---------------
https://www.youtube.com/watch?v=rSndeSYBmBE
(QNĐT)- Khu chứng tích Sơn Mỹ,
nằm cạnh quốc lộ 24B, thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện
Sơn Tịnh, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi chừng 12km về phía đông bắc. Đây là
nơi vừa gìn giữ một khu vực chứng tích hiện trường, vừa là nơi trưng bày
hình ảnh, hiện vật và đặt tượng đài tưởng niệm 504 nạn nhân vụ thảm sát
Sơn Mỹ (the massacre at Sonmy), hay còn gọi là vụ thảm sát Mỹ Lai (the
massacre at Mylai).
Sơn Mỹ là tên chính quyền Sài Gòn đặt cho xã Tịnh Khê, còn Mỹ Lai, My Lai hay Mylai là cách viết trong các tài liệu, bản đồ của quân đội, và sau nầy trên báo chí Mỹ, chỉ định xã Tịnh Khê. Tên gọi nầy bắt nguồn từ tên thôn Mỹ Lại, một trong 4 thôn (ấp) của Sơn Mỹ. Pinkville (Làng Hồng) cũng là một tên khác của Sơn Mỹ được quân đội Mỹ sử dụng như một biệt danh trong các bản đồ tác chiến.
Nhà tưởng niệm Khu chứng tích Sơn Mỹ.
Tịnh Khê - Sơn Mỹ - Mỹ Lai là một miền quê hiền hòa với dòng sông Kinh nghiêng ngã bóng dừa, bãi biển Mỹ Khê mơ màng cát trắng, núi Thiên Mã ngạo nghễ mây trời, làng Cổ Lũy đẹp như một bài thơ. Đây cũng là quê hương của Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế, bậc danh thần và là nhà văn hóa xuất chúng của triều Nguyễn; Anh hùng dân tộc Trương Định, thủ lĩnh lừng danh của phong trào kháng Pháp ở Nam Bộ...
Vụ thảm sát Sơn Mỹ xảy ra ngày 16/3/1968, nhằm ngày 18/2 năm Mậu Thân, theo âm lịch. Đơn vị chủ lực gây ra sự kiện đẫm máu, làm chấn động dư luận thế giới là trung đội 1 (do Trung úy William Calley làm Trung đội trưởng), thuộc đại đội Charlie (Đại đội trưởng là Đại úy Ernest Medina), một trong 3 đại đội của Lực lượng đặc nhiệm Barker (Task Force Barker), lữ đoàn 11, sư đoàn Armerical, quân viễn chinh Mỹ.
Vào “buổi sáng khủng khiếp” đó, sau những loạt đạn pháo dồn dập nã vào xóm làng, quân Mỹ đổ bộ bằng trực thăng xuống cánh đồng phía tây thôn Tư Cung và xóm Gò (thôn Cổ Lũy) cùng thuộc xã Tịnh Khê. Cuộc thảm sát có tính chất hủy diệt và tàn bạo đến điên cuồng bắt đầu với việc lính Mỹ truy lùng và nã đạn vào dân thường. Nhà cửa, hầm trú ẩn bị đánh sập, đốt cháy, trâu bò bị bắn giết.
Đỉnh điểm của sự dã man là việc tập trung dân làng, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em, thành từng tốp rồi xả súng bắn giết. 102 người bị giết ở Tháp Canh, 107 người khác bị bắn ở một đoạn mương nước phía đông xóm Thuận Yên thôn Tư Cung.
Ảnh của Ronald Haeberle về vụ thảm sát Sơn Mỹ đăng trên báo Life.
Lính Mỹ đã không gặp bất cứ một phản ứng nào từ phía “đối phương”, ngoài những tiếng thét hoảng loạn, đau đớn của các nạn nhân vô tội. Tổn thất duy nhất của họ về nhân sự là việc người lính da đen Herbert Carter tự bắn vào chân mình để khỏi tham gia vào vụ thảm sát đồng loại.
“Murder” (giết người) và “needless and unnecessary killings” (sát hại vô cớ và không cần thiết), đó là những từ ngữ mà chuẩn úy phi công 24 tuổi Hugh Thompson đã dùng trong báo cáo lên thượng cấp về những gì mà tổ bay 3 người của anh ta đã tận mắt nhìn thấy từ chiếc trực thăng tham gia vào cuộc hành quân.
Sự thật ghê rợn: Chỉ trong một buổi sáng, có đến 504 thường dân vô tội bị giết chết (407 người ở thôn Tư Cung, 97 người ở thôn Mỹ Hội), trong đó có 182 phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già. Có 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu rụi.
Ngay sau vụ thảm sát, Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng các cấp và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã lên tiếng tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước về tội ác của quân viễn chinh Mỹ.
Tuy nhiên phải đến một năm rưỡi sau, sự kiện kinh hoàng nầy mới được phanh phui ở Mỹ bởi chính các nhà báo và cựu binh Mỹ như Seymour Hersh (nhà báo tự do về sau được giải thưởng Pullizer), Ronald Ridenhour (một cựu quân nhân của Đại đội Charlie, vào tháng 3 năm 1969 đã gửi một lá thư trình bày chi tiết sự kiện Mỹ Lai cho tổng thống Richard M. Nixon, Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao, Bộ Tham mưu Liên quân và một số thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ), Jay Roberts (phụ trách thông tin của đại đại Charlie), Ronald Haeberle (phóng viên ảnh quân đội), Hugh Thompson (phi công trực thăng đã cứu thoát một số người trong vụ Sơn Mỹ)...
Hình ảnh quen thuộc của Myke Boehm ở Sơn Mỹ.
Từ tháng 9/1969, 3 tờ báo lớn Time, Newsweek, The Cleveland Plain Dealer, tiếp sau là Life đồng loạt đưa vụ việc lên trang bìa, đài truyền hình CBS phát sóng cuộc phỏng vấn với Paul Meadlo, nguyên là lính trung đội 1, đại đội Charlie. Một số bức ảnh ghi lại trực diện cảnh dân thường bị giết trong vụ thảm sát cũng được báo chí đăng tải.
Người Mỹ và cả thế giới bàng hoàng. Phong trào phản đối sự tham chiến của Mỹ ở Việt Nam lan rộng. Nhiều nhân sỹ, trí thức, nhà hoạt động xã hội có uy tín ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới đòi đưa các nhân vật đứng đầu ở Nhà Trắng và Lầu Năm Góc ra xét xử về tội ác chiến tranh.
Sau ngày miền Nam giải phóng, chính quyền cách mạng đã cho bảo vệ các chứng tích còn lại sau vụ thảm sát, xây dựng nơi tưởng niệm các nạn nhân và nhà trưng bày hình ảnh, hiện vật liên quan đến vụ thảm sát Sơn Mỹ tại xóm Thuận Yên, thôn Tư Cung, bên cạnh con mương dẫn nước từng đỏ máu 107 nạn nhân bị sát hại tập thể.
Sau nhiều lần trùng tu, hiện nay khu chứng tích có diện tích 2,4ha, bao gồm 2 khu vực chính là khu chứng tích thực địa (phía tây) đã được bảo tồn, tôn tạo và khu nhà trưng bày bổ sung, tượng đài tưởng niệm, nhà đón khách (phía đông). Ngoài ra, còn có các di tích liên quan đến vụ thảm sát tại thôn Tư Cung và thôn Mỹ Lại.
Đến thăm khu chứng tích Sơn Mỹ, khách tham quan có thể tận mắt nhìn thấy những khu mộ tập thể của các nạn nhân, hầm tránh pháo và nền nhà bị đốt cháy của những gia đình đã bị giết cả nhà trong vụ thảm sát, xem lại những bức hình do phóng viên quân đội Mỹ Ronald Haeberle chụp tại Sơn Mỹ buổi sáng 16/3/1968 mà khi công bố ở Mỹ đã khiến dư luận choáng váng.
Ở đây có phim tư liệu ghi lại lời kể và hình ảnh của những nạn nhân sống sót, có nhiều cuốn sổ lưu niệm mà khách thăm viếng đã viết vào đó bằng nhiều thứ tiếng, thể hiện chân thực cảm nghĩ, thái độ của nhiều người, thuộc nhiều thế hệ, nhiều tôn giáo, dân tộc và xu hướng chính trị khác nhau, khi trực tiếp tìm hiểu về vụ thảm sát Sơn Mỹ.
Hiện nay, khu chứng tích Sơn Mỹ là điểm di tích có số lượng khách thăm viếng, tham quan nhiều nhất tỉnh Quảng Ngãi với hàng vạn lượt người mỗi năm, trong đó có nhiều vị khách vốn là cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Hugh Thompson (phi công, đã mất), Lawrence Corburn, hai trong số ba người lính Mỹ bay trên chiếc trực thăng giải cứu hơn 10 thường dân vào buổi sáng 16/3/1968, đã trở lại Sơn Mỹ và được dân làng đón tiếp bằng thái độ trọng thị, hàm ơn.
Myke Boehm, một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, hầu như năm nào cũng trở lại Sơn Mỹ và anh đã trở thành nhân vật chính trong bộ phim tài liệu “Tiếng Vĩ cầm ở Mỹ Lai” của đạo diễn Trần Văn Thủy, đoạt giải thưởng Phim ngắn hay nhất (Best Short Film Award) tại Liên hoan Phim Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 43, tổ chức ở Thái Lan năm 1999. Ronald Haeberle, người đã chụp những bức ảnh vào buổi sáng định mệnh sáng 16/3/1968, cũng đã trở lại và đứng lặng trước những bức ảnh do chính ông chụp đang được treo trên một bức tường của nhà trưng bày.
Ronald Haeberle, ngày trở lại.
Những gì nhìn thấy tại khu chứng tích Sơn Mỹ, những gì nghe được từ lời kể nghẹn ngào của các nạn nhân sống sót, gởi theo đó một thông điệp vĩnh hằng của người Sơn Mỹ, của người Việt Nam và của mọi con người lương thiện trên khắp thế gian: Chiến tranh và sự tàn bạo của nó vô cùng khủng khiếp, là nghịch trái của sự sống, nghịch trái bản chất người của nhân loại. Con người lương thiện và cần trở nên lương thiện để cùng nhau ngăn chặn thảm họa chiến tranh, dù ở đâu, bất cứ lúc nào!
Khu chứng tích Sơn Mỹ đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 54 VHTT-QN ngày 29/4/1979. Đây cũng chính là di tích đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia.
Sơn Tịnh, 31/5/2012.
Lê Hồng Khán
Sơn Mỹ là tên chính quyền Sài Gòn đặt cho xã Tịnh Khê, còn Mỹ Lai, My Lai hay Mylai là cách viết trong các tài liệu, bản đồ của quân đội, và sau nầy trên báo chí Mỹ, chỉ định xã Tịnh Khê. Tên gọi nầy bắt nguồn từ tên thôn Mỹ Lại, một trong 4 thôn (ấp) của Sơn Mỹ. Pinkville (Làng Hồng) cũng là một tên khác của Sơn Mỹ được quân đội Mỹ sử dụng như một biệt danh trong các bản đồ tác chiến.
Nhà tưởng niệm Khu chứng tích Sơn Mỹ.
Tịnh Khê - Sơn Mỹ - Mỹ Lai là một miền quê hiền hòa với dòng sông Kinh nghiêng ngã bóng dừa, bãi biển Mỹ Khê mơ màng cát trắng, núi Thiên Mã ngạo nghễ mây trời, làng Cổ Lũy đẹp như một bài thơ. Đây cũng là quê hương của Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế, bậc danh thần và là nhà văn hóa xuất chúng của triều Nguyễn; Anh hùng dân tộc Trương Định, thủ lĩnh lừng danh của phong trào kháng Pháp ở Nam Bộ...
Vụ thảm sát Sơn Mỹ xảy ra ngày 16/3/1968, nhằm ngày 18/2 năm Mậu Thân, theo âm lịch. Đơn vị chủ lực gây ra sự kiện đẫm máu, làm chấn động dư luận thế giới là trung đội 1 (do Trung úy William Calley làm Trung đội trưởng), thuộc đại đội Charlie (Đại đội trưởng là Đại úy Ernest Medina), một trong 3 đại đội của Lực lượng đặc nhiệm Barker (Task Force Barker), lữ đoàn 11, sư đoàn Armerical, quân viễn chinh Mỹ.
Vào “buổi sáng khủng khiếp” đó, sau những loạt đạn pháo dồn dập nã vào xóm làng, quân Mỹ đổ bộ bằng trực thăng xuống cánh đồng phía tây thôn Tư Cung và xóm Gò (thôn Cổ Lũy) cùng thuộc xã Tịnh Khê. Cuộc thảm sát có tính chất hủy diệt và tàn bạo đến điên cuồng bắt đầu với việc lính Mỹ truy lùng và nã đạn vào dân thường. Nhà cửa, hầm trú ẩn bị đánh sập, đốt cháy, trâu bò bị bắn giết.
Đỉnh điểm của sự dã man là việc tập trung dân làng, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em, thành từng tốp rồi xả súng bắn giết. 102 người bị giết ở Tháp Canh, 107 người khác bị bắn ở một đoạn mương nước phía đông xóm Thuận Yên thôn Tư Cung.
Ảnh của Ronald Haeberle về vụ thảm sát Sơn Mỹ đăng trên báo Life.
Lính Mỹ đã không gặp bất cứ một phản ứng nào từ phía “đối phương”, ngoài những tiếng thét hoảng loạn, đau đớn của các nạn nhân vô tội. Tổn thất duy nhất của họ về nhân sự là việc người lính da đen Herbert Carter tự bắn vào chân mình để khỏi tham gia vào vụ thảm sát đồng loại.
“Murder” (giết người) và “needless and unnecessary killings” (sát hại vô cớ và không cần thiết), đó là những từ ngữ mà chuẩn úy phi công 24 tuổi Hugh Thompson đã dùng trong báo cáo lên thượng cấp về những gì mà tổ bay 3 người của anh ta đã tận mắt nhìn thấy từ chiếc trực thăng tham gia vào cuộc hành quân.
Sự thật ghê rợn: Chỉ trong một buổi sáng, có đến 504 thường dân vô tội bị giết chết (407 người ở thôn Tư Cung, 97 người ở thôn Mỹ Hội), trong đó có 182 phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già. Có 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu rụi.
Ngay sau vụ thảm sát, Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng các cấp và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã lên tiếng tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước về tội ác của quân viễn chinh Mỹ.
Tuy nhiên phải đến một năm rưỡi sau, sự kiện kinh hoàng nầy mới được phanh phui ở Mỹ bởi chính các nhà báo và cựu binh Mỹ như Seymour Hersh (nhà báo tự do về sau được giải thưởng Pullizer), Ronald Ridenhour (một cựu quân nhân của Đại đội Charlie, vào tháng 3 năm 1969 đã gửi một lá thư trình bày chi tiết sự kiện Mỹ Lai cho tổng thống Richard M. Nixon, Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao, Bộ Tham mưu Liên quân và một số thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ), Jay Roberts (phụ trách thông tin của đại đại Charlie), Ronald Haeberle (phóng viên ảnh quân đội), Hugh Thompson (phi công trực thăng đã cứu thoát một số người trong vụ Sơn Mỹ)...
Hình ảnh quen thuộc của Myke Boehm ở Sơn Mỹ.
Từ tháng 9/1969, 3 tờ báo lớn Time, Newsweek, The Cleveland Plain Dealer, tiếp sau là Life đồng loạt đưa vụ việc lên trang bìa, đài truyền hình CBS phát sóng cuộc phỏng vấn với Paul Meadlo, nguyên là lính trung đội 1, đại đội Charlie. Một số bức ảnh ghi lại trực diện cảnh dân thường bị giết trong vụ thảm sát cũng được báo chí đăng tải.
Người Mỹ và cả thế giới bàng hoàng. Phong trào phản đối sự tham chiến của Mỹ ở Việt Nam lan rộng. Nhiều nhân sỹ, trí thức, nhà hoạt động xã hội có uy tín ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới đòi đưa các nhân vật đứng đầu ở Nhà Trắng và Lầu Năm Góc ra xét xử về tội ác chiến tranh.
Sau ngày miền Nam giải phóng, chính quyền cách mạng đã cho bảo vệ các chứng tích còn lại sau vụ thảm sát, xây dựng nơi tưởng niệm các nạn nhân và nhà trưng bày hình ảnh, hiện vật liên quan đến vụ thảm sát Sơn Mỹ tại xóm Thuận Yên, thôn Tư Cung, bên cạnh con mương dẫn nước từng đỏ máu 107 nạn nhân bị sát hại tập thể.
Sau nhiều lần trùng tu, hiện nay khu chứng tích có diện tích 2,4ha, bao gồm 2 khu vực chính là khu chứng tích thực địa (phía tây) đã được bảo tồn, tôn tạo và khu nhà trưng bày bổ sung, tượng đài tưởng niệm, nhà đón khách (phía đông). Ngoài ra, còn có các di tích liên quan đến vụ thảm sát tại thôn Tư Cung và thôn Mỹ Lại.
Đến thăm khu chứng tích Sơn Mỹ, khách tham quan có thể tận mắt nhìn thấy những khu mộ tập thể của các nạn nhân, hầm tránh pháo và nền nhà bị đốt cháy của những gia đình đã bị giết cả nhà trong vụ thảm sát, xem lại những bức hình do phóng viên quân đội Mỹ Ronald Haeberle chụp tại Sơn Mỹ buổi sáng 16/3/1968 mà khi công bố ở Mỹ đã khiến dư luận choáng váng.
Ở đây có phim tư liệu ghi lại lời kể và hình ảnh của những nạn nhân sống sót, có nhiều cuốn sổ lưu niệm mà khách thăm viếng đã viết vào đó bằng nhiều thứ tiếng, thể hiện chân thực cảm nghĩ, thái độ của nhiều người, thuộc nhiều thế hệ, nhiều tôn giáo, dân tộc và xu hướng chính trị khác nhau, khi trực tiếp tìm hiểu về vụ thảm sát Sơn Mỹ.
Hiện nay, khu chứng tích Sơn Mỹ là điểm di tích có số lượng khách thăm viếng, tham quan nhiều nhất tỉnh Quảng Ngãi với hàng vạn lượt người mỗi năm, trong đó có nhiều vị khách vốn là cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Hugh Thompson (phi công, đã mất), Lawrence Corburn, hai trong số ba người lính Mỹ bay trên chiếc trực thăng giải cứu hơn 10 thường dân vào buổi sáng 16/3/1968, đã trở lại Sơn Mỹ và được dân làng đón tiếp bằng thái độ trọng thị, hàm ơn.
Myke Boehm, một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, hầu như năm nào cũng trở lại Sơn Mỹ và anh đã trở thành nhân vật chính trong bộ phim tài liệu “Tiếng Vĩ cầm ở Mỹ Lai” của đạo diễn Trần Văn Thủy, đoạt giải thưởng Phim ngắn hay nhất (Best Short Film Award) tại Liên hoan Phim Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 43, tổ chức ở Thái Lan năm 1999. Ronald Haeberle, người đã chụp những bức ảnh vào buổi sáng định mệnh sáng 16/3/1968, cũng đã trở lại và đứng lặng trước những bức ảnh do chính ông chụp đang được treo trên một bức tường của nhà trưng bày.
Ronald Haeberle, ngày trở lại.
Những gì nhìn thấy tại khu chứng tích Sơn Mỹ, những gì nghe được từ lời kể nghẹn ngào của các nạn nhân sống sót, gởi theo đó một thông điệp vĩnh hằng của người Sơn Mỹ, của người Việt Nam và của mọi con người lương thiện trên khắp thế gian: Chiến tranh và sự tàn bạo của nó vô cùng khủng khiếp, là nghịch trái của sự sống, nghịch trái bản chất người của nhân loại. Con người lương thiện và cần trở nên lương thiện để cùng nhau ngăn chặn thảm họa chiến tranh, dù ở đâu, bất cứ lúc nào!
Khu chứng tích Sơn Mỹ đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 54 VHTT-QN ngày 29/4/1979. Đây cũng chính là di tích đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia.
Sơn Tịnh, 31/5/2012.
Lê Hồng Khán
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.