Dinh thự Đà Lạt
Dinh I
- Dinh II:
Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux hay còn gọi là Dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Decoux vào mùa hè hàng năm (từ tháng 5 - tháng 10). Tọa lạc trên một đồi thông rợp bóng với độ cao 1539m so với mực nước biển, được bao bọc bởi đường Trần Hưng Đạo và Khởi Nghĩa Bắc Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 2km về hướng Đông - Nam. Diện tích tự nhiên rộng khoảng 26ha, trong đó khu dinh thự 10ha và khu vực cảnh quan được quy hoạch 16ha.
Đây quả là một toà lâu đài tráng lệ (gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng), nằm trên đỉnh đồi cao, quanh năm bát ngát thông xanh và xen giữa là những thảm cỏ mọc tự nhiên. Từ độ cao này, phía trước những tán lá thông có thể nhìn thấy thấp thoáng mặt Hồ Xuân Hương gợn sóng lăn tăn ở cách xa khoảng 500m. Phía trên mặt hồ là Đồi Cù với những mặt cỏ xanh mướt, và xa hơn nữa đỉnh núi Langbiang ẩn hiện trong mây… tất cả như 1 bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp.
Công trình này do các KTS Pháp A. Kruzé, P. Veyssere, A. Léonard thiết kế và Trang trí gia P. Foinet trang trí nội thất. Việc xây dựng tiến hành từ năm 1933 đến năm 1937 mới hoàn tất. Hình thức kiến trúc dinh thự này chịu nhiều ảnh hưởng của trào lưu cách tân kiến trúc Châu Âu. Sự cách tân được thể hiện ở việc nó được thiết kế với các mái bằng đồ sộ với bố cục hình khối lớn ở dạng cân bằng không đối xứng. Cả mặt bằng và mặt đứng công trình đều được giải phóng khỏi thế đối xứng nghiêm nghị của trường phái cổ điển, đi vào khai thác các bố cục hình khối tự do.
Nhằm thỏa mãn vừa là mục đích nơi ở, nơi tiếp khách và nơi làm việc, nên mặt bằng công trình được bố trí khá hiện đại. Toàn bộ tầng trệt được bố trí cho các phòng làm việc, phòng tiếp khách gắn liền với các tiểu kiến trúc công viên. Tất cả các phòng ngủ ở tầng trệt được nhóm lại xung quanh một sảnh lớn. Ở đây các tác giả dự kiến sự phát triển sau này của Đà Lạt có thể phải sử dụng các phòng ở riêng làm phòng khách lớn. Không gian kiến trúc ở đây như hòa trộn với nhau thông qua các lối đi vào cửa sổ bằng kính có khung thép rất lớn. Nhưng vẫn không phá vỡ không khí ấm cúng của các phòng. Cuối đại sảnh là một cầu thang lớn dẫn đến các phòng có bố cục không đối xứng nhưng lại rất hợp lý với đầy đủ tiện nghi được sắp xếp một các hài hòa. Toàn bộ tầng lầu được giành riêng cho sinh hoạt gia đình.
Mái hiên lối vào chính, đồng thời là sân trời cho tầng hai, có hình vòng cung. Các đầu máng xối cũng nguýt cong, đó là những đường nét đặc trưng của trào lưu Modern của công trình này. Dường như các KTS không quan tâm đến những chi tiết trang trí, do đó mặt đứng công trình thật đơn giản với những mảng - hình khối lồi lõm một cách linh động. Phía trước đại sảnh có một mái che vươn ra đón khách khi xe đỗ (porch), đây là một giải pháp nhằm tăng tính uy nghi, bề thế cho công trình.
Đặc biệt, đây là công trình đầu tiên ở Đà Lạt sử dụng vật liệu phủ bên ngoài bằng lớp tô đá rửa (enduit granité) màu sáng, cũng như các bộ phận cưa vốn làm bằng gỗ thì nay được làm bằng kim loại nhập cảng từ Pháp. Công trình được gắn với một khoảng sân lô thiên có đặt vòi phun nước, có tượng thần vệ nữ sơn nhũ vàng. Xung quanh sân bao bọc bởi những bức tượng thật duyên dáng làm cho con người dường như ấm hơn lên trong tiết trời se lạnh của thành phố cao nguyên.
Từ khi Phủ toàn quyền về đây, Decoux đã cho xây dựng những đường hầm bí mật rất kiên cố nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ông và gia đình. Đường hầm này được nối vào hầm chứa rượu với bề ngang chừng 1.5m, cao khoảng hơn 1m, có nhiều ngõ ngách và được đúc bằng bê tông chắc chắn.
Dinh II là 1 trong những công trình kiến trúc đẹp của Đà Lạt, mang nhiều dấu ấn gắn liền với hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Sau 1975, nơi đây trở thành nhà khách Trung Ương và hiện nay được dùng làm nhà khách của UBND Tỉnh Lâm Đồng.
Dinh 3
http://saigon-vietnam.fr/dalat_fr.php
Trước đây là dinh cơ của Triệu phú Pháp-Robert Clément Bourgery
Dinh I
Ảnh: lamdong.gov
Dinh I là một hệ thống công trình rất lớn ở đường Trần Quang Diệu, thuộc phường 10, thành phố Đà Lạt, cách trung tâm Đà Lạt 4km.
Dinh được quốc trưởng Bảo Đại mua lại của một vị quan chức người Pháp vào năm 1949, sau đó cho sửa sang lại và chọn làm tổng hành dinh cho Hoàng triều cương thổ của mình. Đến năm 1956, khi được chọn làm dinh riêng cho tổng thống, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xây dựng thêm các công trình phụ khác cho dinh như đường hầm thoát hiểm, nhà cho các sỹ quan… Sau thời Ngô Đình Diệm, dinh được dùng làm nơi nghỉ mát của các nguyên thủ quốc gia kế tiếp của chế độ cũ cho đến năm 1975. Sau năm 1975, Dinh được dùng làm nhà khách của Trung ương và sau đó do Công ty DRI quản lý và sử dụng.
Dinh I nằm trên một ngọn đồi với độ cao 1550m có rừng thông bao quanh, tổng diện tích khoảng 60ha. Tòa nhà chính của Dinh gồm một tầng hầm, một tầng trệt, một tầng lầu. Tầng trệt có các phòng tiếp khách, hội nghị…, tầng 1 là các phòng ngủ với hành lang dọc lối đi. Các kiến trúc phụ khác gồm vườn thượng uyển, nhà nghỉ cho sỹ quan, hầm thoát hiểm…
Dinh nép mình dưới hàng thông xanh mướt. Lối vào dinh là một con đường rải nhựa với hai hàng cây tràm thân trắng cao vút. Đây là con đường in dấu trong rất nhiều album ảnh cưới của giới trẻ. Cuối con đường là một đảo hoa hình oval trồng nhiều loại hoa hồng vừa có tác dụng làm đẹp vừa làm bình phong trang trí để xoay chuyển hướng đến sảnh đón chính của toà nhà.
Dinh II
Cổng vào Dinh IIDinh II là dinh thự mùa hè của toàn quyền Decoux hay còn gọi là Dinh toàn quyền, là nơi ở và làm việc của toàn quyền Decoux vào mùa hè hàng năm (từ tháng 5 đến tháng 10). Do các kiến trúc sư A.T. Kruzé, D. Veyssere, A. Léonard thiết kế, kiến trúc sư P. Foinet trang trí nội thất.
Dưới thời Ngô Đình Diệm, Dinh 2 trở thành nơi nghỉ mát của gia đình Ngô Đình Nhu. Năm 1964 khi tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền, ông chọn Dinh II0 làm Tổng hành dinh để nghỉ mát.
Dinh tọa lạc trên một đồi thông cao 1539m và được bao bọc bởi hai đường Trần Hưng Đạo và Khởi Nghĩa Bắc Sơn. Tổng diện tích của dinh khoảng 26ha, trong đó khu dinh thự 10ha và khu vực cảnh quan 16ha.
Cũng như dinh I, dinh II gồm 1 tầng hầm, 1 trệt và một lầu với sự sắp xếp phòng như nhau, nhưng dinh II rộng hơn, tráng lệ hơn và hiện đại hơn từ vật liệu xây dựng đến nội thất bên trong. Đặc biệt, từ lầu Vọng Nguyệt của dinh II, bạn có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương gợn sóng, đồi Cù xanh mướt cỏ, đỉnh núi Lang Biang ẩn hiện trong mây.
- Dinh II:
Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux hay còn gọi là Dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Decoux vào mùa hè hàng năm (từ tháng 5 - tháng 10). Tọa lạc trên một đồi thông rợp bóng với độ cao 1539m so với mực nước biển, được bao bọc bởi đường Trần Hưng Đạo và Khởi Nghĩa Bắc Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 2km về hướng Đông - Nam. Diện tích tự nhiên rộng khoảng 26ha, trong đó khu dinh thự 10ha và khu vực cảnh quan được quy hoạch 16ha.
Đây quả là một toà lâu đài tráng lệ (gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng), nằm trên đỉnh đồi cao, quanh năm bát ngát thông xanh và xen giữa là những thảm cỏ mọc tự nhiên. Từ độ cao này, phía trước những tán lá thông có thể nhìn thấy thấp thoáng mặt Hồ Xuân Hương gợn sóng lăn tăn ở cách xa khoảng 500m. Phía trên mặt hồ là Đồi Cù với những mặt cỏ xanh mướt, và xa hơn nữa đỉnh núi Langbiang ẩn hiện trong mây… tất cả như 1 bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp.
Công trình này do các KTS Pháp A. Kruzé, P. Veyssere, A. Léonard thiết kế và Trang trí gia P. Foinet trang trí nội thất. Việc xây dựng tiến hành từ năm 1933 đến năm 1937 mới hoàn tất. Hình thức kiến trúc dinh thự này chịu nhiều ảnh hưởng của trào lưu cách tân kiến trúc Châu Âu. Sự cách tân được thể hiện ở việc nó được thiết kế với các mái bằng đồ sộ với bố cục hình khối lớn ở dạng cân bằng không đối xứng. Cả mặt bằng và mặt đứng công trình đều được giải phóng khỏi thế đối xứng nghiêm nghị của trường phái cổ điển, đi vào khai thác các bố cục hình khối tự do.
Nhằm thỏa mãn vừa là mục đích nơi ở, nơi tiếp khách và nơi làm việc, nên mặt bằng công trình được bố trí khá hiện đại. Toàn bộ tầng trệt được bố trí cho các phòng làm việc, phòng tiếp khách gắn liền với các tiểu kiến trúc công viên. Tất cả các phòng ngủ ở tầng trệt được nhóm lại xung quanh một sảnh lớn. Ở đây các tác giả dự kiến sự phát triển sau này của Đà Lạt có thể phải sử dụng các phòng ở riêng làm phòng khách lớn. Không gian kiến trúc ở đây như hòa trộn với nhau thông qua các lối đi vào cửa sổ bằng kính có khung thép rất lớn. Nhưng vẫn không phá vỡ không khí ấm cúng của các phòng. Cuối đại sảnh là một cầu thang lớn dẫn đến các phòng có bố cục không đối xứng nhưng lại rất hợp lý với đầy đủ tiện nghi được sắp xếp một các hài hòa. Toàn bộ tầng lầu được giành riêng cho sinh hoạt gia đình.
Mái hiên lối vào chính, đồng thời là sân trời cho tầng hai, có hình vòng cung. Các đầu máng xối cũng nguýt cong, đó là những đường nét đặc trưng của trào lưu Modern của công trình này. Dường như các KTS không quan tâm đến những chi tiết trang trí, do đó mặt đứng công trình thật đơn giản với những mảng - hình khối lồi lõm một cách linh động. Phía trước đại sảnh có một mái che vươn ra đón khách khi xe đỗ (porch), đây là một giải pháp nhằm tăng tính uy nghi, bề thế cho công trình.
Đặc biệt, đây là công trình đầu tiên ở Đà Lạt sử dụng vật liệu phủ bên ngoài bằng lớp tô đá rửa (enduit granité) màu sáng, cũng như các bộ phận cưa vốn làm bằng gỗ thì nay được làm bằng kim loại nhập cảng từ Pháp. Công trình được gắn với một khoảng sân lô thiên có đặt vòi phun nước, có tượng thần vệ nữ sơn nhũ vàng. Xung quanh sân bao bọc bởi những bức tượng thật duyên dáng làm cho con người dường như ấm hơn lên trong tiết trời se lạnh của thành phố cao nguyên.
Từ khi Phủ toàn quyền về đây, Decoux đã cho xây dựng những đường hầm bí mật rất kiên cố nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ông và gia đình. Đường hầm này được nối vào hầm chứa rượu với bề ngang chừng 1.5m, cao khoảng hơn 1m, có nhiều ngõ ngách và được đúc bằng bê tông chắc chắn.
Dinh II là 1 trong những công trình kiến trúc đẹp của Đà Lạt, mang nhiều dấu ấn gắn liền với hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Sau 1975, nơi đây trở thành nhà khách Trung Ương và hiện nay được dùng làm nhà khách của UBND Tỉnh Lâm Đồng.
Dinh 3
|
Dinh III
Toàn cảnh Dinh III.
---------------------Các đường nét kiến trúc của dinh.Nằm trên ngọn đồi có độ cao 1539m ở đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt 2km là Dinh III, tên gọi để chỉ biệt điện của vua Bảo Đại vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ 1948 rồi thành lập “Hoàng triều cương thổ” vào 1950, nơi đây còn được gọi là biệt điện Quốc trưởng.
Nội thất sang trọng và hiện đại.
Thích thú hoá thân thành nhân vật hoàng tử.
Dinh được xây dựng từ năm 1933 do một kiến trúc sư người Pháp P. Veyssere thiết kế.
Nếu từ ngoài cổng bước vào, dinh III tạo cảm giác đơn lẻ và không uy nghiêm lắm, thì từ trên lầu vọng nguyệt, bạn sẽ khám phá vẻ đẹp hoàn hảo của dinh. Đó là những cụm hồng theo bố cục đối xứng, một bồn hoa rộng phía trước dinh, những con đường nhỏ xen cỏ và một góc thành phố Đà Lạt ẩn hiện dưới những tán thông xanh ngát.
Tương tự như dinh I, dinh II, toà nhà chính của dinh III cũng là một công trình đồ sộ với tầng trệt là phòng khách, các phòng làm việc, văn phòng của vua Bảo Đại, thư viện, các phòng giải trí và một phòng ăn lớn. Toàn bộ tầng hai được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng sinh hoạt, các phòng ngủ của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, các công chúa và hoàng tử.
Hiện trong 3 dinh, chỉ dinh III mở cửa đón du khách. Thời gian mở cửa từ 8h – 17h. Vé vào cửa 10.000 đồng. Để tham quan toà nhà chính, bạn sẽ nhận được 1 đôi vớ để bọc ngoài giày dép.
Đến Đà Lạt thăm Biệt điện nhà vua
Cập nhật lúc 16:21, Thứ Tư, 25/12/2013
“Biệt
điện nhà vua” là tên gọi một trong những dinh thự đẹp nhất của thành
phố Đà Lạt. Sự ra đời, tồn tại của nó gắn liền với một giai đoạn lịch sử
và một nhân vật trong lịch sử Việt Nam; đó là Bảo Đại, vị vua cuối cùng
của triều đại phong kiến nhà Nguyễn ở Việt Nam.
“Biệt điện nhà vua” là tên gọi mà
trước đây người dân Đà Lạt vẫn thường quen dùng khi nhắc tới Dinh Bảo
Đại (sau này còn được gọi tắt là Dinh III).
Dinh nằm trên một ngọn đồi cao thuộc
khu rừng Ái Ân, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây
Nam, nay thuộc địa phận phường IV thành phố Đà Lạt.
Khu biệt điện được khởi công xây dựng
vào năm 1939 và hoàn tất vào năm 1943. Theo đồ án thiết kế của kiến trúc
sư Nguyễn Văn Ninh, người đã từng tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng
Mỹ thuật Đông Dương và là một kiến trúc sư cung đình làm việc ở Bộ công
của triều đình Huế.
Khu biệt điện được xây dựng có vị trí
đặc biệt ở hướng Tây Nam thành phố, vừa có ưu thế về chính trị, lại dễ
dàng về mặt hành chính và an ninh quốc phòng. Theo ý tưởng của kiến trúc
sư Nguyễn Văn Ninh lúc bấy giờ thì đây phải là “một công trình kiến
trúc bề thế, hiện đại, độc đáo (không giống với bất kỳ biệt thự nào
trước đó), hài hòa với không gian kiến trúc, tương xứng với vị thế của
chủ nhân, kết hợp thật nhuần nhuyễn giữa kiến trúc Á - Âu, Việt - Pháp,
phù hợp với khí hậu nơi đây, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông,
hòa đồng với cảnh sắc thiên nhiên hoa lá, chim muông và không khí ngát
hương của mùa xuân và mùa thu; nội thất tiện nghi, lộng lẫy, sang trọng
mà không cầu kỳ, nghiêm cẩn mà ấm cúng”.(1)
Tòa nhà gồm có hai tầng mang dáng dấp
kiến trúc dinh thự kiểu châu Âu được bố trí trong một khuôn viên thoáng
đẹp với sự sắp đặt hài hòa, khéo léo cũng như tạo dáng cho các bồn hoa
trong không gian phía trước tiền
sảnh và sân dạo phía sau đã làm tóat
lên vẻ sang trọng uy nghi của một biệt điện - nơi ở của bậc vương giả.
Toàn bộ tòa nhà từ ngoài vào trong đều được quét ve màu vàng rất trang
nhã. Khi bước vào bên trong thì người ta thật sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng
trước sự sắp xếp bài trí hài hòa của các phòng ốc, tuy có sự hiện đại,
thông thoáng của phương Tây nhưng vẫn giữ được nét không gian thuần
Việt. Trang trí trong các phòng cũng khá đơn giản và thoáng đạt nhưng
vẫn toát lên sự thanh lịch quyền quí. Mặc dù Bảo Đại và Nam Phương đều
được du học ở Pháp từ rất sớm, song văn hóa phương Tây cũng không xóa
nhòa được văn hóa gia đình thuần Việt.
Ở đây, khi bước vào tiền sảnh ta bắt
gặp bên trái là phòng đợi (khách ngồi chờ tới lượt được tiếp kiến), bên
phải sâu vào trong là phòng làm việc của vua. Chính giữa là phòng khách
chính có thảm lớn trải dài với bộ ghế nệm sa lon sang trọng, vua ngồi ở
vị trí riêng biệt và trang trọng. Ở phòng khách chính còn có cây đàn
piano của Nam Phương hoàng hậu (đây có lẽ cũng là thú vui giải trí và
cũng là để góp vui khi giao lưu với bạn bè, quan chức người Pháp). Đặc
biệt, bên cạnh phòng khách chính còn có “phòng tiếp khách thân mật” nơi
dành cho vua và hoàng hậu tiếp những người thân trong hoàng tộc. Phòng
này được bố trí sâu vào phía trong, không gian và cách bài trí nhẹ nhàng
thanh thoát tạo được cảm giác ấm cúng, gần gũi thân thiết. Ở tầng trệt,
ngoài các phòng khách và phòng làm việc còn có phòng yến tiệc, phòng
bếp, phòng ăn và một số phòng phụ khác. Tầng lầu của biệt điện cũng
giống như hầu hết các dinh thự khác là nơi bố trí phòng ngủ, sinh hoạt
riêng của những người trong gia đình. Ở đây mặc dù các phòng bài trí đơn
giản, ít vật dụng và không có tranh tường nhưng vị trí và màu sắc của
rèm cửa, gối, ga trải giường đã tuân theo sự qui định của hoàng tộc.
Phòng của vua và phòng của hoàng hậu, thái tử dùng màu vàng, còn phòng
của các công chúa và hoàng tử thì màu xanh. Đặc biệt, ở đây điều gây sự
chú ý và ấn tượng cho du khách đó là phòng sinh hoạt gia đình, nó cho
người ta cảm nhận được phần nào phong cách của hoàng tộc Việt. Nó được
thể hiện qua sự sắp xếp theo chỗ ngồi, thứ bậc được phân định trên dưới
rõ ràng: ở giữa ghế trên nhất và to nhất là chỗ của vua và hoàng hậu,
tiếp đến là của thái tử, hoàng tử rồi các công chúa, rất trật tự và nề
nếp. Theo lời kể của bác Hòa quản gia của vua Bảo Đại tại biệt điện thì
thường sau bữa ăn tối các hoàng tử, công chúa đều phải tập trung quây
quần tại đây để hàn huyên và nghe vua và hoàng hậu giáo huấn. Điều này
cho thấy dù đã từng được giáo dục đào tạo và ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây nhưng Bảo Đại vẫn rất quan tâm đến việc giáo dục con cái theo
phong cách, nề nếp của gia đình hoàng tộc và cũng “rất Việt Nam”.
Ở đây ngoài các phòng của chủ nhân còn có phòng của bảo mẫu và cận vệ của vua, phòng đọc sách, giải trí, nguyệt vọng lầu.
Dinh III - Biệt điện nhà vua hiện nay
vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật, tài liệu quí giá về vua Bảo Đại và
gia đình. Đặc biệt đây cũng là một dinh thự còn giữ được không gian bài
trí nội thất bên trong của một biệt thự cổ ở Đà Lạt. Đồng thời cũng là
nơi ở cuối cùng của Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn trước
khi rời khỏi Việt Nam ra sống lưu vong ở nước ngoài.
Với kiểu kiến trúc độc đáo, tinh tế,
mang dáng dấp riêng của biệt điện, Dinh III là một trong những dinh thự
đẹp nhất của thành phố Đà Lạt. “Biệt điện nhà vua” là điểm đến hấp dẫn
du khách trong và ngoài nước khi tới Đà Lạt Lâm Đồng.
(1) Theo tác phẩm “Ngôi nhà của cha” của tác giả Nguyễn Trường Thanh - NXB Văn hóa thông tin, năm 2007.
Đoàn Bích Ngọ
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biệt điện Trần Lệ Xuân
Biệt thự Lam Ngọc.
Biệt thự Bạch Ngọc
-------------------Biệt điện Trần Lệ Xuân tọa lạc trên đồi Lam Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km, được khởi công xây dựng vào năm 1958 với diện tích khoảng 13.000m².
Phòng trưng bày trong biệt thự Lam Ngọc.
Khu biệt điện từng là “đệ nhất trời Nam” này gồm 3 biệt thự là Bạch Ngọc, nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá; Lam Ngọc nơi nghỉ cuối tuần của gia đình Lệ Xuân và Hồng Ngọc là biệt thự bà xây tặng cha mình.
Tất cả các biệt thự được xây dựng theo kiến trúc pháp cùng đồ nội thất xa xỉ thể hiện sự giàu sang của gia đình này.
Ấn tượng nhất của khu biệt điện là khu vườn thiết kế theo phong cách Nhật, hồ nước với bản đồ Việt Nam có cả dải phân cách vĩ tuyến 17 và hồ bơi nước ấm lộ thiên.
Hiện nay, biệt điện Trần Lệ Xuân là trụ sở của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV. Nơi tái hiện sinh động cuộc đấu tranh kiên cường trong cuộc chiến giành độc lập của Tây Nguyên và là nơi bảo quản khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn từng được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.
http://saigon-vietnam.fr/dalat_fr.php
La résidence de Bảo Đại
La construction du Palais d'été de
l'Empereur Bảo Đại débuta en 1933 sous la direction de l'architecte Paul
Veysseyre. Après la seconde guerre mondiale le 28 avril 1949, S.M. Bảo
Đại revenait à Dalat. Dalat accueillait Bao Dai le "dernier empereur"
durant plusieurs étés (il décédera à Paris le 31 juillet 1997). La résidence fut également occupé par le président sud-vietnamien Ngô Ðình Diem assassiné en novembre 1963. Aujourd'hui c'est la résidence officielle du Gouvernement Vietnamien.
La résidence du Gouverneur Général à Dalat
Quelques années plus tard le même architecte
construisit en 1937 la résidence d'été du Gouverneur Général dans un
plan similaire de même style "Art Déco" que celle de Bảo Đại.
L'architecte Paul Veysseyre de l'entreprise "Brossard et Mopin" qui a réalisé cette villa, fut également l'architecte des bâtiments à Saïgon de la Marine Nationale, boulevard Norodom, de la Banque de l'Indochine, quai de Belgique et des Brasseries et Glacières d'Indochine (BGI), rue Paul Blanchy.
Pendant la Seconde Guerre mondiale, Dalat sera la capitale de fait de l'Indochine durant l'occupation japonaise de la péninsule. L'amiral Jean Decoux séjourna à plusieurs reprises à Dalat, son épouse décédera dans cette ville le 6 janvier 1944.
Aujourd'hui la résidence du gouverneur général a été transformée en hôtel !
L'architecte Paul Veysseyre de l'entreprise "Brossard et Mopin" qui a réalisé cette villa, fut également l'architecte des bâtiments à Saïgon de la Marine Nationale, boulevard Norodom, de la Banque de l'Indochine, quai de Belgique et des Brasseries et Glacières d'Indochine (BGI), rue Paul Blanchy.
Pendant la Seconde Guerre mondiale, Dalat sera la capitale de fait de l'Indochine durant l'occupation japonaise de la péninsule. L'amiral Jean Decoux séjourna à plusieurs reprises à Dalat, son épouse décédera dans cette ville le 6 janvier 1944.
Aujourd'hui la résidence du gouverneur général a été transformée en hôtel !
http://saigon-vietnam.fr/dalat_fr.php
Architecture epoque coloniale au Vietnam -
www.terregaste.fr/.../Architecture-epoque-coloniale-au-Vi..
Le Mouvement moderne en Indochine
Simultanément à la formation du « style indochinois », l’architecture moderne gagne le
Vietnam. L’ École des beaux-arts de l’Indochine, créée en 1925 à Hanoi par le peintre Victor
Tardieu, devient rapidement un centre de rayonnement. Les professeurs d’architecture qui y exercent
construisent pour le compte de l’État et, souvent, pour une clientèle privée. À partir des années 1930,
les toits-terrasses, les volumes courbes et dissymétriques, les baies en hublots et les cages d’escalier
saillantes font leur apparition, comme dans la villa du gouverneur général à Dalat (vers 1939). Les
formes nouvelles s’expriment également dans un équipement aussi important que l’hôpital René
Robin à Hanoi (vers 1932), pour lequel l’architecte Christian s’imprègne du plan de masse et du
dessin des pavillons publiés en 1917 par Tony Garnier dans son projet de Cité industrielle. Afin de
préciser le programme de l’aérogare projetée à Gia Lam, près de Hanoi, l’architecte André Godard se
rend au Bourget en 1935 : à la suite de cette visite, il proposera une construction totalement épurée,
parfaitement adaptée aux services attendus.
Dinh Nguyễn Hữu Hào- Nay là Bảo tàng Lâm Đồng - đường Hùng Vương.
Simultanément à la formation du « style indochinois », l’architecture moderne gagne le
Vietnam. L’ École des beaux-arts de l’Indochine, créée en 1925 à Hanoi par le peintre Victor
Tardieu, devient rapidement un centre de rayonnement. Les professeurs d’architecture qui y exercent
construisent pour le compte de l’État et, souvent, pour une clientèle privée. À partir des années 1930,
les toits-terrasses, les volumes courbes et dissymétriques, les baies en hublots et les cages d’escalier
saillantes font leur apparition, comme dans la villa du gouverneur général à Dalat (vers 1939). Les
formes nouvelles s’expriment également dans un équipement aussi important que l’hôpital René
Robin à Hanoi (vers 1932), pour lequel l’architecte Christian s’imprègne du plan de masse et du
dessin des pavillons publiés en 1917 par Tony Garnier dans son projet de Cité industrielle. Afin de
préciser le programme de l’aérogare projetée à Gia Lam, près de Hanoi, l’architecte André Godard se
rend au Bourget en 1935 : à la suite de cette visite, il proposera une construction totalement épurée,
parfaitement adaptée aux services attendus.
Dinh Nguyễn Hữu Hào- Nay là Bảo tàng Lâm Đồng - đường Hùng Vương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.