http://quyhoach.xaydung.gov.vn/vn/quy-hoach/4160/dieu-chinh-quy-hoach-chung-thi-tran-lac-duong-huyen-lac-duong--tinh-lam-dong-den-nam-2030.aspx
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN LẠC DƯƠNG HUYỆN LẠC DƯƠNG – TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030
- Phạm vi nghiên cứu liên vùng
Nghiên cứu vai trò của đô thị Lạc Dương đối với tỉnh Lâm Đồng, mối quan hệ của đô thị với Vùng kinh tế trọng điểm tỉnh Lâm Đồng, các tỉnh trên cả nước và với nước ngoài.
- Phạm vi nghiên cứu trực tiếp trên địa giới hành chính mở rộng thị trấn Lạc Dương
Thị trấn Lạc Dương là thị trấn huyện lỵ huyện Lạc Dương, là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm đô thị Đà Lạt 12 km.
Có vị trí địa lý được giới hạn như sau:
- Phía Đông giáp : xã Đasar
- Phía Tây giáp : xã Lát huyện Lạc Dương
- Phía Nam giáp : phường 7- đô thị Đà Lạt
- Phía Bắc giáp : xã Lát – huyện Lạc Dương
Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chung bao gồm: Toàn bộ ranh giới hành chính thị trấn Lạc Dương hiện hữu theo quy hoạch chung được duyệt năm 2005 và được mở rộng ra 4 thôn thuộc xã Lát: thôn Đăng gia rít B, BNơB, BNơC, Đan Kia.
- Diện tích thị trấn theo quy hoạch chung năm 2005 : 3.599,59 ha
- Tổng diện tích 4 thôn mở rộng : 3.461,37ha
Tổng diện tích đất tự nhiên điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chung thị trấn Lạc Dương là 7.061,0 ha.
- Năm quy hoạch
- Quy hoạch chung đô thị: đến năm 2030
- Quy hoạch ngắn hạn : đến năm 2020
- Số quyết định:59/QĐ-UBND
- Tỉnh/TP:Lâm Đồng
- Địa chỉ:THỊ TRẤN LẠC DƯƠNG HUYỆN LẠC DƯƠNG
- Hồ sơ bản vẽ:
LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG
Thị trấn Lạc Dương được thành lập từ năm 1979, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Lạc Dương theo Quyết định 116/CP ngày 14/3/1979 của Hội đồng Chính phủ; đến năm 2004 việc quy hoạch và phát triển thị trấn Lạc Dương mới bắt đầu được thực hiện trên cơ sở tách một phần diện tích, dân số của xã Lát.
Thị trấn Lạc Dương nằm phía Bắc của Tỉnh Lâm Đồng, tiếp giáp phía Bắc tp. Đà Lạt, vị trí liên kết khu vực Nha Trang – Lạc Dương - Đà Lạt. Với các đặc trưng khu vực tiểu vùng khí hậu ôn đới quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi bật có đỉnh Langbiang cao 2.167m và hồ Đan Kia - Suối Vàng mênh mông trong vắt, cùng thảm thực vật hết sức phong phú đã thu hút hàng ngàn du khách. Với vị trí giao thông thuận lợi, khu vực có tiềm năng để phát triển kinh tế, thương mại, du lịch dịch vụ, tập trung dân cư và đầu tư xây dựng, là động lực cho khu vực kinh tế phía Bắc của tỉnh Lâm Đồng.
Qua quá trình phát triển, thị trấn Lạc Dương đã có những bước phát triển cao về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh luôn được giữ vững, phát huy thế mạnh về đất đai, khí hậu, danh thắng cảnh du lịch sinh thái, bảo tồn thiên nhiên và văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc địa phương, là tiềm năng lớn cho sự phát triển cơ cấu kinh tế thương mại dịch vụ - du lịch văn hóa bản địa, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Thị trấn Lạc Dương đóng vai trò quan trọng để thực hiện những đổi mới trong phát triển kinh tế, sản xuất và đời sống xã hội của các vùng nông thôn xung quanh và là đô thị vệ tinh cho đô thị Đà Lạt.
Để định hướng cho việc xây dựng phát triển thị trấn Lạc Dương, đồ án quy hoạch chung thị trấn Lạc Dương đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 3756/QĐ-UBND ngày 28/12/2005 và Quyết định số: 2449/QĐ-UBND, ngày 31/8/2006 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm thị trấn Lạc Dương - huyện Lạc Dương – tỉnh Lâm Đồng. Đây là những tiền đề cơ bản cho phát triển các khu chức năng đô thị, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá tạo ra không gian đô thị có tầm vóc tương xứng là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, thương mại và dịch vụ du lịch của huyện Lạc Dương.
Đến nay, thị trấn đã có những bước thay đổi đáng kể trong bộ mặt kiến trúc đô thị cũng như tốc độ phát triển đô thị.
Năm 2012, UBND tỉnh Lâm Đồng có Công văn số 2861/UBND-QH ngày 05/6/2012 về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, theo đó, phạm vi ranh giới mở rộng vùng thị trấn Lạc Dương được mở rộng thêm 3.461,4ha diện tích tự nhiên từ xã Lát gồm toàn bộ khu du lịch núi langBiang và hồ Đan Kia- Suối Vàng thuộc khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bi Đoup – Núi Bà, thôn Đăng Gia Rít B, thôn B’NơrB, thôn B’NơrC và thôn Đan Kia, 2.704 nhân khẩu của xã Lát, chuyển giao về thị trấn Lạc Dương để quản lý, điều chỉnh 4 thôn thành 4 tổ dân phố với tên gọi không đổi.
Đồng thời Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó định hướng đô thị Lạc Dương là đô thị vệ tinh của Tp. Đà Lạt, là đô thị loại 5, với tính chất là trung tâm chính trị - hành chính huyện Lạc Dương, trung tâm du lịch văn hoá dân tộc bản địa, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao. Đô thị phát triển gắn với khu du lịch sinh thái ĐanKia Suối Vàng và vùng cảnh quan thiên nhiên rừng tự nhiên, núi LangBiang và không gian cảnh quan nông nghiệp công nghệ cao.
Do vậy việc xác định lại tầm nhìn và mục tiêu điều chỉnh quy hoạch chung đô thị là rất cần thiết và là một yêu cầu tất yếu. Lý do cụ thể của việc cần điều chỉnh Quy hoạch chung như sau:
1.Sự phát triển Kinh tế - Xã hội của thị trấn Lạc Dương dẫn đến sự tập trung dân số, do vậy việc điều chỉnh mở rộng quy mô đô thị cần nghiên cứu lại việc xây dựng công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sự phát triển của dân số hiện tại và tương lai.
2. Sự thay đổi qui mô, ranh giới hành chính, tính chất đô thị và tính chất các khu chứ năng trong cơ cấu đô thị, các quy chế, pháp quy, quy định thực hiện quy hoạch (ví dụ: Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12, quy chuẩn Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2010/BXD v.v…) dẫn đến cần điều chỉnh nội dung quy hoạch sao cho phù hợp với các thay đổi và quy định này.
3.Thị trấn Lạc Dương có vai trò thúc đẩy kinh tế khu vực, đặc biệt, thị trấn còn có chức năng hỗ trợ trực tiếp đến sự phát triển của dịch vụ du lịch đô thị Đà Lạt, do đó cần nâng cao hơn nữa tiềm năng phát triển của thị trấn.
4.Xác định cụ thể lĩnh vực ưu tiên mũi nhọn phát triển, tận dụng lợi thế cạnh tranh của địa phương, phù hợp với xu thế đầu tư của thị trường địa phương và của khu vực. Dựa vào đó, cần bố trí các ngành nghề mang tính chiến lược.
5.Những năm gần đây, các dự án trong ngành thương mại và du lịch đang thể hiện sức hút đầu tư rất cao nên cần phải có quy mô đô thị phù hợp với các nhu cầu này, đồng thời cần thiết phải nâng cao sự hấp dẫn của khu dịch vụ du lịch và sự kết nối với đô thị.
6.Dựa vào việc mở rộng khu vực đô thị ra 4 thôn tại phía Bắc và phía Tây trung tâm thị trấn, thực hiện quy hoạch sử dụng đất hiệu quả và hợp lý sẽ nâng cao được tiềm năng phát triển của khu vực.
7.Cần thiết phải xây dựng một cấu trúc đô thị hợp lý ngăn ngừa được sự phát triển tràn lan của đô thị và phát triển một đô thị lành mạnh và có trật tự.
8.Cần thiết phải xây dựng đô thị hấp dẫn và phát huy môi trường tự nhiên, lịch sử văn hóa và cảnh quan vốn có của khu vực.
9. Một phần của khu vực trung tâm đô thị đang có tình trạng phát triển còn lộn xộn và có cảnh quan không đồng bộ. Cần phải có một quy hoạch quản lý đô thị chi tiết hơn và rõ ràng hơn nhằm thực hiện phát triển đô thị có trật tự và hình thành được cảnh quan đô thị bền vững. 10. Cần có một hệ thống công trình hạ tầng xã hội phù hợp với đô thị mang tầm khu vực và được bố trí hợp lý tại đô thị và khu vực nông thôn.
11. Dựa trên Quy hoạch giao thông liên vùng và sự gia tăng lưu lượng giao thông cũng như việc mở rộng quy mô khu đô thị, cần thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông kết nối chặt chẽ, phân cấp theo từng loại đường rõ ràng. Đồng thời xây dựng nâng cấp tuyến đường Đ79 nối ra tỉnh lộ ĐT723, đường Lang Biang, đường Bi Đoup là hai trục lộ trung tâm của đô thị … từng bước hoàn chỉnh hạ tầng giao thông, hỗ trợ sự phát triển không ngừng của đô thị.
12. Cần xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đảm bảo kỹ thuật và nhu cầu sử dụng.
Việc lập quy hoạch còn cần thiết do các xu hướng xã hội sau:
1.Sức hút đầu tư trong và ngoài nước vào khu vực Tây Nguyên ngày càng tăng, do đó cần đảm bảo được khu đất đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp công nghệ cao và ngành du lịch;
2.Trong xu hướng thế giới đang ngày càng quan tâm và chú trọng đến môi trường dẫn đến nhu cầu phát triển đô thị trở thành một đô thị sinh thái bền vững;
3.Cần có hệ thống trị thủy đủ tốt, đảm bảo cho đô thị chống lại được nguy cơ lũ lụt, thiên tai trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu;
Từ những điều kiện thuận lợi và lý do trên và trước thực trạng nhu cầu phát triển đô thị của thị trấn Lạc Dương đang ngày càng cao đòi hỏi việc điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Lạc Dương, huyện Lạc Dương phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và Quy hoạch chung xây dựng của Tỉnh là hết sức cấp bách và cần thiết. Điều chỉnh Quy hoạch này sẽ hiện thực hóa một đô thị vệ tinh của đô thị Đà Lạt, một đô thị hiện đại, có sức hấp dẫn cao, tạo được sự phối hợp hài hòa với môi trường tự nhiên trên toàn vùng với định hướng phát triển đô thị đến 2030, tầm nhìn đến 2050 theo quy hoạch chung của đô thị Đà Lạt và các vùng phụ cận;
Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Lạc Dương trên cơ sở khai thác cảnh quan thiên nhiên, phát huy bản sắc văn hoá và kiến trúc truyền thống sẵn có. Đồng thời phát triển thị trấn trở thành một đô thị sinh thái độc đáo. Phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả tài nguyên khí hậu, phát triển du lịch thành ngành kinh tế động lực của vùng Tây nguyên và phát triển bền vững môi trường đô thị, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần nhân dân địa phương, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế xã hội, đồng thời làm cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng dự án, cũng như đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, góp phần tạo lực hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế tỉnh nhà nói chung và đô thị Lạc Dương nói riêng.
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Dran, Huyện Đơn Dương
1. Tổng quan về thị trấn D’Ran
- Thị trấn Dran Đơn Dương thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng được hình thành cùng thời điểm với thành phố Đà Lạt đầu thế kỷ XX. Thị trấn do người Pháp đặt tên, nằm lưng chừng giữa hai con đèo Dran và Ngoạn Mục.
- Thị trấn Dran cách Đà Lạt 40 km về hướng Đông Nam. Có nhiều đường dẫn đến thị trấn. Có thể đi từ Đà Lạt theo hướng đèo Dran, từ TP HCM đi theo hướng Đức Trọng , Finom, Thạnh Mỹ và từ TP Phan Rang đi theo hướng đèo Ngoạn Mục.
- Thị trấn D’Ran là đô thị loại 5, là đô thị chuyên ngành kinh tế phía Đông vùng phụ cận thành phố Đà Lạt, trung tâm du lịch sinh thái cảnh quan hồ và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Về chức năng: là một trong 6 đô thị vệ tinh, là đô thị cửa ngõ của trung tâm thành phố Đà Lạt.
- D’Ran là một trong 2 thị trấn của huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng. Với diện tích đất tự nhiên trên 13.644 ha, vùng lõi đô thị 350 Ha, dân số tính đến năm 2020 là 14.950 người (số liệu của chi cục thống kê huyện Đơn Dương).
- Với vị trí đầu mối giao thông thuận lợi, khu vực này có tiềm năng để phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, tập trung dân cư và đầu tư xây dựng, là động lực cho khu vực kinh tế phía đông nam của tỉnh. Mặt khác, các dự án như công trình thủy lợi, thủy điện sẽ là các tiền đề quan trọng trong việc hình thành và phát triển khu trung tâm D’Ran mới trong tương lai.
2. Lý do và sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch chung:
- Việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn D’Ran huyện Đơn Dương nhằm thực hiện triển khai thực hiện quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ Tướng phê duyệt tại QĐ số 704/QĐ-TTg ngày 12/05/2014.
- Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn D’Ran huyện Đơn Dương nhằm định hướng sự xây dựng đô thị phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, phù hợp với cơ sở kỹ thuật thuật hạ tầng của đô thị hiện hữu, hạn chế sự tác động đến tự nhiên và đời sống nhân dân.
- Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn D’Ran huyện Đơn Dương sẽ là cơ sở định hướng phát triển đô thị của D’Ran đến năm 2030, là công cụ quản lý đô thị trên địa bàn thị trấn. Là cơ sở để hướng dẫn, thực hiện và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị trấn. Định hướng quy hoạch sử dụng đất hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng định hướng. Định hướng phát triển kinh tế, xã hội của thị trấn D’Ran và vùng lân cận trong tương lai.
- Xác định rõ vai trò của thị trấn D’Ran trong chuỗi đô thị vệ tinh của TP Đà Lạt
- Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn D’Ran huyện Đơn Dương sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội và an ninh của địa phương.
- Số quyết định:1529/QĐ-UBND
- Tỉnh/TP:Lâm Đồng
- Địa chỉ:thị trấn Dran, Huyện Đơn Dương
- Hồ sơ bản vẽ:
- Bản vẽ hiện trạng
- Bản vẽ định hướng phát triển không gian
- Bản vẽ Quy hoạch sử dụng đất
- Bản vẽ Quy hoạch giao thông
- Bản vẽ Tổng hợp đường dây, đường ống
- ----------------
Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai đến năm 2030 – Tỷ lệ 1/5000
Mô tả quy hoạch- Giới thiệu chung: Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai đến năm 2030 – Tỷ lệ 1/5000
- Địa điểm lập quy hoạch: Thị trấn Mađaguôi – Huyện Đạ Huoai – Tỉnh Lâm Đồng
- Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Lâm Đồng
- Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng
- Chủ đầu tư: Trung tâm Quản lý & KTCTCC huyện Đạ Huoai
- Đơn vị lập quy hoạch: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Lâm Đồng
- Quy mô lập quy hoạch:
o Diện tích quy hoạch: 2541,12 ha.
o Tỷ lệ lập bản đồ: 1/5000.
Thông tin quy hoạch- Số quyết định:2097/QĐ-UBND
- Tỉnh/TP:Lâm Đồng
- Địa chỉ:Thị trấn Mađaguôi – Huyện Đạ Huoai – Tỉnh Lâm Đồng
- Hồ sơ bản vẽ:
Thuyết minh quy hoạch- Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai tỷ lệ 1/2000 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 2877/QĐ-UBND ngày 18/11/2009, với quy mô diện tích là 276 ha. Cho đến nay việc quản lý phát triển xây dựng dựa trên quy hoạch này. Nay cần điều chỉnh Quy hoạch chung với các lý do sau:
1. Về thay đổi dân số
Quy mô dân số tính toán theo đồ án quy hoạch được duyệt (dân số hiện trạng năm 2005 là 17512 người, dân số dự báo năm 2010: 21000 người, năm 2020: 28000 người) xa với nhu cầu thực tế (tháng 12/ 2017 dân số thị trấn Mađaguôi là 10.004 người) dẫn đến cơ cấu quy hoạch sử dụng đất, diện tích đất ở và đất công trình công cộng không phù hợp. Dân số giảm là do nhu cầu cũng như đời sống của người dân ngày càng cao nên việc chuyển đến những nơi có đô thị phát triển và các thành phố lớn để sinh sống là điều tất yếu, khiến dân số khu vực này từ năm 2005 đến 2017 giảm đáng kể. Vì vậy, cần phải quy hoạch tạo thêm nhiều khu đô thị để nâng cao đời sống và thu hút nguồn lực đầu tư.
2. Về thay đổi một số khu chức năng trong quy hoạch sử dụng đất
Một số khu chức năng trong thị trấn thay đổi vị trí, quy mô như: Sân vận động, bến xe huyện, đài tưởng niệm liệt sĩ,... dẫn đến làm thay đổi chức năng sử dụng đất một số khu vực trên địa bàn thị trấn.
3. Về thay đổi một số chỉ tiêu về quản lý quy hoạch, kiến trúc xây dựng
Sự chuyển biến về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Huyện và thị trấn trong thời gian qua nên một số chỉ tiêu về mật độ xây dựng, tầng cao theo đồ án điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt,.. tại một vài tuyến giao thông chính chưa tạo được điểm nhấn cho đô thị cũng như tạo bộ mặt cho thị trấn.
4. Về thay đổi một số định hướng về cơ sở hạ tầng
Theo tình hình thực tế phát triển kinh 1tế - xã hội của Huyện cũng như Thị trấn, cần điều chỉnh các hạng mục về hạ tầng như: vị trí bến xe, lộ giới một số tuyến giao thông,..
5. Các vấn đề khác
- Phù hợp với Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 “Quy hoạch đô thị phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm, kể từ ngày quy hoạch đô thị được phê duyệt”.
- Thị trấn Mađaguôi đã được UBND tỉnh công nhận là đô thị loại V theo Quyết định số 1605/QĐ-UBND ngày 31/7/2014.
- Theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngà 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020, xác định thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai được nâng loại đô thị giai đoạn 2016-2020 là đô thị loại IV.
- Niên hạn quy hoạch thay đổi: Định hướng quy hoạch ngắn hạn 2025 và quy hoạch dài hạn đến năm 2030.
+ Đồ án được duyệt năm 2009: Định hướng quy hoạch ngắn hạn đến năm 2010, dài hạn đến năm 2020.
+ Đồ án điều chỉnh kỳ này: Định hướng quy hoạch ngắn hạn đến năm 2025, dài hạn đến năm 2030.
- Sự chuyển biến về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thị trấn trong thời gian qua, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, ... ảnh hưởng đến định hướng phát triển chung của thị trấn.
- Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt trên địa bàn, trong những năm qua, thị trấn đã đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó, vấn đề đầu tư xây dựng tự phát vẫn còn diễn ra, hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
- Chưa tạo được nhiều nguồn quỹ đất thuận lợi cho phát triển đô thị.
- Với những lý do trên, việc lập điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Mađaguôi là hết sức cần thiết để thống nhất về các định hướng lớn về phát triển không gian chính như các khu vực phát triển thương mại dịch vụ, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn và kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của thị trấn. Trong đợt điều chỉnh quy hoạch kỳ này cần ưu tiên xây dựng các chương trình phát triển đô thị trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 để thị trấn đạt tiêu chí đô thị loại IV. Đồng thời khai thác được tiềm năng sẵn có trong vùng nhằm thúc đẩy kinh tế, tạo điều kiện sống tốt cho người dân, góp phần duy trì sự phát triển bền vững, hài hoà trong toàn Tỉnh.
- Quy hoạch chung Thị trấn Mađaguôi được điều chỉnh sẽ đáp ứng, phát huy được vị thế và vai trò quan trọng của thị trấn, đem lại sự vững mạnh toàn diện và là yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân thị trấn, vừa là nhiệm vụ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
--------------
http://quyhoach.xaydung.gov.vn/vn/quy-hoach/3162/dieu-chinh-quy-hoa%CC%A3ch-chung-thi-tran-madaguoi--huyen-da-huoai-den-nam-2030--ty%CC%89-le%CC%A3-1-5000.aspx
http://quyhoach.xaydung.gov.vn/vn/pages/dsquyHoach.aspx