Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

SAPA

https://www.blogger.com/blog/post/edit/6026381599429342932/5422720470125150805








Tên gọi của thị xã xuất phát từ tên thị trấn Sa Pa cũ. Thị trấn này ra đời vào năm 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện. Tên "Sa Pả" là tên vốn có theo tiếng H'Mông ở vùng này, có nghĩa là "bãi cát", người Pháp viết tên khu là "Chapa", vì âm "S" phát âm cứng gần như "Ch" trong tiếng Pháp và "S" trong tiếng Việt chuẩn. Dấu tích còn lại của tên vùng là phường Sa Pả ngày nay. Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H'Mông như Lao ChảiSan Sả HồSử PánSuối ThầuTả Giàng Phình,...

Có nhà nghiên cứu về Sa Pa nghĩ rằng, tên gọi Sa Pa bắt nguồn từ chữ Chapa, tên gọi tắt của đại úy nam tước thủy quân lục chiến Đờ-Cha-pa. Ông này, sau khi tiến công theo sông Đà lên Điện BiênLai Châu, Phong Thổ tiêu diệt tàn quân Thái – Mèo và quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc đã chiếm được những ngôi làng của người Mông - Sa Pa ngày nay. Để thưởng công cho đại úy, Bộ chỉ huy đã đặt tên cho làng Mông đó là Chapa và in ấn trên bản đồ. Người Việt đọc chệch Chapa thành Sa Pa[4].

Dẫu vậy ý kiến này thiếu cơ sở, và không có tư liệu nào khác để kiểm chứng. Người Pháp khá thận trọng khi đặt địa danh ở vùng núi hoặc vùng thưa dân. Điều này là do trước đây một thế kỷ thì các buôn bản cách nhau hàng ngày đường, sẽ rất rắc rối nếu cần tìm người địa phương khuân đồ đến địa danh mà họ không biết. Vì thế những tên vùng ở miền núi như Dalat (Đà Lạt, có gốc là Đạ Lát hay Đạ Lạch) thì người Pháp chỉ chuyển sang đọc kiểu Pháp các tên bản địa của dân tộc đang hỗ trợ họ ở vùng đó. Tại vùng xuôi đông người Pháp, hoạt động nhộn nhịp và tầng lớp thị dân dễ chấp nhận tiếng Pháp thì người Pháp mới đặt tên Pháp, như "cảng Courbet" (Bãi CháyHồng Gai), hay "Cap Saint Jacque" (Mũi Ô Cấp, Vũng Tàu). Mặt khác nếu tra tên họ người Pháp và người Âu gần nước Pháp, sẽ chẳng thấy tên "Đờ-Cha-pa" ở đâu cả.








HA LONG BAY

 

LINK: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8Bnh_H%E1%BA%A1_Long#/media/T%E1%BA%ADp_tin:Ha_Long_bay_The_Kissing_Rocks.jpg






Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Longthành phố Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chấtđịa mạocảnh quankhí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể.[1] Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái.[2] 17 loài thực vật đặc hữu[3] và khoảng 60 loài động vật đặc hữu[4] đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại vịnh.

Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyênvăn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên[5] và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm.[6] Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơhang Đầu GỗBãi Cháy[6] v.v. Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịchnghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sảngiao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.[7]

Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân ĐồnNguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là "kỳ quan đá dựng giữa trời cao".[8] Năm 1962 Bộ Văn hóa - Thông tin (Việt Nam) đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ.[9] Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000.[10] Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.[11]

Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành một trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long là trên 2,5 triệu lượt khách.[12]

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Xây Dựng Mới

Mọi lúc
xay-dung-moi-1
21 Tháng Mười Một 20179:29 CH
Nguyệt San Văn Hoá, Mỹ Thuật, Kiến Trúc. Tháng 10 và 11, năm 1957.
https://www.mediafire.com/file/msk41narvkizk42/xay-dung-moi-1_s.pdf/file
https://www.mediafire.com/file/g1jl3ei1loku5yw/xay-dung-moi-t10-11-1957.pdf/file
https://www.mediafire.com/file/t4zz62w7gvtkuvm/X%25C3%25A2y_D%25E1%25BB%25B1ng_M%25E1%25BB%259Bi_-_s%25E1%25BB%2591_4.pdf/file

xay-dung-moi-4
21 Tháng Mười Một 20179:33 CH
Nguyệt San Văn Hoá, Mỹ Thuật, Kiến Trúc. Tháng 10, 1958.
xay-dung-moi-5
21 Tháng Mười Một 20179:37 CH

Nguyệt San Văn Hoá, Mỹ Thuật, Kiến Trúc. Tháng 1 năm 1959. 

https://www.mediafire.com/folder/5hs6d5as0kbwa/EBOOKS


https://tusachtiengviet.com/search?r=Lz9mYmNsaWQ9SXdBUjFENFRHbGt2aFZ5YVFGQ3FFUlZmOHlXSnQ0SzJsSUFCdW5iOVJCV0VJSERVWXd5emR0ZzJIRWRWQQ&k=xay+dung+moi

---------------------

TC Kiến Trúc Xây Dựng Mới của TNKT năm 1967.  kientruc5sj. 

https://kientruc5sj.wordpress.com/category/architecture-study/page/2/


.
.
z-xaydungmoi-1.jpg picture by tddesign

.

z-xaydungmoi-2.jpg 
picture by tddesign
.
z-xaydungmoi-3.jpg picture by 
tddesign
.
z-xaydungmoi-4.jpg picture by 
tddesign

Bài trên trong tạp chí Xây Dựng Mới của Tổng Nha kiến Thiết ấn hành, do thầy Lê văn Lắm làm tổng giám đốc. Anh Nguyễn hoàng Phố KT69 đã có nhã ý scan tặng cho anh chị em đọc nhớ những ngày xưa … kiến trúc Saigon, gần nửa thế kỷ trước. Cám ơn anh Nguyễn hoàng Phố.






Tạp chí đã có:

·         1957- số 10-11- số ra mắt.

·         1958- số 4- Đường đi ven biển

·         1958- số 5- Gia cư

·         1966- số 1 bộ mới- Đại hội kiến thiết.

·         1967- số 3- Kiến trúc Việt Nam

·         1967- số 5- Gia cư

·          -----------------------------------------

GHI NHẬN TỪ TẠP CHÍ XÂY DỰNG MỚI CỦA KIẾN TRÚC SƯ ĐOÀN MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975 – P1

·         Kiến trúc Việt Nam

https://kientrucvn.biz/ghi-nhan-tu-tap-chi-xay-dung-moi-cua-kien-truc-su-doan-mien-nam-truoc-nam-1975-p1/

Trước nhũng năm 1980, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu một số Công trình kiến trúc ở Sài Gòn như Thư viện quốc gia của KTS. Nguyễn Hữu Thiện, Trường dạy nghề Đà Nẵng của KTS. Lê Anh Kim, Nguyễn Quang Thụ và một số tác phẩm kiến trúc khác trong các lĩnh vực nhà ở của KTS Phạm Văn Tháng, dinh thự của KTS. Ngô Viết Thụ, bệnh viện của KTS Trần Đình Quyền… cũng như nhiều tác phẩm đáng nói đến của các nhà kiến trúc nước ngoài thiết kế cho miền Nam như Bệnh viện Chợ Rẫy, Trung tâm sư phạm kĩ thuật Thủ Đức ớ Sài Gòn và Bệnh viện Đà Nang.

Đã có lần dạo bước trên đường phố thành phố Hổ Chí Minh, chúng tôi thu thập được một vài số tạp chí Xây dựng mới của Kiến trúc sư đoàn miền Nam trước năm 1975, sau này, với sự giúp đỡ của KTS Ngô Huy Quỳnh ớ miền Bắc và KTS. Phạm Tứ ớ miền Nam, có thể số lượng các tạp chí Xây dựng mới đó gần như đầy đủ.

Thật ra, từ nhiều năm qua, khi đọc lại những tờ tạp chí Xây dựng mới, xuất bán khoảng hơn 10 số, với gia đồng tiền miền Nam lúc đó chí 15đ, 20đ một sô, với tư cách là một nhà tư liệu học hay một nghệ sĩ kiến trúc, hoặc một người nghiên cứu lý luận hay lịch sử kiến trúc… chúng tôi hay các bạn – đều sẽ rất ngạc nhiên, thậm chí sẽ kinh ngạc, là làm sao mà chân dung nèn kiến trúc miền nam lại có thê từ những sô báo đó hiện lên rõ nét như thế.

Một tác phẩm kiến trúc có thể bển vững về mặt thể chất và tinh thần tới hơn 50, 70 năm hay hơn nữa. Một ấn phẩm kiến trúc cũng tương tự, thậm chí sức sống của nó có thể làm cho nó tồn tại lâu dài.

Chúng ta thấy gì, hiểu gì, ghi nhận được những gì từ trong những sô tạp chí Xây dựng mới xuất bản thời kỳ trước và sau nhũng năm 1960 đó. Chúng tôi thấy hàm lượng thông tin từ các số tạp chí Xây dựng mới có khả năng trá lời cho chúng ta những vấn đề sau đây:

– Lực lượng kiến trúc sư miền nam lúc đó như thế nào và chân dung một số kiến trúc sư tiêu biểu ra sao.

– Ó miền Nam lúc đó, xã hội và giới kiến trúc đã quan tâm đến quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và chỉnh trang đô thị như thế nào.

– Kiến trúc nhà công cộng và kiến trúc nhà ở miền Nam lúc đó, phát triển như thế nào. Hình thức kiến trúc và vật liệu, kết cấu thời gian đó như thê nào.

– Thực tế cuộc sống của nghệ thuật kiến trúc hiện đại còn gắn kết với di sản, cảnh quan, du lịch, thời trang và thị hiếu thẩm mỹ tốt chứ không nên chỉ dừng lại ở bản thân kiến trúc và đô thị.

– Kiến trúc thế giới lúc đó có gì mới.

--------------------------

 GHI NHẬN TỪ TẠP CHÍ XÂY DỰNG MỚI CỦA KIẾN TRÚC SƯ ĐOÀN MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975 – P2

Kiến trúc Việt Nam

https://kientrucvn.biz/ghi-nhan-tu-tap-chi-xay-dung-moi-cua-kien-truc-su-doan-mien-nam-truoc-nam-1975-p2/

 


Đảm nhận được việc trả lời nhũng câu hỏi trên tốt hay không tốt, không những là nhiệm vụ của giới kiến trúc miền Nam, mà còn thê hiện trình độ nghề nghiệp và trình độ văn hoá của kiến trúc sư miền nam lúc đó. 5 vấn đề trên, thòi kỳ nào cũng quan trọng, hiện nay hay trong tương lai, chúng sẽ còn ám ảnh và đòi hỏi các nhà kiến trúc việt nam đương đại phải nghiên cứu và giải quyết.


Ngân hàng Công thương Việt Nam. KTS. Nguyễn Quang Nhạc

Về lực lượng kiến trúc sư miền Nam đương thời, qua danh sách đầy đủ và nhũng phản ánh về cách hành nghề trong tạp chí, ta thấy có thể dùng các tính từ là “tương đối hùng mạnh” và “khá dính kết” để miêu tả đoàn thể nghề nghiệp này.

Lực lượng Kiến trúc sư đoàn miền Nam lúc đó đến từ 3 nguồn: một là các kiến trúc sư tốt nghiệp Trường cao đắng Mỹ thuật Đông Dương Hà Nội trước năm 1945, hai là các kiến trúc sư tốt nghiệp ớ Pháp về khoáng những nãm 1950, ba là các kiến trúc sư miền Nam được đào tạo tại Viện Đại học Sài Gòn.
Thật ra, các kiến trúc sư tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương hành nghề ở Sài Gòn từ sau 1954 đa phần “được định hình” từ đào tạo kiến trúc từ trước, sau năm 1937, là giai đoạn “thịnh kỳ” của Trường cao đắng Mỹ thuật Đông Dương.

Các kiến trúc sư Võ Đức Diên, Nguyễn Thuỵ, Nguyễn Gia Đức, Nguyễn Bá Chí, Nguyễn Hữu Thiện, Ngô Khắc Trâm, Vĩnh Dự, Phạm Gia Hiến, Hoàng Hùng… đều vừa là những cây viết tích cực trên tạp chí Xây dựng mới (là thành viên sáng lập hoặc trong Ban biên tập), lại vừa là các kiến trúc sư hành nghề năng động ngoài đời.


Số kiến trúc sư ớ nước ngoài về (đa phần ở Pháp) là Ngô Viết Thụ, Nguyễn Quang Nhạc, Nguyễn Đình Quyền… đã làm tươi mới thêm cục diện kiến trúc miền Nam bằng các tác phám hiện đại chủ nghĩa đích thực, một số các tác phẩm tốt của các kiến trúc sư này, kê cả các phương án giàu tính văn hoá và các quan điểm kiến trúc của họ… đã được giới thiệu khá đầy đủ trên tạp chí Xây dựng mới. Các tác phẩm đó đã phát huy tác dụng cho đến bây giờ.

Lực lượng kiến trúc sư tốt nghiệp từ Viện Đại học Sài Gòn thực sự đóng góp cho nền kiến trúc miền Nam không khỏi bị ảnh hưởng sâu đậm bởi quan điếm kiến trúc của các kiến trúc sư thế hệ trước. Các quan điểm đó đã được phát biểu trên các tờ tạp chí Xây dựng mới. Họ được đào tạo theo quan điểm cứa Beaux – Arts Pháp cho đến tận sau này. Nhiều tác phám của sinh viên của Viện Đại học Sài Gòn đăng trong “Tuyến tập các Đồ án kiến trúc của Viện Đại học Sài Gòn” cũng là bộ sách đáng đánh giá cao.

Theo tôi, có thể thuật ngữ “Quy hoạch đô thị” (Urbanisme, Urbanism) và cả “Thiết kế đô thị” (City Design) đã vào miền Nam rất sớm, bằng chứng là đọc các bài “Sự thành hình cứa các thủ đô” (số 9), các bài về “Khu Thú Thiêm” – một thành phố tương lai” (đăng trên nhiều số liền) và bài “Vài nét đại cương về chỉnh trang đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn” (số 9 – giới thiệu tư tướng Quy hoạch của Ngô Viết Thụ). Khu Thủ Thiêm lúc bấy giờ đã được làm chi tiết với mô hình phương án quy hoạch được điều phối bới một trục chính rất mạnh. Quan điểm quy hoạch khu Trung tâm Sài Gòn lúc bây giờ qua cấc dự án thường được tạo thành bởi các trung tâm hành chính thương mại hình bán phang, đột xuất vươn lên các cao ốc, liệu có phải là “tiền thân” của “Thuận Kiều Plaza” và các dự án mang tính quần thể cao ở Sài Gòn thời diêm hiện nay ?

Trụ sở I DECAF. KTS. Nguyễn Quang Nhạc

Từ các đồ án còn trên giấy và có giá trị, đến các công trình đã xây xong… về nhà ớ, “cư xá”, “biệt thự lầu”, “nhà ớ tiền chế”, “nhà liên kế rẻ tiền cho công chức”, “nhà cao”… và về nhà công cộng, tiêu biểu là khách sạn Caravelle ở Sài Gòn (tác phẩm của KTS Nguyễn Văn Hoa) và nhà máy tiêu biểu là Đồ án VINATEXCO Gia Định (của Nguyễn Văn Hoa và Phạm Văn Thâng) và đồ án Nhà máy Chỉ sợi Đà Nẵng (tác phẩm của KTS Lê Anh Kim). Việc tiếp cận với vật liệu mới, kết cấu mới (một số vật liệu cao cấp du nhập vào) là tiền đề vũng chắc đế có một số tác phám tốt ờ miền Nam. Thậm chí gara ôtô cao tầng trong đô thị cũng được đón đầu nghiên cứu (giới thiệu tác phẩm nghiên cứu Parking cao tầng của KTS. Võ Toàn Công).

Trùng tu kiến trúc, tham quan du lịch, thời trang… là những mảng màu khác của cục diện kiến trúc chung cũng được đề cập đến dưới các cái tên và bài khác nhau như “Bảo tồn cổ tích”, “Đường đi ven biển” và “y phục phụ nữ”.

Quan điểm và tư tướng kiến trúc cúa Le Corbusier và Frank Lloyd Wright, cũng như Join Utzon và Frei Otto được trân trọng giới thiệu trên tạp chí. Đọc trên các tờ tạp chí này, chúng ta còn thấy lời kêu gọi “thành lập Hội Xây dựng”, việc phổ biến “Luật Đất đai” và giới thiệu cách làm nội thất nhà ớ đô thị, nhà ở nông thôn.

Qua tạp chí Xây dựng mới của Kiến trúc sư đoàn miền Nam trước năm 1975, tôi thấy hiện lên một bức tranh toàn cảnh rất bổ ích vể kiến trúc miền Nam lúc đó, với những tác phẩm kiến trúc từ mộc mạc đến sang trọng, với nhũng quan điếm kiến trúc không kém phần nhân văn; kiến trúc – với tư cách là một nghệ thuật xã hội – dù có bị hạn chế bởi chính trị – vẫn có những nét tiến bộ riêng của nó.

 Tạp chí đã có:

·         1957- số 10-11- số ra mắt.

·         1958- số 4- Đường đi ven biển

·         1958- số 5- Gia cư

·         1966- số 1 bộ mới- Đại hội kiến thiết.

·         1967- số 3- Kiến trúc Việt Nam

·         1967- số 5- Gia cư

·          

·