng Thái Hoàng 

Kiến trúc sư Võ Đức Diên một thời phiêu lãng – P2

Năm 1959, ông hoàn thành thiết kế và xây dựng khu nhà triển lãm trong Hội chợ Lâm Viên (Đà Lạt). Công trình rất hài hoà với khu đất, với địa hình, đến nỗi hết thời gian triển lãm mà người ta đã “không nỡ phá đi” (theo Tạp chí Xây dựng mới của kiến trúc sư Đoàn miền Nam dưới thời Mỹ – Nguy).
Nãm 1960, Nhà triển lãm Nam Việt Nam trong Hội trợ New Delhi cùa ông đã được trao Giải Nhất, đồng hạng với Toà nhà triển lãm Liên Xô (theo tạp chí Xây dựng mới).
Năm 1961, ông hoàn thành tác phẩm cuối cùng: “Lữ quán Thanh niên và Lao động Đà Lạt”, một tác phẩm kiến trúc Modernisme (theo trào lưu hiện đại) chính hiệu của Việt Nam.

 
LU QUAN THANH NIEN- KTS VO DUC DIEN  

Kiến trúc sư Võ Đức Diên một thời phiêu lãng - P2 1
Võ Đức Diên
Lữ quán Thanh niên và Lao động Đà Lạt – Tác phẩm kiến trúc cuối cùng của KTS. Võ Đức Diên
Về văn nghiệp, Võ Đức Diên là người sáng lập Tạp chí Xây dựng mới, với sự tham gia cúa 30 kiến trúc sư khác của miền Nam, trước và sau những năm 1960, Tạp chí này là diễn đàn ngôn luận của cả giới kiến trúc miền
Nam dưới thời Mỹ – Nguỵ. Tuy “Xây dựng mới” chí ra dược có hơn một chục số. nhưng theo tôi đây là nhũng tài liệu rất quý đế chúng ta tạo dựng lại bộ mật và quan niệm, cũng như đóng góp của giới kiến trúc miền Nam trong một giai đoạn lịch sử.
Tờ Tạp chí đã đăng rất nhiều mẫu nhà ớ cho các tầng lớp nhân dân và liệu chúng ta có cần phân biệt rạch ròi lấm không cái chất nhân văn cúa những ngôi nhà (dù là có sự khác biệt nhất định) giữa hai bờ sông được gọi là “chiến tuyến” cúa inột đất nước?
Về mặt tư liệu học, chúng tôi cho rằng với nhũng số Tạp chí Xây dụng Mới, chúng ta có thể lấp bớt “nhũng khoảng trắng” đối với một số vấn đề nghệ thuật và kỹ thuật kiến trúc đương thòi mà đến nay vần cần dược xem xét.
Võ Đức Diên được khắng định và được giới kiến trúc miền Nam lúc đó cảm phục là không chạy theo đồng tiền, “không hề có ý muốn dùng nghề làm phương tiện làm giàu”. Tất nhiên là có trớ trêu khi ông được bổ nhiệm làm một chức gì đó trong Bộ máy Nguy quyền. Nhung sự việc, như một cái vòng luán quẩn, bới “đồng bào di cư, đồng bào nạn nhân trong gây hấn của Bình Xuyên và đồng bào nạn nhân của các cuộc hoả hoạn vẫn nhớ đến ông”. (!?)
Kiến trúc sư Võ Đức Diên sống và hành nghề ở miền Nam, nhưng theo nghiên cứu và suy ngẫm của tôi, thì ở ông có một cái gì đó rất tương đồng với KTS. Nguyễn Ngọc Chân ỏ’ miền Bắc chúng ta. Từ nét mặt, phong cách kiến trúc, điều kiện làm việc… đều “hao hao”.
Về tư tướng, nhờ có tạp chí của – Võ Đức Diên mà nhân dân miền Nam lúc đó biết được quan điểm kiến trúc iiến bộ của Le Corbusier và Frank Lloyd Wright và cũng biết được Nguyễn ‘Gia Đức và Ngô Viết Thụ là những người như thế nào trong giới kiến trúc đương thời.
Bức ảnh chụp Võ Đức Diên trước khi mất ít lâu trông nét mặt ông rất bình thản, rất “phục thiện”. Nhưng giới kiến trúc miền Nam lúc đó cho biết tâm hồn ông cũng thường rất “sắc mắc” (bức xúc) về những cái mà ngày nay ta gọi là “những cập phạm trù đối lập”, trong kiến trúc là: “lộng lẫy hay trang nhã, trẻ trung hay chín chắn, huênh hoang hay nhã nhặn”, còn trong ngôn ngữ của cuộc sống (theo chúng tôi) đó là những cặp phạm trù của “thảng và cong, trắng và xám, thiện và ác, vui và buồn, lạc thú và khổ đau”…. Khôna biết có thực như vậy không, nhưng về mặt triết học cũng như về mặt mỹ học, có một sự hoà quyện, ghép đôi giữa những cặp phạm trù này  


Có hai kiến trúc sư thiết kế Nhà Thủy Tạ
Cập nhật: 17-8-2012 | Đã xem: 3543
Nói đến Nhà Thủy Tạ trên phố Lê Thái Tổ chắc nhiều người biết vì đó là một công trình kiến trúc đẹp. Tuy vậy ai là người thiết kế nhà Thủy Tạ? Hiện vẫn có nhiều thông tin khác nhau. Bằng tài liệu mới sưu tầm được, chúng tôi cho rằng có hai kiến trúc sư thiết kế nhà Thủy Tạ ở hồ Hoàn Kiếm.

Theo bài viết Những kiến trúc sư làm nên nỗi nhớ Hà Nội của KTS Trần Huy Ánh, chúng ta hiểu biết thêm về kiến trúc sư Võ Đức Diên, người được cho là tác giả thiết kế nhà Thủy Tạ  (http://kienviet.net/2011/04/25/nhung-kien-truc-su-lam-nen-noi-nho-ha-noi/):

“...Nhưng nhiều người chưa đến Hồ Gươm vẫn hình dung ra Tháp Rùa , cầu Thê Húc và ngôi nhà nhỏ xinh xắn có cái mái hiên lợp ngói cong cong , có hàng cột tròn thả chân xuống mặt nước , không nói ra thì ai cũng biết đấy là nhà Thủy Tạ. Hình ảnh thân quen đến mức những năm chiến tranh ,lũ trẻ phải đến những vùng quê xa lắc để tránh đạn bom , trong giấc mơ về Hà Nội, khối đứa thấy được ăn kem Thủy Tạ, lúc tỉnh dậy vẫn tiếc cái ngọt ngào của kem lẫn cái quầy bán kem trong nỗi nhớ da diết ấy.


Gắn bó là vậy nhưng người Hà Nội không mấy ai biết tác giả thiết kế  là KTS Võ Đức Diên ( 1906-1961) , ông quê ở Hà Nam nhưng tốt nghiệp Kiến trúc sư, trường Mỹ thuật Đông Dương , có thời gian dài làm việc tại Hà Nội và mất tại Tp Hồ Chí Minh ( tên cũ là Sài Gòn)... Chuyện tôi biết qua bài viết của một trong những “sinh viên vượt khó “ thời ấy kể lại trong tạp chí “ Xây dựng mới “ xuất bản tại Sài Gòn trong những năm 1960’.... “

Tra cứu trên mạng, chúng tôi tìm được một địa chi: (http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/5103996277/) đăng một bức ảnh nhà Thủy Tạ với lời chú thích: “Nhà Thủy Tạ bên hồ Hoàn Kiếm, xây dựng năm 1937 do KTS Võ Đức Diên và KTS Nguyễn Xuân Tùng thiết kế”. Thông tin này khẳng định có hai kiến trúc sư thiết kế nhà Thủy tạ là Võ Đức Diên và Nguyễn Xuân Tùng, khác với  thông tin của KTS  Trần Huy Ánh, người thiết kế nhà Thủy Tạ là Võ Đức Diên. Như vậy có một hay hai  kiến trúc sư thiết kế nhà Thủy Tạ ?

Đọc tạp chí Hồ Gươm, in năm 120, số 120, trang 15, trong bài Vịt Hồ Gươm, chúng tôi thấy có đoạn nhắc đến tác giả kiến trúc của nhà Thủy Tạ, xin trích nguyên văn : “ ....như nhà Thủy Tạ bây giờ mà mười mấy năm về trước nhà Ái Ký đã bỏ ra thầu ...... do kiến trúc sư Diên - Tùn ....hiện”. Do chữ mờ và mất đoạn cho nên  chúng tôi không thể đọc rõ nội dung của đoạn viết nói trên. Tuy vật ta có thể phân tích như sau. Đoạn “ do kiến trúc sư Diên-Tùn.... hiện” có thể hiểu là “ do kiến trúc sư Diên-Tùng thực hiện “ . Cách viết gạch nối này có thể hiểu đó là hai tác giả. Và như vậy chúng tôi nghiên về ý kiến cho rằng có hai kiến trúc sư cùng thiết kế nhà Thủy tạ. Tên của hai kiến trúc sư đó là : KTS Võ Đức Diên và KTS Nguyễn Xuân Tùng, như thông tin từ địa chỉ. Tất nhiên đây mới chỉ là giả thiết của chúng tôi dựa trên tư liệu của mình.

Hà Hồng
http://www.hohoankiem.org/wap/jobs-.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.