Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

VISUAL DESIGN

Visual design – Chương I: Tổng quan

Giới thiệu: Ban biên tập Blogkientruc sẽ biên tập lại nội dung những bài giảng Design thị giác ( Visual Design) của Ths.Kts Nguyễn Luận ( Người đã từng tham gia giảng dạy tại trường Bauhau). Blogkientruc thay mặt đọc giả xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Ths. Kts Nguyễn Luận đã dày công soạn thảo tài liệu này.

Nội dung bao gồm:
  • Chương I: Tổng quan.
  • Chương II: Điểm và nét.
  • Chương III: Hình Phẳng.
  • Chương IV: Hình khối.
  • Chương V: Không gian.
  • Chương VI: Biểu chất thị giác.
  • Chương VII: Màu sắc.
  • Chương VIII: Tỉ lệ và nhịp điệu.
  • Chuwong IX: Cân bằng, đối xứng, phi đối xứng.
  • Chương X: Tương phản – Tương tự.
Các tài liệu tham khảo:
1 – Exploring Visual Design
Gatto – Porter – Selleck. 20 Edition
2 – Los Medios de Expresion de la Arquitectura
Sven Hesselgren 1964
3 – Color Management- A comprehensive Guide for Graphic designers – 2005
John T. Drew, Sarah A. Meyer
4 – Color en Publicidad yartes graficas – 1959
Peter J. Hayten
5 – Art de la Couleur (edition abreùgeeù – 2003)
Johannes Itten
6 – Educacao visual e plastca – a Cor – 1981
7 – Color in Architecture – design methods for Buildings, Interiors, and Urban spaces 1999
Harold Linton
8 – Process color manual – 24 000 CMYK combinations for design, prepress, and printing – 2000
-Michael and Pat Rogondino
9 – The color on the City – 2000
Lois Swirnoff
10 – Arte & Percepcao visual – uma psicologia da Visao criadora – 1980
Rudolf Arnheim

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1- Từ Henry Cole tới William Morris:
1.1 William và đông sự:
  • 1851: Triển lãm quốc tế tại London
  • Người cổ vũ và vận động: Henry Cole.
  • Henry Cole: là một công chức trẻ, một họa sỹ. Năm 1847 đã mở cuộc triển lãm sản phầm công nghiệp. Năm 1849 mở đã mở tạp chí Journal of Design.
  • Ngài nghị sỹ R. Peel tuyên bố sau triển lãm: ” Các nhà sản xuất của chúng ta hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh ngoại quốc về kỹ thuật chế tạo nhưng rất thua kém họ về mẫu mã hàng hóa”.
  • Tạp chí Journal Design nhận xét:” Ở triển lãm này hầu như không có một nguyên lý chung cho đồ họa. Nghệ thuật ứng dụng của Châu Âu thực sự phi nhân tính”
  • Bắt đầu mở trường học design ở  London, Birmingham, Manchester.
  • Hành lập nhóm mang tên Henry Cole gồm: Owen Jones, R.Redgrave, J Stuart Mill, G.Semper, L. De Laborde:” Trang trí đơn giản, giàu tính cấu trúc hình học và hướng về thiên nhiên.”  ( Tài liệu được biên tập bởi website kiến trúc Blogkientruc.com) O.Jones: 1856 xuất bản: Ngữ pháp của trang trí mô phỏng thiên nhiên, mỏ típ cấu trúc hình học.  R.Redgrave: Coi trọng tiện dụng.
  • Phong trào còn nhìn nhận về sự cách xa giữa nghệ thuật và công nghiệp. Giữa sáng tạo nghệ thuật và đời sống kinh tế. Chỉ đơn giản hình thức thiên nhiên và cấu trúc mô típ hình học do vậy hoạt động chỉ quẩn quanh với mỹ nghệ lẻ tẻ, chưa hướng tới Industrial Design. Nhưng sự hoạt động của phong trào đã kiến tạo nên nền tảng ban đầu của nghệ thuật ứng dụng.
 
1.2- Phong trào mỹ nghệ Anh và William Morris:
  • W. Morris: doanh nghiệp, lập hãng” Moris, Marshall, Faulker & Co.1862-65″ sản xuất vải, giấy dán tường, nội thất và kính. Chịu ảnh hưởng của John Ruskin: học giả chính trị, kinh tế, nghệ thuật, địa lý, thực vật, và xã hội. Ông quan niệm: tình trạng rời rạc, thiếu chuẩn thẩm mỹ có nguồn gốc kinh tế vã xã hội chứ không phải từ bản thân của nghệ thuật. W. Morris không nhìn thấy tác động của công nghiệp đén nghệ thuật mà kết tội công nghiệp, chống đối máy móc. Máy móc không truyền được cảm xúc sáng tạo nghệ thuật, và ông đề cao vai trò sáng tạo của nghệ sĩ. Nhưng ông lại quan niệm:” Nghệ thuật là của nhân dân và vì nhân dân”. Morris cố gắng sáng tạo sự thống nhất giữa nghệ thuật và cấu trúc xã hội.
  • Qua đó hình thành khái niệm: văn hóa- xã hội cho một sản phẩm công nghiệp. Phong trào tiến gần hơn đến Industrial design, đưa nghệ thuật ứng dụng lên ngang hàng với các nghệ thuật lớn khác như kiến trúc, mỹ thuật. Nhà phê bình nghệ thuật kiến trúc Bene’volo coi ông là cha đẻ của phong trào kiến trúc hiện đại.
  • 1888 mở triển lãm ART AND CRAFTS, và tập hợp các nghệ sĩ: C.R. Ashbee: KTS, C.Voysey KTS-họa sĩ.W.Crane, Whistler hoaï só, R.N.Shaw, W.R.Lethaby KTS,. Họ mở trường : Cantral school of Art and Crafts 1893-1911. Các trường nghệ thuật ứng dụng gắn liền với công xưởng.
  • Quan niệm: nền văn minh hiện đại phát triển dựa kỹ thuật và công nghiệp, sáng tạo nghệ thuật cũng phải chấp nhận chân lý này.
3 – Phong trào Nghệ thuật mới ARTNOUVEAU
3.1 – Bối cảnh thủ đô Bruxell :
- 1881: O.Manus và E.Picard xuất bản tạp chí: Lart moderne. 1884 hình thành nhóm Le XX (có các hoạ sĩ nổi tiếng: Knoff, Finch, J.Ensor, Maus và sự tham gia của Rodin, Seurat, Pissaro, VanGogh, Whistler, Renoir, )
- Chủ nghĩa tượng trưng tập trung ở triển lãm le Barc với: Gauguin, Pont Aven, Nabis, Munch, Ensor,
3.2 – Hình thành phong trào Art Nouveau
- Các xu hướng trên + ảnh hưởng của Art and Crafts từ Anh đến.
- Tên gọi : Art Nouveau (Bỉ); Jungendstil (Đức); Sezessionsstil (Áo); Modern Style (Anh); Stile Liberty (Ý); Modernismo (Tây Ban Nha).
- Đặc trưng:
- Đường nét kéo dài,mảnh và uyển chuyển. Khối trơn và phẳng. Thắng thế của đường cong, xoắn, mô phỏng cây lá, Đường cong vươn doãi
- Thương là đồ hoạ tang trí vải, thảm, kính, thuỷ tinh, đồ hoạ ấn phẩm, kim hoàn, tranh kính và kiến trúc.
- Đại diện:
- Henry Van de Velde, “Nghệ thuật dựa trên cái lý”: công năng, đơn giản, gọn, thẳng, hình dạng theo công năng. Nhưng lại chống đối công nghiệp, đề cao cảm xúc nghệ sĩ, cá thể xúc cảm, sáng tạo tức thời. Sản phẩm vẫn là trang trí, lệch pha với guồng máy công nghiệp.
- Herman Muthesius: 1907 thành lập Deutscher Werkbund, đề cao thẩm mỹ công nghiệp (hành loạt, hoàn thiệncao, hình dạng hình học, trừu tượng, quy phạm, tiêu chuẩn. Cần có một nền thẩm mỹ mới. Người cổ vũ industrial design.
- Kiến trúc Art Nouveau: Victor Horta, Charles R. Makintosh, Ôtt Wagner, Joseph M.Olbrich, Joseph Hoffman,.


4 – WalterGropius và Bauhaus
5/1919 W.Gropius và đông sự thành lập Trường Kiến trúc quốc gia Weimar (Das Staatliche Bauhaus Weimar), hợp nhất 2 trường:Kunstgawerbeschule- Hochschule fur Bildende Kunst.
- 1923 tuyên bố: “Nghệ thuậtvà kỹ thuật, một sự thống nhất mới”
- Đào tạo các nhà designer công nghiệp, dựa trên thẩm mỹ công nghiệp
Đặc trưng: Hình dạng tự thân, trừu tượng hình học. Nghệ sĩ đậm chất trí thức hơn là tài hoa. Vẻ đẹp khách quan của sản phẩm. “Nghệ sĩ tìm thấy hình dạng hơn là sáng tạo hình dạng”
Một số đại diện (liên quan đến Visual design)
- M. Bruer: (1902-81) gốc Hung, Designer- KTS, Ghế ống (tubular steel chair 1925)
- Lázló Moholy Nagy (1895- 1946), gốc Hung, visual designer, về Bauhaus 1923- 28
- Josef Albers, (1888-1976) Hoạ sĩ và lý luận nghệ thuật, giáo viên Bauhaus 1923-33, chương trình cơ sở, ký hiệu và vật liệu, màu
- Johannes Itten (1888-1967), chương trình cơ sở (Vorkurs)
- Các hoạ sĩ: Paul Klee(1879-1940), Wassily Kandinsky (1866-1944), Oskar Schlemmer(1888-1943), dạy ở Bauhaus 1921-29. Lyonel Feininger (1871-1956)…
Các lớp và xưởng: Weimar , Sự thống nhất mới:
- Lớp của Paul Klee và W.Kandinsky (cơ sở)
- Xưởng gốm: Gerhard Marck
- Xưởng dệt Oskar Schlemmer, Georg Muche
- Xưởng kim loại: L.M.Nagy, J.Albers
- Xưởng nội thất (furniture), master of form, Marcel Breuer, Gerrit Rietveld
- Xưởng kính màu và tranh tường:master of craft, Paul Klee, J.Albers, Oskar Schlemmer, Kandinsky
- Xưởng điêu khắc gỗ và đá: Josef Hartwig, Oskar Schlemmer,
-Xưởng làm sách:Otto Dorfner, Paul Klee (MOF1921)
- Xưởng đồ hoạ:Lyonel Feininger (MOF) và Carl Zaubitzer, L.Moholy-Nagy
- Xưởng sân khấu (Weimar): Schreyer, Itten, Muche, Kle, Kurt Schmidt, L.Moholy-Nagy, Schlemmer, Kandinsky
CÁC LỚP, XƯỞNG BÂUHAUS DESSAU
- Viện design Dessau
- Sách và tạp chí Bauhaus: Gropius và Nagy
- Lớp cơ sở của Josef Albers và Lazló Moholy-Nagy
- Lớp của Paul Klee và Wassily Kandinsky
- Xưởng in và quảng cáo: Herbert Bayer,
- Xưởng dệt, Wanke (kỹ thuật), Gunta Stolzl
- Xưởng đồ gỗ, kim loại, tranh tường và điêu khắc:
Marcel Breuer,Hinnerk Scheper( tranh tường), Joost Schmidt (kim loại)
- Kịch: Oskar Schlemmer
- Xưởng nội thất, đồ gỗ, kim loại, tranh tường (thời kỳ Hannes Mayer có cấu trúc sinh học): M.Breuer, Nagy, Marianne Brant. Hannes Mayer,Hinnerk Scheper
- Xưởng quảng cáo: Joost Schmidt thay đổi nội dung của điêu khắc thành quảng cáo. Franz Ehrlich (triển lãm)
- Xưởng dệt: Anni Albert, Georg Muche, Gunta Stolzl
- Hội hoạ: Klee, Nagy, Gerhard Kadow,
BAUHAUS : Mies van der Rohe: Trường Kiến trúc
- Các lớp kiến trúc và quy hoạch của Rohe và Hilberseimer
- Quảng cáo và nhiếp ảnh:: Joost Schmidt, Walter Peterhans, Nagy,
- Xưởng dệt và nội thất: Gunta Stolzl từ bỏ 1931, Lyli Reich thay, . Alfred Arndt (nội thất).

2 – Các xu hướng đào tạo visual design
2.1 – Visual design:
- Phi công năng, phi mục đích hay ý nghĩa
- Khai thác giá trị tự thân trong các trạng thái động và tĩnh, dạng nguyên và dạng biến
2.2 – Johannes Itten:
- Xây dựng chương trình Vorkurs (cơ sở tạo hình). Nội dung:
+Các cặp đối cực( bản năng- phương pháp),
+ Các lý thuyết về tương phản, nhịp điệu, hình dạng
+ Vật liệu và vật thể thiên nhiên
+ Phân tích tác phẩm và tác giả bậc thầy, nhận cảm hướng nội
2.3 – Josef Albers và Lázló Moholy-Nagy, Paul Klee
+ Hình dạng phi công năng (tự thân)
+ Bài tập mang tính “chơi tạo hình”, ngẫu hứng và trừu tượng, “sáng tạo tức thời”. Tìm nhập không gian từ một mặt phẳng
+Nagy: Biểu chất thị giác, thông qua thiên nhiên để hiểu các quy luật nhận cảm thẩm mỹ, cho rằng sáng tạo và thẩm mỹ thị giác có thể hiểu được bằng các tính chất khoa học của nó, không hoàn toàn bản năng, vô thức. Đó là tiền đề của Tâm lý học nhận thức nghệ thuật sau này của Rudolf Arnheim.
+ Paul Klee: Vận động và tín hiệu thị giác của đối tượng nhìn, thông điệp thị giác của
“Với năng lực nhạy cảm siêu việt, ông đã sờ đến một trong những vấn đề mấu chốt của design hiện đại: thông tin thị giác”



 

Trật tự trong tổ hợp không gian kiến trúc



 http://blogkientruc.com/news/archives/21946

Màu sắc hay hình dáng ?

Gần đây, tôi có nhận được bình luận từ một đọc giả sau khi xem logo World Cup 2014, rằng nó đã không đại diện xứng đáng cho những nét đặc trưng mang phong các riêng của đất nước Bra-xin. Người này cho rằng, ngoại trừ màu Xanh lá và Vàng, hình tượng bàn tay không phải là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh của Bra-xin. Điều này dẫn tôi tới một câu hỏi đầy thú vị: Cái gì sẽ khiến cho một logo trở nên dễ nhớ, màu sắc hay là hình dáng của nó?

Màu sắc hay hình dáng ?

Để làm rõ điều này, hãy cùng tôi điểm qua một vài logo nổi tiếng trên thế giới. Bắt đầu với logo của McDonald. Mặc dù logo chỉ đơn giản có mỗi chữ “M”, nó vẫn là logo dễ nhớ nhất khi so sánh với nhiều thương hiệu khác trên thế giới. Dưới góc độ tâm lý thị giác, màu vàng sử dụng cho logo có tác dụng kích thích sự thèm ăn nơi con người. Chẳng lạ gì khi phần lớn các nhà hàng hay quán ăn đều cố gắng sử dụng màu vàng trong logo của họ. Một điểm mạnh khác của màu vàng là nó có khả năng thu hút thị giác mạnh. Điều này càng giúp cho logo của McDonald trở nên hấp dẫn hơn trong mắt của thực khách. Vì vậy, thành công của logo McDonald phần lớn là dựa vào màu sắc của nó hơn là chính bản thân của logo.

Tại sao bạn lại cho rằng logo của Google dễ nhớ? Giống hệt với logo của McDonald, nó không có hình vẽ bắt mắt trong bản thân logo, chỉ có một tông màu làm bắt mắt người sử dụng. Cách sử dụng màu sắc đầy rực rỡ của Google là cách thức chính giúp cho người sử dụng luôn nhớ tới logo của họ. Hãy cùng nghĩ tới điều này, bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu logo Google chỉ có mỗi màu đen trắng? Hơi lạ lẫm đúng không?

Tiếp tục chọn ra một logo nổi tiếng khác, logo của FedEx. Logo thương hiệu nổi danh này do Lindon Leader của Landor thiết kế. Điểm nhấn trọng tâm chính là cách thức xử lý hình khối tỉ mỉ nhằm tạo ra một biểu tượng mũi tên nằm giữa chữ “E” và “X”, biến logo FedEx trở thành một trong những logo dễ nhận biết nhất trên thế giới. Vì vậy trong trường hợp này, biểu tượng đã trở thành yếu tố nổi trội giúp cho logo trở nên dễ nhớ.
Tiếp đến là logo nổi tiếng nhất mọi thời đại: Nike, với biểu tượng chiếc cánh hay “dấu phẩy”, đã mang lại thành công cho logo. Mặc dầu chỉ có một màu đen, nhưng hình dáng đơn giản và tinh tế của nó mới là chi tiết khiến người xem luôn nhớ mãi.

Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo

Màu sắc là một phần tất yếu của thiết kế logo. Nhưng ý nghĩa của nó là gì? Màu sắc tạo ra vô số tác động tâm lý lên người xem. Những màu trong vùng đỏ của dãy màu được gọi là màu nóng, bao gồm đỏ, da cam và vàng. Chúng mang tới cảm xúc từ nồng ấ m và thoải mái tới tức giận và thù địch. Những màu trong vùng xanh của dãy màu được gọi là màu lạnh, bao gồm xanh dương, tím và xanh lá. Những màu này mang tới cảm giác tĩnh lặng, nhưng cũng có thể mang tới cảm giác của sự buồn tẻ và lãnh đạm. Những ví dụ sau cho thấy tác động màu sắc lên tâm lý của con người:

  • Đen: Uy quyền hay quyền lực, kiên định và sức mạnh.
  • Trắng: Tinh khiết, trong lành, trung tính và thanh bình.
  • Đỏ: Cảnh báo, năng lượng, tiến bộ và phấn khích.
  • Xanh dương: Tĩnh lặng, kiên định, tin cậy, thông thái và trung thành.

  • Xanh lá: Tăng trưởng, thiên nhiên, tài chính, may mắn, rộng lượng và màu mỡ.
  • Vàng: Niềm vui, hạnh phúc, lạc quan, tăng cường trao đổi chất.
  • Cam: Vui vẻ, hạnh phúc, nhiệt huyết và tham vọng.
  • Tím: Trung thành, giàu có, thịnh vượng và tinh tế.

Ý nghĩa của hình vẽ trong thiết kế logo

Câu ngạn ngữ “Một hình ảnh có giá trị hơn ngàn từ” là một áp dụng rất phù hợp trong thiết kế logo. Hình ảnh biểu trưng mang tới ảnh hưởng cho logo tương đương như màu sắc của nó. Việc sử dụng hình tượng phù hợp cho doanh nghiệp để biểu thị ý nghĩa là yếu tố sống còn giúp nó trở nên dễ nhớ trong tâm trí khách hàng. Ngược lại, nếu sử dụng hình tượng không phù hợp, hình ảnh của công ty sẽ nhanh chóng bị lu mờ. Các thông tin sau cho chúng ta biết được các hình ảnh được sử dụng và vai trò của chúng:

  • Logo chữ: Logo sẽ tạo ra kiểu kết cấu mang đặc thù của phông chữ thể hiện sức mạnh và sự thanh lịch. Đặc biệt, các logo mang tính đối xứng 2 chiều (Ambigram) mang tới cho người xem nhiều trải nghiệm thú vị.
  • Logo hình: Hình ảnh thì luôn dễ hiểu, và giúp cho bộ não dễ ghi nhớ hơn. Những logo sử dụng khéo léo các khoảng đặc rỗng sẽ càng giúp logo trông độc đáo và ấn tượng.
  • Logo kết hợp: Logo sử dụng kết hợp vừa hình vừa chữ sẽ vừa dễ nhớ, vừa cung cấp thêm nhiều thông tin tới người xem.

Kết luận từ người dịch:

Thực ra cả màu sắc và hình dáng của logo đều quan trọng như nhau cả, chỉ có điều tại mỗi thời điểm của lịch sử, các nhà thiết kế logo sẽ “tùy cơ ứng biến”, tận dụng mặt mạnh của chúng. Như trước đây, khi thương hiệu còn ít, các họa sĩ có nhiều “tài nguyên” để khai thác hơn, họ tự do hơn trong việc khám phá vẻ đẹp của hình thể, vì thế các thương hiệu lâu đời phần lớn đều có một shape khá đặc trưng và dễ nhận biết, nhưng ngày nay, khi người tiêu dùng phải đối diện với quá nhiều thương hiệu mới bên cạnh các thương hiệu cũ, sự đặc biệt về hình dáng trờ thành một “món hàng xa xỉ”, màu sắc trong thiết kế logo trở thành một vùng đất mới cho các nhà thiết kế vẫy vùng tìm tòi. Về cơ bản, xét trên phương diện tâm lý, con người vẫn nhạy cảm hơn với màu, thường có những phản ứng gần như là ngay tức thì. Vì lẽ đó, các xúc cảm do màu sắc mang tới được nghiên cứu khá kỹ và được các nhà thiết kế áp dụng trong thời gian gần đây. Sự khủng hoảng kinh tế là cơ hội tuyệt vời để các logo mang màu sắc hay có bảng màu rực rỡ khẳng định chỗ đứng, vì nó khơi gợi sự vui vẻ, cảm giác lạc quan. Những ưu tư về môi trường sẽ càng giúp màu xanh, xanh lá hay những bảng màu mang sắc thái môi trường lên ngôi, vì nó mang tới cảm giác tin cậy, an toàn và chân thực. Tuy nhiên sự nở rộ của màu sắc tất yếu sẽ tạo “nhiễu thị giác”, và lúc này, một lần nữa các nhà thiết kế lại phải quay lại với hình hoặc kết hợp cả hai vừa hình vừa màu. Cứ như thế, ngành thiết kế logo lại chứng kiến một giai đoạn phát triển mới.
Blogkientruc th theo cooldesignvn theo Logoblog
http://blogkientruc.com/news/archives/18614 

Cảm giác từ những đường nét



Ta nhận thấy có những loại đường nét gợi cho chúng ta cảm tưởng khá rõ ràng để nhận định ý nghĩa riêng biệt của nó. Đôi khi cảm tưởng đó vượt khỏi tầm phân tích của chúng ta…
Như vậy ta có thể khái niệm rằng: đường thẳng có nghĩa riêng là phù hợp với nghị lực và bền bỉ, biểu lộ sự cương quyết mà đường cong không có được, vì đường cong chỉ có thể gợi cho ta ý mềm dẻo, yếu đuối và kết tụ.
Đường cong cũng thuận cho cách gợi ra sự đều đặn, quý phái mà khi ngắm đường gẫy khúc không thể có được.
.
Đường gẫy khúc khi cứ kéo dài mãi thì với sự chập chờn và run rẩy của nó cho ta cảm tưởng linh động.
Đường thẳng, đường cong và đường gãy khúc.
Nhưng đường nét lại còn cho ta nhiều cảm tưởng đặc biệt tùy theo vị trí của nó và cách xếp đặt.
.
Ai cũng biết là đường ngang gợi cảm giác bình thản, buồn bã,… biểu lộ sự lâu dài.
Trái lại đường dọc gợi cho cảm giác sôi nổi và phát sinh ra cảm tưởng trang nghiêm, cao quý.
Chúng ta chợt có những cảm giác lạ khi ta ngắm đường ngang mặt biển trải rộng mênh mông hầu như vô tận trước tầm mắt chúng ta, hay khi ngắm cây tháp cao vút của ngôi giáo đường, ta thấy lâng lâng lên mãi như dễ đụng tới những tầng mây. Những cảm giác đó càng tăng cao cường độ với những đường lặp đi lặp lại và giảm bớt đi khi có những đường nghịch với nó.
Đường dọc kết hợp đường ngang
Đường gãy khúc
Góc cạnh là do sự gặp nhau của hai đường hội tụ mà thành và nó gợi cảm giác do đường nghiêng của 2 cạnh tạo thành. Góc cạnh càng thu hẹp thì cảm giác mang lại càng nhiều và chuyển gần đến cảm giác như đường dọc. Góc cạnh càng mở rộng cảm giác có thể gần gũi đến lẫn lộn với cảm giác của đường ngang.
Góc cạnh
Như thế những đường nét của hình chóp và hình tam giác cho ta ý niệm lạ, lâu dài, bền bỉ, vững vàng. Tùy theo hình dáng cân xứng của hình tam giác mà ta sẽ thấy nó có chiều hướng gần với đường dọc hay với đường ngang: hình tam giác cạnh đáy hẹp và mỏng sẽ thoáng thấy như đường dọc. Hình tam giác cạnh đáy rộng sẽ thấy như đường ngang. Hình tam giác gợi cảm giác vững chắc và sống động mà khi thêm vào đó những đường chéo sẽ cho cảm tưởng hoạt động và nhịp nhàng. 
Tam giác đáy rộng và tam giác đáy hẹp
Đường hội tụ cũng có thể gợi cho ta sự thoát ra, sự vô tận. Tùy theo vị trí của điểm tụ mà những đường đó cho ta cảm tưởng đi lên hay cảm tưởng về chiều sâu.
Đường hội tụ gợi cho ta sự thoát ra, sự vô tận…
Đường hội tụ cho cảm giác về chiều sâu
Đường chéo gợi sự năng động, tốc độ. Nếu bắt chéo nhau, nó biểu lộ sự lẫn lộn, sự không thăng bằng, sự hằng hà sa số. Nếu nó vượt khỏi một điểm thì đó là phóng ra, là tia ra, là đụng chạm và là bạo hành. Nếu nó được phân chia đều đặn, nó cho ta cảm giác vững vàng.
Đường chéo trong công trình
Đường cong không có được tính chất rõ ràng như đường thẳng. Ta cũng thấy những đường cong rất mỹ miều hấp dẫn như trong thân thể người phụ nữ, trong cảnh quan thiên nhiên, trong thế giới thảo mộc, trong thế giới động vật…, và cũng như thấy đường cong đậm tính chất uy nghi, điều hòa khi nó mô tả đạn đạo, cầu vồng. Đường cong xoắn ốc tạo sự liên tục, phát triển, đi lên. Một hành lang cong không thấy điểm kết thúc sẽ tạo nên sự bí ẩn, kích thích tìm tòi, khám phá.
Đường cong uy nghi, điều hòa.

Những đường cong trong kiến trúc
Đường cong dùng để nối liền hoặc liên kết chặt chẽ những thành phần trong bố cục. Vì sự quan trọng của tính chất này nên trong nhiều trường hợp nếu thiếu nó thì bố cục sẽ không trở thành một thể thống nhất.
http://trelangkienviet.com/2010/10/28/ca%CC%89m-gia%CC%81c-t%C6%B0%CC%80-nh%C6%B0%CC%83ng-d%C6%B0%C6%A1%CC%80ng-ne%CC%81t/#more-4180 
---------------

Những vấn đề cơ bản về cảm thụ thị giác



 
Trong 5 giác quan của con người “thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, vị giác”  có thể nói cảm thụ thị giác chiếm tới 80% tỷ trọng trong sự cảm thụ không gian. Chính vì vậy việc hiểu rõ những khía cạnh của cảm thụ thị giác là cơ sở rất quan trọng để đánh giá và thiết lập các không gian. 

A. Những yếu tố vật lý thị giác

Khả năng nhận thức của mắt trong không gian đô thị:
Mắt người chỉ có thể nhìn thấy một phạm vi nhất định theo một hướng. Ranh giới của nó không hòan tòan là ranh giới cứng, vì vậy ta có thể gọi phạm vi nhìn thấy của mắt là trường nhìn.
Trường nhìn:
Là phạm vi nhìn thấy của mắt theo một hướng nhất định.
Trường nhìn theo phương ngang: Mắt người nhìn sang hai bên được một góc là 130° (mỗi bên 65°), không kể việc quay đầu.
Trường nhìn theo phương đứng: So với đường nằm ngang, mắt người nhìn lên được một góc là 30°, nhìn xuống một góc là 45°.
Trường nhìn tập trung: Là phạm vi nhìn trong một hình nón có góc ở đỉnh là 30°, thẳng với hướng nhìn.
Vì trường nhìn không có ranh giới cứng nên có thể có nhiều ý kiến về phạm vi chính xác này. Những xê dịch một vài độ vẫn có thể được chấp nhận.

Ngưỡng nhìn xa , khả năng phân biệt của mắt:
Mắt người có khả năng nhận biết, phân biệt các vật thể ở các khoảng cách khác nhau tùy thuộc kích thước, độ chi tiết của các vật thể. Làm kim hòan hay thêu ren đương nhiên khỏang cách nhìn là phải rất gần, nhưng đối với các vật thể trong đô thị như công trình và các chi tiết kiến trúc, những khoảng cách sau được coi là những ngưỡng nhìn thấy theo các cấp độ:
+ Khoảng cách 3 m: Nhận biết được những chi tiết nhỏ của công trình (hoa sắt, phù điêu…)
+ Khoảng cách 25 m: Nhận biết được những chi tiết lớn cuả công trình (cửa sổ, lan can)
+ Khoảng cách 140m: Phân biệt những mảng khối  của công trình.
+ Khoảng cách 140-1200m: Bóng dáng, hình khối cơ bản của công trình.
+ Ngoài 1200 m, công trình trở thành phông, nền cho các vật thể đứng trước. Với sự ảnh hưởng của khí hậu, ánh sáng, mắt người chỉ nhìn thấy được những bóng dáng mờ của các công trình lớn, bóng dáng núi đồi. Vì vậy có thể coi đó là giới hạn nhìn.
Chúng ta nhận biết được hoạt động của một người ở khoảng cách tối đa là 130m, nhận ra một khuôn mặt ở khoảng cách tối đa 24 m và những cử động của nét mặt tối đa ở khoảng cách 12m (1).
Đây là những giới hạn sinh học rất cơ bản của con người, qua 2 yếu tố này chúng ta cần lưu ý:
+ Những vật thể đặt trên cao không nên thiết kế nhỏ hoặc nhiều chi tiết bởi góc quan sát phải từ rất xa và như vậy không thể cảm thụ được tác phẩm có kích thước nhỏ.
+ Sự cảm thụ của phần lớn con người trong đô thị là cảm nhận “vô thức” tức không có chủ định nhìn ngắm một vật thể nào. Vì thế công trình chủ đạo phải được đặt trong trường nhìn chính, là những hướng nhìn thẳng theo các trục giao thông, tuyến đi lại chính trong đô thị. Những công trình nằm ngoài trường nhìn chính do bị che lấp bởi vật thể khác thường bị thiệt thòi bởi khó nhận biết và cảm thụ.
Thời gian cảm thụ – Cảm thụ không gian  trong sự chuyển động
Mắt người cần có một khoảng thời gian nhất định để có thể quan sát và cảm thụ được vật thể. Thời gian để cảm thụ vật thể phụ thuộc vào mức độ đơn giản hay phức tạp của vật thể, khối lượng thông tin mà vật thể đó muốn biểu đạt.  Những công trình càng quan trọng trong không gian càng cần nhiều thời gian để có thể quan sát, nhìn rõ và cảm thụ chúng.
Tuy nhiên con người cảm thụ không gian đô thị hầu hết là trong quá trình chuyển động: đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô… Như vậy thời gian để cảm thụ vật thể trong đô thị nhìn chung là có giới hạn. Thời gian đó được tính bằng:
                                        Quãng đường  nhìn rõ vật thể  (trong trường nhìn )
T cảm thụ =              ———————————————————————————————-
                                                                      Tốc độ chuyển động
Ví dụ: thời gian cảm thụ một quãng không gian 100m với tốc độ di chuyển 40km/h là: 0.15 giây, với tốc độ 20km/h là: 0.3 giây, với tốc độ 5km/h là: 1.2 giây
Cần chú ý đặc tính này khi thiết kế các công trình cạnh các tuyến đường giao thông có tốc độ khác nhau. Các vật thể cạnh đường cao tốc nên sử dụng hình khối đơn giản, kích thước lớn. Còn với các tuyến đi bộ do thời gian ngắm nhìn được lâu hơn nên rất cần quan tâm đến chi tiết của các công trình, nền đường.
Tượng đài hoặc các công trình quan trọng nhất thiết phải được đặt ở vị trí có thời gian cảm thụ lâu, tức là quãng đường quan sát dài hoặc tốc độ chuyển động của người quan sát chậm.
Tính liên kết thị giác – Lực thị giác
Những vật thể đặt gần nhau tạo nên một lực liên kết chúng về mặt thị giác. Đặc tính này tạo nên khả năng dẫn hướng của các vật thể với hoạt động của con người. Ví dụ những dãy cột xếp theo đường cong sẽ làm mắt ta hướng theo đường cong đó.
Vật thể càng đặt gần nhau lực thị giác càng mạnh và ngược lại. Khái niệm gần hay xa này không phụ thuộc vào khoảng cách thật mà tuỳ theo vị trí ta quan sát các vật thể. Một hàng cây bên đường nếu chúng ta đứng ở vị trí vuông góc với đường sẽ không cho chúng ta cảm giác về một dải cây xanh mạnh bằng nếu ta nhìn chúng ở góc phối cảnh, những cái cây đặt gần nhau, thậm chí che lấp nhau một phần sẽ tạo nên một tuyến cây xanh với sự dẫn hướng  rõ rệt.
Tính liên kết thị giác hay lực thị giác là đặc tính quan trọng để chúng ta vận dụng trong việc tổ hợp các không gian dẫn dắt, không gian liên kết, không gian đóng mở.
Những yếu tố tác động đến sự cảm thụ thị giác
Các vật thể tạo hướng nhìn: Do đặc tính liên kết của lực thị giác mà trong không gian mắt người bị dẫn hướng bởi các vật thể. Những vật thể  này có thể tạo sự tập trung tia nhìn hoặc cũng có thể làm phân tán tia nhìn đối với một hướng nhìn chính hoặc một công trình chủ đạo.
Quan hệ phông hình: Độ tương phản phông hình do ánh sáng, màu sắc, cao độ, khối hoặc chất liệu tạo ra… cho chúng ta khả năng phân biệt, nhận biết các vật thể khác nhau. Độ tương phản càng lớn chúng ta càng dễ nhận biết và cảm thụ được vật thể.
Đường viền (skyline, silhouette): Là ranh giới giữa công trình, quần thể công trình hoặc toàn đô thị với bầu trời. Cảm thụ thị giác về ranh giới này rất rõ do tương phản giữa công trình và bầu trời mạnh. Nhất là khi nhìn toàn cảnh hoặc khi quan sát không gian vào lúc chiều muộn. Cảm giác xa – gần giữa các công trình  nhoè đi và chỉ còn bóng dáng của các công trình, hoặc nét viền phần giáp với bầu trời sẫm in trên nền trời.
Rất cần lưu ý đến yếu tố này khi thiết kế các công trình cao tầng, hình thức mái của công trình phải quan tâm đến silhouette toàn cảnh vì nó là thành phần quan trọng tạo nên những ấn tượng về không gian chung của đô thị.
Chuỗi phối cảnh: Hình ảnh đô thị là một chuỗi nhận thức về  các cảnh, hình ảnh, chúng được liên kết và xử lý qua bộ não để tạo nên một ấn tượng, một sự cảm thụ chung về không gian. Vì vậy cần chú ý tới không gian đô thị trên các chuỗi phối cảnh, theo tuyến các điểm nhìn kế tiếp.
Các cảnh trên tuyến cần có sự tương đồng, liên kết, chuyển hoá mới tạo được những hình ảnh thống nhất về đô thị.
Ví dụ : Một đường phố toàn hoa phượng; Một đường phố có nhiều công trình với phong cách kiến trúc Pháp; Phố cổ Hà Nội với những mái ngói lô xô, buôn bán, sản xuất tấp nập… ấn tượng này có được là do sự cảm thụ của chuỗi của các hình ảnh mang tính đặc trưng trên tuyến.
Những tuyến phố lộn xộn là những tuyến không có những chuỗi hình ảnh, chuỗi phối cảnh liên kết, tương đồng… Có thể chỉ là những bức ảnh đẹp riêng lẻ.

B. Những yếu tố tâm lý thị giác

Ngoài những yếu tố vật lý thị giác mang tính phổ biến với mọi người, yếu tố tâm lý thị giác với từng cá nhân cũng là yếu tố tác động đến việc thụ cảm không gian. Thể hiện qua các khía cạnh:
- Tâm lý của người cảm thụ: trạng thái tâm lý vui, buồn cho sự cảm nhận về  không gian khác nhau.
- Trình độ, văn hoá, tập quán, tín ngưỡng của người nhận thức:  ví dụ khách du lịch quốc tế Tây Âu coi trọng vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ, thích được tiếp xúc với tự nhiên. Tâm lý thích nhiều màu sắc (đỏ, vàng) trong trang trí của người Trung Quốc.
- Tâm lý theo lứa tuổi, giới: thanh niên, thiếu niên ưa thích các không gian vui nhộn, sống động sẽ có cảm nhận tích cực với các không gian công cộng đông đúc hơn người có tuổi. Phụ nữ thích những không gian có cảm giác an tòan. Yếu tố tâm lý này cần được quan tâm  khi thiết kế các không gian cho các đối tượng, lứa tuổi khác nhau.
- Cảm giác về thời gian, dấu ấn nơi chốn (kỷ niệm, tình cảm) cũng tác động lên sự cảm thụ thị giác khác nhau.

C. Một số phân tích không gian trên cơ sở cảm thụ thị giác

Công trình trọng tâm trong không gian đô thị:
Phối kết các cơ sở về thị giác trên ta thấy để một công trình trở thành trọng tâm trong không gian đô thị cần thiết  phải có các điều kiện:
+ Công trình nằm trong trường nhìn tập trung (của một hoặc nhiều hướng). Khoảng cách nhìn hợp lý để quan sát và cảm thụ vật thể.
+ Có đủ thời gian cảm thụ vật thể cho người quan sát với tốc độ di chuyển của  số đông.
+ Công trình chính được các vật thể khác dẫn hướng tập trung tia nhìn.
+ Công trình có phông - hình rõ ràng, không bị lẫn.
Cảm nhận về không gian đóng:
Đây là những không gian cho cảm nhận về sự kín đáo, gần gũi , ấm cúng với những ranh giới không gian được xác định rõ ràng.
Trên mặt bằng: Các hướng nhìn bị giới hạn, khép kín trong không gian (do lực thị giác chi phối), khả năng nhìn ra các hướng khác nhỏ.
Trên mặt cắt: Vật thể có chiều cao giới hạn tia nhìn trên. Góc tia nhìn đỉnh của vật thể với đường nằm ngang:
+ Tạo góc 14°: Bắt đầu có cảm giác có vật thể chắn trước mặt.
+ Tạo góc 18°: Cảm giác có vật thể chắn phía trước
+ Tạo góc 30°: Giới hạn trên của tia nhìn, ranh giới giữa cảm giác đóng và mở.
+ Tạo góc 40°: Cảm giác đóng hòan tòan.
Cần lưu ý về vị trí nhìn phổ biến trong không gian để xác định chiêu cao cho không gian đóng. Vị trí nhìn phổ biến ở trung tâm không gian hay từ mép biên không gian sẽ cho yêu cầu về chiều cao không gian đóng khác nhau.
Cảm nhận về không gian mở
Trên mặt bằng: các tia nhìn được hướng ra ngòai không gian theo một hoặc vài hướng.
Trên mặt cắt: tia nhìn cũng không bị các vật thể che chắn hòan tòan (tia nhìn trên nhỏ hơn góc 14-30°). Không gian mở có thể là những không gian xanh, bờ biển với tầm nhìn về mọi phía là không giới hạn. Cũng có thể là những không gian có hướng mở chỉ về một hoặc hai phía và được liên kết với không gian khác.
Không gian có tỷ lệ đẹp
Thực tế cho thấy trong không gian có các tia nhìn trên với góc từ 14° – 40° mang lại những cảm giác dễ chịu, không gian không đóng kín quá cũng không quá mở, trống trải. Chính vì vậy những không gian có tỷ lệ chiều cao/chiều rộng = 1/2 đến 1/4 là những không gian được coi là có tỷ lệ đẹp. Kết hợp với tỷ lệ của con người, không gian cho cảm giác ấm cúng, thân mật thường mỗi chiều không quá 25m. Một không gian đô thị không nên rộng quá 130m mỗi chiều.
Những bố cục tạo nhịp điệu, sự cân xứng, đối xứng, hài hòa, tương phản… trong không gian kết hợp với tỷ lệ cũng là yếu tố tạo nên vẻ đẹp của hình thái không gian.
Các không gian liên kết
Đây là những không gian thuờng gặp trong đô thị, tạo nên sự phong phú trong chức năng, hình thái của tuyến hoạt động.
+ Trước hết phải tồn tại các không gian với những sắc thái riêng, không gian được mở về hướng liên kết.
+ Có khu vực không gian chuyển tiếp, khu vực mà thị giác cảm thụ được cả 2 không gian, hay người quan sát cảm thấy vừa thuộc về không gian này vừa thuộc về không gian khác.
Hướng liên kết được quyết định bởi các vật thể dẫn hướng.
Tương đồng giữa hướng không gian và hướng giao thông:
Xu thế hoạt động về mặt thị giác do hướng không gian quyết định. Tuy nhiên hoạt động về mặt cơ học lại theo hướng của đường giao thông quyết định. Vì vậy cần có sự tương đồng giữa 2 yếu tố này, hết sức tránh việc định hướng không gian theo một phía nhưng tuyến giao thông lại đi theo phía khác, dễ tạo nên sự lẫn hướng, khả năng lạc lối cao.
Tổ hợp trục không gian:
Là sự tổ hợp các không gian kế tiếp theo một tuyến, các không gian này được liên kết với nhau có thể đi kèm liên kết giao thông hoặc có thể chỉ liên kết  bằng lực thị giác. Đây là thủ pháp thường sử dụng trong phạm vi tổ chức không gian tòan cảnh đô thị. Ví dụ tạo trục không gian liên kết các công trình cao tầng, điểm nhấn đặt trên các ngọn núi và với các không gian trong đô thị.
Trên đây chỉ là một số phân tích trong những khía cạnh khá phức tạp của vấn đề cảm thụ thị giác. Qua đó cũng cho thấy sự cần thiết phải nắm vững và vận dụng được những đặc tính của cảm thụ thị giác trong tổ chức không gian mới có thể tạo được những không gian đô thị thành công.
Ghi chú:
(1) Tham khảo tài liệu “ Urban design in America” của AIA journal. No 1962- 1964.
Bài viết sử dụng tài liệu của PGS.TS. Phạm Hùng Cường – trường Đại học Xây Dựng.
Hình ảnh: sưu tập internet.
http://trelangkienviet.com/2010/10/05/nh%E1%BB%AFng-v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-c%C6%A1-b%E1%BA%A3n-v%E1%BB%81-c%E1%BA%A3m-th%E1%BB%A5-th%E1%BB%8B-giac/ 
---------------------------

Tản mạn về cái đẹp – cái duyên trong Kiến trúc và Không gian đô thị



(Nguon: Hoi tho nhiet doi)
Từ bao đời nay, con người luôn mong muốn tìm tòi, khám phá ra cái đẹp. Thiên nhiên đẹp, con người đẹp, cuộc sống đẹp. Những cái đẹp luôn hiện hữu trong tiềm thức, ý thức con người. Mỗi người có quan niệm riêng, cái nhìn riêng khi nhận xét về cái đẹp. Trong Kiến trúc cũng vậy, khi đặt vấn đề về cái đẹp trong Kiến trúc, tôi biết là đã đụng đến điều hệ trọng của mỗi Kiến trúc sư, dù cái đẹp chỉ là một yếu tố Kiến trúc, thậm chí đôi khi chỉ là sự xa xỉ vì Kiến trúc trước tiên là phải Đúng cái đã.
Vì vậy, khi bàn về cái đẹp trong Kiến trúc, tôi xin được Quý kiến trúc sư đồng nghiệp hiểu cho tính tế nhị của vấn đề. Tôi không khẳng định đi tìm một công thức nào cả – vì bản thân cái đẹp không có công thức, mà đó là cái điều được cảm nhận trong tâm hồn mỗi chúng ta. Những điều sẽ đề cập đến hoàn toàn mang tính chất riêng tư như là những mơ ước, ham muốn, là làm thế nào để có điều kiện thuận lợi đạt đến CÁI ĐẸP hoàn thiện trong mỗi công trình Kiến trúc, trong mối quan hệ giữa Kiến trúc và không gian Kiến trúc đô thị nói riêng và giữa Kiến trúc với cuộc sống nói chung. Mối quan hệ thật là to lớn, là phức tạp, nếu muốn nói về nó cho mạch lạc, dễ hiểu. Nhưng làm thế nào?
Đâu là mục tiêu của mỗi Kiến trúc sư khi đi tìm cái đẹp cho công trình – tác phẩm của mình?
Tôi bất giác nhớ một phát hiện bất ngờ khi Máy tính đi tìm một người con gái đẹp tiêu biểu từ cổ chí kim. Dữ liệu chi tiết thật là phong phú. Từng chi tiết cơ thể, làn da, mái tóc, bàn tay, đôi mắt, … đều lấy từ chi tiết đẹp nhất của những người đẹp nổi tiếng trên thế giới. Máy tính ngày nay đã thừa sức vẽ ra Người đẹp tiêu biểu đó – và điều bất ngờ đã xảy ra – khi được đặt chung với nhiều chân dung thực, người đẹp hoàn thiện của máy tính đó chỉ được một thiểu số người đàn ông để ý. Phải chăng điều này cũng đúng với Kiến trúc? Cái đẹp không đơn giản là ghép nối nhiều chi tiết vừa mắt – nó là cái DUYÊN – bất chợt hấp dẫn người sử dụng. Sử dụng nó chứ không chỉ là nhìn. Và điều kiện bất chợt ấy là sự cố tình tìm kiếm khó nhọc của KTS – để lặng lẽ khoác lên cho Kiến trúc của mình. Điều đó trước tiên chỉ có Người Kiến trúc sư biết, đôi khi không thể giải thích, và nguy cơ thay nếu không thể giải thích rõ ràng những điều cảm nhận được với thân chủ – là người quyết định cho nó ra đời hay không. Cho nên CÁI ĐẸP CÁI DUYÊN vừa hữu hình, vừa vô hình, thật gần gũi nhưng cũng cao siêu.
Vậy Cái đẹp – Cái duyên có phải là điều gì cao siêu?
Nói là điều trọng đại nên nhiều Kiến trúc sư đã quá cao siêu quá công việc của mình, biện luận cho những ý đồ độc đáo bằng phương pháp ‘Tam đoạn luận’, bằng các diễm từ – và cuối cùng, cái đẹp độc đáo của tác phẩm được nêu lên như một hệ luận lạnh lùng.

Một khuynh hướng khác chú trọng đến tính thực dụng của công trình – tính thuộc bài: đúng tiêu chuẩn, đúng quy phạm, trơn tru, sạch sẽ, vừa lòng khách hàng. Vậy cái khác thường chưa hẳn là đẹp, sạch sẽ trơn tru chưa hẳn là đẹp. Thực ra đó chỉ là từng mặt riêng biệt của kiến trúc.
Cái đẹp bao hàm nhiều ý nghĩa, nhiều góc cạnh. Có thể qua nhiều trăn trở, nhiều luận cứ, nhiều chắt lọc … để có được một nét ĐẸP. Nhưng với người thụ cảm, cái đẹp là một thoáng rung động không trăn trở, không lý luận. Nó là một xúc cảm ập đến tự nhiên. Kiến trúc cũng vậy, cái đẹp của nó không sáo rỗng, không rập khuôn, càng không được lố bịch.
Thật là khó chịu khi một chủ nhà với Kiến trúc sư bắt mọi người trong khu phố phải nhìn ngôi nhà với đầy đủ ý thích riêng tư, khác thường của mình. Hoặc cũng thật là sống sượng nếu mọi người xộc vào phê phán nặng lời nội thất của ngôi nhà mà chủ nhân của ngôi nhà rất vừa ý khi sống trong đó.
Phải chăng một trong những điều kiện đầu tiên của cái đẹp – cái duyên là sự vừa phải, hợp cảnh – hợp tình của Kiến trúc trong bao cảnh chung, dưới mắt mọi người sử dụng hoặc đơn giản chỉ bắt gặp và nhìn ngắm nó. Cho nên cái đẹp Kiến trúc hàm ý nghĩa văn hóa và …
Kiến trúc đẹp là Kiến trúc có văn hóa
Người có văn hóa không ăn nói bổ bả chốn tôn nghiêm, không ăn mặc quá chải chuốt khi đi làm công tác từ thiện, biết thế nào là sáo rỗng, lố bịch khi đọc diễn văn ở nhà trẻ v.v … , thì lẽ nào một Kiến trúc ĐẸP lại cư xử giống như người thiếu văn hóa đối với cảnh quan và Kiến trúc lân cận, đối với người sử dụng hoặc là chỉ bắt gặp nó. Kiến trúc xuất hiện như là một lời chào của người xa lạ, như lời thăm hỏi đối với khách viếng thăm, như lời lẽ tâm tình với người sống, sinh hoạt trong đó. Kiến trúc là những lời chào đúng mức, những lời thăm hỏi chân tình, sự ấm áp, sẻ chia đầy xúc cảm. Nếu không khéo dừng, không khéo lượng, thì dù có yêu tà áo dài dân tộc mấy đi nữa, nếu không mặc đúng chỗ, cũng sẽ trở nên diêm dúa sống sượng hơn là một chiếc váy Tây nhưng giản dị hợp cảnh, hợp tình.
Vì không chỉ ở hình thức, cái ĐẸP Kiến trúc là ĐẸP trong ngoặc kép. Và như thế ở góc độ thành phố, mỗi công trình Kiến trúc xuất hiện như một cá thể trong cộng đồng của nó, đó là không gian Kiến trúc đô thị.
Lẽ nào một cộng đồng bát nháo lại có tác động tốt với mỗi cá thể trong nó. Và điều chắc chắn, nhiều cá thể có văn hóa sẽ tạo ra một bộ mặt dễ chịu cho cộng đồng.
Không gian Kiến trúc đô thị – cộng đồng của các cá thể Kiến trúc
Nếu đòi hỏi cung cách CÓ VĂN HÓA của cá thể Kiến trúc, cộng đồng của nó – không gian Kiến trúc đô thị phải giữ được vai trò cầm cân nảy mực của một cộng đồng có giềng mối mẫu mực.
Đến lượt nó, ở quy mô lớn hơn, phải có cái ĐẸP, cái DUYÊN của những mảng không gian Kiến trúc đô thị.
Cái DUYÊN Kiến trúc khởi đi từ bên trong cho đến dáng vẻ Kiến trúc. Cái DUYÊN của không gian Kiến trúc đô thị ở khoảng trống còn lại giữa các công trình. Nhưng điều có chung giữa Kiến trúc và Quy hoạch vẫn là mối quan hệ với người sử dụng. Và chung quy vẫn là cái xúc cảm cuộc sống ở đó, chứ không phải những quy phạm cứng nhắc, đi tìm một trật tự bài bản, đơn giản, trật tự của sự lạnh lùng, khô khan.
Có người hay nhắc nhở thành phố Paris hoa lệ vẫn tồn tại bao đời nay những hè phố café, khu bán sách cũ và … phân chó (!) như là dấu hiệu hơi thở của cuộc sống. Nó cần hơn sự sạch sẽ, tinh tươm áp đặt lên mọi sinh hoạt diễn ra theo luật lệ ở Singapore.
Như vậy quy hoạch chi tiết không gian đô thị đâu chỉ là con số cộng của những luật lệ. Nó cũng cần sự xúc cảm sáng tạo của người kiến trúc sư quy hoạch và kiến trúc. Công việc bề bộn đó phải được mở rộng ra cho đội ngũ KTS của thành phố đóng góp lao động sáng tạo của mình chứ không chỉ quan niệm như công việc ‘làm luật quy hoạch’ của Viện Quy hoạch …
Viện Quy hoạch là người đặt đề bài và thúc đẩy sáng tạo cho Kiến trúuc sư chứ không đơn giản là việc giới hạn và cấm đoán.
Cái đẹp là hiển hiện trong sự xúc cảm của con người. Con người có những đặc thù về tâm sinh lý, thói quen … Đôi lúc đặc thù đó mang bản sắc rất riêng – có tính dân tộc. Bản sắc dân tộc là điều cũng cần phải đề cập – khi xét về cái đẹp với tính cách là sự thụ cảm của mỗi con người.
Thực tế bản sắc dân tộc ai cũng nói, lĩnh vực nào cũng được đề cập như một khẩu hiệu. Trong Kiến trúc cũng vậy, Kiến trúc mang bản sắc dân tộc là gì? Không xác định được. Nhưng nó là ‘Tên đao phủ’ giấu mặt trong các cuộc xét duyệt đồ án. Vậy bản sắc dân tộc ở đâu?
Ở đây tôi muốn bộc lộ suy nghĩ, quan niệm của mình, không phải chỉ ra, mà chỉ định hướng để đi tìm …
Cái duyên – cái xúc cảm chính là lời cho khẩu hiệu dễ hiểu mà huyền bí: đậm đà bản sắc dân tộc.
CÁI XÚC CẢM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM sẽ có những nét riêng so với Người nước khác.
Như vậy Người Việt Nam cảm nhận cái DUYÊN cũng khác Người nước khác.
Cái giống nhau có thể là 90% – chính cái 10% còn lại là nói lên Bản sắc Việt Nam – Bản sắc Dân tộc.
Do đặc thù khí hậu, địa lý, thói quen … Người Việt Nam có nhu cầu sống đặc thù. Có thể 300 năm trước đây cái đặc thù đó 90% khác với Người nước khác. Còn ngày nay, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ngày càng phát triển. Cho nên 90% sự giống nhau là điều không tránh khỏi. Cục diện đã thay đổi. Sự khác biệt chỉ còn 10%.
Phải chăng đó là điều khó khăn để khẳng định bản sắc dân tộc khi thực tế nó chiếm tỉ lệ vật chất quá nhỏ trong Kiến trúc. Mà nguy cơ thay, điều nhỏ đó khẳng định một giá trị lớn rất quan trọng, rất đau đầu.
Một thí dụ nhỏ: Khu nhà ngang với sân nước, non bộ, chiếc võng, chậu cảnh … quen thuộc ở nhà của người Việt Nam thôn quê từ từ mất đi dần và không còn thấy ở thành phố nữa. Nhưng ở một góc tiềm thức nào đó của người Việt Nam nhu cầu về nó vẫn còn ở những người dân thành phố. Vì thực ra nó là một nhu cầu tâm sinh lý – khí hậu, nhưng làm sao tìm được nó ở một không gian chật chội của thành phố. Và nếu ở một góc nhỏ nào của Kiến trúc, khơi gợi được nhu cầu vô thức này, thì phải chăng đó chính là nét đặc thù dân tộc, nó đánh thức ngay sự thỏa mãn từ vô thức của một người Việt Nam.
Kiến trúc sư Kenzo Tange đã nói đại ý ‘Tính dân tộc như một cái vòng đá cổ – muốn đem giá trị của nó vào Kiến trúc, nếu không phải là chưng nó như một vật bảo tàng, thì chỉ có cách đập vỡ nó ra và khéo léo cho những mảnh vỡ của nó phản phất trong Kiến trúc’.
Như vậy phải chăng đi tìm một Kiến trúc mới 100% mang đường nét dân tộc là chuyện không bao giờ xảy ra ngoài việc phục chế Đình, Chùa?
Đi tìm bản sắc dân tộc trong Kiến trúc ngay bây giờ chưa hẳn phải chỉ rõ ra đó là cái gì, mà phải định hướng chúng ta đang bước ở con đường nào là con đường đúng đắn – có nhiều cơ may nhất để đi tìm cái cần có. Điều tiên quyết là ‘Cái vòng đá đó ở đâu?’.
Rất lúng túng nhưng lại thường hay nói, rất ‘dị ứng’ với cái gọi là ‘Không phải bản sắc dân tộc’ trong khi người ta cũng không chỉ được Bản sắc Dân tộc là Cái gì?
Một thí dụ: Chiếc áo Bà ba được cho là mang bản sắc dân tộc, nhưng cách đây chưa lâu lắm, người mặc chiếc áo này bị sỉ vả là ngoại lai, đáng xấu hổ. Vì xuất xứ chiếc áo này là của người Mã lai. (Click vào dòng chữ nghiêng để xem chi tiết)
Hay chỉ mới đây thôi, chiếc Áo Dài dân tộc được ca tụng hết lời, nhưng vào thập kỷ 30-40 của thế kỷ trước thì đó là một sáng tạo táo bạo của Lemur Nguyễn Cát Tường. Và dư luận thời đó là thế nào? Những cô gái mới Hà Nội, tóc chải ngôi, để răng trắng mặc áo dài Lemur thì được xếp vào hạng không đàng hoàng, đĩ thõa (!).
Lại nữa, nét nông dân đặc trưng Nam bộ là điếu thuốc rê, khăn rằn vắt vai – mà xét cho cùng, cái thú vấn thuốc rê có phải là đặc trưng của Nam bộ hay là gốc gác Tây chính hiệu?! Có khác chăng là việc dán những đuôi thuốc lên vách như những con sâu kèn (!).
Cái khăn rằn đâu phải nguồn gốc của người Nam bộ – mà ảnh hưởng của người Khơ Me ( Khơ Me – Mã Lai).
Những thí dụ trên đều thuộc lĩnh vực xã hội. Nhưng tôi nghĩ nó rất đáng được suy gẫm như một trong những Phương pháp định hướng để xác định Bản sắc Dân tộc trong Kiến trúc.
Phố cổ Hội An nổi tiếng với các kiểu nhà Nhật, Tàu… mà vẫn rất Việt Nam, xét về không gian sống Đô thị là một điều đáng để chúng ta suy nghĩ.
Và một kiểu Kiến trúc hoàn toàn có đường nét mới mẻ nhưng Bản sắc Dân tộc của nó vẫn phảng phất trong sự cảm nhận của mọi người Việt Nam là chuyện thực tế mà mỗi Kiến trúc sư phải đi tìm …
Vậy trên đường ‘hành hương’ xin mọi người hãy chúc may mắn cho tôi và cho mọi Kiến trúc sư trong cái NGHIỆP KIẾN TRÚC của mình.
KTS. Nguyễn Văn Tất
http://trelangkienviet.com/2010/05/17/ta%CC%89n-ma%CC%A3n-ve%CC%80-ca%CC%81i-de%CC%A3p-%E2%80%93-ca%CC%81i-duyen-trong-kie%CC%81n-tru%CC%81c-va%CC%80-khong-gian-do-thi%CC%A3/ 


Phiếm luận với các Kiến trúc sư nhân ngày đầu năm
Nguyễn Minh Hòa

Tôi được đào tạo về đô thị học ở Philippines và xã hội học đô thị ở Liên Xô, tuy có dính dáng đến đến phát triển đô thị nhưng chắc chắn không phải là kiến trúc sư (KTS). Thỉnh thoảng có viết lách tý chút, lên diễn đàn nói ba câu dăm điều về đô thị, hay giao du với dân kiến trúc đâm ra nhiều người nhầm là KTS.

Nghe họ gọi nhầm thế nhưng sướng rơn và cũng không lắc không gật, vì không học hành gì mà có người gọi thế là oách rồi. Cũng phải có nhời trước như thế để lỡ có sảy miệng thì các KTS cũng thể tát cho kẻ ngoại đạo đang đưa lời mua vui.

Ai cũng thừa nhận 100 KTS thì có đến 105 ông lãng mạn đến thấy sợ. Bằng chứng là nhiều vị chỉ đi có một nhoáng về là có hẳn một bản đồ quy hoạch xanh xanh đỏ đỏ rất chi là hoành tráng. Nhìn vào thấy chỗ này công viên, chỗ kia là trường học cho con nít, chỗ nọ là hồ sinh thái thấy mà ham. Mấy chục năm sau nó vẫn cứ là đất trống hoác trống huơ, hoặc có mọc lên khu dân cư thì soi kính lúp mãi chả thấy công viên đâu, thế mới thấy trí tưởng tượng của các KTS thật sáng láng.

Mấy năm gần đây các KTS ngoại quốc đổ bộ rầm rộ vào Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, chiếm hết mất thị phần ở “chiếu trên”, đẩy các KTS quốc nội xuống “chiếu dưới”. Bất cứ toà cao ốc nào mọc lên cũng có bóng dáng của các KTS không Hàn Quốc thì Singapore, hay Mỹ...



Nguồn cảm hứng thiết kế từ búp sen

Trong lĩnh vực vẽ vời, xây cất này phải nói các KTS cả Ta lẫn Tây đều bay bổng rất mãnh liệt, nhất là trong giai đoạn hình thành ý tưởng thiết kế mà các KTS gọi là tìm concept. Nghe các KTS thuyết trình quá trình đi tìm cảm hứng mới thấy thật dày công. Nhưng có điều lạ là các cảm hứng cho sáng tác thiết kế của các KTS trong nước lại bắt đầu từ nước ngoài, còn với các KTS từ xứ khác đến xứ ta thì ngược lại. Hãy xem khi quy hoạch một khu vực hay thiết kế một toà nhà thì thế nào trong phần luận giải, KTS Việt Nam cũng chứng minh bằng được sản phẩm của mình có “bà con” với các trường phái tên tuổi trên thế giới, là sản phẩm đích thực của Tân cổ điển hay Phục hưng của ý, Pháp, hay chí ít cũng là ả Rập. Trong khi các KTS nước ngoài thì lại ra sức chứng minh sản phẩm của tôi tuy hiện đại nhưng lại lấy cảm hứng và nguồn gốc từ văn hoá dân tộc bản địa một trăm phần  trăm, các “tứ” của nó là từ tà áo dài tha thướt, từ cây tre trăm đốt bền bỉ mà dẻo dai, từ nón lá chịu thương chịu khó, từ cánh buồm đỏ thắm, từ búp sen, bông sen đậm đà tinh thần Phật giáo từ bi bác ái, từ lá dừa nước rất chi là văn hoá Nam Bộ... Các thành viên hội đồng quy hoạch - kiến trúc của thành phố, các vị lãnh đạo nghe thuyết trình vừa xúc động đến nao lòng vừa cảm phục về tình yêu quê hương đất nước từ một người lạ hoắc. Nhưng (lại nhưng) chỉ có điều sản phẩm thực và nguyên bản mô phỏng sao thấy khác xa nhau quá!




Ý tưởng thiết kế từ búp măng

Một vài năm nữa toà nhà Trung tâm tài chính hơn 70 tầng mọc lên giữa quận Nhất (TP. HCM) có tên là “Lotus Tower” (cao ốc hoa sen vì theo nhà thiết kế nó mang hình dáng của một búp sen), nhưng tôi dám quả quyết là một “Hai Lúa” của đồng bằng sông Cửu Long ngó lên mà nói nó đích thị là hoa sen hay búp sen thì dám chết liền tắp lự. Nếu nhìn kỹ thì nó có dáng của cây măng tây hay con cá dốc ngược đầu xuống đất. Tôi ngờ rằng mẫu thiết kế các toà cao ốc này nó đã có sẵn trước khi ông Lee, Ông Tae, ông Liu đến Việt Nam. Khi đến xứ này các ông chỉ có việc dạo phố zòng zòng (kiểu nói người Nam Bộ) tìm hình ảnh cây trái, con vật nào đó rồi gán ghép vào tác phẩm của mình, tiếp sau nữa là thổi vào cho nó một cái lý lịch văn hoá thật gần gũi. Ðiều này giống như ông Marx hay Engel (một trong hai ông, lâu quá chẳng nhớ nữa) có nói một con ong thợ giỏi nhất cũng không thể sánh được với một KTS tồi nhất, bởi vì trước khi bắt tay vào xây dựng thì đã có hình ảnh cái nhà trong đầu của người thiết kế rồi. Có lẽ vì thế mà thỉnh thoảng các công trình  được coi là “điểm nhấn” là “biểu tượng” ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội bị tố giác là anh em song sinh với cao ốc A, B, C nào đó ở KualaLumpur hay Seoul,...

Quả thật, một người trí tưởng tượng phong phú đến mấy cũng khó có thể tin được một toà cao ốc cao hơn 40 tầng lại được lấy cảm hứng từ 2 cái sọt của bác nông dân gánh trái cây. Cũng khó có thể nào hình dung ra được một tòa cao ốc có hình dáng uốn éo thế thế mà lại phóng tác từ các cô gái Việt Nam trong tà áo dài tha thướt. Hay một tòa nhà cao vút chọc thẳng lên trời lại mang dáng hình của một cánh buồm trong chiều sương bảng lảng và thơm mùi khói nướng cá. Nghe có vẻ hơi kỳ kỳ, nhưng xem ra có lý khi có người nói những chuyện biểu tượng văn hoá, hay sen, súng gì đó gán cho các công trình kiến trúc mà thật ra nó chả mấy ý nghĩa với dân trong nghề.



Tà áo dài - Nguồn cảm hứng thiết kế tòa nhà Tower Isnpiration

Vẫn biết sáng tác kiến trúc là chuyện đại sự, là sự kết hợp của thơ ca, nghệ thuật và kỹ thuật chỉ có một vài người được “thượng đế” tin cậy trao cho sứ mệnh lịch sử. Nhưng ý nghĩa mỹ thuật ẩn chứa bên trong sâu lắng quá đến mức hàng triệu “thảo dân” ít học không nhận ra nó là cái gì thì thấy nó làm sao ấy! Bởi lẽ, một bức tranh sáng tác đôi khi chỉ để thỏa mãn có một người, nhưng toà nhà cao to ngật ngưỡng đứng giữa trời xanh mây trắng thế kia là để cho bàn dân thiên hạ chiêm ngưỡng, xuýt xoa.

Ngày tết, bên chén rượu ngoại, đọc những dòng này xin các KTS niệm tình tha thứ! 
Bài viết mang tính nghiên cứu của KTS.Lê Hữu Trúc
Có lần trên một đề mục quảng cáo tôi đã đọc được dòng chữ này “bạn có muốn trở thành một lập trình viên tin học không, không cần biết kỹ thuật - bạn chỉ cần một ý tưởng”. Câu nói này dù có phần phóng đại, song đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh và khiến tôi liên tưởng đến một câu nói khác mà các thày giáo kiến trúc cũng thường hay nói với sinh viên trong giờ học thiết kế “trong sáng tác vấn đề chính là anh phải có ý tưởng”. Sau này tôi cũng được biết ở những xưởng sáng tác kiến trúc lớn của nước ngoài có một số KTS - hạt nhân chỉ làm duy nhất một công việc đó là cung cấp các ý tưởng còn phần việc triển khai kỹ thuật đã có người khác lo. Ngẫm lại tất cả những điều này mới thấy hình như trong chính bản thân mình và ngay chính trong nền kiến trúc của chúng ta bấy lâu nay rất vắng bóng những ý tưởng nghề nghiệp hay mà theo tôi một trong những nguyên nhân căn bản bắt nguồn từ trí tưởng tượng của người sáng tác còn quá nghèo nàn. Một điều dễ nhận thấy, ở thời đại công nghệ cao này cái khó là ý tưởng sáng tạo chứ không phải là kỹ thuật thực hiện. Trong sáng tác kiến trúc người KTS càng cần phải có một trí tưởng tượng phong phú vì anh ta với tư cách là một nghệ sĩ cũng như những nghệ sĩ khác đều có thiên chức phải mang lại cho mọi người những cảm xúc thẩm mỹ, những khoái cảm thẩm mỹ.

Có thể mạnh dạn mà nói ngay rằng tưởng tượng đóng vai trò gần như quyết định trong sáng tác kiến trúc và cảm thụ nghệ thuật. Tác phẩm kiến trúc thành công đều là sản phẩm mang đậm dấu ấn của một trí tưởng tượng phong phú và chính nó sẽ làm nảy sinh trí tưởng tượng nơi người thưởng thức. Chính hành vi tưởng tượng này làm cho công trình kiến trúc cứ mới mãi mỗi lần ta tiếp xúc. Khi đến với cái hình ảnh siêu thực của nhà hát kịch Opera Sydney của KTS Jorn Utzon ta không thể không liên tưởng đến những chiếc lá của một cây xương rồng mọc khắp trên đất úc, những chú rùa nối đuôi nhau, những cánh chim Hải Âu hay những cánh buồm no gió đại dương trên vịnh cảng Sydney thơ mộng. Hay là hình ảnh nhà thờ Ronchamp của Le Corbusier đã gợi lên trong ta biết bao hình ảnh: Đức mẹ trải khăn che chở cho các con chiên, hình ảnh của con tàu, chiếc mũ...và cùng một cách thức biểu đạt như vậy một vài công trình kiến trúc của ta cũng đã mang lại cho người xem những cảm nhận độc đáo. Chùa Một Cột - đấy cái hoa sen ấy, đâm rễ vào đất, mọc thân trong nước, nở hoa trong không khí dưới những tia nắng mặt trời. Còn nếu nhìn ngắm những ngôi nhà Rông ở Tây Nguyên bạn có thể nảy sinh trong mình hình ảnh những mũi tên hay một lưỡi búa khổng lồ của những người dân đi khai phá để lại giữa vùng rừng núi hoang sơ. Gần đây hơn đài tưởng niệm liệt sĩ tỉnh Tuyên Quang của KTS Lê Hiệp là một ví dụ thành công nữa. Nó vừa mang hình ảnh của một ngọn nấm khổng lồ, dáng dấp của cây đa cách mạng, lại vừa mang hình hài một đụn khói lớn của trái bom vừa nổ tất cả đều độc đáo và gợi lại nơi người chiêm ngưỡng một không gian lạ khiến họ phải suy tư, ngẫm nghĩ và nó đã thành công khi tạo dựng được trong lòng người xem một bầu không khí cách mạng hào hùng xen lẫn đau thương.

Nếu chỉ có quan sát, cảm nhận ngũ quan, suy lý và trí nhớ thì không có tác phẩm kiến trúc giàu tính nghệ thuật. Tưởng tượng mới hoàn chỉnh nó, tưởng tượng cho ta một khát vọng hình hài. Chỗ khoa học và nghệ thuật nhập làm một là tưởng tượng, bởi tưởng tượng là tự do là vượt lên hiện tại và thực tại để trở về đó một cách sâu sắc hơn, chính xác hơn, bản chất hơn - khoa học và nghệ thuật cùng có sứ mạng ấy. Có ba thứ mà các bậc thầy luôn khuyên các nghệ sĩ trẻ khi sáng tác là: quan sát- suy đoán, ghi nhớ - nhập tâm và tưởng tượng. Hai thứ đầu là mảnh đất và hạt mầm làm nảy nở, còn thứ sau cùng nhằm làm cho tác phẩm ra đời hoàn hảo. Có lẽ chính khát khao vượt qua, phủ nhận cái quan sát được, ghi nhớ được, suy lý được, làm nảy sinh tưởng tượng. Song trong bất kỳ trường hợp nào ta cũng không được bỏ qua lý tính bởi nếu tưởng tượng cung cấp tài liệu và tình cảm, còn hành động như một động lực thì lý tính đóng vai trò người điều chỉnh và là ông chánh án. Nhưng nhân tố thuần tuý trí lực này cũng không được chèn ép tưởng tượng hoặc hạn chế tự do của nó. Vì như thế nó sẽ dễ dàng làm sụp đổ toàn bộ cái công trình bay bổng và cái chỉnh thể đang hình thành ấy mà nếu nó không bị giết chết ngay từ trong bào thai, thì cũng sẽ bị phương hại, méo mó đi trong khi lớn lên.

Sự gò bó về nhiều mặt trong sáng tác kiến trúc cùng với lối tư duy duy lý là rào cản trực tiếp đã ảnh hưởng rất nhiều tới trí tưởng tượng phong phú của người thiết kế. Nhưng chính chúng sẽ lại là cú huých thúc đảy cảm hứng sáng tạo nơi họ. Khi đối diện với sự gò bó này, người sáng tác có hai lựa chọn: hoặc tuân theo nó hoặc chống lại nó. Và ngay cả thái độ tuân theo cũng là tuân theo một cách gò bó, bởi sự tuân phục này khiến anh ta phải chống lại các ý niệm, các lề luật, các nguyên lý cứng nhắc, các giá trị văn hoá tự thân mà anh đang có. Cả hai phản ứng đều thúc đảy người KTS sáng tạo. Nhưng sự “gò bó” sẽ chỉ có giá trị khi nó là một sự “gò bó thực sự”- giống như chiếc dằm cắm chặt vào kẽ chân của chú ngựa đua sung sức chỉ khiến cho nó hăng máu hơn mà thôi. Còn khi sự gò bó đã biến thành khuôn mẫu, thành một thói quen, một nếp nghĩ khó thay đổi thì khi đó nó không có giá trị nữa thậm chí sẽ còn triệt tiêu tính sáng tạo vì cho ra đời một thứ kiến trúc nhân bản từa tựa giống nhau. ở phương Đông, cách làm việc nhập tâm là lối làm việc phổ biến, cả hàn lâm lẫn dân gian. Khi sáng tác người nghệ sĩ quan sát và ghi nhớ thật kỹ mọi thứ hoặc những thứ cần thiết nhất rồi khi vẽ thì vẽ theo hình ảnh do tưởng tượng tái hiện lại trong đầu. Bởi vậy, những nét vẽ phác thảo thô sơ và run rẩy ban đầu với những mảng và khối lớn là rất cần thiết và tối quan trọng mà nếu ta mổ xẻ đi ngay vào chi tiết của tác phẩm vào thời điểm này sẽ khiến công trình sớm trở nên rườm rà và dư thừa với những chi tiết vụn vặt. Đơn giản là chỉ nên ghi nhớ những cái dễ nhớ nhất khiến cho tác phẩm thật sự cô đọng, có tính mộc mạc, gợi nơi người xem nhiều sự liên tưởng.

Gớt đã từng nói “Thiên tài chẳng qua chỉ là sự kiên nhẫn lâu dài” bởi trong sáng tác nghệ thuật không có chỗ cho sự ngẫu nhiên. Nếu đợi cho tới lúc cảm hứng gõ cửa chắc người nghệ sĩ đã kịp chết già. Người KTS khi cảm thấy mình là nô lệ của một chủ đề, một trường phái, cổ đại hay hiện đại nào đó đang không để cho anh ta được yên, thì anh ta phải cố gắng tìm kiếm cho được những yếu tố cần thiết từ trong cái vốn liếng từng trải và hiểu biết nghề nghiệp của mình. Tích cực tăng cường năng lực tưởng tượng, hoà nhập mình vào tinh thần của tác phẩm. Nếu anh ta lại ngỡ ngàng lùi bước trước các khó khăn khi nhẽ ra phải lần lượt chiến thắng chúng...thì tác phẩm sẽ không được kết thúc. Nó sẽ chết trong bốn bức tường của phòng làm việc nơi không còn chỗ cho bất kỳ sự sáng tạo nào nữa và người KTS - nghệ sĩ đó đã tự kết liễu tài năng của chính mình. Bất kỳ một đồ án tầm cỡ nào đều phải được xây dựng với sự trù tính về “điểm mở” trước khi chạm bút vào nó. Bao giờ cũng nhất thiết phải có hai điều. Thứ nhất là một tổng số nhất định các mối liên hệ và tổ hợp phức tạp được gọi là công năng. Thứ hai là một phần nhất định sự khơi gợi một cái gì kiểu như mạch ngầm của tư tưởng, một cái mạch không thấy được và không xác định được. Chính điều thứ hai này tạo ra hình hài và ẩn ý sâu xa cho tác phẩm và chính nó cũng đưa lại giá trị cho điều thứ nhất mặc dù điều thứ nhất cũng không kém phần quan trọng.

Những kết quả nghiên cứu tâm lí cho thấy: trí nhớ đưa lại sự sao chép chính xác cuộc sống, tưởng tượng tạo ra những đặc điểm và quan hệ giống thật, còn lý tính thì tổ hợp những cái đó lại để xây dựng nên cái toàn vẹn. Trong sáng tác, lý tính chuyên làm việc lựa chọn trong số các chi tiết đã đến với trí nhớ hoặc do tưởng tượng tạo ra để quy định phương thức chúng có thể đưa vào tác phẩm còn tưởng tượng thường đóng vai trò quan trọng nhất khi xây dựng và tái tạo nên các hình tượng. Tuy vậy trong một vài trường hợp cá biệt vai trò của tưởng tượng và lý tính có thể theo một tỷ lệ ngược lại. Hoặc giả khi người thiết kế tiếp xúc với nhiệm vụ anh ta có thể liên tưởng ngay đến một hình tượng phù hợp đã gặp ở đâu đó trong cuộc sống và lúc này trí nhớ lại đóng vai trò là nhân tố quyết định cho sự ra đời của tác phẩm đó và làm cho hai loại hoạt động kia chỉ còn lại rất ít ỏi. Song gần như một mẫu số chung các tác phẩm kiến trúc thành công ít khi là sự sao chụp một cách nguyên xi cuộc sống hay được hình thành bởi những tính toán khô khan thuần lý trí mà chúng đều là thành quả tất yếu của một trí tưởng tượng phong phú. Tuy vậy nhìn chung lý tính và tưởng tượng vẫn chiếm một vị trí như nhau trong các tác phẩm kiến trúc phức tạp và mỗi nghệ sĩ lớn đều đạt tới lý tưởng của mình bằng cách kết hợp sự nhập thân sâu sắc với sự suy nghĩ minh mẫn bởi tưởng tượng cũng thường chỉ đưa lại nhiều kết quả khi nó đã bị lý tính làm cho nguội đi và bình tĩnh lại.

Đôi khi để tạo ra cho mình một ý thức sáng tạo, một trí tưởng tượng phong phú, một sự hứng khởi và ngây ngất của tinh thần gắn liền với một sự vận động nội tâm sâu sắc các KTS lầm tưởng rằng có thể lật đổ cái trật tự tự nhiên để tự tạo theo ý mình một trạng thái “năng sản” cần thiết thông qua các phản ứng cảm tính nào đấy như rượu hay một thứ kích thích nào khác. Đấy là một cách để có được cảm hứng sáng tác mà không cần tập hợp năng lực trí tuệ, không thúc đảy tưởng tượng, song lại có tác động ngay vào thần kinh và tự cảm hữu cơ. Song đa số mọi người đều dễ dàng nhất trí rằng hoạt động sáng tác nhất là sáng tác kiến trúc không thể được dấy nên một cách giả tạo và rất hiếm khi lại do những phương tiện làm cho ý thức bị mờ đi hoặc nghẹn lại vì chỉ kích thích cái năng lực thuần tuý vật lý. Nếu chất gây say tạo ra một lối thoát thoải mái cho các bản năng và sức mạnh thần kinh thì đồng thời nó lại là kẻ thù tự nhiên của bất kỳ một sự tập trung nghiêm túc nào. Thường là nó gạt bỏ mọi hình ảnh thường xuyên rõ ràng hoặc những diễn biến rộng rãi của suy nghĩ. Các kích thích vật lý bên ngoài về thực chất mâu thuẫn với sự suy nghĩ nghệ thuật hợp lý và có hiệu quả. Sáng tạo phải ở trong trạng thái cân bằng và khoẻ mạnh đây phải được coi là nguyên tắc chung đối với tất cả những người làm nghệ thuật. Những người mang đậm bản tính sáng tạo phải là những người làm chủ tuyệt đối chính mình và bất kỳ một sự kích thích sinh lý nào cũng đều phải xuất hiện như một kết quả không tránh nổi của bước vận động sơ bộ của tưởng tượng. ở đâu tự do của tinh thần bị đặt dưới tác động của những gì trái quy luật chung của sức khoẻ hay của tự cảm nói chung, thì ở đấy thường là sẽ không xuất hiện nổi một suy nghĩ sáng tạo triệt để.

Để có được một trạng thái sáng tác tốt với những tiền đề cần thiết cho việc tổ hợp và liên thông các dữ kiện, đòi hỏi người sáng tác phải duy trì được một trạng thái tập trung cao độ. Đây chính là kết quả của sự chú ý bên trong có được do sự phối hợp của tưởng tượng và lý tính. Đó là thời điểm người KTS tập hợp toàn bộ năng lực của mình chung quanh một chủ đề hay một đối tượng nào đấy đang dấy lên trong anh ta sự thích thú sôi động nhất. Trong giai đoạn thai nghén, ấp ủ tìm tòi những cái đặc sắc, vai trò của trí tưởng tượng là vô cùng quan trọng. Trí tưởng tượng có nghĩa là khả năng tạo nên những hình tượng mới lạ chưa từng có trên cơ sở những cảm nhận có sẵn. Tất nhiên sẽ là chưa đủ nếu chỉ có những kiến thức nghề nghiệp rộng lớn, một trình độ văn hoá cao, những khả năng hiếm có trong việc nhận thức và thâm nhập, thậm chí cả sự chú ý cao độ. Đấy chỉ mới là những yếu tố và những điều kiện tốt để hoạt động cao hơn mà thôi. Vấn đề thực chất không phải ở đấy, nó nằm ở sự loé sáng trong một khoảnh khắc ngắn, trong những hoàn cảnh thuận lợi nhất, của một số lượng lớn hơn nhiều các yếu tố như vậy và ở sự tổng hợp của các yếu tố ấy. Chính sự loé sáng này cho phép người nghệ sĩ thấy được và đôi khi tìm ra các giải pháp đúng đắn cho tất cả những vấn đề đặt ra. Tất nhiên sẽ chẳng có sự loé sáng nào nếu trước đó người sáng tác không có những lao động tìm tòi, thể nghiệm nghệ thuật nghiêm túc và nhọc nhằn. Một điều dễ nhận thấy ở các nghệ sĩ tài năng là họ thường trông như rất mơ màng và đãng trí ở những vẻ bề ngoài và hết sức nhỏ nhặt. Song bù lại họ lại rất đỗi tập trung ở những cái bên trong và quan trọng. Chính nhờ có tính đãng trí này mà họ có được tự do cao độ của tư duy sáng tạo. Gạt bỏ các kích động khó chịu bên ngoài và không chịu làm nô lệ các chuyện tình cờ, họ đang tiến đến một sự hài hoà bên trong với sự sôi động của tinh thần mà nếu thiếu đi những điều này thì chẳng thể nào làm việc nổi với một ý tưởng phức tạp nhất. Vậy tưởng tượng và lý tính đã tham gia vào việc phát triển tư tưởng đến mức nào và bằng cách nào?- câu trả lời tuỳ theo từng trường hợp riêng lẻ và phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp làm việc được cá nhân người nghệ sĩ đó vận dụng theo thói quen hay thẩm mỹ của anh ta và tất nhiên cũng tuỳ theo xu hướng thời đại, phong cách mà cái này hay cái kia sẽ được xếp lên hàng đầu.

Những ai muốn kiếm vòng nguyệt quế sáng tạo ở đây thường phải biết quyết định rất sớm cho một chuyên ngành sáng tác nhất định nào đó và ngay sau đó hoàn thành việc nghiên cứu nó với một khối lượng kiến thức khổng lồ mà chỉ riêng những kiến thức chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Chỉ khi đó người ta mới có thể bước chân vào con đường sáng tạo vô cùng mỏng manh và khó khăn. Cũng không cần phải thần thánh hoá điều này vì thực ra trong não bộ của bất kỳ một người bình thường nào cũng đều đang âm ỉ một ngọn lửa thiên tài nho nhỏ. Chúng ta có thể lập cho mình một thói quen lâu lâu lại có ý thức tránh những lối mòn suy nghĩ hàng ngày. Là một người nghệ sĩ- các KTS nên luôn ý thức có một “xưởng sáng tác tiềm năng” trong đầu, một loại công xưởng không ngừng tự sản xuất cho mình những thách thức mới- chống lại những công thức đã cũ, hoặc chống lại chính ý nghĩ rằng những công thức đó đã cũ. Hãy đánh đổ ý nghĩ rằng mọi hình thức có thể sáng tạo đã được sáng tạo. Người nghệ sĩ thực thụ là người không chấp nhận ý nghĩ có thể “cũ người” nhưng vẫn “mới ta”. Đập vỡ một trật tự không có gì khó, nhưng để xây dựng nên một trật tự khác anh phải tạo ra những lề luật, những mô hình mới, những cấu trúc mới. Đã có ý kiến táo bạo cho rằng nền kiến trúc Việt Nam đã đến lúc cần có những trường phái và đã bắt đầu manh nha những công trình mà người sáng tác kiên quyết đánh đổ những quan niệm và suy nghĩ cũ. Công trình Trung tâm Hành chính Quận 10 của KTS Nguyễn Văn Tất là một ví dụ điển hình về điều này khi nó dám dũng cảm phá bỏ đi cái quy luật kiến trúc đối xứng đặc trưng của thể loại công trình này để đem lại cho người xem một hình thức khác gần gũi và thân thương hơn. Và điều quan trọng hơn đó là phải làm và biết làm nên những điều kỳ diệu từ những cái mà anh đang có chứ không phải từ những cái mà anh tưởng rằng anh đang có. Xã hội chỉ có thể nói “thông cảm” với những khó khăn mà giới KTS đang gặp phải bởi một môi trường hay cơ chế hành nghề còn nhiều bất cập, chứ nhất quyết đó không phải là nhân tố quyết định đang kìm hãm sáng tạo.

Cuối cùng bài viết chỉ xin được nhấn mạnh một lần nữa về vai trò vô cùng quan trọng của trí tưởng tượng trong sáng tác kiến trúc mà người viết đã cố thử bàn luận và diễn giải nó theo sự hiểu biết của cá nhân còn nhiều hạn chế. Chứ không hề có ý định phê phán một thứ kiến trúc có tính toán hay ca ngợi, tâng bốc thứ kiến trúc phô trương và hình thức đôi khi được nhào nặn bởi những ý tưởng mang đậm ý thích cá nhân và rất phản nghệ thuật. Cái bệnh đặt nặng hình thức và cái bệnh xem trọng công năng một cách thái quá đều đáng phải lên án trong môi trường sáng tác kiến trúc của chúng ta. Vì xét cho cùng kiến trúc khác với các loại hình nghệ thuật thuần tuý khác ở chỗ nó vừa là công cụ để người xem chiêm ngưỡng như một biểu tượng giàu tính nghệ thuật lại vừa là sản phẩm mang đậm dấu ấn của khoa học kỹ thuật để phục vụ cho những nhu cầu hết sức thực tế của con người. Nó mang trong mình cả hai dòng máu nghệ thuật và kỹ thuật. Đó chính là niềm tự hào của kiến trúc và là sứ mệnh đặc biệt khó khăn của các KTS chúng ta.
 http://ashui.com/forum/index.php?topic=1639.0

1 nhận xét:

  1. một bài viết tâm huyết như này mà image đều đã bị lỗi hết thật tiếc quá :(

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.