Bản đồ tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình (các tên gọi cũ khu vực này gồm: Lâm Bình, Tiên Bình, Tân Bình) là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S của Việt Nam (50 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông).[1] Tỉnh này giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.
Trong thời kỳ Bắc thuộc, khu vực ngày nay là Quảng Bình có giai đoạn thuộc quận Tượng Lâm, có giai đoạn thuộc quận Nhật Nam. Năm 192, Quảng Bình nằm trong lãnh thổ Lâm Ấp. Đến năm 758 Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành, Quảng Bình nằm trong 2 châu: Châu Bố Chính và Châu Địa Lý. Khu vực này đã thuộc về Đại Việt sau cuộc chiến tranh Việt Chiêm 1069. Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt.
Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Bình bị chia cắt tại sông Gianh. Đồng Hới đã trở thành tiền đồn quan trọng của chúa Nguyễn với thành Đồng Hới. Từ ngày 20 tháng 9 năm 1975 đến ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Bình được sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.
Quảng Bình có các tuyến giao thông quan trọng bắc – nam Việt Nam chạy qua: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam. Ngoài ra, tỉnh này còn có giao thông hàng hải (cảng Hòn La, cảng Gianh) và hàng không (sân bay Đồng Hới).
Trong thời kỳ Bắc thuộc, khu vực ngày nay là Quảng Bình có giai đoạn thuộc quận Tượng Lâm, có giai đoạn thuộc quận Nhật Nam. Năm 192, Quảng Bình nằm trong lãnh thổ Lâm Ấp. Đến năm 758 Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành, Quảng Bình nằm trong 2 châu: Châu Bố Chính và Châu Địa Lý. Khu vực này đã thuộc về Đại Việt sau cuộc chiến tranh Việt Chiêm 1069. Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt.
Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Bình bị chia cắt tại sông Gianh. Đồng Hới đã trở thành tiền đồn quan trọng của chúa Nguyễn với thành Đồng Hới. Từ ngày 20 tháng 9 năm 1975 đến ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Bình được sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.
Quảng Bình có các tuyến giao thông quan trọng bắc – nam Việt Nam chạy qua: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam. Ngoài ra, tỉnh này còn có giao thông hàng hải (cảng Hòn La, cảng Gianh) và hàng không (sân bay Đồng Hới).
Lịch sử
Các khai quật khảo cổ ở khu vực đã chứng tỏ rằng đã có loài người sinh sống ở khu vực này từ thời kỳ đồ đá. Nhiều hiện vật như bình sử, sành, công cụ lao động đã được phát hiện ở đây.[2] Năm 1926, một vị nữ khảo cổ người Pháp Madeleine Colani đã phát hiện nhiều di vật ở các hang động phía tây Quảng Bình. Bà đã kết luận rằng đã có sự hiện diện của văn hóa Hòa Bình ở khu vực này.[3]
Thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Quảng Bình thuộc bộ Việt Thường.
Thời Hán, Quảng Bình thuộc quận Nhật Nam. Sau khi Champa giành được độc lập và lập nước Lâm Ấp (thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay)các triều vua Champa thường vượt đèo Hải Vân tiến ra cướp phá đất Nhật Nam và Cửu Chân và họ đã làm chủ vùng đát từ đèo Ngang trở vào khi nhà Tấn (Trung Quốc) suy yếu. Từ đó Quảng Bình là vùng đất địa đầu của Champa đối với các triều đại Trung Hoa cũng như các triều đại Việt khi người Việt đã giành được độc lập
Năm 1069, Lý Thánh Tông - vua của Đại Việt đánh Champa bắt được vua Champa đưa về Thăng Long, để được tha vua Champa đã dâng đất (Địa Ly, Bố Chính, Ma Linh) tương ứng với tỉnh Quảng Bình và các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, bắc Hướng Hóa của Quảng Trị ngày nay cho Đại Việt và Quảng Bình chính thức thuộc về Đại Việt từ năm 1069
Đời Lê Trung Hưng có tên là Tiên Bình. Năm 1604 đổi tên là Quảng Bình.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Quảng Bình thành 3 dinh: dinh Bố Chính (trước là dinh Ngói), dinh Mười (hay dinh Lưu Đồn), dinh Quảng Bình (hay dinh Trạm).
Tỉnh được thành lập năm 1831, đặt phủ Quảng Ninh, sau đặt thêm phủ Quảng Trạch.
Năm 1976 ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên, đến năm 1990 lại tách ra như cũ.
Thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Quảng Bình thuộc bộ Việt Thường.
Thời Hán, Quảng Bình thuộc quận Nhật Nam. Sau khi Champa giành được độc lập và lập nước Lâm Ấp (thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay)các triều vua Champa thường vượt đèo Hải Vân tiến ra cướp phá đất Nhật Nam và Cửu Chân và họ đã làm chủ vùng đát từ đèo Ngang trở vào khi nhà Tấn (Trung Quốc) suy yếu. Từ đó Quảng Bình là vùng đất địa đầu của Champa đối với các triều đại Trung Hoa cũng như các triều đại Việt khi người Việt đã giành được độc lập
Năm 1069, Lý Thánh Tông - vua của Đại Việt đánh Champa bắt được vua Champa đưa về Thăng Long, để được tha vua Champa đã dâng đất (Địa Ly, Bố Chính, Ma Linh) tương ứng với tỉnh Quảng Bình và các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, bắc Hướng Hóa của Quảng Trị ngày nay cho Đại Việt và Quảng Bình chính thức thuộc về Đại Việt từ năm 1069
Đời Lê Trung Hưng có tên là Tiên Bình. Năm 1604 đổi tên là Quảng Bình.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Quảng Bình thành 3 dinh: dinh Bố Chính (trước là dinh Ngói), dinh Mười (hay dinh Lưu Đồn), dinh Quảng Bình (hay dinh Trạm).
Tỉnh được thành lập năm 1831, đặt phủ Quảng Ninh, sau đặt thêm phủ Quảng Trạch.
Năm 1976 ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên, đến năm 1990 lại tách ra như cũ.
Địa lý
Diện tích
Diện tích tự nhiên của Quảng Bình là 8.065,27 km² (tổng diện tích: 806.527 ha), chia ra như sau:
- Đất ở: 4.946 ha
- Đất nông nghiệp: 71.381 ha
- Đất lâm nghiệp: 601.388 ha
- Đất chuyên dùng: 23.936 ha
- Đất phi nông nghiệp khác: 20.670 ha
- Đất chưa sử dụng: 72.619 ha
(Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2007)
- Đất ở: 4.946 ha
- Đất nông nghiệp: 71.381 ha
- Đất lâm nghiệp: 601.388 ha
- Đất chuyên dùng: 23.936 ha
- Đất phi nông nghiệp khác: 20.670 ha
- Đất chưa sử dụng: 72.619 ha
Vị trí
Phần đất liền của Quảng Bình nằm trải dài từ 16°55’ đến 18°05’ vĩ bắc và từ 105°37’ đến 107°00’ kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Tỉnh có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, phía đông giáp biển Đông.
Sông ngòi
Trên địa bàn tỉnh có 5 sông lớn là sông Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ (là hợp lưu của sông Kiến Giang và sông Long Đại), sông Lý Hòa và sông Dinh với tổng lưu lượng 4 tỷ m³/năm. Các sông này do nhiều lưu vực hợp thành và đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển.
Địa hình
Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
Địa hình có đặc trưng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồi núi chiếm 85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh. Hầu như toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000-1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2017 m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố theo kiểu bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp. Sau cùng là những tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt.
Địa hình có đặc trưng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồi núi chiếm 85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh. Hầu như toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000-1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2017 m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố theo kiểu bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp. Sau cùng là những tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt.
Khí hậu
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
- Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
Nhiệt độ bình quân các tháng trong năm của thành phố Đồng Hới, tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình.
Nhiệt độ trung bình/tháng Một Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười M.một M.hai
Cao nhất (°C) 22 23 25 29 32 34 34 33 31 28 26 23
Thấp nhất (°C) 17 18 20 23 25 27 27 26 25 23 21 18
Nguồn: msn weather
- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
- Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
Nhiệt độ trung bình/tháng | Một | Hai | Ba | Tư | Năm | Sáu | Bảy | Tám | Chín | Mười | M.một | M.hai | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Cao nhất (°C) | 22 | 23 | 25 | 29 | 32 | 34 | 34 | 33 | 31 | 28 | 26 | 23 | |
Thấp nhất (°C) | 17 | 18 | 20 | 23 | 25 | 27 | 27 | 26 | 25 | 23 | 21 | 18 | |
Nguồn: msn weather |
Đât đai
Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.
Hệ động, thực vật
Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ...
Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3.
Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ...
Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3.
Biển, đảo
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu
Quảng Bình có vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 2 vạn km². Ngoài khơi lại có các đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Chùa nên đã hình thành các ngư trường với trữ lượng 10 vạn tấn hải sản các loại.
Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.
Mặt nước nuôi trồng thủy sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10–15 km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua.
Quảng Bình có vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 2 vạn km². Ngoài khơi lại có các đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Chùa nên đã hình thành các ngư trường với trữ lượng 10 vạn tấn hải sản các loại.
Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.
Mặt nước nuôi trồng thủy sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10–15 km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua.
Thủy văn
Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.
Khoáng sản
Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105oC. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.
Biển số xe
Đồng Hới: 73A1-xx.xxx,73B1-xx.xxx-73V-xxxx,73N-xxxx,73K-xxxx
Minh Hóa:73C1-xx.xxx,73M1-xxxx,73N-xxxx,73K-xxxx
Tuyên Hóa: 73D1 -xx.xxx,73M1-xxxx,73N-xxxx,73K-xxxx
Quảng Trạch:73F1-xx.xxx,73P-xxxx,73N-xxxx,73K-xxxx
Bố Trạch: 73E1-xx.xxx,73P-xxxx,73N-xxxx,73K-xxxx
Quảng Ninh:73H1-xx.xxx,73L1-xxxx,73N-xxxx,73K-xxxx
Lệ Thủy:73G1-xx.xxx,73L1-xxxx,73N-xxxx,73K-xxxx
Minh Hóa:73C1-xx.xxx,73M1-xxxx,73N-xxxx,73K-xxxx
Tuyên Hóa: 73D1 -xx.xxx,73M1-xxxx,73N-xxxx,73K-xxxx
Quảng Trạch:73F1-xx.xxx,73P-xxxx,73N-xxxx,73K-xxxx
Bố Trạch: 73E1-xx.xxx,73P-xxxx,73N-xxxx,73K-xxxx
Quảng Ninh:73H1-xx.xxx,73L1-xxxx,73N-xxxx,73K-xxxx
Lệ Thủy:73G1-xx.xxx,73L1-xxxx,73N-xxxx,73K-xxxx
Dân số và lao động
Dân số Quảng Bình năm 2007 có 854.918 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 14,4% sống ở thành thị. Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 421.328 người, chiếm khoảng 49,28% dân số. Về chất lượng lao động, theo điều tra dân số thời điểm 1/4/1999 có: 10.720 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó 4.676 cao đẳng, 6.042 đại học và trên đại học. Lực lượng lao động đã qua đào tạo gần 33.000 người chiếm 8% số lao động.
Văn hóa
Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hóa Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hóa Hòa Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hóa nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă - xã hội như Dương Văn An, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Tuy Lộc hầu Đặng Đại Lược, lãnh Đức hầu Đặng Đại Độ, Sư bảo Nguyễn Đăng Tuân, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Thanh Đạt,...
Quảng Bình là vùng giao thoa của hai nền văn hóa cổ Việt - Chămpa, thể hiện ở những di chỉ có niên đại 5 nghìn năm đã khai quật được ở Bàu Tró, phía bắc Đồng Hới.
Quảng Bình là vùng giao thoa của hai nền văn hóa cổ Việt - Chămpa, thể hiện ở những di chỉ có niên đại 5 nghìn năm đã khai quật được ở Bàu Tró, phía bắc Đồng Hới.
Danh lam thắng cảnh
Quảng Bình nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Động cách Đồng Hới 50 km và là một dải kỳ quan nằm sâu trong lòng núi, cách đỉnh núi 800 – 900 m. Dài 7729 m, động có 14 hang do dòng sông ngầm dài 13.969 m hòa tan đá vôi tạo thành.[4][5]
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2003. Động Phong Nha là một động đẹp có sông ngầm và có 7 cái nhất: (1) Hang nước dài nhất; (2) Cửa hang cao và rộng nhất; (3) Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; (4) Hồ ngầm đẹp nhất; (5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; (6) Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; (7) Hang khô rộng và đẹp nhất.[4][5]
Động cách Đồng Hới 50 km và là một dải kỳ quan nằm sâu trong lòng núi, cách đỉnh núi 800 – 900 m. Dài 7729 m, động có 14 hang do dòng sông ngầm dài 13.969 m hòa tan đá vôi tạo thành.[4][5]
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2003. Động Phong Nha là một động đẹp có sông ngầm và có 7 cái nhất: (1) Hang nước dài nhất; (2) Cửa hang cao và rộng nhất; (3) Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; (4) Hồ ngầm đẹp nhất; (5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; (6) Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; (7) Hang khô rộng và đẹp nhất.[4][5]
Di tích lịch sử
- Hiện vật Bàu Tró
- Thành Đồng Hới
- Lũy Thầy
- Thành Nhà Ngô
- Thành Khu Túc
- Hiện vật Bàu Tró
- Thành Đồng Hới
- Lũy Thầy
- Thành Nhà Ngô
- Thành Khu Túc
Hành chính
Ngoài trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có 6 huyện với tổng cộng có 159 xã, phường và thị trấn (tính cả các xã phường thuộc thành phố Đồng Hới). Khi tái lập tỉnh Quảng Bình theo Nghị quyết ngày 30 tháng 6 năm 1989 của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5, tỉnh có 1 thị xã và 4 huyện: Bố Trạch, Lệ Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.
Theo Quyết định số 190-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Việt Nam ngày 1 tháng 6 năm 1990, huyện Lệ Ninh chia thành 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, huyện Tuyên Hóa chia thành 2 huyện Tuyên Hóa (mới) và Minh Hóa.
Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc Quảng Bình
Đồng Hới nhìn từ trên không.
Tên Diện tích Dân số Mật độ Tên Diện tích Dân số Mật độ
Đồng Hới 156 112.517 721 Bố Trạch 2.124 178.460 84
Minh Hóa 1.413 47.083 33 Quảng Ninh 1.191 86.845 73
Tuyên Hóa 1.151 77.700 68 Lệ Thủy 1.416 140.527 99
Quảng Trạch 614 206.139 336
Ghi chú: đơn vị diện tích: km²; mật độ: người/km². Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình năm 2010[6]
Theo Quyết định số 190-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Việt Nam ngày 1 tháng 6 năm 1990, huyện Lệ Ninh chia thành 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, huyện Tuyên Hóa chia thành 2 huyện Tuyên Hóa (mới) và Minh Hóa.
Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc Quảng Bình | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ghi chú: đơn vị diện tích: km²; mật độ: người/km². Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình năm 2010[6] |
Dân cư
Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Quảng Bình là 846.924 người. Trên địa bàn tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh; tiếp đến là người Vân Kiều và người Chứt. Các dân tộc còn lại, mỗi dân tộc chỉ có dưới 100 người.
Những người Quảng Bình nổi tiếng
- Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
- Lê Trực
- Lãnh binh Mai Lượng Người Làng Quảng Sơn
- Nguyên Phó Đô Đốc, Tư lệnh Hải Quân Mai Xuân Vĩnh Người Làng Quảng Sơn
- Thạc Đức hầu Đặng Đại Độ
- Nguyễn Văn Thừa (Quan Thừa) Người Làng Quảng Xá Được Vua Hàm Nghi mời vào cung để dạy Vua
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp(Lệ Thủy)
- Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên
- Trung tướng Lê Văn Tri (Hạ Trạch - Bố Trạch) - Tư lệnh Quân chủng Phòng Không - Không Quân(1969 - 1977); Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật(1977 - 1987)
- Trung tướng Trương Đình Thanh - Tư lệnh QK4(2002 -2005)Quê Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình:
- Trung tướng Nguyễn Hữu Cường - Tư lệnh QK4 (2009 -
- Trung tướng Cao Ngọc Oánh
- Gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm
- Thiếu Tướng Nguyễn Hải - Tư lệnh Binh đoàn 15 Tây NguyênNgười Làng Quảng Xá
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Học - Phó Tư lệnh QK4
- Giáo sư - Nhạc sĩ Dương Viết Á Người Làng Quảng Xá
- Nhà thơ Hàn Mạc Tử
- Nhà thơ Lưu Trọng Lư
- Trương Xán
- Dương Văn An
- Hoàng Kế Viêm.
- Giáo sư, tiến sĩ Vật lí Trần Thanh Vân.
- Giáo sư, TSKH Tin học Nguyễn Ngọc Thành.
- Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
- Lê Trực
- Lãnh binh Mai Lượng Người Làng Quảng Sơn
- Nguyên Phó Đô Đốc, Tư lệnh Hải Quân Mai Xuân Vĩnh Người Làng Quảng Sơn
- Thạc Đức hầu Đặng Đại Độ
- Nguyễn Văn Thừa (Quan Thừa) Người Làng Quảng Xá Được Vua Hàm Nghi mời vào cung để dạy Vua
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp(Lệ Thủy)
- Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên
- Trung tướng Lê Văn Tri (Hạ Trạch - Bố Trạch) - Tư lệnh Quân chủng Phòng Không - Không Quân(1969 - 1977); Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật(1977 - 1987)
- Trung tướng Trương Đình Thanh - Tư lệnh QK4(2002 -2005)Quê Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình:
- Trung tướng Nguyễn Hữu Cường - Tư lệnh QK4 (2009 -
- Trung tướng Cao Ngọc Oánh
- Gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm
- Thiếu Tướng Nguyễn Hải - Tư lệnh Binh đoàn 15 Tây NguyênNgười Làng Quảng Xá
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Học - Phó Tư lệnh QK4
- Giáo sư - Nhạc sĩ Dương Viết Á Người Làng Quảng Xá
- Nhà thơ Hàn Mạc Tử
- Nhà thơ Lưu Trọng Lư
- Trương Xán
- Dương Văn An
- Hoàng Kế Viêm.
- Giáo sư, tiến sĩ Vật lí Trần Thanh Vân.
- Giáo sư, TSKH Tin học Nguyễn Ngọc Thành.
Kinh tế
Năm 2009, Quảng Bình đóng góp vào ngân sách nhà nước 1.048 tỷ đồng, so với 810 tỷ đồng năm 2008 [7]. GDP đầu người năm 2006 đạt 450 USD, năm 2010 dự kiến đạt 800 đô la Mỹ. Thu ngân sách toàn tỉnh năm 2011 đạt 1792 tỷ đồng[8]. Giai đoạn năm 2006-2010, tỉnh này đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 11-12% mỗi năm, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20 –21%/ năm, giá trị khu vực dịch vụ tăng 11 – 12%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4 – 4,5%/năm và đặt ra mục tiêu cơ cấu kinh tế vào năm 2010: ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 20%, ngành công nghiệp – xây dựng là 40%, ngành dịch vụ 40%. Kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ này tăng 14 – 15%/năm, thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 16 –17%/năm[9]. Tỉnh Quảng Bình có dự án cảng Hòn La và khu công nghiệp Hòn La đang xây dựng, khi hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế cho tỉnh này. Cảng Hòn Là được xây dựng trên diện tích 32,3 ha với công suất thiết kế 10-12 triệu tấn/năm. Tổng mức đầu tư là 1300 tỷ đồng. Ngoài ra, ở đây còn có khu công nghiệp Hòn La, Nhà máy đóng tàu với tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng; Nhà máy Nhiệt điện có tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD có công suất 1.200 MW.[10]
Tỉnh Quảng Bình có hai khu kinh tế đặc biệt, Khu kinh tế Hòn La [11] và Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo và 6 khu công nghiệp khác.[12] [13]
Tỉnh Quảng Bình có hai khu kinh tế đặc biệt, Khu kinh tế Hòn La [11] và Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo và 6 khu công nghiệp khác.[12] [13]
Du lịch
Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hòa, cửa bãi biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới đây cũng được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam.
Quảng Bình có một dải dài bãi biển tuyệt đẹp với cát trắng, nước biển xanh, song do quy hoạch chưa rõ ràng và giao thông chưa tốt nên chưa phát huy được tiềm năng.
Tháng 1 năm 2009, báo Los Angeles Times của Mỹ đã chọn Đồng Hới và vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng vào danh sách 29 điểm đến trong năm 2009[14]
Quảng Bình có một dải dài bãi biển tuyệt đẹp với cát trắng, nước biển xanh, song do quy hoạch chưa rõ ràng và giao thông chưa tốt nên chưa phát huy được tiềm năng.
Tháng 1 năm 2009, báo Los Angeles Times của Mỹ đã chọn Đồng Hới và vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng vào danh sách 29 điểm đến trong năm 2009[14]
Giao thông
Giao thông đường thủy có cảng Hòn La (12 triệu tấn/năm) do Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quản lý vận hành và phát triển. Ngoài ra còn có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh.[15]. Giao thông đường bộ có quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. Giao thông đường sắt có tuyến đường sắt Bắc-Nam. Giao thông đường hàng không có sân bay Đồng Hới với tuyến bay nối Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội, và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh của Vietnam Airlines[16].
Tỉnh có quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Lào. Các thông tin du lịch khác có thể tìm ở đây:[17].
Tỉnh có quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Lào. Các thông tin du lịch khác có thể tìm ở đây:[17].
Giáo dục
Trường Đại học Quảng Bình là trường đại học duy nhất có trụ sở ở tỉnh này.
Trường chuyên Quảng Bình Nơi ươm mầm những tài năng
Trường THPT Đào Duy Từ. Ngôi trường danh giá và có bề dày lịch sử hàng đầu của miền đất Quảng Bình.
Trường chuyên Quảng Bình Nơi ươm mầm những tài năng
Trường THPT Đào Duy Từ. Ngôi trường danh giá và có bề dày lịch sử hàng đầu của miền đất Quảng Bình.
"Địa đàng" Sơn Đoòng
03/06/2013
(VTV News)- Tại Vườn QG Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất là hang Sơn Đoòng – Hang động tự nhiên lớn nhất thế giới với vẻ đẹp và sự kỳ vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng.
Quần thể hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng được đánh giá là "Đệ nhất kỳ quan động", là một trong những cảnh quan đẹp nhất thế giới, đặc trưng có sông ngầm dài nhất, hang có chiều cao và rộng nhất, các bãi cát trong hang dài nhất và có thạch nhũ đẹp nhất...
Theo tạp chí nổi tiếng National Geographic đánh giá về hang Sơn Đoòng: “Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa được một tòa nhà chọc trời tại New York. Còn điểm kết của hang là bất tận”.
Tháng 4/2009, đoàn thám hiểm hang động hoàng gia Anh do ông Howard Limber dẫn đầu đã khảo sát động Sơn Đoòng. Thế giới thực sự bị chấn động khi những hình ảnh và số liệu đầu tiên của hang Sơn Đoòng được công bố. Chiều rộng 200m, dài ít nhất 6,5km, cao hơn 150m. Với kích thước này, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer của Malysia để chiếm vị trí hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Sau những chuyến khảo sát, các nhà khoa học và nhà thám hiểm cho rằng, hang Sơn Đoòng được hình thành khoảng 2 - 5 triệu năm trước, khi nước sông chảy ngang qua vùng đá vôi đã bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Dòng nước làm xói mòn và nạo ra một đường hầm khổng lồ trong lòng đất dưới dãy núi.
Tại những nơi đá mềm, phần trần sụp xuống tạo thành những lỗ hổng, lâu ngày thành vòm hang khổng lồ. Không chỉ kỳ vỹ về kích thước, hệ thạch nhũ trong hang Sơn Đoòng cũng đẹp lung linh, huyền ảo. Bên cạnh đó, còn có những loại thạch nhũ mang hình thù kỳ thú như hình của các con vật thời tiền sử hay hình cây nấm xếp nhiều tầng.
Tại các điểm có trần hang bị sụp, ánh nắng mặt trời rọi xuống, tạo nên thảm thực vật cao trên 15m, cả cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh đặc biệt với hơn 200 loài thực vật.
Có thể nói, việc phát hiện ra hang Sơn Đoòng có ý nghĩa quan trọng nhất trong nghiên cứu hang động tại Vườn QG Phong Nha – Kẻ Bàng 10 năm qua, giúp bổ sung thêm giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử hình thành vỏ Trái đất và đặc điểm địa chất quan trọng.
Sự kỳ vỹ, dường như bất tận của hang Sơn Đoòng đã thu hút nhiều hãng truyền hình lớn, nhiều tạp chí chuyên ngành uy tín đến tìm hiểu, làm phim quảng bá ra khắp thế giới… Với những phát hiện đáng tự hào từ hang Sơn Đoòng đã một lần nữa khẳng định và tôn thêm giá trị, thương hiệu của Vườn QG Phong Nha Kẻ Bàng một Di sản thiên nhiên của thế giới.
Mời quý vị và các bạn theo dõi Video những hình ảnh vô cùng tuyệt mỹ cùng những lời ca tụng của các nhà thám hiểm ghi lại tại hang Sơn Đoòng.
Việt Cường (Ảnh: sondoongcave.org)
- See more at: http://vtv.vn/Du-lich/Lang-nguoi-truoc-ve-ky-vi-cua-dia-dang-Son-Doong/70648.vtv#sthash.2PAa08h5.dpuf
(VTV News)- Tại Vườn QG Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất là hang Sơn Đoòng – Hang động tự nhiên lớn nhất thế giới với vẻ đẹp và sự kỳ vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng.
Quần thể hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng được đánh giá là "Đệ nhất kỳ quan động", là một trong những cảnh quan đẹp nhất thế giới, đặc trưng có sông ngầm dài nhất, hang có chiều cao và rộng nhất, các bãi cát trong hang dài nhất và có thạch nhũ đẹp nhất...
Theo tạp chí nổi tiếng National Geographic đánh giá về hang Sơn Đoòng: “Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa được một tòa nhà chọc trời tại New York. Còn điểm kết của hang là bất tận”.
Tháng 4/2009, đoàn thám hiểm hang động hoàng gia Anh do ông Howard Limber dẫn đầu đã khảo sát động Sơn Đoòng. Thế giới thực sự bị chấn động khi những hình ảnh và số liệu đầu tiên của hang Sơn Đoòng được công bố. Chiều rộng 200m, dài ít nhất 6,5km, cao hơn 150m. Với kích thước này, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer của Malysia để chiếm vị trí hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Sau những chuyến khảo sát, các nhà khoa học và nhà thám hiểm cho rằng, hang Sơn Đoòng được hình thành khoảng 2 - 5 triệu năm trước, khi nước sông chảy ngang qua vùng đá vôi đã bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Dòng nước làm xói mòn và nạo ra một đường hầm khổng lồ trong lòng đất dưới dãy núi.
Tại những nơi đá mềm, phần trần sụp xuống tạo thành những lỗ hổng, lâu ngày thành vòm hang khổng lồ. Không chỉ kỳ vỹ về kích thước, hệ thạch nhũ trong hang Sơn Đoòng cũng đẹp lung linh, huyền ảo. Bên cạnh đó, còn có những loại thạch nhũ mang hình thù kỳ thú như hình của các con vật thời tiền sử hay hình cây nấm xếp nhiều tầng.
Tại các điểm có trần hang bị sụp, ánh nắng mặt trời rọi xuống, tạo nên thảm thực vật cao trên 15m, cả cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh đặc biệt với hơn 200 loài thực vật.
Có thể nói, việc phát hiện ra hang Sơn Đoòng có ý nghĩa quan trọng nhất trong nghiên cứu hang động tại Vườn QG Phong Nha – Kẻ Bàng 10 năm qua, giúp bổ sung thêm giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử hình thành vỏ Trái đất và đặc điểm địa chất quan trọng.
Sự kỳ vỹ, dường như bất tận của hang Sơn Đoòng đã thu hút nhiều hãng truyền hình lớn, nhiều tạp chí chuyên ngành uy tín đến tìm hiểu, làm phim quảng bá ra khắp thế giới… Với những phát hiện đáng tự hào từ hang Sơn Đoòng đã một lần nữa khẳng định và tôn thêm giá trị, thương hiệu của Vườn QG Phong Nha Kẻ Bàng một Di sản thiên nhiên của thế giới.
Sự kỳ vỹ, dường như bất tận của hang Sơn Đoòng đã thu hút nhiều hãng truyền hình lớn, nhiều tạp chí chuyên ngành uy tín đến tìm hiểu, làm phim quảng bá ra khắp thế giới… Với những phát hiện đáng tự hào từ hang Sơn Đoòng đã một lần nữa khẳng định và tôn thêm giá trị, thương hiệu của Vườn QG Phong Nha Kẻ Bàng một Di sản thiên nhiên của thế giới.
Mời quý vị và các bạn theo dõi Video những hình ảnh vô cùng tuyệt mỹ cùng những lời ca tụng của các nhà thám hiểm ghi lại tại hang Sơn Đoòng.
Việt Cường (Ảnh: sondoongcave.org)
http://vtv.vn/Du-lich/Lang-nguoi-truoc-ve-ky-vi-cua-dia-dang-Son-Doong/70648.vtv
Hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới – National Geographic – The world’s biggest cave:
Posted on 18 Tháng Bảy 2013 by Trần Lê Túy-Phượng
Hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. Nó là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam và gần biên giới Lào
Ngày 22/4/2009, khi công bố về hang động lớn nhất thế giới này, Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh cho biết hang có chiều rộng 200m , cao hơn 150m, dài ít nhất 6,5km. Hang có thể còn dài hơn nữa, do điều kiện kỹ thuật, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã không thể đi hết chiều dài của hang để kết luận hang dài bao nhiêu.
Với kích thước này, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia (với chiều cao 100m, rộng 90m, dài 2 km) để chiếm vị trí hang động tự nhiên lớn nhất thế giới .
Hang Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. Hang là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam tọa lạc gần biên giới với Lào! Phái đoàn Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh do Howard Limbirt dẫn đầu đã công bố việc phát hiện hang và cho rằng quy mô của hang Sơn Đoòng quả thực là lớn nhất thế giới.
Hồ Khánh ( người đặt cho hang cái tên Hang Sơn Đoòng) là người dân địa phương đã phát hiện ra hang này.
Ông cũng là người dẫn đường cho đoàn thám hiểm Hoàng gia Anh tới Hang. Hang Sơn Đoòng được hình thành khoảng 2-5 triệu năm trước, khi nước sông chảy ngang qua vùng đá vôi đã bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Dòng nước làm soi mòn và nạo ra một đường hầm khổng lồ trong lòng đất dưới dãy núi. Tại những nơi đá mềm, phần trần sụp xuống tạo thành những lỗ hổng, lâu ngày thành vòm hang khổng lồ.
Hang có chiều rộng 200 mét, cao hơn 150 mét, dài ít nhất là 6,5 km.[4] Chiều dài có thể còn sâu hơn nữa, tuy nhiên do điều kiện kỹ thuật giới hạn, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh không thể đi hết chiều sâu của hang để xác định hang dài bao nhiêu. Với kích thước như thế, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia (với chiều cao 100 m, rộng 90 m, dài 2 km) để chiếm vị trí là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.[9][10] Ngoài ra ở một số đoạn hang Sơn Đoòng còn có kích thước lớn tới 140 m x 140 m, trong đó có các cột nhũ đá cao tới 14 m. Một bức ảnh lộng lẫy do nhiếp ảnh gia Carsten Peter chụp vào tháng 5 năm 2010 ghi nhận đoạn hang có bề rộng khoảng 91,44 m, vòm hang cao gần 243,84 m – có thể chứa lọt một tòa nhà cao 40 tầng của thành phố New York (Mỹ).
Trong hang các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một dòng sông ngầm dài 2,5 km và có cả những cột nhũ đá cao tới 70 m!!
Mời xem clip YouTube của National Geographic độ dài 45 phút về hang Sơn Đoòng
Túy Phượng
Phát hiện hang động lớn nhất thế giới tại Quảng Bình
(Dân trí) - Đợt tìm kiếm hang động mới của đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh tại Phong Nha - Kẻ Bàng đã cho kết quả mỹ mãn: đoàn thám hiểm đã khảo sát được nhiều hang động đẹp trong đó có hang Sơn Đoòng được đánh giá là lớn nhất thế giới.
Chiều 22/4, ông Howard Limbirt thay mặt đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh đã có báo cáo kết quả đợt tìm kiếm hang động của đoàn từ ngày 10 -14/4 tại hệ thống núi đá vôi thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Minh Hoá với UBND tỉnh Quảng Bình.
Theo báo cáo này, đoàn thám hiểm đã phát hiện thêm 20 hang động mới với tổng chiều dài 56 km, trong đó hang Sơn Đoòng được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới hiện nay.
Hình ảnh mới nhất về hang Sơn Đoòng - được coi là hang động lớn nhất thế giới (Ảnh do đoàn thám hiểm công bố).
Theo ông Limbirt, hang Sơn Đoòng có chiều cao 150 m, rộng 140 m và dài hơn 5 km, lớn gấp 5 lần hang Phong Nha. Do ngập nước và dòng chảy ngầm trong hang rất mạnh nên hiện đoàn thám hiểm chỉ khảo sát được một phần.
Đây được coi là hang động lớn nhất thế giới, lớn hơn hang Deer ở Malaysia - vốn được đánh giá lớn nhất thế giới với chiều cao 100 m, rộng 90 m và dài hơn 2 km.
Hang Sơn Đoòng cách nhánh tây đường Hồ Chí Minh chừng 10 km đường rừng, thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Hang này được một người địa phương phát hiện trước đó nhưng chưa được khảo sát.
Hang Sơn Đoòng làm phong phú thêm giá trị của di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Ảnh do đoàn thám hiểm công bố).
Ngoài ra, đợt thám hiểm này còn phát hiện nhiều hang động hùng vĩ khác như hang Én có hố sụn sâu nhất Việt Nam, hang Ca Xay với hồ nước ngầm tự nhiên rộng 20m.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.