Lý thuyết qui hoạch đô thị
Tác giả:
KTS. Khương Văn Mười, TS.KTS. Nguyễn Thanh Hà (đcb)
Tài liệu tham khảo
Download (13.2 MB)
Tổng kích thước gói: 13.2 MBhttp://www.4shared.com/office/EisDBvcoce/QHDT.html
QHTT
Share Lienkhuong-PrennHOAkts.dwg - 2 MB
ĐỊA HÌNH KHU SỐ 1
http://www.mediafire.com/download/5m1jfcx7sy705g8/DH5+6.dwg
TMTH Lien khuong- Prenn. 30.6
https://www.mediafire.com/?1nv50a4kapns1ou
QH MẪU KHU DỊCH VỤ- 42 Mb
http://www.mediafire.com/download/117d1ksib6nxpph/cgshare.vn_Quy+hoach+tinh+Duc+Trong-+Lam+Dong.rar
7 Mb
https://www.mediafire.com/?lt288kqnkzw5112
ĐỒ ÁN QH ĐƠN VỊ Ở
http://www.4shared.com/office/He1Xi2dzba/Do_an_QH_don_vi_o__nganh_QH_20.html
ĐỒ ÁN ĐƠN VỊ ỞSINH THÁI
http://www.mediafire.com/download/jgwmjhyznyn/FrakerEcoBlockChinaPPT.pdf
ĐIA HÌNH LIEN KHUONG
Các mô hình quy hoạch đô thị:“Đơn vị ở”
Tạp chí Xây dựng, số 01 – 2010
“Đơn vị ở” có một lịch sử lâu dài. Ngay từ trước Công Nguyên, triết gia Aristotle đã nhận định rằng mỗi thành-bang (polis) nên có số thành viên giới hạn (4000 người) để tiếng nói của mỗi cá nhân được lắng nghe bởi cả cộng đồng. Trong sơ đồ mô tả “Thành phố vườn” vào năm 1898, Ebenezer Howard cũng chia một thành phố thành những “phường” với dân số 5000 người và các dịch vụ công cộng cơ bản. Ý tưởng của Howard, dù còn ở dạng phôi thai, chính là sự khởi đầu của một quan niệm hiện xã hội đầy tính thực tế: một số dịch vụ xã hội căn bản, như trường học chẳng hạn, cần phải được cung cấp trong phạm vi đi bộ từ mọi căn nhà trong mỗi cộng đồng.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, tại Hoa Kỳ, ý tưởng của Howard được phát triển xa hơn trong quá trình chuẩn bị cho bản quy hoạch Vùng New York vào những năm 1920. Một trong những người tham gia vào dự án, nhà quy hoạch Clarence Perry phát triển ý tưởng về “đơn vị ở”. Ông thực hiện một nghiên cứu xã hội học nhằm xác định các yếu tố quyết định thành công cho sự phát triển của các khu dân cư trong một thành phố. Vào thời bấy giờ, những nỗ lực của xã hội nhằm cải thiện chất lượng sống trong các thành phố công nghiệp không chỉ bao gồm việc xây dựng nhà ở cho người lao động nghèo mà có cả những cuộc đấu tranh của tầng lớp trung lưu nhằm đưa các dịch vụ công cộng về phạm vi các khu dân cư nơi họ sinh sống. Xa hơn nữa, Clarence Perry nhận thấy tầm quan trọng của việc chữa trị căn bệnh lãnh cảm của cư dân các thành phố lớn khi mà cuộc sống đô thị làm mỗi cá nhân trở nên vô danh (anonymity) và quan hệ cộng đồng nhạt nhẽo. Ông đề xuất 6 nguyên lý thiết kế nhằm tạo ra những khu dân cư an toàn, có ranh giới và đặc trưng rõ rệt, khuyến khích sự giao tiếp giữa các cư dân và tương tác giữa cư dân và địa danh nơi họ sinh sống.
- Quy mô dân số của một “đơn vị ở” phải đảm bảo tối thiểu cho một trường tiêu học hoạt động;
- Thương mại được phát triển tại rìa của cộng đồng, nơi giáp ranh với các khu dân cư kế cận và đường giao thông đối ngoại;
- Công viên và các không gian nghỉ dưỡng, thể dục – thể thao ngoài trời cần được bố trí;
- Ranh giới của cộng đồng được xác lập rõ ràng bằng đường giao thông đối ngoại bao bọc;
- Công trình công cộng như trường học, nhà trẻ cần được tập trung xung quanh một khu vực trung tâm của cộng đồng;
- Đường giao thông nội bộ cần được thiết kế tỉ lệ thuận với lưu lượng dự đoán và không khuyến khích giao thông xuyên cắt từ bên ngoài.
Tài liệu tham khảo:
Davis, W. & Herbert, D. (1993). Communities within Cities: an Urban Social Geography. London: Belhaven Press;
Hall, P. (1992). Urban & Regional Planning (3rd). New York, NY: Routledge.
http://dothivietnam.org/2010/02/10/cac-mo-hinh-quy-ho%E1%BA%A1ch-do-th%E1%BB%8B%E2%80%9Cd%C6%A1n-v%E1%BB%8B-%E1%BB%9F%E2%80%9D/
Các mô hình quy hoạch đô thị: “Đơn vị ở” và phiên bản Redburn
Sự sơ xẩy của tác giả khi gọi mô hình của Clarence Perry chỉ bằng cụm từ “đơn vị ở” dường như đã vô tình làm câu chuyện của chúng ta trở nên thú vị hơn. Độc giả và ban biên tập đều muốn biết thêm về số phận của mô hình cũng những phiên bản của nó trên khắp thế giới và tại Việt Nam. Trong khi đó, bản thân tác giả thì giật mình nhận ra rằng trong các khái niệm quy hoạch Anglo Saxon không tồn tại “đơn vị ở” mặc dù cụm từ này được sử dụng tràn lan tại Việt Nam và được định nghĩa trong Quy chuẩn Xây dựng quốc gia.Mặt bằng khu Redburn
Tên gọi chính xác của mô hình mà Clarence Perry, một nhà xã hội học, đã đề xuất là “neighborhood unit” vốn được biết đến ở Việt Nam bằng cụm từ “đơn vị láng giềng”. Thực tế thì trong tiếng Anh, từ “neighborhood” được dùng tương đương như từ “community” để chỉ một khu dân cư. Tuy nhiên, có lẽ Perry đã tránh dùng từ “community” vốn có nghĩa quá rộng và diễn giải: “đơn vị láng giềng” là một trong 3 cấp cộng đồng của một vùng đô thị lớn (regional community – cộng đồng vùng, city community – cộng đồng thành phố và neighborhood community – cộng đồng láng giềng). Ông cũng đề xuất việc áp dụng “đơn vị láng giềng” không chỉ đối với các khu dân cư ngoại ô có mật độ thấp như nhiều người vẫn làm tưởng mà cả đối với các khu chung cư và khu dân cư kết hợp công nghiệp – thương mại và giao thông đường sắt.
Trong khi đó, “đơn vị ở” vốn là phiên bản tiếng Việt của “unité d’ habitation” – thuật ngữ mà kiến trúc sư Le Corbusier gọi một module nhà chung cư mà ông đề xuất với cách tiếp cận hoàn toàn đối lập với “đơn vị láng giềng” của Clarence Perry. Điều thú vị là hầu hết các tài liệu học thuật và pháp luật liên quan đến quy hoạch xây dựng tại Việt Nam đều diễn đạt “đơn vị ở” giống như những ý tưởng cơ bản do Clarence Perry đề xuất trong mô hình “đơn vị láng giềng”. Và chúng ta có thể chấp nhận ý tưởng của Perry như là một trong những nền tảng đầu tiên của các mô hình “đơn vị ở” sau này.
- Ảnh bên : Măt bằng một nhóm ở trong khu Redburn
Tài liệu tham khảo:
- Perry, C. (1929). Neighborhood and Community Planning trong Volume VII, Regional Plan of New York and íts Environs. New York: New York City;
- Stein, C. (1957). Towards New Towns for America. Cambridge, MA: MIT Press.
>>
>>
>>
Project d'unité de voisinage à New- York. ( L'Urbanisme par Gaston Bardet- 1947)
les habitations avec jardin indispensables aux familles et les appartements pour les couples et les célibataires. L'économie réalisée sur les chaussées et les utilités est de 76% par rapport au damier américain.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.