Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Đề tài Nghiên cứu: KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI ĐÀ LẠT


KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI ĐÀ LẠT THỰC TRẠNG VÀ XU THẾ.

GIAI ĐOẠN TỪ “1975- ĐẾN NAY
* KTS    Trần Công Hoà


MỞ ĐẦU

1.    Lý do chọn đề tài Nghiên cứu đề xuất
Việc nghiên cứu để nhận diện các khuynh hướng sáng tác kiến trúc thể hiện qua các công trình đã được xây dựng trong những năm sau chiến tranh
2.    Mục tiêu nghiên cứu.
3.    Phạm vi nghiên cứu.
4.    Phương pháp nghiên cứu.
5.    Những đóng góp mới của đề tài.
6.    Cấu trúc đề tài.
Đề tài gồm có 174 trang viết, 215 ảnh minh hoạ,75 hình vẽ, 6 biểu bảng và sơ đồ.

Cấu trúc Đề tài như sau:
·    Phần mở đầu.
Trong chiến lược phát triển văn hóa  nói chung và Kiến trúc nói riêng của Đảng và Nhà nước ta ( từ  Đại hội 8) đã lấy mục tiêu là Xây dựng nền kiến trúc hiện đại tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Thực tế xã hội sau ngày thông nhất đất nước, đặc biệt sau ngày đổi mới, kiến trúc có điều kiện phát triển nhanh chóng, thực sự làm thay đổi bộ mặt đô thị- nông thôn.
Qua tổng kết đề tài Nhìn nhận các xu hướng sáng tác kiến trúc việt Nam thời kỳ đổi mới, cho thấy Kiến trúc hiện đại vẫn có nhiều ưu việt và hợp với xu thế khu vực, quốc tế, hợp với lựa chọn của chúng ta.
Tuy nhiên, sự cách biệt giữa VN so với toàn cầu ở nhiều lĩnh vực ( từ tư duy đến thực tiễn) có khoảng cách xa, cũng như nước ta có nhiều đặc thù về tự nhiên, văn hóa… không thể rập khuôn theo thế giới, mà phải xác lập lý luận về kiến trúc hiện đại cho VN.
Tất nhiên lý thuyết này cần phải đảm bảo tính khoa học chung quốc tế, đồng thời phù hợp điều kiện đặc thù VN. Từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ sáng tác.
Nghiên cứu này còn là cơ sở để thuyết phục và nâng cao  dân trí xã hội về kiến trúc theo định hướng của Đảng- Nhà nước và theo thị hiếu thẩm mỹ tiến bộ lành mạnh, hợp xu thế.
·    Phần 1:
-  Lược dẫn về Kiến trúc hiện đại của thế giới ( các quan niệm, định nghĩa, phân kỳ, tác giả và tác phẩm đại diện, đối chiếu ở Việt Nam). Các khuynh hướng chủ yếu trong kiến trúc đương đại thế giới.
- Nhận diện Kiến trúc hiện đại ở Việt Nam từ  lúc xuất hiện cho đến năm 1975.
·    Phần 2:
a/  - Xây dựng lý thuyết về Kiến trúc hiện đại Việt Nam ( Cơ sở khoa học, từ lý luận chung của thế giới, các đặc thù Việt Nam, điều kiện thực tiễn, Xu thế phát triển…).
- Các tiêu chí sáng tác và nhận diện đánh giá.
- Các giải pháp hỗ trợ sáng tác ( Kiến trúc, kỹ thuật, vật liệu, màu sắc, các yếu tố khác…)
b/ Nhận diện Kiến trúc hiện đại ở Việt Nam từ  1975 đến nay ( có đánh giá so với tiêu chí).
·    Phần 3: 
Kiến trúc hiện đại  Việt Nam có kế thừa truyền thống và tạo lập bản sắc địa phương.
(Trên cơ sở tiêu chí, kết hợp các giải pháp hỗ trợ, đề xuất chung và riêng cho từng địa phương).

·    Phần kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.



I. TỔNG QUÁT.
1. TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐÔ THỊ TẠI LÂM ĐỒNG.
Lâm Đồng là tỉnh thuộc vùng Nam Tây Nguyên (Tây Nguyên có 5 tỉnh: Kontum , Gia Lai, Daklak, Đắc Nông, Lâm Đồng), có tổng diện tích tự nhiên là 9.777,395km2 gần bằng 1/5 diện tích toàn vùng Tây nguyên. Sơ lược  về mặt địa hình gồm có phần cao nguyên và phần bình nguyên: cao nguyên Lang Biang (1500m), cao nguyên DRan- Liên Khương (1000m), Cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh (800-1000m), các Bình nguyên là Đa Huoai – Cát Tiên (300m). Đặc điểm các phần cao nguyên là rừng núi, nơi đầu nguồn của nhiều hệ thống sông suối đổ về Đông Nam bộ và duyên hải miền Trung, với độ dốc cao, các dòng chảy đã tạo ra nhiều thác nước, nhiều hồ là tiềm năng lớn về thuỷ điện. Thổ nhưỡng phù hợp để phát triển nghề rừng và trồng các loại cây công nghiệp dài ngày. Khí hậu ôn hoà, cảnh quan phong phú đa dạng phù hợp cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Giao thông có tầm quan trọng đặc biệt thúc đẩy cho các đô thị lớn phát triển  là quốc lộ 20 (nối từ quốc lộ 1 đến Đà Lạt) và quốc lộ 27 (nối từ Phan Rang đi Daklak) đi ngang qua Lâm Đồng.
Tỉnh Lâm Đồng có 1 thành phố (đô thị loại 2 Đà Lạt ), 1 thị xã (Bảo Lộc - đô thị loại 4), 12 thị trấn. Hai đô thị có sức phát triển mạnh, tốc độ xây dựng nhanh là thành phố Đà Lạt và Thị Xã Bảo Lộc, số các đô thị cấp thị trấn còn lại vẫn còn mang nặng bộ mặt của các thị tứ đang trong thời kỳ xây dựng.
2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG.
Những năm sau đổi mới (từ 1986 đến nay), kinh tế thị trường và chính sách mở cửa hoà nhập với thế giới và khu vực đã kích thích mạnh mẽ sự phát triển về các mặt của địa phương. Việc đầu tư xây dựng của nhà nước và các thành phần kinh tế  đã diễn ra trên khắp các địa bàn của Tỉnh, tập trung là tại các đô thị trong Tỉnh, đáng ghi nhận đặc biệt là tại thành phố Đà Lạt và thị  xã Bảo Lộc.
Kiến trúc tất cả các thể loại công trình đã góp phần nhanh chóng làm thay đổi các gương mặt đô thị: từ kiến trúc nhà ở, kiến trúc các công  trình công cộng, các công trình tôn giáo, kiến trúc các công trình công nghiệp, kiến trúc các công trình phục vụ tại các khu du lịch… đã bộc lộ nhiều hình, nhiều vẻ về nghệ thuật kiến trúc, đã hình thành nên một số khuynh hướng kiến trúc, xu hướng sáng tác của gần 20 năm (1/5 thế kỷ), cần phải được ghi nhận đánh giá để xem xét đầy đủ về các mặt tác động của nó đối với kiến trúc đô thị của Tỉnh nhà.
- Cũng từ năm 1986 đến nay, do nhịp độ đẩy mạnh đầu tư công nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất  công nghiệp (công nghiệp chế biến) đã được xây dựng, hình thành nên bộ mặt của các điểm công nghiệp (1 cơ sở sản xuất độc lập), các cụm công nghiệp (nhiều cơ sở sản xuất), và gần đây tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực đầu tư hai khu công nghiệp với quy mô lớn tại TX Bảo Lộc và huyện Đức Trọng, có thể liêt kê ra đây các loại kiến trúc công nghiệp tiêu biểu: Dâu tằm tơ Bảo Lộc - các XN chè của Tổng công ty chè Lâm Đồng - các cơ sở sản xuất chè của tư nhân - các cơ  sở sản xuất nấm, sản xuất gas - Nhà máy cơ khí, nhà máy sứ, nhà máy phân bón vi sinh - Cơ sở sản xuất hoa Harfarm...
Trong điều kiện của Tỉnh Lâm Đồng có mạng lưới giao thông còn đơn giản, việc phân bố các vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp gần như hình thành nằm hai bên các quốc lộ chính (xương sống) như quốc lộ 20 và quốc lộ 27, các cơ sở sản xuất công nghiệp đã đương nhiên tận dụng lợi thế gần như duy nhất là đường giao thông và nguồn điện nên việc xây dựng gần như bố trí dọc hai bên đường, kiến trúc công nghiệp đã có ý nghĩa nhất định trong việc tạo ra hình ảnh mới tại các vùng đô thị và kể cả ở nông thôn cũng rất cần phải xem xét, đánh giá…
- Do đặc điểm về độ cao, địa hình, địa mạo, khí hậu và  nhiều nhân tố khác đã tạo cho Lâm Đồng nhiều vùng cảnh quan hấp dẫn và đã trở thành điểm mạnh cho việc đầu tư các dự án du lịch nên việc xây dựng và việc hình thành thể loại kiến trúc phục vụ du lịch đã ngày càng có ý nghĩa to lớn trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường, khai thác cảnh quan phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của địa phương, việc đầu tư xây dựng trong thời gian qua chứng tỏ đã và sẽ có loại kiến trúc riêng cho loại không gian này. Tuy chưa xây dựng được nhiều nhưng đang rất cần xem xét toàn diện để định hướng tốt cho tương lai, tạo sức hấp dẫn mới về nghệ thuật kiến trúc cho một tiềm năng dồi dào và đang được chú ý mở rộng ngày càng nhiều.
- Bên cạnh những mảng công trình kiến trúc lớn có tính chất chi phối  các đô thị, các vùng không gian dọc các quốc lộ, các khu du lịch… có tỷ lệ lớn, còn phải kể đến hàng loạt các loại công trình khác như các công trình của nước ngoài đầu tư (sân golf, khách sạn, nhà máy…) cũng đã đóng góp không ít vào sự phát triển chung về nghệ thuật kiến trúc của Tỉnh, mà lâu dài tỷ trọng của nó sẽ dần chi phối nhiều không gian lớn và có ý nghĩa cho sự tồn tại của các đô thị trong tỉnh.
Từ 1986 đến nay là thời kỳ kiến trúc phản ảnh ngày càng rõ tính kinh tế thị trường, tự do sáng tác, biểu hiện rất sát với thị hiếu và nhu cầu, phản ảnh rõ trình độ thẩm mỹ và khả năng kinh tế của Tỉnh Lâm Đồng. Các mặt tốt và chưa tốt của kiến trúc trong thời kỳ “bùng nổ xây dựng” đã bộc lộ chân thực hơn.
 3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN SÁNG TẠO TÁC PHẨM CỦA KTS.
a. Về chủ quan:
- Đa số các KTS trẻ chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về xã hội, tự nhiên … đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình hành nghề.
- Hầu hết các sáng tác kiến trúc chạy theo yêu cầu của chủ đầu tư, kể cả thị hiếu thẩm mỹ kiến trúc, chưa thấy rõ bản lĩnh nghề nghiệp của kiến trúc sư qua vai trò tư vấn chuyên môn.
- Khả năng giải quyết về tổng mặt bằng cho công trình, cụm công trình chưa được chú ý đúng mức, chưa kể việc một số KTS còn rất lúng túng “trong việc ứng dụng các qui luật bố cục, thẩm mỹ” để giải quyết các mối quan hệ của tổng mặt bằng.
- Còn chạy theo xu hướng chú trọng hình thức, chưa đào sâu tìm hiểu bản chất, nội dung, ý tưởng của vấn đề.
- Các KTS ở ngoài Tỉnh  khi tham gia thiết kế công trình ở địa phương thường dễ bị chủ quan trong nghiên cứu giải pháp thiết kế cho thật phù hợp với điều kiện tại chỗ.
b. Về khách quan.
- Việc đào tạo của KTS của các trường đại học chưa toàn diện cả về quan điểm, phương pháp, bản lĩnh nghề nghiệp.
- Vấn đề tiền lương chi phí sáng tác ở góc độ tổng thể vẫn chưa thật ổn định.
- Những người không phải là KTS tham gia giành giật công việc thiết kế để mưu cầu lợi nhuận cá nhân.
- Các văn bản quản lý nhà nước, cách thức lý giải qui hoạch đô thị và cách tác động của các cơ quan chủ đầu tư, cơ quan quản lý kiến trúc qui hoạch vẫn còn nhiều bất cập.
- Trình độ dân trí, kiến thức về thẩm mỹ, kiến thức về sử dụng của người dân còn chưa đồng bộ và thiếu vắng sự trang bị, định hướng của nhà nước.
- Riêng tại đô thị Đà Lạt, qui hoạch chi tiết của nhà nước chưa đáp ứng kịp thời, đầy đủ để giải quyết vấn đề xây dựng nhà ở tư nhân.
- Một đồ án kiến trúc hay đồ án quy hoạch được hình thành cũng bắt đầu từ chủ đầu tư, người đặt đầu bài cho các KTS thiết kế, có ảnh hưởng  nhiều đến việc sáng tác của  KTS như: về thời gian, nội dung quy mô của đồ án…
 Về thời gian: các chủ đầu tư thường hay thúc ép các KTS sáng tác gấp đồ án để trình xin vốn đầu tư; do đó  thời gian để KTS đầu tư nghiên cứu công trình không nhiều, dẫn đến  việc tìm tòi về nội dung, mỹ thuật của đồ án không sâu,  nên chất lượng  cũng không tốt.
 Về nội dung quy mô đồ án: nhiều khi chủ đầu tư cũng chưa hình dung hết nội dung yêu cầu của mình đã đặt hàng cho người KTS thiết kế, dẫn đến tình trạng  khi vẽ xong lại bổ sung thay đổi nội dung làm  đồ án phải chỉnh sửa nhiều lần. Đôi khi trình độ hiểu biết về kiến trúc của người dân còn hạn chế cũng đã ảnh hưởng đến công tác sáng tạo của KTS. Nguời dân chưa tin tưởng tuyệt đối vào KTS khi đặt thiết kế cho công trình của mình, cứ thấy một vài công trình vừa ý  là bảo KTS thiết kế giống như vậy mà chưa hiểu hết vị trí, địa hình, địa vật lô đất  của mình để đặt thiết kế cho phù hợp. Có lúc người dân  đặt hàng cho KTS thiết kế; chủ yếu để xin được giấy phép xây dựng còn khi thực tế xây dựng thì lại làm theo ý mình. Nếu người KTS không có lương tâm nghề nghiệp cứ làm theo chủ đầu tư  thì công trình  không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp. Kinh phí đầu tư và tiêu chuẩn quy phạm  cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến việc sáng tác của KTS. Bên cạnh đó không tránh khỏi trình độ chuyên môn  và kiến thức xã hội của  KTS  có phần hạn chế; nên đã cho ra đời những tác phẩm  chưa thật tốt, trong đó cũng có phần trách nhiệm của các cơ quan xét duyệt .



II. CÁC XU HƯỚNG SÁNG TÁC KIẾN TRÚC.
Từ năm 1986 đến nay, bộ mặt kiến trúc đô thị và nông thôn của Tỉnh Lâm Đồng có nhiều khởi sắc. Những công trình Kiến trúc tiêu biểu có thể chia làm 2 loại chính: Công trình công cộng và Công trình  nhà ở tư nhân. Cách phân loại tạm thời như trên dựa trên đặc điểm  về nguồn vốn đầu tư của công trình và về quy định quản lý áp dụng cho từng thể loại. Điều này có lợi điểm giúp chúng ta dễ dàng đánh giá, nhận định về các xu hướng trong sáng tác Kiến trúc thời gian qua.
1. Kiến trúc Nhà ở- Khách sạn- Chỗ ở tại các khu Du lịch:
1.1. Nhà ở: (Khảo sát điển hình tại TP Đà Lạt). Về nhà ở theo số liệu thống kê hiện hành toàn Thành phố có khoảng 33.625 ngôi căn nhà với tổng diện tích sử dụng là 1.884.359 m2 sàn, diện tích bình quân là 9,42m2 sàn/người. Đây là loại hình kiến trúc theo quy định  do người dân tự thiết kế, tự đầu tư, có hoặc không có sự tư vấn thiết kế của các KTS. Bàn về các xu hướng thiết kế trong mảng nhà ở này cũng có nghĩa là nói về các xu hướng thẩm mỹ và quyền làm chủ đa dạng, phức tạp của người dân.
- Biệt thự: Số lượng biệt thự ở Đà Lạt đến nay có khoảng 1.900 cái, trong đó khoảng 1.500 biệt thự xây dựng từ trước 1975. Từ 1975 đến 1986 kinh tế khó khăn nên biệt thự hầu như không phát triển, đa phần là nhà ơ biệt lập có sân vườn  khiêm tốn về diện tích cũng như phong cách. Sau 1986, kinh tế có khá hơn và hình thành một bộ phận cư dân khá giả, am hiểu và chú trọng vấn đề thẩm mỹ trong nghệ thuật tổ chức không gian nhà ở. Trên những lô đất bình quân khoảng 500m2, người dân có khuynh hướng thiết kế xây dựng những ngôi biệt thự nhỏ xinh xắn và gom mọi sinh hoạt vào ngôi biệt thự mà không phân chia riêng ra những diện tích phụ trợ như những biệt thự của Tây Âu. Thời gian đầu những năm 80, người ta còn sử dụng vật liệu đá như kết cấu chịu lực và cách nhiệt, cánh âm thì cho đến nay, vật liệu truyền thống và có rất nhiều ở Đà Lạt này trở thành chủ lực trong trang trí nội, ngoại thất các biệt thự. Điểm đặc biệt của các biệt thự là mái dốc lợp ngói hay tôn giả ngói (xu hướng tôn giả ngói không còn thịnh hành từ năm 2002 trở về sau mà thay bằng ngói xi măng cao cấp và nhiều màu sắc) và các loại cửa đều toàn bằng gỗ. Người dân cũng tiếp tục triển khai khuynh hướng dùng sàn gỗ nhưng không phải sàn gỗ truyền thống mà loại gỗ cao cấp lát trên sàn bê tông cốt thép. So với các kiểu biệt thự cổ, một số biệt thự mới hiện nay có dáng vẻ hào nhoáng màu mè hơn vì in dấu ấn cá tính của gia chủ đậm đà hơn sự tư vấn của đồ án thiết kế. Điều đáng mừng cho Đà Lạt là xu hướng làm biệt thự mái bằng rất ít được chọn lựa, đa phần sử dụng các kiểu bố cục mái dốc rất sinh động.
- Nhà ở biệt lập: Thời gian đầu phát triển, nhà biệt lập chủ yếu là những căn nhà bình thường xây dựng độc lập trên một khỏang đất tương đối rộng hoặc gắn liền với vườn cây. Thời gian sau, khi nền kinh tế phát triển tương đối, các nhà biệt lập được chăm chút hơn, đầu tư nhiều hơn về giải pháp kiến trúc cũng như trang trí nội, ngọai thất; một số nhà biệt lập có dáng dấp như biệt thự thu nhỏ tuy không có phần nhà phụ, nhà xe, nhà cho gia nhân như các biệt thự xưa. Thời gian gần đây, do giá đất cao nên khả năng mua đất không được nhiều, các nhà biệt lập được xây dựng trên những lô đất không được rộng lắm ( khỏang 250 m2 đến 300 m2 nên thiếu không gian cho sân vườn và mất tầm nhìn vì quá gần nhau. Chủ trương của Tỉnh Lâm Đồng kể từ năm 2003 là tất cả các nhà biệt lập chỉ được xây dựng 2 tầng và có mái dốc lợp ngói hoặc. Có thể nói thêm, đây là một bước chấn chỉnh đúng hướng và kịp thời của Tỉnh và Thành phố  Đà Lạt để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến vẻ đẹp cảnh quan kiến trúc vốn có của Thành phố  Đà Lạt.
- Nhà liên kế có sân vườn: Đây là dạng nhà ở thuần túy ở những khu dân cư hiện hữu ( các khu cư xá cũ) hay mới xây dựng trên các khu đất nhỏ. Trước nhà được quy định chừa lại một khoảng sân nhỏ để trồng cây, hoa hay làm sân bãi tùy ý, giữa các sân vườn  có hàng rào nhẹ. Đây là lọai hình hiện nay được ưa chuộng ở các khu dân cư  cần chỉnh trang nhưng không thể phát triển thêm diện tích nhà và đất; quy định cho xây dựng  cao không quá 3 tầng và khuyến khích các chủ đầu tư lợp chung mái bằng ngói hay tôn giả ngói. Có một số nhà liên kế có sân vườn ở căn bìa có khuynh hướng tách riêng tường và cải tạo lại mang dáng dấp nhà biệt lập tuy mặt tiền không được rộng lắm. Vấn đề đáng nói chung của hai lọai nhà liên kế và liên kế có sân vườn hiện nay là độ cao từng tầng và cách trang trí, sử dụng vật liệu trang trí ở mặt nhà thường ít thống nhất với nhau thậm chí đối chọi, đủ màu sắc, kiểu cách. Và về mặt quản lý, chưa có quy định pháp lý nào điều chỉnh việc này một cách triệt để.
- Nhà liên kế phố: Tại trung tâm Thành phố Đà Lạt và các đường phố thương mại chính trong Thành phố, trung tâm  khu vực của các phường xã, hiện đang có xu hướng phát triển nhanh và phức tạp lọai hình nhà ở đặc biệt này. Đây là điều tất yếu trong thời buổi kinh doanh dịch vụ đang phát triển mạnh. Các khu nhà phố thương mại trươc đây thường là một dãy nhà nhiều căn, (do các nhà kinh doanh điạ ốc xây dựng nhà ở kết hợp với cửa hàng buôn bán) cao không quá 2 tầng và lợp chung một mái, thường là mái ngói cho ta cảm quan thống nhất hài hoà của khung cảnh đường phố. Về sau này, khi làm ăn khá giả, có điều kiện phát triển nâng cấp, mỗi người dân có xu hướng nâng tầng và tự do tô điểm mặt nhà theo sở thích. Điểm cần chú ý đối với lọai hình này là người ta cứ muốn được phép xây cao tối đa để tận dụng quỹ đất hạn hẹp, chưa kể đến việc tận dụng địa hình để xây dựng từ 1 đến 2 tầng hầm mà ở xứ sở đồi núi như  Đà Lạt, Bảo Lộc dễ bị nhìn thấy “cái lưng” nhà rất khó chịu này. Và trong tình hình như thế, các xu hướng thiết kế tiến bộ dù có tài giỏi đến mấy cũng khó mà tự hào về sự đóng góp của mình cho cảnh quan chung của phố thị. Nói thêm về mặt quản lý ở địa phương, hiện nay Tỉnh Lâm Đồng cũng đã có quyết định hạn chế việc xây nhà cao quá 4 tầng, xây dựng theo triền đồi núi thì phải xử lý công trình giật cấp cho hài hòa phù hợp với địa hình.
- Chung cư, nhà ở tập thể: Tại tỉnh Lâm Đồng và Thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc nói riêng còn rất ít chung cư. Trước đây do đất rộng, người thưa và tập quán thích yên lặng, độc lập của cư dân nên việc phát triển chung cư rất hạn chế, chỉ có một số nhà công vụ, hoặc một số căn nhà biệt lập nhà nước quản lý và bố trí cho nhiều hộ cùng ở. Do không được xây dựng đúng theo tiêu chuẩn chung cư, nên các lọai nhà này không thể đáp ứng được cho người ở và bị xâm hại khá nghiêm trọng. Trong tình hình dân số phát triển nhanh như hiện nay, tại thành thị, lọai hình nhà ở này cần phải được khuyến khích phát triển. Những năm gần đây, Tỉnh Lâm Đồng đã cho xây dựng một số chung cư, tuy chưa đáp ứng nổi nhu cầu chung nhưng cũng dần hình thành một nếp suy nghĩ chọn lựa mới khi cần giải quyết nhu cầu ăn ở và cách sống của cư dân, nhất là bộ phận công chức, hay người độc thân. Chủ trương của Tỉnh Lâm Đồng hiện nay là trong các khu quy họach dân cư mới, đều phải tính tóan dành đất để xây dựng các chung cư, đặc biệt bố trí cho những người thu nhập thấp, CBCC thuê hoặc mua...
Qua một số chung cư đã được xây dựng tại TP Đà Lạt ( Khu chung cư đường Đặng Thái Thân, Khu chung cư  C.5 đường Triệu Việt Vương), dễ nhận thấy xu hướng biểu hiện chung nhất là loại kiến trúc đơn giản, sắp xếp sao cho được nhiêu người ở và tiết kiệm về tài chính nhiều nhất. Biểu hiện về mặt nghệ thuật kiến trúc không có gì đặc sắc đáng kể.
1.2. Khách sạn: Du lich nghỉ dưỡng là một thế mạnh kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Lạt, cho nên các loại hình khách sạn ở Đà Lạt phát triển rat nhanh. Ngoại trừ các khách sạn lớn từ thời Pháp như KS Palace, Đà Lạt Novotel thì trước năm 75 chỉ có khách sạn Ngọc Lan, KS Duy Tân, KS Mộng Đẹp (nay là KS Hải Sơn) do người Việt xây dựng và khai thác có tiêu chuẩn sử dụng tương đối và hình thái kiến trúc chấp nhận được. Còn lại như các khách sạn Phú Hoà, Vinh Quang… chỉ là những gian nhà phố liên kế được thiết kế như khách sạn, không có sân đậu xe, phòng nhỏ, không có khuôn viên mà lúc đó được đánh giá và gọi là “phòng ngủ”. Sau này, xuất hiện thêm nhiều khách sạn mới như: KS Dầu khí, KS Lavico, KS Seri, Á Đông, Hàng không... hoặc một số công trình được chỉnh trang, cải tạo thành khách sạn như KS Công đoàn, Lâm Sơn, Hương Trà, Empress, Đời Tân… với kiến trúc khá đa dạng và tiêu chuẩn có thể đạt đến 1 hoặc 2 sao. Các khách sạn xây dựng mới đa số có hình thái kiến trúc hiện đại, mở cửa lớn và sử dụng nhiều kính. Nhìn chung không được hài hoà lắm với phong cảnh Đà lạt. Các công trình cải tạo lại các công trình có chức năng khác thành khách sạn thì ngoại trừ khách sạn Empress, KS Công đoàn còn giữ nguyên lối kiến trúc kiểu châu Âu truyền thống, còn lại là sự pha trộn khong thích hợp hoặc xây dựng, cơi nới thêm những công trình có kiến trúc hiện đại bên cạnh những kiến trúc cũ gây không ít phản cảm. Đa phần còn lại là những căn nhà liên kế, nhà phố của người dân đầu tư xây dựng nhiều tầng để cho thuê phòng trọ, phòng ngu, mà người ta cứ kê bảng hiệu và quen gọi chung là khách sạn (khi thì hotel, khi thì motel). Nhìn chung loại hình này không đáp ứng được tiêu chuẩn của khách sạn và tất nhiên hình thái kiến trúc như một nhà ở kiểu phố nhiều tầng không hơn không kém. Hiện nay Tỉnh và Thành phố Đà lạt có chủ trương quy hoạch lại hệ thống khách sạn theo quy hoạch phát triển du lịch thành phố Đà lạt đến năm 2010. Qua đó từng bước phân loại nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn để quản lý và định hướng phát triển đúng tiêu chuẩn, nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao về chất lẫn lượng của du khách.
1.3. Kiến trúc tại các khu Du lịch: Với xu hướng phát triển du lịch sinh thái, loại tiện nghi phục vụ nhu cầu trú ngụ của du khách về gần thiên nhiên cũng đang được chú ý phát triển ở Lâm Đồng, đặc biệt ở những nơi có thắng cảnh thiên nhiên đẹp. Xu hướng thiết kế thể loại công trình này có nét đặc sắc riêng. Những không gian cư trú truyền thống dân giã, những mái nhà sàn dân tộc, thường là những nguồn cảm hứng cho sáng tạo công trình theo phương châm thiết kế: “mỗi kiến trúc gắn bó với thiên nhiên ví như là một đoá hoa rừng nở mọc lên từ đất”... Khu du lịch Suối Tiên ở Đa Houai, Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, Khu du lịch núi Lang Biang ở xã Lat... là những ví dụ thử nghiệm có tín hiệu khả quan, rất được sự quan tâm của du khách nước ngoài và cả những nhà đầu tư tiềm tàng.
2. Kiến trúc công trình công cộng: Ngoài một số dinh thự lớn mang nặng đường nét của châu Âu  như  Ga xe lửa Đà Lạt, Trụ sở UBND Tỉnh Lâm Đồng, khách sạn Đà Lạt, khách sạn Palace, Cục Thuế Lâm Đồng, trường Cao Đẳng sư phạm, Cục bản đồ… được xây dựng trong thời kỳ đầu, các công trình công cộng của Đà Lạt, phát triển theo một phong cách mới từ sự vận dụng các kiểu kiến trúc địa phương nước Pháp kết hợp với nhu cầu, lối sống của người Việt để phù hợp với địa hình, khí hậu và vật liệu xây dựng ở Đà Lạt; tiêu biểu có các công trình như: Viện Pasteur, Dinh I, Dinh II,  Phân viện Sinh học … Trong giai đoạn thập niên 60 đến nay kiến trúc các công trình công cộng ở Thành phố Đà Lạt được xây dựng theo phong các hiện đại về đường nét lẫn vật liệu như  Học viện Lục quân, Viện nghiên cứu hạt nhân, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt… chợ Đà Lạt, Giảng đường lớn trường Đại học Đà Lạt… Từ năm 1986, có một số công trình có đường nét đột phá như  Nhà thiếu nhi Lâm Đồng, và gần đây có công trình Nhà Văn hoá Di Linh, Nhà Văn hoá Đạ Tẻ, Trụ sở mới của Đài Phát thanh truyền hình LĐ...
2.1.  Kiến trúc công trình Giáo dục.
-  Trường Đại học Đà Lạt: Theo đồ án Quy hoạch Đà Lạt năm 1923 của KTS Hébrard, một vùng đất rộng lớn phía Bắc thành phố được dành cho khu Quân sự. Năm 1930 một trại lính được thành lập trên một khu đất cao ráo rộng 38 ha, nằm cạnh sân golf, mang tên là trại Robert (Camp Robert). Về sau, năm 1939 chuyển thành trường Thiếu sinh quân (École des Enfants de Troupe). Đến năm 1957, Viện Đại học Đà Lạt được thành lập trên cơ sở trường này, thuộc quyền sở hữu của Hội đồng Giám mục Công giáo miền Nam VN. Chương trình chỉnh trang được KTS Nguyễn Mỹ Lộc nghiên cứu thiết lập dựa theo quan niệm mới về thiết kế trường đại học của Mỹ (The Long-range Campus). Đó là cách tổ chức, bố trí các công trình chức năng nằm phân tán trong công viên xanh đẹp, yên tĩnh; nối liền nhau bằng những con đường đầy hoa cỏ và bóng mát cây xanh. Có hơn 40 công trình làm thành một quần thể kiến trúc đẹp nằm ẩn mình trong rừng thông tĩnh lặng. Mỗi hạng mục kiến trúc đều có nét riêng, cũ có, mới có. Đa số là kiến trúc mới với mặt tường ốp đá và đá rửa. Nổi bật nhất là Nguyện đường Năng Tĩnh với tháp chuông hình khối tam giác vững chãi vượt cao 38m lên nền trờì xanh. Đối với cảnh quan thành phố, từ tầm nhìn chính, đây là điểm nhấn táo bạo nhưng đạt hiệu quả thẫm mỹ.
Sau năm 1975, trường được khôi phục như  là một trường Đại học tổng hợp có quy mô vùng, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực đa ngành cho vùng Nam trung bộ và Tây nguyên. Trường hiện đào tạo 20 chuyên nghành với 16 khoa và khoảng 13.000 sinh viên.
Trường Đại học Đà Lạt là một trong những trường đẹp nhất trong cả nước với cách bố trí rất đặc trưng Đà Lạt: hơn 40 công trình lớn nhỏ nằm ẩn khuất trong khuôn viên cây xanh gần 30 ha rất thích hợp cho việc học tập, nghiên cứu khoa học.
Trong những nam gần đây, đáp ứng nhu cầu to lớn của xã hội, trường đã không ngừng mở rộng quy mô đào tạo. Và để kịp thời thích ứng với quy mô đào tạo mới này, nhà trường tiếp tục nâng cấp, cải tạo một số hạng mục đã xuống cấp. Trong đó đáng chú ý là khu giảng đường A30 (1996- với diện tích sàn 1.000 m2); Xây dựng mới Nhà A27 (1998 - với diện tích sàn 2.959,5m2), Nhà A8 (1992 - với diện tích sàn 1.518 m2), Nhà Thể thao Đa năng (10 - 2003); Nhà Thể thao Đa năng được bố trí thích hợp ở vị trí thung lũng, chung quanh có cây xanh bao bọc nên mặc dù sử dụng đường nét kiến trúc mới, hiện đại, mạnh khoẻ nhưng không ảnh hưởng lớn đến nét chung của tổng thể. Trái lại, hai khu giảng đường A.27, A.30 đặt khá gần đường giao thông chính với hình thức khác hoàn toàn với các kiến trúc cũ hiện hữu, đã làm cho tổng thể có hiện tượng bị chia cắt đột ngột, mặc dù riêng bản thân công trình đã có được sự nghiên cứu công phu. Hiện nay công trình Thư viện đang được thi công  (2003- 2004 với diện tích sàn 8.424 m2)...
- Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt. Khi Hội KTS Thế giới ( UIA ) công bố giới thiệu 1000 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới trong thế kỷ 20, thì Việt Nam có một công trình duy nhất: Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt mà tiền thân là trường Grand Lycée Yersin. được khánh thành năm  1935, Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt là một kiến trúc độc đáo mang đậm nét Âu châu. Đây là một kiểu kiến trúc trường học độc đáo theo phong cách Hiện đại lúc bấy giờ (Tân cổ điển), gồm nhiều toà nhà nối kết liền lạc với nhau bằng hệ thống hành lang có mái che bao quanh một sân trường rộng rãi mở tầm nhìn ra hồ Xuân Hương. Toà nhà giảng đường chính cao 3 tầng nằm dài cong mình  theo địa hình sân trống, được nhấn mạnh nhờ một khối tháp chuông vút  lên  trời cao. Cùng một trục với Giảng đường, qua dãy hành lang có mái che BTCT hình sóng lượn là toà nhà Hiệu bộ theo phong cách cổ điển (mái kiểu Mansard hai độ dốc, lợp bản thạch...).
Trong khung cảnh chung như vậy, các công trình được xây dựng mới gần đây ( khu ký túc xá SV) đã theo xu hướng thiết kế lập lại nét đặc trưng của kiến trúc hiện hữu, cố gắng đảm bảo tính hài hoà thống nhất chung của tổng thể. Tuy nhiên, cũng có trường hợp dị biệt cần được rút kinh nghiệm. Đó là toà nhà đa năng mới vừa xây dựng xong, có kiểu dáng kiến trúc mang nặng tính thử nghiệm  với các khối nặng nề và các loại vật liệu ốp lát đầy màu sắc. Một xu hướng nặng phần phô trương hình thức không cần thiết.
- Trường Kỹ thuật Đà Lạt. Dựa trên cơ sở trường Petite Lycée cũ được xây dựng từ năm 1927, Trường Kỹ thuật Đà Lạt được nâng cấp mở rộng để đáp ứng nhu cầu sử dụng mới theo tinh thần tôn trọng, học tập nét đẹp của kiến trúc hiện hữu, cố gắng lập lại một số chi tiết vào kiến trúc mới như kiểu lợp mái, console, trụ hành lang, kiểu cửa cuốn vòm... tạo thành một tổng thể thống nhất chấp nhận được. Đây là một giải pháp an toàn thường được áp dụng đối với các công trình  nâng cấp  cải tạo, mở rộng qui mô.
- Làng SOS - Trường Hermann Gmeiner Đà Lạt. Điển hình cho khuynh hướng sáng tác tìm về đường nét văn hoá dân tộc địa phương. Tổng thể công trình đã tạo nên một ấn tượng thẩm mỹ nhẹ nhàng khó quên. Tác giả KTS Phạm Hưũ­ Quý đã khéo sử dụng vật liệu địa phương ( đá chẻ, gỗ) và kỹ thuật bê tông cốt thép hiện đại, xử lý một số chi tiết đặc trưng để có một tác phẩm hiện đại mang màu sắc dân tộc và địa phương. Một xu hướng đáng để nghiên cứu học tập.
2.2.  Kiến trúc công trình Văn hoá.
Mặc dù về số lượng so với các thể loại công trình khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nhưng các công trình văn hoá với tính chất đặc biệt “ văn hoá” của nó đã bộc lộ nhiều vẻ về nghệ thuật kiến trúc.
Điểm lại các công trình văn hoá đã được xây dựng tai Tỉnh với mục đích phục vụ văn hoá trong thời gian qua, có thể tạm thời phân thành các loại hình sau:
      + Loại Nhà văn hoá:
·    Cung thiếu nhi Tỉnh Lâm Đồng: Về mặt nghệ thuật biểu hiện rõ nhất là Cung thiếu nhi Tỉnh Lâm Đồng xây dưng tại thành phố Đà Lạt ( 1986- TS.KTS Đặng Việt Nga). Tác giả xuất phát từ nhu cầu sử dụng của đối tượng thiếu nhi, gửi gắm hình thức biểu hiện mặt đứng chính của công trình ví như là búp măng non hé nở. Sảnh chính được nghiên cứu tạo hình công phu và hình ảnh mặt trời đang toả sáng chủ đạo cho toàn bộ không gian sảnh vào... Tổng thể và các hạng mục còn lại khác đều được nghiên cứu chu đáo và có hình thức phù hợp, gần gũi với các hoạt động của thiếu nhi. Có thể xếp công trình này vào loại Xu hướng biểu hiện mang tính kể chuyện, rất dễ thân thiện.
·     Nhà Văn hoá thiếu nhi Thị xã Bảo Lộc ( 1989): Mới chỉ được đánh giá là loại công trình mang tính thử nghiệm về việc liên kết các loại không gian hoạt động của thiếu nhi, chưa rõ nét về mặt biểu tượng nghệ thuật, tuy nhiên vẫn có nét mới là hình khối gọn gàng, “ bộ mái ngói” cân đối có chiều cao vẫn gây được sự chú ý và có tính hấp dẫn.
·    Nhà Văn hoá huyện Di Linh (1990): Được tác giả thiết kế theo xu hướng Hiện đại, chủ yếu là giải quyết công năng và tạo dựng hình khối đơn giản, hiện đại, nhưng chưa có sức biểu hiện rõ ràng về mặt nghệ thuật. Tổng thể chưa đạt yêu cầu, và vì nằm tại vị trí mũi nhọn của công viên Ngã ba quá nhạy cảm nên đã tạo ra sự phản cảm.
·    Nhà Văn hoá huyện Da Teh (1998): Là một ví dụ điển hình về sự tìm tòi thử nghiệm đường nét của các dân cư miền núi. Tuy nhiên quá trình nghiên cứu, tác giả đã nặng phần trình diễn hình thức dân tộc, làm cho giữa công năng sử dụng với hình thức không đạt được sự thống nhất cao. Việc sử dụng đã không hiệu quả về nhiều mặt. Đây là xu hướng cần khuyến khích ( có sự tìm tòi), nhưng cũng cần cảnh giác vì dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức.
+ Kiến trúc công trình tưởng niệm:
·    Tượng đài tưởng niệm tại thị trấn Đồng Nai (Huyện Cát tiên): Xây dựng năm 1998, tổng thể công trình được nghiên cứu khá công phu, hình tượng nghệ thuật biểu hiện được tính khái quát, hiện đại có sự tìm tòi phản ảnh đặc trưng của vùng đất có di sản ( nơi có di chỉ Cát Tiên- nhiều hiễn vật Linga- Yoni to nhất nước).
·     Tượng đài tưởng niệm tại thị trấn Đinh văn (Huyện Lâm hà). Xây dựng năm 2000. Tác giả là KTS Lê Hiệp đã phản ảnh đươc xu hướng biểu hiện Hiện đại nhưng đậm chất dân tộc, hình tượng dễ hiểu, dễ gần gũi.
   + Loại Công viên văn hoá:
 Gần đây nhất nhân Lễ hội kỷ năm 110 năm hình thành và phát triển  Thành phố Đà Lạt (11-2003), một công viên đã được xây dựng để tưởng niệm BS Yersin, người có công phát hiện ra vùng đất Đà Lạt. Phần tượng đài đã được chăm chút khá công phu ( ĐKG Phạm Văn Hạng). Tuy nhiên phần thiết kế kiến trúc cảnh quan cho công viên còn bị vụn nát. Xu hướng xây dựng Công viên văn hoá này vẫn còn mang tính dàn trãi, chưa đạt hiệu quả sử dụng không gian và khai thác tốt địa hình, chưa có ý tưởng rõ rệt.
2.3.   Kiến trúc công trình  Thương mại.
- Chợ Đà Lạt: Năm 1958, trước sự gia tăng dân số nhanh chóng của Đà Lạt ( 54.000 người); Thị trưởng Trần Văn Phước đã cho xây dựng một khu chợ lầu 2 tầng hiện đại. Kiến trúc sư Ngô viết Thụ thiết kế chỉnh trang, Kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế công trình. Vào thời ấy, đây là ngôi chợ lầu đầu tiên của Việt Nam. Cả khu chợ là một tổng thể kiến trúc hiện đại, hài hoà với địa hình và cảnh sắc chung quanh. Chính diện ngôi chợ uốn cong theo đảo  xoay tròn trồng cỏ và hoa.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (1993), UBND Thành phố Đà Lạt quyết định nâng cấp chợ thành một Trung tâm thương mại dịch vụ trên cơ sở nâng cấp phần hiện hữu ( khu A) và xây dựng thêm hai khu mới ( khu B, C ); trong đó khu B là công trình mở rộng chức năng nối với khu A, đã được xây dựng ( KTS Lê Văn Rọt), Khu C là một một khách sạn trung tâm chưa được xây dựng. Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng trong việc tìm cách gắn kết về hình thức giữa công trình cũ ( khối A) với khối xây dựng mới(khối B), nhưng hiệu quả thực tế vẫn chưa toát lên được điều này.
2.4.  Kiến trúc công trình Nhà làm việc.
- Trụ sở UBND Tỉnh Lâm Đồng: (Trước đây là Dinh Thống Đốc Nam kỳ- Villa du Gouverneur de la Cochinchine). Đây là khu vực có vị trí cao và đẹp nhất trục đường chính của Thành phố Đà Lạt. Từ đây, tầm nhìn bao quát cả toàn vùng. Về phía Bắc, trãi dài đến núi Lang Biang; về phía Nam, là cảnh quan rừng thông bạt ngàn. Thời Pháp, như tên gọi, đây là dinh thự dành cho các nhân vật quan trọng  Dinh thự của Công sứ Nam kỳ, và là một trong những công trình đầu tiên sớm có mặt ở Đà Lạt. Sau này chuyển thành trụ sở Hành chánh của Chính quyền địa phương. Kiến trúc công trình theo dáng dấp kiến trúc Thuộc địa với tầng trệt xây toàn bằng đá là các phòng phụ thuộc, tầng chính ở bên trên có cầu thang ngoài trời dẫn lên và hành lang có cột bao quanh. Để đảm bảo hoạt động  qua nhiều thời kỳ, Trụ sở UB Tỉnh đã được nâng cấp cải tạo mở rộng nhiều lần theo xu hướng: Giữ nguyên kiến trúc toà nhà chính cũ, chỉ làm thêm các công trình phụ thuộc ở bên cạnh và phía sau. Tuy nhiên trong thực tế, các nhà thiết kế các công trình xây mới sau này, đã bỏ qua yếu tố cơ bản và quan trọng trong việc chọn lựa kiểu lợp mái công trình mới sao cho hài hoà với công trình hiện hữu. Điều này đã làm cho tổng thể của Trụ sở UBND Tỉnh chưa đạt yêu cầu thẩm mỹ cao
- Trụ sở  Tỉnh Uỷ Lâm Đồng: Qui mô đất đai dành cho khu vực này bao gồm gần 10 biệt thự cũ nằm cạnh nhau. Thiết kế quy hoạch tạo tiền đề căn bản và  thiết kế kiến trúc cẩn thận, thực sự đã để công trình Trụ sở Tỉnh Uỷ đạt được những thành công nhất định. Hình thức kiến trúc cân đối mạnh mẽ với nghệ thuật xử lý chi tiết vừa phải theo xu hướng Tân Cổ điển đã tạo cảm xúc tốt cho người diện kiến, nhất là những nhà chuyên môn.
- Kiến trúc công trình  Đài Truyền hình Lâm Đồng: Công ty Tư vấn Công nghệ mới (TP HCM) đã được chọn lựa để nhận trọng trách thiết kế  công trình chuyên nghành này. Có thể nói những đường nét kiến trúc mới mẻ với xu hướng hiện đại đã tạo một tín hiệu mới cùng góp mặt với các xu hướng sáng tác kiến trúc khác ở Lâm Đồng. Tuy nhiên trên tầm nhìn bao quát về cảnh quan đô thị Đà Lạt, công trình này hình như muốn tự tạo một dấu ấn độc đáo riêng, hoặc muốn giới thiệu tính hiện đại của nghành nghề, dẫu biết rằng con đường của người đi tiên phong luôn là con đường có nhiều khó khăn, trắc trở.
- Cục Hải Quan Đà Lạt: Hình khối và đường nét mới đang được thử nghiệm cho thể loại Nhà làm việc, thoát ly hẳn các xu hướng sáng tác khác.
Kiến trúc các Nhà làm việc khác. Từ 1986 đến nay, hàng loạt các công sở đã được cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới: hiện đại hoá công sở. Xu hướng thiết kế thể loại công trình này có những điểm chung: hình khối cân đối, sảnh vào trang trọng, đường bệ ở trục chính, có mái đón che mưa che nắng tuỳ mức độ quan trọng của công trình. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số công trình chạy theo lối bố cục “quá tự nhiên chủ nghĩa”, rập khuôn kiểu “nhân bản vô tính” không chú trọng nghiên cứu khai thác tổ chức không gian cho phù hợp, tạo ra sự rời rạc, vụn vặt thiếu tính thẩm mỹ.
2.5.  Kiến trúc công trình  phục vụ Thông tin liên lạc.
Trong thời kỳ đổi mới với nền kinh tế thị trường  luôn biến động, phương tiện thông tin liên lạc ngày càng phát triển, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, các công trình bưu điện, bưu cục được cải tạo, xây dựng mới trên khắp các huyện, thị, thành phố trong toàn tỉnh. Với vốn đầu tư xây dựng của ngành bưu điện tương đối  khá; nên một số công trình kiến trúc được xây dựng có quy mô diện tích sử dụng lớn, có hình dáng kiến trúc đẹp, hài hòa với phong cách kiến trúc tại địa phương Đà Lạt, Lâm Đồng như : Phong cách kiến trúc Pháp, Kiến trúc dân tộc Tây nguyên kết hợp với hiện đại.
·    Nhà Bưu điện số 14 Quang Trung Đà lạt: Hình thức kiến trúc có nghiên cứu tìm về phong cách kiến trúc Pháp với mái lợp ngói; có kết hợp  phong cách hiện đại qua việc sử dụng vật liệu trang trí mới như dùng kính mãng lớn trong việc tạo mặt đứng kiến trúc, màu sắc hài hoà với màu sắc truyền thống ở Đà lạt, công trình được xây dựng trong  một lô đất có diện tích vừa phải, việc tuân thủ các chỉ tiêu về quản lý quy hoạch kiến trúc hợp lý, bố cục hài hòa với cảnh quan  xung quanh; đã tạo cho công trình có giá trị  đẹp về mặt kiến trúc.
Tuy vậy cũng có những công trình  do nhu cầu sử dụng của đơn vị  quá lớn; lại đặt xen trong một khuôn viên  đất có diện tích nhỏ, dẫn đến kiến trúc dẫu có đẹp nhưng cũng hạn chế về mặt không gian, tầm nhìn, bố cục tổng mặt bằng chật hẹp như:
·    Văn phòng Bưu điện số 14 Trần Phú- Đà lạt: Tuy về hình thức kiến trúc tác giả cũng cố gắng nghiên cứu đề có được phong cách  kiến trúc theo kiều dinh thự có khối tích lớn của Pháp, mái lợp ngói để hài hoà với các công trình cũ, có nghiên cứu đến mặt đứng để tạo được mãng khối sinh động.
·     Đối với các công trình lớn của Ngành bưu điện xây dựng tại Đà Lạt, Bảo Lôc  và một số huyện trong thời kỳ mở cửa đến nay; xu hướng mang phong cách kiến trúc Pháp có tìm tòi nghiên cứu sâu thêm  về hình khối, bố cục không gian, chi tiết kiến trúc, vật liệu trang trí…  để phù  hợp với từng điạ phương thì  xu hướng này phát triển được.
 Mẫu mô hình bưu cục văn hoá xã ở các địa phương trong tỉnh;  tuy mới xây dựng nhưng về mặt kiến trúc chưa có nghiên cứu tìm tòi để phù hợp với cảnh quan  từng khu vực, địa phương, chủ yếu đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dân có nơi sinh hoạt văn hóa. Với xu hướng phát triển mẫu mô hình kiến trúc này không nên tiếp tục phát triển mà cần phải nghiên cứu về mặt kiến trúc, phù hợp với cảnh quan từng điạ phương để tạo công trình được đẹp hơn.
 Cột Ang ten bưu điện Đà Lạt mang dáng dấp tháp Effel  của Pháp được xây dựng trong thời kỳ đổi mới cũng là một công trình kiến trúc đẹp mang tính công nghiệp hiện đại đã góp phần thêm phong phú cảnh quan về ban đêm cho Đà Lạt.
2.6. Kiến trúc công trình phục vụ giao thông:
    Trong thời kỳ đổi mới, hệ thống giao thông trên toàn Tỉnh được  cải tạo  nâng cấp, phương tiện giao thông đã được tư nhân hóa nên việc cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong lĩnh vực giao thông ngày càng phong phú, đa dạng và  luôn đổi mới. Công trình kiến trúc như: nhà ga hành khách( bến xe) ở một số địa phương xây dựng mới với quy mô diện tích sử dụng lớn; nhưng lại ít sử dụng vì ngày nay phương tiện giao thông được đưa đón tận nhà, người dân đi lại từ bến xe ít. Nhìn chung từ thời kỳ mở cửa đến nay việc xây dựng bến xe hành khách tại Lâm Đồng chủ yếu tại Đà Lạt và Bảo lộc về hình thức  kiến trúc không có gì đặc sắc, cơ bản làđảm bảo công năng sử dụng, diện tích sử dụng của nhà ga ( bến xe) trong chừng mực có lãng phí,  chủ yếu là có sân bãi  để tập kết xe.
- Kiến trúc nhà ga xe lửa Đà Lạt:  không có gì thay đổi, chủ yếu là sơn lại cho sạch sẽ, tạo bộ mặt khang trang để  đón khách du lịch đi thăm quan bằng đường sắt từ Đà lạt đi Trại mát. Trong tương lai sẽ khôi phục tuyến đường sắt Đà lạt -Tháp Chàm.
- Nhà ga hàng không sân bay Liên khương: cũng chưa cải tạo nâng cấp lớn, kiến trúc nhà ga vẫn như cũ. Hiện nay đang có dự án khả thi nâng cấp và xây dựng mới toàn diện  sân bay Liên Khương để có thể đón khách bay trực tiếp từ các nước Asean đến Đà Lạt , Lâm đồng.
- Tuyến cáp treo: đi từ  đồi Robin đến Hồ Tuyền Lâm mới được xây dựng đã bổ sung cho thành phố một  phương tiện giao thông  phục vụ du lịch mang tính hiện đại. Nhà Ga cáp treo được nghiên cứu theo hướng hiện đại mang hình thức dân tộc, địa phương ở các chi tiết mái.
2.7.   Kiến trúc công trình Tôn giáo tin ngưỡng.
 - Kiến trúc công trình Phật giáo: Nét độc đáo trong các kiến trúc Phật giáo ở Lâm đồng thể hiên rõ trong việc chọn lựa địa điểm xây dựng công trình có không gian thiên nhiên đẹp và yên tĩnh. Kiến trúc ngôi chùa luôn có mái cong mềm mại  hài hoà với khung cảnh sơn thuỷ hữu tình của của tự nhiên.
Thiền Viện Trúc Lâm: Đây Là một công trình mang tính tiêu biểu, có quy mô lớn nhất trong số các chùa Thiền tông mới được Hoà thượng Thích Thanh Từ chủ trì khởi công xây dựng ngày 28-5-1993, khánh thành ngày 9-3-1994. Toạ lạc trên ngọn đồi Phượng Hoàng rộng hơn 23 ha, nằm cạnh hồ Tuyền Lâm và cách Đà Lạt 5 km, Thiền Viện Trúc Lâm đã được KTS Ngô Viết Thụ phác hoạ tổng thể, KTS Huỳnh Ngọc Ẩn thiết kế Chánh điện. Toà Chính điện hình chữ nhật nẳm ở vị trí trung tâm, nhìn về hướng Nam qua cảnh quan thơ mộng bao la của mặt hồ và rừng núi Tuyền Lâm. Bao bọc chung quanh chánh điện, là cả một quần thể các công trình kiến trúc chùa Việt truyền thốn. Kiến trúc Thiền viện theo khuynh hướng hiện đại hoá đường nét kiến trúc chùa xưa: về hình thức là nét kiến trúc dân tộc, về công năng, cấu trúc thì hiện đại. Mái nhà nhờ hệ kết cấu khung cột BTCT với console đỡ mái vươn rộng ra trên 2 m tạo hiệu quả đặc biệt của kiến trúc Á Đông. Các đầu đao hơi nhẹ vút lên một cách vừa phải trông rất thanh thoát mềm mại, mô típ trang trí giản dị, không rườm rà, thể hiện phong cách kiến trúc mới có tính dân tộc và hiện đại.
-  Kiến trúc Nhà thờ Thiên chúa giáo. Các kiến trúc liên quan đến Thiên chúa giáo là những công trình có tầm cỡ xuất hiện sớm ở Lâm Đồng. Nhà thờ, Nhà nguyện luôn là nơi linh thiêng gắn liền với đời sống tinh thần  của bà con giáo dân. Về mặt quy hoạch không gian đô thị, Nhà thờ là điểm mốc cần thiết, thường ở vị trí đẹp của các điểm dân cư đông giáo dân. Quy mô, diện mạo kiến trúc nhà thờ phản ảnh mức độ sung túc của khu vực dân cư đó. Kiến trúc Nhà thờ thường thể hiện nguyện vọng hướng thượng của con chiên. Các KTS thiết kế nhà thờ thường đi theo xu hướng Hiện đại đầy cảm hứng sáng tạo. Có thể kể đến Nhà thờ Liên Khương của KTS Đặng Việt Nga, Nhà thờ Bảo Lộc, Nhà thờ Tân Bùi, Nhà thờ Lộc Tiến...
 3. Kiến trúc công trình công nghiệp .
Khảo sát dọc tuyến quốc lộ 20, bắt đầu từ huyện Đa Huoai (điểm đô thị cửa ngõ của tỉnh) đến tới Thành phố Đà Lạt, trừ các khu vực rừng núi và đèo dốc, tổng chiều dài còn lại 100 km đã bắt gặp khoảng 60 kiến trúc công nghiệp phân bổ dốc hai bên đường. Đối với lãnh vực công nghiệp nhẹ quy mô lớn nhất và có tầm vóc đáng kể là XN chế biến dâu tằm tơ Bảo Lộc đặt tại  xã Đại Lào (trước đây là liên hiệp các XN sau đó chuyển đổi qua mô hình công ty), Công ty Tơ Việt Ý (Vikotex), XN dệt may lụa tơ tằm 2/9 (liên doanh). Biểu hiện rõ nét nhất của loại hình kiến trúc này là theo xu hướng hiện đại, sử dụng không gian lớn, công nghệ hiện đại, sử dụng nhiều kính phù hợp với yêu cầu chiếu sáng cho công việc. Tổ chức tổng mặt bằng khoa học bố cục hình khối chặt chẽ tươm tất về mặt hình thức, kể cả màu sắc.
Đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến có nhà máy sản xuất Điều (xây dựng năm 1994); giấy Thành Lợi (95-96), các nhà máy chế biến cà phê, trà Tâm Châu, trà Kinh Lộ … của các doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác tham gia, biểu hiện về mặt nghệ thuật kiến trúc không đồng đều, giai đoạn đầu 1986 chủ yếu là xây dựng bằng vạch và bê tông, kết cấu kèo thép, giai đoạn gần đây sử dụng kết cấu thép lắp ghép, có lẽ điểm chung nhất vẫn là sử dụng không gian lớn, hầu hết lợp mái tôn màu. Nhiều cơ sở thuộc loại này đã nhiều lần thay đổi các công nghệ mới thích hợp để sản xuất nhưng vẫn cố giữ kiến trúc cũ để đảm bảo tiết kiệm vốn đầu tư. Gần đây, hầu hết các nhà máy (của tư nhân + tổ chức) đều cố gắng đưa thêm khu nhà ở công nhân (thường là cấp 4) bên cạnh khu nhà máy để tiện cho công nhân ở xa đến làm việc. Nhiều nhà máy đã đặt khá gần đường quốc lộ tạo ra sự phản cảm không tốt, nhưng bên cạnh đó đã có những nhà máy đã có qui hoạch và kiến trúc tốt nằm cách xa quốc lộ còn ở trong vùng nguyên liệu tạo được cảnh quan tốt, nhà máy trà Kinh Lộ của Đài Loan (sản xuất trà Ô Long) là 1 ví dụ đáng được ghi nhận học tập và tiếp tục phát triển.
Lãnh vực kiến trúc công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng không nằm ngoài qui luật chung, là bố trí sát quốc lộ và ở ngay trong nguyên liệu. Nhà máy Tunel Hiệp Thành, công suất 40 triệu viên (XD.1998) sát cạnh quốc lộ 20, nhà máy Tunel Đơn Dương công suất 20 triệu viên (XD năm 2000) gần quốc lộ 27, các cơ sở sản xuất đá xây dựng cũng đã góp mặt trên các vùng không gian này. Nhìn chung kiến trúc là theo dạng hình mẫu thống nhất gần như cả nước, tỷ lệ cây xanh gần như không đạt với yêu cầu, lượng khói bụi là khá lớn, tuy nhiên nhờ đặt ở các vùng thưa dân cư nên mức độ ô nhiễm thấp.
Kiến trúc các cơ sở chế biến thực phẩm như rượu, đông lạnh rau quả sản xuất và chế biến nấm mỡ đóng hộp và một số cơ sở sản xuất khác như chiết nạp ga, cơ khí, sản xuất sứ… nhìn chung đều được thiết kế gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu sử dụng, hình thức đơn giản có thể chấp nhận được. Một đặc trưng cơ bản là các kiến trúc này nằm rải rác tuỳ thuộc vào đất thuê mướn được, không ảnh hưởng lớn đến bộ mặt kiến trúc các trục đường chính và các đô thị.
Tổng quát nhìn nhận về xu hướng biểu hiện và  xu hướng sáng tác kiến trúc đối với các công trìmh công nghiệp có thể tóm tắt như sau:
- Biểu hiện về mặt hình thức của các kiến trúc công nghiệp trong thời gian qua phù hợp với xu hướng phát triển kiến trúc công nghiệp: theo công năng, dây chuyền công nghệ là chính, mạnh dạn sử dụng không gian lớn, kết cấu thép lắp ghép, có chu ý chút ít về nghệ thuật đối với khối kiến trúc nhà văn phòng.
- Tuỳ loại sản xuất công nghiệp mà hình thức có thay đổi cho phù hợp, phản ánh khá trung thực về ngành nghề và yêu cầu cao về mặt công nghệ cũng như nhu cầu thương mại.
- Địa điểm bố trí mặc dù khá tự do trên toàn vùng nhưng chưa ảnh hưởng lớn đến bộ mặt các vùng và các đô thị.
4. Kiến trúc do nước ngoài đầu tư:
Từ 1990, Tỉnh Lâm đồng đã xúc tiến việc kêu gọi hợp tác đầu tư với nước ngoài. TP Đà Lạt mở màn với dự án Liên doanh DRI (Dalat Resort Incorporation). Năm 1992, việc triển khai dự án đã được bắt đầu:
- Khách sạn Palace (5 sao): là tiêu điểm  cho việc xây dựng. Qua nghiêncứu hồ sơ và thực tế xây dựng, đã thấy được xu hướng chính về kiến trúc đối với dự án này là tôn tạo phục hồi hình thức kiến trúc, chỉ chú ý thêm về trang trí hiện đại, đồng bộ cho đúng chức năng công trình, cải tạo lại không gian sân vườn bên ngoài cho phù hợp tinh sang trọng của công trình.
- Khách sạn Đà Lạt (4 sao): Cũng được thiết kế cải tạo dưới hình thức cũ, và có bổ sung thêm phần mái đón chính theo yêu cầu mới để phù hợp hơn với việc sử dụng. Xu hướng chung nhất vẫn là tôn trọng giá trị cổ của các kiến trúc và tổ chức lại không gian bên trong cho đồng bộ và linh hoạt hơn.
- Các biệt thự cũ và ngay cả sân Golf (Đồi cù) thuộc dự án này cũng đều mang thêm nội dung hiện đại, nhưng về hình thức đều được giữ theo nguyên dạng, tạo ra một xu hướng rất đáng khuyến khích và có tầm văn hoá cao, mẫu mực cho việc nghiên cứu về kiến trúc đối với các công trình cũ, cỗ có giá trị tại các trung tâm  đô thị.
5. Kiến trúc nông thôn: ( Khảo sát đại diện vùng nông thôn của TP Đà Lạt).
 Đề cập khái quát các vấn đề có tính chung và đại diện: Đà Lạt là một đô thị song vẫn có những khu vực xa trung tâm sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp nên mang hình thái của nông thôn. Sở dĩ đánh giá như thế vì ngọai trừ xã Tà Nung là xã vùng đồng bào dân tộc ít người mới hình thành và phát triển sau này, hai xã còn lại là Xuân Trường và Xuân Thọ hình thành như những thị trấn nhỏ dọc theo tuyến quốc lộ 20 và tuyến đường sắt Đà Lạt – Phan Rang. Đây là những vùng nguyên liệu cho công nghiệp, có nhà máy chế biến các sản phẩm nông nghiệp do người Pháp xây dựng phát triển cho đến nay và hệ thống hạ tầng đến nay phát triển khá tốt. Do vậy kiến trúc các công trình công cộng cũng mang dáng dấp Châu Âu như  các nhà ga, nhà máy, một số nhà ở, trang trại của chủ đồn diền, các nhà thờ… Riêng nhà ở nhân dân thì đa phần  là nhà nhỏ trệt mang đậm nét của các vùng nông thôn trong cả nước. Kiến trúc nông thôn trong đề tài nghiên cứu này chủ yếu đề cập vấn đề nhà ở tại nông thôn và tạm thời phân định thành hai loại:
- Nhà ở của người Kinh:Đà Lạt nói chung và các vùng xa trung tâm Thành phố Đà Lạt nói riêng là vùng đất có mặt hầu hết nhân dân ta từ Nam chí Bắc đến sinh cơ lập nghiệp. Đầu tiên là những người dân di cư có tổ chức từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến lập làng sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng rau và cây trái. Nhà cửa chủ yếu làm dạng ba gian hai chái, mái dốc lợp tôn (thay cho rơm), vách ván ( thay cho vách đất). Nhà thường nhỏ và thấp (có thể do trời lạnh). Trong ba gian nhà chính, gian giữa luôn là bàn thờ (cho dù là Lương hay Giáo), các phòng khác nằm 2 bên và phía sau, chái dùng làm bếp, nhà ăn, phòng ngủ hay để dụng cụ sản xuất. Mỗi nhà thường có khuôn viên đất rộng trồng cây xanh, hoa và làm các công trình phụ như nhà chăn nuôi, vệ sinh. Nhà ở hầu như chưa có bóng dáng bàn tay KTS. Nhìn chung xu hướng biểu hiện rõ nét nhất là cố giữ nguyên vẹn hình thức và nội  dung căn nhà “truyền thống” ở quê hương xứ sở cũ của mình.
 - Nhà ở vùng đồng bào dân tộc: Điểm thay đổi cơ bản của các kiểu nhà trong vùng đồng bào dân tộc hiện nay là vật liệu lợp và nền nhà. Bà con thích lợp ngói hoặc tôn để đảm bảo sử dụng lâu dài, còn nền nhà thì sàn ván hạ thấp dần, không còn nuôi gia súc gia cầm dưới sàn nhà và tại một số khu định canh định cư, bà con dân tộc đã làm nhà trên nền đất láng xi măng hoặc lát gạch các lọai. Đây là một bước tiến đáng hoan nghênh trong vùng đồng bào dân tộc kèm theo sự cung cấp nhiều hơn các dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nhà nước, giúp bà con nâng cao đời sống và cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường. Rõ ràng kiến trúc nhà ở dân tộc miền núi đã bị mai một, có xu hướng biểu hiện “ kinh hoá” dần, đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục suy nghĩ!
III. TỔNG HỢP, PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ CÁC XU HƯỚNG.
1. Các xu hướng biểu hiện trong sáng tác kiến trúc.
Thông qua việc khảo sát các công trình kiến trúc khác nhau đã được xây dựng tại Tỉnh Lâm Đồng ( chủ yếu tại TP Đà Lạt và Thị xă Bảo Lộc), chúng ta nhận thấy có một số điểm chung cho sự tồn tại của các xu hướng đó là:
- Về qui mô công trình: chủ yếu là các công trình vừa và nhỏ.
- Một số xu hướng đã thể hiện hướng tìm tòi tích cực về bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đã xuất hiện chủ nghĩa hình thức hiện diện ở nhiều thể loại công trình khác nhau.
- Đã bước đầu chịu sự ảnh hưởng của sự hội nhập thông qua việc tiếp nhận nguồn thông tin từ nhiều hướng, nhiều phía trong và ngoài nước.
- Các công trình văn hoá đã định hình dần một số xu hướng nghệ thuật.
Trên cơ sở đó có thể nhìn nhận một cách tương đối về các xu hướng sáng tạo kiến trúc  trong thời gian qua như sau:
- Xu hướng “Hiện đại tưởng tượng” thoạt nhìn tưởng hiện đại nhưng ăn nhập vào đâu cả. Các công trình loại này thường xuất hiện bởi các KTS non tay nghề chưa đạt trình độ đi theo con đường hiện đại, mặc dù bản chất của  hiện đại đích thực  mang tính tiên phong, thử nghiệm, không còn bị hình thức cũ ám ảnh. Điển hình là: Đài truyền hình Lâm Đồng.
- Xu hướng” Dân tộc tưởng tượng”: hoài cổ một cách máy móc, gắn kết hình thúc cổ cho môt nội dung mới, thiếu bề sâu nghiên cứu. Ví dụ như: Chùa Phước Huệ- Trại Mát- Đà Lạt, Chùa Thiên Vương Cổ Sát...
- Xu hướng Cổ điển giả tạo nửa vời: Toà án Nhân dân Tỉnh Lâm Đồng, Viện Kiểm sát Nhân dân Tỉnh Lâm Đồng...
- Xu hướng Công năng tiện dụng, hình thức đơn giản hiện đại: các Cơ sở công nghiệp, một số trường học, bệnh viện Bảo Lộc, Bệnh viện Đà Lạt, Bệnh viện Y học Dân tộc...
- Xu hướng Trung dung: học tập nét đẹp xưa, có chọn lọc, cải biên áp dụng mới: Trụ sở Tỉnh Uỷ Lâm Đồng, Trụ sở  Thành Ủy Đà Lạt...
- Xu hướng Hỗn tạp: chú trọng hình thức cầu kỳ, muốn nổi bật, thể hiện sự khác lạ không bình thường. Chủ yếu biểu hiện ở mảng nhà nhân dân tự xây.
- Xu hướng sao chép của những người không có chuyên môn: tập trung ở các công trình nhà ở gây ra sự hỗn loạn trên qui mô lớn cho  bộ mặt các đô thị.
- Xu hướng “ Tôi phải sống” bất chấp  chân lý, các quy luật... miễn làm sao đạt được mục đích cá nhân. Tồn tại rải rác ở một số công trình cơ quan tại các Thị trấn, Thị tứ.
2. Các tác động của các xu hướng sáng tác trong kiến trúc tại Lâm Đồng.
 Xem xét các xu hướng biểu hiện trong kiến trúc đang có mặt tại Lâm Đồng, chúng ta  nhận thấy một thực tế là đã có sự tác động từ các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội... để hình thành các xu thế trên. Có xu hướng tích cục, nhưng cũng có xu hướng có tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kiến trúc Tỉnh nhà.
·    Các xu hướng tích cực:
-  Xu hướng Công năng tiện dụng, Xu hướng Trung dung, qua kiểm nghiệm thực tế đã  có sự tác động tốt cho sự phát triển kiến trúc của địa phương. Tuy nhiên, để đạt được điều này bản thân người sáng tạo kiến trúc phải liên tục rút kinh nhiệm, đặc biệt chú trọng đến vấn đề văn hoá địa phương, định hướng của Quy hoạch chung, có quan điểm rõ ràng, có  phương pháp làm việc khoa học và đủ bản lĩnh... Kiến trúc đương đại của Việt Nam ta có hai khuynh hướng chính tuỳ theo công năng: Phong cách truyền thống với nét cổ xưa thường được biểu hiện ở các công trình văn hoá, xã hội. Còn ở các công trình thương mại, kinh tế, các KTS thường chọn lựa tìm kiếm giải pháp mới. Giải pháp này đòi hỏi các tác giả phải thông hiểu ứng dụng kỹ thuật xây dựng hiện đại, vật liệu xây dựng mới.
·    Các xu hướng cần đầu tư nghiên cứu thêm:
-  Xu hướng Hiện đại “tưởng tượng” học tập nước ngoài, trí tưởng tượng không biên giới. Tuy nhiên cần cảnh giác khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất bản sắc.
- Xu hướng Trung dung cần vận dụng thêm, đi sâu tìm hiểu nét đẹp của kiến trúc địa phương và kiến trúc truyền thống của cư dân bản địa.
·    Các xu hướng tiêu cực cần hạn chế :
- Dân tộc tưởng tượng, Xu hướng Cổ điển giả tạo nửa vời, Xu hướng Hỗn tạp, Xu hướng “ Tôi phải sống” là những xu hướng tiêu về bản chất cản trở sự phát triển của nền kiến trúc địa phương. Các xu hướng này có các điểm chung là: bắt chước, sao chép một cách ấu trĩ hoặc chạy theo lợi nhuận kinh doanh mà xem nhẹ chất lượng thiết kế.

+ Cần lưu ý rằng có một nguyên nhân sâu xa và chi phối mạnh mẽ, toàn diện đến các xu hướng sáng tác là vấn đề Quy hoạch đô thị: Phân lô nhà phố; chia nhỏ lô đất nhà biệt lập, biệt thự; cho san ủi địa hình...


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
Lướt nhìn qua bức tranh tổng thể về sự thay đổi phát triển của dáng vóc kiến trúc Đà Lạt- Lâm Đồng, chúng ta tự hào về những thành tựu nhất định, nhưng vẫn có những băn khoăn cần kiến nghị đề xuất:
- Cần có kế hoạch tổng kết kiến trúc ở tầm vĩ mô và ở cấp độ địa phương. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phê bình về kiến trúc nhằm tạo ra những định hướng cho việc phát triển kiến trúc trong tương lai.
- Về những tác động cần thiết từ góc độ quản lý nhà nước: Để cho bộ mặt kiến trúc đô thị ngày càng phát triển có nề nếp, khang trang hơn; đảm bảo được về mặt trật tư đô thị, cần phải có các tiêu chí về quản lý quy hoạch - kiến trúc để cho các nhà  sáng tác  kiến trúc tuân thủ khi thiết kế. Mặc dù nhà nước có cho phép người dân tự thiết kế và chịu trách nhiệm  về chất lượng, an toàn công trình nhà ở của mình, song dưới góc độ của cơ quan quản lý nhà nước đề nghị các công trình kiến trúc từ nhà ở nhân dân đến các công trình dân dụng, công nghiệp của nhà nước hoặc của các thành phần kinh tế khác đều phải được những người thiết kế có chuyên môn thiết lập và được các tổ chức quản lý ở các địa phương thường xuyên hoạt động kiểm tra theo dõi việc xây dựng không giấy phép, sai giấy phép, sai thiết kế để có biện pháp ngăn chặn xử lý từ đầu, không để cho công trình hoàn thành rồi mới xử lý vi phạm sẽ làm ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị, đến dư luận không tốt trong nhân dân.
- Về vấn đề đạo đức nghề nghiệp KTS: Từ trong môi trường giáo dục, ngoài vấn đề truyền đạt kiến thức chuyên môn, cần phải quan tâm hướng dẫn thêm về đạo đức nghề nghiệp cho người KTS tương lai có bản lĩnh, có quan điểm rõ ràng, và có phương pháp làm việc khoa học. Hội Kiến trúc sư cũng nên có các hình thúc hỗ trợ sinh hoạt nghề nghiệp cho các KTS hành nghề theo đúng định hướng chung.
- Vai trò tư vấn, phản biện của Hội KTS cần được sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước.
- Riêng với điều kiện đặc thù tự nhiên của Đà Lạt – Lâm Đồng, những người tham gia công tác thiết kế cần thống nhất cao nguyên tắc không nên phá vỡ địa hình cảnh quan hiện hữu của đô thị.
- Đưa yếu tố lịch sử văn hoá địa phương vào Kiến trúc: Ngày xưa, mỗi công trình đều mang dấu ấn lịch sử, văn hoá từng thời kỳ như Phục hưng, Baroque, Rococo... Nhưng hiện nay mọi việc diễn ra quá nhanh khiến nền Kiến trúc cũng bị chi phối và đôi khi bị chìm vào lối suy nghĩ thực dụng thời hiện đại. Cần phải chú trọng đến những khía cạnh văn hoá trong các công trình hiện đại.


-----------------------

·    Kiến trúc  Hiện đại. (Architecture moderne -1920-1970...)
·    Kiến trúc Hậu Hiện đại. (Post-Modernisme - 1960-1970)
Có thể nói sự ra đời của Kiến trúc Hậu Hiện đại vào những năm 60- 70 của thế kỷ XX đã là một bước ngoặc quan trọng của Kiến trúc. Thoạt tiên ở các nước phát triển, sau đó lan dần sang các nước đang phát triển.

-    Kiến trúc Thích ứng

+ Làm thế nào để Kiến trúc VN trở nên hiện đại mà không quên nguồn gốc, tham gia bản sắc địa phương vào nền văn hóa chung
+ Chủ nghĩa địa phương phê phán:
-    Kiếm trúc dung hòa đặc tính địa phương và vă hóa toàn cầu.
-    Ưu tiên cho cái đặc thù,
-    Không phải hoài cổ hay dân gian.
+ Hiện nay bản sắc Kiến trúc VN đang bị thử thách trước trào lưu kiểu mẫu nhà ống, nhà hộp. Bản sắc cộng đồng địa phương đang bị đồng hóa nhanh chóng, cái hồn dân tộc đang nhạt nhòa theo cuộc mưu sinh. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là Làm thế nào xây dựng một nền kiến trúc VN mang đậm bản sắc trong thời đại mới?
+ Ở khắp nước ta, các làng xóm còn tiềm ẩn bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng địa phương, của mỗi vùng đất, và tất cả lại hợp thành bản sắc văn hóa của cả dân tộc.
+ Cuộc sống vẫn biến đổi từng ngày, nền văn minh toàn cầu đã đưa mọi người lại gần với nhau, hiểu biết nhau  hơn. Xu thế quốc tế hóa đang tác động nhiều mặt trong đời sống sinh hoạt xã hội: hình thức ăn mặc, tiện nghi sinh hoạt, làm việc, tiện nghi nhà ở… Nhưng vượt lên tất cả những điều đó, bản sắc của từng làng mạc, phố xá, văn hóa của từng dân tộc vẫn được bảo tồn. Hiến chương Bắc Kinh ( tháng 6-1999) đã kêu gọi: “ Lưu giữ bản sắc địa phương là một đề tài chung trong một tương lai chung…”
+ Kiến trúc của bất kỳ dân tộc nào đều cần có sự kế thừa và liên tục, phản ánh được sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của dân tộc đó. Và thời đại nào cũng cần có đường lối cũa nền kiến trúc bản địa, từ nông thôn đến thành thị.


--------------------
Tham khảo

Kiến trúc Việt Nam đương đại - Những xu hướng sáng tác nổi bật

Viết emailIn
Năm 1986 bắt đầu thời kỳ Đổi mới ở Việt Nam, tuy nhiên những hệ quả tích cực của chính sách Đổi mới chỉ bắt đầu ảnh hưởng mạnh tới nền kiến trúc nước ta vào khoảng cuối những năm 1980. Với những bước phát triển vượt bậc về mặt kinh tế - xã hội, với làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, từ thời điểm này người kiến trúc sư khi sáng tác có lẽ đã không còn phải nghĩ nhiều tới “tính tiết kiệm” nữa mà đã có thể “tung hoành” theo quan niệm sáng tạo của bản thân.
Mới đó mà đã khoảng một phần tư thế kỷ trôi qua, nền kiến trúc nước nhà đã có những bước tiến nhảy vọt về nhiều mặt, song cũng không thiếu những công trình mà nhìn vào đó nhiều người không thể không thở dài vì sự méo mó về mặt thẩm mỹ, sự phá hoại không thương tiếc môi trường đô thị. Một phần tư thế kỷ cũng là thời gian đủ dài để chúng ta có thể đưa ra được một cái nhìn khái quát về một thời kỳ phát triển nghệ thuật kiến trúc, thời kỳ mà chúng ta có thể coi là kiến trúc đương đại bởi nó vẫn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, không dừng lại, không chờ đợi ai.

Ảnh 1: Nhà học H2, Đại học Xây dựng - thiết kế: KTS Nguyễn Mạnh Thu
Nói đến kiến trúc Việt Nam đương đại, có lẽ chúng ta không khỏi choáng ngợp trước một “rừng” các công trình kiến trúc mới đang vươn lên hàng ngày ở các đô thị từ cấp trung ương tới cấp địa phương, thậm chí ở cả những khu vực mà trước đây thường được coi là hẻo lánh. Hình thái kiến trúc của các công trình xây dựng ở thời kỳ đã trở nên đa dạng hơn các thời kỳ trước đây rất nhiều, vì vậy một cái nhìn tổng quan về những xu hướng sáng tác kiến trúc Việt Nam đương đại là cần thiết và chính là mục tiêu của bài viết này.

XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI MỚI (Neo Modernism)

Xu hướng Hiện đại mới trong kiến trúc đương đại Việt Nam có thể coi là một sự tiếp nối thành công nhiều công trình theo trào lưu Hiện đại hậu kỳ ở các đô thị Miền Nam trước năm 1975 và những công trình trên cả nước giai đoạn 1975-1985. Các sáng tác theo xu hướng này vẫn cho thấy hình thức công trình luôn theo sát công năng, tuy nhiên đã có sự tìm tòi những phương cách biểu hiện mới, phù hợp với sự phát triển của công nghệ xây dựng, phù hợp với văn hóa và khí hậu Việt Nam. Do vậy xu hướng sáng tác này cũng có thể được chia thành hai xu thế: Hiện đại mới đơn thuần và Hiện đại mới mang tính địa phương.
Xu thế Hiện đại mới đơn thuần nhấn mạnh phương cách biểu hiện hình thái kiến trúc bằng những giải pháp công nghệ hiện đại, khả năng biểu hiện của các kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực kết cấu thép, kính, bê tông... được tận dụng triệt để tạo ra những bộ mặt kiến trúc hoàn toàn mới mang tính ấn tượng mạnh (ảnh 1). Tuy nhiên xu hướng này cũng dễ dẫn tới dẫn tới hiện tượng cực đoan ở một số công trình khi kết cấu thép kính bị sử dụng một thái quá làm cho công trình giống như các công trình ở Châu Âu hay Bắc Mỹ, không phù hợp với cảnh quan, khí hậu Việt Nam nên tính bản sắc không còn.

Ảnh 2: Trung tâm Hội nghị Quốc tế  – thiết kế: KTS Nguyễn Thúc Hoàng và Đặng Kim Khôi
Xu thế Hiện đại mới mang tính địa phương không chỉ chú ý tới công nghệ và vật liệu hiện đại. Điểm nổi bật của những công trình sáng tác theo xu thế này là sự nhấn mạnh vào những giải pháp kiến trúc nhiệt đới, chú ý tới các giải pháp che nắng, thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên làm cho hình thức công trình mang màu sắc bản địa độc đáo (ảnh 2). Cũng có thể coi đây là sự tiếp nối thành công của các công trình Hiện đại hậu kỳ địa phương hóa trước đây mà điển hình là các công trình của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

XU HƯỚNG HIGH-TECH

Sự phát triển mạnh mẽ về các mặt kinh tế, xã hội Việt Nam những năm gần đây tạo ra những yêu cầu mới đối với kiến trúc, các công trình kiến trúc ngày càng trải rộng hơn, vươn cao hơn. Cùng với sự phát triển mạnh về cả chiều cao và khẩu độ ở các công trình kiến trúc đương đại thì xu hướng High-Tech càng đặc biệt có đất diễn. Với những công trình siêu cao tầng, công năng phức hợp hay những công trình đòi hỏi không gian lớn thì việc ứng dụng những công nghệ xây dựng hiện đại nhất là điều đương nhiên, như vậy thì kiến trúc các công trình theo xu hướng High-Tech cũng có sự gần gũi với xu hướng Hiện đại mới (ảnh 3).

Ảnh 3: Bảo tàng Hà Nội - thiết kế: KTS  M. von Gerkan và N. Goetze
Tuy nhiên điểm khác biệt rõ rệt của các công trình High-Tech là việc sử dụng hệ thống kết cấu hiện đại như một ngôn ngữ biểu cảm chính dẫn tới những ấn tượng mạnh về mặt cảm thụ thị giác hình khối công trình theo phương đứng hoặc phương ngang, những vật liệu cao cấp được sử dụng nhiều trong việc trang mặt ngoài công trình. Xu hướng High-Tech trong kiến trúc Việt Nam đương đại thường thấy nhất ở những công trình siêu cao tầng như các tổ hợp nhà ở, văn phòng hay những những công trình đòi hỏi không gian lớn như nhà ga sân bay, các công trình trưng bày, biểu diễn lớn (ảnh 4).

Ảnh 4: Bitexco Financial Tower - thiết kế: KTS  C. Zapata

XU HƯỚNG BIỂU HIỆN MỚI

Kiến trúc Biểu hiện không có gì xa lạ ở Việt Nam, ngôi chùa Một Cột độc đáo gợi lại hình ảnh của một bông sen vươn lên từ mặt nước đã được xây dựng từ thời Lý hay Gác chuông chùa Keo mang đậm chất điêu khắc được xây dựng từ thời Lê. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian dài gắn bó với chủ nghĩa Công năng, kiến trúc Việt Nam mới lại nhìn thấy một số công trình theo xu hướng Biểu hiện mới.
Xu hướng Biểu hiện mới trong kiến trúc Việt Nam đương đại có thể được chia thành hai xu thế tương đối rõ nét: Xu thế sử dụng ngôn ngữ Biểu hiện làm tôn nổi công năng và xu thế tách rời công năng khỏi ngôn ngữ hình thái mang đậm chất lãng mạn.
Xu thế thứ nhất có thể thấy rõ ở nhiều công trình tưởng niệm, đặc biệt là ở một số Đài tưởng niệm liệt sĩ do kiến trúc sư Lê Hiệp thiết kế, những mái đền hay cây đa cách điệu làm tôn nổi sự trang nghiêm, tính lịch sử của công trình (ảnh 5).


Ảnh 5: Đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn - thiết kế: KTS Lê Hiệp
Xu thế thứ hai có thể hy sinh phần nào công năng, khiến cho công năng trở nên “bất tiện” hay thậm chí tạo ra những không gian “phi công năng” nhằm phục vụ cho ý tưởng lãng mạn, bay bổng của người sáng tác, tạo ấn tượng mạnh cho người chiêm ngưỡng và sử dụng công trình (ảnh 6).


Ảnh 6: Crazy House – thiết kế: KTS Đặng Việt Nga

XU HƯỚNG KIẾN TRÚC SINH THÁI

Xu hướng kiến trúc Sinh thái mới xuất hiện khoảng 10 năm gần đây ở Việt Nam với chủ đích là đưa công trình kiến trúc gắn liền với tự nhiên, tích hợp với các đặc điểm cơ bản của tự nhiên, tận dụng năng lượng tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm. Chính nhờ sự gắn bó hữu cơ với tự nhiên nên kiến trúc Sinh thái Việt Nam dễ dàng tạo dựng tính độc đáo cho riêng mình do các điều kiện tự nhiên ở mỗi nước đều có đặc điểm riêng, không có sự trùng lặp.
Các sáng tác theo xu hướng kiến trúc Sinh thái hiện nay cũng có thể được chia thành hai xu thế: Xu thế sử dụng các vật liệu tự nhiên và xu thế sử dụng vật liệu hiện đại.
Xu thế đầu thường sử dụng bộ khung kết cấu chịu lực bằng tre, mái lợp lá gắn liền với các sáng tác của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Hoàng Thúc Hào... Ưu điểm nổi bật của xu thế này là thân thiện với môi trường, dễ dàng tạo ra tính độc đáo của công trình, tuy nhiên nguồn vật liệu tự nhiên cũng có hạn và khả năng chịu lực của chúng cũng không cao nên không thể xây dựng đại trà được (ảnh 7).


Ảnh 7: Gian hàng Việt Nam tại Expo Thượng Hải 2010 – thiết kế: KTS Võ Trọng Nghĩa
Xu thế sử dụng vật liệu hiện đại như bê tông, thép... mặc dù có giảm bớt tính thân thiện với môi trường nhưng cho phép kiến trúc sư có thể “tung hoành” trong việc sáng tác các công trình đòi hỏi không gian lớn hay cao tầng. Mặt khác do không bị hạn chế bởi tính hữu hạn của vật liệu nên hoàn toàn có thể xây dựng đại trà miễn là đáp ứng được các tiêu chí của kiến trúc Sinh thái (ảnh 8).


Ảnh 8: Chung cư The Grand View - thiết kế: Công ty Tange International Consultants

XU HƯỚNG KHAI THÁC KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG

Đây là một xu hướng sáng tác khai thác phương cách bố cục không gian, các bộ phận và chi tiết của kiến trúc truyền thống, phù hợp với đặc trưng văn hóa và điều kiện khí hậu Việt Nam. Những bộ mái dốc, kết cấu che nắng, các họa tiết trang trí truyền thống kết hợp với cây xanh, mặt nước khi được đưa vào một cách hợp lý trong các công trình hiện đại có thể dễ dàng tạo ra hình thái kiến trúc độc đáo mang tính bản địa rõ ràng, đây cũng có thể coi là sự tiếp nối phong cách Kiến trúc Đông Dương lừng lẫy một thời (ảnh 9).
Tuy nhiên, việc lạm dụng các yếu tố kiến trúc truyền thống trong khi chưa nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các yếu tố này có thể tạo ra những công trình mang nặng tính hình thức, rối rắm và nệ cổ. Đặc biệt là việc gán ghép các yếu tố kiến trúc dân tộc với các yếu tố kiến trúc cổ điển, hiện đại Phương Tây một cách thiếu suy nghĩ dẫn đến việc tạo ra những công trình mang tính “Đông Tây kết hợp”, “Tân cổ giao duyên” đang lan tràn ở các đô thị Việt Nam.


Ảnh 9: Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc – thiết kế: KTS  Nguyễn Thế Thảo và Nguyễn Việt Châu

XU HƯỚNG HẬU HIỆN ĐẠI

Kiến trúc Hậu Hiện đại (Post-Modernism) phát triển mạnh trên thế giới từ thập kỷ 60 đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX khi phong cách kiến trúc Hiện đại (Modernism)  bị một số tác giả lên án như là những khối hộp vô hồn được thiết kế “từ phía trong ra chứ không phải từ không gian bên ngoài vào”. Chủ nghĩa Hậu Hiện đại hướng tới các giá trị mang tính lịch sử, tính địa phương và tính quần chúng nhờ sự hòa trộn độc đáo các yếu tố cổ điển và hiện đại. Tuy vậy kiến trúc Hậu Hiện đại cũng thường bị phê phán như  “một mớ cóp nhặt từ khắp nơi”, sa đà vào các hình thức của quá khứ...
Ở Việt Nam, những ưu thế của kiến trúc Hậu Hiện đại vẫn được phát huy ở những đô thị hình thành từ thời Pháp thuộc, nơi mà các các công trình Tân Cổ điển vẫn còn hiện hữu và đang trở thành những di sản kiến trúc mang màu sắc đặc trưng như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều đô thị khác. Những công trình Hậu hiện đại thường được xây dựng ở những khu phố Pháp ở các đô thị này và khi mà những yếu tố Cổ điển được sử dụng như một định đề sáng tạo của kiến trúc Hậu Hiện đại thì các tác phẩm theo xu hướng này thật dễ dàng hòa nhập với môi trường xung quanh một cách không khiên cưỡng mà khách sạn Hilton Opera là một ví dụ (ảnh 10, 11).


Ảnh 10: Khách sạn Hilton Opera – thiết kế: KTS  E. De Chambure và P. Pascal

Ảnh 11: Khách sạn Hilton Opera và Nhà hát lớn Hà Nội

XU HƯỚNG NHẠI CỔ

Nói đến các xu hướng sáng tác nổi bật như tiêu đề bài báo đưa ra thường làm ta nghĩ đến những xu hướng tích cực, nhưng điều đáng buồn là bài báo này phải nói tới một xu hướng sáng tác có tác động rất tiêu cực đến nền kiến trúc nước nhà: xu hướng nhại cổ mà chủ yếu là nhại kiến trúc thời Pháp thuộc.
Trước tiên cũng phải nhắc lại rằng kiến trúc Pháp thuộc đã để lại dấu ấn đậm nét và đã được coi là một bộ phận của di sản kiến trúc tại khu vực trung tâm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều đô thị khác ở Việt Nam. Bộ phận kiến trúc này cũng có rất nhiều công trình mang tính hiện đại như kiến trúc Art Deco hay tính dân tộc như kiến trúc phong cách Đông Dương, tuy nhiên điều đáng buồn là đa phần các công trình nhại cổ ngày nay lại chỉ chú trọng tới các công trình Tân cổ điển và phong cách Địa phương Pháp, hai phong cách “thuần Pháp” và hầu như không còn được thiết kế, xây dựng trong giai đoạn cuối thời kỳ Pháp thuộc.
Xu hướng nhại Tân cổ điển thường được áp dụng ở việc thiết kế trụ sở các cơ quan công quyền và một số biệt thự của các “đại gia” mới nổi với hình thức đăng đối giả tạo chẳng ăn nhập gì với công năng cùng bộ mái Mansard và những hàng cột chẳng ra thức La Mã hay Hy Lạp... Thiết kế kiểu này tạo ra những tòa nhà bệ vệ, trưởng giả, xa rời quần chúng và không ăn nhập chút nào với cảnh quan thiên nhiên Việt (ảnh 12).


Ảnh 12: Trụ sở Bộ Tài chính
Xu hướng nhại kiến trúc Địa phương Pháp lại thường được áp dụng trong thiết kế trường học và nhiều biệt thự, thậm chí là mặt tiền nhà liên kế. Có lẽ các kiến trúc sư – tác giả quá ấn tượng với những ngôi trường và biệt thự dành cho người Pháp giai đoạn đầu thời kỳ Pháp thuộc nhằm đáp ứng tâm lý nhớ quê hương của họ. Những công trình theo kiểu này luôn có bộ mái lợp ngói “tây”, ở trường học thì phải có mặt ngoài hành lang xây cuốn, ở biệt thự thì “dứt khoát” là phải có hệ công xon gỗ kiểu Pháp kể cả khi mái được đổ bằng bê tông (ảnh 13).


Ảnh 13: Trường THCS Chu Văn An, Gia Lai

KẾT LUẬN

Phân định rạch ròi các trường phái hay xu hướng sáng tác trong kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc hiện đại chưa bao giờ là một công việc dễ dàng bởi sự đan xen về ngôn ngữ sáng tác ở cùng một tác giả, ngay trong một công trình là điều rất phổ biến trong kiến trúc hiện đại không chỉ ở Việt Nam mà cả trên bình diện toàn cầu.
Hãy lấy một công trình tầm cỡ quốc gia vừa được đưa vào sử dụng là Nhà Quốc hội làm ví dụ: Theo ý tưởng mà các kiến trúc sư - tác giả thuyết minh thì hình khối kiến trúc tòa nhà được dựa trên hình tượng bánh chưng - bánh giầy với khối vuông ở dưới, khối tròn ở trên, như vậy thì công trình cũng đã phần nào mang tính Biểu hiện; bên cạnh đó là việc sử dụng các hình thức che nắng bằng các lam bê tông kết hợp với cây xanh theo phương đứng và các giải pháp tận dụng ánh sáng tự nhiên cho thấy công trình cũng mang xu hướng Sinh thái; tuy nhiên nếu nhìn tổng thể về hình thái kiến trúc công trình thì chúng ta có thể xếp tòa nhà Quốc hội vào xu hướng Hiện đại mới mang tính địa phương thì có lẽ mang tính thuyết phục hơn cả (ảnh 14).

Ảnh 14: Nhà Quốc hội Việt Nam
Bởi lý do nêu trên mà bài báo này không có tham vọng nêu được hết các xu hướng sáng tác trong kiến trúc Việt Nam đương đại, nhất là trong hoàn cảnh kiến trúc nước nhà đang ở giai đoạn “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” như hiện nay, có rất rất nhiều những công trình “đầu Ngô mình Sở” mà thú thực là tác giả bài viết không biết xếp chúng vào xu hướng sáng tác nào, có thể sau này chúng lại được coi là những đại diện của chủ nghĩa “Chiết trung mới” chăng?
KTS. Trần Quốc Bảo
Giảng viên chính khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng
Nhóm Nghiên cứu Kiến trúc Hà Nội (GRAH)

http://ashui.com/mag/chuyenmuc/kien-truc/11078-kien-truc-viet-nam-duong-dai-nhung-xu-huong-sang-tac-noi-bat.html




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.