Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

ĐỀ TÀI NGHIÊN CÚU: Quy hoạch phục vụ xây dựng khu du lịch sinh thái


ĐỀ TÀI NGHIÊN CÚU


ĐỀ TÀI NGHIÊN CÚU
Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (Bộ Xây dựng)
Người chịu trách nhiệm chính: Viện trưởng ThS.KTS Ngô Trung Hải
Địa chỉ:  Số 10 Hoa Lư - Hai Bà Trưng - HN  
              389 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại:  04.22210888     Fax:  04 39764 339
Email: viap2008@gmail.com
http://viap.org.vn/Web/Content.aspx?distid=1271&lang=vi-VN

Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí và giải pháp Kiến trúc – Quy hoạch phục vụ xây dựng khu du lịch sinh thái trong điều kiện Việt Nam 12/06/2010.










Nhu cầu về du lịch sinh thái là cần thiết nhưng nghiên cứu về loại hình du lịch này chưa có nhiều, nhất là xác định tiêu chí đánh giá, xác định các giải pháp kiến trúc qui hoạch để phục vụ đầu tư du lịch sinh thái cho các vùng, các đặc thù kinh tế địa lý thì chưa có.
I.                    Lý do nghiên cứu
“Du lịch sinh thái” (DLST) như một hiện tượng với xu thế ngày càng phát triển chiếm được sự quan tâm của nhiều người, bởi nó là loại hình du lịch tự nhiên có trách nhiệm hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên. Ngoài những tác động tiêu cực có thể nảy sinh, du lịch sinh thái gợi ra nhiều triển vọng nâng cao việc bảo tồn các giá trị của tự nhiên và phát triển cộng đồng địa phương.
 Từ 1983, khái niệm du lịch sinh thái đã đến với Việt Nam, là loại hình khai thác tìm hiểu đa hệ sinh thái tự nhiên gồm: Đa hệ sinh thái động vật, thực vật, hệ sinh thái nhân văn, của núi của rừng của hồ, của biển, của đồng bằng, của các vùng lãnh thổ... Chúng ta xác định nhiều rừng cấm đó là những vùng di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng du lịch sinh thái. Chúng ta cũng đã xác định nhiều khu để khai thác du lịch sinh thái: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), động Phong Nha (Quảng Bình), sông Đanhim, sông Khang Klet (Lâm Đồng), đảo Yến (Khánh Hòa)... có khu vực phát triển theo mục tiêu nghiên cứu khoa học, có khu vực phát triển theo mục tiêu kinh doanh. Nhưng dù ở đâu, khu vực nào, loại hệ sinh thái gì cũng phải có chung mục tiêu phát triển để trường tồn, như vậy, du lịch sinh thái ở nước ta mới có tương lai. Ngày nay, người ta không chỉ khai thác hình thức du lịch sinh thái tự nhiên, mà còn tái tạo “tự nhiên” để hình thành du lịch sinh thái... tất nhiên hình thức này chỉ phục vụ công tác kinh doanh là chính, và nó thường xảy ra ở các vùng gần các đô thị, gần các trung tâm văn hóa kinh tế của vùng, gần các khu dân cư mới tập trung mà nơi đó có nhu cầu phát triển. Ví dụ: Hà Nội gần đây người ta đã cho nghiên cứu một số vùng nông thôn gần thành phố, vùng bán sơn địa có rừng, có đồi, có đồng bằng, vùng có sẵn một số hệ sinh thái thực vật, động vật để tạo lập các khu nghỉ ngơi du lịch mang tính sinh thái
Nhưng loại hình nào, ở đâu, chúng cũng có những đặc điểm tự nhiên, khí hậu đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau, trên cơ sở đó chúng ta cũng có thể đề xuất ra được các tiêu chí chung đưa ra những giải pháp kiến trúc, qui hoạch để đầu tư xây dựng, phát triển các khu du lịch hoàn chỉnh và phát triển bền vững.
Du lịch, trong đó du lịch sinh thái là loại hình du lịch hấp dẫn được coi là ngành công nghiệp “xanh”, “Công nghiệp không khói” – ngành mũi nhọn để pháy triển kinh tế xã hội nước ta có hiệu quả. Nhu cầu về du lịch sinh thái là cần thiết nhưng nghiên cứu về loại hình du lịch này chưa có nhiều, nhất là xác định tiêu chí đánh giá, xác định các giải pháp kiến trúc qui hoạch để phục vụ đầu tư du lịch sinh thái cho các vùng, các đặc thù kinh tế địa lý thì chưa có. Cho nên đề tài ”Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí và giải pháp kiến trúc qui hoạch phục vụ xây dựng khu du lịch sinh thái trong điều kiện Việt Nam” sẽ đáp ứng các yêu cầu trên. Đề tài được tiến hành ở thời điểm thích hợp.
II.                  Mục tiêu đề tài
-          Đề xuất các tiêu chí, giải pháp kiến trúc, qui hoạch xây dựng các khu du lịch sinh thái trong điều kiện Việt Nam
-          Định hướng kiến trúc, qui hoạch các khu du lịch sinh thái trên cơ sở bảo tồn và phát triển bền vững
 III.                Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
 -          Nghiên cứu khái niệm và tổng quan về du lịch sinh thái ở trên thế giới, ở nước ta
-          Nghiên cứu các cơ sở khoa học phục vụ xây dựng khu du lịch sinh thái trong điều kiện Việt Nam
-          Nghiên cứu đề xuất các giải pháp qui hoạch mang tính mô hình cho các khu du lịch sinh thái thuộc các vùng lãnh thổ khác nhau ở Việt Nam.
-          Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiến trúc xây dựng trong các khu du lịch sinh thái trong các vùng
-          Nghiên cứu ứng dụng cho một khu du lịch sinh thái ở gần Hà Nội theo lý thuyết nghiên cứu
 IV.                Giới hạn nghiên cứu
 -          Giới hạn về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi cả nước
-          Thời gian nghiên cứu: 18 tháng từ tháng 7/2002 đến tháng 12/2003
-          Giới hạn về nội dung: Nghiên cứu về du lịch sinh thái với giới hạn về qui mô, tính chất, kiến trúc, qui hoạch
 V.                  Tổ chức thực hiện
 Nội dung thực hiện theo đề cương chi tiết được phê duyệt đề tài được thực hiện từng bước, có kiểm tra thường xuyên, quá trình thực hiện có hội thảo, bảo vệ hai cấp: cấp cở sở và cấp bộ
 Chủ nhiệm đề tài: ThS.KTS. Nguyễn Văn Giới
Cố vấn đề tài: TS.KTS. Đặng Trường Thành
Cùng các KTS phòng LLPBKT thực hiện
 VI.                Cấu trúc đề tài
  1. Phần mở đầu
  2. Phần nội dung
  • Chương I. Tổng quan về du lịch sinh thái ở Việt Nam – Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu và giải quyết.
  • Chương II. Các cơ sở khoa học của việc nghiên cứu và tổ chức không gian Khu du lịch sinh thái
  • Chương III. Đề xuất các tiêu chí và giải pháp về kiến trúc – quy hoạch xây dựng các Khu du lịch sinh thái trong điều kiện Việt Nam.
(Nghiên cứu ứng dụng khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội)
  1. Kết luận và kiến nghị
  2. Danh mục Tài liệu tham khảo
  3. Phần phụ lục
-          Một số mô hình khu DLST trên thế giới
-          Một số hình ảnh các khu DLST ở Việt Nam
-          Danh mục hệ thống vườn đặc trưng Việt Nam
--------------------------
Nghiên cứu mô hình kiến trúc xanh tại Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 10/06/2011
http://viap.org.vn/Web/Content.aspx?distid=1679&lang=vi-VN








Trong hơn 10 năm qua, một số nước phát triển trên thế giới đã liên tiếp đưa ra các phương pháp đánh giá môi trường kiến trúc khác nhau, trong đó hệ thống đánh giá “kiến trúc xanh” mà các nước Anh, Mỹ, Canađa thực hiện khá thành công.



I.              LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kiến trúc xanh” là sự thể hiện cụ thể của chiến lược phát triển bền vững trong lĩnh vực kiến trúc toàn cầu hoá hiện nay. Thực tế thế giới cho thấy xây dựng mô hình “kiến trúc xanh” là xu hướng tất yếu để tiết kiệm năng lượng và giữ gìn môi trường theo tiêu chí phát triển bền vững. Không chỉ nghiên cứu về mặt kỹ thuật (như nguồn năng lượng, chất thải, sử dụng nước, sử dụng đất, ảnh hưởng đối với sinh thái khu vực và chất lượng không khí trong phòng...) “kiến trúc xanh” còn nghiên cứu đồng thời công năng và ý nghĩa mỹ học của kiến trúc.
Kiến trúc xanh” là một khái niệm có tính hệ thống và có sự tương thích với nhiều không gian khác không chỉ yêu cầu kiến trúc sư có quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái và có phương pháp thiết kế tương ứng mà còn yêu cầu các cấp quản lý, các nhà doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường mạnh mẽ. Do đó, cần được nghiên cứu để đề xuất các giải pháp “kiến trúc xanh” phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta.
Trong hơn 10 năm qua, một số nước phát triển trên thế giới đã liên tiếp đưa ra các phương pháp đánh giá môi trường kiến trúc khác nhau, trong đó hệ thống đánh giá “kiến trúc xanh” mà các nước Anh, Mỹ, Canađa thực hiện khá thành công.
Tổ chức hàng đầu của giới kiến trúc sư Mỹ (Ameircan Institute of Architects) hàng năm đều có bình có bình chọn trao giải top ten “kiến trúc xanh”. Tạp chí Business Week năm qua vừa công bố “10 công trình kiến trúc đẹp nhất” thế giới theo tiêu chí: các công trình kiến trúc, từ nhà ở đến nhà chọc trời, đều có xu hướng “không gian xanh mới” - kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên, môi trường và tận dụng triệt để “nguồn năng lượng xanh”, đồng thời có kết cấu chịu lực tốt… Các nước phát triển khác trên thế giới cũng đều có những tiêu chuẩn bắt buộc cũng như các giải thưởng về “kiến trúc xanh”.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, tình hình xây dựng ở các đô thị phát triển mạnh mẽ theo đà tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, như các nước đang phát triển, một vấn đề đang diễn ra là quá trình xây dựng có những tác động tiêu cực đến văn hóa và môi trường. Cụ thể là công nghệ và vật liệu truyền thống thường bị chối bỏ, các sản phẩm và vật liệu nhập ngoại đắt tiền được ưa chuộng, đôi khi không hề tiết kiệm năng lượng mà lợi nhuận lại rơi vào tay các nhà sản xuất tại các nền kinh tế phát triển. Môi trường khí hậu ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng báo động: bão lụt triền miên, ô nhiễm môi trường nước, môi trường khí, hiệu ứng nhà kính… Do các tác động trên, cùng với trách nhiệm và quyền lợi, việc nhận thức và áp dụng “kiến trúc xanh” là một công việc mang tính cấp thiết để đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại các đô thị Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, việc triển khai mới diễn ra lẻ tẻ ở một vài dự án, chưa thành hệ thống. Ngôi nhà cũng như cấu trúc đô thị sẽ phải thay đổi với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào “kiến trúc xanh”.
Trước hết phải làm rõ khái niệm “kiến trúc xanh” trong điều kiện Việt Nam, các tiêu chí cụ thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng “kiến trúc xanh” đã được áp dụng tại Việt Nam. Từ đó đề xuất mô hình hợp lý để sử dụng năng lượng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu mô hình kiến trúc xanh tại Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” là rất cần thiết và cấp bách.
II.            ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các công trình nhà ở cao tầng, cao ốc văn phòng và trường học ở các vùng miền Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, thân thiện với môi trường, phát triển bền vững.
III.           MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về “kiến trúc xanh”.
- Đề xuất các tiêu chí xây dựng mô hình “kiến trúc xanh” tại các đô thị Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
IV.          PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đề tài sử dụng và kết hợp linh hoạt các phương pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, hệ thống, tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ và kiểm chứng những lý luận để nghiên cứu giải quyết những vấn đề đã đặt ra.
- Công tác điều tra khảo sát: thu thập tư liệu từ các cơ quan trung ương, địa phương, từ đó quy nạp, phân tích đồng thời thu thập đối chiếu các ý kiến liên quan đóng góp của các chuyên gia.
V.            Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Đề tài có khả năng ứng dụng vào thực, bám sát thực tế và yêu cầu sử dụng thông qua phương thức chuyển giao kết quả trực tiếp. Các mô hình xây dựng sẽ được chuyển giao trực tiếp cho các cơ quan thẩm quyền để áp dụng vào từng công trình, từng dự án để sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và bảo vệ môi trường bền vững.
- Các mô hình đề xuất sẽ cung cấp cho các cán bộ và tổ chức chuyên ngành một công cụ đắc lực và hữu hiệu để thiết kế cũng như đánh giá các dự án xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
- Việc đề xuất mô hình “kiến trúc xanh” không những phục vụ trực tiếp cho công tác thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng mà còn là động lực gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan như kinh tế xây dựng, vật liệu và trang thiết bị xây dựng, phát triển và quản lý năng lượng…
- Đối với kinh tế - xã hội: Thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân.
VI.          NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ ”KIẾN TRÚC XANH”
1.1.      CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH
1.1.1.         Các khái niệm và tiêu chí “kiến trúc xanh” của nước ngoài
1.1.2.         Các yếu tố quyết định mô hình “kiến trúc xanh
1.1.3.         Các hệ thống đánh giá kiến trúc xanh trên thế giới
1.2.1.         về quản lý và chính sách tiết kiệm năng lượng, tạo môi trường xanh trên thế giới
1.2.      TÌNH HÌNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH” Ở VIỆT NAM
1.2.1. Các chủ trương, kết quả nghiên cứu và lý luận về mô hình “kiến trúc xanh” ở Việt Nam
1.3.1.         Thực trạng xây dựng mô hình “kiến trúc xanh” ở Việt Nam
1.3.2.         Thực trạng về quản lý việc xây dựng “kiến trúc xanh” ở Việt Nam
1.3.3.         Về tình hình sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng
1.3.      KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2 - MÔ HÌNH ”KIẾN TRÚC XANH” TẠI VIỆT NAM
2.1. KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI VỀ MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH
2.1.2.    Kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng ứng phó với thời tiết, môi trường
2.1.3.    Kinh nghiệm về sử dụng công nghệ trong việc xây dựng mô hình “kiến trúc xanh
2.1.4.    Kinh nghiệm về quản lý và chính sách tiết kiệm năng lượng, tạo môi trường xanh trên thế giới
2.2.        CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH” TẠI VIỆT NAM
2.2.1.    Các cơ sở về khí hậu và môi trường
2.2.2.    Các cơ sở xã hội học, công năng và thẩm mỹ kiến trúc
2.2.3.    Các cơ sở về vi khí hậu
2.3.        CÁC TIÊU CHÍ KHOA HỌC XÂY DỰNG MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH” Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ”KIẾN TRÚC XANH” TẠI VIỆT NAM

3.1.  GIẢI PHÁP VỀ MÔ HÌNH QUY HOẠCH “KIẾN TRÚC XANH” Ở VIỆT NAM
3.1.1.    Giải pháp về lựa chọn địa điểm
3.1.2.    Giải pháp về định hướng không gian kiến trúc đô thị
3.2.  GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CHO MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH”
3.2.1.    Nguyên tắc thiết kế
3.2.2.    Giải pháp thiết kế mặt bằng
3.2.3.    Giải pháp tổ hợp mặt đứng và mặt cắt
3.2.4.    Giải pháp thiết kế mặt tường che
3.3.  GIẢI PHÁP CẤU TẠO VỎ BAO CHE SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
3.4. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MỘT SỐ LOẠI CÔNG TRÌNH CỤ THỂ
3.4.1.    Nhà ở cao tầng
3.4.2.    Cao ốc văn phòng
3.4.3.    Trường học
3.5. CÁC GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG, SỬ DỤNG VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH
3.5.1.    Đưa cây xanh vào công trình
3.5.2.    Các giải pháp về sử dụng vật liệu xây dựng
3.5.3.    Các giải pháp về kỹ thuật trang thiết bị công trình
3.6. CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ
3.6.1.    Nâng cao giáo dục tuyên truyền về mô hình “kiến trúc xanh” tiết kiệm năng lượng
3.6.2.    Đề xuất khung pháp lý về “kiến trúc xanh” thông qua hệ thống tiêu chuẩn đánh giá
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.      KẾT LUẬN
3.2.      KIẾN NGHỊ
DỰ THẢO: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH” THEO VÙNG MIỀN Ở VIỆT NAM


Chủ nhiệm đề tài: TS.KTS.Lê Thị Bích Thuận
Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Xây dựng - Vụ Khoa học công nghệ và môi trường


Các tin khác
Danh mục đồ án quy hoạch lớn, quan trọng nguồn vốn địa phương triển khai mới năm 2010 ( 17/02/2012)
Danh mục các đồ án quy hoạch nguồn vốn Bộ Xây dựng quản lý - triển khai mới năm 2010 ( 17/02/2012)
Danh mục công trình tư vấn xây dựng lớn, quan trọng nguồn vốn địa phương triển khai mới năm 2010 ( 17/02/2012)
Danh mục đề tài NCKH, dự án SNKT triển khai mới năm 2010 ( 17/02/2012)
Nghiên cứu mô hình kiến trúc xanh tại Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ( 10/06/2011)
"Chính sách quản lý nhà ở xã hội cho thuê tại các đô thị Việt Nam cho lao động nữ tự do di cư Nông thôn - Đô thị" ( 23/05/2011)
----------------
3D
http://hoachithanh.com/documents/cc_bi_hc_3d_studio_max.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.