https://nhandan.vn/infographic-tong-quan-du-an-ho-chua-nuoc-ka-pet-tai-binh-thuan-post771685.html
BÔNG MAI
Bình Thuận thông tin về Dự án Hồ chứa nước Ka Pét
Đại biểu Quốc hội tán thành áp dụng cơ chế đặc thù triển khai dự án Hồ chứa nước Ka Pét
Đề xuất bố trí thêm 354,162 tỷ đồng cho dự án hồ chứa nước Ka Pét
Bình Thuận kiến nghị điều chỉnh dự án hồ chứa nước Ka Pét
Phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng hồ chứa nước Ka Pét hơn 51 triệu mét khối
Chống lũ, cấp nước, phát triển du lịch…
Advertisements
close
|
|
Dự án hồ chứa nước Ka Pét được Quốc hội
quyết định chủ trương đầu từ tháng 11/2019 và điều chỉnh, bổ sung chủ trương
đầu tư ngày 24/6/2023. Quy mô dự án gồm hồ điều tiết dung tích toàn bộ 51,21
triệu m3, tổng mức đầu tư hơn 874 tỷ đồng và thời gian thực hiện dự án từ năm
2019- 2025.
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là 697,73 ha. Trong đó,
diện tích đất lâm nghiệp là 679,72 ha (đất có rừng là 619,58 ha, gồm rừng đặc
dụng là 137,95 ha; rừng sản xuất là 440,4 ha và rừng phòng hộ là 0,51 ha; đất
nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72 ha và đất không có rừng 60,14 ha).
Đây là dự án quan trọng cấp Quốc gia, cấp quyết định chủ trương
đầu tư là Quốc hội, cấp quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ và chủ đầu tư
là UBND tỉnh Bình Thuận. Thực hiện Nghị quyết 101 của Quốc hội, ngày 14/7/2023,
UBND tỉnh Bình Thuận có Công văn số 2554 gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề nghị báo
cáo Thủ tướng Chính phủ về giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án. Đến nay, dự án đã
hoàn thành điều tra, kiểm kê đánh giá hiện trạng rừng vào tháng 12/2020, cập
nhật kết quả kiểm tra hiện trạng rừng vào tháng 4/2022.
Theo tỉnh UBND Bình Thuận, mục tiêu đầu tư dự án là cấp nước
tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam, cấp
nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II là 2,63 triệu m3/năm, tạo nguồn nước thô
để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam
và thành phố Phan Thiết. Đồng thời, phòng chống lũ và cải tạo môi trường, điều
tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận, tăng
dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du,
nhất là đoạn qua thành phố Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của
Bình Thuận.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án hồ chứa
nước Ka Pét do đơn vị tư vấn là Cty TNHH Mỏ Địa chất Miền Nam và Cty TNHH Môi
trường Dương Huỳnh (TPHCM) thực hiện.
Theo báo cáo ĐTM này, huyện Hàm Thuận Nam nằm trong vùng nhiều
nắng, gió, khô hạn nhất nước. Trong khi đó, các công trình thủy lợi ở khu vực
hiện mới đáp ứng tưới khoảng 26% đất trồng cây hằng năm. Nếu chỉ tính riêng sản
xuất nông nghiệp, khu vực này đang thiếu khoảng 100 triệu/m3/năm.
Việc xây dựng hồ Ka Pét để điều tiết nước trong năm khắc phục
tình trạng thiếu nước mùa khô, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương. Dự án hồ chứa nước Ka Pét là công trình quy hoạch liên hoàn, có tính
chất bổ trợ nguồn nước cho các công trình thủy lợi khác như: Hồ Sông Móng, đập
dâng Ba Bàu… để phát huy hết diện tích đất canh tác. Hồ Ka Pét cũng là nơi
trung chuyển nước từ sông La Ngà về, bổ sung cho phía Nam tỉnh Bình Thuận.
Không còn vị trí nào khác?
Sáng 6/9, đoàn công tác của tỉnh Bình Thuận đã đi kiểm tra thực
địa khu vực rừng được phê duyệt làm dự án hồ chứa nước Ka Pét, ở xã Mỹ Thạnh,
huyện Hàm Thuận Nam. Đoàn khảo sát có ông Lê Thanh Sơn - Phó giám đốc Sở Nông
nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) dẫn đầu và đại diện Chi cục Kiểm lâm
tỉnh Bình Thuận tham gia.
Trước đó, đoàn công tác của Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT) đã vào tới
thành phố Phan Thiết, nhưng do lịch giám sát thay đổi nên không đi cùng đoàn
khảo sát như dự kiến trước đó.
Trao đổi với báo chí tại hiện trường, ông Lê Thanh Sơn cho biết:
Việc sử dụng hơn 600 ha rừng để làm hồ chứa nước đã được các nhà khoa học phân
tích, tính toán rất kỹ và thẩm định bởi Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước và được
Quốc hội thông qua.
“Đây là việc đã tính toán hết rồi, đã được các nhà khoa học,
chuyên gia tính toán phân tích kỹ lưỡng và được báo cáo qua rất nhiều kỳ họp,
báo cáo Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước; qua rất nhiều đoàn kiểm tra của cơ
quan Trung ương thì không còn vị trí nào khác để thực hiện hồ Ka Pét này nữa.
Việc thực hiện dự án hồ này rất cần thiết và được cơ quan Quốc hội thống nhất
thông qua”, ông Sơn nói.
Nói về vị trí xây dựng hồ Ka Pét ảnh hưởng đến hàng trăm hecta
rừng tự nhiên, ông Lê Thanh Sơn cho biết xung quanh rừng vẫn là rừng. “Chúng ta
chỉ làm cái hồ ở diện tích đã chọn và không làm công trình nào khác. Khu vực
rừng xung quanh vẫn được bảo tồn, phát triển tự nhiên”, ông Sơn khẳng định.
Sẽ có phương án để khai thác gỗ rừng
Theo vị Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận, khi các thủ tục
của dự án được Trung ương phê duyệt, phương án khai thác gỗ sẽ được lập, trình
Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận thẩm định, phê duyệt.
Họp báo cung cấp thông tin dự án xây dựng hồ
chứa nước Ka Pét
Đại diện UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, dự
kiến sẽ tổ chức họp báo vào chiều 7/9 liên quan đến những thông tin liên quan
dự án xây dựng hồ chứa nước Ka Pét. Địa điểm họp báo diễn ra tại trụ sở UBND
tỉnh Bình Thuận, số 4 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Phú Thủy, thành phố Phan
Thiết. “Tại buổi họp báo chúng tôi sẽ thông tin đầy đủ dự án hồ chứa nước Ka
Pét, ý nghĩa của việc thực hiện dự án và tiến độ thực hiện dự án”, đại diện
UBND tỉnh Bình Thuận nói và cho biết buổi họp báo sẽ có đại diện UBND tỉnh, Sở
NN-PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Thuận và các cơ quan liên quan.
Về trữ lượng gỗ, lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết,
khu vực này bước đầu khi lập hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi, đơn vị tư vấn là
Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ thuộc Bộ NN-PTNT đã từng bước khảo
sát, ban đầu thì trữ lượng cũng không quá lớn.
Khu vực này từ năm 1983 đến năm 2002 được nhà nước cho phép khai
thác. Theo đó, nơi đây là khu vực khai thác gỗ cung cấp cho thị trường. Do đó,
nhiều cây gỗ quý, gỗ lớn đã được khai thác.
Do vậy, hiện nay những cây gỗ quý, lớn gần như không còn. Việc
thống kê trữ lượng và chủng loại gỗ, sắp tới đây đơn vị tư vấn tiến hành thực
hiện và phương án khai thác là phải đo đếm từng cây. Những cây có đường kính từ
10 cm trở lên phải được đo đếm thống kê từng cây và phải có đơn vị tư vấn xác
định giá trị của các chủng loại gỗ.
Phó giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cũng khẳng định, việc xây
dựng hồ Ka Pét về nguyên tắc là tích nước tự nhiên, ngăn dòng chảy để nước dâng
lên chứ không phải đào rừng lên để tạo thành cái hồ chứa nước.
Nói về việc trồng rừng thay thế, ông Lê Thanh Sơn cho hay:
“Trồng rừng mới, theo quy định pháp luật thì khi chuyển 1ha rừng tự nhiên thì
phải trồng lại 3 ha rừng trồng. Với hồ chứa nước Ka Pét này thì chúng ta phải
thực hiện trồng hơn 1.844 ha rừng.
Hiện sở đã chỉ đạo các đơn vị quản lý rừng trên địa bàn để rà
soát tất cả quỹ đất trống trên địa bàn toàn tỉnh đăng ký chuyển về sở. Từ đó,
Sở giao Chi cục Kiểm lâm tỉnh phúc tra lại hiện trạng, hiện trường như thế nào,
có đảm bảo được tiêu chí trồng rừng hay không.
Sau khi đầy đủ các nội dung, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh phê duyệt
thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh từ đây đến năm 2025”.
XUÂN HOÁT - CÔNG HOAN
- DUY QUANG
Vào vùng lõi hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận được khai
thác làm hồ thủy lợi Ka-Pét
Từ khu dân cư hiện hữu của xã Mỹ Thạnh,
huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đi vào vài cây số sẽ đến vùng lõi dự án
hồ thủy lợi Ka-Pét. |
TPO - Lãnh đạo Sở Nông
nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận khẳng định, vị trí làm dự án phần
lớn là rừng hỗn giao, trước đây đã từng khai thác. Vị trí còn rừng còn nhiều
nhất là hai bên sông Bà Bích, nơi dự kiến sẽ làm đập ngăn để tích trữ nước.
Sáng 6/9, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp Phát triển Nông
thôn tỉnh Bình Thuận do ông Lê Thanh Sơn (áo xanh lam), Phó giám đốc Sở Nông
nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh dẫn đầu đã vào rừng thuộc khu vực thực hiện
dự án hồ thuỷ lợi Ka-Pét ở huyện Hàm Thuận Nam để khảo sát thực tế. |
Cùng tham gia đoàn
khảo sát có đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Thuận. |
Advertisements
close
Từ khu dân cư hiện
hữu của xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đi vào vài cây số
sẽ đến vùng lõi dự án hồ thủy lợi Ka-Pét. |
Bên trong khu vực này có một con suối. Theo ông Sơn, quy hoạch
làm hồ chứa nước tại đây đã có từ năm 1995. Do gặp nhiều khó khăn nên đến năm
2019 thì Quốc hội mới thông qua chủ trương dự án. |
Phó giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết vị trí làm
dự án phần lớn là rừng hỗn giao, trước đây đã từng khai thác. |
Đến năm 2002, khi Chính phủ thực hiện chủ trương đóng cửa thì
nơi đây được canh giữ nghiêm ngặt. |
Nhiều ngày qua, cây căm xe cổ thụ được chia sẻ chóng mặt trên
mạng. Tuy nhiên, ông Sơn khẳng định, cây căm xe nằm ngoài dự án. |
Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Thuận khẳng định vị trí
cây căm xe cổ thụ nằm ngoài dự án. |
Dự án hồ chứa nước Ka-Pét ở huyện Hàm Thuận Nam đã được Quốc
hội thông qua Nghị quyết đầu tư từ tháng 11 năm 2020 và điều chỉnh, bổ sung
chủ trương đầu tư vào tháng 6/2023. |
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là gần 698 ha, trong đó
diện tích đất lâm nghiệp gần 680 ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn
18,01 ha. Đáng chú ý, trong gần 680 ha đất lâm nghiệp thì đất có rừng hơn 619
ha, gồm rừng đặc dụng gần 138 ha, rừng phòng hộ (0,51 ha), rừng sản xuất (440
ha), đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng (gần 41 ha) và đất không có rừng
(hơn 60 ha). |
Sau khi rừng được phá bỏ, những cây lâu năm sẽ được bán đấu
giá cho đơn vị khai thác gỗ. Cơ quan chức năng đang làm thủ tục đấu thầu chọn
đơn vị tư vấn định giá giá trị lâm sản để làm cơ sở tiến hành đấu giá. Đơn vị
nào trúng thầu thì đẩy nhanh khai thác, bàn giao mặt bằng. |
Theo thông tin từ Sở Thông tin truyền thông tỉnh Bình Thuận,
chiều ngày 7/9, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức buổi họp báo thông tin về dự án
hồ chứa nước Ka-Pét tại trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận.
Tại buổi họp báo, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ
thông tin đầy đủ dự án hồ chứa nước Ka-Pét, ý nghĩa của việc thực hiện dự án và
tiến độ thực hiện dự án với sự đại diện tham gia của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm...
Bình Thuận lấy
hơn 600 ha rừng xây hồ thuỷ lợi Ka-Pét: Gỗ được xử lý như thế nào?
06/09/2023 | 14:08
0:00/0:00
0:00
Nam miền Bắc
TPO - Sau khi hơn 600
ha rừng được phá bỏ để xây hồ thuỷ lợi Ka-Pét, những cây lâu năm sẽ được bán
đấu giá cho đơn vị khai thác gỗ. Cơ quan chức năng đang làm thủ tục đấu thầu
chọn đơn vị tư vấn định giá giá trị lâm sản để làm cơ sở tiến hành đấu giá.
Trồng lại gần 1.850 ha rừng
Sáng 6/9, đoàn công tác của Sở NN và PTNT tỉnh Bình Thuận do ông
Lê Thanh Sơn, Phó giám đốc Sở dẫn đầu đã vào rừng thuộc khu vực thực hiện dự án hồ thuỷ lợi Ka-Pét ở
huyện Hàm Thuận Nam để khảo sát thực tế.
Trước đó, đoàn công tác của Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận đã vào tới Phan Thiết. Tuy nhiên, lịch giám sát
thay đổi nên không đi cùng đoàn khảo sát như dự kiến trước đó.
Dự án hồ chứa nước Ka-Pét ở huyện Hàm Thuận Nam đã được Quốc hội
thông qua Nghị quyết đầu tư từ tháng 11 năm 2020 và điều chỉnh, bổ sung chủ
trương đầu tư vào tháng 6/2023.
Quy mô dự án gồm hồ điều tiết dung tích toàn bộ Wtb = 51,21
triệu m3, hệ thống kênh và các công trình phụ trợ khác. Tổng mức đầu tư dự án
là hơn 874 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương gần 520 tỷ đồng và ngân sách
địa phương hơn 354 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án là từ năm 2019 - 2025.
Advertisements
close
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là gần 698 ha, trong đó
diện tích đất lâm nghiệp gần 680 ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn
18,01 ha. Đáng chú ý, trong gần 680 ha đất lâm nghiệp thì đất có rừng hơn 619
ha, gồm rừng đặc dụng gần 138 ha, rừng phòng hộ (0,51 ha), rừng sản xuất (440
ha), đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng (gần 41 ha) và đất không có rừng (hơn
60 ha).
Sau khi rừng được phá bỏ, những cây lâu năm sẽ được bán đấu giá
cho đơn vị khai thác gỗ. Cơ quan chức năng đang làm thủ tục đấu thầu chọn đơn
vị tư vấn định giá giá trị lâm sản để làm cơ sở tiến hành đấu giá. Đơn vị nào
trúng thầu thì đẩy nhanh khai thác, bàn giao mặt bằng.
Hiện nay, khu rừng được hai chủ rừng là Khu bảo tồn thiên nhiên
Núi Ông và Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng-Ka Pét quản lý, có sự chung tay
bảo vệ của cộng đồng người dân địa phương thông qua chính sách nhận khoán.
Diện tích rừng được khai thác để nhường đất cho dự án đang thuộc
quản lý của 3 đơn vị, gồm Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng-Ka Pét, Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông.
UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành quyết định phê duyệt phương án
trồng rừng thay thế đợt I với diện tích là 434 ha cho gần 145 ha rừng tự nhiên. Đối với
phần diện tích cần trồng rừng thay thế còn lại 1.410 ha, Sở NN và PTNT Bình
Thuận đang rà soát để mở rộng thêm vị trí trồng rừng thay thế bổ sung, đảm bảo
diện tích trồng rừng thay thế của dự án. Dự kiến tổng kinh phí trồng rừng thay
thế là 177 tỷ đồng.
Bình Thuận được gì?
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, mục tiêu đầu tư dự án là cấp nước
tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam, cấp
nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II là 2,63 triệu m3/năm, tạo nguồn nước
thô để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận
Nam và TP Phan Thiết, phòng chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho
vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận, tăng dòng chảy trong
mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du, nhất là đoạn qua
TP Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của Bình Thuận.
Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê
duyệt, việc xây dựng hồ Ka-Pét để điều tiết nước trong năm, phục vụ phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương. Dự án hồ chứa nước Ka-Pét là công trình quy hoạch
liên hoàn, có tính chất bổ trợ nguồn nước cho các công trình thủy lợi khác, như
hồ Sông Móng, đập dâng Ba Bàu… để phát huy hết diện tích đất canh tác.
Hồ chứa nước Ka-Pét sẽ được xây tại khu rừng sau khu dân cư
hiện hữu của xã Mỹ Thạnh, cách chừng 2 km, kéo dài lên hướng núi rừng huyện
Tánh Linh. |
Dự án là một trong những công trình ưu tiên đầu tư theo chương
trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn
2016-2020 của Chính phủ. Dự án còn nằm trong quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng
Đông Nam bộ giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 thích ứng với
biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Bộ NN và PTNT.
Về lâu dài, hồ Ka Pét còn là nơi trung chuyển nước từ sông La
Ngà về, bổ sung cho phía nam tỉnh Bình Thuận.
Tuy nhiên, khó khăn nhất của dự án là khi xây dựng sẽ gây ngập
lòng hồ với diện tích khoảng 718 ha, trong đó hơn 160 ha là rừng đặc dụng. Tại
thời điểm lập báo cáo, hệ sinh thái trên cạn chủ yếu là rừng được bảo vệ nghiêm
ngặt nên còn khá nguyên vẹn. Hệ sinh thái khu vực dự án rất phong phú và đa
dạng về số lượng loài.
Theo ĐTM, với dự án này cần phải có phương án giải phóng mặt
bằng và trồng rừng thay thế phù hợp.
Dự án hồ chứa nước Ka-Pét tại huyện Hàm Thuận
Nam, tỉnh Bình Thuận đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa
XIV vào tháng 5/2019. Đến tháng 5/2023, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV,
Chính phủ trình tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án này. Trong
các nội dung điều chỉnh, diện tích sử dụng đất của dự án lên gần 698 ha, tăng
gần 4,5 ha so với phê duyệt ban đầu. Trong đó, đất có rừng khoảng 620 ha
(giảm 60,83 ha) gồm, đất rừng đặc dụng là 137,95 ha (giảm 24,6 ha), đất rừng
phòng hộ là 0,51 ha (giảm 0,4 ha), đất rừng sản xuất là 440,4 ha (giảm 30,69
ha), đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72 ha (giảm 5,13 ha).
Bình Thuận: Khu rừng hơn 600 ha sắp bị phá làm hồ thủy lợi
Tỉnh Bình Thuận chuẩn bị phá khu rừng tự nhiên hơn 600 ha ở xã Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) để làm hồ chứa nước phát triển kinh tế.
Dự án hồ chứa nước Ka Pét dung tích hơn 51 triệu m3 đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tổng vốn 874 tỷ đồng. Dự án lấy mặt bằng từ việc phá khu rừng tự nhiên rộng hơn 619 ha ở xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam.
Hồ sẽ được xây tại khu rừng sau khu dân cư hiện hữu của xã Mỹ Thạnh, cách chừng 2 km, kéo dài lên hướng núi rừng huyện Tánh Linh.
Khu rừng sắp bị cưa hạ tồn tại từ lâu đời, gắn liền không gian sống của người dân tộc Rai (Raglai) hàng trăm năm qua.
Hiện khu rừng được hai chủ rừng (Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông và Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét) quản lý, có sự chung tay bảo vệ của cộng đồng địa phương thông qua chính sách nhận khoán.
Anh Nguyễn Văn Quang, Trưởng trạm quản lý rừng Đèo Nam (thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét), có hơn 12 năm bảo vệ rừng tại Mỹ Thạnh, thấy rất tiếc khi cả khu rừng bị cưa hạ.
“Đây là chủ trương của trên, chúng tôi chỉ biết chấp hành, thật sự mất rừng anh em chúng tôi buồn lắm”, anh Quang cho hay.
Trưởng trạm Nguyễn Văn Quang cùng anh Bao – người địa phương đứng cạnh cây lim đá trên 100 năm tuổi ở tiểu khu 252. Theo anh Quang, khu rừng này có rất nhiều loại gỗ quý, như: lim, cẩm, hương, trắc, căm xe, mun, bằng lăng.
“Ở đây cây rừng xanh tốt, xếp thẳng như mía. Mật độ che phủ cao, trữ lượng gỗ trong rừng rất lớn. Chúng tôi khẳng định đây không phải là rừng nghèo”, trưởng trạm nói.
Cây dầu lớn trong rừng Mỹ Thạnh. Xung quanh đó là các cây tán bụi và tre phủ tán ở tầng thấp hơn, tạo nên một hệ sinh thái rừng đa dạng.
Nhờ tán rừng che phủ, vào mùa mưa, độ ẩm cao, nhiều loại nấm sinh trưởng mạnh. Đây là hai cây nấm mối mọc trong khu láng cây dầu có nhiều gò mối.Trong rừng này còn có nhiều loại nấm khác, như: lim xanh, linh chi, nấm dầu, nấm nghệ có giá trị kinh tế. Dân làng Mỹ Thạnh thường vào hái về dùng hoặc bán vào mỗi mùa mưa.
Rùa núi kiếm ăn trong rừng. Rừng xanh tốt tạo không khí trong lành, hình thành nhiều chuỗi thức ăn, là nơi nhiều loài động vật trú ngụ.
Người dân địa phương cho biết họ từng gặp nhiều loài động vật trong rừng như nai đỏ, khỉ, voọc, heo rừng, chồn hương, nhím, kỳ đà.
Đại bàng núi đang lượn trên vạt rừng Mỹ Thạnh để tìm gà rừng, chim và các loài thú nhỏ làm thức ăn sinh tồn.
Dòng suối Đá Bàn Nhỏ chảy qua giữa khu rừng thơ mộng. Nơi đây người dân địa phương thường đi xe máy vào du lịch dã ngoại, vui chơi trong mỗi dịp lễ, Tết.
Ba dòng suối có nước thường xuyên khu rừng này là: Bà Bích, Đá Bàn Lớn và Đá Bàn nhỏ. Theo thiết kế, một đoạn suối Bà Bích sẽ được ngăn ngăn đập, chặn dòng, để tích nước cho hồ chứa Ka Pét trong tương lai.
Căm xe mọc dày đặc ở khu vực rừng đặc dụng Núi Ông kề suối Bà Bích. Khu này còn có các loại cây có giá trị khác như: lim, hương, sao, mun, bằng lăng…
Một cây bằng lăng nằm trong tiểu khu 262, có thân cao hơn 30 m, gốc đường kính hơn 2 m, bốn người ôm không hết, sẽ bị cưa hạ để làm lòng hồ Ka Pét.
“Cây này ước hơn 200 năm tuổi, nhìn chung rừng ở đây còn rất đẹp và trữ lượng hẳn hơn bên Tánh Linh”, anh Nguyễn Ngọc Chiến, Trưởng trạm bảo vệ rừng Mỹ Thạnh (Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông) cho biết.
Hàng ngày, tổ cơ động cùng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng của Trạm Mỹ Thạnh (Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông) đều tổ chức tuần tra, bảo vệ khu rừng sắp bị cưa hạ trước thông tin có một số nhóm đối tượng lăm le vào phá trước.
Hôm 29/8, anh em đi tuần, kết hợp kiểm tra tọa độ các vị trí sơn đỏ chuẩn bị cắm mốc đường ranh khu vực khai thác gỗ thuộc trạm quản lý.
https://video.vnexpress.net/embed/v_384191
https://video.vnexpress.net/embed/v_384191
Toàn cảnh trên cao khu rừng sẽ bị phá bỏ để làm hồ thủy lợi.
Trong số 600 ha rừng tự nhiên sắp bị phá có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Rừng ở đây nhờ được bảo vệ nghiêm ngặt, ít bị con người tác động, trữ lượng gỗ còn rất lớn.
Khu rừng sẽ được bán đấu giá cho đơn vị khai thác gỗ. Theo quy định của Luật Lâm nghiệp, tỉnh Bình Thuận phải trồng lại hơn 1.844 ha ở những nơi khác để thay thể diện tích rừng bị mất. Điều này thực hiện theo nguyên tắc rừng thay thế phải được trồng lại gấp ba lần diện tích rừng tự nhiên bị chuyển mục đích sử dụng. Dự kiến tổng kinh phí trồng rừng thay thế khoảng 177 tỷ đồng.
Khu vực rừng bị phá bỏ để làm hồ thuỷ lợi. Đồ hoạ: Khánh Hoàng
Hồ KaPet
2023.09.20
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan và UBND tỉnh Bình Thuận sớm hoàn thành dự án hồ Ka Pét để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương mặc dù dự án đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân, nhất là cộng đồng sắc tộc Chăm.
Trong bài viết sau đây, ông Phạm Khanh, một người sắc tộc Chăm, hiện đang ở Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận và cũng là nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hoá Chăm, cho RFA biết về những xung đột, bất cập nếu tỉnh Bình Thuận tiếp tục triển khai dự án trên.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan và UBND tỉnh Bình Thuận sớm hoàn thành dự án hồ Ka Pét để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương mặc dù dự án đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân, nhất là cộng đồng sắc tộc Chăm.
Trong bài viết sau đây, ông Phạm Khanh, một người sắc tộc Chăm, hiện đang ở Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận và cũng là nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hoá Chăm, cho RFA biết về những xung đột, bất cập nếu tỉnh Bình Thuận tiếp tục triển khai dự án trên.
Nguy cơ nhấn chìm khu Thánh Tích
“Đụng vào cái gì thì được chứ đụng vào vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh thì ngàn đời sau người ta vẫn nhớ và nó dẫn đến nguy cơ xung đột sắc tộc thì làm sao. Chúng ta có thể có rất nhiều giải pháp để làm cái hồ đó, nhưng nếu đụng vào vấn đề xung đột sắc tộc thì không giải quyết được, khó lắm chứ không phải dễ đâu. Cho nên bây giờ vẫn còn kịp.”
Ông Phạm Khanh, một người sắc tộc Chăm, hiện đang ở Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận lên tiếng cảnh báo nguy cơ xung đột sắc tộc ngữa người Kinh và Chăm nếu các cơ quan chức năng địa phương vẫn tiếp tục thực hiện dự án hồ Ka Pét.
Là một người nghiên cứu, bảo tồn văn hoá Chăm, ông Khanh cho biết trong diện tích hơn 680 ha làm dự án hồ thuỷ lợi Ka Pét, có khoảng 162 ha rừng đặc dụng. Nếu dự án vẫn thực hiện, theo ông Khanh, khoảng 10 ha khu Thánh tích của người Chăm sẽ bị nhấn chìm dưới lòng hồ. Ông nói tiếp:
“Đến khi mình tiếp cận báo cáo về tác động môi trường và các tọa độ thì mình mới biết là tổng thể của 10 ha của khu thánh tích là nằm ngay trong lòng hồ, tức là bị nhấn chìm dưới khoảng bảy mét nước và cộng đồng người Chăm mất hoàn toàn thu thánh tích này.
Cái đó cũng gây nhiều vấn đề khiến bọn tôi rất là xúc động và bối rối là phải xử lý vấn đề như thế nào.”
Theo phong tục, cứ mỗi bảy năm, bất kể chiến tranh hay trong mọi hoàn cảnh kinh tế nào, cộng đồng người Chăm vẫn sẽ hành hương về khu thánh tích này để thực hiện các nghi lễ thờ tự. Lần hành hương gần nhất được ghi nhận là vào năm 2019. Ông Khanh cho biết thêm:
“Nếu tương lai mà cái khu thánh tích này bị nhấn chìm thì rõ ràng ba huyện của người Chăm hiện tại là Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Tánh Linh coi như không còn con đường để đi hành hương, tức đây là mảnh đất cuối cùng, không có địa điểm để hành hương bởi vì bây giờ nếu hành hương thì đến đâu.
Cả một cộng đồng ai cũng đang rất ngơ ngác rằng bây giờ với một khu cực kỳ linh thiêng như thế, đã có lịch sử chiều dài gần 300 năm của chúng tôi tự nhiên bị nhấn chìm như vậy mà chính quyền không có một giải pháp cụ thể.”
“Đụng vào cái gì thì được chứ đụng vào vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh thì ngàn đời sau người ta vẫn nhớ và nó dẫn đến nguy cơ xung đột sắc tộc thì làm sao. Chúng ta có thể có rất nhiều giải pháp để làm cái hồ đó, nhưng nếu đụng vào vấn đề xung đột sắc tộc thì không giải quyết được, khó lắm chứ không phải dễ đâu. Cho nên bây giờ vẫn còn kịp.”
Ông Phạm Khanh, một người sắc tộc Chăm, hiện đang ở Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận lên tiếng cảnh báo nguy cơ xung đột sắc tộc ngữa người Kinh và Chăm nếu các cơ quan chức năng địa phương vẫn tiếp tục thực hiện dự án hồ Ka Pét.
Là một người nghiên cứu, bảo tồn văn hoá Chăm, ông Khanh cho biết trong diện tích hơn 680 ha làm dự án hồ thuỷ lợi Ka Pét, có khoảng 162 ha rừng đặc dụng. Nếu dự án vẫn thực hiện, theo ông Khanh, khoảng 10 ha khu Thánh tích của người Chăm sẽ bị nhấn chìm dưới lòng hồ. Ông nói tiếp:
“Đến khi mình tiếp cận báo cáo về tác động môi trường và các tọa độ thì mình mới biết là tổng thể của 10 ha của khu thánh tích là nằm ngay trong lòng hồ, tức là bị nhấn chìm dưới khoảng bảy mét nước và cộng đồng người Chăm mất hoàn toàn thu thánh tích này.
Cái đó cũng gây nhiều vấn đề khiến bọn tôi rất là xúc động và bối rối là phải xử lý vấn đề như thế nào.”
Theo phong tục, cứ mỗi bảy năm, bất kể chiến tranh hay trong mọi hoàn cảnh kinh tế nào, cộng đồng người Chăm vẫn sẽ hành hương về khu thánh tích này để thực hiện các nghi lễ thờ tự. Lần hành hương gần nhất được ghi nhận là vào năm 2019. Ông Khanh cho biết thêm:
“Nếu tương lai mà cái khu thánh tích này bị nhấn chìm thì rõ ràng ba huyện của người Chăm hiện tại là Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Tánh Linh coi như không còn con đường để đi hành hương, tức đây là mảnh đất cuối cùng, không có địa điểm để hành hương bởi vì bây giờ nếu hành hương thì đến đâu.
Cả một cộng đồng ai cũng đang rất ngơ ngác rằng bây giờ với một khu cực kỳ linh thiêng như thế, đã có lịch sử chiều dài gần 300 năm của chúng tôi tự nhiên bị nhấn chìm như vậy mà chính quyền không có một giải pháp cụ thể.”
Di tích vẫn còn...
Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, phần đánh giá về các đối tượng tự nhiên có thể bị tác động bởi dự án này, có ghi rằng “Trong vùng ngập lòng hồ không có di tích văn hoá lịch sử, chỉ có khoảng 30 ngôi mộ của đồng bào dân tộc xã Mỹ Thạnh.”
Trên thực tế, ông Khanh cho biết, dù chưa được Nhà nước chính thức công nhận là di tích quốc gia, tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị văn hoá lịch sử của quần thể thánh tích này. Bởi, theo ông, hiện vẫn còn rất nhiều di tích vẫn hiện hữu, vẫn được cộng đồng người Chăm gìn giữ cẩn thận. Ông Khanh nêu cụ thể:
“Ví dụ như khu di tích trồng thuốc Nam. Những cây thuốc đặc biệt của cộng đồng người Chăm ở khu đó bây giờ vẫn còn và một ngôi mộ của ông quan chuyên về ngự y vẫn còn tồn tại ở chỗ đó.
Rồi có những địa danh như suối đá bàn là nơi để luyện binh khí và khu dùng cho các binh sĩ, tướng tá đến ăn uống, nghỉ ngơi…
Tức là di tích vẫn còn tồn tại ở đó chứ không phải hoàn toàn chỉ là rừng mà không tồn tại bất cứ một thứ gì, di tích vẫn còn rất cụ thể.”
Theo ông Khanh, ngay cả phần mộ của Pô Cei Khar Mâh Bingu, mà người Kinh gọi tắt là “Mộ Cậu” hay “Mộ Cậu Hoa”, được xem như là trái tim hành hương của cộng đồng người Chăm và Raglai ở ba huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh cũng sẽ biến mất nếu Chính phủ tiếp tục dự án này.
Pô Cei Khar Mâh Bingu là một tướng tài trong triều đình của Chăm Pa nhưng do bất đồng quan điểm nên ông mới lui về ở ẩn tại khu vực Nam Bình Thuận. Ông là người đã có công khai khẩn đất hoang ở khu vực ba huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Thuận ngày nay. Ông Khanh cho biết như vậy và nói thêm rằng vì một số nguyên do như sợ khu mộ bị đột nhập hoặc bị phá hoại nên cộng đồng Chăm chuyển xương cốt của “Cậu Hoa” đến một nơi khác để bảo quản. Đến mỗi dịp hành hương lại đưa về khu mộ thật để làm nghi lễ:
“Khu mộ của Cậu vẫn nằm ở đó. Đặc biệt nhất là khu mộ đó vẫn tồn tại, không phải là mộ gió hoặc tưởng tượng mà trong ngôi mộ đó có xương cốt của ngài. Đặc biệt là đã gần 300 năm rồi mà xương cốt vẫn còn tồn tại, tức là nó giống như một viên xá lợi vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay.
Và người Chăm ở tại Tánh Linh vẫn bảo quản cái đó, mỗi khi hành hương thì đưa cái xương cốt của ngài về tới ngay khu mộ đó.”
Ngoài ra, theo nghiên cứu của ông Khanh, Cậu Hoa còn là biểu tượng cho sự giao hảo giữa hai dân tộc Việt - Chăm:
“Đây là biểu tượng cho mối quan hệ giao hảo rất tốt. Người đó hồi xưa đã tạo điều kiện để hai dân tộc cùng tồn tại. Bây giờ anh lớn mạnh rồi anh chôn luôn hệ thống di tích mà chỉ có mỗi một câu nói rất là nhẹ nhàng rằng là mấy ông di dời di tích đi chỗ khác, tôi hỗ trợ cho vài cái cây để che “Mộ Cậu”, thế là xong!”
Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, phần đánh giá về các đối tượng tự nhiên có thể bị tác động bởi dự án này, có ghi rằng “Trong vùng ngập lòng hồ không có di tích văn hoá lịch sử, chỉ có khoảng 30 ngôi mộ của đồng bào dân tộc xã Mỹ Thạnh.”
Trên thực tế, ông Khanh cho biết, dù chưa được Nhà nước chính thức công nhận là di tích quốc gia, tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị văn hoá lịch sử của quần thể thánh tích này. Bởi, theo ông, hiện vẫn còn rất nhiều di tích vẫn hiện hữu, vẫn được cộng đồng người Chăm gìn giữ cẩn thận. Ông Khanh nêu cụ thể:
“Ví dụ như khu di tích trồng thuốc Nam. Những cây thuốc đặc biệt của cộng đồng người Chăm ở khu đó bây giờ vẫn còn và một ngôi mộ của ông quan chuyên về ngự y vẫn còn tồn tại ở chỗ đó.
Rồi có những địa danh như suối đá bàn là nơi để luyện binh khí và khu dùng cho các binh sĩ, tướng tá đến ăn uống, nghỉ ngơi…
Tức là di tích vẫn còn tồn tại ở đó chứ không phải hoàn toàn chỉ là rừng mà không tồn tại bất cứ một thứ gì, di tích vẫn còn rất cụ thể.”
Theo ông Khanh, ngay cả phần mộ của Pô Cei Khar Mâh Bingu, mà người Kinh gọi tắt là “Mộ Cậu” hay “Mộ Cậu Hoa”, được xem như là trái tim hành hương của cộng đồng người Chăm và Raglai ở ba huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh cũng sẽ biến mất nếu Chính phủ tiếp tục dự án này.
Pô Cei Khar Mâh Bingu là một tướng tài trong triều đình của Chăm Pa nhưng do bất đồng quan điểm nên ông mới lui về ở ẩn tại khu vực Nam Bình Thuận. Ông là người đã có công khai khẩn đất hoang ở khu vực ba huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Thuận ngày nay. Ông Khanh cho biết như vậy và nói thêm rằng vì một số nguyên do như sợ khu mộ bị đột nhập hoặc bị phá hoại nên cộng đồng Chăm chuyển xương cốt của “Cậu Hoa” đến một nơi khác để bảo quản. Đến mỗi dịp hành hương lại đưa về khu mộ thật để làm nghi lễ:
“Khu mộ của Cậu vẫn nằm ở đó. Đặc biệt nhất là khu mộ đó vẫn tồn tại, không phải là mộ gió hoặc tưởng tượng mà trong ngôi mộ đó có xương cốt của ngài. Đặc biệt là đã gần 300 năm rồi mà xương cốt vẫn còn tồn tại, tức là nó giống như một viên xá lợi vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay.
Và người Chăm ở tại Tánh Linh vẫn bảo quản cái đó, mỗi khi hành hương thì đưa cái xương cốt của ngài về tới ngay khu mộ đó.”
Ngoài ra, theo nghiên cứu của ông Khanh, Cậu Hoa còn là biểu tượng cho sự giao hảo giữa hai dân tộc Việt - Chăm:
“Đây là biểu tượng cho mối quan hệ giao hảo rất tốt. Người đó hồi xưa đã tạo điều kiện để hai dân tộc cùng tồn tại. Bây giờ anh lớn mạnh rồi anh chôn luôn hệ thống di tích mà chỉ có mỗi một câu nói rất là nhẹ nhàng rằng là mấy ông di dời di tích đi chỗ khác, tôi hỗ trợ cho vài cái cây để che “Mộ Cậu”, thế là xong!”
Cần có giải pháp để đồng thuận lòng dân
Theo Bộ Tài nguyên & Môi trường, dự án hồ chứa nước Ka Pét đã được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93 năm 2019, với tổng mức đầu tư hơn 585 tỷ đồng.
Mục tiêu đầu tư là cung cấp hơn 50 triệu mét khối nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; cấp nước thô cho khu công nghiệp và sinh hoạt cho người dân; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận.
Là một người dân Bình Thuận, ông Khanh thấu hiểu nỗi vất vả vì thiếu nước, Tuy nhiên, theo ông, liệu có nên đánh đổi hơn 160 ha rừng đặc dụng và cả một khu đất thánh linh thiêng của người Chăm để lấy hơn 50 triệu mét khối nước hay không; hay Chính phủ nên chậm lại, tìm các giải pháp khác thay thế tốt hơn. Ông nêu ý kiến:
"Chủ trương của Nhà nước thì chắc chắn là những người dân chúng tôi sẽ ủng hộ một cách nhiệt liệt. Tuy nhiên, nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Chăm là vấn đề liên quan đến thánh tích của chúng tôi thì chính quyền tỉnh Bình Thuận cũng như Chính phủ và Quốc hội cũng phải có cái nhìn lại về khu di tích này.
Không phải chỉ có cộng đồng người Chăm của chúng tôi không đâu mà cái này nó ảnh hưởng tới cả Bình Thuận 300 năm nữa. Nó cực kỳ quan trọng. Vì vậy, chúng ta có nên đánh đổi cái di tích để lấy 50 triệu mét khối nước hay không.
Tôi là dân cho nên chúng tôi không hiểu tầm chiến lược của các ông lớn. Nếu các ông nói rằng đổi được thì cứ đổi, nhưng nếu đổi thì các ông phải tính được tác hại của nó như thế nào.”
Theo lời ông Khanh, cho đến nay, chính quyền tỉnh Bình Thuận chỉ một lần duy nhất mời năm chức sắc thuộc cộng đồng người Chăm lên UBND tỉnh để thông báo về việc sắp xếp di dời các di tích nằm trong khu vực thánh tích này, ngoài ra họ không bàn thêm về phương án di dời. Ông Khanh nói tiếp:
“Thực ra thì thảo luận cho đến nay kết quả là một con số 0 to tướng. Bởi vì không thể nào chỉ có năm người đi họp như vậy mà có thể quyết định được rằng có di dời hay không.
Cái quyết định di dời hay không là vấn đề tâm tư nguyện vọng, ảnh hưởng đến cả một cộng đồng của chúng tôi. Ví dụ như bây giờ di dời rồi lỡ gia đình tôi bị nạn hay có vấn đề gì đi nữa thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho dòng họ của tôi.”
Nếu Nhà nước nhất quyết thực hiện dự án này và buộc di dời các di tích, theo ông Khanh Nhà nước cần có những giải pháp cụ thể:
“Ví dụ nếu Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cảm thấy phải làm hồ Ka Pét đó thì chúng tôi có đề nghị rất rõ ràng cụ thể phải giải quyết triệt để vấn đề đồng thuận của cộng đồng người Chăm; bằng cách phải đề nghị ban phong tục Hàm Thuận Bắc triệu tập các cuộc họp để lấy ý kiến của người dân xem họ đồng ý di dời hay không”.
Điều thứ hai, ông Khanh đề nghị Chính phủ phải trả lại đúng diện tích và hiện trạng của khu thánh tích bị nhấn chìm, ông nói tiếp:
“Ví dụ ở trong này là 10 ha thì phải trả lại cho khu đó 10 ha và chúng ta sẽ di dời tất cả tất cả những di tích như khu mộ…
Di tích cũ nằm trong rừng khi đã bị chìm vào hồ nước rồi thì di tích mới thì phải khang trang và phải đáp ứng được nhu cầu hành hương tâm linh của cộng đồng người Chăm.
Tôi nghĩ như thế thì người Chăm sẽ rất là mang ơn Chính phủ và UBND tỉnh Bình Thuận.”
-----------------------
Theo Bộ Tài nguyên & Môi trường, dự án hồ chứa nước Ka Pét đã được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93 năm 2019, với tổng mức đầu tư hơn 585 tỷ đồng.
Mục tiêu đầu tư là cung cấp hơn 50 triệu mét khối nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; cấp nước thô cho khu công nghiệp và sinh hoạt cho người dân; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận.
Là một người dân Bình Thuận, ông Khanh thấu hiểu nỗi vất vả vì thiếu nước, Tuy nhiên, theo ông, liệu có nên đánh đổi hơn 160 ha rừng đặc dụng và cả một khu đất thánh linh thiêng của người Chăm để lấy hơn 50 triệu mét khối nước hay không; hay Chính phủ nên chậm lại, tìm các giải pháp khác thay thế tốt hơn. Ông nêu ý kiến:
"Chủ trương của Nhà nước thì chắc chắn là những người dân chúng tôi sẽ ủng hộ một cách nhiệt liệt. Tuy nhiên, nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Chăm là vấn đề liên quan đến thánh tích của chúng tôi thì chính quyền tỉnh Bình Thuận cũng như Chính phủ và Quốc hội cũng phải có cái nhìn lại về khu di tích này.
Không phải chỉ có cộng đồng người Chăm của chúng tôi không đâu mà cái này nó ảnh hưởng tới cả Bình Thuận 300 năm nữa. Nó cực kỳ quan trọng. Vì vậy, chúng ta có nên đánh đổi cái di tích để lấy 50 triệu mét khối nước hay không.
Tôi là dân cho nên chúng tôi không hiểu tầm chiến lược của các ông lớn. Nếu các ông nói rằng đổi được thì cứ đổi, nhưng nếu đổi thì các ông phải tính được tác hại của nó như thế nào.”
Theo lời ông Khanh, cho đến nay, chính quyền tỉnh Bình Thuận chỉ một lần duy nhất mời năm chức sắc thuộc cộng đồng người Chăm lên UBND tỉnh để thông báo về việc sắp xếp di dời các di tích nằm trong khu vực thánh tích này, ngoài ra họ không bàn thêm về phương án di dời. Ông Khanh nói tiếp:
“Thực ra thì thảo luận cho đến nay kết quả là một con số 0 to tướng. Bởi vì không thể nào chỉ có năm người đi họp như vậy mà có thể quyết định được rằng có di dời hay không.
Cái quyết định di dời hay không là vấn đề tâm tư nguyện vọng, ảnh hưởng đến cả một cộng đồng của chúng tôi. Ví dụ như bây giờ di dời rồi lỡ gia đình tôi bị nạn hay có vấn đề gì đi nữa thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho dòng họ của tôi.”
Nếu Nhà nước nhất quyết thực hiện dự án này và buộc di dời các di tích, theo ông Khanh Nhà nước cần có những giải pháp cụ thể:
“Ví dụ nếu Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cảm thấy phải làm hồ Ka Pét đó thì chúng tôi có đề nghị rất rõ ràng cụ thể phải giải quyết triệt để vấn đề đồng thuận của cộng đồng người Chăm; bằng cách phải đề nghị ban phong tục Hàm Thuận Bắc triệu tập các cuộc họp để lấy ý kiến của người dân xem họ đồng ý di dời hay không”.
Điều thứ hai, ông Khanh đề nghị Chính phủ phải trả lại đúng diện tích và hiện trạng của khu thánh tích bị nhấn chìm, ông nói tiếp:
“Ví dụ ở trong này là 10 ha thì phải trả lại cho khu đó 10 ha và chúng ta sẽ di dời tất cả tất cả những di tích như khu mộ…
Di tích cũ nằm trong rừng khi đã bị chìm vào hồ nước rồi thì di tích mới thì phải khang trang và phải đáp ứng được nhu cầu hành hương tâm linh của cộng đồng người Chăm.
Tôi nghĩ như thế thì người Chăm sẽ rất là mang ơn Chính phủ và UBND tỉnh Bình Thuận.”
-----------------------
Bình Thuận đề xuất chuyển đổi hơn 600 ha rừng làm Hồ chứa nước Ka Pét, có thể cấp nước cho 120.000 người dân Hàm Thuận Nam và Phan Thiết
Trong báo cáo ĐTM của dự án Hồ chứa nước Ka Pét, Bình Thuận cho biết sẽ cần phải chuyển đổi khoảng 620 ha đất rừng để thực hiện. Dự án khi hoàn thành sẽ cấp nước tưới ổn định cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước thô cho KCN Hàm Kiệm 2 và sinh hoạt của người dân; phòng chống lũ, điều tiết nước cho vùng hạ du Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết.
Vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã lập báo cáo đánh giá tác đông môi trường (ĐTM) đối với dự án Hồ chứa nước Ka Pét tại huyện Hàm Thuận Nam. Đơn vị tư vấn lập báo cáo là Công ty TNHH Mỏ địa chất Miền Nam.
Vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã lập báo cáo đánh giá tác đông môi trường (ĐTM) đối với dự án Hồ chứa nước Ka Pét tại huyện Hàm Thuận Nam. Đơn vị tư vấn lập báo cáo là Công ty TNHH Mỏ địa chất Miền Nam.
Hồ chứa nước Ka Pét quan trọng cỡ nào?
Báo cáo cho biết, huyện Hàm Thuận Nam là huyện khô hạn thường xuyên của tỉnh Bình Thuận. Hàng năm cứ vào các tháng mùa khô (tháng 12 năm trước - tháng 6 năm sau) là hầu hết nguồn nước từ các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện phục vụ cho cấp nước sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp bị thiếu trầm trọng, do ít có công trình thủy lợi hồ chứa lớn tạo nguồn để cung cấp nước.
Đặc biệt là việc cấp nước sinh hoạt cho trung tâm thị trấn Thuận Nam và cấp nước cho cây trồng chủ lực tại địa phương là cây thanh long vào mùa khô cũng gặp khó khăn.
Để khắc phục tình trạng trên, Quốc hội đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 và Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ đầu tư và thực hiện dự án Hồ chứa nước Ka Pét cho UBND tỉnh Bình Thuận tại Công văn số 541/TTg-NN ngày 14/5/2020.
Hồ chứa nước Ka Pét là một trong những dự án ưu tiên đầu tư theo Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Đây là dự án đầu tư xây dựng mới với tầm quan trọng Quốc gia, mục tiêu đầu tư của dự án đã được Quốc hội ban hành chủ trương đầu tư, cụ thể như sau: Cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; Cấp nước thô cho khu công nghiệp và sinh hoạt của người dân; Phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận.
Sau khi hoàn thành, hồ Ka Pét có thể điều tiết nguồn nước sông Ka Pét nhằm cấp nước tưới ổn định cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm 2 và sinh hoạt của người dân; phòng chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết.
Báo cáo cho biết, huyện Hàm Thuận Nam là huyện khô hạn thường xuyên của tỉnh Bình Thuận. Hàng năm cứ vào các tháng mùa khô (tháng 12 năm trước - tháng 6 năm sau) là hầu hết nguồn nước từ các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện phục vụ cho cấp nước sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp bị thiếu trầm trọng, do ít có công trình thủy lợi hồ chứa lớn tạo nguồn để cung cấp nước.
Đặc biệt là việc cấp nước sinh hoạt cho trung tâm thị trấn Thuận Nam và cấp nước cho cây trồng chủ lực tại địa phương là cây thanh long vào mùa khô cũng gặp khó khăn.
Để khắc phục tình trạng trên, Quốc hội đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 và Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ đầu tư và thực hiện dự án Hồ chứa nước Ka Pét cho UBND tỉnh Bình Thuận tại Công văn số 541/TTg-NN ngày 14/5/2020.
Hồ chứa nước Ka Pét là một trong những dự án ưu tiên đầu tư theo Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Đây là dự án đầu tư xây dựng mới với tầm quan trọng Quốc gia, mục tiêu đầu tư của dự án đã được Quốc hội ban hành chủ trương đầu tư, cụ thể như sau: Cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; Cấp nước thô cho khu công nghiệp và sinh hoạt của người dân; Phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận.
Sau khi hoàn thành, hồ Ka Pét có thể điều tiết nguồn nước sông Ka Pét nhằm cấp nước tưới ổn định cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm 2 và sinh hoạt của người dân; phòng chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết.
Vị trí dự án Hồ Ka Pét
Hồ chứa nước Ka Pét bao gồm công trình hồ chứa nước, các công trình đầu mối và hệ thống các kênh thuộc địa phận xã Mỹ Thạnh và Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Dự án cách TP Phan Thiết khoảng 22 km về phía Tây Bắc, cách TP HCM khoảng 140 km về phía Đông.
Vị trí cụ thể của các hạng mục như sau: Vị trí hồ chứa nước sẽ nằm trên sông Bà Bích (tên khác là sông Ta Da), thuộc địa phận xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam.
Công trình đầu mối của dự án thuộc địa phận xã Mỹ Thạnh, đập chính cách vị trí cầu Bà Bích khoảng 4,5 km về phía thượng lưu (điểm hợp lưu giữa hai nhánh sông để tạo thành sông Ka Pet) và cách vị trí đập Hàm Cần hiện hữu khoảng 8,5 km về phía thượng lưu, đồng thời xây đập dâng kết hợp điều tiết trên nhánh suối phụ, kênh chuyển nước về hồ.
Hạng mục đường thi công kết hợp quản lý vận hành thuộc địa phận xã Mỹ Thạnh, điểm đầu nối với tuyến đường QL1A đi Mỹ Thạnh tại vị trí cách cầu Bà Bích khoảng 2,5 km về phía thượng lưu, sau đó đi men theo khe hẹp giữa hai sườn núi vào tới vị trí đập.
Hệ thống kênh tưới tại xã Mỹ Thạnh bao gồm kênh chính dài khoảng 4,2 km và các kênh nhánh dài khoảng 2,5 km.
Hệ thống kênh Hàm Cần thuộc địa phận xã Hàm Cần, công trình hiện trạng gồm đập Hàm Cần và 6,4 km kênh chính, kéo thêm khoảng 9,25 km để nối vào kênh Sông Linh – Cẩm Hang.
Hồ chứa nước Ka Pét bao gồm công trình hồ chứa nước, các công trình đầu mối và hệ thống các kênh thuộc địa phận xã Mỹ Thạnh và Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Dự án cách TP Phan Thiết khoảng 22 km về phía Tây Bắc, cách TP HCM khoảng 140 km về phía Đông.
Vị trí cụ thể của các hạng mục như sau: Vị trí hồ chứa nước sẽ nằm trên sông Bà Bích (tên khác là sông Ta Da), thuộc địa phận xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam.
Công trình đầu mối của dự án thuộc địa phận xã Mỹ Thạnh, đập chính cách vị trí cầu Bà Bích khoảng 4,5 km về phía thượng lưu (điểm hợp lưu giữa hai nhánh sông để tạo thành sông Ka Pet) và cách vị trí đập Hàm Cần hiện hữu khoảng 8,5 km về phía thượng lưu, đồng thời xây đập dâng kết hợp điều tiết trên nhánh suối phụ, kênh chuyển nước về hồ.
Hạng mục đường thi công kết hợp quản lý vận hành thuộc địa phận xã Mỹ Thạnh, điểm đầu nối với tuyến đường QL1A đi Mỹ Thạnh tại vị trí cách cầu Bà Bích khoảng 2,5 km về phía thượng lưu, sau đó đi men theo khe hẹp giữa hai sườn núi vào tới vị trí đập.
Hệ thống kênh tưới tại xã Mỹ Thạnh bao gồm kênh chính dài khoảng 4,2 km và các kênh nhánh dài khoảng 2,5 km.
Hệ thống kênh Hàm Cần thuộc địa phận xã Hàm Cần, công trình hiện trạng gồm đập Hàm Cần và 6,4 km kênh chính, kéo thêm khoảng 9,25 km để nối vào kênh Sông Linh – Cẩm Hang.
Cần chuyển đổi hơn 600 ha đất rừng
Về hiện trạng, dân cư khu vực dự án tập trung dọc tuyến đường liên xã, người dân chủ yêu sản xuất nông nghiệp và một số hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ. Bán kính 1 km quanh khu vực dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử; không có các doanh nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp nào.
Trên diện tích đất của dự án không có nhà cửa của người dân và công trình hạ tầng nào ngoài 20 ngôi mộ nằm trong vùng ngập lòng hồ.
Tổng diện đất cần sử dụng trong quá trình xây dựng công trình hồ chứa nước Ka Pét (bao gồm các công trình đầu mối và hệ thống kênh) là 697,73 ha. Trong đó, diện tích sử dụng đất rừng là 679,72 ha (đất có rừng là 619,58 ha, đất rừng nhưng không có rừng là 60,14 ha), còn lại là 18,01 ha là đất sản xuất nông nghiệp.
Dự án phải bồi thường đất, cây cối hoa màu, không phải thực hiện đền bù tái định cư do không ảnh hưởng đến đất ở và nhà cửa của người dân, chỉ phải di chuyển khoảng 20 ngôi mộ nằm trong vùng ngập lòng hồ.
Báo cáo kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp thuộc dự án cho thấy, hầu hết diện tích rừng và đất lâm nghiệp khu vực nằm là 639 ha (chiếm 94%), trong đó phần lớn là đất rừng sản xuất với 489,1 ha; đất rừng đặc dụng 149,1 ha và một phần rất nhỏ là đất rừng phòng hộ với 0,86 ha. Diện tích có rừng ngoài 3 loại rừng trong khu vực điều tra là 40,72 ha.
Phần lớn diện tích rừng và đất lâm nghiệp khu vực điều tra thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét với 481,7 ha; kế đến là diện tích thuộc Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông với 149,1 ha; UBND xã Mỹ Thạnh quản lý 40,7 ha; Công ty TNHH MTV LN Bình Thuận quản lý 8,2 ha.
Để thực hiện dự án, sẽ cần phải chuyển đổi mục đích đối với khoảng 620 ha đất rừng, bao gồm 612,5 ha đất rừng tự nhiên và 7,1 ha đất rừng trồng.
Về hiện trạng, dân cư khu vực dự án tập trung dọc tuyến đường liên xã, người dân chủ yêu sản xuất nông nghiệp và một số hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ. Bán kính 1 km quanh khu vực dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử; không có các doanh nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp nào.
Trên diện tích đất của dự án không có nhà cửa của người dân và công trình hạ tầng nào ngoài 20 ngôi mộ nằm trong vùng ngập lòng hồ.
Tổng diện đất cần sử dụng trong quá trình xây dựng công trình hồ chứa nước Ka Pét (bao gồm các công trình đầu mối và hệ thống kênh) là 697,73 ha. Trong đó, diện tích sử dụng đất rừng là 679,72 ha (đất có rừng là 619,58 ha, đất rừng nhưng không có rừng là 60,14 ha), còn lại là 18,01 ha là đất sản xuất nông nghiệp.
Dự án phải bồi thường đất, cây cối hoa màu, không phải thực hiện đền bù tái định cư do không ảnh hưởng đến đất ở và nhà cửa của người dân, chỉ phải di chuyển khoảng 20 ngôi mộ nằm trong vùng ngập lòng hồ.
Báo cáo kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp thuộc dự án cho thấy, hầu hết diện tích rừng và đất lâm nghiệp khu vực nằm là 639 ha (chiếm 94%), trong đó phần lớn là đất rừng sản xuất với 489,1 ha; đất rừng đặc dụng 149,1 ha và một phần rất nhỏ là đất rừng phòng hộ với 0,86 ha. Diện tích có rừng ngoài 3 loại rừng trong khu vực điều tra là 40,72 ha.
Phần lớn diện tích rừng và đất lâm nghiệp khu vực điều tra thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét với 481,7 ha; kế đến là diện tích thuộc Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông với 149,1 ha; UBND xã Mỹ Thạnh quản lý 40,7 ha; Công ty TNHH MTV LN Bình Thuận quản lý 8,2 ha.
Để thực hiện dự án, sẽ cần phải chuyển đổi mục đích đối với khoảng 620 ha đất rừng, bao gồm 612,5 ha đất rừng tự nhiên và 7,1 ha đất rừng trồng.
Có thể cấp nước cho gần 8.000 ha và 120.000 người dân
Về quy mô, Hồ chứa nước Ka Pét nằm trong nhóm dự án quan trọng Quốc gia được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư, là công trình cấp II thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Về các hạng mục chính, đầu tiên sẽ là hồ chứa nước với dung tích toàn bộ 51,21 triệu m3, tích hợp các công trình gồm: Đập đầu mối; công trình tràn xả lũ; cống lấy nước đầu mối; công trình điều tiết; kênh chuyển nước.
Đối với hệ thống kênh, sẽ nâng cấp và kéo dài kênh chính Hàm Cần với tổng chiều dài 15,4 km, trong đó đoạn kênh nâng cấp dài khoảng 6,4 km và đoạn kênh kéo dài (làm mới) dài 9 km. Kênh Mỹ Thạnh sẽ kênh chính dài khoảng 4,1 km và các kênh nhánh dài khoảng 2,3 km.
Các công trình phụ trợ gồm: Nhà quản lý công trình đầu mối; nhà quản lý hệ thống kênh; đường thi công kết hợp quản lý vận hành nối từ đường Mỹ Thạnh vào vị trí đập chính (4,1 km; rộng 6 m); hệ thống điện phục vụ quản lý vận hành.
Dự án được triển khai xây dựng sẽ đảm bảo cấp đủ nước tưới cho 7.762 ha, gồm khu tưới Mỹ Thạnh (127 ha), đập Hàm Cần (1.430 ha), bổ sung nước tưới của kênh Sông Linh – Cẩm Hang (745 ha); điều tiết bổ sung nước cho khu tưới của hồ Ba Bầu (1.000 ha); tiếp nước để tưới mở rộng cho khu tưới của hồ sông Móng (4.460 ha).
Bên cạnh đó, sẽ cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm 2 khoảng 2,63 triệu m3/năm; cấp nước thô cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết.
Ngoài ra, dự án sẽ giúp điều tiết, cắt giảm đỉnh lũ và cải tạo môi trường. Cụ thể: Trung chuyển nước từ hồ La Ngà 3 sang lưu vực sông Cà Ty với lưu lượng 8,3 m3/s (khi hồ La Ngà 3 hoàn thành); cắt giảm đỉnh lũ trên sông Cà Ty và điều tiết nước cho vùng hạ du gồm huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết, đồng thời cải thiện môi trường sinh thái.
Về quy mô, Hồ chứa nước Ka Pét nằm trong nhóm dự án quan trọng Quốc gia được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư, là công trình cấp II thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Về các hạng mục chính, đầu tiên sẽ là hồ chứa nước với dung tích toàn bộ 51,21 triệu m3, tích hợp các công trình gồm: Đập đầu mối; công trình tràn xả lũ; cống lấy nước đầu mối; công trình điều tiết; kênh chuyển nước.
Đối với hệ thống kênh, sẽ nâng cấp và kéo dài kênh chính Hàm Cần với tổng chiều dài 15,4 km, trong đó đoạn kênh nâng cấp dài khoảng 6,4 km và đoạn kênh kéo dài (làm mới) dài 9 km. Kênh Mỹ Thạnh sẽ kênh chính dài khoảng 4,1 km và các kênh nhánh dài khoảng 2,3 km.
Các công trình phụ trợ gồm: Nhà quản lý công trình đầu mối; nhà quản lý hệ thống kênh; đường thi công kết hợp quản lý vận hành nối từ đường Mỹ Thạnh vào vị trí đập chính (4,1 km; rộng 6 m); hệ thống điện phục vụ quản lý vận hành.
Dự án được triển khai xây dựng sẽ đảm bảo cấp đủ nước tưới cho 7.762 ha, gồm khu tưới Mỹ Thạnh (127 ha), đập Hàm Cần (1.430 ha), bổ sung nước tưới của kênh Sông Linh – Cẩm Hang (745 ha); điều tiết bổ sung nước cho khu tưới của hồ Ba Bầu (1.000 ha); tiếp nước để tưới mở rộng cho khu tưới của hồ sông Móng (4.460 ha).
Bên cạnh đó, sẽ cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm 2 khoảng 2,63 triệu m3/năm; cấp nước thô cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết.
Ngoài ra, dự án sẽ giúp điều tiết, cắt giảm đỉnh lũ và cải tạo môi trường. Cụ thể: Trung chuyển nước từ hồ La Ngà 3 sang lưu vực sông Cà Ty với lưu lượng 8,3 m3/s (khi hồ La Ngà 3 hoàn thành); cắt giảm đỉnh lũ trên sông Cà Ty và điều tiết nước cho vùng hạ du gồm huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết, đồng thời cải thiện môi trường sinh thái.
Dự kiến hoàn thành vào năm 2025
Về tiến độ, thời gian thực hiện dự án Hồ chứa nước Ka Pét dự kiến là 6 năm, từ năm 2019 đến năm 2025.
Trong đó, quý IV/2019 trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư; năm 2020 - hết quý II/2022 lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo đánh giá tác động môi trường, khai thác nước mặt và các báo cáo chuyên ngành. Cả hai bước này dự án đã hoàn thành.
Giai đoạn Quý II - quý IV/2022 sẽ báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án. Quý I/2023 quyết định đầu tư, triển khai lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cho các hạng mục công trình đầu mối và hệ thống kênh; các công trình phụ trợ như nhà quản lý, đường thi công kết hợp quản lý; hệ thống điện phục vụ quản lý vận hành; thực hiện công tác trồng rừng thay thế.
Giai đoạn quý II - quý III/2023 sẽ tổ chức đấu thầu và triển khai thi công công trình đầu mối; công tác khai thác tận dụng lâm sản; công tác rà phá bom mìn, vật nổ và đền bù đất nông nghiệp các hạng mục kênh.
Giai đoạn quý III - quý IV/2023 sẽ tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng thi công hệ thống kênh; tiếp tục thi công các hạng mục công trình đầu mối; thực hiện đền bù đất nông nghiệp các hạng mục còn lại.
Từ quý I - quý III/2024 sẽ hoàn thành các công trình phụ trợ, công tác tận thu lâm sản và vệ sinh lòng hồ theo tiến độ thi công tăng chiều cao đập công trình đầu mối; tiếp tục thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng (nếu có) và thi công hệ thống kênh.
Quý IV/2024, dự án sẽ thi công hoàn thành toàn bộ công trình đầu mối cùng với các công trình phụ trợ, tiếp tục thực hiện công tác trồng rừng thay thế.
Dự kiến vào năm 2025, dự án sẽ thi công hoàn thành toàn bộ công trình, tổ chức công tác nghiệm thu bàn giao công trình cho đơn vị quản lý sử dụng, quyết toán công trình; tất toán tài khoản dự án và bàn giao tài sản dự án.
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 586 tỷ đồng, sau này đã được Quốc hội điều chỉnh tăng lên thành 874 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nguồn vốn, chi phí xây dựng sẽ chiếm 438 tỷ đồng; chi phí trồng rừng thay thế là 167 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 132 tỷ đồng;... Vốn đầu tư sẽ đến từ nguồn ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương.
Theo vietnammoi.vn
Về tiến độ, thời gian thực hiện dự án Hồ chứa nước Ka Pét dự kiến là 6 năm, từ năm 2019 đến năm 2025.
Trong đó, quý IV/2019 trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư; năm 2020 - hết quý II/2022 lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo đánh giá tác động môi trường, khai thác nước mặt và các báo cáo chuyên ngành. Cả hai bước này dự án đã hoàn thành.
Giai đoạn Quý II - quý IV/2022 sẽ báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án. Quý I/2023 quyết định đầu tư, triển khai lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cho các hạng mục công trình đầu mối và hệ thống kênh; các công trình phụ trợ như nhà quản lý, đường thi công kết hợp quản lý; hệ thống điện phục vụ quản lý vận hành; thực hiện công tác trồng rừng thay thế.
Giai đoạn quý II - quý III/2023 sẽ tổ chức đấu thầu và triển khai thi công công trình đầu mối; công tác khai thác tận dụng lâm sản; công tác rà phá bom mìn, vật nổ và đền bù đất nông nghiệp các hạng mục kênh.
Giai đoạn quý III - quý IV/2023 sẽ tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng thi công hệ thống kênh; tiếp tục thi công các hạng mục công trình đầu mối; thực hiện đền bù đất nông nghiệp các hạng mục còn lại.
Từ quý I - quý III/2024 sẽ hoàn thành các công trình phụ trợ, công tác tận thu lâm sản và vệ sinh lòng hồ theo tiến độ thi công tăng chiều cao đập công trình đầu mối; tiếp tục thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng (nếu có) và thi công hệ thống kênh.
Quý IV/2024, dự án sẽ thi công hoàn thành toàn bộ công trình đầu mối cùng với các công trình phụ trợ, tiếp tục thực hiện công tác trồng rừng thay thế.
Dự kiến vào năm 2025, dự án sẽ thi công hoàn thành toàn bộ công trình, tổ chức công tác nghiệm thu bàn giao công trình cho đơn vị quản lý sử dụng, quyết toán công trình; tất toán tài khoản dự án và bàn giao tài sản dự án.
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 586 tỷ đồng, sau này đã được Quốc hội điều chỉnh tăng lên thành 874 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nguồn vốn, chi phí xây dựng sẽ chiếm 438 tỷ đồng; chi phí trồng rừng thay thế là 167 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 132 tỷ đồng;... Vốn đầu tư sẽ đến từ nguồn ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.