Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Dự án tâm linh Phật pháp Linh Phong

 Quy hoạch  Quần thể du lịch sinh thái, tâm linh chùa Linh Phong


UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án Quần thể du lịch, lịch sử, sinh thái và tâm linh khu vực chùa Linh Phong do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Năng lượng An Phú làm chủ đầu tư.
Dự án có diện tích 63,41 ha với tính chất là khu du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, là không gian nghỉ dưỡng sinh thái, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, trung tâm dịch vụ công cộng, giải trí dã ngoại. Dự án gồm các hạng mục chính: tượng Phật, công viên thạch lâm, công viên trên núi, khu nghỉ dưỡng, cáp treo…
Phương án thiết kế
     Giải phóng toàn bộ các hộ dân hiện trạng phía mặt đường tỉnh lộ ĐT 639. Mở rộng ranh giới nghiên cứu trên toàn bộ dự án Tái định cư khu Cát Tiến.
Tổ chức hệ thống cáp treo đi lên khu tượng Phật ở phía Tây nam khu đất.
Cải tạo tuyến suối hiện trạng phía Đông của dự án tạo thành mặt nước ngăn cách toàn bộ không gian quần thể du lịch tâm linh với các dự án lân cận. Khu vực nghiên cứu được chia thành 5 khu chức năng chính:
A./ Khu tượng Phật:1. Tổ chức khu quảng trường lớn mô phỏng hình tượng của bánh xe Pháp Luân làm hướng đón giao thông chủ đạo.
2. Khu công trình dịch vụ bao quanh quảnh trường, bao gồm các hạng mục:
+ Khu đón tiếp, quản lý, bảo vệ, giới thiệu dịch vụ du lịch…
+ Khu dịch vụ ngân hàng, bưu điện…
+ Khu nhà hàng ăn nhanh, bar nghỉ chân, kiốt lưu niệm…
3. Cổng chính lên khu tượng Phật bao gồm tứ trụ lớn ghi lại bốn chân lý cơ bản của Phật giáo: Tứ Diệu Đế (là giáo lý trung tâm của đạo Phật), và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo.
4. Tuyến đường bậc thang lên khu tượng Phật với chiều dài 372,35m. Tổng số bậc lên đến pho tượng là 678, bao gồm ba chặng dừng chân, tượng trưng cho 3 điểm giới, định, tuệ trong Phật giáo. Tại điểm dừng chân thứ 2 và 3 là khu cảnh quan, nối sang chùa Linh Phong
5. Không gian phụ trợ dưới chân Tượng Phật là nơi thuyết pháp, trưng bày và giới thiệu quá trình hình thành và phát triển Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng.
6. Hành lang La hán bao gồm các vị La Hán, bao xung quanh tượng Phật.
7. Tượng Phật Thích Ca Mầu Ni thời hiện tại với tổng chiều cao cả công trình 69 m.
B./ Khu Chùa Linh Phong- Bao gồm toàn bộ diện tích khu vực chùa hiện trạng với các công trình và cảnh quan được gìn giữ nguyên trạng.
- Cần tôn tạo cảnh quan xung quanh để ngôi chùa hoà nhập vào cảnh quan chung của quần thể du lịch.
- Các điểm di tích trong khu vực, như khu di tích huyện uỷ An Nhơn, hang Ông Núi sẽ được cắm mốc, khoang vùng bảo vệ, tôn tạo cảnh quan, cắm biển báo, giới thiệu điểm di tích.
C./ Khu công viên Thạch lâm- Tính chất: là khu công viên cảnh quan nghệ thuật, với sự sắp đặt của đá- cây- nước. Tận dụng các khối đá mang hình dáng đa dạng của tự nhiên được khai thác trong quá trình cảI tạo địa hình, để trang trí cho công viên.
- Sử dụng mặt nước lan toả trong không gian để tạo cảnh quan. Toàn bộ không gian khu vườn được tổ chức thành các khu chức năng như sau:
1. Cổng vào và bãi đỗ xe phía Nam tại đường lên chùa hiện trạng.
2. Trục chính trong khu vườn sử dụng hàng cây Duối cổ thụ là dải cây xanh chạy dọc từ cổng chính vào đến cổng chùa hiện nay. Không gian cảnh quan trung tâm của khu vườn là Quảng trường mười hai con giáp, kết hợp với đài phun nước nhạc màu.
4. Khu ga cáp treo đi được bố trí tại điểm kết của trục đường từ quảng trường về phía Tây.
5. Khu công trình vui chơi, giải trí
6. Khu vườn đá Thạch lâm là sản phẩm của nghệ thuật sắp đặt cảnh quan những phiến đá mang hình thù thú vị trong quá trình khai thác địa hình, chuẩn bị mặt bằng kỹ thuật cho khu đất.
7. Khu ẩm thực chay giới thiệu nghệ thuật các món ăn chay của Việt Nam và các nước trên thế giới.
8. Khu Vườn trà giới thiệu nghệ thuật chế biến và thưởng thức trà cổ truyền của Viêt Nam
D./ Khu công viên trên núiTính chất: khu công viên mang phong cách thiền. Dựa trên nền địa hình có độ chênh cốt vừa phải trên đỉnh núi, với không gian tách biệt, yên tĩnh để tổ chức cảnh quan thành khu vườn tượng Phật, bao gồm:
1. Khu ga đến của cáp treo.
2. Bãi đỗ trực thăng.
3. Khu vườn tượng Phật mô phỏng lại một số các công trình điêu khắc Phật giáo nổi tiếng trên thế giới được thu nhỏ lại theo tỷ lệ thích hợp. Ví dụ một số các công trình tiêu biểu như:
ã Vườn thiền ở Nhật Bản
ã Tượng Phật ngồi thiền được tạc vào đá ở Srilanka
ã Tượng Phật tạc vào đá ở Bamiyan- Afghanistan
ã Tượng phật Dược Sư nằm trên đỉnh núi Gwabon ở Triều Tiên.
ã Chùa Một Cột ở Việt Nam
ã Tháp thời vua Asoca đánh dấu nơi Phật Thích Ca ra đời….
4. Các điểm lầu vọng cảnh tại các vị trí có điểm nhìn đẹp, kết hợp với các công trình tiểu cảnh: chòi nghỉ, đây sẽ là điểm dừng chân, ngắm cảnh của du khách.
5. Tuyến đường mòn thông minh, nối khu công viên trên núi với khu làng nghỉ dưỡng, tạo thành một trục giao thông xuyên suốt toàn bộ khu vực dự án. Dọc hai bên đường là các trụ bằng đá, trên đó khắc ghi những điều Phật dạy, phổ độ cho chúng sinh. Mỗi bước dạo của du khách khi đi trên con đường này sẽ từng bước được khai sáng khi chiêm nghiệm những giáo lý của nhà Phật.
E./ Khu Nghỉ dưỡng.
- Khu vực giáp đường ĐT 639 được tổ chức thành tổ hợp các công trình: khách sạn, nhà hàng, siêu thị, bể bơi…với bãi đỗ xe tập trung và khu đón tiếp riêng. Quy mô công trình được hạn chế với mật độ xây dựng thấp khoảng 22%, tầng cao trung bình là 2 tầng để đảm bảo không lấn át không gian xung quanh.
- Xây dựng tường kè tạo thành các con đập giữ nước cho dòng suối cạn, nối khu khách sạn dịch vụ đến khu làng thư giãn với các dich vụ xông hơi, mát xa bằng phương pháp cổ truyền.
- Khu Bugalow nằm mấp mô theo sườn núi được nối với nhau bằng các con đường lợp đá.

Lê Hồ Bắc (Tổng hợp từ các nguồn Báo Bình Định, đồ án QHCT do Trung tâm Mỹ thuật và trang trí nội ngoại thất lập).

Khu tâm linh Phật pháp Linh Phong
Ngày 29-8, tại khu vực Chùa Linh Phong ở thôn Phương Phi (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ khởi công Dự án tâm linh Phật pháp Linh Phong thuộc Quần thể du lịch lịch sử, sinh thái và tâm linh khu vực chùa Linh Phong.
Phối cảnh tổng thể khu tâm linh Phật pháp Linh Phong - Ảnh:Văn Lưu

Theo quy hoạch, Dự án tâm linh phật pháp Linh Phong thuộc Quần thể du lịch lịch sử, sinh thái và tâm linh khu vực chùa Linh Phong ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát được xây dựng trên diện tích hơn 63 ha, là một quần thể kiến trúc phật giáo có quy mô lớn và đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Công trình gồm 6 hạng mục chính: Quảng trường Pháp Luân; Đường Hành lễ; Tượng đài Đức Thế Tôn Thích Ca Mầu Ni Phật; Vườn tượng phật; Chùa Linh Phong - Hang Tổ và Khu di tích lịch sử huyện ủy An Nhơn. Dự án sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nguyện vọng tham quan và hành lễ của đông đảo du khách và phật tử trong và ngoài nước, đặc biệt là sẽ nâng cao được giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh của khu vực Linh Phong cổ tự, ngôi chùa đẹp và cổ nhất của đất Bình Định.
Sự ra đời và đi vào hoạt động của dự án cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế du lịch của địa phương.

Theo Báo Tuổi Trẻ Online, 29/8/2009, 15:33 (GMT+7)

Khu quần thể du lịch - lịch sử - tâm linh tại Bình Định PDF. In Email
Thứ tư, 16 Tháng 6 2010 11:05
   Hiện nay, ước tính, ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Trong đó, phật giáo chiếm số lượng nhiều nhất, gần 10 triệu tín đồ và có đến 50-60% người Việt có cảm tình và cho rằng tôn giáo của họ là đạo Phật. Người Việt coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, cúng giỗ vào ngày mất. Tín ngưỡng này có quan hệ mật thiết với Phật giáo. Bởi vậy, trên khắp đất nước Việt Nam, đình chùa là một biểu tượng văn hóa, tâm linh không thể thiếu tại mỗi địa phương.
       Với sự phát triển của xã hội kéo theo nhiều nhu cầu lớn trong tầng lớp dân cư, trong đó nhu cầu vui chơi giải trí được quan tâm nhất. Các khu du lịch thuần túy được xây dựng rất nhiều. Các công trình quy mô lớn mọc lên khắp nơi và đã trở nên phổ biến. Bởi vậy, một công trình tâm linh có tầm cỡ khu vực và thế giới là mong mỏi của nhiều người dân và cộng đồng Phật giáo. Dự án Tâm Linh Phật Pháp Linh Phong đang được khởi công xây dựng từ ngày 29/8/2009 tại tỉnh Bình Định do Ngân hàng BIDV và Công ty Cổ phần đầu tư phát triển năng lượng và đô thị An Phú làm chủ đầu tư và xây dựng là một dự án thực sự hy hữu trong đời.
       Vùng đất mà UBND Tỉnh Bình Định, Ngân Hàng Đầu Tư – Phát Triển Việt Nam và Công ty cổ phần đầu tư phát triển năng lượng và đô thị An Phú chọn khai thác, gần biển và núi, một ngôi chùa cổ nổi tiếng có tuổi hơn 300 năm. Năm 1994, Bộ Thông Tin Văn Hóa công nhận chùa là Di Tích Lịch Sử quốc gia, ngoài tên tuổi trên ba thế kỷ, chùa còn là nơi lực lượng Cách Mạng nương náu.
Phối cảnh dự án
Phối cảnh dự án
         Dự án khu du lịch gồm 4 hạng mục: Quảng Trường Pháp Luân, Đường hành lễ, Tượng Đức Phật Bổn sư, và vườn tượng Phật như Bái Đính. Theo dự án, Tượng Bổn sư sẽ là một kỳ tích đứng đầu Đông Nam Á.
         Trọng điểm của khu quần thể Du lịch – Lịch sử - Tâm linh là khu tượng phật nằm trên trục chính trung tâm của khu quy hoạch. Quần thể du lịch lịch sử, sinh thái và tâm linh tại khu vực chùa Linh Phong, vuông góc với tuyến đường DT 639. Bước qua cổng tam quan là đến trục đường hành hương lên tượng phật. Hai bên trục đường là các bức tượng La Hán (18 vị) và các vườn tiểu cảnh tại 3 điểm chiếu nghỉ chính tạo thành các điểm dừng chân nghỉ ngơi cho du khách. Tại điểm chiếu nghỉ thứ 2 và 3 là khu vườn lớn sang chùa Linh Phong. Điểm nhấn của khu vườn là bức tượng Phật Bà Quan Âm cao 18m bằng đá, đặt theo hướng của tượng Phật chính.
 
        Khu đất xây dựng dự án quần thể du lịch lịch sử - sinh thái - tâm linh ở khu vực chùa Linh Phong rộng 56,65 ha, nằm tại sườn phía Nam của núi Bà, cạnh chùa Linh Phong, thuộc thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, Phù Cát; phía Đông Nam giáp: tỉnh lộ DT 639; phía Tây Nam giáp khu vực chùa Linh Phong và suối; phía Tây Bắc giáp đỉnh 148 núi Bà; phía Đông Bắc giáp khu di tích cách mạng núi Bà. Với tổng giá trị đầu tư 500 tỉ đồng, qui mô của dự án bao gồm đầu tư xây dựng các khu chức năng chính: khu tượng Phật; khu công viên trên núi; khu công viên Thạch Lâm; khu nghỉ dưỡng kết nối, phát huy giá trị khu di tích chùa Linh Phong hiện hữu. Trong đó, công trình điểm nhấn của dự án là khu tượng Phật trên diện tích 5,19 ha, cao 54m - 2 tầng, đế cao 15 m. Ngoài ra, hạng mục này còn có các công trình phụ trợ bao gồm: đường lên; cổng tam quan; hồ nước nhân tạo; quảng trường Pháp luân, tứ trụ và đường hành lễ; khu tượng đài và trung tâm thuyết pháp; khu cây xanh cảnh quan dọc trục đường hành lễ…
         Dự án được chia làm 3 giai đoạn (GĐ). GĐ 1: từ ngày khởi công đến tháng 12.2011 với tổng mức đầu tư 200 tỉ đồng. Các hạng mục thi công bao gồm: Quảng trường Pháp luân; trục đường hành lễ; phần đế tượng Phật, tượng Phật và các công trình phụ trợ. GĐ 2 bắt đầu từ tháng 1.2011 đến tháng 12.2012 với tổng mức đầu tư 200 tỉ đồng; thi công các công trình: Công viên Thạch Lâm, công viên trên núi, khu cảnh quan sang chùa Linh Phong, tuyến cáp treo dài 500m từ Quảng trường Pháp Luân (chân núi) lên công viên trên núi gần tượng Phật… GĐ 3 bắt đầu từ tháng 6.2012 đến tháng 12.2014 với tổng giá trị đầu tư 100 tỉ đồng. Khu khách sạn nghỉ dưỡng sẽ được đầu tư xây dựng trong giai đoạn này, đưa vào sử dụng từ giữa năm 2013 và hoàn thành toàn bộ vào cuối năm 2014.

Chùa Ông Núi- Linh Phong thiền tự
Vị trí: Chùa Ông Núi còn gọi là Linh Phong thiền tự thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định, cách Tp. Quy Nhơn khoảng 20 Km.
Đặc điểm: Chùa Ông Núi được xây dựng từ đời nhà Lê. Năm 1965, chùa cổ bị cháy bởi bom đạn chiến tranh. Sau đó được phục dựng lại để du khách bốn phương tới thăm cảnh cũ và nhớ lại sự tích chùa xưa.
Vào năm thứ 23 đời vua Lê, niên hiệu Chính Hòa (1702) nhà sư Mộc Y Sơn Ông (Ông Núi) tu tại nơi này. Ông kết vỏ cây làm áo, sống trong hang đá. Nơi sườn núi phía bắc vẫn còn di tích một hang đá rộng lớn ăn sâu vào lòng núi mà ngày nay người ta gọi là hang Tổ. Ðó là nơi Ông Núi tu trì ngày trước.
Theo khảo tự phổ của chùa Linh Phong cùng bài vị các đời trụ trì thờ tại chùa ghi tên ông là Lê Bản, tức thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì. Ông ở núi này được vài năm rồi chọn lưng chừng núi, chỗ có con suối sâu và dài cất một am, đặt tên là Dũng Tuyền Tự.
Tương truyền, ban ngày Ông Núi ở trong rừng đốn củi, bó thành bó lớn chỉ có sức ông mới gánh nổi mang xuống chân núi, để ở ngã ba rồi trở lên. Người dân quanh vùng đem gạo, muối đến để đó rồi gánh củi về dùng. Hôm sau ông hoặc đồng tử xuống núi lấy thực phẩm, nhiều ít không cần biết. Mỗi khi trong vùng có dịch bệnh thì tự nhiên nhà sư đem thuốc xuống cứu chữa. Chữa xong rồi đi ngay, không nhận bất cứ một sự trả công nào.
Vào năm Quý Sửu (1733), chúa Nguyễn Phúc Chú khen ông là bậc chân tu, xây lại chùa. Từ chùa tranh thành chùa ngói bắt đầu từ đây. Chúa ban tên chùa là "Linh Phong Thiền Tự", một câu liễn, và ban cho Sơn Ông hiệu: "Tịnh giác, thiện trì Ðại lão thiền sư".
Vào năm Tân Dậu (1741), chúa Nguyễn triệu Sơn Ông về kinh để hỏi giáo lý đạo Phật. Khi giã từ, chúa ban cho Sơn Ông một bộ áo cà sa vòng ngọc, móc vàng. Trong các cuộc giao tranh giữa quân Nguyễn và quân Tây Sơn, chùa bị đổ nát, Sơn Ông viên tịch. Tăng chúng các chùa họp lại lo việc mai táng ông, bửu tháp xây bên hữu chùa vào năm 1785.
Nhiều thập kỷ nơi đây hoang phế, chỉ còn lại cổng tam quan ở mặt đông và một bửu tháp. Ngôi chùa mới dựng trên vị trí của chùa Linh Phong ngày xưa, làm thỏa lòng mong đợi du khách mộ đạo. Ðiều lý thú vẫn còn một dòng suối từ núi cao đổ xuống, chảy vào khuôn viên chùa tạo một cảnh quan gần gũi với thiên nhiên hoang dã.
Chính dòng suối này cùng với hang Tổ đã làm cho khách hành hương gợi nhớ nhiều về kiến trúc của ngôi chùa trước đây. Từ xưa, người đến vãn cảnh chùa Linh Phong không phải là ít. Họ đến với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng có tận hưởng không khí trong lành, mới cảm thấy lòng thanh thản.








http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=598060&page=2

Khởi công xây dựng khu tâm linh Phật pháp Linh Phong

Xuất bản: Thứ bảy, 29/8/2009, 16:03 [GMT+7]
Ngày 29-8, tại khu vực Chùa Linh Phong ở thôn Phương Phi (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ khởi công Dự án tâm linh Phật pháp Linh Phong thuộc Quần thể du lịch lịch sử, sinh thái và tâm linh khu vực chùa Linh Phong.
Phối cảnh tổng thể khu tâm linh Phật pháp Linh Phong - Ảnh:Văn Lưu

Theo quy hoạch, Dự án tâm linh phật pháp Linh Phong thuộc Quần thể du lịch lịch sử, sinh thái và tâm linh khu vực chùa Linh Phong ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát được xây dựng trên diện tích hơn 63 ha, là một quần thể kiến trúc phật giáo có quy mô lớn và đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Công trình gồm 6 hạng mục chính: Quảng trường Pháp Luân; Đường Hành lễ; Tượng đài Đức Thế Tôn Thích Ca Mầu Ni Phật; Vườn tượng phật; Chùa Linh Phong - Hang Tổ và Khu di tích lịch sử huyện ủy An Nhơn. Dự án sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nguyện vọng tham quan và hành lễ của đông đảo du khách và phật tử trong và ngoài nước, đặc biệt là sẽ nâng cao được giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh của khu vực Linh Phong cổ tự, ngôi chùa đẹp và cổ nhất của đất Bình Định.

Sự ra đời và đi vào hoạt động của dự án cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế du lịch của địa phương.

Theo Tuổi Trẻ




Chùa Linh Phong - Bình Định



09/10/2004
Chùa Linh Phong, còn gọi là chùa Ông Núi, được xây dựng từ đời nhà Lê, cách nay khoảng ngót 700 năm. Chùa tọa lạc ở lưng chừng núi phía nam trong dãy núi Bà thuộc thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát.

Cổng tam quan chùa Linh Phong
Tương truyền, năm Nhâm Ngọ đời Hiếu Minh hoàng đế thứ 11, một ông sư người Trung Hoa, có pháp hiệu Thiện Trí Thiền Sư đến đây dựng am nhỏ gọi là Dũng Tuyền Tự (chùa suối). Ông ở ẩn trong núi, ngày đêm tụng kinh niệm Phật nên dân làng gọi sư là Ông Núi. Thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), chúa xuống chiếu cho làm lại chùa, đặt tên là Linh Phong Thiền Tự, ban pháp danh cho nhà sư khai sáng chùa là Tịnh Giáo Thiện Từ Đại lão Thiền sư. Nhà sư viên tịch vào thời Tây Sơn.
Phong cảnh chùa Linh Phong thật kỳ vĩ. Thủa xưa, chùa nằm dưới rừng cây cổ thụ, tịch mịch thâm u. Cây sống lâu đời, có hình thù cổ quái và cao vút. Quanh chùa, đá mọc ngổn ngang. Hòn đứng sừng sững giữa trời. Hòn chen chúc cùng cây cối. Có những hòn tạo hình thành con cóc khổng lồ hoặc đôi trống mái đang âu yếm nhau. Lại có những hòn đá lớn nhẵn nhụi nằm rải rác như một đàn voi khổng lồ. Chùa cất ở lưng chừng nên sau chùa có núi cao ngất. Nguồn nước trong mát từ các mạch trên đỉnh núi chảy xuống, dẫn đến chùa bằng hai nhánh. Từ cổng chùa nhìn xuống chân núi, thấy làng mạc xanh tươi, nhà cửa quần tụ. Xa hơn nữa, một phần đầm Thị Nại hiện lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Ở sườn núi phía đông có một hang đá rộng ăn sâu vào lòng núi. Đó là nơi Ông Núi thường tu luyện. Đồn rằng trong hang có bàn đá, ghế đá và nhiều vật dụng đều bằng đá. Lại có 2 con cọp mun hiền lành của Thiền Sư để lại. Thỉnh thoảng cọp ra khỏi hang đi tìm trái cây ăn chứ không bắt heo bò của dân. Hang bỏ lâu đời, đường vào hang gai mọc lấp đầy nên bây giờ chẳng ai dám vào và cũng không thể vào được.
Chùa Linh Phong đã mấy lần đón Đào Tấn từ quan về tu ở đấy. Trong "Bài ký chùa Linh Phong", Đào Tấn viết: "Những năm vua Kiến Phước, Hàm Nghi, Tấn tôi bỏ quan về núi này, chùa này, một năm ở chùa quá nửa…". Ông có ghi câu đối ở đây:


Chùa Linh Phong
Thứ tư, 22/12/2010, 14:44 GMT+7

Trên sường phía Đông Nam núi Bà, nay thuộc địa phận thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát có một ngôi chùa cổ tên gọi là Linh Phong thiền tự. Trải qua chiến tranh, ngôi chùa đã bị tàn phá sụp đổ hoàn toàn, nay chỉ còn là dấu xưa

Chùa Linh Phong

. Dẫu rằng như vậy, nhưng sức sống của một ngôi chùa cổ kinh vẫn còn mãi trong ký ức của người dân Bình Định chua dựa lưng vào dãy núi Bà hùng vĩ  từ trong nguồn những dòng suối nhỏ chảy xuống sân chùa, uốn lượn vòng quanh rồi đổ cả xuống một hồ sen phía trước, chùa cất trên núi nhưng dường như không cách biệt với đồng bằng. Trèo lên bất kỳ một tảng đá nào cũng có thể phóng tầm mặt về phía tây và nam nơi có những cánh đồng lúa xanh bát ngát. Xa xa về phía Đông là biển rộng mênh mông. Những ngày đẹp trời thậm chí có thể nhìn thấy Đầm Thị Nại rồi xa nữa là thấp thoáng bán đảo Phương Mai, Thành phố Quy Nhơn. Phong cảnh chùa thật kỳ thú. Đúng như lời nhận xét của sách Đại nam Nhật Thống chí: “ chùa Linh Phong ở thôn Phương Phi, huyện Phù Cát, lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra đầm Biển cạn ( tức đầm Thị Nại), sung quanh có nước suối lượn quanh phong cảnh thật đẹp”(9). Cũng theo sách này, vào năm chính hoà thứ 11 nhà Lê(1702), lúc ấy ở Đàng Trong chúa Nguyễn phúc Chu (1691 –1725) đang trị vì, có một người tên gọi Lê Ban đến đây tu hành. Ngôi chùa đầu tiên lợp bằng cỏ tranh được đặt tên là Dũng Tuyền. Nhà sư sống ở trên núi quanh năm, hiếm khi xuống dưới đồng bằng. Dân gian truyền tụng rằng nhà sư sống rất thanh bần, dùng vỏ cây làm quần áo, thỉnh thoảng mới quảy một gánh củi xuống chân núi, nơi có ngã ba đường thường có người qua lại, để đó rồi về. Người địa phương cần củi thì đem gạo muối đến đó để đổi. Ngày hôm sau nhà sư mới quay lại lấy gạo muối nhưng không bao giờ quan tâm đến sự thiếu đủ, ít nhiều. Dân trong vùbg gọi nhà sư là Ong Núi. Cũng bởi vậy mà ngôi chùa  này trong dân gian còn có tên là chùa Ong Núi. Cùng với việc tu luyện Phật pháp, nhà sư còn tìm hiểu được tính cỏ cây trên núi, chế ra những thứ linh dược. Mỗi khi trong vùng có dịch bệnh, thầy chùa lại đem thuốc xuống cứu chữa đặt biệt nhà sư không bao giờ lấy tiền thuốc hay công ơn chữa bệnh. 
Tiếng đồn đến tai chúa, năm 1733 Nguyễn Phúc Chu xuống chiếu ban cho Ong Núi pháp hiệu Tĩnh giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư, cho xây dựng chùa đổ tên là Linh Phong (10). Đến thời Võ Vương Nguyễn phúc Kháot (1738 –1765) nhà sư lại một lần nữa nhà chúa ban cho áo cà sa có vòng ngọc móc vàng. Nhưng chẵn bao lâu sau, chính quyền võ vương bị quyên thần Trương Phúc loan thao túng. Có người bảo rằng do trong nước sinh loạn, nhà sư bỏ đi không biết về đâu. Nhưng cũng có người nói rằng Ông Núi vẫn tu luyện ở chùa linh phong cho đến cuối đời rồi viên tịch tại bảo tháp, truyền rằng đó chính là mộ phần của ông. 
Người phá thạch khai sơn, dự chùa đã khuất nhưng danh tiếng của chùa Linh phong mỗi ngày được lan xa. Có truyền thuyết kể rằng vào năm Minh Mạng thứ bảy (1826) vị Hoàng Đế thứ hai của Triều Nguyễn bị lầm trọng bệnh, Thái y viện đã chịu bó tay. Bỗng một đêm nhà vua nằm mơ thấy một nhà sư mình mặc võ cây, một tay cầm quạt mo, một tay bưng chén thuốc đi đến vua nằm. Dâng thuốc cho vua uống xong, nhà sư biến mất. Tỉnh dậy thấy bệnh tình thuyên giảm rồi khỏi hẳn, nhà vua lấy làm lạ đem chuyện giấc mơ  của mình kể lại cho các đinh thần. Có vị đại thần rành tỏ sự tích. Ong Núi nói rằng hình dạng nhà sư vua thấy trong mơ chính là Đại Lão Thiên sư, người đã từng trụ trì chùa Linh phong. Nghe xong câu chuyện, Minh Mạng liên xuống chiếu cấp 
 Nén bạc để trùng tu lại chùa(11). Câu chuyện không rõ thực hư thế nào nhưng việc vua minh Mạng cấp tiền cho chùa là có thật. Sách Đại Nam nhất thồng chí do Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn, trong mục nói về chùa Linh phong có đoạn chép rằng: “ vào năm Minh Mạng thứ 10 (1829) cho lấy bạc kho để tùng tu” (12). Cho dù truyền thuyết kể trên không hẳn là có thật và đượm màu sắc hoan đường, nhưng đoạn ghi chép chính xác trong sử sách nhà Nguyễn cho thấy đến thế kỷ XIX chùa Linh Phong vẫn là một thắng tích quan trọng được triều đình nhà Nguyễn dành cho sự quan tâm đặc biệt. 
Cảnh trí thanh tao, không gian tỉnh mịch của chùa linh Phong đã in dấu ấn của biết bao tài tử văn nhân. Trên vách tường chùa hiện coà lưu lại những bài thơ tức cảnh, gửi gắm tâm sự của nhiều thi nhân, trong đó có Đào Tấn. Năm 1885 với biết bao giằng xé trong tâm can, cị cũng đã đến nơi đây tĩnh trí, tìm lại sự thanh thản của tâm hồn, sống ẩn dật nơi cử thiền gần một năm trời. 
Ơ sườn núi phía Đông có một hang đá rộng ăn sâu vào rong núi. Dân địa phương truyền rằng trong hang có những phiếm đá xếp tự nhiên thành các vật dụng giống như bàn, ghế và các đồ dùng khác. Đây là nơi Ong Núi đã từng sống và tu luyện. Người ta còn kể rằng khi còn sinh thời nhà sư có nuôi hai con cọp mun, tuy hình hài hung dữ nhưng tính tình rất hiền lành, chúng không ăn thịt mà chỉ ăn trái cây. Hang đá giờ đây đã bị những bụi cây gai um tùm lấp mật cửa, không ai dám vào. Chùa Linh phong vốn đã nổi tiếng là linh thiêng, với hang đá bí ẩn này và những truyền tích ly kỳ lại càng thêm huyền bí. 
Từ xưa đến nay, người đến vãn cảnh chùa không phải ít nhưng họ đến với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng có lẽ đến với chùa Linh Phong ai cũng sẽ cảm thấy như lòng thanh thản hơn. Thật đúng như một thi sĩ đã gởi gắm nổi niềm vào hai câu thơkết cho một bài thơ đề trên vách chùa:
“ Những người phiền não, trường danh lợi
đến đó thời lòng cũng giải khuây”
chùa toạ lạc chốn sơn lâm nhưng đường đi tới lại không khó. Du khách đi đường bộ có thể theo quốc lộ 1A đến ngã ba cầu An Hành thuộc địa phận xã Cát Tân ( Phù Cát), rồi rẽ vào tỉnh lộ 635 nhằm thẳng hướng Đông đến địa phận thôn Phương Phi, gặp bất cứ ai cũng sẽ được chỉ đường lên chùa. Trước khi tới chùa, cũng trên trục lộ này tại thôn Trường Thạnh có một di tích tây sơn quan trọng mà khách tham quan không nên bỏ qua. Đó là Tân phủ Càn Dương. Còn đi theo đường thuỷ thì du khách có thể cập bờ ờ Cách Thử rồi leo bộ lên chùa. Cách Thử xưa vốn là hải tấn, một trung tân thương mại, tàu bè qua lại buôn bán tấp nập Chùa Linh Phong là một di tích, một danh lam hấp dẫn mọi khách thập phương

                                                (Theo Bình Định Di tích danh thắng)
-----------------

                                       
    Trên sường phía Đông Nam núi Bà, nay thuộc địa phận thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát có một ngôi chùa cổ tên gọi là Linh Phong thiền tự. Trải qua chiến tranh, ngôi chùa đã bị tàn phá sụp đổ hoàn toàn, nay chỉ còn là dấu xưa. Dẫu rằng như vậy, nhưng sức sống của một ngôi chùa cổ kinh vẫn còn mãi trong ký ức của người dân Bình Định chua dựa lưng vào dãy núi Bà hùng vĩ từ trong nguồn những dòng suối nhỏ chảy xuống sân chùa, uốn lượn vòng quanh rồi đổ cả xuống một hồ sen phía trước, chùa cất trên núi nhưng dường như không cách biệt với đồng bằng. Trèo lên bất kỳ một tảng đá nào cũng có thể phóng tầm mặt về phía tây và nam nơi có những cánh đồng lúa xanh bát ngát. Xa xa về phía Đông là biển rộng mênh mông. Những ngày đẹp trời thậm chí có thể nhìn thấy Đầm Thị Nại rồi xa nữa là thấp thoáng bán đảo Phương Mai, Thành phố Quy Nhơn. Phong cảnh chùa thật kỳ thú. Đúng như lời nhận xét của sách Đại nam Nhật Thống chí: “ chùa Linh Phong ở thôn Phương Phi, huyện Phù Cát, lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra đầm Biển cạn ( tức đầm Thị Nại), sung quanh có nước suối lượn quanh phong cảnh thật đẹp”(9). Cũng theo sách này, vào năm chính hoà thứ 11 nhà Lê(1702), lúc ấy ở Đàng Trong chúa Nguyễn phúc Chu (1691 –1725) đang trị vì, có một người tên gọi Lê Ban đến đây tu hành. Ngôi chùa đầu tiên lợp bằng cỏ tranh được đặt tên là Dũng Tuyền. Nhà sư sống ở trên núi quanh năm, hiếm khi xuống dưới đồng bằng. Dân gian truyền tụng rằng nhà sư sống rất thanh bần, dùng vỏ cây làm quần áo, thỉnh thoảng mới quảy một gánh củi xuống chân núi, nơi có ngã ba đường thường có người qua lại, để đó rồi về. Người địa phương cần củi thì đem gạo muối đến đó để đổi. Ngày hôm sau nhà sư mới quay lại lấy gạo muối nhưng không bao giờ quan tâm đến sự thiếu đủ, ít nhiều. Dân trong vùbg gọi nhà sư là Ong Núi. Cũng bởi vậy mà ngôi chùa này trong dân gian còn có tên là chùa Ong Núi. Cùng với việc tu luyện Phật pháp, nhà sư còn tìm hiểu được tính cỏ cây trên núi, chế ra những thứ linh dược. Mỗi khi trong vùng có dịch bệnh, thầy chùa lại đem thuốc xuống cứu chữa đặt biệt nhà sư không bao giờ lấy tiền thuốc hay công ơn chữa bệnh.

     Tiếng đồn đến tai chúa, năm 1733 Nguyễn Phúc Chu xuống chiếu ban cho Ong Núi pháp hiệu Tĩnh giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư, cho xây dựng chùa đổ tên là Linh Phong (10). Đến thời Võ Vương Nguyễn phúc Khoát (1738 –1765) nhà sư lại một lần nữa nhà chúa ban cho áo cà sa có vòng ngọc móc vàng. Nhưng chẵng bao lâu sau, chính quyền Võ Vương bị quyền thần Trương Phúc Loan thao túng. Có người bảo rằng do trong nước sinh loạn, nhà sư bỏ đi không biết về đâu. Nhưng cũng có người nói rằng Ông Núi vẫn tu luyện ở chùa Linh Phong cho đến cuối đời rồi viên tịch tại bảo tháp, truyền rằng đó chính là mộ phần của ông.

     Người phá thạch khai sơn, dự chùa đã khuất nhưng danh tiếng của chùa Linh phong mỗi ngày được lan xa. Có truyền thuyết kể rằng vào năm Minh Mạng thứ bảy (1826) vị Hoàng Đế thứ hai của Triều Nguyễn bị lâm trọng bệnh, Thái Y viện đã chịu bó tay. Bỗng một đêm nhà vua nằm mơ thấy một nhà sư mình mặc võ cây, một tay cầm quạt mo, một tay bưng chén thuốc đi đến vua nằm. Dâng thuốc cho vua uống xong, nhà sư biến mất. Tỉnh dậy thấy bệnh tình thuyên giảm rồi khỏi hẳn, nhà vua lấy làm lạ đem chuyện giấc mơ của mình kể lại cho các đinh thần. Có vị đại thần rành tỏ sự tích. Ong Núi nói rằng hình dạng nhà sư vua thấy trong mơ chính là Đại Lão Thiên sư, người đã từng trụ trì chùa Linh phong. Nghe xong câu chuyện, Minh Mạng liên xuống chiếu cấp nén bạc để trùng tu lại chùa. Câu chuyện không rõ thực hư thế nào nhưng việc vua minh Mạng cấp tiền cho chùa là có thật. Sách Đại Nam nhất thồng chí do Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn, trong mục nói về chùa Linh phong có đoạn chép rằng: “ vào năm Minh Mạng thứ 10 (1829) cho lấy bạc kho để tùng tu” . Cho dù truyền thuyết kể trên không hẳn là có thật và đượm màu sắc hoan đường, nhưng đoạn ghi chép chính xác trong sử sách nhà Nguyễn cho thấy đến thế kỷ XIX chùa Linh Phong vẫn là một thắng tích quan trọng được triều đình nhà Nguyễn dành cho sự quan tâm đặc biệt.

     Cảnh trí thanh tao, không gian tỉnh mịch của chùa linh Phong đã in dấu ấn của biết bao tài tử văn nhân. Trên vách tường chùa hiện còn lưu lại những bài thơ tức cảnh, gửi gắm tâm sự của nhiều thi nhân, trong đó có Đào Tấn. Năm 1885 với biết bao giằng xé trong tâm can, cũng đã đến nơi đây tĩnh trí, tìm lại sự thanh thản của tâm hồn, sống ẩn dật nơi cử thiền gần một năm trời.

     Ở sườn núi phía Đông có một hang đá rộng ăn sâu vào rong núi. Dân địa phương truyền rằng trong hang có những phiếm đá xếp tự nhiên thành các vật dụng giống như bàn, ghế và các đồ dùng khác. Đây là nơi Ong Núi đã từng sống và tu luyện. Người ta còn kể rằng khi còn sinh thời nhà sư có nuôi hai con cọp mun, tuy hình hài hung dữ nhưng tính tình rất hiền lành, chúng không ăn thịt mà chỉ ăn trái cây. Hang đá giờ đây đã bị những bụi cây gai um tùm lấp mật cửa, không ai dám vào. Chùa Linh phong vốn đã nổi tiếng là linh thiêng, với hang đá bí ẩn này và những truyền tích ly kỳ lại càng thêm huyền bí.

     Từ xưa đến nay, người đến vãn cảnh chùa không phải ít nhưng họ đến với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng có lẽ đến với chùa Linh Phong ai cũng sẽ cảm thấy như lòng thanh thản hơn. Thật đúng như một thi sĩ đã gởi gắm nổi niềm vào hai câu thơ kết cho một bài thơ đề trên vách chùa:
                                  “ Những người phiền não, trường danh lợi
                                          đến đó thời lòng cũng giải khuây”

     Chùa toạ lạc chốn sơn lâm nhưng đường đi tới lại không khó. Du khách đi đường bộ có thể theo quốc lộ 1A đến ngã ba cầu An Hành thuộc địa phận xã Cát Tân ( Phù Cát), rồi rẽ vào tỉnh lộ 635 nhằm thẳng hướng Đông đến địa phận thôn Phương Phi, gặp bất cứ ai cũng sẽ được chỉ đường lên chùa. Trước khi tới chùa, cũng trên trục lộ này tại thôn Trường Thạnh có một di tích tây sơn quan trọng mà khách tham quan không nên bỏ qua. Đó là Tân phủ Càn Dương. Còn đi theo đường thuỷ thì du khách có thể cập bờ ờ Cách Thử rồi leo bộ lên chùa. Cách Thử xưa vốn là hải tấn, một trung tân thương mại, tàu bè qua lại buôn bán tấp nập Chùa Linh Phong là một di tích, một danh lam hấp dẫn mọi khách thập phương.
---------------------
Lãnh đạo Ban chỉ đạo dự án đến thăm và kiểm tra công trình Tâm linh phật pháp Linh Phong


     Ngày 20/5/2010 Ông Trần Bắc Hà Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Trưởng Ban chỉ đạo; Ông Nguyễn Văn Thiện Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Phó Ban chi đạo cùng các thành viên trong Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án Tâm linh phật pháp Linh Phong đã đến thăm, kiểm tra và động viên cán bộ nhân viên Ban quản lý dự án, đơn vị thi công (Công ty cổ phần Long Việt).
    Dự án Tâm linh phật pháp Linh Phong được triển khai xây dựng tại thôn Trương Phi xã Cát Tiến huyện Phù Cát tỉnh Bình Định, đây là công trình mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc do các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ trong cả nước ủng hộ xây dựng.
     Công trình được chính thức thi công với các gói thầu san nền – tường kè và đường công vụ ngày 04/4/2010. Với tinh thần lao đông khẩn trương và nỗ lực không ngừng, nhà thầu Công ty Long Việt đã hoàn thành thông tuyến đường công vụ và đang triển khai tuyến đường Hành lễ. Dự kiến 2 tuyến đường này sẽ hoàn thành trong tháng 9 năm 2010.


     Lãnh đạo Ban QLDA đã báo cáo với đoàn công tác về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thi công 2 tuyến đường trên và kế hoạch thực hiện lộ trình tiếp theo của dự án và bày tỏ sự mong muốn được Ban chỉ đạo, UBND tỉnh Bình Định và các cấp sở ban ngành tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ để thực hiện và hoàn thành dự án Tâm linh phật pháp Linh Phong theo đúng tiến độ và ý nghĩa của công trình. Thay mặt Ban chỉ đạo ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã lắng nghe, chia sẻ những khó khăn và đánh giá cao nỗ lực của các cán bộ trong Ban quản lý dự án và nhà thầu. Chủ tịch Tỉnh mong muốn cán bộ, công nhân viên khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ sớm đưa dự án vào hoạt động theo đúng kế hoạch đề ra.
 Giới thiệu các bản vẽ kiến trúc cổ Miền Bắc do Louis Bezacier và cộng sự thực hiện
Trích từ: Releve de Monuments Anciens Du Nord Viet-Nam
Bố trí tmb một ngôi chùa

Phân loại

Mặt bằng chùa chữ Đinh
Mặt bằng chùa chữ Công
Mặt bằng chùa chữ Tam
Mặt bằng chùa chữ Quốc
Chùa chữ Đinh
Chùa chữ Đinh (丁), có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước.


Chùa chữ Công
Chùa chữ Công (工) là chùa có nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là ống muống.


Chùa chữ Tam

Chùa chữ Tam (三) là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Kim Liên ở Hà Nội, chùa Tây Phương ở Hà Tây có dạng bố cục như thế này.


Chùa kiểu Nội công ngoại quốc

Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công (工), còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ khẩu (囗) hay như ở chữ Quốc (国).

Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính. Ngoài ra, trong chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã tịch, hoặc nhà tăng, nơi ở của các nhà sư và một số kiến trúc khác như gác chuông, tháp và tam quan.

Chùa kiểu chữ Công (工) là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, tiêu biểu là chùa Một Cột ở Hà Nội có hình dáng một bông sen nở trên mặt nước, hay ngôi chùa mới được xây cất như chùa Vĩnh Nghiêm có hai tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh mang trong mình cả những nét truyền thống Phật giáo và cả những thành tựu của kiến trúc. Nhưng những ngoại lệ như vậy không nhiều.




* 150px-Ch%C3%B9a_ch%E1%BB%AF_Tam.jpg (3.87 KB, 150x129 - xem 4408 lần.)

* 150px-Ch%C3%B9a_ch%E1%BB%AF_C%C3%B4ng.jpg (4.1 KB, 150x129 - xem 4307 lần.)

* 150px-Ch%C3%B9a_ch%E1%BB%AF_Qu%E1%BB%91c.jpg (7.77 KB, 150x172 - xem 4304 lần.)

* 150px-Ch%C3%B9a_ch%E1%BB%AF_Tam.jpg (3.87 KB, 150x129 - xem 4225 lần.)
Chùa Ninh Phúc _ Bút Tháp


* NinhPhuc_ButThap1.jpg (133.14 KB, 539x1199 - xem 4110 lần.)

* NinhPhuc_ButThap3.jpg (281.42 KB, 640x731 - xem 4108 lần.)

* NinhPhuc_ButThap2.jpg (40.38 KB, 640x89 - xem 3950 lần.)
Chùa Linh Quang


* Linh_Quang.jpg 
Chùa Cảm Ứng


* Cam_Ung.jpg 
Chùa Vinh Nghiêm


* Vinh_Nghiem.jpg 
Chùa Xiển Pháp


* Xien_Phap.jpg 
Chùa Viên Minh


* Vien_Minh.jpg 
Chùa Trấn Quốc


* Tran_Quoc.jpg 
Chùa Phổ Quang


* Pho_Quang.jpg 
Chùa Linh Quang


* LinhQuang.jpg 
Chùa Lý Quốc Sư


* LyQuocSu.jpg 
Chùa Một Cột - Chùa Duyên Hựu


* ChuaMotCot_DuyenHuu.jpg

2 nhận xét:

  1. Mình có thể xin file quy hoạch này được không anh chị. Vì mình đang thiết kế quy hoạch tổng thể một khu Chùa như thế nào/ Xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  2. Mình có thể xin file quy hoạch này được không anh chị. Vì mình đang thiết kế quy hoạch tổng thể một khu Chùa như thế nào/ Xin cảm ơn!

    KTS. Trần Trung Thịnh - Email: ktstranthinh@mail.com Xin chân thành cảm ơn Quý anh chị.!

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.