Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

CÔN ĐẢO XƯA & NAY



CÔN ĐẢO XƯA - NAY

 MÁI TRƯỜNG XƯA- ĐHKT, 

Đòan Công Tác SV ĐH Kiến Trúc SG tại Côn Đảo vào Tháng 3 Năm 1976.

Từ Collection của KTS Phạm Mạnh Hải-K71.  liên kết.
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/1718897356/in/photostream/


 Đoàn công thác đi thuyền trên vịnh biển cá heo, tham quan các đảo nhỏ lân cận- nơi chốn của loài Vích (rùa biền);


Ghi hình lưu niệm trước Trụ sở UB Huyện







Nguồn trích dẫn: http://vn.360plus.yahoo.com/trchoa08-kts/article?mid=552&prev=-1&next=538






Hình công tác tại Côn Đảo 1977 là do anh Mai Văn Lộc xin được tại nhà

Triển lãm Tội ác Mỹ Ngụy.










































sixsenses-privateresidences-condao


Click here to Download Masterplan


 http://www.sixsenses-privateresidences-condao.com/Master-plan.html






http://www.nexus.net/~911gfx/nc4811.html





------------











Giới thiệu Vườn quốc gia Côn Đảo



Vườn Quốc gia (VQG) Côn Đảo

có diện tích gần 6.000ha trên cạn và 14.000ha vùng nước. Mối liên hệ
của rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn đã tạo nên một môi trường
thuận lợi cho sinh sản, ươm giống và bảo tồn các loài sinh vật biển.
Vùng nước nông ven đảo cũng là nơi phân bố nhiều loài động vật quý như
rùa biển, cá heo, bò biển (dugong)... Sự đa dạng sinh học của vùng biển
Côn Đảo có ý nghĩa quốc gia về bảo tồn thiên nhiên biển ở Việt Nam.

- Là một vùng đảo tương đối xa bờ, hoạt động của con

người chưa làm biến đổi lớn tính tự nhiên của các hệ sinh thái biển. Rạn
san hô ở đây còn giữ được những đặc tính đặc trưng cho vùng biển. Các
nghiên cứu cho thấy san hô có độ phủ trung bình là 42,6%. Trong số rạn
san hô nghiên cứu, có đến 74,2% san hô đạt độ phủ cao, chỉ có 2,8% thuộc
loại phủ thấp. Mật độ cá rạn san hô ở những điểm nghiên cứu đạt trung
bình 400 con/m2. Đây là giá trị rất cao so với các vùng biển ven bờ khác
ở Việt Nam.

- Có thể coi Côn Đảo như một cầu nối cho

sự phát tán sinh vật từ trung tâm đa dạng của vùng biển Ấn Độ - Tây
Thái Bình dương đến vùng biển ven bờ Việt Nam.

Chế độ dòng chảy Biển Đông với sự thay

đổi hai mùa gió chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ấu
trùng sinh vật biển từ Côn Đảo đi về phía Bắc và phía Nam. Ngược lại,
vùng biển này dễ dàng thu nhận nguồn phát tán từ các nơi khác. Do vậy,
thành phần loài sinh vật biển ghi nhận ở đây tương đối đa dạng. Cho đến
nay, đã phát hiện 285 loài san hô cứng, 202 loài cá, 153 loài thân mềm,
130 loài giun nhiều tơ, 110 loài giáp xác, 46 loài da gai. TS Võ Sĩ
Tuấn, phó viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho biết: Côn Đảo
được xếp vào vùng có độ đa dạng cao về giống loài của san hô tạo rạn.
Thành phần thân mềm cũng được coi là đa dạng nhất khi so sánh với các
quần đảo lớn khác ở Việt Nam.

Về đa dạng sinh thái, vùng nước nông Côn

Đảo có cả rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Trong đó, rạn san
hô quần cư là khá phổ biến, có thể tìm thấy ở hầu hết vùng ven đảo. Loại
rạn riềm điển hình chiếm đến 59%, chứng tỏ rạn san hô này có điều kiện
phát triển trong một thời gian dài. Cỏ biển tuy không phân bố rộng nhưng
tập trung trên diện tích tích lớn, khoảng trên 200ha. Đa dạng sinh thái
tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài sinh vật quý hiếm. Nghiên
cứu về môi trường biển cho thấy chưa có sự ô nhiễm biển ở đây.



- Hiện nay, Côn Đảo là vùng có nhiều rùa

biển nhất ở Việt Nam, với hai loài thường gặp là đồi mồi và tráng đông.
Có 17 bãi cát được ghi nhận là bãi đẻ của rùa, trong đó có đến bốn bãi
được ghi nhận là có 1.000 rùa mẹ lên đẻ hàng năm. Côn Đảo cũng là nơi
duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển (Dugong dugong) có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển.

Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu về mối

quan hệ giữa nguồn lợi ven biển và các hệ sinh thái nước nông Côn Đảo.
Dù sao, cùng với sự tồn tại của rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn
và mối quan hệ sinh thái giữa chúng là môi trường thuận lợi cho sự sinh
sản, ươm giống của nhiều nguồn lợi. Các nghiên cứu của Viện Hải dương
học về trứng cá, cá bột ở VQG Côn Đảo cho thấy số lượng trứng cao hơn
rất nhiều lần so với các vùng biển khác của Việt Nam.











Tài nguyên rừng


Tổng diện tích Vườn quốc gia Côn Đảo (phần
rừng núi) là 5.990,7 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 4.897,7 ha,
đất không có rừng là 622 ha và đất khác là 471 ha. 

Trong diện tích đất rừng thì rừng cây gỗ lá rộng có diện tích 4.778 ha,

rừng tre có diện tích 109 ha và rừng ngập mặn 18 ha. Các đảo ở đây đều
được che phủ bằng thảm thực vật rừng có độ che phủ tới 92% diện tích tự
nhiên, bắt đầu từ mép nước biển lên đến đỉnh núi. Rừng và tài nguyên
rừng Côn Đảo có những đặc điểm như sau:

- Hệ sinh thái rừng của Vườn quốc gia Côn Đảo  thuộc Hệ sinh thái rừng Nhiệt Đới Hải Đảo, với hai kiểu rừng chính:


+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.


+ Kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới.


- Về thành phần thực vật:


+ Qua kết quả điều tra thành phần thực vật rừng ở Vườn quốc gia Côn Đảo

các năm  1993,1997 và 2000 của Phân viện điều tra Quy hoạch Rừng II
TP.HCM đã thống kê được 1.077 loài thuộc 640 chi của 160 họ thực vật bậc
cao có mạch, trong đó: cây gỗ 420 loài, cây bụi 273 loài, dây leo 137
loài, cây cỏ 137 loài, khuyết thực vật 53 loài và thực vật phụ sinh 20
loài.

+ Các loài thực vật trên đai diện cho nhiều vùng trong cả nước như:


* Đại diện cho hệ thực vật bản địa miền Bắc Việt Nam gồm có các loài cây

trong họ Xoan (Meliaceae) tiêu biểu là loài Lát hoa (Chukrasia
tabularis) đây là loài cây gỗ lớn, thuộc nhóm thực vật quý hiếm phân bố
rộng trong rừng hỗn loài ở các tỉnh Miền Bắc nước ta, nhưng ở các tỉnh
Nam Bộ hầu như ít gặp.

* Đại diện cho các loài thực vật ở miền Đông Nam Bộ là những loài cây gỗ

lớn như: các loài cây trong họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Tử vi
(Lythraceae). Trong đó có loài Dầu Côn Sơn (Dipterocarpus condorensis)
đây là loài cây gỗ lớn, thuộc loài thực vật đặc hữu của Vườn quốc gia
Côn Đảo và phân bố tự nhiên trên đảo Côn Sơn.

* Đại diện cho thực vật vùng đồng bằng sông Cửu Long như Đước xanh

(Rhizophora mucronata), Mắm trắng (Avicennia alba), Vẹt dù (Brughiera
gymnorhiza), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa)…đại diện cho rừng ngập mặn
và cây Tràm (Melaleuca cajeputi) đai diện cho rừng ngập nước úng phèn.

- Tính đa dạng của thực vật rừng:


+ Đa dạng về nguồn gien:


* Nguồn gien hệ thực vật di cư:  Đại diện của 4 hệ thực vật di cư xâm

nhập là Hệ thực vật Malaixia - Inđonexia có họ Dầu (Dipterocarpaceae)
với 7 loài; hệ thực vật  Ấn Độ - Miến Điện có 3 họ đặc trưng: Họ Tử vi
(Lythraceae) 12 loài, họ Bàng (Combretaceae) 9 loài, họ Gòn (Bombaceae) 3
loài; Hệ thực vật Himalaya - Vân Nam - Quí Châu Trung Hoa có 5 họ đặc
trưng: Họ Re (Lauraceae) 16 loài, họ Đỗ quyên (Ecicaceae) 1 loài; hệ
thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa có 6 họ đặc trưng: Họ Đậu
(Fabaceae) 84 loài, họ Ba Mảnh Vỏ (Euphorbiaceae) 67 loài, họ Thị
(Ebenaceae) 12 loài,  họ Cà Phê (Rubiaceae)  68 loài, họ Cỏ (Poaceae) 30
loài, họ Xoài (Anacardiaceae) 14 loài...

* Nguồn gen thực vật Cổ xưa (Cổ nhiệt đới và á nhiệt đới) gồm đại diện

của một số loài thực vật trong các họ đặc trưng sau:  Họ Na
(Annonaceae),  họ Bứa (Clusiaceae),  họ Trung quân (Acistroladaceae), họ
Chuối (Musaceae),  họ Dứa dại (Pandanaceae); thực vật cổ á nhiệt đới,
với 6 họ đặc trưng: Họ Thiên tuế (Cycadaceae) 4 loài, họ Re (Lauraceae)
16 loài, họ Chè (Theaceae) 8 loài, họ Đỗ quyên (Ecicaceae)  1
loài...             

* Nguồn gien quý hiếm và đặc hữu: Những loài quý hiếm: Lát hoa

(Chukrasia tabularia),  Găng néo (Manilkara hexandra), Quăng lông
(Alangium salvifolium)…Từ phía Nam lên là luồng thực vật thân thuộc với
khu hệ thực vật Malaixia - Indonexia với đặc trưng cây họ Dầu
(Dipterocarpaceae).

Trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã được phát hiện ở Côn Đảo

thì có 44 loài được các nhà khoa học tìm thấy đầu tiên ở Côn Đảo gồm:
Cây gỗ 14 loài, dây leo 6 loài, Tiểu mộc 10 loài, Cỏ 13 loài, Khuyết
thực vật 1 loài. Trong đó có 11 loài được lấy tên “Côn Sơn” đặt tên cho
loài: Bui Côn Sơn (Ilex condorensis), Gội Côn Sơn (Amoora
poulocondorensis), Thạch trang Côn Sơn (Petrocosmea condorensis), Xà căn
Côn Sơn (Ophiorrhiza harrisiana var condorensis), Đọt sành Côn Sơn
(Pavetta condorensis), Lấu Côn Sơn (Psychotria condorensis), Xú hương
Côn Sơn (Lasianthas condorensis), Thiệt thủ Côn Sơn (Glossogyne
condorensis), Kháo Côn Sơn (Machilus thunbergii sieb-et-var
condorensis), Dầu Côn Sơn  (Dipterocarpus condorensis), Đậu Khấu Côn Sơn
(Miristica guatterifolia).

+ Đa dạng về công dụng: Các loài thực vật rừng của Vườn quốc gia Côn Đảo

ngoài khả năng cung cấp gỗ, củi; thì chúng còn các công dụng khác như
cây có khả năng làm dược liệu có 98 loài (Trong đó có 4 loài có số lượng
lớn như Ngũ gia bì (Schfflera), Thiên niên kiện (Homolomena occulta),
Chay lan (Ochrosia oppositifolia),  Gõ sữa (Ba gạc) (Rauwolfia reflexa).
Cây có thể sử dụng làm cây cảnh 90 loài, trong đó có 18 loài thuộc họ
Phong lan (Orchidaceae), nhiều loài có khả năng cho nhựa, tanin, làm
thực phẩm cho người và động vật gồm hoa quả, thân dễ...

- Về thành phần động vật: Khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở Vườn

quốc gia Côn Đảo đã thống kê được 160 loài thuộc 65 họ, 32 bộ. Trong đó,
thú có 29 loài thuộc 16 họ, 10 bộ; Chim có 85 loài thuộc 32 họ, 17 bộ;
Bò sát có 38 loài thuộc 13 họ, 4 bộ; ếch nhái có 8 loài thuộc 4 họ, 1
bộ 

Nhóm Động vật đặc hữu của Côn Đảo: Có 3 loài Động vật đặc hữu của Côn

Đảo. Đó là những loài cần quan tâm bảo vệ đặc biệt vì chỉ còn có ở đây
như: Sóc mun (Callosciurus sp) Loài chưa định tên, song có thể nói là
loài mới, ở Việt Nam mới chỉ gặp Sóc mun  ở Côn Đảo; Sóc đen Côn Đảo
(Rafuta bicolor condorensis): Loài phụ, chỉ có Côn Đảo; Thạch sùng Côn
Đảo (Cyrtod  tylus condorensis) cũng chỉ mói biết ở Côn Đảo. Loài này
còn tương Đối phổ biến.

Nhóm động vật qúy hiếm: Thú có 11 loài, Chim có 8 loài, Bò sát 12 loài.












Tài nguyên sinh vật biển

Vùng
biển Côn Đảo được đưa vào danh sách “các vùng được ưu tiên bảo vệ cao
nhất” trong hệ thống các vùng bảo vệ biển của ngân hàng thế giới.


Theo Viện Hải Dương Học Nha Trang và Hải

Phòng thì vùng biển Côn Đảo có sự giàu có về mật độ và phong phú về
loài sinh vật bậc nhất Việt Nam, nhiều rạn san hô còn mang tính nguyên
thủy cao, các cuộc khảo sát về sinh vật biển gần đây các chuyên gia hàng
đầu thế giới về chuyên ngành luôn tìm ra các loài sinh vật mới cho thế
giới và Việt Nam.

Khu hệ sinh vật biển đã thống kê được có

1.493 loài trong đó: Thực vật ngập mặn (Mangro forest)  23 loài, Rong
biển (Algae) 127 loài, Cỏ biển (Seagrass) 11 loài, thực vật Phù du
(Phytoplankton)157 loài, động vật Phù du (Zooplankton) 115 loài, San hô
(Coral) 342 loài, thân mềm (Mollusa) 187  loài, cá rạn san hô (Coral
reef fishes) 202 loài, Giáp xác (Crustacea) 116 loài , Da gai
(Echiodermarta)  75 loài, Giun nhiều tơ (Polycheta) 130 loài, thú và bò
sát biển 8 loài.

Kết quả nghiên cứu đã thống kê được ở

thuỷ vực Côn Đảo có tới 44 loài là nguồn gien cực kỳ quí hiếm của biển
Việt nam và đã được đưa vào Sách đỏ. Chúng bao gồm: 02 loài rong, 02
loài thực vật ngập mặn, 03 loài san hô, 12 loài thân mềm, 01 loài giáp
xác, 04 loài da gai, 07 loài cá, 07 loài bò sát, 05 loài chim và 01 loài
thú.

Biển Côn Đảo có 3 hệ sinh thái chính: hệ

sinh thái rừng ngập mặn có diện tích là 18 ha, hệ sinh thái cỏ biển có
diện tích khoảng 200 ha, hệ sinh thái các sạn san hô có diện tích khoảng
1.000 ha.



+ Hệ sinh thái san hô:


Hệ sinh thái san hô phát triển rất mạnh ở vùng bao quanh Vườn Quốc gia

Côn Đảo, với 342 loài, 61 giống, 17 họ. Có thể nói thành phần loài khu
hệ san hô Côn Đảo phong phú và đa dạng vào loại nhất, nhì của Việt Nam.
Các giống san hô chiếm ưu thế là Acropora, Porites, Pachyseris,
Montipora, Panova, hệ sinh thái rạn san hô chứa đựng sự đa dạng cao các
loài cá và các loài thủy sinh vật khác ; là sinh cảnh đẻ trứng, ương
nuôi ấu trùng, kiếm ăn của nhiều loài sinh vật biển của khu vực biển
Đông Nam Việt Nam và của cả khu vực Đông Nam Á . Rạn san hô còn có tầm
quan trọng trong việc điều hòa, cân bằng lượng Oxy trong nước biển và
bảo vệ bờ biển Côn Đảo

+ Hệ sinh thái cỏ biển:

Qua
khảo sát nghiên cứu vùng biển Côn Đảo có 11 loài cỏ biển chiếm 84,61 %
tổng số loài hiện nay đã biết ở Việt Nam (13 loài), nhiều hơn của
Singapo 04 loài và nhiều hơn Brunei 06 loài. Sự tồn tại và phát triển
của hệ sinh thái cỏ biển có vài trò quan trọng là nguồn thức ăn chính
của Dugong dugon một lòai thú quý hiếm ở biển. Ở vùng biển Côn  Ðảo có 8
- 12 cá thể Dugong dugon, đây là loài thú biển ăn thực vật lớn nhất còn
tồn tại và được thế giới đặc biệt quan tâm, hiện nay chỉ còn thấy ở Côn
Đảo và Phú Quốc.

+ Hệ sinh thái rừng ngặp mặn:


số loài thực vật ngập mặn ở Côn Đảo đã được xác định là 23 loài, các

loài chiếm ưu thế là Đước Đôi (Rhizophora apiculata),Vẹt dù (Bruguiera
gymnorrhiza), Đước xanh (Rhizophora mucronata).

Ngoài ra vùng biển Côn Đảo còn có bò sát và thú biển:





- Thú biển:


Vùng biển Côn Đảo thường xuất hiện 3 loài thú: Delphin mõm dài

(Stenella longirostris), Cá voi xanh (Balaenoptera musculus) và Dugong
dugon hay còn gọi là Bò biển (seacow). Đây là 3 lòai thú biển cần quan
tâm bảo vệ, đặt biệt có loài thú Dugong dugon đã tồn tại từ lâu ở Côn
Đảo nhưng đến năm 1995 mới được phát hiện. Hiện nay Dugong là đối tượng
được quan tâm bảo vệ trên phạm vi toàn cầu.




- Bò sát biển: bao

gồm các loài rùa biển và rắn biển. Rùa biển: có 2 loài với số lượng lớn
đang sinh sống và lên đẻ hàng năm ở Vườn Quốc gia Côn Đảo là : Chelonia
mydas (vích) và Ertmochelys imbricata (đồi mồi). Vùng biển Côn Đảo cũng
là sinh cảnh kiếm ăn của  loài Rùa da (Dermochelys coriacea), Quản đồng
(Lepidochelys olivacea) . Với 14 bãi đẻ của rùa biển, hàng năm về Côn
Đảo làm tổ với số lượng khoảng 300 cá thể rùa mẹ, đây là quần thể rùa
được đánh giá chiếm 70 - 80% số rùa biển làm tổ/năm ở toàn vùng biển
Việt Nam.
http://www.condaopark.com.vn/?vnTRUST=mod:about|aid:1
------------


HUYỆN CÔN ĐẢO











Resort Saigon Côn Đảo:


image hosted on flickr






image hosted on flickr






image hosted on flickr






image hosted on flickr






image hosted on flickr






image hosted on flickr






Sân bay Cỏ ống:




image hosted on flickr








image hosted on flickr






đường về trung tâm thị trấn:




image hosted on flickr






Thị trấn Côn Đảo:




image hosted on flickr






image hosted on flickr






image hosted on flickr






image hosted on flickr






image hosted on flickr






Nghĩa trang Hàng dương:




image hosted on flickr






image hosted on flickr






image hosted on flickr






nguồn : vnphoto.net

http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=855616&page=2


Bổ sung bài viết của KTS DMT









 DMT
http://tmddesign.multiply.com/journal/item/1063/1063


ztd-ktsg-conson-3-76-.jpg
.
hình trên là lúc rời CS về Saigon, lúc đến CS là vào sáng sớm, sau khi đi một đêm đầy nước mưa..
.
chuyển qua nhánh Hậu Giang, qua Long Xuyên, rồi thẳng
đường ra biển. Đi trong sông

.Khi
ra đến biền là vào tối, vẫn còn chút giông bão và mưa to cả đêm, tôi
nằm ngoài hông tầu hành lang,
.
ztd-ktsg-conson-3-76.jpg
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
ktcondao-1.jpg
.
.
.
.
ktcondao-name-3-76.jpg
.
Hình trên đã được ghi tên sẵn, không biết ai ghi, hình do Phạm mạnh Hải KT71 chuyển từ Mail văn Lộc KT71.
.
người ngồi giữa là chị nuôi, nấu cơm cho ăn, người bên cạnh đeo kiếng là  trưởng đòan, bên nhà triển lãm Mỹ - Ngụy.
.


Trong
tấm hình trên, gần một nửa người có mặt bây giờ không còn ở VN nữa, Có
Trương công Vọng KT72 đã đi xa lắm

qua bên kia đời từ cuối những năm
70's.

.
.
.
ztd-conson-map.jpg
.
.
.
.
ztd-conson-map.jpg
.
Chuồng bò, nhà giam, nơi tôi và Ng đăng Dũng được cử đi đo và vẽ lại.
.
.
.
ztd-conson-map.jpg
.
.
.
.
Mấy thằng trời đánh không chết hình như bây giờ ở Mỹ, Úc hay Canada hết rồi. Lúc
nào một mình, là tôi nhìn ra
cái tầu đánh cá Thái, mà dùng để đưa chúng
tôi ra đây, cứ nhìn nó mà suy nghĩ mải, mấy ngày đi ra đây tôi bám

phòng lái coi cách lái tầu thiệt kỹ, và nó còn đầy dầu cho chuyến về tới

SG. Một hôm thấy Trai KT72, bơi ra tầu,
bám thành tầu rồi leo lên, rồi
hồi lâu leo xuống. Sau tôi hỏi nó, mày lên tầu làm gì vậy ? . Đang bơi
mắc ... nên lên tầu .... Làm chi mắc công vậy, mà trên tầu có ai không?.
Chỉ có một mống,
có AK không ? . Không thấy AK. Tôi đã quan sát từ
trước, họ có mấy khẩu AK trên tầu. Hình như toán lái tầu

.
.
.
.


Đề xuất giải pháp quy hoạch đô thị du lịch Côn Đảo








EMAIL

PRINT
CỠ CHỮ A
A
A
















Một góc Côn Đảo. (Nguồn: Internet)















Nhằm cụ thể hóa Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị của phần lớn các huyện đảo
của Việt Nam, trong đó có huyện đảo Côn Đảo của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.




vậy, theo giáo sư-tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng, Phó
Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, ngay từ bây giờ
cần phải đặt ra nhiệm vụ phát triển các đô thị tại các hải đảo trở thành
đô thị sinh thái, đô thị bền vững môi trường dựa theo hệ thống các tiêu
chí mà Hiệp định Môi trường Đô thị của Liên hợp quốc - 2005 đã đặt ra.




Theo đó, giáo sư-tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng đã đề xuất một số giải pháp quy hoạch

phát triển đô thị du lịch Côn Đảo.



Huyện đảo Côn Đảo

có 16 đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích 75,15km2. Trong đó diện tích đảo
Côn Sơn 51,52km2, Vườn Quốc gia Côn Đảo 14.000ha mặt biển; 6.000ha
rừng, chiếm 83.7% đất tự nhiên. Tài nguyên nước ngọt có trữ lượng khai
thác khoảng 5.000m3/ngày đêm; tài nguyên sinh vật gồm bò biển (Dugong),
cỏ biển 600ha, rạn san hô 1.000ha, rùa biển (có một trong hai bãi rùa đẻ
của toàn quốc).



Mục tiêu chiến lược phát triển huyện

Côn Đảo đã được Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xác định rõ, đó là phát
triển Côn Đảo trở thành đô thị du lịch-dịch vụ biển có chất lượng cao,
đặc sắc, tầm cỡ quốc gia và quốc tế, có kết cấu hạ tầng hiện đại, bảo
vệ và phát huy giá trị của Vườn Quốc gia, các di tích lịch sử, văn hóa,
đồng thời đảm nhận được vai trò đảm bảo an ninh-quốc phòng ở vùng biển
phía Đông Nam của Tổ quốc.



Do đó, để thực hiện quy

hoạch phát triển Côn Đảo đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Dự
án xây dựng Đề án bảo vệ môi trường Côn Đảo của Tổng cục Môi trường-Bộ
Tài nguyên và Môi trường. Trước hết, cần giảm chỉ tiêu quy hoạch dân số
và khách du lịch của Côn Đảo cho phù hợp với khả năng, sức chứa của tài
nguyên và môi trường ở đây. Bởi theo Đề án phát triển kinh tế-xã hội
huyện Côn Đảo đến năm 2020, chỉ tiêu tổng dân số lên đến 50.000 dân, chỉ
tiêu khách du lịch khoảng 500.000-700.000 lượt người là rất cao, sẽ ảnh
hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững của huyện đảo.



Về quy hoạch sử dụng đất, do quỹ đất ở Côn Đảo có hạn nên phương châm

chủ đạo là sử dụng hết sức tiết kiệm, chỉ ưu tiên dành cho các công
trình phục vụ du lịch, bảo tồn cảnh quan; đồng thời loại bỏ việc canh
tác lúa để trồng các loại rau xanh, cây ăn quả và cây cảnh; đi đôi với
áp dụng phương pháp tưới cây nhỏ giọt tiết kiệm nguồn nước; kiên quyết
loại bỏ xây dựng sân golf vì chiếm nhiều diện tích đất, lại tiêu tốn
nhiều nước và gây ô nhiễm môi trường, cũng như không quy hoạch xây dựng
tuyến đường ô tô bao quanh Tây Bắc đảo Côn Sơn, vì có thể gây tác hại
đến hệ sinh thái rừng và môi trường sinh thái biển.



Trước mắt, cần di chuyển Trạm phát điện diesed tại chợ Côn Đảo ra khỏi

khu dân cư và tập trung vào Trạm phát điện An Hội; đẩy nhanh tiến độ
thực thi dự án đầu tư điện gió do Tập đoàn Aerogic đầu tư tại Mũi Con
Chim. Trong tương lai có thể phát điện gió ở các hòn đảo lân cận như đảo
Hòn Bà, đảo Hòn Bảy Cạnh, đảo Hòn Cau; nghiên cứu phương án xây dựng
Trạm phát điện bằng thủy triều ở bờ biển Đông Bắc của đảo Côn Sơn - vịnh
Đầm Tre; tập trung tất cả các cơ sở sản xuất nước đá và chế biến hải
sản, các cơ sở công nghiệp khác vào Cụm công nghiệp Bến Đầm.



Đặc biệt, để đảm bảo nguồn nước ngọt cho Côn Đảo, nên nâng cao bờ hoặc

mở rộng dung tích các hồ chứa nước ngọt hiện có; điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất nhằm tăng diện tích xây thêm các hồ, ao chứa nước mới; mặt
khác tận dụng các phương tiện chứa nước mưa phân tán với quy mô khác
nhau như bể chứa nổi, bể chứa ngầm; tái sử dụng nước thải để phục vụ sản
xuất nông nghiệp.



Trong quy hoạch xây dựng đô thị

du lịch Côn Đảo cũng cần tính đến việc thích ứng với nước biển dâng do
biến đổi khí hậu gây ra. Chẳng hạn như không nên xây dựng các công trình
ở rẻo đất thấp ven bờ biển ở tất cả các đảo, độ cao nền công trình phải
cao từ 4m trở lên so với mực nước biển. Bên cạnh đó, xúc tiến nghiên
cứu dự báo các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với đa dạng
sinh học, để có các biện pháp ứng phó phù hợp đối với hệ sinh thái biển;
đồng thời tổ chức tốt các hoạt động phòng chống bão tố, cứu hộ; xây
dựng các khu vực tránh bão an toàn cho các tàu, thuyền đánh bắt hải sản,
du lịch, giao thông vận tải và dịch vụ nơi đây./.






Văn Hào (TTXVN)





http://www.vietnamplus.vn/Home/De-xuat-giai-phap-quy-hoach-do-thi-du-lich-Con-Dao/20128/154073.vnplus


Côn Đảo

http://vanghe.blogspot.com/2013/07/con-ao.html





Hình bài viết Du lịch bụi Côn Đảo
Từ Saigon, tôi theo Air Mekong bay ra Côn Đảo, sau 45' thì đáp xuống sân bay Cỏ Ống. Khi HDV đưa về Côn Đảo resort
nhận phòng, chúng tôi đi qua làng Cỏ Ống, Suối Ớt, mũi Chim Chim, Đất
Dốc.... Ăn trưa tại nhà hàng của resort, chúng tôi mới biết Côn Đảo có rất ít nhà hàng, quán ăn.Chiều, chúng tôi viếng chùa Núi Một; từ trên độ cao 50m nhìn thấy toàn cảnh trung tâm Côn Đảo.
Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sử Việt trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgptXYzvC8pvrxHJlv3JhMMpRxBcx4uy8s1nn2YVyWpf81oXWmf9r8x1RO4TUKFVvuGwy_kEkLIy8eS4zfpUT0EtX3sY5pjNZrRe2LpT94pXHx3v_4qNgD6_3BcYrzm1UqFgKTyqrfzsY0/s1600/con+dao.jpgTên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor. Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Côn Đảo cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36′).


http://www.sgotourist.vn/sites/s/sg/sgo/uploads/Image/condao/nhatucondao.jpgQuần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích 76 km².
  • Côn Lôn hay Côn Sơn, Phú Hải, 51,52km²
  • Hòn Côn Lôn Nhỏ, hay Hòn Bà, Phú Sơn, 5,45km²
  • Hòn Bảy Cạnh, hay Hòn Bãi Cạnh, Phú Hòa, 5,5km²
  • Hòn Cau, hay Phú Lệ 1,8km²
  • Hòn Bông Lan, hay Bông Lang, Bông Lau, Phú Phong, 0,2km²
  • Hòn Vung, hay Phú Vinh 0,15km²
  • Hòn Ngọc, hay hòn Trọc, hòn Trai, Phú Nghĩa, 4,4km²
  • Hòn Trứng, hay hòn Đá Bạc, hòn Đá Trắng, Phú Thọ, 0,1km²
  • Hòn Tài Lớn, hay Phú Bình 0,38km²
  • Hòn Tài Nhỏ, hay Hòn Thỏ, Phú An, 0,1 km²
  • Hòn Trác Lớn, hay Phú Hưng 0,25km²
  • Hòn Trác Nhỏ, hay Phú Thịnh 0,1km²
  • Hòn Tre Lớn, hay Phú Hòa 0,75km²
  • Hòn Tre Nhỏ, hay Phú Hội, 0,25km²
  • Hòn Anh, hay Hòn Trứng Lớn
  • Hòn Em, hay Hòn Trứng Nhỏ
http://www.tourcondao.org/wp-content/uploads/2011/09/CON-DAO.jpgTên gọi

Tên Côn Đảo có nguồn gốc Mã Lai từ chữ "Pulau

Kundur" nghĩa là "Hòn Bí". Người Âu Châu phiên âm là "Poulo Condor". Sử
Việt thì gọi là "Đảo Côn Lôn" có thể cũng từ "Kundur" mà ra.

Riêng tên tiếng Miên của đảo là "Koh Tralach".
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiCx9q92YYBH_CuYDxwW48YXdOB5XPDL-khnfn-v91DroRDBOJRGYiXcCCm7j9GRBlaRjYsgS69v5-rnLYYIzymZr3L9VGyPigNngMVMIt3CWEmopaE5tbL_9aNbPOTNabfTjhnKo3t55td/s1600/v%C6%B0%E1%BB%9Dn+qu%E1%BB%91c+gia+c%C3%B4n+%C4%91%E1%BA%A3o.jpgLịch sử

Côn Đảo nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối

liền Âu-Á, vì vậy Côn Đảo được người phương Tây biết đến rất sớm.


Năm 1294 đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý Marco

Polo, gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn
chìm mất 8 chiếc, số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo.

Từ thế kỷ 15-thế kỷ 16 có rất nhiều đoàn du hành của châu Âu ghé qua thăm Côn Đảo.



Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 các nhà tư bản Anh, Pháp

đã bắt đầu để ý đến các nước phương Đông. Nhiều lần các công ty của
Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với
dụng ý xâm chiếm Côn Đảo.

Năm 1702, năm thứ

12 đời Chúa Nguyễn Phúc Chu, Công ty Đông-Ấn của Anh đổ quân lên Côn
Đảo xây dựng pháo đài và cột cờ.

Sau 3 năm,

ngày 3 tháng 2 năm 1705 xảy ra cuộc nổi dậy của người Mã Lai Macassar
(lính đánh thuê của chính quyền Anh), đoàn quân Anh phải rời bỏ Côn
Đảo.

Ngày 28 tháng 11 năm 1783, Pigneau de

Béhaine (Bá Đa Lộc), trong chuyến đem hoàng tử Cảnh và vương ấn của
Chúa Nguyễn Ánh về Pháp, tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh để ký với
Bá tước De Mantmarin, đại diện cho vua Louis XVI của Pháp, Hiệp ước
Versailles. Đó là văn kiện đầu tiên của nhà Nguyễn nhượng cho Pháp chủ
quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn. Để đổi lại Pháp giúp Nguyễn
Ánh 4 tàu chiến, 1200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính Phi để chống
lại nhà Tây Sơn.

Tương truyền, trong đợt

thứ 3 bị Tây Sơn truy sát Nguyễn Ánh đã trốn ra Côn Lôn. Sống ẩn dật
mấy tháng trời ở đây. Vì thế, hiện nay ở đảo Côn Sơn có một ngọn núi
cao gọi là núi Chúa; Đền thờ thứ phi của Nguyễn Ánh là Hoàng Phi Yến ở
làng An Hải và Miếu Cậu thờ Hoàng tử Cải con của thứ phi Hoàng Phi Yến
tại làng Cỏ Ống.

Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng chiếm đóng bán đảo Sơn Trà, chuẩn bị đánh Huế.



Tháng 4 năm 1861, Pháp đánh chiếm Định Tường. Chính

trong thời gian này, Pháp khẩn cấp đặt vấn đề chiếm đóng Côn Đảo vì sợ
Anh chiếm mất vị trí chiến lược quan trọng này.


10 giờ sáng ngày 28 tháng 11 năm 1861, Bonard (thủy sư đô đốc

Pháp) hạ lệnh cho thông báo hạm Norzagaray đến xâm chiếm Côn Lôn.


Trung úy Hải quân Pháp Lespès Sebastien Nicolas Joachim

lập biên bản: "Tuyên cáo chủ quyền" của Pháp tại Côn Đảo.


Ngày 14 tháng 1 năm 1862 chiếc tàu chở hàng (Nievre) chở

một số nhân viên ra đảo, họ có nhiệm vụ tìm vị trí thuận lợi dựng tạm
hải đăng Côn Đảo, nhằm chống chế nếu có nước nào phản kháng hành động
tuyên bố chủ quyền.
Nhà tù
Hình ảnh Nhà tù Côn Đảo 1
Ngày
1 tháng 2 năm 1862 Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và
từ đó biến Côn Lôn thành nơi giam giữ những người tù chính trị Việt Nam
với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng. Vì vậy dưới thời Pháp thuộc đã có
câu rằng:

Côn Nôn đi dễ khó về

Già đi bỏ xác, trai về nắm xương.

Quần đảo Côn Lôn trước khi thuộc Pháp, thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh Vĩnh Long quản lý.



Hình ảnh Nhà tù Côn Đảo 3Ngày 16 tháng 5 năm 1882 tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.


http://lacvietravel.com/Upload/33424407815eec58be72.jpgTháng 9 năm 1954 chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ nhà tù của Pháp và đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn.


http://a9.vietbao.vn/images/vn902/2009/4/20843712-images1769413_0422_condao.jpgNgày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Côn Sơn.



Ngày 24 tháng 4 năm 1965 Việt Nam Cộng hòa đổi tỉnh Côn

Sơn thành cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc bộ Nội vụ và chức tỉnh
trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành chính.

http://image.qdnd.vn/Upload//thuha/2010/12/21/201210ha24203648947.jpgSau

Hiệp định Paris, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lại đổi tên quần đảo này
một lần nữa là Phú Hải. Các trại tù đều được ghép thêm chữ Phú. Giai
đoạn này số tù nhân lên đến 8.000 người.


Hình ảnh Nhà tù Côn Đảo 2
Với
chế độ tàn bạo của nhà tù, khoảng 20.000 người Việt Nam đã chết và
được chôn cất tại Nghĩa trang Hàng Dương.Mộ của Võ Thị Sáu đưọc nhiều
người đến viếng vì nghe đồn cô khá linh thiêng cho dù lúc còn sống thì
cô cũng ...tưng tửng!
http://www.dulichao.com/wp-content/uploads/2010/03/condao3.jpgHiện
nay Côn Đảo là một huyện có chính quyền một cấp, thông qua các cơ quan
chức năng huyện, trực tiếp đến địa bàn dân cư, không có các cấp phụ
thuộc như xã, phường hay thị trấn.

Dân số tính đến cuối năm 2003 là 4.466 người, thuộc 9 khu dân cư.


Người dân Côn Đảo luôn được đánh giá là hiền lành, chất phác và rất thân thiện.



Côn Đảo đã được phủ sóng điện thoại và chất lượng sử

dụng rất tốt. Hiện có 3 mạng điện thoại di động phủ sóng là Vinaphone,
Mobifone và Viettel. Ngoài ra có mạng cố định không dây của Viettel.
Cuối tháng 8/2007 Côn Đảo đã kết nối Internet tốc độ cao ASDL. Ngoài
ra, Côn Đảo còn có đài phát thanh và truyền hình.

http://www.indochina-group.com/indo/uploads/imgposts/lh_03_03_2009_1236064212_ucJu.jpgThị trấn Côn Đảo
Nằm

trên một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 106°36′10″ kinh độ Đông
và 8°40′57″ vĩ độ Bắc. Cao độ trung bình khoảng 3 m so với mặt nước
biển. Chiều dài từ 8 đến 10 km và chiều rộng từ 2 đến 3 km. Một mặt
trông ra biển (Vịnh Đông Nam). Ba mặt còn lại vây quanh là núi, chính
nơi đây tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả
quần đảo. Từ đất liền có những chuyến du lịch thường xuyên ra Côn Đảo.
Cảng Bến Đầm có nhiều địa danh nổi tiếng như mũi Cá Mập, bãi Đá Trắng,
bãi Nhát, đỉnh Tình Yêu.

http://farm4.static.flickr.com/3372/3337087264_7bbfe44686.jpgThị

trấn Côn Đảo nằm ở khoảng giữa của sân bay Cỏ Ống và cảng Bến Đầm.
(khoảng cách ước chừng khoảng 12 km). Thị trấn Côn Đảo là nơi tập trung
dân cư, khu resort nghỉ dưỡng phục vụ du khách và các đơn vị hành
chính của huyện Côn Đảo.

http://quehuongonline.vn/Uploads/LibraryImages/Con-Dao.jpgCôn Đảo Ngày Nay:


Ngày nay Côn đảo trở thành điểm du lịch lý tưởng cho

những ai muốn kham phá vẻ đẹp hoang sơ và tìm hiểu lịch sử của đất
nước Việt Nam. Nơi đây, bạn có thể lang thang để cảm nhận sâu sắc về
quá khứ và khám phá thế giới đại dượng với dải san hô muôn màu cùng
cánh rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phòng phú và hơn hết là
để thoát ly cuộc sống ồn ào của đô thị.
http://vanconghung.vnweblogs.com/gallery/1026/Binh%20minh%20con%20Dao.jpg
Thời gian nào tốt nhất?
Mùa khô ở Côn Đảo từ tháng 11 tới tháng 4 có gió mùa đông bắc, mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10 có gió Tây Nam.
Tháng
10 đến hết tháng 2 là thơi gian biển động, chi phí sinh hoạt tại Côn
Đảo mùa này thường rất đắt đỏ do tàu bè chuyên chở hàng hóa không thể
ra đảo. Phương tiện đến Cồn Đảo thời gian này tốt nhất là bằng máy
bay.
Tháng 3
đến tháng 9 là thời gian biển êm, mặc dầu là mùa mưa nhưng các trận
mưa ở Côn Đảo chủ yếu là mưa rào kéo dài không quá 1H đồng hồ, các
thời gian khác trong ngày vẫn có ánh nắng chan hòa. Có thể nói thời
gian tháng 3 đến tháng 9 là thơi gian tốt nhât để đến Côn Đảo. Phương
tiện đến Côn Đảo thời gian này có thể bằng máy bay hoặc bằng tàu.
http://www.qdnd.vn/Upload//maihuong/2010/2/1/010201Huonga37.jpg
Ăn:
Ở Côn Đảo hầu như không có một nhà hàng nào. Việc ăn uống tốt hơn là
nên ăn trong các khách sạn mặc dầu giá hơi cao. Các món ăn đặc trưng ở
Côn Đảo có thể kể đến như Vú nàng nướng hoặc hấp, trùn biển xào mướp,
mứt hạt bàng. Một số món ăn đặc sản khác như mắn nhum, mắm hàu, gỏi
cá mập cũng được nhắc đến rất khó tìm thấy trong thực đơn của các nhà
hàng trong khách sạn.

Ở:

Các khách sạn ở Côn Đảo còn rất ít, có thể kể đến như Sài Gòn Côn Đảo
Resort, Côn Đảo Resort, Seatravel Resort và khách sạn ATC, giá phòng
giao động từ 38 USD/phòng/đêm đến 110 USD/phòng/đêm, ngoài ra, còn có
một vài nhà nghỉ giá phòng giao động từ 250.000 Đ/phòng/đêm đến
300.000 Đ/phòng/đêm không nhiêu nên ban sẽ không mất nhiều công sức để
chọn cho mình một khách sạn vừa túi tiền.
http://www.chudu24.com/f/m/081104/hanh/hinh-anh/Cau-tau-con-dao1.JPG?c=1&w=450Đi lại:
Trên đảo chưa có một hãng taxi nào nên việc đi lại chủ yếu bằng xe
hơi, giá cho thuê từ 800.000 Đ/ngày hay xe gắn máy, giá cho thuê
120.000 Đ/ngày đến 150.000 Đ/ngày tùy xe số hay xe tay ga.
http://img.news.zing.vn/img/109/t109118.jpg
Tham quan:
- Rừng Ông Đụng:
Tham quan vườn quốc gia Côn Đảo bằng hình thức đi bộ một khoảng ngắn
xuyên qua rừng mưa nhiệt đới, đến bãi biển Ông Đụng của bờ bên kia của
đảo. Nếu sức khỏe cho phép, bạn có thể tắm biển và ngắm san hô bằng
ống thở tại đây.
http://condaocamping.com/uploads/news/2011_04/co-thu-1.jpg
- Bình Minh tại Mũi Cá Mập:
Hãy thức dậy thật sớm và ngắm nhìn mặt trời mọc qua hòn Bảy Cạnh. Các
đám mây trên bầu trời cùng với tia nắng ban mai sẽ tạo nên một màn
trình diễn ánh sáng kỳ ảo.

http://www2.vietbao.vn/images/vn45/van-hoa/45169463-05.jpg
- Hoàng hôn tại bãi Nhát:
Sau một ngày khám phá Côn Đảo, du khách có thể thả mình với thiên
nhiên tại bãi biển, ngắm nhìn hoàng hôn diệu đẹp từ từ lặn qua Đỉnh
Tình Yêu. Bãi Nhát chỉ xuất hiện vài giờ một ngày. Các thời gian khách
bãi biển này chìm ngập trong nước và ít được người biết đến.
http://condaocamping.com/uploads/news/2011_04/dsc00016.jpg
- Bãi biển Đất Dốc:
một bãi biển hoang sơ dài và thoai thoải, du khách có thể tự mình
khám phá bãi biển nơi đây với những hẻm núi ăn tận bờ biển, tạo nên
những bãi tắm nhỏ riêng tư và lãng mạn.
http://condao360.com/attachments/thang-canh-diem-tham-quan/25d1278748009-bai-bien-dat-doc-bai_bien_dat_doc_con_dao.jpg
- Bãi biển Lò Vôi: đây là một bãi tắm thích hợp cho gia đình và nằm gần khách sạn.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhYb6sDqm4q5VVIieRp_CV35r7KrTVTyebUtllb8u7hrBAe2j6IrSV4vVZ8tcKx5tVjhw4VB9Rr0pMyqH-o2Z7MZPMi0lcXk28jSPzYlFRLvoDWzc-h_llkACeedb4Z81BucImGt-aIGhlk/s400/B%C3%A3i+bi%E1%BB%83n+l%C3%B2+v%C3%B4i,+n%C4%83m+g%E1%BA%A7n+trung+t%C3%A2m+c%C3%B3+th%E1%BB%83+%C4%91i+b%E1%BB%99+d%E1%BB%8Dc+th%E1%BB%8B+tr%E1%BA%A5n+%C4%91%E1%BB%83+ch%E1%BB%A5p+d%E1%BB%85+d%C3%A0ng..jpg
- Bãi biển Đầm Trầu: cách trung tâm Côn Đảo khoảng 12km, được xem như bãi tắm đẹp nhất, du khách có thể vừa tắm biển vừa lặn ngắm biển tại đây.http://vemaybaygiare.net/Tours/Images/bien_Dam_Trau.jpg
Từ
trên cao, quần đảo này như một chú gấu đang vươn mình giữa biển khơi,
trong đó hòn đảo lớn nhất mang tên Côn Đảo. Nơi đây từng là đất của ý
chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, của lớp người làm nên lịch sử. Và
nay là điểm tham quan, học tập, nghiên cứu…
Từ
tháng ba đến tháng sáu là thời điểm tuyệt vời nhất để bạn đến khám
phá, tìm hiểu đảo. Có hai loại tàu đến Côn Lôn; tàu nhanh khởi hành 1-8
chuyến mỗi tháng, còn tàu chợ thì mỗi ngày rời cảng Cát Lở lúc 17h và
đến cảng Bến Đầm vào 5h sáng hôm sau. Giá vé 100.000 đồng/lượt, loại
nằm là 200.000 đồng. Trước khi lên tàu, bạn cần chuẩn bị tâm lý để đối
phó với sóng cả, nên ăn uống trước khi lên tàu ít nhất một giờ và nhớ
mang theo một ít thức ăn nhẹ. Khi lên tàu nên ngồi một chỗ để ngắm biển
và nghỉ ngơi, đừng đi lại nhiều rất dễ bị say sóng.
Ngoài
ra, bạn có thể bay trực thăng ra Côn Đảo. Bạn phải đặt vé máy bay
trước ngày đi ít nhất một tháng vì số ghế chỉ có 24 chỗ ngồi. Đầu tháng
5 tới, du khách không cần phải ra Vũng Tàu để bay trực thăng đi Côn
Đảo, mà từ TP HCM bay trực tiếp đến Côn Đảo mất hơn 50 phút với máy bay
AN-38, giá vé khoảng 650.000 đồng/lượt của công ty Vasco.
Đến
nơi, bạn có thể liên hệ Trung tâm hướng dẫn du lịch số 36 Tôn Đức
Thắng, thị trấn Côn Đảo. Bạn sẽ được tư vấn, tham quan bằng xe du lịch,
hoặc xe ôm, nếu muốn tự mình rong ruổi khám phá thì có thể thuê xe
Honda khoảng 70-90 nghìn đồng/ngày, không cần thế chấp giấy tờ.
Trên
con đường rợp bóng lá bàng xanh thẳm, bạn có thể tới khu di tích hệ
thống nhà tù Côn Đảo với các trại giam Phú Hải, Phú Sơn, Phú Tường,
chuồng cọp, khu nhà chúa đảo, cầu Ma Thiên Lãnh, cầu tàu 914, nghĩa
trang Hàng Dương...
Hệ
thống khách sạn tại đây chưa nhiều lắm, muốn ở cao cấp thì giá từ
350.000 đồng đến 450.000 đồng/phòng cho 2 người; khách sạn trung bình
giá từ 180.000 đồng đến 250.000 đồng; và nhà trọ hay nhà ở tập thể giá
từ 30.000 đồng đến 40.000 đồng/giường.
http://du-lich.chudu24.com/f/d/090224/image010-5.jpg?c=1&w=450
Sau
này, có thêm Bảo Tàng Côn Đảo, cầu tàu 914, di tích Phú Hải, các chuồng
cọp Pháp & Mỹ, mộ Võ Thị Sáu & nghĩa trang Hàng Dương, cầu Ma
Thiên Lãnh, miếu bà Phi Yến.... Hòn Bảy Cạnh, hòn Cau là 2 địa điểm
đang thu hút du khách ra ngắm san hô. Núi Thánh Giá ở độ cao 577m cũng
là điểm tham quan.http://vov.vn/Uploaded_VOV/bichdao/20090812/mo-vo-thi-sau.jpg












Hoạt động:

- Xem Vích đẻ: Mất 1H đồng hồ để có thể đến được hòn

Bảy Cạnh để xem Vích đẻ. Đây là một hoạt động khá thú vị nhưng chi phí
quá cao (có khi được hét giá đến 150 USD/USD/khách) do hoạt động này
được quản lý độc quyển bởi Ban Quản Lý Rừng Quốc Gia.


- Lặn ngắm san hô: Bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại san

hô cũng như các loại cá rất ấn tượng tại hầu hết các hòn đảo nhỏ chung
quanh đảo lớn Côn Đảo.
-
Câu cá: Câu cá có hai dạng, câu cá giải trí (thời gian 1 ngày) hay
câu cá chuyên nghiệp (thời gian thường từ 3 ngày 2 đêm trở lên). Dù là
câu cá giải trí hay câu cá chuyên nghiệp thì hoạt động này đặc biệt
thu hút các câu thủ từ khắp mọi nơi đến đây.
Chiều
đầu tiên, tôi được đưa đi tham quan Bảo tàng Côn Đảo. DTLS Phú Sơn, Phú
Hải. Cầu tàu 914 ( đi bộ ). Tối tà tà thả bộ đi xem Côn Đảo về đêm
Ngày thứ 2: Tôi
được đưa đi tham quan Nghĩa trang Hàng Dương – Viếng mộ chị Võ Thị
Sáu. DTLS Chuồng Cọp Pháp, Chuồng Cọp Mỹ. Cầu Ma Thiên Lãnh. Miếu Bà
Phi Yến. Ăn trưa tại nhà hàng xong,
chiều tham quan cảng Bến Đầm.

Tắm biển tại Bãi Nhát, ngắm cảnh hoàng hôn trên đỉnh Tình Yêu (Hòn
Bà). So với Phú Quốc, tôi thích Côn Sơn hơn vì đường phố yên tĩnh,
khang trang, xanh mát, sạch sẽ hơn, bãi biển cũng lãng mạn hơn cho dù
Côn Sơn nhỏ hơn.
Ngày 3: Sáng tắm biển cho đến giờ trả phòng, ra sân bay trở về Sài Gòn.





CÔN ĐẢO


The Ba Ria-Vung Tau Provincial Government of Vietnam commissioned

EKISTICS to develop a concept master plan for Con Dao Island - a
comprehensively planned resort set within a spectacular and unique
archipelago of 16 islands in the South China Sea.  In keeping with
EKISTICS’s sustainable planning principles, the Con Dao Island Master
Plan seeks to create a vibrant resort and eco-tourism destination that
set a benchmark for innovative and sustainable island development in
Vietnam.

The master plan vision for Con Dao lays out a framework from which

the provincial government can create a world class resort and
eco-tourism destination in the region. The master plan balances both
practical short term land development strategies as well as a long-term
socio-economic development plans for Con Dao that includes strict
measures to protect the natural ecosystem and environment and the
historical landmarks on the islands.

The Con Dao Master Plan proposes an overall development strategy and

land uses for the overall group of islands as well as design solutions
for the development of four key development areas on the big island. In
addition to the continued development of the core areas of Con Son, Ben
Dam, and Co Ong, the EKISTICS Master Plan proposes including the limited
development of a fourth core area of Con Ngua – a unique mountainous
area around the Dam Tre lagoon.  Although this area is currently
restricted from development, EKISTICS’ master plan proposes the
development of this mountain as the best location for a premier
residential and hotel golf course community that could rival the best
golf resorts in Asia.  The Con Ngua detailed master plan is currently
considered the catalyst that was needed to stimulate the development of
the Con Dao Archipelago of Islands into a world renowned international
resort area.








http://ekistics.ca/index.php/archives/project/con-dao

 Kiến trúc "xanh" ở Côn Đảo
- Ngày cập nhật: 14/10/2011
“Kiến trúc xanh” đang ngày càng được đề cập đến nhiều ở Việt Nam. Nhưng có một thực tế là vẫn còn rất nhiều người nhìn các công trình kiến trúc xanh như một món hàng xa xỉ, vì chi phí đầu tư ban đầu cho một công trình kiến trúc xanh có thể cao hơn một công trình bình thường hai đến ba lần, do những yêu cầu về mặt vật liệu và thiết bị để có thể xây dựng và khai thác công trình một cách hiệu quả nhất.
Trong khi đó, hiệu quả chỉ có thể nhận thấy sau một thời gian dài sử dụng, chứ không phải là một cái gì đó có thể thấy ngay trước mắt. Vậy nhận định đó đúng hay sai? Kiến trúc xanh có phải chỉ dành riêng cho những người lắm tiền nhiều của?



Những mái hiên dài, tạo bóng mát cho công trình.
Nghiên cứu một cách cụ thể những mục tiêu của “kiến trúc xanh” cho thấy nếu bỏ qua những yếu tố về công nghệ khoa học mà đi kèm là những vật liệu xây dựng tiên tiến, thì về cơ bản, những mục tiêu mà “kiến trúc xanh” hướng tới rất gần với những giá trị của kiến trúc truyền thống Việt Nam: sự hoà hợp với môi trường xung quanh, sự thoải mái cho người sử dụng, sử dụng vật liệu địa phương...

Một trong những ví dụ tiêu biểu cho nhận định này là khu villa nghỉ dưỡng Six Senses Hideaway ở Côn Đảo. Công trình này được xây dựng hướng tới những mục tiêu của “kiến trúc xanh” như đã nêu ở trên, nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với mội trường khí hậu của Việt Nam. Ngôi nhà truyền thống của Việt Nam thường quay về “hướng nam” (lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam). Trên cùng quan điểm đó, toàn bộ các villa tại khu nghỉ dưỡng Six Senses đều quay ra biển, vừa để đón gió, vừa để khai thác tầm nhìn ra đại dương bao la.

Thực chất thì khi quay ra biển để đón gió, các villa này đã quay về hướng đông bắc, do đó mặt trước của các villa (vốn là những mảng kính rộng để tạo tầm nhìn tối đa ra biển) chịu tác động trực tiếp của mặt trời trước 12 giờ. Các kiến trúc sư đã xử lý bằng cách đưa phần mái nhà vươn rất dài ra phía trước, giúp cho toàn bộ mặt kính phía trước nằm trong vùng bóng mát che phủ, qua đó giúp cho không gian bên trong nhà không bị tích tụ hơi nóng từ bức xạ của mặt trời, đồng thời vẫn đảm bảo được cường độ ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong này. Do đó, nhu cầu sử dụng máy điều hoà trong các villa chỉ thực sự cần thiết vào khoảng giữa trưa, khi nhiệt độ ngoài trời vào khoảng 35 – 36 độ.



Khu sinh hoạt cộng đồng tổ chức theo mô hình khu chợ nông thôn Việt Nam với những gian hàng có vách ngăn bằng các cửa sổ cũ. Vật liệu hoàn thiện gỗ, tre, đá… được mang về từ các miền đất nước.
Phía trước của các villa, những hàng dừa với thân cao vút, giúp cho gió không bị cản lại, trong khi vẫn tạo bóng mát cho khoảng sân phía trước khi mặt trời đứng bóng. Phía sau là một khoảng vườn nhỏ trồng rất nhiều chuối, loại cây thân thấp và có lá to để hạn chế tác động của nắng phía tây vào buổi chiều. Hình ảnh này gợi lại hình ảnh của ngôi nhà truyền thống “phía trước trồng cau, phía sau trồng chuối” vẫn gặp trong ca dao tục ngữ Việt Nam.

Phía trước của ngôi nhà truyền thống thường có cái ao rất rộng để khi gió thổi qua khu vực này sẽ lấy hơi ẩm của mặt nước và đem vào nhà. Tương tự như vậy, phía trước các villa của Six Senses cũng là các mặt nước để tạo độ ẩm cho gió. Khác biệt là ở chỗ nếu như trong ngôi nhà truyền thống, mặt nước là ao để nuôi cá, thì ở các villa này, mặt nước là các hồ bơi để du khách thả mình thư giãn trong nắng và gió của Biển Đông.
Toàn bộ các villa ở Six Senses đều có vật liệu hoàn thiện là gỗ, đá tự nhiên được đưa về từ các miền trong cả nước. Một điểm độc đáo là các kiến trúc sư đã sử dụng các cánh cửa và cửa sổ lấy từ các ngôi nhà truyền thống ở miền Trung để ghép lại thành các vách ngăn cho các gian hàng xung quanh khu vực sinh hoạt cộng đồng của khu nghỉ dưỡng, được xây dựng theo mô hình của khu chợ truyền thống của nông thôn Việt Nam.
Hệ thống mái dốc của các villa cũng tạo điều kiện cho việc thu nước mưa từ mái và sử dụng làm nước tưới tiêu cho các khu vườn trong khu nghỉ dưỡng. Các phương tiện đi lại trong khu nghỉ dưỡng là xe đạp hoặc xe điện, hoàn toàn không có các phương tiện sử dụng xăng dầu.
Điều nuối tiếc ở đây là tại nơi có nguồn nắng và gió gần như vô tận này, không thấy sự hiện diện của các tấm pin năng lượng mặt trời, của các quạt gió có thể chuyển năng lượng của gió thành điện năng, của một hệ thống lọc và xử lý nước để lượng nước mưa thu được có thể sử dụng làm nước sinh hoạt…
Điều đó thực chất là một trở ngại chung cho việc xây dựng các công trình “kiến trúc xanh” ở Việt Nam khi đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn. Nhưng những phân tích ở trên đã cho thấy rằng, vẫn có thể xây dựng “kiến trúc xanh” ở Việt Nam, dù rằng vẫn chưa thể đạt đến mức độ “xanh” tuyệt đối, bởi vì những yếu tố cơ bản nhất để tạo ra một công trình “kiến trúc xanh” trong bối cảnh Việt Nam thực chất đã nằm ngay trong tiềm thức của mỗi con người chúng ta.
Làm sao để có thể xác định một cách cụ thể như thế nào là “kiến trúc xanh”?
Năm 2004, sau một thời gian dài nghiên cứu và tổng hợp, chính phủ Pháp đưa ra cho công chúng 14 mục tiêu của công trình “kiến trúc xanh” - HQE (Haute qualité environnementale). Các mục tiêu này được chia ra thành bốn nhóm:



Hàng chuối sau nhà tạo bóng mát trong nắng chiều.
Nhóm 1: xây dựng công trình
– Sự hoà hợp của công trình với bối cảnh xung quanh, cả về mặt tự nhiên và xã hội.
– Sự lựa chọn hợp lý về phương thức và vật liệu xây dựng đối với từng vùng, từng địa điểm, ưu tiên sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương, vật liệu có khả năng tái sử dụng, vật liệu không tiêu tốn nhiều năng lượng trong quá trình sản xuất.
– Công trường xây dựng sạch, không gây ảnh hưởng đến đời sống người dân lân cận.
Nhóm 2: khai thác công trình
– Giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng: hạn chế lượng nhiệt thất thoát ra bên ngoài, hạn chế sự trao đổi nhiệt trong và ngoài công trình, sử dụng các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo...
– Giảm thiểu việc tiêu thụ nước: sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước, có hệ thống thu, lọc và tái sử dụng nước mưa, hệ thống lọc nước thải.
– Giảm thiểu lượng rác thải trong quá trình sinh hoạt, có sự phân loại rác thải ngay từ đầu để tạo thuận lợi cho quá trình tái chế và tái sử dụng.
– Giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa công trình bằng cách tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho việc bảo trì và sữa chữa ngay từ khâu thiết kế.
Nhóm 3: sự thoải mái cho người sử dụng
– Kiểm soát nhiệt độ bên trong công trình để duy trì nhiệt độ cân bằng cho cả mùa hè và mùa đông.
– Kiểm soát độ ồn trong công trình.
– Đảm bảo ánh sáng tự nhiên trong công trình, cùng với việc sử dụng hệ thống chiếu sáng nhân tạo một cách hiệu quả nhất.
– Kiểm soát và xử lý mùi trong công trình: đảm bảo sự thông gió một cách hiệu quả cho công trình, có biện pháp ngăn chặn các nguồn khí ô nhiễm.
Nhóm 4: sức khoẻ của người sử dụng
– Sự thông thoáng và sạch sẽ của không gian trong công trình: có ánh sáng tự nhiên, có luồng khí vào và ra...
– Chất lượng nước sử dụng trong công trình.
– Chất lượng không khí trong công trình.
Những mục tiêu trên có thể giúp định ra một khái niệm sơ bộ về một công trình “kiến trúc xanh”: giảm thiểu tác động của công trình đến môi trường xung quanh trong cả quá trình xây dựng cũng như sử dụng, sử dụng năng lượng và nguồn nước một cách hiệu quả, đem đến cho người sử dụng cảm giác thoải mái, có biện pháp đảm bảo các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của người sử dụng.
Khoa Kiến trúc (theo Sài Gòn tiếp thị)
 Kiến trúc "xanh" ở Côn Đảo
- Ngày cập nhật: 14/10/2011
“Kiến trúc xanh” đang ngày càng được đề cập đến nhiều ở Việt Nam. Nhưng có một thực tế là vẫn còn rất nhiều người nhìn các công trình kiến trúc xanh như một món hàng xa xỉ, vì chi phí đầu tư ban đầu cho một công trình kiến trúc xanh có thể cao hơn một công trình bình thường hai đến ba lần, do những yêu cầu về mặt vật liệu và thiết bị để có thể xây dựng và khai thác công trình một cách hiệu quả nhất.
Trong khi đó, hiệu quả chỉ có thể nhận thấy sau một thời gian dài sử dụng, chứ không phải là một cái gì đó có thể thấy ngay trước mắt. Vậy nhận định đó đúng hay sai? Kiến trúc xanh có phải chỉ dành riêng cho những người lắm tiền nhiều của?



Những mái hiên dài, tạo bóng mát cho công trình.
Nghiên cứu một cách cụ thể những mục tiêu của “kiến trúc xanh” cho thấy nếu bỏ qua những yếu tố về công nghệ khoa học mà đi kèm là những vật liệu xây dựng tiên tiến, thì về cơ bản, những mục tiêu mà “kiến trúc xanh” hướng tới rất gần với những giá trị của kiến trúc truyền thống Việt Nam: sự hoà hợp với môi trường xung quanh, sự thoải mái cho người sử dụng, sử dụng vật liệu địa phương...

Một trong những ví dụ tiêu biểu cho nhận định này là khu villa nghỉ dưỡng Six Senses Hideaway ở Côn Đảo. Công trình này được xây dựng hướng tới những mục tiêu của “kiến trúc xanh” như đã nêu ở trên, nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với mội trường khí hậu của Việt Nam. Ngôi nhà truyền thống của Việt Nam thường quay về “hướng nam” (lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam). Trên cùng quan điểm đó, toàn bộ các villa tại khu nghỉ dưỡng Six Senses đều quay ra biển, vừa để đón gió, vừa để khai thác tầm nhìn ra đại dương bao la.

Thực chất thì khi quay ra biển để đón gió, các villa này đã quay về hướng đông bắc, do đó mặt trước của các villa (vốn là những mảng kính rộng để tạo tầm nhìn tối đa ra biển) chịu tác động trực tiếp của mặt trời trước 12 giờ. Các kiến trúc sư đã xử lý bằng cách đưa phần mái nhà vươn rất dài ra phía trước, giúp cho toàn bộ mặt kính phía trước nằm trong vùng bóng mát che phủ, qua đó giúp cho không gian bên trong nhà không bị tích tụ hơi nóng từ bức xạ của mặt trời, đồng thời vẫn đảm bảo được cường độ ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong này. Do đó, nhu cầu sử dụng máy điều hoà trong các villa chỉ thực sự cần thiết vào khoảng giữa trưa, khi nhiệt độ ngoài trời vào khoảng 35 – 36 độ.



Khu sinh hoạt cộng đồng tổ chức theo mô hình khu chợ nông thôn Việt Nam với những gian hàng có vách ngăn bằng các cửa sổ cũ. Vật liệu hoàn thiện gỗ, tre, đá… được mang về từ các miền đất nước.
Phía trước của các villa, những hàng dừa với thân cao vút, giúp cho gió không bị cản lại, trong khi vẫn tạo bóng mát cho khoảng sân phía trước khi mặt trời đứng bóng. Phía sau là một khoảng vườn nhỏ trồng rất nhiều chuối, loại cây thân thấp và có lá to để hạn chế tác động của nắng phía tây vào buổi chiều. Hình ảnh này gợi lại hình ảnh của ngôi nhà truyền thống “phía trước trồng cau, phía sau trồng chuối” vẫn gặp trong ca dao tục ngữ Việt Nam.

Phía trước của ngôi nhà truyền thống thường có cái ao rất rộng để khi gió thổi qua khu vực này sẽ lấy hơi ẩm của mặt nước và đem vào nhà. Tương tự như vậy, phía trước các villa của Six Senses cũng là các mặt nước để tạo độ ẩm cho gió. Khác biệt là ở chỗ nếu như trong ngôi nhà truyền thống, mặt nước là ao để nuôi cá, thì ở các villa này, mặt nước là các hồ bơi để du khách thả mình thư giãn trong nắng và gió của Biển Đông.
Toàn bộ các villa ở Six Senses đều có vật liệu hoàn thiện là gỗ, đá tự nhiên được đưa về từ các miền trong cả nước. Một điểm độc đáo là các kiến trúc sư đã sử dụng các cánh cửa và cửa sổ lấy từ các ngôi nhà truyền thống ở miền Trung để ghép lại thành các vách ngăn cho các gian hàng xung quanh khu vực sinh hoạt cộng đồng của khu nghỉ dưỡng, được xây dựng theo mô hình của khu chợ truyền thống của nông thôn Việt Nam.
Hệ thống mái dốc của các villa cũng tạo điều kiện cho việc thu nước mưa từ mái và sử dụng làm nước tưới tiêu cho các khu vườn trong khu nghỉ dưỡng. Các phương tiện đi lại trong khu nghỉ dưỡng là xe đạp hoặc xe điện, hoàn toàn không có các phương tiện sử dụng xăng dầu.
Điều nuối tiếc ở đây là tại nơi có nguồn nắng và gió gần như vô tận này, không thấy sự hiện diện của các tấm pin năng lượng mặt trời, của các quạt gió có thể chuyển năng lượng của gió thành điện năng, của một hệ thống lọc và xử lý nước để lượng nước mưa thu được có thể sử dụng làm nước sinh hoạt…
Điều đó thực chất là một trở ngại chung cho việc xây dựng các công trình “kiến trúc xanh” ở Việt Nam khi đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn. Nhưng những phân tích ở trên đã cho thấy rằng, vẫn có thể xây dựng “kiến trúc xanh” ở Việt Nam, dù rằng vẫn chưa thể đạt đến mức độ “xanh” tuyệt đối, bởi vì những yếu tố cơ bản nhất để tạo ra một công trình “kiến trúc xanh” trong bối cảnh Việt Nam thực chất đã nằm ngay trong tiềm thức của mỗi con người chúng ta.
Làm sao để có thể xác định một cách cụ thể như thế nào là “kiến trúc xanh”?
Năm 2004, sau một thời gian dài nghiên cứu và tổng hợp, chính phủ Pháp đưa ra cho công chúng 14 mục tiêu của công trình “kiến trúc xanh” - HQE (Haute qualité environnementale). Các mục tiêu này được chia ra thành bốn nhóm:



Hàng chuối sau nhà tạo bóng mát trong nắng chiều.
Nhóm 1: xây dựng công trình
– Sự hoà hợp của công trình với bối cảnh xung quanh, cả về mặt tự nhiên và xã hội.
– Sự lựa chọn hợp lý về phương thức và vật liệu xây dựng đối với từng vùng, từng địa điểm, ưu tiên sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương, vật liệu có khả năng tái sử dụng, vật liệu không tiêu tốn nhiều năng lượng trong quá trình sản xuất.
– Công trường xây dựng sạch, không gây ảnh hưởng đến đời sống người dân lân cận.
Nhóm 2: khai thác công trình
– Giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng: hạn chế lượng nhiệt thất thoát ra bên ngoài, hạn chế sự trao đổi nhiệt trong và ngoài công trình, sử dụng các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo...
– Giảm thiểu việc tiêu thụ nước: sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước, có hệ thống thu, lọc và tái sử dụng nước mưa, hệ thống lọc nước thải.
– Giảm thiểu lượng rác thải trong quá trình sinh hoạt, có sự phân loại rác thải ngay từ đầu để tạo thuận lợi cho quá trình tái chế và tái sử dụng.
– Giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa công trình bằng cách tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho việc bảo trì và sữa chữa ngay từ khâu thiết kế.
Nhóm 3: sự thoải mái cho người sử dụng
– Kiểm soát nhiệt độ bên trong công trình để duy trì nhiệt độ cân bằng cho cả mùa hè và mùa đông.
– Kiểm soát độ ồn trong công trình.
– Đảm bảo ánh sáng tự nhiên trong công trình, cùng với việc sử dụng hệ thống chiếu sáng nhân tạo một cách hiệu quả nhất.
– Kiểm soát và xử lý mùi trong công trình: đảm bảo sự thông gió một cách hiệu quả cho công trình, có biện pháp ngăn chặn các nguồn khí ô nhiễm.
Nhóm 4: sức khoẻ của người sử dụng
– Sự thông thoáng và sạch sẽ của không gian trong công trình: có ánh sáng tự nhiên, có luồng khí vào và ra...
– Chất lượng nước sử dụng trong công trình.
– Chất lượng không khí trong công trình.
Những mục tiêu trên có thể giúp định ra một khái niệm sơ bộ về một công trình “kiến trúc xanh”: giảm thiểu tác động của công trình đến môi trường xung quanh trong cả quá trình xây dựng cũng như sử dụng, sử dụng năng lượng và nguồn nước một cách hiệu quả, đem đến cho người sử dụng cảm giác thoải mái, có biện pháp đảm bảo các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của người sử dụng.
Khoa Kiến trúc (theo Sài Gòn tiếp thị)
http://kkientruc.duytan.edu.vn/news/Detail.aspx?news_id=512&lang=VN




pham at 08/04/2011 02:03 pm comment
Cám ơn Hòa vẩn còn nhớ ML Tú và MT Ngọc mà bây giờ là BX của anh! Hình công tác Côn Đảo ở trên là vào tháng 3-1976 chứ không phải 1977, như kientruc5sj vừa cho biết. Số (2) đúng là Nguyễn Hữu Trí. Mời Hòa và các bạn xem hình các cụ già K71 vừa họp mặt kỷ niệm 40 năm tại đây: http://dhkt6.wordpress.com/2011/08/01/them-hinh-%e1%ba%a3nh-l%e1%bb%9bp-kt71-h%e1%bb%8dp-m%e1%ba%b7t-40-nam-t%e1%ba%a1i-saigon-mui-ne-phan-thi%e1%ba%bft/#comments và chùm ảnh kỷ niệm Đà Lạt xưa -- quê hương của Hòa và kỷ niệm của nhiều người -- trên Flickr của manhhai tại link dưới đây: Souvenir de DALAT http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157625601354236/ Chúc mọi người xem hình vui vẻ! manhhai
pham at 08/04/2011 07:33 am comment
Chào Hòa, Anh là Phạm Mạnh Hải từng sống chung với Hòa nhiều năm ở Ký túc Minh Mạng đây! Collection hình VN xưa có link ở trên là của anh chứ không phải của anh Đặng Mạnh Hải học cùng lớp K71. Hình công tác tại Côn Đảo 1977 là do anh Mai Văn Lộc xin được tại nhà Triển lãm Tội ác Mỹ Ngụy, nơi anh Đặng Mạnh Hải có thời gian ngắn làm việc tại đó. Anh Lộc vừa scan và gửi cho bạn bè. Chú thích trên ảnh là của anh, trừ vài người chưa nhận ra, còn tất cả các khuôn mặt đều rất quen thuộc dù nay đã qua đi 34 năm...
DALATARCHI at 08/04/2011 11:01 am reply
Thân chào Anh Phạm Mạnh Hải, xin lỗi vì đã nhầm tên, xin chỉnh ngay. Cho em gửi lời thăm hỏi đến chị MT Ngọc và cô em ML Tú. Tài liệu dày công sưu tập của Anh như là chất xúc tác hồi tưởng, xem lại hay hay. Khi phát hiện ra, em lướt ngay cả đêm như thuở làm bài ở Trường. Nếu không nhầm, nhân vật số 2 ở tấm hình Đoàn CT trước UB Huyện và ở hình trên thuyền, người đội nón đeo kính là KTS thầy giáo Nguyễn Hữu Trí (K.74)? Nếu có thêm tài liệu, mong anh tin cho em biết. Thanks


DALATARCHITECT: CÔN ĐẢO XƯA & NAY



Ngày Xưa Côn Đảo




Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Tên Côn Đảo có nguồn gốc Mã Lai từ chữ "Pulau Kundur" nghĩa là "Hòn Bí". Người Âu Châu phiên âm là "Poulo Condor". Sử Việt thì gọi là "Đảo Côn Lôn" có thể cũng từ "Kundur" mà ra.


Ngày 1 tháng 2 năm 1862 Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó biến Côn Lôn thành nơi giam giữ những người tù chính trị Việt Nam với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng. Vì vậy dưới thời Pháp thuộc đã có câu rằng:


Côn Lôn đi dễ khó về

Già đi bỏ xác, trai về nắm xương.




Con Dao (13)


Toàn cảnh Côn Đảo


Con Dao (30) 

Một góc đảo

Con Dao (29)


Hải đăng


Con Dao (18)



Cầu tầu trước Dinh chúa đảo còn gọi là cầu tầu 914 (con số ước tính số người đã chết khi xây dựng cầu tầu) 

Con Dao (25)


Cầu tầu nhìn từ đảo


Con Dao 1


Vận chuyển hàng hoá trên cầu tầu


Con Dao (19)


Bốc dỡ hàng từ tầu


Con Dao


Khu nhà khách vãng lai còn gọi là Công Quán (nay là lưu niệm nhạc sĩ Pháp ) nằm ngay sát cầu tầu
 Con Dao (22)
  
Dinh Chúa đảo tọa lạc trong khuôn viên nhiều cây xanh 
 Con Dao (9)

Bưu Điện - Trạm Điện tín


Con Dao (2)


Một cơ sở ngư nghiệp


Con Dao (32)


Cảnh sinh hoạt thường nhật trong làng biển An Hải


Con Dao (10)


Ngôi nhà của một quan chức trong khu làng người Chăm


Con Dao (4)


Những "ẩn sĩ" trong khu vườn


Con Dao (23)


Làm đồ mỹ nghệ từ đồi mồi


Con Dao (17)


Cây rừng rập rạp quanh những hồ nước


Con Dao (8)


Rùng rậm quanh tháp khu thanh tra


Con Dao (5)


 Phân phối nước sạch cho khu người Âu


Con Dao (28)


Con đường giữa doanh trại và nhà tù


Con Dao (11)


Bán chuối và dừa ở cổng doanh trại


Con Dao (35)


Khu trại của lính Matas (mã tà - lính cảnh sát địa phương)


Con Dao (24)


Bên trong đồn cảnh binh Côn Đảo


Con Dao (27)


Lính Pháp chụp ảnh lưu niệm gửi về cho gia đình với tấm biển "Sourvenir de Poulo-Condore" 


Con Dao (6) 

Một nhóm nghệ sĩ chụp ảnh kỉ niệm trên đảo

Con Dao (20)


Lối vào nhà tù



Tù nhân tách hạt tiêu và làm sạch vỏ cà phê ở lối vào của nhà tù

Con Dao (15)


Nghề thủ công trong trại giam


Con Dao (3)


Tưới rau


Con Dao (14)


Bữa ăn của tù nhân 


Con Dao (12)


Khu biệt lập "chuồng bò" 


Con Dao (16)


Thanh toán tiền hàng tháng cho các tù nhân

 Con Dao (7)

Diễn tuồng ngày Tết trong trại giam




Bức phù điêu miêu tả cảnh tù nhân vượt biển khỏi Côn Đảo

http://tranthanhnhan1963g.blogspot.com/2012/05/ngay-xua-con-ao.html 

Hình fr. Thành Cao







1 nhận xét:

  1. Dalatarchi: Côn Đảo Xưa And Nay >>>>> Download Now

    >>>>> Download Full

    Dalatarchi: Côn Đảo Xưa And Nay >>>>> Download LINK

    >>>>> Download Now

    Dalatarchi: Côn Đảo Xưa And Nay >>>>> Download Full

    >>>>> Download LINK W4

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.