Villa Lemoine
https://vietnamkyniem.wordpress.com/2015/08/10/hoang-trieu-cuong-tho-road-part-eight/
Tiểu Chủng Viện Thừa Sai Kontum tại nhà thương tư Sohier Sohier, Đà Lạt
(từ lớp Trosième đến lớp Terminale)
Tiểu Chủng Viện Thừa Sai Kontum tại nhà thương tư Sohier Sohier, Đà Lạt
(từ lớp Trosième đến lớp Terminale)
Bác sỉ Lemoine có lẻ là người bác sỉ đầu tiên ở Đà Lạt . Hầu hết người Đà Lạt ra đời ở nhà bác sỉ Lemoine, xây năm 1935 , sau đó thì sang lại cho bác sỉ Sohier .
French Building, Dr. Lemoine Villa – 1935.
Được xây dựng từ năm 1935. Ngày trước, đây là biệt thự của bác sỹ Lemoine, nằm trên một ngọn đồi cạnh hồ Xuân Hương, có diện tích hơn 15 ha. Sau đó bác sỹ Sohier thành lập một dưỡng đường tư. Kiến trúc mang dáng dấp vùng Bretagne với sự phô diễn các khối tường đầu hồi tam giác vững chắc và mạnh mẽ.
Những ngày cuối cùng ở Nhà Sohier, NGUYỄN-THẾ-BÀI
ĐÔI NÉT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH. FOYER “SOHIER”, 2004
ĐÔI NÉT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH. FOYER “SOHIER”, 2004
Nhà thương tư Sohier – có một chút khác biệt và được cải tiến nhiều so với các biệt thự khác, phù hợp với mục đích chữa trị bệnh nhân: các cửa sổ lớp ngòai theo phong cách truyền thống, bằng gỗ dày và kín đáo, còn bên trong là lớp kính dày, với hệ thống cửa sổ và màn vải dày, rất kín đáo và ấm áp khi được khép và kéo màn lại, nhưng lại rất sáng sủa, trong lành mỗi khi màn được kéo và các lớp cửa sổ được mở hoặc đẩy lên. Bên trong mỗi phòng bệnh rộng rãi, đều có bố trí một lò sưỡi lớn được trang trí rất đẹp. Trên vách tường, phía bên trên các cửa sổ và góc phòng, đều có những lỗ thông khí có nắp che, mà người ta quen gọi là “Oeil de chat”. Bình thường, các lỗ thông hơi vẫn được mở, vì diện tích không nhỏ, không làm các căn phòng bị gió lạnh, nhưng mỗi khi đốt lò sưỡi, thì việc đóng các lỗ thông khí ấy trở thành mối hiểm nguy, có thể đe dọa tính mạng những người ở trong phòng,nhất là khi có đông người, mà lượng oxy bị lò sưởi và số đông người làm cạn kiệt. Lúc ấy, nếu không có sự can thiệp từ bên ngòai, thì những người ở bên trong, trong trường hợp nhu thế sẽ khó tránh nguy tử. Và việc đã xãy ra như vậy cho nhà thương bác sĩ Sohier: bảy bệnh nhân đang điều trị, nằm trong căn phòng rộng lớn, đã khơi đốt lò sưỡi, nhưng lại sập kín hết các lỗ thông hơi. Sự việc quá nhỏ mọn, đến mức không ai để tâm đến. Bệnh nhân ấm áp, ngủ say. Lò sưỡi rực cháy. Hai cánh cửa chính cách âm khép chặt. Và sáng hôm sau, người ta phát hiện ra thảm kịch; cả bảy bệnh nhân đều đã chết ngạt. Bác sĩ Sohier ra tòa ,nhưng luật sư của ông đã đưa ra những chứng cứ, cho thấy vị bác sĩ không có lỗi cố tình, mà chỉ do nhân viên và nhất là bệnh nhân. Nhưng nhà thương tư không được tiếp tục mở cửa nữa, sau khi hòan tất cà thủ tục bồi hòan. Cho đến năm 1966, với cố tâm chiếm bằng được ngôi biệt thự, Bà Nguyễn-Thị-Hậu , Thị-trưởng Đàlạt (1965 – 1966), người tình của ông Nguyễn-văn-Thiệu, lợi dụng quyền thế của một thị-trưởng, bà làm hồ sơ kiện vị bác sĩ người Pháp. Nhận lời bào chữa ông Sohier, Bà luật sư Nguyễn-Phước-Đại, một trong các nữ luật sư thành danh và tiếng tăm bấy giờ (cùng bà luật sư Ngô Bá Thành, vừa qua đời tháng 2 /2004) đã đưa ra các lý chứng cứng rắn, khiến các luật sư của nguyên đơn không thể khuất phục và thắng được.
Đức Giám Mục người Pháp Paul Seitz, mơ ước, hẳn nhiên không phải để hưởng thụ, mà vì Ngài đang cần một ngôi nhà để di chuyển các chủng-sinh của Ngài lên Đàlạt, tiếp tục học, vì thế nhận xét và hiểu biết của Ngài, sẽ chẳng có nơi đâu ở Miền Nam có điều khiện tốt hơn cho việc đào tạo văn hóa và đời sống tu sinh thừa sai sau nầy. Ngài đã liên hệ với bác sĩ Sohier, đúng lúc vị bác sĩ cảm thấy bị bức bách quá đáng, cũng đang muốn bán đi ngôi biệt thự bao năm dày công xây dựng bảo quản. Giá “sang nhượng” là bao nhiêu, thì không mấy ai được biết, chứ chưa nói là biết chính xác, nhưng có nhiều người cho rằng đó là con số chẳn: 11 triệu đồng Việt Nam. Lúc bấy giờ, một đô la Mỹ “ăn” 75 đồng và tiền giấy Việt-nam có mệnh giá cao nhất là tờ 500 đồng (mãi đến năm 1971 mới phát hành giấy bạc 1.000 đồng). Ở thời điểm “trao đổi” ấy, giá một chiếc gắn máy Nhật được bán ở thị trường là 20.000 đồng và giá ưu đãi cho sĩ quan là 16.000 đồng..
Khi biết tin mọi sự đã tốt đẹp, Đức Cha đã bổ nhiệm Cha Phaolô Lê-Quang-Trinh, bấy giờ đang là quản lý tiểu chủng viện Kontum, làm bề trên tiểu chủng viện Sohier, với nhiệm vụ trước mắt giúp Đức Cha chuẩn bị tổ chức để đón những lớp chủng sinh đầu tiên nhập học.[6]
Đức Giám Mục người Pháp Paul Seitz, mơ ước, hẳn nhiên không phải để hưởng thụ, mà vì Ngài đang cần một ngôi nhà để di chuyển các chủng-sinh của Ngài lên Đàlạt, tiếp tục học, vì thế nhận xét và hiểu biết của Ngài, sẽ chẳng có nơi đâu ở Miền Nam có điều khiện tốt hơn cho việc đào tạo văn hóa và đời sống tu sinh thừa sai sau nầy. Ngài đã liên hệ với bác sĩ Sohier, đúng lúc vị bác sĩ cảm thấy bị bức bách quá đáng, cũng đang muốn bán đi ngôi biệt thự bao năm dày công xây dựng bảo quản. Giá “sang nhượng” là bao nhiêu, thì không mấy ai được biết, chứ chưa nói là biết chính xác, nhưng có nhiều người cho rằng đó là con số chẳn: 11 triệu đồng Việt Nam. Lúc bấy giờ, một đô la Mỹ “ăn” 75 đồng và tiền giấy Việt-nam có mệnh giá cao nhất là tờ 500 đồng (mãi đến năm 1971 mới phát hành giấy bạc 1.000 đồng). Ở thời điểm “trao đổi” ấy, giá một chiếc gắn máy Nhật được bán ở thị trường là 20.000 đồng và giá ưu đãi cho sĩ quan là 16.000 đồng..
Khi biết tin mọi sự đã tốt đẹp, Đức Cha đã bổ nhiệm Cha Phaolô Lê-Quang-Trinh, bấy giờ đang là quản lý tiểu chủng viện Kontum, làm bề trên tiểu chủng viện Sohier, với nhiệm vụ trước mắt giúp Đức Cha chuẩn bị tổ chức để đón những lớp chủng sinh đầu tiên nhập học.[6]
Literatur :
[1] Wikipedia
[2] Jennings, Eric T. (2011). Imperial Heights: Dalat and the Making and Undoing of French Indochina University of California Press. (Kindle Locations 5696-6196).
[3] Brodrick, Alan. Little China, the Annamese Lands. London: Oxford University Press, 1942. tr 195
[4] Bulletin des Ami du Vieux Hue Vol 1, Jan-Mar 1930. tr 275
[5] Bulletin des Ami du Vieux Hue Vol 4, Oct-Dec 1937. tr 456
[6] Những ngày cuối cùng ở Nhà Sohier, NGUYỄN-THẾ-BÀI, 2004
[2] Jennings, Eric T. (2011). Imperial Heights: Dalat and the Making and Undoing of French Indochina University of California Press. (Kindle Locations 5696-6196).
[3] Brodrick, Alan. Little China, the Annamese Lands. London: Oxford University Press, 1942. tr 195
[4] Bulletin des Ami du Vieux Hue Vol 1, Jan-Mar 1930. tr 275
[5] Bulletin des Ami du Vieux Hue Vol 4, Oct-Dec 1937. tr 456
[6] Những ngày cuối cùng ở Nhà Sohier, NGUYỄN-THẾ-BÀI, 2004
kien thuc rat huu ich. cam on tac gia
Trả lờiXóa