KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN GIAN CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC TỈNH LÂM ĐỒNG
MỤC LỤC
PHẦN 1 : NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ SINH HOẠT – PHONG TỤC TẬP QUÁN – TÍN NGƯỠNG CỦA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA TỈNH LÂM ĐỒNG. PHẦN 2 : MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ NHÀ Ở CỦA 03 DÂN TỘC MẠA – K’HO – CHURU Ở LÂM ĐỒNG . PHẦN 3 : KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN TỘC MẠA - THỊ TRẤN ĐẠTẺH – TỈNH LÂM ĐỒNG ( NGHIÊN CỨU , ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH , GỢI Ý GIẢI PHAP Ở CHO NGƯỜI NÔNG DÂN DÂN TỘC MẠ ) |
Sinh hoạt – Phong Tục – Tập Quán – Tín Ngưỡng
Của các Dân tộc bản địa Lâm Đồng.
TÓM LƯỢC
Lâm Đồng là một Tỉnh có nhiều dân tộc khác nhau. Hiện nay, ngoài dân tộc Kinh còn có 32 dân tộc thiểu số. Ngoài các dân tộc bản địa như Mạ, K'Ho, Chu Ru, M'Nông, Raglai, Gié-triêng, X'Tiêng, Bru-Vân Kiều, Ba na, Ê Đê, Gia me, Chăm … Còn có các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc di chuyển vào như Hoa, Tày, Nùng, Thái, Dao, H'Mông, Sán chay, Sán dìu, Thổ, Dáy….Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi đề cập đến những nét cơ bản về Sinh hoạt – Phong tục – Tập quán – Tín ngưỡng của 03 dân tộc bản địa là Mạa, K’ho, Churu.
NGƯỜI MẠ
Người Mạ là một dân tộc thiểu số, ngữ hệ Môn Khơ me, cư trú tập trung chủ yếu ở vùng Trung và hạ lưu sông Đồng nai bao gồm các huyện Bảo Lâm, Đa Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và một phần Thị xã Bảo Lộc.Các nhóm địa phương: Mạ ngăn, Mạ Xộp, Mạ Tô, Mạ Krung…
Người Mạ hiện nay có khoảng 30.000 người.
Hình thái kinh tế nương rẫy đóng vai trò chủ đạo trong đời sống người Mạ. Dụng cụ chủ yếu để làm rẫy là con dao, chiếc rìu, gậy chọc lỗ.
Rẫy (Mir) của người Mạ có thể chia làm 3 loại:
- Rẫy ở thung lũng
- Rẫy ở sườn núi
- Rẫy ở đỉnh đồi.
Nghề chăn nuôi ở người Mạ chưa độc lập với trồng trọt và chưa có quy mô lớn. Người Mạ thường nuôi trâu, bò, heo, dê, gà, vịt, ngỗng… Họ nuôi theo lối nửa thả rông, nửa chăm sóc.
Người Mạ nổi tiếng về nghề dệt vải. Dụng cụ dệt thô sơ, tốc độ rất chậm chạp nhưng sản phẩm dệt rất đẹp và được nhiều dân tộc ưa thích. Hoa văn trang trí phong phú và tinh vi với nhiều màu sắc sặc sỡ, phản ánh môi trường sinh sống và mơ ước trong cuộc sống của người Mạ.
Ngoài ra, người Mạ còn có nghề rèn, nghề gốm và còn biết làm thuyền độc mộc..v.v.
- CƠ CẤU TỔ CHỨC XÃ HỘI:
Trong xã hội người Mạ không có người làm thầy cúng chuyên nghiệp. Người phù thủy ở vùng Mạ xem như người thầy thuốc chữa bệnh.
Trong xã hội người Mạ tuy vẫn tồn tại quyền công hữu đất đai nguyên thủy, nhưng cũng đã xuất hiện người giàu kẻ nghèo.
- TỔ CHỨC GIA ĐÌNH:
- HÔN NHÂN:
Nếu vợ chết thì có thể lấy em gái vợ nếu người con gái đó đồng ý. Không được lấy chị gái. Ngược lại khi chồng chết, người vợ có thể lấy em trai chồng chứ không được lấy anh chồng. Con trai vào độ tuổi 15 là tuổi được kết hôn. Hôn nhân ở người Mạ khác với người K' Ho ở chỗ người thanh niên quyết định và đi cưới vợ. Còn ở người K 'Ho vẫn còn tục lệ " đi bắt chồng".
Chế độ cư trú sau hôn nhân của người Mạ thiên về cư trú bên chồng. Tuy vậy sau lễ cưới người chồng phải sang nhà vợ ở một vài năm nếu nhà nghèo thì có thể ở lâu hơn.
- PHONG TỤC TẬP QUÁN:
Là một dân tộc sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, loại lễ nghi long trọng và đều đặn là lễ nghi tiến hành vào những khâu trong quá trình canh tác. Người Mạ có một số lễ cúng như sau ( trong một năm ) :
_ Nhu ga bri: cúng thần rừng.
_ Nhu duh sob: Lễ cúng sau khi phát rừng trước khi đốt, còn gọi là Lơ Yang us hay Nhu Yang us: cúng thần lửa.
_ Trước khi chọc lỗ bỏ hạt làm lễ cúng gọi là Lơ Yang tuyt koi.
_ Nhu tam xơ nơm hay Nhu tam nơm: cúng lúc lúa đã lên từ 2 tấc đến 5 tấc.
_ Nhu tơ rơ mul còn gọi là Nhu đụnh: cúng lúc lúa trổ bông. Lễ vật lớn hơn các lễ trước.
_ Lễ Nhu tuyn kách hoặc Nhu pas koi: cúng trước khi suốt lúa mang về kho. Lễ vật gồm có gà rượu và được cúng ở rẫy.
_ Lễ Nhu R'he: Lúc mọi nhà đã đem lúa về kho, cả buôn định ngày lễ mừng gặt hái xong. Nhu R'he được tiến hành trong 7 ngày ( từ khi chuẩn bị trang hoàng tới lúc tiến hành lễ cúng xong)
Những năm gần đây đa số các buôn đã bỏ bớt nhiều lễ, chỉ giữ lại một vài lễ quan trọng như Nhu tam nơm, Nhutơrơmul, Nhu R'he.
- MA CHAY:
Người ở làng nào thì chôn trong địa phận làng đó. Nghĩa địa là khu vực cấm kỵ đối với mọi người, đặc biệt là người ngoài làng.
- VĂN HỌC DÂN GIAN:
" Tam pớt" là loại hò đối đáp giữa nam nữ, là những bản tình ca nam nữ, rất phổ biến ở vùng Mạ.
Luật tục ( Ndri ) của người Mạ không những là một bộ luật cổ truyền của xã hội người Mạ, mà còn là một di sản văn hóa tinh thần – Đó là những câu nói có vần có điệu mà nội dung của nó là những quy ước xã hội, cách đối nhân xử thế.
_ Âm nhạc: dụng cụ âm nhạc của người Mạ chủ yếu là bộ chiêng gồm 6 cái: trống, khèn bầu 6 ống, 6 lỗ âm thanh, sáo bầu 3 lỗ, khèn sừng trâu, đàn lồ ô 6 dây, đàn môi.
NGƯỜI K 'HO
Người K ' Ho ở Lâm Đồng là một tộc người thuộc ngôn ngữ Môn – Khơ me. Họ cư trú ở nhiều nơi trong Tỉnh Lâm Đồng: Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đa Hoai. Người K 'Ho tập trung nhiều nhất là ở huyện Di Linh. Người K ' ho ở Lâm Đồng hiện nay là 104.025 ( theo điều tra 01/ 10/ 1997) bao gồm các nhóm địa phương Srê, Nộp, Cờ dòn, Tố la, Măng tố ( Prô), Bajà, Ta ngâu ( Đạ ngao), Chil, Lạt.
v SINH HOẠT KINH TẾ:
Người K' ho chủ yếu làm kinh tế nương rẫy và ruộng nước. Một đội nhóm K'ho sống bằng nghề lúa nước. Nghề rẫy gắn liền với đời sống du cư, du canh theo chu kỳ 3 năm một lần dời chỗ ở. Nghề lúa nước gắn với đời sống định cư.
Cây lương thực chính của các nhóm K 'ho là lúa, riêng đối với nhóm Chil lại là bắp.
- VỀ XÃ HỘI :
Bon là làng truyền thống theo kiểu một công xã nông thôn hoặc công xã láng giềng, mang đậm dấu vết của công xã thị tộc mẫu hệ. Đứng đầu Bon là già làng ( Kuang bon) . Ông là người có uy tín tuyệt đối sao với các thành viên khác trong làng.
Trong xã hội truyền thống thì chủ làng, cùng với chủ rừng (Tombri), thầy cúng và các gia trưởng hợp thành tầng lớp trên của người K ' ho. Sự khác biệt giữa các tầng lớp trong xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào sự khác biệt chút ít về những tư liệu sinh hoạt truyền thống như ché, cổ chiêng..v.v. Chưa có sự bóc lột sức lao động của những thành viên khác trong cộng đồng. Nhưng trong xã hội đã xuất hiện sự phân tầng lớp kẻ giàu người nghèo.
Trong xã hội truyền thống của người K ' ho đã tồn tại hai hình thức tổ chức : gia đình lớn mẫu hệ và gia đình nhỏ mẫu hệ.
Điều đáng chú ý là dù ở gia đình lớn hay gia đình nhỏ những dấu ấn mẫu hệ vẫn được duy trì và bảo lưu. Con cái sinh ra đều mang họ mẹ. Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng và cư trú bên vợ đã được xác lập và duy trì một cách khá chặt chẽ trong xã hội.
- PHONG TỤC, TẬP QUÁN, TÍN NGƯỠNG:
Về thần thánh ( Yang) trong quan niệm của người K ' ho có một vị thần tối cao đó là vị thần khai sáng vũ trụ và là vị thần bảo hộ tối cao của con người tên gọi là Nđu – Mặc dù vậy trong các dịp tế lễ người K ' ho ít vầu tời vị thần này mà thường cầu xin các vị thần khác có ngôi vị thấp hơn như: thần mặt trời, mặt trăng, thần núi, thần sông, thần đất, thần ruộng, thần nhà, thần ché rượu, thần kho lúa, thần rừng..v.v Đối nghịch với thần là ma quỷ ( chà) luôn gây ra tai nạn cho con người như phá hoại mùa màng, gieo các bệnh tật. Do quan niệm về sự chi phối của thần và ma quỷ đối với đời sống, người K ' ho thường phải cúng kiến để cầu xin vào các dịp như: mùa màng, hôn nhân, tang, ma , ốm đau.
Do đời sống kinh tế của người K' ho cơ bản dựa vào nông nghiệp, cho nên những lễ nghi liên quan đến công việc làm rẫy, làm ruộng là những lễ nghi quan trọng nhất và được tiến hành thường xuyên. Ngoài lễ Đâm trâu Nôsarpu được tổ chức rất linh đình và mang nhiều ý nghĩa như mừng lúa mới, tạ ơn thần linh đã ban sự an lành cho làng; Người K ' ho đã có một một số lễ nghi nông nghiệp như : Lễ gieo giống ( Nhô Sih Srê), cúng trước khi gieo trồng. Lễ rửa " chân trâu" tiến hành sau khi gieo hạt một tháng, lúc này con trâu đã được nghĩ ngơi sau một thhời gian cày bừa mệt nhọc, với mục đích cầu cho trâu mập mạp, sinh sản nhiều.
Lễ Nhô Wer cúng vào lúc lúa đã mọc đầy đồng. Lễ này để thần linh đã cho mưa thuận gió hòa .
Lễ Nhô kẹp – cử hành vào mùa lúa trổ bông.
Lễ Nhô tốt đông ( lễ trồng câu nêu) được cúng khi lúa chín.
Lễ cuối cùng trong một chu kỳ nông nghiệp là lễ Nhô Lir bông – Từ Lia bông có nghĩa là đậy nắp vựa thóc lại. Đấy là lễ tết của người K ' ho Sêrê. Lễ được tổ chức tại kho thóc của mỗi nhà có sự tham dự của chủ các bon, chủ gia đình khác trong họ.
Bên cạnh tín ngưỡng đa thần phổ biến và thống trị trong xã hội K ' ho, sau này ta thấy xuất hiện nhiều bộ phận dân chúng theo những tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào như thiên chúa, tin lành.
NGƯỜI CHU RU
Chu ru là một dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Mã Lai – đa đảo ở miền Nam – Dân ố tương đối ít. Ở LÂm Đồng theo thống kê dân số 01/ 10/ 1997 người ChuRu có 12.993 người- Sinh hoạt kinh tế:
Trong canh tác người Chu Ru có nhiều kinh nghiệm về việc làm làm thủy lợi nhỏ, nhất là việc điều tiết nước cho các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.
Ngoài ruộng, người Chu Ru còn làm thêm nương rẫy và vườn. Ngoài nông nghiệp, đồng bào còn chăn nuôi: trâu, bò, heo, dê ..v.v và các loại gia cầm khác.
Săn bắn, hái lượm cũng là một hoạt động thường gặp trong đời sống của người Chu Runhằm cung cấp thực phẩm, rau quả trong sinh hoạt hàng ngày.
_ Nghề dệt của người Chu Ru hầu như không phát triển vì vậy hầu hết các y phục cổ truyền của họ đều phải mua bán, trao đổi với các dân tộc láng giềng như người Chăm, K ' ho, Mạ…v.v
Tóm lại, nền kinh tế cổ truyền của người Chu Ru là một nền kinh tế tự nhiên, mang tính tự cung tự cấp. Trong đó trồng trọt giữ vai trò chủ đạo, chăn nuôi chưa trở thành nghề chính, thủ công nghiệp vẫn là nghề phụ trong gia đình.
- Tổ chức xã hội:
Người có uy tín sau chủ làng là thầy cúng, trưởng thủy ( có kinh nghiệm về thủy lợi ) và bà mẹ. Họ là những người có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, tín ngưỡng trong cộng đồng làng của người Chu Ru.
Gia đình trong xã hội cổ truyền của người Chu Ru là chế độ gia đình mẫu hệ.
Trongđó vai trò của người vợ, người cậu rất quan trọng.
Chế độ hôn nhân của người Chu Ru là chế độ hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên vợ. Người phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân mà họ gọi là tục " bắt chồng".
- Phong tục, tập quán, tín ngưỡng:
Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, người Chu Ru còn tiến hành các lễ nghi nông nghiệp như: cúng thần đập nước ( Bơmung), thần mương nước, cúng thần lúa khi gieo hạt ( Nhum Tốt đoồng hay khâu đoồng), cúng ăn mừng lúa mới, cúng sau mùa gặt. Trong các lễ nghi cổ truyền đó, đáng chú y nhất là lễ cúng thần Bơ mung. Trong mỗi vùng cư trú của người Chu Ru có một nơi dành riêng để thờ cúng vị thần này. Hàng năm vào khoảng tháng 2 người Chu Ru mang dê, ngựa đến cúng thần. ( Tục truyền người Chu Ru cho hay các vị thần hay cưỡi ngựa nên phải cúng ngựa có đóng yên cương, phủ lễ phục quý giá). Ngoài lễ cúng Bơ mung, theo phong tục cổ truyền người Chu Ru còn cúng Yang Wer – Yang Wer là một cây cổ thụ ở gần làng được dân làng tin đó là nơi cư ngụ của một vị thần có quyền phép. Người Chu Ru thường làm các hình nộm như đầu voi, ngựa, cọp, dê, .v.v bằng gỗ hoặc bằng củ chuối, cùng đồ ăn thức uống mang tới gốc cây Yang Wer để cúng tần. Khi cúng xong họ bèn đặt một phần đồ cúng lên võng khiêng tới một cây Yang Wer cách chừng trăm thước. Họ hạ võng bày đồ ăn ra vệ đường với ngụ ý tiễn Yang Wer đi chơi. Sau đó tất cả mọi người trở lại gốc cây cùng ăn uống vui vẻ. Trước khi ra về, mỗi gia đình hái một nhánh cây đem về cắm trước cửa. Tiếp sau đó cả làng kiêng cử 15 ngày không được ai ra vào. Đó là thời gian nghĩ ngơi sau một vụ mùa gặt hái ( vào tháng 2 hàng năm ).
v Văn học nghệ thuật:
Người Chu Ru cũng có một kho tàng truyện cổ, ca dao , tục ngữ rất phong phú. Phản ảnh chế độ mẫu hệ đề cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Phản ánh cuôc đấu tranh bất khuất của nhân dân đối với thiên nhiên, xã hội để giành cuộc sống ấm no hạnh phúc.
_ Về âm nhạc: Ngừi Chu Ru có trống ( sơ gơn), kèn ( rơkel), đồng la ( sar), còn có r'tông, kwao, terlia lànhững nhạc cụ đặc sắc của họ. Trong ngày vui họ thường múa điệu Tam –ga.
Cũng như các dân tộc ít người khác ở Lâm Đồng, Tây nguyên, người Chu Ru tin rằng bệnh tật là do Yang gây ra. Bởi vậy khi có người lâm bệnh nặng, lập tức họ mời thầy cúng (mdjao) để cúng và trị cho người bệnh. Mdjao có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh và trị bệnh mang tính bua phép kết hợp với các kinh nghiệm y học cổ truyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.