Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

BẢN SẮC TP ĐÀ LẠT

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
           µ          


 






Đề tài nghiên cứu


GIỮ GÌN PHÁT HUY BẢN SẮC

TRONG HIỆN ĐẠI HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

THÀNH PHỐ ĐÀLẠT











THÁNG 07 – NĂM 2002
( HỘI KIẾN TRÚC SƯ LÂM ĐỒNG )











HỘI KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI KIẾN TRÚC SƯ LÂM ĐỒNG                                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                  




Đề tài nghiên cứu


BẢN SẮC ĐÀ LẠT
















NHÓM THỰC HIỆN :
1.       KTS. NGUYỄN VĂN LẬP
2.       KTS.TRẦN CÔNG HÒA
3.       KTS.LÊ TỨ
4.       KTS.NGUYỄN VĂN PHÁP
5.       KTS.TRIỆU VĨNH LỘC
6.       Ô.ĐỖ TẾ DƯƠNG
7.       Ô.LÊ PHỈ : Chụp ảnh tư liệu
Và một số cộng tác viên Hội Kiến Trúc Sư Lâm Đồng .

THÁNG 07 – NĂM 2002
( HỘI KIẾN TRÚC SƯ LÂM ĐỒNG )


MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU.

I.CHƯƠNG I: NÉT ĐẶC THÙ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT.
PHẦN I: YẾU TỐ THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG.
A)      Địa lý tự nhiên: địa hình, địa thế.
B)      Địa chất.
C)     Khí hậu, thời tiết.
D)     Thảo mộc.
E)      Sông, suối, hồ.
PHẦN II : NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG THÀNH PHỐ DALAT
1.       Thời kỳ sơ khai: cảnh quan ban sơ và buôn làng dân tộc.
2.       Giai đoạn hình thành trạm nghĩ dưỡng trên cao (1900-1922)
a)      Lựa chọn địa điểm xây dựng thành phố.
b)      Chương trình xây dựng đầu tiên của thành phố.
c)       Đồ án quy hoạch đầu tiên 1906.
3.Giai đoạn phát triển: (1923 – 1954)
a)      Đồ án Hebrard 1923.
b)      Đồ án Pineau 1933.
c)       Đồ án Mondet 1940.
d)      Đồ án Lagisquet 1943.
4.       Giai đoạn 1954 – 1975
a)      Giai đoạn 1954 đến 1963.
b)      Giai đoạn 1963 đến 1975.
5.       GiaI đoạn 1975  đến nay:
a)      Giai đoạn 1975 đến 1985.
b)      Giai đoạn 1985 đến nay.
PHẦN III: NHỮNG BÀI HỌC TỪ QUÁ KHỨ: NHẬN DIỆN NÉT ĐẶC THÙ
A)      Yếu tố địa hìn
B)      Yếu tố mặt nước
C)     Không gian kiến trúc, công trình kiến trúc:
1.       Không gian kiến trú
2.       Công trình kiến truc
D)     Yếu tố cây xanh.
E)       
       II.      CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ NỔI TRỘI CỦA ĐÔ THỊ ĐÀ LẠT.
PHẦN I: Thành phố Đà Lạt với đồ án qui hoạch chung xây dựng đô thị 1994 .
PHẦN II: Các tác động của việc xây dựng đến các khu chức năng:
1.       Xét về cấu trúc tổng thể không gian đô thị.
2.       Khu chức năng trung tâm toàn thành phố.
3.       Các khu chức năng “ ở “ trong đô thị Đà Lạt.
PHẦN III: Những vấn đề nổi trội cần nghiên cứu giải quyết.

     III.      CHƯƠNG III: ĐÚC KẾT VÀ KIẾN NGHỊ.
PHẦN I: Đúc kết
1.       Đặc điểm môi sinh cảnh quan thiên nhiên và khí hậu.
2.       Quy hoạch đô thị.
3.       Kiến trúc công trình.
4.       Xã hội nhân văn.
PHẦN II: Kiến nghị.











LỜI MỞ ĐẦU.

Những người đầu tiên xây dựng Đà Lạt đã xác định một cách hợp lý những nét đặc thù chủ yếu của thành phố bằng một câu phương châm ghép chữ bằng tiếng La tinh rất khéo:
" Dat aliis lactiam, aliis temperiam"
" Elle donne aux uns la jolie, aux autres la santé".
Có nghĩa là: "Cho người này niềm vui, cho người khác sức khỏe".
Nguồn vui và sức khỏe là những điều kiện cần thiết và quý giá mà môi trường sống lý tưởng của Đà Lạt dành cho chúng ta.
Quá trình phát triển qua nhiều thời kỳ với biết bao thăng trầm, Đà Lạt luôn đáp ứng đúng theo phương châm đó, mặc dù mỗi giai đoạn cũng có những đặc điểm riêng biệt phụ thuộc vào diễn biến của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Môi trường thiên nhiên của Đà Lạt vốn là một vùng cảnh quan tự nhiên miền núi độc đáo với bầu khí hậu đặc biệt mát mẻ quanh năm đã tạo nên nét đặc thù rất riêng so với toàn vùng Đông Nam Á. Thêm vào đó, những công trình kiến tạo có ý tứ,  đã khéo hòa nhập vào khung cảnh tự nhiên sẵn có, đã tạo nên cảnh quan đô thị Đà Lạt đa dạng và phong phú như hiện nay.
Có lẽ bài học của quá khứ phần nào sẽ giúp chúng ta tìm hiểu và nhận ra được yếu tố tạo ra bản sắc của Đà Lạt. Từ đó góp phần gìn giữ và phát triển những giá trị đặc trưng của thành phố trước sức ép của tiến trình đô thị hóa với những thay đổi nhanh chóng và phức tạp.



























CHƯƠNG I


NÉT ĐẶC THÙ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

 

 

PHẦN I

YẾU TỐ THIÊN NHIÊN- MÔI TRƯỜNG





A - MÔI TRƯỜNG ĐỊA THẾ TỰ NHIÊN, ĐỊA HÌNH:


Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Langbiang có cao độ trung bình 1500m. Bao quanh về phía Đông và Nam là các cao nguyên lớn hơn với cao độ trung bình là 1000m. Đó là cao nguyên Đơn Dương về phía biển và cao nguyên Liên Khương trải dài đến Bảo Lộc về phía Nam. Cao nguyên Langbiang là đầu nguồn của các con sông chính trong vùng là các  sông Đồng Nai và sông Đa Nhim… tưới mát cho các vùng lân cận.
Vị trí thành phố Đà Lạt được xác định bởi toạ độ địa lý: 11o57 vĩ độ Bắc và 108028 kinh độ Đông .
Với một diện tích trên 200km2, Đà Lạt được giới hạn ở phía Bắc bởi ngọn Langbiang hùng vĩ cao 2.163m, phía Tây và Tây Nam được dãy núi Voi bao bọc; phía Đông có hai ngọn Lap  Bé Nord 1.732m, và Lap - Bé Sud 1.702m án ngữ. Nhìn từ trên cao, thành phố Đà Lạt nằm giiữa một vùng trũng bao quanh bởi những dãy đồi đỉnh tròn, sườn thoai thoải hướng về một trung tâm là Hồ Xuân Hương cao độ 1.477m. Các đồi này phần lớn là đồi trọc, với những cao độ tương đối đều nhau, càng xa trung tâm càng cao dần đến một vùng núi cao bao quanh, làm cho khu vực có dạng một lòng chảo hình bầu dục mà trục lớn theo hướng Bắc Nam dài độ 18km và trục nhỏ theo hướng Đông Tây dài độ 12km.

B- ĐỊA CHẤT.

Cao nguyên Langbiang có lối cấu tạo của một sơn khối cổ gồm đá hoa cương, đacit, lưu vân, diệp thạch, mica diệp thạch… Các loại đá trên đã trải qua một cuộc biến hoá mãnh liệt. Nhiều tảng hoa cương bị nứt ra và biến thành một loại cát màu trắng pha đỏ hạt to. trong khi đó diệp thạch lại phân hoá thành đất đỏ kém phì nhiêu. Điểm đặc biệt là sự phân hóa các loại lưu vân nham gồm nhiều tinh thể thạch anh và tràng thạch rất mịn taọ thành nhiều lớp kaolin là đất sét dùng cho ngành sản xuất đồ gốm.
Về khoáng sản Đà Lạt không có gì đáng kể ngoài các hầm đá, hầm cát và mỏ kaolin. Tuy nhiên hiện nay dấu vết quặng thiếc được tìm thấy qua các cuộc đào đãi thiếc trong vùng và việc thăm dò nghiên cứu vẫn đang còn tiếp tục. Ngoài ra cách phía Bắc Đà Lạt khoảng 20km theo đường chim bay có một suối nước nóng, nhiệt độ từ 50o đến 60oC, thuộc xã Đam ron, có toạ độ địa lý là: 
Vĩ độ : 17o47   B ;
Kinh độ: 117o42  ĐG .
  

C- KHÍ HẬU - THỜI TIẾT

Đà Lạt nằm ở vĩ độ 11o57, nghĩa là về phương diện địa lý, Đà Lạt nằm trong vùng nhiệt đới. Nhưng trên thực tế, khí hậu ở đây mang nhiều sắc thái của một xứ ôn đới với nhiệt độ trung bình hàng năm chừng 18oC.  Đặc điểm này có thể hiểu là nhờ ngự trị trên cao nguyên Langbiang có cao độ trung bình 1500m và theo định luật vật lý không gian, cứ lên cao 180m, nhiệt độ lại giảm xuống 10C, vậy nên so với vùng đồng bằng lân cận, Đà Lạt có nhiêt độ thấp hơn khoảng 8 - 90C.
 Và với dáng vẻ của một thành phố Tây phương, Đà Lạt như xa cách hẳn với vùng Đông Nam Á nóng bức này. Tuy vậy thành phố vẫn mang nhiều tính cách của khí hậu nhiệt đới có 2 mùa rõ rệt:
1-      Mùa mưa và ấm: 
- Từ tháng 4 đến tháng 11: Mùa này thường có mưa, nhất là về buổi chiều. Đôi khi có những cơn mưa đá gây thiệt hại mùa màng. Ngoài ra mùa này cũng ảnh hưởng đến những chuyến bay đáp xuống Đà Lạt vì mưa lớn và sương mù.
a / Nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi tứ 1802 -1905.
b / Ẩm độ: Thay đổi 82.5% đến 88%.
c / Mưa:
- Từ tháng 4 đến tháng 6 , có những trận mưa giông kéo dài từ trưa đến chiều, vũ lượng trung bình là 185mm và số ngày mưa trong tháng tăng dần từ  tháng tư đến tháng sáu (từ 11 ngày mưa đến 20 ngày mưa ).
- Từ tháng 7 đến tháng 11: với những cơn mưa tầm tã suốt ngày, vũ lượng trung bình hàng tháng 251mm , trung bình mỗi tháng có 22 ngày mưa.
d/ Độ sương trung bình: 17%.

2-      Mùa khô và lạnh:
Từ tháng 11 đến tháng 3. Mùa này trời có nắng suốt ngày nhưng rất lạnh. Bầu trời trong xanh không gợn chút mây. Sương mù bắt đầu từ chập tối càng về khuya càng tăng dần, và dày đăc lúc trời gần sáng.
a/ Nhiệt độ:
-         Trung bình hàng tháng 16oC.
-         Lạnh nhất 8oC.
Về mùa này đôi khi có những ngày rất lạnh nhất là vào khoảng đầu tháng giêng. Có nhiều đêm nhiệt độ xuống dưới 10oC,
b/ Ẩm độ:
-         Trung bình tháng 80%.
-         Thấp nhất vào khoảng tháng 2: 78%.
c/ Mưa:
-         Mùa này mưa ít, hầu như không có. Trong tháng 11 vũ lượng chỉ có 108mm. Từ tháng 12 trở đi vũ lượng không đáng kể.
-         Độ sương trung bình 12%.

D / ĐẤT ĐAI:

Tại Đà Lạt vì khí hậu ẩm ướt và lạnh lẽo và nền tảng địa chất gồm những loại đá hoa cương dacit, nên đất đai ở đây khác hẳn với đất đai tại các vùng khác ở Việt Nam.
-         Đất trên đồi hay dưới thung lũng đều có độ pH acid ( pH trung bình từ 4,8 đến 5,2,)
-         Đất đai giàu chất hữu cơ:
. Lớp đất mặt trên đồi có từ 3 đến 4% chất cacbon.
. Lớp đất mặt dưới thung lũng có nhiều hơn 15%.
-         Đặc tính của các loại đất:
+        Đất cao: Ở trên đồi có một thủy cấp cao và do sự hủy hoại trực tiếp của các đá hoa cương mà có. Lớp mặt sâu chừng 20cm là đất sét  màu đen và dưới đó là các màu đỏ hồng, có nơi có màu vàng nhạt (dân địa phương gọi là đất mỡ gà, còn danh từ khoa học gọi  đất podzolic vàng đỏ). Trắc diện các loại đất này rất sâu. Độ thoát thủy của các nhóm đất trên đồi rất cao, vì thế đất này tương đối nghèo nàn vì những dưỡng chất trong đất dễ bị nước mang đi xuống các phần đất dưới sâu. Các đất podzolic vàng đỏ dễ bị nước mưa xói mòn. Vào mùa mưa nhiều vùng bị xói lở thành mương, rãnh khá sâu.
+        Đất thấp: Xen giữa các triền đồi, ở dưới thung lũng là những vùng đất thấp:
- Có nhiều chất hữu cơ hơn đất cao.
- Độ thoát thủy rất kém vì nước khó thoát.
- Lắm chỗ đất mùn có nhiều đến nỗi ta có thể gặp than bùn. Mặt nước ngầm có thể gặp từ 50-100cm.
Hiện nay đất thấp quanh vùng Đà Lạt đều trồng được rau cải, riêng ở chân núi Langbiang, đồng bào dân tộc trồng lúa.

E / THẢO MỘC:

Vùng Đà Lạt có nhiều thảo nguyên và rừng thông ba lá. Rừng thông ba lá chiếm nhiều diện tích trên các đồi núi bao quanh thành phố, bên cạnh đó còn có các cây tùng loại khác như:
-         Cây ngô tùng (Kételeeria Davidiana).
-         Cây bách tùng (Podocarpus mbricatus).
-         Cây thông tràm (Podocarpus Fleuryi).
-         Cây thông tre (Podocarpus Neriefolius).
-         Cây thông 5 la  (Pinus Dalalạteusis).
-         Cây thông 2 lá…
Ngoài ra còn có nhiều rừng diệp loại như các loại cây dẻ (Quercus Lantana), sồi (Castanopsis)… Đáng chú ý là các giống cây này cũng thường có trong các rừng miền ôn đới (Pháp, Đức )…
Ở phía Bắc có thể gặp những cây diệp loại lớn như cây chò sót ( Schima Crenata ), cây chò nước ( Salix Thorelu )…

F/ SÔNG SUỐI VÀ HỒ:

Đà Lạt nơi đầu nguồn sông Đồng Nai, nằm trong một vùng mưa nhiều (vũ lượng trung bình 1.770mm). Cao nguyên Langbiang đóng vai trò phân phối nước cho các vùng lân cận. Sông Dadung phát nguyên từ chân núi Langbiang ( 2.169m) chảy ra phía Tây rồi đổ vào sông Đồng Nai. Phía đông có sông Da Nhim bắt nguồn từ ngọn Darich (1933m) chảy xuống Đơn Dương tạo nên một thung lũng phì nhiêu. Nước qua ba thác nước: Liên Khương, Gougah, Pongour để rồi hợp với sông Dadung tạo thành sông Đồng Nai xuôi về phương Nam.
Thành phố Đà Lạt còn có con sông Cam Ly tuy nhỏ bé nhưng lại gắn liền với người dân ở đây về mặt sinh hoạt vật chất cũng như yếu tố tinh thần. Sông Cam Ly bắt nguồn từ những dãy đồi phía Đông Bắc Thành Phố ở cao độ 1500m. Sau khi trầm mình vào hồ Than thở nối liền hồ Mê Linh và Hồ Xuân Hương , sau đó uốn mình về phía Tây đổ xuống thác Cam Ly với độ cao trên 10m. Từ thác Cam Ly con sông bắt đầu chảy dồn dập đổ về sông Dadung. Từ chỗ phát nguyên ( 1500m) đến mực gốc ngã ba sông Dadung (800m), sông Cam Ly đã phải trải qua 5 thác nước và vô số ghềnh đá trên một đoạn đường dài khoảng 60 km với độ dốc trung bình 11,6%.
Vì ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, mực nước sông Cam Ly cũng thay đổi luôn. Trong mùa khô mực nước rút xuống phơi trần các ghềng đá hoa cương . Nhưng vào mùa mưa , nước có thể dâng cao đến vài nét làm ngập các vườn, nhà hai bên gây thiệt hại đáng kể. Bởi vì đồi núi trong vùng Đàlạt là những đồi trọc , thảo mộc thưa thớt không đủ sức ngăn chặn các dòng nước lũ đổ về. Hiện nay người dân đã biết khai thác những địa thế trũng để xây đập ngăn chặn dòng nước, biến các thung lũng thành hồ nước nhân tạo.
Chính các hồ nhân tạo này vừa giữ vai trò điều hòa dòng nước vừa là những thắng cảnh hấp dẫn, những trung tâm giải trí lành mạnh lại vừa là nguồn cung cấp nước uống và sinh hoạt cho cư dân.
Các hồ nhân tạo lớn như Hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Mê Linh, hồ Vạn Kiếp… đều do người Pháp thực hiện từ khi vừa mới khai thác nhằm làm tăng vẻ đẹp cho Thành phố và cho khu vực xung quanh.
Hiện nay một số hồ đã bị vùi lấp đang được nghiên cứu để phục hồi.
Ngoài những hồ lớn, còn có rất nhiều ao hồ nhỏ do các nhà vườn trữ nước trong mùa khô hạn,  hoặc để nuôi cá, nuôi vịt…







PHẦN II


NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

 

A . SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN T.P ĐÀ LẠT


1-      CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN BAN SƠ VÀ BUÔN LÀNG DÂN TỘC :
Để thông hiểu được những yếu tố đã ảnh hưởng đến việc thành lập Đà Lạt, chúng  ta cũng cần nhớ lại tình hình Đông Dương vào những năm cuối thế kỷ XIX.
Sau khi đã ổn định tình hình, thực dân Pháp bắt đầu tăng cường kiểm soát lãnh thổ chiếm đóng để mở rộng chính sách thuộc địa. Nhiều phái đoàn khoa học và quân sự được phân công thám sát tìm hiểu tài nguyên tiềm tàng của rừng núi Việt Nam. Ngoài ra, quân đội Pháp đã bị tiêu hao lực lượng bởi khí hậu nhiệt đới và bệnh sốt rét . Điều này thúc đẩy toàn quyền Paul Doumer phải quan tâm một hay nhiều điểm nghỉ mát trên cao ở Đông Dương, có khí hậu tốt như ở Châu Âu để xây dựng những trại huấn luyện và dưỡng quân.
Những điều kiện cần thiết ban đầu được đặt ra như sau :
-         Cao độ tối thiểu: 1200m.
-         Cấp nước thuận lợi.
-         Đất đai có thể canh tác được.
-         Khả năng thiết lập đường giao thông dễ dàng.
Tháng 6 năm 1893, khi thực hiện chuyến du hành thám hiển trên vùng núi thượng nguồn sông Đồng Nai, bác sĩ Yersin sau khi vượt qua nhiều vùng rừng núi hiểm trở đã bất ngờ diện kiến vùng cao nguyên Langbiang (Lâm Viên) có cảnh quan hấp dẫn đặc biệt và khí hậu mát mẻ trong lành.
Trong hồi ký hành trình, ông đã kể lại rằng:
"Khoảng từ 15 đến 20 km trước khi đến gần ngọn núi ta bước ra khỏi rừng thông và nhìn thấy một vùng đất hoàn toàn trơ trụi, được che phủ bởi lớp cỏ ngắn. Thế đất dợn sóng kéo dài làm cho ta tưởng chừng như đang đi trên mặt biển sóng dậy ba đào. Núi Langbiang sừng sững ở giữa như một hòn đảo trông gần mà xa. Người ta dễ tính sai các khoảng cách trên cao nguyên bao la này. Dưới chỗ trũng đất có màu đen và nhiều than bùn. Những đàn nai lớn đứng yên cho tôi đến gần chừng vài trăm mét rồi vụt chạy ra xa, ngoái cổ tò mò nhìn lại…
Vùng này dân cư thưa thớt, vài làng người Lát quần tụ dưới chân núi . Họ đã làm lúa nước rất tốt. Ở đây là đầu nguồn sông Đồng Nai, chỉ là con suối rộng chừng 3 mét. Vượt qua suối, theo con đường làng nhỏ là đến làng Dankia. Dankia là trung tâm của vùng, không một làng người Kinh nào trong vòng 100km . Do vậy khung cảnh của ngôi làng trông rất mộc mạc hoang sơ nghèo nàn “.
Không giống như các làng dân tộc khác, thường được dựng lên ở những địa điểm khó thâm nhập (gần các dốc đứng hay cạnh các dòng nước chảy xiết) và chỉ có thể đến theo một con đường đá đầy nguy hiểm, làng Dakia rất dễ đi đến. Đường vào làng chỉ vượt qua một dãi núi bằng phẳng được trồng đầy lúa và bắp. Hầu hết làng dân tộc đều có hàng rào cây vững chắc bao quanh. Không những để ngăn ngừa thú dữ mà còn để gia súc gia cầm khỏi chạy lạc. Trước kia, các hàng rào còn là tường thành chống đỡ các loạt tấn công của các bộ tộc đối nghịch. Trong làng là những ngôi nhà sàn dài mái lợp tranh bố trí lộn xộn không theo một trật tự nào. Và vì thế hàng rào phải luôn đổi hướng mới bao bọc được ngôi làng.
Cao nguyên Langbiang rộng lớn là địa vực cư trú của các bộ tộc Lat, Chill..và để tồn tại theo phương cách từ xưa để lại, người dân tộc phải đốt rừng làm rẫy hàng bao thế kỷ phần nào làm thay đổi bộ mặt Cao nguyên: giữa rừng thông bạt ngàn bao phủ khắp cao nguyên, lại có một vùng rộng lớn chỉ toàn là đồi co trơ trụi  không có cây mọc. Phải chăng đây là kết quả của việc tác động vào thiên nhiên! Và may mắn thay thiên nhiên đã tự tái tạo thành vùng cảnh quan độc đáo có lợi cho việc tính toán xây dựng thành phố của con người sau này.
Tuy đất rộng thênh thang nhưng đồng bào lại sống rất nghèo nàn, thiếu thốn. Điều này phản ánh các tính chất đối nghịch của rừng núi cao nguyên. Nếu không có đầu tư phương tiện hạ tầng kỹ thuật và chương trình phát triển thì nơi đây là chốn khó khăn, lạc hậu. Ngược lại nếu biết cách khai thác tài nguyên phong cảnh thiên nhiên hợp lý thì đây sẽ là quà tặng của tự nhiên dành cho đời sống của con người.

2.      GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH TRẠM NGHỈ  DƯỠNG TRÊN CAO (1900-1922)
Sự khám phá cao nguyên Langbiang của bác sĩ Yersin năm 1983 có ý nghĩa quan trọng đã đánh dấu sự ra đời của thành phố Đàlạt.
Đáp lại lời yêu cầu của Toàn quyền P.Doumer, bác sĩ Yersin đã đề nghị chọn cao nguyên Langbiang là nơi hội đủ điều kiện cần thiết để thành lập điểm nghỉ mát trên cao .
Toàn quyền P.Doumer đã ghi nhận đề nghị này mà quyết định triển khai thực hiện. Vấn đề chính yếu trước tiên là nghiên cứu xây dựng các con đường từ đồng bằng đi đến cao nguyên Langbiang.
Năm 1897, phái đoàn quân sự do đại úy Thouard chỉ huy nghiên cứu một con đường nối từ vùng duyên hải lên Langbiang. Nhận thấy khó có thể mở đường từ Nha Trang, đại úy Thouard vạch ra một con đường khác dài hơn 100km đi từ Phan Rang qua Xomgon, Dran, thung lũng sông Đanhim, thác Prenn và lên Langbiang. Ngoài ra phái đoàn cũng nhận thấy cao nguyên Langbiang được bao bọc bởi các phụ lưu của sông Đồng Nai, nên có thể mở đường trực tiếp đi từ Sài Gòn lên Đàlạt theo các thung lũng của sông này, tránh vượt qua dốc cao hơn 800m nếu từ Phan Rang lên Dran ( Đèo Ngoạn mục ).
Phái đoàn của Thouard đã đến dựng trại tại Cam Ly và Dan Kia để dễ thiết lập bản đồ, và vừa có thể trao đổi thực phẩm. Sau đó đã giao cho một người lính tên là Missigbrod, lập một vườn rau và nuôi một ít gia súc và là bước khởi đầu chọn nông trại Dankia sau này.
Tiếp theo là đoàn đại úy Guynet dẫn đầu (1899 - 1900), có nhiệm vụ xây dựng con đường lên cao nguyên. Đoàn gồm 20 người Pháp, 70 lính tập và khoảng 1500 phu làm đường. Trong 13 tháng đoàn công tác đã hoàn thành con đường đất dài khoảng 120km, từ cửa Nại (cách Phan Rang 7 km), qua Xom Gon, Đàlạt rồi đến Dan Kia.

a ) Sự lựa chọn địa điểm để xây dựng thành phố:
Bác sĩ Étienne Tardif tham gia trong đoàn đã phân tích những lợi điểm của Đàlạt so với Dankia (cách nhau 13km), nếu được lựa chọn xây dựng thành trung tâm nghĩ dưỡng tương lai như sau:
* Về điều kiện vệ sinh và giao thông: Đàlạt trống trãi và dễ làm đường do địa thế Dàlat kéo dài liên tục với độ dốc thoai thoải, trong khi Dankia gồm các  dãy núi đồi nhỏ cách biệt bằng những thung lũng lầy lội .
* Về độ cao : Đàlạt có độ cao đều và hơn Dankia 100m, Đàlạt ở trên cao và Dankia nằm trong lòng chảo.
* Về không khí : Không khí Dà lạt thoáng mát, trong lành và khô hơn trong khi Dankia nằm trên sườn núi Langbiang hứng gió ẩm và nhận mưa rào nhiều hơn. Ở Dankia sương mù dày hơn, tới 9-10 giờ mới tan
* Về thảo mộc : Dankia nhiều đồi cỏ xanh trong khi Dàlat lại có nhiều rừng thông mênh mông tạo thành một hình bán nguyệt ở Đông Nam cao nguyên, do đó không khí đầy mùi hương nhựa thông trong lành.
*Về đất đai : Dankia có lớp đất sét quá dầy làm đất ít thấm nước trong khi lớp đất sét tại Dà lạt mỏng vừa đủ điều kiện cho việc trồng trọt.
Dankia ít cây xanh nên về ban ngày thiếu bóng cây cho nắng về ban đêm  lại đầy sương mù nên không thể dạo chơi.
* Nguồn vật liệu xây dựng Ở gần Đàlạt và xa Dankia .
* Về cảnh quan : Đà Lạt nằm ở vị trí tuyệt diệu có tầm nhìn toàn cảnh thấy được toàn cả cao nguyên với các dãy núi của răng Langbiang trải rộng đến cuối chân trời. Trong khi đó từ lòng chảo Dankia, tầm nhìn bị giới hạn chỉ thấy ánh mặt trời và đồi cỏ xanh bao quanh”.
Ngày 5-1-1906, Hội đồng Quốc phòng Đông Dương họp ở Đàlạt quyết định chọn cao nguyên Lang Biang làm nơi nghỉ dưỡng vì hội đủ điều kiện về quân sự và vệ sinh.Lúc đầu, người ta chọn Dan Kia ,cuối cùng là chọn Đà Lạt.

b ) Chương trình xây dựng đầu tiên :
Toàn quyền Paul Doumer đã cho thiết lập một “ Chương trình xây dựng đầu tiên cho Đàlạt “ với chức năng :
-         Đàlạt sẽ trở thành nơi nghỉ dưỡng cho những kiều dân và công chức với đường giao thông thuận lợi và dễ dàng.
-         Đàlạt là một trung tâm hành chánh  và doanh trại quân đội quan trọng , sẽ quy tụ một phần quân đội dự bị để được huấn luyện có đầy đủ sức khỏe phòng khi cần đến .
Những đường nét ban đầu của thành phố tương lai đã được vạch ra theo những con đường mòn có sẵn của người dân tộc ở trong vùng. Chủ ý chính là bồ trí dọc theo bờ phía Nam suối Camly trong vùng cao nguyên rộng lớn với cao độ trung bình 1500m . Vùng phía Bắc suối Camly được dành cho doanh trại quân đội .
Đã có bản đồ cụ thể bố trí các công trình : Dinh Tòan quyền , Toà Công Sứ, Khu công chính, Đồn cảnh sát, Bệnh viện, nhà ở công chức, khu giải trí, trường học, doanh trại quân đội … Nước được dự trù cho 10.000 dân ( và tương lai lên đến 40.000 dân ). Điện được cung cấp từ một nhà máy thủy điện công suất 2760 mã lực ở vùng thác Ankoet .
Năm 1902, P. Doumer về Pháp , tất cả dự án bị lãng quên và kinh phí bị cắt . Những công trình xây dựng tại Đàlạt bị ngưng lại, chỉ còn mươi căn nhà gỗ nghèo nàn, đơn sơ.
Thời gian này kéo dài khoảng 10 năm. Tuy nhiên vẫn có nhiều phái đoàn tiếp tục lên nghiên cứu Đà Lạt:
-         Năm 1903 phái đoàn của tướng Beylié lên Đà Lạt tìm nơi hội đủ các điều kiện để thiết lập một trại lính có quy mô 3.500 – 4.000 người .
-         Tướng Pennequin (1904 ), Đại úy Bizar (1905) và phái đoàn công chánh của Duclaux nghiên cứu các đường lên Đà Lạt…kiến nghị xin tiếp tục phát triển Đà Lạt,một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng.

c / Đồ án quy hoạch đầu tiên ( 1906 ) :
Năm 1906, ông Champoudry làm Thị trưởng Đà Lạt (ông đã từng là trắc địa viên và cựu chủ tịch Hội đồng thành phố Paris ), đã thiết lập một họa đồ quy hoạch và phân lô cho thành phố Đà Lạt trong tương lai.
Do ông Champoudry đã có khá nhiều kinh nghiệm về vấn đề đô thị, nên đồ án thiết lập ấn định được ranh giới giữa những khu đất có chức năng khác nhau và dự trữ đất cho các công trình tương lai, đây là một áp dụng của phương pháp "Zonning” ( phân khu chức năng):
* Trung tâm dịch vu công cộng và hành chánh hợp thành một khu .
* Trung tâm thương mại được thiết lập “gần chợ và trung tâm thành phố  “ Trong vùng này còn có khách sạn và khu giải trí ( Casino )”.
* Nhà Ga được dự trù không xa vị trí hiên nay và gần đó có trụ sở bưu điện .
Đường xá được thiết kế với bề rộng 20m cho đường chính , 16m và 12m cho dường hang 2
Một phần lớn đồ án này được thực hiện và nó hình thành khung sườn chính cho thành phố hiện nay .
Đà Lạt năm 1908 vẫn chưa có dấu hiệu phát triển , chỉ có mươi mái nhà tranh của người Việt và một nhà sàn bằng gỗ ván thô sơ dành cho khách lữ hành. Có một vòi nước công cộng nhỏ, một khoảng rộng để họp chợ và một nhà bưu điện đơn sơ ở trên đồi. Khi đó chỉ có một vài nhà xây gạch ở trung tâm hành chính Đà Lạt…  Dân cư chỉ gồm vài chục người Việt vài khách lữ hành người Âu, là trắc địa viên, thợ săn, đi công tác hay đi du lịch..
Năm 1914, khi thế chiến thứ nhất bùng nổ khiến người Pháp không thể về nghỉ hè ở chính quốc đã tìm đến Đàlạt với lượng người đông hơn và khoảng bốn năm chục căn nhà gỗ đã được dựng lên gấp rút .
Từ năm 1916 nhịp độ xây dựng tăng lên, với một số công trình sau :
-         " Hotel du Langbiang Palace " là khách sạn lớn với đầy đủ tiện nghi nhất trong nhiều thập kỷ [được xây cất từ năm 1916 – 1922] .
-         Phát triển mạng đường đường nội thị .
-         Năm 1919 , hồ lớn Đà Lạt ( nay là hồ Xuân Hương ) đã được tạo lập theo sáng kiến của ô. Cunhac và do  kỹ sư công chánh Lablé thực hiện bằng cách làm một chiếc đập chắn ngang suối Camly tại vị trí từ nhà thủy tạ đến Đạo quán hướng đạo cũ.
-         Năm 1920 hoàn thành con đường bộ tư Phan Rang lên Đà Lạt.
-         Nhiều ngôi nhà gạch được xây dựng như: Bưu điện , trường Nazareth, ngân khố…
-         Nhà máy điện thiết lập năm 1918  và năm 1920 nhà máy nước được xây dựng .
Trước sự phát triển này , bản sơ phác của ông Champoudry đã không còn phù hợp nữa.Toàn quyền Đông Dương nhận thấy  cần phải có một "Chương trình chỉnh trang tổng quát” (Plan aménnagement général ) cho Đàlạt để điều hành việc phát triển xây dựng một cách hợp lý và bao quát .
Đến năm 1921, Toàn quyền Maurice Long đã giao trách nhiệm cho kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết lập đồ án với nhiệm vu : Phát triển Đà lat từ môt thành phố nghỉ dưỡng thành một Thủ đô hành chánh khi cần thiết , bao gồm các công sở của chánh quyền trung ương , ngoài ra còn đáp ứng đủ các nhu cầu của việc thiết lập các doanh trại quân đội .

3/ ĐẶC ĐIỂM QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ TỪ 1923-1954 :
a) Đồ án quy hoạch Hébrard (1923):- Ghi dấu: Đàlạt là một trong những thành phố vườn đầu tiên trên thế giới .
Tháng 8 / 1923 KTS  E.Hébrard hoàn tất đồ án , theo đó Dàlat sẽ là một thành phố nghỉ mát trên cao (Station d’Altitude) kiểu mẫu ; thành phố được thiết kế theo quan điểm của các nguyên tắc về : "Quy hoạch thành phố vườn. “ .Đây là lần đầu tiên các vấn đề phức tạp của đô thị Đàlạt đã được nghiên cưú một cách tổng hợp và nhiều giải pháp có ý nghĩa trong định hướng phát triển thành phố đã được đề xuất . Ta có thể nói đồ án KTS E.Hébrard đã ghi dấu cho Đàlat xứng danh là một trong những thành phố vườn đầu tiên trên thế  giới. Phân tích đồ án và chương trình xây dựng còn lưu giữ ta thấy :
Vấn đề bảo vệ cảnh quan và bố cục không gian mỹ cảm cho thành phố, đã được tác giả quan tâm đặc biệt. Ý tưởng chính xuyên suốt là tổ chức một "Thành phố trong cây cỏ và cỏ cây trong thành phố ".
Trên một vùng thiên nhiên rộng lớn , thành phố được bố trí rộng lớn với diện tích vừa phải khoảng 30.000 ha ( bề ngang 7 km theo hướng Đông – Tây , bề sâu 4,3 km theo hương Nam - Bắc ). Đây là một diện tích hợp lý cho một thành phố vườn với quy mô dân số từ 30.000 đến 50.000 dân ( lúc đó dân số Đàlạt khoảng 1.500 người ).
Ngoài phạm vi của thành phố là cảnh quan của đồi núi và rừng thiên nhiên được giữ gìn như lúc ban sơ với con đường vòng Lâm Viên là đường giao thông phục vụ nhu cầu du lịch , ngoạn cảnh và săn bắn .
Nét nổi bật của đồ án là cách giải quyết vấn đề cảnh quan đô thị . Dòng suối Camly được tôn tạo tích cực để trở thành một trục cành quan hấp dẫn cho thành phố, với hệ thống các hồ nhân tạo lớn nhỏ có các tuyến đường dạo bao quanh,men theo sườn dốc nối kết liền lạc với nhau .
Bố cục chính của thành phố nghỉ mát và thủ đô tương lai ,được tổ chức quanh trục cảnh quan này, mỗi hồ là nhân của một phân khu chức năng .
Nối với quốc lộ là trục đường xương sống của thành phố kéo dài từ nhà Ga đến thác Camly dựa theo đường đỉnh của địa hình khu vực ( Hung Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú ngày nay ). Tầm nhìn từ trục đường này về phía núi Langbiang qua Hồ Xuân Hương rất phong phú và tuyệt vời.
Trung tâm công cộng của thành phố được bố trí trên một đọan của trục lộ này gồm có :
-         Trung tâm hành chính địa phương với các công trình bố trí xung quanh một quảng trường công cộng: Toà Thi sảnh, Ngân khố, Bưu điện, Cảnh sát, Công chánh …
-         Ngoài ra còn có nhà thờ, trường Sơ, Thư viện , Khách sạn hạng 2, Khu thương mại người Âu , Văn phòng du lịch …
-         Xa hơn về phía Tây Nam, trên ngọn đồi cao là Dinh Toàn quyền, Cao ủy phủ và cạnh đó là Viên điều dưỡng ( khu dinh 3 ).
Khu vực phân lô biệt thự cho người Pháp được bố trí phía Nam suối Cam Ly (Đ.Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Cô Giang, Phan Chu Trinh, Hoàng Văn Thụ, Huyền Trân Công Chúa… ngày nay ) được phân lô thành 3 hạng:
-         Hạng 1 : từ 2.000m2 đến 2.500m2
-         Hạng 2 : từ 1.000m2 đến 1.200m2               
-         Hạng 3 : từ 500m2 đến 600m2          
Khu vực dành cho người Việt Nam được bố trí một số về phía Đông và tập trung ở hạ lưu hồ ( giới hạn bởi đường phân thủy qua đồi Dinh Thị trưởng đổ về suối Phan Đình Phùng ) gồm có: Chợ, trường học, chùa, công viên, lò sát sinh (abattoir), khu cư dân….
Khu cư dân này được dự trù với nhiều nhà biệt lập và hạn chế những dãy nhà liền căn (compartiments), loại nhà chỉ được cho phép xây cất trong khu thương mại.
Về công trình kỹ thuật có đường xe lửa và nhà ga được bố trí gần lối vào của quốc lộ 20B, cạnh đó là dự kiến là khách sạn, kho hàng, khu tiểu công nghệ và công xưởng .
Các giải pháp về cấp nước , cấp điện, thoát nước, xử lý rác, nghĩa địa , lò sát sinh (abattoir)… cũng được đề ra sao cho phù hợp với qui mô của thành phố.
Lộ giới và khoảng cách bắt buộc từ ranh giới đất đến công trình ( khoảng lùi ) đã được qui định cho từng cấp hạng đường. Luật lệ xây dựng trong Đàlạt được áp dụng chặt chẽ với các qui định về sử dụng đường và qui định về xây cất công trình (Lois de Voiries & Règlement de voirie et de police de la zône urbaine de Đàlạt).

Loại trục đường
Lộ giới (m)
Lề đường
Mặt đường
Khoảng lùi
Trục chính :
Từ nhà ga­_Camly
20
2 (6.5)
7
5
Đường cấp I
Khu dân cư
18
2 x 6
6
5
Đường cấp I
Khu thương mại
18
2 x 6
6
0
Đường cấp II
Khu dân cư
13
2 (4.5)
4
4
Đường cấp II
Khu thương mại
13
2 x 4.5
4
0
Đường cấp III
8
2 x 2
3
4
                          
Đường cấp 1 khu dân cư có 2 đường dành cho xe thô sơ .
Tất cả các loại đường đều có bố trí trồng cây bóng mát trên vỉa hè cách bờ đường 2m .
Từ đó , Đàlạt được xây dựng , phát triển theo định hướng của đồ án . Những số vốn quan trọng đã được đầu tư .
Các phương tiện giao thông được cải thiện liên tục . Vào năm 1932 , con đường Đàlạt –  Saigòn đã được lưu thông , công tác thực hiện đường sắt răng cưa  từ năm 1920 cũng đã đến Đàlạt . Năm 1938 , nhà ga xe lửa được hoàn thành  ,  Đàlạt trở thành thành phố trường học quan trọng với các trường : Petit Lycèe (1926–1927 ), Grand Lycée ( 1926 – 1935 ), Couvent des oiseaux ( trường Đức bà Lâm viên ) cũng đã được xây dựng trong hai năm ( 1934 – 1936 ) , các trại lính cũng được thành lập , trang bị đô thị cũng hoàn chỉnh , một nhà máy điện mới được xây dựng xong năm 1928 , nhà máy nước cũng được phát triển .
Đàlạt có một dáng vẻ của một thành phố nghỉ mát , xinh đẹp và rộng lớn
Sau gần 10 năm áp dụng, tình hình có nhiều biến đổi, cuộc khủng hoảng năm 1933 – 1935 xảy ra , tình hình kinh tế tài chính khó khăn khiến người ta phải xem xét lại giá trị áp dụng của đồ án Hébrard . Những vấn đề mới được đặt ra :
-          Vì lý do kinh tế việc thực hiện đồ án rất tốn kém ( chủ yếu là hệ thống cảnh quan chuỗi hồ ).
-          Nét đẹp cảnh quan từ tầm nhìn toàn cảnh bị đe dọa bởi ý định phân lô xây dựng biệt thự ven hồ lớn ở trung tâm (phía trên một phần đồi Cù hiện nay)
-          Cần có một đồ án chỉnh trang mới , chính xác , cụ thể hơn , kèm theo những quy định có hiệu lực pháp lý để hướng dẫn sáng kiến tư nhân .

b ) Đồ án quy hoạch Pineau ( 1933 ) :
Vào năm 1933 , Kiến trúc sư Pineau trình bày một nghiên cứu mới về chỉnh trang thành phố Đàlạt , có quan niệm thực tế hơn Hébrard : Trước mắt Đalạt chưa là thủ đô hành chánh hay thủ đô nghỉ hè của Đông dương . Chương trình tự giới hạn lại  chỉ chỉnh trang một trạm nghỉ mát với mức phát triển tương đối . Những nguyên tắc định hướng cho nghiên cứu này là vấn đề bảo vệ cảnh quan thành phố :
-  Mở rộng hơn nữa hồ nước và các công viên ( L’agrandissement du lac  et des jardins ).
-  Thiết lập những khu vực xây dựng phù hợp với cảnh trí và phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương ( L’établisement des zônes de construction adaptées au site et au climat ).
-  Bảo vệ “ tầm nhìn toàn cảnh cao nguyên với cảnh quan tuyệt vời “ bằng cách đề nghị thành lập một vùng bất kiến tạo rộng lớn hình rẽ quạt có gốc từ Đàlạt hướng về núi Langbiang. Trong đó là công viên rừng săn bắn hoặc là công viên rừng quốc gia v.v…( La conservation ou la création d'espaces libres de toutes sortes, parcs, réserves de chasses, parc nationnal,etc…. )
Những ý tưởng của đồ án Plneau rất đặc biệt hấp dẫn và đã được quan tâm nghiên cứu trong các dự án kế tiếp .
Trong thời gian này ,Đàlạt thay đổi rất ít, cuộc khủng hoảng đã lên đến cao độ, ngân sách bấp bênh, tình thế chung không được ổn định. Công việc của Plneau đương nhiên bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy vậy cũng có một số công tác được thực hiện gắn liền với việc chỉnh trang các công trình hiện hữu.Và cảnh quan được giữ gìn với những khoáng địa rộng rãi, để chờ đón một khả năng tôt hơn trong tương lai. Vấn đề Đàlạt sẽ trở thành một thủ đô của Liên Bang Đông Dương cũng đã được phân tích tường tận với các điều kiện kèm theo và quan trọng nhất vẫn là nỗ lực thật sự của nhà cầm quyền .

c ) Đồ án quy hoạch Mondet (1940 ) :
-         Vào những năm 1940, kiến trúc sư Mondet trình bày một "Tiền dự án chỉnh trang và phát triển Đàlạt" ( Avant - Project d’Aménagement et d’Extension de Đàlạt ). Kiến trúc sư Mondet nhận xét rằng :
"Đàlạt kéo dài quá mức từ Tây sang Đông, về cơ cấu chưa tạo thành một thể thống nhất. điều này được lý giải vì :
-         Người ta cảm thấy dễ dàng xây dựng dọc theo các con đường chính .
-         Có một sự e ngại quá đáng khi người ta muốn bảo vệ cảnh quan bằng biện pháp mở rộng vùng cấm xây dựng quá lớn ở trung tâm phố. Đó là một nghịch lý cần xem xét : Muốn phát triển thành phố mà lại ngăn cấm xây dựng".
Do vậy, kiến trúc sư Mondet đã đề nghị  một  phương án không kéo dài thành phố nữa mà tổ chức hợp nhóm lại , mở rộng ra bằng cách ưu tiên sử dụng những lô đất gần trung tâm và được phát triển chung quanh một trục . Những khoáng địa được dành cho tương lai chiếm một phần quan trọng ở ngay trung tâm đô thị. Sự  phân lô được tính toán khoảng 6.000 lô. Trong đó khu người Âu klhoảng 1.000 lô, kể cả các lô có sẵn. Khu người bản xứ đáp ứng khoảng 5.000 lô , khu ngoại ô gồm những khoáng địa rộng lớn được phân tách khoảng 1.500 – 2.000 lô . 
Ngoài ra công tác chỉnh trang cụ thể những công trình hiện có được chia thành 4 phần :
-         Giao thông tổng quát
-         Cải tạo vệ sinh môi trường
-         Khoáng địa và kế hoạch trồng cây
-         Trung tâm công cộng
+Giao thông tổng quát : Đường sá Dàlạt được đánh giá là bố trí tốt , có chiều rộng đủ đáp ứng cho nhu cầu đông hơn, chỉ cần hiệu chỉnh một vài góc quanh và mở rộng tầm nhìn. Các đảo giao thông được  đề nghị thành lập ở các giao lộ chính. Con đường từ đèo Prenn đến Đàlạt được chuyển đến gần trung tâm và khách sạn một cách có ý tứ; ở vị trí mà du khách khi mới đến, sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố một cách thú vị nhất.
+Cải tạo vệ sinh môi trường :Hai bờ suối Camly được chú ý chỉnh trang đoạn từ đập nước đầu cầu Cunhac ( Cầu ấp Anh sáng ). Nước từ hồ thoát ra, được dẫn dòng hợp lý dành lại một phần đất rộng lớn được cân bằng đào đắp cho phép xây dựng. Nối dài đường Khải Định ( Nguyễn Văn Cừ ) theo bờ suối đến khu hành chánh , khu vực dành cho Tòa thị sảnh tương lai ( nay là khu vực Công an thành phố ).
Thung lũng giữa Lycée Yersin, đường nhà gare và khu phân lô xung quanh được chỉnh trang lại một hồ nước rộng 20 ha được đề nghị thành lập, đất đảo tròn trước Thủy Tạ. Ngoài những lợi ích về vệ sinh, công tác này còn tạo được những tầm nhìn tuyệt mỹ .
+Khoáng địa và cây trồng :
Dự án đặc biệt tôn trọng những khoảng không gian được để trống. sẽ tồ chức thành một tổng thể hoàn chỉnh những công viên gồm công viên công cộng rộng lớn cũng như công viên sau khách sạn Hoa Viên ( Hotel Du Parc ). Tầm nhìn viễn cảnh về phía hồ được để trống một phần nhỏ dành cho khu giải trí ( casino ). Giữa câu lạc bộ và khu giải trí còn có vườn trẻ , các sân tenis… việc bố trí này đảm bảo tính chất bất kiến tạo của khu đất .
 +Trung tâm công cộng : Gồm có trung tâm hành chánh, trung tâm toàn quyền thương mại và giải trí …
-         Trung tâm hành chánh : được sắp xếp tập trung các công trình phục vụ tổng quát như: Tài chính ,thanh tra, giáo dục nông nghiệp…Tòa thị sảnh được dành cho một công trình bao gồm các ngành: Địa chính, ngaân khố , vệ sinh cứu hoả, lục lộ, trồng cây đô thị…
-         Trung tâm toàn quyền : được chọn lựa ở vị trí của trường Petit Lycée khi trường này được  dời về gần trường Grand Lycée.
-         Khu thương mại phát triển ngay khu trung tâm thành phố theo 2 hình thức: nhà phố dọc theo đường và dạng tập trung gồm các cửa hàng bao quanh một sân trong với hành lang có mái che .
-         Trung tâm thương mại : bố trí  bao quanh các khách sạn , bưu điện, ngân hàng và tiếp cận với khu hành chánh; Các khách sạn được dự kiến: một ở cạnh đường Prenn mới, một ở khu đồi cù ( hiện nay là sân Golf ).
Ngoài ra , những khu vực trung tâm thương mại nhỏ được phân bố đều khắp thành phố.
-         Trung tâm giải trí và thể thao gồm có : sân golf, hồ nước, sân tenis, câu lạc bộ, Thủy tạ được kéo dài đến vườn trẻ khu giải trí, bắn chim, công viên, trường đua ngựa và sân bóng .
Nhìn chung, các dự án của kiến trúc sư Mondet, tuy không được phê duyệt, nhưng cũng đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong công tác chỉnh trang thành phố Đàlạt và đã được kế thừa, chọn lọc trong các đồ  án sau này.
Kề từ năm 1940, Đàlạt trở nên rất thịnh vượng. Sự đình chỉ liên hệ với bên ngoài, thời gian ở Đông dương kéo dài đã khiến dòng người đổ xô về Đàlạt ngày càng đông. Những số vốn không sử dụng ở miền Nam đã tìm được chỗ đầu tư. Khắp thành phố  các lô đất được bán, những biệt thự mọc lên. Một nhà máy thủy điện được xây dựng ở Ankroet trên sông Da Dung để cung cấp đủ điện cho thành phố . Nhiều trường học mới được thành lập. Nhà thờ bắt đầu khởi công từ năm 1931 và hoàn thành vào năm 1942 .
Số giấy phép xây dựng năm 1939 là 59, năm 1940 là 155, năm 1941 là 257, năm 1942 là hơn 300 .
Số biệt thự vào năm 1940 là 530 ngôi ; Năm 1942 là 728 ; Năm 1945 là 1300 ngôi .
Dân số cũng đồng thời gia tăng : 10.000 người Việt Nam năm 1940 ; 12.000 dân cuối năm 1942 ; Số dân vãng lai trung bình năm 1940 là 1.000 ; Năm 1943 là 1.890 người .
Tổng dân số vượt quá 20.000 người vào cuối năm 1942 .
Thành phố trở nên chật hẹp với sự phát triển qúa độ và vô trật tự, một vai khu vực dân cư được dựng lên một cách gấp rút, tạm bợ, mặc dù Đàlạt đã là một thành phố xinh đẹp, hài hòa với những viễn cảnh rộng rãi và những khu vực được xây dựng hoàn hảo .
Trước tình hình này, toàn quyền Decoux quyết định phải thiết lập ngay một "Chương trình chỉnh trang và phát triển Đàlạt"  có hiệu lực pháp lý, để điều chỉnh sự phát triển của thành phố theo một trật tự hợp lý và hài hòa .
Theo tinh thần nghị định ngày 3 tháng 9 năm 1941, công tác này được giao cho Sở Quy hoạch Đô thị và Kiến trúc Trung ương nghiên cứu thực hiện.
Trong lúc đó, những biện pháp bảo vệ được áp dụng để chờ đợi ngày công bố  đồ án chỉnh trang : Bãi bỏ những nhượng địa  trong vùng nội thành, giám sát khai thác hầm đá,  bổ sung các quy định về phân lô ở vùng vành đai và trong tỉnh Langbiang, bãi bỏ vùng ngoại ô.




d ) Đồ án Lagisquet ( 1943 ) :
Kiến trúc sư Lagisquet, trưởng phòng kiến trúc và thiết kế, chủ trì nhóm nghiên cứu đồ án . Ngày 27/4/1943, đồ án chỉnh trang mới của Đàlạt đã được toàn quyền Decoux chấp thuận và ban hành áp dụng .
“Chương trình chỉnh trang và phát triển của Đàlạt” đã được nghiên cứu theo nguyên tắc tổng quát hướng dẫn việc thiết lập các tài liệu, những nguyên tắc có tính chất pháp lý, để phát triển thành phố một cách hài hoà, từ tổng thể đến mối thành phần . Chính nhờ sự tham khảo những nguyên tắc này mà các vấn đề khác nhau đặt ra cho Đàlạt đã có được lời giải đáp hấp dẫn.
Người ta đã thấy rằng Đàlạt có một hình thể kéo dài quá mức, kéo dài từ Tây sang Đông trên một đường mảnh mai. Khu gia cư không có bề sâu. Thành phố thiếu sức sống , không có trung tâm hoạt động và hấp dẫn  để thu hút dân chúng. Những khu vực thương mại, những trung tâm hành chánh thì phân tán và hầu như không đáp ứng được nhu cầu hiện thời.
Trái lại ,theo họa đồ  Đàlạt sẽ được tổ chức thành một thể thống nhất , tập trung xung quanh hai trục khung sườn của thành phố . Sự phát triển được dự trù  về phía Nam , Tây và Tây Bắc .
Khu dân cư được dự trù phát triển rộng rãi. Diện tích xây dựng khoảng 180 ha, sẽ được mở rộng đến 300%, gồm khoảng 2200 lô đất. Những khu gia cư sắp xếp thứ tự xung quanh một trung tâm đã được chọn lựa. Trên bờ phìa Nam của hồ , gồm có những khách sạn lớn, khu giải trí, khu thương mại.. Những cực phát triển được sắp xếp gần đó sẽ tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh.
Trung tâm hành chánh được phân tách hay tập trung lại, tùy theo chuyên ngành, nó được sắp xếp xung quanh hồ tạo nên một điểm nhấn trung tâm lớn và lộng lẫy sẽ làm nổi bật cảnh trí chung của thành phố.
Ở phía Bắc , Tòa Thị sảnh mới vươn lên trên nền cây xanh che phủ những biệt thự sáng sủa với đường nét giản dị . Phía Tây là khu thương mại sống động , phía Nam những khách sạn lớn , một khu giải trí  (casino) , có thể phản chiếu ánh đèn trên mặt hồ trong suốt vào ban đêm. Về phía Đông, tháp chuông của trường Lycée Yersin, tòa nhà vĩ đại  của văn phòng toàn quyền, giới hạn đường chân trời, tạo thành một điểm sáng. Nhà thờ, Dinh toàn quyền, trụ sở hành chánh Việt Nam, nổi lên ở chân trời thứ hai .
Những tác giả đồ án cũng được quan tâm giải quyết vấn đề gia cư cho dân lao động Việt Nam. Những cư dân này chỉ được bố trí ở những khu có tính cách phụ thuộc . Những vùng rộng lớn đã được sung dụng  tùy theo tính chất khác nhau của các tầng lớp cư dân. Trước hết, một khu thương mại quây quần  xung quanh chợ, tiếp theo là khu biệt thự song lập  và nhà liên kết đặc biệt dành cho thợ thủ công , người lao động mà công việc của họ cần được bố trí gần trung tâm thành phố.
Cuối cùng, một vùng đất rộng được xác định cho những thôn ấp Việt Nam vời dáng dấp nông thôn và tiểu thủ công. Ở đó sẽ quần tụ những người làm nghề thủ công , chế tạo nhỏ hay trồng trọt. Khu vực này được ấn định ở vành đai  thành phố. Những tính chất của vùng này đã được chỉ định , cho phép mỗi cư dân  có một khoảnh đất được làm ăn  sinh sống, vừa nuôi sống gia đình vừa đóng góp sản phẩm  thặng dư cho thành phố .
Như thế, đặc tính của thành phố vườn ( Cité – Jardin ) cũng sẽ được thấy rõ trong vùng này. Những gia cư sẽ biểu hiện tính cách nông thôn và những điều khoản được dự trù để ngăn chặn những chuồng trại lợp tôn rỉ ( điều này gợi lại hình ảnh những khu nhà ổ chuột ở vùng ngoại ô Âu Châu ). Đất đai được sung dụng cho dân lao động Việt Nam làm nông nghiệp có diện tích đủ tiếp nhận một số dân gấp 5 lần dân số đưông thời ( gần 11.000 ha ).
Cuối cùng , đồ án cố gắng đánh dấu đặc tính riêng của Đàlạt : Trạm nghỉ mát trên cao; Thành phố Nghỉ dưỡng; Thành phố Trường học; Trung tâm Tuyển chọn Huấn luyện thanh niên; Trung tâm Văn hoá tinh thần …
Một khu bệnh viện được dự trù ở Tây Nam thành phố để đảm đương nhiệm vụ phục vụ cho yêu cầu  lúc bấy giờ . Các trường học được phân đều trong thành phố tùy theo điều kiện thích hợp. Những cơ sở chính có đủ đất để phát triển. Những không gian mới đã được dành cho những trường học trong tương lai. Một khu thể thao với khoáng địa rộng lớn được chỉnh trang dành cho sân vận động, sân Golf, sân thể thao, sân chơi các loại ... Một nơi cắm trại dành cho thanh niên được phát triển về phía Tây .
Trung tâm văn hoá được thiết lập ngay ở trung tâm thành phố có thể bao gồm trường Viễn Đông Pháp có cả nhà bảo tàng trong đó .
Cần nói thêm rằng, nỗi ưu tư thường xuyên của nhà thiết kế đô thị là giữ gìn những tầm nhìn viễn cảnh  và các cảnh quan đẹp đẽ ,  tạo thành nét kiều diễm của thành phố nghỉ mát. Một vùng du lịch rộng lớn để bảo tồn sinh, thực vật của cao nguyên Langbiang còn nguyên tính chất hoang sơ như là thời kỳ bác sĩ Yersín nhìn thấy vào năm 1893 .
Đồng thời với đồ án chỉnh trang, một chương trình  thực hiện kéo dài 6 năm đã được Toàn quyền chấp nhận. Kể từ năm  1943, thành phố Đàlạt nhờ có tổng ngân sách hổ trợ, cộng với nhiệt tình đầy hiểu biết của cư dân, đã được triển khai thực hiện.
Từ tháng 3, với sự tuyển chọn dân cư Đông Dương, việc  phát triển khu nông thôn Việt Nam được hình thành. Rất nhiều ngôi nhà kiểu truyền thống và nông thôn được sắp xếp gần các thung lũng màu mỡ, ngay cả trên các ngọn đồi ít gió .
Chương trình áp dụng cho năm 1943 và 1944 đã được  nghiên cứu bởi Tổng thanh tra Công Chánh, bao gồm công tác xây dựng những đại lộ hay các đường nhánh, các công trình phục vụ lợi ích xã hội và giữ gìn những khu đất để chuẩn bị xây dựng các công trình sau này, đồng thời thực hiện sự chỉnh trang theo họa đồ quy hoạch .
Năm 1944 Sở Địa dư được hoàn thành, cứ xá Công chính , Bưu địên , Cư xá Việt Nam… cũng đã xây dựng xong với những ngôi nhà rộng rãi, sáng sủa và đầy đủ tiện nghi .
Hai con đường quan trọng được xây dựng:một để nối liền khu nhà Ga với đại lộ Paul Doumer ( đường Trần Hưng Đạo ), và con đường thứ hai phục vụ cho những thôn, ấp mới phát triển về hướng Tây bắc .
Đồ án và sự thực hiện đã bổ sung cho nhau .
Dựa trên nền tảng đó Đàlạt được phát triển về mọi phương diện, đạt tới mức cực thịnh thời Pháp thuộc vào những năm 1944. Lúc đó Đàlạt như là thủ đô cùa Đông Dương khi viên Toàn quyền và hầu hết các cơ quan quan trọng dọn lên trên đây.
Các cơ sở công cộng được xây cất như Viện mồ côi , Lãnh địa Đức Bà. Về chùa chiền có chùa Linh Sơn, Linh Quang với nét kiến trúc Á Đông làm phong phú thêm vẻ đẹp kiến trúc cảnh quan Đalat .
Trong xây dựng nhà cửa 1945, Đàlạt đã có trên 1000 biệt thự với muôn vàn kiểu dáng khác nhau, đa số được thiết lập theo trường phái kiến trúc địa phương Pháp, sử dụng vật liệu tại chỗ như gạch ngói, đá gỗ…Mỗi biệt thự đều có sân vườn rộng rãi, nằm thành từng khu vực [cité], tạo nên một tồng thể duyên dáng rất đặc thù.
Nhà máy thủy điện Ankroet , công suất 3.000kw bắt đầu hoạt động từ năm 1944 . Đường xá cũng được cải tiến . Đàlạt lúc đó có khoảng 94 km đường , Đường từ Prenn lên được mở theo tuyến mới rút ngắn còn gần 10km , thay vì đường cũ dài 14 km .
Việc lập ấp trồng rau được chú tâm phát triển với các ấp Hà Đông (1938 ), Nghệ Tĩnh ( 1940 ) , dân số tăng nhanh từ 13.500 người (1940), đến 25.500 người (1945).
Từ năm 1945, tình hình bất an ,giao thông trở ngại . Vào năm 1946 , chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ , dân số bị xáo trộn bởi các cuộc tản cư .
Năm 1949 , Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, Bảo Đại được đề cử là Hoàng đế, ngày 14/4/1950 , Đàlạt thuộc Hoàng triều Cương thổ , hạn chế sự nhập cư người Việt .
         Công việc xây dựng trong giai đoạn này kể như không có kết quả bao nhiêu ngoài một số khu nhà ở và một số trường học .

4/ ĐẶC ĐIỂM QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1954-1975 :
Sau hiệp định Genève (1954) , người Pháp ra đi khỏi Việt Nam đất nước tạm thời bị chia cắt , Đàlạt bắt đầu bước phát triển mới với dân số đông hơn .
a/ Giai đoạn 1954-1963 : Ngô Đình Diệm làm tổng thống, vấn đề chỉnh trang Đàlat được đặt biệt quan tâm Với các điều kiện tự nhiên độc đáo , Đàlạt được xác định không còn là nơi nghỉ mát dành riêng cho giới phong lưu , tư sản mà là cho mọi người dân đến đây để làm ăn sinh sống. Thành phố được định hướng trở thành thành phô nghỉ mát nổi tiếng, một trung tâm giáo dục lý tưởng từ trung đến đại học, một nơi huấn luyện quân sự tốt, vùng đất để đào tạo phát triển tôn giáo cũng như là nơi sản xuất rau hoa đặc sản cung cấp cho toàn vùng .
     Trong khi chờ đợi thiết lập xong đề án chỉnh trang mới cho Đàlạt, dồ án Lagisquet (1943) kèm theo một “ Chương trình địa dịch” đã được dựa theo để giải quyết nhu cầu xây dựng. ( Điều này để đảm bảo tính liên tục của quyền tư hữu đất đai, nhà cửa ). Công tác xây cất các cơ sở công cộng được tính toán trên các phần đất công sản còn lại. Có thể kể đến một số công trình mới đã được xây dựng trong giai đoạn này như sau: :
-         Chợ mới Đàlạt và quảng trường trước chợ, Khu Hòa Bình .
-         Trường Thần học, trường Võ bị, trường Đại học Quân sự .
-         Thao trường , Lữ quán Thanh niên .
-         Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử ( chỉ ở mức độ nghiên cứu thử nghiệm, không có sản xuất như hiện nay ).
     Để giải quyết nhu cầu nhà ở, Nha địa chính đề ra biện pháp cho phép người dân được khai thác tạm thời những lô đất đã được phân lô thuộc các thôn ấp. Đồng thời cơ quan Kiến ốc Cục đã xây dựng các căn nhà cho thuê hay trả góp để đáp ứng phần nào nhà ở cho giới công chức ( Cư xá Công chánh, Kiến thiết, Bưu điện.. ở đường Hai Bà Trưng, Calmette…). Có thể nói bộ mặt thành phố Đàlạt đã được bổ sung bằng các công trình dáng dấp hiện đại độc đáo. Có cái được và có cái cũng chưa hay ! Phải chăng vì đồ án chưa làm xong hay là vì tình hình bất ổn !.
     b ) Giai đoạn từ năm 1963 - 1975 : Tình hình không ổn định, các tướng lãnh Sàigòn thi nhau tranh giành quyền lực. Đàlạt ít nhiều chịu tác động các biến cố đó; Nhất là năm 1965, Mỹ trực tiếp đưa quân tham chiếm tại Việt Nam, tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ ý đồ quân sự : Các trung tâm huấn luyện quân sự, Đồi rada ở Dankia, mở rộng sân bay Camly… Bên cạnh đó, có nhiều công trình cũng được đầu tư xây dựng:
        -   Các khách sạn, nhà hàng mọc lên ở khu trung tâm.
-   Làng cô nhi SOS, Trung tâm trẻ khuyết tật, trường Lasan, trường Donbosco.
-         Về xây dựng hồ đập : Hồ Dankia, Đa Thiện 1,2,3 .
-         Các dự án đầu tư khai thác “Trung tâm nghỉ mát hồ suối vàng “ bên cạnh dự án cải tạo nguồn nước cho thành phố.
    Đáng chú ý vào năm 1967, vấn đề bảo vệ môi sinh của Đàlạt (qua tiến trinh bồi lắng nhanh hồ Xuân Hương ) đã được  các  học giả đương thời lên tiếng báo động. Và đến năm 1973, Đề án quy hoạch chỉnh trang Đàlạt đã được cơ quan chuyên môn lập xong ( đang làm thủ tục trình duyệt ), có đề ra biện pháp bảo vệ môi sinh ven sông suối ở Đàlạt, nhất là các lưu vực đổ về Hồ Xuân Hương. Ở các vùng này chỉ được trồng cây gây rừng chứ không được khai thác trồng rau làm nông nghiệp, vì đó là tác nhân gây ra vấn đề uế nhiễm và bồi lấp các hồ ở hạ lưu.
     Trong khi đó vấn đề xây cất bất hợp pháp đã xảy ra dưới nhiều hình thức đã làm mất vẻ mỹ quan của thành phố. Có hai hình thức chủ yếu :
-         Một số quan chức có quyền thế trong chính quyền Sài gòn tranh thủ.
-         Loại nhà ổ chuột - 80% xuất hiện sau tết Mậu Thân ( 1968 ) và nhiều nhất vào cuối năm 1971 do thương phế binh ngụy đòi hỏi, đa số ở ngay khu vực trung tâm ( đường Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Cừ,Hai Bà Trưng… )
Đồng thời với sự chiếm đất làm nhà cũng có người chiếm đất làm vườn như khu ấp Anh sáng, khu Thao Trường v.v…
Đây là một trong những vấn đề nan giải trong công tác bảo vệ nét đặc thù và vẻ thẩm mỹ của thành phố Đàlạt.

5 /  ĐẶC ĐIỂM QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1975 ĐẾN NAY :
a/ Giai đoạn từ 1975 đến 1985
Từ sau giải phóng, Đàlạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng, có ranh giới mở rộng từ 69km2 đến 417km2 bao  gồm 12 phường và 3 xã. Dân số Đàlạt là 92.810 người.
Công tác ổn định chính trị, cải tạo xã hội, kinh tế được đặt hàng đầu. Chủ trương tự túc lương thực và lấy nông nghiệp làm trọng tâm trong thời kỳ này là bước đi cần thiết ,nên địa giới Đàlạt mở rộng bao gồm các thôn ấp vùng ven như Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung ( 1979 ). Và như vậy cảnh quan đô thị Đàlạt đã phải chấp nhận vấn đề mâu thuẩn gay gắt giữa cảnh quan thiên nhiên trống và cảnh quan nông nghiệp. Mặt khác bài học kinh nghiệm: " Thành phố càng rộng lớn, càng mất vẻ đặc sắc " cũng đã được đặt ra cho các nhà chuyên môn quan tâm,khi thực hiện nghiên cưú qui hoạch cho thành phố Đàlạt .
     Năm 1977, đoàn Qui hoạch Bộ xây dựng đã được trung ương cử vào để thiết lập qui hoạch chung cho thành phố Đàlạt. Công trình để lại cho thành phố là hồ sơ "Sơ phác qui hoạch chung thành phố Đàlạt" bao gồm tài liệu thuyết minh và các sơ đồ kèm theo.
     Sau đó từ năm 1983, cơ quan chuyên môn địa phương là UBXDCB Tỉnh Lâm Đồng được giao nhiệm vụ phối hợp với các ban ngành, nghiên cứu tiếp quy hoạch chung cho Đàlạt với các vấn đề thực tế mới phát sinh  .
Đến tháng 3/1985, đoàn cán bộ qui hoạch Trung ương  đã tiếp tục đến Đàlạt phối hợp với địa phương để thiết lập “Luận chứng kinh tế kỷ thuật qui hoạch và cải tạo thành phố Đàlạt “.
Trong giai đoạn này các công trình công cộng phục vụ dân sinh quan trọng được đầu tư xây dựng như :
-Hồ Thống Nhất ( Đa Thiện ):                 1977
-Hồ Chiến Thắng                      :             1981
-Nhà máy nước Suối Vàng  :                   1981 - 1983
-Hồ Tuyền Lâm                   :                   1984.v.v..
Đã góp phần tăng thêm nhiều cảnh quan hấp dẫn mới cho Đàlạt bên cạnh những thắng cảnh nồi tiếng cũ như thác Prenn,Cam Ly, Datanla….
 Ngoài ra về kiến trúc cũng như xây dựngđược một số công trình đáng kể như: Nghĩa trang liệt sĩ, Cung thiếu nhi…
 Các biệt thự tại Đàlạt, một số được sừ dụng làm cơ quan nên phải cải tạo, cơi nới cho phù hợp với chức năng mới , một số được bố trí cho nhà tập thể cho CBCNV với tính cách tạm thời , một số ít để hoang tàn đổ nát . Còn lại là các công trình nhà ở nhân dân tự xây xuất hiện khắp địa bàn thành phố. Có thể nói vì quản lý qui hoạch xây dựng còn nhiều lúng túng nên nhiều khoảng trống của thành phố  bị lấn chiếm , rừng nội ô bị tàn phá nặng nề , nhà tạm bợ nảy nở tràn lan khắp nơi . Từ khu ổ chuột ở trung tâm thành phố ( Ấp Ánh Sáng, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Nguyễn Văn Cừ,..)cho đến các kiosque mua bán lấn chiếm hè phố; các nhà gỗ tôle mọc lên vội vã ở bìa rừng, thung lũng , khe suối, bờ hồ….Diên mạo thành phố bị xuống cấp rõ rệt .

b / Từ năm 1986 đến nay :
Đại hội thứ IV Đảng CSVN đã mở ra cho đất nước ta và cả Đàlạt chuyển mình qua thời ky mới của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN .
Ngày 6/6/1986, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 67 - HĐBT điều chỉnh địa giới hành chính  Đàlạt, gồm 12 phường ,3 xã với dân số gần 170.000 người .
-         Quy hoạch tổng thể thành phố Đàlạt và vùng phụ cận đến năm 2010 do viện quy hoạch ĐTNT - Bộ Xây dựng lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 620/TTg ngày 27/10/1994.
-         Tiếp theo ngày 24/7/1999 Thủ tướng chính phủ quyết định nâng cấp Đàlạt lên độ thị loại 2 ( theo quyết định số158/1999/QĐ – TTg ).
Từ khi quy hoạch chung ĐaLat được phê duyệt, Chính quyền địa phương đã cho tiến hành quy hoạch chi tiết các khu chức năng chính của thành phố như khu trung tâm, các khu nhà ở, quỹ đất xây dựng nhà ở, các khu du lịch…..Đồng thời hệ thống kỹ thuật hạ tầng cũng được nâng cấp một bước với các dự án đầu tư về cấp thoát nước, giao thông cải tạo lưới điện, bưu điện….
Tình hình phát triển kinh tế xã hội mau lẹ đã tác động ít nhiều đến việc xây dựng và phát triển thành phố theo qui hoạch được duyệt từ năm 1994.
Trước tầm nhìn mới theo định hướng QHTT phát triển đô thị cả nước đến năm 2020, Đàlạt cần được nghiên cứu "Điều chỉnh QHTT Đàlạt và vùng phụ cận đến năm 2020".
Đến ngày 27/05/2002 , Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy họach chung thành phố Đàlạt và vùng phụ cận đến năm 2020 theo quyết định số 409/QĐ - TTg.
Đây là cơ sở quan trọng để Đàlạt được xây dựng và phát triển có định hướng xứng danh là thành phố du lịch xinh đẹp và thơ mộng trên cao nguyên .




 


 


























 







PHẦN III


NHỮNG BÀI HỌC TỪ QUÁ KHỨ : NHẬN DIỆN NÉT ĐẶC THÙ





Môi trường thiên nhiên cuà Đà Lạt ,vốn là một vùng cảnh quan tự nhiên miền cao nguyên xinh đẹp với khí hậu ôn hòa mát mẻ  quanh năm , đã tạo dựng nên khung sườn chính cho những nét đặc thù của thành phố . Những công trình sáng tạo của con người đã in dấu nhẹ nhàng , rón rén vào cảnh quan tư nhiên hợp thành cảnh quan đô thị Đà Lạt đặc sắc và độc đáo .
Trong công tác xây dựng và phát triển thành phố Đà Lạt, vấn đề quan trọng xuyên suốt là cố gắng bảo vệ , tôn tạo cảnh quan đặc sắc của Đà Lạt .
Có thể nêu ra những yếu tố chính  tạo nên nững cảnh quan đặc thù của Đà Lạt là các đặc điểm :
-         Địa hình nhấp nhô mềm mại của cao nguyên .
-         Không gian mặt nước của các suối hồ .
-         Không gian kiến trúc , di sản kiến trúc Pháp .
-         Nền xanh phong cảnh của rừng thông , thảm cỏ .

A.     YẾU TỐ ĐỊA HÌNH :
Địa hình Đàlạt là yếu tố căn bản , đặc trưng , chia cắt không gian thành những khu vực riêng biệt , rõ nét, tạo nên những lớp cảnh quan đa dạng         ( trong việc xây dựng thành phố trước đây , người ta đã tôn trọng nguyên tắc bảo vệ địa hình tự nhiên . Việc áp dụng biện pháp san nền để biến đổi địa hình dốc thành những bãi bằng đã không được phép áp dụng ).
Địa hình Đàlạt với đặc điểm uyển chuyển , mềm mại dẫn dắt tầm nhìn hướng về dãy núi LangBiang tạo thành một nền phong cảnh rất đặc thù.Núi LangBiang chính là điểm mốc cảnh quan ( Landmark ) của bức tranh tổng thể thành phố Đà Lạt , mà thiên nhiên đã ưu ái riêng tặng cho nơi này .
Các đỉnh đồi cao có tầm nhìn đẹp được chọn lựa để xây dựng những công trình tôn giáo , dinh thự uy nghiêm và trang trọng. Có thể kể đế :
-         Dinh 1 : Cao độ 1550 ở phía Đông thành phố
-         Dinh 2 : cao độ 1539,5 ở phía Nam thành phố, có tầm nhìn thẳng về Hồ Xuân Hương, đồi cù về núi LangBiang .
-         Dinh 3 : cao độ 1539 phía Tây Nam thành phố
-         Đồi Ngọc Hoàng cao độ 1.551m .
-         Dinh Tỉnh trưởng cao độ 1532  án ngữ ngay trung tâm thành phố  gần chợ Đàlạt .
-         Tu viện dòng Chúa cứu thế : cao độ 1548 ở phía Tây Bắc thành phố ( nay là Phân Viện Khoa Học VN )
-         Nhà thờ Mai Anh ( Domain de Marie ).
-         Trường Lycée Yersin ( Cao đẳng Sư  Phạm )
     Với diện tích rộng lớn ôm trọn cả một ngọn đồi , các công trình trên là cả một quần thể kiến trúc hài hòa khép mình với thiên   nhiên , ẩn hiện trong rừng thông xanh , chấm phá thêm trong bức tranh toàn cảnh.
Các trung tâm công cộng , hành chánh , văn hóa , giáo dục , du lịch , thương mại… được bố trí  xây dựng trên những ngọn đồi hay những mặt bằng rộng rãi và bằng phẳng nhằm xây dựng hệ thống giao thông dễ dàng thuận lợi với những đại lộ lớn , thẳng và ít dốc  ( như trục đường Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương , khu Hòa Bình , Chi Lăng , Phan Đình Phùng , ... ) . Ngoài ra do không phải cải tạo địa hình nên các trung tâm này mặc dù chiếm những không gian lớn  cũng không làm thay đổi các đường cong tự nhiên của địa thế
      Trước đây việc xây dựng các khu biệt thự rất được chú trọng do sự hòa nhập hoàn toàn của công trình kiến trúc vào thiên nhiên, với địa hình được giữ hầu như nguyên vẹn , ngưòi ta đã sắp xếp các tòa  biệt thự  theo sát đường đồng mức để bám lấy địa hình mà không phải phá hủy nó . Do thiên nhiên  là bức nền và không gian  chính của cảnh quan nên người ta đã khống chế phạm vi xây dựng với mật độ rất thấp so với diện tích phân lô rất lớn .

Loại công trình
Diện tích phân lô
Mật độ xây dựng
Biệt thự loại A :
> 2.000m2
< 10%
Biệt thự loại B :
> 1.500m2
< 15%
Biệt thự loại C :
> 1.000m2
< 20%
Biệt thự loại D :
> 800m2
< 25%
Biệt thự loại E :
> 200 - 500m2
< 30%
Biệt thự loại F,G :
> 80 - 100m2
< 60% - 70%
       Các khu vực đất thấp dưới các thung lũng lớn , ở khuất và xa trung tâm thành phố,được bố trí cho khu vực dân cư làm nông nghiệp . Đất đai được phân lô đủ lớn để sản xuất và dựng nhà . Do đó tính chất thành phố vườn vẫn được tìm thấy tại khu vực này . ( Ấp Hà Đông , Nghệ Tĩnh , Đa Thiện , Thái Phiên , Nam Hồ , Trại Hầm , Trại Mát , Thánh Mẫu ,…) . Do đặc tính của việc sản xuất nông nghiệp , người dân cần thửa vườn rộng và phẳng để tưới tiêu và chăm bón nên cải tạo địa hình dốc thành những thửa đất dạng bậc cấp đi từ các thung lũng lên các sườn đồi bao quanh .Trong chừng mực , việc cải tạo dưới các thung lũng thấp không ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan , nhưng nó đã thật sự trở thành một hiểm họa to lớn một khi đã phát triển không kiểm soát được trong tầm nhìn của cảnh quan chính và lan tràn vào khu vực các suối lớn  chính , dẫn đến sự bồi lắng nhanh chóng của các hồ ( Do việc này mà ngày nay Hồ Mê Linh , Hồ Vạn KIếp , đã hoàn toàn mất dạng ).
        Trong chương trình sử dụng đất từ năm 1942 để giải quyết việc di dân của người Việt, người ta đã thực hiện ý định bố trí khu ngoại ô của thành phố cho dân cư lao động, sản xuất nông nghiệp, khu vực này trước đây được kiểm soát chặt chẽ trong một ranh giới nhất định. Nhiều vùng đất rộng lớn phía Bắc được dành riêng để bảo tồn rừng cảnh quan, phục vụ săn bắn, ngoạn cảnh và du lịch . Nhiều khoảng trống khác dành cho khu thể thao, cắm trại, công viên hay bất kiến tạo . Tổng cộng diện tích các vùng đất nêu trên lên đến 10.000 hectares -  chiếm 60% diện tích thành phố - và nhằm giữ gìn những giá trị tự nhiên của thắng cảnh Đàlạt, chống lại việc khai phá thiên nhiên  thái quá của con người .
Trong một khoảng không gian rộng hình rẻ quạt về phía Bắc của thành phố , các quả đồi đẹp và hoang sơ từ hồ Xuân Hương đến tận rặng núi Langbiang đã được giữ gìn để du khách thưởng ngoạn trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ của cao nguyên.
Một vài công trình quốc gia như Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử , Giáo hoàng học viện , Trường Đại Học Đàlạt … hình thành trong thập niên 1950 - 1960 trên những quả đồi có độ cao trung bình , thấp thoáng giữa những rặng thông đã tô điểm thêm bức tranh phong cảnh tĩnh mịch bằng những nét chấm phá sinh động .

B.     YẾU TỐ MẶT NƯỚC  :
Đà Lạt   có nhiều suối nhỏ và dòng suối quan trọng nhất chảy qua  là dòng Camly. Việc sắp xếp thành phố đã được thực hiện phần lớn dọc hai bờ con suối này. Từ  năm 1900, kỹ sư Rousselle đã có ý nghĩ tạo lập một hồ nước, hồ Xuân Hương đã được thành hình một phần vào năm 1919 khi đắp xong đập thứ nhất. Năm 1923, hồ được mở rộng và đến năm 1935 thì hoàn chỉnh như ngày nay ( sau khi xây xong đập Cầu Ông Đạo và loại bỏ các đập cũ bị bể vỡ).
Từ đó đến nay , việc tạo thêm các hồ nước nhân tạo đã gia tăng đều đặn và gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố và là những công trình kỹ thuật có giá trị nhất nối liền con người với thiên nhiên . Công trình hồ nước nhân tạo vừa đem lại nguồn nước uống, nước tưới cho cư dân , vừa tô điểm thêm nét đẹp thanh lịch cho cảnh quan hoang sơ, và là trung tâm bố cục để sắp xếp các phân khu chức năng của thành phố .
Dù không được thực hiện trọn vẹn, nhưng KTS E. Hébrard đã có công đầu khi đề xuất quy hoạch thành phố Đà Lạt xung quanh một chuỗi hồ nhân tạo (năm 1923 ). Sáng kiến này vừa làm tăng vẻ đẹp của phong cảnh, vừa làm tăng giá trị của vùng đất nghỉ dưỡng đã sẵn có nhiều tiềm năng phát triển. Theo đề xuất đầy ý nghĩa và thú vị này thì mỗi hồ nước nhân tạo là một trung tâm của một phân khu chức năng. Theo dòng Camly, kể từ thượng lưu sẽ gồm:
-         Hồ Than Thở: ở đầu nguồn, vừa cung cấp nước uống vừa là hồ cảnh đã cùng các đồi thông chung quanh tạo thành bức tranh hữu tình và nổi tiếng.
-         Một hồ nước trung bình dự kiến giũa khu Chi Lăng  và Thái Phiên là tâm điểm của Trung tâm Hành chánh Trung ương .
-         Hai hồ nước nhỏ dự kiến ở khu vực trường học ở phía Nam và trại lính ở phía Bắc .
-         Hồ Xuân Hương: rộng lớn nhất và tồn tại đến ngày nay, là bố cục của một công viên Trung tâm. Các khách sạn du lịch và khu giải trí được bố trí ở phía Nam, vườn hoa, sân Goft và khu dự kiến này đã được tổ chức theo đồ án của E. Hébrard và hầu như không có sự thay đổi nào đáng kể cho tới ngày nay, ngoại trừ việc dự kiến xây dựng biệt thự đã không được thực hiện do người ta e ngại  sẽ làm hủy hoại tầm nhìn phong cảnh tuyệt đẹp về phía núi Langbiang .
-         Hồ nước cuối cùng được dự kiến trước khi dòng suối đến thác là nhân của khu nhà ở cấp thấp này của người Việt .
Đến nay tại Trung tâm thành phố Đà Lạt đã xây dựng được 8 hồ lớn, nhỏ với:
-         Tổng diện tích lưu vực là : 50 km2 ( TDTLV ).  
-         Tổng diện tích mặt nước là : 121 ha (TDTMN )
-         Tổng dung tích hồ là : 6,16 triệu m3 nước ( TDTH )
( Không kể đến hai hồ đã bị bồi lắng hoàn toàn là Vạn Kiếp và Mê Linh). Nếu tính các hồ thuộc vùng phụ cận mà quan trọng nhất là các hồ :  Dankia , Suối Vàng , Tuyền Lâm thì TDTLV là  100 km2 , TDTMN là : 756 ha , TDTH là : 18,24 triệu m2 nước .
Như vậy tỷ lệ của diện tích mặt nước so tổng diện tích đất của cao nguyên là khoảng 4% , một tỷ lệ khá cao nếu so sánh với những thành phố khác .
Ngoài công năng cung cấp nước uống cho cư dân thành phố, điều hòa nước tưới cho nhân dân, suối và hồ nước là trung tâm của các thắng cảnh : Không cảnh đẹp  nào của Đàlạt mà thiếu vắng hình ảnh phẳng lặng của mặt nước . Nó phản chiếu cảnh vật làm tăng chiều cao không gian , tạo bầu không khí trong lành và cảm giác thanh bình cho du khách .
-         Hồ Xuân Hương là bố cục chính của vùng trung tâm, nơi quần tụ của công trình khách sạn, công trình công cộng , khu thể thao , nhà Thủy Tạ của bờ phía Nam . Nhờ khoảng trống của hồ đã tạo được tầm nhìn gắn bó với bờ đối diện là vùng đồi và các chòm thông xanh được giữ gìn như một công viên thiên nhiên dưới chân rặng núi Langbiang  . Do địa hình khu vực lồi lõm , có đường vòng trên bờ quanh co ẩn khuất sau những rặng cây đã tạo nên cảm giác thú vị cho người xem và làm cho mặt hồ như rộng lớn hơn .
-         Nhà Thủy Tạ ( La Grenouillère ) có hình dạng tựa một chú ếch , kiến trúc với mặt đứng chỉ gồm những nét thẳng dứt khoát và thanh mảnh , được quét màu vôi trắng như nổi lên những màu xanh của quang cảnh thiên nhiên , đó là điển nhấn không thể thiếu được tạo thêm sự duyên dáng cho mặt hồ .
Trong đồ án năm 1943  của KTS  J.Lagisquet , người ta đã dự trù bố trí một công viên dạng bậc cấp từ Biệt điện số  2 đến Hồ Xuân Hương bao gồm những vườn hoa , cây cảnh , bể và thác phun nước và các lối đi cho người thưởng ngoạn ( muốn thực hiện được phải cắt bỏ đoạn đường Trần Hưng Đạo trước Dinh 2 và chuyển tuyến qua đường Khơi nghĩa Bắc sơn ngày nay ) . Dự án này nếu thực hiện , được kiến trúc nguy nga của dinh thự , có cây cảnh và vườn hoa rực rỡ trải dài từ trên đồi cao đến mặt hồ .
C.     KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC :
1-      KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC :
-         Đối với địa hình bằng phẳng , việc quy hoạch ô bàn cờ là giải pháp tốt khi sử dụng và tiện lợi về mọi phương diện . Để tạo cảm giác thẩm mỹ , người ta phải dùng đến các biện pháp : Đắp đất tạo đồi , đào hồ tạo mặt nước , mở các mặt hồ để tạo thành các không gian biến động .
-         Thành phố Đàlạt có địa hình uốn lượn ,uyển chuyển mềm mại,cộng với việc tổ chức hệ thống giao thông hình mạng nhện  ,đã tạo thành những không gian linh động , biến đổi không ngừng .
-         Đi trên đường Trần Hưng Đạo , giữa rừng thông cao vút của Dinh 2 , bất ngờ chợt nhìn qua phía bên kia , cả một khoảng không gian kỳ ảo bỗng hiện ra dãy Langbiang xanh thẫm  làm nền cho toàn cảnh bức tranh , Đồi Cù ẩn hiiện nhấp nhô giữa những thân thông thẳng tắp soi bóng xuống mặt hồ Xuân Hương phẳng lặng . Chỉ có Đàlạt mới có được những bức tranh hoành tráng với đầy đủ sắc độ , không gian xa mà gần như vậy .
-         Ở mọi nơi trong thành phố người ta đều thấy được đỉnh tháp chuông của nhà thờ Chánh Tòa .  Chỉ cần mấy bước chân tìm đến , qua khỏi khúc quanh của đường Lê Đại Hành , thật bất ngờ ngay trước mắt  là một công trình trang nghiêm cao vút , sừng sững hiện ra trước mặt . Sau sự ngạc nhiên chính là cảm giác thành kính ngưỡng mộ đối với công trình kiến trúc đặc sắc này . Để tạo cảm giác trang nghiêm , ngoài hình dáng kiến trúc đối xứng tuyệt đối theo đúng bút pháp chủ nghĩa kiến trúc cổ điển Pháp , công trình bị chặn lại bằng một đảo giao thông trước mặt , tránh cho người đi đường đâm trực tiếp vào cổng nhà thờ .
-         Bước chân đến thành phố , ngay từ cửa ngỏ , tại bến xe lớn ta có một cái nhìn bao quát về toàn bộ thành phố từng lớp nhà xếp nhau và tràn xuống thung lũng , ẩn hiện trong màu xanh của cây và sương khói cao nguyên ; nếu về đêm , thì bầu trời dường như thấp xuống dưới chân du khách với muôn ngàn ánh sao ẩn hiện . Với thành phố đồng bằng , điều này chỉ thấy được nếu đi từ máy bay .

2.      CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC :
Nói đến cảnh quan đô thị Đàlạt , không thể không nói đến công trình kiến trúc . Công trình kiến trúc chính là tác phẩm hoàn toàn do con người tạo ra, được đặt trong môi trường tự nhiên . Đặc điểm của các công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố Đàlạt là dựa vào thiên nhiên có sẵn , tạo một công trình có dáng dấp như là một sản phẩm của tự nhiên, hơn là cải tạo tự nhiên cho phù hợp với công trình .
2 .1 ) Kiến trúc dinh thự :
Đàlạt có một số dinh thự lớn như Dinh 1 - 2 - 3 . Đây chính là những ngôi nhà để ở được xây dựng dạng cung điện dành cho các nguyên thủ Quốc gia .
Đặc điểm của các Dinh thự này nằm trên dỉnh đồi cao - Là những điểm nhìn chính của khu vực , khống chế toàn bộ khu vực chung quanh nó , thường gắn liền với khu vườn lớn bên cạnh làm nền cho công trình và làm nơi săn bắn và dạo chơi ( Vườn Thượng uyển ) .

a ) Dinh 1 ( Concession De Bourgery ) :
Là một hệ thống công trình rất lớn . Diện tích đất hơn 60 ha , ngôi nhà chính là một toà nhà một hầm  , một trệt , một lầu , mái lợp ngói đỏ , hình thức mang dáng dấp kiến trúc Pháp  và Châu Âu đầu thế kỷ XIX . Lối vào công trình được trồng hai hàng cây cao có thân trắng xốp nổi bật trong nền rừng thông thẫm . Cối con đường là một đảo hoa xoay hướng đến công trình chính , mặt bằng công trình gần đối xứng với lối vào ở giũa hệ thống cầu thang , hành lang giữa ra hai bên, trên mặt bằng đơn giản đó được dựng lên một mặt đứng khá cầu kỳ vói các hệ mái lệch nhau , cửa sổ mái , cửa kính chia ô nhỏ , gờ chỉ auvent ,consol … được xử lý rất chi tiết , công phu nhưng thuộc về một quan điểm thẩm mỹ  sau đó sẽ thay đổi rất nhanh .
Đây là một công trình tiêu biểu cho các biệt thự kiểu kiến trúc cổ điển trước thế kỷ 20 ở Pháp . Với hai điểm là mặt bằng rất đơn giản , chủ yếu xử lý chi tiết ở mặt đứng .
Tòa nhà nhà này gắn liền với một số biệt thự lớn khác ( Nhà Cận vệ quân , ngự lâm quân , các nhà phục vụ …) tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh như một dinh cơ kiểu Châu âu trước thế kỷ 20 .
b ) Dinh 2 và Dinh 3 :
Khác với những trường phái học viện của công trình trên , Dinh 2 và Dinh 3 là những công trình được ảnh hưởng của trào lưu cách tân kiến trúc ở Châu âu lúc bấy giờ ( 1920 - 19230 ). Lúc này kiến trúc đã bắt đầu phi đối xứng và đi vào yếu tố hình khối tự do .
Đây là những công trình đồ sộ , mái bằng , hình khối , bố cục cân đối nhưng không đối xứng , có cùng một thời điểm xây dựng 1933 - 1938 và cùng một bút pháp giống nhau .Mặt bằng được bố cục tương đối hiện đại , toàn bộ làm việc dành cho làm việc và tiếp khách gắn với các tiểu cảnh kiến trúc . Ở đây không gian kiến trúc bên trong và bên ngoài đã bắt đầu hòa lẫn vào nhau bằng các lối đi lớn và cửa sổ kính hoặc sân vườn có một trụ cột bao chung  quanh tạo thành những không gian chuyển tiếp .
Toàn bộ phần lầu , được dành cho sinh hoạt gia đình .
Hai công trình này đều có sảnh lớn vươn ra khi làm mái che khi xe đỗ . Đây là dạng kiến trúc mới so với thời điểm xây dựng , tạo sự uy nghi bề thế cho công trình .
Hình thức kiến trúc ở hai công trình này cũng bắt đầu khác , chủ yếu đi vào bố cục hình khối chứ ít đi vào chi tiết . Mặt bằng đã linh động hơn tạo thành những mảng hình khối lớn và tạo bóng rất hiệu quả khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào  .

2.2 / Kiến trúc biệt thự :
a ) Biệt thự tiêu chuẩn cao :
-         Là loại hình kiến trúc nhà ở dành cho tầng lớp quan lại hay tư sản. Kiểu kiến trúc này khá phổ biến ở khu biệt thự Trần Hưng Đạo, Hùng Vương , Lê Hồng Phong , Lê Lai , Nguyễn Du ...
Cũng như dinh thự , các biệt thự này được phân làm hai loại: Loại theo trào lưu cổ điển được xây cất rất sớm với bố cục mặt bằng đơn giản , thường đi sâu vào các chi tiết mặt đứng. Loại thứ hai bố cục mặt bằng tự do và linh động tùy theo địa hình , chức năng sử dụn , chủ yếu tạo thành khối công trình.
Thông thường, các biệt thự này nằm xa trục đường chính từ 10m trở lên , có hay không có tầng hầm tùy theo địa hình. Có nền  cao , tam cấp lên nhiều bậc . Các biệt thự này có thành phần chức năng rất đầy đu. Tầng trệt có sảnh và phòng khách lớn , độ cao phòng có khi đến 6m . Phòng ăn và sinh hoạt gắn liền với các phòng phụ. Tầng trên là các phòng ngủ có hệ thống vệ sinh riêng và có một phòng sinh hoạt gia đình riêng.  Terrace ở loại nhà này rất phát triển . Các cầu thang đều cầu kỳ và chiếm diện tích lớn .
 Về hình thức, biệt thự  thường có hai kiểu cách.
-         Nhà mái ngói có độ dốc lớn , mặt bằng đơn giản có nguồn gốc từ những kiến trúc miền Bắc nước Pháp, Miền Bertagne, Normandie – Kiểu kiến trúc xứ lạnh, loại này xây dựng trước tiên .
-         Nhà mái ngói hoặc mái bằng, mặt bằng tự do giống kiểu kiến trúc miền Nam nước Pháp, miền Địa Trung Hải, đã bắt đầu ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại. Loại này được xây dựng sau và phát triển cho đến nay .
Sức biểu hiện của loại biệt thự trước được thể hiện ở cách xử lý chi tiết mái, cầu thang và chi tiết trang trí trên cửa sổ, cửa đi. Đặc biệt những hoa văn ở những vòm cuốn giả trên cửa có chất lượng nghệ thuật cao .
Ở loại sau thường đi vào nghệ thuật, bố cục hình khối và xử lý sân vườn chung quanh. Ở đây, không gian ở và môi trường với những tính chất khác nhau của nó đã được xử lý bằng một không gian trung gian, tạo thành một hệ thống không gian liên hoàn, liên tục có tác dụng thiết lập sự hài hòa về mặt thẩm mỹ, tâm lý, vừa có chức năng về mặt sử dụng, điều hòa các hoạt động sống và các mối quan hệ hữu cơ giữa con người và tự nhiên .

b ) Biệt thự hạng vừa và các nhà biệt lập có sân vườn :
Đây là loại công trình nằm rải rác trong toàn thành phố. Có mặt bằng đơn giản, thường nhà lợp ngói, tường vôi, có sân vườn chung quanh. Loại hình này rất phát triển dành cho các công chức và những người dân bình thường muốn sống yên tĩnh. Thường vườn chung quanh được trồng hoa và cây cảnh, tạo cảm giác toàn thành phố là một vườn hoa lớn.

c ) Kiến trúc trường học :
Phần lớn các ngôi trường lớn ở thành phố Đàlạt đều có phong cách kiến trúc tương đối giống nhau. Mặt bằng ổn định gồm các dãy lớp học, một hoặc hai tầng. Đa số đều lợp mái ngói và consol gỗ , những chi tiết gia công rất kỹ đỡ mái ngói vươn ra khỏi mặt tường .
Đặc biệt, trường Cao đẳng sư phạm là một tiêu biểu cho kiến trúc Pháp những năm 1930-1940. Ở đây mặt bằng vẫn bị khống chế bởi chủ nghĩa cổ điển, tuy nhiên nó đã thoát ra bằng cách tự uốn mình thành một đường cong mềm mại ôm lấy một khoảng sân trong rất lớn. Và đỉnh tháp chuông vươn cao nhìn xuống mặt Hồ Xuân Hương là một điểm nhấn không quên được .

d) Kiến trúc công sở và một số công trình công cộng :
Đại bộ phận các công sở ở thành phố Đàlạt đều là những biệt thự lớn. Các công sở hành chính thường có hình thức kiến trúc đối xứng nghiêm trang, mặt bằng không phức tạp, mặt đứng được xử lý chi tiết cầu kỳ.
-         Nha Địa Dư : ( hiện nay là Cục bản đồ ) là công trình kiến trúc đồ sồ hình khối vuông vức với hành lang giữa và hai dãy phòng hai bên. Chính giữa nhà là khối cầu thang và tiền sảnh . Trên mặt bằng đơn giản này, khối công trình ba tầng được dựng lên trông rất đồ sộ với mái ngói, các chi tiết cửa, gờ chỉ và mặt tường gạch đá tạo một cảm giác uy nghi, quyền lực .
-         Nằm bên cạnh Đồi Cù, hoàn toàn chìm trong cây xanh, Giáo Hoàng Học Viện Pio X là một công trình kiến trúc đẹp của thành phố Đàlạt . Chính ở đây , kiến trúc đã giải quyết mối tương quan giữa con người và tự nhiên bằng một giải pháp tương đối êm đẹp . để có chỗ cho hàng trăm người vừa ăn , vừa ở , vừa học tập , trên một diện tích không lớn ở trung tâm thành phố . KTS.Tô Công Văn đã giải quyết một khối nhà bốn tầng và một khối nhà phụ hai tầng bên cạnh . Toàn bộ diện tích còn lại , hơn 80% là công viên cây xanh , sân tập thể thao , đường giao thông và đường đi dạo . ở đây , nhu cầu ăn ở của con người đã được giải quyết đầy đủ , các tiện nghi còn lại , cây cỏ , đường đi dạo , nơi giải trí , sân chơi chung và cho từng tầng đều đạt yêu cầu cao và là chung cho cho tất cả các thành viên .

e ) Kiến trúc nhà ở :
            e.1 / Nhà ở có vườn :
Là dạng kiến trúc phổ biến trong địa bàn thành phố Đàlạt . Trước năm 1963 , tất cả đều được mái ngói hoặc Fibro sơn màu. Gắn liền với nhà là vườn tược , nơi tạo ra nguồn sống cho người dân . Ơ đây , nhà ở kết hợp với sản xuất các loại hoa và rau quả của Đàlạt . Loại hình này chiếm đại bộ phận đất đai của thành phố . Hiện nay nhà lợp mái tôn phát triển mạnh ,  đã làm mất đi nét đẹp của Đàlạt .
            e.2 / Nhà phố :
-         Kiến trúc nhà phố thời Pháp chỉ nằm trên các trục lộ thương mại dành cho tầng lớp thị dân người Việt buôn bán . Ơ thời kỳ này , tất cả đều bị buộc phải làm mái dốc và mật độ xây dựng tối đa không được lớn hơn 80% diện tích đất.Phần còn lại chính là các Patio để trồng cây xanh lấy ánh sáng , xử lý thông thoáng vệ sinh. Hệ thống Patio này tạo thành những điểm xanh trong khu ở, đưa thiên nhiên vào nhà, lấy ánh sáng và cũng là một hệ thống thông gió tự nhiên làm môi trường sống trong lành hơn.
-         Hiện nay, đa phần nhà phố đều xây dựng hết toàn bộ lô đất vì áp lực của giá trị sử dụng đất nên các khu phố chỉ có điều kiện vệ sinh rất tối thiểu.

f ) Kiến trúc một vài trục đường tiêu biểu :
           f.1 / Trục biệt thự :
Mỗi một biệt thự là một đóa hoa kiến trúc xinh đẹp và thành phố Đàlạt là một vườn hoa lớn với những trục đường biệt thự muôn hình muôn vẻ.
Trên trục đường chính của thành phố từ Trần hưng Đạo đến Hùng Vương, chúng ta rất ít khi tìm thấy hai biệt thự giống nhau, cũng mái ngói, cũng tường gạch nhưng mỗi biệt thự mang một dáng vẻ riêng, nói lên được quê hương tính cac1h từng chủ nhân ông thời Pháp. Với tinh thần hoài niệm, nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, các người Pháp đã xây dựng ở đây những ngôi biệt thự mang dáng dấp vùng quê mình tại Pháp. Các biệt thự này nằm rất xa đường, hầu như  tấc cả là mái ngói. Thông thường màu đỏ và màu xanh là hai màu tương phản trên pallet màu, rất ít khi hai màu này được xếp sát nhau. Tuy nhiên trên thực tế, trên trục đường này hay nói chung trên toàn thành phố, màu đỏ củangói và màu xanh của cây qua một khoảng cách không gian nhất định lại tự hoà nhập với nhau và tạo thành những điểm ấm áp trong bức tranh xanh thẳm của nền rừng thông. Diện tích xây dựng của các trục biệt thự này thường không quá 20% đất. Phần còn lại chính là phần rừng thông có sẵn được giữ lại làm vườn dạo và cây xanh công trình. Chính tỷ lệ khống chày, đã tạo được một nét rất riêng cho các khu vực biệt thự Đàlạt.
 
f.2 / Trục nhà ở:
Yếu tố địa hình ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng các khu vực nhà ở trước đây, việc xây dựng phá vỡ địa hình tự nhiên là một điều nghiêm cấm. Tuy nhiên, trước áp lực của giá trị đất trung tâm, càng ngày các khu phố Đàlạt càng giống đồng bằng với các dãy nhà sát nhau và ngay với mặt đường giao thông đắp và đào đất ở các địa hình dốc. Để đảm bảo vẽ đẹp tự nhiên của địa hình đồi núi, thành phố chúng ta có nhiều con đường xử lý được bằng những biện pháp kiến trúc đơn giản. Các trục đường Hai Bà Trưng, Hoàng Diệu, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu... tất cả các công trình kiến trúc đều có những khoảng lùi nhất định. Từ lộ giới chủ nhà đã được rào, tuy nhiên mép công trình bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định với hàng rào tùy theo độ dốc của địa hình, chính khoảng lùi này đã đảm bảo cho việc đi lại được dễ dàng, cũng như tạo một khoảng vườn hoa trước mỗi công trình.

g /  Kiến trúc một khu dân cư ngoại thành:
Có thể tham khảo hình thức dân cư đặc trưng của Đàlạt tại khu vực ấp Hà Đông – Nam Hồ, ở đây nhà ở mang tính chất nhà vườn, diệc tích mỗi nhà từ 1500m2 – 3000m2. Khoảng 1000m2 – 2000m2 đất dành cho nhà, công trình phụ và lối đi, còn lại là vườn cây ăn quả và rau hoa Đàlạt.
Kiến trúc từng công trình có thể chưa đẹp, vì lý do kinh tế cũng như trình độ thẩm mỹ. Tuy nhiên nhìn toàn cảnh, đây chính là một bức tranh phong cảnh đặc sắc.
Có thể nhìn thấy rõ từ trên quốc lộ 20 toàn bộ thôn ấp nằm dưới thung lũng, vào một buổi chiều nào mờ mờ sương khói, những ngôi nhà xinh xinh bé bé bên cạnh vườn cây ăn quả che khuất một phần, phần đất trồng rau bậc thang chạy dài thật ngoạn mục xuống con suối nhỏ bên dưới, những hồ chứa nước, những cụm khói bếp gợi nhớ bữa cơm chiều đầm ấm.
Ta có thể hình dung ra tất cả các thung lũng ven Đàlạt, nơi có thể quy hoạch cho dân làm vườn, các ngôi nhà tường vàng vôi đỏ ẩn mình dưới những vườn cây ăn trái và bên dưới là những vườn rau, nơi người nông dân sản xuất để tự nuôi sống mình.
Việc thành lập các thôn ấp như trên hiện nay là một định hướng để giải quyết cho việc gia tăng dân số cho thành phố Đàlạt. Tuy nhiên cũng cần đặt nặng vấn đề về mặt quản lý, vì bản thân các thung lũng này chính là những tầm nhìn rộng nhất.

3.      Công viên cây xanh thành phố:
Dù cho có bao nhiêu lời than phiền về xuống cấp đi chăng nữa thì thành phố Đàlạt hiện nay, nhìn một cách tổng thể vẫn là một công viên khổng lồ với rừng thông bạt ngàn bao phủ. Có thể trong một không gian hẹp, ta sẽ thấy đường sá lầy lội, nhà cửa xây dựng hỗn độn... Nhưng bất cứ nơi nào trong thành phố ta cũng hưởng được không khí mát lạnh và thơm mùi nhựa thông, đâu cũng thấy màu xanh cây lá, ngàn vạn sắc màu rực rỡ của hoa quả vùng cao. Ỡ trong thành phố công viên khổng lồ đó, ta sẽ tìm thấy khá nhiều công viên thuần túy, nơi giúp con người được nghĩ ngơi và tìm về với thiên nhiên.
-         Công viên hoa hay vườn hoa Bích câu là một cái tên phảng phất màu sắc thần thoại Việt Nam là nơi tập trung hầu hết các hương sắc của cây cảnh, hoa Đàlạt. Ơ đây, ta có thể tìm thấy những loài hoa chỉ mọc ở vùng ôn đới như: Forget me not, Pensée, Lys, Glaeuils... Hay các loài cây cảnh núi như Tùng, Bách... Chỉ đáng tiếc công viên của một thành phố hoa như Đàlạt nhưng chỉ có một chức năng duy nhất là nơi dạo cảnh, chụp hình kỷ niệm. Hy vọng rằng, trong tương lai không xa vườn hoa thành phố cũng sẽ là một trung tâm nghĩ ngơi, giải trí lớn và là một nơi nghiên cứu khoa học phát triển các loại hoa, cây kiểng xứng với Đàlạt.
-         Các thắng cảnh như Hồ Đa Thiện, Thung lũng Tình yêu, Hồ Than Thở, thác Cam Ly, Datanla, Prenn, Tuyền Lâm … hiện nay đang hoạt động như là các công viên trong thành phố. Ở đây du khách có thể thưởng thức các tác phẩm tự nhiên của tạo hoá như thác, ghềnh, rừng cây, hồ nước.... Các biện pháp quy hoạch tổng thể cho các thắng cảnh với đầy đủ các chức năng công viên, quản lý về mặt xây dựng và kinh doanh trong thắng cảnh đang được quan tâm nghiên cứu phát triển.
-         Trong trung tâm thành phố Đàlạt, trước đây còn có một số khoảng đất trống được giữ lại làm các tiểu công viên, đây chính là hệ thống cây xanh liên hoàn nối liền thành mạng lưới cây xanh thành phố. Tuy nhiên, hiện nay, các khoảng “ dự kiến xanh” này đang mất dần để tạo thành các khu nhà ở, cơ quan. Điều này có khả năng làm thay đổi bộ mặt xanh của khu trung tâm thành phố.
-         Hệ thống cây xanh đường phố của Đàlạt có rất ít. Tuy nhiên cây xanh trong khuôn viên công trình giờ vẫn còn rất nhiều. Đây chính là nét khác biệt so với thành phố khác và là nét độc đáo rất tự nhiên.




CHƯƠNG II

HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ NỔI TRỘI CỦA ĐÔ THỊ ĐÀLẠT
( DƯỚI GÓC ĐỘ NGHIÊN CỨU VỀ BẢN SẮC ĐÔ THỊ )


·      Có ba nội dung cần được đề cập :
PHẦN I : Thành Phố Đà Lạt với đồ án qui hoạch chung XDĐT 1994 .
PHẦN II :Các tác động của việc Xây Dựng đến các khu chức năng đặc trưng Đô Thị
PHẦN III :Những vấn đề nổi trội cần nghiên cứu giải quyết .








PHẦN I

THÀNH PHỐ ĐÀLẠT VỚI NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG
CỦA ĐỒ ÁN QUI HOẠCH CHUNG XDĐT NĂM  1994 :
 

1.      Năm 1994, Thủ Tướng Chính Phủ đã chính thức phê duyệt qui hoạch chung XDĐT Đà Lạt. Các nội dung chính của đồ án qui hoạch này hướng tới việc giải quyết những vấn đề mang tính chất tổng thể trong việc chỉ đạo và quản lý đô thị  và trên cơ sở này đồ án đã thiết lập để thực hiện các mục tiêu cơ bản sau :
-         Luận chứng tính chất, qui mô dân số , đất đai cơ sở lịch sử , Kinh tế – Kỹ thuật , Văn hóa  - Xã hội và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu …….để hình thành và phát triển Đô Thị .
-         Định hướng phát triển không gian qui hoạch , bố trí kiến trúc và kết cấu hạ tầng đô thị .
-         Lập tổng mặt bằng cho thành phố giai đoạn 1991 – 1995 .
-         Hình thành các chương trình mục tiêu , dự án đầu tư để cải tạo và phát triển đô thị .
-         Soạn thảo điều lệ quản lý xây dựng đô thị theo qui hoạch được duyệt .

2.      Tại thời điểm bấy giờ ( 1994 ) quyết định phê duyệt qui hoạch của Thủ Tướng Chính Phủ đã khẳng định tính chất của Đô Thị Đàlạt là :
-         Là một Trung Tâm nghỉ dưỡng – Du Lịch lớn của cả nước , có ý nghĩa Liên Quốc Gia
-         Là Trung Tâm Văn Hóa giao lưu Kinh Tế và Tỉnh lỵ của Tỉnh Lâm Đồng  , một Tỉnh có nhiều dân tộc
-         Là một Trung Tâm Đào Tạo và Nghiên Cứu Khoa Học Kỹ Thuật của Tỉnh và vùng Phía Nam
3.      Qui mô dân số được xác định đến năm 2010 là 200.000 dân ( bao gồm cả nội thị và ngoại thị và đất xây dựng đô thị đến năm 2010 khoảng 1500 ha . Riêng  đất dân dụng là 1000ha so với tổng diện tích đất thành phố là 4066ha )
4.      Căn cứ đặc điểm thiên nhiên độc đáo , điều kiện kinh tế xã hội đa dạng , qúa trình lịch sử và thực trạng xây dựng thành phố , việc chọn đầt phát triển đô thị “ căn bản “ là kế thừa cấu trúc của đô thị hiện có qua các thời kỳ xây dựng .
§      Việc tổ chức không gian kiến trúc tập trung vào cơ cấu không gian đô thị như sau:
-         Cấu trúc tổng thể không gian đô thị của ĐàLạt được hình thành theo cơ cấu “ Mầm “ gồm một tâm , nhiều hướng tuyến có các “ Nêm “không gian xanh xen kẽ theo kiểu “ Thành phố vườn “ , có dạng “ bàn tay mở “ . Không hình thành theo hướng phân thành các khu chức năng riêng biệt mà theo xu hướng đan xen các chức năng trên cùng một khu vực .
-         Khu trung tâm có ý nghĩa toàn thành phố là phạm vi thung lũng hồ Xuân Hương . Hệ trung tâm chức năng nhỏ được mở ra theo các thành phố thương nghiệp , dịch vụ và du lịch nối các danh lam thắng cảnh .
-         Các khu dân cư được bố trí theo 9 tuyến “ trục phố “ và xuất phát từ trung tâm hồ Xuân Hương .
§      Về bố cục kiến trúc đô thị : Khẳng định bố cục  kiến trúc đô thị Đà Lạt bao gồm sự kết hợp hài hòa , đồng bộ giữa kiến trúc cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc công trình xây dựng .
-         Xác định không gian kiến trúc cảnh quan thiên nhiên của Đà Lạt được tạo nên bởi :
+        Nhiều lớp phong cảnh và nhiều điểm chủ thể không gian
+        Các giải rừng thấp , thung lũng nông nghiệp , các đồi cỏ, Hồ , sông suối các không gian xanh thoáng đảng liên tục .
§      Xác định không gian kiến trúc công trình xây dựng được hình thành theo các dạng tổ hợp :
-         Kiến trúc trục phố tại các Trung tâm thương nghiệp , du lịch , dịch vụ.
-         Kiến Trúc các điểm chủ thể trên các điểm đỉnh Đồi.
-         Kiến Trúc dạng “ thế địa hình “ theo các sườn ven thung lũng.
-         Kiến trúc biệt thự và nhà vườn.
-         Kiến trúc phong cảnh được bố trí sử dụng thiên nhiên.



Hình thái kiến trúc Đà Lạt nên theo xu hướng kiến trúc đa hình khối , nhiều lớp mảng có mái dốc đa dạng , tổ hợp hình thể nhiều phương chiều và khai thác sử dụng địa hình phong phú.









PHẦN II

CÁC “ TÁC ĐỘNG” CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐẾN
CÁC KHU CHỨC NĂNG ĐẶC TRƯNG CỦA ĐÔ THỊ ĐÀLẠT :





Dựa vào những định hướng của qui hoạch chung Xây Dựng Đô Thị Đàlạt và qúa trình triển khai các qui hoạch chi tiết và qúa trình Đầu Tư Xây Dựng thực tế trong thời gian qua ( 1994 – 2002 ) , căn cứ vào các đặc thù của đô thị Đalạt với những nhìn nhận phát hiện các đặc thù đó về mọi mặt , có thể nhận ra một số “ tác động “ đã ảnh hưởng lớn đến các khu chức năng đặc trưng của đô thị Đàlạt như sau:

1/ Xét về cấu trúc tổng thể không gian đô thị ( “ cơ cấu mầm “ gồm một tâm , nhiều hướng tuyến có các “ nêm “ không gian xanh xen kẽ “ ) :
-         Nhìn chung về mặt cấu trúc và sự phân bố là đáp ứng được vì cơ bản của cấu trúc này là hệ thống giao thông chính , xuất phát từ trung tâm hồ Xuân Hương lan tỏa và kết thúc ở hệ thống đường vòng đai bao quanh thành phố ( đường Vòng Lâm viên )  và tiếp giáp với rừng cùng với các khu vực thắng cảnh ( nằm hầu hết bên ngoài và giáp cận đường Vòng Lâm viên ) . Việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông xương sống đã bám sát được ý đồ này tạo điều kiện cho đô thị “ vận động “ tốt .
-         Xét về chi tiết thì đã có những sai lệch làm cho hình ảnh của cấu trúc bị biến dạng khá căn bản mà tựu trung lại là vấn đề phát triển các ” Nêm “ không gian xanh . Theo nghĩa thông thường và xét về nguyên tắc các “ Nêm “ phải đảm bảo là có cây xanh , có rừng tốt nhất . Nhưng trên thực tế các “ Nêm ” này đã bị biến đổi quá nhanh do việc xây dựng nhà cửa và tận dụng khai thác làm vườn trồng rau , hoa ngắn ngày . Hình ảnh dễ nhận thấy nhất là “ Nêm “ không còn xanh .  Bên cạnh đó do việc tận dụng làm nhà ở , trong các nêm , hệ thống giao thông đã mắc nối từ các đường chính thành phố ( thuộc cấu trúc chính “ vào các “ Nêm “ và liên kết với các nơi không còn đúng như những tính toán chủ quan ban đầu . Cần phải thấy rằng các “ Nêm “ xanh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện cấu trúc và giữ cho ĐàLạt có được đặc thù của mình .

2/ Khu chức năng Trung Tâm toàn Thành Phố ( khu vực Hồ Xuân Hương ) và các khu Trung Tâm chức năng nhỏ ( Trung tâm Thương mại dịch vụ Phan Chu Trinh , Trung tâm Thể thao , Trung tâm Giáo dục … ) :
§      Mấu chốt và trọng điểm là phải giữ gìn khai thác, đầu tư, để làm cho trung tâm toàn thành phố trở thành hạt ngọc tỏa sáng, “ lấp lánh “ cho thành phố. Về cơ bản là không gian trung tâm này ( khu vực hồ Xuân Hương và Đồi Cù ( Golf ), đã được giữ gần như nguyên vẹn do chưa có những đầu tư đáng kể nào vào trong khu vực này , ngoài việc đã đầu tư hệ thống giao thông. Tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu giữ gìn và phát huy bản sắc của Đô Thị cần phải nhìn nhận rằng đã có một số nỗ lực “ không chính đáng ” , cụ thể là :
-         Việc cho phát triển nhà ở, kiểu phố tại đường Yersin gần nơi tiếp giáp hệ thống đường chính thành phố nối vào khu vực hồ Xuân Hương. Việc này đã làm đứt đoạn mối liên hệ không gian xanh lan tỏa của khu vực hồ Xuân Hương , vì thực chất khu vực này là khu vực “ Nêm” cây xanh gắn sát Hồ Xuân Hương đã bị biến dạng .
-         Tương tự một số “ Nêm ” xanh khác đã bị cắt đứt khi đến gần trung tâm Thành Phố ( góc đường Bùi Thị Xuân ) .
-         Việc xây dựng các công trình và khai thác làm vườn ở các không gian “ lân cận “ trung tâm Hồ Xuân Hương đã làm cho sức hấp dẫn mang tính “ bản sắc ”, “ truyền thống ” của không gian trung tâm bị hạn chế dần : Một số khu vực cận hồ Xuân Hương có đường giao thông cao hơn vùng hồ đã không được kai thác như là những “ bao lơn” để làm cho sự mát dịu được lan tỏa rộng khắp !
-         Tường chắn sân vận động trung tâm xây dựng quá sát với khu vực hồ Xuân Hương ( xây dựng 1980 ) , đã làm khô khan một góc hồ và đặc biệt là đã làm mất đi một đặc trưng tự Nhiên ở các khu trung tâm của thành phố là sự tiếp giáp của hồ Xuân Hương với các khu vực cao hơn chung quanh bằng các thế đồi đồi thoải hoặc các thung lũng ( để chuyển tiếp ) .
§      Các trung tâm chức năng nhỏ khác ( bố trí ở các hướng tuyến chính của thành phố ) : Các trung tâm nhỏ trong một thời gian dài đã chưa được chuẩn bị đúng mức , thứ nhất là ở góc độ qui hoạch chi tiết để làm cơ sở cho việc  đầu tư ; Thứ hai là ở việc quản lý xây dựng thì hầu hết các trung tâm chức năng này đã bị xem nhẹ và đã bị quá trình “ chia lô nhà phố ” lấn lướt làm thu hẹp cả về qui mô , không gian và kể cả hình thức kiến trúc .
+        Các trung tâm chức năng nhỏ đã biến đổi nhanh dưới góc độ nghiên cứu không gian , nguyên nhân biến đổi là do :
-         Chưa hình dung hết được “ chức năng ” chính và các chức năng hỗ trợ có thể có được khi không gian này được vận động .
-         Chưa có phương pháp tiếp cận đúng để khai thác “ toàn bộ “ không gian mà chỉ có cách tiếp cận mang tính bề mặt ( mặt phố , mặt đứng ) và thiếu cách tiếp cận mang tính lan tỏa , dẫn đến không tiết kiệm đất đai và hiệu quả và mở rộng không gian không còn .
-         Còn mang nặng tính chủ trương “ ổn định “ , thiếu sự can thiệp khoa học , mạnh mẽ để hướng tới tương lai lâu dài . Cụ thể là gần như hạn chế tác động tới những gì đã có , đã ổn rồi .
-         Trong các không gian trung tâm nhỏ , cơ sở “ pháp lý ’’ đầu tiên vẫn là giải quyết chỗ ở rồi mới đặt tiếp mối quan hệ chức năng chính của trung tâm dẫn đến tính “ vụn vặt “ . Cụ thể là dưới hình thức chia lô giao đất ở nhỏ lẻ , người dân ( nhà đầu tư ) xây dựng nhà ở và kết hợp khai thác tùy thích cho phù hợp với quá trình vận động của chức năng trung tâm .
-         Thiếu sự chú ý các không gian công cộng trong các khu Trung Tâm mà chức năng công cộng là chức năng chính , cụ thể là các khu Trung Tâm nhỏ bị chia cắt vụn các nhu cầu công cộng không được chuẩn bị dẫn tới sự tự phát làm ảnh hưởng tới sự vận hành chung đặc biệt là vấn đề giao thông và môi trường , và bản thân kiến trúc cũng không có chỗ đứng vững.
+        Quá trình vận động thực sự của đô thị đã tạo ra một số trung tâm nhỏ ngoài ý muốn nhưng lại phù hợp với thực tế ( các Trung tâm Dịch vụ Thương mại hình thành tại các điểm dân cư tập trung ở gần các trung tâm lớn và các trung tâm nhỏ , các Nhà máy , trường Đại Học , Cao Đẳng ….) . Từ nhu cầu thực tế đã thúc ép việc xây dựng và tự động điều chỉnh việc xây dựng để đạt sự cân bằng . Đây là một trong những yếu tố phải được xem xét để tìm cách giải quyết thỏa đáng .

3/ Các khu chức năng “ ở “  trong đô thị Đàlạt :
§      Việc tập trung xây dựng trong các khu có chức năng “ở” trong qúa trình thực hiện qui hoạch chung và một số qui hoạch chi tiết được nhận định đã làm “ Thay Đổi ” bộ mặt đô thị Đàlạt . Xét ở góc độ nghiên cứu bản sắc thì còn rất nhiều tồn tại trong các không gian “ăn”, “ở” này :
-         Chung nhất là các không gian “ ở ” đã và đang được phủ kín với tốc độ ngày càng cao , bất chấp các khoảng  “ không ” khoảng “ xanh” trong Đô Thị . Xu thế là phát triển theo chiều cao dần và “ đặc ” dần không gian . Phương tiện để lấp “ đầy ” là tất cả các loại hình thức nhà cửa đi từ hướng thưa dần đến chật chội dần .
-         Kiến trúc dạng địa hình , địa thế gần như không có cơ hội đứng vững , từ đó đã làm cho tính độc đáo về “ địa hình ” bị đặt xuống hàng thứ yếu . Nhiều khu vực không gian mang tính “ thung lũng ” , tính “ cây xanh ” không còn lộ rõ nữa . Các khu vực đồi cao bao quanh khu trung tâm và một số khu vực đã được khai thác theo hướng làm cho cao hơn , cứng hơn , khô hơn .
-         Kiến trúc nhà ở trong các trung tâm “ khu “ dân cư bị bó chặt dần và thiếu những điều kiện tự nhiên như thông thoáng , chiếu sáng … Mà thêm vào đó là sự chật chội , ồn ào và thiếu hẳn sự an toàn về các mặt vệ sinh , phòng cháy chữa cháy … và sự văn minh tối cần thiết trong nếp sống Đô Thị .
-         Trong kiến trúc nhà ở còn lộ rất rõ , rất phổ biến về việc xây dựng quay lưng nhà ở lại với các tầm nhìn chính của thành phố , tạo ra sự mất trật tự trong không gian “ở” nói riêng và không gian toàn thành phố nói chung .
-         Hình thức kiến trúc nhà ở đã chưa tạo được những “ không gian ” mang nét chung chưa gây được ấn tượng thẩm mỹ cho người sống trong Đô Thị và khách .
Về mặt nguyên nhân có thể thấy được ( cả chủ quan và khách quan ) là :
-         Thiếu sự cảm nhận tinh tế các đặc thù của đô thị Đàlạt từ khâu qui hoạch chung , qui hoạch chi tiết và qúa trình quản lý xây dựng đô thị .
-         Chưa nắm bắt được các yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống người dân trong đô thị và khách vãng lai .
-         Chưa có những biện pháp , những quyết sách kịp thời để can thiệp và đặc biệt là chưa hoạch định được các chương trình tổng thể thực tiễn có liên quan đến các đặc thù của đô thị ở góc độ xây dựng đô thị .
-         Chưa bám sát được những yêu cầu , những định hướng “ rộng ’’ của qui hoạch chung Đô Thị .

4/ Các khu chức năng “ cảnh quan “ :
§      Xét trên toàn cục đô thị Đà Lạt vơi các đặc điểm bao trùm là hồ (chuỗi hồ ), cây xanh (rừng thông), địa hình ( đồi , núi, thung lũng ), thì hiện trạng xây dựng trong thời gian qua ( thực hiện qui hoạch chung 1994 ) đã có những vi phạm ảnh hưởng xấu đến vấn đề “cảnh quan” đô thị, vì Đa Lạt đâu cũng là cảnh quan, vùng cảnh quan ( xét ở góc độ rộng ).
§      Trong phạm vi các khu chức năng “cảnh quan” được giới hạn có thể xem xét ở các vấn đề sau đây :
-         Đối với các vùng danh lam thắng cảnh: Phải khẳng định là việc đầu tư xây dựng chưa làm ảnh hưởng xấu đến các không gian cảnh quan này (vì chưa có đầu tư qui mô lớn mà chỉ ở mức độ khai thác nhỏ lẻ). Riêng trong phạm vi đô thị Đà Lạt, một số vùng “ cảnh quan” đã được phục hồi và mở rộng hơn; vùng Hồ Than Thở đã được nạo vét mở rộng theo diện tích nguyên thủy thời pháp thuộc (9 ha ). Vùng Hồ Tuyền Lâm đã được mở rộng ( mới ) với diện tích lên đến 500 ha với cảnh hoang sơ tự nhiên; Vùng thác Cam Ly và thác Prenn đang mở rộng với qui mô thích đáng hơn.
-         Đối với các khu vực “ kiến trúc ( cổ )” cần bảo tồn: Thực chất đây là các khu vực chuẩn ( có giá trị về nghiên cứu không gian kiến trúc, cảnh quan, khả năng khai thác địa hình, thời tiết, khí hậu …). Có giá trị lớn về mặt cảnh quan và giá trị lịch sử. Thời gian qua việc xây dựng mới đã có sự cân nhắc và hạn chế khá tốt để không ảnh hưởng lớn đến loại vùng cảnh quan này. Tuy nhiên tồ tại vẫn là vấn đề đầu tư để giữ giìn và khai thác thì vẫn còn hạn chế ( hầu hết là các khu biệt thư).
-         Đối với các điểm “ kiến trúc ( cổ )” phải bảo tồn: Trừ một số trường hợp ngoại lệ ( các dinh thự , khách sạn Palace, khách sạn Đa Lạt ) đã được cân nhắc tương đối thỏa đáng để phần nào đảm bảo giữ gìn được công trình và vùng không gian cảnh quan bao quanh công trình có liên quan . Số còn lại cũng bị mai một hoặc dần bị thay đổi do sức ép “ xây dựng mới” mà phổ biến là việc thu hẹp dần các cảnh quan tối thiểu phải giữ gìn, một số  kiến trúc thuộc dạng này trong quá trình sữa chữa, cải tạo, nâng cấp cũng đã bị lai tạp , làm giảm đi ” chất lượng thật ” của không gian ban đầu.
-         Các mối quan hệ ( liên hệ ) và đặc biệt là vùng không gian” chuyển tiếp “ giữa các khu vực cảnh quan và các khu vực chức năng khác chưa được nghiên cứu sâu dẫn đến việc áp dụng khai thác thiếu tính nhất quán, và thiếu sự hỗ trợ cho nhau .

















PHẦN III

NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI TRỘI CẦN NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT





Trên cơ sở nghững vấn đề đã được phát hiện khi đối chiếu giữa thực tiễn xây dựng đô thị Đà Lạt với qui hoạch đô thị 1994 và đặc biệt quan trọng là với các đặc thù cố hữu riêng đô thị Đà Lạt, mà thực chất là nếu việc xây dựng làm mất đi chỉ một trong các đặc thù này sẽ biến Đà Lạt thành một đô thị “ kiểu khác “ ngoài ý muốn của chúng ta. Chúng tôi thấy cần xác định một số vấn đề nổi trội để tập trung có trọng điểm cho việc nghiên cứu giải quyết như sau :
  1. Cần làm rõ về tính khả thi của đồ án qui hoạch chung và qui hoạch chi tiết trước khi bắt tay vào mọi chuyện .
  2. Mọi nỗ lực trong việc thực hiện xây dựng để phát triển đô thị Đàlạt phải nhằm vào việc “ làm rõ “ thêm các đặc thù của rất riêng ĐàLạt từ  tất cả các góc độ nhìn nhận khác nhau. Ở góc độ Xây dựng – Kiến trúc phải thấy được mối liên hệ bản chất giữa việc giữ gìn các không gian đặc biệt của ĐàLạt với việc hoàn thiện cấu trúc thành phố .
  3. Cần xác định và tập trung nghiên cứu sâu hơn về các ” Nêm “ xanh trong thành phố và đặc biệt chú ý các khoảng xanh ( từ nhỏ đến lơn trong đô thị ) để đảm bảo được định hướng theo ý tưởng “ Thành phố trong rừng”.
  4. Giao thông đô thị ĐàLạt là một thành phần quan trọng trong việc làm rõ cơ cấu chung đô thị và là tiếng nói để quyết định sự sống động cho các giải pháp để bố trí các khu chức năng đô thị . Bản thân giao thông đô thị này là một thành phần kiến trúc , tạo và hình thành lên các không gian kiểu mẫu. Cần hết sức chú ý để tạo gắn kết thực sự.
  5. Cần xác định rõ chức năng “ở ” tại các khu vực ở để tạo được không gian ở đúng nghĩa và phù hợp với tính “văn hóa” của việc khai thác các đặc thù của Đàlạt. Phải xác định không gian ở là cần thiết nhưng các đặc thù của đô thị là sống còn .
  6. Cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu có chiều sâu trên cơ sở kế thừa các “ không gian thực ” đã có từ lâu đời nay, và mạnh dạn áp dụng các nghiên cứu này trong việc giải quyết vào việc phát triển đô thị, đặc biệt là áp dụng cho các vùng cảnh quan, các khu trung tâm ( lớn, nhỏ ) và chú ý kỷ lưỡng đến loại kiến trúc dân dụng phù hợp nhất , mang được bản sắc riêng của Đàlạt .






CHƯƠNG III

 

ĐÚC KẾT VÀ KIẾN NGHỊ


PHẦN I
ĐÚC KẾT




Đà Lạt đã được tìm thấy và lựa chọn để xây dựng một thành phố nghĩ mát  ở trên  cao nguyên Langbiang. Thành phố phát triển theo những ý tưởng và nguyên tắc được nhà cầm quyền đương thời đặt ra  trong từng thời kỳ, đạt đến cực thịnh  dưới thời thuộc Pháp vào những năm 1943 – 1944. Ngày nay, Đà Lạt đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá,,, của tỉnh Lâm-Đồng; một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quan trọng của cả nước và có tiếng ở khu vực. Con đường đô thị hoá ở Đàlạt có nét đặc biệt riêng, không phải khởi đầu từ một trung tâm kinh tế, hay trung tâm chính trị, mà khởi đầu là một trạm nghỉ màt trên cao, và có thể nói:yếu tố độc đáo này như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đô thị hoá ở Đà Lạt.
Căn cứ những tư liệu đã giới thiệu ở chương I và II, cùng với những phát hoạ diên mạo Đàlạt xưa và nay, chúng ta thử hình dung, tìm kiếm những  đặc trưng gì làm nên bản sắc của đô thị.

1.      ĐẶC ĐIỂM MÔI SINH, CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN VÀ KHÍ HẬU :
-         Ở đâu, ai nói về Đà Lạt, người ta cũng nghĩ đến ngay một thành phố mát mẻ quanh năm với những tên của địa danh thắng cảnh nổi tiếng ! Đúng là thế : Đà Lạt đã thành danh là “Xứ sương mù”, lãng mạn hiếm thấy của vùng Đông Nam Á.
-         Sau thứ ấy, là chất nắng vàng lúc sớm mai và khi hoàng hôn để các văn sĩ lại cho nó một cái tên “Xứ của mùa thu bất tận ”.
-         Rừng thông bao phủ lên khắp thành phố, 135m2/1 ngày ( theo thống kê năm 2000 ); Tán thông tiết ra terpine ( là thuốc chống ho ), như bộ lọc khí quyển, làm cho môi sinh luôn trong lành.
-         Đà Lạt là đô thị của nhiều thác và các hồ nước lớn, tạo nên những không gian cảnh quan hấp dẫn đối với kinh tế du lịch và nghỉ dưỡng.
-         Là xứ sở của muôn loài cây, hoa, rau . Cây hoa, rau, gieo cấy được quanh năm ở đây, không cần thời vụ, cùng với những thôn ấp yên bình của nghề nông này, tạo nên nét độc đáo riêng.


2.      QUY HOẠCH ĐÔ THỊ :
-         Cấu trúc cành, nhánh của giải pháp bố cục đô thị được coi là mẫu mực về nghệ thuật xử lý không gian trống ( báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung… đến năm 2020 ).
-         Cấu trúc không gian như thế đã làm nên chất thơ: nhà cửa, rừng cây được lồng ghép, hoà quyện vào nhau như hình và bóng, ẩn hiện thấp thoáng một cách sinh động bởi những  mái dốc màu đỏ trong tán rừng thông!
-         Do tính chất chủ yếu của đô thị khi đầu, nên ai tới Đà Lạt cũng thấy nhà cửa toàn là biệt thự (đến năm 1945 có 1300 cái) . Sau đó là các nhà vườn được quy hoạch trong 16 thôn ấp . Đây cũng là cái độc đáo của Đà Lạt .
-         Việc chia lô đất: Các biệt thự loại 1, 2 thường chiếm đất rất rộng, từ 1500m2à 2000m2. Cá biệt, có biệt thự nằm trên đồi thông chiếm 4000m2 . Biệt thự loại 3 hoặc "tư thất" của một số công chức thường có khuôn viên từ 1000m2à1200m2. Đối chiếu với văn bản chia lô đất cho đất biệt thự hoặc nhà biệt lập hiện nay là 500m2 thì quá rộng. Tuy nhiên đối với đô thị cũ nó lại đúng, bởi vì muốn là thành phố trong rừng , thời phải thế !
-         Bản quy hoạch của KTS Pineau ( 1933 ) thiết lập một vùng bất kiến tạo hình rẽ quạt  mà đáy ở trên đường Trần Hưng Đạo từ đoạn Dinh 2 tới khách sạn Palace . Ý đồ tạo một tầm nhìn viễn cảnh tới ngọn Langbiang cách Đàlạt khoảng 10km đường chim bay . Chỉ biết người Đàlat sau này gọi ngọn Langbiang là : “ núi Mẹ ” có phải xuất phát từ ý đồ này không ? Và nếu hai sự việc có liên quan, có nghĩa thành phố và ngọn núi kia là tình mẫu tử. Ngọn núi trở thành biểu tượng mẹ hiền, một cái mốc đô thị khá độc đáo để lại cho thành phố hôm nay.
-         Từ bản quy hoạch của KTS.Hébrard tới KTS Lagisquet có một quan điểm nhất quán đó là: Quy hoạch cảnh quan đồi Cù, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, thác Cam Ly, cả những nêm xanh v.v… đều được coi như những khu bảo tồn không được đụng đến ! Mặc dù quỹ đất để phân lô trong thực tiễn phát triển của đô thị không phải nhiều . Ý đồ quy hoạch ghi nhận : Cảnh quan là những bộ phận chính của cơ cấu thành phố vì không có chúng đô thị này không còn gọi là Đàlạt nữa !
-         Nhà cửa ở Đà Lạt, các công trình kiến trúc nói chung , cùng với cảnh quan thiên nhiên, rừng cây và thôn ấp đều được sắp đặt hài hòa trong một quy hoạch tinh tế như một bản giao hưởng tươi sáng .
-         Nghệ thuật điều hòa, không gian chiều cao của quy hoạch trung tâm thật tinh tế trong khung cảnh dập dờn của địa hình đồi núi để đột biến lên hai tháp chuông cao vút, một ở phía Đông ( của trường Cao đẳng sư phạm ) , một ở phía nam ( của Nhà thờ con gà ) .

3.      KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH:
-         Kiến trúc  Đà Lạt được đánh giá là "bảo tàng sống” của nhiều phong cách kiến trúc địa phương Pháp tụ hội về đây. Bên cạnh đó cũng không thiếu những kiến trúc mang dáng dấp Á đông cùng tô điểm cho tổng thể  không gian đô thị. Bởi vì chúng có cùng mẫu số chung :
+     Phù hợp với địa hình đồi núi,khéo léo nép mình vào thiên nhiên.
+     Hình thức phản ánh chân thực  công năng sử dụng va đáp ứng được yêu cầu
+     Các chi tiết bộ phận giản dị, nhưng tỷ lệ tương quan hài hoà.
Đó là những ưu điểm của một tư duy nghệ thuật đúng đắn, mà chúng ta đang cần, vì một nền kiến trúc bền vững.
Những công trình kiến trúc khác : Dinh thự, khách sạn, trường học, cầu đường, nhà ga, tuy không nhiều, nhưng đều là những kiến trúc đặc sắc tạo nên cái hồn đô thị của Đà Lạt.
Ngoài những kiểu kiến trúc nhà ở được mang sang từ nước Pháp (tại các vùng có khí hậu giống Đàlạt như Normandie, Bretagne, Pays Basque, Savoie, Alpes.. của Pháp) dấu ấn kiến trúc Pháp còn in đậm trên những công trình trường học như (trường Lycée Yersin – nay là trường Cao Đẳng Sư phạm) nơi công sở như : (Cục bản đồ, Viện Pasteur), các trung tâm dịch vụ công cộng như: (Nhà ga xe lửa, Khách sạn Palace v.v…) và đặc biệt là những dinh thự ( nay là dinh 1, 2, 3 ) .
       Đà Lạt là vùng đất thuộc Cao nguyên Trung phần mà có thời kỳ Vua bảo Đại đã chủ trương xây dựng thành địa danh “Hoàng Triều Cương thổ”, nhưng ông lại chấp nhận phong cách kiến trúc Châu Âu và đã từng sống, làm việc trong những dinh thự kiểu Pháp. Ngôi biệt thự của Vị Hoàng Đế cuối cùng tại Đàlạt, dưới góc độ vật thể kiến trúc, thì sự hiện hữu của nó cần phải được nhìn nhận trong hệ thống kiến trúc cung đình Việt Nam – bắt nguồn từ vùng đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, đến chốn kinh thành xứ Huế, và nay là thành phố Đàlạt sương mù – như một sự chuyển hoá, hội nhập của Kiến trúc Pháp vào nền văn hoá Việt Nam.
     Sau hơn 100 năm kể từ khi người Pháp phát hiện ra Đàlạt (1893) và gần 80 năm kể từ khi đồ án quy hoạch đô thị đầu tiên của Đàlạt để cấp có thẩm quyền phê duyệt (1923) đến nay có thể khẳng định rằng : Kiến trúc Pháp xưa tại Đàlạt góp phần làm giàu thêm nguồn vốn di sản văn hoá của Việt Nam (nói chung), tạo nên một nét độc đáo riêng trong đặc trưng kiến trúc của khu vực Tây Nguyên – Đàlạt (nói riêng). Là một minh chứng cho sự giao thoa tuyệt vời giữa 2 nền văn hoá Pháp – Việt là kết tinh giữa khái niệm “tiên tiến” và “đậm đà bản sắc dân tộc” mà Đảng và Nhà nước ta đang ra sức lãnh đạo thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương V khoá VIII.

4.      XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN :
Những lĩnh vực nổi trội làm nên bản sắc chung là:
Văn hóa các dân tộc Nam Tây nguyên ở quá khứ và trong nhịp sống thường nhật của đô thị có những nét nổi trội, sâu đậm ở một số lĩnh vực:
-         Di tích Cổ Thánh địa Bà-la-môn ở Cát Tiên được coi là có giá trị ngoài biên giới Quốc gia. Khu mộ cổ của dân tộc Mạ ở Đại Lào đã chứng minh lịch sử lâu đời của tổ tiên vùng đất này. Với những Di-chỉ được đưa về trưng bày ở Đàlat , du khách như được đến với một kho tàng giàu có.
-         Một số những công trình kiến trúc cũ phù hợp với ý tưởng dân tộc và hiện đại có Nhà thờ Thiên Chúa giáo Cam Ly; làng S.O.S Đàlạt với bộ mái và đốc đầu hồi rất Tây nguyên.
-         Tổ hợp kiến trúc kiểu nhà sàn Tây Nguyên ở triền đồi thông nhà nghỉ Liên Hiệp Công Đoàn; cũng trong khuôn viên khách sạn này phía đường Yersin còn có một kiến trúc nhà rông cách điệu, được xây dựng làm "Cafétéria".
-         Những quán "rượu cần" rãi rác đâu đó trên các triền đồi thông phục vụ du khách về đêm.
-         Ở một số "chợ trời dân tộc" , trên đường phố khu trung tâm Hòa Bình và đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai, cứ mỗi sáng người dân tộc gùi đặc sản của họ đến bày bán như vải thổ cẩm, các loại túi đeo, sách tay, cu-li, hoa lan rừng, cây rừng và các gốc cây hình dạng bonsai . Đây là một sinh hoạt xã hội tốt cần được lưu tâm .

Văn hóa Pháp trong quy hoạch đô thị, kiến trúc công trình, nghề may "quần áo Tây " (complet, manteau), nghề trồng rau, hoa …

Văn hoá Việt với các nghề tranh khắc gỗ ( thủ công mỹ nghệ ) tranh thêu, làm vườn, dịch vụ du lịch, ( chụp ảnh, xe ngựa ). Cư dân với phong cách sống bình thản, chậm rãi (không phù hợp với lối sống công nghiệp và tính thời đại), nhưng chân thực, hiền hoà .






PHẦN II

KIẾN NGHỊ





Thành phố Đà Lạt đang trong giai đoạn khởi đầu của xây dựng phát triển theo bản “ Điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2020” đã được Chính phủ phê duyệt ngày 27-5-2002 .Phát triển thành phố song song yêu cầu chỉnh sửa  những sai lầm trong quá khứ là công việc không dễ. Càn phải có biện pháp khẩn trương triệt để, trước hết ở khâu nghiên cứu các giải pháp thực hiện sao ít tốn kém nhất mà vẫn đạt được yêu cầu .

Về quy hoạch chi tiết, chúng tôi đề nghị như sau :
1.      Bố cục lại thành phố theo nội dung của tính chất chủ yếu đã được phê duyệt :
·      Trung tâm thành phố hiện hữu ( phần lớn thuộc P3 , P4 ) quy hoạch thành trung tâm chính trị, văn hoá và đầu mối giao lưu kinh tế của tỉnh Lâm Đồng, như quy hoạch thành phố đã có.
·      Trung tâm du lịch, nghĩ dưỡng của vùng, cả nuớc và Quốc tế trên địa bàn đất P.3, P.4, P.5, P.8, P.9, P.10, P.12 và Thái Phiên. Trung tâm kéo dài tới Thái Phiên với ý đồ tiếp cận ngay với tuyến Đa Sa – Nha Trang sẽ được mở.
·      Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu Khoa học của cả nước ở khu Nam Hồ tính từ trường Hecman Titop tới hết đồi " Cảnh sát dã chiến" cũ.
·      Phía Tây Nam thành phố : P6, P7 là trung tâm sản xuất chế biến rau quả xuất khẩu.
2.      Ở mỗi Phân Khu "Trung tâm theo tính chất chủ yếu' cần được bố cục như cơ cấu của một quận của thành phố. Đất chuyên dụng ở mỗi trung tâm là thành phần chính, các thành phần phụ thuộc như hành chính, dịch vụ, thương mại, ở bố trí kèm theo.
3.      Ở mỗi cơ cấu "Quận", ít nhiều phải có một đến hai, ba thôn ấp trồng hoa rau đi kèm theo, và nhà ở cư dân ở mỗi quận, bố trí sát liền với thôn ấp.
4.      Các thôn ấp hoa, rau phải quy hoạch chỉnh trang lại cho ngăn nắp, ruộng vườn liền kề nhà ở. Thường các thôn ấp ở dưới thấp, đường phố trên lưng đồi; cho nên trong kiến trúc nhà cửa, bộ mái phải được chú ý để từ đường trên nhìn xuống, phải "được mắt" . Đề nghị nên là 2 mái dốc .
5.      Chuyên dụng, cần dành một khu vực 5ha cho một làng dân tộc "kiểu mẫu" ngay trong nội thành tại đất du lịch phát triển mới.
6.      Nên nghiên cứu phát hành mẫu nhà kèm theo các phương án bố trí vườn ao, chuồng, cho thôn ấp của thành phố của mình.
7.      Cây đường phố phải trồng theo quy hoạch chỉ định, nghiên cứu theo chủ đề : Đường hoa Anh Đào, đường Mimosa, đường liễu, đường Tùng v.v…
8.      Có kế hoạch giải tỏa những xây dựng lấn đất của những "nêm xanh" để trồng lại cây; không nhất thiết phải trồng thông, có thể trồng thành từng mảng, rừng những cây đặc chủng của Đàlạt như Anh đào, Mimosa v.v…
9.      Nên điều chỉnh xem xét lại quy hoạch các khu nhà ở tại các phường 10, phường 4 và chung quanh sau các dinh thự, đặc biệt khu nhà ở Đặng Thái Thân, quy hoạch thành phố cần điều chỉnh lại tiêu chuẩn phân bổ đất, tầng cao, và kiểu cách kiến trúc vi đây là cửa vào của thành phố.
10.  Mặc dầu cần hết sức tiết kiệm đất đai, nhưng quy định phân lô đất biệt thự loại 3: 500m2 là quá chật hẹp, đề nghị cần được xem xét lại.
11.  Nên thành lập một chợ trời, cùng một số hàng quán cho người dân tộc tại trung tâm thương mại chính của thành phố, đây như một sinh hoạt đặc thù của thành phố.
12.  Công tác quản lý đô thị trước 1975 : Cầu, đường trong thành phố, màu vôi của tường nhà cũng được quy định một cách cụ thể . Ngày nay nhà cửa được bôi màu lòe loẹt ở khắp mọi phố phường!  Cần lập lại kỹ cương về việc màu sắc của nhà cửa trong thành phố. Bởi vì nó ảnh hưởng rõ nét và tức thời đến mỹ quang chung. Phải có một cơ chế , chính sách quản lý riêng cho Đàlạt bằng các quy chế nghiêm ngặt thông qua điều lệ quản lý riêng cho thành phố , giữ được cái riêng vốn có , cái linh hồn của thành phố cao nguyên này . Cần có một tổ chuyên quản lý quy hoạch kiến trúc Đàlạt .
13.  Để giữ cho Đàlạt xứng đáng với dáng vóc một thành phố du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng như lời một du khách ông ANDREW BUNWICH người Mỹ đến Đàlạt đã nói: "Đàlạt xứng đáng với những điều mà người trong nước và ngoài nước ca ngợi về nó, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu tuyệt vời… kiến trúc ở nơi đây cũng là nét duyên dáng và rất riêng. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng hiện nay sự phát triển về nhiều mặt ở địa phương đã tạo cho Đàlạt nhiều thay đổi, trong đó có những thay đổi không tốt. Điều rõ nhất mà mọi người đều có thể thấy được là tổng thể kiến trúc của Đàlạt đang bị phá vỡ, nhiều ngôi nhà mọc lên có vẻ tùy tiện và không hợp với Đàlạt chút nào. Theo tôi, thiết kế quy hoạch đô thị như là một bài thơ mà ngôn ngữ thể hiện của nó là những ngôi nhà, con đường hàng cây… Vì vậy, khi đảm đương công việc này, ngoài khả năng chuyên môn ra người có trách nhiệm phải là một nghệ sĩ. Tôi hy vọng rằng, người dân thành phố này biết cách giữ gìn và tôn tạo cho Đàlat luôn giữ được dáng vẻ xinh tươi trong mắt mọi người .





HỘI KIẾN TRÚC SƯ LÂM ĐỒNG


NIÊN BIỂU ĐÀ LẠT


1893             - 21/6  Bác sĩ Yersin thám sát cao nguyên Lang Biang
1897                    - Tháng 7: Tòan quyền Đông Dương Paul Doumer cho tìm địa điểm lập trạm nghĩ dưỡng. Bác sĩ Yersin đề nghị vùng cao nguyên Lang Biang.
-     Đòan Odhéra nghiên cứu mở đường Phan Thiết – Đà Lạt.
-     Tháng 10: Đòan đại úy Thouard đi tìm cách mở đường Đà Lạt – Nha Trang.
1898                    - Tháng 9: Missigbrod lập nông trại Đan Kia (trạm khí tượng + trạm thí nghiệm)
-         Lập đồn giám binh ở Dalat (đồi Dinh thị trưởng).
-         Tháng 10: Đòan Odhéra, Guynet nghiên cứu mở đường Sài gòn – đà Lạt qua Blao theo gợi ý của Thouard.
1899             - Tháng 3: Paul Doumer và Bác sĩ Yersin lên quan sát cao nguyên Lang Biang.
-         28/4: Đòan Đại úy Guynet làm đường bộ từ Nại lên cao nguyên Lang Biang
-         8/5: Bác sĩ E. Tardif, Thouard, Guynet và đòan khảo sát lên Lang Biang.
-         1/11: Paul Doumer ký nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và 2 trạm hành chánh (Post Administratif) tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang, thủ phủ đặt tại Di Linh.
1900    - Dựng nhà đốc lý công sứ (hotel du résident Maire) ở Đà Lạt (nhà sàn bằng gỗ lợp tôle, vị trí tại đài phát thanh-truyền hình Lâm Đồng).

-         Hòan thành con đường bộ Tháp Chàm – Xóm Gòn – Dran – DaLat.
1901    - Paul Doumer quyết định thành lập tuyến đường sắt Tháp Chàm – Dalat.
-         Tổ chức tiếp tế Dalat tuyến Phan Rang, lập trạm hành chính và y tế.
1902      - Paul Doumer ra đi
1903             - Bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng – Trạm hành chánh Langbiang trực thuộc tỉnh Phan Rang, Cunhac làm quận trưởng.
-         Do bệnh sốt rét, người Pháp cho khảo sát thêm vùng Đơn Dương, Di Linh. Các ý kiến của các đòan Beylie, Penequin, Grall, Bilzar, Garnier, Cunhac, Ducla, Vassal đều ủng hộ chọn Dalat.
1906             - Họp Hội đồng tối cao tại Dalat, Tòan quyền Paul Beau xác định lập trạm nghĩ dưỡng ở  Dalat thay Đankia.
1907             - Cất lữ quán cho khách vãng lai, khách sân đều tiên của Dalat là hotel du Lac (nay là chỗ của khách sạn Hàng không)
1908             – Trạm thí nghiệm nông nghiệp chuyển từ Đankia về Dalat. Dân số người Việt chừng vài chục người, 8 đến 10 nhà tranh.
1909             – Đường sắt Tháp Chàm – Xóm Gòn hòan thành (1903 – 1909)
-         Chuyển trạm khí tượng từ Đankia về Dalat
1910             - Thiếu kinh phí ngừng xây dựng giao thông.
1911             – Tòan quyền Albert Sarraut chủ trương xây dựng gấp đường giao thông lên Dalat.
1913    - Thông đường Di Linh – Ma Lâm ( Phan Thiết)
1914      - Thông đường Di Linh – Dalat
1916             - 6/1: Thành lập tỉng Langbian (nghị định của Tòan quyền Roume)
-         20/4: Dụ của Vua Duy Tân về việc thành lập thị tứ Dalat (Center urbain de Dalat – recout en dotation imobilìere).
-         Khởi công xây dựng Hotel du Langbian Palace (khách sạn Palace bây giờ)
-         Khâm sứ J,E. Charles ký nghị định thành lập thị trấn Dalat.
1917             - Đoàn Đình Duyệt, Thượng thư bộ Công của triều đình Huế lên Dalat nghiên cứu việc xây dựng hoàng cung.
1918             – Xây nhà máy điện (nhà đèn), lập dưỡng viện thừa sai.
1919             – Ngăn đập tạo hồ trên suối Cam Ly (từ Thủy tạ nối qua ngã 3 đồi cù)
1920             – 31/10: Toàn quyền Maurice Long ký nghị định tách cao nguyên Lang Bian thành lập khu tự trị Đà Lạt.
-         30/10: Nghị định lập Sở Điều hành các dịch vụ ở trạm vùng cao trên cao nguyên Lang Bian và du lịch ở Nam Việt Nam.
-         30/10 Dalat lên thị xã hạng 2 (Thị trưởng Garnier 1920 – 1926)
-         Đường xe lửa răng cưa (a cremaillère) khởi công vượt qua đèo Ngoạn Mục (Col Bellevue)
-         Hoàn thành đường Phan Rang – Dalat
-         Mở trường Nazareth, Bưu điện, Kho bạc, nhà máy nước.
-         Xây đình Dalat
-         Xây đình và lập ấp Tân Lạc
1921             - Kiến trúc sư Ernest Hébrad thiết lập đồ án quy hoạch Dalat
-         Hoàn thành khách sạn Palace
-         16/8: Toàn quyền René Robin lập khu bảo tồn trạm Bò
1922             - Khởi công xây dựng khách sạn Du Parc (nay là khách sạn Dalat )
1923             – Đồ án quy hoạch Dalat của Hébrad hoàn thành.
-         Xây đập thứ hai phía dưới đập năm 1919 (giữa ấp Anh Sáng và Lê Đại Hành) tạo thành 2 hồ nước ở khu trung tâm Dalat.
-         Phó Toàn quyền Bédoin ký nghị định về tổ chức lại Thị xã Dalat.
-         Dân số Dalat 1500 người.
1924             - Xây đình ấp An Hoà
1925             – Dân số trên 8000 người.
1926             – Toàn quyền Alexandre Varenne ký nghị định về tổ chức điều hành hành chánh và ngân sách thị xã
1927             – Xây nhà máy điện, trường Petit Lycée (nay là trường Kỹ thuật Lâm Đồng)
-         Hình thành khu dân cư Xuân Trường ( Trường xuân, Trạm Hành, Cầu Đất), Xuân Thọ.
1929    - Dời chợ từ khu Anh Sáng lên khu Hoà Bình (Chợ Cây).
-         Khởi công xây dựng trường Grand Lycée (nay là trường Cao Đẳng Sư Phạm Lâm Đồng).
-         Lập làng Trường Xuân (Cầu Đất).
1930             - Tháng 4: Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập.
-         Xây đồn lính thủy ( trại Coubert – nay là khách sạn Hương Trà)
-         Khu vực chung quanh chợ Cây (khu Hoà Bình) bị cháy.
-         Hình thành cư dân làng Đệ Nhị, Nam Thiên, Xuân An.
-         Xây đình và lập ấp Thiên Thành.
1931             - Khởi công xây nhà thờ lớn (Nhà thờ Con Gà) đến năm 1938 hoàn thành.
-         Xây đình làng Trường Xuân, Trạm Hành, Chợ Cầu Đất.
-         Chợ cây bị cháy.
1932             - 2/5: bão lớn phá hủy đập O’Neil và 2 đập ngăn suối Cam Ly.
-         Hoàn thành đường sắt Phan Rang – Dalat. Khởi công xây dựng Nhà Ga.
-         Hoàn thành đường Sài Gòn – Dalat, sân Golf.
-         Xây đình làng Đệ Nhị.
1933             - Kiến trúc sư Pineau xây dựng đồ án chỉnh trang Dalat.
-         Đấu thầu xây đệp hồ lớn.
-         Khai thông đường Sài Gòn – Dalat vượt qua đèo Bảo Lộc.
-         Số du khách đến Dalat 10.000 (tính đến 31/5)
1934             - Xây đập tạo thành hồ lớn (Grand Lac) – Hồ Xuân Hương
-         Khởi công xây dựng trường Notre Dame du LangBian (Couvent des Oiseaux) nay là trường Dân tộc nội trú.
1935             - Dân số 4500.
-         Xây lại Chợ Dalat ( Hoà Bình) và Hồ Xuân Hương
-         Khánh thành trường Grand Lycée (Lycée Yresin).
-         Thành lập Công ty Du lịch – Đà Lạt có 272 biệt thự.
1936             - Nghị định điều chỉnh quy chế Thị xã (Toàn quyền Brévré)
-         Lập Viện Pasteur Đà Lạt.
-         Xây dựng trường Notre Dame du Lang Bian.
-         Lập ấp Tự Phước.
1937             - Hoàn thành chợ Đà Lạt (Khu Hoà Bình).
-         Xây dựng Dinh Toàn quyền (Dinh II), khu cư xá Saint Benoit, Belle vue, trường Grand Lycée, Đà Lạt có 378 biệt thự.
-         Thông dường đi Daklak.
-         Khai giảng Petit Lycée.
1938             - Dân số 9600.
-         Thành lập ấp Hà Đông.
-         Xây đình ấp Tự Phước.
-         Khởi công xây dựng chùa Linh Sơn.
-         Khánh thành nhà ga Đà Lạt.
-         Công nhân hãng S.I.D.E.C, đồn điền chè đình công.
1939             - Lập trường Thiếu sinh quân.
-         Hình thành cư dân Bao La, Đa Thành, Tây Hồ.
-         Dân số 14.500, 487 biệt thự
-         Toàn quyền Decoux quyết định cho thiết lập đề án phát triển và chỉnh trang Đà Lạt.
1940             - Lập ấp Nghệ Tĩnh, làng Phước Thành, An Thành
-         Xây đình Đa Thành, ấp Nguyễn Siêu, Cao Thắng, Cao Bá Quát.
-         Xây trường Thánh Tâm (Sacré coeur et des Filles de la charité), nữ tu Bác ái (nay là trường chuyên Thăng Long).
-         Làng Tây Hồ, Bạch Đằng, Xuân An, Mỹ Thành.
1941             - Xây trường La salle Adran
-         8/1: Decoux thành lập tỉnh LangBian.
1942             - Dân số hơn 42.000 người.
-         Kiến trúc sư Lagisquet hoàn tất đồ án quy hoạch thành phố.
-         Xây dựng nhà máy thủy điện Angkroet.
-         Khánh thành nhà thờ lớn, chùa Linh Sơn.
-         Xây đình ấp Nghệ Tĩnh, làng Nam Thiên, Đa Lợi.
-         Xây xong trường Grand Lycée, lò Gạch.
-         Khởi công xây khu cư xá Decoux (cité Decoux tức là khu De Pics)
1943             - Xây dựng đường Prenn mới, rút ngắn gần 4km so với đường cũ.
1944             – Dân số hơn 20.000 người.
-         Thủy điện Angkroet hoạt động.
-         Trường Kiến trúc chuyển vào Đà Lạt ở tại Lycée Yresin.
1945             - Dân số 25.800 người, 1000 biệt thự. Hoàng thân Linh  An làm Thị trưởng dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim.
-         Tháng 5: Uy ban Mặt trận Việt Minh thành lập.
-         23/8: khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập Uy ban cách mạng lâm thời, Chủ tịch: Trần Xuân Biền.
1946             - Pháp phối hợp với Nhật tấn công 3 phòng tuyến Trại Mát, Fimnom, cây số 42.
-         Toà Đốc lý đổi thành Toà Thị chính.
-         17/4 đến 21/5: Hội nhgị trù bị Fontainebleau tại Đà Lạt.
-         D’Argenlieu lập “Tây kỳ tự trị”.
-         Xây đình Tự Tạo, Đa Lộc, Đ a Thọ, Xuân Thành.
1947             - Lập trường Ecole des montagnards du LangBian.
-         Xây đình làng Bao La, Phước Thành, thôn Quý Sơn.
1948             - Thông tuyến hàng không Hà Nội - Đà Lạt.
-         Xây đình Mỹ Lộc.
1949             - Hiệp định Elysée, tháng 12 Pháp trao toàn bộ chính quyền sang chính phủ Bảo Đại, Bác sĩ Trần Đình Quế làm Thị trưởng Đà Lạt.
1950             – Dụ số 6 (15/4), sắc lệnh số 3 QT/TD (25/7) thiết lập Hoàng triều cương thổ.
-         Dụ số 4 (10/11) xác định địa giới Đà Lạt.
-         Chuyển trường Võ bị quôc gia ở Huế vào Đà Lạt thành trường Võ bị Liên quân Đà Lạt.
-         Xây đình Lạc Thành.
1951             - Tháng 5: nhân dân biểu tình vì Pháp thảm sát 20 tù nhân ở Cam Ly.
-         Xây đình Đa Phú.
1952             - Lập ấp Anh Sáng, làng Đa Phủ.
-         Xây đình Đa Trung, Cô Giang.
-         Lập trường Bảo Long (nay là trường Trần Hưng Đạo), Phương Mai (nay là Bùi Thị Xuân).
1953             - Sắc lệnh số 4 (13/4) về chế độ quản lý Đà Lạt.
1954             – Hiệp định Genève. Dân số 52.000 người do làn sóng di cư từ Bắc, Lào và các Tỉnh khác đến.
-         Xây đình Anh Sáng, Đa Cát, An Thành.
1955             - Dú (11/3) bãi bỏ Hoàng triều cương thổ.
-         Việt hoá tên gọi các đường, địa phương.
-         Xây đình Sào Nam.
1956             - Xây đình Bùi Thị Xuân.
1957             – Nghị định 57/BNV/NA/P5. Thành lập Viện Đại học Đà Lạt ngày 8/8.
1958             – Sắc lệnh số 261/NV thành lập tỉnh Tuyên Đức.
-         Lập Trung tâm nghiên cứu nguyên tử, Giáo hoàng chủng viện Pio X, Thư viện quốc gia.
-         Khánh thành khu du lịch thác Prenn.
-         Xây đình Đa Thuận, Đinh Công Tráng, Thái Phiên.
1959             - Trường Võ bị liên quân Đà Lạt đổi thành trường Võ bị Quốc gia Việt Nam.
1960             – Thành lập Nha Văn khố.
-         Sự vụ lệnh số 68/VPNV Thị trưởng Đà Lạt kiêm Tỉnh trưởng Tỉnh Tuyên Đức.
-         Xây Miếu thành hoàng Đa Thiện 1.
1962    - Khánh thành sân bay Liên Khương.
1963             - Xây Miếu Thành hoàng 2 Đa Thiện.
1965      - Dân số 73.290 người.
1966             - Lập trường Đại học Chiến tranh Chính trị ( sắc lệnh số 48/LQG ngày 18/3)
-         4/4: lực lượng nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ chống Mỹ Thiệu, Đài Phát thanh bị đốt.
-         Xây Miếu Thành hoàng 3 Đa Thiện.
1967             - Lập trường Chỉ huy tham mưu.
1968             – Các biệt thự ở đường Huỳnh Thúc Kháng, Pasteur và khu vực dân cư lao động cây số 4 bị tàn phá (chiến cuộc Xuân Mậu Thân).
1969             – Đánh mìn khách sạn Ngọc Lan.
1970             – Dân số 89.656.
-         30/3 : Lực lượng đặc công đánh vào trường đại học Chiến tranh Chính trị.
-         3/10 : Biểu tình, bãi thị chống Nguyễn Văn Thiệu “độc diễn”.
1974             - Xây Miếu Thành hoàng 4 Đa Thiện.
1975             - ¾: Giải phóng Đà Lạt.
-         4/4 Đà Lạt trực thuộc Tỉnh Tuyên Đức.
-         6/5 thuộc khu 6.
-         5/6 Tỉnh Lâm Đồng.
1977    - Xây dựng Ngiã trang Liệt sĩ, hoàn thành hệ thống đèn chiếu sáng toàn thành phố, nạo vét đập Đa Thiện.
-         Giải quyết xong nạn mù chữ, trường Đại học Đà Lạt hoạt động trở lại.
1981             - Hoàn thành đập chính hồ chứa nước Chiến Thắng.
1982             - Hoàn thành nhà máy nước Suối Vàng, thay đổi toàn bộ hệ thống ống dẫn nước cỡ lớn trong thành phố.
1985             - Nạo vét Hồ Xuân Hương, trồng cây cảnh quanh hồ.
-         Thàn lập Trung tâm Bồi dưỡng – đào tạo tại chức.
1988             - Tái hoạt động làng SOS.
1991             - Thành lập Công ty Thương mại Du Lịch.
-         Liên doanh với DRI nâng cấp khách sạn Palace, sân cù.
1993    - 4/4: thi công công trình nâng cấp Chợ Đà Lạt thành Trung tâm Thương Mại dịch vụ.
-         Bến xe mới Nguyễn Tri Phương hoạt động.
-         Thành lập Sở Du lịch
1996             -
1997             – Xây đình Sầm Sơn.
1998             – Lập thôn Đa Quý, Lộc Quý.
1999             – Xây đình Đa Quý
-         Lên đô thị loại hai.
2000    - Khởi công dự án Cấp nước và Vệ sinh thành phố Đà Lạt




-----------------------------------

Những yếu tố tạo lập bản sắc đô thị 







Ðô thị của Việt Nam đã phát triển song nhìn chung chúng còn nhạt nhoà về bản sắc. Tạo lập bản sắc của các đô thị là một yêu cầu đặt ra trước đòi hỏi của quá trình đô thị hoá và toàn cầu hoá. Khai thác những những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng nhằm tạo lập bản sắc đô thị là một trong những nhân tố hết sức quan trọng, góp phần phát triển đô thị bền vững.
1. Núi đồi trong đô thị.

Bản thân cảnh quan tự nhiên của núi đồi là những điểm cảm thụ thẩm mỹ. Khai thác những miền đất dốc của núi đồi để xây dựng các công trình kiến trúc vừa tận dụng đất đai khan hiếm của đô thị  vừa tạo nên  những lớp không gian với các công trình kiến trúc, tạo nên hình ảnh của đô thị những nét đặc thù mà không phải đô thị nào cũng có.

ở những nơi này, cường độ chịu lực của đất nền rất tốt. Trên sườn dốc, những dãy nhà không hề bị che khuất tầm nhìn (nhìn xuống biển hoặc thành phố). ở đó tĩnh lặng, không có tiếng ồn giao thông, không có tiếng gào thét đêm ngày của sóng biển, khí hậu rất trong lành, điều kiện môi trường là lý tưởng. Trên thế giới ,đây thường là chỗ ở của người giàu trong đô thị.
Những hình ảnh của thành phố trên miền đất dốc phải kể đến  Sanfrancisco, vùng biển miền Nam của nước Pháp như: Canes, Monaco. Những hình ảnh tương tự có thể thấy ở những thành phố của áo, Thuỵ Sỹ, ở  miền Nam nước Ðức, ở Tiệp….ở những thành phố này, các lớp nhà là những ngôi nhà thấp tầng, nhà nhiều tầng và cả những nhà cao tầng như trường hợp cá biệt của thành phố Monaco.

ở Việt Nam, trong lịch sử, người Việt cổ đã chuyển dịch các quần cư từ miền núi xuống đồng bằng khi điều kiện kỹ thuật còn hạn chế. Ngày nay trong  điều kiện kinh tế kỹ thuật đã cho phép song người ta cũng chưa  mặn mà với miền đất dốc mặc dù 3/4 diện tích đất đai là núi đồi. Nhiều đô thị đã lấy biện pháp san ủi để tạo những đại lộ thẳng tắp khang trang. Ðó là một sự uổng phí.

Xây dựng trên miền đất dốc đòi hỏi nhiều công sức trong tổ chức kỹ thuật hạ tầng đô thị. Xây dựng những con đường lên trên đỉnh núi của Ðà Nẵng, của Vũng Tàu là một cố gắng lớn trong đầu tư xây dựng, tuy nhiên nó chưa phải là một tuyến liên kết không gian chức năng với các khu nhà ở và các công trình công cộng. Bán đảo Sơn Trà của Ðà Nẵng, các Núi Lớn, Núi Nhỏ, các đụn cát của Vũng Tàu…cần được khai thác sườn dốc ở những độ cao nhất định, ở những vùng không phải là khu vực quân sự.



 
Khai thác triền dốc ở những điều kiện địa hình cho phép và ở một mức độ phù hợp, nó không quá tận dụng như của Monaco. Việc gìn giữ những màu xanh của núi đồi là cần thiết, đặc biệt, trong điều kiện của khí hậu nhiệt đới. Những ngôi nhà thấp tầng có mái dốc xinh xắn sẽ điểm tô vẻ duyên dáng của núi đồi. Ngược lại, nếu kiến trúc của những ngôi nhà này, chỉ dừng lại ở mức độ đầu tư nhỏ lẻ, xây dựng riêng biệt theo từng lô đất thì hình ảnh các dãy phố chia lô lộn xộn ở miền đồng bằng sẽ được đưa lên núi và chúng có điều kiện phơi bày rõ hơn qua các lớp không gian. Trong trường hợp đó, liệu pháp dùng cây xanh cũng không thể che nổi. Muốn vậy cần phải có một quy hoạch tổng thể trên cơ sở bám rất sát địa hình để tổ chức không gian chức năng đô thị, tạo các công viên rừng với những đường đi dạo, đường tập thể thao cho người dân đô thị...

Khai thác núi đồi trong đô thị còn là tạo những điểm nhìn những nơi ngắm cảnh xuống biển, xuống toàn cảnh đô thị, điều mà các đô thị của chúng ta chưa có.  Nó là những điểm dừng chân phục vụ cho nhu cầu của khách tham quan được nhìn ngắm bằng mắt thường hoặc bằng kính viễn vọng, để thu về những hình ảnh đẹp nhất mà con người chỉ
ở trên cao mới được hưởng.




Bên cạnh đó việc đầu tư trong tổ chức cây xanh trên núi cũng cần được chú ý hơn để tạo lập hình ảnh của núi đồi. Hiện tại, ở Ðà Nẵng loài cây dại mọc lan rộng triệt hại những cây khác không còn đất sống.

2. Dòng sông trong đô thị.

Ðặc trưng của vùng đồng bằng về kiến trúc cảnh quan là hình ảnh của vùng sông nước: ở những làng quê, hình ảnh con đò, bến nước đã đi vào những nét khái quát mang “tinh thần của nơi chốn” còn ở các đô thị “nén”, dòng sông và không gian hai bên bờ nước là không gian mở quý báu với những sinh hoạt công cộng phong phú và hấp dẫn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhìn chung, các đô thị cũng mới chỉ “mở từng đoạn” hoặc kể cả “khép lại” về phía những dòng sông như mối tương quan của dòng sông và các làng truyền thống được bao quanh bằng luỹ tre xanh.  Những  đường dạo hai bên bờ sông thường nhỏ hẹp.

Các đô thị đẹp trên thế giới thường gắn liền với một dòng sông chảy qua là các sông Volga ở Matxcơva, sông Danuyp ở Budapest, sông Xen ở Paris, sông Tibe ở Roma, sông Main ở Frankfurt…Việc khai thác dòng sông và không gian hai bên bờ đã mang lại những nét độc đáo cho hình ảnh đô thị. ở Paris nếu chưa đi thuyền buổi tối trên sông Xen thì chưa thấy hết vẻ đẹp của Paris by Night. Ðể tổ chức những không gian sinh hoạt công cộng của đô thị, cách đây hàng trăm năm, người ta phải dành những quỹ đất ở hai bên bờ sông và tổ chức không gian đi dạo của hai bên bờ. Ðôi khi những  đường đi dạo còn được gắn kết với  công viên ở bờ sông như công viên Margaretta ở  Budapest là một ví dụ.




Bức tường đã ngăn cách Sông Hồng và Hồ Tây

 
Ngoài việc khai thác mặt nước, không gian đi bộ hai bên dòng sông là con đường thể dục buổi sáng của cư dân, là nơi gặp gỡ giao lưu của các thế hệ. Trong những ngày lễ hội, nó là nơi bán các đồ đặc sản, là nơi bắn pháo hoa, là chỗ tổ chức các trò chơi và tổ chức các sân khấu gắn liền với nước. Cây cầu để nối liền không gian hai bên bờ không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là phương tiện để thể hiện thẩm mỹ đô thị với kiến trúc riêng của nó.

Hà Nội trong quá khứ đã quay lưng lại với con sông Hồng hung dữ. Dự án cải tạo và phát triển đô thị bên sông Hồng là một dự án vô cùng lớn, được tiến hành nghiên cứu một cách khoa học và đồng bộ bởi một đơn vị dày kinh nghiệm và năng lực chuyên môn sẽ hứa hẹn những hình ảnh mới của đô thị.  Tuy nhiên có nên tạo một “bức tường” không gian nằm giữa Hồ Tây và sông Hồng như của dự án. Với Hà Nội, Hồ Tây là một tài nguyên rất quan trọng, là cái độc đáo còn lại của Hà Nội. Trong lịch sử, Hồ Tây được gắn kết với sông Hồng, liệu trung tâm đô thị này có “chia cắt” mãi mãi sự liên kết đó không?

Bằng những cố gắng của mình, Ðà Nẵng đã mở rộng bờ sông bằng việc phát triển nó về phía dòng nước. Rất tiếc là không gian hai bên bờ của dòng sông Hàn vẫn là nhỏ so với một đô thị loại 1, và những hoạt động văn hoá ở nơi này còn cần được bổ sung thêm để xứng với một trung tâm của miền Trung, nằm trên tuyến  du lịch đầy tiềm năng của khu vực.

Những đường dạo hai bên bờ sông cũng không cần đến những tấm lát hè bằng đá granit như ở Vũng Tàu song ở vùng nhiệt đới lại đòi hỏi lựa chọn loại cây phù hợp để che nắng và cần chỗ đi dạo không bị trơn. ở Ðà Nẵng cũng như ở Vũng Tàu, cây xanh thường được sử dụng là cây xanh trang trí mà chưa phải là những cây lưu niên có bóng mát. Việc đầu tư cho những cây trang trí cũng rất tốn kém, đòi hỏi chăm sóc, cắt tỉa từng ngày. Sử dụng những cây có bóng mát vẫn cho hình ảnh đẹp và phù hợp hơn với điều kiện sử dụng.

Các đường dạo có thể là những đường có lan can chắn ở đoạn đi qua trung tâm đô thị, nơi tập trung đông người, còn lại nó không cần thậm chí không còn đường dạo mà các nhà ở tiến sát đến dòng sông. Ðây sẽ là những nơi ở có giá trị nhất.  ở Canada  người ta đã phá những bờ kè bê tông xám xịt để tạo lại nét tự nhiên cảnh quan của dòng sông. 

Tượng đài là một yếu tố trong tạo lập kiến trúc cảnh quan. Những tượng đài trong đô thị cổ xưa mang được hình ảnh đô thị của thủ đô Roma, thủ đô Viên, của Lêningrad…Liệu chúng ta có thể đóng góp cho những đường dạo phong phú hơn với loại hình nghệ thuật này mà ở một số đô thị cũng đã khai thác như Huế ?

3. Hồ nước trong đô thị

Hồ nước là tài nguyên quý giá của một đô thị, bên cạnh vai trò cải thiện môi trường, vai trò là các hồ điều hoà, vai trò thẩm mỹ …Về mặt chức năng  nó là không gian mở, và cũng tương tự như những quảng trường trong các đô thị châu Âu, là nơi nghỉ ngơi vui chơi giải trí, giao tiếp, sinh hoạt công cộng của đô thị. Trong bối cảnh các đô thị được “nén” chặt, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam thì vị trí, vai trò của chúng lại càng quan trọng.

Nhiều đô thị của Việt Nam có các hồ nước song chúng cũng đang mất dần trong quá trình đô thị hoá và giá đất gia tăng của đô thị. Hà Nội trước kia có 320 hồ nước, hiện nay chỉ còn 110 hồ. Diện tích Hồ Tây cũng như các hồ khác còn laị cũng được thu hẹp. Ngoại trừ khu vực Hồ Gươm, việc khai thác các hồ cảnh quan khác trong đô thị chưa tốt, chưa mang lại dấu ấn của một đô thị có nhiều hồ ao. Những đường dạo ven hồ thường nhỏ do bị các đường giao thông tiến sát đến bờ nước.




Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội

 
Mặt nước, không gian mặt đất ven bờ hồ, cây xanh, đường dạo, tranh tượng, các trang thiết bị kỹ thuật… là những yếu tố chính tạo nên kiến trúc cảnh quan của hồ nước. Các khu đô thị mới cần đào thêm các hồ. Hà Nội chẳng những cần cải tạo kiến trúc cảnh quan các tuyến phố mà cải tạo kiến trúc cảnh quan các hồ nước, đặc biệt là khu vực Hồ Hoàn Kiếm sẽ mang lại những dấu ấn đẹp và bản sắc đô thị.


4. Bờ biển

Việt Nam có một bãi biển dài tự nhiên với bờ cát mịn rất quý giá. Theo đánh giá, các đô thị của chúng ta đã quay lưng lại với biển, ngược lại với  các đô thị biển của thế giới như vùng Ðịa Trung Hải ... đã tạo nên những trung tâm du lịch khổng lồ và mang những hình ảnh đô thị riêng biệt. 
 



Tại những thành phố nằm cạnh biển thì khoảng không gian đặc thù nhất của đô thị là dải không gian sát bờ cát, vì thế nó cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất trong tổ chức choc năng cũng như trong cảm thụ về không gian. Tại những khu vực trung tâm của đô thị, vị trí này lại càng trở nên quan trọng hơn trong khi ở miền ngoài đô thị, nó có thể là những đường ô tô sát ven biển.  Dải không gian công cộng đó phải đủ rộng. Về mặt chức năng là chỗ để người dân ngồi nghỉ, ngắm biển, dạo chơi, thể thao cũng như những hoạt động giao lưu công cộng khác. Thông thường các lớp không gian của khu vực này từ biển trở vào là: Mặt biển - Bờ cát -  Ðường dạo - Ðường giao thông cơ giới - Các khách sạn, nhà hàng và các công trình phục vụ công cộng khác. ở một số trường hợp không gian chạy dọc theo bờ biển còn được gắn liền với không gian công viên cây xanh để thay đổi nhịp điệu cảnh quan.



 
Ở một số nơi, khu vực bãi cát và mặt nước gần bờ có thể là không gian riêng tư của từng khách sạn, song không gian đi bộ sát bờ cát luôn là không gian sinh hoạt công cộng được tổ chức một cách liên tục. Lớp không gian sau đó thường được xử  lý  như  những khu phố thông thường, ngoại  trừ  chạy dọc theo chiều dài của nó, người ta tổ chức những lối thông ra biển.
Cũng như ở sông, ở hồ nước, với biển những đường giao thông của ta luôn “muốn” sát gần mặt nước, “muốn ngắm”  biển vào bình minh và hoàng hôn, bởi thế chúng luôn đi sát ven bờ cát và để lại những không gian nhỏ hẹp cho con người kể cả ở  khu vực trung tâm của đô thị (như Vũng tàu). Ðôi khi dải đất này lại bị chắn bởi các nhà hàng sát biển (trường hợp của Ðà Nẵng) và đều thiếu những hàng cây xanh bóng mát để che nắng và tạo cảnh quan. Không thiếu phụ nữ nước ta đi biển sử dụng ô để che nắng  trong khi bờ biển, bờ sông của chúng ta lại đón ánh mặt trời quá nhiều. Bên cạnh đó, công trình tượng đài cũng rất cần thiết  cho không gian bờ biển.




Tác phẩm điêu khắc trên bãi biển của Lisbon

 
5. Kết luận:

Không gian mở nói chung và không gian mở của bờ sông của hồ nước, của bờ biển là những không gian mang nét đặc trưng riêng của mỗi đô thị. Các đô thị châu Âu từ thời Lamã cổ đại cho đến ngày nay các không gian mở, không gian giao lưu văn hoá luôn được chú trọng và có một vai trò quan trọng trong đời sống đô thị.
Trong quá trình xây dựng các điểm dân cư nông thôn, không gian mở truyền thống là các không gian ở Ðình, Chùa tại trung tâm các làng xóm luôn được đặt ra với tầm vóc cần có của một sinh hoạt cộng đồng làng xóm. Lối quy hoạch đô thị của Pháp trong quá khứ tuy đã không tạo được nhiều những không gian mở như những quảng trường xứng tầm với một đô thị, song cũng để lại các vườn hoa nhỏ, những đường phố của người Pháp vẫn quý giá trong bối cảnh hiện nay. Người Pháp cũng để lại những dải đất rộng sát ven biển như của Nha Trang, những đường dạo quanh hồ như Hồ Hoàn Kiếm, như ở sông Hương…

Quy hoạch các đô thị của chúng ta trong thời gian qua thiếu những không gian mở của đô thị. Thậm chí có một số các đường phố trong các dãy nhà chia lô có chiều rộng gần với các đô thị cổ châu Âu thời đi ngựa. Chúng ta chưa có một  quảng trường mới nào trong các đô thị lớn và chưa tạo được những không gian mở ở những khu vực thiên nhiên đặc thù.

Phải chăng tại chúng ta nghèo hay là do sự nhận thức? Khi nghèo chúng ta không có những công trình nhà cao cửa rộng nhưng còn nghèo đến mức phải cắt xén bớt những dải đất công cộng hoặc chia nhỏ chúng thành các lô đất để bán mà lẽ ra cần phải giữ gìn và bảo vệ  những dải đất trống, những không gian mở ở hai bên bờ sông, quanh hồ nước, ven bờ biển  cho thế hệ tương lai.  Chúng ta nghèo trong việc tổ chức các không gian mở trong khi chúng ta lại phung phí những miền đất dốc của đô thị?  Cả hai thái cực này có thể là nguyên nhân  ảnh hưởng đến việc tạo lập bản sắc của đô thị?
GS. TSKH. KTS  Nguyễn Mạnh Thu            
Trường Ðại Học Xây dựng
Theo tạp chí Kiến trúc Việt Nam 02/08



ĐI TÌM CÁI HỒN CHO ĐÔ THỊ 

Một vài đô thị trên thế giới được quy hoạch dựa trên di sản còn sót lại sau chiến tranh. Người ta vừa phục hồi, trùng tu vừa xây dựng những đô thị mới riêng biệt. Có những đô thị thế hệ thứ nhất với 60.000 dân, đến thế hệ thứ ba quy mô đã lên đến 500.000 dân.

 Ở Anh, từ năm 1942, Abeccrombi đã đưa ra ý tưởng ngừng phát triển London cũ, xây dựng vành đai cây xanh lớn quanh London để bảo vệ và xây dựng tám thành phố khác. Những thành phố mới này được đầu tư theo đúng trình tự và luật đô thị mới. Chính quyền là nhân tố chính thúc đẩy đầu tư cùng với sự linh hoạt của các công ty đầu tư địa ốc. London cũ đã trở thành linh hồn của vùng đô thị London.

Có lẽ vùng đô thị (Metropolitan Area) đặc trưng nhất là Paris của Pháp. Bản thân thành phố Paris nằm trong vùng đô thị Paris có diện tích khoảng 105 km2 chiếm 7% diện tích vùng đô thị. Pháp đã thành công khi đưa ra ý tưởng này để tạo lập cân bằng và giữ được quy mô dân số ở nội thành và phát triển thành phố mới theo đúng quy hoạch. Bản trường ca đô thị Paris thời trung cổ, Paris thời cổ điển, Paris thời Haussman thế kỷ XIX và bây giờ là Paris “Kinh đô ánh sáng” – đô thị tiếp nối đô thị cả thời gian và không gian – chính là cái hồn của Paris nổi tiếng.

Ở Mỹ với hai đô thị nổi tiếng: New York và Washington. Với một lượng hàng hóa trị giá 24 triệu USD, người Hà Lan đã mua được hòn đảo Manhattan. Đến nay nó được mệnh danh là trung tâm tài chính kinh tế của thế giới. Chủ nghĩa kim tiền đã ảnh hưởng lớn đến quy hoạch thành phố. Đất đai được chia nhỏ ô cờ với diện tích đường tăng lên 30% tổng số đất. Trên các lô đất còn lại đã mọc lên hàng loạt cao ốc hoành tráng, vĩ đại. Giao thông ngày càng tắt nghẽn nhưng bù lại thành phố vẫn có nét văn hóa đặc thù của đa chủng tộc. Giữa hòn đảo, chính quyền vẫn giữ được một công viên khổng lồ 336 ha và hệ thống không gian giao tiếp từ tòa nhà này đến tòa nhà khác nhiều vô kể, dân chúng và du khách hòa đồng trong dòng chảy của thành phố. Hồn của New York nằm ở chỗ nó là điểm hội tụ của thế giới.

Thủ đô Washington lại hoàn toàn khác: thành phố tuyệt đẹp với những trục đường thẳng kết hợp đường chép đối xứng, nằm bên bờ sông Potomac thơ mộng. Kiến trúc sư người Pháp Pierre L’Enfant, người rất có năng khiếu về mỹ thuật, đã hoạch định thủ đô nước Mỹ tương lai như một công viên rừng khổng lồ với tổ hợp trung tâm là Nhà Trắng và điện Capitol nằm kề bên khu phố cổ Old Downtown tuyệt đẹp. Cái hồn của Washington, nơi đặt cơ quan quyền lực cao nhất nước Mỹ, nhờ thế mà trông như một thi sĩ lãng mạn! …

Nhìn tổng quan một vài đô thị tiêu biểu của thế giới chính là để nhìn lại Việt Nam. Chúng ta cần quy hoạch đô thị theo hướng nào sao cho phù hợp nhất với những điều kiện của mình.



 Trước hết đó là không nên vội vã, tự đóng cửa với quá khứ, làm mất bản sắc của chính mình, phá bỏ những thành quả của thế hệ đi trước. Kiến trúc sư Richard Enland từng lưu ý: “Để có thể hiểu về một khu vực cụ thể, chúng ta cần có những hồi ức về nó”. Hiến chương Bắc Kinh (6-1999) cũng khuyến cáo: “Lưu giữ bản sắc địa phương là một đề tài chung trong một tương lai chung”. Đại hội UIA đã cảnh báo nguy cơ bản sắc của từng đô thị đang bị đồng hóa. ở Việt Nam, do vội vã với trào lưu được gọi là “hiện đại hóa, công nghiệp hóa”, nhiều đô thị đang đứng trước nguy cơ xóa nhòa các di sản của quá khứ, các không gian đô thị đang bị quy hoạch theo cảm tính, phủ nhận nền kiến trúc của các thế hệ trước. Việt Nam có vô số kiến trúc, cảnh quan, những phố cổ của người Hoa, người Pháp, người Chăm, người Khơme. Những tinh hoa đó, bản thân chúng, đã có cái hồn riêng, chúng ta cần bảo vệ và quy hoạch nó trong tổng thể chung của dân tộc. Sách “Nước Nhật một trăm năm sau Minh Trị” viết: “Khi người Nhật thời Minh Trị phải đối phó với một nền văn minh cường mạnh, khác lạ và ngoại lai, họ sốt sắng tìm hiểu và khi nền văn minh này được chấp nhận, họ khôn khéo làm cho nó thích hợp với xứ sở của họ”.
Thận trọng và nhân bản trong quy hoạch đô thị là để đáp ứng được năm đại mục đích của Hiến chương C.I.A.M: nhà ở, giải trí, việc làm, giao thông và di sản lịch sử.


Huế của Việt Nam đang dần trở thành một đô thị phát triển đúng hướng với cái hồn lộ rõ là đô thị mới và cũ hòa nhập trong một không gian chung tuyệt đẹp và hài hòa. Nhà Nguyễn đã xây dựng nên kinh đô của mình, người Pháp cũng xây dựng trung tâm bảo hộ cách biệt. Huế hiện đang được phát triển dựa trên cảnh quan đó. Và cái hồn của Huế, như chính quyền thành phố đã xác định, là hài hòa với thiên nhiên, hiền hòa và bình dị.

Hội An cũng vậy. Thành phố di sản thế giới này vẫn tiếp tục đi theo con đường riêng và đúng hướng của mình trước cơn lốc đô thị hóa: người dân ở đây vẫn cố gắng giữ gìn đô thị của mình, một đô thị cổ đặc thù hiếm có, sự giao thoa văn hóa của những thế kỷ trước đang trở thành tài sản vô giá không chỉ riêng của Hội An mà còn là của Việt Nam. ý thức của người dân cùng trách nhiệm của chính quyền đã lưu lại cho Việt Nam một hồi ức của lịch sử và cái hồn ấy của Hội An đang thu hút mọi người.
Đà Lạt, trong tâm tưởng của chúng ta, là một thành phố cao nguyên xinh đẹp, một Châu Âu của Việt Nam. Bản sắc của Đà Lạt là những con đường nhỏ với cây thông rợp bóng, lề đường lát đá, một rừng hoa với những ngôi nhà, biệt thự nằm thấp thoáng trên những ngọn đồi, những thung lũng. Thành phố mà vườn và hoa này xa lạ với những đại lộ thênh thang, những nhà phố kiểu Sài Gòn hay cao ốc kiểu Singapore. Cái hồn của Đà Lạt là duy nhất mà không nơi nào ở Việt Nam có được.

Trong lúc đó, cái hồn của Cần Thơ (hay một số tỉnh miền Tây Nam Bộ) lại là cuộc sống trên sông nước. Sông ngòi, kênh rạch là huyết mạch của cuộc sống, một bước xuống thuyền, hai bước lên ghe, đô thị gắn liền với cảng sông cảng biển. Quy hoạch thành phố hướng tới những loại nhà phù hợp trên bộ, dưới nước, khí hậu, địa lý, địa hình tự nhiên là bản sắc riêng nhất của miền Tây Nam Bộ. Tiếc là cho đến nay chưa có đề xuất nào về một đô thị đặc thù bản sắc địa phương.

Hà Nội với ba mươi sáu phố phường, với Hồ Gươm, Hồ Tây, … đã đi vào lòng dân Việt, hồn của Hà Nội là ở những địa danh trên. Những ai đến Hà Nội rồi sẽ không bao giờ quên những khoảng không gian tuyệt đẹp với những tỷ lệ vàng giữa các kiến trúc, đường xá , cây xanh quanh hồ, lòng mến khách, sự nhộn nhịp của khu phố cổ. Chính quyền và người dân Hà Nội thật có lý khi ra sức bảo vệ cảnh quan này trước bao cám dỗ của những dự án nhà cao tầng của nước ngoài đòi đặt ở những vị trí đắc địa nhất.
 
Trong khi đó một vài đô thị của Việt Nam lại đang phình rộng. Bộ mặt đô thị và thẩm mỹ đô thị đang bị biến dạng theo cùng một kiểu. Người ta không thấy đặc thù của từng miền khí hậu, địa hình và sinh hoạt của từng địa phương. Trong một hai thập kỷ gần đây, hội chứng cào bằng, dễ dãi và sự bao cấp của quy hoạch đô thị đã đưa loại hình nhà hộp mỏng, ốm, ép sát vào nhau mọc tràn lan từ phố này sang phố khác. Một chuyên gia Nhật đã mô tả đó là loại “nhà có hình tên lửa” do thị hiếu chóp nhọn. Thật ra, nhà loại này đã có từ 100 năm trước, rõ nhất là ở Hội An nhưng cấu tạo của loại nhà phố đó vẫn có những không gian bên trong (Patio), còn bây giờ nó bị bít kín và cố khoe sắc với đường phố bằng đủ loại kiểu dáng. Cái “tôi” được chăm chút – nhưng cái “chúng ta” thì bỏ ngỏ.

Đi tìm cái hồn cho đô thị còn là biết gắn kết đô thị giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, tiếp nối tiến trình lịch sử của nó. Để 100 năm sau, một du khách thưởng ngoạn chăm chú ghi chép: “Đây là đô thị thời nhà Lê, thời nhà Lý, thời nhà Trần, thời nhà Nguyễn và…”

Thật tâm đắc khi cố tổng thống Pháp Francois Mitterrand phát biểu trong chiến dịch quy hoạch lại thủ đô Paris: “Sự hài hòa trong đô thị cũng như trong mọi chuyện không phải tự nhiên mà có, không phải ở đô thị cứ hàng ngày gặp nhau thì sự cô đơn và sự thiếu hiểu biết tự nó mất đi. Quá khứ chỉ để lại trong đô thị di sản của biết lo toan, tôn tạo nó, tương lai cũng không tự nó đến mà ta phải chuần bị cho nó.

KTS. Nguyễn Ngọc Dũng
Bài đăng trên tạp chí KTVN số 05-07



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.