Ngày Xưa Sầm Sơn
http://tranthanhnhan1963g.blogspot.com/2011/08/ngay-xua-sam-son.html
Khu du lịch Sầm Sơn nằm cách thành phố Thanh Hóa 16 km. Từ năm 1907, người Pháp đã nhận thấy và bắt đầu khai thác giá trị du lịch của Sầm Sơn để xây dựng thành nơi nghỉ mát. Hè 2007, Sầm Sơn đã kỷ niệm "100 năm du lịch Sầm Sơn".
Đền Cô Tiên với một trụ cổng bị đổ
Khu du lịch Sầm Sơn nằm cách thành phố Thanh Hóa 16 km. Từ năm 1907, người Pháp đã nhận thấy và bắt đầu khai thác giá trị du lịch của Sầm Sơn để xây dựng thành nơi nghỉ mát. Hè 2007, Sầm Sơn đã kỷ niệm "100 năm du lịch Sầm Sơn".
Bãi tắm dưới chân đền Độc Cước
Toàn cảnh bãi biển Sầm Sơn
Kéo lưới
Lao động của ngư dân thu hút sự chú ý của du khách
Dinh thự của người đứng đầu bộ máy hành chính tỉnh Thanh Hóa
Tòa biệt thự phong cách châu Âu tọa lạc trên mỏm núi nhô cao trên mặt biển
Có vẻ nó không đủ độ vững chãi cần thiết để chống chọi những cơn bão miền Trung
Toàn cảnh bãi biển Sầm Sơn nhìn từ điểm cao
Tiến gần ra phía biển
Khá nhiều khu nhà nghỉ của người Pháp được xây dựng
Hoa muống biển mọc quanh khách sạn gần bãi tắm
Khách sạn
Khách sạn Reynaud
Khu nghỉ dưỡng cao cấp đặt ở những vị trí lý tưởng
40 bậc đá dẫn đền Độc Cước. Đền tọa lạc trên đỉnh núi Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ngay cạnh bãi tắm Sầm Sơn.
Đền mang tên Độc Cước nghĩa là một
chân, gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để
vừa đánh giặc quỉ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất làng cứu dân.
Cách Đền Độc Cước 300m là đền thờ Tô
Hiến Thành. Vào năm 1161, ông được vua Lý Thánh Tôn cử cầm quân vào dẹp
loạn ở vùng ven biển Thanh Hoá, nhờ thế mà nhân dân địa phương
mới được an cư lạc nghiệp. Vì vậy nhiều nơi ở Thanh Hoá, nhân dân đã lập
đền thờ để tưởng nhớ công đức của ông. Đền thờ Tô Hiến Thành khá đẹp
và có nhiều cây cổ thụ.
Cổng đền nhìn từ phía trong
Đường từ đền Độc Cước lên Hòn Trống Mái
Hòn Nanh hổ, cao 5m
Hòn Trống Mái, một danh thắng nổi tiếng của Sầm Sơn, là hai hòn đá lớn
hình đôi chim, chồng chênh vênh trên một bệ đá, rung rinh khi dùng tay
đẩy, nhưng lại trụ vững với mưa bão từ bao đời.
Theo truyền thuyết, một lần, một chàng trai đánh cá làng Trường Lệ cứu
sống một cô gái bị sóng biển xô vào bờ, hai người yêu nhau, rồi kết làm
vợ chồng.Cô gái vốn là tiên nữ nhà trời, vì mắc tội nên bị Ngọc Hoàng
đày xuống hạ giới. Hết hạn đày, Ngọc Hoàng sai chư thần xuống đưa tiên
nữ về trời, nhưng nàng quyết ở lại với chồng dưới trần thế. Ngọc Hoàng
tức giận, sai Thiên Lôi xuống hỏi tội. Khi Thiên Lôi tới thì chỉ thấy
một bãi đá. Với tình yêu chung thuỷ đôi vợ chồng trẻ đã biến thành đá
để được vĩnh viễn bên nhau.Hòn đá lớn là người chồng, hòn đá nhỏ hơn là
người vợ. Xung quanh còn thấy nhiều hòn đá nhỏ khác, hình thù giống đàn
lợn, con mèo, chiếc mâm, bếp núc…
Cuối dãy Trường Lệ về phía Tây Nam là hòn Đầu Voi. Trên giữa đỉnh đầu
con voi sừng sững ba lớp nhà kiến trúc cổ : Hậu cung - Trung đường -
Tiền sảnh được mang tên "Đền Cô Tiên".
Truyền thuyết kể rằng: Ngôi đền này thờ một người con gái làm nghề thuốc
cứu nhân độ thế. Cô gái vì không vâng lời cha lấy một gã nhà giàu nên
bị cha đuổi đi. Cô đem lòng yêu và lấy một anh chàng nghèo. Cuộc sống
đang êm ả thì cô mắc bệnh hủi. Có một cụ già xuất hiện và chạy chữa cho
cô bằng thuốc nam và nước suối lấy từ Vụng Tiên. Khi cô khỏi bệnh, bà cụ
ra đi, để lại cho vợ chồng cô một tay nải để che mưa và một giỏ mây để
đựng thuốc lá cứu người. Một lần, hai vợ chồng đi chữa bệnh về khuỵa,
gặp trời mưa to, nhớ lời bà cụ dặn liền lấy tay nải ra che mưa, rồi
thiếp đi. Sáng dậy, hai vợ chồng họ thấy mình đang ở trong một ngôi nhà 3
gian khang trang, sạch đẹp. Từ đó, họ ở lại ngôi nhà, hái lá nam chữa
bệnh cho mọi người trong vùng. Một buổi sáng đẹp trời cả hai vợ chồng ăn
mặc rất đẹp, dắt tay nhau đi lên đỉnh núi rồi không thấy trở về. Từ đó
ngôi nhà được trở thành đền Cô Tiên.
Đền Cô Tiên với một trụ cổng bị đổ
Các danh thắng nổi tiếng của Sầm Sơn: Đền Độc Cước, Hòn Trống Mái, Đền Cô Tiên, Đền Tô Hiến Thành đều nằm trên núi Trường Lệ (Giọt nước mắt chảy dài). Dáng núi mang hình người thiếu phụ mang thai đang nằm xoãi cát mơ màng, ngày ngày chờ đón mặt trời từ phía biển nhô lên.
Vụng Cô Tiên - một bãi tắm thơ mộng nép mình dưới đền
Ngư dân Trường Lệ
Những khối đá granite chạy sát ra biển, phong cảnh hoang sơ và hùng vĩ.
Cho đến gần đây, Trường Lệ vẫn là một trong những căn cứ phòng không của
Thanh Hóa với các hầm pháo binh và doanh trại bộ đội rải rác trong khu
vực.
theo những con đường rợp bóng phi lao
Đối với bất cứ vùng đất biển mặn nào, nguồn nước ngọt là nơi tối quan trọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.