Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Champa

Bộ sưu tập Đông Dương – Thu vien Quoc gia Vietnam 

Collections

Tư liệu số hóa về lịch sử văn hóa Việt Nam 1

Tư liệu số hóa về lịch sử văn hóa Việt Nam 2

Bộ sưu tập Đông Dương – Thu vien Quoc gia Vietnam 1

Bộ sưu tập Đông Dương – Thu vien Quoc gia Vietnam 2

Bộ sưu tập Đông Dương – Thu vien Quoc gia Vietnam 3

Bộ sưu tập Đông Dương – Thu vien Quoc gia Vietnam 4

Bộ sưu tập tư liệu Thăng Long Hà Nội – Thư viện Quốc gia Việt Nam

 http://vietnam-maritime.com/maritime-vietnam/vsg-resources/vietnam-studies-sources/

 http://vietnam-maritime.com/2012/05/13/bo-suu-tap-dong-duong-thu-vien-quoc-gia-vietnam-4/
Le Royaume de Champa
 THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
http://dlib.nlv.gov.vn/CMPortal/Default.aspx?TabId=DLibAdvanceSearch&isShowSearch=0&itemid=1509
 -----------------------------------------------------------------------------

Kho báu Chăm ở Lâm Đồng

Có một ngày cách đây lâu lắm, ở vùng Phan Rang, Phan Rí có chiến tranh. Cả vùng rừng núi Tà In, Tà Năng cũng xôn xao thức dậy khi vua Chăm dẫn theo vô số quân lính và người nhà chạy qua lánh nạn. Sau khi làm nhà để đồ đạc và những hộp Klon, họ gửi lại tất cả cho đồng bào Churu rồi tiếp tục ra đi, về đâu không rõ. Đó là những gì dân làng Sóp ở xã Tà In nay thuộc huyện Đức Trọng, Lâm Đồng còn nhớ được về lịch sử những ngôi đền chứa báu vật Chăm nơi đây…
Số phận những kho báu Chăm ở Lâm Đồng
Kỳ 1: Vén mở bức màn
Theo các tài liệu cũ, trước đây ở Lâm Đồng có ba địa điểm chứa bảo vật của các vua Chăm. Đó là làng Lơbui, đền Krayo và đền Sópmadronhay. Tất cả đều nằm trên địa phận của quận Dran, tỉnh Tuyên Đức cũ. Đây là nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Churu.

Lần theo sử liệu
Cũng như các kho tàng bảo vật của các vua Chăm ở Bình Thuận, các kho tàng chứa bảo vật Chăm ở Lâm Đồng (Tuyên Đức cũ) cũng đã nhiều lần được các nhà bác học Pháp tới thăm trong những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Năm 1905, qua bài khảo cứu “Le trésor des rois Chams” trong tập kỷ yếu École Francaise d’extrême-Orient (BEFEO) tập 5, tác giả H.Parmentier. I.M. E.Durand đã viết về các kho tàng nói trên. Theo tài liệu này, ông gọi kho tàng Krayo là Kajon và kho tàng Sópmadronhay là kho tàng Lavan.
Năm 1929-1930, ông Mner có tới thăm các kho tàng trên đã viết về các bảo vật trong tờ trình đăng ký trong kỷ yếu của BEFEO, tập 30.
Năm 1955 trong cuốn sách của tác giả Jacques Doumes, En suivant la piste des hommes sur les hauts-plateaux du Vietnam, cũng có nói đến những kho tàng này.
Đến giữa tháng 12-1957, ông Nghiêm Thẩm – chánh sự vụ, Viện Khảo cổ phụ trách bảo tồn cổ tích của chính quyền Sài Gòn – cùng một số chuyên viên được cử đến Tuyên Đức để xem xét các bảo vật của các vua Chăm. Trong chuyến đi khảo sát thực tế này, đoàn của ông Nghiêm Thẩm đã tới cả ba địa điểm: làng Lơbui, đền Krayo và đền Sópmadronhay.
Theo sự miêu tả của ông Nghiêm Thẩm, ở Lơbui có ba điểm cất giữ các báu vật Chăm: một nơi chứa các đồ vật quý, một nơi để đồ sứ và một nơi để y phục.
Bảo vật ở đây cũng không có nhiều. Đựng trong một giỏ tre đan có bốn cái chén bằng bạc, hai cái có chân, hai cái không có chân và mấy chiếc chén nhỏ bằng đồng và bằng ngà. Ngoài ra còn có hai cái vành mũ của vua, một cái bằng bạc và một cái bằng vàng pha nhiều đồng.
Các đồ sứ: chén, bát, đĩa được đặt trong một cái hố đào sẵn ở trong một căn nhà riêng biệt. Chủ yếu ở đây là những chén bát sứ thông dụng của người Chăm. Còn y phục, quần áo phần nhiều bị mục nát. Trái với các nơi khác, những y phục, quần áo này được để ngay trong nhà đồng bào Churu.
Đồng bào Churu ở đây còn cho biết hằng năm đến tháng 7, tháng 9 của người Chăm (tức tháng 9 và tháng 11 dương lịch), những đại diện của người Chăm lên làm lễ cúng tại các nơi chứa vàng bạc, nơi chứa xiêm y và đồ sứ. Bảo vật ở đền Krayo, tức kho tàng Kajon, chỉ có ông I.M.E. Durand tới xem qua loa vào năm 1903. Khi đoàn của ông Nghiêm Thẩm tới đây khảo sát và kiểm kê các báu vật, đã so sánh đối chiếu với số liệu của I.M.E. Durand viết trước đây thì thấy có một số không khớp.
Trong khi I.M.E.Durand thấy có bảy chiếc hộp Klon bằng vàng và khoảng 60 đồ bạc, trái lại đoàn khảo cổ thấy tới 20 hộp Klon bằng vàng. Có lẽ tại I.M.E.Durand không được xem hết những hộp vàng trong đó đựng những hộp nhỏ hơn.
Theo I.M.E.Durand, có tám giỏ tre đựng đồ vàng bạc nhưng lúc này chỉ còn sáu giỏ (1957). Ngoài ra còn có ba miếng vàng lá hình chữ nhật có chạm trổ hoa văn, trong đó có một miếng chạm trổ rất đẹp và tinh vi để phủ lên trên hia và một số vật dụng khác bằng kim khí gồm 56 chiếc và 24 khẩu súng thần công dài, một khẩu thần công ngắn.
Ngoài các đồ kim khí kể trên còn có nhiều đồ vải vóc gồm có triều phục Việt Nam và áo kiểu Chăm đựng trong ba chiếc rương gỗ.
Riêng kho tàng Sópmadronhay, theo các báo cáo của ông Nghiêm Thẩm, các bảo vật ở đây có thể chia làm năm loại: binh khí, tự khí (trong loại này có những đồ bằng vàng bạc có chạm trổ), dụng cụ giao thông và y phục, trong đó có đồ Chăm và triều phục của triều đình Việt Nam màu lam và màu hoa lý.

Súng thần công ở đền Krayo – Ảnh tư liệu Bảo tàng Lâm Đồng
Ai là chủ nhân của các kho báu?
Sau khi so sánh thực tế với tài liệu “Le trésor des rois Cham” của I.M.E.Durand, đoàn đã khẳng định kho tàng này chính là kho tàng Lavan mà hai nhà bác học đã tới thăm hồi năm 1902.
Đối chiếu với tài liệu trên, phái đoàn Viện Khảo cổ còn phát hiện thiếu sáu hay bảy đồ vàng. Nhưng những đồ vàng này mất trong trường hợp nào thì dân làng Sóp cũng không ai nhớ rõ.
Ngoài các báu vật kể trên ở đền Sópmadronhay còn thấy có một số con dấu và triện khắc bằng chữ Hán. Các con dấu và triện này có thể chia làm hai loại: loại thứ nhất là những con dấu thuộc về hành chính thường dùng cuối đời Lê đầu đời Nguyễn như: vi chấp bằng, trình, phó, thái, tam… Loại thứ hai là những con dấu có mang chức tước và tên của người được phép sử dụng con dấu đó như: Khâm sai chưởng cơ tín sự, Phan trân đình cai cơ chiêu Nguyễn ân sự, Chiêu hầu Nguyễn tông chi chương, Cai cơ diệu thuận thành trấn Nguyễn hầu ấn sự, Bản trấn tiền thắng phiên vương tử tín chương, Nguyễn Cân tin ký.
Từ những thông tin trên các con dấu và ấn tín tìm thấy trên đền, sau khi tra cứu sử liệu phái đoàn khảo cổ của ông Nghiêm Thẩm đã cho rằng những con dấu và ấn tín trên đây là của một phiên vương Chăm tên là Môn Lai Phu Tử sau được lấy tên Việt là Nguyễn Văn Chiêu.
Thật vậy trong lịch sử nhà Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, quyển 5 và Đại Nam chính biên liệt truyện (sơ tập quyển 33) có chép rằng: trong năm Canh Tuất 1790, con vua Chăm ở Thuận Thành là Môn Lai Phu Tử đem liên thuộc và dân chúng theo Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Sau được phong chức chưởng cơ và lấy tên là Nguyễn Văn Chiêu. Nhưng sau đó ít lâu, Nguyễn Văn Chiêu phạm tội và bị cách chức. Có lẽ sau khi bị cách chức, Môn Lai Phu Tử dòng dõi phiên vương đã mang theo những người thân thuộc lên miền núi ở với đồng bào Churu. Vì vậy mới thấy các ấn tín, triều phục và đồ dùng bằng vàng bạc của phiên vương Nguyễn Văn Chiêu ở đền Sóp tại làng Sóp của người Churu.
Từ xa xưa, các bảo vật Chăm vẫn do con cháu các vua Chăm giữ. Nhưng khi Lê Văn Khôi nổi lên chống lại triều đình nhà Nguyễn vào năm 1831, chiếm cứ ba tỉnh Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết, một số đông con cháu của vua Chăm cộng tác với Lê Văn Khôi đã bị quân triều đình tàn sát. Một phần người Chăm phải di cư sang Chân Lạp (Campuchia ngày nay), còn một phần đã dẫn nhau lên núi sống với đồng bào Churu và mang theo các bảo vật của vua Chăm tổ tiên của họ. Đến năm 1840, vua Thiệu Trị mới ra chiếu chiêu an và truy phong cho một dòng dõi vua Chăm là Poklongkahul.
Tuy vậy con cháu vua Chăm vẫn gửi cho đồng bào Churu ở đây cất giữ những hộp Klon. Theo phong tục của người Chăm (đạo Bà La Môn), thi hài người chết được thiêu và chỉ giữ lại chín mảnh xương trán. Những mảnh xương này được để trong các hộp Klon.
Theo ĐOÀN BÍCH NGỌ (Báo Tuổi trẻ)
http://dalat360.net/dalat-360/so-phan-nhung-kho-bau-cham-o-lam-dong-ky-1.html

Sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu sử liệu, kết hợp với việc điều tra trên thực tế, chúng tôi biết rằng những địa điểm chứa báu vật Chăm ở làng Lơbui không còn nữa. Nhưng hai ngôi đền cổ là Sóp và Krayo vẫn còn.
>> Số phận những kho báu Chăm ở Lâm Đồng (kỳ 1)
Chính vì thế, đoàn cán bộ Bảo tàng Lâm Đồng đã phối hợp với Phòng Văn hóa huyện Đức Trọng quyết định tiến hành khảo sát, kiểm kê phổ thông đối với hai ngôi đền này.
Đoàn khảo sát dự lễ cúng ở đền Krayo – Ảnh tư liệu Bảo tàng Lâm Đồng
Đến làng Sóp
Sau khi đã chuẩn bị các vật dụng đi rừng cần thiết, từ thị trấn huyện Đức Trọng đoàn chúng tôi bắt đầu xuất phát. Bấy giờ đã chớm đầu mùa mưa, đường vào Tà In vốn đã khó khăn nay thỉnh thoảng lại thêm mấy vũng lầy của những cơn mưa trái mùa nên lại càng khó hơn. Vất vả mãi tới xế chiều đoàn chúng tôi cũng vào được trụ sở ủy ban xã Tà In bằng chiếc xe Zeep cà tàng của bảo tàng.
Tối hôm đó chúng tôi tranh thủ gặp gỡ với già làng và bà con Churu ở làng Sóp. Cũng chính nhờ buổi gặp gỡ này, chúng tôi thu được không ít thông tin quan trọng liên quan tới lịch sử và các báu vật trong đền Sóp và đền Krayo.
Sáng hôm sau, theo chân anh công an xã Za Hiên và thầy cúng Za Tang, chúng tôi đến thăm đền Sóp, điểm cất giữ cổ vật Chăm đầu tiên. Vượt qua một cánh đồng nhỏ và đi theo con đường mòn chừng 1km chúng tôi mới tới nơi. Đền nằm giữa lưng chừng đồi, xung quanh cây cối rậm rạp. Đền được làm bằng những cây gỗ tròn nhỏ, mái lợp lá tranh. Xung quanh được che bằng những liếp lồ ô đan rất sơ sài, trông giống như một chiếc lán nhỏ giữa rừng. Phía trong đền có hai gian, có gác ở hai bên (bên phải thờ ông, bên trái thờ bà). Ngăn giữa không có gác, được kê một tấm phản ván mỏng để bày đồ thờ.
Sau khi lễ xong, thầy cúng Za Tang kéo từ gầm phản ra một giỏ tre đựng những cổ vật của đền còn cất giữ được cho chúng tôi xem.
Ở đây chúng tôi thấy ngoài hai cái bát lớn (trông giống như hai cái nắp) bằng đồng màu đen thường dùng để đựng nước cúng, còn có 15 hiện vật bằng gốm sứ (chủ yếu là gốm hoa lam). Đặc biệt trong đó có một tô bên ngoài có những ô viết chữ Hán (có thể là một bài thơ vịnh) và một liễn sứ men trắng vẽ lam.
Thầy cúng Za Tang còn kể trước đây có nhiều đồ dùng bằng vàng bạc của vua Chăm, có cả kho y phục bằng lụa của người Chăm. Hằng năm vào dịp lễ cúng (tháng chạp âm lịch) các thầy cúng lấy đồ ra mặc, xong lại cất trả trong kho. Nay mất hết, họ phải tự sắm đồ Chăm để mặc trong những ngày đó.
Chúng tôi còn được biết trước khi đến địa điểm này, đền Sóp đã được chuyển chỗ đến năm lần. Vì theo tục lệ cứ 50 năm đền lại được chuyển chỗ một lần. Các điểm đều nằm trong khu vực quanh đây. Vào năm 1960 chính quyền Sài Gòn đã cho xây đền mới bằng gạch lợp tôn ở một địa điểm cách Đà Loan chừng 3km. Nhưng rồi cuối năm 1968, sư đoàn 23 của quân đội Sài Gòn đã tới càn quét cướp đi những hiện vật quý trong đền, đồng thời cho máy bay thả bom xăng đốt đền. Sau sự kiện này đồng bào đã gom lại những hiện vật còn sót và làm lại đền.
Krayo và dấu tích đền xưa
Rời đền Sóp, chúng tôi đến thôn Klongbông. Anh Za Hiên dẫn chúng tôi đến gặp già làng và thầy cúng Za Theng, người phụ trách việc cúng lễ ở đền Krayo. Thầy cúng Za Theng và mọi người ở đây đều yêu cầu chúng tôi phải chuẩn bị lễ cúng mới được vào đền xem các đồ vật.
Theo tục lệ muốn vào đền phải cúng dê, gà, nhưng thông cảm với hoàn cảnh của chúng tôi, thầy cúng Za Theng và dân làng ở đây đồng ý cho chúng tôi chuẩn bị gà rượu để cúng. Sáng hôm sau, khi lễ vật đã chuẩn bị xong, thầy cúng Za Theng và một số người làng dẫn chúng tôi đi. Cả đoàn đi bộ chừng một tiếng rưỡi trong rừng thì tới đền. Cũng giống như đền Sóp, đền Krayo được làm từ các loại vật liệu tự nhiên: gỗ, tre và kiến trúc khá sơ sài. Đền có hai nhà, nhà lớn rộng chừng 24m2, có chín cột gỗ tròn. Xung quanh vách được che bằng phên lồ ô đập dập. Chỉ riêng vách phía tây (nơi để bàn thờ) là được làm bằng ván ghép. Bên trong đền cũng có hai bàn thờ đơn giản ở hai bên. Phía dưới có kê một sạp ván làm nơi ngồi cúng lễ và ăn uống của thầy cúng và dân làng.
Bên cạnh nhà lớn này là một nhà sàn nhỏ với tám cột gỗ tròn, hai gian được nối với nhau bằng hai thanh gác sàn bằng gỗ. Ở mỗi gian có một rương bằng gỗ đựng đồ đạc của vua và hoàng hậu. Phần gác sàn thì để súng.
Đền Krayo thờ vua Chăm Poklongkahul và hoàng hậu Poklongnaiqua. Theo lời kể của dân làng và thầy cúng Za Theng, trước đây đền có cả kho đựng đồ bạc và y phục của vua Chăm. Ngày đó có những hộp klon bằng vàng, mỗi hộp có ba lớp từ lớn đến nhỏ đựng tro và xương trán của vua và hoàng hậu, 500 chén và bốn mâm thờ bằng bạc. Một vương miện bằng vàng, ngoài ra còn có bốn rương quần áo có viền vàng và 52 cây súng. Nhưng tất cả đều bị mất dần. Đặc biệt sau năm 1968-1969 đền bị binh lính Sài Gòn cướp phá và cho máy bay ném bom sập đền (lúc này đền đã được xây lại và cố định ở đồi Kryo). Những báu vật quý giá của vua Chăm mất từ ngày đó.
Khi cúng, chúng tôi tiến hành kiểm kê chỉ thấy 18 cây súng dài và ngắn (chỉ còn lại phần nòng sắt). Một chiếc bình bằng bạc bị bẹp giúm, năm cái bát lớn nhỏ men trắng vẽ lam. Đặc biệt có một chén nhỏ men màu trắng đục xung quanh có trang trí hoa văn hình cánh sen, giữa thân có vẽ rồng ba móng. Ngoài ra không còn vật nào có giá trị nữa.
Hỏi thăm, đồng bào cho biết đền cũ bị ném bom (1968-1969) ở núi Kryo cách đây không xa, chúng tôi đã đề nghị anh Za Hiên và mấy người trong làng dẫn đi thăm. Sau khi cắt rừng đi chừng 3km về hướng tây thì đến nơi đền cũ. Trước mặt chúng tôi là một nền ximăng loang lổ dài 6m, rộng 1m, tường gạch đổ nát hoang tàn và cây rừng mọc đè lên. Phía trước là một bể nước dài 2,5m. Dạo quanh nền đền, giữa đám gạch vụn và cỏ cây, chúng tôi nhặt được một chiếc lục lạc nhỏ bằng đồng xung quanh trang trí hoa văn hình chữ Thọ rất sắc sảo. Theo lời kể của dân làng, trước đây đền được xây bằng ximăng lợp tranh, đền có hai tầng, tầng trên là kho chứa đồ đạc, còn tầng dưới đặt đồ cúng. Đền được tổ chức cúng lớn vào 15-5 dương lịch. Hằng năm vào ngày này dân làng tụ tập đông đủ, thầy cúng đều bận y phục Chăm để tế lễ theo phong tục Chăm.
Vào những năm trước 1930 còn có bà Ma Thèm (vốn dòng dõi con cháu của vua Chăm) ở Bình Thuận vẫn mang lễ vật lên thờ cúng ở đền, nhưng sau này con cháu của bà chắc không còn nhớ nổi chỗ nào mà đi thờ cúng nữa. Dừng chân giữa rừng dầu bên ngôi đền đổ nát, lòng chúng tôi không khỏi xúc động, tiếc nuối.
Những báu vật của triều đại Chăm tuy không còn, nhưng đền Krayo và Sópmadronhay vẫn còn đó. Đồng bào Churu vẫn không vì thế mà lãng quên trách nhiệm của mình trong việc thờ cúng vua Chăm, cũng như lời ủy thác của đồng bào Chăm trong cơn hoạn nạn.
Theo ĐOÀN BÍCH NGỌ (Báo Tuổi trẻ)
http://dalat360.net/dalat-360/da-lat-hinh-thanh-va-phat-trien/so-phan-nhung-kho-bau-cham-o-lam-dong-ky-2.html

Sài Gòn

Post by L. Gédéon on 2013-09-05 
Chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, bán đảo Thanh Đa, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè… hiện lên tuyệt đẹp dưới góc nhìn từ không trung của nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm chụp ảnh từ không trung, nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn (SN 1957) đang hoàn thành cuốn sách và chuẩn bị triển lãm bộ ảnh đặc biệt: “Khám phá Sài Gòn từ không trung”.
Một số dự án sách và triển lãm khác cũng được anh dự định triển lãm trong thời gian tới như: Đảo và bờ biển Việt Nam nhìn từ không trung, Vòng quanh thế giới, Môi trường thế giới nhìn từ không trung...
Nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn cho hay, mặc dù anh đã chụp hàng ngàn bức ảnh về nhiều vùng quê trải dài khắp đất nước, các đảo và bờ biển của Việt Nam… từ trên không trung nhưng chưa thực hiện được bộ ảnh nơi anh đang sinh sống.
Trăn trở đó được anh đeo bám từ nhiều năm liền. Mãi đến những ngày giữa tháng 8 vừa rồi anh mới hoàn thành tâm nguyện.
Để chụp được bộ ảnh này, nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn cho hay, anh được trợ giúp đặc biệt của Trung đoàn không quân trực thăng 917 (Sư đoàn không quân 370).
Anh Sơn thổ lộ: "Mục đích lớn nhất khi tôi thực hiện bộ ảnh khám phá Sài Gòn từ trên không là muốn người dân TP thấy được nơi mình đang sinh sống nhìn từ trên không trung với sự chuyển động , khác lạ...
Và quan trọng hơn, tôi muốn mọi người thấy được TP sau 300 năm đã đổi thay ra sao. Tôi nghĩ chắc ít có ai biết dinh Độc Lập, chợ Bến Thành, đại lộ Điện Biên Phủ hay ngã bảy Lý Thái Tổ… nhìn như thế nào từ không trung", nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn chia sẻ.
Được sự đồng ý của tác giả, VietNamNet trích giới thiệu với bạn đọc một số tác phẩm từ bộ ảnh “Khám phá Sài Gòn từ không trung” mà Giản Thanh Sơn dự định sẽ công bố sắp tới.
Vòng xoay Lý Thái Tổ. Vòng xoay này trực diện bởi đường Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong và Điện Biên Phủ. Ảnh: Giản Thanh Sơn.
Khu du lịch Văn Thánh (quận Bình Thạnh), tiếp giáp bởi đường Điện Biên Phủ dẫn ra cầu Sài Gòn. Ảnh: Giản Thanh Sơn.
Bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Ngày nay vùng đất quen thuộc này có bước phát triển vượt bậc trở thành một bán đảo sung túc, hấp dẫn.
Lire la suite...
Source: Vietnamnet

Sài Gòn, khác lạ, tuyệt đẹp, không trung, nhiếp ảnh gia, Giản Thanh Sơn
Cầu Thủ Thiêm bắc qua sông Sài Gòn, tiếp giáp bởi quận 1 và quận 2, TPHCM.
Sài Gòn, khác lạ, tuyệt đẹp, không trung, nhiếp ảnh gia, Giản Thanh Sơn
Cảng container trung tâm Sài Gòn. Đây là một trong những cảng container trong thời mở cửa lớn nhất của TP.HCM.
Sài Gòn, khác lạ, tuyệt đẹp, không trung, nhiếp ảnh gia, Giản Thanh Sơn
Đại lộ Điện Biên Phủ.
Sài Gòn, khác lạ, tuyệt đẹp, không trung, nhiếp ảnh gia, Giản Thanh Sơn
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Sài Gòn, khác lạ, tuyệt đẹp, không trung, nhiếp ảnh gia, Giản Thanh Sơn
Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23/3/1846, là nơi bảo tồn động, thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên giới.
Sài Gòn, khác lạ, tuyệt đẹp, không trung, nhiếp ảnh gia, Giản Thanh Sơn
Dinh Thống Nhất – nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị - ngoại giao và văn hóa nghệ thuật trong nước và quốc tế.
Sài Gòn, khác lạ, tuyệt đẹp, không trung, nhiếp ảnh gia, Giản Thanh Sơn
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Tên gọi chính thức là Vương cung Thánh đường, được chính thức khánh thành vào ngày 11/4/1880 bởi đồ án của kiến trúc sư J. Bourad theo phong cách Roman.
Sài Gòn, khác lạ, tuyệt đẹp, không trung, nhiếp ảnh gia, Giản Thanh Sơn
 Chợ Bến Thành - Người Pháp cho xây dựng lại ngôi chợ này vào năm 1860. Ngày nay chợ Bến Thành đã được sửa chữa, nâng cấp lại phù hợp với công năng sử dụng, trở thành một trung tâm buôn bán văn minh của TP.HCM.
Sài Gòn, khác lạ, tuyệt đẹp, không trung, nhiếp ảnh gia, Giản Thanh Sơn
Trụ sở UBND TP.HCM - Tòa nhà được xây dựng từ năm 1898 – 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu cầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Trải qua bao biến cố của lịch sự, ngày nay tòa nhà trở thành trụ sở làm việc của UBND TP.HCM.
Sài Gòn, khác lạ, tuyệt đẹp, không trung, nhiếp ảnh gia, Giản Thanh Sơn
 Sân bay Tân Sơn Nhất.
Sài Gòn, khác lạ, tuyệt đẹp, không trung, nhiếp ảnh gia, Giản Thanh Sơn
 Khám Chí Hòa - Tọa lạc tại số 1 Hòa Hưng (quận 10, TP.HCM), đây là nhà tù được người Pháp xây dựng ngày 16/12/1949, từ thời thuộc địa ở khu vực này còn là ngoại ô Sài Gòn. Ngày nay nơi đây là trại tạm giam thuộc Công an TP.HCM.
Sài Gòn, khác lạ, tuyệt đẹp, không trung, nhiếp ảnh gia, Giản Thanh Sơn
 Đường hầm Sông Sài Gòn – Trong ảnh là mặt trên của đường hầm chui qua sông Sài Gòn từ hướng quận 2.
Sài Gòn, khác lạ, tuyệt đẹp, không trung, nhiếp ảnh gia, Giản Thanh Sơn
Nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn tác nghiệp trên một chuyến bay khi vào không phận Sài Gòn. Ảnh: Xuân Cường (báo QĐND).
Tá Lâm
Ảnh: Giản Thanh Sơn
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/138408/ngam-sai-gon-tuyet-dep-tu-khong-trung.html




 
Sài Gòn sông nước
Sài Gòn – thành phố của sông ngòi, kênh rạch.
1. Hơn mười năm về trước, trong lần đầu tiên chân ướt chân ráo đến Sài Gòn; tôi đã có thêm một chuyến phiêu lưu khác tới Vũng Tàu. Nghe lời người bạn mới gặp khuyên, tôi đi tàu cánh ngầm, để được thoả sức ngắm cảnh và biết thế nào là sông nước Sài Gòn – như lời bạn nói. Đó là thuỷ trình dài nhất mà tôi đã từng trải qua cho tới giờ. Tôi vẫn nhớ mãi cái cảm giác đứng trên boong tàu, gió sông Sài Gòn lồng lộng, con tàu lướt sóng trên những khúc sông uốn lượn, đôi bờ miệt vườn xanh ngắt với những cây dừa nước. Tôi đã từng đi trên biển, từng đi trên sông; nhưng cái cảm giác đi từ sông ra biển thật lạ; mênh mang rồi, lại mênh mang hơn nữa. Đó là lần đầu tiên, đầy ấn tượng, và tôi đã mơ hồ cảm nhận về sông nước Sài Gòn.
Thế rồi, lượt về, và cả những lần sau nữa, đi Vũng Tàu từ Sài Gòn, tôi vẫn chỉ duy nhất chọn cho mình lộ trình ấy, để cảm rõ hơn, hiểu rõ hơn, thấy nhiều hơn... Cho dù, có một khoảng thời gian; lộ trình đường thuỷ này bị báo chí phàn nàn rất nhiều những việc, sự cố liên quan tới... nhà tàu; thì trong tôi vẫn không hề ái ngại hay mất đi cảm tình. Với tôi, đó là một tuyến đi, một tuyến du lịch thú vị nhất mà chính khoảng thời gian di chuyển cũng mang lại thật nhiều cảm xúc. Nếu còn đi nữa, tôi vẫn tiếp tục lựa chọn lộ trình ấy, phương tiện ấy...
Sài Gòn lần đầu gặp gỡ, để lại ấn tượng cho tôi về một dòng sông – dòng sông mang luôn của miền đất ấy, dù nó khởi nguồn từ xa hơn rất nhiều. Có nhiều thành phố gắn với dòng sông, mang một dòng sông ở trong lòng; nhưng – trong cách nhìn của tôi – sông Sài Gòn với đất Sài Gòn có cái gì thật khác biệt, khác nhiều những nơi khác. Nó đủ lớn nhưng không dữ dội (và cả “cằn cỗi”) như sông Hồng của Hà Nội, nó cũng có chút lãng mạn nhưng không thể ví với sông Hương của Huế, nó cũng chưa gọn gàng, thanh sạch như sông Hàn chảy qua Đà Nẵng... Sông Sài Gòn uốn khúc trong lòng thành phố, là một phần của thành phố. Nhưng thế vẫn là chưa đủ nếu nói về sông nước Sài Gòn...
2. Từ lần đầu tiên đó, cho đến giờ, tôi đã “gặp” lại Sài Gòn nhiều lần. Nói vui theo một cách khác, Sài Gòn và tôi đã là người quen của nhau. Tôi và Sài Gòn đã hiểu và... yêu nhau – theo một cách nào đó. Ấn tượng bắt đầu từ một dòng sông, nhưng rồi về sau, lang thang ở đất Sài Gòn, tôi biết và hiểu thêm: nói tới Sài Gòn, nhận diện Sài Gòn không thể không nói tới những dòng kênh. Nếu như Hà Nội của tôi được gọi là thành phố của ao hồ, thì Sài Gòn là thành phố của kênh rạch chằng chịt.
Mỗi lần hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất, hay khi bay rời Sài Gòn, tôi cứ ngẩn ngơ ngắm dòng sông Sài Gòn uốn khúc, và những dòng kênh – rạch đan xen một cách kỳ thú. Chẳng thành phố nào có nhiều kênh rạch như ở nơi đây. Nào rạch Bến Nghé, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, rạch Lò Gốm, kênh Tẻ, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ... Và cùng với những con kênh là cơ man cầu với cầu. Trên tấm bản đồ du lịch mà tôi đã giữ hơn mười năm, có vô số những con kênh và những cây cầu không được ghi tên (hay không có tên?) Điều đó cũng cho thấy kênh rạch nhiều đến mức nào.
Trong bài hát Em còn nhớ hay em đã quên, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã miêu tả, vẽ nên Sài Gòn với những hình ảnh tuyệt đẹp và lãng mạn. Và cũng có thể thấy có một câu hát, rất thực: “Nhớ đường dài qua cầu lại nối, nhớ những con sông nối bao dòng kênh…” Nhìn Sài Gòn trên bản đồ hay từ trên không, là ấn tượng với sông ngòi, kênh rạch. Mỗi khi cất cánh hay hạ cánh, ngắm Sài Gòn qua cửa sổ máy bay, tôi luôn nuối tiếc khoảnh khắc ngắn ngủi ở độ cao thấp, khi nhìn rõ từng cây cầu...
Diện mạo Sài Gòn được dựng lên bởi rất nhiều yếu tố, cả vật thể và phi vật thể; nhưng không thể không nhắc tới sông ngòi, kênh rạch. Sông Sài Gòn và một hệ thống kênh rạch gắn liền với dòng sông đã làm nên một Sài Gòn cùng với một nền văn hoá sông nước.
Ngược dòng thời gian, lịch sử đã ghi nhận: Khi thiết lập được chính quyền ở Gia Định và Nam bộ giành được từ nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã nhận thấy địa hình, địa thế nơi đây sông ngòi nhiều và giáp biển, ông đã ra sức lập các xưởng đóng tàu, đóng nhiều loại tàu, đặc biệt là các tàu sử dụng cho hải quân; phát triển lực lượng thuỷ quân. Đó cũng là tiền đề cho những chiến thắng mang tính chiến lược quan trọng của quân Nguyễn trước nhà Tây Sơn sau này, mà thuỷ quân mang yếu tố then chốt, quyết định. Có thể thấy qua đó, sông nước Sài Gòn có một vai trò và ý nghĩa quan trọng có tính lịch sử, và sự kế thừa, tiếp nối và cả tiếp biến là tất yếu.
Sông Sài Gòn, kênh rạch Sài Gòn đã tạo nên một gương mặt, hình hài, vóc dáng Sài Gòn. Kênh rạch từng được coi là “mặt tiền” của Sài Gòn xưa, là “kinh mạch” mở ra một đô thị. Thành phố hình thành, tồn tại và phát triển vẫn phải nương vào yếu tố đó. Không chỉ là vấn đề quy hoạch, giao thông, mà nó chứa đựng một tinh thần lớn hơn, là cả một nền văn hoá sông nước Sài Gòn.
Nhìn trên bản đồ Sài Gòn, những dòng kênh đan xen nhau, nối liền nhau, giao cắt nhau, hợp lưu, chia tách... tôi luôn có liên tưởng về sự đa dạng trong dòng chảy văn hoá, sự hoà nhập, ôn hoà bao dung ở mảnh đất phương Nam này. Chỉ là một sự liên tưởng về tính tương đồng, nhưng không hẳn là vô lý; bởi có nền văn hoá nào thoát khỏi sự ảnh hưởng của đặc thù địa lý? Sài Gòn sông nước, Sài Gòn có văn hoá sông nước; thì nét văn hoá chung của Sài Gòn cũng ít nhiều mang màu sắc, âm hưởng ấy!
Kênh Tẻ.
3. Lịch sử có những đổi thay. Khi các phương tiện giao thông cơ giới phát triển cùng đường bộ, thì thuỷ đạo trở thành yếu thế. Xa rồi cảnh trên bến dưới thuyền... Người ta dần dần lạnh nhạt với dòng sông, với kênh rạch; thậm chí quay lưng với dòng sông. Khi dòng sông, dòng kênh, mặt nước giữ vai trò như một con đường, một hướng mở; thì nó gắn liền với cuộc sống, với các hoạt động giao thương, sinh hoạt và mang cả yếu tố tinh thần, tâm linh. Và ngược lại, khi người ta quay mặt tiền vào phố và quay lưng với dòng sông, thì dòng sông sẽ chết. Đó cũng như một nghĩa đen. Có thể thấy rõ điều này ở những nơi mà người ta coi dòng sông, con kênh là phía sau, là nơi phụ, chỗ xấu, và ngôi nhà quay lưng, “chổng mông” ra đó. Sông ngòi, kênh rạch Sài Gòn đang bị ô nhiễm trầm trọng, điều đó ai cũng thấy. Và ở đâu đó, ai đó, trong một lúc nào đó, người ta cố tình lãng quên đi vai trò, ý nghĩa và giá trị của sông nước Sài Gòn, họ thậm chí coi đó là ngáng trở, và từ đó đối xử thô bạo với dòng sông, với những con kênh. Cũng lại có những người hay nhóm người làm điều này điều kia tốt hơn, nhưng chỉ để lợi cho bản thân, chứ không phải cho cộng đồng và cho xã hội.
Bữa nọ, tôi có “chat” với một người bạn ở bắc vô Sài Gòn lập nghiệp. Tôi có gửi cho bạn một đoạn văn viết về nỗi nhớ Sài Gòn. Bạn bảo: “Anh chưa được tới những xóm nước đen của Sài Gòn nhỉ? Vì em không ngửi thấy mùi nó trong nỗi nhớ của anh!” Quả thật, trong đoản văn của mình tôi không có điều đó, không có “mùi” xóm nước đen. Không phải là tôi không biết, nhưng tôi cố tránh đi như trốn một nỗi buồn...
Cũng như nhiều dòng sông chảy qua thành phố, dòng sông Sài Gòn chia đất Sài Gòn làm hai: bên này là quận 1, quận 3, quận 5... là trung tâm cũ; là đô thị lịch sử; phía bên kia là quận 2, quận 9, quận Thủ Đức, được coi là khu mới, là đô thị tương lai. Quận 2 bao gồm cả bán đảo Thủ Thiêm, trước giờ vẫn được ví như viên ngọc quý đang chờ toả sáng, như nàng công chúa ngủ trong rừng đang chờ hoàng tử tới đánh thức. Cũng thật kỳ lạ với cái địa hình này, bán đảo nhưng không ở biển mà được tạo nên bởi khúc uốn của một dòng sông! Những gì đẹp đẽ trong bản quy hoạch vẫn đang là sự hồi hộp, phập phồng đợi chờ thành hiện thực. Bên này và bên kia, tả ngạn và hữu ngạn, cũ và mới; điều này Sài Gòn cũng giống như Hà Nội với sông Hồng, Huế với sông Hương hay Đà Nẵng với sông Hàn. Chỉ có điều, dường như niềm hy vọng thức giấc cho bán đảo Thủ Thiêm giống như một kỳ vọng cho một điều gì thực sự kỳ vĩ, rực rỡ mà có đầy đủ cơ sở, lý do. Nhưng dù thế nào, cũng phải cần thời gian, tất nhiên phải có cả sự đợi chờ...
Nhưng mỗi lần “gặp lại” Sài Gòn, tôi ít khi nhìn sang bên ấy; mà qua Thủ Thiêm để nhìn về quận nhất bên kia dòng sông, với nỗi lo mơ hồ: Liệu có lúc nào những toà nhà cao tầng biến sông Sài Gòn thành một dòng kênh không?
Bài & ảnh: Hà Thành
Bến Chương Dương và rạch Bến Nghé.
Kênh Tẻ.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

KIẾN TRÚC ĐÀ LẠT- NHÀ SÀN

Annam Miradores entre Dalat et Krong-pha illustrateur Récnault Sarasin.
Những kiểu nhà sàn ở giữa Dalat- Krongpha. Diễn họa: Récnault Sarasin.


  180-LANG BIAN-Panorama de Dalat pris de l'Hotel- Photo Editior La Pagode








181-LANG BIAN-Panorama de Dalat pris pres du pont- Photo Editior La Pagode
 Dòng suối Camly uốn quanh ngọn đồi bờ Tây. Trên đỉnh đồi là nơi cư trú của Toàn quyền-1919

 100- Dalat- Le village annamite et, sur le mamelon, lamaison du Gouverneur generale.


Nhà sàn cao
Nhà nền đất
1905- Dankia




Dalat- Habitation Montagnarde





191- LANG BIAN- HABITATION MOIS- Photo Editior La Pagode

Làng Thượng gần hạ lưu sông Neutong- Photo Editior La Pagode
Một kiểu nhà sàn ở Xã Lat


Dankia, station agricole, Trạm canh nông Dankia- XD 1905- Photo Nadal-1920's


Trạm canh nông Dankia- hái cafe



Bưu điện xưa-1902- Đường Trần Hưng Đạo






Bưu điện xưa-1902- Đường Trần Hưng Đạo
Chalets de l'Annam. Đài Truyền hình LĐ



Ảnh chụp GS. Marlange cố vấn đặc biệt của FAO (Tổ chức Nông Lương của LHQ) bên ngôi nhà sàn Tết 1 tháng 1 năm 1983
Bạn quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên.



Quartier de bureaux provisoires de la mairies.
Khu vực Văn phòng  của Hội đồng  lâm thời.



La Résidence de Haut Donai - Trụ sở UBND Tỉnh







Khách sạn An Nam xưa


Khách sạn An Nam xưa 1930


Bạn quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên
 

 
Dưới sàn
 Nhà sàn kiểu Pháp.Khách sạn An Nam xưa-Mặt Tây.
Bạn quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên, Nhà sàn kiểu Pháp. Khách sạn An Nam xưa-Mặt Bắc

Tháo dở...

Khách sạn sàn gỗ đầu tiên trước khi xd Palace. Photo L. Crepes, Saigon.


 1908-



Kiểm Lâm Di Linh

Hotel du Lac
Hotel du Lac

Nhà còn sót lại-2014






Hotel Desanti



Thủy Tạ xưa




Blao bungalow-1959