Post by L. Gédéon on 2013-09-05
Chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, bán đảo Thanh Đa, kênh Nhiêu Lộc
– Thị Nghè… hiện lên tuyệt đẹp dưới góc nhìn từ không trung của nhà
báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn.Với kinh nghiệm hơn 20 năm chụp ảnh từ không trung, nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn (SN 1957) đang hoàn thành cuốn sách và chuẩn bị triển lãm bộ ảnh đặc biệt: “Khám phá Sài Gòn từ không trung”.
Một số dự án sách và triển lãm khác cũng được anh dự định triển lãm trong thời gian tới như: Đảo và bờ biển Việt Nam nhìn từ không trung, Vòng quanh thế giới, Môi trường thế giới nhìn từ không trung...
Nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn cho hay, mặc dù anh đã chụp hàng ngàn bức ảnh về nhiều vùng quê trải dài khắp đất nước, các đảo và bờ biển của Việt Nam… từ trên không trung nhưng chưa thực hiện được bộ ảnh nơi anh đang sinh sống.
Trăn trở đó được anh đeo bám từ nhiều năm liền. Mãi đến những ngày giữa tháng 8 vừa rồi anh mới hoàn thành tâm nguyện.
Để chụp được bộ ảnh này, nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn cho hay, anh được trợ giúp đặc biệt của Trung đoàn không quân trực thăng 917 (Sư đoàn không quân 370).
Anh Sơn thổ lộ: "Mục đích lớn nhất khi tôi thực hiện bộ ảnh khám phá Sài Gòn từ trên không là muốn người dân TP thấy được nơi mình đang sinh sống nhìn từ trên không trung với sự chuyển động , khác lạ...
Và quan trọng hơn, tôi muốn mọi người thấy được TP sau 300 năm đã đổi thay ra sao. Tôi nghĩ chắc ít có ai biết dinh Độc Lập, chợ Bến Thành, đại lộ Điện Biên Phủ hay ngã bảy Lý Thái Tổ… nhìn như thế nào từ không trung", nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn chia sẻ.
Được sự đồng ý của tác giả, VietNamNet trích giới thiệu với bạn đọc một số tác phẩm từ bộ ảnh “Khám phá Sài Gòn từ không trung” mà Giản Thanh Sơn dự định sẽ công bố sắp tới.
Vòng xoay Lý Thái Tổ. Vòng xoay này trực diện bởi đường Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong và Điện Biên Phủ. Ảnh: Giản Thanh Sơn.
Khu du lịch Văn Thánh (quận Bình Thạnh), tiếp giáp bởi đường Điện Biên Phủ dẫn ra cầu Sài Gòn. Ảnh: Giản Thanh Sơn.
Bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Ngày nay vùng đất quen thuộc này có
bước phát triển vượt bậc trở thành một bán đảo sung túc, hấp dẫn.
Lire la suite...Source: Vietnamnet
Cầu Thủ Thiêm bắc qua sông Sài Gòn, tiếp giáp bởi quận 1 và quận 2, TPHCM. Cảng container trung tâm Sài Gòn. Đây là một trong những cảng container trong thời mở cửa lớn nhất của TP.HCM. Đại lộ Điện Biên Phủ. Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23/3/1846, là nơi bảo tồn động, thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên giới. Dinh Thống Nhất – nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị - ngoại giao và văn hóa nghệ thuật trong nước và quốc tế. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Tên gọi chính thức là Vương cung Thánh đường, được chính thức khánh thành vào ngày 11/4/1880 bởi đồ án của kiến trúc sư J. Bourad theo phong cách Roman. Chợ Bến Thành - Người Pháp cho xây dựng lại ngôi chợ này vào năm 1860. Ngày nay chợ Bến Thành đã được sửa chữa, nâng cấp lại phù hợp với công năng sử dụng, trở thành một trung tâm buôn bán văn minh của TP.HCM. Trụ sở UBND TP.HCM - Tòa nhà được xây dựng từ năm 1898 – 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu cầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Trải qua bao biến cố của lịch sự, ngày nay tòa nhà trở thành trụ sở làm việc của UBND TP.HCM. Sân bay Tân Sơn Nhất. Khám Chí Hòa - Tọa lạc tại số 1 Hòa Hưng (quận 10, TP.HCM), đây là nhà tù được người Pháp xây dựng ngày 16/12/1949, từ thời thuộc địa ở khu vực này còn là ngoại ô Sài Gòn. Ngày nay nơi đây là trại tạm giam thuộc Công an TP.HCM. Đường hầm Sông Sài Gòn – Trong ảnh là mặt trên của đường hầm chui qua sông Sài Gòn từ hướng quận 2. |
Nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn tác nghiệp trên một chuyến bay khi vào không phận Sài Gòn. Ảnh: Xuân Cường (báo QĐND). |
Ảnh: Giản Thanh Sơn
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/138408/ngam-sai-gon-tuyet-dep-tu-khong-trung.html
Sài Gòn sông nước
Sài Gòn – thành phố của sông ngòi, kênh rạch.
|
1. Hơn mười năm về trước, trong lần đầu tiên chân ướt chân ráo đến Sài Gòn;
tôi đã có thêm một chuyến phiêu lưu khác tới Vũng Tàu. Nghe lời người
bạn mới gặp khuyên, tôi đi tàu cánh ngầm, để được thoả sức ngắm cảnh và
biết thế nào là sông nước Sài Gòn – như lời bạn nói. Đó là thuỷ trình
dài nhất mà tôi đã từng trải qua cho tới giờ. Tôi vẫn nhớ mãi cái cảm
giác đứng trên boong tàu, gió sông Sài Gòn lồng lộng, con tàu lướt sóng
trên những khúc sông uốn lượn, đôi bờ miệt vườn xanh ngắt với những cây
dừa nước. Tôi đã từng đi trên biển, từng đi trên sông; nhưng cái cảm
giác đi từ sông ra biển thật lạ; mênh mang rồi, lại mênh mang hơn nữa.
Đó là lần đầu tiên, đầy ấn tượng, và tôi đã mơ hồ cảm nhận về sông nước
Sài Gòn.
Thế rồi, lượt về, và cả những lần sau nữa, đi Vũng Tàu
từ Sài Gòn, tôi vẫn chỉ duy nhất chọn cho mình lộ trình ấy, để cảm rõ
hơn, hiểu rõ hơn, thấy nhiều hơn... Cho dù, có một khoảng thời gian; lộ
trình đường thuỷ này bị báo chí phàn nàn rất nhiều những việc, sự cố
liên quan tới... nhà tàu; thì trong tôi vẫn không hề ái ngại hay mất đi
cảm tình. Với tôi, đó là một tuyến đi, một tuyến du lịch thú vị nhất mà
chính khoảng thời gian di chuyển cũng mang lại thật nhiều cảm xúc. Nếu
còn đi nữa, tôi vẫn tiếp tục lựa chọn lộ trình ấy, phương tiện ấy...
Sài Gòn lần đầu gặp gỡ, để lại ấn tượng cho tôi về một
dòng sông – dòng sông mang luôn của miền đất ấy, dù nó khởi nguồn từ xa
hơn rất nhiều. Có nhiều thành phố gắn với dòng sông, mang một dòng sông ở
trong lòng; nhưng – trong cách nhìn của tôi – sông Sài Gòn với đất Sài
Gòn có cái gì thật khác biệt, khác nhiều những nơi khác. Nó đủ lớn nhưng
không dữ dội (và cả “cằn cỗi”) như sông Hồng của Hà Nội, nó cũng có
chút lãng mạn nhưng không thể ví với sông Hương của Huế, nó cũng chưa
gọn gàng, thanh sạch như sông Hàn chảy qua Đà Nẵng... Sông Sài Gòn uốn
khúc trong lòng thành phố, là một phần của thành phố. Nhưng thế vẫn là
chưa đủ nếu nói về sông nước Sài Gòn...
2. Từ lần đầu tiên đó, cho đến giờ, tôi đã “gặp” lại Sài Gòn nhiều lần.
Nói vui theo một cách khác, Sài Gòn và tôi đã là người quen của nhau.
Tôi và Sài Gòn đã hiểu và... yêu nhau – theo một cách nào đó. Ấn tượng
bắt đầu từ một dòng sông, nhưng rồi về sau, lang thang ở đất Sài Gòn,
tôi biết và hiểu thêm: nói tới Sài Gòn, nhận diện Sài Gòn không thể
không nói tới những dòng kênh. Nếu như Hà Nội của tôi được gọi là thành
phố của ao hồ, thì Sài Gòn là thành phố của kênh rạch chằng chịt.
Mỗi lần hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất, hay khi
bay rời Sài Gòn, tôi cứ ngẩn ngơ ngắm dòng sông Sài Gòn uốn khúc, và
những dòng kênh – rạch đan xen một cách kỳ thú. Chẳng thành phố nào có
nhiều kênh rạch như ở nơi đây. Nào rạch Bến Nghé, kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè, rạch Lò Gốm, kênh Tẻ, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ... Và cùng với những
con kênh là cơ man cầu với cầu. Trên tấm bản đồ du lịch mà tôi đã giữ
hơn mười năm, có vô số những con kênh và những cây cầu không được ghi
tên (hay không có tên?) Điều đó cũng cho thấy kênh rạch nhiều đến mức
nào.
Trong bài hát Em còn nhớ hay em đã quên, cố
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã miêu tả, vẽ nên Sài Gòn với những hình ảnh
tuyệt đẹp và lãng mạn. Và cũng có thể thấy có một câu hát, rất thực:
“Nhớ đường dài qua cầu lại nối, nhớ những con sông nối bao dòng kênh…”
Nhìn Sài Gòn trên bản đồ hay từ trên không, là ấn tượng với sông ngòi,
kênh rạch. Mỗi khi cất cánh hay hạ cánh, ngắm Sài Gòn qua cửa sổ máy
bay, tôi luôn nuối tiếc khoảnh khắc ngắn ngủi ở độ cao thấp, khi nhìn rõ
từng cây cầu...
Diện mạo Sài Gòn được dựng lên bởi rất nhiều yếu tố, cả
vật thể và phi vật thể; nhưng không thể không nhắc tới sông ngòi, kênh
rạch. Sông Sài Gòn và một hệ thống kênh rạch gắn liền với dòng sông đã
làm nên một Sài Gòn cùng với một nền văn hoá sông nước.
Ngược dòng thời gian, lịch sử đã ghi nhận: Khi thiết
lập được chính quyền ở Gia Định và Nam bộ giành được từ nhà Tây Sơn,
Nguyễn Ánh đã nhận thấy địa hình, địa thế nơi đây sông ngòi nhiều và
giáp biển, ông đã ra sức lập các xưởng đóng tàu, đóng nhiều loại tàu,
đặc biệt là các tàu sử dụng cho hải quân; phát triển lực lượng thuỷ
quân. Đó cũng là tiền đề cho những chiến thắng mang tính chiến lược quan
trọng của quân Nguyễn trước nhà Tây Sơn sau này, mà thuỷ quân mang yếu
tố then chốt, quyết định. Có thể thấy qua đó, sông nước Sài Gòn có một
vai trò và ý nghĩa quan trọng có tính lịch sử, và sự kế thừa, tiếp nối
và cả tiếp biến là tất yếu.
Sông Sài Gòn, kênh rạch Sài Gòn đã tạo nên một gương
mặt, hình hài, vóc dáng Sài Gòn. Kênh rạch từng được coi là “mặt tiền”
của Sài Gòn xưa, là “kinh mạch” mở ra một đô thị. Thành phố hình thành,
tồn tại và phát triển vẫn phải nương vào yếu tố đó. Không chỉ là vấn đề
quy hoạch, giao thông, mà nó chứa đựng một tinh thần lớn hơn, là cả một
nền văn hoá sông nước Sài Gòn.
Nhìn trên bản đồ Sài Gòn, những dòng kênh đan xen nhau,
nối liền nhau, giao cắt nhau, hợp lưu, chia tách... tôi luôn có liên
tưởng về sự đa dạng trong dòng chảy văn hoá, sự hoà nhập, ôn hoà bao
dung ở mảnh đất phương Nam này. Chỉ là một sự liên tưởng về tính tương
đồng, nhưng không hẳn là vô lý; bởi có nền văn hoá nào thoát khỏi sự ảnh
hưởng của đặc thù địa lý? Sài Gòn sông nước, Sài Gòn có văn hoá sông
nước; thì nét văn hoá chung của Sài Gòn cũng ít nhiều mang màu sắc, âm
hưởng ấy!
Kênh Tẻ.
|
3. Lịch sử có những đổi thay. Khi các
phương tiện giao thông cơ giới phát triển cùng đường bộ, thì thuỷ đạo
trở thành yếu thế. Xa rồi cảnh trên bến dưới thuyền... Người ta dần dần
lạnh nhạt với dòng sông, với kênh rạch; thậm chí quay lưng với dòng
sông. Khi dòng sông, dòng kênh, mặt nước giữ vai trò như một con đường,
một hướng mở; thì nó gắn liền với cuộc sống, với các hoạt động giao
thương, sinh hoạt và mang cả yếu tố tinh thần, tâm linh. Và ngược lại,
khi người ta quay mặt tiền vào phố và quay lưng với dòng sông, thì dòng
sông sẽ chết. Đó cũng như một nghĩa đen. Có thể thấy rõ điều này ở những
nơi mà người ta coi dòng sông, con kênh là phía sau, là nơi phụ, chỗ
xấu, và ngôi nhà quay lưng, “chổng mông” ra đó. Sông ngòi, kênh rạch Sài
Gòn đang bị ô nhiễm trầm trọng, điều đó ai cũng thấy. Và ở đâu đó, ai
đó, trong một lúc nào đó, người ta cố tình lãng quên đi vai trò, ý nghĩa
và giá trị của sông nước Sài Gòn, họ thậm chí coi đó là ngáng trở, và
từ đó đối xử thô bạo với dòng sông, với những con kênh. Cũng lại có
những người hay nhóm người làm điều này điều kia tốt hơn, nhưng chỉ để
lợi cho bản thân, chứ không phải cho cộng đồng và cho xã hội.
Bữa nọ, tôi có “chat” với một người bạn ở bắc vô Sài
Gòn lập nghiệp. Tôi có gửi cho bạn một đoạn văn viết về nỗi nhớ Sài Gòn.
Bạn bảo: “Anh chưa được tới những xóm nước đen của Sài Gòn nhỉ? Vì em
không ngửi thấy mùi nó trong nỗi nhớ của anh!” Quả thật, trong đoản văn
của mình tôi không có điều đó, không có “mùi” xóm nước đen. Không phải
là tôi không biết, nhưng tôi cố tránh đi như trốn một nỗi buồn...
Cũng như nhiều dòng sông chảy qua thành phố, dòng sông
Sài Gòn chia đất Sài Gòn làm hai: bên này là quận 1, quận 3, quận 5...
là trung tâm cũ; là đô thị lịch sử; phía bên kia là quận 2, quận 9, quận
Thủ Đức, được coi là khu mới, là đô thị tương lai. Quận 2 bao gồm cả
bán đảo Thủ Thiêm, trước giờ vẫn được ví như viên ngọc quý đang chờ toả
sáng, như nàng công chúa ngủ trong rừng đang chờ hoàng tử tới đánh thức.
Cũng thật kỳ lạ với cái địa hình này, bán đảo nhưng không ở biển mà
được tạo nên bởi khúc uốn của một dòng sông! Những gì đẹp đẽ trong bản
quy hoạch vẫn đang là sự hồi hộp, phập phồng đợi chờ thành hiện thực.
Bên này và bên kia, tả ngạn và hữu ngạn, cũ và mới; điều này Sài Gòn
cũng giống như Hà Nội với sông Hồng, Huế với sông Hương hay Đà Nẵng với
sông Hàn. Chỉ có điều, dường như niềm hy vọng thức giấc cho bán đảo Thủ
Thiêm giống như một kỳ vọng cho một điều gì thực sự kỳ vĩ, rực rỡ mà có
đầy đủ cơ sở, lý do. Nhưng dù thế nào, cũng phải cần thời gian, tất
nhiên phải có cả sự đợi chờ...
Nhưng mỗi lần “gặp lại” Sài Gòn, tôi ít khi nhìn sang
bên ấy; mà qua Thủ Thiêm để nhìn về quận nhất bên kia dòng sông, với nỗi
lo mơ hồ: Liệu có lúc nào những toà nhà cao tầng biến sông Sài Gòn
thành một dòng kênh không?
Bài & ảnh: Hà Thành
Bến Chương Dương và rạch Bến Nghé.
|
Kênh Tẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.