Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

SAPA

https://www.blogger.com/blog/post/edit/6026381599429342932/5422720470125150805








Tên gọi của thị xã xuất phát từ tên thị trấn Sa Pa cũ. Thị trấn này ra đời vào năm 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện. Tên "Sa Pả" là tên vốn có theo tiếng H'Mông ở vùng này, có nghĩa là "bãi cát", người Pháp viết tên khu là "Chapa", vì âm "S" phát âm cứng gần như "Ch" trong tiếng Pháp và "S" trong tiếng Việt chuẩn. Dấu tích còn lại của tên vùng là phường Sa Pả ngày nay. Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H'Mông như Lao ChảiSan Sả HồSử PánSuối ThầuTả Giàng Phình,...

Có nhà nghiên cứu về Sa Pa nghĩ rằng, tên gọi Sa Pa bắt nguồn từ chữ Chapa, tên gọi tắt của đại úy nam tước thủy quân lục chiến Đờ-Cha-pa. Ông này, sau khi tiến công theo sông Đà lên Điện BiênLai Châu, Phong Thổ tiêu diệt tàn quân Thái – Mèo và quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc đã chiếm được những ngôi làng của người Mông - Sa Pa ngày nay. Để thưởng công cho đại úy, Bộ chỉ huy đã đặt tên cho làng Mông đó là Chapa và in ấn trên bản đồ. Người Việt đọc chệch Chapa thành Sa Pa[4].

Dẫu vậy ý kiến này thiếu cơ sở, và không có tư liệu nào khác để kiểm chứng. Người Pháp khá thận trọng khi đặt địa danh ở vùng núi hoặc vùng thưa dân. Điều này là do trước đây một thế kỷ thì các buôn bản cách nhau hàng ngày đường, sẽ rất rắc rối nếu cần tìm người địa phương khuân đồ đến địa danh mà họ không biết. Vì thế những tên vùng ở miền núi như Dalat (Đà Lạt, có gốc là Đạ Lát hay Đạ Lạch) thì người Pháp chỉ chuyển sang đọc kiểu Pháp các tên bản địa của dân tộc đang hỗ trợ họ ở vùng đó. Tại vùng xuôi đông người Pháp, hoạt động nhộn nhịp và tầng lớp thị dân dễ chấp nhận tiếng Pháp thì người Pháp mới đặt tên Pháp, như "cảng Courbet" (Bãi CháyHồng Gai), hay "Cap Saint Jacque" (Mũi Ô Cấp, Vũng Tàu). Mặt khác nếu tra tên họ người Pháp và người Âu gần nước Pháp, sẽ chẳng thấy tên "Đờ-Cha-pa" ở đâu cả.








HA LONG BAY

 

LINK: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8Bnh_H%E1%BA%A1_Long#/media/T%E1%BA%ADp_tin:Ha_Long_bay_The_Kissing_Rocks.jpg






Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Longthành phố Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chấtđịa mạocảnh quankhí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể.[1] Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái.[2] 17 loài thực vật đặc hữu[3] và khoảng 60 loài động vật đặc hữu[4] đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại vịnh.

Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyênvăn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên[5] và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm.[6] Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơhang Đầu GỗBãi Cháy[6] v.v. Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịchnghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sảngiao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.[7]

Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân ĐồnNguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là "kỳ quan đá dựng giữa trời cao".[8] Năm 1962 Bộ Văn hóa - Thông tin (Việt Nam) đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ.[9] Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000.[10] Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.[11]

Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành một trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long là trên 2,5 triệu lượt khách.[12]