KTS JACQUES LAGISQUET À DALAT
PHỐI CẢNH TRUNG TÂM ĐÀ LẠT THEO ĐỒ ÁN CỦA KIẾN TRÚC SƯ J. LAGISQUET
Tiền cảnh : Văn phòng Chính phủ trung ương
PHỐI CẢNH TRUNG TÂM ĐÀ LẠT CỦA KTS JACQUES LAGISQUET
Trung cảnh : Giải trí trường và câu lạc bộ; bên trái : dinh Toàn quyền và vườn hoa
Hậu cảnh : Khách sạn mới, trung tâm văn hóa, khách sạn Langbian Palace, nhà thờ và chợ mới
---------------------
Lagisquet nêu ra cách bố trí cụ thể:
Nước: Một hồ chứa nước ở thượng lưu suối Cam Ly cung cấp nước cho thành phố. Sau đó, nước được gạn sạch, khử trùng và lọc lại rồi bơm vào các hồ chuyển tiếp phân phối cho toàn thành phố. Vấn đề cung cấp nước ở Dalat rất phức tạp vì tính chất thành phố - vườn, phạm vi và địa hình của thành phố.
Điện: Nhà máy nhiệt điện hiện cung cấp điện cho khu dân cư thành phố. Sau khi nghiên cứu, những công trình cho phép sử dụng thủy năng đã được tiến hành ở Ankroët. Theo dự đoán, hai nhà máy được kết hợp sẽ cung cấp điện cho thành phố đến năm 1970.
Tận dụng vật tiệu có trong nước, nhà máy Ankroët cho phép trong vòng một năm rưỡi nâng công suất từ 800kW lên 1.500kW. Công suất thặng dư giúp một mặt mở rộng mạng lưới điện và mặt khác thiết lập hệ thống xe điện và những trạm bơm nước cho vùng trồng rau trong khi chờ đợi đập Đa Nhim được xây dựng.
Đường sá giao thông: Về tổng thể, tôn trọng hệ thống giao thông hiện nay và tuỳ khả năng nâng cấp bằng cách tạo đường dốc thấp hơn, mở rộng đường cho phù hợp với phương tiện giao thông. Do đó, cần nới rộng các đường Yersin, Paul Doumer, Jean O’Neil, Albert Sarraut, Lamartine (nay là đường Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Hoàng Văn Thụ, Thống Nhất, Bà Huyện Thanh Quan).
Đường lớn nhất ở Dalat là đường Yersin, có hai mặt đường rộng 9m cho xe hơi, xen vào giữa là hàng cây rộng 3m, lề đường rộng 4,5m.
Đường Lamartine đi vòng quanh bờ hồ có một đường chính rộng 12m và hai đường phụ dành cho người cỡi ngựa và đi xe đạp.
3 trục đường chính sau đây được nâng cấp để giúp cho giao thông dễ dàng:
1. Đường Graffeuil, Doumer, Yersin, O’Neil (nay là đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ);
2. Đường Robin, Albert Sarraut, Cam Ly hạ (nay là đường Quang Trung, Thống Nhất, Phạm Ngũ Lão);
3. Đường Pasteur (nay là đường Hai Bà Trưng) dẫn đến ấp Đa Thành và Dankia.
Hầu hết các ngã tư cũng được thay đổi.
Để phục vụ cho các cư xá mới Cam Ly, Jean Decoux, Saint Benoît, Lagisquet dự kiến mở những con đường mới với chiều rộng thay đổi tuỳ theo địa hình.
Lagisquet cũng dự kiến xây dựng những bãi xe hơi chủ yếu ven hồ, gần giải trí trường và câu lạc bộ, chợ mới và khu thương mại.
Vườn hoa: Trước dinh Toàn quyền, Lagisquet thiết kế một công viên lớn kéo dài đến tận bờ hồ. Trước trung tâm văn hóa và thư viện có một lối đi với nhiều bậc cấp.
Trung tâm hành chính ở gần bờ hồ hướng về vườn hoa trên bờ Bắc.
Giữa khu giải trí trường và câu lạc bộ, phía sau giải trí trường, Lagisquet dự kiến thiết lập một vườn hoa dành cho thiếu nhi.
Vườn hoa cũng được bố trí trước nhà ga và hai bên bờ suối Cam Ly (8).
Như vậy lướt qua các đồ án QH trước đây qua các thời kỳ, chúng ta nhận xét chúng đều thống nhất ở các điểm sau:
- QH tổng thể (master plan) Dalat có dạng hình tia (rẽ quạt) theo ý tưởng của kiến trúc sư Louis Georges Pineau mà tâm điểm là hồ Xuân Hương.
- Phân khu chức năng rõ ràng. Khu ở phân biệt khu người Âu và khu dân bản xứ.
- Khu vực phía Bắc hồ Xuân Hương trải dài đến chân núi Langbian là khu bất trúc tạo, trở thành không gian mở và là tiền cảnh rộng thoáng cho tầm nhìn từ khu vực trung tâm
Đà Lạt “Cité - Jardin Jean Decoux: Cư xá nhà vườn giá rẻ”
Biệt thự nhà vườn
dành cho gia đình đông con và có điều kiện kinh thế khiêm tốn ở Đà Lạt.
Năm 1940, ngay sau khi
nhậm chức, Toàn quyền Jean Decoux đã quyết định quy hoạch và chỉnh trang thành
phố Đà Lạt. Bên cạnh đó, trước những khó khăn đặt ra đối với chế độ về Pháp
nghỉ phép, năm 1941, Toàn quyền Decoux đã yêu cầu Giám đốc Nha Tài chính nghiên
cứu phương án xây dựng các khu nhà ở giá rẻ tại các khu nghỉ dưỡng ở Đông
Dương, đồng thời yêu cầu Sở Công chính xây dựng dự toán và các bản vẽ thiết kế
phù hợp để có thể bán và cho thuê nhà ở mức giá chấp nhận được. Trước tiên,
việc nghiên cứu được tiến hành ở các khu nghỉ dưỡng trên núi như Đà Lạt, Sa Pa,
Bạch Mã và Bokor và đặc biệt tập trung vào Đà Lạt.[1] Ngay
lập tức ý tưởng được triển khai. Dự án được Khu công chính Trung Kỳ lập, kinh
phí dự tính là 650.000 đồng cho 4 hạng mục sau:
- Xây dựng và trang bị
nội thất cho các biệt thự: đợt 1 là 30 biệt thự
- Xây dựng đường phố
đi lại và một bể nước 300m3
- Cung cấp nước uống
- Cung cấp điện[2]
Tờ rơi giới thiệu về Cư xá Jean Decoux. Nguồn TTLTQGI
Công văn của Toàn quyền Đông Dương gửi Giám đốc Nha Tài chính
Đông Dương ngày 23 tháng 12 năm 1941. Nguồn: TTLTQGI
Cư xá nhà vườn là khu
nhà ở giá rẻ được xây dựng ở Đà Lạt và mang tên người đưa ra ý tưởng xây dựng
Cư xá Jean Decoux: Phó Đô đốc Jean Decoux, Cao ủy Pháp tại Thái Bình Dương và
Toàn quyền Đông Dương.
“Cho phép phụ nữ,
trẻ em, người bệnh, những người đang phải chịu đựng sự khắc nghiệt của khí hậu
nhiệt đới, có thể nghỉ ngơi, lấy lại sức khoẻ trong khung cảnh đẹp như tranh vẽ
của khu nghỉ mát trên núi xinh đẹp của liên bang.
Tạo thuận lợi cho
những người có điều kiện kinh tế khiêm tốn, gia đình đông người có thể sở hữu
một tài sản nhỏ và một ngôi nhà để nghỉ ngơi ở Đà Lạt.”[3]
Đây là mục đích kép
của việc thành lập Cư xá nhà vườn Đà Lạt, mang tên người sáng lập Jean Decoux,
Toàn quyền Đông Dương.
30 căn biệt thự được
xây dựng đợt 1 cuối năm 1942 bằng ngân sách trung ương. Những ngôi biệt thự có
dáng vẻ gợi nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà gỗ trên dãy núi An-pơ. 20
biệt thự còn lại được xây dựng tiếp và hoàn thành đầu năm 1944[4].
Biệt thự dành cho
những người có điều kiện kinh tế khiêm tốn, có ít nhất hai con và đảm bảo sức
khoẻ sống được ở trên cao. Những biệt thự này sẽ được trang bị nội thất mộc mạc
và được cung cấp điện nước.
Tất cả mọi người đều
có quyền như nhau, cho dù họ đang làm công việc buôn bán hay kỹ nghệ, công chức
hay không phải là công chức. Ưu tiên hàng đầu sẽ được dành cho các gia đình có
bốn con trở lên. Giá thuê sẽ từ 50 đồng đến 60 đồng mỗi tháng tùy thuộc vào
diện tích nhà.
Ngoài ra, có 50 lô đất
với diện tích trung bình 1.200 m2 được bán cho cá nhân vào năm 1942 theo giao
kèo mua bán với mức giá 1.500 đồng cho những người đáp ứng các điều kiện sau:
Thuế thu nhập dưới 20 đồng; không sở hữu bất kỳ đất đai nào ở Đà Lạt, thuộc
tỉnh Lâm Viên, ở Đồng Nai Thượng hoặc trong số các khu nghỉ mát trên cao ở Đông
Dương. Người có nhu cầu mua có thể gửi đơn đến Công sứ - Đốc lý Đà Lạt. Danh
sách người có nhu cầu mua được chốt vào này 01 tháng 10 năm 1942[5].
Người mua có gia đình đông nhất hoặc điều kiện kinh tế khiêm tốn nhất được ưu
tiên.
Điều kiện mua đất như
sau:
- Phải thanh toán một
lần duy nhất trong vòng một tháng kể từ khi mua.
- Phải xây dựng một
biệt thự có vườn bao quanh, lựa chọn trong số 6 nhà mẫu, trong vòng một năm từ
khi mua.
- Cấm bán lại trước
mười năm, trừ trường hợp đặc biệt do chính quyền xem xét. Việc chuyển nhượng
chỉ có thể diễn ra trong trường hợp đặc biệt và ngay cả sau khi hết thời hạn
mười năm cũng phải nhượng cho những người có cùng hoàn cảnh như quy định ở
trên.
- Cấm cho thuê mà
không có sự đồng ý của chính quyền cả về nguyên tắc cho thuê và giá thuê.
- Cấm sở hữu nhiều hơn
một lô trong cư xá này.
Thành phố Đà Lạt đảm
bảo cung cấp điện, nước uống cho các biệt thự này bằng các máy nước. Một bể
chứa ngầm 60 m3 sẽ được những người mua xây dựng để đáp ứng các nhu cầu khác về
nước.
Hình ảnh 6 nhà mẫu,
kèm theo sơ đồ bản vẽ và giá xây dựng:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.