Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015
1952 Dalat Maps
Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015
Hình ảnh trong thơ văn và trong nghệ thuật tạo hình
Văn Ngọc
http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/ma-luc-cua-hinh-anh
Thạch Đào (1642 - 1707), Đối thoại giữa hai đoá hoa (1694)
Bài thơ cũng tả hoa mộc lan đang nở và đang rụng ở trong núi.
Khỏi cần phải nói, ai cũng biết tầm
quan trọng của hình ảnh
trong đời
sống của con người. Chúng ta sống
bao bọc bởi hình ảnh, và cần nó như cần ánh sáng để nhìn, không khí để
thở. Đó chính
là sự sống phản
ánh
vào trong con mắt ta, và đó là một
nguồn thông tin quý báu, cần thiết cho cuộc sống.
Hình ảnh
còn là một công cụ diễn đạt
nhạy bén, trực
tiếp, nó nói lên được những
điều mà ngôn ngữ khái niệm không thể làm được. Điều
này, con người đã phát hiện
ra ngay từ thời còn ở hang động, khi chưa có chữ viết.
Do đó, hình ảnh có
một vai trò quan trọng trong chức năng diễn đạt, trong
văn, thơ, cũng như trong tất cả các ngành nghệ thuật
tạo hình.
Hình ảnh trong văn,
thơ, là hình ảnh ảo
của sự
vật mà ngôn
ngữ văn chương gợi lên trong óc
tưởng tượng của chúng ta qua những khái
niệm và qua những biểu
tượng. Có lẽ chính bởi vì nó không cụ thể, cho nên
hình ảnh ảo
mới có thể hài hoà được với cái ngôn
ngữ khái niệm, rất trừu
tượng, nhưng lại có
khả năng diễn đạt nội tâm của văn thơ . Chỉ cần đọc
một vài đoạn thơ cổ, hay thơ mới, là ta cũng thấy được rằng thơ cần
hình
ảnh, mặc dù đó chỉ là những hình ảnh tượng trưng mà
thôi :
Đưa người
ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong...
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong...
Thâm
Tâm, Tống biệt hành
(1940)
Những
câu thơ trên là những câu thơ giàu hình ảnh, nhưng chỉ là những hình
ảnh trừu tượng, hình
ảnh của khái niệm.
Tuy nhiên, chúng vẫn cho phép người đọc mường tượng được, dù không
phải là cùng những hình ảnh cụ thể mà nhà thi sĩ đã chính mắt nhìn
thấy, nhưng cũng là những hình ảnh đủ để nói lên một khung cảnh sông
nước, một cái đẹp của hoàng hôn, và một tâm sự lãng mạn.
Còn hình ảnh trong đời sống và trên các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, như : hội hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt - bố trí, kiến trúc, điện ảnh, v.v. là hình ảnh thật, cụ thể, mà mắt ta nhìn thấy được.
Hình ảnh ảo, hay hình ảnh tưởng tượng
Do đó, ta có thể chia hình ảnh ra làm hai loại : hình ảnh ảo và hình ảnh cụ thể.
Ảo ở đây không
có cái nghĩa thường được
dùng trong quang học, hay trong tin học, để
chỉ những hình ảnh có thật, nhìn thấy trong gương, hoặc trên màn ảnh
của máy vi tính, mặc dầu tay ta không nắm bắt
được, nhưng mắt ta nhìn thấy
được. Trong chừng mức nào, đó
là những hình ảnh thật, chứ
không phải là hình ảnh ảo.
Hình ảnh trong gương, tuy ngược, nhưng là hình ảnh phản chiếu một sự
vật có thật, còn hình ảnh trên màn ảnh máy vi tính cũng là hình ảnh của
những sự vật cụ thể được chụp lại bằng máy ảnh . Nếu
ta đem
sao chụp, hoặc in ra giấy, thì nó cũng
giống như một bức tranh, hay một tấm
ảnh thật.
Hình ảnh ảo
mà chúng ta nói ở
đây, là hình ảnh mà ta thật sự không
nhìn thấy được bằng con mắt, mà chỉ hình dung được bằng
óc tưởng tượng, thông qua
những khái niệm có trong
ngôn ngữ.
Chẳng hạn như khi ta mô tả, hay thuật
lại cái đẹp của một dòng
sông, một cái cầu, hay một khuôn
mặt, người đọc hay người nghe chỉ có thể hình dung ra được
một phần nào cái đẹp
ấy mà thôi, thông qua các khái
niệm, và
các kỷ niệm
về những dòng sông,
những chiếc cầu, và những khuôn
mặt, mà họ đã từng gặp, từng nhìn
thấy trong dĩ vãng.
Đương nhiên, không phải ai cũng
hình dung ra được cùng một dòng
sông ấy, một chiếc cầu ấy, một
khuôn mặt ấy, và không phải ai
cũng cảm nhận được cùng một
cái đẹp mà tác giả đã
mô tả.
Do đó, nhiều khi có những
hình ảnh trong một tác phẩm
văn học đã ghi khắc vào trong trí
tưởng tượng của chúng ta, mà
rồi khi xem một cuốn phim được dàn
dựng dựa trên tác phẩm đó,
ta không tìm thấy lại được
đúng những hình ảnh mà
mình đã hình dung trong đầu.
Điều này cũng gần như một
quy luật, vì như ta biết, cái đẹp
của hình tượng văn học mà
ta cảm thụ được trong óc tưởng
tượng của ta, và ngay cả cái đẹp
của một bức hoạ mà mắt ta nhìn
thấy, cũng không thể nào giống
hoàn toàn với cái đẹp mà
người khác ghi nhận được
trong đầu óc của họ. Đó là do cái
bản chất « chủ quan »
của sự phán đoán của con người
trong lãnh vực thẩm mỹ, mà nhà
triết học Kant đã vạch rõ từ
thế kỷ XVIII.
Bởi vậy cho nên, trong văn,
thơ, ngoài cái đẹp tự thân
của ngôn ngữ (câu chữ, nhạc
điệu, nhịp điệu, v.v.), ngoài cái
đẹp của nội dung (cốt truyên,
chủ đề tư tưởng, tình cảm
các nhân vật) mà tác phẩm
chuyên chở ra, còn có cái đẹp
của những hình ảnh
mà
tác giả tạo nên trong óc tưởng
tượng của người đọc thông
qua ngôn ngữ. Ta gọi loại hình ảnh này là hình ảnh
« mở »,
vì nó cho phép người đọc
tha hồ tưởng tượng, không như
cái đẹp được thể
hiện một cách quá cụ thể, cố
định, bằng vật liệu, chất liệu,
màu sắc, v.v. của một bức hoạ,
một bức tượng, một công trình
kiến trúc, hoặc một tác phẩm điện ảnh, mặc dầu điện ảnh là một trường
hợp đặc biệt, vì nó vừa là văn chương, lại vừa là nghệ thuật
tạo hình. Nó là một sáng tạo tập thể của nhiều ngành văn học và nghệ
thuât tập hợp
lại.
Cái khả năng tạo ra những
hình ảnh mở của
ngôn ngữ văn chương, chính là
một trong những yếu tố có sức
quyến rũ không thể nào thay thế
được của văn, thơ.
Hình ảnh cụ thể hay hình ảnh thật
Hình ảnh cụ thể
là hình ảnh mà mắt ta nhìn
thấy được, xúc giác nhận
biết được. Đó là hình
ảnh của sự vật trong thiên nhiên và trong đời sống, hoặc hình ảnh tạo
nên bởi các tác phẩm
nghệ thuật : hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc,
nghệ thuật bày biện - bố trí,
nghệ thuật múa, điện ảnh, v.v.
Ở đây, tôi xin mở một
dấu ngoặc, để nói rõ hơn về
hai khái niệm trừu tượng và
cụ thể.
Trong các phong cách hội hoạ
hiện đại, đặc biệt là trong
hội hoạ trừu tượng,
người ta
quan niệm rằng tất cả những gì
hiện diện cụ thể trên mặt vải
đều có một vai trò nhất định
và góp phần tạo nên giá trị
thẩm mỹ của tác phẩm. Cũng bởi
vậy, mà đã có lúc cái
tên gọi « hội hoạ trừu
tượng » đã bị một số
các hoạ sĩ đứng đầu trường
phái này đề nghị bỏ đi (đầu thế kỷ XX), và
đặt lại cho nó một cái tên
khác : «hội hoạ cụ thể », bởi vì, theo họ, tất cả
những
gì mà mắt ta đã nhìn
thấy, thì không thể nào gọi là
trừu tượng được. Nhưng rồi cuối
cùng cái ý này đã không
được mọi người chấp nhận,
và ngay sau đó bị dẹp đi.
Sở dĩ
cái tên « hội hoạ trừu
tượng » được giữ y
nguyên, trước hết là để
tránh một sự lẫn lộn. Trừu
tượng ở đây không có
nghĩa đối lập với cụ
thể , mà là đối lập với tượng
hình : hội
hoạ tượng
hình là nền hội hoạ sử
dụng các hình thể có thật
trong đời sống. Các hoạ sĩ đi tiên phong thời ấy quan niệm
rằng, hội hoạ trừu tượng, phải
là một nền hội hoạ trong đó
đối tượng vẽ không còn là
những vật thể có thật, có khái
niệm, tồn tại trong thiên nhiên, và
trong cuộc sống của con người. Đó
là cả một cuộc thử thách mới,
mà rồi qua thời gian người ta cũng
nhận thấy rằng không thể nào tôn
trọng được cái tính chất
quá « tuyệt đối » và đồng thời cũng hơi quá "mơ hồ"
của khái niệm "trừu tượng".
Hiện nay, có một số không ít các
hoạ sĩ trừu tượng cho rằng : « Trừu
tượng hay không, trước hết là phải đẹp ! ».
Đó cũng là một ý
kiến đáng chú ý. Nói chung, quan
niệm nghệ thuật hiện đại, ở vào thời đại ngày hôm nay, là một quan niệm
hoàn toàn mở, chứ không còn bị gò bó bởi những định
kiến, lý thuyết, trường phái, hay phong cách nữa.
Trên một bình diện khác,
người ta thường cho rằng kiến trúc
là một nghệ thuật « trừu
tượng », vì những hình khối
kiến trúc thường chỉ là những
hình khối hình học, làm bằng
những vật liệu vô tri, vô giác.
Thẩm mỹ kiến trúc chỉ là thẩm
mỹ của những hình khối, đường
nét, tỷ lệ, nhịp điệu, vật
liêu, chất liệu, v.v.
Ngoài ra, kiến trúc (với điều kiện còn
giữ được bản chất nghệ thuật
trong cái chức năng đa dạng của
nó, là : vừa làm nghệ thuật,
vừa làm kỹ thuật, lại vừa phải
lo về khía cạnh kinh tế của công
trình) thường được coi như một nghệ thuật trừu tượng,
so với hội hoạ và điêu khắc,
đơn giản chỉ vì nó không thể nào có
được một ngôn ngữ tượng
hình, ngoại trừ những yếu tố
trang trí, như : con rồng, con phượng,
chậu kiểng, bức tượng, hay bức phù
điêu, trong những nền kiến trúc
cổ. Trong kiến trúc hiện đại, đôi khi người ta cũng sử dụng những
biểu tượng, như biểu tượng của sự nhẹ nhàng, năng động : hình
ảnh
của cánh chim (Nhà ga hàng không của kts Saarinen ở New York,
Nhà hát Opéra ở Sydney của kts Jorn Utzon, v.v.)
Xem như vậy, ngay cả trong kiến
trúc, người ta cũng có nhu cầu diễn đạt bằng
những yếu tố tượng hình,
và quần chúng thưởng ngoạn, nói chung, ngay cả ở thời hiện đại, cũng
vẫn còn
quyến luyến rất nhiều với những yếu tố tượng hình, bởi vì
chúng gợi
nhắc đến thiên nhiên, đến một nét văn hoá, lịch sử nào
đó, hoặc đơn giản chỉ vì những chi tiết tượng hình thường ngoạn mục và
làm họ "no con mắt" hơn là những hình khối hình học quá giản lược.Khả năng hoà hợp giữa hình ảnh ảo và hình ảnh thật
Một thí dụ và cũng là một
tiền lệ đáng chú ý trong lịch
sử nghệ thuật, là sự hoà hợp
giữa thơ, thư
pháp và hội
hoạ trong một vài nền văn hoá
ở phương Đông, đặc biệt
là nền văn hoá của Trung Quốc và
của một số nước có nền Nho
học,Lão học và Phật học như : Nhật Bản, Triều Tiên,
và Việt Nam.
Đã có một thời, trong những
nền văn hoá này, các văn nhân
thường sử dụng cây bút lông
của mình vừa để viết, lại
vừa để vẽ. Họ vừa có thể
đồng thời là nhà thơ, nhà
thư pháp và nhà hoạ sĩ. Trên
một bức tranh cổ, một bức bình
phong, hay một chiếc bình cổ, người
ta thường có nhu cầu đề
thơ.
Thơ và thư pháp góp phần làm
tăng thêm vẻ đẹp trang trọng của
bức hoạ, bức bình phong, hay chiếc
bình cổ. Ngược lại, một bức
hoạ có thể làm nổi bật sự cao quý của một bài thơ, và
khiến cho nó cụ thể, sống động hơn.
Trong khi thơ diễn đạt cái đẹp của
thiên nhiên và của cuộc sống bằng những nét ẩn dụ,và bằng
những hình ảnh trừu
tượng , thì hội hoạ diễn đạt
trực tiếp bằng những hình ảnh cụ thể.
Dường như nhân loại
đã ý thức được điều
này ngay từ sớm. Trong hội hoạ cổ
điển ở phương Đông, đặc
biệt là hội hoạ cổ điển
Trung Quốc, người hoạ sĩ bao giờ
cũng thể hiện thiên nhiên và sự
vật trong cuộc sống thông qua quan niệm
thẩm mỹ và triết lý của mình.
Họ diễn dịch, hoặc cách điệu
hoá, chứ không sao chép
y chang. Không những thế, họ còn có
nhu cầu hoàn thiện, bổ sung, phụ hoạ cho tác
phẩm hội hoạ bằng những ý tưởng
trừu tượng qua thơ, văn. Do đó,
cái nhu cầu đề thơ lên tranh, và
vẽ tranh lên một bài thơ, đã
trở thành một truyền thống.
Cố Khải Chi ,
hoạ sĩ thời Lục Triều, Trung Quốc (thế kỷ IV)
Truyền thống này đã xuất hiện
ít nhất từ thời Lục Triều ở
Trung Quốc, với nhà hoạ sĩ trứ
danh Cố Khải Chi (thế kỷ IV), và đã
phát triển đến cao độ ở thời
nhà Đường với nhà thơ kiêm
hoạ sĩ Vương Duy (698-759).
Một nhà thơ lớn thời nhà Tống
(thế kỷ X-XIII) đã nói về nghệ
thuật của Vương Duy như sau : « Thơ
của ông như một bức tranh (không có
hình vẽ), và tranh của ông như một bài thơ (không có chữ
viết) »[tạm dịch ý -V.N.].
Người
nhàn hoa quế nhẹ rơi
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh
Trăng lên, chim núi giật mình,
Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi.
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh
Trăng lên, chim núi giật mình,
Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi.
Vương
Duy, Điểu minh giản
Khe chim kêu (Ngô Tất Tố dịch)
Khe chim kêu (Ngô Tất Tố dịch)
Sự hoà hợp giữa thơ, thư pháp,
và hội hoạ trong các nền văn hoá
Á đông là một điều khá
tự nhiên, vì cả ba hoạt động
nghệ thuật này đều cùng sử
dụng một công cụ, đó là
cây bút lông. Hội hoạ cổ điển
Trung Quốc (tranh thuỷ mạc) chủ yếu là
nghệ thuật của đường nét.
Thư pháp và thơ cũng chủ yếu
là những nét bút. Bản thân mỗi
chữ vuông (chữ Hán) cũng đã là một ký hiệu, một hình vẽ
giàu nhịp điệu rồi. Do đó,
có một sự hài hoà nhất định
giữa ba hình thức diễn đạt này.
Sức hấp dẫn của hình ảnh trong thơ, văn
Mặc dầu cái đẹp được
gợi lên qua những hình
ảnh
trong thơ, văn, chỉ là một cái
đẹp ảo, chỉ tồn tại
trong trí tưởng tượng của
mỗi người, và phần nào khá
mơ hồ, bởi vì chỉ là cái đẹp
ẩn dụ, ước lệ, song đứng
về mặt tác dụng, nó cũng có
đủ những nét tượng hình
để gợi lên cho người đọc
một ý niệm về cái đẹp của
đối tượng được mô tả,
dù chỉ là một cái đẹp
được phác hoạ bằng những nét
chung chung, những khái niệm, những
biểu tượng,quy
ước, đã được sự
đồng thuận của nhiều thế hệ
người, và đã trở thành
những chuẩn mực của cái đẹp
trong một truyền thống văn hoá.
Trong Truyện Kiều
của
Nguyễn Du, chẳng hạn, nhà thơ cũng
chỉ mô tả được hai hàng Kiều
bằng những nét ẩn dụ, rất tượng
trưng như :
Vân xem trang
trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đăn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh
Khuôn trăng đầy đăn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, câu 20-26)
Nhưng rõ ràng, qua những câu thơ này
người đọc
có thể tưởng tượng được
sắc đẹp của hai chị em nàng Kiều
một cách thoải mái !
Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
Nguyễn Du,
Truyện Kiều (câu 145-146)
Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Lê Lam trong Truyện Kiều,
NXB Đại Học và Giáo Dục Chuyên nghiệp 1991
Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Lê Lam trong Truyện Kiều,
NXB Đại Học và Giáo Dục Chuyên nghiệp 1991
Thơ hay văn, dù có tượng hình đến đâu cũng không thể nào diễn đạt được một cách đầy đủ cái hình dạng thật của một đối tượng. Do đó, hình ảnh trong thơ văn luôn luôn là những hình ảnh mở, và người đọc có thể tự mình tưởng tượng ra cái hình ảnh ấy. Đây cũng chính là một ưu điểm của ngôn ngữ nói và của ngôn ngữ văn chương. Nó không gò bó trí tưởng tượng của người đọc, và khiến cho người ta có một vai trò tích cực trong việc xây dựng hình ảnh, cũng như trong việc thưởng thức và thẩm định tác phẩm.
Khách đà lên ngựa người còn nghé
theo (câu 168)
Nguyễn Du, Truyện Kiều
Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (1965)
trong Kiều, NXB Thông Tin 1989
Nguyễn Du, Truyện Kiều
Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (1965)
trong Kiều, NXB Thông Tin 1989
Có thể nói rằng văn chương
là nghệ thuật sử dụng ngôn
ngữ khái niệm,
thường chỉ có một nghĩa trừu
tượng, đủ để cho người
ta phân biệt được khái niệm cái
bàn
với khái niệm cái ghế,
nhưng không mô tả
được hình dạng thật của cái
bàn đó, hay cái ghế đó,
trong khi nghệ thuật tạo hình là ngôn
ngữ của hình ảnh cụ thể,
mà con mắt người nhìn thấy được,
kiểm tra được.
Cái đẹp của hình tượng đuợc diễn đạt
trong ngôn ngữ văn chương chỉ có
thể là một cái đẹp trừu
tượng, dù có được
mô tả một cách chi tiết, thì
cũng chỉ là thông qua phép ẩn
dụ, thông qua những mẫu mực đã có sẵn được coi
là chuẩn, đôi khi cũ
mòn, hoặc sáo rỗng.
Xem như vậy, cái nhu cầu đề thơ
lên tranh, hoặc ngược lại, sử dụng
nét vẽ để minh hoạ,
bổ sung cho hình tượng ảo
trong thơ, văn, đều có cái lô
gích của nó : những gì mà
người ta không diễn đạt được
bằng ngôn ngữ khái niệm,
thì
người ta phải diễn đạt bằng hình
ảnh cụ thể, và ngược lại.
Trong thơ, văn, người ta chỉ có
thể diễn đạt bằng những hình ảnh ảo, hoặc ẩn dụ. Mặc
dầu vậy, những hình ảnh này
có khả năng quyến rũ rất lớn, vì đó là những hình ảnh mở,
cho phép người
đọc tưởng tượng thoải mái, tuỳ theo
cái gu thẩm mỹ, tuỳ theo kinh nghiệm sống và trình độ
văn hoá của mình.
Văn Ngọc
HOÀNG SA & TRƯỜNG SA
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Hãn Nguyên Nguyễn Nhã
http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/dien-trinh-lich-su-cuoc-tranh-chap-chu-quyen-o-bien-111ongTÓM TẮT
Hoàn
cảnh lịch sử bắt đầu từ năm
1909, chính quyền tỉnh Quảng Đông, Trung
Hoa cho rằng Hoàng Sa của Việt Nam là đất vô chủ, nên đã có
hành động khảo sát, chiếm hữu
theo cung cách của Phương Tây, đã
không gặp bất cứ phản ứng nào
của Việt Nam vì Việt Nam bị mất
hết chủ quyền ngoại giao vào tay người
Pháp, trong khi Pháp vốn biết trước
ý đồ của chính quyền Quảng
Đông, song vẫn không can thiệp ngay vì
sợ chủ nghĩa dân tộc “sô-vanh”
bùng dậy ở Trung Hoa, làm ảnh hưởng
đến quyền lợi của Pháp ở
Trung Hoa. Tuỳ theo từng thời kỳ lịch
sử từ giai đoạn 1 (1909-1930), giai đọan
2 (1930-1945), giai đoạn 3 (1945-1954), giai đoạn
4 (1954-1975), giai đoạn hiện nay (1975 đến
nay), có những hoàn cảnh lịch sử
khác nhau, dẫn đến những nguyên
nhân tranh chấp khác nhau, tính chất
tranh chấp khác nhau, liên tiếp không
ngừng cho đến tận ngày nay.
Khi Thực
dân Pháp rút quân khỏi Việt Nam
vào tháng 4/1956 để lại khoảng
trống lực lượng bố phòng trong
khi đang diễn ra chiến tranh lạnh, thế
giới chia hai phe : phe Tư bản chủ nghĩa và phe Xã hội chủ nghĩa, Việt
Nam, lại bị chia cắt có hai chính
quyền mà theo Hiệp Định Genève
mà Trung Quốc đã ký, phía nam
vĩ tuyến 17 trong đó bao gồm quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa do
Chính quyền phía Nam quản lý, đã
không thể̉ bảo vệ hiệu quả
chủ quyền vốn có của mình tại
Hoàng Sa và Trường Sa, khiến các
nước Trung Quốc, Đài Loan, Philippines
trong bối cảnh chiến tranh lạnh ấy đã
vội vã chiếm cứ một số đảo
tại Hoàng Sa & Trường Sa. Khi Mỹ ký
Thông cáo chung Thượng Hải với
Trung Quốc năm 1972 và ký Hiệp Định
Paris năm 1973, rút quân ra khỏi Việt
Nam, không can thiệp để Trung Quốc chiếm
toàn thể Hoàng Sa vào tháng 1 năm
1974. Nguyên nhân tranh chấp trong thời kỳ
này đã thay đổi về chất, sự
đối đầu trong chiến tranh lạnh, và
nhất là trong chiến tranh nóng hai chính
quyền Nam Bắc có những đồng
minh, đồng chí anh em ủng hộ lẫn
nhau trong tranh chấp mang tính quốc tế này.
Sau năm
1975, Việt Nam đã thống nhất, thế
lực chính trị quốc tế có nhiều
biến động ảnh hưởng đến
Việt Nam trong đó có việc tranh chấp
về Hoàng Sa và Trường Sa vẫn
tiếp tục, không những vì vị trí
chiến lược vốn có tầm quan trọng
lớn lao cũng như tài nguyên nhất
là trữ lượng dầu khí tại
quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa...
Sự
thực lịch sử ra sao và giải pháp ?
Các
tư liệu chứng minh chủ quyền của
Việt Nam đã xuất hiện liên tục
qua các đời : từ đầu thời
Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ
XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều
Nguyễn (từ vua Gia Long) qua đội dân
binh Hoàng Sa và đội Bắc Hải
được đội Hoàng Sa kiêm quản,
Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu
các loại, chủ yếu là tài liệu
công trong đó có đặc biệt
cả châu bản, hội điển chép
những hành động của nhà nước
chiếm hữu, thực thi chủ quyền như
vẽ bản đồ, cắm mốc, dựng
bia, xây miếu thờ (Hoàng sa tự),
trồng cây, đào giếng… của
thuỷ quân triều Nguyễn chứ
không còn ít ỏi như thư của
Toàn Quyền Pasquier gửi cho Bộ Trưởng
Bộ Thuộc Địa ngày 18-10-1930, mà
người Pháp lúc ấy cũng đã
khẳng định chủ quyền của Việt
Nam hết sức rõ ràng.
Trong khi
ấy tư liệu phương Tây như Jean
Baptiste Chaigneau, Gutzlaff (năm 1849) nhất là
giám mục Taberd xuất bản năm 1833 cho
rằng hoàng đế Gia Long chính thức
khẳng định chủ quyền trên quần
đảo Hoàng Sa năm 1816 và An
Nam Đại
Quốc Hoạ Đồ của giám mục
Taberd xuất bản năm 1838, phụ bản của
cuốn từ điển La tinh - Annam, ghi rõ
« Paracels seu
Cát Vàng » với
toạ độ rõ ràng như hiện nay
chứ không phải như Trung Quốc cho là
ven bờ biển.
Ngay tư
liệu của Trung Quốc như Hải Ngoại
Kỷ Sự của Thích Đại Sán
năm 1696, quyển 3, đã ghi chép Chúa
Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các
sản vật từ cá tàu đắm trên
quần đảo Vạn Lý Trường Sa
tức Hoàng Sa …
Sự
thực chủ quyền của Việt Nam tại
Hoàng Sa đã rõ ràng như trên.
Nguyên nhân tranh chấp đã không
còn nữa. Việt Nam đã độc
lập, thống nhất, làm bạn với tất
cả các nước kể cả Trung Quốc,
Mỹ, Nga…Vì thế không một chính
quyền nào cũng như bất cứ người
Việt Nam nào dù khác nhau chính
kiến lại không coi trọng việc đòi
lại Hoàng Sa về với Việt Nam và
bảo toàn toàn vẹn Trường Sa. “ Cái
gì của César phải trả lại cho
César ”. Đối với các nước ASEAN trên cơ sở Công ước 1982
về
luật biển sẽ tương nhượng
trong tinh thần hợp tác giữa các
thành viên trong khối càng ngày càng
chặt chẽ, đôi bên đều có
lợi. Đối với Trung Quốc, núi
liền núi, sông liền sông, đã
có những bài học lịch sử quý
giá. Việt Nam với truyền thống hàng
ngàn năm luôn kiên quyết bảo vệ
quyền độc lập tự chủ của
mình, song luôn luôn tôn trọng nước
đàn anh Trung Quốc, luôn theo truyền thống làm “ phên dậu của Trung
Quốc ”, không bao giờ làm hại đến
quyền lợi Trung Quốc.
Bất
cứ giải pháp nào dựa vào sức
mạnh như người Nhật đánh
chiếm bằng vũ lực Hoàng Sa, Trường
Sa năm 1938, 1939 hoặc thực dân Pháp
suốt thập niên 20 đến thập niên
50 thế kỷ XX dựa vào ưu thế quân
sự của mình cũng như Trung Quốc
dùng võ lực năm 1974,1988 chỉ mang
tính nhất thời.
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN VIỆC CHÍNH QUYỀN TỈNH QUẢNG ĐÔNG (TRUNG HOA) KHẢO SÁT TRÁI PHÉP QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀO NĂM 1909 VÀ TIẾP TỤC LÚN SÂU VÀO VIỆC XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở HOÀNG SA CHO ĐẾN NĂM 1930 KHI CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN PHÁP THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM
Việt
Nam bị Pháp xâm lược năm 1858, mất
hết chủ quyền tự chủ ngoại giao
theo Hiệp ước cuối cùng ký với
Pháp năm 1884, không bảo vệ được
chủ quyền của mình tại Hoàng Sa
khi bị các nước khác xâm phạm.
Chính
trong thời Pháp thuộc đă xảy ra sự
kiện chính quyền Quảng Đông
(Trung Hoa) do Tổng Đốc Trương Nhân
Tuấn đứng đầu vào tháng 6
năm 1909 như báo chí Quảng Châu
hồi bấy giờ đưa tin, lần đầu
tiên đă cử một hạm đội
nhỏ của nhà Thanh đã đi khảo
sát trái phép quần đảo
Paracels, vốn của Việt Nam từ lâu, tên
chữ là Hoàng Sa hay tên nôm gọi
là Cát Vàng hay Cồn Vàng.
Tên
Tây Sa mà chính quyền Quảng Đông
mới đặt ra sau sự kiện tháng 10
năm 1907, chính quyền nhà Thanh đuổi
được nhóm thương gia người
Nhật Nishizawa Yoshiksugu chiếm giữ đảo
Pratas trong 3 tháng (từ 2 tháng 7 năm
1907). Cũng bắt đầu từ khi này,
chính quyền Quảng Đông đã đặt
tên Pratas là Đông Sa vốn là tên
một đảo ở ngoài khơi tỉnh
Quảng Đông, đã được ghi
rất rõ trên bản đồ “Duyên
Hải Toàn Đồ” trong sách Hải
Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân
Quýnh (1730).
Diễn
Đàn cảm ơn tác giả Nguyễn Nhã đã cung cấp bài nghiên cứu của ông. Nội
dung bài này đã được trình bày tại Hội thảo Biển Đông do Học viện Ngoại
giao tổ chức ngày 17.2.2009 vừa qua tại Hà Nội.
Không phải
chính quyền thực dân Pháp không
biết sự kiện khảo sát trái phép
này. Chính bức thư
của lãnh sự Pháp Beauvais ở Quảng
Châu gửi Bộ Trưởng Bộ Ngoại
Giao Pháp ngày 4 tháng 5-1909 đã
nêu ý đồ của Trung Quốc xâm
phạm chủ quyền Hoàng Sa của Việt
Nam khi viết : “ Như
tôi đã trình
bày với ông khi kết thúc bản
báo cáo gần đây của tôi
(số 86 ngày 1 tháng 5 năm 1909) về vấn
đề các đảo Đông Sa (Pratas),
vấn đề này khiến chính phủ
Trung Hoa chú ý đến các nhóm
đảo khác nằm dọc bờ biển
của Thiên Triều và tới một mức
độ nhất định có thể được
coi như một bộ phận của Thiên
triều, trong đó có quần đảo
Paracels ” [Monique Chemillier-Gendreau, La
souveraineté
sur les archipels Paracels et Spratleys, Paris,
L’Harmattan,1996, p.206]. Cũng cần lưu ý
bức thư trên đã viết khi chính
quyền Quảng Châu c̣òn đang chuẩn
bị thực hiện chuyến khảo sát.
Cuộc khảo sát diễn ra sau đó, có
mặt cả người Đức, đã
rời Hồng Kông vào ngày 21-5-1909 và
về Quảng Châu vào ngày 9-6-1909.
Cũng trong thư
trên đề ngày 4 tháng 5 năm 1909,
lãnh sự Pháp ở Quảng Châu gửi
cho Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Pháp
có một số nội dung đáng lưu
ý sau đây :
Do ảnh hưởng
của việc Nhật chiếm Pratas (Đông
Sa), Trung Quốc muốn chiếm luôn quần
đảo Paracels gần Hải Nam.
Cuộc khảo
sát trái phép đầu tiên là
của Ngô Kính Vinh đã cho thấy ở
mỗi đảo Hoàng Sa đều có một
ngôi miếu nhỏ xây kiểu nhà đá
(tất cả tường mái là đá
san hô và vỏ sò).
[Monique Chemillier-Gendreau, sđd,
Paris, L’Harmattan,1996, p.207].
Các ngư dân
Việt Nam mang cả vợ con đến sống ở
Hoàng Sa, bị đối xử tàn tệ,
vợ con bị bắt đến Hải Nam [Monique Chemillier-Gendreau, sđd,
Paris, L’Harmattan, 1996,p. 210].
Như thế
chính phủ Pháp ngay tại chính quốc
đã rõ ý đồ của chính
quyền Trung Hoa dù chỉ
là chính quyền địa phương
xâm phạm chủ quyền của Việt Nam
tại Paracels hay Hoàng Sa của Việt Nam. Sở
dĩ Chính quyền Pháp không ngăn
chặn hành động khảo sát trên
vì nhiều lý do :
Một là khi
ấy, Pháp chưa quan tâm đến vấn
đề bảo vệ sở hữu quần đảo
của nước “An Nam” mà Pháp
bảo hộ theo Hiệp ước Patenôtre
1884. Vấn đề ngăn chặn ý đồ
của Trung Hoa ngay từ năm 1909 mà Lãnh sự Pháp ở Quảng Châu là
Beauvais đã báo cáo, bị chính
quyền Pháp ở mẫu quốc bỏ qua.
Điều này
cũng dễ hiểu, nếu như các đảo
ấy vốn thuộc sở hữu của nước
Pháp hoặc thuộc đất Nam Kỳ,
nhượng địa hay thuộc địa chứ
không phải đất bảo hộ, thì
chắc chắn chính phủ Pháp sẽ có
hành động ngăn chặn ngay và sẽ
không thể xảy ra tranh chấp lâu dài
về sau. Nếu không chính phủ Pháp
sẽ bị kết tội hay sẽ bị lên
án do chính người Pháp hoặc
giới chính trị hoặc những công
dân yêu nước của Pháp.
Hai là chính
quyền thực dân Pháp ngại sự ngăn
chặn có thể làm phát sinh trong
ḷòng dân chúng Trung Hoa một phong
trào “sô vanh” có hại cho quyền
lợi Pháp ở Trung Quốc.
Điều này
cũng đã được Ông Beauvais nêu
ra trong chính văn thư báo cáo ngày
4-5-1909 gửi Ông Bộ trưởng Ngoại
Giao Pháp và đã được chính
phủ Pháp cân nhắc làm theo :
“ Như
vậy, thưa Ông Bộ Trưởng, nếu ta còn
lợi ích trong việc ngăn không cho Chính
phủ Trung Hoa nắm lấy nhóm các đá
ngầm này, có lẽ chúng ta sẽ dễ
dàng nghiên cứu, tìm ra các lập
luận chứng minh rõ ràng quyền của
chúng ta và những bằng chứng không
thể bác bỏ về quyền đó.
Nhưng nếu việc đó không đáng
làm, sau khi đã suy nghĩ chín chắn,
có lẽ nên nhắm mắt làm ngơ.
Một cuộc can thiệp của chúng ta sẽ
có khả năng làm xuất hiện một
phong trào sô vanh mới làm cho chúng
ta bị thiệt hại nhiều hơn lợi ích
mà việc sở hữu được thừa
nhận đối với quần đảo Hoàng
Sa đem lại ” (Monique Chemillier-Gendreau, La
Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys,
L’Harmattan, 1996, p.211-212).
Trong văn thư
đề ngày 14 Janvier 1921 của Ông Chủ
Tịch Hội Đồng Pháp Quốc (tức Thủ tướng) kiêm Bộ
trưởng Ngoại giao Pháp gửi Bộ Trưởng
Bộ Hải Quân Pháp cũng đã khẳng định Bộ ngoại Giao Pháp đã nghe theo ý
kiến của Beauvais (Monique
Chemillier-Gendreau, sđd,
tr. 205).
Ba là các
quan chức thực dân Pháp từ Phủ
Toàn quyền đến Bộ Thuộc Địa
hay Bộ Ngoại giao Pháp không biết rõ
hoặc rất mơ hồ về sở hữu từ
lâu thuộc về Việt Nam.
Có rất
nhiều bằng chứng như chính Ông
Beauvais trong bản báo cáo trên cũng
không chắc chắn mà chỉ nói : “ có
lẽ sẽ dễ dàng nghiên cứu…”.
…
Cho đến ngày
6 tháng 5 năm 1921, có nghĩa sau hơn 1
tháng ngày 30-3-1921, lệnh mang số 831 của
Ban Đốc Chính chính quyền quân
sự Miền Nam Trung Hoa sau phiên họp ngày
11-3-1921 đã quyết định sáp nhập
về mặt hành chính các đảo
Hoàng Sa vào huyện Yai Hien (Châu Nhai, đảo
Hải Nam), Vụ Các Vấn đề chính
trị và Bản Xứ thuộc Phủ Toàn
Quyền Đông Dương đã có
văn bản ghi chú (Note)
ghi rất nhiều
điều liên quan đến quần đảo
Hoàng Sa lấy từ Hồ sơ hiện có
ở Phủ Toàn Quyền Đông Dương,
cho biết đã tìm trong kho tư liệu
của hải quân Sàig̣òn, lưu
trữ của Thống đốc Nam kỳ, của
Phủ Toàn quyền không thấy có tư
liệu nào có tính chất làm rõ
quốc tịch của các đảo Hoàng
Sa. Chính lúc Toàn Quyền Đông
Dương ra chỉ thị điều tra về
vấn đề quốc tịch của Hoàng
Sa cũng là lúc nhận được bức
thư của Tổng lãnh sự Beauvais ở
Quảng Châu báo tin có sự kiện
chính quyền quân sự Nam Trung Hoa quyết
định sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh
Quảng Đông.
Rõ
ràng sự kiện Chính quyền quân
sự Miền Nam Trung Hoa ra tuyên bố sáp
nhập Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt
Nam vào huyện Châu Nhai, đảo Hải
Nam thuộc tỉnh Quảng Đông ngày 30
tháng 1 năm 1921 cũng đã xảy ra vào
thời Pháp thuộc, khi Việt Nam đã hoàn toàn mất chủ quyền.
Khi c̣òn mơ
hồ về chủ quyền của Việt Nam tại
quần đảo Ḥoàng Sa, trong khi ấy
thực chất quyền lực nhà nước
là do chính quyền thực dân Pháp
nắm, nên chính quyền thực dân
Pháp không tích cực ngăn chặn
sự vi phạm chủ quyền của chính
quyền Quảng Đông tại quần đảo
Hoàng Sa là chuyện đương nhiên.
Chắc chắn khi Việt Nam có c̣òn
chủ quyền, được độc lập
tự chủ hay Hoàng Sa vốn thuộc chủ
quyền của Pháp thì chính quyền
nào cũng phải lấy nhiệm vụ tối
thượng là bảo vệ sự toàn
vẹn lãnh thổ của nước mình.
Vì thế chung quy không có sự ngăn
chặn kịp thời sự xâm phạm chủ
quyền của chính quyền quân sự
Miền Nam Trung Hoa vào năm 1921 cũng như
của chính quyền Quảng Đông năm
1909 chính là do Việt Nam bị Pháp đô
hộ, không c̣òn chủ quyền để
bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ
của mình.
Vậy về phía
Việt Nam nguyên nhân sâu xa hay khách
quan dẫn đến sự tranh chấp không
đáng có chính là Việt Nam bị
Pháp đô hộ, mất hết chủ
quyền để có thể bảo vệ lãnh
thổ của mình khi bị xâm phạm.
Về phía
Trung Hoa, nguyên nhân khách quan là do
ảnh hưởng của việc Nhật chiếm
Pratas (Đông Sa), Trung Quốc muốn chiếm
luôn quần đảo Paracels gần Hải Nam
để tránh xảy ra sự kiện bất
cứ nước nào nhất là các
cường quốc hồi bấy giờ phỗng
tay trên, chiếm cứ những đảo ở
Nam Hải mà Trung Hoa coi là vô chủ.
Về phía
chính quyền thực dân Pháp, nguyên
nhân chủ quan chính là do quyền lợi
riêng của Chính quyền thực dân
Pháp đã khiến Pháp không phản
ứng kịp thời để Trung Hoa cho là
đất vô chủ và đi sấu vào
hành động xâm phạm chủ quyền
của Việt Nam ở Ḥoàng Sa và sự
thiếu hiểu biết do hạn chế của
người đi đô hộ, không hiểu
quan điểm của Nhà nước và
nhân dân Việt Nam.
Song sau đó
chính quyền thực dân Pháp lại
bắt đầu quan tâm đến hành
động trái phép của chính quyền
Quảng Đông với quấn đảo Hoàng
Sa. Vậy thì nguyên nhân nào khiến
chính quyền thực dân Pháp bắt
đầu quan tâm đến việc bảo vệ
chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng
Sa trong thời gian từ năm 1921 đến 1930,
Pháp bắt đầu thay đổi quan điểm.
Đó chính là tầm quan trọng của
vị trí chiến lược của quần
đảo Hoàng Sa đối với an toàn
quyền lực của Chính quyền thực
dân Pháp về sự hiểu biết lập
trường của Việt Nam (theo Thượng
thư Bộ binh Thân Trọng Huề giải
thích).
Trước
hết chính vì vị trí chiến lược
quan trọng của quần đảo Hoàng Sa
& Trường Sa cũng như Biển Đông
đối với lãnh thổ Pháp đang
cai trị, nên thực dân Pháp ở
Đông Dương phải cân nhắc lợi
hại, đã quyết định đối
mặt với những ý đồ tranh chấp
chủ quyền của các nước khác
trong đó có Trung Quốc.
Lúc
ban đầu, trong bản báo cáo ngày
04 tháng 5 năm 1909, Tổng lãnh sự
Pháp Beauvais ở Quảng Châu đã đề
cập tới tầm quan trọng vị trí
của quần đảo Hoàng Sa, song lại
chưa sát sườn với lợi ích
của chính quyền thực dân, dù có
hệ trong đến hàng hải hay sự đe
dọa đối với ngư dân Việt nam
như sau :
“ Về
vấn đề này, nhân viên của
chúng tôi nhận xét rằng các
đảo Hoàng Sa đối với chúng
ta có một tầm quan trọng nhất định :
vì nằm giữa tuyến đường đi
từ Sàig̣òn đến Hồng Kông,
các đảo đó là một mối
nguy hiểm lớn đối với hàng hải
và việc chiếu sáng ở đó
có thể là cần thiết. Ngoài ra,
các đảo đó thường có
ngư dân An Nam và Trung Quốc qua lại :
họ đến đó trong quá trình
đánh cá để sơ chế sản
phẩm. đã xảy ra những
cuộc đổ máu giữa ngư dân hai
nước trong dịp đó ” (Monique Chemillier-Gendreau, La
Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys,
L’Harmattan, 1996, p.197).
Trong
văn thư của Khâm Sứ Trung Kỳ Le Fol
gửi Toàn Quyền Đông Dương vào
ngày 22 tháng 1 năm 1929 đã nhấn
mạnh về vị trí chiến lược
của quần đảo Hoàng Sa :
“ Trong
tình hình hiện nay, không ai có
quyền phủ nhận tầm quan trọng chiến
lược rất lớn của các đảo
Hoàng Sa. Trong trường hợp có xung
đột, việc nước ngoài chiếm
đóng chúng sẽ là một trong
những mối đe dọa nghiêm trọng nhất
có thể có đối với việc
phòng thủ và sự toàn vẹn lãnh
thổ của Liên bang [Đông
Dương].
“ Thực
vậy,
các đảo nói trên là sự
kéo dài tự nhiên của Hải Nam.
Một đối phương có thể thấy
ở đó một căn cứ hải quân
hùng mạnh nhờ những vụng và
nhiều nơi tầu đậu tuyệt vời,
và do tính chất của chúng thực
tế là không thể đánh bật.
Một đội tầu ngầm dựa vào
căn cứ đó sẽ có thể, không
những phong tỏa cảng Đà Nẵng là
cảng quan trọng nhất của Trung Kỳ, mà
còn cô lập Bắc Kỳ bằng cách
ngăn cản việc đi đến Bắc Kỳ
bằng đường biển. Lúc đó
để liên lạc giữa giữa Nam Kỳ
với Bắc Kỳ ta phải dùng đường
sắt hiện có, một con đường
rất dễ bị đánh vì chạy dọc
theo bờ biển, pháo hải quân đặt
trên các chiến hạm có thể mặc
sức phá hủy.”
“ Đồng
thời, mọi con đường thông thương
giữa Đông Dương - Viễn Đông -
Thái Bình Dương sẽ bị cắt
đứt : hải lộ Sàig̣òn - Hồng
Kông đi gần quần đảo Paracels, do
đó nằm dưới sự kiểm soát
trực tiếp của căn cứu trên các
đảo ” ( onique
Chemillier-Gendreau, La
Souveraineté
sur les Archipels Paracels et Spratleys,
L’Harmattan, 1996, p.174).
Mặc dù có
những báo cáo rất rõ về tầm
quan trọng của Hoàng Sa đối với
việc bảo vệ lãnh thổ thuộc địa
Đông Dương của Pháp, song phải
có sức ép của dư luận báo
của người Pháp ở Đông Dương
mới làm cho chính quyền thực dân
Pháp có những hành động cụ
thể để bảo vệ chủ quyền tại
Hoàng Sa của nước được Pháp
bảo hộ.
Đầu
tiên với loạt bài trong các số
606, 622, 623, 627 (tháng 1, 5, 6 năm 1929), nhà
báo Henri Cucherousset đã lược qua về chủ quyền của Việt Nam
tại quần
đảo Hoàng Sa với những dẫn chứng
hết sức cụ thể như : 1/ Jean Baptiste
Chaigneau viết năm 1820 dưới nhan đề
: Notice sur la
Cochinchine cho biết năm 1816 vua Gia Long
thực sự chiếm đảo Hoàng Sa. 2/
Giám mục Jean Louis Taberd viết trong Journal of
the Asiatic Society of Bengal, tậpVI, măm 1837, tr.737 và
những trang kế tiếp, tập VII, năm 1838,
tr.317 và những trang kế tiếp đề
cập đến quần đảo Hoàng Sa
trong mục Géographie de la Cochinchine. 3/ Dubois de
Jaucigny viết trong L’Univers –
Histoire et
Description de tous les peuples de leurs religions. Moeurs,
coutumes ; Japon, Indochine, Ceylan xuất bản năm 1850
tại Paris, F.
Didot xuất bản, có đoạn viết : “
…từ 34 năm về
trước quần đảo Hoàng Sa (mà
người Annam gọi là Cát Vàng đã được chiếm cứ bởi các người
xứ Nam Kỳ ”. Cucherousset còn viết
những chi tiết về quần đảo Hoàng
Sa trong Nam
Việt Địa Dư [Hoàng Việt
Địa Dư ?], Minh Mạng năm thứ 14 ; Đại Nam Nhất
Thống Chí, in
thời
Duy Tân, tập 6, tờ 18b, 19a cùng việc
tàu De Lanessan thám sát Hoàng Sa năm
1925.”
Theo tác giả,
quần đảo Hoàng Sa quan trọng do 5 đặc
tính sau đây : 1/ Trạm cho thuỷ phi cơ
Sàig̣òn - Hồng Kông ; Tourane-
Philippines. 2/ Điểm tựa chiến lược
cho tầu ngầm khi có chiến trảnh. 3/
Trạm thông báo khí tượng. 4/ Nơi
tránh gió băo cho tàu đánh cá.
5/ Giàu phốt phát. Lý do tác giả
viết loạt bài vì nhân một đại uý người Anh muốn nhân danh Anh Hoàng
đặt chủ quyền Anh lên đảo
Sein đồng thời tác giả cực lực
phản đối việc hải quân trung tá
Rémy ở Sàig̣òn trả lời
cho 1 công ty hàng hải Nhật rằng không
biết quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ
quyền của ai và việc ông Monguillot đã viết cho ông Gravereaud nói rằng
quần
đảo Hoàng Sa thuộc Trung Hoa.
Theo
tác giả, chánh quyền bảo hộ
Pháp phải chấp hữu chủ quyền
trên quần đảo Ḥoàng Sa bằng
các hành động : 1/ Vẽ bản đồ
tổng quát Hoàng Sa tỉ lệ 1/200.000,
vẽ bản đồ chi tiết 1/25.000, vẽ
bản đồ hải quân và bản đồ
địa chất. 2/ Đặt đài hải
đăng. 3/ Đặt trạm quan sát và
thông báo khí tượng. 4/ Lập đội
trú phòng trú đóng tại Hoàng
Sa.
Tác giả
còn luôn luôn trách cứ chánh
quyền Pháp đã quá lơ là
trong việc xác nhận và bảo vệ
chủ quyền tại Hoàng Sa.
Sau
đó chính bức thư của Toàn
quyền Pasquier gửi cho Bộ
trưởng Bộ Thuộc Địa ngày
18-10-1930 đã chấm dứt thái độ
do dự của chính quyền Pháp đối
với hành động xâm phạm trái
phép của chính quyền Trung Hoa đối
với chủ quyền của Việt Nam tại
Hoàng Sa.
Trong
bức thư
trên, Toàn quyền Pasquier đã gửi
tập tư liệu về quần đảo Hoàng
Sa bao gồm :
-
Một đoạn trích bằng chữ Hán với bản dịch bằng tiếng Pháp của Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển 6 hay biên niên sử của chính phủ An Nam.
-
Một đoạn trích bằng chữ Hán với bản dịch bằng tiếng Pháp của Nam Việt Địa Dư, tập 2 hay Địa dư thời Minh Mạng [Chú thêm của tác giả : tức Hoàng Việt Địa Dư Chí].
-
Một đoạn trích bằng chữ Hán với bản dịch bằng tiếng Pháp của Đại Nam Nhất Thống Chí hay địa dư thời Duy Tân.
Cùng
kèm theo bốn thư phụ lục và bốn
bản đồ, Toàn Quyền Pasquier viết :
“ Chắc
hẳn Ngài
cũng đánh giá như tôi rằng
chúng ta đã đủ để xác
định không thể tranh cãi rằng An
Nam đã thực sự nắm sở hữu
quần đảo và làm như vậy
trước năm 1909 nhiều.”
(Monique
Chemillier-Gendreau, La
Souveraineté
sur les Archipels Paracels et Spratleys,
L’Harmattan, 1996, p.233).
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN VIỆC TRUNG HOA VÀ PHÁP TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN CỦA HOÀNG SA & TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945, THỜI GIAN PHÁP CÒN ĐÔ HỘ VIỆT NAM
Từ 1931 đến
1933, Cucherousset lại tiếp tục viết 7 bài
viết cũng trên báo L’Éveil
Économique de L’Indochine
trong các số 685
(10-5-1931), 688 (31-5-1931), 743 (26-6-1932), 744 (03-7-1932), 746
(17-7-1932), 777 (26-02-1933) và 790 (28-5-1933). Trong loạt bài
báo kể trên, không thấy nhắc đến
lịch sử xác lập chủ quyền của
Việt Nam nữa mà chỉ tập trung vào
thái độ của Toàn quyền Pasquier
về việc xử lý việc bảo vệ
chủ quyền ấy. Tác giả chỉ trích
một lá thư của Toàn quyền
Pasquier khi Ông này viết : “ Chủ
quyền
của xứ Annam trên quần đảo Hoàng
Sa là điều không thể chối cãi
được nhưng lúc này chưa phải
cơ hội để xác nhận chủ quyền
ấy ”. Tác giả gay gắt chất vấn
Ông Toàn Quyền : “ Tại
sao nay không
phải là cơ hội ? Trở lực nào
đã ngăn cản xứ “Annam” nhìn
nhận chủ quyền trên đảo Hoàng
Sa mà họ đã chấp hữu từ trăm
năm trước ? Có phải chăng đợi
đến lúc người Nhật khai thác
đến tấn phốt phát cuối cùng ? Có
phải người Nhật đã trả thù
lao một phần cho ai chăng ? ”
Vì những
bài báo lập luận vững chắc và
chỉ trích nặng lời toàn quyền
Pasquier, Ṭòa Soạn báo E.E.I. bị ông
Dự thẩm Bartet ra lệnh khám xét ban
đêm buộc nhà báo phải nộp
hồ sơ liên quan đến vụ Hoàng
Sa. Trong số báo 743, Cucherousset cực lực
phản đối và nhất quyết không
giao nộp, nếu muốn nghiên cứu thì
chỉ cho đọc tại chỗ. Trong số báo
746, Cucherousset viết nếu không có loạt
bài của E.E.I. thì có lẽ chính
quyền Pháp làm ngơ vụ Trung Hoa chiếm
hữu Hoàng Sa.
Trong số báo
777, Cucherousset đã trình bày tại sao
ông phản đối Toàn quyền Pasquier
nhún nhường trước hành động
của Tổng Đốc Quảng Đông :
1/ Chính quyền tỉnh Quảng Đông
không hề bao giờ được nước
Pháp thừa nhận là một chính
quyền tự trị. 2/ Chính phủ Trung Hoa ở
Bắc Kinh lúc trước, ở Nam Kinh bây
giờ, không hề bao giờ lên tiếng
tranh giành quần đảo này và
không thừa nhận chủ quyền Quảng
Đông. 3/ Ngược lại từ hơn 100
năm nay rồi, nước Nam đã chấp
hữu chủ quyền trên Hoàng Sa và
sự việc này có ghi rõ trong văn
khố của triều đình Huế. Hơn
nữa chính quyền Quảng Châu không
thể dựa vào lý do ngư phủ Trung
Hoa thường xuyên ghé đảo để
bắt rùa, phơi lưới để bảo
Hoàng Sa thuộc Trung Hoa bởi ngư phủ
Pháp cũng thường làm như vậy
tại bờ biển Terre Neuve nhưng Terre Neuve vẫn
thuộc nước Anh. Trong khi ấy trong 1 phiên
họp của Hội Đồng Tư Vấn Đông
Dương, để trả lời vị đại
diện của xứ Annnam là ông Piguax, Toàn
Quyền Pasquier cho biết vụ Hoàng Sa đã có tiếng vang tại Pháp và vị
Tổng trưởng Bộ Thuộc Địa đã quyết định đưa nội vụ ra Ṭòa
án quốc tế La Haye.
Ngoài tờ
báo E.E.I., còn nhiều báo
của người Pháp ở Đông Dương
và cả ở Pháp cũng đăng những
bài về chủ quyền của Việt Nam
tại Hoàng Sa như Revue
Indochinoise Illustrée,
số 38, 1929 (Sàig̣òn), tr.605-616, P.A.
La Picque đã dẫn nhiều tài liệu về
chủ quyền của Viêt Nam ; việc chính
quyền Quảng Đông trả lời không
chịu trách nhiệm về việc dân Hải
Nam cướp trên các tầu bị đắm
Le Bellona năm 1895 và Imezi Maru 1896 vì Hoàng
Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc ;
dịch lại bài báo đăng trên
Quảng Châu Báo ngày 10-7-1909 kể
chuyện chuyến đi khảo sát Hoàng
Sa của hải quân tỉnh Quảng Đông.
Mémoire No 3 du Service
Océanographique de L’Indochine (Saigon), 1930, 24 tr. do
J. de Lacour & Jabouillé kể
chuyến đi khảo sát Hoàng Sa 21-7-1926
theo lời mời của M.A.Krempf. Avenir
du Tonkin, số
10495 (17-04-1931), tr2 khẳng định năm 1816,
vua Gia Long long trọng cho dựng cờ trên đảo
vì thế cho nên dù năm 1909, Trung Hoa
có muốn giành chủ quyền, chánh
phủ Pháp phải lên tiếng xác
nhận quyền bảo vệ các đảo
ấy. Trong hoàn cảnh hiện nay, không ai
có thể phủ nhận sự quan trọng có
tính cách chiến lược của Hoàng
Sa.
Nature
(Paris), số
2916,01-11-1933, tr.385-387 do Sauvaire-Jourdan viết trên
tờ Công báo ngày 19-7-1933 đăng
một thông tư về việc hải quân
Pháp chiếm cứ một vài đảo
ở Phía nam Biển Đông, điểm
qua lịch sử chiếm hữu, vua Gia Long cho hải
đội đổ bộ và dựng cờ
trên đảo năm 1816 rồi đến sự
kiện năm 1909 được bài báo ở
Quảng Châu ngày 20-6-1909 mà tác giả
cho là khôi hài cùng những đề
nghị không nên bỏ rơi quyền sở
hữu các đảo ấy. La
Géographie,
bộ LX (tháng 11-12-1933), tr.232-243, A. Olivier Saix
đưa ra những luận cứ theo đó
chánh quyền bảo hộ của Pháp tại
Việt Nam phải bảo vệ và duy trì
chủ quyền cho Việt Nam vì : 1/ Hoàng
Sa có vị trí rất cần thiết lập
hải đăng. 2/ Là vị trí thiết
lập đài quan sát khí tượng
và trạm vô tuyến kịp thời bào
thời tiết băo cho tàu bè. 3/ Hoàng
Sa nhiều nguồn lợi kinh tế : phốt phát,
cá, rùa.. 4/ lợi ích quân sự
từ Hoàng Sa phong toả Vịnh Bắc Việt, cảng Đà Nẵng, hải lộ quốc
tế. 5/ Lịch sử xác lập chủ quyền :
Vua Gia Long đã cho hải đội Hoàng
Sa đổ bộ lên đảo dựng cờ,
lập cứ điểm, Thượng thư Bộ
binh Thân Trọng Huề ngày 3-3-1925 nói
rằng : “ Các đảo đó bao
giờ
cũng là sở hữu của nước Annam, không có gì tranh căi trong vấn
đề này ”.
Rõ ràng
với sức ép dư luận trên, chính
quyền thực dân Pháp đã phải
hành động, trước hết khoảng
1930 đến 1933, Pháp đã thiết lập
chủ quyền tượng trưng tại Trường
Sa cũng như Hoàng Sa..
Với Hoàng
Sa thuộc về Trung Kỳ, đất bảo hộ
của Pháp, nên không cần phải
hành động xác lập chủ quyền
mà chỉ cần những hành động
thực thi chủ quyền, tiếp theo những
hành động khảo sát Hoảng Sa đầu
tiên năm 1925 của Viện Hải Dương
Học Nha Trang là những hoạt động
thể theo đề nghị của dư luận
báo chí thời ấy. Ngày 15.6.1932, chính quyền Pháp ra nghị
định số 156-SC ấn định việc
thiết lập một đơn vị hành
chánh gọi là quận Hoàng Sa tại
quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1937, kỹ
sư trưởng công chánh Gauthier nghiên
cứu khả năng xây dựng một hải
đăng trên đảo Pattle (Hoàng Sa) ;
năm 1938 Pháp bắt đầu phái các
đơn vị bảo an tới các đảo
và xây dựng môt hải đăng,
môt trạm khí tượng (OMM đăng
ký số 48860) đặt ở đảo Pattle
(Hoàng Sa) và số 48859 ở đảo
Phú Lâm (Ile Boisée), một trạm vô
tuyến TSF trên đảo Pattle. Tháng
3-1938, Hoàng đế Bảo Đại ký
Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào
tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi như
các triều trước. Tháng 6 năm
1938, một đơn vị bảo an lính Việt
Nam tới trấn đóng Hoàng Sa. Một
bia chủ quyền được dựng trên
đảo Pattle với dòng chữ : “ République
Francaise - Royaume d’Annam - Archipels des Paracels 1816- Ile de
Pattle 1938 ”.
Còn với
quần đảo Trường Sa phía Nam thuộc
địa giới Nam Kỳ lại là đất
thuộc địa của Pháp, nên Pháp có hành động xác lập chủ
quyền cho nước Pháp. Song để ngăn
chặn nước thứ ba cũng như đối
phó với pháp lý quốc tế, Cố
vấn pháp luật Bộ Ngoại Giao Pháp
đã viết trong Bản Ghi Chú cho Vụ
Châu Á Đại dương rằng “ việc chiếm hữu quần đảo
Spratleys do Pháp tiến hành năm 1931-1932
là nhân danh Hoàng Đế Annam ”. Ngày 13 tháng 4 năm 1933,
một
hạm đội nhỏ do trung tá hải quân
De Lattre chỉ huy từ Sàigòn đến
đảo Trường Sa (Spratley) gồm thông
báo hạm La Malicieuse, pháo thuyền Alerte,
các tàu thuỷ văn Astrobale và De
Lanessan. Sư chiếm hữu tiến hành theo
nghi thức cổ truyền của Phương Tây.
Một văn bản được thảo ra và
các thuyền trưởng ký thành 11
bản. Mỗi đảo nhận 1 bản, được
đóng kín trong 1 chai rồi được
gắn trong 1 trụ xi măng xây trên mỗi
đảo tại một địa điểm ấn
định và cố định trên mặt
đất. Người ta kéo cờ Tam tài
và thổi kèn trên từng hòn
đảo…
Ngày 26 tháng
7 năm 1933, Bộ Ngoại Giao Pháp đã có một thông tin đăng trên Công
báo Pháp, ghi rõ 6 nhóm hải đảo
và tiểu đảo từ nay đã thuộc
chủ quyền Pháp quốc, trong đó
gồm nhóm Spratley (8°39’ bắc - 111°55 đông) và
các tiểu đảo nhỏ xung quanh được chiếm hữu sớm nhất từ ngày
13-4-1930 và đảo Thị Tứ được
chiếm cuối cùng vào ngày 12-4-1933.
Ngày 21 -12-1933, thống đốc Nam Kỳ M.J.
Krautheimer ký nghị định số 4762 sát
nhập các nhóm hải đảo thuộc
quần đảo Pratleys (Trường Sa) vào
tỉnh Bà Rịa.
Năm 1938 Pháp
cũng thiết lập một bia chủ quyền,
một hải đăng, một trạm khí
tượng và một trạm vô tuyến tại đảo Itu - Aba (Ba Bình)...
Tất cả
những hành động thực thi chủ
quyền của Pháp nhân danh “Annam”
trên quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa diễn ra một cách suôn sẻ, dù
muộn màng, không gặp bất cứ ngăn
cản nào, bởi chỉ duy có chính
quyền địa phương tỉnh Quảng
Đông có ý đồ, có dự
án khai thác Tây Sa tức Hoàng Sa
của Việt Nam, và muốn chiếm hữu
Hoàng Sa khi cho là đất vô chủ,
song các dự án của chính quyền
địa phương mới chỉ trên giấy
tờ, chính quyền trung ương Trung Quốc
chưa mặn mà. Tuy vậy Nhật Bản lại giấu mặt về ý đồ chiếm giữ
Hoàng Sa và Trường Sa, đã lên
tiếng phản đối sự chiếm giữ
của Pháp trong thông báo cho chính
phủ Pháp vào ngày 24 -7-1933. Ngày
31 tháng 3 năm 1939, Bô Ngoại giao Nhật
Bản ra tuyên bố gửi tới Đại
sứ Pháp ở Nhật Bản khẳng định
Nhật Bản là người đầu khám
phá Trường Sa vào năm 1917 và
tuyên bố Nhật kiểm soát Trường
Sa. Nhật đã nhanh chóng chiếm đảo
Phú Lâm (Ile Boisée) của Hoàng Sa
và đảo Itu-Aba (Ba Bình) của Trường
Sa vào năm 1938, song mãi đến ngày
9-3-1945, Nhật mới bắt làm tù binh
những lính Pháp đóng ở các
đảo Hoàng Sa cũng như đất liền
của Việt Nam.
Luật
pháp
quốc tế thời đó sau Định ước
Berlin năm 1885 được hiểu là :
- Việc thụ
đắc lãnh thổ là hành động
của quốc gia, chính quyền địa
phương (tỉnh Quảng Đông) không
đủ danh nghĩa đại diện cho quốc
gia.
- Cũng theo Định
ước này, hành động của phía
Trung Quốc (năm 1909) không đủ mang lại
danh nghĩa chủ quyền cho Trung Quốc vì
chưa thoả mãn các tiêu chí về
thụ đắc lãnh thổ thời đó.
Do vậy, sự im lặng của chính quyền
Phpá ở Đông Dương không có
nghĩa là sự thừa nhận chủ quyền
của phía Trung Quốc và không tạo
ra estopel.
Nhật Bản đã bại trận và đã đầu hàng
vô điều kiện Đồng Minh 16 tháng
8 năm 1945 và đã rút khỏi Hoàng
Sa &Trường Sa.
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN VIỆC TRUNG HOA, PHÁP TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI HOÀNG SA & TRƯỜNG SA TỪ THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN THÁNG 4 NĂM 1956, KHI PHÁP XÂM CHIẾM TRỞ LẠI
Ngày 19 tháng 8 năm 1945 Cách Mạng
Tháng Tám thành công, ngày 2 tháng
9 năm 1945 nước Việt nam Dân Chủ
Cộng Hoà ra đời, chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc
lập ở Quảng Trường Ba Đình,
chấm dứt chế độ đô hộ
của Pháp.
Sau khi Nhật bại
trận, Pháp trở lại đô hộ
Việt Nam, Quân Tưởng Giới Thạch
tiếp quản nơi quân đội Nhật
chiếm đóng từ phía Bắc vĩ
tuyến 16, cả hai nước Pháp và
Trung Hoa đều tiếp tục tranh chấp Hoàng
Sa & Trường Sa của Việt Nam, vẫn
tiếp tục coi trọng vị trí chiến
lược Hoàng Sa & Trường Sa.
Việt Nam bận
lo kháng chiến chống Pháp trong khi quân
Pháp làm chủ Biển Đông.
Quân Nhật đã rút khỏi quần
đảo Hoàng Sa cũng như Trường
Sa vào năm 1946, Pháp trở lại Việt
Nam làm chủ Biển Đông, lập tức
cử một phân đội bộ binh Pháp
đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza đến
thay thế quân đội Nhật từ tháng
5 năm 1946, nhưng đơn vị này chỉ
ở đó trong vài tháng. Trong thời
gian từ 20 đến 27 tháng 5 năm 1946, đô
đốc D’Argenlieu, cao ủy Đông Dương
cũng đã phái tốc hạm
L’Escarmouche ra nắm tình hình đảo
Hoàng Sa (Pattle) thuộc quần đảo Hoàng
Sa.
Vào lúc quân đội viễn chinh Pháp
và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hoà do Chủ tịch Hồ Chí
Minh lãnh đạo đang bận đối
phó với cuộc chiến tranh toàn diện
sắp xảy ra, thì ngày 26 tháng 10 năm
1946, lợi dụng thời cơ, hạm đội
đặc biệt của Trung Hoa Dân Quốc
gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở
một số đại diện của các cơ
quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội độc
lập về cảnh vệ của hải quân
(tiền thân của quân thuỷ đánh
bộ) xuất phát từ cảng Ngô Tùng
ngày 9 tháng 10. Ngày 29 tháng 11 năm
1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên
tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ
lên đây. Tàu Thái Bình và
Trung Nghiệp đến Trường Sa (mà
lúc này Trung Quốc còn gọi là
Đoàn Sa chưa phải mang tên Nam Sa (tác
giả nhấn mạnh).
Trong phiên họp ngày 11 tháng 10 năm
1946, Uỷ Ban Liên Bộ về Đông Dương
thuộc Chính phủ lâm thời Pháp
quyết định cần khẳng định
quyền của Pháp đối với quần
đảo Hoàng Sa và thể hiện việc
tái chiếm bằng việc xây dựng một
đài khí tượng. Theo ý kiến
của đại tướng Juin cho rằng “ lợi
ích cao nhất ” của nước Pháp
là phòng ngừa mọi ý đồ
của một cường quốc nào muốn
chiếm lại các đảo đó là
những đảo kiểm soát việc ra vào
căn cứ tương lai Cam Ranh, con đường
hàng hải Cam Ranh - Quảng Châu - Thượng
Hải (Thư số 199/DN/S. col ngày 7 tháng
10 năm 1946 của Đại tướng Juin,
Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội
Pháp tại Paris). Mãi đến năm
1935, Trung Quốc mới chú ý đến
Trường Sa, gọi là Đoàn Sa sau
thời điểm năm 1933.
Chính phủ Pháp chính thức phản
đối sự chiếm đóng bất hợp
pháp trên của Trung Hoa Dân Quớ́c
và ngày 17 tháng 10 năm 1947 thông
báo hạm Tonkinois của Pháp được
phái đến Hoàng Sa để yêu
cầu quân Tưởng Giới Thạch rút
khỏi Phú Lâm nhưng họ không rút. Pháp gửi một phân đội lính
trong đó có cả quân lính "Quốc
gia Việt Nam" đến đóng một
đồn ở đảo Pattle (Hoàng Sa).
Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc phản
kháng và các cuộc thương lượng
được tiến hành từ ngày 25
tháng 2 đến ngày 4 tháng 7 năm
1947 tại Paris. Tại đây, chính phủ
Trung Hoa Dân Quốc đã từ chối
không chấp nhận việc nhờ trọng
tài quốc tế giải quyết do Pháp
đề xuất. Ngày 1 tháng 12 năm
1947, Bộ Nội Vụ chính quyền Tưởng
Giới Thạch công bố tên Trung Hoa cho
hai quần đảo và đặt chúng
thuộc lãnh thổ Trung Hoa.
Trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm
1946 đầu năm 1947, Việt Nam đã
giành được độc lập từ
năm 1945, không còn ràng buộc vào
hiệp định Patenôtre (1884) với Pháp song Pháp vẫn cho rằng theo hiệp
định
sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hoà còn nằm
trong khối Liên Hiệp Pháp, về ngoại
giao vẫn thuộc về Pháp, nên Pháp
vẫn thực thi quyền đại diện Việt
Nam trong vấn đề chống lại xâm
phạm chủ quyền Việt Nam tại quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính
quyền Pháp bổ sung quân sự bằng
cách đóng quân và thực hiện
quản lý trên hai quần đảo. Điều
này chứng tỏ chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo đã
được củng cố vững chắc từ
thời Pháp thuộc.
Do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng
Ḥoà kháng chiến chống Pháp và
hải quân Pháp làm chủ Biển Đông, nên với hiệp định ngày 8 tháng
3 năm 1949, Pháp gây dựng được
chính quyền thân Pháp còn gọi
là Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng
Bảo Đại đứng đầu, đối
đầu với Chính quyền Cách Mạng
do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Trên thực tế, trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp, quân Pháp đang
làm chủ Biển Đông trong đó
có quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa thay mặt nhà nước Việt Nam.
Tháng 4 năm 1949, Đổng lý văn
phòng của quốc trưởng Bảo Đại
là hoàng thân Bửu Lộc, trong một
cuộc họp báo tại Sàigòn đã
công khai khẳng định lại chủ quyền
của Việt Nam đã từ lâu đời
trên quần đảo Hoàng Sa.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, Cộng
Hoà Nhân Dân Trung Hoa được thành
lập ở lục địa Trung Quốc, Trung
Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch
cầm đầu đã rút lui ra Đài
Loan. Tháng 4 năm 1950, đồn lính Trung
Hoa Dân Quốc chiếm đóng bất hợp
pháp ở đảo Phú Lâm (Ile Boisée)
thuộc quần đảo Hoàng Sa đã
rút lui. Còn đồn lính của Pháp
đóng ở đảo Hoàng Sa (Pattle) vẫn
còn duy trì. Đến năm 1954, Pháp
đã chính thức trao lại quyền
quản lý cho Chính phủ Việt Nam.
Ngày 14 tháng 10 năm 1950, chính phủ
Pháp chính thức chuyển giao cho chính
phủ Bảo Đại quyền quản lý
các quần đảo Hoàng Sa. Thủ hiến
Trung Phần là Phan Văn Giáo đã
chủ toạ việc chuyển giao quyền hành
ở quần đảo Hoàng Sa.
Hội nghị San Francisco có 51 quốc gia tham
dự từ ngày 5 tháng 9 đến ngày
8 tháng 9 năm 1951, ký kết hoà ước
với Nhật. Ngày 5 tháng 9 năm 1951, họp
khoáng đại, ngoại trưởng Gromyko đề nghị 13 khoản tu chính. Khoản
tu chính liên quan đến việc Nhật
nhìn nhận chủ quyền của Cộng Hoà
Nhân Dân Trung Hoa đối với đảo
Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa
dưới phía Nam. Khoản tu chính này
đã bị Hội nghị bác bỏ với
48 phiếu chống và 3 phiếu thuận. Như
vậy, cái gọi là danh nghĩa chủ
quyền Trung Quốc đối với các quần
đảo ngoài khơi Biển Đông đã
bị cộng đồng quốc tế bác
bỏ rõ ràng trong khuôn khổ một
Hội nghị quốc tế.
Ngày
7 tháng 9 năm 1951, Thủ tướng kiêm
ngoại trưởng Trần Văn Hữu của
chính phủ Bảo Đại long trọng
tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa là lãnh thổ của
Việt Nam : « Et
comme il faut franchement profiter de
toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous
affirmons nos droits sur les îles
Spratley et Paracels qui de tout temps ont fait partie du Viet Nam ».
Không một đại biểu nào trong hội nghị bình luận gì về lời
tuyên bố này.
Kết thúc hội nghị là ký kết
hoà ước với Nhật ngày 8 tháng
9 năm 1951. Trong hoà ước này có
điều 2, đoạn 7 ghi rõ :
Nguyên
văn là « Nhật Bản từ
bỏ mọi
quyền, danh nghĩa và tham vọng đối
với các quần đảo Paracels và
Spratly ». Song đến
đây,
tình hình chính trị thế giới
đã bắt đầu biến chuyển, chiến
tranh lạnh giữa hai khối tư bản chủ
nghĩa do Mỹ cầm đầu và khối xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng
đầu đã bắt đầu tác động
đến Việt Nam trong đó có chủ
quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và
Trường Sa lại tăng lên sự tranh
chấp, càng ngày càng phức tạp
khiến sự bảo vệ chủ quyền trở
nên hết sức khó khăn với nhiều
danh nghĩa khác nhau với nhiều thế lực
quốc tế can thiệp.
Ngày
24 tháng 8 năm 1951, lần đầu tiên
Tân Hoa Xã lên tiếng tranh cãi về
quyền của Pháp và những tham vọng
của Philippines, thân Mỹ
và kiên quyết khẳng
định quyền của Trung Quốc.
Khi
ra thông báo về bản dự thảo Hiệp
Ước với Nhật ở San Francisco, ngày
15 tháng 8 năm 1951, Bộ Trưởng Ngoại
Giao nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung
Hoa Chu Ân Lai ra bản tuyên bố công khai
khẳng định cái gọi là « tính
lâu đời » của các quyền
của Trung Quốc đối với quần đảo,
trong khi Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và
Trung Hoa Dân Quốc không tham dự hội
nghị này.
Cũng lợi dụng cục diện chiến tranh
lạnh đang xảy ra, sự giành giật
thế lực ở một nơi trong đó
có Biển Đông, phái đoàn
Liên Xô đề xuất giao cho Cộng Hoà
Nhân Dân Trung Hoa quản lý hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã
không được Hội Nghị chuẩn
nhận, song cũng là cái cớ để
Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa lên tiếng.
Dù sao, sau năm 1950, hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa không còn quân
nước ngoài chiếm đóng ngoài
lực lượng trú phòng Việt Nam của
Chính quyền Bảo Đại.
Hiệp định Genève ký kết ngày
20 tháng 7 năm 1954 chấm dứt chiến
tranh ở Đông Dương, công nhận
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ và thống nhất của nước
Việt Nam. Điều 1 qui định đường
ranh tạm thời về quân sự được
ấn định bởi sông Bến Hải (ở
vĩ tuyến 17). Đường ranh tạm thời
này cũng được kéo dài ra
trong hai phần bằng một đường
thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi theo điều 4 của Hiệp định. Cũng
theo điều 14 của bản Hiệp định,
trong khi chờ đợi cuộc tổng tuyển
cử đưa lại sự thống nhất cho Việt Nam, bên đương sự và
quân đội do thoả hiệp tập kết
ở khu nào sẽ đảm nhiệm việc
hành chánh trong khu tập kết đó.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa ở Biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chánh của
phía
chính quyền quản lý miền Nam vĩ tuyến 17.
Như thế, quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa được đặt dưới
sự quản lý hành chánh của
chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, lúc
ấy hai quần đảo này chưa có
sự chiếm đóng của bất cứ
quân đội nước nào ngoài
quân đội Pháp. Chính quyền ở
Phía Nam vĩ tuyến 17 phải chịu trách
nhiệm quản lý hai quần đảo trên
ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam
dưới vĩ tuyến 17.
Tháng 4 năm 1956, khi quân viễn chinh Pháp
rút khỏi Miền Nam Việt Nam, Philippines nêu
vấn đề chủ quyền.
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN VIỆC TRUNG QUỐC, PHÁP, VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ CÁC NƯỚC KHÁC TRONG KHU VỰC TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI HOÀNG SA & TRƯỜNG SA TỪ NĂM 1956 ĐẾN 1975.
Việc Pháp thua trận ở Điện Biên
Phủ và ký hiệp định Genève
20 tháng 7 năm 1954, khiến tháng 4-1956
quân Pháp phải rút lui khỏi Việt
Nam và để khoảng trống bố phòng
ở Biển Đông khiến các nước
trong khu vực trong đó có Cộng Ḥòa
Nhân Dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc (Đài
Loan) và Philippines cho là cơ hội tốt chiếm đóng trái phép Hoàng Sa
cũng như Trường Sa của Việt Nam.
Khi
ấy, quân
đội Quốc Gia Việt Nam sau gọi là
Việt Nam Cộng Hoà đã chiếm đóng
các đảo phía Tây của quần
đảo Hoàng Sa bao gồm đảo Hoàng
Sa (Pattle). Ngày 1 tháng 6 năm 1956, Ngoại
Trưởng Chính Quyền Việt Nam Cộng
Hoà Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái
khẳng định chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa. Vài ngày hôm
sau, Pháp cũng nhắc lại cho Philippines biết
những quyền hạn mà Pháp đã
có đối với hai quần đảo trên
từ năm 1933.
Ngày
22 tháng 8 năm 1956, lục hải quân Việt
Nam Cộng Hoà đổ bộ lên các
đảo chính của quần đảo
Trường Sa và dựng bia, kéo cờ.
Sau khi trấn giữ ở các đảo phía
Tây quần đảo Hoàng Sa, ngày 22
tháng 8 năm 1956, lực lượng hải
quân của chính phủ Việt Nam Cộng
Hoà đã đổ bộ lên các
hòn đảo chính của nhóm Trường
Sa, dựng một cột đá và trương
quốc kỳ.
Tháng
10 năm 1956, hải quân Đài Loan đến
chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba). Ngày 22
tháng 10 năm 1956, sắc lệnh số 143 –
NV của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà
thay đổi địa giới các tỉnh
và tỉnh lỵ tại « Nam Việt »
(Nam Bộ). Trong danh sách các đơn vị
hành chánh « Nam Việt »
(Nam Bộ) đính kèm theo sắc lệnh
có những thay đổi tên mới, trong
đó có tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu nay được gọi là tỉnh
Phước Tuy và đảo Spratly thuộc
tỉnh Phước Tuy được gọi là
Hoàng Sa cùng tên với quần đảo
phía Bắc là Paracels.
Trong
khi ấy,
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cũng đã nhanh chóng chiếm giữ đảo Phú
Lâm (Ile Boisée), đảo lớn nhất
của quần đảo Hoàng Sa, song hành
với việc Đài Loan chiếm giữ đảo
lớn nhất của quần đảo Trường
Sa. Một tình hình hết sức phức
tạp, đen tối cho chủ quyền của
Việt Nam ở Hoàng Sa & Trường Sa.
Song từ sau Hiệp định Genève mà
Trung Quốc đã ký, chính quyền
phía Nam mới có trách nhiệm quản
lý chủ quyền Ḥoàng Sa & Trường
Sa vì hai quần đảo này nằm phía
dưới vĩ tuyến 17. Vụ việc công
hàm của Thủ tướng Phạm văn
Đồng năm 1958 chỉ ủng hộ Tuyên
bố 12 hải lý về lãnh hải của
Trung Quốc cũng như những biểu hiện
khác thuộc chính phủ Việt Nam Dân
Chủ Cộng Ḥoà vào thời gian này
cũng không có giá trị pháp lý
quốc tế về sự từ bỏ chủ
quyền mà Chính quyền Trung Quốc tố
cáo là lật lọc là không đúng
sự thực và thực chất về chủ
quyền ở Hoàng Sa. Trong bối cảnh chiến
tranh lạnh, đối đầu của hai khối
chính trị mà Cộng Hoà Nhân
Dân Trung Hoa đang là đồng minh chí
cốt của Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hoà và cùng thù địch với
Mỹ lại là đồng minh của Đài
Loan và Việt Nam Cộng Hòa, nên tất
cả những hành động đối đầu
cũng chỉ là đối sách chính
trị thù địch nhất thời.
Ngày 13 tháng 7 năm 1961, sắc lệnh số 174 – NV của Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải trực thuộc quận Hoà Vang.
Ngày 13 tháng 7 năm 1961, sắc lệnh số 174 – NV của Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải trực thuộc quận Hoà Vang.
Trong sắc lệnh trên, ghi rằng :
« Quần
đảo Hoàng Sa trước kia thuộc tỉnh
Thừa Thiên, nay đặt thuộc tỉnh
Quảng Nam » (điều 1). Đặt đơn vị
hành chính xã bao gồm trọn quần
đảo này được thành lập
và lấy danh hiệu là xã Định
Hải, trực thuộc quận Hoà Vang. Xã
Định Hải dưới quyền một phái
viên hành chính (điều 2). Tháng
2 năm 1959, nhiều dân chài Trung Quốc
định đến đóng trên phần
phía Tây quần đảo Hoàng Sa,
nhưng không thành công, bị hải
quân Việt Nam Cộng Hoà bắt và
hoàn trả lại Trung Quốc.
Ngày 13 tháng 7 năm 1971, Bộ Trưởng
Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hoà, ông Trần
Văn Lắm có mặt ở Manila đã
lên tiếng nhắc lời yêu sách của
Việt Nam và các danh nghĩa làm cơ
sở cho những yêu sách đó trên
quần đảo Trường Sa.
Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ Trưởng
Bộ Nội Vụ của chính quyền Việt
Nam Cộng Hoà đã sửa đổi
việc quản lý hành chính của
Trường Sa vào xã Phước Hải,
quận Đất Đỏ, tỉnh Phước
Tuy mà trước đây vào năm
1956, thời chính quyền Ngô Đình
Diệm đã có sắc lệnh gọi
quần đảo Spratly là quần đảo
Hoàng Sa.
Trong
bối cảnh sau Thông Cáo
Chung Thượng Hải năm 1972 giữa Mỹ
và Trung
Quốc, tạo sự nứt
rạn không thể hàn gắn giữa Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Hoa, trong khi Chiến tranh Việt Nam đang ở
giai đoạn gần kết thúc, cuộc diện
chính trị thế giới biến đổi
đã ảnh hưởng đến Việt Nam
kể cả về sự bảo vệ chủ
quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa &
Trường Sa. Ngày 11 tháng 1 năm 1974,
Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa tuyên bố
việc sáp nhập các đảo của
quần đảo Trường Sa vào tỉnh
Phước Tuy của Việt Nam Cộng Hoà
là sự lấn chiếm lãnh thổ Trung
Quốc và khẳng định lại các
yêu sách của Trung Quốc đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa.
Ngày 12 tháng 1 năm 1974, chính phủ
Việt Nam Cộng Hoà tuyên bố bác
bỏ yêu sách của Trung Quốc. Ngày
15 tháng 1 năm 1974, Cộng Hoà Nhân Dân
Trung Hoa bắt đầu triển khai một lực
lượng hải quân mạnh mẽ trong đó
có nhiều tàu được nguỵ
trang thành tàu đánh cá và có
phi cơ yểm trợ. Mặt khác, Bộ Tư
Lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hoà
đã điều động tuần dương
hạm Lý Thường Kiệt đến Hoàng
Sa để tuần phòng và canh chừng.
Sau khi phát hiện sự có mặt của
quân đội Cộng Hoà Nhân Dân
Trung Hoa tại vùng Hoàng Sa với cờ
dựng trên các đảo Quang Anh (Money),
Hữu Nhật (Robert), lực lượng quân
đội Việt Nam Cộng Hoà được
tăng cường với khu trục hạm Trần
Khánh Dư, tuần dương hạm Trần
Bình Trọng, hộ tống hạm Nhật
Tảo. Lực lượng tăng cường của
Việt Nam Cộng Hoà có các toán
biệt hải được lệnh đổ bộ
đến các đảo hạ cờ của
quân đội Cộng Hoà Nhân Dân
Trung Hoa. Vài vụ xô xát đã xảy
ra, súng đã nổ trên đảo
Quang Hoà (Duncan) và một đảo khác.
Tiếp ngày 16 tháng 1 năm 1974, chính
phủ Việt Nam Cộng Hoà đã ra
tuyên cáo bác bỏ luận cứ của
Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và đưa
ra những bằng chứng rõ ràng về
pháp lý, địa lý, lịch sử
để xác nhận chủ quyền của
Việt Nam Cộng Hoà trên hai quần đảo
này. Hai bên bắt đầu phối trí
toàn bộ lực lượng, các chiến
hạm hai bên cách nhau chừng 200m. Sau đó
hai bên bỗng tách rời nhau để
chuẩn bị, cuộc hải chiến bắt đầu
diễn ra vào lúc 10 giờ 25 phút ngày
19 tháng 1 năm 1974. Một chiến hạm Cộng
Hoà Nhân Dân Trung Hoa bị bốc cháy.
Các chiến hạm Cộng Hoà Nhân Dân
Trung Hoa mang số 281, 182 dồn sức đánh
trả khiến chiến hạm Nhật Tảo bị
trúng đạn trên đài chỉ huy
và hầm máy chính, hạm trưởng
Ngụy Văn Thà hy sinh. Sau hơn 1 giờ giao tranh, 2 chiến hạm Cộng Hoà
Nhân
Dân Trung Hoa chìm, 2 chiếc khác bị
bắn cháy. Bên lực lượng Việt
Nam Cộng Hoà ngoài hộ tống hạm
Nhật Tảo bị chìm, còn có một
số chiến hạm bị thương tổn,
trong đó có một số binh sĩ bị
bắt và mất tích. Một người
Mỹ tên Gerald Kosh, một nhân viên dân
sự thuộc văn phòng tuỳ viên quốc
phòng toà đại sứ Mỹ ở
Sàigòn, được biệt phái làm
liên lạc viên cạnh bộ chỉ huy hải
quân Quân Khu I Việt Nam Cộng Hoà cũng
bị bắt (theo Nhật báo Chính Luận,
số 2982, ngày 31 tháng 1 năm 1974). Kosh
được trao trả lúc 12 giờ trưa
ngày 31 tháng 1 năm 1974. Ngày 17 tháng
2 năm 1974, chính quyền Bắc Kinh trả tự
do cho 43 quân nhân và nhân viên của
Việt Nam Cộng Hoà tại Tân Giới (Hồng Kông).
Lầu Năm Góc được chính quyền
Sài Gòn yêu cầu can thiệp, quyết
định đứng ngoài cuộc xung đột.
Trợ lý Bộ Trưởng Ngoại giao Mỹ,
Arthur Hummel cho chính quyền Sài Gòn biết
Mỹ không quan tâm đến vấn đề
Hoàng Sa.
Qua thông điệp ngoại giao được
gởi đến tất cả các nước
ký Hiệp Định Paris (1973), chính quyền
Việt Nam Cộng Hoà nhắc lại sự
đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ
của Việt Nam, yêu cầu Hội Đồng
Bảo An họp một phiên họp đặc
biệt.
Ngày 1 tháng 2 năm 1974, chính quyền
Sàigòn quyết định tăng cường
phòng thủ các đảo ở quần
đảo Trường Sa, đưa lực lượng
ra đóng ở 5 đảo thuộc Trường
Sa. Qua đại sứ ở Manila, chính quyền
Sàigòn khẳng định chủ quyền
Việt Nam đối với quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa.
Ngày 1 tháng 2 năm 1974, đoàn đại
biểu của Việt Nam Cộng Hoà ra tuyên
bố tại hội nghị của Liên Hợp
Quốc về luật Biển Caracas khẳng định
lại chủ quyền của Việt Nam trên
các quần đảo, tố cáo Bắc
Kinh đánh chiếm Hoàng Sa. Ngày 30
tháng 3 năm 1974, đại biểu chính
quyền VNCH khẳng định chủ quyền
Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội
Đồng Kinh Tài Viễn Đông họp
tại Colombia. Ngày 14 tháng 2 năm 1975, Bộ
Ngoại giao chính quyền VNCH công bố
Sách Trắng về Hoàng Sa và Trường
Sa.
Tóm lại, Pháp xâm chiếm trở
lại Việt Nam, dẫn đến cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945-1954), Pháp vẫn
làm chủ Biển Đông và thực
thi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng
Sa và Trường Sa. Hiệp định Genève
năm 1954 qui định từ vĩ tuyến 17
trở xuống thuộc chính quyền phía
Nam quản lý. Khi Pháp rút quân tháng
4/1956, xảy ra chiến tranh lạnh giữa Liên
Xô đứng đấu phe xã hội chủ nghĩa và Mỹ đứng đầu phe tư
bản chủ nghĩa, Việt Nam bị chia cắt
khiến hai chính quyền bị cuốn hút
vào sự đối đầu, không có
điều kiện bảo vệ toàn vẹn
được chủ quyền để cho Trung
Quốc chiếm từng phần rồi toàn
thể Hoàng Sa và Việt Nam Cộng Hoà
chỉ trấn giữ quần đảo Trường
Sa song lại để cho Đài Loan chiêm
đảo Ba Bình, lớn nhất của quần
đảo Trường Sa cùng Philippines chiếm
một số đảo, đá trong đó
có Song Tử Đông ở Trường Sa.
Chính vì vậy, chúng ta có thể nói rằng nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến các nước trong khu vực
tranh chấp chủ quyền của Việt Nam cũng
như Trung Quốc chiếm giữ trái phép
hoàn toàn Hoàng Sa và Trường
Sa trong thời kỳ này chính là những
biến động chính trị ở Việt
Nam cũng như trên thế giới, Mỹ rút
quân khỏi Việt Nam, không còn bảo
vệ đồng minh Việt Nam Cộng Hoà, để cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng
vũ lực.
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN VIỆC TRUNG QUỐC, VIỆT NAM THỐNG NHẤT CÙNG CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG SA TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY
- Từ 1975 đến 1990, Việt Nam hợp tác
toàn diện với Liên Xô, Trung Quốc
đã ký với Mỹ Thông cáo
chung ở Thượng Hải năm 1972, mâu
thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô
không giảm ; Việt Nam và Trung Quốc
xảy ra chiến tranh năm 1979 khiến tranh chấp
giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Hoàng
Sa và Trường Sa trở nên gay gắt.
Chính
Quyền Việt Nam thống nhất tiếp tục
khẳng định chủ quyền Việt Nam trên
quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, vẫn chịu
những dư âm tác động đối
đầu của các thế lực quốc
tế trước đây chưa chấm dứt
được sự tranh chấp chủ quyền
tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau chiến thắng Buôn Mê Thuột, thời
cơ chiến lược giải phóng Miền
Nam đã đến. Bộ chính trị
quyết định giải phóng hoàn toàn
miền Nam ngay trong mùa khô 1975 bao gồm các
đảo và các quần đảo Trường
Sa, Côn Lôn, Phú Quốc…
Ngày 5 tháng 4 năm 1975, Bộ Tư Lệnh
Hải Quân chủ trương chuẩn bị
chiến đấu giải phóng quần đảo
Trường Sa. Lực lượng tham gia giải
phóng gồm có các tàu của đoàn
vận tải quân sự 125, đoàn 126 đặc
công, tiểu đoàn 471, đặc công
quân khu 5 và tiểu đoàn 407 cùng
lực lượng đặc công tỉnh Khánh
Hoà. Bộ Tư Lệnh Hải Quân chủ
trương nhanh chóng đánh đảo
Song Tử Tây trước để làm bàn
đạp và rút kinh nghiệm đánh
tiếp các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh
Tồn, An Bang, Trường Sa và các đảo
còn lại của quần đảo.
Ngày 9 tháng 9 năm 1975, đại biểu
chính phủ Cách Mạng Lâm Thời
Miền Nam Việt Nam tại hội nghị khí
tượng thế giới tiếp tục đăng
ký đài khí tượng Việt Nam
tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 10 tháng 9 năm 1975, Bắc Kinh gửi
công hàm cho Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hoà khẳng định chủ quyền của
Trung Quốc đối với quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc
gọi là Tây Sa và Nam Sa).
Ngày 24 tháng 9 năm 1975, trong cuộc gặp
đoàn đại biểu Đảng và
chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hoà do Tổng Bí Thư Lê Duẩn dẫn
đầu, nhà lãnh đạo Trung Quốc
Đặng Tiểu Bình tuyên bố sau này
hai bên sẽ bàn bạc về vấn đề
Tây Sa và Nam Sa.
Ngày 12 tháng 5 năm 1977, chính phủ
Việt Nam tuyên bố về các vùng
biển và thềm lục địa Việt
Nam.
Tháng 9 năm 1977, khi thăm Philippines và
tháng 10 năm 1977 khi đi thăm Malaysia, thủ
tướng Phạm Văn Đồng đồng
ý với tổng thống Ferdinand Marcos và
thủ tướng Hussein On rằng hai bên sẽ
giải quyết mọi tranh chấp và bất
đồng bằng thương lượng hoà
bình.
Tháng 3 năm1978, Hội nghị hành chính
thế giới về thông tin vô tuyến
điện thông qua một nghị quyết cho
phép Trung Quốc sử dụng một số
tần số trên vùng trời Hoàng Sa.
Ngày 30 tháng 12 năm 1978, người phát
ngôn Bộ ngoại giao nước Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra tuyên
bố bác bỏ luận điệu nêu
trong tuyên bố ngày 29 tháng 2 năm
1978 của người phát ngôn Bộ ngoại
giao Trung Quốc về vấn đề quần đảo
Trường Sa, khẳng định chủ quyền
của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, nhắc lại
lập trường của Việt Nam chủ trương
giải quyết mọi tranh chấp hoặc bất
bình bằng thương lượng hoà
bình.
Ngày 30 tháng 7 năm 1979, Trung Quốc đã
công bố tại Bắc Kinh tài liệu để
chứng minh rằng Việt Nam đã “thừa
nhận” chủ quyền Trung Quốc đối
với quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa.
Ngày 7 tháng 8 năm 1979, Bộ ngoại giao
nước Cộng Hoà Xã hội Chủ
Nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về quần
đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa, bác bỏ sự xuyên tạc
của Trung Quốc trong việc công bố một
số tài liệu của Việt Nam liên
quan đến các quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa, khẳng định lại
chủ quyền của Việt Nam đối với
2 quần đảo này, nhắc lại lập
trường của Việt Nam về việc giải
quyết sự tranh chấp về 2 quần đảo
giữa hai nước bằng thương lượng
hoà bình.
Ngày 28 tháng 9 năm 1979, Bộ ngoại
giao Việt Nam công bố một số tài
liệu về chủ quyền Việt Nam đối
với Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 28 tháng 9 năm 1979, Bộ ngoại
giao Việt Nam bác bỏ việc Philippines tuyên
bố sát nhập hầu hết lãnh thổ
Trường Sa vào lãnh thổ Philippines.
Ngày 30 tháng 1 năm 1980, Bộ ngoại
giao Trung Quốc công bố văn kiện về
Tây Sa và Nam Sa. Ngày 5 tháng 2 năm
1980, Bộ ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố
vạch trần thủ đoạn xuyên tạc
của Trung Quốc trong văn kiện ngày 30
tháng 1 năm 1980.
Ngày 29 tháng 4 năm 1980, Bộ ngoại
giao Việt Nam gửi công hàm cho Malaysia phản
đối việc Malaysia công bố bản đồ
Malaysia lấn vào vùng biển và thềm
lục địa Việt Nam tại vùng Trường
Sa.
Ngày 8 tháng 5 năm 1980, nhân chuyến
viếng thăm và hội đàm với
Malaysia, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch
đã khẳng định đảo An Bang là
của Việt Nam.
Tháng 6 năm 1980, tại Hội nghị Khí
Tượng Khu Vực Châu Á II họp tại
Genève, đại biểu Việt Nam tuyên
bố trạm khí tượng của Trung Quốc
tại Sanhudao (đảo Hoàng Sa của Việt
Nam) là bất hợp pháp. Kết quả
là trạm Hoàng Sa của Việt Nam được
giữ nguyên trạng trong danh sách các
trạm như cũ.
Ngày 13 tháng 6 năm 1980, Việt Nam yêu
cầu OMM đăng ký trạm khí tượng
Trường Sa vào mạng lưới OMM.
Tháng 12 năm 1981, Tổng cục Bưu Điện
Việt Nam điện cho Chủ Tịch Ủy Ban
đăng ký tần số tại Genève
phản đối việc Trung Quốc được
phát một số tần số trên vùng
trời Hoàng Sa và Trường Sa của
Việt Nam.
Tháng
12 năm 1981, Bộ Ngoại Giao Việt Nam công
bố sách trắng : “ Quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa, lãnh thổ Việt Nam ”.
Tháng
6 năm 1982, Tân Hoa Xã loan tin là một
hải cảng lớn được xây dựng
tại Hoàng Sa.
Tháng
10, tại Hội Nghị Toàn Quyền của
UIT, đại biểu Việt Nam tuyên bố
không chấp nhận việc thay đổi phát
sóng đã được phân chia năm
1978 tại Genève.
Ngày
12 tháng 11 năm 1982, chính phủ Việt
Nam công bố đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải.
Ngày
4 tháng 2 năm 1982, chính phủ Việt Nam
thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ngày
9 tháng 12 năm 1982, chính phủ Việt
Nam lập huyện Trường Sa. Đến ngày
28 tháng 12 năm 1982, chính phủ Việt
Nam quyết định huyện Trường Sa được
nhập vào tỉnh Phú Khánh.
Tháng
1 năm 1983, Hội Nghị Hành Chính Thế
Giới về thông tin vô tuyến đồng
ý sẽ xem xét đề nghị của
Việt Nam về việc phát sóng trên
vùng trời Hoàng Sa và Trường Sa
tại hội nghị sắp tới.
Cũng
tháng 01 năm 1983, Hội Nghị Hàng Không
Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương
họp ở Singapore. Trung Quốc muốn mở
rộng FIR Quảng Châu lấn vào FIR Hà
Nội và FIR TP Hồ Chí Minh, nhưng Hội
Nghị quyết định duy trì nguyên
trạng.
Từ
ngày 4 đến 16 tháng 4 năm 1984, đoàn
đại biểu Quốc Hội Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và
đoàn đại biểu tỉnh Phú
Khánh thăm huyện Trường Sa. Thứ
trưởng Bộ Thủy Sản Việt Nam Vũ
Văn Trác đi khảo sát nghề cá
tại huyện Trường Sa.
Ngày
25 tháng 4 năm 1984, Uỷ Ban Địa Danh Trung
Quốc công bố tên mới cho các
đảo, bãi, đá trong Biển Đông
trong đó có đảo thuộc quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa của
Việt Nam.
Ngày
6 tháng 5 năm 1984, người phát ngôn
Bộ Ngoại Giao Việt Nam phản đối
việc đặt tên của Trung Quốc.
Tại
Hội Nghị Tổ Chức Thông Tin Vũ Trụ
Quốc Tế (INTU SAT) lần thứ 13 họp tại
Bangkok, đại biểu Việt Nam đã phản
đối việc Trung Quốc sử dụng những
bản đồ ghi Hoàng Sa, Trường Sa (mà
Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam Sa) là
của Trung Quốc.
Bộ
Ngoại Giao Việt Nam phản đối Malaysia
chiếm đóng đảo Hoa Lau trong quần
đảo Trường Sa. Việt Nam phản đối
việc ngày 1 tháng 6 năm 1984 Quốc hội
Trung Quốc tuyên bố việc thiết lập
khu hành chính Hải Nam bao gồm cả hai
quần đảo Tây Sa, Nam Sa.
Vào
đầu năm 1985, Đại Tướng Văn
Tiến Dũng, Bộ Trưởng Bộ Quốc
Phòng Việt Nam ra thăm quần đảo
Trường Sa.
Sang năm
1986, ông Hồ Diệu Bang, Tổng Bí Thư
Đảng Cộng Sản Trung Quốc cùng Lưu
Hoa Thanh, Trương Trọng Tiến đi thị
sát Hoàng Sa.
Tháng
5 năm 1987, đô đốc Giáp Văn
Cường, Tư lệnh hải quân Việt
Nam ra thăm quần đảo Trường Sa.
Từ 16
tháng 5 đến 6 tháng 6 năm 1987, hải
quân Trung Quốc tập trận tại vùng
biển Trường Sa.
Tháng
10 năm 1987, hải quân Trung Quốc diễn
tập quân sự tại Tây Thái Bình
Dương và Nam Biển Đông.
Ngày
10 tháng 11 năm 1987, hải quân Trung Quốc
đổ bộ lên đá Louisa (Nandong Jiao)
(113° – 6°8').
Tháng
1 năm 1988, một lực lượng lớn tàu
chiến, có nhiều tàu khu trục và
tàu tên lửa, đi từ đảo Hải
Nam xuống phía Nam, trong đó có bốn
chiếc được phái đến khu vực
quần đảo Trường Sa, khiêu khích
và cản trở hoạt động của
hai tàu vận tải Việt Nam trong khu vực
bãi đá Chữ Thập và bãi
đá Châu Viên là hai bãi san hô
còn đang lập lờ mặt nước.
Quân lính Trung Quốc cắm cờ trên
hai bãi đá trên, đồng thời
cho tàu chiến thường xuyên ngăn
cản, khiêu khích các tàu vận
tải của Việt Nam đang tiến hành
những hoạt động tiếp tế bình
thường giữa các đảo do quân
đội Việt Nam bảo vệ. Trong đợt
hoạt động trên, Trung Quốc đã
thành lập một bộ tư lệnh đặc
biệt, sử dụng lực lượng của
hạm đội Nam Hải, được tăng
cường một bộ phận của hạm
đội Đông Hải và họ thường
xuyên dùng trên 20 tàu các loại
ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Về sự
kiện xảy ra ngày 14 tháng 3 năm 1988,
Trung Quốc nói rằng : “ Trung
Quốc buộc
phải phản kích để tự vệ ”.
Theo cách nói đó, có nghĩa là
hải quân Việt Nam là kẻ tấn công
(bằng hai tàu vận tải!), còn hải
quân Trung Quốc là kẻ phòng thủ
tự vệ. Trung Quốc sử dụng một
biên đội tàu chiến đấu gồm
sáu chiếc, trong đó có ba tàu
hộ vệ số 502, 509 và 531 trang bị tên
lửa và pháo cỡ 100mm, vô cớ
tiến công bắn chìm ba tàu vận
tải Việt Nam đang làm nhiệm vụ
tiếp tế ở các bãi đá Lan
Đao, Cô Lin, Gac Ma thuộc cụm đảo
Sinh Tồn của Việt Nam.
Ngày
14 tháng 3 năm 1988, giữa Trung Quốc và
Việt Nam đã nổ ra cuộc chiến đấu
trên biển Nam Trung Quốc. Cuộc chiến
đấu này mặc dù chỉ diễn ra
trong thời gian 28 phút nhưng nó đã
làm cả thế giới quan tâm theo dõi.
Tàu vận tải số 64 của hải quân
Việt Nam chở đầy binh lính bị bắn
chìm tại chỗ, tàu đổ bộ số
505 và một tàu vận tải khác số
605 bị bắn trọng thương, kéo theo
đám cháy và cột khói đen
ngòm. Tàu đổ bộ số 505 bị
chìm trên đường về, còn tàu
đổ bộ số 605 thì bị mắc
cạn. Cuộc chiến đấu không cân
sức trên giữa các tầu vận tải
của Việt Nam vời các tầu chiến
của Trung Quốc, vẻn vẹn chỉ diễn
ra có 28 phút đã kết thúc với
kết quả phía Việt Nam có một
tàu bị chìm tại chỗ, hai tàu
bị thương, chết và bị thương
20 người, mất tích 74 người. Còn
phía Trung Quốc chỉ có một số
nhân viên khảo sát và nhân viên
khác trên đảo bị thương,
ngoài ra không bị tổn thất gì,
đây là một trận chiến đấu
trên biển mà phía Trung Quốc cho
là « đánh
gọn và đẹp
mắt » (sic). Sau các va chạm trên,
hải quân Trung Quốc tiếp tục ngăn
cản các hoạt động tiếp tế
do tàu Việt Nam thực hiện.
Tính
đến ngày 6 tháng 4 năm 1988, Trung Quốc
đã chiếm đóng : Đá Chữ
Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga
Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma,
Đá Subi.
Ngày
3 tháng 1 năm 1989, Trung Quốc đặt bia
chủ quyền trên các bãi họ chiếm
được trong năm 1988 : Đá Chữ
Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga
Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma,
Đá Subi.
Năm
1988, Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông báo
cho Liên Hợp Quốc, gửi nhiều công
hàm phản đối đến Bắc Kinh và
đặc biệt là các công hàm
ngày 16, 17, 23 tháng 3 năm 1988 đề
nghị hai bên thương lượng giải
quyết vấn đề tranh chấp. Trung Quốc
tiếp tục chiếm giữ các bãi đá
đã chiếm được và khước
từ thương lượng. Ngày 14 tháng
4 năm 1988, Bộ ngoại giao Cộng Hoà Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phản đối
việc Quốc hội Trung Quốc sáp nhập
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa vào tỉnh Hải Nam (nghị quyết ngày
13 tháng 4 năm 1988 thành lập tỉnh Hải
Nam).
Tháng
4 năm 1988, Bộ Ngoại Giao Cộng Hoà Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố
Sách trắng Các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa và luật
pháp quốc tế.
Ngày
14 tháng 8 năm 1989, chính phủ Việt
Nam quyết định thành lập Cụm Kinh
Tế Khoa Học Dịch Vụ trên vùng
bãi ngầm Tứ Chính, Huyền Trân,
Quế Đường, Phúc Tần, Phúc
Nguyên thuộc thềm lục địa Việt
Nam có toạ độ 7 - 8°3' B, 109 - 112°20' Đ.
Ngày
2 tháng 10 năm1989, người phát ngôn
Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bác bỏ
luận điệu trong bản tuyên bố của
Trung Quốc ngày 28 tháng 4 năm 1989. Người
phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc đã
lên án Việt Nam xâm phạm trái
phép một số đảo và cù lao
tại bãi Vạn An và Bãi Vạn Nhã
thuộc “quần đảo Nam Sa” .
Ngày
9 tháng 3 năm 1990, Trung Quốc kết thúc
đợt khảo sát khoa học ở quần
đảo Trường Sa bắt đầu từ
ba năm trước.
Ngày
18 tháng 3 năm 1990, nhiều tàu đánh
cá từ Quảng Châu đến đánh
cá ở Trường Sa. Ngày 16 tháng 4
năm 1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi bản
ghi nhớ cho đại sứ quán Trung Quốc
tại Hà Nội, phản đối việc
Trung Quốc cho nhiều tàu quân sự, tàu
khảo sát, tàu đánh cá đến
hoạt động trong vùng biển Việt
Nam tại quần đảo Trường Sa.
Ngày
28 tháng 4 năm 1990, Bộ Ngoại Giao Việt
Nam gửi công hàm cho đại sứ quán
Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối
việc Trung Quốc đã cho quân lính
xâm chiếm bãi Én Đất trên
quần đảo Trường Sa.
- Từ
năm 1990 đến nay, khối Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Việt Nam đổi
mới, làm bạn với tất cả các
nước kể cả Trung Quốc và Mỹ,
sự tranh chấp Hoàng Sa và Trường
Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam không
còn gay gắt như trước, song số dự
trữ dầu lửa lớn ở Biển Đông
khiến Trung Quốc vẫn chưa chịu trả
Hoàng Sa cho Việt Nam và các nước
khu vực và Trung Quốc vẫn tiếp tục
tranh chấp với Việt Nam ở Trường
Sa.
Tháng
8 năm 1990, Thủ tướng Trung Quốc Lý
Bằng đề nghị tiến hành khai thác
chung khu vực quần đảo Trường Sa.
Ngày
1 tháng 12 năm 1990 trong cuộc đi thăm
Philippines, Thủ tướng Lý Bằng nói
: “ Chúng ta có thể tìm
ra một
giải pháp thích hợp đối với
vấn đề Trường Sa với các bên
hữu quan vào lúc thích hợp, nếu
không phải là vào lúc này,
tôi nghĩ chúng ta có thể gác
lại vấn đề này và không để
nó gây trở ngại trong quan hệ giữa
Trung Quốc với các nước láng
giềng hữu quan ”.
Ngày
1 tháng 2 năm 1991, Trung Quốc xây dựng
nhiều hải đăng trên các bãi
đá ngầm mới chiếm được
trong quần đảo Trường Sa.
Ngày
25 tháng 5 năm 1991, Trung Quốc công bố
kết quả 8 năm khảo sát khoa học ở Trường Sa kể từ năm 1984.
Ngày
4 tháng 7 năm 1991 tại KuaLa Lumpur tổ chức
một hội thảo không chính thức về
giải quyết các tranh chấp trên vùng
Biển Đông, Trung Quốc có cử đoàn
cán bộ tham gia, người phát ngôn
Bắc Kinh tuyên bố việc tham gia như thế
không phải là Trung Quốc đã thay
đổi lập trường và nói :
“ Trung Quốc chủ trương
giải quyết
tranh chấp bằng phương pháp hoà
bình, Trung Quốc sẵn sàng cùng các
nước liên quan thảo luận con đường
và phương pháp cùng khai thác ”
.
Từ
ngày 15 đến 18 tháng 7 năm 1991, do
sáng kiến của Indonésia, một hội
nghị quốc tế đã được tổ
chức giữa các quốc gia trong khu vực
về vấn đề quần đảo Trường
Sa. Bản thông cáo cuối cùng khuyến
khích đối thoại và đàm
phán.
Ngày
10 tháng 11 năm 1991, các nhà lãnh
đạo Việt Nam và Trung Quốc ký
tại Bắc Kinh thông báo chung về bình
thường hoá quan hệ giữa hai nước.
Ngày
25 tháng 2 năm 1992, quốc hội Trung Quốc
công bố luật lãnh hải và vùng
tiếp giáp Trung Quốc, quy định lãnh
hải rộng 12 hải lý và lãnh thổ
Trung Quốc giữa bốn quần đảo Đông,
Tây, Nam, Trung Sa và đảo Điếu
Ngư. Việt Nam đã lên tiếng công
khai phản đối sự kiện này. Năm
1994, Việt Nam phản đối Trung Quốc đã
xâm phạm thềm lục địa và
vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
khi Trung Quốc ký với công ty Crestones (Mỹ) cho phép thăm dò khai thác
dầu
mà Trung Quốc gọi là hợp đồng
Vạn An Bắc 21. Ngày 18 tháng 4 năm
1994, ông R.C. Thompson, chủ tịch công ty
Năng Lượng Crestones (Mỹ) ra thông báo
với báo chí, nói rằng họ đang
tiến hành khảo sát địa chấn
và chuẩn bị thăm đảo để
đánh giá tiềm năng dầu khí
của khu vực, gọi là hợp đồng
"Vạn An Bắc 21". Thông báo nói
rằng : " Việc nghiên
cứu khoa học và
kế hoạch khai thác thương mại
trong tương lai là những bước phát
triển mới nhất của lịch sử
nghiên cứu khoa học và thăm dò ở
Biển Nam Trung Hoa và Khu vực vạn An Bắc
của Trung Quốc, bắt đầu từ những
báo cáo năm 200 trươc Công Nguyên
vào thời Hán Vũ Đế ".
Trước năm 1957, đã có nhiều
công ty nước ngoài khảo sát địa
vật lý và khoan thăm dò ở thềm
lục địa Nam Việt Nam, trong đó có
hai giếng đã phát hiện dầu
thương mại. Vào cuối những năm
1970, có nhiều công ty như AGIP (Ý),
DIMINEX (CHLB Đức), BOW VALLEY (Canada) đã
thăm dò 5 lô dầu ở thềm lục
địa miền Nam Việt Nam. Sau đó đến
1979, các công ty trên chấm dứt hoạt
động. Tháng 9/1975, Tổng Cục Dầu
Khí Việt Nam được thành lập
nhằm thúc đẩy hoạt động tìm
kiếm thăm dò dầu khí. Thềm lục
địa Việt Nam rộng chừng 1,3 triệu
km2, được chia thành 171 lô với
diện tích trung bình mỗi lô khoảng
8000 km2. Trong đó có 31 lô có độ
sâu mực nước biển dưới 50m,
35 lô từ 50 -100m, 10 lô từ 100 - 250m, 38 lô
từ 200-2000m và 57 lô là có mực
nước sâu trên 2000m. Trong phạm vi thềm
lục địa Việt Nam có nhiều bồn
trầm tích đệ tam có triển vọng
chứa dầu khí. Cho đến cuối những
năm 80, trên toàn thềm lục địa
Việt Nam, chủ yếu ở phía Nam, đã
khảo sát trên 100.000 km tuyến địa
vật lý, khoan hàng chục giếng tìm
kiếm thăm dò và đã phát
hiện được ba mỏ dầu khí
(Bach Hổ, Rồng và Đại Hùng). Từ
năm 1986, mỏ Bạch Hổ bắt đầu
được khai thác. Sản lượng năm
1986 : 0,04 triệu tấn, 1988 : 0,68 triệu tấn,
1989 : 1,5 triệu tấn, 1990 : 2,7 triệu tấn,
1991 : 3,96 triệu tấn… (PTS Nguyễn Hiệp,
Phó Tổng Giám Đốc Công Ty Dầu
Khí Việt Nam, " Thăm dò và khai
thác dầu khí ở Việt Nam ", Khoa
học và Tổ Quốc, (số 93), 1992, tr5).
Việc
thăm dò và khai thác dầu khí ở
thềm lục địa Việt Nam trên khiến
người ta thấy tiềm năng vùng Biển
Đông có nhiều triển vọng về
dầu khí. Các tài
liệu của Cộng Hoà Nhân Dân
Trung Hoa cho con số trữ lượng từ 23
đến 30 tỷ tấn dầu tại vùng
Nam Biển Đông. Chính số lượng
dự trữ dầu lớn như vậy đã
khiến cho sự tranh chấp chủ quyền của
Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường
Sa chưa dễ gì chấm dứt.
SỰ THỰC VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI HOÀNG SA, TRƯỜNG SA & GIẢI PHÁP BỀN VỮNG CHO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA & BIỂN ĐÔNG.
Như trên đã trình bày, Trung Hoa
khi bắt đầu khảo sát Tây Sa vào
năm 1909 cho rằng Tây Sa là vô chủ. Hồi năm 1898, Chính quyền Quảng
Châu, Trung Hoa đã trả lời các
khiếu nại của công sứ Anh ở Bắc
Kinh về công ty Bảo hiểm người Anh bảo hiểm các tàu Bellona của Đức
(bị đắm năm 1895) và tàu Humeji-Maru của Nhật (bị đắm năm 1896) đã bị
những người Trung Hoa ở Hải Nam cướp phá rằng : “ Quần đảo
Tây Sa là những ḥòn đảo
bị bỏ rơi, chúng không phải sở
hữu của cả Trung Hoa lẫn An Nam, cũng
không sáp nhập về hành chánh
vào bất kỳ quận nào của Hải
Nam và không có nhà chức trách
nào chịu trách nhiệm về cảnh
sát của chúng ” ( Monique Chemillier-
Gendreau, sđd, p.158).
Đến khi Pháp bắt đầu đưa
ra những bằng chứng lịch sử sự
chiếm hữu của Việt Nam, Trung Hoa hồi
đó và Trung Quốc bây giờ lại
luôn luôn nói rằng Tây Sa (tức
Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa)
đã thuộc về Trung Quốc từ lâu,
bất khả tranh nghị, khi thì nói từ
đời Minh, khi thì nói từ đời
Tống. Sự thực thế nào ?
Sự thực là quần đảo Hoàng
Sa không hề là vô chủ như luận
điểm của chính quyền Trung Hoa hồi
năm 1909 : Các tư liệu chứng minh chủ
quyền của Việt Nam đã xuất hiện
liên tục qua các đời : từ đầu
thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế
kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới
triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có
khoảng gần 30 tư liệu các loại,
không ít ỏi như thư của Toàn
Quyền Pasquier gửi cho Bộ Trưởng Bộ
Thuộc Địa ngày 18-10-1930, mà đã
khẳng định chủ quyền của Việt
Nam hết sức rõ ràng.
Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ
Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn,
nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như
chỉ còn lại tư liệu của chính
quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ
yếu là Thiên
Nam Tứ Chí Lộ Đồ
Thư, Toản Tập An
Nam Lộ trong sách
Thiên
Hạ bản đồ, trong Hồng Đức
Bản Đồ năm 1686 và Phủ Biên
Tạp Lục năm 1776 của Lê Quý Đôn.
Trong Thiên
Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư
hay Toản
Tập An Nam Lộ, năm 1686 có bản
đồ là tài liệu xưa nhất,
ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa
18 chiến thuyền đến khai thác ở
Bãi Cát Vàng. Còn tư liệu
trong Phủ
Biên Tạp Lục của Lê Quý
Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ,
mô tả kỹ càng nhất về Hoàng
Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề
cập đến việc Chúa Nguyễn xác
lập chủ quyền của Đại Việt
tại Hoàng Sa bằng hoạt động của
đội Hoàng Sa và đội Bắc
Hải.
Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm
1802 đến năm 1909, có rất nhiều
tài liệu chính sử minh chứng chủ
quyền của Việt Nam trên quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa :
- Dư
Địa Chí trong bộ Lịch Triều
Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy
Chú (1821) và sách Hoàng Việt
Địa
Dư Chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa
của hai cuốn sách trên có nhiều
điểm tương tự như trong Phủ
Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn
cuối thế kỷ XVIII.
- Đại
Nam Thực Lục phần tiền biên,
quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm
1844) tiếp tục khẳng định việc xác
lập chủ quyền của Đại Việt
cũng bằng hoạt động của đội
Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
- Đại
Nam Thực Lục Chính biên đệ
nhất kỷ (khắc in năm 1848) ; đệ nhị
kỷ (khắc in xong năm 1864) ; đệ tam kỷ
(khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11
đoạn viết về quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa với nhiều nội
dung mới, phong phú, rất cụ thể về
sự tiếp tục xác lập chủ quyền
của Việt Nam tại quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.
- Tài liệu rất quý gía, châu
bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện
đang được lưu trữ tại kho lưu
trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở
đó người ta tìm thấy những
bản tấu, phúc tấu của các đình
thần các bộ như Bộ Công, và
các cơ quan khác hay những dụ của
các nhà vua về việc xác lập
chủ quyền của Việt Nam trên quần
đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn
như việc vãng thám, đo đạc,
vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột
mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có
chỉ đình hoãn kỳ vãng thám,
sau đó lại tiếp tục.
- Trong bộ sách Đại
Nam Nhất Thống
Chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần
hai và khắc in) xác định Hoàng
Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và
tiếp tục khẳng định hoạt động
đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải
do đội Hoàng Sa kiêm quản...
Ngoài ra các bản đồ cổ của
Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế
kỷ XIX đều vẽ Bãi Cát Vàng
hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường
Sa trong cương vực của Việt Nam.
Đặc
biệt nhất sự kiện năm 1836 Vua Minh Mạng
sai suất đội thủy binh Phạm Hữu
Nhật, người gốc đảo Lý Sơn
chỉ huy thuỷ quân đi cắm cột mốc,
dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa và
Trường Sa, sau đó thành lệ hàng
năm. Đại Nam Thực
Lục
Chính Biên đệ nhị kỷ,
quyển 165 cũng đã chép rất rõ
từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công
tâu vua hàng năm cử người ra
Hoàng Sa ngòai việc đo
đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ
và còn cắm cột mốc, dựng bia. Châu
bản,
Tập tấu của Bộ Công
ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng 17 (1836) với
lời châu phê của vua Minh Mạng cũng
đã nêu rất rõ : “ Mỗi
thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem
theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài
4, 5 thước, rộng 5 tấc ”.
Đại Nam Thực Lục
Chinh Biên, đệ nhị
kỷ, quyển 6 còn ghi rõ : “
Vua
Minh Mạng đã y theo lời tâu của
Bộ Công sai suất đội thủy quân
Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi,
đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm
dấu mốc. Mỗi bài gỗ dài 5 thước
rộng 6 tấc và dày
1 tấc, mỗt bài khắc
những chữ :
“
Minh
Mạng Thập Thất Niên
Bính Thân thủy quân chánh đội
trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật
phụng mệnh vãng Hòang Sa tương đồ
chí thử hữu chí đẳng tư ”(tờ
25b).
(Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân,
thuỷ quân chánh đội trưởng
suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng
mệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc,
đến đây lưu dấu để ghi
nhớ).
Vì̀
sự kiện trên đã thành lệ
hàng năm, nên Khâm
Định Đại Nam Hội Điển Sự
Lệ
(1851), quyển 207, tờ
25b-26a và quyển 221 đã
chép lại việc dựng miếu, dựng
bia đá, cắm cột mốc năm 1836 và
lệ hàng năm phái biền binh thủy
quân đi vãng thám, vẽ bản đồ…
Về những tư
liệu của Trung Quốc minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa, người ta thấy :
- Hải Ngoại Ký
Sự của Thích
Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Kỷ
Sự đã nói
đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác
các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.
- Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung
Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không
thuộc về Trung Quốc.
Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm
1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do
người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam
Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên
giới phía nam của Trung Quốc.
Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng
Sa tháng 1-1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần
đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá
chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác
chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu
“Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là
bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.
|
Về
những tư
liệu Phương Tây cũng xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa :
-
Nhật Ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.
-
“Le Mémoire sur la Cochinchine” của Jean Baptiste Chaigneau (1769 - 1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.
-
“Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes” của giám mục Taberd xuất bản năm 1833 cho rằng hoàng đế Gia Long chính thức khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816.
-
An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838, phụ bản của cuốn từ điển La tinh- Annam, ghi rõ « Paracels seu Cát Vàng » với tọa độ rõ ràng như hiện nay chứ không phải như Trung Quốc cho là ven bờ biển.(« Seu » tiếng la tinh có nghĩa « hay là », Cát Vàng : chữ nôm, Hoàng Sa : chữ Hán)..
-
The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels.
-
“The Journal of the Geographycal Society of London” (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...
….
Về sau Trung Hoa đưa ra những bằng chứng
ngụy tạo nói ngược lại luận
điệu ban đầu, từng cho là đất
vô chủ hồi 1909, cho rằng Tây Sa đã
thuộc Trung Quốc từ lâu. Ngay tên Tây
Sa và Nam Sa cũng mới đặt từ sau
năm 1907 và Nam Sa lại bất nhất khi chỉ
Trung Sa, khi chỉ Nam Sa ở vị trí hiện
nay (Spratleys). Có chăng thời Minh hay thời
Hán thì cả nước Nam đã bị
Trung Hoa đô hộ, Thời Tống Đại
Việt cũng bị xâm lược, song đã
giành được độc lập rồi !
Sự thực chủ quyền của Việt Nam
tại Hoàng Sa đã rõ ràng như
trên. Khi bị Trung Hoa xâm phạm, vào
thời điểm ban đầu, với tư cách
là người đến xâm chiếm thuộc
địa, người Pháp chưa hiểu hết
lịch sử chủ quyền lãnh thổ Việt
Nam nên có lúc đã không lên
tiếng bảo vệ kịp thời. Tuy nhiên,
không lâu sau đó, Chính quyền
thực dân Pháp đã có đủ
thông tin và thay đổi quan điểm,
bảo vệ chủ quyền cho Việt Nam tại
Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự thực là bất cứ chính quyền
nào kể cả chính quyền thuộc địa
chịu trách nhiệm về quản lý
Hoàng Sa và Trường Sa, chưa bao giờ
từ bỏ chủ quyền của Việt Nam tại
Hoàng Sa và Trường Sa.
Và nguyên nhân chủ yếu khiến cho
Trung Quốc tranh chấp chủ quyền của
Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường
Sa chính là Việt Nam đã bị Pháp
đô hộ và chịu ảnh hưởng
những biến động chính trị quốc
tế cũng như quốc nội, nhất là
từ thời chiến tranh lạnh và sau nà̀y
và tham vọng bành trướng mở rộng
yêu sách lãnh thổ bằng vũ lực.
Sự
thực lịch sử về chủ quyền và
những hoàn cảnh lịch sử dẫn đến
sự tranh chấp cùng nguyên nhân xâm
phạm chủ quyền của Việt Nam đã
quá rõ ràng như thế thì khi
Việt Nam không còn bị Pháp đô
hộ và tình hình thế giới và
Việt Nam đã biến chuyển, khác
trước thì giải pháp phải là
“ cái gì của César phải trả
lại cho César ”.
Bất kỳ chính quyền nào cũng như
bất cứ người Việt Nam nào dù
khác chính kiến đều coi trọng
việc lấy lại Hoàng Sa về với
Việt Nam và bảo toàn toàn vẹn
Trường Sa. Lịch sử cho biết dù có
hàng ngàn năm bị lệ thuộc rồi
cũng có ngày với sự kiên cường, bất khuất, khi có thời cơ, sẽ
đấu tranh thành công. Đối với
các nước Asean trên cơ sở Công
ước quốc tế về Luật biển
năm 1982, sẽ tương nhượng trong tinh
thần hợp tác giữa các thành
viên trong khối càng ngày càng chặt
chẽ, đôi bên đều có lợi.
Việt Nam và Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông, đã có những
bài học lịch sử quí giá. Việt
Nam với truyền thống hàng ngàn năm
luôn kiên quyết bảo vệ quyền độc
lập tự chủ của mình, song luôn
luôn tôn trọng nước đàn anh
Trung Quốc, luôn theo truyền thống làm
“phên dậu của Trung Quốc”, không
bao giờ làm hại đến quyền lợi
Trung Quốc.
Bất cứ giải pháp nào dựa vào
sức mạnh như người Nhật đánh
chiếm bằng vũ lực Hoàng Sa, Trường
Sa năm 1938, 1939 cũng như Trung Quốc dùng
võ lực năm 1974 chỉ mang tính nhất
thời, không có giá trị pháp
lý. Có đế quốc nào mạnh
như đế quốc La Mã thời Cổ đại
hay đế quốc Mông Cổ thời Trung đại
hay đế quốc Anh, Pháp thời cận
đại, rồi có ngày cũng suy yếu,
phải bỏ những lãnh thổ chiếm giữ
bằng võ lực.
Bất cứ giải pháp nào muốn vững
bền phải dựa trên sự thực lịch
sử nhà nước Việt Nam đã chiếm
hữu thật sự trước tiên tại
Hoàng Sa và Trường Sa, chưa có
ai tranh chấp và phải dựa vào trật
tự thế giới hiện hành khi có
Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm
1945 và những Nghị quyết của Liên
Hiệp Quốc sau đó và Công ước
quốc tế về luật biển năm 1982.
Mọi người kể cả người Trung
Quốc phải thấy rõ sự thật lịch
sử trên !
Việt Nam phải luôn luôn nhắc đi
nhắc lại cho cả thế giới được
biết rằng vụ Trung Quốc dùng võ
lực chiếm đóng Hoàng Sa năm 1974,
Trường Sa năm 1988 là trái phép
hoàn toàn, trái với Hiến Chương
và các nghị quyết của Liên
Hiệp Quốc. Không thể để cho Trung
Quốc coi vụ chiếm đóng Hoàng Sa như đã xong. Khi nội lực Việt Nam
chưa đủ mạnh thì dứt khoát
không ký kết bất cứ một hiệp
định nào gây sự thiệt hại
cho Việt Nam.
Việc cần làm ngay là làm rõ,
quảng bá lịch sử nhà nước
Việt Nam đã từ lâu chiếm hữu
thật sự Hoàng Sa & Trường Sa và
xây dựng nội lực Việt Nam vững
mạnh, đoàn kết hùng cường.
Sự đấu
tranh đòi lại Hoàng Sa cho
Việt Nam cũng như sự bảo toàn quần
đảo Trường Sa là cuộc đấu
tranh lâu dài, gian khổ, nhứt định
sẽ thành công cũng như Việt Nam đã
từng bị Phong kiến Phương Bắc đô
hộ hơn một ngàn năm, khi có thời
cơ, sẽ giành được độc
lập tự chủ./
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)