Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

CAO TỐC DẦU GIÂY – LIÊN KHƯƠNG




Bộ Giao Thông Vận Tải và Chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã nhất trí phê duyệt dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương vào danh mục công trình trọng điểm Quốc gia giữ vai trò quan trọng trong phát triển Kinh tế - Xã hội liên khu vực
Nằm trong Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam định hướng đến năm 2020, Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đóng vai trò kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với các tỉnh Nam Tây Nguyên. Đặc biệt, khi tuyến cao tốc này sẽ nối liền với tuyến cao tốc tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây sẽ giúp hoàn thiện hơn tuyến đường nối tp. Hồ Chí Minh và Lâm Đông, rút ngắn thời gian từ đây tới Đà Lạt chỉ còn 3h.
Quyết định xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
Quyết định xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nằm trong Danh mục dự án Quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020 được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt theo Quyết định số 631/QĐ-TT ngày 29/4/2014. Dự án sẽ do Bản quản lý Dự án số 1 chịu trách nhiệm.
Toàn bộ tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài khoảng 220km, bắt đầu tại nút giao Dầu Giây (Đồng Nai) trùng với ngã ba cao tốc tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây kết thúc tại chân đèo Prenn (Đà Lạt). Tiến trình xây dựng được chia thành 3 giai đoạn gồm đoạn Dầu Giây – Tân Phú; Tân Phú – Bảo Lộc; Bảo Lộc – Liên Khương. Đoạn cao tốc Liên Khương – Prenn dài 19,2km nối cảng sân bay quốc tế Liên Khương với chân đèo Prenn cửa ngõ của thành phố Đà Lạt đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2008.
Theo quy hoạch, vào giai đoạn hoàn chỉnh dự án, tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có 4 làn xe, đường gom và làn dừng khẩn cấp, tốc độ di chuyển khoảng 100 – 120km. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi và nhu cầu vận tải cấp thiết, quyết định xây dựng phân kỳ, phân kỳ đầu quy mô 2 làn xe đảm bảo tốc độ khai thác từ 60 – 80km/h với mức đầu tư gần 34.000 tỷ động. Dự án sẽ đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư) nhận vốn hỗ trợ của nhà nước hoặc sẽ thu phí theo hình tức BOT huy động vốn để tiếp túc tái đầu tư và mở rộng. Ở phân kỳ hoàn chỉnh, tuyến cao tốc quy mô 4 lần rộng 25,5m tổng vốn đầu tư lên tới 65.350 tỷ đồng.


Vào quý IV năm 2017, giai đoạn 1 tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú đã chính thức khởi công và dự kiến đưa vào sử dụng năm 2019, định hướng năm 2020 xây dựng hoàn chỉnh toàn tuyến. Ngay khi giai đoạn 1 hoàn thành, các phân đoạn tiếp theo sẽ được xây dựng.
Ý nghĩa quan trọng của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là tuyến đường trọng yếu kết nối kinh tế vùng giữa các tỉnh Đông Nam Bộ với Nam Tây Nguyên. Trong đó, đoạn Dầu Giây – Tân Phú sẽ kết nối đường cao tốc tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và Biên Hòa – Vũng Tàu; đồng thời toàn tuyến tạo kết nối thuận tiện giữa các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai với tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Là tuyến đường chạy song song quốc lộ 20, tuyến cao tốc giúp giảm tải cho tuyến đường này; đồng thời thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội khu vực trong điểm Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; kinh tế dọc tuyến quốc lộ 20. Tạo mối liên kết đặc biệt giữa tp. Hồ Chí Minh – Đà Lạt giúp rút ngắn thời gian di chuyển, kích thích phát triển tiềm năng du lịch của toàn tỉnh Lâm Đồng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.