Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Sáng tác kiến trúc


Sáng tác kiến trúc

KTS. Lê Hữu Trúc

Bài viết này đề cập đến một mâu thuẫn cơ bản trong sáng tác kiến trúc đó là mâu thuẫn giữa công năng và hình thức của tác phẩm. Chính nó đã là nỗi băn khoăn và dày vò của biết bao thế hệ người làm sáng tác.

Cho đến tận bây giờ sáng tác kiến trúc vẫn là một quá trình sáng tạo đầy bí hiểm, kiến trúc có lẽ là một ngành kỹ thuật đòi hỏi nhiều chất nghệ thuật nhất và cũng là ngành nghệ thuật bị các yếu tố kỹ thuật chi phối nhiều nhất. Chính vai trò, ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng to lớn của nó trong xã hội kết hợp với tính nhập nhằng, nước đôi giữa nghệ thuật và kỹ thuật đã tạo ra sự đa dạng và phức tạp của kiến trúc. Trong sáng tác tính rõ ràng, mạch lạc cùng trật tự của ý tưởng thường rất khó được xác lập. Nó thường là sự giằng xé, mâu thuẫn và tranh đấu quyết liệt giữa hai mặt công năng và hình thức của tác phẩm. Cũng từ những nhận thức khác nhau về công năng và hình thức mà trên thế giới đã sản sinh ra vô khối các quan điểm nghệ thuật, các trường phái kiến trúc. Công năng và hình thức là hai yếu tố mấu chốt quyết định cho sự ra đời của một tác phẩm kiến trúc và cũng là nơi khởi nguồn cho mọi mâu thuẫn trong sáng tác.

Lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc cho thấy, kiến trúc không tự nó sinh ra mà là sản phẩm do con người tạo ra nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống, trước tiên là nhu cầu sử dụng, sau đó mới đến nhu cầu thẩm mỹ. Và với tư cách là một bộ môn khoa học, kiến trúc cũng phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật của thời đại. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này khi hình hài kiến trúc luôn đổi thay cùng với sự thay đổi của các yếu tố kỹ thuật như vật liệu và kết cấu. Chính vì vậy khi nhìn nhận về kiến trúc ai cũng hiểu tính hợp lý bắt buộc phải có của công năng và kết cấu trong một công trình kiến trúc. Công năng của công trình - những quá trình của cuộc sống diễn ra trong đó sẽ quyết định rất nhiều đến hình thức kiến trúc. Tính biểu hiện chính xác của công năng sẽ tạo cơ sở cho hình tượng nghệ thuật cất cánh. Quá trình sáng tác như nhiều người nhìn nhận chỉ nên bắt đầu và chỉ cho kết quả tốt khi người thiết kế thực sự tiếp xúc và nghiên cứu kỹ lưỡng đơn đặt hàng với các nhiệm vụ cụ thể, mọi tình tiết cụ thể của nó.

Trong thực tế hành nghề, vẫn còn rất nhiều trường hợp chỉ vì quan niệm hình thức đã định sẵn mà KTS sẵn sàng hi sinh mọi thứ khác, “vì hình thức mà loại bỏ cả tính rõ ràng trong cơ cấu công năng, tính trong sáng của giải pháp kết cấu, tính tự nhiên của vật liệu....”(1). Trong sáng tác thì liều lĩnh đi những bước vượt ra ngoài ranh giới cho phép bất chấp mọi nguyên lý, nguyên tắc cùng các ràng buộc khách quan. Sáng tác cốt chỉ để thoả mãn nhu cầu nhìn ngắm với những ý đồ có phần mộng tưởng. Và trong khi cố đạt tới mục tiêu sáng tạo bằng cách phô diễn hình thức, họ hay bỏ qua, hoặc xem nhẹ những yếu tố được coi là "thứ yếu" như công năng, kết cấu, vật liệu hay các mối quan hệ với môi trường xung quanh v.v..và đến khi đồ án được thể hiện trong thực tế vướng mắc của những yếu tố này lại biến nó thành “chủ yếu” còn cái chủ yếu là hình thức lúc này bị đảy lùi xuống hàng thứ hai và trở thành không đáng kể. ý đồ về một hình tượng đẹp đẽ không thể thích nghi được với cuộc sống và bị phá sản. Đây chính là điển hình của thất vọng sáng tạo.

Hình thức giả tạo một khi đã mâu thuẫn với cuộc sống, sớm muộn cũng bị mọi người nhận diện và thường các đồng nghiệp - những người không bị trói buộc bởi những cảm xúc mù quáng của tác giả là những người đầu tiên phát hiện ra. Kết cục tất yếu của những hiện tượng này là tác phẩm chỉ mang nặng tính hình thức, rất xa vời với thực tế cuộc sống, gây hao tổn rất nhiều tiền lực của xã hội và rất khó khắc phục. Có thể thấy rất rõ hiện tượng này trong nền kiến trúc của chúng ta. Nó đang có dấu hiệu bột phát và ngày một phát triển trầm kha hơn qua những ví dụ nhỡn tiền về một loạt các công trình (tưởng niệm, đài truyền hình, UBND và nhà dân...) mới được xây dựng trong những năm gần đây mà báo chí và dư luận đã lên án. Nếu cứ để cảm hứng dẫn dắt rồi sẽ có chuyện nực cười một ngôi nhà đẹp mà không ở được, một nhà máy sang trọng mà không vận hành được, một thành phố, một đô thị bùng nhùng trong những tư tưởng đẹp v.v..

Song nếu chúng ta cứ tiếp tục lên án một cách cực đoan chủ nghĩa hình thức thì biết lý giải làm sao với một loạt các công trình kiến trúc kinh điển những di sản văn hoá vật thể quý báu của thế giới và là niềm tự hào của nhân loại "có thể chê trách được không các tác giả kim tự tháp Ai Cập là theo chủ nghĩa hình thức? không phải ở đâu khác mà chính là ở đây các tác giả đã sử dụng một cách không hợp lý một khối lượng khổng lồ vật liệu xây dựng, chính ở đây đã tiêu phí một cách vô ích biết bao công sức lao động của con người. Đền Păng-tê-ông ở Aten thì sao? thức cột Đôrich ở đây được tạo nên trên những luận cứ đúng đắn nào. Kiến trúc Gôtích, kiến trúc Ba-rốc-cô, kiến trúc cổ điển Nga? Tất cả được tạo nên chỉ vì hình thức?"(1) - Hình thức trong kiến trúc đã có từ thời cổ đại. Nó vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển và là một thực thể không thể tách rời kiến trúc. Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế rằng, một công trình kiến trúc "tốt" đồng thời cũng phải là một công trình kiến trúc "đẹp" (theo đúng nghĩa của từ này) vì vậy dù muốn hay không kiến trúc không thể không có chủ nghĩa hình thức được, "dù chỉ một tí chút thôi" vì nhu cầu được thoả mãn về mặt tinh thần cũng quan trọng không kém bất cứ một nhu cầu nào khác.

Kiến trúc không chỉ là kỹ thuật mà nó còn là nghệ thuật, người thiết kế cũng là một nghệ sĩ. Họ hiểu những giá trị đích thực mà cảm hứng sẽ đem lại. Trong công việc khi có sự trợ giúp của hưng phấn thì sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ. Trong sáng tác hay sáng tạo cảm xúc nhiều khi lại được coi như là yếu tố tiên quyết để dẫn đến thành công. Câu nói bông đùa “uống rượu tìm ý” mà các KTS thường nhắc đến đằng sau sự hài hước xem ra lại ẩn chứa một phần của triết lý sáng tác. Sáng tạo như nhiều người nhận định đó là công việc của trí tưởng tượng nhiều hơn là của lí trí. Cảm xúc- chính nó đã làm hoặc góp phần quan trọng trong quá trình sáng tác này. Nó tạo ra hưng phấn, đam mê, kích thích sự liên tưởng, nối kết và liên thông các ngũ quan giúp cho người thiết kế "bừng tỉnh" và trong giây lát có thể tổng hợp và giải quyết được tất cả mọi yêu cầu đặt ra, mà trước đó tưởng chừng như không thể - đây là cái mà người ta hay nhắc đến như là giây phút "loé sáng" của tư duy hay "khoảng khắc" sáng tạo.

ở đây, quá trình sáng tạo có thể được lý giải là, ngay từ lúc bắt đầu tiếp xúc với nhiệm vụ thiết kế, tác giả khi được sự hỗ trợ của cảm hứng, xúc động cùng một khả năng liên tưởng bằng trực giác ở mức độ cao, với những tư duy đột khởi nào đó mà trong quan niệm sẽ xuất hiện và nảy sinh ngay một hình tượng, đáp ứng được chiều sâu của ý đồ. Tiếp tục trải qua một quá trình sàng lọc chín muồi, hình tượng đó sẽ được chiếu lên hoàn cảnh cụ thể, được điều chỉnh thêm bớt những chi tiết sao cho thích hợp với đặc điểm của công năng, môi trường cùng các yêu cầu kỹ thuật của nhiệm vụ - từ đó có thể sản sinh ra những đồ án xuất sắc. Rất khó lý giải một cách khoa học về quá trình sáng tạo này đây là cái mà chúng ta không dễ dàng có được, nắm bắt được. Nó là lĩnh vực của tâm lý học thần kinh, phụ thuộc rất nhiều vào hưng phấn, xúc động và trực cảm với một trạng thái thanh thoát và buông xả nào đó. Chính vì thiếu nó, vì quá tập trung vào ý chí để giải quyết công việc, mà đôi khi chúng ta đã gây ra không ít những lỗi lầm "vì ý chí đã đưa đến những tiết kiệm thái quá, đến chủ nghĩa sơ lược, đến sự hạn chế của những kiểu nhà ở điển hình, những đường thẳng cứng nhắc và dựng lên vô số những “chốt đứng” vô lý về qui hoạch"(1). Những chung cư cao tầng, các căn hộ lắp ghép bê tông tấm lớn được xây dựng từ những thập kỷ 70 với những điều kiện sinh hoạt hết sức sơ sài và cực kỳ nghèo nàn về hình thức là những ví dụ điển hình về điều này.

Vậy chúng ta phải lựa chọn gì đây công năng hay hình thức? không phải công năng mà cũng chẳng phải hình thức. Chúng ta có sứ mạng phải lựa chọn cả hai, chấp nhận mọi thách thức, dung hoà mọi mâu thuẫn để tìm ra cho mình con đường sáng tạo. Kiến trúc là nghệ thuật và nó cần cảm hứng, cần hình tượng song kiến trúc cũng là khoa học kỹ thuật phục vụ đời sống vì vậy nó cần có sự can thiệp của một lý trí trong sáng để cho ra những sản phẩm thiết thực với công năng và kết cấu rõ ràng. Tạo hình mà chỉ căn cứ vào những phạm trù hợp lý của ý chí sẽ dẫn tới những sơ đồ khô khan không có sức sống. Còn hưng phấn không thôi có thể gợi ra những hình tượng điên rồ mâu thuẫn với ý chí trong sáng. Một giải pháp hài hoà sẽ chỉ có được nhờ kết quả đấu tranh của hai yếu tố này. Có gì khó hiểu đâu, kiến trúc không phải là thuật giả kim, và nó cũng không có công thức sẵn, không có ai và không bao giờ có thể bằng lời, hay bằng công thức toán học diễn tả được bước đường sáng tạo nghệ thuật. Nếu một ngày nào đó người ta tìm ra được công thức ấy và giải phóng KTS khỏi những phân vân dày vò và niềm hân hoan bấp bênh bởi chưa thực vững tin vào thành công đạt được thì có lẽ cuộc sống sẽ bị mất đi cái duyên của nó.
......................................................................................................................
(1) Theo “Hình tượng kiến trúc” T/g Konicop - KTS Nguyễn Trực Luyện (dịch).

Vai trò của trí tưởng tượng trong sáng tác kiến trúc.

KTS. Lê Hữu Trúc
Có lần trên một đề mục quảng cáo tôi đã đọc được dòng chữ này “bạn có muốn trở thành một lập trình viên tin học không, không cần biết kỹ thuật - bạn chỉ cần một ý tưởng”. Câu nói này dù có phần phóng đại, song đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh và khiến tôi liên tưởng đến một câu nói khác mà các thày giáo kiến trúc cũng thường hay nói với sinh viên trong giờ học thiết kế “trong sáng tác vấn đề chính là anh phải có ý tưởng”. Sau này tôi cũng được biết ở những xưởng sáng tác kiến trúc lớn của nước ngoài có một số KTS - hạt nhân chỉ làm duy nhất một công việc đó là cung cấp các ý tưởng còn phần việc triển khai kỹ thuật đã có người khác lo. Ngẫm lại tất cả những điều này mới thấy hình như trong chính bản thân mình và ngay chính trong nền kiến trúc của chúng ta bấy lâu nay rất vắng bóng những ý tưởng nghề nghiệp hay mà theo tôi một trong những nguyên nhân căn bản bắt nguồn từ trí tưởng tượng của người sáng tác còn quá nghèo nàn. Một điều dễ nhận thấy, ở thời đại công nghệ cao này cái khó là ý tưởng sáng tạo chứ không phải là kỹ thuật thực hiện. Trong sáng tác kiến trúc người KTS càng cần phải có một trí tưởng tượng phong phú vì anh ta với tư cách là một nghệ sĩ cũng như những nghệ sĩ khác đều có thiên chức phải mang lại cho mọi người những cảm xúc thẩm mỹ, những khoái cảm thẩm mỹ.

Có thể mạnh dạn mà nói ngay rằng tưởng tượng đóng vai trò gần như quyết định trong sáng tác kiến trúc và cảm thụ nghệ thuật. Tác phẩm kiến trúc thành công đều là sản phẩm mang đậm dấu ấn của một trí tưởng tượng phong phú và chính nó sẽ làm nảy sinh trí tưởng tượng nơi người thưởng thức. Chính hành vi tưởng tượng này làm cho công trình kiến trúc cứ mới mãi mỗi lần ta tiếp xúc. Khi đến với cái hình ảnh siêu thực của nhà hát kịch Opera Sydney của KTS Jorn Utzon ta không thể không liên tưởng đến những chiếc lá của một cây xương rồng mọc khắp trên đất úc, những chú rùa nối đuôi nhau, những cánh chim Hải Âu hay những cánh buồm no gió đại dương trên vịnh cảng Sydney thơ mộng. Hay là hình ảnh nhà thờ Ronchamp của Le Corbusier đã gợi lên trong ta biết bao hình ảnh: Đức mẹ trải khăn che chở cho các con chiên, hình ảnh của con tàu, chiếc mũ...và cùng một cách thức biểu đạt như vậy một vài công trình kiến trúc của ta cũng đã mang lại cho người xem những cảm nhận độc đáo. Chùa Một Cột - đấy cái hoa sen ấy, đâm rễ vào đất, mọc thân trong nước, nở hoa trong không khí dưới những tia nắng mặt trời. Còn nếu nhìn ngắm những ngôi nhà Rông ở Tây Nguyên bạn có thể nảy sinh trong mình hình ảnh những mũi tên hay một lưỡi búa khổng lồ của những người dân đi khai phá để lại giữa vùng rừng núi hoang sơ. Gần đây hơn đài tưởng niệm liệt sĩ tỉnh Tuyên Quang của KTS Lê Hiệp là một ví dụ thành công nữa. Nó vừa mang hình ảnh của một ngọn nấm khổng lồ, dáng dấp của cây đa cách mạng, lại vừa mang hình hài một đụn khói lớn của trái bom vừa nổ tất cả đều độc đáo và gợi lại nơi người chiêm ngưỡng một không gian lạ khiến họ phải suy tư, ngẫm nghĩ và nó đã thành công khi tạo dựng được trong lòng người xem một bầu không khí cách mạng hào hùng xen lẫn đau thương.

Nếu chỉ có quan sát, cảm nhận ngũ quan, suy lý và trí nhớ thì không có tác phẩm kiến trúc giàu tính nghệ thuật. Tưởng tượng mới hoàn chỉnh nó, tưởng tượng cho ta một khát vọng hình hài. Chỗ khoa học và nghệ thuật nhập làm một là tưởng tượng, bởi tưởng tượng là tự do là vượt lên hiện tại và thực tại để trở về đó một cách sâu sắc hơn, chính xác hơn, bản chất hơn - khoa học và nghệ thuật cùng có sứ mạng ấy. Có ba thứ mà các bậc thầy luôn khuyên các nghệ sĩ trẻ khi sáng tác là: quan sát- suy đoán, ghi nhớ - nhập tâm và tưởng tượng. Hai thứ đầu là mảnh đất và hạt mầm làm nảy nở, còn thứ sau cùng nhằm làm cho tác phẩm ra đời hoàn hảo. Có lẽ chính khát khao vượt qua, phủ nhận cái quan sát được, ghi nhớ được, suy lý được, làm nảy sinh tưởng tượng. Song trong bất kỳ trường hợp nào ta cũng không được bỏ qua lý tính bởi nếu tưởng tượng cung cấp tài liệu và tình cảm, còn hành động như một động lực thì lý tính đóng vai trò người điều chỉnh và là ông chánh án. Nhưng nhân tố thuần tuý trí lực này cũng không được chèn ép tưởng tượng hoặc hạn chế tự do của nó. Vì như thế nó sẽ dễ dàng làm sụp đổ toàn bộ cái công trình bay bổng và cái chỉnh thể đang hình thành ấy mà nếu nó không bị giết chết ngay từ trong bào thai, thì cũng sẽ bị phương hại, méo mó đi trong khi lớn lên.

Sự gò bó về nhiều mặt trong sáng tác kiến trúc cùng với lối tư duy duy lý là rào cản trực tiếp đã ảnh hưởng rất nhiều tới trí tưởng tượng phong phú của người thiết kế. Nhưng chính chúng sẽ lại là cú huých thúc đảy cảm hứng sáng tạo nơi họ. Khi đối diện với sự gò bó này, người sáng tác có hai lựa chọn: hoặc tuân theo nó hoặc chống lại nó. Và ngay cả thái độ tuân theo cũng là tuân theo một cách gò bó, bởi sự tuân phục này khiến anh ta phải chống lại các ý niệm, các lề luật, các nguyên lý cứng nhắc, các giá trị văn hoá tự thân mà anh đang có. Cả hai phản ứng đều thúc đảy người KTS sáng tạo. Nhưng sự “gò bó” sẽ chỉ có giá trị khi nó là một sự “gò bó thực sự”- giống như chiếc dằm cắm chặt vào kẽ chân của chú ngựa đua sung sức chỉ khiến cho nó hăng máu hơn mà thôi. Còn khi sự gò bó đã biến thành khuôn mẫu, thành một thói quen, một nếp nghĩ khó thay đổi thì khi đó nó không có giá trị nữa thậm chí sẽ còn triệt tiêu tính sáng tạo vì cho ra đời một thứ kiến trúc nhân bản từa tựa giống nhau. ở phương Đông, cách làm việc nhập tâm là lối làm việc phổ biến, cả hàn lâm lẫn dân gian. Khi sáng tác người nghệ sĩ quan sát và ghi nhớ thật kỹ mọi thứ hoặc những thứ cần thiết nhất rồi khi vẽ thì vẽ theo hình ảnh do tưởng tượng tái hiện lại trong đầu. Bởi vậy, những nét vẽ phác thảo thô sơ và run rẩy ban đầu với những mảng và khối lớn là rất cần thiết và tối quan trọng mà nếu ta mổ xẻ đi ngay vào chi tiết của tác phẩm vào thời điểm này sẽ khiến công trình sớm trở nên rườm rà và dư thừa với những chi tiết vụn vặt. Đơn giản là chỉ nên ghi nhớ những cái dễ nhớ nhất khiến cho tác phẩm thật sự cô đọng, có tính mộc mạc, gợi nơi người xem nhiều sự liên tưởng.

Gớt đã từng nói “Thiên tài chẳng qua chỉ là sự kiên nhẫn lâu dài” bởi trong sáng tác nghệ thuật không có chỗ cho sự ngẫu nhiên. Nếu đợi cho tới lúc cảm hứng gõ cửa chắc người nghệ sĩ đã kịp chết già. Người KTS khi cảm thấy mình là nô lệ của một chủ đề, một trường phái, cổ đại hay hiện đại nào đó đang không để cho anh ta được yên, thì anh ta phải cố gắng tìm kiếm cho được những yếu tố cần thiết từ trong cái vốn liếng từng trải và hiểu biết nghề nghiệp của mình. Tích cực tăng cường năng lực tưởng tượng, hoà nhập mình vào tinh thần của tác phẩm. Nếu anh ta lại ngỡ ngàng lùi bước trước các khó khăn khi nhẽ ra phải lần lượt chiến thắng chúng...thì tác phẩm sẽ không được kết thúc. Nó sẽ chết trong bốn bức tường của phòng làm việc nơi không còn chỗ cho bất kỳ sự sáng tạo nào nữa và người KTS - nghệ sĩ đó đã tự kết liễu tài năng của chính mình. Bất kỳ một đồ án tầm cỡ nào đều phải được xây dựng với sự trù tính về “điểm mở” trước khi chạm bút vào nó. Bao giờ cũng nhất thiết phải có hai điều. Thứ nhất là một tổng số nhất định các mối liên hệ và tổ hợp phức tạp được gọi là công năng. Thứ hai là một phần nhất định sự khơi gợi một cái gì kiểu như mạch ngầm của tư tưởng, một cái mạch không thấy được và không xác định được. Chính điều thứ hai này tạo ra hình hài và ẩn ý sâu xa cho tác phẩm và chính nó cũng đưa lại giá trị cho điều thứ nhất mặc dù điều thứ nhất cũng không kém phần quan trọng.

Những kết quả nghiên cứu tâm lí cho thấy: trí nhớ đưa lại sự sao chép chính xác cuộc sống, tưởng tượng tạo ra những đặc điểm và quan hệ giống thật, còn lý tính thì tổ hợp những cái đó lại để xây dựng nên cái toàn vẹn. Trong sáng tác, lý tính chuyên làm việc lựa chọn trong số các chi tiết đã đến với trí nhớ hoặc do tưởng tượng tạo ra để quy định phương thức chúng có thể đưa vào tác phẩm còn tưởng tượng thường đóng vai trò quan trọng nhất khi xây dựng và tái tạo nên các hình tượng. Tuy vậy trong một vài trường hợp cá biệt vai trò của tưởng tượng và lý tính có thể theo một tỷ lệ ngược lại. Hoặc giả khi người thiết kế tiếp xúc với nhiệm vụ anh ta có thể liên tưởng ngay đến một hình tượng phù hợp đã gặp ở đâu đó trong cuộc sống và lúc này trí nhớ lại đóng vai trò là nhân tố quyết định cho sự ra đời của tác phẩm đó và làm cho hai loại hoạt động kia chỉ còn lại rất ít ỏi. Song gần như một mẫu số chung các tác phẩm kiến trúc thành công ít khi là sự sao chụp một cách nguyên xi cuộc sống hay được hình thành bởi những tính toán khô khan thuần lý trí mà chúng đều là thành quả tất yếu của một trí tưởng tượng phong phú. Tuy vậy nhìn chung lý tính và tưởng tượng vẫn chiếm một vị trí như nhau trong các tác phẩm kiến trúc phức tạp và mỗi nghệ sĩ lớn đều đạt tới lý tưởng của mình bằng cách kết hợp sự nhập thân sâu sắc với sự suy nghĩ minh mẫn bởi tưởng tượng cũng thường chỉ đưa lại nhiều kết quả khi nó đã bị lý tính làm cho nguội đi và bình tĩnh lại.

Đôi khi để tạo ra cho mình một ý thức sáng tạo, một trí tưởng tượng phong phú, một sự hứng khởi và ngây ngất của tinh thần gắn liền với một sự vận động nội tâm sâu sắc các KTS lầm tưởng rằng có thể lật đổ cái trật tự tự nhiên để tự tạo theo ý mình một trạng thái “năng sản” cần thiết thông qua các phản ứng cảm tính nào đấy như rượu hay một thứ kích thích nào khác. Đấy là một cách để có được cảm hứng sáng tác mà không cần tập hợp năng lực trí tuệ, không thúc đảy tưởng tượng, song lại có tác động ngay vào thần kinh và tự cảm hữu cơ. Song đa số mọi người đều dễ dàng nhất trí rằng hoạt động sáng tác nhất là sáng tác kiến trúc không thể được dấy nên một cách giả tạo và rất hiếm khi lại do những phương tiện làm cho ý thức bị mờ đi hoặc nghẹn lại vì chỉ kích thích cái năng lực thuần tuý vật lý. Nếu chất gây say tạo ra một lối thoát thoải mái cho các bản năng và sức mạnh thần kinh thì đồng thời nó lại là kẻ thù tự nhiên của bất kỳ một sự tập trung nghiêm túc nào. Thường là nó gạt bỏ mọi hình ảnh thường xuyên rõ ràng hoặc những diễn biến rộng rãi của suy nghĩ. Các kích thích vật lý bên ngoài về thực chất mâu thuẫn với sự suy nghĩ nghệ thuật hợp lý và có hiệu quả. Sáng tạo phải ở trong trạng thái cân bằng và khoẻ mạnh đây phải được coi là nguyên tắc chung đối với tất cả những người làm nghệ thuật. Những người mang đậm bản tính sáng tạo phải là những người làm chủ tuyệt đối chính mình và bất kỳ một sự kích thích sinh lý nào cũng đều phải xuất hiện như một kết quả không tránh nổi của bước vận động sơ bộ của tưởng tượng. ở đâu tự do của tinh thần bị đặt dưới tác động của những gì trái quy luật chung của sức khoẻ hay của tự cảm nói chung, thì ở đấy thường là sẽ không xuất hiện nổi một suy nghĩ sáng tạo triệt để.

Để có được một trạng thái sáng tác tốt với những tiền đề cần thiết cho việc tổ hợp và liên thông các dữ kiện, đòi hỏi người sáng tác phải duy trì được một trạng thái tập trung cao độ. Đây chính là kết quả của sự chú ý bên trong có được do sự phối hợp của tưởng tượng và lý tính. Đó là thời điểm người KTS tập hợp toàn bộ năng lực của mình chung quanh một chủ đề hay một đối tượng nào đấy đang dấy lên trong anh ta sự thích thú sôi động nhất. Trong giai đoạn thai nghén, ấp ủ tìm tòi những cái đặc sắc, vai trò của trí tưởng tượng là vô cùng quan trọng. Trí tưởng tượng có nghĩa là khả năng tạo nên những hình tượng mới lạ chưa từng có trên cơ sở những cảm nhận có sẵn. Tất nhiên sẽ là chưa đủ nếu chỉ có những kiến thức nghề nghiệp rộng lớn, một trình độ văn hoá cao, những khả năng hiếm có trong việc nhận thức và thâm nhập, thậm chí cả sự chú ý cao độ. Đấy chỉ mới là những yếu tố và những điều kiện tốt để hoạt động cao hơn mà thôi. Vấn đề thực chất không phải ở đấy, nó nằm ở sự loé sáng trong một khoảnh khắc ngắn, trong những hoàn cảnh thuận lợi nhất, của một số lượng lớn hơn nhiều các yếu tố như vậy và ở sự tổng hợp của các yếu tố ấy. Chính sự loé sáng này cho phép người nghệ sĩ thấy được và đôi khi tìm ra các giải pháp đúng đắn cho tất cả những vấn đề đặt ra. Tất nhiên sẽ chẳng có sự loé sáng nào nếu trước đó người sáng tác không có những lao động tìm tòi, thể nghiệm nghệ thuật nghiêm túc và nhọc nhằn. Một điều dễ nhận thấy ở các nghệ sĩ tài năng là họ thường trông như rất mơ màng và đãng trí ở những vẻ bề ngoài và hết sức nhỏ nhặt. Song bù lại họ lại rất đỗi tập trung ở những cái bên trong và quan trọng. Chính nhờ có tính đãng trí này mà họ có được tự do cao độ của tư duy sáng tạo. Gạt bỏ các kích động khó chịu bên ngoài và không chịu làm nô lệ các chuyện tình cờ, họ đang tiến đến một sự hài hoà bên trong với sự sôi động của tinh thần mà nếu thiếu đi những điều này thì chẳng thể nào làm việc nổi với một ý tưởng phức tạp nhất. Vậy tưởng tượng và lý tính đã tham gia vào việc phát triển tư tưởng đến mức nào và bằng cách nào?- câu trả lời tuỳ theo từng trường hợp riêng lẻ và phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp làm việc được cá nhân người nghệ sĩ đó vận dụng theo thói quen hay thẩm mỹ của anh ta và tất nhiên cũng tuỳ theo xu hướng thời đại, phong cách mà cái này hay cái kia sẽ được xếp lên hàng đầu.

Những ai muốn kiếm vòng nguyệt quế sáng tạo ở đây thường phải biết quyết định rất sớm cho một chuyên ngành sáng tác nhất định nào đó và ngay sau đó hoàn thành việc nghiên cứu nó với một khối lượng kiến thức khổng lồ mà chỉ riêng những kiến thức chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Chỉ khi đó người ta mới có thể bước chân vào con đường sáng tạo vô cùng mỏng manh và khó khăn. Cũng không cần phải thần thánh hoá điều này vì thực ra trong não bộ của bất kỳ một người bình thường nào cũng đều đang âm ỉ một ngọn lửa thiên tài nho nhỏ. Chúng ta có thể lập cho mình một thói quen lâu lâu lại có ý thức tránh những lối mòn suy nghĩ hàng ngày. Là một người nghệ sĩ- các KTS nên luôn ý thức có một “xưởng sáng tác tiềm năng” trong đầu, một loại công xưởng không ngừng tự sản xuất cho mình những thách thức mới- chống lại những công thức đã cũ, hoặc chống lại chính ý nghĩ rằng những công thức đó đã cũ. Hãy đánh đổ ý nghĩ rằng mọi hình thức có thể sáng tạo đã được sáng tạo. Người nghệ sĩ thực thụ là người không chấp nhận ý nghĩ có thể “cũ người” nhưng vẫn “mới ta”. Đập vỡ một trật tự không có gì khó, nhưng để xây dựng nên một trật tự khác anh phải tạo ra những lề luật, những mô hình mới, những cấu trúc mới. Đã có ý kiến táo bạo cho rằng nền kiến trúc Việt Nam đã đến lúc cần có những trường phái và đã bắt đầu manh nha những công trình mà người sáng tác kiên quyết đánh đổ những quan niệm và suy nghĩ cũ. Công trình Trung tâm Hành chính Quận 10 của KTS Nguyễn Văn Tất là một ví dụ điển hình về điều này khi nó dám dũng cảm phá bỏ đi cái quy luật kiến trúc đối xứng đặc trưng của thể loại công trình này để đem lại cho người xem một hình thức khác gần gũi và thân thương hơn. Và điều quan trọng hơn đó là phải làm và biết làm nên những điều kỳ diệu từ những cái mà anh đang có chứ không phải từ những cái mà anh tưởng rằng anh đang có. Xã hội chỉ có thể nói “thông cảm” với những khó khăn mà giới KTS đang gặp phải bởi một môi trường hay cơ chế hành nghề còn nhiều bất cập, chứ nhất quyết đó không phải là nhân tố quyết định đang kìm hãm sáng tạo.

Cuối cùng bài viết chỉ xin được nhấn mạnh một lần nữa về vai trò vô cùng quan trọng của trí tưởng tượng trong sáng tác kiến trúc mà người viết đã cố thử bàn luận và diễn giải nó theo sự hiểu biết của cá nhân còn nhiều hạn chế. Chứ không hề có ý định phê phán một thứ kiến trúc có tính toán hay ca ngợi, tâng bốc thứ kiến trúc phô trương và hình thức đôi khi được nhào nặn bởi những ý tưởng mang đậm ý thích cá nhân và rất phản nghệ thuật. Cái bệnh đặt nặng hình thức và cái bệnh xem trọng công năng một cách thái quá đều đáng phải lên án trong môi trường sáng tác kiến trúc của chúng ta. Vì xét cho cùng kiến trúc khác với các loại hình nghệ thuật thuần tuý khác ở chỗ nó vừa là công cụ để người xem chiêm ngưỡng như một biểu tượng giàu tính nghệ thuật lại vừa là sản phẩm mang đậm dấu ấn của khoa học kỹ thuật để phục vụ cho những nhu cầu hết sức thực tế của con người. Nó mang trong mình cả hai dòng máu nghệ thuật và kỹ thuật. Đó chính là niềm tự hào của kiến trúc và là sứ mệnh đặc biệt khó khăn của các KTS chúng ta.

Ngẫm về cái giá phải trả của đồ án Quy hoạch nửa vời.

Tác giả: Hà Thủy

Ý tưởng về cái gọi là “Trục Thăng Long” thô bạo, ngoại lai, với trục này, sẽ phá vỡ cấu trúc đô thị truyền thống (tự nhiên) của Hà Nội. Không thể ngụy biện “phải có cái trục này thì Hà Nội mới phát triển”. Với cách ứng sử quá tham vọng, Văn Miếu, Chùa Một Cột và các di sản khác sẽ bị tổn thương. Vậy Văn hiến sẽ thể hiện ở đâu trong đồ án này?

Thật khó để nhận xét vế cấu trúc tối ưu của đô thị khi chưa có các tuyến nghiên cứu định trước: Sự chuẩn mực của tầm nhìn, tính chất, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quy hoạch. Giới hạn không gian đô thị và nông thôn. Nhiệm vụ gia tăng giá trị Tài nguyên đất đai; Tài nguyên di sản; Mô hình phát triển thủ đô. Các vấn đề đô thị hóa; Quy mô dân số của đô thị.
Vậy sự chuẩn mực đó là gì?
Sự chuẩn mực của tầm nhìn (đối với thủ đô) là cần phải đưa ra nhãn quan chiến lược, ấn định vai trò đối với quốc gia, quốc tế của Hà Nội trong một tương lai không hạn định (là thủ đô vĩnh cửu của một nước Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ).
Sự chuẩn mực của tính chất đô thị: biết đô thị phải gồm những chức năng cơ bản nào, cho ai?
Sự chuẩn mực của mục tiêu quy hoạch: cần xác định những nội dung cụ thể cần phải thực hiện trong một kế hoạch có hạn định (2030; 2050). Hướng tới điều gì?
Sự chuẩn mực của các yêu cầu, nhiệm vụ: đặt ra các nội dung chi tiết phải thực hiện hướng tới các mục tiêu đã được ấn định của đồ án.
Điều cần thiết nhất là không lẫn lộn trình tự, trùng lặp nội dung! Nhưng phần Mục tiêu quy hoạch của đồ án lại có thừa điều này.
Quan trọng hơn ấy là tính đồng bộ. Đơn cử những dẫn chứng:
• Đồ án quy hoạch mong muốn Xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Xanh
Do không có Giới hạn không gian đô thị và nông thôn được ấn định, cộng với giải pháp quy hoạch theo tiêu chuẩn đất đai/đầu người; không có chủ kiến về giảm thiểu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, dường như đồ án này chỉ duy trì vai trò độc tôn của cấu trúc đô thị phát triển theo phương ngang (chiếm nhiều đất) như đã nêu ở bài "Quy hoạch Hà Nội: Dễ hiện tại là làm khó tương lai ".
Trong khi đó, muốn thực hiện mong muốn (Xanh); thì cách chiếm đất là cách sơ đẳng nhất (kiểu "thực dân cũ") trong bài "Quy hoạch đô thị: Những khái niệm bị lật nhào" tác giả Khắc Kỷ Nam gọi là "Xanh Nằm" lại không phải cách duy nhất, càng không phải cách tốt nhất! Thế nhưng ý tưởng của đồ án lại đề xuất theo cách này. Việc chiếm quá nhiều đất nông nghiệp (tức mất đi mầu xanh thực chất) khiến cho mong muốn này có cảm giác mang tính khẩu hiệu!
Trên thế giới để thực hiện điều này (Xanh) theo mục tiêu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Người ta thường lựa chọn cấu hình đô thị mật độ cao, còn gọi là đô thị nén (Compact Urban). Cũng thực hiện công cuộc xanh hóa đô thị nhưng phát triển theo phương đứng (Xanh Đứng), kèm theo các giải pháp giải phóng đất đai cho các khu vực nông thôn và thành thị. Điển hình là thành phố New York.
Cùng với việc đề cao phát triển các nhà chọc trời tại trung tâm Manhattan là mở ra công viên Central Park với kích thước khoảng 4000m x 800m (trên 320ha; nguồn http://en.wikipedia.org/wiki/Central_Park) biến thành phố New York trở thành một trong các điểm đến hấp dẫn nhất trên thế giới.
• Đồ án quy hoạch mong muốn Xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Văn hiến
Để làm được điều này cần có tinh thần tự hào dân tộc. Tính kế thừa và sự trân trọng những giá trị của quá khứ, dành những gì tốt đẹp nhất cho mục tiêu cộng đồng. Điều đầu tiên, cần trân trọng đó là Trung tâm Chính trị Ba Đình.
Lẽ ra, đồ án cần phải nghiên cứu hoàn thiện và mở rộng khu vực Ba Đình kết nối khu vực Tây Hồ Tây, Mỹ Đình thành một quần thể toàn vẹn, đáp ứng đầy đủ mục tiêu khẳng định vị thế của Hà Nội, trở thành thủ đô "vĩnh cửu" của nước Việt Nam thống nhất.
Ngược lại, đồ án lại đề xuất một kế hoạch nửa vời: không những không nghiên cứu hoàn thiện Trung tâm Chính trị Ba Đình như đã nói trên, lại đưa ra "sáng kiến" một khu vực đất dự trữ cho "Trung tâm Hành chính quốc gia" tai Ba Vì. Việc này đồng nghĩa với không triển khai một kế hoạch cụ thể nào.
Không có một kế hoạch cụ thể nào tôn vinh vị thế truyền thống "là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời" của thủ đô Thăng Long. Nhưng lại có một ý tưởng về cái gọi là "Trục Thăng Long" thô bạo, ngoại lai, với trục này, sẽ phá vỡ cấu trúc đô thị truyền thống (tự nhiên) của Hà Nội. Tokyo, London và nhiều thành phố khác cũng là đô thị theo cấu trúc tự nhiên, vẫn phát triển cực thịnh.
Không thể ngụy biện "phải có cái trục này thì Hà Nội mới phát triển". Với cách ứng sử quá tham vọng, Văn Miếu, Chùa Một Cột và các di sản khác sẽ bị tổn thương. Vậy Văn hiến sẽ thể hiện ở đâu trong đồ án này?
• Đồ án quy hoạch mong muốn Xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Văn minh
Văn minh liên quan đến ứng sử người với người. Đề cao tiêu chuẩn sử dụng đất cho đô thị, thu hồi đất nông nghiệp với quy mô rất lớn (như đã nêu trong bài "Quy hoạch Hà Nội: Dễ hiện tại là làm khó tương lai), trong khi không có một phân tích, giải pháp cụ thể nào cho việc thực hiện tiến trình đô thị hóa cho khu vực nông thôn, bảo tồn đất nông nghiệp, đất trồng lúa.
Sự thiếu chặt chẽ trong lập nhiệm vụ khiến cho quy hoạch sử dụng đất theo cảm tính (tiêu chuẩn đất đai/đầu người, thực chất không có lý thuyết nào để biện minh, bởi ngày nay trên thế giới không thực hiện quy hoạch theo cách này). Điều đó có thể dẫn đến, tạo ra hố sâu ngăn cách sự bất bình đẳng trong xã hội và những hệ lụy kèm theo. Vậy Văn minh thể hiện ở đâu trong đồ án này?
• Đồ án quy hoạch mong muốn Xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Hiện đại
Không xây dựng mô hình phát triển của thủ đô một cách thấu đáo, đảm bảo tính hiện thực trong tiến trình phát triển. Dẫn tới việc xác định quy mô dân số theo cảm tính, tạo ra những tính toán sai trong hệ thống hạ tầng mà một loạt các thành phố Việt Nam đang mắc phải (điển hình là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội). Đô thị tiên tiến là đô thị hướng tới khả năng thích ứng với thách thức phát triển, linh hoạt như một cỗ máy đa chức năng. Càng gọn càng tốt.
Việc không xác định đầy đủ các thông số về quy mô sẽ dẫn đến quá tải, giải pháp tất nhiên tạo sự khước từ của thành phố. Sao gọi là hiện đại!
Đồ án bố trí các khu vực công nghiệp phía Đông Bắc (nơi thu hút nhiều lao động nhất). Trong khi khu vực thu hồi đất nhiều nhất lại là khu vực phía Tây Nam. Người Việt vốn tôn trọng quê hương bản quán, việc bố trí này sẽ tạo ra làn sống di trú và dao động con lắc, làm tăng lưu lượng giao thông xuyên tâm, liên tuyến. Tình trạng quá tải giao thông trong những ngày làm việc sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Và tắc đường, khói bụi sẽ mãi mãi là vấn nạn của Hà Nội. Đô thị ngày nay phải tạo ra việc làm, thực hiện cấu trúc cân bằng tại chỗ.
Giải pháp quy hoạch như thế sẽ tiêu hủy thời gian, sức lực, tạo sự hỗn loạn của cư dân. Sao gọi là hiện đại!
Áp dụng máy móc cấu trúc đô thị đa trung tâm (chỉ có thể áp dụng cho các trung tâm dịch vụ phổ thông, thiết yếu). Ngay cả điều tối kỵ là Trung tâm quyền lực Nhà nước cũng được đồ án đề xuất bố trí phân tán. Giao động con lắc lại càng được kích hoạt với quy mô lớn hơn, lãng phí, khó hiểu. Sao gọi là hiện đại!
Với kế hoạch giãn dân nội đô. Đô thị bố trí dàn trải, các tiện nghi đô thị với công nghệ tiên tiến sẽ không thể áp dụng được. Việc khước từ các mô hình đô thị sinh thái dạng nén sẽ khiến cho các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Sao gọi là hiện đại!
• "Nâng cao vai trò vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội, xứng đáng là Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân, phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế thế giới"
Cạnh tranh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tức cạnh tranh với Tokyo (hạng1/100); Los Angeles (hạng 3/100); Osaka (hạng 7/100); Hong Kong (hạng 16/100); San Francisco (hạng 18/100); Seoul (hạng 21/100); Shanghai (hạng 25/100); Singapore (hạng 27/100); Sydney (hạng 28/100); Beijing (hạng 38/100); Metro Manila (hạng 40/100); Guangzhou (hạng 44/100).
Nhưng Hà Nội sẽ cạnh tranh bằng gì?
Không tập trung nguồn lực, quy hoạch dàn trải. Cạnh tranh bằng gì? Bằng bán đất, vốn vay ODA?
Dịch chuyển các trung tâm ra ngoài đô thị truyền thống; Bỏ qua Di sản Niềm tin, không tập hợp được nhân tài; Cạnh tranh bằng gì? Không lẽ kinh tế gia công có thể tạo nên sức mạnh?
Không đầu tư cho lợi thế có sẵn. Quy hoạch thô bạo, phá hủy cả di sản đô thị và nông thôn. Cạnh tranh bằng gì? Khi khước từ phát triển kinh tế di sản?
Chống nhập cư, hạn chế gia tăng dân số, khước từ sức mạnh truyền thống của các đô thị Á châu. Cạnh tranh bằng gì? Không lẽ bằng các đô thị mới mà sẽ trở thành hoang phế trong một tương lai gần.
Các đô thị được quy hoạch "độc quyền" nơi nào cũng giống nơi nào, không có tác phẩm của các tác giả hàng đầu thế giới. Cạnh tranh bằng gì? Không lẽ chỉ bằng các dịch vụ cơ bản của du lịch vốn không đủ để sử lý ô nhiễm do du lịch mang lại.
Không chuẩn bị hạ tầng tiếp đón, khước từ các việc tổ chức các sự kiện lớn của thế giới. Cạnh tranh bằng gì? Không lẽ chỉ có thương hiệu nông sản và khoáng sản.
Không có trung tâm tài chính trong khu vực đô thị truyền thống (như London, New York, Tokyo). Cạnh tranh bằng gì? Khi bỏ qua lợi thế đặc biệt này Hà Nội sẽ chỉ còn tư cách một con nợ vì tham vọng viển vông.
Bài toán dễ là cứ triển khai cấu trúc đô thị theo đề xuất của đồ án này. Chỉ quan tâm đến các đô thị quần cư, biến quy hoạch Hà Nội thành một đại công trường, một đại dự án bất động sản. Cứ thế, cho đến ngày bong bóng này nổ tung. Sau đó lại điều chỉnh quy hoạch.
Bài toán khó là phải biết bước lùi: "Sóng sẽ ngừng xô, Gió sẽ ngừng thổi".
Nghiên cứu lại từ đầu, một cách bài bản. Biến mục tiêu từ khái niệm trở thành các cấu trúc đô thị cụ thể theo tính chất của từng trung tâm, từng đô thị, trên tinh thần đề xuất các cấu trúc đô thị có chiều sâu, giảm thiểu nhu cầu về đất đai; đề xuất các cấu trúc đô thị có khả năng tạo ra việc làm và cân bằng tại chỗ. Cần phải tính đến cân bằng đô thị hóa với các địa phương trong vùng thủ đô để giải quyết nhu cầu việc làm trình độ thấp (hiện nay) và trình độ cao (sau này). Trước hết, cần làm rõ quy trình, nhiệm vụ nghiên cứu một cách có bài bản những vấn đề đặt ra cho đồ án, đề xuất một hệ thống tiên tiến để thực thi và thẩm định quy hoạch một cách khách quan.
Chưa bao giờ chúng ta thấy thành phố New York, Paris, London than (kêu) hạ tầng quá tải; Khi khách đến đông, họ coi đó là cơ hội. Vì vậy, cần tìm ra cấu trúc đô thị tối ưu cho toàn thành phố, từng trung tâm và từng đô thị. Cần nâng cao năng lực của thành phố để chuyển hóa các gánh nặng thành cơ hội!
Bài toán khó là không dễ tìm được những người biết thực hiện đồ án này. Nếu tiếp tục giao cho những người chưa thạo các khái niệm hay kinh nghiệm thì không thể có kết quả đúng nghĩa. Khó lại hoàn khó!
Lựa chọn vị trí các Trung tâm đô thị - Cảm tính hay Bài bản?
Việc lựa chọn vị trí các trung tâm (hạt nhân) đô thị bao giờ cũng khó. Xác định trung tâm thủ đô lại khó hơn. Xác định trung tâm để Hà Nội trở thành một trong các thủ đô là trung tâm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lại càng khó nữa.
Song, khó không có nghĩa là không làm được.
Lý ra, các công việc này phải làm trước tiên, trước khi thực hiện Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội.
Và câu chuyện mở rộng, hoàn thiện hay di dời thủ đô cũng trở nên bình thường, nếu làm việc có trình tự và bài bản như sau:
(1) Chính phủ bàn thảo một kế hoạch làm rõ tính cấp bách của việc di chuyển (hay mở rộng, hoàn thiện) nơi làm việc của Chính phủ (cho các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn) trình các cơ quan có chức năng thông qua chủ trương.
(2) Tiến hành trưng cầu dân ý về Chủ trương này.
(3) Lập báo cáo nghiên cứu (luận chứng) đề xuất các địa điểm có thể được lựa chọn.
(4) Thăm dò dư luận để nắm thông tin về sự đồng thuận xã hội cho điểm các địa điểm (sơ tuyển).
(5) Tiến hành lựa chọn chính thức thông qua một ủy ban gồm nhiều chuyên gia (có uy tín), đứng đầu trong các lĩnh vực bằng hình thức chấm điểm theo các tiêu chí chuẩn mực đã được chuẩn bị trước.
(6) Trưng cầu ý kiến về kết quả đánh giá, lựa chọn được tổ chức trên cả nước.
(7) Chính phủ trình các cơ quan chức năng.
(8) Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chính thức lựa chọn vị trí các trung tâm của thủ đô.
(9) Tiến hành quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thuộc địa giới Hà Nội.
(10) Tiến hành tổ chức quy hoạch chung riêng rẽ cho Thành phố thủ đô Hà Nội và các đô thị vệ tinh.
Bài toán dễ là bỏ qua các giai đoạn làm việc một cách bài bản. Làm tắt, sẽ trình đi, trình lại đồ án cho đến khi tất cả đều mệt mỏi và chấp thuận "làm cho xong, xin ý kiến cho có, và duyệt cho bằng được"; dẫu có thế nào!
Bài toán khó nhưng làm cho câu chuyện trở nên giản đơn hơn: Khẳng định từ bỏ ý tưởng nửa vời kia ("dời đô dự trữ"). Khu vực Ba Vì sẽ trở thành lâm viên để tất cả mọi người có nơi nghỉ ngơi khôi phục sức khỏe.
Bài toán khó là phải nhìn thấy lời giải cận kề: trong bán kính <6km có một nơi có thể tạo ra một National Mall (trung tâm quốc gia) của thủ đô Hà Nội. Gần Hồ Tây, gần Ba Đình, khu vực này hiện chưa được đầu tư xây dựng. Đây là cơ hội lớn dường như lịch sử dành cho chúng ta cơ hội hoàn thiện, mở rộng Trung tâm Chính trị Ba Đình.
"Bài toán khó là dành quỹ đất xung quanh Hồ Tây, Ba Đình cho các chức năng chính của thủ đô: Trung tâm Chính trị - Văn hóa - Lịch sử quốc gia. Khu vực Hồ Gươm, Phố cổ cho các chức năng Trung tâm Hành chính - Văn hóa - Lịch sử thành phố Hà Nội. Khu vực phố cũ cho các chức năng Trung tâm Tài chính - thương mại quốc tế". (xem: Cái khó của đô thị là không nhìn thấy bệnh dàn trải). Chỉ có như vậy. mới kế thừa được Tài nguyên Di sản thủ đô, nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Khó nhất, là làm sao thay đổi được cách nghĩ "làm cho xong" chứ không phải làm cho hay, cho tốt. Vì lợi ích chung!
Hệ thống trong đồ án quy hoạch - Bài toán có trước hay lời giải có trước
Quy hoạch, kiến trúc là một nghề thực hành, mọi lý thuyết đều trở nên vô nghĩa nếu thiếu kinh nghiệm thực tiễn của những người thực thi. Sự lúng túng của đồ án cho biết điều này.
Khi nghiên cứu nội dung của đồ án quy hoạch Hà Nội chúng tôi rất ngạc nhiên. Trên thế giới, các đồ án quy hoạch thành phố là những đồ án được nghiên cứu rất công phu và là một sản phẩm cần có sự tham gia của cộng đồng.
Nếu làm cho xong, chúng tôi nghĩ rằng không khó. Trên thế giới cũng như vậy. Khi đặt chính thể vào tình thế "việc đã rồi" thì không cần bàn làm gì. Người ta sẽ phê duyệt vì lý do chính trị, sẽ bất chấp tất cả!
"Tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay đều đang phải đối diện với vấn đề đô thị của chính mình, và không có một hệ thống lý thuyết nào dùng chung cho tất cả". (nguồn: http://www.tuanvietnam.net/2009-11-04-suc-chiu-dung-cua-dan-co-han- ).
"Đáng tiếc là, bây giờ chúng ta vẫn đi theo những quan điểm đô thị học mà thế giới đã phủ nhận"; "Ta vẫn còn chịu những ảnh hưởng nặng nề của nếp cũ, chưa tiếp xúc được với tư tưởng mới. Vẫn là những lý luận cũ của Liên Xô mang về dùng cho đến nay". (nguồn: http://www.tuanvietnam.net/2009-11-07-quy-hoach-do-thi-bam-riet-tu-duy-da-bi-phu-nhan ).
Hãy xem Nội dung đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì rõ.
Thực sự, hệ thống thiếu hoàn toàn những nội dung có hàm lượng chất xám cao, các luận cứ chặt chẽ. Đồ án chỉ đưa ra kết quả cuối cùng, song không có cơ sở để bảo vệ kết quả này! Chúng tôi đã phân tích khá nhiều những nội dung cơ bản về sự phi lý trong lựa chọn địa điểm cái gọi là Trung tâm Hành chính quốc gia, về những bất cập của các nội dung mà đồng nghiệp của chúng tôi đã nêu trong bài: Quy hoạch Hà Nội: Phải có tinh thần Đại Cồ Việt).
Bài toán dễ là chấp nhận cho qua, và, xem xét đồ án chỉ mang tính thủ tục; lời giải có trước bài toán và luận lý đi sau kết quả.
Bài toán khó là cần có sự xem xét công minh, không chịu một sức ép nào bên ngoài, thượng tôn luật pháp, thượng tôn quốc gia. Phải tỏ thái độ với những người vô trách nhiệm và thiếu năng lực. Bởi tổn thất kinh tế, xã hội, cơ hội cho mỗi người và quốc gia là vô cùng lớn nếu chúng ta chấp nhận "duyệt cho xong" đồ án này!
Hãy đưa tất cả về chân giá trị! Các đại biểu quốc hội, Các thành viên chính phủ, những người có lương tri hãy bước qua thói quen vị nể. Bởi đằng sau bản quy hoạch này là số phận con người, là việc quốc gia có cất cánh bay lên.
Tìm ý cho đồ án, dễ hay khó?!

Nhân dịp nhận được vài dòng tản mạn của thầy Văn viết về việc tìm ý đồ án trong blog của clb

www.360.yahoo.com/clb_kientrucphuongdong

Tôi pase lại vào 4rum cho đông đảo anh em cùng xem, và cùng bàn luận, vì thực tế là, việc tìm ý cho đồ án là một việc ko phải đơn giản, và chúng ta thực sự cũng không được học nó một cách rõ ràng và mạch lạc, mà đa phần các thầy đều dạy cái đó theo kiểu truyền nghề, mà như vậy thì rõ ràng người được truyền nhiều, người được truyền ít... vậy nên chúng ta cùng mang ra đây bàn luận, để mọi người truyền như nhau =)). Sau đây là vài dòng tản mạn của thầy,kts Hà Tiến Văn.

Khi ta bắt gặp bất cứ một công trình gì đó hay hay, như một vài công trình trên tạp chí chẳng hạn. Nếu thấy nó đẹp đừng bao giờ chỉ khen hay thấy thích. Hãy dừng lại và suy nghĩ xem đầu tiên nó là công trình gì, vì sao tác giả lại hình dung nó theo cách ấy. Tôi muốn đề cập tới bản chất, cái gốc của mỗi idea. Bất cứ sự việc gì nếu ta đi từ gốc thì ta luôn hiểu được nó cặn kẽ hơn. Với các kiến trúc sư lão luyện, đã có cả đời va vấp với các thể loại, họ đã thuộc làu công năng của từng công trình. Khi bắt tay vào tìm ý, họ chỉ cần tìm một cái tứ gì đó là họ có thể hiện thực hoá nó được. Cái tứ này có thể xuất phát từ đặc điểm văn hoá, kiến trúc địa phương.. hay xuất phát từ công năng muốn có không gian này, không gian kia để đạt một số yêu cầu mà chủ đầu tư muốn.
 Còn tụi em, còn đang là sinh viên, để có thể làm như vậy thì viêc đầu tiên trước mỗi đồ án là phải tìm hiểu về đồ án đó, hiểu hết công năng, có khi chỉ là việc ngồi vẽ lại mấy nét nguệch ngoạc về công trình (hình thức mặt đứng, mặt bằng..) việc này cho ta tiếp cận với công trình nhanh hơn. Hiểu hết và bố trí được công năng tức là đã sạch nước cản. Trong việc phân tích công năng, thì việc đầu tiên là phân ra thành nhóm công năng, sau đó tìm câu trả lời không gian chính là gì. Việc tìm ý sẽ xoay quanh không gian đó nếu xét theo chủ nghĩa công năng. Một việc em nên làm trước mỗi đồ án là chọn cho mình đề tài, tìm hiểu thật kỹ, đọc cho hiểu hết về nó. Ví dụ anh Phương khoá 96k, ĐHKTHN khi làm về bảo tàng gốm. anh ấy chắc hẳn đã đi sang tận Bát tràng, Phù lãng, Hương Canh, lang thang tìm hiểu thế nào là gốm bát tràng nó có đặc điểm gì khác với các loại gốm khác, cách sản xuất nó thế nào, màu sắc trứoc và sau khi nung... biểu cảm vật liệu. ý đồ sẽ bật ra từ một cái bất chợt có khi rất nhỏ như: khi ta đi vào trong một lò nung cũ đã hỏng, thấy ánh sáng mờ ảo từ trên lỗ thủng ống khói chiếu xuống những bình gốm cũ đã hỏng vùi trong mặt đất nửa dưới đất, nửa lộ ra ngoài cái màu ấm ấm, ta có thể hình dung ra một không gian có thể âm lòng đất.., kh..ông gian nhiều cốt đa dạng, hoặc giải pháp lấy sáng...Hay thấy cách làm gốm cổ truyền là đặt trên bàn quay, các vật dụng đa phần có hình tròn... nghĩ ra hình kkhối.. rất nhiều và rất nhiều. tại sao em không thử trải nghiệm của riêng mình.

Tóm lại bất cứ đồ án nào, ý tưởng không thể hay khi xuất phát từ một kiến thức nông cạn về đồ án đó. Vậy việc đầu tiên là đi tìm hiểu những công trình đã thành công, xem nó hay ở điểm nào dở ở điểm nào. Người khôn là người biết rút kinh nghiệm của những người đi trước. Tiếp đến thuộc làu dây chuyền công năng cũng như khối tích của từng không gian. Sau đó là đi tìm đề tài cho mình. tìm hiểu thật kỹ về cái định làm. Trải nghiệm thực tế, đi lang thang, đừng ngồi ở nhà mà nghĩ sẽ không ra được đâu.

Chúc thành công cho con đường sắp tới.

CHỮ KÝ CÁ NHÂN *********************************
http://www.facebook.com/sontungarc
http://sontungarc.jimdo.com/

Kiến Trúc Hữu Cơ 
Kiến Trúc Hữu Cơ
Hc thuyết hu cơ trong kiến trúc, xem xét các công trình gn ging như mt t chc hình thành ca thiên nhiên, và gn bó vi thiên nhiên như mt cơ th hp nht. Nó chu nh hưởng ca các quy lut t nhiên như sinh ra ln lên và chết đi, nó là môi trường tương quan hài hoà gia tng th và đơn th. Có rt nhiu lý thuyết khác nhau ca hc thuyết kiến trúc hu cơ. Mt s thường nhm ln gia kiến trúc hu cơ vi ch nghĩa công năng trong kiến trúc. Nghĩa là nó đáp ng được nhng đòi hi ca xã hi, ví d như, da vào kh năng t chc hu cơ mà người ta đi đến m rng ngôi nhà theo ý mun ca gia đình ch nhà.

M
i liên kết gia Kiến trúc và thiên nhiên đã được th hin ngay t gia thế k XIX trongcác tác phm ca nhà điêu khc ngươì M Horatio Greenough. Trong s tìm kiếm nhm khc phc s yếu kém v quan đim thm m thi by gi ông cho rng ch là nhng tư tưởng chiết trung, Greenough đã chn t nhiên như là mt đim xut phát. Ông cho rng t nhiên đã ban tng cho con người vô s nhng hình dáng khác nhau không h b l thuc vào bt kỳ mt mô-típ, hình mu có sn. Tuy nhiên hc thuyết này ca ông hơi thái quá vì nó nh hưởng quá nhiu vào cái mà ông gi là “nhng nguyên tc mà chúa tri ban cho” (God given principles). Nhng lý lun ca các Kiến trúc sư sau này tiến b hơn nhiu vì nó là kết qu ca nhng lp lun chc chn, chính xác và duy lý. Nhng người sáng lp cho trường phái này gm các nhà kiến trúc sư bc thy quan trng trong thế k này: đó là Henry van de Velde và Erich Mendelsohn châu Âu, Luis Sullivan và Frank Lloyd Wright M.

Lý thuy
ết thu hút được đông đo Kiến trúc sư đi theo nht ca kiến trúc hu cơ được phát sinh t ngh thut kiến trúc Hy lp, mt xu hướng ngh thut được phát trin sut trong thi kỳ Phc hưng.Trong ngh thut kiến trúc ca các đn th Hy lp, có mt s liên quan đến t l ca cơ th con người. Vitruvio là người đu tiên đã phát trin lý thuyết này, sau đó có rt nhiu các nhà ngh thut khác đi theo. Vasari cho rng kiến trúc có mt t chc hu cơ ging cơ th ca con người còn Miguel Angel khng đnh nếu người ta hiu biết v cơ th con người thì s lĩnh hi được ngh thut kiến trúc.

Sau này đã xu
t hin lý thuyết chuyn đi t t l con người sang lĩnh vc hình thc ngh thut kiến trúc da vào mt lý thuyết hin đi ca kiến trúc hu cơ. C hai lý thuyết này đu đi đến s thng nht quan đim và đu mun nêu bt lên cơ th con người là t l ca môi trường sng xung quanh chúng ta. Mt khác nhng nguyên lý t chc vt cht hu cơ ca môi trường sng chính là hình thc ngh thut ca kiến trúc. Trong t chc hu cơ ca thiên nhiên có mt s liên h hoà đng gia tng thành phn và tp th, vì vy nó ph thuc vào t chc ca nó.Trên thc tế nhng t chc thuc loi cao cp ca thiên nhiên ch nm trongcác tng lp cao. Bi vy khi chuyn đi nhng nguyên lý này sang các công trình Kiến trúc người ta s loi tr mt phn ca xã hi, hay s hình thành ca các công trình Kiến trúc ch xác đnh cho mt thành phn xã hi.

Ngoài ra hình th
c trong Kiến Trúc Hu Cơ luôn luôn được hài hoà trên toàn th công trình. Mc đích duy nht đ ra là s biu mt công trình Kiến trúc như nhng hình thc t chc ca t nhiên. Trái li quan đim ca kiến trúc hu cơ không th m rng cho tt c các vn đ ca xã hi vì nó b qua lĩnh vc vt lý hc thc nghim mà bước thng vào Ch Nghĩa Biu Tượng. Phn đông các nhà kiến trúc sư xây dng lên lý thuyết ca s hp nht hu cơ, và áp dng nó vào các công trình ca h, đó chính là mi quan h gia công trình và đa hình phong cnhxung quanh ca nó. Kiến trúc sư đu tiên phi k đến là Louis Sullivan người M, ông cũng là người quan trng nht trong s nhng Kiến trúc sư tt nghip t trường Đi Hc Kiến Trúc Chicago thi by gi. Trong mt bài viết năm 1896 có ta đ “xem xét li khía cnh ngh thut ca các toà nhà văn phòng cao tng”(the Tall Office Building Artistically Considered) Sullivan đã kết lun trên cơ s nhng quan sát v thiên nhiên rng: “s sng được cm nhn bng s biu hin ca nó do đó hình dáng phi đi sau công năng.” Cũng t đây ông nêu ra mt nguyên tc: “điu quan trng nht đ gii quyết mt vn đ chính là bn thân vn đ đó vì nó cha nhng gii pháp riêng ca nó.” Cho nên hình dáng ca công trình không nên được to nên bi nhng kiến thc có sn t trước hay nhng ý tưởng được ưu tiên nào đy mà nó được hình thành t nhng nghiên cu v các yếu t đang hin có trong môi trường mà nó s có mt. Mi tương quan gia môi trường t nhiên và Kiến trúc dn đến s ra đi ca mt trường phái Kiến trúc trong Ch Nghĩa Công Năng được chi phi bi “bn th” (Ontological) hơn là “cơ gii” (Mechanistical). Trường phái Kiến trúc Công Năng này sau được đt tên là Kiến trúc Hu Cơ. Louis Sullivan cho rng mt thc th luôn luôn hài hoà vi thiên nhiên còn nhng nhn xét v s hài hoà ca nó thì li là yếu t khách quan ca con người. Yếu t khách quan này không nên ch là s suy lun riêng ca tng cá nhân mà phi là nhng ý kiến được rút ra khi thc s làm vic trong tng hoàn cnh.

Frank Lloyd Wright m
t Kiến trúc sư li lc M khác đã tha kế và tiếp tc m rng nhng hc thuyết ca Sullivan, Wright thêm vào rng “hình dáng và công năng nht đnh là mt.” Đi vi ông mi quan h gia đơn th và cá th đc bit quan trng trong Kiến trúc. Tt c các đơn th đu có tính cht riêng nhưng không th tách ri khi tng th. Điu này được ông th hin trong công trình bng cách b tríkhông gian theo kiu “lưu loát” (flowing space). Theo ông không gian không th t di chuyn được, cái di chuyn được là con người s dng nó vì thế ông không c gng to nên mt không gian có th chuyn đng mà ông phân chia không gian đó thành nhng phn nh và được ni vi nhau bng các không gian dn ph. Wright cũng chi tiết hoá hc thuyết v Môi Trường và Kiến trúc ca Sullivan bng câu nói: “mt công trình Kiến trúc được xem như mt cái gì đó vô cùng đc bit trong mi tương tác ca nó vi mnh đt mà nó s được xây dng lên và cnh quan môi trường xung quanh nó.” Các công trình do ông thiết kế như ngôi nhà Jacob Middieton, Wiscousin, 1948, nhà trên thác nước Falling Water House Mill Run, PA (1935-39) (Hình H1) hay trung tâm th chính Marin County San Rafael, CA (1957-66) (Hình H2) là nhng ví d đin hình. Nhng vườn hoa, cây c, thác nước, núi đi và ngôi nhà hp li thành mt th thng nht. Các công trình này đu được gn lin vi môi trường xung quanh, nó như được sinh ra t đy và khi b tách ri khi môi trường ca nó, nó s chng còn giá tr gì na.

Ngoài hai Ki
ến trúc sư nêu trên còn rt nhiu các Kiến trúc sư khác cùng theo khuynh hướng Kiến trúc Hưu Cơ như Alva Alto, Frei Otto, Hans Scharoun, Louis Kahn .v.v. Ngày nay bi cnh kinh tế, chính tr, xã hi thay đi người ta đánh giá cao tính công năng trong Kiến trúc và đưa nó lên hàng đu nhưng nhng lun đim v mi tương tác gia Kiến trúc và môi trường vn được coi trng. Nhng tác phm Kiến trúc mang phong cách Hưu Cơ vn có mt khp nơi trên thế gii mà c th các nước có nn Kiến trúc phát trin như Nht Bn và M.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.