Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Núi Voi


  1. Nhật ký xem chim ở Núi Voi/Đà Lạt và VQG Bidoup-Núi Bà (6-7/8/11)
    http://dalatbirdwatchingclub.com/forum/threads/nhat-ky-xem-chim-o-nui-voi-da-lat-va-vqg-bidoup-nui-ba-6-7-8-11.1337/
    Chúng tôi đến hồ Tuyền Lâm vào sáng sớm, rón rén rình chụp bầy le hôi(tachybaptus ruficollis/little grebe) 3 con, nhưng vấp phải chiếc cần câu rơi xuống gây tiếng động làm chúng hoảng bay xa.

    [IMG]

    [IMG]

    Chúng tôi đi dọc bờ hồ tìm đường lên núi, nghe thấy bầy cà cưỡng và loài khướu đầu xám(garrulax vassali/white-cheeked laughing thrush) ồn ào phía trước. Một nàng voi đã được thuần hoá phục vụ khách du lịch:

    [IMG]

    Thời tiết xấu, bất chợt mới sáng lên rồi lại âm u. Tiếng chép chép tại các bụi hoa trâm ổi hay các cây rừng có hoa báo hiệu sự có mặt của loài chim hút mật bụng vàng(aethopyga gouldiae/Gould's sunbird):

    [IMG]

    Trời mưa. Chúng tôi mặc áo mưa, tiếp tục leo dốc, vượt qua đồi Cỏ Tranh. Đến đây thì anh Nguyễn Hoài Bảo nói là đã thấy hơn 20 loài chim. Anh là người luôn kiên nhẫn nán lại nghe ngóng, tìm chim, nhận dạng và chụp hình. Đi dưới mưa trong rừng núi, lội suối, chạm trán liên tục với vắt, đối với người mới của chúng tôi đã là trải nghiệm thú vị.

    Vượt khỏi đồi cỏ tranh, đi vòng dưới đỉnh Yên Ngựa, chúng tôi theo anh Do- người dẫn đường, băng qua rừng già hướng xuống chân núi, nơi chúng tôi sẽ nghĩ qua đêm ở đó. Nói là xuống, nhưng thỉnh thoảng vẫn phải lên, rồi xuống. Vắt trong rừng già càng nhiều.Tiếng chim chèo bẻo đuôi cờ loại nhỏ(dicrurus remifer/lesser racket-tailed drongo):

    [IMG]

    reo vui sau cơn mưa, như chúng tôi nhẹ nhõm ra khỏi rừng già sau hành trình 5 tiếng đồng hồ, sắp được cởi giày vớ sủng ướt, bắt mấy con vắt còn đeo bám, rồi hơ chân bên bếp than hồng đang lùi mấy củ khoai lang và bắp thơm phức do Cty Du Lịch Sinh Thái Phương Nam chuẩn bị trước.

    Đây là chỗ nghỉ đêm trong rừng của chúng tôi và cũng là điểm có thể quan sát nhiều loài chim thú vị:

    [IMG]

    Những cái nhà sàn bằng cây tiện nghi nhưng rất hài hoà với thiên nhiên rừng cao thấp xung quanh và con suối uốn lượn róc rách chảy qua. Có cà chòi nghỉ trên cao cho khách:

    [IMG]

    Hồi tháng 4/11, các thành viên CLB chúng tôi đã có lần ghé thăm nơi này và đã chụp hình được một số loài chim như đã báo cáo(đớp ruồi đầu xám, hút mật bắp chuối, hút mật ngực cam, white-throated rock-thrush). Lần này, vào chiều chạng vạng tối, tôi may mắn chụp được con nuốc bụng đỏ(con trống, harpactes erythrocephalus/red-headed trogen) ở ngay trước chòi nghỉ, khi nó đang đậu canh chờ săn mồi bay:

    [IMG]

    Sau buổi ăn tối, chúng tôi quay quần quanh bếp lửa, tiếng nhái suối nho nhỏ đều vang suốt qua đêm.

    Còn tiếp
  2. ngnghai Moderator


    VQG Bidoup-Núi Bà giáp Đak Lak, Khánh Hoà và Ninh Thuận. Từ Đà Lạt, chúng tôi mất 2 giờ đi xe về hướng Nha Trang để đến trạm kiểm lâm Giang Ly:

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    Và câu nhắc nhở trên brochure của VQG:
    "Không để lại gì ngoài dấu chân
    Không lấy gì ngoài hình ảnh
    Không giết gì ngoài thời gian"

    Giám đốc Trung Tâm Du Lịch Sinh Thái và Giáo Dục Môi Trường Nguyễn Lương Minh, Chủ nhiệm CLB Thái Hoàng Minh: bên trái, cán bộ kiểm lâm Nhân đứng giữa thành viên mychki7679 và HLA:

    [IMG]

    Loại cà đắng chụp trước trạm, được đồng bào dân tộc dùng như cà pháo mà chúng ta ăn ở miền xuôi:

    [IMG]

    Cách trạm không xa là trại nuôi cá hồi:

    [IMG]

    Có một số địa điểm chỉ cần ngồi một chỗ để chờ chim đi qua trên đường kiếm ăn vào sáng sớm, nhưng chúng tôi đến quá trễ. Kiểm lâm Nhân dẫn đoàn chúng tôi vào rừng để xem sự đa dạng sinh học ở đây là chính.

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]
  3. ngnghai Moderator


    Gặp nhà của đồng bào K'Ho:

    [IMG]

    [IMG]

    đang chuẩn bị bữa ăn với bí và ngô:

    [IMG]

    [IMG]

    Các em nhỏ trong rẫy ngô:

    [IMG]

    Qua suối:

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    Ráng rừng sống bám trên cây cao:

    [IMG]

    Lại gặp rẫy ngô:

    [IMG]

    và lều canh rẫy không cho heo rừng phá:

    [IMG]

    [IMG]

    Chính tại đây, chúng tôi đã gặp những thú vị bất ngờ sẽ được kể tiếp ở bài sau.
  4. ngnghai Moderator


    Tại cái lều canh rẫy ngô, chúng tôi thấy một tai nấm linh chi với những đường vân rất đẹp mà dựa vào số lượng các đường vân này người ta có thể biết được số tuổi của cây nấm:

    [IMG]

    Mùa này có một loài cây đỗ quyên rừng ra bông chùm màu đỏ cam rất đẹp. Rất đặc biệt là chúng đều sống bám trên thân cây ở độ cao cách mặt đất trên 10 m (Tôi tự hỏi hay là những cây dưới thấp đã bị lấy đi rồi chăng?!). Trong chuyến đi ngắn này thôi, chúng tôi đã thấy được 4 cây ra hoa như vậy, nhìn như lửa rừng, xác suất như vậy là khá cao. Đây là cây tiêu biểu:

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    Và chính tại cái lều canh rẫy, ngoài tai nấm linh chi, chúng tôi còn phát hiện một cây đỗ quyên rừng nhỏ nhưng đã ra hoa của loài này:

    [IMG]

    Trong khi chúng tôi trầm trồ xem tai nấm và cây đỗ quyên thì các em nhỏ thích thú tranh nhau xem ống nhòm:

    [IMG]

    Gần lều, chúng tôi may mắn còn phát hiện thêm một sinh vật thật tuyệt vời. Đó là con bọ cánh cứng có thể thay đổi màu sắc khi bị lâm nguy:

    [IMG]

    Khi chạy trốn chúng tôi, những đốm trắng trên bộ cánh của nó chuyển sang màu sáng hồng. Tôi đoán sự thay đổi màu là do thân bên trong của nó đổi màu và ánh xuyên qua cánh mềm và cánh cứng:

    [IMG]

    Chúng tôi đã bắt nó lại để kiểm chứng sự đổi màu vài lần. Sau cùng thì nó bay vào rẫy ngô, kiểm lâm Nhân đã chạy theo bắt lại để đem về làm mẫu xem nó là loài gì, biết đâu là loài mới?!

    Một con chim săn mồi xuất hiện, bay lượn một hồi rồi đáp đậu xuống tàng cây:

    [IMG]

    [IMG]

    Lan rừng tươi thắm:

    [IMG]

    Một cây thông lá dẹt con:

    [IMG]

    Còn tiếp
  5. ngnghai Moderator


    Một loài lan rừng có hoa màu vàng, nhưng mùa này chưa ra hoa:

    [IMG]

    Lại ráng rừng:

    [IMG]

    Cây hương bài để làm nhang thơm, có hoa màu vàng chanh và trái màu xanh tím:

    [IMG]

    Trên đường đi, chúng tôi lại may mắn gặp loài rùa mai vàng trên cạn này:

    [IMG]

    Rùa mai vàng ăn loài nấm thấy trong hình:

    [IMG]

    Tôi cũng thật may mắn thấy được loài nấm quý hiếm này. Loại này mọc lên từ đất, chứ không mọc ra từ cây mục như các loài nấm linh chi khác:

    [IMG]

    Chúng tôi lội qua suối khác, thấy trẻ con đang bắt tép và cua suối.

    Sâu róm khi đi ra đường cái:

    [IMG]

    Thấy mi đầu đen() đang ăn trái cây vả và bầy khướu đầu xám() cứ chập chập bay qua lại con đường nhựa như rủ nhau nhập đàn, dời chỗ. Chụp hình chim thật là khó!

    Cuối chuyến đi rừng khoảng 2 tiếng, chúng tôi xuống Bãi Đá ven suối bên đường ăn trưa, rồi trở về Đà Lạt.

    [IMG]

    Tuy chưa thấy được nhiều chim nhưng lòng mãn nguyện vì đã tự mình thấy được cái đa dạng sinh học quí giá của rừng, càng thắm thía ý nghĩa của việc bảo vệ, bảo tồn rừng. Cảm ơn Nhân đã dẫn và hưởng dẫn đoàn ở rừng!

    Ngồi trên xe, trên đường về, ngắm lại cảnh núi rừng trùng điệp, Nào đỉnh Bidoup cao 2287m, rồi Núi Bà còn gọi là núi Lang Biang cao 2167m, mà từ đó VQG Biduop-Núi Bà chọn logo sau:

    [IMG]
    (phía trước tượng trưng cho 2 đỉnh Núi Bà và phía sau là đỉnh Bidoup)

    Anh em trong đoàn viết thêm cho bài phong phú hơn!
  6. HLA Administrator


    Birdwatching một môn du lịch cho những ai yêu thích thiên nhiên hoang dã , chúng tôi và mọi người ai ai cũng muốn được nhìn thấy, chụp hình những loài chim đang sống ngoài thiên nhiên . nhưng đây không phải là môn chơi vô thưởng vô phạt ,mà nó đòi hỏi những người xem chim phải luôn trau dồi kiến thức chuyên môn về ngành sinh học , trong đó cần hiểu về các loại chim nơi hoang dã , các sinh học về núi rừng , những khó khăn trong việc leo núi băng rừng , và đặc biệt nó đòi hỏi chúng ta phải có sự đam mê....

    Như đã định sẵn chương trình xem chim tại khu vực Núi Voi và VQG BiDoup- Núi Bà đoàn chúng tôi xem chim lần này gồm hơn chục người tham dự. Tất cả các thành viên đã háo hức chờ đợi từ nhiều ngày trước , sắp xếp công việc riêng tư để cùng tham gia chuyến đi lần này .

    Khám phá Núi Voi- Đà Lạt

    Huyền thoại xa xưa kể rằng, rặng núi Rowas thuộc khu vực Núi Voi, vốn là hiện thân của hai con voi ở vùng La Ngư Thượng đi dự lễ cưới của Bian và Lang. Khi đến đồi Cà Đắng (Prenn) nó nghe tin Lang và Bian qua đời. Vì đau buồn nên nó không đủ sức để vượt qua dốc Cà Đắng và ngã quỵ chết, biến thành hai ngọn núi, từ đó người ta gọi là Núi Voi.

    Núi Voi và truyền thuyết luôn làm cho những ai tò mò thích khám phá sự đa dạng sinh học nơi đây , cũng như cái hùng vĩ của nó, bạn hãy thử một lần vào núi, ngủ lại đêm giữa đại ngàn lạnh lẽo, lắc lư trên những nhánh cây rừng… bạn sẽ có những ấn tượng khó quên. Đến đây, mọi người bắt đầu thả bộ theo những lối mòn xuyên qua quãng đường rừng .

    Đoàn cùng họp nhau hôm trước là sáng mai cùng lên đường càng sớm càng tốt để có thể xem được nhiều loài chim ở khu vực này. mới 5h sáng chúng tôi đã có mặt đầy đủ uống cà phê ăn sáng, và mỗi người nhận một phần ăn tự mang theo cho bữa trưa trong rừng.

    Điểm xuất phát từ khu du lịch Đá Tiên ( núi voi) trong đoạn đường này dự định vừa đi vừa xem chim phải mất 7 tiếng đồng hồ thì sẽ về đến nơi nghỉ đêm ....

    [IMG]

    [IMG]
    Đoàn bắt đầu hành trình

    [IMG]
    Nguyễn Hữu Huân phó chủ nhiệm CLB luôn có nụ cười hài hước, cũng xin giới thiệu thêm anh đang là Giám đốc CTy TNHH thiết kế và xây dựng Ngọc Hiền tại TP dalat . Đặc biệt sở thích của anh là những kiểu du lịch rừng như này ....

    [IMG]
    khu du lịch Đá Tiên

    [IMG]

    [IMG]
    đến khu du lịch sinh thái Nam Qua

    [IMG]
    anh Do một hướng dẫn viên có trên 10 năm hướng dẫn khu vực núi Voi, anh rất rành rõi những con đường mòn nhiều hướng đi khác nhau trong rừng


    Bầu Trời DaLat thật khó đoán, sáng nay khởi hành báo trước một thời tiết xấu, chúng tôi chỉ nhìn các loài chim qua ống nhòm, không thể chụp hình được vì thiếu sáng . nhưng ngay tại khu vực này đã ghi nhận tại đây đã có hơn chục loài như:

    Khướu Đầu Xám ( White-cheeked Laughingthrush)
    Phường chèo đỏ lớn (Scarlet Minivet)
    khướu lùn cánh xanh (Blue-winged Minla)
    Phường chèo đỏ đuôi dài (Minivet) Pericrocotus ethologus
    Khướu mào bụng trắng (White-bellied Erpornis)
    Khướu mỏ dẹt đầu xám (Grey-headed Parrotbill)
    Bạc má họng đen ( Black-throated Tit )
    Bạc má bụng vàng (Green-backed Tit)
    Trèo cây huyệt hung (Chestnut-vented Nuthatch)
    Hút mật bụng vàng (Mrs. Gould's Sunbird)
    Bách thanh nhỏ lưng nâu (Burmese Shrike)
    Rẽ quạt họng trắng (White-throated Fantail)
    Sẻ bụi xám (Grey Bushchat )
    Đớp ruồi đầu xám ( Grey-headed Canary-flycatcher)
    Chích đuôi xám (Southern Blyth's Leaf-warbler)
    Chào mào vàng đầu đen (Black-crested Bulbul)
    Bông lau vàng (Olive-winged Bulbul)
    Cành cạch đen (Black Bulbul )
    Sẻ thông họng vàng (Vietnam Greenfinch)
    Đớp ruồi đen mày trắng (Liitle Pied Flycatcher)

    Mọi sự việc quan sát thấy các loài đã được anh Nguyễn hoài Bão và anh Trần thanh Tòng ghi chép cụ thể làm cơ sở cho việc quan sát và phát hiện.

    [IMG]
    anh Nguyễn lương Minh Giám Đốc trung Tâm du lịch sinh thái, giáo dục môi trường VQG Bidoup- Núi Bà

    [IMG]

    [IMG]
    đường đi cũng khó trăm ngàn dặm lòng người có thể vượt qua không?..

    [IMG]
    anh Tôn thất Long một quay phim chuyên nghiệp có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cho một số hãng phim tại Việt Nam, anh là thành viên của CLB

    [IMG]
    anh Tăng a Pảu một nhiếp ảnh gia về động vật hoang dã

    [IMG]
    anh Nguyễn hoài Bão với ống kính chuyên nghiệp

    [IMG]

    [IMG]
    đoàn chúng tôi gặp những người bạn tây cắm trại đang chuẩn bị nhổ trại và hành trang ra về

    [IMG]
    gặp được chú hút mật bụng vàng nhưng chụp trong tình trạng ngược sáng

    [IMG]
    chú Chèo bẻo xám ( Ashy Drongo) chụp trong tình trạng quá khó khăn và phải zoom ống kính tới 300


    [IMG]
    nhiều đoạn đường phải vượt qua những eo dưới chân núi bị sình lầy

    [IMG]
    anh Ngnghai và Dathtv cũng phải cố gắng vượt qua, có lẽ những con đường ở nơi thành thị thì các anh không thể có được những con đường thú vị như thế này. Đây là những đường khó đi mà những người tham dự hôm nay hẳn khó mà quên.


    [IMG]
    Trời cũng không phụ lòng người ,chụp hình được chú chim Khướu hông Đỏ (Himalayan Cutia) Đây là loài khướu rất hiếm mà những người xem chim rất khó gặp...

    [IMG]
    một đôi khướu lùn cánh xanh (Blue-winged Minla) cũng lọt vào ống kính .

    [IMG]
    mỗi người đang nghe ngóng tiếng chim hót từ nhiều hướng
  7. HLA Administrator


    Thời tiết càng lúc càng xấu đi đã bắt đầu có những giọt mưa nhỏ , báo hiệu cho các thành viên biết chuyến đi sẽ vất vả nhiều hơn. máy móc có thể bị ướt , đường dốc trơn trượt khó khăn cho cuộc hành trình nhiều hơn . Đặc biệt ai cũng hiểu nếu trời mưa ướt thảm thực vật rừng thì các loại vắt rừng sẽ xuất hiện , bị vắt cắn là điều khó tránh khỏi.

    Trước khi thuật lại chuyến đi trong mưa này chúng tôi cũng xin nói sơ qua về quần thể đa dạng sinh học tại khu vực nơi đây .

    [IMG]
    đỉnh núi voi chụp từ xa ( ảnh tư liệu)

    [IMG]
    mỏm đỉnh núi đá cao nhất phủ đầy sương mù và quân mỹ thời chiếm đóng nước ta ( ảnh tư liệu)

    Dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc. Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, núi Voi Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18—21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C. về đa dạng sinh học nơi đây không bằng VQG Bidoup- Núi Bà khoảng 60% . ,khu vực Núi Voi là rừng và đất rừng, trong đó, chủ yếu là rừng nguyên sinh bao bọc quần thể rừng thông 3 lá với rất nhiều loài động thực vật khác nhau .Có khoảng 1200 loài thực vật có mặt nơi đây, trong đó: 30 loài quý hiếm phân bố trong gần 20 họ thực vật khác nhau, nằm trong cấp đánh giá về mức độ quý hiếm của sách đỏ Việt Nam như Thông đỏ ( Taxus wallichiana ), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Pơ mu (Fokienia hodginsii),Thông 5 lá Đà Lạt ( Pinus dalatensis), . Riêng về đặc hữu hẹp, đã thống kê được 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận. Có 28 loài được la tinh hoá như mẫu chuẩn gồm: dalatensis có 9 loài, langbianensis có 14 loài, bidoupensis có 5 loài (giống ở VQG Bidoup) . Động vật có 30 loài (Chiếm 18% tổng số loài trong khu vực) có khoảng trên 100 loài chim cư trú nơi đây, nhiều nhất là các loài chim trong họ khướu như: Khướu ngực Đốm ( Garrulax annamensis) Khướu hông đỏ(Himalayan Cutia) Khướu mào bụng trắng( White-bellied Erpornis) Mi Đầu Đen ( Black-headed Sibia) Mi lưng nâu (Rufous-backed Sibia) và đặc biệt loài chim quý trong sách đỏ Việt Nam Trèo cây mỏ vàng (Yellow-billed Nuthatch) . Núi Voi còn được đánh giá là vương quốc của các loài lan rừng Việt Nam với trên 150 loài.

    Như đã nói dự định tuyến đi này đoàn vừa đi vừa xem chim phải mất 7 tiếng đồng hồ, nhưng theo anh Do hướng dẫn viên có nhiều năm dẫn dắt khách tại khu vực Núi Voi này thì tuyến đi này mới chỉ được trên 10% của dãy núi . Như vậy để khám phá xem chim các nhánh đường đi trong Núi voi này chúng ta phải mất nhiều ngày . Quả là một thời gian nhiều cam go thử thách ý chí của bạn?..

    Đứng từ xa quan sát chúng ta thấy dãy núi không có gì là hùng vĩ , nhưng bạn là người cùng đồng hành cùng chúng tôi thì sẽ thấy thiên nhiên kỳ thú biết bao . Chả thế mà trong thời chiến tranh Quân đội mỹ và lính VNCH không thể làm được gì hơn với các chiến sỹ cách mạng trong địa cứ Núi voi đầy hiểm trở này ( lời kể của ông Nguyễn đức Phúc Cố vấn pháp lý của CLB).

    Video Clip mà đoàn chúng tôi bắt đầu gặp cơn mưa

    (nhìn giống như những chuyên gia phòng chống nguyên tử vụ nổ lò phản ứng hạt nhân nhật bản)
    [YOUTUBE]oaCWO_BoPQY[/YOUTUBE]

    Những người sống tại DaLat có thể hiểu rõ thời tiết mùa mưa của vùng này, dự đoán trời mưa có thể kéo dài đến buổi chiều, nên sau khi tham khảo cùng nhau đoàn chúng tôi quyết định cứ đi bình thường , nếu mưa tạnh sớm thì càng tốt cho việc xem chim. Thường sau những cơn mưa các loài chim sẽ xuất hiện đi kiếm ăn nhiều hơn ...

    [YOUTUBE]2teN2yawrow[/YOUTUBE]

    Thật biết bao những kỷ niệm khó quên ( Hãy dành cho nhau những tình cảm quý mến này nhé!..)

    [YOUTUBE]AphBax5ZrAc[/YOUTUBE]

    Mặc dù trời mưa ướt lạnh nhưng chúng tôi vẫn có những câu chuyện hài hước vui cười , làm quên đi những cực nhọc

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]
    Thầy Trần thanh Tòng trường Đại Học Khoa Học tự nhiên tp Hồ chí Minh

    [IMG]

    [IMG]


    Những Kỷ Niệm trong mưa

    Cơn mưa cứ kéo dài day dứt và trắng xoá trong cả khu rừng già mà chúng tôi đang hành trình .Tự dưng những kỷ niệm nồng nàn lại quay về trong tôi với nỗi nhớ vu vơ da diết..

    Mưa lại về. Mỗi lần đi qua khúc giao mùa, lại thêm nhiều điều để cảm, để ngẫm, nhìn nhận bản thân, nhìn nhận cuộc đời. Những cơn mưa mang đến một cái gì đó khó tả. Giống như một bản giao hưởng cuộc đời, mỗi cơn mưa là một bản giao hưởng mang âm điệu khác nhau, có lẽ cả màu sắc cũng khác. Nhẹ nhàng khi những cơn mưa bắt đầu, nó giúp người ta khơi mào được những ưu tư đang âm ỉ trong lòng bấy lâu, sự dữ dội đến tận cao trào của những cơn mưa mùa hạ. Nó cuốn trôi đi tất cả những day dứt, buồn phiền trong tâm hồn mình…

    "Ngày xưa, khi cơn mưa đầu mùa chợt đến, tôi thường thích đi dưới mưa, cảm giác vừa mới lạ, vừa vui vui như trẻ thơ, vừa cảm nhận những mát mẻ mà cuộc đời ban tặng, lúc ấy tâm hồn trở nên thanh thản lạ lùng. Trời Sài Gòn chợt mưa chợt nắng. Mưa đến bất ngờ và đi cũng bất ngờ. Mưa Sài Gòn như cuộc tình nồng nàn tuổi học học trò chưa kịp nhung nhớ đã vội chia ly. Mưa Sài Gòn như hai kẻ yêu nhau gặp nhau lần nào cũng vội...Ngồi nhìn mưa rơi qua ly cà phê thủy tinh cũng đang thánh thót từng giọt mà ngẫm nghĩ về lẽ vô thường của cuộc đời... Lớn lên, tôi mới hiểu hết nỗi nhọc nhằn của mẹ qua những cơn mưa, và càng biết ơn mẹ đã tảo tần, băng qua những cơn mưa khổ cực của cuộc đời để nuôi nấng tôi nên người. Mẹ sinh tôi ra trong một màng nhau màu xanh, nhiều người nói tôi đẻ bọc điều... sau này cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Khi Mẹ mang thai, mỗi lần nhìn thấy những đứa bé người nước ngoài, Mẹ thầm ao ước tôi sẽ chào đời trong một hình hài bụ bẫm, thông minh và có một cuộc sống ấm no chứ không như cuộc đời cơ cực của Mẹ... Tôi lớn lên với nhiều ước mơ, hoài bão. Cuộc sống vất vả từ những ngày lon ton bên gánh hàng rong của mẹ, là dấu ấn khó phai mờ trong tôi. Chính điều này đã tạo nên cho tôi - một trái tim xù xì, chai sạn... mà khi mới quen nhau người yêu thường bảo: "Tôi: Trái tim hoá đá"."

    Cứ nói miên man sao kể cho hết khi đoàn chúng tôi còn hành trình con đường còn dài . Biết giờ này không thể xem chim được vì thường mưa kéo dài ở những khu rừng già như này, sau cơn mưa là cảnh sương mù sẽ phủ cả vùng núi cao . Đường đi có rất nhiều đoạn lên dốc cao, rồi lại xuống, lúc hướng đi tây nam , lại có lúc về đông bắc , có lúc qua những trảng cỏ tranh khá lớn, lúc lại đi hun hút vào rừng già, trong rừng quanh co khúc khuỷu qua những dòng suối nhỏ , vách đá , băng qua những câylớn bị đổ nằm áng giữa đường . Thật vất vả cho những thành viên trong đoàn , nhiều người chưa quen kiểu chinh phục núi rừng trong mưa...

    Anh Do người hướng dẫn đoàn luôn khuyến khích mọi người anh nói" đi qua ngọn đồi này là gần đến chỗ nghỉ rồi mọi người cố gắng lên , ( Nhưng tôi biết anh đang động viên mọi người vì tuyến đường này tôi có đi nhiều lần ,đường còn nhiều đồi dốc lên xuống khá xa) anh mang theo một con dao chuyên dụng và chặt những nhánh cây rừng vắt ngang để mọi người đi sau được dễ dàng .

    Mọi người bắt đầu bị các loại vắt rừng cắn, nhưng cố gắng bước nhanh chân nhiều hơn. Đoàn chúng tôi về đến khu vực nghỉ đêm , khu du lịch Núi Voi của Cty cổ phần du lịch sinh thái Phương Nam trời còn rất sớm, lúc này trời đã tạnh mưa hẳn , Các thành viên ai cũng vén quần áo , cởi giầy đi tìm những chú vắt bám vào trong người,hầu như không ai là tránh khỏi vắt cắn. Tôi vốn quen với cảnh này nhưng cũng tìm ra được gần chục con ở trong vớ giầy .

    Lúc này đã có nhiều tiếng cười sau cuộc hành trình đầy vất vả . Nơi đây anh chị em phục vụ của Cty đã chuẩn bị bếp lửa cho đoàn , chúng tôi bên nhau những ly cà phê ấm cúng, những lon bia miếng chả chuyện trò rôm rả và mọi người tắm rửa chuẩn bị cho bữa cơm tối vì còn vài tiết mục đêm nay....

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]
    những ngôi nhà trên cây thật kỳ thú

    [IMG]
    bếp lửa than hồng sưởi ấm cho cả đoàn chúng tôi

    [IMG]

    [IMG]
    bữa cơm tối giống như những người anh em sống chung một nhà thân tình và thắm thiết

    Để bù đắp cho những vất vả trong cuộc hành trình không phải là bữa ăn cao sang nhiều món hay những vui sướng giống như những cuộc chơi bời nơi chốn thành thị . mà đây là những tình cảm mà cả đoàn chúng tôi dành cho nhau, xem nhau bình đẳng như anh em một nhà , tình thương yêu , những tình cảm riêng tư chia sẻ cho nhau.....

    Ngồi bên đống lửa nướng từng củ khoai lang, từng trái bắp, bên nhau cùng hút bình rượu cần , miếng thịt nướng thật chan chứa tình người....

    Đêm nay mọi người cùng nhau thưởng thức một đêm trong rừng vắng , nằm ngủ được nghe tiếng suối chảy suốt đêm khuya. Để ngày mai đoàn lại tiếp tục hành trình khám phá VQG BiDoup-Núi Bà. Nơi đây còn nhiều bí ẩn , một địa danh đa dạng sinh học rất phong phú ,một nơi có rất nhiều loài chim....

    ( Bài viết hành trình xem chim VQG BiDoup-Núi Bà chúng tôi sẽ tường thuật kế tiếp )

    Núi Voi, vang bóng một thời
    http://www.dalat.gov.vn/web/tabid/9...terialCategoryID/1/CurrentPage/1/Default.aspx
  8. mychki7679 Super Moderator


    Cảm ơn ngnghaiHLA đã viết bài và post hình lên để các anh chị em theo dõi hành trình của chuyến đi . Mychki7679 đã trở về nhà ( TP Vinh ) an toàn vào trưa ngày 11/8 , để cho bài viết về hành trình chuyến đi được đầy đủ hình ảnh và súc tích , Mychki7679 sẽ gửi những hình ảnh và đoạn phim ngắn mà mình đã ghi lại trên đường đi để cho HLA bổ sung vào bài viết.
  9. TUNGBILI New Member


    Cảm ơn bác ngnghai và HLA đã cho mọi người xem những hình ảnh, video clip chuyến đi của đoàn, tuy chưa có điều kiện tham gia như các bác, nhưng những hình ảnh trên đã rất lôi cuốn TUNGBILI, bởi TUNGBILI là cũng là người rất yêu thiên nhiên, hoa lá cỏ cây chim chóc... Hi vọng một ngày không xa sẽ được cùng với các thành viên của dalatbirdwatching có những chuyến đi thực tế như trên.
    To Michky7679, như bạn nói ở trên thì sắp sửa có thêm những hình ảnh và phóng sự của chuyến đi, Looking forward to receiving from you soon! LA.

    Thân!
  10. mychki7679 Super Moderator


    To:Tungbili
    Chào bác, Mychki7679 không viết bài vì tránh loãng chủ đề, vì vậy Mychki7679 gửi hình ảnh và video qua cho HLA để anh ấy viết luôn. 3 đoạn video đã được đăng tải là do Mychki7679 quay lại trên đường đi. Bác Tungbili và mọi người chờ xem tiếp các hình ảnh và bài viết từ HLA nhé.
    Thân.
  11. dathtv Moderator


    Ngày đầu tiên chúng tôi băng rừng , Hồ Tuyền Lâm vào sáng sớm khá đẹp và thơ mộng .Xa xa bầy chim le (tachybaptus ruficollis/little grebe) đang kiếm ăn khung cảnh rất thanh bình.

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    Trời bắt đầu mưa do chuẩn bị từ trước nên ai nấy đều có áo che mưa và di chuyển vào rừng ,đi mệt rồi lại nghỉ ,nghỉ rồi lại đi .

    [IMG]

    Lội suối băng rừng.
    Dòng suối giữa rừng trong vắt mát lạnh

    [IMG]

    [IMG]

    Rừng rậm rồi lại đến trảng trống cỏ mọc cao qua đầu

    [IMG]

    Bắt gặp một vài tổ chim đã cũ nằm ven đường

    [IMG]

    [IMG]

    Trái rừng

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    Đến trạm dừng chân nghỉ qua đêm KDL Núi Voi mọi người ai cũng khá mệt bụng thì đói meo.thế là cả buổi sáng mưa không thu thập được gì.

    [IMG]

    Phần mà ai cũng mong đợi.

    [IMG]

    Buổi tối ở Núi Voi cùng trò chuyện bên bếp lửa nhà sàn có khoai ,bắp nướng và cả rượu cần , kể nhau nghe những câu chuyện thật vui.

    [IMG]
  12. dathtv Moderator


    Ngày thứ hai trời đẹp hơn chúng tôi lại di chuyển đến Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà

    [IMG]

    Phía sau trạm Kiểm Lâm tôi phá hiện một giọng hót khá hay giữa núi rừng, tìm cách len lỏi vào đám cỏ lau phục kích.
    Một đôi Chào mào (Pycnonotus jocosus)

    [IMG]

    [IMG]

    Bông lau (Olive-winged Bulbud)

    [IMG]

    Bạch Mi ( Heterophasia desgodinsi)

    [IMG]

    Ven đường vào rừng là rãy bắp của người dân tộc,mùa thu hoạch đã đến .
    Khung cảnh rất đẹp và hoang sơ.

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    Lội suối

    [IMG]

    rọ đựng cá của người dân tộc.

    [IMG]

    Loài thông 5 lá

    [IMG]

    Loài thông dẹp thuộc hàng cổ thụ thời tiền sử còn lại ở Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà.

    [IMG]

    Hệ sinh thái Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà rất đa dạng về sinh học ,còn giữ được nét hoang sơ ít tác động bởi con người. với khí hậu mát dịu hi vọng một ngày nào đó chúng tôi sẽ quay lại nơi này
  13. HLA Administrator


    Hành trình xem chim VQG BiDoup-Núi Bà

    Buổi sáng nay trời đất không lấy gì làm sáng sủa cho lắm ,làm cả đoàn chúng tôi dự định đi sớm lại cứ muốn chùn chân , cà kê bên ly cà phê, ăn sáng rồi chuyện trò nên khởi hành cũng bị trễ ( nếu muốn xem chim thì phải đến những vùng có chim trước 8h sáng thì mới hy vọng gặp được nhiều loài) . Rồi những chiếc xe cũng chở đoàn chúng tôi đến vườn . Từ Núi voi đến khu vực vườn mất khoảng 2 giờ đồng hồ ....

    [IMG]
    Đây cũng là một trong những vùng lõi của vườn

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]
    khu rừng già gần như nguyên sinh ở BiDoup

    [IMG]

    [IMG]
    trong rừng là những con suối nhỏ , cũng là đầu nguồn của dòng sông Đa Nhim

    Đến VQG BiDoup-Núi Bà lần này không được nhiều mong đợi như đã nói nếu xem chim mà đi quá trể thì ta khó có thể gặp được nhiều loài , chúng tôi chỉ ghi nhận được một số loài qua ống nhòm không thể chụp hình vì quá xa , các loài đã ghi nhận như :

    Chèo Bẻo đuôi cờ (Greater Racket-tailed Drongo)
    Lách tách má xám hay Lách tách đầu xám( Grey-cheeked Fulvetta)
    Khướu mỏ dẹt họng đen( Black-throated Parrotbill)
    Khướu mào bụng trắng ((White-bellied Erpornis)
    Hút mật bụng vàng (Mrs. Gould's Sunbird)
    Bạc má rừng(Yellow-browed Tit)
    Trèo cây huyệt hung (Chestnut-vented Nuthatch)
    Đớp ruồi đầu xám ( Grey-headed Canary-flycatcher)
    Cành cạch đen (Black Bulbul )

    Mỗi người đến đây đều mong gặp và chụp hình một số loài chim nào đó , lại có nhiều người muốn đến để hiểu rõ thảm thực vật phong phú nơi đây ... Còn tôi cứ len lỏi trong các đám bụi cây thấp để tìm cho được loài chim mà mình thích , đó là chú chim Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini) logo của DaLat Birdwatching Club và Loài Khướu đất đuôi cụt (Pygmy Wren-babbler) , gặp được hai chú Khướu đất đuôi cụt , tôi dùng File tiếng dụ nó ra gần để chụp nhưng cũng thất bại vì toàn là gai góc rậm rạp. ( Đành mượn hình trên Internet làm minh họa loài chim mà mình thích )

    [IMG]
    Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini)

    [IMG]
    Khướu đất đuôi cụt (Pygmy Wren-babbler)

    Khám phá vẻ đẹp Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà


    Bidoup Núi Bà chứa đựng những giá trị nguyên sơ, kỳ thú và hấp dẫn cho những ai muốn trải nghiệm và khám phá những bí ẩn của tự nhiên. Đến với VQG, như lạc vào một câu chuyện cổ tích của những quần xã cây gỗ đại cổ thụ, quý hiếm duy nhất trên thế giới có nguồn gốc từ thời tiền sử hàng ngàn năm tuổi; với những cánh rừng bạt ngàn được tô điểm bởi những nhánh lan rừng đủ màu sắc, những âm thanh bất tận của rừng mưa nhiệt đới, của muông thú hòa quyện cùng những nét mộc mạc, đằm thắm và chân tình của cộng đồng dân tộc bản địa đã gắn bó bao đời nay với núi rừng Tây Nguyên.

    Theo thống kê chưa đầy đủ, VQG Bidoup - Núi Bà hiện có hơn 2000 loài thực vật có mạch và 365 loài động vật. Đặc biệt về thực vật có 62 loài quý hiếm thuộc 29 họ khác nhau nằm trong danh lục đỏ của IUCN1 và sách đỏ Việt Nam. Đã thống kê được 91 loài đặc hữu hẹp phân bố ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận. Về động vật có 52 loài (chiếm 25% tổng số loài trong khu vực) được ghi trong danh mục các loài động vật quý hiếm, 36 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam và 26 loài có trong danh lục đỏ của IUCN. Bidoup-Núi Bà còn là vùng địa lý sinh học của các loài cây hạt trần, là vương quốc của các loài lan rừng Việt nam với trên 250 loài. Theo Birdlife International2, Bidoup-Núi Bà là một trong 221 khu xem chim của thế giới với ba vùng chim quan trọng gồm Cổng Trời (VN056), Langbiang (VN037) và Bidoup (VN 036). Chính vì có những giá trị đa dạng sinh học nêu trên mà trong chương trình bảo tồn các dãy núi chính Nam Trường Sơn, Bidoup - Núi Bà được xác định là khu vực ưu tiên bảo tồn số một, khu vực SA3 (WWF)3.

    Bidoup - Núi Bà còn là nơi xuất phát của hai dòng sông lớn, đó là sông Krông Nô và sông Đồng Nai. Với các nét đứt gãy, độ chênh cao của địa hình và lượng mưa lớn hơn 1700 mm/năm đã tạo nên một hệ thống các thác nước hùng vĩ theo các bậc thềm địa chất khác nhau. Nhờ khả năng phòng hộ, giữ đất, giữ nước, hấp thụ CO2 của thảm thực vật và các giá trị đa dạng sinh học, Bidoup - Núi Bà có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và cung cấp các dịnh vụ của hệ sinh thái. Đồng thời, đây cũng nguồn tài nguyên quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái của VQG Bidoup - Núi Bà nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

    [IMG]
    Cây thông 2 lá dẹt (Ducampopinus krempfii) cao hơn 30m có vài ngàn năm tuổi ,đây được gọi là cây cổ đại thời tiền sử còn sót lại vì qua hàng triệu năm mà nó vẫn giữ nguyên nguồn gen ( trong hình logo của VQG BiDoup-Núi Bà có cành lá đó chính cây thông quý hiếm này ) . Đứng xa vùng phân bố tự nhiên mấy kilômét cũng đã thấy tán lá hình quạt của những cây thông hai lá dẹt cao tuổi nổi lên rất rõ, chiếm lĩnh tầng tán trội của rừng. Càng lại gần, tán cây càng nổi bật và đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết nhất của loài thông 2 lá dẹt.


    [IMG]

    [IMG]
    Cây tái sinh Thông hai lá dẹt (Ducampopinus krempfii)

    [IMG]
    Lan rừng Photo Ngnghai

    Quay trở lại Xem chim ở VQG BiDoup-Núi Bà , mọi người trong đoàn ai đến nơi đây cũng cảm nhận nhiều điều thú vị khi tận mắt nhìn thấy cảnh vật hoang sơ, vẻ đẹp bất tận của miền sơn cước này được hưởng không khí trong lành ,chiêm ngưỡng sinh vật cảnh có biết bao kỳ thú , ngồi bên dòng suối mát lạnh dưới những tán cây cuả rừng già ...

    [IMG]

    [IMG]
    Bên dòng suối mát lạnh

    [IMG]
    Mọi người đang chú ý nhìn chú Đại Bàng mã lai (Black Eagle) xuất hiện bay trên bầu trời ( săn mồi tìm kiếm các loài chim nhỏ)

    [IMG]
    Đại Bàng mã lai (Black Eagle) săn mồi photo Ngnghai

    [IMG]

    [IMG]
    đường đi có nhiều đoạn qua suối với những cây cầu làm bằng những cây lớn khó đi nhưng anh Ngnghai vẫn cố gắng chụp hình con gì hay cảnh vật gì đó?.. Cẩn thận nghe anh rớt xuống suối là ướt hết người đó!..

    [IMG]
    Lại đến những đoạn đường phải băng qua dòng suối mọi người phải cởi giầy , những cục đá dưới suối rêu bám trơn trượt rất dễ bị té ngã...

    [IMG]
    Sợ bị ướt giầy mình đành phải cõng nàng qua suối ( tình tình cõng nàng qua sông, tình tình cõng nàng trên lưng) photo Dathtv.

    hướng dẫn cho đoàn chúng tôi đi trong VQG là một chiến sĩ kiểm lâm anh tận tình , hiền lành vui vẻ trên khuôn mặt luôn có những nụ cười thật dễ mến..

    [IMG]
    anh Nhân kiểm lâm và mychki7679

    [IMG]
    chụp hình được chú ong gì đó mà chẳng biết tên

    [IMG]
    phát hiện vài chú chú chim nhỏ trong bụi gần suối anh Dathtv tranh thủ ghi hình

    [IMG]
    Hai em xinh đẹp thành viên của CLB DaLat Birdwatching

    [IMG]

    [IMG]
    Ông Thái Thúc hoàng Minh (Chủ nhiệm DaLat Birdwatching Club) đang chăm chú chụp hình chú chim gần bên đường...

    Chuyến đi của đoàn chúng tôi đến VQG BiDoup-Núi Bà lần này tuy không gặp được nhiều loài , nhưng cũng có rất nhiều kỷ niệm mà chúng tôi dành cho nhau , nó để lại cho mọi người những ký ức thật đẹp.

    Đoàn chúng tôi trở về DaLat nghỉ ngơi vì đã khá mệt mỏi trong hai ngày hành trình , để tiếp tục những công việc riêng của mỗi người . Tối nay tuy không đầy đủ các thành viên, vì có nhiều người phải về SaiGon trong buổi chiều nay , nhưng vẫn còn vài người tối nay chúng tôi cùng nhau nhâm nhy bên ly rượu , nói chuyện tâm sự những riêng tư, tại Văn phòng của DaLat birdwatching club với chương trình nhạc nhẹ và các ca sỹ nghiệp dư . Tối nay cũng là lúc mà chúng tôi chia tay nhau , kết thúc một chuyến xem chim Núi Voi và VQG BiDoup- Núi Bà thật tốt đẹp ....

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]




    Dalat Monte Han's Grand Resort

    Toạ lạc trên hai ngọn núi Pinhatt và B'Nam Qua (hay còn gọi là Núi Voi), dự án Dalat Monte Han's Grand Resort rộng 190 ha của Công ty CP Đầu tư Gia Tuệ may mắn sở hữu vị trí đắc địa có một không hai tại khu quy hoạch du lịch sinh thái Hồ Tuyền Lâm, TP. Đà Lạt.
    Những căn biệt thự kiến trúcChâu Âu xinh đẹp nằm rải rác trên đường lên đỉnh núi, ẩn mình dưới tán thông, tận hưởng vẻ đẹp lãng mạn, hùng vĩ của đại ngàn và tầm nhìn tuyệt đẹp ra Hồ Tuyền Lâm thơ mộng.
    • Vị trí:                                                          Núi Pinhatt và B'Nam Qua (Núi Voi), Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, TP. Đà Lạt
    • Từ Hồ Tuyền Lâm đến tung tâm TP. Đà Lạt:    5 km
    • Tổng diện tích toàn khu:                               190 ha
    • Mật độ xây dựng:                                         4,5%
    • Các hạng mục chính :                                    Khách sạn 5 sao, căn hộ dịch vụ, sân bay trực thăng, biệt thự nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí thám hiểm rừng
    • Tiện ích:                                                      5 clubhouse và trung tâm dịch vụ, Spa, Khu Bảo Tồn Hoa, nơi cắm trại và ngắm hoa Anh Đào, 5 đài ngắm cảnh, các nhà hàng, cửa hiệu, quán cà phê và nhiều tiện ích, dịch vụ 5 sao khác
    • Biệt thự:                                                      195 biệt thự song lập và đơn lập
    • Diện tích đất:                                                370 – 1.300 m2
    • Diện tích sử dụng:                                         188 – 663 m2
    • Các biệt thự có thế lưng tựa núi, mặt hướng thuỷ và view Hồ Tuyền Lâm hoặc sân gôn 18 lỗ kế bên
    Hạ tầng - Quy hoạch:
    Trên đỉnh núi Pinhatt và B'Nam Qua toạ lạc một khách sạn 5 sao với gần 200 phòng và một sân bay trực thăng. Khi hoàn thành, Dalat Monte Han's Grand Resort sẽ có cơ sở hạ tầng đồng bộ với đầy đủ các tiện ích theo tiêu chuẩn quốc tế (5 clubhouse và trung tâm dịch vụ, Spa, Khu Bảo Tồn Hoa, nơi cắm trại và ngắm hoa Anh Đào, 5đài ngắm cảnh, các nhà hàng, cửa hiệu, quán cà phê và nhiều tiện ích, dịch vụ 5 sao khác).
    Với mật độ xây dựng 4,5%, toàn dự án Dalat Monte Han’s Grand Resort chỉ có 195 biệt thự song lập và đơn lập với diện tích đất từ 370 – 1.300 m2, diện tích sử dụng của biệt thự từ 188 – 663 m2. Các biệt thự có thế lưng tựa núi, mặt hướng thuỷ, được quy hoạch thành 5 khu:

    •    The Pines Grove:  Khu biệt thự trong rừng thông, tầm nhìn ra Hồ Tuyền Lâm

    •    Bella Garden:        Khu vườn xinh đẹp, tầm nhìn ra Hồ Tuyền Lâm

    •    Tuyen Lam Vista:  Khu biệt thự với tầm nhìn đẹp nhất ra hồ Tuyền Lâm

    •    The Woodlands:   Khu biệt thự đặc biệt trên đỉnh núi, chỉ có 8 căn duy nhất

    •    The Sanctuary:     Khu biệt thự trong rừng nguyên sinh, tầm nhìn ra sân gôn
    Ngoài rừng thông xanh ngát quanh năm và những cánh rừng nguyên sinh hàng trăm năm tuổi thuộc khuôn viên dự án, Dalat Monte Han's Grand Resort còn có 3 đường hoa lãng mạn xuyên suốt các khu biệt thự:

    •    Sakura Drive:           Đường Hoa Anh Đào chạy xuyên suốt khu The Pines Grove và một phần khu The Sanctuary

    •    Jacaranda Avenue:   Đường Hoa Phượng Tím chạy qua The Sanctuary và toàn bộ khu Tuyen Lam Vista

    •    Mimosa Lane:          Đường Hoa Mimosa  sẽ nhuộm vàng các lối đi trong khu biệt thự Bella Garden đem đến cảm giác như lạc bước giữa một thành phố Châu Âu xinh đẹp.
    Nguồn tin: batdongsan.com.vn
     http://www.infonhadat.com/duan/khu-du-lich-nghi-duong/c8/dalat-monte-han-s-grand-resort-658

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.