10 điều khiến revit architecture trở thành cuộc cách mạng thực sự trong thiết kế xây dựng kiến trúc
1. BIDIRECTIONAL ASSOCIATIVITY (SỰ KẾT HỢP 2 CHIỀU TỪ
HỒ SƠ THIẾT KẾ ĐẾN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG) Nếu thay đổi bất cứ cấu kiện
nào về những thông tin như: Kích thước, quy cách, vật liệu, v.v, chúng
sẽ tự động cập nhật trong toàn bộ dự án, sự thay đổi thông tin đó sẽ ở
tất cả các bản vẽ hoặc bố cục trình diễn, VD: ở các mặt bằng, mặt cắt,
mặt đứng, phối cảnh, các chi tiết và các bảng thống kê.
10 điều khiến revit architecture trở thành cuộc cách mạng thực sự trong thiết kế xây dựng kiến trúc
2. SCHEDULES (THỐNG KÊ TẤT CẢ NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TRÌNH HOẶC HỒ SƠ THIẾT KẾ)
Khả năng thống kê chu toàn cho bất cứ điều gì cần thiết từ 1 dự án, thông qua bảng thống kê sẽ bao quát được thông tin tổng thể và toàn diện về cấu kiện cũng như mọi thông tin liên quan, bảng thống kê quản lý việc sắp xếp, hiển thị, bố trí kết xuất tài liệu xây dựng, công thức tính toán, tìm kiếm và lọc chọn.
3. PARAMETRIC COMPONENTS (CẤU KIỆN XÂY DỰNG NÀO CŨNG ĐỦ THAM SỐ VÀ THÔNG TIN)
Thông tin về cấu kiện cho tất cả (Families) trong dự án, ngôn ngữ mở rộng để dễ dàng tạo ra, sử dụng, thay đổi, hiển thị, phản hồi, thậm chí quản lý những mức hiển thị chi tiết (sơ phác đến kỹ lưỡng kỹ thuật thi công), sử dụng thông tin cấu kiện còn mang tính ràng buộc, ký sinh lẫn nhau mà không đòi hỏi phải dùng những ngôn ngữ lập trình nào khác, chỉ việc sử dụng, hoặc tự khởi tạo bằng cách dựng mô hình rồi gán thông tin bằng kích thước, quy cách & tham biến.
4. DESIGN OPTIONS (TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRÊN CHỈ Ở 1 FILE DUY NHẤT)
Những phương án thiết kế được triển khai trên cùng 1 file dự án (du_an_cac_phuong_an.rvt) mà không cần phải save as ra các file khác nhau, như vậy sẽ dễ dàng theo dõi thông tin trong từng dự án để so sánh, Việc trình diễn các phương án theo cách này rất thuận tiện và dễ dàng, Sự so sánh, theo dõi, quản lý về mô hình cấu kiện, trình diễn dự án, thống kê và tổng hợp, hoặc phân tích các thông tin dữ liệu khác qua các dự án.
5. DETAILING (VẼ CHI TIẾT KỸ THUẬT THI CÔNG)
Công cụ thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công được nâng cấp mạnh mẽ, được sử dụng, chuẩn hóa các hệ thống thư viện chi tiết, chúng được gán những điều chỉnh tự động hóa, và dễ dàng khai thác sử dụng rộng rãi, tạo mới, căn chỉnh, thay đổi, cập nhật, theo mọi tiêu chuẩn của các quốc gia trên toàn thế giới (tiêu chuẩn Anh, Mỹ, Đông Nam Á và TCVN-BXD).
6. MATERIAL TAKEOFF (THỐNG KÊ TỔNG HỢP VẬT LIỆU)
Thống kê tổng hợp vật liệu, những vật liệu nào sử dụng trong dự án đều được thống kê chính xác về toàn bộ thông tin về chúng, là sự hỗ trợ không gì tốt hơn đối với người làm bóc tách dự toán công trình, cung cấp cho họ những thông tin tin cậy như: Diện tích, khối tích, kích thước, quy cách, số lượng, thậm chí cả đơn giá cho cả vật liệu và cấu kiện.
7. BUILDING MAKER (TẠO HÌNH KIẾN TRÚC DỄ DÀNG, LINH HOẠT, VÀ DỰNG MÔ HÌNH KIẾN TRÚC THEO Ý NGHĨ) (NGHĨ SAO THÌ VẼ ĐƯỢC VẬY) (CHỈ SỢ KHÔNG NGHĨ ĐƯỢC)
Khả năng nghệ thuật tạo hình bằng thiết kế hình khối dễ dàng và hiệu quả, ngoài những công cụ linh hoạt nhất của việc tạo dựng hình khối có sẵn từ chương trình (Massing study), người dùng còn có những lựa chọn, khai thác các phần mềm hỗ trợ trong việc tạo dựng mô hình theo thói quen của họ như là Form-Z, Rhino, Sketchup, AutoCAD, 3ds MAX, hoặc những phần mềm hỗ trợ dựng hình hỗ trợ định dạng ACIS® hoặc NURBS cơ sở.
8. DESIGN VISUALIZATION (KHẢ NĂNG DIỄN HOẠ RẤT DỄ DÀNG CHO TẤT CẢ CÁC KIẾN TRÚC SƯ, KỸ SƯ KẾT CẤU VÀ ME) (GIỜ CHỈ CẦN "PICK" "RENDER DIALOX")
Khả năng thể hiện phối cảnh với hình ảnh trung thực bây giờ dễ dàng hơn (ai cũng có thể làm được), chất lượng ảnh rất tốt và thời gian thể hiện cũng nhanh hơn, sử dụng mental ray rendering engine. Nếu người sử dụng còn lưu luyến với 3ds max để qua đó tìm lại chính mình, thì FBX là định dạng tốt nhất để chuyển dự án rvt file qua max file, bởi nó sẽ đi kèm toàn bộ thông tin về cấu kiện sang mô hình cũng như các thông tin của dự án, đó là: Enviroment, Lighting, Location, Geometries, Materials, Camera, v.v
9. INTERFERENCE CHECK (KIỂM TRA KHỐI TÍCH CẤU KIỆN GIAO CẮT VÀO NHAU, ĐỂ HỢP LÝ HOÁ VÀ THỰC TẾ XÂY DỰNG)
Kiểm tra cấu kiện cũng như những gì là đối tượng hoặc thông tin có trong bản vẽ là một công việc đau đầu của nhà quản lý thiết kế, cái gì thiếu chắc sẽ thấy nhưng những gì thừa thãi dẫn đến sai lầm trong thống kê là điều cần lưu tâm, khả năng này sẽ tránh toàn bộ điều đó và đưa người sử dụng tin cậy, yên tâm vì sự chính xác đến tuyệt đối.
10. INTERGRATION & COLLABORATION (XUẤT BẢN HỒ SƠ VÀ HỢP TÁC TOÀN CẦU TỪNG PHÚT GIÂY)
Nếu hợp tác và làm việc tại những vị trí địa lý xa xôi thì Internet là lựa chọn số 1, làm việc với những thông tin đồ sộ kèm bản vẽ khổng lồ thì làm thế nào? Đơn giản là DWF file, 2d ký thuật thi công, hay 3d trình diễn và thông tin không gian và mô hình với chất lượng hồ sơ rất cao tương đương hồ sơ in ấn tài liệu xây dựng, xuất dự án qua dwf file rồi gửi cho đối tác theo dịch vụ gửi file (gián tiếp làm việc - dùng Design Review) hoặc theo dịch vụ website (làm việc trực tiếp - dùng website: www.freewheel.lab.autodesk.com), những đối tác tha hồ xem xét, phản hồi, markup, thông tin qua lại dễ dàng, thông suốt và cùng 1 thời gian trong buổi họp online.
http://revit.edu.vn/home/vi/news/Revit-Architecture/10-dieu-khien-revit-architecture-tro-thanh-cuoc-cach-mang-thuc-su-trong-thiet-ke-xay-dung-kien-truc-17/
-------------
Tạo khối hoặc nhập vào dự án một khối đã tạo sẳn để
định nghĩa hình dáng ban đầu của công trình
Chuyển mặt của khối thành tường, sàn, vách kích, mái.
2. Thiết lập chiều cao tầng và hệ thống lưới cột
Thiết lập chiều cao tầng
Thiết lập hệ thống lưới cột
3. Thiết kế các thành phần chính của công trình
Thiết kế tường trong và ngoài của công trình
Bố trí cửa đi, xác định loại cửa và kích thước cửa
Bố trí cửa sổ, xác định loại cửa và kích thước cửa
Các bạn xem nhiều hơn tại đây.
http://revit.edu.vn/home/huong-dan/huongdanhocrevit.html
-------------
Các bước thiết kế một công trình Revit Architecture
A. Thiết kế sơ bộ 1. Thiết kế khối dáng ban đầu của công trình (bước này không bắt buộc phải thực hiện)
Tạo khối hoặc nhập vào dự án một khối đã tạo sẳn để
định nghĩa hình dáng ban đầu của công trình
Chuyển mặt của khối thành tường, sàn, vách kích, mái.
2. Thiết lập chiều cao tầng và hệ thống lưới cột
Thiết lập chiều cao tầng
Thiết lập hệ thống lưới cột
3. Thiết kế các thành phần chính của công trình
Thiết kế tường trong và ngoài của công trình
Bố trí cửa đi, xác định loại cửa và kích thước cửa
Bố trí cửa sổ, xác định loại cửa và kích thước cửa
Các bạn xem nhiều hơn tại đây.
http://revit.edu.vn/home/huong-dan/huongdanhocrevit.html